Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thực trạ

pdf 177 trang phuongnguyen 1710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thực trạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfxay_dung_rung_phong_ho_ngap_man_ven_bien_thuc_tra.pdf

Nội dung text: Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển thực trạ

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA PGS.TS. NGÔ ĐÌNH QUẾ PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ NGẬP MẶN VEN BIỂN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 1
  2. MỞ ĐẦU Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng ẩm và mưa nhiều. Với đặc điểm đất nước ta dài có hình chữ S và giáp với biển đông nên đường bờ biển của Việt Nam rất dài với tổng chiều dài bờ biển tới hơn 3000 km trải dài từ Bắc vào Nam. Hàng năm chúng ta phải hứng chịu hàng chục cơn bão, lốc từ biển Đông đổ vào gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người và của. Chính vì vậy, vai trò phòng hộ môi trường của dải rừng ngập mặn phòng hộ ven biển có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vai trò của dải rừng này không chỉ dừng lại ở việc giảm tác hại của gió, bão biển tới con người, tới sản xuất, giảm chi phí tu sửa đê biển, mà nó còn có một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo sinh kế cho người dân vùng biển nước ta, bên cạnh đó hàng năm rừng ngập mặn giúp nước ta lấn ra biển nhiều chỗ tới hàng trăm mét tạo điều kiện mở rộng diện tích của đất nước. Sự phân bố và phát triển rừng ngập mặn ven biển của nước ta cũng có sự khác biệt rất rõ rệt cả về mức độ đa dạng loài, sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn nó phụ thuộc vào đặc điểm địa hình ven biển, điều kiện khí hậu, độ mặn, thể nền, Ở khu vực các tỉnh phía Nam rừng ngập mặn phân bố, sinh trưởng và phát triển tốt hơn khu vực phía Bắc. Mặc dù vai trò của rừng ngập mặn là vô cùng quan trọng như vậy, nhưng những năm qua diện tích rừng ngập mặn không ngừng bị suy giảm, nếu như năm 1943 chúng ta có khoảng 408.500ha rừng ngập mặn thì tới năm 2006 con số này chỉ còn khoảng 209.741ha. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn là do tác động chặt phá của con người nhằm các mục đích: lấy củi, lấy gỗ và đặc biệt là chuyển đổi diện tích để nuôi tôm, nuôi thủy sản khác. Sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn gây ra những hậu quả nghiêm trọng cả về kinh tế, xã hội và môi trường đặc biệt là trong bối cảnh mà biến đổi khí hậu đang rất phức tạp. Việt Nam là 1 trong 5 nước được đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Nhận thức được vai trò đó, trong một vài năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, đặc biệt chúng ta đã thành lập cả “Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập 3
  3. mặn ven biển giai đoạn 2008 - 2015”. Hiện nay, nguồn tài liệu có liên quan tới rừng ngập mặn ở nước ta vẫn còn rất ít và tương đối tản mạn, do vậy việc biên soạn cuốn sách “Xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển, Thực trạng và giải pháp” là rất cần thiết. Cuốn sách gồm 5 chương: - Chương 1: Khái quát hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Việt Nam. - Chương 2: Thực trạng rừng ngập mặn ven biển Việt Nam. - Chương 3: Các quy định về xây dựng rừng ngập mặn. - Chương 4: Cơ chế chính sách liên quan tới khôi phục và phát triển rừng ngập mặn ở Việt Nam. - Chương 5: Hướng dẫn kỹ thuật trồng một số loài cây rừng ngập mặn. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia, Nhà xuất bản Nông nghiệp, các tác giả xin chân thành cảm ơn về sự hợp tác, giúp đỡ đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về tư liệu và thời gian nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót cần phải bổ sung và sửa chữa. Các tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các các nhà khoa học, quản lý, người sản xuất, và các bạn đồng nghiệp để nội dung, hình thức quyển sách được phong phú hơn, phục vụ tốt hơn cho công tác khuyến lâm và sản xuất lâm nghiệp. Các tác giả 4
  4. MỤC LỤC Chương 1: KHÁI QUÁT HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM 11 1.1. Đặc điểm chung về rừng ngập mặn 11 1.2. Đặc điểm tự nhiên rừng ngập mặn Việt Nam 12 1.3. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn ở Việt Nam 18 1.3.1. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn ở vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam (Tỉnh Quảng Ninh) 19 1.3.2. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn khu vực cửa sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) 21 1.3.3. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn tại bán đảo Cà Mau (ĐBSCL) 19 1.3.4. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn khu vực cửa sông Cửu Long (Đồng bằng Nam Bộ) 22 1.4. Các dịch vụ và giá trị của rừng ngập mặn 24 1.4.1. Rừng ngập mặn bảo vệ vùng ven biển chống sóng, xói lở bờ biển, hạn chế gió và thúc đẩy quá trình bồi tụ phù sa 25 1.4.2. Rừng ngập mặn là nguồn dinh dưỡng của rất nhiều loài sinh vật ở vùng cửa sông ven biển 27 1.4.3. Cung cấp nhiều sản phẩm trực tiếp cho người dân địa phương 28 1.4.4. Là nơi du lịch, giải trí và nghiên cứu khoa học 29 1.4.5. Bảo tồn các giá trị văn hóa và các giá trị của thiên nhiên 30 1.4.6. Tác dụng của rừng ngập mặn khi mực nước biển dâng cao 30 1.4.7. Định lượng các giá trị của rừng ngập mặn 33 1.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phân bố rừng ngập mặn 34 Chương 2: THỰC TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN VIỆT NAM 39 2.1. Hiện trạng rừng ngập mặn 39 5
  5. 2.1.1. Diện tích và phân bố rừng ngập mặn 39 2.1.2 Diễn biến rừng ngập mặn 46 2.2. Đánh giá khái quát việc quản lý và phát triển rừng ngập mặn thời gian qua 50 2.3. Tổ chức quản lý rừng - một số kết quả sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh có rừng ngập mặn khu vực phía Bắc 52 2.3.1. Về tổ chức quản lý rừng 52 2.3.2. Công tác trồng rừng 53 2.3.3. Tình hình giao khoán bảo vệ rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản 54 2.3.4. Các hoạt động khác 56 2.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong bảo vệ phát triển rừng ngập mặn 57 2.5. Những nguyên tắc bảo vệ, quản lý và sử dụng tổng hợp rừng ngập mặn 60 Chương 3: CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ NGẬP MẶN VEN BIỂN 67 3.1. Những quy định chung 67 3.1.1. Mục đích, yêu cầu 67 3.1.2. Phạm vi áp dụng 67 3.2. Đối tượng và phạm vi xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn 67 3.2.1. Đối tượng xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn 67 3.2.2. Phạm vi xây dựng 68 3.3. Kỹ thuật cải tạo rừng ngập mặn chất lượng kém thành rừng phòng hộ 68 3.3.1. Điều kiện để cải tạo từ rừng ngập mặn chất lượng kém sang rừng phòng hộ 68 3.3.2. Kỹ thuật cải tạo rừng ngập mặn chất lượng kém 68 3.4. Kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn 69 3.4.1. Các điều kiện để xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn 69 3.4.2. Chiều rộng và cự ly các dải rừng ngập mặn 70 3.4.3. Phương thức trồng rừng phòng hộ ngập mặn 70 3.4.4. Kết cấu loài cây trong trồng rừng ngập mặn 71 3.4.5. Thiết kế các đai rừng phòng hộ ngập mặn 74 3.5. Biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và khai thác cho rừng ngập mặn phòng hộ 74 6
  6. 3.5.1. Đối tượng tác động 74 3.5.3. Kỹ thuật khai thác 75 3.6. Tiêu chuẩn kinh doanh kết hợp trong rừng phòng hộ ngập mặn 75 3.6.1. Đối tượng được phép kinh doanh kết hợp 75 3.6.2. Điều kiện để kết hợp 75 3.6.3. Quy định về các biện pháp kết hợp 75 Chương 4: CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN TỚI KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM 77 4.1. Các chính sách có liên quan đã áp dụng về giao rừng, khoán rừng, quyền hưởng lợi, sản xuất nông nghiệp kết hợp, đầu tư, 77 4.1.1. Các văn bản pháp quy đã được ban hành 77 4.1.2. Việc thực hiện chính sách, văn bản tại các địa phương 79 4.2. Thực trạng cơ chế chính sách liên quan đến khôi phục và phát triển rừng ngập mặn 83 4.2.1. Quy hoạch sử dụng đất rừng ngập mặn 83 4.2.2. Giao đất, khoán rừng 84 4.2.3. Đầu tư 88 4.2.4. Khoa học công nghệ 90 4.2.5. Hệ thống tổ chức quản lý và sự phối hợp liên ngành 92 4.3. Đề xuất cơ chế chính sách phát triển bền vững rừng ngập mặn 94 4.3.1. Định hướng chung về cơ chế chính sách đối với vùng rừng ngập mặn 94 4.3.2. Đề xuất cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể 95 Chương 5: HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY RỪNG NGẬP MẶN 106 5.1. Bần chua (Sonneratia caseolaris (L.) Engler) 106 5.1.1. Đặc điểm sinh học 106 5.1.2. Kỹ thuật tạo cây con 106 5.1.3. Điều kiện gây trồng 109 5.1.4. Trồng rừng 110 7
  7. 5.1.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 110 5.2. Trang (Kandelia candel (L.) Drues) 112 5.2.1. Đặc điểm sinh học 112 5.2.2. Kỹ thuật tạo cây con 113 5.2.3. Điều kiện gây trồng 116 5.2.4. Trồng rừng 116 5.2.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 117 5.3. Đước vòi (Rhizophora stylosa Guff) 118 5.3.1. Đặc điểm sinh học 118 5.3.2. Kỹ thuật tạo cây con 119 5.3.2.2. Giống 119 5.3.2.3. Tạo bầu 120 5.3.3. Điều kiện gây trồng 121 5.3.4. Trồng rừng 122 5.3.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 122 5.4. Đước đôi (Rhizophora apiculata B.L) 123 5.4.1. Đặc điểm sinh học 123 5.4.2. Kỹ thuật tạo cây con 125 5.4.3. Điều kiện gây trồng 127 5.4.4. Trồng rừng 127 5.4.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 128 5.5. Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lam.) 129 5.5.1. Đặc điểm sinh học 129 5.5.2. Kỹ thuật tạo cây con 129 5.5.3. Điều kiện gây trồng 132 5.5.4. Trồng rừng 132 5.5.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 133 5.6. Mắm biển (Avicennia marina) 134 5.6.1. Đặc điểm sinh học 134 5.6.2. Kỹ thuật tạo cây con 134 5.6.3. Điều kiện gây trồng 137 8
  8. 5.6.4. Trồng rừng 137 5.6.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 138 5.7. Sú (Aegiceras corniculata (L.) Blanco) 139 5.7.1. Đặc điểm sinh học 139 5.7.2. Kỹ thuật tạo cây con 139 5.7.3. Điều kiện gây trồng 142 5.7.4. Trồng rừng 142 5.7.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 142 5.8. Dừa nước (Nypa Fruticans) 143 5.8.1. Đặc điểm sinh học 143 5.8.2. Kỹ thuật tạo cây con 144 5.8.3. Điều kiện gây trồng 146 5.8.4. Trồng rừng 146 5.8.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng 147 5.9. Dà vôi (Ceriop tagal CB. Robinson - 1908) 148 5.9.1. Đặc điểm sinh học 148 5.9.2. Kỹ thuật tạo cây con 149 5.9.3. Điều kiện gây trồng 152 5.9.4. Trồng rừng 152 5.9.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 154 5.10. Vẹt tách (Bruguiera parviflora (Roxb.) W. et A. ex Griff.) 156 5.10.1. Đặc điểm sinh học 156 5.10.2. Kỹ thuật tạo cây con 157 5.10.3. Điều kiện gây trồng 157 5.10.4. Trồng rừng 158 5.10.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 159 5.11. Su Mekong (Xylocarpus Mekongensis Piere - 1987) 162 5.11.1. Đặc điểm sinh học 162 5.11.2. Kỹ thuật tạo cây con 163 5.11.3. Điều kiện gây trồng 165 5.11.4. Trồng rừng 166 9
  9. 5.11.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng 167 5.12. Mắm trắng (Avicennia alba Blume - 1826) 169 5.12.1. Đặc điểm sinh học 169 5.12.2. Kỹ thuật tạo cây con 170 5.12.3. Điều kiện gây trồng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên 170 5.12.4. Trồng rừng 171 5.12.5. Chăm sóc và bảo vệ rừng trồng, khoanh nuôi xúc tiến tại sinh tự nhiên 173 TÀI LIỆU THAM KHẢO 177 10
  10. Chương 1 KHÁI QUÁT HỆ SINH THÁI RỪNG NGẬP MẶN VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm chung về rừng ngập mặn Rừng ngập mặn là những quần xã thực vật hình thành ở vùng ven biển và cửa sông những nơi bị tác động của thủy triều ở vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Trên thế giới có nhiều tên gọi khác nhau về rừng ngập mặn như “rừng ven biển”, “rừng ở vùng thủy triều” và “rừng ngập mặn” (FAO, 1994). Ở Việt Nam, hầu hết các nhà khoa học đều thống nhất tên gọi chung là “Rừng ngập mặn”. Đặc điểm tổng quát là loại rừng này thường phân bố ở vùng cửa sông hoặc ven biển, bị ngập bởi thủy triều lên trong ngày hoặc trong tháng, đất mặn và bão hòa nước. Trong điều kiện như vậy, các loài cây rừng ngập mặn thường có cấu tạo và hình thái thích nghi với điều kiện ngập nước: Thường có rễ khí sinh phát triển, lá dày có nhiều tuyến muối, hạt thường nảy mầm trên cây trước khi quả rụng. Tùy theo khả năng thích nghi với các mức độ ngập thủy triều, độ mặn của nước, độ thuần thục của đất mà đã hình thành các đai rừng ngập mặn khác nhau. Ở vùng cửa sông, nơi có sự giao thoa giữa nguồn nước ngọt từ sông đổ ra biển, ngập thủy triều lên trung bình trong ngày các loài cây điển hình ở vùng này thường gặp là Bần chua (Sonneratia caseolaris) hoặc Bần đắng (S. alba), Đước (Rhizophora apiculata). Dừa nước (Nypa frutican) cũng là một đại diện ở vùng cửa sông, nhưng chúng thường đứng ở sâu hơn về phía đất liền, ở phía sau đai rừng Bần. Ở nơi xa cửa sông, độ mặn của nước thường nhỏ hơn so với vùng ven biển gần cửa sông thường gặp các loài Mắm trắng (Avicennia alba) hoặc Mắm đen (Avicennia officinalis). Trên những vùng đất cao, đất mặn, chỉ bị ngập khi thủy triều lên cao trong tháng hoặc trong năm xuất hiện các loài Cóc (Lumnitzera racemosa) hoặc Tra (Hibiscus tiliaceus). Xa về bên trong trên những vùng cao 11
