Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam

pdf 99 trang phuongnguyen 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfchon_loai_cay_uu_tien_cho_cac_chuong_trinh_trong_rung_tai_vi.pdf

Nội dung text: Chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam

  1. Bé N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n Ch−¬ng tr×nh hç trî ngµnh l©m nghiÖp & §èi t¸c CÈm Nang Ngµnh L©m NghiÖp Ch−¬ng chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng t¹i viÖt nam Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 1
  2. N¨m 2004 2 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  3. Chñ biªn NguyÔn Ngäc B×nh - Côc tr−ëng Côc L©m nghiÖp; Gi¸m ®èc V¨n phßng ®iÒu phèi Ch−¬ng tr×nh Hç trî ngµnh l©m nghiÖp (FSSP) Biªn so¹n Lª §×nh Kh¶ NguyÔn Xu©n LiÖu NguyÔn Hoµng NghÜa Hµ Huy ThÞnh Hoµng Sü §éng NguyÔn Hång Qu©n Vò V¨n MÔ ChØnh lý KS. Ng« §×nh Thä, Phã Côc tr−ëng Côc L©m nghiÖp ThS. NguyÔn V¨n L©n, Vô Tæ chøc c¸n bé KS. §ç Nh− Khoa, Côc KiÓm l©m GS.TS. Lª §×nh Kh¶, chuyªn gia l©m nghiÖp GS.TS. §ç §×nh S©m, chuyªn gia l©m nghiÖp TrÇn V¨n Hïng, ViÖn §iÒu tra Quy ho¹ch rõng Hç trî kü thuËt vµ tµi chÝnh: Dù ¸n GTZ-REFAS GiÊy phÐp xuÊt b¶n sè 41/XB-GT cÊp ngµy 18/11/2004, Nhµ xuÊt b¶n GTVT Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 3
  4. Mục lục Đặt vấn đề̀ 5 PHẦN I. CƠ SỞ CHỌN LOÀI CÂY ƯU TIÊN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỒNG RỪNG Ở VIỆT NAM 9 1. Phương pháp xây dựng các danh mục các loài cây ưu tiên 9 3. Chọn loài cây và chọn xuất xứ cho trồng rừng 12 3.1. Chọn loài 12 3.2. Chọn xuất xứ 13 4. Các loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng 14 4.1. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất 14 4.1.1 Tiêu chí lựa chọn 14 4.1.2. Danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất 16 Luồng 17 4.2. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ 17 4.2.1. Tiêu chí lựa chọn 17 4.2.2. Danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ 19 4.3. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng đặc dụng 22 PHẦN 2. MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG QUAN TRỌNG 26 1. Bạch đàn trắng caman (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) 26 2. Bạch đàn trắng têrê (Eucalyptus tereticornis Smith.) 26 3. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) 27 4. Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.) 27 5. Dầu rái, tên khác Dầu nước (Dipterocarpus alatus Roxb.) 28 6. Điều, tên khác Đào lộn hột (Annacardium occidentale L.) 29 7. Đước, tên khác Đước đôi (Rhizophora apiculata Bl.) 29 8. Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) 30 9. Hồi (Illicium verum Hook) 30 10. Huỷnh (Tarrietia javanica Bl.) 31 11. Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth) 31 12. Keo lá tràm (Acacia aurculiformis A. Cunn. ex Benth) 32 13. Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), 32 14. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) 33 15. Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) 34 16. Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) 34 17. Phi lao (Casuarina equisetifolia L.) 35 18. Quế (Cinnamomum cassia Bl) 35 4 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  5. 19. Sao đen (Hopea odorata Roxb.) 36 20. Tếch (Tectona grandis L.) 36 21. Thông ba lá (Pinus kesyia Royle ex Gordon, Pinus khasya Hook.) 36 22. Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) 37 23. Thông mã vĩ, tên khác Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb.) 38 24. Thông nhựa, tên khác Thông hai lá (Pinus merkussi J. et De Vries) 38 25. Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) 39 26. Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra (L.) L.) 39 27. Trám trắng (Canarium album Raeusch) 40 28. Trầm dó, tên khác Trầm hương, Dó trầm (Aquilari cracsna Pierre) 40 29. Xoan ta (Melia azedarach L.) 41 PHẦN III. CÁC PHỤ BIỂU 42 Phụ biểu 1. Danh mục loài cây sử dụng trong các chương trình trồng cây gây rừng ở Việt Nam 42 Phụ biểu 2. Điều kiện gây trồng các loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất 61 Phụ biểu 3. Điều kiện gây trồng các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ ở Việt Nam 67 Phụ biểu 4a. Danh sách cá́c loà̀i cây ưu tiên cho trồ̀ng rừng đặc dụng ở Việt Nam 83 Phụ biểu 4b. Điều kiện gây trồng các loài cây ưu tiên cho trồng rừng đặc dụng ở Việt Nam 91 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 5
  6. Đặt vấn đề̀ Cùng với các Chương trình trồng rừng tập trung sử dụng nguồn vốn tài trợ quốc tế và phong trào trồng cây phân tán ngày càng phát triển, Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Chương trình 661) được Quốc hội thông qua và Chính phủ chỉ đạo triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 1999, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Trong quá trình thực hiện các Dự án trồng rừng tại các vùng sinh thái lâm nghiệp, một vấn đề rất quan trọng, được các chủ dự án ở các tỉnh hết sức quan tâm là việc xác định chủng loại và cơ cấu cây trồng rừng, đặc biệt là các loài cây có giá trị về nhiều mặt, có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa, được ưu tiên gây trồng trên diện rộng. Để thực hiện tốt những mục tiêu lớn của các dự án trồng rừng, các hoạt động trồng, chăm sóc và làm giàu rừng phải đáp ứng được 3 tiêu chí lớn sau đây: 1. Phục vụ thiết thực cho sản xuất và đời sống nhân dân: Sản phẩm từ rừng phải đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng cao của xã hội. 2. Đảm bảo hệ sinh thái rừng bền vững và nâng cao vai trò phòng hộ môi trường của rừng. 3. Bảo vệ, duy trì và làm giàu thêm tính đa dạng sinh học của rừng Việt Nam. Trong các chương trình trồng rừng trước đây, đặc biệt là chương trình 327, đã có một số đề xuất danh mục các loài cây trồng rừng áp dụng cho 9 vùng lâm nghiệp (104 loài). Dự án STRAP đề xuất 208 loài cây bản địa tham gia trong các chương trình trồng rừng toàn quốc. Các dự án trên nhấn mạnh vào việc sử dụng các loài cây bản địa để trồng rừng và làm giàu rừng tự nhiên. Hiện nay, trong quá trình thực hiện Dự án 661 và một số chương trình trồng rừng khác, theo những mục tiêu đã đề ra, công tác trồng rừng và làm giàu rừng chẳng những sử dụng các loài cây bản địa, đặc hữu ở từng vùng sinh thái mà còn sử dụng nhiều loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, mau đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội. Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra một bảng tổng hợp về cơ cấu cây trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho 9 vùng sinh thái - kinh tế lâm nghiệp trong cả nước để nghiên cứu áp dụng. Từ năm 2000, Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam / DANIDA do Chính phủ Đan Mạch tài trợ đã tổ chức 7 cuộc Hội thảo tại các vùng lâm nghiệp và Hội thảo Quốc gia để thảo luận về các tiêu chí lựa chọn và lập danh mục loài cây ưu tiên phục vụ cho ba 6 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  7. mục đích trồng rừng lớn là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trên cơ sở đó, Dự án đã đề xuất danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng gồm 57 loài cho trồng rừng sản xuất, 78 loài cho trồng rừng phòng hộ và 63 loài cho trồng rừng đặc dụng. Các loài cây trồng rừng được đề xuất là dựa trên những kết quả điều tra khảo sát và nghiên cứu được áp dụng cho các chương trình trồng rừng trong cả nước và đã mang lại những thành công đáng kể. Những đề xuất đó chủ yếu tập trung vào việc tuyển chọn một tập đoàn các loài cây phục vụ cho các mục đích trồng rừng khác nhau tại các vùng sinh thái - kinh tế lâm nghiệp. Theo Dự án 661 phải trồng3 triệu hecta rừng sản xuất nhưng diện tích đất trồng rừng hiện có chủ yếu là đất trống đồi núi trọc, nghèo dinh dưỡng. Vì vậy, ngoài những loài cây bản địa ở từng địa phương, chúng ta cần sử dụng một số loài cây nhập nội có năng suất cao, có khả năng thích ứng với điều kiện đất trống đồi núi trọc, nhằm mau chóng tăng năng suất rừng trồng và làm phong phú thêm tập đoàn cây trồng trong cả nước. Do đó, việc xem xét, bổ sung, điều chỉnh và soạn thảo danh mục loài cây cho các chương trình trồng rừng là rất cần thiết, đặc biệt là đề xuất những chỉ tiêu lựa chọn lập địa, sao cho đặc tính sinh vật học của loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái nơi gây trồng. Nhằm đẩy nhanh tiến độ phát triển rừng, 21 nhà tài trợ quốc tế đã cùng với Việt Nam ký kết văn bản thoả thuận "Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác (FSSP&P)". Một trong bốn công cụ quan trọng của văn bản thoả thuận nhằm giúp các nhà lâm nghiệp nói riêng và tất cả những ai quan tâm đến các hoạt động lâm nghiệp là xây dựng được cuốn "Cẩm nang ngành lâm nghiệp". Cuốn cẩm nang gồm 37 chủ đề chính, trong đó có chủ đề lựa chọn loài cây cho các mục đích trồng rừng được xem là một trong 10 nội dung quan trọng. Vì vậy, theo yêu cầu của Ban Điều phối "Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác", một nhóm biên soạn gồm các nhà khoa học trong lĩnh vực giống cây rừng ở nước ta đã được thành lập với nhiệm vụ là lựa chọn các loài cây ưu tiên cho các mục đích trồng rừng tại Việt Nam. Nhóm biên soạn có nhiệm vụ - Tập hợp, chỉnh lý và soạn thảo các danh mục loài cây được sử dụng cho các chương trình trồng rừng trên phạm vi toàn quốc và danh mục các loài cây ưu tiên cho các mục đích trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ và trồng rừng đặc dụng. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 7
  8. - Soạn thảo bảng các đặc tính sinh học và sinh thái cơ bản cho một số loài cây được lựa chọn để trồng rừng tại Việt Nam làm cơ sở cho việc xác định vùng trồng và lập địa thích hợp - Giới thiệu một số loài cây trồng quan trọng cần biết cho các cán bộ lâm nghiệp. Các thành viên trong nhóm đã được phân công soạn thảo các nội dung theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn, sau đó tập thể trong nhóm đã cùng nhau xem xét lại và có những điều chỉnh cần thiết. Sau một thời gian làm việc nhóm này đã hoàn thành các công việc sau đây: - Lập danh mục loài cây đã được sử dụng trong các chương trình trồng rừng tại Việt Nam. - Đề xuất các tiêu chí chọn loài cây và lập các danh mục loài cây ưu tiên sử dụng cho các mục đích trồng rừng như trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng. - Lập bảng dữ liệu các nhân tố sinh thái cơ bản như: khí hậu, độ cao, và nếu điều kiện cho phép, có thể thu thập các dữ liệu về đất cho một số loài cây được lựa chọn tại Việt Nam để có thể sử dụng trong hệ thống lựa chọn loài cây trồng thích ứng với lập địa. - Giới thiệu các thông tin cơ bản của một số loài cây trồng rừng phổ biến làm tài liệu tham khảo cho người trồng rừng. 8 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  9. PHẦN I. CƠ SỞ CHỌN LOÀI CÂY ƯU TIÊN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỒNG RỪNG Ở VIỆT NAM 1. Phương pháp xây dựng các danh mục các loài cây ưu tiên Để xây dựng danh mục các loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng nhóm công tác đã thực hiện các công việc sau đây: - Thu thập toàn bộ các bảng danh mục loài cây được sử dụng trong các chương trình trồng rừng ở Việt Nam như Chương trình 327, PAM, STRAP, Chương trình 5 triệu hecta, Dự án giống lâm nghiệp Việt Nam/DANIDA, Dự án Ngân hàng thế giới, Dự án KFW, v.v - Thu thập các tài liệu liên quan đến các loài cây rừng được sử dụng trong quá trình thuần hoá cây trồng, nhập nội, khảo nghiệm loài, xuất xứ, các nguồn giống và vật liệu trồng rừng trong nước. - Kết quả khảo nghiệm loài, xuất xứ, các mô hình bảo tồn ngoại vi, v.v - Xây dựng bảng câu hỏi, phỏng vấn quan điểm của người trực tiếp trồng rừng và người sử dụng lâm sản cuối cùng. - Tham khảo các bảng danh mục loài cây ưu tiên hiện có và nhóm các loài cây theo mục đích sử dụng cuối cùng, ưu tiên theo vùng hoặc quốc gia và các tiêu chí khác. - Dựa vào yêu cầu sinh thái của các loài cây và và các xuất xứ được lựa chọn xây dựng danh mục các loài cây trồng phù hợp với lập địa ở các mức độ chi tiết khác nhau, trong đó có các dữ liệu về điều kiện khí hậu, độ cao trên mặt biển phù hợp với việc gây trồng loài cây và xuất xứ được chọn. - Soạn thảo bảng các yêu cầu sinh thái dựa trên các nguồn tư liệu hiện có như bản đồ phân bố loài cây, các báo cáo nghiên cứu, khảo sát và các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác. - Xây dựng bảng các nhân tố sinh thái chính cho những loài cây được chọn. Các loài cây được lựa chọn bao gồm: (i) Các loài cây trồng tập trung và cây trồng phân tán. (ii) Các loài cây đã ̃ c trồng thành công và có mô hình trồng chứng minh ở mức độ khác nhau. (iii) Hoặc các loài cây có triển vọng lớn (phân bố ở nhiều vùng, có giá trị cao về kinh tế hay sinh thái ). Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 9
