Bài giảng Chọn giống ớt
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chọn giống ớt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_chon_giong_ot.ppt
Nội dung text: Bài giảng Chọn giống ớt
- CHỌN GIỐNG ỚT Nhóm thực hiện: Trần Thị Hà Nguyễn Thị Hiền(20/5) Trần Thị Mai Phương Lớp : giống 49
- PHẦN MỞ ĐẦU Ớt là một cây rau gia vị đang được trồng phổ biến ở nhiều vùng nước ta. Cây ớt không chỉ được dùng làm gia vị mà còn có nhiều tác dụng như : dùng làm thuốc chữa bệnh, làm cảnh,dung trong công nghệ thực phẩm Nghề trồng ớt đem lại nhiều giá trị kinh tế cho ngưòi nông dân và có tiềm năng xuất khẩu lớn.Vì vậy chúng tôi tiến hành thảo luận đề tài: “Chọn giống cây ớt”.
- PHẦN NỘI DUNG I. Nguồn gốc và phân loại: 1. Nguồn gốc: Ớt là cây trồng thuộc họ cà Solanaceae, có nguồn gốc từ Mêxicô, Trung và Nam Mỹ. Safford đã phát hiện ra quả ớt khô tai một nghĩa địa có 2000 năm tuổi ở Pêru.
- 2. Phân bố: Mãi đến tận thế kỉ thứ 16 người Châu Âu mới biết đến cây ớt. Ớt được Chrixtop Côlông đưa vào Tây Ban Nha năm 1493, được gieo trồng phổ biến từ vùng Địa Trung Hải đến nước Anh vào năm 1548 và đến Trung âu váo cuối thế kỷ 16, Ấn Độ vào năm 1885. Việc gieo trồng ớt ở Trung Quốc vào khoảng cuối năm 1700 và ớt được nhập vào Triều Tiên khoảng cuối thế kỷ 17. 3. Phân loại: Có nhiều quan điểm khác nhau nhưng theo bảng phân loại mới nhất thì ớt có 5 loài trồng trọt chính trong tổng số 30 loài ớt: Loài Capsicum annuum L., loài C.frutescens L.,loài C.pendulum Willdenow var pendulum L và loài C.pubescens Ruiz và Pavon. Cả ớt cay quả to, dài và ớt ngọt đều thuộc loài Capsicum annuum L.
- II. Đặc điểm thực vật học của cây ớt: 1. Thân: Ớt là cây bụi, thân gỗ, hai lá mầm, Thân thường mọc thẳng, đôi khi có dạng thân bò, nhiều cành, chiều cao trung bình 0,5-1,5 m. Có thể là cây lâu năm hoặc là cây hàng năm nhưng thường được gieo trồng như cây hàng năm.
- 2. Rễ: Ban đầu ớt có rễ cọc phát triển mạnh với rất nhiều rễ phụ.Do việc cấy chuyển, rễ cọc chính đứt, một hệ rễ chùm khoẻ phát triển, vì thế nhiều khi lầm tưởng ớt có rễ chùm. 3. Lá: Lá đơn, mọc xoắn trên thân chính. Lá có nhiều dạng khác nhau, nhưng thường gặp nhất là dạng lá mác, trứng ngược, mét lá ít răng cưa. Lông trên lá phụ thuộc vào các loài khác nhau, một số có mùi thơm. Lá thường mỏng, kích thước trung bình 1,5-12cm x 0,5- 7,5cm
- 4. Hoa: Các hoa hoàn thiện và quả thường được sinh đơn độc trên từng nách lá, chỉ có loài C.chinense thường có 2-5 hoa trên một nách lá. Hoa có thể mọc thẳng đứng hoặc buông thõng. Trên hoa có cuống, thường không có li tầng. Hoa thường có mầu trắng, mầu sữa, xanh lam và tím. Hoa có 5-7 cánh, có cuống dài 1,5cm, đài ngắn dạng chuông 5-7 răng, dài 2mm bọc lấy quả nhuỵ đơn giản có mầu trắng hoặc tím, đầu nhuỵ có dạng hình đầu. Hoa có 5-7 nhị đực, ống phấn có mầu xanh da trời, tía, hoặc có mầu trắng xanh. Kích thước của hoa phụ thuộc vào các loài khác nhau, nhưng nói chung đường kính cánh hoa từ 8- 15mm.
