Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải (Phần 2)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_chan_doan_benh_thu_y_vu_van_hai_phan_2.pdf
Nội dung text: Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y - Vũ Văn Hải (Phần 2)
- CHƯƠNG VII XÉT NGHIỆM MÁU (Blood assay) Tóm tắt chương Chương này được trình bày trong 19 trang tương ứng 7 tiết giảng, với các nội dung chính sau đây Phương pháp lấy máu. Xét nghiệm lý tính của máu. Tốc độ huyết trầm (Sedimentation rate). Sức kháng của hồng cầu Hoá nghiệm máu. - Huyết sắc tố (hemoglobin). - Độ dự trữ kiềm. - Sắc tố mật trong máu, trong huyết thanh. - Xác định công thức bạch cầu. Mục tiêu của chương Mục tiêu của chương là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về hệ máu, các bệnh liên quan đến hệ máu và cách làm một số chỉ tiêu sinh lý máu phục vụ cho công tác chẩn đoán. Nội dung của chương Máu là dung môi sống của cơ thể. Máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ gan, ruột đi nuôi cơ thể. Máu vận chuyển oxygen, hemoglobin, hormon; máu sinh ra chất miễn dịch chống lại vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn Máu sinh ra nhiệt và toả nhiệt làm thân nhiệt ổn định. Khi các tổ chức hay các khí quan trong cơ thể thay đổi thì máu và thành phần của máu đều có những thay đổi tương ứng. Vì vậy người ta xét nghiệm các chỉ tiêu này để nhận biết tình trạng chung của cơ thể. Xét nghiệm máu theo các nội dung sau: Thành phần vật lý của máu. Thành phần hoá học của máu. Số lượng và hình thái của bạch cầu, huyết sắc tố. I. Phương pháp lấy máu. Thường kiểm tra về số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, hemoglobin và phân loại bạch cầu. Tuỳ theo bệnh mà xét nghiệm sâu hơn về mặt nào đó. Tuỳ theo mục đích xét nghiệm mà có những phương pháp lấy máu khác nhau. Máu cần ít thì lấy ở tĩnh mạch rìa tai. Nếu xét nghiệm thành phần sinh hoá của máu thì lấy ở tĩnh mạch cổ. Ngựa, trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai lấy máu ở tĩnh mạch cổ. 55
- Lợn, chó, mèo, chồn, cáo, hổ, báo, sư tử thì lấy máu ở tĩnh mạch khoeo chân. Gia cầm lấy máu ở tĩnh mạch cánh. Lưu ý: Máu ở những nơi khác nhau trên cơ thể con vật sẽ có thành phần máu khác nhau. Nếu lấy huyết tương thì phải dùng chất chống đông máu. Natri citrat (Na3C6H5O7): 0,002g / ml máu. Hoặc là dùng công thức sau: Amon oxalat 1,2 g Kali oxalat 0,8 g Aq.dest 100 ml. Hoà tan đều với nhau, dùng 0,25 ml chống đông cho 5 ml máu. II. Xét nghiệm lý tính của máu. 1. Màu của máu. Cho vào ống nghiệm rồi đưa lên quan sát dưới ánh sáng mặt trời (máu tốt có màu đỏ tươi. Màu của máu đỏ nhiều phản ánh số lượng hemoglobin nhiều. Nếu máu bầm đen là do trong máu thiếu oxy, thừa carbonic. Đây là tính chất để phân biệt những bệnh bại huyết, những bệnh do vi khuẩn, do độc tố của vi khuẩn gây ra. Nếu máu có màu nhạt: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố ít. Nếu máu có màu trắng: bệnh máu trắng (Leucosis). Máu có màu hồng: bệnh dung huyết. 2. Thời gian chảy máu và tốc độ máu đông. Thời gian chảy máu. Dùng chiếc kim nhỏ chích máu ở tĩnh mạch tai, sau 30 giây dùng mẩu giấy đen thấm lên giọt máu 1 lần. Máu trên giấy đen mỗi lần thấm vệt máu nhỏ lại, lúc máu không chảy nữa thì không xuất hiện vệt máu. Tính số giọt máu nhân với khoảng cách thời gian sẽ biết được thời gian máu chảy. Thời gian máu chảy = Số giọt máu × Khoảng cách thời gian Nếu lượng tiểu cầu trong máu giảm thì thời gian chảy máu sẽ kéo dài. Nếu bị huyết ban thời gian chảy máu có thể kéo dài 20-30 phút. Tốc độ máu đông. Chích một giọt máu cho lên phiến kính, ghi lại thời gian. Sau đó cứ 30 giây lấy đầu của một chiếc kim vạch lên giọt máu đến lúc nào giọt máu xuất hiện sợi tơ nhỏ (tơ huyết: fibrine) thì đó chính là thời gian máu đông. Ngựa thời gian máu đông là 10 phút; trâu, bò: 5-6 phút; chó: 10 phút. 3. Độ vón của máu. 56
- Lấy 10ml máu cho vào ống nghiệm đã tẩy sạch mỡ, đường kính ống nghiệm là 13 - 17mm. Để ở nhiệt độ 15 - 180C trong 1 giờ; sau đó quan sát. Ghi thời gian máu bắt đầu vón cho đến khi máu vón hoàn toàn. Bình thường, ngựa từ 1 - 3 giờ máu bắt đầu vón, 12 - 18 giờ máu bắt đầu vón hoàn toàn; trâu bò thì chậm hơn. Để qua đêm rồi hút toàn bộ huyết thanh ở phần trên rồi tính tỷ lệ huyết thanh với toàn bộ máu, tỷ lệ đó gọi là chỉ số máu vón. Với ngựa khoẻ, chỉ số bình quân là 0.5. Tốc độ máu vón quyết định ở lượng tiểu cầu và thành phần hoá học của máu. Độ vón máu chậm thường thấy ở các bênh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, bệnh huyết ban ở ngựa, thiếu máu truyền nhiễm ngựa. Bệnh huyết bào tử trùng thì máu không vón. 4. Độ nhớt của máu. Độ nhớt của máu là chỉ số ma sát của máu lúc chảy trong ống nhỏ có ôn độ và áp lực nhất định. Tốc độ máu chảy và độ nhớt máu tỷ lệ nghịch với nhau. Phương pháp đo: dùng 1 ống thuỷ tinh có ghi vạch cm, đầu tiên hút máu vào và dốc ngược ống để máu chảy trong ống; ghi lại khoảng cách máu chảy được trong một khoảng thời gian nào đó. Sau đó làm như vậy với nước. Tỷ lệ giữa khoảng cách máu chảy và nước chảy là độ nhớt của máu. Độ nhớt cảu máu phụ thuộc vào số lượng các thành phần hữu hình trong máu và còn liên quan mật thiết đến hàm lượng hemoglobin, CO2, protit trong huyết tương và các muối. Lúc số hồng cầu, hemoglobin, protit và lượng các muối tăng lên thì độ nhớt của máu tăng lên rõ rệt; gặp trong bệnh viêm màng phổi, viêm phổi, các bệnh gây sốt, ỉa chảy. Độ nhớt của máu giảm thấy trong các trường hợp thiếu máu của lợn, bệnh suy dinh dưỡng. 5. Tỷ trọng của máu. Tỷ trọng máu của gia súc thường vào khoảng 1,05 - 1,06. Tỷ trọng này lớn nhỏ phụ thuộc vào lượng hồng huyết cầu, hemoglobin và các thành phần trong huyết tương quết định. Phương pháp đo: thường dùng dung dịch CuSO4. Máu hoặc huyết tương trong dung dịch có nồng độ cao thấp khác nhau sẽ hình thành một lớp đồng protit bao bọc ở ngoài, bao lấy những giọt huyết tương hoặc toàn máu. Tỷ trọng của dung dịch mà trong đó những giọt máu trôi lơ lửng cũng là tỷ trọng của máu. Tỷ trọng bình thường của máu gia súc: Loài vật Trâu, bò Dê Cừu Ngựa Lợn Chó Thỏ Gà Tỷ trọng 1.050 1.049 1.043 1.050 1.051 1.050 1.054 1.048 Ý nghĩa chẩn đoán: Tỷ trọng máu tăng trong các bệnh làm cho máu đặc lại như ra mồ hôi quá nhiều, ỉa chảy nặng, đa niệu, báng nước; tỷ trọng của máu thấp trong các quá trình viêm thẩm xuất, các bệnh thiếu máu, hoàng đản do dung huyết. 57
- III. Tốc độ huyết trầm (Sedimentation rate). Độ nhớt của máu phụ thuộc vào số lượng những thành phần hữu hình trong máu và còn liên quan mật thiết đến hàm lượng hemoglobin, CO2, protit trong huyết tương và các muối. Khi số lượng hồng cầu, hemoglobin, protit và muối tăng lên thì độ nhớt máu tăng; như trong bệnh viêm màng phổi, viêm phổi, viêm màng bụng, các bệnh gây sốt, các trường hợp mất nước. Độ nhớt máu giảm trong các trường hợp suy dinh dưỡng, thiếu máu. Tốc độ huyết trầm là tốc độ hồng cầu lắng trong huyết tương. Các yếu tố ảnh hưởng: - Lượng Fibrinogen. Lượng fibrinogen trong huyết tương có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ huyết trầm, lượng fibrinogen càng nhiều thì tốc độ huyết trầm càng nhanh. Như trong viêm tương mạc, chức năng của gan hoạt động mạnh, fibrinogen nhiều dẫn đến tốc độ huyết trầm tăng. Nếu chức năng hoạt động của gan giảm thì tốc độ huyết trầm giảm. - Tỷ lệ Albumine và Globuline. Albumine mang điện âm (-), Globuline mang điện dương (+). Globuline tăng: hồng cầu dễ kết chuỗi, tốc độ huyết trầm tăng. Đây cũng là lý do giải thích trong các bệnh truyền nhiễm thì tốc độ huyết trầm tăng. Albumine tăng: hồng cầu khó kết chuỗi, tốc độ huyết trầm giảm. - Lượng Cholesterol - Hàm lượng muối trong máu Tốc độ huyết trầm còn phụ thuộc vào lượng fibrine. Lượng fibrin nhiều thì lắng nhanh, ít lắng chậm. - Phụ thuộc vào tỷ trọng của hồng cầu: tuỳ theo từng giống loài động vật. - Phụ thuộc vào nhiệt độ: mùa hè tốc độ huyết trầm nhanh hơn mùa đông. 2. Các dụng cụ để đo tốc độ huyết trầm. - Ống Panchenkop: ống dài 172 mm, đường kính bên trong 1 mm. Hay dùng ống này vì nó tốn ít máu. - Ống Westergren: ống dài 30 cm, đường kính trong 2,5 mm, dung tích 1 ml, mặt bên của ống có vạch 1- 200 vạch. Dùng 12 ống và 1 giá. - Ống Nevodop: ống chia 100 vạch, chiều dài 170 mm, đường kính trong 90 mm, dung tích 10 ml. 3. Cách đo tốc độ huyết trầm. Phương pháp Nevodop. Ống chia 100 vạch đều nhau, đường kính trong lòng ống 90 mm, chiều dài ống 170 mm, ở trên có nút cao su. Mặt phải của ống vạch từ 12 đến 14 vạch là chỉ số triệu của hồng cầu. Mặt bên trái của ống vạch từ 20 đến 125 vạch là chỉ số % của hemoglobin. 58
- Cách làm: Cho vào ống 0,02 ml Natri oxalat (hoặc Natri citrat), sau đó cho máu chảy vào đến vạch 0. Bịt kín ống đảo nhẹ 15 - 20 lần để cho máu và chất chống đông trộn đều vào nhau, phải thấm cho hết bọt khí. Để dựng ống Nevodop vào giá ống nghiệm, quan sát 15 phút, 35 phút, 45 phút, 60 phút. Cuối cùng lấy số bình quân. Biết được tốc độ huyết trầm (lắng máu) để chẩn đoán bệnh cho con vật. Tất cả các bệnh truyền nhiễm, các bệnh có sốt cao, những bệnh gây thiếu máu thì tốc độ huyết trầm tăng. Phương pháp Westergren: cho 1ml NaHCO3 3,8% và 4ml máu trộn đều. Mỗi ống hút máu đến vạch 0, đặt thẳng đứng vào giá và quan sát sau 15, 30, 45, 60 phút cho đến 24 giờ sau đó ghi lại số liệu trên. Phương pháp Panchenkốp: ưu điểm của phương pháp này là lượng máu nhỏ. Ống Panchenkốp dài 172 mm, đường kính trong bằng 1mm, chia 100 vạch cách nhau 1mm. Ở vạch 50 có khắc chữ P, vạch 100 khắc chữ K. Cách làm: hút Natri xitrat 5% vào vạch P, sau đó thổi ra ống nghiệm nhỏ (13 x 100 ml). Cũng dùng ống đó hút máu đến vạch K rồi thổi máu vào ống nghiệm đựng chất kháng đông trên, làm hai lần, rồi trộn đều. Sau đó hút máu đã trộn đều vào đến vạch 1100 rồi dựng ngược ống vào giá và quan sát. Thường lấy số liệu sau 1 giờ. Tốc độ huyết trầm nhanh thấy trong các bệnh sau: các bệnh truyền nhiễm và các bệnh phát sốt; bệnh thiếu máu truyền nhiễm của ngựa, bệnh huyết ban. Tốc độ huyết trầm giảm trong các bệnh: xoắn ruột, viêm màng não, viêm não truyền nhiễm của ngựa, các bệnh làm cho máu đặc. Tốc độ huyết trầm của động vật khác nhau rất lớn: Ngựa có tốc độ huyết trầm nhanh nhất, trâu, bò, dê, cừu có tốc độ huyết trầm chậm nhất. IV. Sức kháng của hồng cầu Trong dung dịch nước muối sinh lý 0,85% hình thái hồng cầu không thay đổi. Nếu tăng nồng độ nước muối lên thì hồng cầu sẽ teo lại do nước trong hồng cầu chui ra ngoài hồng cầu. Nếu nồng độ nước muối giảm 0,6%; 0,4%; 0,3% thì nước ở bên ngoài sẽ chui vào hồng cầu làm hồng cầu trương to và hồng cầu sẽ bị vỡ. Nồng độ nước muối 0,3% thì hồng cầu sẽ bị vỡ hết. Sức kháng tối thiểu của hồng cầu (minimal resistance) là nồng độ muối Natri chlorur (NaCl) làm cho một hồng cầu bắt đầu vỡ. Sức kháng tối đa của hồng cầu (maximal resistance) là nồng độ muối Natri chlorur (NaCl) làm cho hồng cầu vỡ hoàn toàn. Phương pháp đo: dùng nước muối 1% pha loãng với nồng độ khác nhau như sau: 59
- Các 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. ống NaCl 1.4 1.36 1.32 1.28 1.24 1.20 1.16 1.12 1.08 1.04 1% Nước 0.6 0.64 0.68 0.72 0.76 0.80 0.84 0.88 0.92 0.96 cất Nồng 0.7 0.68 0.66 0.64 0.62 0.60 0.58 0.56 0.54 0.52 độ Các 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 21 ống 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 0. . NaCl 1.0 0.96 0.92 0.88 0.84 0.8 0.76 0.72 0.68 0.64 0.60 1% Nước 1.0 1.04 1.08 1.12 1.16 1.2 1.24 1.21 1.32 1.36 1.40 cất Nồng 0.5 0.48 0.46 0.44 0.42 0.4 0.78 0.36 0.34 0.32 0.30 độ Dùng ống hút cho vào mỗi ống trên một giọt máu đã cho chất chống đông; trộn đều, để 15 - 20 phút, ly tâm. Quan sát kết quả. Ở ống hồng cầu bắt đầu vỡ có màu vàng, hồng cầu lắng dưới đáy. Đó là sức kháng hồng cầu tối thiểu. Ống có dung dịch màu đỏ, không có hồng cầu lắng ở đáy gọi là sức đề kháng tối đa. Ý nghĩ chẩn đoán: Người ta cho rằng, hồng cầu non có bề mặt ngoài không ổn định, dễ bị phá vỡ với nồng độ muối thấp. Còn hồng cầu già, màng bán thấm ổn định hơn. Vì vậy mà nếu trong máu có nhiều hồng cầu tức là quá trình tái sinh của cơ quan tạo máu làm việc khoẻ và sức kháng của hồng cầu thấp và ngược lại. Ngoài ra, sức kháng hồng cầu còn liên quan đến nồng độ các muối trong máu, trạng thái của hồng cầu, đặc biệt là các loại mỡ. Sức kháng hồng cầu thấp gặp trong các bệnh gây dung huyết, thiếu máu; sức kháng hồng cầu cao khi chức năng của tuỷ xương bị suy nhược, hoàng đản do tắc ống mật, khi bị bỏng. V. Hoá nghiệm máu. 1. Huyết sắc tố (hemoglobin). Định lượng huyết sắc tố trong máu là để chẩn đoán các trường hợp thiếu máu. Phương pháp đo: Dùng huyết sắc kế Shali. Cấu tạo của huyết sắc kế Shali gồm ống đo ở giữa, 2 ống mẫu hai bên. Ống mẫu màu vàng nâu tương đương với dung dịch hemoglobin 1%. 60