  11. hơn, đất rừng tương đối khô, các thực vật rừng ngập mặn bị loài Tràm (Melaleuca) thay thế, hình thành hệ sinh thái rừng Tràm trên đất phèn. Quá trình hình thành và phát triển của rừng ngập mặn luôn luôn có quan hệ mật thiết với các điều kiện môi trường, trong đó quá trình ngập triều, sự lưu thông của thủy triều, sự bồi tụ phù sa là những yếu tố chi phối mạnh mẽ nhất đối với đời sống của các loài cây rừng ngập mặn. Do những đặc điểm đặc biệt của môi trường nên chỉ có một số lượng rất ít các loài cây có thể chịu được và phát triển bình thường trong điều kiện ngập thủy triều, đất bùn lầy, mặn, khác hẳn so với những loại rừng phát triển trên đất khô, cao khác. Trên thế giới, thành phần các loài cây của rừng ngập mặn được FAO (1994) liệt kê gồm 84 loài, trong đó có 66 loài cây gỗ, 13 loài cây bụi, 2 loài cây họ Cau dừa, và 3 loài cây dương xỉ. Ở Việt Nam, Đỗ Đình Sâm và các cộng sự (năm 2005) đã liệt kê 37 loài cây là những loài thực thụ là cây rừng ngập mặn. Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) là địa phương có số loài cây rừng ngập mặn nhiều nhất (33 loài), Cà Mau có 32 loài. Khảo sát tại vùng cửa sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng đã xác định được 24 loài cây. Theo Lê Văn Ký (1970), vào khoảng trước năm 1970, Việt Nam có khoảng 300.000ha rừng ngập mặn phân bố tập trung ở các vùng Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau, Rạch Giá, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa. Hệ thực vật rừng ngập mặn Việt Nam bao gồm 15 - 20 họ, chủ yếu có các chi: Đước (Rhizophora), Vẹt (Bruguiera), Dà (Ceriops), Sú (Carapa), Cóc (Lumnitzera), Bần (Sonneratia), Mắm (Avicennia), Giá (Exoecaria), Trú (Aegiceras). Đến nay theo số liệu của Viện Điều tra Quy hoạch rừng và Bộ Tài nguyên & Môi trường (2006), diện tích rừng ngập mặn cả nước chỉ còn 209.741ha trong đó rừng tự nhiên chỉ còn 57.610ha, trong đó chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam chiếm 81%. Thiên tai, nạn phá rừng, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và nhiều nguyên nhân khác đã làm sụt giảm rừng ngập mặn bình quân 5.000 - 6.000ha/năm trong vòng 40 năm qua. 1.2. Đặc điểm tự nhiên rừng ngập mặn Việt Nam Nước ta có 30 tỉnh và thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên, trong đó: 12
  12. - Vùng ven biển Bắc Bộ có 5 tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. - Vùng ven biển Trung Bộ có 14 tỉnh rải rác từ Thanh Hoá cho đến Bình Thuận. - Vùng ven biển Đông Nam Bộ và Nam Bộ có 11 tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Nhìn chung, các vùng ven biển Việt Nam đều mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm với nhiệt độ trung bình hàng năm 22,2oC (Tiên Yên - Quảng Ninh) đến 26,5oC (Cà Mau) và lượng mưa trung bình 1.500 - 2.000 mm/năm. Một số nơi có lượng mưa hàng năm khá cao đạt tới 2.749 mm/năm (Móng Cái), 2.929 mm/năm (Kỳ Anh - Hà Tĩnh), 2.867 mm/năm (Huế). Ngược lại, một số nơi lại có lượng mưa quá thấp 794 mm/năm ở Nha Hố (Phan Rang), 1.152 mm/năm ở Phan Thiết. Ở những nơi có lượng mưa thấp dưới 1.200 mm/năm thường không có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên. Tổng lượng mưa hàng năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam đạt 630km3 nước. Miền Bắc Việt Nam do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa hai đới khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, lại chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mang khối không khí lạnh xuống từng đợt, trở thành miền khí hậu nhiệt đới ẩm, biến tính có mùa đông lạnh. Trong mùa đông, có nhiều ngày nhiệt độ không khí xuống thấp dưới 20oC và nhỏ hơn 15oC đã làm cho nhiệt độ nước biển ven bờ ở nhiều nơi thấp hơn 20oC, có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng và phân bố của các loại rừng ngập mặn. Mạng lưới sông ngòi ở Việt Nam khá dày, nếu chỉ tính riêng các sông ngòi dài hơn 10 km, thì cả nước có tới 2.500 con sông lớn nhỏ. Mật độ lưới sông thay đổi từ 0,5 - 2km/km2. Lượng dòng chảy của sông ngòi ở Việt Nam đổ ra biển Đông hàng năm vào khoảng 800 - 900km3 nước. Nếu không tính lượng dòng chảy từ ngoài vào thì lượng dòng chảy sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 300km3 nước (Nguyễn Viết Phổ, 1984). Việt Nam có hai con sông lớn nhất là sông Cửu Long và sông Hồng, với lượng dòng chảy chiếm tới 70% tổng lượng dòng chảy của các sông ngòi trong toàn quốc. Sông Cửu Long và sông Hồng hàng năm đưa ra biển khoảng 200 triệu tấn phù sa. Do đó, các vùng cửa sông Hồng, sông Cửu Long và mỗi năm lấn ra biển Đông 40 - 100m 13
  13. (VM. Fridland, 1964; Nguyễn Viết Phổ, 1978). Trên các bãi bồi bùn loãng còn pha nhiều nước biển, dở đất dở nước, còn nặng về quá trình địa chất hơn là quá trình hình thành đất, đã xuất hiện các rừng ngập mặn tiên phong cố định bãi bồi. Dựa vào sự khác nhau về các điệu kiện địa lý tự nhiên có thể phân chia thảm thực vật rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển nước ta theo 3 miền Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ thành 6 vùng và 12 tiểu vùng. Bảng 1.1: Phân vùng rừng ngập mặn và đất ngập mặn ven biển Việt Nam Miền Vùng Tiểu vùng Ghi chú 1. Móng Cái Cửa Ông I. Đông Bắc (Quảng 2. Cửa Ông Cửa Lục Ninh) A. Ven biển 3. Cửa Lục Đồ Sơn Bắc Bộ 4. Đồ Sơn Văn Úc Hệ sông Thái Bình II. Đồng bằng Bắc Bộ 5. Văn Úc Lạch Trường Hệ sông Hồng 6. Lạch Trường Ròn III. Bắc Trung Bộ B. Ven biển 7. Ròn Hải Vân Trung Bộ IV. Nam Trung Bộ 8. Hải Vân Vũng Tàu Ba Nạ 586km Vũng Tàu V, Đông Nam Bộ 9. Vũng Tàu Soài Rạp - TP HCM 10. Soài Rạp Mỹ Thạnh C. Ven biển Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ 11. Mỹ Thạnh Bản Háp (mũi VI. Đồng bằng Nam Cà Mau) Tây Nam bán đảo Cà Mau Bộ 12. Bản Háp Hà Tiên Tây bán đảo Cà Mau (Mũ Nai ) 14
  14. Nguồn: Phan Nguyên Hồng Kết quả nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên vùng ven biển của 2 miền được trình bày tóm tắt ở hai bảng 1.2 và 1.3. 15
  15. Bảng 1.2: Đặc điểm tự nhiên vùng ven biển miền Bắc Việt Nam Vùng Đông Bắc (Quảng Ninh ) Vùng đồng bằng Bắc Bộ Tiểu vùng I Tiểu vùng II Tiểu vùng III Tiểu vùng I Tiểu vùng II Móng Cái đến Cửa Cửa Ông đến Cửa Cửa Lục đến Đồ Đồ Sơn đến Văn Úc Văn Úc đến Lạch Ông Lục Sơn Trường * Khí hậu: - to nước biển ấm hơn - tO TB: 23 23,7OC 2 vùng trên. - Nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh 50 - 60 ngày tO 2000 - 2400mm Mưa: 1287 - 1865mm * Thuỷ văn: Sông suối ngắn, Ảnh hưởng nước sông - Nước thượng nguồn - Nước thượng nguồn nhỏ, ít phù sa Bạch Đằng, sông không lớn cửa sông sông Hồng và sông Sông suối nhỏ, ngắn, Kinh Thầy, sông rộng hình phễu, ảnh Thái Bình chứa nhiều dốc: Sông Kalong, Chanh hưởng xâm thực mạnh phù sa Tiên Yên, Ba Chẽ * Sản phẩm bồi tụ: Mỏng, nhiều Dày, nhiều bùn sét - Sản phẩm phong Bồi tụ mạnh, giàu cation cát, sỏi, đá (sét 50 - 60%) ít hoá giàu ô xít sắt, kiềm thổ, P O . Tốc Lớp bồi tụ, mỏng đá vỡ, 2 5 cát nhôm, nghèo cation độ lấn biển nhanh 80 - cuội, sỏi, cát kiềm thổ 120m/năm * Thuỷ triều: - Nhật triều Nhật triều - Nhật triều Nhật triều biển Đông - Chế độ nhật triều 15 - 25‰ 4 - 20‰ (mùa 4 - 20‰ (mùa Ngập 1 - 2m, tối đa khô ) khô ) 3m - Độ mặn ổn định: 15 - 24‰ 9 - 15‰ (mùa 9 - 15‰ (mùa mưa mưa ) ) *Đặc điểm đất: Đất ngập mặn - Đất ngập mặn - Đất ngập mặn Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng phèn tiềm tàng - Đất ngập mặn phèn - Đất ngập mặn phèn - Thịt pha sét (29 - tiềm tàng Cát pha lẫn sỏi đá tiềm tàng 35% sét ) Thịt nhẹ đến nặng 16
  16. - Cát pha thịt Chất hữu cơ thấp *Đặc điểm - Nghèo, sinh - Rừng tốt Rải rác Bần chua và Sú thực vật trưởng kém, chủ - Đước vòi: 30% Bần chua + Sú yếu: Sú Mấm biển, Sú, Vẹt - Sú: 40 - 50% Bần chua + Trang dù, Đước vòi, Giá - Bần chua; 8m Bảng 1.3: Đặc điểm tự nhiên vùng ven biển các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long Tiểu vùng I: Tiểu vùng II: Tiểu vùng III: Tiểu vùng IV: Từ Vũng Tàu Từ Soài Rạp Từ Mỹ Thạnh Từ mũi Cà Mau đến Soài Rạp đến Mỹ Thạnh đến mũi Cà Mau đến Hà Tiên Khí hậu: - Nhiệt đới ẩm, không có - Nhiệt đới ẩm, không có - Nhiệt đới ẩm, không có - Nhiệt đới ẩm, không có mùa đông mùa đông mùa đông mùa đông. - Nhiệt độ trung bình - Nhiệt độ trung bình - Nhiệt độ TB 27,6oC o o - Nhiệt độ trung bình 26,8 C 26,7 C Lượng mưa 2.057- 27,2oC. - Lượng mưa 1.467- - Lượng mưa 1.883- 2.400mm/năm - Lượng mưa 1.859mm/năm 2.366mm/năm 1.345mm/năm Thuỷ văn: - Ảnh hưởng trực tiếp nước - Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ít chịu ảnh hưởng trực tiếp - Ảnh hưởng trực tiếp nước thượng nguồn sông Cửu của thượng nguồn sông Cửu của thượng nguồn sông Cửu thượng nguồn của sông Đồng Long Long Long Nai - Lưu lượng nước rất lớn - Nằm xa các vùng cửa sông - Nằm xa các vùng cửa sông 3 - Lưu lượng nước nhỏ 3.400m /s Tiền và sông Hậu. 532m3/s. - Cửa sông hình phễu Sản phẩm bồi tụ: - Giàu cát phấn và sét, hàm - Giàu hạt sét, là nơi bồi tụ - Giàu hạt cát 17
  17. - Sản phẩm phong hóa lượng cát tương đối cao. phù sa diễn ra mạnh nhất. - Kiểu bồi tụ bào mòn bờ nhiệt đới giàu ôxit Fe và Al, - Kiểu bồi tụ sông-biển. Bãi bồi rộng, lấn biển biển (do hoạt động của thuỷ giàu hạt sét. - Kiểu bồi tụ đầm lầy-biển triều) - Kiểu bồi tụ biển-sông Đặc điểm thuỷ triều: - Chế độ bán nhật triều - Chế độ bán nhật triều - Chế độ nhật triều vịnh Thái - Chế độ bán nhật triều. - Biên độ triều 2,5-3m - Biên độ triều TB 1,9m Lan - Biên độ triều 2m. - Độ mặn của nước vùng - Độ mặn nước tương đối - Biên độ triều thấp 60- 70cm - Độ mặn của nước biến cửa sông biến động lớn 3- cao, biến động không nhiều o động không lớn. 17 /oo. trong năm 20,7- - Độ mặn tương đối cao, biến o 28,7 /oo động không nhiều trong năm Đặc điểm đất: - Đất ngập mặn không có - Đất ngập mặn - Đất ngập mặn phèn tiềm - Đất ngập mặn phèn tiềm tàng. - Đất ngập mặn phèn tiềm tàng (chiếm diện tích rộng nhất) - Đất ngập mặn phèn tiềm - Hàm lượng mùn trung tàng (loại đất có diện tích rộng tàng bình nhất) - Đất giàu hạt cát - Hàm lượng chất hữu cơ - Thành phần cơ giới biến - Đất ngập mặn than bùn - Hàm lượng chất hữu cơ cao khá động lớn từ cát pha đến sét phèn tiềm tàng (diện tích nhỏ - Có nơi hình thành đất ngập pha nặng. nhất) - Giàu hạt sét mặn than bùn phèn tiềm tàng - Đất giàu chất hữu cơ và hạt sét Đặc điểm thực vật: - Nơi phân bố tự nhiên - Nơi phân bố rộng rãi của - Rừng ngập mặn ở đây ít - Có phong phú các rừng phong phú của các loại rừng các loài cây họ Đước. Rừng phong phú và sinh trưởng Mắm, sau đó đến rừng Bần và rừng Mắm. Hầu Đước tự nhiên có diện tích không tốt, chủ yếu là rừng Bần, rừng Đước tự nhiên có như không có rừng Đước rộng nhất, sau đó đến Mắm Đước và rừng Mắm diện tích không rộng phân bố tự nhiên, nếu có thì trắng và Mắm đen. diện tích rất nhỏ - Là nơi rừng sinh trưởng tốt nhất 1.3. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn ở Việt Nam Khác với các hệ sinh thái rừng ở đồi núi, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển 18
  18. là một hệ sinh thái không khép kín (hệ sinh thái mở). Trong quá trình di chuyển lên xuống hàng ngày của nước triều vùng ven biển, đặc biệt ở những nơi có biên độ triều lớn (từ 3 - 4,5m) đã mang ra khỏi rừng ngập mặn từ 20 - 40% tổng sản phẩm hữu cơ của rừng trả lại cho đất hàng năm qua cành lá rơi rụng. Đặc biệt các yếu tố môi trường vật lý của rừng như chế độ ngập nước, độ cao của đất, độ thành thục của đất luôn thay đổi theo thời gian, bãi bồi và rừng ngập mặn luôn phát triển theo hướng tiến dần ra biển và để lại sau lưng nó là các dạng đất bồi ven biển cao hơn, ngập nước triều ít hơn. Các cây ngập mặn sinh trưởng ở đó cằn cỗi và càng xấu hơn. Cuối cùng đất thoát khỏi ảnh hưởng ngập của nước triều và trở thành loại đất phù sa không bị ngập mặn thường xuyên, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. 1.3.1. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn ở vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam (Tỉnh Quảng Ninh) Ở bãi bồi mới được hình thành, nước ngập sâu, khi triều thấp đã xuất hiện rừng tiên phong cố định bãi bồi: rừng Mắm biển hoặc rừng Sú. Dưới tác dụng của rừng Mắm biển và rừng Sú, tốc độ bồi lắng phù sa dưới rừng được nhanh hơn, đất ngày càng chặt hơn, độ thành thục của đất tăng dần, tạo điều kiện cho rừng Đước vòi “nhảy” vào thay thế dần rừng Mắm biển và rừng Sú. Cũng theo quy luật tương tự như vậy, rừng Trang sẽ thay thế rừng Đước vòi và rừng Vẹt dù sẽ thay thế cho rừng Trang. Cuối cùng, trên dạng đất cao, ít được ngập triều, ngập nước nông, đất tương đối chặt (đất đã thành thục) thì rừng Cóc, rừng Giá sẽ xuất hiện thay thế cho rừng Vẹt. Kết quả diễn thế tự nhiên được tổng hợp khái quát qua bảng 1.4. Bảng 1.4. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn tại Quảng Ninh (Đông Bắc Việt Nam) Rừng Mắm Loại rừng ngập Chưa xuất hiện Rừng Rừng Rừng Giá - Rừng biển + rừng Rừng Vẹt mặn rừng ngập mặn Đước vòi Trang Cóc Sú Ngập khi Ngập khi nước triều Ngập khi nước triều cao Chế độ ngập triều nước triều rất Ngập khi nước triều thấp cao và cao bất thường trung bình thấp trong năm 19