- 5. Quả: Quả ớt thuộc loại quả mọng có rất nhiều hạt với thịt quả nhăn và chia làm hai ngăn. Các giống khác nhau có kích thước quả, hình dạng, độ nhọn, độ cay, độ mềm và mầu sắc quả rất khác nhau. Quả chưa chín mầu xanh hoặc tím, quả chín có mầu đỏ, da cam, vàng, nâu, kem hoặc hơi tím.
- 6. Hạt: Hạt có dạng thận, màu vàng rơm hoặc đen. Hạt có chiều dài khoảng 3-5mm. Một gam hạt ớt ngọt có khoảng 160 hạt, ớt cay là 220 hạt. Để trồng một ha ớt cần khoảng 400g hạt
- III. Yêu cầu các điều kiện ngoại cảnh 1. Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, số hoa, tỉ lệ đậu quả. Nhiệt độ ngày/đêm thích hợp nhất là 25/18 cho sự sinh trưởng, phát triển của ớt nói chung làm tăng năng suất, tăng số quả thương phẩm. Nhiệt độ ban đêm thấp( 8-15C) thường làm giảm tỉ lệ đậu quả, sinh ra quả không hạt. Nhiệt độ ban đêm thích hợp nhất là 20 0C cho giai đoạn nở hoa. Nhiệt độ thấp còn làm giảm kích thước và dạng quả. Nói chung, ớt cay thích nhiệt độ cao hơn và dao động trong khoảng 20- 30 0C, ớt ngọt 12-250C. 2. Ánh sáng: Ớt không mẫn cảm lắm với ánh sáng nhưng nó là cây ưa ánh sáng ngày ngắn. Nếu chiếu sáng 9-10h sẽ kích thích sinh trưởng, tăng sản phẩm quả 21-24% và tăng chất lượng quả. Trời âm u sẽ hạn chế sự đậu quả, giảm năng suất. 3. Độ ẩm: Ớt thích hợp với điều kiện thời tiết ấm, ẩm nhưng trong điều kiện khô hạn sẽ kích thích quá trình chín của quả. Ớt là cây chịu hạn, ẩm độ đất thấp không ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả nhưng làm tăng tỉ lệ rụng quả.
- Nếu ẩm độ đất khoảng 10% thì tỉ lệ rụng quả tăng lên 71%. Nếu ẩm độ đất thấp hơn Nếu ẩm độ đất thấp hơn 70% ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả, quả sẻ bị sần sùi giảm giá trị thương phẩm. Tốt nhất duy trì độ ẩm đồng ruộng 70-80%. Độ ẩm quá cao, rễ sinh trưởng kém, cây còi cọc. 4. Đất và dinh dưỡng; Ớt là cây trồng tương đối dễ tính, đặc biệt là ớt cay. Đất phù hợp nhất là đất thịt nhẹ, giàu vôi. Ớt cũng có thể sinh trưởng trên đất cát nhưng phải đảm bảo chế độ nước và phân bón đầy đủ. Đất chua và kiềm không thích hợp cho ớt sinh trưởng, phát triển. Ớt có thể sinh trưởng trên đất mầu mỡ nhưng tỉ lệ nảy mầm và tính chín sớm bị ảnh hưởng. Ớt là cây chịu mặn, có thể nảy mầm ngay ở nồng độ muối 4000ppm và pH = 7,6, còn ớt ngọt có thể trồng ở mọi loại đất nhưng đất thịt giữ nước và pH=6-6,5 là thích hợp nhất.