- Ống xác định hình tròn, trên có 2 cột khắc độ: cột 1 chỉ số gam hemoglobin có trong 100ml máu; cột 2 chỉ số phần trăm (%) haemoglobin. Nguyên lý: haemoglobin + acid chlohydric (HCl) tạo ra acid haematin có màu nâu. Màu nâu này tỷ lệ thuận với lượng hemoglobin có trong máu. Cho dung dịch HCl 1% vào ống đo đến vạch số 10, dùng ống hút hút máu đến vạch 20. Lấy bông lau sạch máu ngoài ống hút, cho ống hút xuống tận đáy ống đo, thổi nhẹ cho máu chảy ra. Nên hút lên thổi xuống nhiều lần để rửa sạch máu trong ống hút rồi trộn đều. Để yên 10 phút, pha loãng với nước cất đến lúc nào màu của ống đo và màu của ống mẫu bằng nhau thì dừng lại, Đọc kết quả: đọc số gam trên ống đo đó là số gam hemoglobin trong 100ml máu. Lưu ý: cho acid chlohydric vào ít nhất phải đợi 10 phút rồi mới pha loãng so màu, vì quá sớm sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Sau khi cho acid chlohydric vào 1 phút thì chỉ 75% hemoglobin chuyển thành acid hematin, sau 5 phút thì có 85%, sau 2 giờ đồng hồ mới được 100%. Nếu ánh sáng mặt trời không đủ (hay làm thí nghiệm vào ban đêm) thì có thể so màu bằng đèn điện. Sau mỗi lần đo nên dùng nước cất để rửa sạch ống đo. Có thể định lượng hemoglobin qua định lượng sắt (Fe) trong máu toàn phần. Kết quả định lượng sắt (tính bằng mg) chia cho 3,35 sẽ cho lượng gam hemoglobin trong 100ml máu, bởi vì hàm lượng sắt trong hemoglobin chiếm 0,335%. Hàm lượng Hemoglobin trong 100ml máu của gia súc bình thường Số phần trăm Số gr hemoglobin Loài vật Phạm vi thay đổi (bình quân) trong 100 ml máu Bò 65 56 - 74 11 Cừu 68 54 - 80 11.6 Dê 63 45 - 81 10.7 Trâu 49 28 - 70 8.3 Nghé 57 36 - 78 9.6 La, lừa 90 66 - 414 15.2 ngựa 80 50 - 110 13.6 Lợn 67 55 - 79 10.2 Chó 80 65 - 95 13.6 mèo 65 47 - 83 11 61
- Thỏ 69 51 - 87 11.7 Gà 75 51 - 99 12.7 Để phân biệt lượng hemoglobin cao hay thấp trong các trường hợp thiếu máu người ta thường dùng khái niệm chỉ số hemoglobin. Lượng Hb bệnh súc Số lượng hồng cầu bệnh súc Chỉ số Hb = : Lượng Hb trung bình của g/s khỏe Số lượng Hb trung bình của g/s khỏe Bình thường chỉ số này là 1 hoặc gần bằng 1 (0,8 -1,2). Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì gọi là huyết sắc tố cao, nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì gọi là huyết sắc tố thấp. Lượng hemoglobin nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi, tính biệt, thức ăn, và các điều kiện nuôi dưỡng khác. Lượng hemoglobin tăng (Pleochromin) gặp trong các bệnh gây mất nhiều nước; các bệnh gây thẩm xuất, thẩm lậu; con vật bị ngộ độc cấp tính; Lượng hemoglobin giảm (Oliochromemia) gặp trong các bệnh gây thiếu máu. Lượng hemoglobin giảm do hàm lượng hemoglobin trong hồng cầu giảm, cũng có thể do lượng hồng cầu giảm, hoặc có thể do cả hai. 2. Độ dự trữ kiềm. 2.1. Phương pháp Nevodop. Thuốc thử: HCl 0,01 N NaOH 0,1 N. Phenolthalein 1%. Tiến hành: Dùng 2 ống nghiệm có nút cao su đậy kín miệng, cho vào mỗi ống 10 ml HCl 0,01N: 1 ống làm kiểm nghiệm; 1 ống làm đối chứng. Lấy máu ở tĩnh mạch tai, cho vào ống nghiệm 0,2ml, đậy kín, lắc đều. Có thể bảo quan 2 - 3 ngày trong phòng thí nghiệm. Khi chuẩn độ thì đổ ra cốc thuỷ tinh. Dùng ống hút loại 1ml hoặc ống nhỏ (Buret) hút dung dịch NaOH 0,1N để chuẩn độ, vừa nhỏ vừa lắc đến khi vẩn đục thì thôi (ví dụ hết 6 ml NaOH 0,1 N. Ống đối chứng: nhỏ 1-2 giọt Phenolthalein 1% rồi chuẩn độ như trên bằng NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu đỏ nhạt thì dừng lại (ví dụ hết a ml NaOH 0,1 N). Tính: x = ( a − b) × 20 × 100 (Trong ống đối chứng không có máu, 10 ml HCl 0,01 N vẫn còn nguyên và được chuẩn độ hết bằng a ml NaOH 0,1N ) 62
- x: lượng kiềm có trong 100 ml máu- mg%. a: lượng ml NaOH 0,1N đã chuẩn độ ống đối chứng b: lượng ml NaOH 0,1 N đã chuẩn độ ống xét nghiệm. Ví dụ: chuẩn độ ống đối chứng hết 1ml NaOH 0,1N; ống xét nghiệm hết 0,69ml NaOH 0,1N thì kết quả được tính như sau: (1 − 0.69) × 20 × 100 = 620mg% Trong ống xét nghiệm cũng lượng HCl như trên nhưng đã bị số kiềm trong 0,2 ml máu trung hoà bớt, số còn lại được chuẩn độ hết b ml NaOH 0,1N. Vậy hiệu số (a - b) chính là số ml NaOH 0,1N tương đương với số kiềm có trong 0,2 ml máu đưa ra xét nghiệm. 1 ml NaOH 0,1N có 4 mg NaOH. Do đó số kiềm có trong 0,2ml máu là: ( a − b) × 4mg Vậy số kiềm trong 100 ml máu là: 100 x = ( a − b) × 4 × = ( a − b) × 20 × 100 0.2 Với phương pháp này có thể chẩn đoán được các bệnh bệnh ỉa chảy mất nhiều nước; bệnh bại liệt của bò sau khi đẻ; chứng Cetol huyết; viêm thận. Các bệnh này thường làm cho độ dự trữ kiềm giảm. Khi tiếp Natri chlorur (NaCl) cho bệnh súc cần chú ý bổ sung thêm kiềm. 3. Sắc tố mật trong máu, trong huyết thanh. Bilirubin trong máu tăng: con vật sẽ bị hoàng đản. Nếu hemoglobin tăng: do các bệnh gây tan máu. Trong máu tăng hemobilirubin và cholebilirubin là do tổn thương ở gan. Trong máu chỉ có cholebilirubin tăng là do tắc ống dẫn mật. Muốn biết rõ các trường hợp này thì phải định lượng. Tất cả các phản ứng đó đều dựa vào nguyên tắc phản ứng Ehrlich. Nguyên lý: Bilirubin+ dung dịch Diazo tạo ra azobilirubin màu hồng. Nếu bilirubin tự do thì phải được hoà tan trong dung môi hữu cơ (thường dùng cồn 900 hoặc dung dịch ure benzoat Natri. Dung dịch diazo + huyết thanh sau một phút xảy ra phản ứng, thì đó gọi là phản ứng trực tiếp (bilirubin kết hợp). Sau đó cho ra dung dịch hoà tan bilirubin tự do vào, phản ứng sẽ diễn ra tiếp tục. Đó là phản ứng của bilirubin tổng số (trực tiếp + gián tiếp). 3.1. Phản ứng Vandenberg. Mục đích của phản ứng nhằm biết được trong huyết thanh có bilrubin trực tiếp không, phản ứng trực tiếp âm hay dương tính, bilirubin gián tiếp có nhiều hơn bình thường không, phản ứng gián tiếp rõ hay âm tính. Thuốc thử a) Dung dịch Ehrlich Ehrlich 1: 63
- Acid sulfanilic: 1 g Acid chlohydric (d=1,19): 15 ml Nước cất vừa đủ: 1.000 ml Erhlich 2: Natri nitric (NaNO2): 0,5 g Nước cất vừa đủ: 100 ml. Lấy 10 ml dung dịch Ehrlich (1) trộn với 0,3 ml dung dịch Ehrlich (2) để tạo ra dung dịch Diazo đưa vào phản ứng. b) Cồn 95º Tiến hành: Phản ứng trực tiếp: cho 2 ml huyết thanh vào ống nghiệm, nhỏ từ từ theo thành ống 0,5 ml dung dịch Diazo lên trên huyết thanh. Nếu chỗ tiếp xúc có màu hồng, tím là phản ứng trực tiếp dương tính. Nếu sau 10 -15 phút phản ứng mới xuất hiện là phản ứng trực tiếp chậm (còn gọi là phản ứng lưỡng tính). Nếu sau 15 phút không xuất hiện là phản ứng trực tiếp âm tính. Tiếp tục cho vào ống nghiệm thêm 5 ml cồn 95º, khuấy đều nếu xuất hiện màu hồng là phản ứng gián tiếp dương tính. Ý nghĩa chẩn đoán: Với gia súc khoẻ, phản ứng trực tiếp âm tính, phản ứng gián tiếp tuỳ theo loài gia súc có thể âm tính hay dương tính. Đối với bò, phản ứng gián tiếp âm tính không rõ, nhưng ngựa lại phản ứng gián tiếp dương tính rất rõ. Phản ứng trực tiếp dương tính: những bệnh gây tắc ống mật (bệnh ngoài gan). Phản ứng trực tiếp âm tính, phản ứng gián tiếp dương tính rõ là những bệnh phá hoại máu hàng loạt. Phản ứng trực tiếp chậm (phản ứng lưỡng tính): những bệnh gây tổn thương ở gan. 3.2. Phản ứng Boknchut. Mục đích của phản ứng là định lượng bilirubin trong huyết thanh. Thuốc thử: a) Dung dịch Ehrlich Ehrlich (1): Acid sulfuric: 1g; Acid chlohydric (d=1,19): 200ml. Ehrlich (2): Natri nitrit (NaNO2): 0,5%. Khi dùng lấy 10ml dung dịch Ehrlich (1) hoà với 0,5ml dung dịch Ehrlich (2). Cách làm. 64
- Lấy 6 ống nghiệm loại nhỏ, đánh số từ 1 đến 6. Trừ ống số 1, các ống khác cho vào 0,5 ml nước muối sinh lý. Từ ống số 1 đến ống số 2 cho vào mỗi ống 0,5 ml huyết thanh, trộn đều huyết thanh với nước sinh lý, ở ống số 2, hút 0,5ml cho sang ống số 3. Trộn đều ống số 3, hút 0,5 ml cho sang ống số 4. Cứ như vậy cho đến ống số 6. Đến ống số 6 hút 0,5 ml bỏ đi. Như vậy các ống được pha loãng như sau: Ống số 1 2 3 4 5 6 Độ pha loãng 1 2 4 8 16 32 Tiếp tục cho vào mỗi ống 0,5 ml dung dịch Diazo, trộn đều. Nếu ống nào có màu hồng: phản ứng trực tiếp. Sau 15 phút mà không thấy có phản ứng thì cho vào mỗi ống 0,5 ml cồn 90º, trộn đều. Nếu có màu hồng xuất hiện: phản ứng gián tiếp. Cách tính: Lấy độ pha loãng của ống xuất hiện màu hồng đầu tiên nhân với 0,016. (Đó là số Bilirubin trong 1ml dung dịch đủ để có phản ứng với Diazo) nhân tiếp với 100, trừ đi số mg% Bilirubin. Ống thứ 2 xuất hiện màu hồng đầu tiên: 0,016 x 2 x 100 = 3,2 mg%. Với huyết thanh của trâu, bò, lợn lượng Bilirubin trong đó rất ít nên phản ứng gián tiếp yếu. Với huyết thanh của ngựa thì phản ứng gián tiếp rất rõ, nếu ngựa có chửa thì phản ứng trực tiếp cũng rất rõ. Hàm lượng Bilirubin tăng trong các bệnh sau: bệnh huyết bào tử trùng; bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm; trúng độc SO2; huyết ban. Trong bệnh viêm phổi thuỳ (Pneumonia crouposa) lượng Bilirubin trong huyết thanh có khi lên đến 4 mg%. 4. Các thành phần hữu hình của máu. 4.1. Số lượng hồng cầu. Mỗi loài động vật có số lượng hồng cầu ngoại vi, sau đó nó bị phá vỡ và được bổ sung bằng hồng cầu non. Tuỳ theo loài vật, tuổi của nó, tính trạng của nó, dinh dưỡng, vùng sinh thái nó sinh sống mà số lượng hồng cầu có khác nhau. Số lượng hồng cầu tăng rất ít trong các bệnh làm cho cơ thể bị mất nhiều nước, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, ỉa chảy nặng Số lượng hồng cầu biểu thị tình trạng sức khoẻ, tình trạng dinh dưỡng của con vật. Dung dịch để đếm hồng cầu: Dung dịch 1: Natri chlorur: 0,6 g Natri citrat: 1,0 g trộn đều, quấy cho tan rồi lọc Formol 36 %: 1 ml Nước cất vừa đủ: 97,4 ml 65
- Dung dịch Hayem: Natri chlorur: 1,0 g Na2SO4.10 H2O: 5,0 g trộn đều, quấy cho tan, lọc. Cho một vài giọt eosin 2% để dung dịch có HgCl: 0,5 g màu hồng dễ phân biệt Nước cất vừa đủ: 200 ml Dung dịch 3: Natri chlorur: 7,0 g Natri citrat: 5,0 g Kali chlorua (KCl): 0,2 g MgSO4: 0,04 g Nước cất vừa đủ: 100 ml Dụng cụ để đếm hồng cầu: ống hút Thoma, buồng đếm Neubauer hoặc Goriaep. Buồng đếm Neubauer có 2 buồng hai bên. Mỗi buồng có kích thước 3 x 3mm phân thành 9 ô lớn. Mỗi ô hình vuông kích thước 1 x 1mm = 1 mm2. Bốn ô lớn ở góc có vạch chia ra 16 ô trung bình dùng để đếm bạch cầu. Ô lớn ở chính giữa chia ra 25 ô trung bình, mỗi ô trung bình lại chia ra 16 ô nhỏ. Đếm hồng cầu ở 5 ô trung bình (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở chính giữa). Buồng đếm có độ dày 1/ 10mm, lúc đậy Lamen mỗi ô lớn tạo thành hộp thể tích 1/ 10mm3. Dùng ống hút Thomas, hút máu đến vạch 0,5, hút dung dịch pha loãng đến vạch 101. Như vậy chúng ta có độ pha loãng 200 lần. Lấy ống cao su ra rồi dùng ngón tay bịt 2 đầu, đảo nhẹ cho máu trộn thật đều với dung dịch pha loãng. Bỏ đi 1- 2 giọt đầu, cho dung dịch trên vào buồng đếm, đậy Lamen lên buồng đếm; đợi vài phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm. Phương pháp đếm và cách tính: Mỗi ô có 4 cạnh, chú ý những hồng cầu nằm trên 4 cạnh thì chỉ đếm ở 2 cạnh. Gọi số hồng cầu ở 5 ô trung bình là M. thì số hồng cầu trong 1 mm3 là: M × 25 × 10 × 200 = M × 10000 5 Số lượng hồng cầu bình thường Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu) Loài động vật Trung bình Tối thiểu Tối đa Ngựa 8.5 5.5 11.5 Bò 6.0 4.5 7.5 66
- Trâu 6.0 3.2 8.7 La, Lừa 13.6 10.6 16.6 Cừu 9.4 7.6 11.2 Dê 13.1 8.0 18.2 Lợn 5.7 3.4 7.9 Chó 6.5 5.6 7.4 Mèo 7.4 6.6 9.4 Thỏ 6.0 3.9 8.1 Gà 3.5 2.5 5.0 Vịt 3.0 2.0 3.7 Khi có bệnh, hồng cầu có thể tăng hoặc giảm. Hồng cầu tăng thường ít thấy. Nguyên nhân là các bệnh làm cho cơ thể mất nước như ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi, lồng xoắn ruột ở ngựa. Số lượng hồng cầu giảm trong các bệnh thiếu máu, bệnh làm cho hồng cầu bị vỡ nhiều, viêm phổi thuỳ, trúng độc, ký sinh trùng đường máu. 4.2. Số lượng bạch cầu (Leucocyte). Dung dịch pha loãng. Acid acetic 2 ml. Nước cất (Aq.dest) 98 ml Vài giọt Bleu methylen 0,1 % để nhuộm xanh dung dịch. Dụng cụ đếm bạch cầu. Ống hút bạch cầu nhỏ hơn ống hút hồng cầu, trong ống hút bạch cầu có bi màu xanh. Buồng đếm như buồng đếm hồng cầu. Phương pháp đếm và cách tính. Hút máu đến vạch 0,5. Hút dung dịch pha loãng đến vạch 11; pha loãng 20 lần. Đếm 4 ô lớn ở 4 góc. Gọi N là số bạch cầu 4 ô lớn ở 4 góc. Vậy số bạch cầu trong 1 mm3 là: N × 10 × 20 = N × 50 4 Bạch cầu tăng trong các bệnh truyền nhiễm, trong các bệnh dẫn đến nhiễm trùng, trong các ổ áp xe (Abscessus) 67
- Bạch cầu giảm trong các bệnh do virus, các bệnh thiếu máu ác tính, trúng độc do hoá chất. 4.3. Số lượng tiểu cầu (Thrombocyte). Trong máu có ít tiểu cầu thì khi con vật bị chảy máu: máu sẽ rất khó đông. Dung dịch để đếm tiểu cầu. MgSO4 14%. Dung dịch cố định: HgCl2: 0,1 g Axit acetic đặc: 6 giọt Cồn 960: 10 ml Thuốc nhuộm Giemsa hoặc Wright Cách đếm. Chích 1 giọt máu ở tai, cho 1 giọt MgSO4 14% vào trộn đều. Phiết kính và để khô trong không khí. Có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm Wright hoặc cố định như trên rồi nhuộm Giemsa. Đếm dưới vật kính dầu. Đếm 1.000 hồng cầu xem có được bao nhiêu tiểu cầu. Ví dụ: Có M tiểu cầu, thì số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu là: M × Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu 1000 Số tiểu cầu của gia súc khoẻ: Số tiểu cầu Số tiểu cầu Loài động vật Loài động vật (nghìn/mm3 máu) (nghìn/mm3 máu) Ngựa 250 - 600 Bò 260 - 700 Trâu 220 - 380 Dê 540 - 1000 Cừu 270 - 510 Lạc đà 360 - 790 La 240 - 400 Lừa 300 - 500 Lợn 180 - 300 Chó 190 - 570 Mèo 100 - 700 Thỏ 120 - 480 Gà 22 - 41 Vịt 70 - 120 4.4. Huyết cầu của gia cầm. Hồng cầu và tiểu cầu của gia cầm đều có nhân nên phương pháp đếm không giống của gia súc khác. a) Đếm gián tiếp. 68