  10. Tên cây tiếng Việt (tên thông dụng và tên địa phương nếu có) được xếp theo thứ tự vần chữ cái (a, b, c, ), trong đó tên ít thông dụng hoặc tên địa phương được đặt trong ngoặc đơn. Căn cứ chính để viết tên cây là tập "Tên cây rừng Việt Nam" xuất bản năm 2000 cùng một số ngoại lệ. Trường hợp tên trong cuốn "Tên cây rừng Việt Nam" không thống nhất với tên thông dụng đã được dùng lâu ngày và phổ biến thì chúng tôi dùng tên thông dụng, ví dụ, lấy tên cây Thông nhựa có tên tiếng Việt thông thường của Pinus merkusii mà không lấy tên Thông hai lá như trong cuốn "Tên cây rừng Việt Nam" (vì rất nhiều loài thông có hai lá kim). - Tên khoa học có kèm tên tác giả định danh là tên chính thức của loài. Trong trường hợp cần thiết các tên khoa học đồng nghĩa (synonym) được ghi kèm trong dấu ngoặc đơn. - Họ thực vật được viết theo tên khoa học; trong trường hợp cần thiết có viết thêm tên tiếng Việt và được đặt trong dấu ngoặc- Khu vực phân bố của loài cây bản địa ghi theo ba vùng lớn: Bắc Bộ (B), Trung Bộ (T) và Nam Bộ (N). Các loài cây nhập nội có ký hiệu (*). - Các số liệu về lượng mưa hàng năm, nhiệt độ trung bình hàng năm, nhiệt độ tối cao trung bình của tháng nóng nhất, nhiệt độ tối cao trung bình của tháng lạnh nhất ở các vùng phân bố của các loài cây được lấy theo số liệu trung bình nhiều năm của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn. Các số liệu về độ cao phân bố cả các loài cây cũng như yêu cầu về điều kiện đất đai gây trồng được lấy theo các tài liệu của các tác giả đã công bố cũng như số liệu thu được của nhóm tác giả biên soạn. Các loài cây ưu tiên được sắp xếp theo 3 nhóm lớn là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Trong mỗi nhóm lại phân thành các nhóm phụ theo mục đích sử dụng chủ yếu cho từng loại rừng. Ví dụ : - Các loài cây trồng rừng sản xuất được chia thành 2 nhóm phụ là : + Các loài cây lấy gỗ (gỗ nguyên liệu: giấy, ván dăm; gỗ trụ mỏ; gỗ đóng đồ gia dụng và gỗ xây dựng). + Các loài cây lấy lâm sản ngoài gỗ (vỏ, lá, nhựa, quả, ) - Các loài cây trồng rừng đặc dụng được chọn theo: + Mức độ đe doạ CR (Rất nguy cấp - Critically Endangered) 5 điểm EN (Nguy cấp - Endangered) 4 điểm VU (Sắp nguy cấp - Vulnerable) 3 điểm NT (Gần bị đe dọa - Nearly Threatened) 2 điểm 10 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  11. LC (ít liên quan - Low connected) 1 điểm + Tính đặc hữu Quốc gia 2 điểm Vùng sinh thái 1 điểm + Mức độ đại diện cho hệ sinh thái Quốc gia 2 điểm Vùng sinh thái 1 điểm + Giá trị kinh tế Cao 3 điểm Trung bình 2 điểm Thấp 1 điểm + Giá trị khoa học Cao 3 điểm Trung bình 2 điểm Thấp 1 điểm + Khả năng tái sinh Thấp 3 điểm Trung bình 2 điểm Cao 1 điểm + Khả năng gây trồng Thấp 3 điểm Trung bình 2 điểm Cao 1 điểm Về tổng thể, ba tiêu chí chính được quan tâm khi tiến hành lựa chọn loài cây cho các chương trình trồng rừng ́là: - Tiêu chí về kinh tế: + Loài cây phù hợp với mục đích kinh doanh + Loài cây cho sản phẩm có giá trị + Có thị trường tiêu thụ rộng và ổn định - Tiêu chí về môi trường: + Phù hợp với điều kiện lập địa gây trồng + Khả năng thích ứng rộng + Có tác dụng bảo vệ và cải thiện môi trường + Bảo tồn và phát triển tài nguyên di truyền cây rừng. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 11
  12. - Tiêu chí về khoa học kỹ thuật: + Chủ động về nguồn giống và phương thức nhân giống + Nắm vững kỹ thuật giống, gieo ươm, trồng và chăm sóc rừng Tuỳ theo mục đích trồng rừng khác nhau, thứ tự ưu tiên của các tiêu chí cũng khác nhau. Khi chọn loài cây cho trồng rừng sản xuất, thứ tự đó là: Kinh tế - Khoa học kỹ thuật - Môi trường. Khi chọn loài cây cho trồng rừng phòng hộ và đặc dụng thì thứ tự là: Môi trường - Khoa học kỹ thuật - Kinh tế. Đối với các loài cây nhập nội, yêu cầu điều kiện lập địa gây trồng tại Việt Nam được xác định dựa trên kết quả khảo nghiệm, trồng thử và trồng rừng sản xuất trong thời gian qua, đồng thời có xem xét các điều kiện sinh thái nơi nguyên sản. Các hạng mục công việc nêu trên do một nhóm công tác thực hiện. Thành viên của nhóm là những chuyên gia tư vấn ngắn hạn từ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Công ty giống Lâm nghiệp TW, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Trường Đại học Lâm nghiệp, Cục Lâm nghiệp và một số chuyên gia khác chuyên sâu trong các lĩnh vực lâm sinh, thổ nhưỡng. 3. Chọn loài cây và chọn xuất xứ cho trồng rừng. 3.1. Chọn loài Bước đầu tiên trong bất cứ chương trình trồng rừng nào cũng là chọn loài cây có các đặc tính phù hợp với mục đích trồng rừng (kinh tế, phòng hộ và môi trường) và thích nghi với điều kiện khí hậu - đất đai của mỗi vùng. Loài là nhóm các sinh vật có các đặc trưng hình thái và đặc điểm di truyền giống nhau, có phân bố địa lý-sinh thái nhất định, có thể giao phối với nhau để cho ra đời sau hoàn toàn hữu thụ và cách ly với loài khác bởi sự khó kết hợp với nhau về mặt sinh sản hữu tính. Mỗi loài cây thường có yêu cầu sinh thái nhất định và do đó có khu phân bố địa lý - sinh thái nhất định. Ngay hai loài cây gần nhau trong một chi (genus) cũng có các đặc điểm hình thái và khả năng sinh trưởng khác nhau, do đó có yêu cầu các điều kiện sinh thái không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ, keo tai tượng (A. mangium) là loài cây cần lượng mưa hàng năm trên 1500 mm/năm thì keo dây (A. difficilis) lại là loài cây chịu hạn có thể sống được tai những nơi khô hạn như Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) có lượng mưa 600-800 mm/năm. Khảo nghiệm giống tại Ba Vì (tỉnh Hà Tây) từ năm 1990 đến năm 1999 cũng cho thấy sau 9 năm keo lá tràm (Acacia auriculiformis) cao 15,2 m, đường kính 16 cm, thể tích thân cây 192 dm3/cây, thì keo quả 12 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  13. xoắn (A. cincinnata) có các chỉ tiêu trên tương ứng là 13,3 m, 12,5 cm và 94 dm3/cây. Vì thế, trước khi đưa một loài cây vào trồng ở một vùng sinh thái nhất định cần có sự lựa chọn cẩn thận. Những tiêu chí chính khi chọn loài cây cho trồng rừng là: - Phù hợp với mục tiêu trồng rừng (kinh tế, phòng hộ, môi trường hoặc bảo tồn nguồn gen). - Phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của vùng định gây trồng. Đây chính là nguyên tắc "đất nào, khí hậu nào - cây ấy" mà lâu nay vẫn được chúng ta nói đến. - Mau đưa lại hiệu quả (kinh tế, phòng hộ, môi trường) - Dễ gây trồng hoặc có hiểu biết kỹ thuật gây trồng. Bất cứ loài cây nào đáp ứng yêu cầu theo các nguyên tắc nói trên (dù là cây bản địa hay cây ngoại lai) đều có giá trị cho các chương trình trồng rừng thích hợp. 3.2. Chọn xuất xứ Tuỳ theo đặc điểm sinh thái mà mỗi loài cây đều có phạm vi phân bố nhất định. Loài có biên độ sinh thái rộng thì có phạm vi phân bố lớn, loài có biên độ sinh thái hẹp thì có phạm vi phân bố hẹp. Mỗi khu phân bố có một tập hợp các điều kiện sinh thái nhất định được gọi là một kiểu sinh thái mà khi thu hái vật liệu giống được gọi là một xuất xứ. Xuất xứ là tên địa điểm lấy vật liệu giống (hạt, hom cành, mô nuôi cấy, hạt phấn v.v.) từ cây mẹ. Tùy theo phạm vi phân bố của loài mà loài có nhiều hay ít xuất xứ, loài có phạm vi phân bố rộng thì có nhiều xuất xứ, loài có phạm vi phân bố hẹp thì có ít xuất xứ. Xuất xứ nguyên sinh (original provenance) là nơi lấy giống từ rừng tự nhiên, xuất xứ phái sinh (derived provenance) là nơi lấy giống từ rừng trồng (bao gồm cả cây bản địa lẫn cây ngoại lai). Các xuất xứ khác nhau thường gắn với các điều kiện địa lý sinh thái khác nhau, nên thường có khả năng thích ứng khác nhau khi gây trồng trong những điều kiện sinh thái mới. Vì thế Pháp lệnh giống cây trồng đã quy định trước khi đưa giống mới vào trồng trên diện rộng phải có khảo nghiệm giống. Qua khảo nghiệm mới chọn được xuất xứ phù hợp nhất và có triển vọng nhất (có tỷ lệ sống cao nhất, có sinh trưởng và có năng suất sản phẩm cao nhất, không bị sâu bệnh) cho các mục đích trồng rừng trong từng điều kiện sinh thái nhất định. Những xuất xứ này được dùng để xây dựng rừng giống để lấy giống Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 13
  14. cho chương trình trồng rừng. Những xuất xứ có tỷ lệ sống thấp, năng suất kém hoặc bị sâu bệnh sẽ bị loại bỏ. 4. Các loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng 4.1. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất 4.1.1 Tiêu chí lựa chọn 4.1.1.1. Tiêu chí chung Tiêu chí chung để chọn loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất là: - Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp - Có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng gây trồng - Có thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài nước. - Mau đưa lại hiệu quả kinh tế - Dễ gây trồng hoặc có hiểu biết kỹ thuật gây trồng - Chưa bị sâu bệnh, không ảnh hưởng đến môi trường Rừng sản xuất được chia thành các nhóm lấy gỗ và lấy lâm sản ngoài gỗ 4.1.1.2. Tiêu chí lựa chọn các loài cây lấy gỗ Tiêu chí chính để chọn cây lấy gỗ là khối lượng gỗ và chất lượng gỗ có thể lấy ra trong thời gian xác định. Các nhóm cây lấy gỗ chính là: Gỗ nguyên liệu, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và gỗ đồ mộc. - Gỗ nguyên liệu là nhóm có yêu cầu sinh trưởng nhanh, trong điều kiện thâm canh phải đạt lượng tăng trưởng hàng năm lớn hơn 15 m3/ha/năm. Gỗ nguyên liệu được chia thành các nhóm nhỏ là gỗ làm giấy, gỗ làm ván dăm và MDF. + Gỗ làm giấy phải có tỷ trọng lớn hơn 0,40 (ở độ ẩm 12%), có hiệu suất bột giấy trên 47%. + Gỗ làm ván dăm và MDF có tỷ trọng 0,40 - 0,45, dễ băm dăm. + Gỗ làm ván mặt phải có thớ mịn, tỷ trọng 045- 0.50, dễ bóc hoặc dễ lạng. - Gỗ trụ mỏ là nhóm có yêu cầu sinh trưởng nhanh, có tỷ trọng trên 0,45, không bị mục và không bị mối mọt trong điều kiện tự nhiên hoặc dễ ngâm tẩm để chống mục và chống mối mọt. - Gỗ đồ mộc và gỗ xây dựng có màu sắc đẹp, có độ bền phù hợp với yêu cầu của thị trường. 14 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  15. Ngoài ra, các loại gỗ này đều cần có cây thân thẳng, tương đối tròn đều và có chiều dài đoạn thân dưới cành lớn (trên 4 m). 4.1.1.3. Tiêu chí chọn các loài cây lấy lâm sản ngoài gỗ Cây lấy lâm sản ngoài gỗ được chia thành các nhóm chính là: - Lấy vỏ và các sản phẩm từ vỏ - Lấy lá và các sản phẩm từ lá - Lấy nhựa và các sản phẩm từ nhựa - Lấy quả và các sản phẩm từ quả Những nhóm cây này đều cần có tiêu chí quan trọng nhất là sản phẩm trực tiếp phải đạt mức tối thiểu theo yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, còn cần một số tiêu chí khác như: - Cây lấy vỏ và các sản phẩm từ vỏ cần có chất lượng vỏ theo yêu cầu thị trường còn cần sinh trưởng nhanh và có đoạn thân dưới cành lớn - Cây lấy lá và các sản phẩm từ lá chủ yếu là sinh trưởng nhanh, nhiều cành lá, có khả năng ra chồi mạnh. - Cây lấy nhựa và các sản phẩm từ nhựa có lương nhựa và chất lượng nhựa cao nhất so với các loài cây khác trong nhóm và sinh trưởng không quá chậm. - Cây lấy quả và các sản phẩm từ quả là nhóm cây có nhiều quả, nhiều cành nhánh, dễ ra chồi. 4.1.1. 4. Chọn cây giống cho các loài cây trồng rừng sản xuất - Cây giống cho cây lấy gỗ được chọn ở rừng trồng đồng tuổi, có sinh trưởng từ trung bình trở lên và ở giai đoạn thành thục công nghệ hoặc gần thành thục công nghệ. + Có độ vượt so với trị số bình quân của đám rừng có cây giống ít nhất 1,3 Sx (1,3 lần độ lêch chuẩn) về đường kính và chiều cao, hoặc 25% về đường kính và 10% về chiều cao. + Đạt các chỉ tiêu chất lượng về phẩm chất thân cây (đoạn thân dưới cành dài, thân thẳng và tròn đều, cành nhỏ, góc phân cành lớn, tán lá tròn đều v.v.) + Không bị sâu bệnh hại. Cây giống chọn ở rừng tự nhiên khác tuổi không nhất thiết có độ vượt về sinh trưởng, nhưng phải đạt các chỉ tiêu chất lượng như cây giống ở rừng trồng. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 15