  19. Số ngày ngập 24 - 30 29 - 25 19 - 15 14 - 10 ≤ 9 triều trong tháng 20 Loại đất Đất ngập mặn phèn tiềm tàng, mỏng lớp, cát pha 20
  20. 1.3.2. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn khu vực cửa sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) Trên các bãi bồi mới hình thành, bùn loãng, ngập nước sâu, khi triều cường đã xuất hiện rừng Bần chua tiên phong cố định bãi bồi hoặc rừng Bần chua và Sú. Sau rừng Bần chua hoặc rừng Bần chua và Sú là rừng ngập mặn hỗn loài: Bần chua xen Trang, sau rừng Bần chua xen Trang là rừng Trang và Sú, sau rừng Trang và Sú là rừng Giá trên đất cao, chặt, đất đã thành thục ít được ngập triều trong năm. Quá trình diễn thế tự nhiên các loại rừng ngập mặn ở khu vực này được tổng hợp ở bảng 1.5. Bảng 1.5. Quá trình diễn thế tự nhiên các loại rừng ngập mặn khu vực sông Hồng (Đồng bằng Bắc Bộ) Rừng Bần chua Rừng Chưa xuất hiện Rừng Bần Loại rừng ngập mặn Rừng Bần chua và Trang và Rừng Giá rừng ngập mặn chua và Trang Sú Sú Ngập khi Ngập khi nước triều Ngập khi nước triều cao trung Ngập khi nước Chế độ ngập nước triều nước triều rất thấp bình triều cao thấp Số ngày ngập triều 30 29 - 20 19 - 10 ≤ 9 trong tháng Loại đất Đất ngập mặn (không có phèn tiềm tàng) Độ thành thục của đất > 2,5 2,5 - 1,5 1,4 - 0,7 ≤ 0,6 (n) 1.3.3. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn tại bán đảo Cà Mau (ĐBSCL) Cũng tương tự như quy luật diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn trên các bãi bồi ven biển vùng Đông Bắc (Quảng Ninh), ở đây rừng Mắm trắng là loại rừng ngập mặn tiên phong cố định các bãi bồi mới hình thành, dạng bùn loãng. Sau rừng Mắm trắng là rừng Đước, sau rừng Đước là rừng Vẹt, sau rừng Vẹt là 21
  21. rừng Dà, sau rừng Dà là rừng Giá và rừng Cóc. Quá trình diễn thế được tổng hợp ở bảng 1.6. Bảng 1.6. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn tại bán đảo Cà Mau (ĐBSCL) Rừng Rừng Chưa xuất Mắm trắng Loại rừng Mắm Rừng Rừng Giá hiện rừng (rừng tiên Rừng Vẹt Rừng Dà ngập mặn trắng + Đước - Rừng Cóc ngập mặn phong cố Đước định bãi bồi) Ngập khi Chế độ Ngập khi Ngập khi nước triều cao Ngập khi nước triều cao ngập nước nước triều Ngập khi nước triều thấp nước triều và cao bất trung bình triều thấp cao thường trong năm Loại đất Đất ngập mặn Đất ngập mặn phèn tiềm tàng Dạng đất Bùn rất Bùn loãng Bùn Sét mềm Sét Sét chặt Sét rắn chắc đai loãng Độ thành 0,9 - 0,6 - ≥ 2,5 2,4 - 1,5 1,4 - 1,0 < 0,4 thục của đất 0,7 0,4 Ở các vùng nước lợ cửa sông, độ mặn của nước không cao, dưới 20‰ và mức độ biến thiên về độ mặn của nước trong năm rất lớn, từ 3 - 20‰, đã xuất hiện các loại rừng ngập mặn gồm các cây ruộng muối. 1.3.4. Quá trình diễn thế tự nhiên của các loại rừng ngập mặn khu vực cửa sông Cửu Long (Đồng bằng Nam Bộ) Quá trình diễn thế ở đây cũng như quy luật diễn thế tự nhiên ở cửa sông Hồng, nhưng do khí hậu rất thuận lợi cho các cây rừng ngập mặn phân bố và sinh trưởng nên các loại rừng ngập mặn ở đây rất phong phú. 22
  22. Trên các bãi bồi mới hình thành, dạng bùn loãng cửa sông chúng ta gặp các loại rừng Bần gồm có Bần chua, Bần đắng, Bần ổi; sau rừng bần là các loại rừng Mắm bao gồm Mắm trắng, Mắm đen, Mắm biển; sau rừng mắm là rừng Dừa nước; sau rừng Dừa nước là rừng Cóc và rừng Giá. Quá trình diễn thế tự nhiên ở khu vực cửa sông Cửu Long được tổng hợp ở bảng 1.7. Bảng 1.7. Quá trình diễn thế tự nhiên các loại rừng ngập mặn khu vực cửa sông Cửu Long (Đồng bằng Nam Bộ) R.Bần chua R.Mắm trắng Chưa xuất hiện Rừng Dừa Rừng Cóc Loại rừng ngập mặn R.Bần Đắng R.Mắm biển rừng ngập mặn nước - Rừng Giá R.Bần ổi R.Mắm đen Chế độ ngập nước Ngập khi nước Ngập khi nước Ngập khi nước Ngập khi nước triều cao trung bình triều triều rất thấp triều thấp triều cao Số ngày ngập triều 30 29 - 20 19 - 10 ≤ 9 trong tháng Loại đất Đất ngập mặn Đất ngập mặn tiềm tàng sâu (yếu) Độ thành thục của > 2,5 2,5 - 1,9 1,4 - 0,7 < 0,6 đất Quá trình diễn thế tự nhiên các loài rừng ngập mặn khu vực đồng bằng sông Cửu Long cho thấy sự phân bố của các loại rừng Bần chua và rừng Mắm phụ thuộc vào độ mặn và biên độ mặn của nước và nó liên quan đến vị trí ở gần hay ở xa cửa sông. Rừng Bần chua thường phân bố ở sát cửa sông nơi độ mặn của nước từ 3‰ đến 20‰. Rừng Bần đắng thường xuất hiện ở xa cửa sông hơn, nơi có độ mặn của nước biến động từ 7‰ đến 25‰. Rừng Mắm trắng thường sống ở bãi bồi xa cửa sông, với độ mặn của nước dao động từ 20‰ đến 29‰. Rừng Mắm biển thường phân bố ở bãi bồi có độ mặn của nước từ 7 - 30‰. Rừng Mắm đen thường sống ở các bãi bồi ven sông và kênh rạch, nơi có độ mặn của nước từ 4 - 30‰. 23
  23. 1.4. Các dịch vụ và giá trị của rừng ngập mặn Hệ sinh thái rừng ngập mặn được biết đến là nơi cung cấp một lượng lớn hàng hoá và dịch vụ cho con người, là nơi lưu giữ những nguồn gen cho tương lai, nơi cung cấp thức ăn và chỗ sinh sản cho rất nhiều loài động vật có giá trị sinh thái và môi trường cao (Macnae, 1974). Đồng thời, rừng ngập mặn cũng là trạm dừng chân và là nơi cư trú của rất nhiều loài chim nước di cư. Rừng ngập mặn bảo vệ các nguồn nước ngọt chống lại sự nhiễm mặn, bảo vệ đất đai khỏi sự xói mòn bởi sóng và gió (Semesi, 1998) và góp phần ổn định bờ biển. Rừng ngập mặn có thể được coi là tấm barie tự nhiên bảo vệ cho tài sản và cuộc sống của các cộng đồng dân cư ven biển trước bão gió và lốc xoáy. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc, năng suất, lợi ích của rừng ngập mặn, nhưng nhiều dịch vụ môi trường mà rừng ngập mặn cung cấp chưa được xem xét và đánh giá thỏa đáng dẫn đến việc quản lý rừng ngập mặn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, trong những năm qua, việc thu hẹp diện tích rừng ngập mặn để phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng, đô thị đã diễn ra rộng khắp ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, những nơi quá chú trọng vào việc phát triển kinh tế trước mắt bằng cách thu hẹp diện tích rừng ngập mặn đã và đang gánh chịu những tổn thất rất lớn về kinh tế do suy thoái về chức năng sinh thái của rừng ngập mặn. Nghiên cứu lượng giá kinh tế các dịch vụ sinh thái do rừng ngập mặn cung cấp là một trong những tư liệu quan trọng, hỗ trợ cho các nhà quản lý trong quá trình hoạch định các chính sách quản lý rừng ngập mặn nói riêng và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững tại địa phương nói chung. Lượng giá kinh tế là sự xác định các giá trị có tính định lượng cho các hàng hoá và dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp khi các hàng hóa và dịch vụ này không có thị trường. Các nghiên cứu khoa học cho thấy rừng ngập mặn có khả năng làm giảm năng lượng sóng từ 50 - 70% tùy thuộc vào chiều rộng của đai rừng và nhờ đó mà nó có tác dụng to lớn trong việc phòng hộ ven biển. Thực tế cho thấy những hệ thống đê biển có đai rừng phòng hộ đủ rộng thì những thiệt hại về đê biển là rất thấp. Đánh giá bước đầu về thiệt hại do bão gây ra trong những năm qua cho thấy, ở những nơi đê biển có rừng ngập mặn phòng hộ thì hầu như đê biển không bị sạt lở và do vậy các chi phí tu sửa đê biển hàng năm đã giảm đi hàng tỉ đồng. 24
  24. Sau đây chúng ta sẽ lần lượt xem xét làm rõ một số giá trị dịch vụ từ rừng ngập mặn phòng hộ ven biển. 1.4.1. Rừng ngập mặn bảo vệ vùng ven biển chống sóng, xói lở bờ biển, hạn chế gió và thúc đẩy quá trình bồi tụ phù sa Nhờ có hệ rễ phát triển ăn sâu xuống đất, làm cho nền đất trở nên vững chắc. Tán lá rộng với cành vững chắc giảm nhẹ xung động của sóng, làm giảm xung lực của sóng tác động vào bờ biển. Nghiên cứu của Yoshihiro Mazda và các cộng sự (Yoshihiro Mazda, 1997) đã có kết luận rằng, dải rừng ngập mặn 6 tuổi với chiều rộng là 1,5km có thể giảm độ cao sóng từ 1 mét ở ngoài khơi còn 0,05m khi vào tới bờ. Sự giảm sóng phụ thuộc vào loài cây rừng ngập mặn, điều kiện thảm thực vật, độ sâu mực nước và điều kiện sóng xuất hiện (Yoshihiro Mazda, 2006). Cây rừng ngập mặn cũng hạn chế gió từ biển vào lục địa, luồng gió thổi từ biển vào đất liền khi gặp đai rừng ngập mặn thì cường độ của gió sẽ bị giảm đi. Các đai rừng ngập mặn có tác dụng làm giảm mạnh độ cao của sóng khi triều cường. Nếu gặp đai rừng dày và rộng, luồng gió sẽ đổi hướng vượt qua tán rừng, những khu dân cư và cơ sở hạ tầng ở phía sau đai rừng sẽ được bảo vệ, mức độ thiệt hại sẽ giảm đi rất nhiều so với tình trạng không có đai rừng bảo vệ. Nghiên cứu của Y. Mazda và cộng sự ở xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình trong thời gian có triều cường từ ngày 17 đến 21/11/1994 cho thấy rừng Trang (Kandelia candel) trồng 6 tuổi với chiều rộng 1,5km đã giảm độ cao của sóng từ 1m ở ngoài khơi xuống còn 0,05m khi vào tới bờ đầm cua và bờ đầm không bị xói lở. Còn nơi không có rừng ở gần đó, cùng một khoảng cách như thế thì độ cao của sóng cách bờ đầm 1,5km là 1m, khi vào đến bờ vẫn còn 0,75m và bờ đầm bị xói lở. Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng đã nghiên cứu tốc độ bồi lắng phù sa ở nơi có rừng ngập mặn: Bần chua + Trang và nơi bãi bồi kề bên, không có rừng ngập mặn đối chứng tại xã Tân Thành - huyện Kiến Thụy - TP. Hải Phòng. Kết quả cho thấy nơi có rừng ngập mặn phân bố tốc độ bồi tụ phù sa trung bình là 0,71 cm/năm, nơi bãi bồi không có rừng ngập mặn chỉ đạt 0,28 cm/năm (chỉ bằng 39,4% so với nơi có rừng ngập mặn). Điều này cho thấy rừng ngập mặn có tác dụng làm tăng tốc độ bồi lắng phù sa ở các vùng cửa sông, ven biển. 25
  25. Hệ thống rễ cây rừng ngập mặn cũng giữ lại các chất trầm tích từ đất liền đưa ra biển. Các chất trầm tích này trộn với lớp thảm mục, tàn tích hữu cơ được phân rã làm cho nền đất nâng cao. Nhờ tác dụng hỗ trợ của đai rừng ngập mặn, các bãi bồi hàng năm lấn ra biển vài chục mét thậm chí ở cửa sông Cửu Long và mũi Cà Mau lấn ra biển hàng trăm mét. Ảnh 1.1. Xói lở bờ biển cửa sông Cái Lớn - Cà Mau Ảnh 1.2. Rừng ngập mặn chắn sóng, bảo vệ đê biển tại Hải Phòng 26
  26. 1.4.2. Rừng ngập mặn là nguồn dinh dưỡng của rất nhiều loài sinh vật ở vùng cửa sông ven biển Những vùng bãi biển ngập triều và các kênh rạch ở vùng cửa sông ven biển khi thuỷ triều xuống là những bãi kiếm ăn lý tưởng cho các loài chim. Theo tổ chức của các Luật gia môi trường thế giới (EJF, 2003), rừng ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển đồng bằng sông Cửu Long có 386 loài và phụ loài chim, 260 loài cá, hàng trăm loài động vật xương sống. Ở vùng cửa sông Cửu Long, nghiên cứu của Phạm Trọng Thịnh và các cộng sự (1998) ở Thạnh Phú (Bến Tre) đã thống kê được 27 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư, 16 loài thú và 60 loài chim. Một số loài hiếm và có nguy cơ bị đe dọa được phát hiện ở đây như Tắc kè (Gekko gekko), Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rái cá lông mượt (Lutra perspicilata), Mèo cá (Felis viverina), Bồ nông (Pelecanus philipensis), Cò lông xám (Mycteria cinerea). Về thủy sinh vật, Trần Kim Hằng và các cộng sự (2003) đã thống kê được 185 loài thực vật nổi, trong đó, nhóm Bacillariophyta chiếm (79%), có 93 loài động vật nổi, bao gồm 57 loài của nhóm Arthropoda (62,29%), 90 loài động vật đáy đã được xác định, bao gồm 41 loài thuộc nhóm Arthropoda (45,56%). Vùng cửa sông có 661 loài cá thuộc 319 họ, trong đó số loài cá sống ở tầng đáy và gần đáy chiếm khoảng 72%, họ cá Mối (Priacanthidae) chiếm 54,43%, họ cá Khế (Canrangidae) chiếm 25,5%, họ cá Trác (Priancabidae) chiếm 3,79%, Các loài cá sống ở tầng nổi chiếm 28%, tầng trung và nổi có các loài cá Bạc má, cá Nục, cá Mối vạch, cá Chuồn đen, cá Chích tròn, cá Thu vạch. Số loài sống ở gần bờ chiếm 68% và cá sống xa bờ chiếm 32%. Có 20 loài tôm trong khu vực, gồm 12 loài tôm biển (thuộc 5 họ), 8 loài tôm nước ngọt (7 loài thuộc họ Palaemonidae và 1 loài thuộc họ Caridae). Các loài tôm chủ yếu trong vùng là những loài có giá trị cao như Penaeus indicus; Metapeneusensis, M. lysanassa và M. spinulatus. Nghêu giống xuất hiện ở hầu hết các bãi bồi vùng cửa sông, đã đem lại nguồn thu nhập rất quan trọng cho người dân địa phương. Những người nông dân sống lâu năm ở khu vực Cù Lao Dung vào mùa thu hoạch Nghêu, mỗi ngày có hàng ngàn người đến thu hoạch Nghêu ở vùng này, thu nhập của họ có thể đạt được từ vài trăm đến hàng triệu đồng mỗi ngày. Các nhà khoa học đã chứng minh mối liên hệ khăng khít giữa việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đối với năng suất thủy sản ở vùng ven biển và ngoài khơi (Pedersen, A. et al. 1996). Mỗi hecta rừng ngập mặn hỗ trợ cho sản lượng 27
