Bài giảng Đo lường rủi ro - TS. Ngô Quang Huân

ppt 33 trang phuongnguyen 4400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đo lường rủi ro - TS. Ngô Quang Huân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_do_luong_rui_ro_ts_ngo_quang_huan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đo lường rủi ro - TS. Ngô Quang Huân

  1. ĐO LƯỜNG RỦI RO TS. NGÔ QUANG HUÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
  2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ➢ Trình bày hai nguyên nhân giải thích tại sao ước lượng số lại quan trọng trong đo lường rủi ro. ➢ Sử dụng phương pháp triển khai tổn thất để lập dự án các khiếu nại bồi thường đã biết cho các khoản bồi thường trong tương lai. ➢ Sử dụng phương pháp phát triển tổn thất dựa trên nguy cơ rủi ro để ước lượng các khiếu nại bồi thường trong tương lai từ các hoạt động hiện tại. ➢ Giải thích chi phí lớn nhất có thể có được tính như thế nào nếu biết phân phối xác suất cuả chi phí. ➢ Giải thích dung sai rủi ro cuả nhà quản trị rủi ro ảnh hưởng như thế nào đến ước lượng chi phí lớn nhất có thể có. ➢ Ước lượng khả năng trong đó số lượng tổn thất sẽ vượt quá ngưỡng phát biểu, sử dụng ba phân phối xác suất khác nhau.
  3. CHI PHÍ TRỰC TIẾP VÀ GIÁN TIẾP ➢ Sự phân biệt giữa chi phí trực tiếp và gián tiếp là nền tảng cho việc ước lượng các hậu quả về tài chính có thể có (lợi ích trực tiếp và gián tiếp cũng được chú ý). ➢ Chi phí trực tiếp là hậu quả trực tiếp nguy hiểm gây ra cho người hay vật. Chẳng hạn khi lửa thiêu rụi mái nhà của một cửa hàng bán lẻ, tổn thất trực tiếp là chi phí sửa chữa hay thay phần mái nhà bị hỏng. ➢ Chi phí gián tiếp liên hệ đến sự hư hỏng trực tiếp gây ra do mối nguy hiểm, nhưng các hậu quả về tài chính không phải là hậu quả trực tiếp từ tác động của nguy hiểm lên người hay vật. Chẳng hạn thất thu của chủ cửa hàng bán lẻ khi cửa hàng phải đóng cửa để sửa chửa là tổn thất gián tiếp. Các chi phí gián tiếp thường khó thấy, mặc dù hậu quả của nó có thể lớn hơn các chi phí trực tiếp nhiều.
  4. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHI PHÍ ẨN CỦA TAI NẠN LAO ĐỘNG ➢ Theo Heinrich, chi phí tai nạn công nghiệp thường chỉ được thấy qua các khoản bồi thường cho công nhân bị nạn trong thời gian họ không làm việc và các chi phí thuốc men. Tuy nhiên chi phí thật sự lớn hơn nhiều, vì ông thấy các chi phí ẩn lớn hơn các khoản bồi thường bốn lần. ➢ Simonds và Grimaldi đưa ra một cách khác để tính chi phí cho các tai nạn thông thường, trong đó các chi phí không được bảo hiểm được trình bày như các hệ số đơn giản của chi phí được bảo hiểm. ➢ Bird và German đề xuất khái niệm các chi phí sổ cái, sở dĩ gọi như thế là vì nó chỉ liên quan đến các chi phí có trong sổ cái của các bộ phận. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi tai nạn chứ không phải chỉ cho các tai nạn gây tổn thương cơ thể hay lẽ ra đã gây tổn thương.