  16. Cây giống cho cây lấy các sản phẩm ngoài gỗ phải có năng suất các sản phẩm cuối cùng (theo mục tiêu kinh tế) vượt 15% so với trung bình của đám rừng có cây giống, sinh trưởng từ mức trung bình trở lên và không bị sâu bệnh. 4.1.2. Danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất 4.1.2.1. Cây lấy gỗ TT Tên tiếng Việt Tên khoa học 1 Bạch đàn lai Các dòng ưu trội 2 Bạch đàn caman Eucalyptus camaldulensis Dehnh. 3 Bạch đàn tere (1) Eucalyptus tereticornis Sm. 4 Bạch đàn uro Eucalyptus urophylla S.T. Blake 5 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don 6 Đước đôi Rhizophora apiculata Blume 7 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy 8 Huỷnh Tarrietia javanica Blume 9 Keo lá liềm Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth. 10 Keo lá tràm (1) A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth 11 Keo lai A. mangium x A. auriculiformis 12 Keo tai tượng Acacia mangium Wild. 13 Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss. 14 Phi lao (1) Casuarina equisetifolia Forst & Forst f 15 Sao đen Hopea odorata Roxb. 16 Tếch Tectona grandis L. 17 Thông ba lá Pinus kesiya Royle ex Gordon 18 Thông caribê Pinus caribaea Morelet 19 Thông mã vĩ Pinus massoniana Lamb. 20 Tràm cừ Melaleuca cajuputi Powell 21 Tràm lá dài Melaleuca leucadendrra (L.) L. 22 Xà cừ Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss. 23 Xoan ta Melia azedarach L. 16 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  17. 4.1.2.2. Cây lấy lâm sản ngoài gỗ TT Tên Việt Nam Tên khoa học 1 Bời lời nhớt (1) (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.) 2 Điều (1) Anacardium occidentale L. 3 Hồi (1) Illicium verum Hook f. 4 Quế (1) Cinnamomum cassia (L.) J.Presl. 5 Thông nhựa Pinus merkusii Jungh.et de Vries 6 Trám trắng Canarium album (Lour.) Raeusch. 7 Trầm dó Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte (1) 8 Luồng Dendrocalanus membranceus Munro (1) Có thể dùng làm cây trồng rừng phòng hộ 4.2. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ 4.2.1. Tiêu chí lựa chọn Rừng phòng hộ ở Việt Nam có 5 loại chính: phòng hộ đầu nguồn; phòng hộ chống cát bay và chống sa mạc hóa; phòng hộ chắn gió, bảo vệ đồng ruộng và cây che bóng; phòng hộ chắn sóng bảo vệ môi trường ngập nước; phòng hộ môi trường, cảnh quan, đô thị và khu công nghiệp. 4.2.1.1. Cây cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn - Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đầu nguồn và dễ tạo thành rừng phòng hộ. - Cây thân gỗ, sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh. - Thích hợp với phương thức trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với mục đích phòng hộ. - Có thể chịu đựng được điều kiện khô hạn, sống được nơi có độ dốc, nơị cao và có địa hình phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc nơi có điều kiện đặc biệt như vùng núi đá. - Đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần tăng thu nhập nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ. - Không sinh ra chất độc gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. 4.2.1.2. Cây cho trồng rừng phòng hộ chống cát bay và chống sa mạc hoá - Thích nghi với các loại đất cát nghèo dinh dưỡng ven biển Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 17
  18. - Có bộ rễ phát triển sâu, rộng khoẻ, vững. Lá́ có cấu tạo hạn chế thoát hơi nước. Tán lá dầy thường xanh. - Cây sống lâu năm, có khả năng chống chịu với bão, gió cát, khô hạn. Có thể sinh trưởng và phát triển thành rừng trong điều kiện khô hạn, nắng nóng ở vùng cát di động - Đa tác dụng, mang lại thu nhập cho chủ rừng nhưng không ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ. 4.2.1.3. Cây cho trồng rừng phòng hộ chắn gió, bảo vệ đồng ruộng và cây che bóng - Cây thân gỗ thường xanh có tán lá dầy, có bộ rễ phát triển sâu, rộng khoẻ, vững. Lá ́có cấu tạo hạn chế thoát hơi nước. - Có khả năng chống chịu gió bão; có thể sinh trưởng và phát triển thành rừng trong điều kiện khô hạn, nắng nóng - Không hoặc ít ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây nông nghiệp. - Đa tác dụng, mang lại thu nhập cho chủ rừng mà không ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ. 4.2.1.4. Cây cho trồng rừng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ môi trường ngập nước - Chịu được môi trường ngập nước (ngọt, mặn, phèn) thường xuyên hoặc ngập nước theo mùa. - Có bộ rễ phát triển sâu, rộng khoẻ, vững chắc; có tán lá dầy, thường xanh. - Sống lâu năm, có khả năng chống chịu với gió bão ở vùng ven sông biển. - Cho gỗ, củi và các sản phẩm phụ khác. 4.2.1.5. Cây cho trồng rừng phòng hộ môi trường, cảnh quan, đô thị và khu công nghiệp - Phù hợp với điều kiện lập địa và cảnh quan khu vực phòng hộ môi trường, cảnh quan, đô thị và khu công nghiệp. - Cây sống lâu năm, chịu được bụi, khói và các loại khí thải của đô thị hay khu công nghiệp. - Có bộ rễ ăn sâu, ít bị gẫy đổ và tạo nên hình dáng đẹp. Thân cây đẹp, tán lá đẹp, thường xanh, màu sắc đa dạng và đặc biệt cần có hoa đẹp và có mùi dễ chịu. - Không gây ô nhiễm môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và không hấp dẫn côn trùng độc hại. - Tạo nên cảnh quan đẹp, có thể kết hợp phục vụ du lịch, nghỉ mát. 18 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  19. - Có khả năng chắn, lọc bụi, khói, khí thải và làm giảm tiếng ồn ở đô thị và khu công nghiệp. 4.2.2. Danh mục các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ 4.2.2.1.Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn TT Tên tiếng Việt Tên khoa học Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob. (Litsea 1 Bời lời nhớt sebifera Willd.) 2 Cáng lò Betula alnoides Buch. Ham.ex D.Don 3 Chò chỉ Parashorea chinensis H. Wang 4 Chò nâu Dipterocarpus retusus 5 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don Lithocarpus fissus (Champ.ex Benth.) A. 6 Dẻ bộp Camus; Castanopsis fissa (Champ. ex Benth.) Rehd & Wils Lithocarpus ducampii (Hickel et A. Camus) A. 7 Dẻ đỏ Camus 8 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy 9 Huỷnh Tarrietia javanica Blume 10 Keo lá tràm A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth 11 Keo tai tượng Acacia mangium Wild. 12 Lát hoa Chukrasia tabularis A. Juss. 13 Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv. Pelthophorum dasyrrachis (Miq.) Kurz. var. 14 Lim xẹt tonkinensis (Pierre) K. & S.Larsen 15 Luồng Dendrocalanus membranceus Munro 16 Ràng ràng mít Ormosia balansae Drake 17 Sa mộc Cunninghamia lanceolata (Lamb.) Hook. 18 Sao đen Hopea odorata Roxb. 19 Sở Camellia oleifera C. Abel. 20 Thông ba lá Pinus kesiya Royle ex Gordon 21 Thông nhựa Pinus merkusii Jungh.et de Vries Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 19
  20. TT Tên tiếng Việt Tên khoa học 22 Thông mã vĩ Pinus massoniana Lamb. 23 Tông dù Toona sinensis (A. Juss.) M. Roem 24 Tống quán sủ Alnus nepalensis D. Don Anisoptera costata Korth. (Anisoptera 25 Vên vên cochinchinensis Pierre) Schima wallichii var. noronhae (Blume) 26 Vối thuốc Bloemb. 4.2.2.2. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ chống cát bay và chống sa mạc hoá TT Tên tiếng Việt Tên khoa học 1 Keo dây Acacia dificilis Maiden 2 Keo lá liềm Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth. 3 Keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth 4 Keo tumida Acacia tumida S. Muell 5 Phi lao Casuarina equisetifolia Forst & Forst f 6 Xoan chịu hạn Azedirachta indica Juss. 4.2.2.3.Các loài cây ưu tiên cho phòng hộ chắn gió , bảo vệ đồng ruộng và cây che bóng TT Tên tiếng Việt Tên khoa học 1 Phi lao Casuarina equisetifolia Forst & Forst f 2 Bạch đàn trắng caman Eucalyptus camaldulensis Dehnnh 3 Bạch đàn trắng têrê Eucalyptus tereticornis Smith 4 Dừa Cocos nucifera L 5 Muồng đen Cassia siamea Lam.(1) 6 Keo giậu Leucaena leucephalab (Lamk.) De Wit (1) (1) Cây che bóng 4.2.2.4. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ môi trường ngập nước 20 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  21. TT Tên tiếng Việt Tên khoa học 1 Bần chua Sonneratia caseolaris (L.) Engl. 2 Dừa nước Nypa fruticans Wurmb. 3 Đước đôi Rhizophora apiculata Blume 4 Mấm trắng Avicennia alba Blume 5 Sú Aegiceras corniculatum 6 Tràm cừ Melaleuca cajuputi Powell 7 Tràm lá dài Melaleuca leucadendrra (L.) L. 8 Trang Kandelia candel (L.) Druce 9 Vẹt dù Bruguiera gymnorrhiza (L.) Savigny 10 Tre gai Bambusa spinosa Roxb. Ex Buch.-Ham. 4.2.2.5.Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng cảnh quan, đô thị và khu công nghiệp TT Tên tiếng Việt Tên khoa học 1 Bàng Terminalia catappa L. 2 Bằng lăng Lagerstroemia calyculata Kurz 3 Dái ngựa Swietenia macrophylla King 4 Dầu rái Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don 5 Hoàng lan Michelia champaca 6 Keo lá tràm Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth 7 Long não Cinnamomum camphora (L.) J. Presl 8 Me Tamarindus indica L. 9 Muồng đen Cassia siamea Lam. 10 Muồng hoàng yến Cassia fistula L. Bischofia javanica Blume (Bischofia trifoliata 11 Nhội (Roxb.) Hook.f.) 12 Phượng vĩ Denolix regia (Bojer ex Hook,) Raf. 13 Sao đen Hopea odorata Roxb. 14 Sấu Dracontomelon dupperreanum Pierre 15 Sưa Dalbergia tonkinensis Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 21