- IV Quỹ gen cây ớt 1. Ớt cay: Các giống ớt đang được trồng nhiều trong sản xuất. • Ớt sừng bò: được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc, có thời gian sinh trưởng 110- 115 ngày. Qủa có chiều dài trung bình 10-12cm, đường kính quả 1-1,5cm. Năng suất đại trà: 8-12 tấn tươi/ha, tỷ lệ chất khô 21-22%. Chống chịu bệnh than thư trung bình • Ớt chìa vôi: được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung, có thời gian sinh trưởng 115-120 ngày. Qủa có chiêù dài trung bình 10-12cm, đường kính quả 1-1,5cm. Năng suất đại trà: 8-12 tấn tươi/ha, tỷ lệ chất khô 13-15%, bị bệnh thán thư nặng
- Ớt 01: được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam, có thời gian sinh trưởng dài q. Qủa có chiều dài trung bình 4,5-6cm, đường kính quả 0,7-0,8cm. Năng suất đại trà: 7-10 tấn tươi/ha, tỷ lệ chất khô cao khoảng 24%, bột khô giữ được màu đỏ Các giống ớt mới của Đài Loan trồng thử nghiệm cho thấy: Giống PBC 586, PBC 585 là 2 giống ớt chỉ thiên rất cay, ngon. Giống Szechwan select 1, quả dài, đặc đều, màu sắc quả đẹp, cay, có vị thơ, trọng lượng trung bình: 8g/quả. Ngoài ra hiện nay đang trồng các giống lai F1 của các khách hàng cung cấp hạt giống. • &
- 2.Ớt ngọt: • Nhóm ớt dạng chuông: Qủa dày cùi, nhẵn, 3-4 ngăn, ô rỗng. Giống khác nhau có kích thước và hình dạng rất khác nhau: dạng tròn, dạng chuông, vuông, sừng bò Đại bộ phận các giống ớt có màu xanh khi chưa chín và chuyển đỏ khi chín, một số giống có màu vàng khi chưa chín và chuyển màu da cam - đỏ khi chín, các giống có màu vàng rất có giá trị thương mại. Ớt ngọt thường không cay nhưng một số giống hơi có vị cay. Các giống thông dụng thường không cay, màu xanh, chuyển đỏ khi chín • Nhóm Pimiento:Không cay, quả to, hình tim, xanh, chuyển đỏ khi chín, phẳng, dày thịt • Nhóm Bí hoặc Phomat: Qủa thường ngắn , rộng, tròn, thịt quả trung bình hoặc dày, không cay, hơi xanh hoặc vàng đến chín đỏ • Hiện nay ở Việt Nam thường trồng một số giống lai F1 của Trung Quốc có dạng hình chuông, thịt quả hơi mỏng, quả xanh khi chín có màu đỏ.
- V. Mục tiêu tạo giống 1. Gía trị của cây ớt: • Ớt là loại cây vừa làm rau tươi vừa làm gia vị. Qủa ớt sử dụng ở dạng tươi, khô hoặc chế biến thành bột, dầu, nước xốt, pate, muối chua Ớt là cây lấy quả nhưng lá có thể dùng để nấu canh. Màu sắc và hương vị quả ớt được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp thực phẩm.Ớt là cây rau có giá trị cao cả thị trường trong nước và xuất khẩu, là loại hàng xuất khẩu đứng ở vị trí số 1 trong các loại gia vị. • Chất rutin trong ớt được dùng rộng rãi trong dược phẩm.Ớt dùng dưới dạng cồn chống khản cổ, xoa chữa đau do trĩ, chữa đầy hơi, chữa lị. Capsicin dùng chế bông đắp cho nóng. Ớt dùng để chữa phong thấp, đau lưng, đau khớp , sát khuẩn, lá ớt kết hợp với các loại lá thuốc có trong các bài thuốc dân gian. • Ớt còn dùng làm cây cảnh. • Ớt có thể dùng trong việc chế thuốc trừ sâu.
- • Trong quả ớt có chứa nhiều sinh tố đặc biệt là có nhiều vitamin C, 1 số giống ớt có hàm lượng Vitamin C 300mg/100 g quả tươi. Ngoài ra, ớt rất giàu các loại vitamin A (ở dạng tiền vitaminA như caroten ), vitamin nhóm B (B1.B2,B3 ), vitamin E,PP • Trong ớt có chứa 1 loại Capsaicine (C18H27NO3) là một loai ankaloid có vị cay, gây cảm giác ngon miệng khi ăn, kích thích quá trình tiêu hoá, chất này có nhiều trong giá noãn, biểu bì của hạt, trong 1kg chứa tới 1,2 g. Hoạt chất Capsaicine giúp cơ thể phòng được sự hình thành các cục máu đông, làm giảm đau nhiều trong các chứng viêm do ức chế yếu tố P trong cơ thể.Gần đây người ta còn chứng minh ớt có vai trò ngăn cản các chất gây ung thư • Trong thịt quả ớt có chứa khoảng 25%, một chất dầu có tên là capsicin gây đỏ da và nóng.Chất Capxanthin không cay, màu đỏlà chất tạo nên màu sắc quả.