- Dùng ống hút của hồng cầu hút máu đến vạch 0,5. Hút nước muối sinh lý đến vạch 101, độ pha loãng 200 lần. Đếm theo cách đếm hồng cầu. Đếm tổng số huyết cầu có trong 1mm3 máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Phiết kính máu, nhuộm và tính tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của 1.000 huyết cầu đếm được trong kính hiển vi. Từ tỷ lệ này suy ra số lượng các loại huyết cầu có trong 1 mm3 máu. Ví dụ: tổng số huyết cầu có trong 1mm3 máu là 3.200.000. Trong 1.000 huyết cầu có 982 hồng cầu, có 7 bạch cầu, có 11 tiểu cầu, thì số hồng cầu là: 982 × 3.200.000 1000 Số lượng bạch cầu là: 7 × 3.200.000 1000 Số lượng tiểu cầu là: 11 × 3.200.000 1000 5. Hình thái hồng huyết cầu 5.1. Phiết kính và nhuộm tiêu bản Cần thao tác cẩn thận vì nếu làm không chính xác thì kết quả sẽ sai khác. Nếu phiết kính để xem hình thái hồng cầu thì phải làm tiêu bản máu rất mỏng. Nếu để phân loại bạch cầu thì dày hơn một ít và phiến kính phải trung tính (bằng cách ngâm phiến kính vào nước xà phòng đun sôi). Sau khi đã phiết kính, để cố định hình thái huyết cầu cần ngâm tiêu bản máu vào các dung dịch sau: Trong cồn Methanol 15 phút. Trong cồn Ethanol tuyệt đối 10 - 20 phút. Trong cồn Ethanol + Ether ethylic (lượng bằng nhau) 10 - 20 phút. Trong Acetol + Methanol (lượng bằng nhau) 5 phút Sau khi đã cố định xong, tiến hành nhuộm màu bằng thuốc nhuộm Wright hoặc thuốc nhuộm Giemsa. Phương pháp nhuộm giemsa: Đánh số thứ tự tiêu bản để khỏi lẫn Cố định bằng cồn Methanol trong 5 phút Nhỏ thuốc nhuộm và để 15 - 30 phút Rửa nước, để khô và xem dưới vật kính dầu 5.2. Hình thái hồng huyết cầu. Hồng cầu là thành phần chủ yếu của máu. Hồng cầu của đa số động vật có vú có hình đĩa, không nhân, hai bên dày, nhuộm màu đậm, ở giữa mỏng, bắt màu nhạt. Hồng cầu lạc đà hình quả trứng. Hồng cầu gia cầm có nhân. 69
- Bình thường trên tiêu bản nhuộm, hồng cầu có màu đỏ nhạt, xung quanh đậm, giữa nhạt. Sự thay đổi về hình thái của hồng cầu: - Về mặt nhuộm màu: + Hồng cầu nhạt màu: hồng cầu nhạt màu trong kính hiển vi là một vệt mờ, nhuộm không rõ, là do hồng cầu quá ít; gặp trong bệnh thiếu máu, thiếu huyết sắc tố. + Hồng cầu quá đậm: do huyết sắc tố bám vào quá nhiều hoặc do hồng cầu vỡ nhiều hay có thể do hồng cầu quá lớn. + Hồng cầu đa sắc: ngoài hồng cầu có màu đỏ bình thường còn thấy những loại bắt màu hơi ánh xanh hoặc hơi đen. Những hồng cầu này chính là những tế bào non do nhân và bào tương thành thục không đều nhau, lúc nhân đã bị tiêu, nhưng trong bào tương vẫn còn lại những hạt ái kiềm. Đó là hiện tượng chức năng tái sinh hồng cầu của tuỷ xương hoạt động mạnh. + Hồng cầu to, nhỏ không đều: trong tiêu bản có thể có những hồng cầu rất to, 8 -12 à, có loại rất nhỏ chỉ vài à. sở dĩ như vậy là do những bệnh ở tuỷ xương, do thiếu vitamin B 12. + Hồng cầu dị hình: hồng cầu dị hình có hình dạng hơi dài hay có hình lưỡi liềm, có những hồng cầu bị vỡ cho ra hình ngôi sao do các bệnh phá vỡ nhiều hồng cầu gây ra. + Hồng cầu có nhân: hồng cầu có nhân là những hồng cầu non là trong các trường hợp thiếu máu nặng. + Hồng cầu có hạt: trong nguyên sinh chất của nó có những hạt nhỏ bắt màu ái kiềm đó là những hồng cầu non trong máu ngoại vi, gặp trong bệnh thiếu máu. + Hồng cầu có thể Toly: trong hồng cầu có vật thể hơi dài bắt màu đỏ, tím, gọi là thể Toly. Đó là do nhân của hồng cầu thoái hoá không hoàn toàn tạo ra. + Hồng cầu có vòng Cabot: nằm trong màng nguyên sinh chất của hồng cầu có hình móng ngựa hoặc hình số 8, là do nhân của hồng cầu thoái hoá không hoàn toàn tạo ra. + Hồng cầu hạt ái kiềm: hồng cầu hạt ái kiềm trong nguyên sinh chất có những hạt rất rõ. Nguồn gốc có thể là do nhân phát triển không thành thục sinh ra gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh, trong các bệnh dẫn đến thiếu máu. Đây là những chỉ tiêu chất lượng của hồng cầu. 5. Hình thái bạch cầu. Phiết kính nhuộm Giemsa, căn cứ vào các hạt nguyên sinh chất của bạch cầu, chia bạch cầu ra làm loại có hạt và loại không có hạt. 5.1. Bạch cầu có hạt (Granulocyte) Bạch cầu ái toan (Eosinophil): trong nguyên sinh chất có những hạt bắt màu đỏ của Eosin. Tế bào loại này hình quả trứng, đường kính 8 - 10 µ. Nhân thường chia thuỳ; có thể hình gậy hoặc hình cây. Bạch cầu ái kiềm (Basophil): hình tròn hoặc quả lê, đường kính khoảng 8 -15 µ. Nguyên sinh chất sáng, nhuộm màu tím đen hoặc màu nhạt. Nhân của bạch cầu ái kiềm thường đa dạng. Tuỳ theo mức độ trưởng thành của loại bạch cầu này mà phân ra: tuỷ cầu, ấu cầu, hình gậy, hình đốt. Bạch cầu loại này rất khó phân biệt vì rìa nhân và sự sắp xếp các tiểu thuỳ của nhân không rõ. Trong thực tế cần chẩn đoán phân biệt các loại như trên của bạch cầu 70
- ái kiềm không có ý nghĩa, vì số lượng bạch cầu ái kiềm rất ít khoảng 0,1 đến 2%, trung bình 0,5%. Bạch cầu ái trung (Neutrophil). Trong nguyên sinh chất những bạch cầu này có những hạt trung tính. Bạch cầu ái trung của con vật có 2 loại: hình gậy và hình đốt. Loại ấu cầu và tuỷ cầu rất ít khoảng 0,5 đến 1%; và không phải loài vật nào cũng có loại bạch cầu này. Tuỷ cầu (Myclocyte): là loại bạch cầu ái trung non nhất, hình tròn, đường kính khoảng 10 - 13 µ. Nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt, có khi bắt màu tím nhạt. Ấu cầu: là loại bạch cầu có hình thái trung gian giữa tuỷ cầu và bạch cầu ái trung nhân gậy. Đường kính khoảng 12 - 22 µ. Nhân hình hạt đậu hay hình móng ngựa. Bạch cầu ái trung hình gậy: hình tròn, đường kính khoảng 10 - 14 µ. Nguyên sinh chất to, nhỏ không đều, bắt màu đỏ nhạt có pha màu xanh xám nhạt, có hạt nhỏ bắt màu tím nhạt. Nhân loại bạch cầu này hình móng ngựa hay hình chữ S. Bạch cầu ái trung nhân đốt: là loại bạch cầu ái trung già nhất, hình tròn, đường kính 10 -15 µ. Nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt, thường phân 2-5 tiểu thuỳ. Các tiểu thuỳ này có dạng chữ W, chữ L hoặc số 8. Bạch cầu không hạt (Lymphocyte = Lâm ba cầu): trong nguyên sinh chất không có hạt. Có 3 loại sau đây: Đại lâm ba: nguyên sinh chất nhuộm màu xanh nhạt, đường kính 10 -19 µ. Nhân hình tròn, hình quả thận, hình trái tim Trung lâm ba: là trung gian giữa đại lâm ba và tiểu lâm ba. Tiểu lâm ba: nguyên sinh chất nhuộm màu xanh thẫm, trong đó có những không bào nhỏ li ti. Nhân nhỏ, tròn. Bạch cầu đơn nhân (Monocyte): là bạch cầu to nhất trong các loại bạch cầu của máu. Đường kính của loại bạch cầu này là khoảng 12 - 20 µ. Nguyên sinh chất bắt màu xanh xám nhạt, không có hạt, nhân to: hình bầu dục, hình hạt đậu. 6. Công thức bạch cầu. Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm giữa các loại bạch cầu. Các loại bạch cầu được tính trong công thức bạch cầu là : bạch cầu ái kiềm, ái toan, ái trung, lâm ba cầu, đơn nhân và tế bào tương. Tuỳ mức độ thành thục mà người ta chia bạch cầu ái trung thành tuỷ cầu, ấu cầu, ái trung nhân gậy, ái trung nhân đốt. Có thể trình bày công thức bạch cầu theo bảng sau: Bạch Bạch cầu ái trung Bạch Lâm Đơn Tế bào Bạch cầu ái cầu ái ba cầu nhân tương cầu kiềm Tuỷ Ấu Nhân Nhân toan (%) (%) (%) (%) cầu cầu gậy đốt Trong máu động vật khoẻ hoà toàn không có tuỷ cầu, rất ít ấu cầu và tế bào tương cũng rất ít, tỷ lệ không quá 0,5%. Bạch cầu ái kiềm, ái toan, đơn nhân không nhiều. Bạch cầu ái trung và lâm ba chiếm tỷ lệ trên 50%. Ngựa, lợn chó có bạch cầu ái trung nhiều nhất, các loại động vật khác thì lâm ba câu nhiều nhất. 71
- Công thức bạch cầu thay đổi theo tuổi, giống, tính biệt, thể chất nhưng thường không nhiều lắm, do đó, trên cơ bản thì công thức không thay đổi. Trong chẩn đoán chức năng của các khí quan tạo máu, việc phân tích công thức bạch cầu có ý nghĩa chẩn đoán và định tiên lượng rất lớn. Trong công thức bạch cầu chú ý đặc biệt đến bạch cầu non (ấu cầu, tuỷ cầu) vì nó phản ánh trạng thái của khí quan tạo máu tương đối rõ. 7. Xác định công thức bạch cầu. Trong một phiến kính đếm hết các loại bạch cầu sao cho tổng số được 100 hoặc 200, hay 300 cái rồi lấy bình quân. Dùng vật kính dầu hay vật kính 40, cách đếm như sau: Đếm ở 4 góc theo hình chữ chi, mỗi góc 25 - 50 bạch cầu. Đếm ở 2 đầu phiến kính theo hình chữ chi, đếm từ bên này sang bên kia mỗi đầu 50 cái. Có thể đếm bắt đầu từ giữa phiến kính, đếm theo hình chữ chi về 2 đầu, tổng cộng là 100 cái. Chỉ số nhân: là tỷ lệ nhân của những bạch cầu ái trung chưa trưởng thành và tổng số bạch cầu ái trung. Ấu cầu + Tủy cầu + Nhân gậy Chỉ số nhân = Tổng số bạch cầu trung tính 0 + 0 + 4 4 Ở ngựa, chỉ số nhân = = 54 54 0 + 0 + 6 6 Ở bò, chỉ số nhân = = 31 31 0 + 0 + 3 3 Ở lợn, chỉ số nhân = = 43 43 Ấu cầu + Tủy cầu + nhân gậy Ngoài ra chỉ số nhân còn biểu thị qua tỷ số = Nhân đốt 0 + 0 + 4 1 Chỉ số này ở ngựa = = 50 12.5 0 + 0 + 6 6 Ở bò = = 31 31 8. Công thức bạch cầu thay đổi (Leucocyte formule change). Công thức bạch cầu thay đổi có thể do: số lượng bạch cầu thay đổi; tỷ lệ giữa các loại bạch cầu thay đổi; hình thái bạch cầu thay đổi (biến chất, tăng sinh) 72
- Trong quá trình bị bệnh do tế bào máu bị phá huỷ nhiều, nhưng nếu chức năng tạo máu của cơ quan tạo máu còn khoẻ, cơ quan dự trữ máu còn có khả năng bổ sung thì số lượng huyết cầu hầu như không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Nếu huyết cầu ở ngoại vi bị phá huỷ nhiều, huyết cầu trưởng thành bổ sung không kịp trong máu sẽ xuất hiện những tế bào non: ấu cầu và tuỷ cầu. Hiện tượng này ở các loại bạch cầu đều có nhưng bạch cầu ái trung là rõ nhất. 8.1. Công thức bạch cầu nghiêng tả: Trong trường hợp bị bệnh mà bạch cầu ái trung hình đốt giảm rõ, nhưng bạch cầu nhân gậy, ấu cầu và tuỷ cầu tăng lên thì gọi là công thức bạch cầu nghiêng tả. 8.2. Công thức bạch cầu nghiêng hữu: Nếu trong máu xuất hiện nhiều bạch cầu già thì tỷ lệ giữa bạch cầu già và bạch cầu non trong công thức bạch cầu sẽ thay đổi thì gọi là công thức bạch cầu nghiêng hữu. Căn cứ vào bạch cầu nghiêng tả và bạch cầu nghiêng hữu mà chia ra bạch cầu tăng sinh và bạch cầu biến chất. - Bạch cầu tăng sinh (Regeneration) Tổng số bạch cầu tăng: ấu cầu, tuỷ cầu, ái trung, nhân đốt (công thức bạch cầu nghiêng tả). Gặp trong trường hợp tuỷ xương con khoẻ, phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh còn mạnh. + Bạch cầu tăng sinh sinh lý: sau khi con vật ăn no, trong khi con vật mang thai. + Bạch cầu tăng sinh bệnh lý: trong các bệnh nhiễm trùng; các bệnh truyền nhiễm. - Bạch cầu biến chất (Degeneration). Tổng số bạch cầu giảm, bạch cầu nhân đốt tăng lên rõ rệt: công thức bạch cầu nghiêng hữu. 9. Hình thái bạch cầu thay đổi Một số bệnh truyền nhiễm nặng, khi trúng độc thì độc tố của vi khuẩn, từ ngoài vào hay sản sinh trong qúa trình bệnh sẽ tác động lên cơ quan tạo máu, lên ngay cả bản thân bạch cầu. Hậu quả không những làm cho số lượng bạch cầu thay đổi mà cấu trúc, hình thái của bạch cầu cũng bị thay đổi. Người ta chia sự thay đổi ra lam hai loại: tăng sinh và biến chất. Bạch cầu tăng sinh chủ yếu là hiện tượng trong máu mạch quản ngoại vi xuất hiện nhiều bạch cầu non do cơ quan tạo máu bị kích thích mạnh. Trên tiêu bản nhuộm thấy tỷ lệ các tế bào non có kích thước lớn nhiều so với bình thường. Bạch cầu biến chất là những bạch cầu có thay đổi về cấu trúc, đặc biệt là ở nguyên sinh chất và nhân. Trong nguyên sinh chất xuất hiện không bào to nhỏ đủ loại. Nhân bạch cầu thay đổi khá rõ, nhuộm màu khác thường, teo lại, đặc lại, phân nhiều nhánh và xuất hiện những không bào. Câu hỏi ôn tập - Trình bày các phương pháp lấy máu để xét nghiệm và nêu các chỉ tiêu sinh lý máu? - Nêu phương pháp kiểm tra tốc độ huyết trầm ? 73
- - Cách kiểm tra sức kháng hồng cầu và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh ? - Nêu phương pháp đo độ dự trữ kiềm trong máu và ý nghĩa của nó trong chẩn đoán? Tài liệu tham khảo - Lê Hữu Nghị (2006), Chẩn đoán thú y, ĐH Nông Lâm, Huế - Hồ Văn Nam (1979), Chẩn đoán bệnh không lây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Sinh lý máu: ng1.htm 74