  22. TT Tên tiếng Việt Tên khoa học 16 Sữa Alstonia scholaris (L.) B. Br. 17 Thông ba lá Pinus kesiya Royle ex Gordon 18 Thông caribê Pinus caribaea Morelet 19 Thông nhựa Pinus merkusii Jungh.et de Vries 20 Thông mã vĩ Pinus massoniana Lamb. 21 Trứng cá Muntinga calabura L. 22 Viết Manilkara kauki (L.) Dubard 23 Xà cừ Khaya senegalensis (Desr.) A. Juss. 4.3. Các loài cây ưu tiên cho trồng rừng đặc dụng 4.3.1. Tiêu chí chọn loài cây ưu tiên cho trồng rừng đặc dụng - Các tiêu chí ưu tiên tổng quát + Loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đang bị suy giảm. + Loài quí́ hiếm có giá trị cao về các lĩnh vực khoa học, kinh tế, môi trường, cảnh quan, v.v. + Loài có thể trồng rừng hỗn giao với các loài khác và không ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài khác trong hệ sinh thái. + Loài khó tái sinh tự nhiên và khó gây trồng. - Loài đặc hữu ở từng vùng sinh thái. + Các tiêu chí cụ thể được tính theo phương pháp cho điểm như đã trình bày ở phần phương pháp xây dựng danh mục các loài cây ưu tiên, theo đó loài có điểm cao nhất là 21 điểm, loài có điểm thấp nhất là 7 điểm. 4.3.2.Danh mục các loài cây ưu tiên dành cho trồng rừng đặc dụng TT Tên Việt Nam Tên khoa học Điểm Xanthocyparis vietnamensis Farjon & 14 1 Bách vàng Hiep 2 Bách xanh Calocedrus macrolepis Kurz 17 3 Bạch tùng Podocarpus imbricatus Blume 14 Dalbergia oliveri Gamble ex Prain 14 4 Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis Pierre, Dalbergia 22 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  23. TT Tên Việt Nam Tên khoa học Điểm mammosa Pierre) Xylia xylocarpa (Roxb.) Theob. 13 5 Căm xe (Xylia dolabriformis Benth.) 6 Chai lá cong Shorea falcata Vidal 19 7 Chò chỉ Parashorea chinensis H. Wang 14 8 Chò đãi Annamocarya sinensis J. Leroy 17 9 Chò đen Parashorea stellata Kurz 13 10 Chò nâu Dipterocarpus retusus 14 11 Dầu bao Dipterocarpus baudii Korth 13 12 Dầu cát Dipterocarpus chartaceus Sym 14 13 Dầu đọt tím Dipterocarpus grandiflorus Blanco 14 14 Dầu song nàng Dipterocarpus dyeri Pierre ex Laness. 14 Amentotaxus hatuyenensis Hiep et 14 15 Dẻ tùng sọc nâu Vidal 16 Du sam Keteleeria evelyniana Mast 14 17 Du sam đá vôi Keteleeria fortunei (Murray) Carriere 16 18 Đinh Markhamia stipulata (Wall) Schum 13 19 Đỉnh tùng Cephalotaxus hainanensis H.L.Li 16 20 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus Kurz 14 21 Giổi xanh Michelia mediocris Dandy 14 22 Gõ đỏ (Cà te) Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib 15 23 Gõ mật (Gụ mật) Sindora siamensis Teysm. 15 24 Gụ biển Sindora siamensis var maritima 13 25 Hoàng đàn Cupressus torulosa D.Don 16 26 Hoàng đàn rủ Cupressus funebris Endle 16 27 Hồng quang Rhodoleia championii Hook 13 28 Hồng tùng Dacrydium elatum Wall.ex Hook 13 29 Kiền kiền Hopea pierrei Hance 13 30 Kim giao Podocarpus fleuryi Hickel 13 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 23
  24. TT Tên Việt Nam Tên khoa học Điểm 31 Kim giao nam Podocarpus wallichianus Presl 13 32 Lát hoa Chukrasia tabularis A.Juss 15 33 Lim xanh Erythrophleum fordii Oliv 14 34 Mạy chấu Carya tonkinensis Lecomte 16 35 Mỡ Ba Vì Manglietia hainanensis Dandy 13 36 Mun Diospyros mun A.Chev. 16 37 Mun sọc Diospyros sp. 16 Excentrodendron tonkinense (Gagnep) 14 38 Nghiến Chang & Miau 39 Pơ mu Fokienia hodginsii Henry&Thomas 12 40 Ràng ràng mít Ormosia balansae Drake 16 41 Re hương Cinnamomum parthenoxylon Meisn 16 42 Sa mộc dầu Cunninghamia konishii Hayata 15 43 Sao lá hình tim Hopea cordata Vidal 16 44 Sao mạng Hopea reticulata Tardieu 16 45 Săng đào Hopea ferrea Pierre 12 46 Sến cát (Sến mủ) Shorea roxburghii G.Don 11 47 Sến mật Madhuca pasquieri H.J.Lam 13 48 Sơn đào Melanorrhoea usitata Wall 13 49 Sơn huyết Melanorrhoea laccifera Pierre 13 50 Thông đỏ lâm đồng Taxus wallichiana Zucc 18 51 Thông đỏ Pà Cò Taxus chinensis (Pilg) Rehd 15 52 Thông hai lá dẹt Pinus krempfii Lecomte 14 53 Thông năm lá Pinus dalatensis de Ferre’ 15 54 Thông Pà Cò Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang 14 55 Thông tre Podocarpus neriifolius D.Don 13 56 Thông tre lá ngắn Podocarpus pilgeri Foxw 13 57 Thủy tùng Glyptostrobus pensilis K. Koch 16 58 Trai Nam Bộ Fagraea fragrans Roxb. 15 24 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  25. TT Tên Việt Nam Tên khoa học Điểm 59 Trai lý Garcinia fragraeoides A.Chev. 13 60 Trắc dây Dalbergia annamensis A. Chev. 13 61 Trắc nghệ Dalbergia cochinchinensis Pierre 16 62 Trầm dó (Dó trầm) Aquilaria crassna Pierre 14 Scaphium macropodum (Miq) 10 63 Ươi Beumee ex K.Heyne 64 Vàng tâm Manglietia fordiana Oliv. 15 65 Vù hương Cinnamomum balansae Lecomte 15 Xá xị Cinnamomum glaucescens (Nees) 14 66 (Re lục phấn) Hand.-Mazz. 67 Xoay Dialium cochinchinensis Pierre 11 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 25
  26. PHẦN 2. MỘT SỐ LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG QUAN TRỌNG 1. Bạch đàn trắng caman (Eucalyptus camaldulensis Dehnh) Bạch đàn trắng caman là loài cây gỗ thường xanh, cao 20m, đôi khi cao 40 m, đường kính 25 - 30 cm, đôi khi đạt 1-2m. Vỏ xám trắng, nhẵn, bong thành mảng dọc. Hoa trắng, nắp nụ dài bằng đế hoa. Lá hình trái xoan dài hơi cong, đầu lá hơi nhọn. Gỗ giác màu xám trắng, gỗ lõi màu nâu đến đỏ nâu. Tỷ trọng gỗ 0,5 - 0,7, dễ bị cong vênh, rất thích hợp để làm nguyên liệu giấy, ván dăm và MDF và gỗ củi, có thể dùng làm gỗ đồ mộc, gỗ xẻ, gỗ trụ mỏ Cây có phân bố rộng ở hầu hết các bang của Australia, ở độ cao 20 - 700 m trên mặt biển, từ vĩ độ 12o30 đến 38o Nam, nơi có lượng mưa hàng năm 250 - 1200 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 20 - 27oC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất29 - 33o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 11 - 20o C. Hiện nay loài này đã được trồng ở nhiều nước nhiệt đới Bạch đàn trắng caman là loài cây chịu được nhiệt độ cao lẫn nhiệt độ thấp, sống đựợc nơi cực hạn lẫn nơi sẵn nước, rễ sâu chịu ngập và chịu mặn ngắn ngày, có thể trồng để chống gió, bảo vệ đồng ruộng, hoa để nuôi ong rất tốt. Bạch đàn trắng caman có thể trồng tập trung hoặc phân tán, năng suất có thể đạt 12 - 15 m3/ha/năm hoặc hơn nữa. Các xuất xứ có triển vọng cho trồng rừng ở Việt Nam là Laura River (Qld), Morehead River (Qld), Kenedy River (Qld) và Katherin (NT). Vùng trồng thích hợp ở Việt Nam là các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ, có thể trồng ở vùng Bắc Trung Bộ và đồng bằng Bắc Bộ. 2. Bạch đàn trắng têrê (Eucalyptus tereticornis Smith.) Bạch đàn trắng têrê là loài cây gỗ thường xanh, cao 20 -30 m, đôi khi cao 45 - 50 m. Đường kính 25 - 30 cm, đôi khi có thể hơn 1 m. Vỏ nhẵn màu xám. Lá hình trái xoan dài hơi cong, đầu lá hơi tù. Hoa màu trắng nắp nụ dài hơn đế hoa. Hạt nhỏ màu nâu. Gỗ giác màu vàng nhạt, gỗ lõi màu đỏ thớ mịn. Tỷ trọng gỗ 0,6 - 0,8, có thể dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc, làm nguyên liệu giấy, ván dăm và MDF, cũng như làm gỗ trụ mỏ. Bạch đàn trắng têrê có phân bố tự nhiên ở ven biển các bang Australia từ Victoria tới Queensland và ở Papua New Guinea (PNG) từ vĩ đô 8o đến 38o Nam, ở độ cao dưới 1000 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 500 - 3000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 24 - 29o C, nhiệt độ tối cao trung 26 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  27. bình tháng nóng nhất 24 - 36o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 5 - 19o C. Hiện nay đã được trồng ở nhiều nước nhiệt đới. Bạch đàn trắng têrê có thể trồng tập trung ở vùng thấp có độ dôc dưới 15o hoặc trồng phân tán quanh nhà, trồng ven bờ mương ở vùng bồng bằng có tác dung chắn gió, bảo vệ đồng ruộng. Hoa để nuôi ong rất tốt. Năng suất có thể đạt 12-15 m3/ha/năm hoặc hơn nữa Các xuất xứ có triển vong cho trồng rừng ở Viẹt Nam là Sirinumu (PNG), Oro Bay (PNG) và Mt. Molloy (Qld). Vùng trồng thích hợp ở Việt Nam là các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ, có thể trồng ở vùng Bắc Trung Bộ và vùng thấp Bắc Bộ. 3. Bạch đàn urô (Eucalyptus urophylla S.T. Blake) Bạch đàn urô là loài cây gỗ lớn thường xanh, vỏ nứt dọc màu xám nâu, thân cây thẳng, cao 20 - 25 m, có thể cao 40 - 45 m, đường kính có thể đạt 1 m hoặc hơn. Đoạn thân dưới cành có thể đạt 10 - 15 m. Gỗ Bạch đàn uro có màu nâu, tỷ trọng 0,54 - 0,57, dùng làm nguyên liệu giấy, ván dăm và gỗ MDF, dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc và làm gỗ củi. Bạch đàn uro có phân bố tự nhiên ở các đảo Timor, Wetar, Alor, Flores, Adonara, Lomblen và Pentar của Indonesia, ở độ cao so với mặt biển: 300 - 1100 m (ở Alor, Flores, Adonara, Lomblen và Pentar), đôi khi mọc ở độ cao 1000 - 2900 m (ở Timor), từ vĩ độ 7o30 đến 10o Nam, nơi có lượng mưa hàng năm 1300 - 2200 mm/năm (có thể 3 tháng khô), nhiệt độ trung bình năm 18o - 23o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 27 - 32o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 8 - 12o C. Bạch đàn uro có thể trồng tập trung ở nơi có độ dôc dưới 15o hoặc trồng phân tán quanh nhà, trồng ven bờ mương ở vùng bồng bằng có tác dung chắn gió, bảo vệ đồng ruộng. Hoa để nuôi ong rất tốt. Năng suất có thể đạt: 15-20 m3/ha/năm hoặc hơn nữa Các xuất xứ có triển vong cho trồng rừng ở Viẹt Nam là Lambata cho vùng bắc Trung Bộ và Tây Nguyên, Egon và Lewotobi cho vùng trung tâm Bắc Bộ và Tây Nguyên, một số giống khác như U6 PN14, cũng như các giống lai GU8 của UC và UU. 4. Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.) Bời lời nhớt là cây gỗ thường xanh cao 15 - 20 m, đường kính 20 - 30 cm, đôi khi đat 40 cm. Thân tròn phân cành sớm. Vỏ ngoài màu màu xám trắng, vỏ trong màu vàng nhạt có mùi thơm. Lá đơn, mọc cách, mặt trên màu xanh nhạt, mặt dưới hơi bạc. Hoa màu vàng, lưỡng tính. Ra hoa Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 27
  28. tháng 5 - tháng 6, quả chín tháng 10 - tháng 11. Quả hình cầu, khi chín màu tím hơi đen. Hiện được trồng nhiều ở Kon Tum và Gia Lai để lấy vỏ xuất khẩu làm hương, gỗ có thể làm gỗ xẻ, đồ mộc và gỗ dán. Đây là loài phân bố ở khắp các tỉnh vùng trung du và vùng núi từ Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ đến Thừa Thiên-Huế và Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Tập trung nhiều ở các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, ở vĩ độ 8 - 22o Bắc, độ cao so với mặt biển 50 - 400 m, lượng mưa hàng năm 1500 mm - 2500mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22 - 27o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 10 - 15o C. Bời lời đỏ có thể trồng tập trung theo đám nhỏ ở các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và để lấy vỏ xuất khẩu làm hương. Bời lời nhớt sinh trưởng tốt trên đất feralit phát triển trên đá bazal và đá phôcphia, nơi có độ dốc dưới 25o (tối ưu dưới 15o), độ sâu tầng đất trên 50 cm (tối ưu: trên 80 cm), độ pH 4 -5. 5. Dầu rái, tên khác Dầu nước (Dipterocarpus alatus Roxb.) Dầu rái là cây gỗ lớn thường xanh, có thể cao 35 -45 m, đường kính có thể 60 - 90 cm. Đoạn thân dưới cành lớn (hơn 15 m). Lá đơn, mọc cách, hình trứng hơi dài, 15- 20 cặp gân. Hoa mẫu 5. Quả lớn, hai cánh, khi xanh màu đỏ, khi chín màu nâu - hơi vàng. Quả một hạt, hạt khó bảo quản. Dầu rái có gỗ mầu nâu, thớ tương đối mịn, dễ cưa xẻ, dùng trong xây dựng và đồ mộc. Tỷ trọng khô không khí bằng 0,7. Gỗ Dầu nước rất thích hợp để làm gỗ̃ xẻ, gỗ xây dựng và đồ mộc. Dàu rái còn được dùng để sản xuất nhựa (gọi là dầu con rái) Dầu rái có phân bố tự nhiên ở độ cao100 - 400 m trên mặt biển tại Việt Nam (từ Quảng Nam trở vào), Campuchia, Lào, Thailand, Myanmar, Ấn Độ, Philippin và Indonesia, từ xích đạo đến 16o vĩ độ Bắc, nơi có lượng mưa hàng năm 1800 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 26o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất: 18 -22o C. Dầu rái là cây được dùng để làm giàu rừng băng cách trồng theo băng hay rach dưới tán rừng nghèo kiệt ở các tỉnh miền Nam và Tây Nguyên trên các loại đất bồi tụ, đất phù sa cổ, nơi có độ dốc dưới 25o (tối ưu dưới 15o)̣, ở nơi có độ sâu tầng đất trên 1 m. Năng suất có thể đạt hơn 10 m3/ha/năm. Dầu rái cũng là cây thích hợp để trồng trên các đường phố lớn ở trong cả nước, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh từ bắc Trung Bộ trở vào. 28 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  29. 