- 2. Mục tiêu tạo giống ớt: • Tạo ra giống có năng suất cao • Tạo giống có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao • Tạo giống ớt cảnh • Tạo giống ớt chống chịu sâu bệnh
- VI. Chọn tạo giống ớt: • Ớt thuộc nhóm cây có hoa lưỡng tính, tự thụ. Tuy nhiên ớt lại có tỷ lệ giao phấn khá cao, do vị trí giữa ống phấn và vòi nhuỵ ở 1 số giống khá chênh lệch nhau.Những giống có ống phấn thấp hơn vòi nhuỵ thường có tỷ lệ giao phấn cao, có thể lên tới 36,5%. Trong điều kiện nhiệt độ cao, tỷ lệ giao phấn lên tới 90% và được thụ phấn bằng ong hoặc các loại sâu bọ khác.
- * Những kỹ thuật đặc thù của sản xuất hạt giống lai F1 • Xác định thời vụ gieo trồng bố mẹ để nở hoa cùng nhau: Nguyên tắc là bố nên ra hoa sớm hơn mẹ 7 – 10 ngày, như vậy nguồn phấn sẽ đầy đủ trong thời gian lai. • Lượng cây bố và hoa bố để cung cấp đủ phấn là rất quan trọng. • Căn cứ để xác định gieo trồng bố mẹ dựa vào thời gian sinh trưởng hoặc hiệu quả tích nhiệt của bố và mẹ từ trồng đến ra hoa. • Tỷ lệ trung bình là 5 – 6 cây mẹ có một cây bố cung cấp phấn, nhưng tỷ lệ này có thể điều chỉnh phù hợp với mỗi tổ hợp lai
- • Khử đực hoa mẹ và thu hoa bố để thụ phấn bằng tay được thực hiện đồng thời trong một thời điểm để đậu quả và hạt tốt hơn do vậy ra hoa tập trung của bố và mẹ là rất quan trọng. • Dòng bố và mẹ ra hoa tập trung phụ thuộc chủ yếu vào kỹ thuật trồng trọt như bón phân, tưới nước, xới vun, làm cỏ • Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho ruộng bố và ruộng mẹ như nhau, không bón phân nhiều lần và bón phân , chăm sóc bố mẹ cùng thời điểm. • Khử lẫn đối với sản xuất hạt lai F1 được tiến hành trước khi lai,loại bỏ toàn bộ cây khác dạng trên cả ruộng mẹ và ruộng bố.
- * Kỹ thuật lai • Trước khi bắt đầu khử đực tất cả các hoa đã nở, quả đã đậu đều phải cắt bỏ trên ruộng cây mẹ. • Thời gian lai khử đực và thụ phấn có thể kéo dài trong phạm vi 25 – 35 ngày tùy theo giống và tập tính nở hoa của bố mẹ tổ hợp lai. • Hoạt động lai nên tập trung vào những lứa hoa đầu đến 2/3 cây, không nên lai những đợt hoa cuối chất lượng hạt giống kém.