  5. QUAN ĐIỂM CỦA HEINRICH ➢ Chi phí thời gian bị mất của người bị nạn ➢ Chi phí thời gian bị mất của các công nhân khác do phải ngừng việc để giúp người bị nạn ➢ Chi phí thời gian bị mất của các quản đốc và các viên chức khác để chuẩn bị báo cáo và đào tạo người thay thế ➢ Chi phí do nguyên liệu, máy móc, dụng cụ và các tài sản khác bị hỏng ➢ Chi phí của người chủ do phải tiếp tục trả lương đầy đủ cho người bị nạn khi họ trở lại làm việc, trong khi năng suất của họ, do chưa hồi phục, có thể thấp hơn so với trước kia. ➢ Các chi phí xảy ra như là hậu quả về mặt tinh thần của tai nạn (sự lo sợ, căng thẳng)
  6. QUAN ĐIỂM SIMONDS VÀ GRIMALDI ➢ Tổng chi phí= Chi phí bảo hiểm + ➢ + A* Số trường hợp mất thời gian ➢ + B* Số trường hợp đưa đến bác sĩ (không mất thời gian) ➢ + C* Số trường hợp chỉ cần sơ cứu ➢ + D* Số tai nạn không gây tổn thương nhưng gây thiệt hại về tài sản vượt quá một giới hạn xác định ➢ Trong đó A,B,C,D là các chi phí không được bảo hiểm trung bình của từng loại trường hợp trong thời gian quan sát.
  7. QUAN ĐIỂM BIRD VÀ GERMAN ➢ Dựa trên cách phân loại chi phí trong kế toán để xác định, như chi phí nhân công, nguyên vật liệu, sản xuất chung ➢ Tổng chi phí trợ cấp cho công nhân. ➢ Lương và chi phí thuốc men đã trả trong thời gian không làm việc ngoài phần trợ cấp. ➢ Thời gian bị mất trong ngày xảy ra tai nạn và các ngày sau đó. ➢ Thời gian công nhân bị nạn phải làm việc nhẹ hoặc năng suất giảm. ➢ Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu: ➢ Chi phí sửa chữa hoặc thay thế thiết bị. ➢ Thời gian sản xuất bị mất
  8. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐO LƯỜNG ➢ Đối với rủi ro thuần túy: ⚫ (1) Tần số của các tổn thất có thể xảy ra, và ⚫ (2)Mức độ nghiêm trọng của các tổn thất này. ➢ Đối với rủi ro suy đoán: ⚫ (1) Tần số của các kết quả tiêu cực và tích cực, và ⚫ (2) Mức độ nghiêm trọng hay độ lớn của các kết quả này.
  9. PHÂN CẤP CÁC YẾU TỐ • MỨC ĐỘ TỔN THẤT • THẤP CAO TẦN ⚫ THẤP 1 2 SUẤT ⚫ CAO 3 4
  10. PHÂN CẤP CÁC YẾU TỐ ➢ Ô số 1 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng thấp; những rủi ro này ít khi gây ra tổn thất, và nếu tổn thất có xảy ra cũng tương đối thấp. ➢ Ô số 2 diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao; tổn thất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng. ➢ Ô số 3 diễn tả các rủi ro có tần số cao và độ nghiêm trọng thấp; tổn thất thường xảy ra nhưng từng tổn thất thì tương đối thấp. ➢ Ô số 4 diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng đều cao; tổn thất xảy ra thường xuyên và mỗi lần đều nghiêm trọng.
  11. SẮP XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN CỦA RỦI RO 1. Đánh giá mức độ tổn thất của một rủi ro theo đơn vị tiền tệ. 2. Tính khả năng xảy ra rủi ro theo đơn vị phần trăm. 3. Nhân khả năng rui ro với mức độ tổn thất được giá trị mong được của rủi ro 4. Sắp xết thứ tự ưu tiên hteo giá trị monh đợi giảm dần.
  12. ĐO LƯỜNG TẦN SỐ TỔN THẤT ➢ Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm. ➢ (1) “hầu như không xảy ra” (nghĩa là theo nhà quản trị biến cố này sẽ không xảy ra), ➢ (2) “hiếm khi xảy ra” (nghĩa là mặc dù có thể xảy ra, cho tới bây giờ biến cố vẫn chưa xảy ra và không có vẻ gì là sẽ xảy ra), ➢ (3) “thỉnh thoảng có xảy ra” (nghĩa là nó mới xảy ra gần đây và có thể hy vọng sẽ xảy ra vào lúc nào đó trong tương lai), hay ➢ (4) “thường xảy ra” (nghĩa là nó đã xảy ra thường xuyên và có thể hy vọng còn xảy ra thường xuyên trong tương lai) (Prouty, 1960).