  27. đánh bắt hàng năm khoảng 450kg (Hinrichsen, D. 1998), khoảng 2/3 sản lượng cá đánh bắt được của thế giới hàng năm có cuộc sống của chúng phụ thuộc vào sự lành mạnh của các hệ sinh thái ngập nước ven biển (Hinrichsen, D. 1998). Nguồn thức ăn đầu tiên, phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài hải sản là xác hữu cơ thực vật dạng hạt hoặc còn gọi là mùn bã hữu cơ, đó là sản phẩm của quá trình phân hủy xác thực vật, bao gồm: lá, cành, chồi, rễ, của các cây ngập mặn. Theo Snedaker (1978), lượng lá rơi của cây rừng ngập mặn ở Nam Florida là 10.000 - 14.000kg khô/ha/năm. Kết quả nghiên cứu ở rừng Đước Cà Mau cho thấy năng suất lượng rơi là 9.719,9 kg/ha/năm, riêng lá chiếm 79,71%. Hàng năm rừng Đước Cà Mau cung cấp cho hệ sinh thái rừng ngập mặn ở đây 8.400 - 12.000kg lá/ha/năm (tính theo trọng lượng khô) (Nguyễn Hoàng Trí, Phan Nguyên Hồng, 1984). Ảnh 1.3. Một số loài hải sản dưới tán rừng ngập mặn tại Đầm Hà - Quảng Ninh 1.4.3. Cung cấp nhiều sản phẩm trực tiếp cho người dân địa phương Công dụng của các loài cây rừng ngập mặn rất đa dạng, Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1983) và (1994) đã thống kê được 30 loài cây cung cấp gỗ, 28
  28. than và củi; 14 loài cây cho tannin; 24 loài cây cho phân xanh, cải tạo đất hoặc giữ đất; 21 loài cây dùng làm thuốc; 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ; 21 loài cây cho mật ong; 1 loài cây cho nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, Đước, Bần, Mắm, Vẹt là những loài cây gỗ có kích thước lớn, tăng trưởng nhanh. Cây Đước (Rhizophora apiculata) ở Cà Mau tăng trưởng đường kính 0,75 cm/năm, chiều cao 0,85 m/năm, thường khai thác với luân kỳ 20-30 năm (Phan Nguyên Hồng và Nguyễn Hoàng Trí, 1983). Rừng Đước trồng có thể đạt năng suất 20 m3/ha/năm. Ở Bà Rịa - Vũng Tàu (Tân Thành), Đước trồng thuần loài có tăng trưởng bình quân 0,6-0,8 cm/năm (Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Nam Bộ, 2003). Gỗ Đước được sử dụng để làm nhà cửa như: Cột, kèo, róng, nóng, làm cột đánh bắt thủy sản ở vùng ven biển, các loại cọc gỗ để giữ lưới, giữ đáy đều được làm bằng cây đước có kích thước dài tới hàng chục mét và đường kính cũng từ vài chụccm. Than hầm từ các loài Đước, Vẹt là nguồn năng lượng quan trọng. Nhân dân vùng ven biển và đánh bắt hải sản rất ưa thích dùng than hầm. Trong một số ngành công nghiệp, than Đước rất được ưa chuộng do có ít khói, nhiệt lượng cao tương tự than đá (6.375 - 6.675 calo/kg). Ở vùng ven biển Nam Bộ, cho đến ngày nay, than Đước vẫn là sản phẩm được sử dụng rất rộng rãi. Năng suất than ở nước ta tính theo trọng lượng gỗ trung bình là 20%, 1 ster củi nặng 800kg sau khi đốt được 165kg than. Tannin là loại sản phẩm có tỷ lệ cao trong vỏ của các loài cây rừng ngập mặn. Theo Lâm Bỉnh Lợi (1972) cho biết tỷ lệ tannin chứa trong vỏ các loài cây rừng ngập mặn như sau: Dà (29,85%), Vẹt (13,6%), Cóc (13,4%), Đước (12,2%). Dừa nước (Nipa fruticans) có tác dụng giữ bờ kênh khỏi bị xói lở, lá để lợp nhà, làm vách, quả ăn được, các chất nhựa từ cuống cụm hoa có thể sản xuất đường, rượu, giấm ăn. Lá dừa nước là sản phẩm quan trọng nhất của loài cây này, thường dùng để làm nhà. Tuy nhiên, tất cả các sản phẩm của loài cây này đều có giá trị đối với đời sống hàng ngày của người dân địa phương. 1.4.4. Là nơi du lịch, giải trí và nghiên cứu khoa học Do cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ, khí hậu mát lành, làm cho các khu rừng ngập mặn ở vùng ven biển là những nơi vui chơi, giải trí lý tưởng, cuốn hút du khách khắp mọi miền trong nước và trên thế giới. Nhiều khu rừng ngập 29
  29. mặn ở nước ta là nơi du lịch sinh thái rất nổi tiếng như Cần Giờ, Mũi Cà Mau, Hà Tiên. Khu vực Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng cũng là điểm du lịch nổi tiếng trong mạng lưới du lịch của Việt Nam và quốc tế. Sự sinh động và kỳ bí (misterious) của hệ sinh thái rừng ngập mặn luôn luôn lôi cuốn sự đam mê các nhà khoa học trong nghiên cứu và sáng tạo. 1.4.5. Bảo tồn các giá trị văn hóa và các giá trị của thiên nhiên Các khu rừng ngập mặn ở ven biển cửa sông tỉnh Sóc Trăng có giá trị quan trọng đối với việc bảo vệ tính hoang sơ nguyên thủy của vùng đất ngập nước, hỗ trợ các quá trình sinh thái ở vùng cửa sông, ven biển. Đặc biệt là duy trì quá trình diễn thế tự nhiên của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Cửu Long, một trong 12 hệ thống sông lớn nhất thế giới. Nguồn lợi thủy sản của rừng Bần chua phong phú và dồi dào. Thủy hải sản vùng cửa sông ở Sóc Trăng có nhiều loài khác nhau và chúng xuất hiện theo mùa. Các sản phẩm bao gồm các loài cá Ngác, cá Quát, cá Bống, cua giống, cá Kèo, Nghêu, Sò huyết, Cách thức đánh bắt cũng đa dạng, phù hợp cho từng giới và từng lứa tuổi. Đàn ông thì đánh bắt cá, phụ nữ và trẻ em bắt cua giống, cá Kèo, Nghêu, Sò huyết, Nguồn lợi thủy sản góp phần nuôi sống không ít hộ gia đình ở những làng ven biển. Đai rừng bần chua phòng hộ góp phần tạo nên môi trường sinh thái thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản ở vùng đệm. Rừng Bần đóng vai trò như một máy lọc nước khổng lồ, góp phần làm sạch nước trước khi bơm vào ao nuôi và làm lắng đọng các chất thải từ ao nuôi xả ra. 1.4.6. Tác dụng của rừng ngập mặn khi mực nước biển dâng cao Những năm gần đây, tác hại của biến đổi khí hậu đối với tài nguyên thiên nhiên và xã hội ngày càng rõ rệt, với quy mô và cường độ ngày càng tăng. Những vùng đất thấp, ngập nước ven biển cũng là đối tượng bị đe dọa ngày càng nặng nề. Tuy nhiên, hệ sinh thái rừng ngập mặn cũng là tác nhân hạn chế các tác hại của sự biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiệt hại do nước biển dâng. Các khu rừng ngập mặn do có hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất như hệ rễ hình chân nơm của các loài Đước, Đưng, rễ hình đầu gối của các loài Vẹt, rễ thở hình chông của các loài Mắm, Bần, ngăn cản xung lực của sóng. Với lớp tán lá dày cùng với thân, cành cây đã tạo thành lớp rào bằng vật liệu mềm giảm sức công phá của sóng triều (Phan Nguyên Hồng, 2008). Cũng nhờ lớp thảm thực vật cản sóng, lượng phù sa và mùn bã hữu cơ được tích lũy phù sa cùng mùn bã thực vật tại chỗ làm cho mặt đất được cố định và 30
  30. nâng cao. Nhờ đó, các trụ mầm và quả, hạt của các loài cây ngập mặn nhanh chóng tái sinh chiếm cứ vùng bãi bồi. Yoshihiro Mazda, Michimasa Magi, Mothoko Kogo, Phan Nguyên Hồng (2005) đã nghiên cứu “Vai trò chắn sóng của rừng ngập mặn ở Đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam” các tác giả đã đề cập đến đặc điểm biến động của mực nước triều và ảnh hưởng của rừng ngập mặn đến mực nước triều. Vũ Đoàn Thái (2005) trong công trình “Bước đầu nghiên cứu khả năng chắn sóng, bảo vệ bờ biển trong bão qua một số kiểu cấu trúc rừng ngặp mặn trồng ven biển Hải Phòng” đã tiến hành nghiên cứu tác dụng chắn sóng của một số kiểu trạng thái rừng trồng trong các trận bão số 2, 6, 7 (năm 2005), chỉ tiêu nghiên cứu là hệ số suy giảm độ cao sóng khi qua các dải rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy rừng ngập mặn ở Hải Phòng có tác dụng làm giảm đáng kể độ cao sóng trong bão. Tại thời điểm đó đối với rừng Trang 5 tuổi và 6 tuổi độ rộng 650m, rừng Bần chua 8 - 9 tuổi có độ rộng 920m và 650m độ cao sóng sau rừng giảm từ 77 - 88%. Mức độ giảm độ cao sóng trong bão khi qua rừng phụ thuộc vào kiểu cấu trúc loại rừng ngập mặn và hướng sóng chuyền. Tác giả đã kết luận rằng rừng ngập mặn có vai trò rất lớn làm giảm thiểu tác động phá hủy từ biển do sóng bão. Ảnh 1.4. Hệ rễ cây ngập mặn có tác dụng cố định đất, giảm xung lực của sóng 31
  31. Nguyễn Danh Tĩnh (2007), trong đề tài “Khả năng chắn sóng của rừng ngập mặn ở một số vùng ven biển Thành phố Hải Phòng” đã điều tra chiều cao sóng ở các điểm cách bìa rừng 0, 20, 40, 60 và 80m trên 6 tuyến qua 6 trạng thái rừng ngập mặn điển hình của vùng biển Tiên Lãng - Hải Phòng. Tác giả đã kết luận rừng chiều cao sóng ở vị trí bất kỳ trong đai rừng có thể được xem là hàm số phụ thuộc vào chiều cao sóng biển phía trước đai rừng, khoảng cách tới bìa rừng, mật độ và đường kính tán trung bình của cây rừng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chiều rộng đai rừng ngập mặn cần thiết để chắn sóng ở khu vực nghiên cứu sẽ dao động từ 600 - 1000m tùy thuộc vào mật độ và đường kính tán cây rừng ở tuổi trưởng thành. Các tuyến đê ngăn mặn ở huyện Thái Thụy (Thái Bình) dài 86,6km, được xây dựng từ lâu đời, việc đắp đê chủ yếu bằng lao động thủ công. Các cơn bão số 6 và số 7 năm 2005 đúng vào lúc triều cường gây ra sóng lớn nhưng các tuyến đê ở Thái Thụy không bị xói lở nhờ các dải rừng ngập mặn trồng từ sau khi đê Xuân Hải bị vỡ năm 1996. Theo một công trình nghiên cứu của Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà (2006) về giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn tại Xuân Thủy, Nam Định: Với 3.100ha rừng ngập mặn phòng hộ cho 10,5km đê biển hàng năm đã tránh được chi phí tu bổ đê biển từ 311 - 12.600 triệu đồng/năm. Các khu rừng ngập mặn cũng góp phần hạn chế xâm nhập nước mặn và bảo vệ nước ngầm. Ở những thành phố và thị trấn ở vùng ven biển tình trạng triều cường đã gây ngập nhiều khu dân cư, trong đó có một nguyên nhân là hầu hết các kênh rạch có những dải cây dừa nước và nhiều loài cây ngập mặn khác như Bần, Mắm, Sú, Trang, vốn giữ vai trò như những túi chứa nước tự nhiên đã bị chặt phá và lấp đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư cho nên không có chỗ cho nước thoát mỗi khi có ngập cục bộ do triều cường hay mưa lớn. Rừng ngập mặn là nơi bảo vệ các động vật khi nước triều dâng và sóng lớn. Nhiều loài động vật đáy sông trong hang hoặc trên mặt bùn, khi thời tiết bất lợi, nước triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng như cá Lác, các loài Còng, Cáy, Ốc. Khi lặng gió và triều xuống thấp chúng trở lại nơi sống cũ. Do đó mà tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tương đối ổn định. Nhờ các mùn bã được phân hủy tại chỗ và các chất thải do sông mang đến được phân giải nhanh tạo ra nguồn thức ăn phong phú, thuận lợi cho sự hồi phục và phát triển của động vật sau các thiên tai. 32
  32. 1.4.7. Định lượng các giá trị của rừng ngập mặn Các giá trị của rừng ngập mặn đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo tài liệu của UNEP/GPA 2003, do Batagoda, B.M.S. thực hiện, giá trị kinh tế của rừng ngập mặn hàng năm theo các mục tiêu sử dụng khác nhau trên mỗi hectare của rừng ngập mặn ở Sri Lanka đã được xác định như sau: - Tài nguyên rừng ngoài gỗ là 108 USD. - Giá trị giải trí ở cấp địa phương là 933 USD. - Giá trị giải trí ở cấp toàn cầu là 1196 USD. - Giá trị của sự lựa chọn ở cấp toàn cầu là 1039 USD. - Giá trị của sự lựa chọn ở cấp địa phương là 1491 USD. - Giá trị di sản ở cấp toàn cầu là 562 USD. - Giá trị di sản ở cấp địa phương là 1714 USD. - Giá trị tồn tại ở cấp toàn cầu là 1399 USD. - Giá trị tồn tại ở cấp địa phương là 883 USD. - Lợi ích cung cấp nơi kiếm ăn cho cá là 218 USD. - Lợi ích kiểm soát xói lở là 3,6 USD. - Lợi ích bảo tồn đa dạng sinh học là 18 USD. - Lợi ích tồn trữ Carbon là 75 USD. - Lợi ích bảo vệ chống gió bão là 76 USD. - Lợi ích xử lý ô nhiễm là 4494 USD. Theo kết quả nghiên cứu này, tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn được bảo tồn đã được ước định cho mỗi ha, hàng năm là 12.229 USD. Theo một nghiên cứu khác được đăng bởi PNAS (Proceedings of the National Academy of Science), ngày 21 tháng 7 năm 2008, nghiên cứu của các nhà khoa học tại viện Oceanography tại UC San Diego đã cho thấy rằng rừng ngập mặn ở ven biển Mexico đã làm tăng năng suất thủy sản ở vịnh California. Người ta đã tìm thấy 13 vùng đánh cá khác nhau ở vịnh California, sản lượng bình quân hàng năm 11.500 tấn ghẹ xanh và cá có nguồn gốc từ rừng ngập mặn, trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2005, tạo ra khoảng 19 triệu USD cho người dân địa phương. 33
  33. Giá trị dịch vụ của hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đã được ước tính là 1,6 triệu USD mỗi hecta một năm. Các dịch vụ cho con người bao gồm điều hoà khí hậu, bảo vệ nguồn nước sạch, hạn chế xói lở ven biển, xử lý chất thải, cung cấp sản phẩm và giải trí. Các nhà nghiên cứu đã định lượng được các giá trị kinh tế, sinh thái và địa mạo của rừng ngập mặn và xác định rằng các dải rừng ngập mặn ở ven biển của vùng vịnh California có giá trị là 37.500 USD mỗi năm. Các dải rừng ngập mặn đặc biệt quan trọng và lâu dài đối với những người dân phụ thuộc vào nguồn tài nguyên cá ở vùng này. Theo Nguyễn Hữu Ninh và Mai Trọng Nhuận (Nguyễn Hữu Ninh, 2003), tài nguyên thuỷ sản trong rừng ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng rất phong phú. Tài nguyên rừng ngập mặn đóng góp đáng kể vào thu nhập và sinh kế của người dân địa phương. Phương pháp thu hoạch thuỷ sản của người dân ở đây cũng rất đa dạng phụ thuộc vào giới tính và tuổi. Những nguồn tài nguyên này đóng góp rất nhiều đối với sinh kế của những người dân sống ở vùng ven biển. Rừng ngập mặn ở đây cũng tạo ra những điều kiện môi trường thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản ở vùng đệm và giữ vai trò như những dải đệm lọc trong nước thải từ các khu nuôi trồng thuỷ sản và các khu công nghiệp đổ ra biển. Đất ngập nước vùng cửa sông có giá trị kinh tế cao, giá trị của rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Cửu Long có thể đạt được là 3.099,36 USD/ha/năm, gồm giá trị từ nguồn gỗ và củi 16,35 USD/ha/năm và giá trị gián tiếp là 3.083 USD/ha/năm. 1.5. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đến phân bố rừng ngập mặn Do được hình thành ở vùng ven biển và cửa sông nên rừng ngập mặn thường được nhận định là những hệ thống sinh thái mở (Opened ecosystem). Các hệ sinh thái rừng ngập mặn luôn luôn trao đổi với bên ngoài thông qua các yếu tố thủy triều, ngập lũ, trầm tích, những yếu tố này thay đổi thì sẽ có thể làm thay đổi các yếu tố môi trường ở nơi mà mỗi cá thể cây rừng sinh sống. Sự thay đổi môi trường sống của các cây rừng ngập mặn (Howe, C.P, 1991) có thể gây ra bởi các nguyên nhân sau: 34