6. Điều, tên khác Đào lộn hột (Annacardium occidentale L.) Điều là cây ăn quả thân gỗ, cao 6 -10 m, đường kính 30-45 cm. Phân cành sớm tán hình ô rộng và rậm. Hoa mọc cụm hình chùỳ hoặc ngù ở đầu cành. Hoa lưỡng tính. Hoa nở tháng 12 - tháng 2. Quả chín tháng 3 - tháng 4. Hạt Điều chứa nhiều tinh bột, đường và dầu béo. Nhân hạt được ăn trực tiếp hoặc làm nhân bánh. Quả chứa nhiều nước, đường, nhiều vitamin C, có thể nấu rượu vang. Gỗ mầu đo,̉ cứng, nhưng cong queo, chỉ dùng trong xây dựng lán, làm chuồng trại chăn nuôi và đốt than. Điều là cây có tán rộng nên cũng là cây che phủ đất, chống xói mòn và chống gió. Điều là cây nguyên sản ở nhiệt đới Trung Mỹ, có phân bố ở vĩ đô 20o Bắc và Nam xích đạo, ở độ cao 5 - 250 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 700 - 3100 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 24 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32o - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 20 - 22o C. Điều cũng được trồng thành công ở Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Ấ́n Độ, Malaysia, Indonesia, Xrilanca. Điều là loài cây có khả năng chịu được khô hạn, được trồng nhiều ở vùng cát ven biển tại các tỉnh Miền Nam từ̀ Quảng Nam trở vào và các tỉnh Đông Nam Bộ ở những nơi có độ dốc dưới 15o. Vùng trồng Điều có hiệu quả nhất là các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Đông Nam Bộ và các tỉnh Đắc Nông, Đắc Lắk và Gia Lai ở Tây Nguyên. 7. Đước, tên khác Đước đôi (Rhizophora apiculata Bl.) Cây gỗ thường xanh, cao 15 - 20 m, cao nhất có thể đạt 25 m. Rễ mọc chùm hình nơm. Hoa màu vàng, 4 cánh, mọc nách lá, Hoa nở tháng 4-5. Quả chín tháng 11. Quả rụng nổi trên mặt nước hoặc cắm trực tiếp xuống bùn và mọc thành cây. Quả rụng có thể sống được 4-5 tháng trong nước mặn. Gỗ giác màu hồng nhạt, gỗ lõi màu hơi đen, tỷ trọng 0,4 - 0,5. Gỗ được dùng làm củi, đốt than, dùng trong xây dựng, làm gỗ chống lò. Vỏ để sản xuất tannin Đước có phân bố tự nhiên ở cá́c bãi biển ngập bùn vùng xích đạo. Ở Việt Nam Đước mọc tự nhiên chủ yếu trên các bãi bùn ngập nước thuỷ triều từ cửa sông Đồng Nai đến mũi Cà Mau, vĩ độ 8 - 10o Bắc, nơi có lượng mưa hàng năm 1800 - 2400mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 26 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 30 - 33o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 23 - 25o C Vùng trồng thích hợp của Đước là vùng bãi bùn ngập nước thuỷ triều ở các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở vào, đặc biệt là ở các tỉnh Nam Bộ. Tuy vậy Đước cũng có thể trồng trên bãi bùn ven biển ở mộ số tỉnh miền Trung và miền Bắc (mặc dầu năng suất thấp hơn) Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 29
  30. 8. Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy) Cây gỗ lớn thường xanh, cao 25 - 30 m, đường kính 70 - 80 cm. Thân thẳng tròn, đơn trục. Tán hình tháp rộng. Vỏ màu xám, thịt vỏ màu vàng nâu mùi tanh hắc. Ra hoa tháng 4, quả chín tháng 10. Gỗ có tỷ trọng gỗ 0,58, gỗ giác màu vàng, thớ mịn dễ gia công, sau khi khô ít bị vênh nứt, không bị mối mọt, được dùng trong xây dựng rất thích hợp để đóng đồ mộc, làm gỗ dán. Giổi xanh có phân bố tự nhiên ở các tỉnh Lao Cai, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng và nam Trung Quốc. Giổi thường mọc ở vùng đồi thấp dưới 400 m, trong rừng hỗn loại lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới (nguyên sinh hoặc thứ sinh), ở vĩ độ 11 - 22o Bắc, độ cao dưới 400 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1800 - 2900 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 21 - 24o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 11 - 16o C Giổi xanh đã được trồng để làm giầu rừng theo băng dưới tán rừng nghèo kiệt tại Kong Hà Nừng (Gia Lai), Quỳ Hợp (Nghệ An), vườn quốc gia Xuân Sơn (Phú Thọ) và một số nơi khác. 9. Hồi (Illicium verum Hook) Cây gỗ nhỡ, cao 6-8 m. Thân thẳng, tròn. Tán lá hình tháp. Vỏ màu nâu xám. Lá đơn mọc thành chùm đầu cành thành các vòng giả, mỗi vòng 3-4 lá. Hoa trắng hồng, mọc đơn ở nách lá, mỗi năm hai vụ hoa: vụ mùa tháng 2-3, quả chín tháng 6-8, vụ chiêm tháng 8-10, quả chín tháng 2-3 năm sau. Quả đại 6-8 cánh (có khi đến 12 cánh), cánh xếp hình sao. Hạt màu nâu hay màu hung đỏ, bóng, nhẵn. Quả (bộ phận sử dụng chính) và lá để cất tinh dầu annis dùng trong chế biến thực phẩm và y học, quả khô được dùng trực tiếp làm gia vị. Gỗ có mùi thơm có thể dùng làm cột nhà và đồ mộc. Hồi có phân bố tự nhiên ở tỉnh Lạng Sơn của nước ta và nam Trung Quốc, ở vĩ đô 22 - 23o Bắc, độ cao 50 - 300 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1500 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 20,8 - 21, 6o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 30 - 31o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 9,8 - 10,3o C Hồi có thể trồng ở vùng Đông Bắc nước ta (vùng giữa Lạng Sơn và Cao Bằng) trên đất Feralit đỏ nâu phát triển trên sa diệp thach. 30 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  31. 10. Huỷnh (Tarrietia javanica Bl.) Cây gỗ lớn, cao tới 30 m, thân thẳng tròn. Vỏ ngoài mầu trắng bạc, thân có nhiều nhựa trong như thạch. Lá kép chân vịt 3 -7 lá chét. Ra hoa tháng 1- 2, quả chín tháng 6 - 7. Quả có cánh dài 6 - 8 cm, rộng 1,5 - 3 cm, có một hạt. Gỗ huỷnh cứng, bền, giác và lõi màu nâu, gỗ lõi có hạt mịn, tỷ trọng 0,65. Gỗ dùng đóng đồ mộc, dùng trong xây dựng và đóng tàu thuyền Huỷnh có phân bố tự nhiên rải rác trong các rừng lá rộng thường xanh hỗn loại ở một số huyện thuộc tỉnh Quảng Bình như Tuyên Hoá, Quảng Ninh, Lệ Thủy và ở Lào, tại vĩ độ 17 - 18o Bắc, độ cao 150 - 400 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1900 - 2300 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 24,6o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nó́ng nhất 33,8o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 15 - 17o C Huỷnh có thể trồng ở một số tỉnh bắc Trung Bộ, trên đất feralit đỏ vàng phát triển trên diệp thạch. 11. Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A.Cunn. ex Benth) Cây gỗ thường xanh, cao 20 m, đôi khi cao 30 m, thân cây đơn trục, vỏ mầu xám nâu đến màu tối, nứt dọc sâu. Lá giả cong hình lưỡi liềm, màu xanh xám. Hoa tự chùm, đuôi sóc, hoa nhỏ, màu vàng sáng. Quả màu nâu, vỏ cứng, hoá gỗ. Hạt đen 6 x 3 mm. Gỗ giác màu nâu nhạt, gỗ lõi màu nâu vàng ánh đỏ, tỷ trọng gỗ khô không khí 0,72, tỷ trọng gỗ ở độ ẩm cơ bản (12%) là 0,62, thích hợp cho gỗ xây dựng, đồ mộc, đóng thuyền, làm gỗ dán, làm củi. Keo lá liềm có phân bố tự nhiên ở Australia (đông bắc Queesland), Papua New Guinea (vùng tây nam), Indonesia (vùng tây nam Irian Jaya), trên vĩ độ: 8 -20o Nam, ở độ cao 5 - 450 m (chủ yếu 5 - 200 m) trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1000 - 3500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 24 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34oC, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất: 12 - 21oC. Các xuất xứ có triển vọng đều là các xuất xứ cua Papua New Guinea (PNG) như Dimisisi, Deri-Deri, Morehead River và Benbach. Vùng trồng thích hợp nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, song cũng có thể trồng ở các tỉnh nam Bắc Bộ và Tây Bắc. Năng suất cao nhất có thể đạt 30 - 35 m3/ha/năm. Keo lá liềm có thể trồng để cải tạo đất, chống xói mòn. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 31
  32. 12. Keo lá tràm (Acacia aurculiformis A. Cunn. ex Benth) Keo lá tràm là loài cây gỗ thường xanh cao 25 - 30 m, đường kính 60 cm. Hoa tự chùm đuôi sóc, màu vàng. Quả đậu vỏ quả hoá gỗ dẹt xoắn. Hạt đen hình ellip, dài 4-6 m, rộng 3-4 mm. Gỗ giác màu vàng, gỗ lõi màu nâu sáng đến đỏ thẫm, tỷ trọng cơ bản (độ ẩm 12%) là 0,50 - 0,65, hiệu suất bột giấy 49%, sợi dài 0,85 mm, nhiệt trị 4700 - 4900 kcal/kg. Ở miền Nam gỗ keo lá tràm được gọi là gỗ cẩm lai giả, rất thích hợp để làm đồ mộc, làm giấy, làm gỗ củi và làm than. ̉ Keo lá tràm có phân bố tự nhiên ở Australia (Queesland, Northern Terrory), Papua New Ginea và Indonesia, ở vĩ độ: 5 - 17o Nam (chủ yếu 8 -16o Nam), độ cao 5 - 400 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1400 - 3400 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 24 - 29o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 17 - 22o C. Các xuất xứ có triển vọng là Mibini PNG, MoreheadR PNG, Coen River (Qld), Wenlock River (Qld), Kings Plains (Qld), Manton River (NT), Goomadeer River (NT) và các nòi địa phương của các xuất xứ này được lấy từ các rừng giống và vườn giống của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ở Ba Vì (hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị) và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Vùng trồng thích hợp cho Keo lá tràm là các tỉnh từ Bắc Trung Bộ đến Nam Bộ và Tây Nguyên, vùng có thể trồng là vùng thấp các tỉnh nam Bắc Bộ. 13. Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), (Acacia x manauriculiformis Kha) Keo lai là tên gọi tắt của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Keo lai là cây gỗ thường xanh, cao 25 - 30 m, đường kính 30 - 40 cm. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ, đoạn thân dưới cành lớn. Vỏ màu xám, hơi nứt dọc. Lá, hoa, quả và hạt đều có tính trung gian giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm. Lá (giả) đơn, mọc cách 3 - 4 gân song song xuất phát từ gốc lá. Hoa tự bông đuôi sóc nhỏ, màu trắng vàng. Quả đậu, mặt cắt ngang hình bầu dục. Quả chín tự khai. Hạt đen, hình elip, dài 4 - 5 mm, rộng 2,5 - 3,5 mm. Sinh trưởng nhanh hơn Keo tai tượng và Keo lá tràm. Gỗ giác màu xám trắng, gỗ lõi màu nâu nhạt, tỷ trọng gỗ khô tự nhiên 0,56 - 0, 63, tỷ trọng gỗ khô kiệt 0, 48 - 0,54, hiệu suất bột giấy 0,49 - 0,52. Gỗ keo lai rất thích hợp để làm giấy, làm ván dăm và ván MDF, có thể làm gỗ xẻ và đồ mộc. Rễ có nhiều nốt sần rất thích hợp để cải tạo đất, hoa dùng để nuôi ong. 32 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  33. Keo lai tự nhiên đã được phát hiện tạị Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Australia, nam Trung Quốc và một số nước khác ở vùng Châu Á́ - Thái Bình Dương, ở vĩ đô 8 - 22o Bắc, độ cao 5 - 300 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1500 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 23 - 27o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 31 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 15 - 22o C Các dòng keo lai đã được công nhận giống quốc gia là BV10, BV16, BV32, các dòng được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật là BV5, BV29, BV33, TB6, TB12, KL2. Vùng trồng Keo lai thích hợp là các tỉnh từ Bắc Trung Bộ đến Nam Bộ (đặc biệt là các tỉnh Nam Bộ) và Tây Nguyên. Keo lai cũng sinh trưởng tốt ở vùng thấp các tỉnh Bắc Bộ. Ở những nơi đất tốt và trồng thâm canh có thể đạt năng suất 25- 35 m3/ha/năm. 14. Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.) Cây gỗ lớn, có thể cao 30 m, thân thẳng, đoạn thân dưới cành có thể 15 m. Vỏ thô ráp, màu xá́m nâu đến nâu. Lá (giả) to, dài 20 - 25 cm rộng 8-10 cm, có 4 gân dọc. Hoa tự chùm đuôi sóc, màu trắng kem. Quả đậu xoắn như lò xo. Hạt màu đen, hì́nh elip dài 3-5 mm, rộng 2-3 mm. Gỗ giác màu sáng, lõi màu vàng nâu, tỷ trọng cơ bản (ở độ ẩm 12%) là 0,42 - 0,48, tỷ trọng khô không khí 0,50 -0,60, hiệu suất bột giấy 47% (mức dùng kiềm 20%), thích hợp để làm gỗ xẻ, gỗ dán, gỗ nguyên liệu giấy, dăm và ván MDF. Keo tai tượng phân bố tự nhiên ở độ cao 5 - 800 m trên mặt biển (chủ yếu dưới 300 m), vĩ độ 1-18o Nam (chủ yếu 8-18o Nam) tại Australia (Queensland), Papua New Guinea (Western Province) và Indonesia (Irian Jaya và Maluku), nơi có lượng mưa hàng năm 1500 - 3000 mm/năm (chủ yếu 2100 mm/năm), nhiệt độ trung bình năm 22 - 25o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 31-34oC, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 15-22oC. Các xuất xứ có triển vọng là Pongaki PNG, Deri-Deri (PNG), Oriomo (PNG), Bimadebum (PNG), Ingham (Qld), Cardwell (Qld), giống được lấy từ các rừng giống và vườn giống của Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng ở Ba Vì (Hà Tây), Đông Hà (Quảng Trị) và Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Vùng trồng thích hợp nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, có thể trồng ở một số tỉnh miền Bắc và vùng Tây Nguyên, nơi có lượng mưa trên 2000 mm/năm và không bị gió bão. Ở những nơi đất tốt và trồng thâm canh Keo tai tượng có thể đạt năng suất 20-25 m3/ha/năm. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 33