  13. CÁC MỨC ĐỘ TỔN THẤT ➢ Tổn thất lớn nhất có thể có (Maximum possible loss) là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra, có thể nhận thức được. ➢ Tổn thất lớn nhất có lẽ có (Maximum probable loss), là giá trị thiệt hại lớn nhất nhà quản trị tin là có thể xảy ra. ➢ Nói cách khác, thiệt hại khó vượt quá tổn thất có lẽ có, trong khi thiệt hại không thể vượt quá tổn thất lớn nhất có thể có. ➢ Tổn thất toàn bộ hằng năm lớn nhất có lẽ có là lượng tổn thất lớn nhất mà một hay một nhóm đối tượng rủi ro có thể chịu trong suốt năm mà nhà quản trị tin là có thể xảy ra.
  14. ĐỐI VỚI HỎA HOẠN ➢ Alan Friedlander đề nghị bốn đại lượng đo mức độ nghiêm trọng của thiệt hại vật chất đối với nhà cửa bị hỏa hoạn (Friedlander, 1977). ➢ “Tổn thất thông thường” là tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy cuả tư nhân và công cộng đều hoạt động. ➢ “Tổn thất lớn nhất có lẽ có” là tổn thất trung bình khi một bộ phận quan trọng của hệ thống chữa cháy, hệ thống phun nước tự động chẳng hạn, không được bảo trì hay hoạt động không hiệu quả. ➢ “Tổn thất lớn nhất có thể thấy trước” là tổn thất trung bình khi không có hệ thống chữa cháy tư nhân nào hoạt động. Trong trường hợp này lửa sẽ cháy cho tới khi nào bị chận bởi các bức tường chịu lửa, hay cho tới khi nó đốt hết nhiên liệu, hay cho tới khi xe cứu hỏa, do một người nào đó ở ngoài thông báo, tới chữa. ➢ “Tổn thất lớn nhất có thể có” là tổn thất trung bình khi cả hai hệ thống chữa cháy công cộng và tư nhân đều không hoạt động hay hoạt động không hiệu quả.
  15. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC ƯỚC LƯỢNG ➢ a. Dự toán ngân sách. ➢ Mặc dù có nhiều chi phí về quản trị rủi ro không thể dự báo một cách chính xác, thường bộ phận quản trị rủi ro vẫn phải hoạt động với ngân sách được định trước. Các phương pháp định lượng cần thiết để dự báo các chi phí, đặc biệt với các chương trình mà tổ chức phải tự giải quyết các yêu sách (trong thực hành gọi là “giữ lại”). ➢ b. Ước lượng các ảnh hưởng tương lai. ➢ Công dụng thứ hai của các ước lượng định lượng là mô tả các ảnh hưởng dài hạn của các quyết định hiện nay. Quá trình ước lượng có thể yêu cầu nhà quản trị nhận ra các rủi ro trách nhiệm pháp lý trước khi chúng trở nên rõ ràng, ngay cả khi còn lâu lắm mới xảy ra việc chi trả thực sự. Việc ước lượng các ảnh hưởng trong tương lai yêu cầu không chỉ số và loại khiếu nại bồi thường có thể xảy ra, mà cả thời điểm và số tiền cần chi trả.
  16. ƯỚC LƯỢNG KHIẾU NẠI BỒI THƯỜNG ➢ Khiếu nại bồi thường là sự đòi hỏi quyền được chi trả ➢ Khiếu nại bồi thường đã trình báo là khiếu nại đòi bồi thường mà tổ chức có trách nhiệm đã nhận được thông báo khiếu nại; nếu chưa báo cáo thì gọi là khiếu nại bồi thường không báo cáo. ➢ Khiếu nại bồi thường đã giải quyết là khiếu nại mà trách nhiệm pháp lý về việc chi trả đã được giải quyết và tổng số tiền chi trả đã được xác định. ➢ Khi trách nhiệm pháp lý về việc chi trả chưa được quyết định, khiếu nại bồi thường chưa được giải quyết và số tiền chi trả ước lượng được gọi là “số dự trữ”.