- CHƯƠNG VIII KHÁM HỆ HÔ HẤP Tóm tắt chương Chương này được trình bày trong 13 trang tương đương với 5 tiết giảng. Nội dung của chương trình bày những phương pháp chẩn đoán dùng rộng rãi trong thực tiễn thú y như nhìn, sờ nắn, gõ và nghe; thể chọc dò, kiểm tra dịch mũi hoặc chụp X - quang để kiểm tra bệnh của hệ hô hấp. Cụ thể: Khám động tác hô hấp Khám đường hô hấp trên Khám ngực Chọc dò xoang ngực và kiểm tra dịch chọc dò. Khám đờm. Mục tiêu của chương Cung cấp cho người học những ký năng khám bệnh đối với hệ hô hấp, nêu nên sự khác Loài Tần số hô hấp nhau giữa các phương pháp và giúp người học có thể lực chọn phương pháp khám thích hợp Bò 10 - 30 với hoàn cảnh thực tiến. Trâu 10 - 30 Nội dung của chương Trong ngành thú y, gặp rất phổ biến bệnh Ngựa 8 - 16 đường hô hấp như: tụ huyết trùng trâu, bò, lợn; viêm phổi và màng phổi truyền nhiễm, viêm phế Lợn 10 - 20 quản, viêm phổi, lao, viêm màng mũi thối loét, xuyễn lợn Chó 10 - 30 Những phương pháp chẩn đoán dùng rộng Mèo 20 - 30 rãi trong thực tiễn thú y là: nhìn, sờ nắn, gõ và nghe; có thể chọc dò, kiểm tra dịch mũi hoặc Thỏ 50 - 60 chụp X - quang khi cần thiết. I. Khám động tác hô hấp Dê, cừu 12 - 20 1. Tần số hô hấp. Gia cầm Tần số hô hấp là số lần hô hấp trong một phút. Thường đếm số lần hô hấp trong 2 – 3 phút rồi lấy kết quả trung bình. Tính tần số hô hấp bằng cách: quan sát hoạt động của cánh mũi, để tay trước lỗ mũi đếm số lần khí vào ra, nghe tiếng phế quản, hoạt động của thành ngực và bụng, hoạt động lên xuống của hõm hông. Tần số hô hấp thay đổi phụ thuộc nhiều điều kiện khác nhau như: giống, tuổi, tính biệt, thể chất, tình trạng dinh dưỡng, trạng thái cơ thể, môi trường. Nhìn chung, con đực thở chậm hơn con cái. 75
- Con vật có thể vóc bé thở nhanh hơn con có thể vóc lớn. Con vật non thở nhanh hơn con già và con trưởng thành. Giống nhập nội thở nhanh hơn giống địa phương. Mùa hè con vật thở nhanh hơn mùa đông. Buổi trưa con vật thở nhanh hơn buổi tối. Lúc lao tác con vật thở nhanh hơn lúc nghỉ ngơi. a) Thở nhanh (polypnoe): thường do các bệnh sau: - Những bệnh làm hẹp diện tích hô hấp ở phổi như viêm phổi, lao phổi; những bệnh làm mất đàn tính của phổi như khí thũng phổi, xẹp phổi; những bệnh làm hạn chế hoạt động hô hấp như chướng hơi dạ dày, ruột. - Những bệnh gây sốt cao - Những trường hợp thiếu máu nặng. - Bệnh ở tim, tuần hoàn rối loạn - Bệnh ở hệ thần kinh, khi con vật quá đau đớn. b) Thở chậm (oligopnoe): thường do những bệnh làm hẹp thanh - khí quản, thần kinh bị ức chế nặng, trúng độc, rối loạn chức năng thận, bệnh gan, bại liệt sau khi đẻ, khi con vật sắp chết; trong chứng xetol huyết ở bò sữa, viêm não tuỷ truyền nhiễm của ngựa. 2. Thể hô hấp. a) Thở thể ngực: là lúc con vật thở, thành ngực hoạt động rõ, còn thành bụng, cơ hoành hoạt động ít hay không hoạt động. Chó khoẻ thở thể ngực; những loài gia súc khác thở thể ngực – bụng. Nếu chỉ thở thể ngực là có bệnh. Nguyên nhân có thể là: viêm phúc mạc, liệt cơ hoành, chướng bụng đầy hơi, bội thực, báng nước, gan, lách sưng to, bàng quang căng to do bí đái b) Thở thể bụng: là lúc con vật thở, thành bụng hoạt động rõ. Con vật thở thể bụng thường là do có bệnh ở xoang ngực như: viêm màng phổi, phổi khí thũng, tràn dịch màng phổi, liệt cơ liên sườn, viêm dây thần kinh liên sườn. c) Thở hỗn hợp: là khi con vật thở có sự phối hợp nhịp nhàng của thành ngực và thành bụng. Con vật khoẻ thở theo một nhịp điệu nhất định: lúc hít vào, lồng ngực và thành bụng phồng lên và ngược lại. Hít vào và thở ra theo tỉ lệ nhất định như sau: Thời gian nghỉ sau mỗi lần thở bằng nhau. Loài Tỷ lệ hít vào/thở ra Những rối loạn hô hấp: - Hít vào kéo dài: thường do hẹp đường hô hấp Bò 1/1.2 trên. Ngựa 1/1.8 Thở ra kéo dài: do khí trong phổi ra ngoài khó khăn. Thường trong các bệnh viêm phế quản nhỏ, Lợn 1/1 phổi khí thũng mãn tính. - Thở ngắt quãng: động tác hít vào và thở ra Chó 1/1.64 không liên tục, ngắt ra nhiều động tác hô hấp nhỏ. 76
- Thường do viêm màng phổi, thành ngực đau, viêm phế quản nhỏ, phổi khí thũng; cũng có thể do viêm não, màng não, liệt sau khi đẻ, trúng độc urê, cetol huyết ở bò, khi con vật sắp chết. - Thở Kusmôn (Kussmaul): đặc điểm là thở từng cái sâu và dài, tần số hô hấp giảm nhiều, có tiếng ran. Do thần kinh bị ức chế nặng. Thường gặp thở Kusmôn khi não bị thuỷ thũng, trong bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm, bệnh carê ở chó, phó thương hàn bê nghé. Thở Kusmôn là tiên lượng không tốt. - Thở Biot: đặc điểm là thở vài nhịp rồi nghỉ vài giây đến 30 giây, sau đó lại tiếp tục thở. thở Biot do tính hưng phấn của trung khu hô hấp giảm, gặp trong các bệnh não ứ máu, u não, viêm não nặng và khi trúng độc. - Thở Sây-Stoc (Cheyne-Stokes): đặc điểm là động tác thở yếu đến mạnh, sâu và nhanh dần; sau đó lại chậm, nông và yếu dần; thời gian nghỉ khoảng 1/4 – 1/2 rồi lại nhanh dần. Nguyên nhân có thể là tính hưng phấn đối với CO2 giảm, phải khi có một lượng CO2 lớn hơn bình thường mới gây hưng phấn hô hấp, khi đó con vật thở nhanh. Nhưng thở nhanh đào thải khí CO2 nên nồng độ của nó trong máu lại giảm xuống không đủ gây hưng phấn trung khu hô hấp dẫn đến thở chậm lại. Thở Sây-Stoc gặp trong bệnh viêm não, chảy máu não, xơ cứng động mạch, viêm thoái hoá cơ tim, và trong một số trường hợp trúng độc. 3. Khó thở. Khó thở là rối loạn hô hấp phức tạp biểu hiện bằng thay đổi lực thở, tần số, nhịp thở và thể thở. Hậu quả là cơ thể thiếu oxy, những sản phẩm chưa được oxy hoá hoàn toàn và khí CO2 tích lại nhiều trong máu gây nên hiện tượng niêm mạc tím bầm và trúng độc axit. a) Hít vào khó: con vật vươn cổ, cánh mũi mở rộng, 4 chân dạng ra, lưng cong. Thường do đường hô hấp trên bị hẹp trong bệnh viêm thanh quản, liệt thanh quản, hoặc các cơ quan lân cận xưng to chèn ép lên thanh quản. b) Thở ra khó: khi thở con vật phải hóp bụng, cung sườn nổi lên, lưng cong, hậu môn lòi ra ngoài. Thở khó do phế quản nhỏ bị viêm sưng hoặc hoặc lòng phế quản chứa chất thẩm xuất. Thở khó gặp trong bệnh phổi khí thũng mãn tính, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi và màng phổi. c) Thở khó hỗn hợp: là động tác hít vào và thở ra đều khó khăn. Thường gặp thể này trong các bệnh: Viêm phổi, thuỷ thũng, khí thũng phổi, xung huyết phổi, khối u chèn ép; Viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, suy tim, làm ứ máu ở tiểu tuần hoàn, những bệnh làm hồng cầu vỡ hàng loạt (huyết bào tử trùng) Những bệnh làm tăng thể tích xoang bụng: chướng hơi dạ dày, ruột, gan sưng, bội thực dạ cỏ. Những bệnh làm rối loạn thần kinh như u não, viêm não, xung huyết não Những bệnh gây sốt cao. 77
- II. Khám đường hô hấp trên 1. Nước mũi. Con vật khoẻ không có nước mũi. Bò có ít nước mũi, ngựa lao tác nặng cũng có nước mũi. Khi dịch mũi chảy nhiều là triệu chứng bệnh. Do tổn thương tổ chức, chủ yếu là đường hô hấp, niêm mạc đường hô hấp tiết nhiều dịch cộng với những mảnh tổ chức, tế bào thượng bì long tróc; thậm chí có cả máu và những mảnh thức ăn làm dịch mũi như mủ. Có thể dựa vào lượng dịch mũi, tính chất của nó để chẩn đoán vị trí bệnh biến, tính chất bệnh. a) Số lượng nước mũi: Nước mũi nhiều gặp trong viêm niêm mạc đường hô hấp cấp tính, tỵ thư cấp, viêm màng mũi truyền nhiễm ở thỏ, viêm màng mũi thối loét ở bò. Nước mũi ít trong bệnh lao, tỵ thư mãn, viêm phổi, phế quản mãn. Nước mũi chảy một bên: thường do viêm xoang mũi Nước mũi chảy hai bên: thường do bệnh ở phổi. b) Độ nhầy của nước mũi Tuỳ theo thành phần là chất nhầy, mủ hay những mảnh tổ chức mà độ nhầy của nước mũi khác nhau. Nước mũi trong suốt, không màu: thấy ở giai đoạn đầu của viêm cấp tính. Nước mũi đục, nhầy, có mủ: viêm thanh quản, viêm đường hô hấp trên lâu ngày (tế bào thường bì tróc ra và xác của bạch cầu lẫn vào), viêm phổi hoá mủ, phổi hoại thư. c) Màu nước mũi: Nếu chỉ có tương dịch thì không màu, nếu lẫn mủ thì màu vàng, xanh hoặc màu tro; nếu lẫn máu thì nước mũi có màu đỏ hay màu rỉ sắt (màu đỏ do xuất huyết đường hô hấp trên, màu rỉ sắt thường do xuất huyết phổi, viêm phổi thuỳ). d) Mùi của nước mũi: Nước mũi thối: viêm phổi, viêm phế quản hoại thư; nước mũi có mùi cetol gặp ở bò bị chứng cetol huyết. e) Nước mũi có dị vật: có thể là những mảnh thức ăn do con vật bị nôn, liệt thanh quản; nước mũi có bọt khí thường do phổi thuỷ thũng, xuất huyết phổi. 2. Khám niêm mạc mũi. Khám niêm mạc mũi, cũng như kết mạc mắt, rất có ý nghĩa trong chẩn đoán. Một số bệnh truyền nhiễm có những biểu hiện điển hình ở niêm mạc mũi như bệnh tỵ thư ở ngựa. Dùng tay mở rộng vành mũi, hướng cho ánh sáng mặt trời chiếu vào hoặc dùng đèn soi để kiểm tra. Màu sắc của niêm mạc mũi: khác nhau ở từng loài. Niêm mạc mũi có lấm chấm xuất huyết: chứng bại huyết, thiếu máu truyền nhiễm. Niêm mạc mũi xuất huyết: viêm màng mũi cấp tính hoặc do viêm các cơ quan lân cận như viêm hầu. 78
- Niêm mạc mũi trắng bệch, tím bầm, hoàng đản: giống như phần màu của niêm mạc. Niêm mạc mũi có mụn như hạt kê, có bờ rõ, màu vàng xám: bệnh tỵ thư ngựa. Cũng có thể gặp niêm mạc mũi sưng, sẹo ở niêm mạc mũi. 3. Khám xoang mũi. Hình dạng: Xoang mũi có thể bị biến dạng do viêm gây tích mủ, bệnh mềm xương, viêm teo mũi truyền nhiễm, ung thư xương. Sờ nắn chú ý độ cứng, ôn độ và độ mẫn cảm của vùng da ngoài xoang mũi. Nếu vùng da ngoài nóng, ấn vào thấy phản xạ đau là do viêm xoang, hoặc có u các tính. Gõ bằng búa gõ hay ngón tay để xem âm phát ra, gõ cả hai bên. Nếu thấy âm đục, có thể tích mủ bên trong hoặc u xương. Khoan xoang trán: được áp dụng khi cần thiết. Gia súc nhỏ có thể chụp X-quang xoang trán để chẩn đoán. 4. Khám thanh quản và khí quản. a) Khám ngoài: nhìn, sờ, và nghe. Nhìn bên ngoài có thể phát hiện thanh quản bị sưng. Thanh quản sưng trong bệnh viêm hạch truyền nhiễm ở ngựa; ở trâu bò gặp trong bệnh nấm xạ khuẩn, nhiệt thán, thuỷ thũng ác tính. Nếu sưng một vùng rộng: do thuỷ thũng mà nguyên nhân là các bệnh ở tim (viêm bao tim do ngoại vật). Sờ nắn vùng thanh quản: con vật đau là do viêm thanh quản Nghe thanh quản: nghe được rất rõ âm thanh quản, khi thanh quản bị viêm, lòng thanh quản chứa nhiều dịch thầm xuất thì ta nghe thấy tiếng ran khô hoặc ướt rất rõ. b) Khám bên trong. Chủ yếu là nhìn trực tiếp hoặc dùng camera nội soi. Với gia súc nhỏ có thể mở mồm và dùng thanh sắt đè lưỡi xuống để quan sát niêm mạc họng, thanh quản. Gia cầm thì dùng tay mở rộng mỏ và quan sát. Gia súc lớn rất khó làm và rất nguy hiểm. 5. Kiểm tra ho. Ho là một phản xạ có tính chất bảo vệ, nhằm tống ra ngoài những vật lạ như dịch thẩm xuất, vi trùng, bụi bẩn. Khi kích thích niêm mạc đường hô hấp, cung phản xạ ho bắt đầu ở nốt nhận cảm, thông qua các nhánh của thần kinh mê tẩu, đến trung khu hô hấp nằm ở hành tuỷ. Những kích thích đó làm trung khu hô hấp hưng phấn. Trước hết con vật hít vào sâu, thanh quản đóng chặt tạo nên một áp lực lớn trong khí quản và trong phổi. Đến một áp lực nào đó thanh quản mở nhanh gây tiếng ho. Có thể gây ho bằng cách bóp mạnh vào phần sụn giữa thanh quản và đốt khí quản thứ nhất. Với trâu bò, có thể dùng vải gạc bịt chặt mũi để gây ho. Ở gia súc nhỏ như bê nghé thì kéo mạnh da vùng vai, đồng thời dùng tay ấn mạnh vào sống lưng để gây ho. Mục đích gây ho: Bình thường việc gây ho đối với gia súc khoẻ khó khăn. Nhưng khi con vật bị bệnh đường hô hấp thì gây ho dễ dàng. 79
- Khi khám ho cần chú ý tần số ho, lực ho và tính chất tiếng ho. Ho từng cơn: thỉnh thoảng con vật ho thành cơn dữ dội, sau một thời gian thì ho lại lặp lại. Gặp trong bệnh viêm phế quản, viêm thanh quản. Điều này được giải thích như sau: vì trong các bệnh này, niêm dịch xuất hiện nhiều ở đường hô hấp, khi nhiều tới ngưỡng kích thích thì mới gây ho. Thường là ho ướt, khi nào dịch được đẩy hết ra thì hết ho. Dịch xuất hiện lại thì lại lặp lại giống như lần trước. Ho liên tục: ho không ngớt, nhưng thường là không dữ dội bằng ho từng cơn. Thường gặp trong bệnh viêm phế quản nhỏ, viêm phổi. Nguyên nhân là do các sản phẩm của viêm ở phổi và phế quản nhỏ khó bị đẩy ra ngoài. Nó liên tục tác động vào cơ quan nhận cảm ở đường hô hấp và gây ho. Về lực ho: Tiếng ho khoẻ: chứng tỏ phổi con khoẻ, thường là bệnh ở họng, khí quản hay phế quản lớn. Tiếng ho yếu: do phổi bị bệnh như mất đàn tính, thuỷ thũng, viêm dính màng phổi và lồng ngực. Tiếng ho ngắn: là thanh quản còn khoẻ, khả năng đóng tốt Tiếng ho dài: là thanh quản bị bệnh nặng, khả năng đóng kém. Ho khan: ho không kèm theo dịch viêm. Xảy ra khi viêm viêm màng phổi. Ho ướt: là ho có kèm theo dịch viêm. Xảy ra khi bị viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi. Ho đau: biểu hiện khi ho con vật vươn cổ, chân cào đất, rên rỉ. Gặp trong bệnh viêm màng phổi, viêm niêm mạc đường hô hấp nặng. III. Khám ngực Khám ngực là công việc rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh. Qua nhìn, sờ, sắn, gõ và nghe vùng phổi có thể phát hiện được một số bệnh ở phổi. Việc tiến hành chọc dò xoang ngực cũng có thể được áp dụng nhưng chỉ khi thực sự cần thiết; chụp X - quang thường áp dụng đối với tiểu gia súc. 1. Nhìn vùng ngực Bình thường, khi thở thành ngực phải trái hoạt động đều đặn và rõ. Khi bị bệnh lồng ngực co dãn không nhịp nhàng, không rõ. Thường do phổi khí thũng hoặc viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ. Có khi chỉ có một bên lồng ngực hoạt động rõ. Thường gặp khi màng phổi bên hoạt động yếu bị viêm, xẹp phổi, tắc phế quản. 2. Sờn nắn vùng phổi. Dùng tay sờ nhẹ hoặc ấn mạnh vào các khe sườn để kiểm tra: Nếu từng vùng da ngực nóng thì có thể do viêm tại chỗ hoặc do viêm màng phổi. Nếu con vật có phản xạ đau như khó chịu, né tránh, kêu la rên rỉ là do viêm màng phổi hoặc bị thương tại chỗ. Với những co vật gầy mà bị viêm màng phổi thì khi sờ vùng ngực còn cảm giác được tiếng cọ màng phổi khi con vật thở. 3. Gõ vùng phổi. 80