- * Khử đực • Các hoa sẽ nở sau 1 – 2 ngày được chọn để khử đực. • Khử đực khi hoa còn non dễ gây hại đến vòi nhụy và bầu nhụy, nhưng khử đực hoa già đã tự thụ phấn là rất cao không lai được nữa. • Dùng panh sắc mở hoa ngắt toàn bộ nhị đực và bao phấn ra ngoài không gây hai đến vòi và bầu nhụy ( như cà chua). • Sau khi khử đực bao cách ly ngay các hoa đã khử đực
- * Thu thập phấn bố • Thu phấn từ các hoa bố chưa tung phấn vào buổi sáng vào dụng cụ chứa là cốc, sau một thời gian bao phấn vỡ, rung hoa để phấn rơi vào bình hoặc cốc nhỏ. • Không thu hoa bố trên những cây khác dạng, cây còi cọc, cây sâu bệnh. * Thụ phấn • Các hoa đã khủ đực một đến hai ngày nhụy đã chín hoàn toàn có thể tiến hành thụ phấn để lai. • Dùng kéo nhỏ sắc cắt đài hoa mẹ , vòi nhụy nhô ra được nhúng vào cốc phấn bố
- • Phương pháp thụ phấn giống như đối với cà chua là đưa phấn bố lên đầu ngón tay rồi chấm vào đầu nhụy hoa mẹ đã khử đực. • Sau khi thụ phấn tiếp tục bao cách ly, tất cả các hoa không lai trên cây mẹ đều cắt bỏ • Số quả lai trên một cây tùy theo kích thước quả và số hạt trên quả
- * Thu hoạch • Thu hoạch trong sản xuất hạt giống phải đảm bảo quả chín hoàn toàn để có chất lượng hạt giống tốt. • Nhìn chung để xác định quả chín hoàn toàn căn cứ vào màu sắc quả, bình thường khi chín quả đều chuyển sang màu vàng. • Đối với hạt lai hạt chín hoàn toàn sau khi lai 50 – 55 ngày tuy nhiên cũng phụ thuộc vào dòng bố mẹ. * Ngoài ra, trong chọn tạo giống ớt còn sử dụng phương pháp sử dụng bất dục đực
- Chú ý: • Để sản xuất hạt giống ớt phải trồng cách li tối thiểu 200- 400 m. Trong trường hợp không có điều kiện cách li nên lấy hạt giống ở giữa ruộng. Ruộng giống ớt cần thường xuyên phòng trừ sâu bệnh. Sau khi chin, chọn những cây khoẻ không bị sâu bệnh hại, chọn những quả khoẻ phát triển đầy đủ, đặc trưng cho giống để lấy hạt. Hạt giống phải lấy từ những quả chín đỏ , tách lấy hạt, phơi khô dưới nắng nhẹ, xử lí thuốc bột, đóng gói bảo quản nơi khô ráo.Trong điều kiện có kho lạnh nên bảo quản ở nhiệt độ 5-10 oC. • Các giống lai F1 không để hạt cho vụ sau • Ớt ngọt rất dễ lai tạp với ớt cay và nhanh chóng suy giảm chất lượng. • Trồng ớt phải chú ý loại bỏ cây lẫn ngay từ đầu
- VII. Kĩ thuật sản xuất ớt: 1. Ớt cay: 1.1. Thời vụ: Những vùng chuyên canh ớt có thể trồng vào 2 vụ chính: Vụ Đông xuân: Gieo hạt tháng 10-12 ,trồng tháng 12-2 Vụ hè thu: Gieo hạt tháng 6-7 ,trồng tháng 8-9 Ớt cay có thời vụ rộng 1.2. Chuẩn bị vườn ươm: • Xử lí hạt giống: Trọng lượng 1000 hạt khoảng 4,5g, trong 1g hạt ớt chứa khoảng 220 hạt. Cần 400- 600g hạt giống cho 1 ha sản xuất (tuỳ thuộc vào độ nảy mầm của hạt giống). Để hạn chế bệnh hại sau này, trước khi gieo nên xử lí hạt giống bằng cách ngâm trong nước nóng 50oC trong khoảng 30 phút rửa lại bằng nước lạnh rồi hong khô hạt, cũng có thể xử lí bằng Thiram hay Benlate. Sau đó ủ hạt cho nứt nanh rồi đem gieo. • Làm đất: nếu gieo vãi, mỗi m đất gieo 0,4-0,5g hạt, một sào cần 4-5m2 vườn ươm. Nếu gieo theo hang thì khoảng cách giữa các hàng là 5-6cm, có thể gieo vào khay hoặc bầu có kich thước 5cm. Đất bầu nên chọn đất giầu chất hữu cơ, mùn,phân chuồng hoai mục.Thường xuyên tưới giữ ẩm,sau khi cây xuất hiện lá thứ nhất 3-4 ngày tỉa bỏ những cây xấu.