  34. - Những tác động làm thay đổi chế độ thủy văn, ngăn chặn sự lưu thông của thủy triều; - Những hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, ngăn chặn dòng chảy; - Các hoạt động chặt phá lớp thảm thực vật, thu hoạch cạn kiệt hệ động vật; - Làm thay đổi nền đất; - Các tác nhân gây ô nhiễm dầu, hóa chất hoặc chất thải. a) Yếu tố tự nhiên * Nhiệt độ không khí - Theo Chapman (1977) thì rừng ngập mặn trên thế giới chỉ phân bố ở nơi có nhiệt độ trung bình của tháng lạnh nhất trong năm lớn hơn 20oC và biên độ dao động của nhiệt độ không khí theo mùa trong năm không vượt quá 10oC. Tuy nhiên, ở Việt Nam rừng ngập mặn cũng phân bố tự nhiên ở vùng Đông Bắc (Quảng Ninh), một năm có tới 4 tháng lạnh, có nhiệt độ không khí trung bình trong tháng 25oC. - Ở huyện Tiên Yên - Quảng Ninh, trong hai ngày 17 và 18 tháng 1/1961 đã xuất hiện sương muối, khi nhiệt độ không khí xuống thấp tới 0oC đã làm cho cây Vẹt dù bông đỏ bị héo và khô lá, một số cây bị chết. - Ở bán đảo Cà Mau gần như nóng quanh năm nên có số loài cây rừng ngập mặn rất phong phú, có tới 33 loài cây ngập mặn thực thụ chiếm 98% tổng số loài cây ngập mặn thực thụ ở Việt Nam. Trong khi ở vùng biển Đông Bắc (Quảng Ninh) chỉ có 10 loài cây ngập mặn thực thụ. * Lượng mưa hàng năm - Theo Francois Blasco (1993) thì chỉ nơi đất ngập mặn ven biển có lượng mưa cao hơn 1.200 mm/năm và trong năm không xuất hiện mùa khô dài thì mới có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên. - Ở vùng ven biển Nha Trang, nơi có lượng mưa thấp (1000 mm/năm) rừng ngập mặn ở đây nghèo nàn, còn ở vùng biển Phan Rang (Ninh Thuận) có lượng 35
  35. mưa thấp 750 mm/năm, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn có mùa khô dài tới 9 - 10 tháng và mức độ khô hạn rất gay gắt đã không có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên. - Ở vùng biển Cà Mau, nơi có lượng mưa trung bình hàng năm 2.200 - 2.366mm, với nhiệt độ quanh năm nóng thì rừng ngập mặn sinh trưởng rất tốt, thành phần loài đa dạng. Cây Đước trong rừng 50 tuổi có đường kính trung bình D1,3= 27,8cm và chiều cao trung bình 27m. Năng suất gỗ rừng Đước 20 tuổi, với mật độ cây 1.360 cây/ha đã cho năng suất 13,5 m3/ha/năm. Trong khi ở ven biển Vũng Tàu, gần như nóng quanh năm nhưng lượng mưa chỉ có 1.357 mm/năm thì rừng Đước đã sinh trưởng kém hơn rõ rệt, tuy cùng trồng trên một lập địa sét mềm nhưng chỉ đạt năng suất gỗ 6 - 7m3/ha/năm. * Hoạt động của gió mùa Đông Bắc Vùng ven biển phía bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, mang không khí lạnh từ cực Bắc tràn về, đặc biệt ở vùng ven biển Quảng Ninh và vùng ven biển Đồng bằng Sông Hồng. Trong một năm có khoảng từ 20 - 25 đợt gió mùa Đông Bắc gây ra sương muối và ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn, thậm chí gây chết hàng loạt. * Hoạt động của bão và dông - Theo số liệu thống kê, từ năm 1884 đến năm 1989 (125 năm) thì trong cả nước có tới 493 trận bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ từ biển Đông vào đất liền, trong đó ở miền Bắc (Quảng Ninh và Đồng bằng sông Hồng) có 200 trận bão còn ở miền Trung có tới 251 trận bão. Riêng vùng ven biển Đồng bằng Nam bộ rất ít khi có bão đổ bộ vào đất liền. - Bão thường có gió và sóng lớn làm cho cây ngập mặn sinh trưởng kém hoặc bị đỗ gẫy. Do đó ở những vùng nhiều bão thì chiều cao của cây rừng ngập mặn thường không cao mà thấp. * Yếu tố thủy triều - Động lực có vai trò quan trọng đến sự hình thành rừng ngập mặn là thủy triều, nếu không có sự hoạt động lên xuống của thủy triều thì sẽ không có các rừng ngập mặn ven biển. - Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy, ở những nơi đất ngập mặn được ngập nước triều khi triều cường từ 3 - 4 giờ/ngày thì rừng ngập mặn sinh 36
  36. trưởng tốt. Nhưng nếu chỉ ngập nước khi triều cường với thời gian quá ngắn, ít hơn 2h30’/ngày thì rừng ngập mặn lại bắt đầu thể hiện sự sinh trưởng xấu. Nếu ngập quá lâu trong một ngày thì lại không có rừng ngập mặn phân bố tự nhiên. Biên độ triều có mức chênh lệch từ 2 - 4m thì rừng ngập mặn sinh trưởng tốt. - Các nghiên cứu về ảnh hưởng của thủy triều đến sinh trưởng của rừng ngập mặn ở Việt Nam có khá nhiều và đã cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của chế độ thủy triều đến sinh trưởng và phát triển của rừng ngập mặn. - Vùng bãi bồi ven biển huyện Ngọc Hiển, Cà Mau có chế độ bán nhật triều với biên độ triều dao động trung bình 190cm và biên độ triều cao nhất là 307cm. Nhìn chung, các loài rừng ngập mặn ở đây phong phú và có mức độ sinh trưởng tốt nhất ở Việt Nam. Nhưng tới vùng ven biển thuộc tỉnh Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan, có chế độ nhật triều với biên độ chiều khá thấp 60 - 70cm, trong tháng 4, biên độ triều xuống thấp chỉ còn 27 - 28cm thì rừng ngập mặn ở đây nhìn chung có mức độ sinh trưởng xấu hơn rõ rệt so với vùng bán đảo Cà Mau mặc dù có điều kiện khí hậu và đất đai tương đối giống nhau. b) Các hoạt động của con người * Công tác quản lý - Rừng ngập mặn nhìn chung ở các tỉnh chưa có ban quản lý, công tác quản lý do Uỷ ban nhân dân các xã có rừng ngập mặn trực tiếp quản lý. - Công tác quản lý bảo vệ rừng là rất quan trọng, thực tế đã chứng minh rằng công tác quản lý bảo vệ rừng là khâu quyết định sự tồn tại của những khu rừng đã trưởng thành và sự thành bại của những diện tích rừng mới trồng. Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn chưa được quan tâm đúng mức nên hiệu quả bảo vệ rừng còn thấp. Hiện tượng chăn thả gia súc, chặt củi tự do trong rừng ngập mặn còn khá phổ biến ở nhiều địa phương, hoạt động chặt phá cây ngập mặn để lấy mặt bằng làm đầm nuôi trồng hải sản vẫn diễn ra tự phát ở một số nơi. - Việc khai thác lợi dụng rừng chưa hợp lý, không có kế hoạch, người dân khai thác củi, đánh bắt hải sản dưới tán rừng mà không chú ý đến việc phục hồi lại rừng. Một số hộ đã tự động chặt bỏ bớt cây trong đầm không theo một phương thức nào, kết quả đã làm giảm mật độ cây quá mức (mật độ quá thưa 37
  37. không đủ để được coi là có rừng) gây nên hiện tượng mất rừng và năng suất nuôi trồng thuỷ sản ngày càng suy giảm. * Hoạt động khai hoang lấn biển Khai hoang nông nghiệp làm giảm diện tích các bãi đất ngập nước, trong đó có rừng ngập mặn. Kết quả là rừng ngập mặn, các bãi bồi ven biển có khả năng trồng rừng nơi có nguồn lợi sinh vật và đa dạng sinh học bị biến thành các đồng lúa có năng suất thấp. * Nuôi trồng thủy sản Nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đặc biệt là các tỉnh phía Bắc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân, chính quyền chưa có đầu tư đáng kể vào quy hoạch chi tiết cho các khu vực nuôi trồng thủy sản, người dân tự phát rừng quây bờ bao làm đầm nuôi trồng thủy sản đã làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn đáng kể. * Khai thác rừng ngập mặn Ở một số vùng ven biển của Việt Nam người dân vẫn có thói quen khai thác, chặt rừng ngập mặn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như làm củi đun. Ngoài ra, ở phía Nam người dân thường khai thác rừng Đước để lấy cọc làm nhà, đốt gỗ làm than củi, Những hoạt động này đã góp phần trực tiếp làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn và suy giảm chất lượng rừng ngập mặn ở Việt Nam. 38
  38. Chương 2 THỰC TRẠNG RỪNG NGẬP MẶN VEN BIỂN VIỆT NAM 2.1. Hiện trạng rừng ngập mặn 2.1.1. Diện tích và phân bố rừng ngập mặn a) Cơ sở xác định diện tích đất ngập nước để phát triển rừng ngập mặn Theo kết quả nghiên cứu về rừng ngập mặn của Phan Nguyên Hồng năm 1990, hệ thống phân loại đất ngập nước Việt Nam (Phân Viện Điều tra quy hoạch rừng II - 2004) và kết quả các điều tra nghiên cứu khác, tiêu chí để quy hoạch diện tích phát triển rừng ngập mặn như sau: - Đất ngập nước mặn ven biển, ngập triều không thường xuyên trên thể nền sét bùn, bùn cát, bùn cát thô lẫn sỏi, đất than bùn san hô, phù sa bờ biển. - Đất ngập nước mặn vùng cửa sông không thường xuyên trên thể nền sét bùn, bùn cát, phù sa. - Đất ngập nước mặn thuộc đầm phá trên thể nền sét bùn, bùn cát, phù sa. - Định hướng phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất của các địa phương. b) Phân bố theo các vùng ven biển Theo Đề án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển giai đoạn 2008- 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại CV số 405/TTg-KTN ngày 16/3/2009), vùng ven biển nước ta có thể chia làm 5 vùng. Tổng diện tích quy hoạch cho mục đích phát triển rừng ngập mặn là 323.712ha. trong đó có 209.741ha đã có rừng (152.131ha là rừng trồng và 57.610ha là rừng tự nhiên), phân bố tại các vùng như sau: - Vùng ven biển tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc Bộ (QN&ĐBBB), gồm 5 tỉnh (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình): 88.340ha. trong đó diện tích có rừng 37.651ha. phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh. 39
  39. - Vùng ven biển Bắc Trung Bộ (BTB), gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế): 7.238ha. trong đó diện tích có rừng 1.885ha. phân bố chủ yếu ở tỉnh Thanh Hóa. - Vùng ven biển Nam Trung Bộ (NTB): gồm 6 tỉnh (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa): 743ha. trong đó diện tích có rừng không đáng kể. - Vùng ven biển Đông Nam Bộ (ĐNB): gồm 5 tỉnh (Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh): 61.110ha. trong đó diện tích có rừng là 41.666ha. phân bố chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh. - Vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): gồm 8 tỉnh (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau): 166.282ha. trong đó diện tích có rừng 128.537ha. phân bố chủ yếu ở các tỉnh Cà Mau và Kiên Giang. Bảng 2.1: Diện tích và phân bố rừng ngập mặn Việt Nam Diện tích có RNM (ha) Chưa có Địa danh Tổng Cộng RTN RT RNM Toàn quốc 323.712 209.741 57.610 152.131 113.972 Quảng Ninh và Đồng bằng Bắc Bộ 88.340 37.651 19.745 17.905 50.689 Bắc Trung Bộ 7.238 1.885 564 1.321 5.353 Nam Trung Bộ 743 2 2 741 Đông Nam Bộ 61.110 41.666 14.898 26.768 19.444 Đồng bằng sông Cửu Long 166.282 128.537 22.400 106.137 37.745 Rừng ngập mặn Việt Nam chủ yếu phân bố tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ninh và ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó rừng ngập mặn phân bố và phát triển tốt ở miền Nam, đặc biệt ở bán đảo Cà Mau. Ở miền Bắc cây rừng ngập mặn tuy thấp và nhỏ nhưng có giá trị phòng chống thiên tai rất lớn, đặc biệt tỷ trọng rừng ngập mặn tự nhiên khá cao. Tại tỉnh Quảng Ninh có 19.745ha rừng tự nhiên trên tổng số 37.650ha rừng ngập mặn. c. Phân bố theo hệ thống đê biển 40
  40. Rừng ngập mặn có vai trò to lớn trong bảo vệ hệ thống đê biển. Theo kết quả điều tra, khảo sát do Viện Điều tra Quy hoạch rừng thực hiện trong năm 2006, tại 3 vùng có phân bố rừng ngập mặn (QN&ĐBBB, BTB và ĐBSCL) hiện có 1.113km trong tổng số 2.438km đê biển đã có rừng ngập mặn bảo vệ trước đê, tương ứng với diện tích có rừng là 69.611ha rừng ngập mặn, trong đó: - Vùng Quảng Ninh và Đồng bằng Bắc bộ chiều dài đê biển có rừng ngập mặn là 254/841km; - Vùng Bắc Trung bộ chiều dài đê biển có rừng ngập mặn là 67/338 km, - Vùng ĐBSCL chiều dài đê biển có rừng ngập mặn là 792/1.259 km; (Vùng Nam Trung bộ chiều dài đê biển có rừng bảo vệ trên tổng số chiều dài đê biển là 73/501km (15%) tương ứng với diện tích có rừng là 898ha. tuy nhiên rừng trước đê vùng này là rừng trên cạn). Hiện nay, còn 1.325km đê biển (trong đó có 1.197km tại 3 vùng Quảng Ninh và đồng bằng Bắc bộ; Bắc Trung bộ và ĐBSCL, tương đương với 55% tổng chiều dài hệ thống đê biển chưa có hệ thống rừng bảo vệ. Trong số chiều dài đê chưa có rừng bảo vệ, hiện có 418km đê phía trước có bãi, tương đương với diện tích khoảng 13.000ha có thể trồng rừng ngập mặn. Một số khu vực còn lại chưa thể trồng rừng ngập mặn do trước đê không còn bãi hoặc bãi bị sạt lở, bùn, phù sa loãng. Cho nên song song với việc trồng rừng ngập mặn cần có các giải pháp công trình như xây kè, mỏ hàn, đóng cọc, bổ sung đất, bùn, Bảng 2.2: Diện tích rừng ngập mặn theo hệ thống đê biển Chiều dài đê có bãi ưu tiên xây dựng RNM bảo vệ đê Có thể Tổng Đã có rừng trước đê trồng mới Vùng/ tỉnh ven biển chiều dài Theo diện tích tuyến đê Chiều (km) Chiều dài Trồng Diện tích Tổng Bảo vệ dài đê đê (km) bổ sung (ha) (ha) (ha) (km) (ha) Tổng 2.438 1.113 69.611 64.853 4.758 418 13.593 Đồng bằng Bắc Bộ 841 254 27.209 23.04 4.169 187 7.770 41