- Căn cứ vào âm thanh phát ra lúc gõ để để phán đoán những thay đổi bệnh lý ở phổi. a) Phương pháp gõ. Gia súc lớn: để đứng tự nhiên, dùng phiến gõ và búa gõ để gõ. Trong bất cứ trường hợp nào cũng phải để phiến gõ áp sát vào da nơi gõ thì âm thanh phát ra mới chính xác. Gia súc nhỏ có thể thay búa gõ và bảng gõ bằng ngón tay của người gõ. Gõ theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Mỗi điểm gõ hai cái, khoảng cách giữa các điểm gõ là 3 – 4 cm. Nên gõ cả hai bên thành ngực đối diện để so sánh. b) Vùng gõ phổi. - Loài nhai lại: vùng gõ được giới hạn như sau: Bờ trước lấy cơ khuỷu làm giới hạn Bờ trên cách sống lưng một bàn tay Bờ sau là một đường cong bắt đầu từ gốc sườn 12, được nối giữa 3 điểm: 1) giao điểm của đường thẳng kẻ từ gờ xương cánh hông, song song với mặt đất, cắt xương sườn 11; 2) giao điểm của đường ngang kẻ từ khớp vai song song với mặt đất, cắt xương sườn 8; 3) điểm thứ ba là tận cùng xương sườn 4. - Ngựa: vùng gõ được giới hạn như sau: Cạnh trước lấy vùng cơ khuỷu giới hạn Cạnh trên cách sống lưng một bàn tay Cạnh sau là đường cong bắt đầu từ gốc sườn 17, qua các giao điểm: 1) giao điểm của đường ngang kể từ gờ xương cánh hông song song với mặt đất và cắt xương sườn 16; 2) giao điểm của đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi, cắt sườn 14; 3) giao điểm của đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai cắt sườn 10; 4) tận cùng ở xương sườn 5. - Lợn: bờ trước và bờ trên vùng gõ giống ở ngựa, bờ sau bắt đầu từ gốc sườn 11, qua các giao điểm sau: 1) giao điểm của đường ngang kẻ từ mỏm xương ngồi với xương sườn 9; 2) giao của đường ngang kẻ từ khớp vai cắt xương sườn 7; 3) tận cùng ở gian sường 4. - Chó: bờ trước giáp với xương bả vai, bờ trên cách sống lưng 3 ngón tay; bờ sau bắt đầu từ gốc sườn 12 qua các giao điểm sau: 1) gờ xương cánh hông và sườn 11; 2) mỏm xương ngồi và sườn 10; 3) khớp vai và sườn 8; 4) tận cùng ở gian sườn 6. Đầu tiên gõ trên 3 đường thẳng: đường từ xương cánh hông; đường từ u ngồi; đường từ khớp vai. Gõ trên 3 đường đó nhằm xác định điểm giới hạn vùng phổi và các khí quan vùng bụng. Vùng phổi thường có âm trong, vùng rìa phổi có âm đục tương đối, vùng cơ hoành có âm đục tuyệt đối. Nối các điểm có vùng âm đục tuyệt đối lại với nhau. Từ ranh giới phía sau gõ về phía trước, từ trên xuống dưới để xác định diện tích vùng gõ và so sánh với diện tích vùng gõ bình thường. Diện tích vùng gõ còn phụ thuộc vào thể tạng con vật béo hay gầy. Con béo thường có vùng gõ phổi hẹp hơn. c) Diện tích vùng gõ phổi thay đổi. Vùng gõ phổi mở rộng về phía sau: thể tích phổi tăng hoặc tích khí trong lồng ngực, phổi khí thũng cấp hoặc mãn tính, tràn khí màng phổi. 81
- Một vùng gõ phổi mở rộng về sau: có thể do viêm phổi, xẹp phổi, khối u; làm một bên phổi phải làm bù và kết quả là vùng gõ bên đó mở rộng. Vùng gõ phổi thu hẹp về phía trước: do thể tích các khí quan trong xoang bụng to lên, đẩy cơ hoành về trước. Gặp trong bệnh đầy hơi ruột, giãn dạ dày, loài nhai lại bị chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ. Ngoài ra còn gặp khi viêm bao tim tích nước, tim giãn. d) Âm gõ phổi và những âm gõ bệnh lý. Khi gõ lên vùng phổi thì sẽ phát ra âm thanh gọi là phế âm. Phế âm ở những điểm khác nhau trên phổi thì khác nhau. Phế âm vang ở nơi giữa phổi, tổ chức phổi dày, khí nhiều; phế âm nhỏ và đục ở rìa phổi, nơi phổi bị che khuất. Con vật béo gầy khác nhau có phế âm khác nhau. Thường con gầy có phế âm vang hơn con béo. Những âm gõ bệnh lý: - Âm đục tương đối và âm đục: xuất hiện do lượng khí trong phế nang giảm, xẹp phổi, lồng ngực tích nước. Nguyên nhân: + Viêm phổi thuỳ (pneumonia crouposa): ở thời kỳ gan hoá, dịch thẩm xuất chứa đầy trong các phế nang, vùng âm đục thường ở vùng dìa dưới phổi, tiếp giáp với vùng âm đục của tim. Ranh giới phía trên thường là đường cong lồi, khi bị nặng thì đường cong ấy đến tận đường ngang kẻ từ khớp vai. + Viêm phổi cata (pneumonia catarhalis): vùng âm đục phân tán nên khó phát hiện. + Viêm phổi do ngoại vật: âm đục xuất hiện ở vùng rìa sau của phổi Lao phổi, giun phổi ở bò; tỵ thư, viêm phổi, màng phổi truyền nhiễm ở ngựa; dịch tả lợn mãn tính. + Phổi thuỷ thũng nặng: dịch thẩm lậu làm tắc một số lớn phế nang tạo thành vùng âm đục tương đối. + Viêm màng phổi: dịch thẩm xuất đọng lại tạo thành vùng âm đục nằm ngang và thay đổi theo tư thế con vật. Nếu viêm mãn tính thì vùng âm đục này tồn tại lâu dài. Thường dễ phát hiện ở tiểu gia súc. + Lưu ý các trường hợp da vùng thành ngực bị viêm, sưng dày lên, khối u ở thành ngực; cũng làm cho vùng gõ phổi có âm đục. - Âm bùng hơi: Do đàn tính của tổ chức phổi kém, trong xoang ngực, trong phổi chứa nhiều khí gây nên. Âm bùng hơi là triệu chứng bệnh lý. Âm bùng hơi gặp trong các bênh sau: bệnh lao phổi; viêm phế quản mãn tính; viêm phổi thuỳ ở thời kỳ xung huyết và thời kỳ tiêu tan; viêm phổi cata; tràn dịch màng phổi; tràn khí màng phổi. - Âm hộp: âm hưởng vang nhưng ngắn gọi là âm hộp. Nguyên nhân do phổi bị khí thũng nặng, các phế nang bị giãn và thể tích phổi tăng. - Âm bình dạn: do vùng phổi có hang thông với phế quản, khi gõ khí ra vào phế quản và hang tạo nên âm thanh giống như gõ vào bình bị nứt. Gặp trong trong bệnh lao. 82
- - Âm kim thuộc: khi các hang ở phổi chứa đầy khí, khi tràn khí màng phổi nặng, bao tim tích khí, thoát vị cơ hoành; gõ vùng phổi nghe như gõ vào mảnh kim loại gọi là âm kim thuộc (giống như ta đập quả bóng được bơm căng xuống đất). 4. Nghe phổi Trong các phương pháp chẩn đoán bệnh ở hệ hô hấp thì phương pháp nghe phổi là quan trọng nhất. Nghe phổi có thể phát hiện ra các âm bệnh lý khi phổi bị bệnh, từ đó cho phép người thầy thuốc tìm ra bệnh cho con vật. a) Phương pháp nghe. Nghe trực tiếp: Người khám đứng quay mặt cùng chiều với gia súc, một tay bám lên sống lưng gia súc làm điểm tựa, áp tai vào vùng phổi sau khi đã phủ một viếng vải sạch để tránh bẩn. Nghe gián tiếp: dùng ống nghe. Khi nghe phải để con vật ở nơi yên tĩnh, con vật phải đứng yên. Thường bắt đầu nghe ở giữa phổi, rồi nghe theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Nghe từ từ điểm này qua điểm khác, mỗi nơi nghe vài ba lần thở, nghe cả hai bên phổi để có sự so sánh. Để tiếng phế nang được rõ hơn có thể bịt bớt lỗ mũi con vật để nó hít vào mạnh hơn, sâu hơn, và nghe rõ hơn. Vị trí vùng nghe phổi giống với vị trí vùng gõ phổi. Loài nhai lại nghe vùng trước xương bả vai có kết quả hơn gõ. a) Những âm hô hấp sinh lý. - Âm thanh quản: khi gia súc thở, khí từ xoang mũi vào hầu rồi vào khí quản, cọ xát vào khí quản và tạo nên âm này. Đặt ống nghe vào vùng hầu của gia súc thì nghe được khá rõ âm “khờ”, đây chính là âm thanh quản. - Âm khí quản: nghe rõ từ hầu đến ngực. Thực chất của nó chính là âm thanh quản vọng vào. - Âm phế quản: các loài gia súc đều nghe được âm phế quản ở khoảng sườn 3 - 4. Âm phế quản là dư âm của âm khí quản vọng vào. Riêng ngựa không nghe được âm phế quản, toàn bộ vùng phổi ngựa chỉ nghe được âm phế nang. Nếu nghe được âm phế quản chứng tỏ ngựa bị bệnh đường hô hấp. - Âm phế nang: nghe được trên mọi vị trí của phổi, âm này rất nhẹ, nghe như "phờ". Âm này nghe rõ khi gia súc hít vào. Âm phế nang có thể do tiếng vọng của âm phế quản, có thể do khí vào phế nang với tốc độ lớn gây nên. Cường độ và tính chất của âm phế nang phụ thuộc vào yếu tố giống, độ béo, tuổi gia súc, trạng thái thần kinh. Gia súc gầy, gia súc trong trạng thái hưng phấn nghe âm phế nang rất rõ, đặc biệt là ở chó; ở trâu bò nghe rõ hơn ở ngựa, nhất là vùng rốn phổi, ngay sau xương bả vai; lợn nghe rất khó. c) Âm hô hấp thay đổi. - Âm phế nang tăng: nghe rõ, thô và sâu hơn bình thường. 83
- Âm phế nang cả hai bên phổi tăng, đều nhau: do trung khu hô hấp bị hưng phấn, phổi vẫn nguyên lành. Âm phế nang tăng cục bộ: vùng tăng vùng giảm. Gặp khi viêm phổi- phế quản. Âm phế nang tăng một bên, giảm một bên: gặp trong bệnh viêm phổi thuỳ. Âm phế nang giảm: gia súc thở nông và yếu. Âm phế nang giảm có thể do tổ chức dưới da bị thuỷ thũng, sưng dày; bệnh trong lồng ngực như viêm màng phổi, xoang ngực tích nước, gia súc đau đớn làm ức chế hô hấp; một số bệnh làm hẹp đường hô hấp gây khó thở. Âm phế nang thô: là do phế quản bị viêm sưng, lòng phế quản rộng hẹp không đều. Không khí ra vào cọ sát và gây nên. + Âm phế nang mất: do phế nang hoặc phế quản bị tắc. Thường khi mất âm phế nang thì gõ phổi có âm đục vì đã có sự xuất hiện của dịch rỉ viêm. 5. Những âm hô hấp bệnh lý 5.1. Âm phế quản bệnh lý. Nếu nghe được âm phế quản ở ngựa là bệnh lý Gia súc khác, nếu chỉ nghe thấy âm phế quản mà không nghe thấy âm phế nang thì cũng là trường hợp bệnh lý. Âm phế quản bệnh lý thường nghe được ở dìa sau của phổi (vì viêm phổi hay viêm màng phổi thường xuất phát từ vùng đó). Các bệnh viêm phổi thuỳ, phó thương hàn bê nghé, suyễn lợn, giun phổi, nghe được âm phế quản ở vùng rộng; các bệnh lao phổi, tỵ thư nghe được âm phế quản ở vùng hẹp. 5.2. Âm ran (Rhonchi): bao gồm âm ran kho và âm ra ướt. + Âm ran khô (Rhonchi Sicca): nghe như tiếng rít. Nguyên nhân do dịch thẩm xuất đọng lại trong lòng phế quản đã khô lại; hoặc do phế quản bị chèn ép, hẹp lại. Khi không khí đi qua sẽ phát ra âm này. + Âm ra ướt (Rhonchi humidi): nghe khò khè. Nguyên nhân là không khí vào ra làm chuyển dịch các dịch thể lẫn bọt khí trong đường hô hấp. Gặp tiếng ran ướt trong các bệnh suy tim, phổi ứ máu, viêm phổi, khi con vật mê man. Nếu tiếng ran nghe được ở vùng nhỏ thường do lao; nếu nghe được trên diện rộng thường do viêm phổi. 5.3. Tiếng vò tóc (Creptiatio). Nghe như tiếng phát ra khi dùng tay xoa lên mái tóc, hay như tiếng bọt xà phòng bị vỡ. Nguyên nhân có thể là do phế quản và phế nang nhỏ chứa nhiều dịch rỉ viêm, khi thở ra, phế nang xẹp lại, khi hít vào, phế nang phồng lên, dịch rỉ viêm bị tách ra gây nên tiếng vò tóc. Tiếng vò tóc là triệu chứng của bệnh viêm phổi, thuỷ thũng phổi, xung huyết phổi; nhưng thường là lúc dịch thẩm xuất còn ít; khi dịch thẩm xuất nhiều sẽ gây lên tiếng ran. Phân biệt giữa tiếng ran và tiếng vò tóc: Tiếng vò tóc mịn, đều, phát ra trên diện rộng; tiếng ran thô, to nhỏ không đều, phát ra trên diện hẹp. Tiếng vò tóc là triệu chứng tạm thời, tiếng ran là triệu chứng trường diễn. Tiếng vò tóc chỉ nghe được khi hít vào, tiếng ran nghe được cả khi hít vào và thở ra. 84
- 5.4. Tiếng thổi vò. Nghe như gió thổi qua miệng vò. Thường do xuất hiện những hang. Những hang này thông với phế quản nên khí lưu động trong phế quản, vào hang bệnh mà gây nên. 5.5. Tiếng cọ màng phổi. Nghe như khi ta dùng tay chà sát nhẹ lên quả bóng bay được bơm căng. Do màng phổi bị viêm, fibrin đọng lại, sần sùi. Khi phổi hoạt động sẽ phát ra tiếng này. Tiếng cọ màng phổi là triệu chứng của bệnh viêm phổi. Nó thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn ngắn. Khi dịch thẩm xuất quá nhiều làm lá thành và lá tạng bị cách xa nhau; hoặc khi lá thành và lá tạng dính chặt lại với nhau, tiếng cọ sẽ mất. 5.6. Tiếng vỗ nước (Succusio Hypocratis). Nghe thấy óc ách như khi khua tay vào chậu nước. Nguyên nhân do dịch thẩm xuất, thẩm lậu tích lại nhiều trong xoang ngực, khi thở hay lúc tim đập sẽ phát ra tiếng trên. IV. Chọc dò xoang ngực và kiểm tra dịch chọc dò. 1. Phương pháp chọc dò Thủ thuật chọc dò được áp dụng khi nghi trong xoang ngực có dịch thẩm xuất hay thẩm lậu. Khi chọc dò phải tuyệt đối vô trùng. a) Vị trí chọc dò. Loài nhai lại chọc ở khe sườn 6 bên trái, khe sườn 5 bên phải, trên dưới đường ngang kẻ từ khớp khuỷu. Ngựa: gian sườn 7 bên trái, gian sườn 6 bên phải, trên dưới đường ngang kẻ từ khớp khuỷu. Lợn: gian sườn 8 bên trái, gian sườn 7 bên phải Chó: gian sườn 8 bên trái, gian sườn 6 bên phải. Nên chọc dò bên phải để tránh vùng tim. b) Các bước chuẩn bị. Cố định gia súc chắc chắn. Làm sạch và vô trùng dụng cụ chọc dò. Cắt lông, sát trùng vị trí chọc dò bằng cồn iod. c) Tiến hành chọc dò. Kéo lệch da trước khi chọc. Mục đích là để làm cho lỗ thủng da và thành ngực không thông với nhau, làm cho vết thương kín, tránh nhiễm trùng. Tay cầm kim chọc theo phương thẳng đứng. Khi kim đã qua da và thành ngực rồi thì lực cản rất nhẹ. Nếu đúng vị trí xoang ngực thì dịch sẽ chảy ra, nếu chảy ra máu tươi là đã đâm trúng phổi; khi đó cần phải lùi kim ra. Sau khi chọc dò xong phải kéo da lại vị trí cũ và sát trùng. 2. Kiểm nghiệm dịch chọc dò. Dịch chọc dò có thể là dịch thẩm xuất (Exudate) hoặc là dịch thẩm lậu (Transudate). Có thể từ vài mililít đến hàng lít. 85