- 1.3. Chọn đất trồng: Tốt nhất là đất bãi hàng năm có phù sa hoặc đất thịt nhẹ có độ mầu mỡ, thoát nước, pH khoảng 5,5-7, không trồng trên đất đã trồng ớt, khoai tây, cà chua . 1.4. Mật độ khoảng cách: Luống rộng 1,2-1,3m, mặt luống rộng 1m, cao 20-30cm, mỗi luống trồng hai hàng, hàng cách hàng 55-60cm, cây cách cây 40-45cm. Trong ruộng sản xuất hạt giống nên trồng khoảng cách giữa hai cây là 50- 55cm. 1.5. Phân bón: • Liều lượng bón như sau:20-25 tấn phân chuồng +200 kg N + 150 kg P2O5 +150 kg K2O /ha Tuy nhiên tuỳ vào sự màu mỡ của đất đai mà có thể thay đổi lượng bón cho phù hợp. Nếu đất chua có thể bón thêm 80 – 110 kg vôi bột /ha. • Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng,Lân, 1/3 Kali. Bón thúc 1/3 Kali và toàn bộ đạm chia vào các giai đoạn vun xới. Bón phân trước khi thu hoạch quả 15-20 ngày. Trong điều kiện sinh trưởng của cây kém có thể bổ sung phân bón lá tổng hợp, phun vào giai đoạn cây đang ra hoa.
- 1.6. Chăm sóc: Trong điều kiện cho phép có thể phủ nilon màu cho ruộng ớt (phủ trước khi trồng 4-5 ngày) hoặc có thể phủ rơm sau trồng. Mùa hè thì không nên phủ nilon màu, mùa đông dùng nilon màu đen để tăng nhiệt độ đất. Tưới giữ ẩm cho cây sau trồng, sau trồng 20-25 ngày thì xới xáo và bón thúc đợt 1, sau đó 20 ngày xới xáo và bón thúc đợt 2, nên bón thúc đạm vào giai đoạn quả bắt đầu phát triển. • Tỉa cành: Tuỳ thuộc vào giống và sự sinh trưởng của cây mà có chế độ tỉa cành cho thích hợp,thông thường nên để 3-4 cành trên 1 cây, thường xuyên tiến hành tỉa bỏ lá già. • Tưới tiêu: Cần đảm bảo độ ẩm đồng ruộng cho cây sinh trưởng và đảm bảo năng suất, đặc biệt cần tháo kiệt nước sau mưa, ớt sẽ chết nếu ngập nước lâu ngày. 1.7. Phòng trừ sâu bệnh hại: • Bệnh thán thư: Đây là bệnh rất nguy hiểm, thường xuất hiện vào các tháng nóng và gây thối quả hàng loạt. Khi thấy bệnh xuất hiện thường dùng thuốc Zineb 80% với nồng độ 0,1-0,2% trước khi thu hoach ít nhất 14 ngày, có thể dung Benlat 50 WP, Daconil • Bệnh héo xanh: có 2 loại: • Héo xanh do nấm : xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn cây con đến ra hoa. Dùng Fudazol 0,1% phun lên lá và tưới vào gốc
- • Héo xanh do vi khuẩn: Nhiệt độ cao và ẩm ướt là nguyên nhân khiến bệnh phát triển, thường gây thành dịch và lây lan qua đất. Biện pháp luân canh là tối uư nhất . Chọn chân đất dễ thoát nước để trồng ớt, đảm bảo chế độ luân canh tuyệt đối ít nhất 3-5 vụ với các cây không cùng họ ớt. • Ngoài ra còn gặp các bệnh sương mai, thối xốp vi khuẩn, đốm lá vi khuẩn .dùng thuốc Zineb BTN 80% nồng độ 0,1-0,2% để diệt trừ bệnh. • Bệnh vi rus: Đây là bệnh rất nặng đối với các vùng trồng ớt. Cần luân canh tuyệt đối với các cây họ ớt. Biện pháp tốt nhất là: Tiêu diệt môi giới truyền bệnh là rệp, tuy nhiên tốt nhất vẫn là dùng các giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng. Nên xử lí hạt trước khi gieo với Na3PO4 10% trong vòng 2h, sau đó rửa trong nước chảy 45 phút để hạn chế bệnh virus khảm thuốc lá. Có thể xử lí hạt tươi hoặc khô. Để hạn chế virus đốm gân ớt có thể xử lí bằng cách ngâm hạt với HCl 5% trong vòng 4-6 h (pha loãng 1/19) sau đó cũng để nước chảy 45 phút. • Sâu hại chủ yếu là rệp, bọ trĩ. Ngoài ra còn có sâu xám, nhện đỏ, bét có thể dùng thuốc Padan 95 SP để phòng trừ. 1.8. Thu hái: Ớt có thời gian thu hái dài nên cần chú ý bảo dưỡng sau các lần thu hái. Những quả chin nên thu hái ngay để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các lứa quả về sau. Quả chin hái cả cuống, tránh xây xát, để nơi khô thoáng. Nếu thu để lấy bột cấn phải phơi hoặc sấy ngay sau thu hoạch.