  34. 15. Lát hoa (Chukrasia tabularis A.Juss) Cây gỗ lớn, rụng lá mùa đông. Cây cao 25-30 m, thân thẳng tròn, vỏ mầu nâu sẫm. Lá kép lông chim, cây con dưới 2 tuổi có lá kép 2 lần, cây trên 3 tuổi có lá kép 1 lần. Ra hoa tháng 6 - tháng 7. Quả hình elíp, chín tháng 12- tháng 1, hạt dẹt, có cánh màu cánh gián. Gỗ màu nâu vàng ánh, vân đẹp, tỷ trọng 0,7, thường dùng để đóng đồ mộc cao cấp, bề mặt gỗ dán lạng, làm gỗ̃ xẻ Lát hoa có hai loài là C. tabularis phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào, nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái lan và Sri Lanka và C. velutina phân bố tự nhiên ở Myanma và Thái lan. Ở Việt Nam C. tabularis mọc tự nhiên và được trồng ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An và Gia Lai, tại vĩ độ: 13 - 22o Bắc, độ cao 300 - 700 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1500 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 19 - 23o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 33o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 9 - 16o C. Lát hoa được trồng theo băng hay rạch dưới tán rừng nghèo kiệt hoặc trồng xen dưới tán loài cây khác. Các xuất xứ có triển vọng là Udomxay (Lào), Sơn La, Tuyên Quang, Thanh Hoá. Vùng trồng thích hợp là những nơi có độ cao 500-700 m ở một số tỉnh như Sơn La, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum. 16. Luồng (Dendrocalamus membranaceus Munro) Thân mọc cụm, cao 8 - 20 m, đường kính 10 - 12 cm. Măng mọc tập trung vào tháng 4 - tháng 5. Cây sinh trưởng nhanh, sau 5 năm có thể khai thác. Thân cây to, thành ống dày, lúc còn non thân dẻo, có thể dùng đan lát, làm đồ mỹ nghệ, dùng trong xây dựng. Luồng thuộc nhóm cây sợi dài rất thích hợp để sản xuất giấy, làm đồ thủ công mỹ nghệ. Luồng cũng được trồng để lấy măng. Luồng cũng là loài cây được trồng để chống sóng ven sông và bảo vệ đê. Luồng có phân bố tự nhiên ở Thanh Hoá, một phần ở Hoà Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh, ở vĩ độ 19 - 21o Bắc, độ cao dưới 300 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1800 - 2300 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 23 - 24o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 13,5 - 14,5o C Luồng hiện được trồng tập trung hoặc phân tán ở nhiều nơi trong nước, chủ yếu là các tỉnh Thanh Hoá, Hoà Bình, Phú Thọ và các tỉnh vùng Trung tâm miền Bắc. Đất trồng luồng thích hợp là đất feralit đỏ vàng phát triển trên diệp thạch sâu hơn một mét và còn tính chất đất rừng. 34 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  35. 17. Phi lao (Casuarina equisetifolia L.) Cây gỗ thường xanh, thân thẳng tròn, có thể cao 30 - 40 m, đường kính 20 - 30 cm, đôi khi đến 50 cm. Hoa nở tháng 3 - tháng 4. Quả chín tháng 8 - tháng 9. Rễ có Frankia cố định đạm khí quyển; vỏ có nhiều tannin, được dùng để nhuộm vải và nhuộm lưới đánh cá. Gần đây có hai giống Phi lao 601 và 701 nhập từ Trung Quốc có sinh trưởng nhanh, đang được trồng rộng rãi ở nhiều nơi tại nước ta. Gỗ màu tối, rất nặng, tỷ trọng 0,8 - 1,2, nhiệt trị 4950 kcal/kg, rất thích hợp để làm củi và đốt than. Phi lao cũng được dùng làm gỗ chống lò. Phi lao phân bố tự nhiên ở vùng nhiệt đới nam bán cầu từ vĩ độ 5o Bắc đến 20o Nam, quanh xích đạo, chủ yếu là ở Australia, sau đó là một số đảo ở Malaysia và Indonesia, ở độ cao 1-10 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1000 mm - 2000mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 20 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất: 30 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất: 6 - 23o C. Phi lao hiện được trồng ở vùng cát ven biển để hạn chế cát bay và vùng đồng bằng để chắn gió, bảo vệ đồng ruộng. Ngoài các giống được dùng lâu nay thì các dòng phi lao 701 và 601 cũng là những giốn mới có tiển vọng. 18. Quế (Cinnamomum cassia Bl) Cây gỗ thường xanh, cao18-20 m, đường kính 45-50 cm, thân thẳng. Vỏ mầu nâu xám, có mùi thơm dễ chiụ. Lá đơn mọc cách hoặc gần đối, hình thuôn trái xoan, có 3 gân xuất phát từ gốc nổi rõ. Quả hình viên trụ, khi chín có mầu tím hồng. Vỏ và lá được dùng để cất tinh dầu dùng trong mỹ phẩm và y học. Tinh dầu quế chứa nhiều aldehyde cyannamic. Gỗ mầu nâu nhạt, thớ thẳng, mịn, khi khô dễ nứt nẻ, có thể dùng làm đồ mộc, làm củi. Quế có phân bố tự nhiên ở ở độ cao 400 - 800 m trên mặt biển tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và ở vùng núi cao 1000 m tại tỉnh Ninh Thuận của nước ta, các tỉnh nam Trung Quốc và một số nước khác. Như vậy, ở nước ta Quế phân bố tự nhiên ở vĩ đô 11 - 23o Bắc, nơi có lượng mưa hàng năm 1900 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22 - 23o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 33o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 12,4 - 17,8o C Các giống Quế được dùng để trồng rừng chủ yếu là Văn Yên (Yên Bái), Trà Mi (Quảng Nam) và Na Mèo (Thanh Hoá). Quế được trồng trên đất còn tính chất đất rừng ở vùng cao 600-800 m tại các tỉnh từ Quảng Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 35
  36. Nam trở ra, nơi có khí hậu tương tự như ở vùng phân bố tự nhiên, để lấy vỏ cất tinh dầu, kết hợp chống xói mòn. 19. Sao đen (Hopea odorata Roxb.) Cây gỗ thường xanh cao 30 - 40 m, thân thẳng tròn, tán lá hình tháp rộng, vỏ màu nâu đen. Hoa nở tháng 2. Quả chín tháng 4 - tháng 5. Gỗ màu xám vàng, cứng, chịu nước, không bị mối mọt, có tỷ trọng 0,70 - 0,75, được dùng trong xây dựng, đóng đồ mộc, làm mặt gỗ dán, rất thích hợp để đóng tàu thuyền. Sao đen có phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào, Thái Lan và Ấn Độ. Ở̉ Việt Nam Sao đen phân bố ở độ cao 100-750 m trên mặt biển, vĩ độ 0 - 16o Bắc, nơi có lượng mưa hàng năm 1800 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình hàng năm 27 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 33,3 - 35,6o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 14 - 18o C. Sao đen được trồng làm giàu rừng bằng cách trồng theo băng trên đất còn tính chất đất rừng, dưới tán rừng nghèo kiệt ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây cũng là cây trồng thích hợp ở đường phố cho các tỉnh phía Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn giống trồng rừng là các cây đường phố ở thành phố Hồ Chí Minh. 20. Tếch (Tectona grandis L.) Tếch là loài cây gỗ lớn, rụng lá mùa khô, thân thẳng, hình trụ, thường có dạng khía nhẹ ở gốc. Cây cao 30 m, đường kính 60-80 cm. Vỏ màu vàng xám, nứt dọc, vỏ trong dày 7-8 mm, dạng sợi. Cành non vuông cạnh. Lá đơn mọc đối, hình trứng gần tròn, gốc lá thon. Lá có kích thước lớn dài30-60cm, rộng 20-40 cm. Ra hoa tháng 5- tháng 6. Quả 3-4 ngăn, chín tháng 4 năm sau. Đài hình ống, có lông tồn tại trên quả và bao quanh quả. Gỗ màu nâu nhạt ánh vàng, tỷ trọng 0,7, được dùng làm bề mặt gỗ lạng, làm đồ mộc cao cấp và làm báng súng. Gỗ tech là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Tech phân bố tự nhiên ở Myanmar, Thái Lan, Ấn Độ, Lào ở vĩ độ 9- 22o Bắc, độ cao 100-500 m, lượng mưa 900-2500 mm/năm. Hiện được trồng ở nhiều nước nhiệt đới như Indonesia, Campuchia, Sri-Lanka và một số nước châu Mỹ La tinh. Tech sinh trưởng tố trên đất bazal và ven sông suối, đất phù sa cổ. 21. Thông ba lá (Pinus kesyia Royle ex Gordon, Pinus khasya Hook.) Cây gỗ lớn xanh quanh năm, có thể cao 30 - 35 m, đường kính có thể đạt 60 -80 cm. Thân thẳng, cành hơi lớn. Lá hình kim mọc thành chùm 3 lá. Ra hoa tháng 4 - tháng 5. Quả nón, chín tháng 12 năm trước đến tháng 36 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  37. giêng năm sau, khi non quả màu xanh, khi già màu xanh nâu. Hạt màu nâu có cánh. Gỗ Thông ba lá màu vàng nâu, dễ cưa xẻ, tỷ trọng 0,42 - 0,46, hiệu suất bột giấy 46%, có thê làm cột điện, làm gỗ xẻ và rất thích hợp để làm giấy. Thông ba lá có phân bố tự nhiên ở Đà Lạt, Hoàng Su Phì và Kon Tum của Việt Nam ở vĩ độ 10 - 23o Bắc, độ cao 900 - 1700 m (chủ yếu 1000 - 1400 m) trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1700 - 1800 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 18 - 20oC, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 26 -31o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 8 -11o C. Thông ba lá cũng có phân bố tự nhiên ở các nước khác như Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Myanmar và Philippin. Các xuất xứ có triển vọng là Hoàng Su Phì (Hà Giang) và Simao (TQ) cho vùng cao các tỉnh miền Bắc, Thác Prenn (Đà Lạt) và Doi Suthep (Thái Lan) cho vùng cao ở Lâm đồng và các tỉnh miền Nam. Năng suất có thể đạt 12 -15 m3/ha/năm. 22. Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) Thông caribê là loài cây gỗ lớn, thường xanh, có thể cao 30 - 35 m, đường kính có thể đạt 60 - 80 cm. Thân thẳng, cành nhánh nhỏ. Lá hình kim mọc thành chùm 4 - 5 lá. Ra hoa tháng 4. Quả nón chín tháng 9 - tháng 10 năm sau. Gỗ có mầu nâu, tỷ trọng 0,45 - 0,47, sợi dài, hiệu suất bột giấy 48%, thích hợp làm nguyên liệu giấy, làm gỗ xẻ và đồ mộc. Thông caribê có ba thứ là: - P. caribaea var. hondurensis (gỗ lớn) ở vùng Honduras và Nicaragua, vĩ độ 12 - 18o Bắc. - P. caribaea var. caribaea (gỗ nhỡ) ở vùng đảo Cuba, vĩ độ 21o 35' -22o 50' Bắc. - P. caribaea var. bahamensis (gỗ tương đối lớn) ở các quần đảo Bahamas và Caicos, vĩ độ 22o - 27o Bắc. Thông caribê phân bố ở vĩ độ 12 - 27o Bắc, độ cao 10 - 800 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 700 - 3000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm: 25 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất: 33 - 39o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 17 - 21o C Thông caribê loài loài có biên độ sinh thái rộng, có thể trồng được nhiều nơi ở nước ta. Thứ có triển vọng nhất là P. caribaea var. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 37
  38. hondurensis, trong đó các xuất xứ có triển vọng là Poptun (Guatemala), Cardwell (Qld), cùng các nòi địa phương Đại Lải (Vĩnh Phúc) và Đông Hà (Quảng Trị). Vùng trồng thích hợp nhất là vùng đồi thấp ở Đông Nam Bộ, tiếp đó là các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Trị, Vĩnh Phúc. Ở những lập địa thích hợp và được thâm canh tốt năng suất có thể đạt 15 - 18 m3/ha/năm. 23. Thông mã vĩ, tên khác Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb.) Cây lá kim, gỗ lớn, thường xanh, có thể cao 30 - 40 m. Thân thẳng, có nhiều nhựa. Lá kim mọc chùm hai lá. Vỏ mầu nâu sẫm, nứt theo ô hình chữ nhật và bong mảng. Ra hoa tháng 4. Quả nón chín tháng 11-12 năm sau. Gỗ có giác lõi phân biệt, gỗ giác màu vàng xám, gỗ lõi mầu nâu vàng, tỷ trọng gỗ 0,60 - 0,65, được dùng trong xây dựng, làm trụ mỏ, cột điện, làm ván dăm và làm nguyên liệu giấy. Thông mã vĩ nguyên sản sản ở miền nam Trung Quốc, vĩ độ 23 - 35o Bắc, độ cao 600 - 1200 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1500 - 2000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 15 - 22o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 25 - 30o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 6 - 12o C Thông mã vĩ đựợc nhập vào Việt nam trồng ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đá Chông (Hà Tây) và một số nơi khác vào cuối những năm 1930. Hiện được trồng tại vùng cao (trên 600 m) tại một số tỉnh phía bắc và tây bắc Bắc Bộ. Những nơi Thông mã vĩ có sinh trưởng tốt là các vùng cao thuộc các tỉnh Cao bằng, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn. 24. Thông nhựa, tên khác Thông hai lá (Pinus merkussi J. et De Vries) Cây lá kim thường xanh, cao 20 - 25 m, có thể cao 30 m, thân thẳng tròn, chứa nhiều nhựa. Lá kim mọc thành chùm hai lá. Vỏ mầu nâu thẫm, nứt dọc sâu. Hoa nở tháng 3 - tháng 4. Quả nón chín tháng 9 - tháng 10 năm sau, hạt có cánh dài 1 - 2 cm. Thông nhựa sinh trưởng chậm, chủ yếu được trồng để lấy nhựa. Gỗ màu hồng, chứa nhiều nhựa, dùng làm gỗ xẻ, làm một số đồ mộc và làm gỗ trụ mỏ. Ở Lào Thông nhựa tự nhiên lâu năm có kích thước lớn, được dùng lấy gỗ là chính. Thông nhựa có phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thailand, Myanmar, Philippin và Indonesia, ở vĩ đô 20o Bắc đến 10o Nam, độ̣ cao 20 - 900 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1500 - 2300 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22 - 27o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 32 - 34o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 14 - 17o C. Ở̉ Việt Nam, Thông nhựa hiện được trồng ở vùng đồi thấp ven biể̉n để lấy nhựa. Nghiên cứu trong những năm qua cho thấy lượng nhựa trong 38 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  39. cây có tương quan rất thấp với các chỉ tiêu sinh trưởng và hình thái của cây, nên muốn trồng thông nhựa có sản lượng nhựa cao phải lấy giống từ cây có nhiều nhựa. Các xuất xứ ở miền Trung có sinh trưởng tương đối nhanh ở giai đoạn vườn ươm và ba năm đầu sau khi trồng. 