- a) Kiểm tra qua mắt thường. Dịch thẩm xuất đục, để ngoài không khí thì đông lại; dịch thẩm lậu thường trong, để ngoài không khí không đông. b) Hoá nghiệm dịch chọc dò. - Phản ứng Rivalta. Nguyên lý: nếu là dịch thẩm xuất thì có nhiều protein, đặc biệt là Serosamycin, trong dung dịch axit axetic loãng sẽ kết tủa thành vẩn mây trắng. Tiếng hành: cho vào ống đong 100 ml nước cất và hai giọt axit axetic đặc, lắc đều. Lấy dịch chọc dò nhỏ vào 1- 2 giọt. Nếu trong ống đong vẩn đục như mây trắng là phản ứng dương tính (dịch thẩm xuất). Nếu trong suốt là phản ứng âm tính (dịch thẩm lậu). - Phản ứng Mopit (Mopitz). Cho vào ống nghiệm 2 - 3 ml dung dịch kiểm nghiệm, rồi nhỏ vào 1 giọt dung dịch axit axetic 5%. Nếu dung dịch đục, kết tủa là phản ứng dương tính; nếu đục mà không kết tủa là phản ứng âm tính. + Kiểm tra qua kính hiển vi. Dùng 10 ml dịch chọc dò mới lấy, đem ly tâm nhẹ. Lấy 1 giọt cặn ly tâm phiết kính, để khô trong không khí, cố định bằng cồn methylic trong 5 phút, nhuộm bằng giemsa hoặc bằng bleu methylen 1%. Kiểm tra qua vật kính dầu. Nếu thấy một ít hồng cầu trên tiêu bản: có thể do xuất huyết từ vết chọc dò. Nếu thấy rất nhiều hồng cầu: có thể xuất huyết trong xoang ngực. Nếu thấy nhiều bạch cầu, bạch cầu trung tính: có thể viêm màng phổi. Nếu rất nhiều lâm ba cầu: có thể do lao phổi Nếu dịch chọc dò toàn máu: có thể bị ung thư. Vì vậy cần chú ý các tế bào ung thư. V. Khám đờm. Đờm là chất tiết của đường hô hấp khi có bệnh, có khi lẫn cả mảnh thức ăn. 1. Cách lấy đờm. Chuẩn bị khẩu trang, áo blue, găng tay cho người lấy đờm. Cố định gia súc. Chuẩn bị một que bông có cán dài, vô trùng; một cái chậu cũng đã vô trùng. Một người cầm chậu để trước mồm gia súc để hứng. Người thứ hai một tay kéo lưỡi, một tay ấn mạnh vào vùng thanh quản gia súc để gây ho. đờm sẽ bắn ra khi con vật ho. Nếu không gây ho được thì dùng que bông cho trực tiếp vào miệng, ngoáy để lấy đờm. Đờm lấy xong cho vào hộp lồng đã sát trùng, đậy kín và đưa kiểm nghiệm ngay. Nếu không kiểm nghiệm ngay được thì cho thêm vào vài giọt thymol 2% và bảo quan trong tủ lạnh. 2. Kiểm nghiệm đờm. a) Số lượng 86
- Đờm nhiều: có thể viêm phổi hoại thư hoá mủ, lao, viêm phế quản mãn. b) Màu sắc. Đờm màu đỏ: có thể xuất huyết phổi. Đờm màu nâu xám: có thể tổ chức phổi bị thối rữa (trong bệnh hoại thư phổi). Đờm có màu rỉ sắt: có thể gặp trong bênh viêm phổi thuỳ, giun phổi. c) Kiểm tra qua kính hiển vi. Nhờ kính hiển vi có thể phát hiện ra hồng cầu, tế bào tổ chức, vi trùng. Làm tiêu bản, nhuộm bằng giemsa hoặc bleu methylen 1%. Soi kính. Nếu thấy nhiều bạch cầu trung tính và lâm ba cầu: có thể do bệnh lao Nếu thấy nhiều hồng cầu: có thể do xuất huyết phổi (bệnh lao). Nếu thấy nhiều tế bào thượng bì: có thể viêm đường hô hấp. Kiểm tra dây chun: lấy cục đờm cho vào cốc, cho thêm 3 - 5 ml dung dịch KOH 10%, đun sôi trên ngon lửa đèn cồn, đem ly tâm; lấy cặn đem soi kính với vật kính 8. Nếu có giây chun thì thấy từng bó, từng chùm trên vi trường. Nếu thấy giây chun thì chứng tỏ bệnh phổi rất nặng. Câu hỏi ôn tập - Tần số hô hấp là gì, cách kiểm tra? - Các thể thở và những rối loạn hô hấp? - Kiểm tra nước mũi, Kiểm tra ho? - Khám ngực bằng cách nhìn và sờ nắn? - Xác định và gõ vùng phổi trâu bò, ngựa? - Các âm bệnh lý có thể có khi gõ và nghe phổi? - Chọc dò xoang ngực, hóa nghiệm dịch chọc dò? Tài liệu tham khảo - Respiratory system- Wikipedia: - Introductory Anatomy: Respiratory System: Dr D.R.Johnson, Centre for Human Biology - Hồ Văn Nam (1979), Chẩn đoán bệnh không lây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 87
- CHƯƠNG IX KHÁM HỆ TIÊU HOÁ Tóm tắt chương Chương này được trình bày trong 23 trang tương đương 9 tiết giảng. Nội dung của chương bao gồm: Kiểm tra nhai, nuốt, ợ hơi, nôn mửa. Khám miệng, khám họng và thực quản, khám diều (gia cầm) Khám dạ dày loài nhai lại: khám dạ dày đơn, kiểm tra chất chứa trong dạ dày, khám ruột Kiểm tra phân, chọc dò xoang bụng, khám gan Mục tiêu của chương Sau khi học xong chương này, người học sẽ được cung cấp những kiến thức về vai trò của bộ máy tiêu hóa; những bệnh thường gặp của bộ máy tiêu hóa ở gia súc và cách chẩn đoán bệnh dựa trên các kỹ năng khám lâm sàng cơ bản và khám chuyên biệt. Nội dung của chương Bộ máy tiêu hoá là một cái ống rỗng bắt đầu từ miệng tới hậu môn, gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, gan, tuỵ. Ngoài hai phần miệng và hậu môn ta có thể thăm khám trực tiếp được, còn lại phần lớn bộ máy tiêu hoá đầu nắm trong ổ bụng, muốn thăm khám đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp: hỏi bệnh, khám lâm sàng và cận lâm sang (chọc dò, thông thực quản, dạ dày, ruột, X - quang, soi ổ bụng, xét nghiệm phân và chất chứa trong dạ dày). Những bệnh về tiêu hoá chiếm một tỷ lệ khá quan trọng trong các bệnh nội khoa ở Việt Nam, (ở người, theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai từ 1959 – 1968 bệnh tiêu hoá chiếm 20% và tỷ lệ tử vong chiếm gần 20% tổng số các bệnh nội khoa nói chung). Hệ tiêu hoá đảm nhận chức năng quan trọng là thu nạp các chất dinh dưỡng có từ thức ăn và bài thải những chất cặn bã. Hàng ngày nó phải tiếp nhận đủ thứ hỗn hợp thức ăn. Nên nó chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Quá trình tiêu hoá là một quá trình cơ học, hoá học sinh vật học, những thay đổi bệnh lý cũng sẽ biểu hiện cả trên các mặt: những triệu chứng chức năng, triệu chứng thực thể và triệu chứng cận lâm sàng. Những bệnh của bộ máy tiêu hoá có liên quan mật thiết đến toàn thân và ngược lại những bệnh của toàn thân cũng có những biểu hiện trên tiêu hoá. Do đó khi khám bộ máy tiêu hoá phải chú ý tới toàn thân và các bộ phận khác. Việc phát hiện kịp thời bệnh ở đường tiêu hóa để có biện pháp phòng trị là rất cần thiết. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của hệ tiêu hoá. Nhưng chủ yếu là chế độ ăn, khẩu phần ăn, chế độ nuôi dưỡng và sử dụng gia súc. Lúc đầu thường chỉ là những rối loạn chức năng, nhưng khi kéo dài sẽ trở thành những biến đổi bệnh lý. Rối loạn ở đường tiêu hoá có thể do bệnh trực tiếp ở đường tiêu hóa, cũng có thể do ảnh hưởng của các khí quan khác bên trong cơ thể như phổi, tim. I. Kiểm tra ăn uống. 1. Cách lấy thức ăn và nước uống. 88
- Ngựa: lấy thức ăn bằng môi; trâu, bò: dùng lưỡi; lợn: dùng cả mõm Nếu miệng, lợi, răng lưỡi bị bệnh có thể làm động tác lấy thức ăn thay đổi. - Kém ăn: do sốt cao, bệnh ở đường tiêu hoá - Kén ăn: con vật có thể thích thức ăn tinh khác thường do pH dạ dày tăng; thích ăn thức ăn thô xanh do pH dạ dày giảm. - Ăn nhiều: do đói lâu ngày, con vật mới hồi phục sau khi bị bệnh, đái tháo đường. - Ăn bậy (vớ gì ăn nấy): do thiếu chất, thường là một số nguyên tố can xi, phốt pho, đồng, kẽm hoặc do dịch vị quá chua, do thần kinh rối loạn (bệnh dại). - Uống nhiều nước: do thức ăn khô, do trời nóng, do bị đái tháo đường, nôn mửa, ỉa chảy; hoặc trong một số bệnh truyền nhiễm. - Uống nước giảm: do tắc ruột, liệt thần kinh mặt. II. Kiểm tra nhai Ngựa: đầu ngẩng hoặc cúi khi nhai, miệng ngậm Trâu bò: thường ngẩng đầu khi nhai, há miệng Rối loạn khi nhai - Nhai chậm, thỉnh thoảng ngừng nhai: do sốt cao, bệnh dạ dày. - Nhai nhẹ, nhai đau: bệnh ở răng, viêm lợi. - Hàm răng khép chặt lại: gặp trong bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm, chó dại (có khi là nhai không hay còn gọi là nghiến răng). Nhai lại: đây là một đặc điểm sinh lý bình thường của loài nhai lại, nó liên hệ mật thiết với hoạt động bình thường của dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Kiểm tra nhai lại không chỉ có ý nghĩa chẩn đoán bệnh mà còn có thể đánh giá được tiên lượng. Nhai lại là một phản xạ phức tạp: đầu tiên thức ăn chứa trong dạ tổ ong kích thích cơ quan thụ cảm ở rãnh thực quản và dạ tổ ong. Những xung động theo thần kinh hướng tâm của thần kinh giao cảm truyền đến trung khu nhai lại, đến hạch thần kinh mê tẩu, phản xạ tiếp tục theo dây li tâm của thần kinh mê tẩu truyền đến rãnh thực quản, dạ tổ ong, cơ vân của thực quản và hầu. Các cơ co bóp đẩy thức ăn ngược trở lại miệng, để nhai lại và nuốt thẳng xuống dạ lá sách, rồi dạ múi khế. Thức ăn trong dạ tổ ong ít dần, áp lực trong dạ lá sách, dạ múi khế tăng dần làm mất hưng phấn ở trung khu nhai lại, dẫn đến con vật thôi không nhai lại. Quá trình trên lại được lặp lại khi con vật tiếp tục ăn vào. Bò khoẻ: sau khi ăn 30 - 90 phút bắt đầu nhai lại, mỗi lần nhai kéo dài 50 - 60 - phút, mỗi miếng nhai lại 40 - 80 lần, một ngày đêm nhai lại 6 - 8 lần. Dê, cừu nhai lại nhanh hơn bò và khi gặp những kích thích lạ thì ngừng lại, rồi lại nhai tiếp. Nhai lại thay đổi là dấu hiệu bệnh lý ở dạ dày trước, các bệnh gây sốt cao và nhiều bệnh khác. - Nhai lại chậm và yếu: sau khi ăn, nhai lại xuất hiện chậm, động tác kéo dài và yếu. - Số lần nhai lại ít và ngắn: có khi 1 - 3 lần/ngày đêm, mỗi lần nhai lại không quá nửa giờ. 89
- - Nhai lại đau lúc đẩy thức ăn lên: trong bệnh viêm dạ tổ ong do ngoại vật. - Mất phản xạ nhai lại: bội thực dạ cỏ, đầy hơi dạ cỏ, liệt dạ cỏ, viêm dạ múi khế, nghẽn dạ lá sách, liệt sau khi đẻ, xeton huyết, trúng độc III. Nuốt Rối loạn thường thấy ở ngựa, trâu, bò. Khi nuốt bị rối loạn có thể làm cho thức ăn, nước uống, nước bọt lọt vào trong khí quản gây viêm phổi, phế quản do ngoại vật. 1. Rối loạn nuốt nhẹ: đầu vươn ra, lắc lư, chân trước cào đất, nuốt được ít. Thường thấy trong bệnh viêm họng, có u bướu hay do ngoại vật ở họng. 2. Rối loạn nuốt nặng: biểu hiện bằng chảy dãi, thức ăn trào ngược lên thực quản, ra mũi; thức ăn rơi ra ngoài từ miệng. Gặp trong viêm họng, viêm hạch truyền nhiễm của ngựa, bệnh chó dại, liệt giây thần kinh mê tẩu, liệt thần kinh mặt. IV. Ợ hơi Ợ hơi là một đặc điểm sinh lý của gia súc nhai lại, nhờ ợ hơi mà các khí sinh ra do quá trình lên men trong dạ cỏ được tống ra ngoài. 1. Rối loạn ợ hơi 1.1. Ợ hơi tăng: do trong dạ cỏ sinh nhiều hơi. Gặp trong các trường hợp gia súc ăn các thức ăn dễ lên men sinh hơi, thời kỳ đầu của bệnh chướng hơi dạ cỏ. 1.2. Ợ hơi giảm: do chức năng co bóp của dạ cỏ yếu. Gặp trong các bệnh liệt dạ cỏ, tích thức ăn dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ, tắc rãnh thực quản và trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm gây sốt cao, ợ hơi mùi thối trong bệnh liệt dạ cỏ mãn tính. 1.3. Ợ hơi ngừng hẳn: do tắc rãnh thực quản, chướng hơi dạ cỏ nặng. Trường hợp này cần có biện pháp cấp cứu ngay, nếu không hơi chèn ép cơ hoành gây nghẹt thở làm gia súc chết. Các gia súc không phải nhai lại nếu ợ hơi là hiện tượng bệnh lý. V. Nôn mửa. Bất cứ loài nào nếu thấy nôn mửa là hiện tượng bệnh lý, đặc biệt là loài ăn thịt. Nôn mửa có thể là do phản xạ hoặc do trung khu thần kinh bị kích thích. 1. Nôn mửa do phản xạ: có thể do ngoại vật kích thích vào vòm khẩu cái, cuống lưỡi, ở hầu hoặc do chướng hơi dạ dày, viêm loét, ký sinh trùng (ở dạ dày hay ở não). Rối ruột, viêm phúc mạc, viêm tử cung 2. Nôn do trung khu nôn bị kích thích: gặp trong bệnh viêm màng não, u não, độc tố vi trùng trong các bệnh truyền nhiễm, các trường hợp trúng độc. Đặc điểm nôn do trung khu nôn bị kích thích là sau khi nôn hết thức ăn trong dạ dày thì phản xạ nôn vẫn còn, con vật nôn khan. Do cấu tạo giải phẫu hệ tiêu hoá của các loài gia súc khác nhau. Loài ăn thịt rất dễ nôn, loài nhai lại nôn khó khăn; ngựa nôn rất khó khăn (do van thượng vị đóng rất chặt, do vậy khi buồn nôn có thể gây đến vỡ dạ dày, ruột). Kiểm tra nôn cần chú ý số lần nôn, thời gian xuất hiện, tính chất, mùi, phản ứng và thành phần chất nôn. Nếu nôn một lần mà sau đó không nôn lại thì do ăn quá nhiều. 90
- Một ngày nôn vài lần: thường là do trúng độc. Nôn ngay sau khi ăn: thường do bệnh ở dạ dày Nôn sau khi ăn một thời gian: có thể do tắc ruột. Độ toan trong dạ dày quá cao, chất nôn toan tính và ngược lại. Ruột non bị tắc thì chất nôn kiềm tính. Chất nôn lẫn máu: do viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày trong các bệnh truyền nhiễm hoặc trúng độc. Chất nôn lẫn phân: do ruột già bị tắc. Ngoài ra chất nôn có thể lẫn cả kí sinh trùng và dị vật. VI. Khám miệng Khám miệng rất có ý nghĩa. Các bệnh viêm miệng, viêm hầu, lở mồm long móng, bệnh đậu qua khám miệng có thể chẩn đoán được. Khám miệng thường dùng phương pháp nhìn, sờ, ngửi. Nhìn có thể bằng ánh sáng tự nhiên hoặc dùng đèn chiếu. Khi khám cần chú ý độ khít của môi trên và môi dưới, ôn độ, độ ẩm, mùi trong miệng, những mụn nước, màu sắc niêm mạc, răng, lưỡi 1. Chảy dãi: do trở ngại nuốt, do viêm tuyến nước bọt, hoặc do thức ăn kích thích. 2. Môi: gia súc khoẻ, lúc đứng hai môi ngậm chặt. Môi ngậm chặt, không mỏ ra được gặp trong bệnh viêm màng não hay uốn ván. Môi sưng có thể do trấn thương cơ học, hoặc do viêm cục bộ. 3. Mùi trong miệng: phản ánh quá trình bệnh lý. Ở bò, miệng có mùi xetol thường do chứng xetol huyết (cetonic). Mùi thối do viêm chân răng, do loét miệng, viêm họng, hoặc do thức ăn tích lại lâu ngày thối rữa. 4. Ôn độ miệng. Ôn độ miệng tăng cao khi con vật sốt, viêm miệng, viêm hầu. Ôn độ miệng thấp: khi con vật thiếu máu, suy nhược, sắp chết. 5. Độ ẩm: miệng khô trong các trường hợp ỉa chảy lâu ngày, sốt, đau bụng. 6. Niêm mạc miệng: có mụn nước trong bệnh lở mồm long móng; ở vịt, niêm mạc có màng giả gặp trong bệnh dịch tả vịt; ở gà, niêm mạc có mụn trong bệnh đậu gà. 7. Khám lưỡi Gia súc khoẻ bựa lưỡi rất ít. Nếu bựa lưỡi xuất hiện nhiều chứng tỏ gia súc có bệnh: sốt cao, tắc ruột, viêm dạ dày, ruột Lưỡi sưng: có thể do nấm xạ khuẩn (actyomyces), hoặc do các nguyên nhân cơ học như đinh, gai Lưỡi bị tróc ra từng mảng hoặc có mụn: trong bệnh lở mồm long móng. Lưỡi thò ra ngoài: có thể con vật bị khó thở nặng. Gặp trong bệnh tụ huyết trùng, nấm xạ khuẩn, khi con vật sắp chết. 8. Khám răng 91