  41. 0 Bắc Trung Bộ 338 67 5.393 5.393 88 1.997 37.00 ĐB sông Cửu Long 1.259 792 36.420 589 143 3.826 9 (Nguồn: Rà soát, quy hoạch rừng phòng hộ ven biển - Viện ĐTQHR -2006) d) Phân bố theo 3 loại rừng Tổng diện tích rừng ngập mặn là 323.712ha. được quy hoạch như sau: - Rừng phòng hộ: 153.294ha. trong đó diện tích có rừng 115.950ha. - Rừng đặc dụng: 41.666ha. trong đó diện tích có rừng 28.311ha. - Rừng sản xuất: 128.752ha. trong đó diện tích có rừng 65.480ha. Kết quả chi tiết về sự phân bố của rừng ngập mặn ven biển ở Việt Nam theo 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) được tổng hợp tại bảng 2.3. Bảng 2.3: Quy hoạch rừng ngập mặn phân theo 3 loại rừng Đơn vị: ha Phân theo 3 loại rừng TT Địa danh Tổng RPH RĐD RSX Toàn quốc 323.712 153.294 41.666 128.752 Diện tích có rừng 209.741 115.950 28.311 65.480 Đất chưa có rừng 113.972 37.344 13.355 63.272 1. Quảng Ninh và ĐBBB 88.340 43.776 8.589 35.975 1.1 Diện tích có rừng 37.651 30.928 4.489 2.234 1.2 Đất chưa có rừng 50.689 12.848 4.100 33.741 2. Bắc Trung Bộ 7.238 4.420 - 2.817 2.1 Diện tích có rừng 1.885 1.341 - 544 2.2 Đất chưa có rừng 5.353 3.080 2.273 42
  42. Phân theo 3 loại rừng TT Địa danh Tổng RPH RĐD RSX 3. Nam Trung Bộ 743 - - 743 3.1 Diện tích có rừng 2 - - 2 3.2 Đất chưa có rừng 741 741 4. Đông Nam Bộ 61.110 41.511 900 18.699 4.1 Diện tích có rừng 41.666 38.468 16 3.182 4.2 Đất chưa có rừng 19.444 3.043 884 15.517 5. Đồng bằng sông Cửu Long 166.282 63.587 32.177 70.518 5.1 Diện tích có rừng 128.537 45.213 23.806 59.518 5.2 Đất chưa có rừng 37.745 18.374 8.371 11.000 (Nguồn: Rà soát hiện trạng rừng ngập mặn - Viện ĐTQHR - 2007) e) Hiện trạng rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng lấn biển Rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng lấn biển có diện tích 153.294ha (115.950ha đã có rừng và 37.344ha đất trống ngập mặn). Diện tích các trạng thái rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng lấn biển thống kê tại bảng 2.4. Bảng 2.4: Hiện trạng rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng lấn biển Đơn vị: ha Phân theo vùng TT Kiểu, trạng thái Tổng cộng QN&ĐBBB BTB ĐNB ĐBSCL Tổng 115.950 30.928 1.341 38.468 45.213 I Rừng tự nhiên 37.876 18.147 126 12.917 6.686 Cấp I 13.125 6.874 100 3.500 2.651 43
  43. Cấp II 18.172 8.139 26 7.217 2.790 Cấp III 6.579 3.134 0 2.200 1.245 II Rừng trồng 78.074 12.781 1.215 25.551 38.527 Cấp I 23.245 12.781 1.215 0 9.249 Cấp II 38.151 0 0 25.551 12.600 Cấp III 16.678 0 0 0 16.678 Rừng tự nhiên có diện tích 37.876ha. chiếm 32,7% tổng diện tích rừng ngập mặn phòng hộ hiện có. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng thuần loài. Các kiểu rừng Đước, Mắm, Sú, ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và các kiểu rừng Bần, Sú, Trang, Vẹt ở các tỉnh Quảng Ninh, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. - Rừng cấp I có diện tích 13.125ha. chiếm 34,7% diện tích rừng tự nhiên hiện có. Đây là dạng rừng phục hồi sau các hoạt động khai thác, canh tác nuôi trồng thủy sản bỏ hoang, Rừng có mật độ bình quân thấp 600 - 800 cây/ha, đường kính bình quân từ 3 - 6cm, chiều cao bình quân từ 3 - 9m ở các kiểu rừng ở phía Bắc và đường kính bình quân từ 6 - 10cm, chiều cao bình quân từ 12 - 18m đối với các kiểu rừng ở các tỉnh phía Nam. Trạng thái này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh và đồng bằng Bắc bộ. Đối với trạng thái rừng này cần có biện pháp chăm sóc, bảo vệ và trồng bổ sung. - Rừng cấp II có diện tích 18.172ha. chiếm 48,0% diện tích rừng tự nhiên hiện có. Trạng thái rừng này có mật độ bình quân từ 1000 - 1500 cây/ha. Đường kính bình quân từ 12 - 16cm, chiều cao bình quân từ 18 - 28m. Trạng thái này tập trung chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, đồng bằng Bắc bộ và Đông Nam bộ. - Rừng cấp III có diện tích 6.579ha. chiếm 17,4% diện tích rừng tự nhiên. Rừng có mật độ bình quân từ 1000 -1500 cây/ha, đường kính bình quân từ 18 - 24cm. Đây là trạng thái rừng có kết cấu tương đối ổn định. - Rừng trồng có diện tích 78.074ha. chiếm 67,3% tổng diện tích rừng ngập mặn phòng hộ hiện có. Rừng trồng trong mấy năm qua chủ yếu là rừng thuần loài 44
  44. với các loài cây chủ yếu là Đước, Mắm, Trang, Sú, Bần, Diện tích, trạng thái rừng trồng như sau: + Rừng cấp I có diện tích 23.245ha, chiếm 29,8% diện tích rừng trồng. Đây là diện tích được trồng trong khoảng thời gian thời gian từ năm 2001 đến nay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên chất lượng rừng kém. Mật độ bình quân từ 800 - 1000 cây/ha. Đường kính bình quân, tùy theo loài cây trồng, song dao động từ 1 - 6cm. Trạng thái rừng này phân bố chủ yếu ở các tỉnh Quảng Ninh, đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đối tượng rừng này cần có biện pháp chăm sóc trồng bổ sung. + Rừng cấp II có diện tích 38.151ha. chiếm 48,9% diện tích rừng trồng ngập mặn. Đây là diện tích rừng trồng ngập mặn tương đương cấp tuổi II có mật độ bình quân từ 2.000 - 3.000 cây/ha, đường kính bình quân dao động từ 6 - 18cm tùy theo loài cây. Trạng thái rừng này về cơ bản đã ổn định, tình hình sinh trưởng tốt. + Rừng cấp III có diện tích 16.676ha. chiếm 17,4% diện tích rừng trồng, phân bố chủ yếu vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Rừng có mật độ bình quân từ 2000 - 3000 cây/ha. Rừng có khả năng phòng hộ tốt cũng như cung cấp lâm sản và lâm sản phụ. Hiện chưa có những nghiên cứu đánh giá đầy đủ về kết cấu tối ưu cụ thể của rừng ngập mặn để bảo vệ phòng chống thiên tai, song một số nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng, rừng có mật độ cao, nhiều tầng thứ khả năng phòng hộ cao hơn rất nhiều so với rừng có mật độ thấp, thuần loài. Diện tích rừng ngập mặn kể cả rừng trồng và rừng tự nhiên của Việt Nam hiện nay đều có mật độ thấp và đơn loài do vậy cần phải có các giải pháp trồng bổ sung để tạo ra các lô rừng ngập mặn phòng hộ đa loài, đa tầng. Hiện có 36.370ha. (32.870ha thuộc khu vực rất xung yếu) bao gồm rừng tự nhiên phục hồi và rừng trồng chất lượng kém cần phải tiến hành trồng bổ sung. Cũng theo các kết quả điều tra, khảo sát thì tình hình tái sinh tự nhiên trong rừng ngập mặn khá tốt cả trong diện tích có hoàn cảnh rừng và những diện tích đất trống là bãi bồi, điển hình như vùng phía Tây tỉnh Cà Mau. Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên kết hợp trồng bổ sung là một giải pháp lâm sinh cần được chú ý trong việc phục hồi và phát triển rừng theo hướng lâu dài. Cho đến nay chưa có một công trình kiểm kê hoặc điều tra, đánh giá có hệ 45
  45. thống và cụ thể về diện tích, chất lượng rừng ngập mặn cũng như những nghiên cứu về các tiêu chuẩn, tiêu chí hệ thống đai rừng ngập mặn phòng hộ phòng chống thiên tai bảo vệ đê biển, đây là vấn đề đòi hỏi các nhà khoa học các nhà nghiên cứu cần bổ sung trong thời gian tới. Rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng lấn biển được phân cấp phòng hộ như sau: * Diện tích đã có rừng: 115.950ha: - Vùng rất xung yếu (RXY) 54.256ha. trong đó: + Rừng tự nhiên: 27.078ha. trong đó có 9.625ha rừng kém chất lượng cần trồng bổ sung; + Rừng trồng: 27.493ha. trong đó có 23.245ha rừng kém chất lượng cần trồng bổ sung. - Vùng xung yếu (XY) có diện tích 61.694ha. trong đó: + Rừng tự nhiên: 10.799ha; + Rừng trồng: 50.895ha. * Diện tích đất ngập mặn chưa có rừng 37.344ha: - Vùng rất xung yếu (RXY): 18.858ha. trong đó: + Có đủ điều kiện trồng rừng: 13.593ha. + Chưa đủ kiện tự nhiên để trồng rừng (sạt lở, phù sa loãng, ), cần phải có các giải pháp công trình trước và trong quá trình trồng rừng: 5.265ha. - Vùng xung yếu (XY): 18.486ha. trong đó: + Diện tích trồng rừng tập trung: 12.771ha; + Diện tích có thể trồng rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản: 5.714ha. Vùng rất xung yếu là những vùng ven biển trước đê, khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình là 200m hoặc những vùng cửa sông có đê đập, hoặc không có đê đập và những vùng đang bị xói lở, Vùng xung yếu là những vùng ven biển không có đê, đập khoảng cách từ 200 - 500m tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình. 2.1.2 Diễn biến rừng ngập mặn 46
  46. Theo số liệu thống kê của Viện ĐTQHR, Viện Khoa học Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích rừng ngập mặn toàn quốc qua các thời kỳ như sau: - Năm 1943: 408.500ha; - Năm 1962: 290.000ha; - Năm 1982: 252.000ha; - Năm 2006: 209.741ha. Diện tích rừng ngập mặn đã liên tục giảm trong hơn nửa thế kỷ qua. Các nguyên nhân gây mất rừng ngập mặn kể từ sau khi kết thúc chiến tranh, theo thứ tự như sau: - Phá rừng ngập mặn và đắp bờ kè làm đầm nuôi trồng thủy sản (NTTS) ngăn cản sự lưu thông nước mặn làm chết rừng ngập mặn xảy ra khá phổ biến tại hầu hết các tỉnh có rừng ngập mặn trong toàn quốc. Điển hình một số vụ việc gần đây tại các địa phương, như: huyện Kim Sơn (Ninh Bình); các huyện An Biên và An Minh (Kiên Giang); huyện Hoà Bình (Bạc Liêu); các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Phú Tân, Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Chỉ tính riêng diễn biến diện tích rừng 2005 - 2006, có hơn 4.000ha rừng ngập mặn là rừng tự nhiên bị mất, trong đó hơn 50% là do chặt phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi thủy sản và các mục đích khác. 47
  47. Hình 2.1. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm tại Hải Phòng Hình 2.2. Phá rừng ngập mặn để nuôi tôm tại Thái Thụy - Thái Bình 48
  48. Hình 2.3. Mô hình nuôi tôm bán thâm canh, thâm canh tại Kim Sơn - Ninh Bình - Gió bão, sóng biển tàn phá rừng sụt lở. Tại nhiều địa điểm ven biển hiện tượng sạt lở do sóng biển, hải lưu đặc biệt là ảnh hưởng của bão gây sạt lở bờ biển, đánh bật gốc cây rừng ngập mặn nhất là rừng mới trồng, rừng trồng bằng trụ mầm, - Khai thác gỗ, củi rừng ngập mặn và tài nguyên thuỷ sản lạm dụng quá mức. - Ô nhiễm môi trường: Do chịu ảnh hưởng nặng nề của việc thải bừa bãi các chất rắn, chất lỏng trong sinh hoạt và công nghiệp, một số lượng lớn phân hoá học, thuốc trừ sâu dư thừa trong nông nghiệp đã đổ vào sông rạch ảnh hưởng xấu đến rừng ngập mặn. - Chưa có chính sách tạo động lực thu hút người dân và cộng đồng địa phương tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. 49
  49. 2.2. Đánh giá khái quát việc quản lý và phát triển rừng ngập mặn thời gian qua a) Hệ thống tổ chức quản lý rừng ngập mặn - Hệ thống tổ chức quản lý rừng ngập mặn ở các địa phương đã được hình thành từ tỉnh đến huyện, xã nhưng chưa thống nhất. - Việc phối hợp liên ngành rất lỏng lẻo kể cả những tỉnh có quy định riêng về quản lý, sử dụng rừng ngập mặn như Cà Mau, TP. Hồ Chí Minh cũng gần như chỉ có ngành Nông nghiệp & PTNT quan tâm. b) Công tác giao khoán bảo vệ rừng ngập mặn - Nhìn chung, phần lớn diện tích rừng ngập mặn đã được giao cho các tổ chức nhà nước quản lý và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Trong tổng số 153.000ha rừng ngập mặn quy hoạch cho rừng phòng hộ chắn gió, sóng biển, 51% diện tích hiện do các Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, 29% do UBND các xã quản lý; 10% do các hộ gia đình và tập thể, 10% do các doanh nghiệp và trang trại và một diện tích không đáng kể do các chủ thể khác. - Các tỉnh vùng ven biển phía Bắc hầu hết giao đất rừng và rừng ngập mặn cho cộng đồng thôn xóm, các tổ chức xã hội, rừng được bảo vệ tốt và tránh được xung đột về nguồn lợi thuỷ sản. - Hiện tượng nhượng bán đất lâm nghiệp được giao, hoặc tự phát chuyển đất lâm nghiệp được giao sang nuôi trồng thuỷ sản thiếu kiểm soát diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam (các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, ). c) Công tác trồng rừng ngập mặn - Trở ngại lớn nhất đối với công tác trồng rừng ngập mặn là suất đầu tư trồng rừng còn thấp trong khi điều kiện đất đai không thuận lợi (đất bãi triều không đảm bảo tỷ lệ phù sa, xói mòn, sạt lở, ). Mặt khác, loài, chất lượng cây trồng chưa được chọn lọc, kỹ thuật lâm sinh chưa được quan tâm, việc trồng rừng còn mang tính quảng canh nên chất lượng rừng hạn chế, mật độ không hợp lý, khả năng phòng hộ không cao. - Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) được triển khai trên phạm vi cả nước, trong đó hầu hết trên địa bàn các tỉnh giáp biển đều thực hiện với quy mô diện tích là 450.308ha (chiếm 26,9% diện tích tự nhiên). Hạng mục 50