25. Tràm (Melaleuca cajuputi Powell) Tràm là cây gỗ nhỡ, thường xanh, cao 10 - 15 m, đường kính 25 - 30 cm. Vỏ màu trắng xám, nhiều lớp mỏng. Tán lá thưa. Lá đơn, mọc cách, gân song song xuất phát từ gốc. Hoa màu trắng ngà, bông nhỏ, có mùi thơm. Quả nang nhỏ (4 mm) tự khai, tồn tại trên cành. Tràm ở ta có hai loại là Tràm dó cây thấp (cao không quá 2 m) và Tràm cừ cây cao trung bình (có thể cao 15 - 20 m). Sản phẩm chính của tràm gió là tinh dầu cất từ lá, sản phẩm chính của tràm cừ là gỗ làm cọc cừ. Gỗ Tràm cừ mà̀u nâu nhạt, tương đối nặng, cứng, khó cưa xẻ, được dùng làm cọc cừ, làm củi và đốt than. Hoa tràm là nguồn thưc ăn tốt để nuôi ong. Melaleuca cajuputi (Tràm cajuputi) được chia thành ba phân loài là: - M. cajuputy subsp. cajuputi Barlow ở đông Indonesia, tây bắc Australia - M. cajuputy subsp. cumingia Barlow ở Việt Nam (đồng bằng sông Cửu Long, Quảng Bình, Hà Tĩnh) và Indonesia. - M. cajuputy subsp. platyhylla Barlow ở bắc Queesland và nam Papua New Guinea Tràm cajuputi có phân bố tự nhiên từ vĩ độ 19o Bắc đến 20o Nam bán cầu, ở độ cao 1- 50 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1300 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 25 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 31 - 33o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 18 - 24o C. Các xuất xứ có triển vọng của tràm cajuputi để lấy gỗ là Bensbach (PNG), Wangi (NT), Nhơn Hưng (An Giang) và Vĩnh Hưng (Long An). 26. Tràm lá dài (Melaleuca leucadendra (L.) L.) Cây gỗ lớn, xanh quanh năm. Thân thẳng, có thể cao 25 - 30 m, đường kính có thể đạt 120 cm. Vỏ trắng nhiều lớp mỏng như giấy. Lá dài, hình ngọn giáo hẹp, dài 10 - 19 cm, rộng 1 - 2 cm.Tràm lá dài ra hoa quanh năm nhưng chủ yếu là mùa đông. Quả chín tự nứt, không rụng. Hạt rất nhỏ, nhiều mày, có thể đạt 1 820 000 hạt nẩy mầm/kg. Gỗ giác màu hơi vàng, gỗ lõi màu xám hơi hồng, nhiều silic, khó́ cưa xẻ. Gỗ có tỷ trọng khô không khí 0,72 - 0,80, được dùng làm cọc cừ, cột buồm, cột nhà, gỗ trụ mỏ, đốt than, làm củi. Hoa để nuôi ong. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 39
  40. Tràm lá dài có phân bố tự nhiên ở Australia (Queensland, Northern Territory, Western Australia), Papua New Guinea và Indonesia (Iran Jaya, Maluku), ở vĩ độ: 3 - 23o Nam, độ cao 3 - 500 m (chủ yếu 3 - 100 m) trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 600 - 1500 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 25 - 27o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 31 - 38o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 9 - 19o C. 27. Trám trắng (Canarium album Raeusch) Cây gỗ cao 25-30 m thân thẳng tròn phân cành cao. Vỏ xám trắng có nhựa, lúc già thường bong vẩy nhỏ. Ra hoa tháng giêng tháng hai. Quả chín tháng 6 tháng 7, quả hạch hình trứng dài, khi chín màu xanh vàng. Trám trắng là loài cây vừa lấy gỗ, vừa lấy quả làm thực phẩm (muối làm ô mai). Gỗ trám trắng có tỷ trọng 0,5 - 0,6, gỗ mềm thớ mịn, mầu nâu xám, dùng làm gỗ dán, gỗ xẻ và đóng đồ mộc. Trám trắng có phân bố tự nhiên ở Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Ninh Bình, Gia Lai, Kon Tum. Trám trắng thường mọc trong rừng thứ sinh và thường mọc lẫn với Trám đen và các loài lá rộng khác như Lim Xẹt, Xoan đào, Ngát v.v., ở vĩ độ 16 - 22o Bắc, độ cao 30 - 400 m trên mặt biển, nơi có lượng mưa hàng năm 1800 - 2200 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22,5 - 24o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 27 - 32o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 13 - 15o C Trám trắng được trồng để lấy gỗ hoặc lấy quả ở vùng trung du các tỉnh miềm Bắc và vùng Tây Nguyên. Khi lấy gỗ thì trồng theo phương thức làm giàu rừng, khi lấy quả thì chủ yếu được trồng bằng cây ghép (lấy giống từ cây sai quả và quả lớn, cùi dày). 28. Trầm dó, tên khác Trầm hương, Dó trầm (Aquilari cracsna Pierre) Cây gỗ thường xanh, cao 15 - 20 m, đôi khi cao 25 -30 m, đường kính 30 - 40 cm, ít khi 50 -60 cm. Vỏ ngoài nhẵn mầu xám có vết nhăn dọc, thịt vỏ mầu trắng có tơ mịn và dai, dầy 2-4 mm, rất dễ bóc vỏ. Hoa nhỏ màu vàng xanh nhạt, nở tháng 1. Quả nang hình trứng, khi chín vỏ hoá gỗ lông màu vàng xám, quả chín tháng 7. Hạt chín mầu nâu đen. Sản phẩm chính của Trầm dó là trầm hương tích trong thân cây và được dùng làm thuốc có gia trị xuất khẩu rất cao. Gỗ Trầm dó màu vàng nhạt, mềm và nhẹ, tỷ trọng 0,39, kém chịu mục và mọt nên ít được sử dụng. Trầm dó có phân bố tự nhiên tại Tuyên Quang, các tỉnh Khu Bốn cũ, Gia Lai, Kon Tum, Phú Quốc, ở vĩ độ 8 - 22o Bắc, độ cao dưới 700 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1900 - 2500 mm/năm, nhiệt độ trung bình 40 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  41. năm 24 - 28o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 29 - 33o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 11 - 22o C. Cây thường mọc trong rừng nhiệt đới ẩm. Trầm dó có thể trồng ở nhiều nơi tại nước ta theo phương thức trồng cây phân tán hay trồng tập trung. Điều quan trọng khi trồng Trầm dó là phải biết dùng phương pháp thích hợp để kích thích tạo trầm. Chỉ khi tạo được trầm hương thì cây Trầm dó mới thật sự có giá trị kinh tế. 29. Xoan ta (Melia azedarach L.) Cây gỗ rụng lá, cao 20 m, đường kính 30 - 40 cm hay hơn. Thân thẳng, tán thưa. Vỏ ngoài mầu xám nâu, trơn. Lá kép lông chim 2-3 lần, lá chét mọc đối. Cụm hoa hình chuỳ mọc ở nách lá, hoa đều, lưỡng tính có mùi thơm hắc. Ra hoa tháng 2-3. Quả hạch chín tháng 11 - tháng 12, giữ trên cây đến tháng 2 - tháng 3 năm sau. Vỏ quả ngoài nạc, vỏ qủa trong hoá gỗ, 4-5 ô, mỗi ô chứa 1 hạt. Gỗ giác màu nâu vàng, gỗ lõi màu đỏ, tỷ trọng gỗ 0,54, gỗ mềm, ít bị mọt và mục, nhưng dễ bị mối, ngâm nước 5 - 6 tháng thì rất bền, được dùng làm cột nhà, đóng đồ mộc. Gỗ có nhiệt trị cao được dùng đốt than và làm thuốc súng. Xoan ta có phân bố tự nhiên ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc nước ta, nam Trung Quốc và Lào, tại vĩ độ 15 - 22o Bắc, độ cao 30 - 300 m trên mặt biển, lượng mưa hàng năm 1600 - 3000 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm 22 - 27o C, nhiệt độ tối cao trung bình tháng nóng nhất 30 - 33o C, nhiệt độ tối thấp trung bình tháng lạnh nhất 9 - 17o C. Xoan ta được trồng trên đất bờ vùng bờ thửa vùng đồng bằng, đất nương rẫy ở vùng đồi tại các tỉnh Bắc Trung Bộ và miền Bắc. Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 41
  42. PHẦN III. CÁC PHỤ BIỂU Phụ biểu 1. Danh mục loài cây sử dụng trong các chương trình trồng cây gây rừng ở Việt Nam 1.Cây gỗ (Trees) TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 1 Bạch đàn Eucalyptus citriodora Myrtaceae * chanh Hook. F. 2 Bạch đàn đỏ Eucalyptus robusta Myrtaceae * Sm. 3 Bạch đàn Eucalyptus exserta F. Myrtaceae * liễu Muell. 4 Bạch đàn Eucalyptus Myrtaceae * mũ nhỏ microcorys F. Muell 5 Bạch đàn Eucalyptus saligna Myrtaceae * salinha Smith 6 Bạch đàn Eucalyptus grandis Myrtaceae * grandis Hill ex Maiden 7 Bạch đàn Eucalyptus Myrtaceae * trắng caman camaldulensis Dehnh. 8 Bạch đàn Eucalyptus Myrtaceae * trắng terê tereticornis Sm. 9 Bạch đàn Eucalyptus urophylla Myrtaceae * urô S.T. Blake 10 Bàng Terminalia catappa L. Combretaceae * 11 Bằng lăng Lagerstroemia Lythraceae BTN (Săng lẻ) calyculata Kurz 12 Bằng lăng Lagerstroemia Lythraceae N cườm angustifolia Pierre ex Gagnep. 13 Bằng lăng Lagerstroemia flos- Lythraceae BTN nước reginae Retz. 14 Bần chua Sonneratia caseolaris Sonneratiaceae BTN (L.) Engl. 15 Bần ổi Sonneratia ovata Sonneratiaceae BTN Back. 16 Bần trắng Sonneratia alba Sonneratiaceae B Smith 17 Bồ đề Styrax tonkinensis Styracaceae BT 42 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  43. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) (Pierre) Craib ex Hardw. 18 Bồ kết Gleditsia australis Leguminosae BT Hemsl. 19 Bồ kết tây Albizia lebbeck (L.) Leguminosae * Benth. 20 Bông gòn Ceiba pentandra (L.) Bombacaceae * Gaertn. 21 Bời lời đỏ Machilus Lauraceae BTN (Kháo vàng) odoratissima Nees 22 Bời lời nhớt Litsea glutinosa Lauraceae BTN (Lour.) C.B. Rob.(Litsea sebifera Willd.) 23 Bứa Garcinia oblongifolia Clusiaceae BTN Champ. ex Benth. 24 Cà na Canarium subulatum Burseraceae TN Guillaume 25 Căm xe Xylia xylocarpa Leguminosae TN (Roxb.) Theob.(Xylia dolabriformis Benth.) 26 Cẩm lai Dalbergia oliveri Leguminosae TN (Cẩm lai bà Gamble ex Prain rịa, (Dalbergia bariaensis Cẩm lai vú) Pierre, Dalbergia mammosa Pierre) 27 Cáng lò Betula alnoides Buch. Betulaceae BT Ham.ex D.Don 28 Cao su Hevea brasiliensis Euphorbiaceae * (Willd. ex Juss.) Muell - Arg. 29 Chàm cánh Indigofera Leguminosae BTN zollingeriana Miq. 30 Chàm phụng Indigofera galegoides Leguminosae BTN (Đậu chàm) D.C. 31 Chè đắng Ilex kaushue S.Y.Hu Aquifoliaceae B (Chè khôm) (Ilex kudincha C.J.Tseng, Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 43
  44. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) I. latifolia Bl.) 32 Chè san Camellia sinensis (L.) Theaceae B (Chè tuyết) Kuntze (Thea sinensis L.) 33 Chẹo tía Engeldhartia Juglandaceae BTN roxburghiana Wall.(Engeldhartia chrysolepis Hance) 34 Chiêu liêu Terminalia chebula Combretaceae TN Retz. 35 Chò chỉ Parashorea chinensis Dipterocarpaceae BT H. Wang 36 Chò đen Parashorea stellata Dipterocarpaceae BT (Chò chai) Kurz 37 Chò nâu Dipterocarpus retusus Dipterocarpaceae BT 38 Cọ khiết Dalbergia assamica Leguminosae BT (Cọ lá nhỏ) var. laccifera (Eberh & Dubard.)Niysmdham (Dalbergi balansae Prain) 39 Cọ khiết lá Dalbergia assamica Leguminosae BT to Benth. (Cọ khẹt lá (Dalbergi hupeana to) var. laccifera Eberh. & Dubard) 40 ̣ phèn Protium serratum Burseraceae BTN (Wall. ex Colebr.) Engl. 41 Cóc (Quả Spondias cytherea Annacardiaceae TN cóc) Sonn. 42 Cốt khí Tephrosia candida Leguminosae * (Roxb.) DC. 43 Dái ngựa Swietenia Meliaceae * (Nhạc ngựa) macrophylla King. 44 Dầu rái Dipterocarpus alatus Dipterocarpaceae TN (Dầu con Roxb. ex G.Don 44 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  45. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) rái, Dầu nước) 45 Dầu mít D. costatus Gaert.f. Dipterocarpaceae TN (Dầu cát) (D. artocarpifolius) 46 Dầu song Dipterocarpus dyeri Dipterocarpaceae N nàng Pierre ex Laness. 47 Dầu trà beng Dipterocarpus Dipterocarpaceae TN obtusifolius Teym. ex Miq. 48 Dẻ bắc Castanopsis Fagaceae B giang bacgiangensis 49 Dẻ bộp Lithocarpus fissus Fagaceae BT (Sồi phảng) (Champ.ex Benth.) A. Camus; Castanopsis fissa (Champ. ex Benth.) Rehd & Wils 50 Dẻ đỏ Lithocarpus ducampii Fagaceae BT (Hickel et A. Camus) A. Camus 51 Dẻ gai (Cà Castanopsis indica Fagaceae BT ổi) (Roxb.) A. DC. 52 Dẻ trùng Castanea mollissima Fagaceae * khánh Blume 53 Dẻ yên thế Castanopsis boisii Fagaceae B Hickel et A. Camus 54 Dó giấy Rhamnoneuron Thymeleaceae BT balansae (Drake) Gilg 55 Dọc Garcinia multiflora Clusiaceae BTN (Champ. ex Benth.), Garcinia tonkinensis Vesque 56 Du sam Keteleeria evelyniana Pinaceae BT (Mạy hinh) Mast. (Keteleeria roullettii (A.Chev.) Flous 57 Du sam đá Keteleeria davidiana Pinaceae B vôi var daviana (Bertrand) Beissn Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 45