- Chú ý độ mòn của răng, tình trạng của chân răng. VII. Khám họng và thực quản 1. Khám họng. 1.1. Khám bên ngoài: nếu thấy cổ vươn về trước, khó nuốt thức ăn, thức ăn trào ra miệng, mũi thì có thể con vật bị viêm họng. Sờ nắn họng thấy sưng, nóng, gia súc có cảm giác đau là con vật bị viêm họng, viêm hạch lâm ba vùng hầu họng. Có thể do bệnh lao hạch, tụ huyết trùng hoặc nấm xạ khuẩn. 1.2. Khám trong: thực hiện khi có dụng cụ mở miệng. 2. Khám thực quản. 2.1. Nhìn thực quản: nếu nhu động của thực quản bất thường, thực quản nổi cục là bệnh lý, có thể bị tắc hoặc liệt thực quản. 2.2. Sờ nắn thực quản: nếu viêm thực quản, tắc thực quản thì sờ nắn có thể phát hiện ra. 2.3. Thông thực quản: dùng để chẩn đoán tắc thực quản và để điều trị bệnh. Cách thông: Trâu, bò, ngựa: dùng ống thông bằng cao su dài khoảng 2 - 3 mét, đường kính trong khoảng 8 milimét, đường kính ngoài khoảng 18 milimét. Lợn: dùng ống thông dài khoảng 95 cm, đường kính ngoài khoảng 12 milimét. Các loại gia súc ta cho ống thông vào miệng; riêng ngựa cho ống thông qua mũi. Để biết ống thông có đúng thực quản hay không cần chú ý: khi ống thông vào đến hầu sẽ có động tác nuốt, không ho, có hằn ống thông ở thực quản, không có khí ra theo ống (nhúng đầu ngoài ống thông vào một chậu nước, nếu không có bong bóng sùi ra là được). Trong trường hợp hẹp, tắc thực quản thì đẩy ông thông khó khăn, khi viêm thực quản thì con vật kêu la dữ dội. VIII. Khám diều (gia cầm) Diều gia cầm là chỗ phình ra của thực quản, nằm hơi lệch về phía phải. Diều phình to: gặp trong bệnh truyền nhiễm Newcastle; hoặc do kí sinh trùng ở diều. IX. Khám vùng bụng. Dùng phương pháp nhìn, sờ nắn, gõ và nghe để khám từ bên ngoài tới các khí quan bên trong xoang bụng để chẩn đoán bệnh. 1. Quan sát vùng bụng. Chú ý thể tích, hình thái, độ đầy của hõm hông và những chỗ lồi lõm khác trên mặt bụng. Trạng thái vùng bụng khác nhau ở các loài gia súc và còn phụ thuộc vào thức ăn, độ béo, gầy của từng cá thể. a) Thể tích vùng bụng to: - Do tích thức ăn đầy dạ dày, ruột. Ở trâu, bò thường bị bội thực dạ cỏ; ngựa tích thức ăn ở manh tràng (gõ có âm đục). - Do tích khí trong dạ dày, ruột (bụng căng và có âm trống). 92
- - Do tích nước: vì một nguyên nhân nào đó mà nước hay dịch rỉ viêm tích lại nhiều trong xoang bụng gây bụng to; cũng có khi do ký sinh trùng, báng nước. Khi chọc dò sẽ có dịch chảy ra. Bùng phình to còn gặp khi con vật có chửa, tắc bàng quang. b) Vùng bụng bé lại: - Do bị ỉa chảy lâu ngày, con vật bị bỏ đói - Do mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính. 2. Sờ nắn vùng bụng. Trâu, bò: sờ nắn để khám dạ cỏ; sờ nắn bên ngoài hoặc qua trực tràng. ngựa: sờ nắn qua trực tràng. Tiểu gia súc: thành bụng nhỏ nên sờ bên ngoài dễ hơn. X. Khám dạ dày loài nhai lại. Gồm dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế Khi mới sinh dạ múi khế to nhất, sau đó dạ cỏ phát triển mạnh và to hơn dạ múi khế gấp nhiều lần. Dạ cỏ không có tuyến tiêu hoá nhưng nhờ hệ vi sinh vật và nhờ quá trình nhu động, kết hợp với dạ tổ ong đẩy thức ăn lên nhai lại, mà quá trình tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ rất phong phú. 1. Khám dạ cỏ. Chức năng vận động, tiêu hoá của dạ cỏ liên quan mật thiết đến toàn thân và đến các túi dạ dày còn lại và ngược lại. Bệnh ở toàn thân, sốt cao, bệnh ở dạ múi khế, lá sách, tổ ong cũng phần nào ảnh hưởng đến dạ cỏ. 1.1. Nhìn: nhìn có thể phát hiện được triệu chứng con vật bị chướng hơi, thể hiện bằng hõm hông trái căng to. Ngược lại nếu hõm hông trái lõm xuống là do con vật bị đói, bị ỉa chảy mãn tính. 1.2. Sờ nắn dạ cỏ: biết được nhu động, tính chất và số lượng thức ăn chứa trong dạ cỏ. Đứng bên trái gia súc, dùng đầu ngón tay ấn vào hõm hông từ nhẹ đến mạnh. Nếu dạ cỏ đầy hơi thì hõm hông căng cứng, ấn tay không để lại vết lõm; nếu vừa ăn xong hoặc bội thực dạ cỏ thì ấn tay để lại vết lõm. 1.3. Nghe nhu động dạ cỏ: dạ cỏ co bóp và thức ăn chuyển động tạo thành tiếng như sấm dội từ xa, nghe to dần, rồi lại nhỏ dần. Lúc đói nhu động dạ cỏ yếu, sau khi ăn 2 giờ thì nhu động mạnh nhất và kéo dài 4 - 6 giờ. Gia súc khoẻ, số lần nhu động trong 2 phút như sau: Trâu, bò: 2 - 5 lần; dê: 2 - 4 lần; cừu: 3 - 6 lần. Thường phải tính nhu động trong 5 phút, sau đó lấy kết quả trung bình. - Nhu động dạ cỏ giảm: gặp trong các bệnh liệt dạ cỏ, dạ cỏ tích thực, các bệnh truyền nhiễm nặng, đầy hơi cấp tính, viêm màng bụng, lúc con vật sắp chết. 93
- - Nhu động dạ cỏ tăng: gặp ở giai đoạn đầu của bệnh chướng hơi dạ cỏ, con vật bị trúng độc, bị tiêm thuốc kích thích nhu động dạ cỏ. 1.4. Gõ dạ cỏ: gõ vào hõm hông bên trái. Bình thường gõ có âm bùng hơi ở phía trên, âm đục tương đối ở giữa, âm đục tuyệt đối ở dưới. - Gõ chỉ thấy âm bùng hơi: do dạ cỏ bị chướng hơi; trường hợp nặng thậm chí có âm kim thuộc. - Gõ chỉ thấy âm đục: do bội thực dạ cỏ Ngoài những phương pháp trên, còn dùng áp kế để đo áp lực trong dạ cỏ, tức là để kiểm tra chức năng co bóp của dạ cỏ. Dùng ống thông dạ dày 1 đầu có gắn bóng cao su luồn vào dạ cỏ theo đường miệng, đầu còn lại nối với một áp kế. Bơm đầy khí vào hệ thống trên, sau đó quan sát sự chuyển động và thời gian chuyển động của kim. ở gia súc khoẻ, lực co bóp của dạ cỏ đo được là 40 - 60 mmHg. 1.5. Kiểm tra chất chứa trong dạ cỏ. Lấy chất chứa trong dạ cỏ qua ống thông dạ dày sau lúc ăn từ 2 - 2,5 giờ. Nếu gia súc bỏ ăn thì không kiểm tra chất chứa trong dạ dày. Mỗi lần kiểm tra lấy khoảng 10 ml chất chứa. - Màu sắc chất chứa: nếu chất chứa có màu cà phê, màu gạch thì có thể bị xuất huyết dạ cỏ; chất chứa màu xanh thường chỉ do thức ăn. - Mùi chất chứa chua, thối: do thức ăn bị tích lại lâu ngày trong bệnh liệt dạ cỏ. - Độ axít: bình thường pH dạ cỏ vào khoảng 6,8 - 7,4; độ axit tổng số khoảng 0,6 - 9,2 đơn vị. Lúc dạ dày có bệnh, độ axit nghiêng về toan, độ axit tổng số có thể lên tới 30 - 40 đơn vị. Khi cần thiết có thể kiểm tra chất chứa qua kính hiển vi: ở bò số lượng thảo phúc trùng vào khoảng 200.000 - 500.000/ml chất chứa, hình thái to nhỏ không đều, trên một vi trường có thể thấy 15 - 20 thảo phúc trùng. Nếu thức ăn không cân đối, dạ cỏ có bệnh, độ pH giảm xuống 6,6 hoặc tăng cao hơn 7,6 thì số lượng thảo phúc trùng giảm hẳn, thậm chí biến mất. 2. Khám dạ tổ ong. Khám dạ tổ ong chủ yếu là kiểm tra cảm giác đau của gia súc. Bệnh chủ yếu ở dạ tổ ong là đầy hơi do kế phát từ chướng hơi dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật. đặc điểm của gia súc nhai lại là dùng lưỡi vơ thức ăn, lưỡi lại bị sừng hoá nên cảm giác với dị vật rất kém. Do vậy mà chúng ăn luôn cả dị vật vào chứa trong dạ cỏ, sau đó dạ cỏ co bóp, nếu dị vật là những thứ cứng và sắc nhọn sẽ đâm thủng thành dạ tổ ong, thậm chí xuyên đến tận cơ tim và các cơ quan khác, gây viêm dính, tạo thành các ổ mủ. - Sờ nắn dạ tổ ong: dạ tổ ong nằm trên mỏm kiếm xương ức, hơi nghiêng về trái, giữa khoảng sườn 6- 8. Người kiểm tra đứng về phía bên trái, dùng khuỷu tay chống vào đầu gối, nắm tay đặt vào vị trí dạ tổ ong, dùng sức mạnh của chân mà nắm tay ấn mạnh vào vùng dạ tổ ong. Nếu con vật bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật thì con vật sẽ có phản ứng đau dữ dội. Cũng có thể dùng đòn tre và hai người đứng hai bên khiêng gia súc lên, vị trí đặt đòn khiêng là vị trí dạ tổ ong. Nếu con vật bị viêm dạ tổ ong sẽ có phản ứng đau. 94
- Viêm dạ tổ ong do ngoại vật thường kéo theo viêm bao tim, dẫn đến dạ tổ ong, cơ hoành, bao tim viêm dính với nhau. Vì vậy có thể gõ theo chân cơ hoành để chẩn đoán. Dùng búa gõ 250 gam, gõ theo cạnh sau vùng gõ phổi, nếu mới bị viêm thì con vật có phản ứng đau đớn rõ. Dùng phương pháp dắt con vật đi xuống dốc, các khí quan xoang bụng dồn về trước, nếu có ngoại vật thì nó đâm sau hơn vào tim làm con vật đau đớn và sẽ có phản xạ chống cự. Hoặc là dùng thuốc làm tăng co bóp dạ tổ ong như tiêm pilocarpin, arecolin, nếu có viêm thì con vật sẽ đau đớn sau khi tiêm một thời gian. Đo huyết áp tĩnh mạch cổ: nếu viêm bao tim do ngoại vật thì huyết áp tĩnh mạch cổ tăng lên tới 220 - 500 mmHg, tĩnh mạch ứ máu, nổi rất rõ. Kiểm tra máu: khi bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật, ở giai đoạn đầu, tổng số bạch cầu tăng đến 10.130 - 20.000, thậm chí cao hơn nữa. Bạch cầu trung tính tăng rất rõ, có hiện tượng bạch cầu nghiêng hữu. Bạch cầu toan tính, kiềm tính, bạch cầu đơn nhân giảm, có khi không tìm thấy. Huyết sắc tố, hồng cầu tăng. Giai đoạn sau của bệnh thì bạch cầu giảm, hồng cầu và huyết sắc tố cũng giảm. 3. Khám dạ lá sách (Omasum) Do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho chức năng co bóp của dạ lá sách bị rối loạn. Nếu bị lâu, thức ăn dồn lại trong đó, cứng lại gây nghẽn dạ lá sách. Bệnh này rất nguy hiểm thường làm gia súc chết. Dạ lá sách ở phía bên phải gia súc, khoảng giữa gian sườn 7 - 10, trên đường ngang kẻ từ khớp vai; khám bằng cách sờ nắn, gõ và nghe. 3.1. Sờ nắn. Người khám dùng tay ấn mạnh vào khoảng xương sườn 7-8-9 bên phải cơ thể con vật. Nếu dạ lá sách bị tắc, niêm mạc dạ lá sách bị viêm, bị hoại tử thì bệnh súc có phản ứng đau đớn, khó chịu. Lưu ý là viêm dạ tổ ong hoặc viêm dạ múi khế cũng có thể gây ra đau khi sờ nắn vùng dạ lá sách. 3.2. Gõ Người khám dùng búa gõ để gõ vào vùng dạ lá sách. Con vật khoẻ, gõ có âm đục hoặc âm đục lẫn âm bùng hơi, khi gõ con vật không đau. Nếu có viêm dạ lá sách hoặc viêm dạ múi khế thì con vật có biểu hiện đau. 3.3. Nghe Nghe có kết quả hơn gõ. ở con vật khoẻ nhu động của dạ lá sách liền với nhu động của dạ cỏ, tiếng nhỏ và rất giống tiếng nhu động dạ cỏ. Lúc con vật đang ăn, nghe dạ lá sách khó khăn vì lúc này thức ăn chứa đầy nước nên nhu động dạ lá sách khó phân biệt với nhu động của ruột. Nghe dạ lá sách ngay sau khi con vật mới ăn xong thì rõ hơn. - Nghẽn dạ lá sách (Obturatio omasi): khi nghe thấy mất nhu động của dạ lá sách. Thường gặp trong các bệnh có sốt cao, hoặc do con vật ăn thức ăn quá khô, ít được uống nước, con vật uống nước có lẫn bùn đất 4. Khám dạ múi khế (Abomasum). Dạ múi khế của loài nhai lại nằm ở dưới bụng áp vào cung sườn bên phải từ xương sườn 12 đến mỏm kiếm. Dùng phương pháp sờ nắn, gõ, nghe để khám dạ múi khế. 95
- Trâu, bò: khi khám có thể để đứng. Dê, cừu, bê, nghé, hươu, nai, sao la : khi khám dạ múi khế có thể đặt nằm nghiêng bên trái. a) Sờ nắn: dùng tay ấn mạnh vào cung sườn vùng dạ múi khế, ấn mạnh về trong và hướng về trước. Sờ nắn để kiểm tra phản xạ đau của con vật. b) Gõ: khi gõ dạ múi khế có thể có âm bùng hơi hoặc âm đục; âm bùng hơi trong trường hợp dạ múi khế bị chướng hơi, âm đục khi dạ múi khế chứa đầy thức ăn. c) Nghe dạ múi khế: nghe được nhu động của dạ múi khế như tiếng nước chảy, gần giống như động của ruột. - Nhu động tăng: khi viêm dạ múi khế. - Nhu động giảm: bệnh ở dạ dày trước. Bê, nghé trong giai đoạn bú sữa hoặc giai đoạn vừa cai sữa hay bị rối loạn tiêu hoá, có thể gây nên viêm loét dạ múi khế gây ỉa chảy; trong trường hợp này người khám có thể chẩn đoán nhầm với bệnh ỉa chảy do Escherichia coli (Colibacillosis), bệnh ỉa chảy do giun đũa (Neoascaris vitulorum), hoặc chẩn đoán nhầm với bệnh phó thương hàn bê, nghé (Parathypus bovum). Vì thế cần chẩn đoán phân biệt để có kết luận đúng của chẩn đoán. XI. Khám dạ dày đơn 1. Khám dạ dày ngựa. Do dạ dày của ngựa nằm sâu trong xoang bụng nên phải khám qua trực tràng, qua việc thông dạ dày, hoặc kiểm tra dịch dạ dày để chẩn đoán bệnh. Cũng có thể căn cứ vào những biến đổi của một số cơ quan khi dạ dày mắc bệnh để chẩn đoán. - Bệnh dạ dày viêm loét, các tuyến trong dạ dày bị rối loạn thường dẫn tới suy nhược cơ thể, kém ăn, niêm mạc mắt nhợt nhạt, hoàng đản. - Nếu ngựa bị dãn dạ dày cấp tính: khi cho ống thông đến dạ dày thì có mùi chua bốc lên, con vật dịu đau hoặc hết đau. - Nếu do co thắt thượng vị hoặc dãn dạ dày: bệnh súc đau đớn quằn quại, thở rất khó khăn, có lúc hầu như ngạt thở; con vật phải chống hai chân trước như chó ngồi để thở, có khi nôn mửa; khoảng xương sườn 15 -17, vùng xương ức bên trái hơi nhô lên. - Nếu ngựa bị hoàng đản, ăn kém, cơ thể suy nhược, niêm mạc mắt nhợt nhạt có thể do dạ dày viêm loét, hoặc rối loạn các tuyến tiết trong dạ dày. 2. Khám dạ dày lợn. Khám dạ dày cho lợn rất khó khăn vì lợn béo có nhiều mỡ, bụng dày. - Lợn thở khó, phải chống hai chân trước như chó ngồi để thở, bụng trái phồng to: có thể do bị bội thực hoặc viêm dạ dày cấp tính. - Cũng có thể khám bằng cách sờ vào bụng sau hơi chếch về bên trái của xương ức: ấn mạnh tay mà lợn nôn chứng tỏ con vật bị giãn dạ dày, bội thực hoặc một số bệnh truyền nhiễm. 3. Khám dạ dày loài ăn thịt. Chó (chó sói), mèo, chồn, cáo, hổ, báo là loài ăn thịt và tạp thực, cơ thể tương đối nhỏ nên việc khám dạ dày có thuận tiện hơn các loài khác. 96