  17. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI TỔN THẤT ➢ Bước 1: Xác định hệ số triển khai. ⚫ Phân tích tổ thất trong quá khứ nhằm xác định hệ số triển khai. Hệ số triển khai từng kỳ bằng tổng số khiếu nại có thể có chia cho khiếu nại công dồn của kỳ đó. ➢ Bước 2: Dự báo khiếu nại có thể có ⚫ Khiếu nại có thể có từng lô hàng sẽ bằng số khiếu nại đã báo cáo nhân với hệ số triển khai tương ứng. ➢ Bước 3: Dự báo dòng khiếu nại bồi thường theo thời gian ➢ Bước 4 Dự báo dòng tiền thanh toán và hiện giá về thời điểm dự báo.
  18. VÍ DỤ ➢ Một cửa hàng bán máy vi tính có bảo hành 3 tháng từ lúc bán máy. Số liệu thống kê cho thấy tháng thứ nhất sau khi bán hàng nhận dực 50% khiếu nại, tháng thứ 2 nhận dược 30%, phần còn lại vào tháng thứ 3. Mỗi khiếu nại chi phí hết 50USD, thanh toán làm 2 lần, ngay khi nhận khiếu nại 60% phần còn lại vào tháng kế tiếp. Khiếu nại đã báo cáo của lô hàng bán tháng 9/05 là 40 và lô hàng bán tháng 10/05 là 35. Dự báo số khiếu nại có thể có cho hai lô hàng trên , dòng tiền bồi thường và hiện giá về thời điểm đầu tháng 9 với lãi suất 1% tháng.
  19. BƯỚC 1 XÁC ĐỊNH HỆ SỐ TRIỂN KHAI (1) (2) (3) (4) 1 50% 50% 2 2 30% 80% 1,25 3 20% 100% 1 ➢ (1) Thời gian được quyền khiếu nại bồi thường ➢ (2) Số khiếu nại được báo cáo từng năm ➢ (3) Tổng số khiếu nại cộng dồn từng năm ➢ (4) Hệ số triển khai bằng tổng số khiếu nại chia cho số khiếu nại cộng dồn từng năm.
  20. BƯỚC 2 DỰ BÁO KHIẾU NẠI CÓ THỂ CÓ LOÂ K/N SOÁ T.H HSTK K/N HAØNG ÑAÕ B. Ñ BH COÙ CAÙO THEÅ COÙ T.9 40 2 1.25 50 T.10 35 1 2 70 TOÅNG 75 120
  21. BƯỚC 3 DỰ BÁO DÒNG KHIẾU NẠI LOÂ K/N COÙ 9 10 11 12 HAØN THEÅ COÙ G T.9 50 25 15 10 T.10 70 35 21 14 TOÅNG 120 25 50 31 14
  22. BƯỚC 4 DỰ BÁO DÒNG TIỀN BỒI THƯỜNG Toån 9 10 11 12 1 g Doøng 120 25 50 31 14 k/n TT 3600 750 150 930 420 60% 0 TT 2400 500 1000 620 280 40% Toång 6000 750 200 1930 1040 280 0
  23. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO DỰA TRÊN NGUY CƠ RỦI RO ➢ Bước 1: phân tích đối tượng gánh chịu rủi ro thành những nhóm có nguy cơ xảy ra rủi ro gần giống nhau, và tính xác suất. ➢ Bước 2: chọn một đối tượng làm chuẩn tính hệ số qui đổi của các đối tượng khác sang đối tượng chuẩn. ➢ Bước 3: dự báo nhu cầu đối tượng rủi ro cho kỳ tới. ➢ Bước 4: dự báo rủi ro có thể xảy ra, số tiền bồi thường, sau đó hiện giá về thời điểm dự báo.
  24. VÍ DỤ ➢ Một nhà quản trị rủi ro một công ty xây dựng đang phải dự báo rủi ro về tai nạn lao động công ty trong năm tới. Anh ta đã phân toàn bộ lực lượng lao động của công ty thành 5 nhóm và tính được( số liệu trong bảng). Hãy xác định: ➢ Tổng số tai nạn có thể có của công ty trong năm tới? ➢ Nếu mỗi tai nạn chi phí hết 15 triệu và thanh toán 50% khi tai nạn xảy ra 30 % vào năm tới, phần còn lại vào năm tiếp theo, hãy xác định tổng số tiền phải thanh toán, dòng tiền thanh toán và hiện giá về thời điểm dự báo nếu lãi suất chiết khấu là 10%/ năm?