  50. đầu tư chủ yếu là trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng. Tuy nhiên, so với các vùng khác thì dự án 661 đầu tư cho vùng ven biển chưa nhiều, nhất là đối với việc trồng rừng ngập mặn. - Chương trình trồng rừng ngập mặn phòng ngừa thảm họa (do Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản và Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch tài trợ) được triển khai từ năm 1994 trên địa bàn 8 tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh với phạm vi quy mô 19.957ha. Theo tổng kết của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, tính đến năm 2005, Chương trình đã trồng và chăm sóc được gần 22.400ha rừng ngập mặn. Tuy nhiên, đây chỉ là con số thống kê cộng dồn tiến độ tác nghiệp, nhiều nơi phải trồng đi trồng lại nhiều lần. - Dự án Bảo vệ và Phát triển những vùng đất ngập nước ven biển miền Nam Việt Nam (CWDP) được triển khai trên địa bàn các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh (vùng Đồng bằng sông Cửu Long) giai đoạn 2000 - 2005 với phạm vi 65.936ha (chiếm 3,9%). Hạng mục đầu tư chủ yếu của dự án bao gồm quản lý, bảo vệ hệ sinh thái và trồng rừng ngập mặn, hỗ trợ kinh tế kỹ thuật cho các hộ gia đình, phát triển xã hội cho những xã nghèo, tái định cư, giám sát và đánh giá sử dụng đất, chất lượng nước, đa dạng sinh học, Mặc dù tổng kinh phí lớn, song Dự án bao gồm nhiều hoạt động, trong đó mang nặng nội dung chuyển giao kỹ thuật, nâng cao nhận thức nhiều hơn là đầu tư trực tiếp cho trồng rừng ngập mặn. - Hiệu quả đầu tư không cao, lãi suất cho vay cao, thủ tục phức tạp nên người dân khó tiếp cận vay vốn để trồng rừng ngập mặn. - Thiếu các nghiên cứu cơ sở kỹ thuật trồng hỗn loài, tỷ lệ diện tích rừng/tôm, kỹ thuật thâm canh cao để trồng rừng ngập mặn. - Mặc dù đã có sự đầu tư trồng bảo vệ rừng ngập mặn thông qua các chương trình, song diện tích mất rừng qua các năm vẫn lớn hơn diện tích tái tạo, bao gồm tái sinh phục hồi rừng tự nhiên và trồng mới. 51
  51. 2.3. Tổ chức quản lý rừng - một số kết quả sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn các tỉnh có rừng ngập mặn khu vực phía Bắc 2.3.1. Về tổ chức quản lý rừng UBND tỉnh Sở NN&PTNT Chi Cục LN Phòng LN VQG, KBT, BQL Phòng KT huyện Cộng đồng, tổ chức XH khác Hình 2.1. Sơ đồ quản lý rừng ngập mặn của các tỉnh có rừng ngập mặn khu vực phía Bắc Mô hình quản lý rừng ngập mặn của các tỉnh thường là do UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT quản lý; dưới Sở là Chi cục Lâm nghiệp hoặc phòng Lâm nghiệp, Vườn Quốc gia, khu bảo tồn và Ban quản lý rừng ngập mặn; tiếp đến là Phòng Kinh tế huyện sau cùng là đến cộng đồng xã, thôn bản (Mô hình trên). Qua điều tra thì mô hình quản lý trên là hợp lý. Việc quản lý rừng ngập mặn ở các tỉnh phía Bắc là do xã quản lý, xã giao cho cộng đồng thôn bản. Hàng ngày người dân vào rừng này khai thác nguồn lợi thuỷ hải sản, do vậy việc cộng đồng quản lý rừng ngập mặn là có hiệu quả hơn cả, tránh xung đột về nguồn lợi kinh tế của cư dân địa phương. Việc quản lý cộng đồng này cũng cần phải có những quy định cụ thể, thưởng phạt nghiêm minh thì mới có thể giữ được tài nguyên rừng mà vẫn đảm bảo được nguồn lợi kinh tế cho người dân. 52
  52. 2.3.2. Công tác trồng rừng Công tác trồng rừng ngập mặn tại Quảng Ninh và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng chủ yếu được thực hiện bằng nguồn vốn của các dự án 327, 661 và của các tổ chức quốc tế như Hội chữ thập đỏ, Nhật Bản, Đan Mạnh, Cây trồng phổ biến: - Nơi bãi triều gần cửa sông là: Bần chua, Bần chua + Trang hoặc Bần chua + Sú. - Nơi bãi biển xa cửa sông (vùng nước lợi mặn) là: Trang, Đước vòi hoặc Mắm biển (nơi có độ mặn cao và đất có hàm lượng cát cao). Nhìn chung, tỷ lệ thành rừng từ các phong trào và các dự án trồng rừng ngập mặn không cao, xấp xỉ 50%, với loài Trang là chủ yếu. Nguyên nhân là do rừng ngập mặn thường được gây trồng trên diện tích tương đối rộng, kỹ thuật trồng đơn giản (bằng quả) và không phân biệt các dạng lập địa trồng rừng đặc biệt là những lập địa khó khăn. Diện tích trồng rừng ngập mặn tại Quảng Ninh và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2009 được thể hiện ở bảng 2.5. Bảng 2.5: Diện tích trồng rừng ngập mặn của các tỉnh có rừng ngập mặn khu vực phía Bắc năm 2009 Tỉnh/Thành phố Diện tích trồng mới năm 2009 (ha) Quảng Ninh 214,5 Hải Phòng 582,4 Thái Bình 153,0 Nam Định 0,0 Ninh Bình 100,0 Tổng 1.049,9 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010) 53
  53. Nhìn chung, diện tích trồng rừng ngập mặn năm 2009 không nhiều, cao nhất là Hải Phòng 582,4ha. thấp nhất là Ninh Bình 100ha và Nam Định không có diện tích trồng mới. 2.3.3. Tình hình giao khoán bảo vệ rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản * Tình hình giao khoán, bảo vệ rừng - Trong những năm qua, việc giao đất rừng và rừng ngập mặn ở hầu hết các địa phương là cho cộng đồng, các tổ chức xã hội của các địa phương là việc làm hợp lý. Từ đó tránh được xung đột về nguồn lợi thuỷ hải sản của các cư dân địa phương sống ở vùng biển có rừng ngập mặn. - Ở một số địa phương việc giao khoán rừng ngập mặn cho các hộ gia đình là không hợp lý, bởi vì các hộ gia đình tự sử dụng đất không theo chỉ đạo của Sở NN & PTNT, từ đó ảnh hưởng đến việc trồng, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn tại địa phương, ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ ven biển của rừng ngập mặn. Thí dụ như ở Hải Phòng, đến năm 2002 thành phố Hải Phòng đã giao cho 128 hộ với diện tích giao là 1.331,95ha, chiếm khoảng 43% diện tích đã giao. - Trong thực tế việc giao đất giao rừng ngập mặn ở các địa phương mang tính chất định tính là chủ yếu, chưa xác định được chính xác diện tích các lô khoảnh, chưa xác định được hiện trạng rừng, chưa cắm mốc rõ ràng và chưa được thể hiện trên bản đồ; dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa các cộng đồng dân cư với nhau. * Tình hình nuôi trồng thủy sản Trong những năm qua nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp (vừa và nhỏ) và hộ gia đình đã đăng ký kinh doanh nuôi trồng hải sản được cấp phép. Bên cạnh đó, một số cá nhân và hộ gia đình cũng tự phát mở diện tích để nuôi trồng hải sản. Do vậy, diện tích rừng không ngừng bị thu hẹp lại, ảnh hưởng rất lớn đến vai trò phòng hộ ven biển, gây ra hiện tượng vỡ đê biển. Diện tích nuôi trồng hải sản trên đất ngập mặn theo thống kê của các tỉnh là: Quảng Ninh 14017.86ha; Hải Phòng 5.615ha; Thái Bình 2.852ha; Nam Định 5.800ha và Ninh Bình là 220ha. Ngoài ra, còn một số đầm nuôi tôm trong rừng ngập mặn (lâm ngư kết hợp) và một số đầm nhỏ rải rác chưa thống kê được. Các loài được nuôi là tôm Sú, Cua, Ngao, 54
  54. Việc tăng nhanh diện tích nuôi trồng hải sản đã ảnh hưởng lớn tới rừng ngập mặn. Trong những năm qua, nhất là những năm 2000 đến năm 2004 nhiều diện tích rừng đã bị phá đi để nuôi tôm công nghiệp. Nhiều diện tích rừng ngập mặn đã bị chết do bị đắp đầm, thiếu nước mặn. Hiện tại một số đầm đã bị sạt lở, bị vỡ do tác động của cơn bão số 2 (năm 2005) tràn qua làm thiệt hại hàng tỷ đồng. Qua thực tế cho thấy, để nghề nuôi trồng hải sản phát triển được bền vững và đạt hiệu quả cao thì việc giữ gìn và phát triển rừng ngập mặn là không thể thiếu. Ngoài chức năng phòng hộ che chắn an toàn cho các đầm nuôi hải sản, rừng ngập mặn còn là nơi cư trú, sinh sản của các loài cá, tôm, cua, và các sinh vật phù du cung cấp bổ sung thức ăn cho các loài hải sản nuôi, điều hoà làm sạch môi trường đất, môi trường nước, môi trường thức ăn trước và sau khi có hoạt động nuôi trồng hải sản giúp sản xuất đạt năng suất cao và ổn định. Vì vậy, phát triển nuôi trồng hải sản nhằm thu lợi cao về kinh tế nhưng phải chú trọng giữ gìn và phát triển rừng ngập mặn, nhằm xây dựng môi trường sống trong sạch cho hải sản nuôi và tạo bức bình phong bảo vệ cho nuôi trồng hải sản không bị thiên tai phá hại. Hình 2.4. Phá rừng Trang để nuôi tôm tại Thái Thụy, Thái Bình 55
  55. Hình 2.5. Đầm nuôi tôm công nghiệp tại Móng Cái - Quảng Ninh 2.3.4. Các hoạt động khác * Du lịch sinh thái Nhiều vùng biển ở nước ta nói chung và các tỉnh miền Bắc nói riêng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn, nhất là ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình. Hàng năm ngành du lịch này đã mang lại nguồn thu lớn cho các tỉnh, nhưng mặt trái của hoạt động này là rác thải gây ô nhiễm môi trường sinh thái, ô nhiễm nước biển, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây ngập mặn. * Phát triển cảng biển Một số nơi do có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên đất đai sẵn có, các khu công nghiệp cảng đã và đang được xây dựng tại các vùng ven biển như: Các cụm công nghiệp cảng ven sông Cờm, sông Bạch Đằng, sông Lạch Tray và khu công nghiệp Đình Vũ, Các khu công nghiệp cảng luôn gây ô nhiễm môi trường nước và không khí do các chất thải công nghiệp gây ra làm ảnh hưởng xấu đến phát triển rừng ngập 56
  56. mặn và nuôi trồng thuỷ sản. Song việc phát triển rừng ngập mặn đi đôi với phát triển các khu công nghiệp cảng là rất cần thiết để phòng hộ đê, chống xói lở và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 2.4. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong bảo vệ phát triển rừng ngập mặn Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội trong vùng là những nhân tố quan trọng tác động tới khả năng phục hồi và phát triển bền vững rừng ngập mặn ở các tỉnh duyên hải phía Bắc Việt Nam. a. Những điểm mạnh - điểm thuận lợi - Địa hình một số nơi thuận lợi cho cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển hơn rất nhiều so với khu vực miền Trung. - Độ mặn ven biển thích hợp cho nhiều loài cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển. - Hệ thống giao thông thuận lợi đảm bảo việc cung ứng vật tư kỹ thuật thuận tiện, kịp thời phục vụ cho trồng và bảo vệ rừng. - Vùng ven biển các tỉnh phía Bắc có lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí khá cao nên dễ dàng tiếp thu những kỹ thuật mới trong gây trồng và sử dụng rừng. - Thông qua một số dự án đã được triển khai trước đây, đời sống của một bộ phận nông dân vùng ven biển đã được cải thiện, từ đó người dân tin tưởng vào chế độ chính sách của Đảng và sẵn sàng tham gia dự án. - Đại bộ phận nhân dân vung biển đã hiểu vai trò của rừng ngập mặn đến môi trường sinh thái, đặc biệt là vai trò phòng hộ chống bão ven biển đối với cuộc sống của con người. Do vậy, họ có tinh thần, trách nhiệm cao đối với việc phát triển và bảo rừng ngập mặn ven biển. b. Điểm yếu - hạn chế - Diện tích rừng ngập mặn phân bố không tập trung, rải rác nên khó thành lập ban quản lý mà chủ yếu giao cho UBND các xã ven biển có rừng ngập mặn trực tiếp quản lý. - Đất ngập mặn ven biển ở một số nơi có lượng bùn mỏng, nghèo dinh dưỡng 57
  57. do lượng phù sa các sông thấp. Biên độ dao động nhiệt trung bình các tháng trong năm lớn. Gió mùa Đông Bắc mang không khí lạnh và khô làm cản trở khả năng sinh trưởng của cây ngập mặn. Hầu hết các loài cây ngập mặn trong vùng đều có đường kính nhỏ, chiều cao thấp. - Môi trường biển, đất ngập mặn đang bị ô nhiễm nặng bởi rác thải, tình hình khai thác mỏ than, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây ngập mặn. - Hiện nay, nhiều địa phương chưa có cơ chế và chính sách khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. - Do tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xu hướng chuyển mục đích sử dụng từ đất rừng, bãi bồi sang các ngành có lợi nhuận cao như nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông vận tải biển, xây dựng, dịch vụ ngày càng tăng gây khó khăn cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay rất nhiều đầm thuỷ sản được quây đắp tuỳ tiện ngay cả trong chỉ giới 100m bảo vệ đê biển làm chết rừng ngập mặn, vi phạm pháp lệnh đê điều, ảnh hưởng xấu đến an toàn đê biển. - Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh đánh bắt cá tự nhiên. Hiện tượng quai đầm lấn chiếm rừng nuôi tôm vẫn còn, làm giảm vốn rừng ngập mặn. - Các hoạt động đánh bắt thuỷ sản tự nhiên của nhân dân ven biển như: dun te, kéo lưới cáy, đào bới tìm kiếm hải sản, đã gây ảnh hưởng xấu đến rừng trồng. - Suất đầu tư cho trồng và chăm sóc rừng ngập mặn còn thấp, chưa thu hút được người dân tham gia tích cực. - Công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương còn chồng chéo và thiếu sự phối hợp giữa các ngành liên quan cũng như không thống nhất giữa các địa phương trong cả nước. - Chưa có các quy trình, biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng ngập mặn cho những điều kiện tự nhiên khác nhau, đặc biệt ở những vùng xói lở mạnh như Cà Mau. - Hệ thống cơ sở dữ liệu, bản đồ phục vụ quản lý rừng ngập mặn còn thiếu và chưa mang tính hệ thống. 58