- - Nếu thấy bụng trái to có thể nghi đầy hơi, chướng bụng, bội thực. - Sờ vào vùng dạ dày con vật có phản ứng đau, có thể do viêm dạ dày, viêm màng bụng. Nếu có điều kiện thì dùng chẩn đoán bằng hình ảnh. Kiểm tra chất chứa trong dạ dày Sự co bóp và tiết dịch của dạ dày do hai nhân tố thần kinh và thể dịch quyết định. Những đầu mút thần kinh vị giác bị kích thích bởi thức ăn hoặc một số hormon trong cơ thể kích thích gây phản xạ phân tiết. Khi chức năng phân tiết bị rối loạn sẽ làm cho hoạt động tiêu hoá không bình thường. Khi kiểm tra dịch dạ dày có thể chẩn đoán được những rối loạn nội tại ở dạ dày và cả các bệnh khác ở đường tiêu hoá. Dịch dạ dày gồm các chất vô cơ, muối Natri chlorur (NaCl), Axit chlohydric (HCl) và các chất hữu cơ: các Protid, Enzyme. Kiểm tra dịch dạ dày bao gồm kiểm tra hoá tính, kiểm tra lý tính và kiểm tra qua kính hiển vi. 1. Cách lấy dịch dạ dày: Tuỳ theo mục đích mà có cách lấy khác nhau: + Lấy 1 lần: để chẩn đoán tình hình phân tiết và tính chất phân tiết. + Lấy nhiều lần: để khám chức năng phân tiết. Trước khi lấy dịch dạ dày 1 lần thì bắt con vật nhịn ăn 8-12 giờ đồng hồ (ngựa: 12 - 16 giờ; lợn: 10 - 12 giờ; chó: 8 - 10 giờ); sau đó cho nó ăn chất kích thích, sau khoảng 40 - 60 phút bắt đầu lấy dịch dạ dày. Có thể sử dụng các chất kích thích để thu được nhiều dịch vị như sau: ngựa dùng 500 - 1000 ml rượu 5 %; lợn dùng 50 gram bánh bao, cộng 500 ml nước thường (Aq.com-Aqua comunis); chó dùng 50-100 ml rượu 5 % và 500 ml nước thịt. Khám chức năng phân tiết của dạ dày: sau khi cho ăn 45 phút lấy lần thứ nhất, sau đó cứ 20 phút lấy lần tiếp theo. 2. Kiểm tra tính chất vật lý của chất chứa: Số lượng dịch dạ dày phản ánh chức năng phân tiết của dạ dày và khả năng nhu động đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột. Mỗi lần lấy có thể được được từ vài chục đến vài ngàn mililít. Ngựa có thể lấy được 2,5 lít, chó khoảng 250 ml. Nếu dạ dày bị viêm cata, thiếu Axit chlohydric, tuyến tiêu hoá của dạ dày bị rối loạn thì phải lấy nhiều lần; vì trong tình trạng cơ thể như trên, thu được rất ít dịch dạ dày. Có thể qua số lượng dịch dạ dày để phán đoán bệnh cơ vòng thượng vị và co thắt dạ dày. 2.1. Màu của chất chứa. Cần kiểm tra ngay sau khi lấy. + Màu trong suốt, màu như váng sữa: dạ dày không có bệnh. + Màu vàng hay vàng xanh: dịch dạ dày lẫn mật. + Màu cà phê: dạ dày bị viêm-loét. + Màu đen: bị tắc ruột hay bị lồng, xoắn ruột. 97
- Màu của dịch dạ dày còn phụ thuộc vào tính chất của thức ăn, vì vậy khi tiến hành chẩn đoán bệnh cho con vật cần chú ý đến đặc điểm này để tránh nhầm lẫn. 2.2. Mùi của chất chứa. Mùi của dịch dạ dày thường chua. Nếu bệnh súc bị dãn dạ dày thì mùi của dịch dạ dày chua hơn bình thường. Nếu độ toan trong dạ dày thiếu, hoặc tắc ruột làm thức ăn đọng lại trong dạ dày gây thối rữa thì dịch dạ dày có mùi thối. 2.3. Độ nhớt của chất chứa. Do niêm dịch và mảnh nhỏ của thức ăn lẫn vào. Con vật khoẻ dịch dạ dày như nước. Nếu có niêm dịch lắng xuống phía dưới có thể do viêm dạ dày. Nếu niêm dịch dạ dày nổi lên trên mặt, có nhiều bọt là do con vật nuốt dịch ở xoang mũi. 2.4. Tỷ trọng của dịch dạ dày: phụ thuộc vào các chất lẫn trong niêm dịch như mủ, dịch mật do tắc ruột, các loại ký sinh trùng khác nhau. 3. Kiểm tra tính chất hoá học của chất chứa. - Độ chua của chất chứa: dịch dạ dày thường chua, thí nghiệm cho giấy quỳ (Litmus paper) vào dịch thì giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. Độ chua của dịch dạ dày do Axit chlohydric (HCl), muối Phosphorat toan tính và một số lượng nhỏ Axit hữu cơ (Axit lactic, Axit acetic ) tạo nên. Chuẩn độ axit trong dịch dạ dày gồm: chuẩn độ axit chung, axit HCl tự do và axit HCl kết hợp. Để phản ánh độ axit trong dạ dày người ta dùng NaOH. Độ axit là số lượng ml NaOH N/10 để trung hoà 100 ml dịch dạ dày. 3.1. Chuẩn độ axit HCl tự do. Chuẩn bị thuốc thử bao gồm 0.5% para - dimethylamino azobenzol (PDA) trong cồn 700; NaOH N/10. Cách làm: lấy 10 ml dịch dạ dày đã lọc cho vào cốc thuỷ tinh nhỏ, cho thêm 10 ml nước cất và 1- 2 giọt chỉ thị màu 0.5% PDA, nếu có HCl tự do sẽ có màu đỏ. Trong buret, nhỏ giọt từ từ NaOH N/10 cho đến lúc mất màu hồng thì dừng lại. Làm hai lần rồi tính số bình quân. Độ axit = VNaOH x 10. (V là lượng NaOH N/10 dùng để trung hoà axit dịch vị). Trong dịch vị dạ dày, axit chủ yếu là HCl do tế bào thượng bì dạ dày tiết ra. HCl kết hợp với protid, toan hoá protid gọi là HCl hết hợp; số HCl còn lại dưới dạng tự do, gọi là HCl tự do. Chính HCl tự do đã hoạt hoá men pepsin trong dạ dày. 3.2. Chuẩn độ axit tổng số. Axit tổng số gồm tất cả các axit có trong dạ dày: gồm HCl tự do, HCl kết hợp và các axit hữu cơ khác. Chuẩn bị thuốc thử: 1) 1% phenothalein trong cồn; 2) NaOH N/10. Cách làm: cho 10 ml dung dịch dạ dày đã lọc vào cốc thuỷ tinh, thêm 10 ml nước cất và 2 giọt chỉ thị màu 1% phenothalein. Chuẩn độ bằng NaOH N/10 cho đến lúc mất màu hồng. Độ axit tổng số = VNaOH đã dùng x 10 98
- 3.2. Chuẩn độ axit HCl kết hợp. Thuốc thử: 1) 1% Alizarin; 2) NaOH N/10. Cách làm: lấy 10 ml dịch dạ dày đã lọc, thêm 10ml nước cất và hai giọt chỉ thị màu Alizarin. Nếu có HCl kết hợp thì dung dịch có màu hơi vàng. Giỏ từ từ NaOH N/10 cho đến lúc xuất hiện màu tím thì dừng lại. Lúc ấy trong dịch vị dạ dày các axit đã bị trung hoà hết, chỉ còn lại HCl kết hợp. Vậy: Độ axit HCl kết hợp = độ axit tổng số - (VNaOH đã dùng x 10) Độ axit trong dịch vị dạ dày của gia súc khoẻ (tính bằng đơn vị) Loài Độ axit tổng hợp HCl tự do HCl kết hợp Ngựa 14 - 30 0 - 14 5 - 15 Chó 40 - 70 16 - 35 15 - 30 Lợn 30 - 60 10 - 30 10 - 20 3.3. Chuẩn độ thiếu axit HCl. HCl thiếu là số axit thiếu không toan hoá hết số protid trong dạ dày. Thuốc thử: HCl N/10; 2) 0.5% para - dimethylamino azobenzol (PDA). Cách làm: lấy 10 ml dịch vị, thêm vào 10 ml nước cất và hai giọt chỉ thị màu PDA, rồi nhỏ giọt từ từ HCl N/10 vào đến khi dung dịch có màu hồng nhạt, chứng tỏ HCl đã kết hợp hết protid và đã thừa. Độ axit HCl thiếu = VHCl N/10 đã dùng x 10 Chuẩn độ axit trong dịch dạ dày để chẩn đoán chức năng tiêu hoá. Độ chua cao, axit HCl phân ly chứng tỏ chức năng phân tiết của dạ dày tăng cường. Nếu axit HCl tự do không có là chứng thiếu axit. 3.4. Kiểm tra axit lactic. Dịch dạ dày có nhiều axit lactic, chứng tỏ chức năng nhu động yếu, trương lực của dạ dày yếu, chức năng phân tiết HCl yếu. + Cho vào ống nghiệm 10 ml axit phenic 2%, cho thêm 1-2 giọt chỉ thị màu FeCl3 10 %, sau đó pha loãng dung dịch này bằng nước cất, cho đến khi nào có màu tím trong suốt là được. + Chia dung dịch trên làm 2 ống: 1 ống để đối chiếu, ống thí nghiệm cho vào vài giọt dịch dạ dày cần kiểm nghiệm. Nếu có axit lactic thì dung dịch có màu vàng ánh; nếu không có axit lactic thì dung dịch giữ màu vàng nhạt của nó. 3.5. Kiểm tra sắc tố mật (Bilirubin) Trong quá trình rối loạn tiêu hoá hoặc bị tắc ruột, sắc tố mật có thể từ tá tràng trào ngược vào dạ dày. Cách 1: cho vài giọt dịch dạ dày lên giấy lọc, sau đó nhỏ giọt chồng lên trên dịch dạ dày vài giọt Bleu methylen 1 %, nếu xuất hiện màu tím nhạt là có sắc tố mật. 99
- Cách 2: cho vào ống nghiệm 1 - 2 ml axit nitric đặc, sau đó cho từ từ theo thành ống 1 -2 ml dịch dạ dày đã lọc. Nếu có sắc tố mật thì vòng tiếp súc sẽ xuất hiện màu vàng, tím, xanh. 3.6. Kiểm tra men Pepsin. Mục đích để xác định khả năng tiêu hoá của dạ dày, nhất là khi dạ dày bị thiếu HCl tự do. Để định tính: cho dịch dạ dày vào cốc, nhúng vào một phiến kính có tráng một lớp mỏng lòng trắng trứng gà đã đông vón bằng cách đun sôi. Để cốc có chứa phiến kính đó vào tủ ấm 3700 C. Sau 4-5 giờ đồng hồ đem ra xem. Nếu lớp lòng trắng trứng tan ra, tróc khỏi phiến kính là có men Pepsin đang hoạt động trong dịch dạ dày. Để định lượng: dùng một ống thuỷ tinh nhỏ, đường kính 2mm, dài khoảng 30mm, cho đầy lòng trắng trứng gà hoặc huyết thanh ngựa, rồi nhúng vào trong cốc nước ấm để đông lại. Cho ống thuỷ tinh ấy vào cốc đựng dịch vị; để vào tủ ấm 370C trong 24 giờ. Nếu dịch vị thiếu HCl tự do thì cho thêm một ít HCl N/10. Căn cứ vào độ dài đoạn protein bị tiêu hoá trong ống sau 24 giờ để xác định hoạt lực của men pepsinaza. 4. Kiểm tra chất chứa bằng kính hiển vi. Trong dịch dạ dày của con vật khoẻ không có hồng cầu, có ít bạch cầu. Nếu viêm dạ dày cấp tính (Gastritis acuta), dịch dạ dày có nhiều hồng cầu, bạch cầu và niêm dịch do niêm mạc dạ dày bị xuất huyết; viêm dạ dày cata mạn tính (Gastritis catarrhalis chronica) thường có độ axit HCl cao, axit latic nhiều, dịch nhầy, đặc, có bạch cầu; nhưng không có hồng cầu. Kiểm tra lượng bạch cầu thẩm xuất ra trong dịch dạ dày để chẩn đoán viêm cata cấp tính, mạn tính, hay viêm dạ dày và ruột (Gastro enteritio). Cách làm: + Cho con vật nhịn đói, sau đó cho ăn (hoặc uống) chất kích thích dạ dày. Sau 15 phút lấy dịch dạ dày lần thứ nhất, tiếp theo 15 phút sau lấy lần tiếp theo. Trước khi làm thí nghiệm, ta tiến hành lọc dịch vị; lọc dịch vị qua hai lần vải gạc. + Hút 6 ml dịch dạ dày lấy lần thứ nhất và 6 ml dịch dạ dày lấy lần kế tiếp cho vào ống nghiệm; đem ly tâm 2000 vòng/ phút trong vòng 15 phút. + Lấy ra đổ bớt phần nước trong ở trên ống nghiệm, sao cho còn 1 ml cặn dịch dạ dày ở đáy ống nghiệm; lắc đều, dùng ống hút bạch cầu hút cặn của dịch trên đến khắc 1. + Hút tiếp nước muối 1 % đến khắc 11 để pha loãng và đếm trong buồng đếm bạch cầu ở 4 ô lớn chung quanh (giống đếm bạch cầu trong máu). + Kết quả thu được nhân với 25 sẽ được số bạch cầu trong 1 mm3 cặn dịch dạ dày. Cuối cùng lấy trung bình bạch cầu đếm được mỗi lần trong hai giờ đầu. Ngựa khoẻ, mỗi lần lấy trong giờ thứ nhất trung bình có 100 - 300 bạch cầu/mm3, giờ thứ hai trung bình có 100 - 200 bạch cầu. Lúc viêm dạ dày, lượng bạch cầu có thể tăng lên gấp 4 - 10 lần. Khám ruột Ruột của con vật được chia làm 2 đoạn: 1): ruột non (Small intestine) gồm tá tràng, không tràng, hồi tràng; 2): ruột già (Large intestine) gồm manh tràng, kết tràng, trực tràng và hậu môn (Anus). 100
- Động mạch treo tràng trước và động mạch treo tràng sau cung cấp máu cho ruột; đường ruột có hệ lâm ba rất phát triển. Hoạt động của ruột chịu sự chi phối của thần kinh thực vật; giây phó giao cảm gây hưng phấn vận động và phân tiết; giây phó giao cảm lại có tác dụng ngược lại. Chức năng chủ yếu của ruột là tiêu hoá, hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã. Chức năng này hoạt động được là nhờ những phản xạ có điều kiện (Conditioned reflex) và những phản xạ không điều kiện (Unconditioned reflex). Cấu tạo và vị trí giải phẫu của bộ máy tiêu hoá ở các loài vật khác nhau nên cách khám bệnh của đường tiêu hoá cho chúng cũng khác nhau: + Những con vật lớn, dùng phương pháp nghe và gõ. + Những con vật nhỏ, dùng phương pháp sờ nắn và chụp X-quang. 1. Khám ruột loài nhai lại 1.1. Sờ, nắn. Sờ nắn có thể phát hiện ra con vật đau đớn. Gia súc đau toàn bộ vùng bụng có thể do viêm màng bụng, lồng, xoắn ruột hoặc herni ống bẹn. 1.2. Gõ. Trong các trường hợp bị bệnh ở vùng bụng âm gõ thay đổi rất ít. Vì vậy người khám phải lắng nghe thật tập trung mới có thể chẩn đoán ra bệnh cho con vật. 1.3. Nghe. Nếu bị đau đớn vùng bụng do tắc ruột, lồng ruột, xoắn ruột, hoặc bị liệt ruột thì nhu động của ruột mất. Nhu động của ruột tăng nghe như tiếng nước chảy trong các bệnh dẫn đến ỉa chảy (Diarrhrea), viêm ruột thể cata (Enteritis catarrhalis) Khi cần, có thể khám qua trực tràng (Rectal examination), nhưng chủ yếu để khám dạ cỏ, khám thai. 2. Khám ruột ngựa. 2.1. Nhìn. Vùng bụng phải chướng to thường do dạ dày, ruột già bị chướng hơi. Vùng bụng hóp lại có thể bị đói, ỉa chảy lâu ngày. 2.2. Gõ. Vùng tiểu kết tràng và kết tràng có âm đục là do ngựa bị tắc ruột, tắc ở kết tràng thì vùng âm đục càng rộng. 2.3. Nghe. Bên phải bụng vùng lõm hông nghe được nhu động thì đó là nhu động của manh tràng. ở mé bụng trái lần lượt từ trên xuống: nghe được nhu động của tiểu kết tràng, ruột non, và dưới cùng là của kết tràng. Ngựa khoẻ: ruột già nhu động 4-6 lần/ 1 phút, ruột non nhu động 8-12 lần. Nhu động của ruột ngựa phụ thuộc vào chế độ sử dụng và phẩm chất thức ăn. + Nhu động của ruột ngựa tăng: do ngựa ăn và uống nước quá lạnh, do thức ăn thiu thối, nấm mốc, do viêm ruột cata, viêm ruột đầy hơi. 101