  25. VÍ DỤ Loai LD TNBQ /N K/n TN N/C n toi Cnxd 24 tr 1-2/3 300 Nvvp 30 20-2/3 50 d/c 42 5-2/3 20 Ql 60 10-2/3 4 Ho tro 18 1-1 150
  26. BƯỚC 2 +3 Loai TNBQ K/n TN N/C n HE SO LDQD LD /N toi QD Cnxd 24 tr 1-2/3 300 1 300 Nvvp 30 20-2/3 50 25 2 d/c 42 5-2/3 20 8,75 2,29 Ql 60 10-2/3 4 25 0,16 Ho tro 18 1-1 150 1,125 133,33 TONG 524 437,78
  27. BƯỚC 4 ➢ Tổng số tai nạn có thể có là 437,78 x 2/3 = 291,85 tai nạn; tổng số tiền bồi thường là 291,85 x 15 =4377,75 triệu VNĐ. ➢ Tổng số tiền hiện giá : 4377,75 x 0.8527 = 3732,91 triệu nam Thanh toan Thua so ck Hien gia 1 0.5 0.9091 0.4545 2 0.3 0.8264 0.2479 3 0.2 0.7513 0.1503 Tong 1 0.8527
  28. ƯỚC LUỢNG ĐỘ CHÍNH XÁC MPC = K  Z ➢ Công thức tổng quát ➢ MPC Tổn thất nhỏ/lớn nhất có lẽ có ➢ K là tổn thất trung bình ➢ Z hệ số được tính từ độ tin cậy ➢ Deta là độ lệch chuẩn
  29. MỘT SỐ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT Phanphoichuan n K =  PtKt t=1 n 2  =  Pt(Kt − K ) t=1 phanphoinhithuc K = np  = np(1− p) n! P = p r (n − p)n−r r r!(n − r)!
  30. MỘT SỐ PHÂN PHỐI XÁC SUẤT phanphoipoisson K = m  = m e −m m r P = r r!
  31. Bảng 4-6: Điểm tới hạn cuả phân phối chuẩn Dung sai rui ro He so Z 0.5 0 0.2 0.842 0.1 1.182 0.05 1.645 0.025 1.96 0.01 2.327 0.005 2.575 0.0001 3.719
  32. VI DỤ ➢ Một công ty bán anten thu tín hiệu vệ tinh, chở bằng xe tải đến cho khách hàng. Giá mỗi cái là 1000 USD. Nếu anten bị hỏng công ty phải chịu lỗ hoàn toàn do anten không thể sữa đượïc. Khảo sát số liệu trong quá khứ, người ta thấy có khoảng 1/10 anten bị hỏng do chuyên chở.Giả sử ta có thể xem số anten hỏng có phân phối nhị thức. ➢ Hãy ước lượng khoảng tin cậy 95% cho tổn thất trung bình khi vận chuyển 1000 anten. (Sử dụng xấp xỉ chuẩn)? ➢ Nếu vận chuyển 100000 anten, tính lại khoảng tin cậy 95% cho tổn thất trung bình. (Sử dụng xấp xỉ chuẩn) ➢ Giả sử bạn sẵn sàng tự bảo hiểm rủi ro trên nếu với xác suất 95%, tổn thất thực sai lệch tối đa 10% cuả tổn thất trung bình. Bạn có tự bảo hiểm khi vận chuyển 1000 anten? 100000 anten? Số tối thiểu là bao nhiêu?
  33. VÍ DỤ ➢ MPC = 1000x1/10 – 1.96 x 9.49 = 81.4 ➢ MPC = 1000x1/10 + 1.96 x 9.49 = 118.6 ➢ MPC = 100000x1/10 – 1.96 x 94.87 = 9814 ➢ MPC = 100000x1/10 + 1.96 x 94.87 = 10186 ➢ N TỐI THIỂU LÀ = 1.96x1.96 (1-0.1)/ (0.1x0.1x0.1) = 3457.44