- 1.9. Lấy hạt: Do ớt cay có tính nóng nên khi sản xuất lượng hạt giống lớn sẽ gặp rất nhiêù khó khăn. Hạt ớt có thể lấy bằng cách cắt dọc quả rồi cậy hạt hoặc phơi khô cả quả ớt rồi đập, nhưng cả hai phương pháp này đều gây bỏng cho người sản xuất. Để khắc phục khó khăn đó người ta dùng phương pháp lấy hạt từ quả tươi, dùng xay để xay quả ớt. Phương pháp này hiệu quả hơn dùng tay. Sau đó sản phẩm được cho vào thùng nhựa để rửa hạt mà không cần qua giai đoạn lên men. Khi rửa cần đeo gang tay để tránh bỏng do nóng. Phần hạt cho vào lưới lọc cho đến khi chỉ còn những hạt vàng sáng bóng. Có thể xử lí hạt để tránh lây lan các bệnh qua hạt bắng Na3PO4 10% trong 2h. Sau đó cho hạt vào túi lưới nilong để ráo nước rồi phơi khô hoặc sấy ở to <400C. Độ ẩm hạt đạt được 8-9% thì đóng gói, trước khi đóng gói cần làm sạch hạt và loại bỏ tạp chất. Đóng gói vào túi nilong và bảo quản chỗ thoáng mát ở nhiệt độ phòng
- 2. Ớt ngọt: Ớt ngọt là cây khó trồng hơn ớt cay do đó cần chú ý các điểm khi trồng trọt: 2.1. Thời vụ: Ớt ngọt ưa thời vụ ôn hoà, hơi lạnh. Do đó tốt nhất là trồng vào vụ đông xuân, tuy nhiên nếu có giống tốt có thể trồng vào vụ xuân hè: Vụ đông xuân: gieo hạt vào T8-9, thu hoạch vào T1-2. Vụ xuân hè: gieo hạt vào T11-12, thu hoạch vào T3-4. 2.2. Chuẩn bị vườn ươm: Kỹ thuật là vườn ươm cây con giống như đối với ớt cay nhưng chú ý khi chăm sóc cây con cần khử những cây lẫn.
- 2.3. Chọn đất: Đất màu mỡ, cát pha hoặc thịt nhẹ, có pH= 5,5-7, chủ động tưới tiêu là thich hợp nhất. Thông thường phải tưới nước cho ớt ngọt một ngày sau khi cây xuất hiện triệu chứng héo và việc thoát nước ngay lập tức sau khi mưa to. Ngoài ra còn những yêu cầu khác như trồng ớt cay. 2.4. Mật độ và khoảng cách: Ớt ngọt có tán nhỏ hơn ớt cay nên có thể lên luống rộng 1,3-1,4 m. Sau khi lên luống trồng hai hàng một luống, khoảng cách 60 x 30-35cm. Mật độ khoảng 35000- 40000 cây/ha. 2.5. Phân bón và cách bón: Tương tự như với ớt cay.