  58. - Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng ngập mặn kém hiệu quả và thiếu sự phối hợp thống nhất giữa các ngành liên quan. - Việc vận dụng, áp dụng cơ chế, chính sách của Nhà nước còn thụ động. Chưa tạo động lực thu hút người dân và cộng đồng địa phương tham gia vào việc bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. - Thiếu đầu tư nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Ngoài ra, do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khí hậu cực đoan, tình trạng sạt lở bờ biển dẫn đến những khó khăn trong công tác trồng và bảo vệ rừng ngập mặn. * Cơ hội: - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu đang diễn biến phức tạp, Việt Nam lại là một nước nhiệt đới hàng năm chịu ảnh hưởng của hàng chục cơn bão từ biển Đông đổ vào nên vai trò của rừng ngập mặn phòng hộ lại càng được khẳng định thu hút được sự quan tâm đầu tư của không chỉ Đảng và Nhà nước mà còn là của toàn xã hội. - Vùng ven biển Việt Nam có nhiều hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc hữu, có vai trò quan trọng được cả thế giới công nhận như: Vùng đất ngập nước Xuân Thủy - Nam Định được UNESCO công nhận là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế cần phải bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ với vai trò là lá chắn, lá phổi xanh cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh với tính đa đạng sinh học về các loài động thực vật rất cao. Do vậy, thu hút được sự quan tâm nghiên cứu và đầu tư của rất nhiều các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Trồng rừng ngập mặn được Đảng và nhà Nước ta xác định là một mục tiêu rất quan trọng thể hiện ở việc đề ra “Đề án khôi phục và phát triển rừng ngập mặn giai đoạn 2008 - 2015”, do vậy nhận được sự quan tâm đầu tư rất lớn về kinh phí, kỹ thuật cũng như tạo được các cơ sở vững chắc về pháp lý. * Thách thức: - Sự khắc nghiệt về yếu tố khí hậu, thời tiết, lập địa trồng không ổn định, không có đảo che chắn và thường xuyên hứng chịu các cơn bão lớn trong năm của các tỉnh có rừng ngập mặn khu vực phía Bắc gây khó khăn rất lớn cho công tác trồng và phát triển rừng ngập mặn. Thực tế cho thấy, nhiều vùng đất phải trồng đi 59
  59. trồng lại tới mấy lần nhưng vẫn không thể thành rừng, tỷ lệ sống của cây là rất thấp, cây trồng còn chưa kịp ổn định bộ rễ thì đã bị sóng biển đánh bật tung lên. - Bài toán cân đối giữa nhu cầu phát triển kinh tế của người dân vùng biển thông qua phá rừng để nuôi tôm, đánh bắt hải sản và khai thác khoáng sản với việc bảo tồn, phát triển rừng ngập mặn thực sự là một thách thức rất lớn. - Các tỉnh khu vực miền Trung mặc dù nhu cầu phòng hộ ven biển là rất lớn, tuy nhiên với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bờ biển dốc nên khó lắng đọng phù sa và các chất tích tụ tạo lập địa ổn định, không có đảo che chắn, là trở ngại lớn nhất để phát triển rừng ngập mặn. 2.5. Những nguyên tắc bảo vệ, quản lý và sử dụng tổng hợp rừng ngập mặn a. Mục tiêu quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn - Rừng ngập mặn là một bộ phận không thể tách rời trong quản lý tổng hợp ven biển; - Bảo vệ các điểm nóng về đa dạng sinh học trong vùng rừng ngập mặn; - Cộng đồng vốn dựa vào tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn có sự tham gia; - Quản lý trên cơ sở sử dụng bền vững và bảo vệ môi trường; - Phục hồi các vùng rừng ngập mặn bị tàn phá hoặc suy thoái; - Quan tâm đến kiến thức bản địa và giá trị văn hoá truyền thống. b. Phương pháp tiếp cận phòng ngừa trong quản lý - Kiến thức truyền thống, tín ngưỡng và phong tục tập quán địa phương. - Quản lý bảo tồn những rừng ngập mặn nguyên sinh hay gần nguyên sinh. - Rừng ngập mặn trọng điểm đa dạng sinh học cao, duy trì sinh cảnh và bảo vệ các loài đặc hữu, loài quí hiếm đã được liệt kê trong sách đỏ. - Bảo vệ nghiêm ngặt rừng ngập mặn phòng hộ để giảm nhẹ tối đa thiệt hại do thiên tai. - Kiểm soát các loài ngoại lai và các sinh vật biến đổi gen vào hệ sinh thái rừng ngập mặn 60
  60. c. Khung chính sách và pháp lý - Loại bỏ và sửa đổi những quy định không còn phù hợp. - Bảo tồn, khai thác hợp lý kết hợp cải thiện, phục hồi đất ngập nước. - Ưu tiên bảo vệ nguồn lợi và các sinh kế truyền thống địa phương. - Tuân thủ pháp luật cụ thể là các quy định và quy tắc về bảo tồn. - Tổng hợp và tóm tắt quy định pháp luật chủ chốt thành một bản hướng dẫn dễ hiểu. - Quy định trách nhiệm rõ ràng, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan chức năng. - Tránh các hoạt động phương hại đến sinh cảnh rừng ngập mặn và hệ thống thuỷ văn. - Quy hoạch cụ thể các vùng rừng ngập mặn, chức năng và hiện trạng của từng vùng. d. Thực hiện và phối hợp - Tiếp cận sinh thái để quản lý rừng ngập mặn, chú ý các hoạt động đầu nguồn. - Xây dựng các kế hoạch quản lý khả thi phù hợp với khung pháp lý, sinh kế. - Thành lập hội đồng liên bộ tăng cường hợp tác, liên kết giữa các cơ quan chức năng. - Có chuyên môn phù hợp, nguồn ngân sách, quy chế tài chính đủ để thực hiện. - Xây dựng chiến lược hành động quốc gia về quản lý và bảo tồn hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Đánh giá tác động môi trường các dự án ở đầu nguồn cũng như khu vực ven bờ. - Đẩy mạnh các nghiên cứu liên ngành về rừng ngập mặn nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý. - Cần nhận thức tầm quan trọng của rừng ngập mặn hạn chế tác hại của thiên tai. 61
  61. e. Đánh giá rừng ngập mặn - Đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn, khảo sát, đo đạc, kiểm kê diện tích. - Phối hợp dữ liệu cơ bản với kỹ thuật viễn thám và GIS. - Cơ sở dữ liệu quốc gia, thường xuyên cập nhật các thông tin. - Thông tin về rừng ngập mặn dễ truy cập và dễ sử dụng, đặc biệt đối với nhà quản lý. -Tăng cường hợp tác quốc gia, trong thu thập, trao đổi thông tin khu vực và quốc tế . f. Yếu tố kinh tế - xã hội - Các quyết định trong phạm vi cho phép của pháp luật quốc gia, lợi ích người dân. - Lồng ghép các biện pháp trong chính sách (giáo dục, cấp giấy phép, cưỡng chế, ). - Các giải pháp hạn chế việc khai thác sau khi lấy ý kiến nhóm sử dụng và giám sát. - Đánh giá tác động đến kinh tế - xã hội, văn hoá và các lợi ích của cộng đồng. - Du lịch sinh thái, nuôi cá lồng và động vật thân mềm, nuôi ong, trồng cây. - Loại bỏ, giảm bớt hoặc hạn chế ảnh hưởng của ô nhiễm. - Người sử dụng đất phải cam kết phục hồi hoặc trồng thêm một diện tích rừng. - Mức thu phù hợp đối với các đối tượng hưởng lợi. g. Các vấn đề về văn hoá và cộng đồng - Mối liên hệ giữa các yếu tố văn hoá/lịch sử và truyền thống với rừng ngập mặn. - Ứng dụng các kiến thức bản địa trong việc khai thác hợp lý tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn. - Cần tránh việc di cư/tái định cư tại các vùng ven biển đã bị khai thác quá mức. 62
  62. - Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào công tác bảo tồn, phục hồi và quản lý. h. Nâng cao năng lực - Đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể. - Các chương trình giảng dạy/giáo trình và phát triển hỗ trợ giảng dạy. - Các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế. - Cung cấp thông tin và đào tạo kỹ thuật để hỗ trợ những nhà quản lý các cấp. - Nâng cao nhận thức về rừng ngập mặn cho các nhà chính trị, hoạch định đất đai. - Các trung tâm thông tin ở các khu vực rừng ngập mặn trọng điểm. i. Lâm nghiệp và quản lý rừng ngập mặn - Mục tiêu quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng. - Xác định các mục tiêu quản lý kế hoạch cụ thể cho các hoạt động. - Khung quản lý cần phải tương thích với các khung quản lý tổng hợp - Người dân địa phương cần được tham gia vào khâu hoạch định và thực hiện. - Dựa trên hiểu biết sâu sắc về rừng và môi trường sống của rừng. - Tầm quan trọng của quản lý rừng ngập mặn cho phát triển bền vững. - Ưu tiên bảo vệ các loài cây ngập mặn có khả năng tái sinh. - Xây dựng các vườn ươm cây rừng ngập mặn và bảo tồn cây giống. - Khi lựa chọn và thiết kế địa điểm cho phục hồi hoặc trồng cây ngập mặn. - Tránh làm tổn thương thảm cỏ biển, rạn san hô và vùng đầm lầy quan trọng. k. Đánh bắt thuỷ sản - Đảm bảo nguồn lợi thuỷ sản đồng thời nuôi trồng thuỷ sản bền vững. - Bảo vệ rừng ngập mặn là nơi sinh sản của các loài cá, giáp xác và thân mềm. - Cần khoanh vùng rõ ràng khu vực cộng đồng địa phương được phép đánh bắt. 63
  63. l. Nuôi trồng thuỷ sản - Nuôi trồng thuỷ sản trên đất rừng ngập mặn không mang tính bền vững. - Cấm mở rộng các đầm tôm trong khu vực rừng ngập mặn. - Khuyến khích xây dựng hệ thống nuôi trồng thuỷ sản rừng ngập mặn tổng hợp. - Đánh giá tác động môi trường trước khi nuôi trồng thuỷ sản thương mại. - Nuôi trồng thuỷ sản bền vững nếu duy trì các dải rừng ngập mặn thích hợp. - Kiểm soát chặt chẽ việc đưa các giống thuỷ sản ngoại. - Cần hạn chế các tác động tiêu cực của nuôi trồng thuỷ sản đến đa dạng sinh học. n. Nông nghiệp, khai thác mỏ và điền nghiệp - Không nên cho phép chuyển đổi rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp, khai thác mỏ. - Các ruộng muối nên được đặt phía sau rừng ngập mặn. - Không gây ô nhiễm ở các khu khai thác, sản xuất muối và nông nghiệp. o. Du lịch, giải trí và giáo dục - Tiềm năng du lịch bền vững rừng ngập mặn và nguy cơ của các hoạt động ngoài kế hoạch. - Du lịch luôn gắn kết với việc bảo tồn một cách bền vững. - Xây dựng cơ chế luật pháp và các hướng dẫn quản lý bền vững du lịch. - Chuẩn bị tài liệu phát cho du khách (bản đồ, tranh ảnh, bản mô tả các loài). - Hợp tác với các nhóm liên quan có sự tham gia của cộng cồng địa phương. - Cộng đồng địa phương phải thu được lợi ích trực tiếp từ hoạt động du lịch. - Quảng cáo du lịch, tạp chí cũng như các phương tiện truyền thông. p. Các sản phẩm rừng ngập mặn và thương mại có trách nhiệm - Thương mại sản phẩm rừng ngập mặn theo Công ước Đa dạng sinh học và CITES. - Khuyến khích sản phẩm truyền thống và bền vững. 64
  64. - Hoạt động trao đổi các sản phẩm không làm tổn hại nguồn lợi rừng ngập mặn. - Khuyến khích việc dán nhãn sinh thái lên các sản phẩm rừng ngập mặn. - Nghiên cứu và ứng dụng các kiến thức mới, cải thiện, nâng cao giá trị sản phẩm. q. Phổ biến thông tin và nghiên cứu về rừng ngập mặn - Phổ biến các kiến thức khoa học ứng dụng, giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá rừng ngập mặn. - Phối hợp giữa cộng đồng địa phương, các nhà khoa học, cán bộ quản lý, - Khuyến khích việc trao đổi thông tin, sử dụng hiệu quả nghiên cứu đã có. - Xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin rừng ngập mặn quốc gia. 65
  65. Chương 3 CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÂY DỰNG RỪNG PHÒNG HỘ NGẬP MẶN VEN BIỂN 3.1. Những quy định chung 3.1.1. Mục đích, yêu cầu Phần này quy định những nguyên tắc, nội dung và yêu cầu kỹ thuật xây dựng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển nhằm bảo vệ bờ biển, chống sóng, gió bão, chống xói lở, cố định đất, lấn biển, bảo vệ các công trình đê đập, bảo vệ sản xuất và đời sống của nhân dân vùng ven biển, cửa sông. 3.1.2. Phạm vi áp dụng - Quy định kỹ thuật này được áp dụng cho tất cả các loại rừng ngập mặn phòng hộ ven biển của Việt Nam từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. - Quy định này áp dụng cho tất cả các tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng, xây dựng rừng ngập mặn phòng hộ và bảo vệ rừng ngập mặn phòng hộ ven biển. 3.2. Đối tượng và phạm vi xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn 3.2.1. Đối tượng xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn - Vùng ven biển: Bao gồm các vùng đất ngập triều có hoặc chưa có rừng ngập mặn nhưng có thể gây trồng được rừng ngập mặn. - Vùng cửa sông: Bao gồm phần giới hạn từ mép hai bên bờ biển ven cửa sông vào tới vùng nước lợ. Các đối tượng rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, cửa sông được chia thành rừng phòng hộ rất xung yếu (PHRXY) và rừng phòng hộ xung yếu (PHXY): Vùng rất xung yếu là những vùng ven biển trước đê, khoảng cách tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình là 200m hoặc những vùng cửa sông có đê đập, hoặc không có đê đập 67
  66. và những vùng đang bị xói lở, Vùng xung yếu là những vùng ven biển không có đê, đập khoảng cách từ 200 - 500m tính từ bờ biển lúc triều cao trung bình. 3.2.2. Phạm vi xây dựng Phạm vi xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển được tổng hợp tại bảng 3.1. Bảng 3.1: Phạm vi xây dựng rừng phòng hộ ngập mặn ven biển Khoảng cách tối thiểu từ bờ biển trở vào lúc triều Khu vực Điều kiện bảo vệ cao trung bình PHRXY PHXY Có đê đập, hoặc không có đê đập chắn sóng 200m 200 đến 500m Vùng ven biển Đang bị xói lở mạnh 500m 500 đến 1000m Có đê đập, hoặc không có đê đập chắn sóng 50m 50 đến 200m Vùng cửa sông Đang bị xói lở mạnh 200m 200 đến 500m 3.3. Kỹ thuật cải tạo rừng ngập mặn chất lượng kém thành rừng phòng hộ 3.3.1. Điều kiện để cải tạo từ rừng ngập mặn chất lượng kém sang rừng phòng hộ - Hiện tại rừng đang có độ tàn che từ 0,3 đến 0,5. - Thành phần loài cây đơn giản từ 1 đến 2 loài. - Kết cấu rừng chỉ bao gồm một tầng tán. 3.3.2. Kỹ thuật cải tạo rừng ngập mặn chất lượng kém - Kích thước các dải rừng: Tuỳ theo kích thước các dải rừng hiện có mà quyết định kích thước các dải rừng phòng hộ biến động từ 200 đến 1000m đối với vùng ven biển, từ 50 - 500m đối với vùng cửa sông. - Kích thước các băng chừa, băng chặt: Đối với vùng biển lở, hoặc vùng đang bị 68