- 2.5. Trồng: Khi cây có 4-5 lá thật (4-5 tuần sau gieo) thì trồng cây ra ruộng sản xuất. Ớt ngọt rất nhanh ra hoa, một số giống ra hoa sau 6-7 tuần, nếu để cây con quá gìa sẽ ảnh hưởng đến năng suất sau này. 2.6. Chăm sóc: • Che phủ: Có điều kiện phủ nilông trước khi trồng hoặc phủ rơm sau khi trồng. • Tưới: Sau khi trồng phải tưới cho ớt hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh, ở giai đoạn sinh trưởng sau nên thường xuyên tưới ẩm cho cây. Có thể tưới rãnh khi cây đã ra hoa, độ ẩm thích hợp cho sinh trưởng của ớt là 75-80%. Chú ý không để ruộng quá ướt sẽ làm tăng tỉ lệ bệnh héo xanh vi khuẩn. • Khử lẫn: chý ý khử lẫn vì ớt ngọt có tỉ lệ giao phấn cao đặc biệt là tạp giao với ớt cay. Chú ý khử lẫn ở các ruộng sản xuất hại giống. • Tỉa cành: Những giống nhiều cành thì tỉa bớt, chỉ để lại 3-4 cành trên một cây, thường xuyên tỉa bỏ lá già.
- • Làm cỏ, xới xáo, vun gốc: Nên làm cỏ 3 lần kết hợp với bón phân và vun gốc: Lần 1: Sau trồng 10-12 ngày. Lần 2: Sau lần 1 từ 12-15 ngày. Lần 3: Sau lần 2 là 20 ngày. Trong điều kiện thuận lợi có thể bón bổ sung lần 4 sau khi cây cho thu hoạch lứa thứ nhất, nhưng không bón nhiều đạm trước khi thu quả dẫn đến tăng hàm lượng NO3 trong quả. 2.7.Phòng trừ sâu bệnh hại: Tương tự như ớt cay
- 2.8. Thu hoạch, chế biến, bảo quản: • Thu hoạch: Ớt ngọt thường sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả chuyển mầu đỏ sẽ giảm giá trị thương phẩm. Theo kinh nghiệm thì khi nhìn vỏ quả trở nên bóng, ấn tay vào quả thâý cứng, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch. Thông thường 35-40 ngày sau nở hoa thì có thể thu dược quả ở hầu hết các giống. Chú ý khi thu hoạch tránh làm gấy cây vì cây ớt tương đối giòn. Để hạn chế tối đa ảnh hưởng đối với cây nên thu hoạch bằng dao hoặc kéo, khử trùng dụng cụ trong dung dịch Na3PO4 3% để hạn chế lây nhiễm bệnh khảm thuốc lá ở ớt. Thời gian thu hoạch ớt ngọt thường chỉ kéo dài 6-8 tuần. • Bảo quản: Có thể bảo quản ớt 40 ngày ở to=OoC và độ ẩm tương đối 95-98%. Hàm lượng carotene tăng cực đại 3-4 tuần sau thu hoạch, giảm 25% lượng đường ở 5-6 tuần sau thu hoạch nhất là quả đã chin đỏ. • Sử dụng: Ớt ngọt có thể ăn sống hoặc chế biến: Xalat, xào, ngâm giấm, nướng, bóc vỏ rồi trộn với dầu giấm cùng các loại rau như ngô bao tử, dưa chuột, cà chua hoặc làm phomat đóng hộp
- PHẦN KẾT LUẬN • ớt không phải là cây trồng chính nhưng ngày càng phổ biến, giúp nhiều bà con nông dân làm giàu, cải thiện đời sống. Nhưng hiện nay việc sản xuất còn nhiều khó khăn, nhất là trong khâu giống. Công tác chọn tạo gíông ớt chưa được chú trọng, nhiều giống ớt năng suất cao, phẩm chất tốt nhưng giá thành lại cao. Điều này đặt ra nhiệm vụ cũng như mở ra một hướng mới với nhiều hứa hẹn cho các kĩ sư chọn giống hiện nay. • Do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài viết còn nhiều thiều sót, mong được sự đóng góp của thấy cô và các bạn
- Tài liệu tham khảo • Kĩ thuật sản xuất các loại rau cao cấp • Công nghệ sản xuất và chế biến hạt giống