  46. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) (K. calcarea W.C. Cheng &L.K.Fu) 58 Đài loan Acacia confusa Merr. Leguminosae * tương tư 59 Đậu thiều Cajanus cajan (L.) Leguminosae * (Đậu triều, Mills Đậu săng) 60 Điên điển Sesbania sesban (L.) Leguminosae N Merr. 61 Điên điển Sesbania macrocarpa Leguminosae N trái to Muhl. ex Rafin. 62 Điền thanh Sesbania cannabina Leguminosae BTN hoa vàng (Retz.) Pers. (var. floribunda Gagnep.) 63 Điều (Đào Anacardium Annacardiaceae * lộn hột) occidentale L. 64 Đinh (Thiết Markhamia stipulata Bignoniaceae BT đinh) (Wall.) Schum. 65 Đinh hương Dysoxylum Meliaceae TN cauliflorum Hiern 66 Đinh thối Fernandoa brilletii Bignoniaceae B (Dop) Steen. (Hexaneurocarpon brilletii Dop) 67 Đưng (Đước Rhizophora Rhizophoraceae N bộp) mucronata Lam. Đước (Đước Rhizophora apiculata Rhizophoraceae N đôi) Blume 69 Đước vòi Rhizophora stylosa Rhizophoraceae N (Đâng) Griff. 70 Gạo Bombax ceiba L. Bombacaceae BTN (Bombax malabaricum DC.) 71 Giáng Pterocarpus Leguminosae TN hương lá to macrocarpus Kurz (Pterocarpus cambodianus Pierre) 46 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  47. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 72 Giổi ăn hạt Michelia tonkinensis Magnoliaceae BT Dandy 73 Giổi nhung Michelia braiaensis Magnoliaceae TN Gagnep 74 Giổi xanh Michelia mediocris Magnoliaceae BT Dandy 75 Gõ đỏ Afzelia xylocarpa Leguminosae TN (Gõ cà te) (Kurz) Craib. (Pahudia cochinchinensis Pierre; Pahudia xylocarpa Kurz) 76 Gõ nước Intsia bijuga (Colebr.) Leguminosae N O.Ktze (Afzelia bjuga (Colebr.) A. Gray) 77 Gội (Gội Aglaia spectabilis Meliaceae BT nếp) (Miq.) Jain.& Bennet. (A. gigantea (Pierre) Pell.) 78 Gụ lau Sindora tonkinensis Leguminosae BT A. Chev. ex Larsen 79 Gụ mật Sindora siamensis Leguminosae TN Teijm ex Miq.(Sindora cochinchinensis Baill.) 80 Hoè (Hoa Styphnolobium Leguminosae * hoè) japonica (L.) Schott (Sophora japonica L.) 81 Hồi (Đại Illicium verum Hook Illiciaceae B hồi, f. 82 Hông Paulownia fortunei Scrophulariaceae B (Seem.) Hemsl. 83 Hồng mai Gliricida sepium Leguminosae * (Anh đào (Jacq.) Steud. giả) 84 Huỷnh Tarrietia javanica Sterculiaceae TN Blume Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 47
  48. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 85 Keo giậu Leucaena Leguminosae * leucocephala (Lamk.) De Wit (Leucaena glauca (Willd.) Benth. 86 Keo dây Acacia dificilis Leguminosae * Maiden 87 Keo đen Acacia mearnsii De Leguminosae * Wild. 88 Keo lai A. mangium Wild. x Leguminosae * A. auriculiformis A. Cunn. ex Benth. 89 Keo lá bạc A. aulacocarpa A. Leguminosae * Cunn. ex Benth. 90 Keo lá liềm A. crassicarpa A. Leguminosae * Cunn. ex Benth. 91 Keo lá tràm A. auriculiformis A. Leguminosae * Cunn. ex Benth 92 Keo lông Acacia torulosa Leguminosae * Benth. 93 Keo tai Acacia mangium Leguminosae * tượng Wild. 94 Keo tumiđê Acacia tumidae S. Leguminosae * Muell 95 Kháo Phoebe cuneate Lauraceae BT Blume 96 Kiền kiền Hopea siamensis Dipterocarpaceae TN Heim 97 Kiền kiền Hopea pierrei Hance Dipterocarpaceae TN phú quốc 98 Kim giao Nageia fleuryi Podocarpaceae BTN (Hickel) De Laub. (Podocarpus fleuryi Hickel) 99 Lát hoa Chukrasia tabularis Meliaceae BTN A. Juss. 100 Lát mêhicô Cedrela odorata Meliaceae * 101 Lim xanh Erythrophloeum fordii Leguminosae BTN 48 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  49. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) Oliv. 102 Lim xẹt Pelthophorum Leguminosae BTN dasyrrachis (Miq.) Kurz. var. tonkinensis (Pierre) K. & S. Larsen 103 Lõi thọ Gmelina arborea Verbenaceae BT Roxb. 104 Long não Cinnamomum Lauraceae * (Dã hương) camphora (L.) J. Presl 105 Lòng mang Pterospermum Sterculiaceae BT lá cụt truncatolobatum Gagnep. 106 Lòng mang Pterospermum Sterculiaceae BTN lá mác lancaefolium Roxb. 107 Lòng mức Wrightia annamensis Apocynaceae BTN (Thừng Eberh. & Dub. mức) 108 Lộc vừng Barringtonia Lecythidaceae BTN acutangula (L.) Gaertn. 109 Mạy châu Carya tonkinensis Juglandaceae B (Mạy chấu) Lecomte 110 Mắc mật Clausena indica Rutaceae B (Hồng bì (Dalz.) Oliv. rừng) 111 Mắc rạc Delavaya toxocarpa Sapindaceae B (Dầu Franch. (Delavaya choòng) yunnanensis Franch.) 112 Mắc trai Mangifera sp. Annacardiaceae B 113 Mặc nưa Diospyros mollis Ebenaceae B Griff. 114 Mấm biển Avicennia marina Verbenaceae TN (Mắm biển) (Fork.) Vierh. 115 Mấm lưỡi Avicennia officinalis Verbenaceae N đòng L. (Mắm đen) 116 Mấm quăn Avicennia lanata Ridl. Verbenaceae N Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 49
  50. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) (Mắm quăn) 117 Mấm trắng Avicennia alba Blume Verbenaceae N (Mắm trắng) 118 Me Tamarindus indica L. Euphorbiaceae * 119 Mít Artocarpus Moraceae BTN intergrifolius L. f. 120 Mò lá bạc Cryptocarya maclurei Lauraceae BN Merr. 121 Mỡ Manglietia conifera Magnoliaceae BT Dandy,̃ Manglietia glauca Blume) 122 Mù u Calophyllum Clusiaceae N inophyllum L. 123 Mun Diospyros mun A. Ebenaceae BT Chev. ex Le comte 124 Mun sọc Diospyros sp. Ebenaceae T 125 Muỗm Mangifera foetida Annacardiaceae BTN Lour. 126 Muồng đen Cassia siamea Lam. Leguminosae BTN 127 Muồng hoa Cassia javanica L. Leguminosae TN đào (Bò cạp nước) 128 Muồng Cassia fistula L. Leguminosae * hoàng yến 129 Muồng ngủ Samanea saman Leguminosae * (Còng) (Jacq.) Merr. 130 Muồng pháo Calliandra Leguminosae * calothyrsus Meissner 131 Muồng ràng Adenanthera Leguminosae BTN ràng pavonina L. (Cườm rắn) (A.microsperma Teysm) 132 Nghiến Burretiodendron Tiliaceae BT tonkinensis (Gagnep.) Kosterm. 133 Ngô đồng Firmiana simplex (L.) Sterculiaceae BT W.Wight. 50 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  51. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 134 Nhội Bischofia javanica Euphorbiaceae BTN Blume(Bischofia trifoliata (Roxb.) Hook.f.) 135 Phi lao Casuarina Casuarinaceae * equisetifolia Forst & Forst f 136 Phượng vĩ Denolix regia (Bojer Leguminosae * ex Hook,) Raf. 137 Pơ mu Fokienia hodginsii Cupressaceae BT (Dunn) Henry & Thomas 138 Quế Cinnamomum cassia Lauraceae BT (L.) J.Presl. 139 Ràng ràng Ormosia balansae Leguminosae BT mít Drake 140 Re hoa trắng Cinnamomum Lauraceae BT curvifolium (Lour.) Nees (Cinnamomum albiflorum Nees) 141 Re hương Cinnamomum Lauraceae BT partheroxylum (Jack.) Nees 142 Sa mu (Sa Cunninghamia Taxodiaceae BT mộc) lanceolata (Lamb.) Hook. 143 Sa mu dầu Cunninghamia Taxodiaceae BT (Ngọc am) lanceolata var. konishii (Hayata) 144 Sao đen Hopea odorata Roxb. Dipterocarpaceae TN 145 Sao mặt quỷ Hopea mollissima Dipterocarpaceae T (Táu mặt C.Y.Wu quỷ) 146 Sao xanh Hopea sp. Dipterocarpaceae T 147 Sau sau Liquidambar Hammamelidace BT formosana Hance ae 148 Sấu Dracontomelon Annacardiaceae BTN dupperreanum Pierre Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 51
  52. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 149 Sến bo bo Shorea hypochra Dipterocarpaceae N (Vên vên Hance nghệ) 150 Sến mật Madhuca pasquieri Dipterocarpaceae BTN (Dunbard.) H. J. Lam. 151 Sến mủ (Sến Shorea roxburghii G. Dipterocarpaceae TN cát) Don (Shorea cochinchinensis Pierre) 152 Sến trung Homalium ceylanicum Flacourtiaceae T (Sến hải Benth(Homalium nam, hainanensis Gagnep) Chà ran sến) 153 Sến xanh Mimusop elengi L. Sapotaceae TN 154 Sếu (Cơm Celtis sinensis Pers. Ulmaceae BTN nguội) 155 Sơ Camellia oleifera C. Theaceae * Abel. 156 Sở thường Camellia sasanqua Theaceae * Thunb. (Thea sasanqua (Thunb.) Pierre) 157 Sung (Cọ Ficus racemosa L. Moraceae BTN đưa) (Ficus glomerata Roxb.) 158 Sú Aegiceras Myrsinaceae BTN corniculatum 159 Sữa (Mò Alstonia scholaris (L.) Apocynaceae BTN cua) B. Br. 160 Tai chua Garcinia cowa Roxb. Clusiaceae BTN (Guttife-rae) 161 Táo mèo Docynia indica Rosaceae B (Wall.) Decne 162 Táu mật Vatica odorata ssp. Dipterocarpaceae B brevipetiolatum (Vatica tonkinensis A. Chev.) 163 Táu muối Vatica diospyroides Dipterocarpaceae BT 52 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  53. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) (Vatica fleuryana Tard.) 164 Tếch (Gía Tectona grandis L. Verbenaceae * tỵ) 165 Thanh thất Ailanthus triphysa Simaroubaceae BTN (Dennst.) Alston 166 Thanh trà Bouea oppositifolia Apocynaveae * (Sơn trà) (Roxb.) Meisn. 167 Thàn mát Millettia Leguminosae BTN ichthyochtona Drake 168 Thông ba lá Pinus kesiya Royle ex Pinaceae BT Gordon 169 Thông Ca ri Pinus caribaea Pinaceae * bê Morelet 170 Thông đỏ Taxus wallichianus Taxaxeae BT nam Zucc. 171 Thông đỏ Taxu chinensis (Pilg.) Taxaxeae B trung quốc Rehd. 172 Thông nhựa Pinus merkusii Pinaceae BT Jungh.et de Vries 173 Thông hai lá Pinus krempfii Pinaceae T dẹt Lecomte 174 Thông mã vĩ Pinus massoniana Pinaceae * (Thông đuôi Lamb. ngựa) 175 Thông năm Pinus dalatensis D. Pinaceae T lá Ferre 176 Tóp mỡ lá to Flemingia Leguminosae BTN (Thóc lép, sootepensis Craib. Hàm sì) (Flemingia macrophylla (Willd.) Prain) 177 Tô hạp Altingia siamensis Altingiaceae BT hương Craib. 178 Tô mộc Caesalpinia sappan Leguminosae BTN (Vang) L. 179 Tông dù Toona sinensis (A. Meliaceae B (Mạy sao) Juss.) M. Roem Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 53
  54. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 180 Tống quán Alnus nepalensis D. Betulaceae B sủ Don (Tống quá sủ) 181 Tra (Tra làm Hibiscus tiliaceus L. Malvaceae BTN chiếu) 182 Trai Shorea obtusa Wall. Dipterocarpaceae TN ex Blume var. kochangensis Heim. (Shorea vulgaris Pierre) 183 Tràm (Tràm Melaleuca cajuputi Myrtaceae BTN cừ) Powell 184 Tràm lá dài Melaleuca Myrtaceae * leucadendrra (L.) L. 185 Tràm lá bạc Melaleuca argentea Myrtaceae * W. Fitzg. 186 Tràm la ́năm Melaleuca Myrtaceae * gân quinquenervia (Cav.) 187 Tràm lá Melaleuca viridiflora Myrtaceae * rộng 188 Tràm salina Melaleuca saligna Myrtaceae * 189 Trám đen Canarium pimela Burseraceae BT Leench. (Canarium nigrum, Canarium tramdenum) 190 Trám hồng Canarium bengalense Burseraceae BT (Trám ba Roxb. cạnh) 191 Trám trắng Canarium album Burseraceae BT (Lour.) Raeusch. 192 Trang Kandelia candel (L.) Rhizophoraceae BTN Druce 193 Trắc Dalbergia Leguminosae TN cochinchinensis Pierre 194 Trắc vàng Dalbergia tonkinensis Leguminosae BT (Sưa, Trắc Prain thối, 54 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  55. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 195 Trâm bầu Combretum Combretaceae TN quadrangulare Kurz 196 Trâm vối Syzygium cuminii (L.) Myrtaceae BT Skeel 197 Trầm dó Aquilaria crassna Thymeleaceae BTN (Trầm Pierre ex Lecomte hương) 198 Trẩu Vernicia montana Euphorbiaceae BT Lour.(Aleurites montana (Lour.) Wilson) 199 Trẩu cao Vernicia fordii Euphorbiaceae * bằng (Hemsl.) Airy Shaw(Aleurites fordii Hemsl.) 200 Trứng cá Muntinga calabura L. Tiliaceae TN 201 Vàng tâm Manglietia dandyi Magnoliaceae BT (Gagnep.) Dandy (Magnolia dandyi Gagnep.) 202 Vạng trứng Endospermum Euphorbiaceae BTN chinense Benth. 204 Vẹt dù Bruguiera Rhizophoraceae N gymnorrhiza (L.) Savigny 205 Vẹt đen Bruguiera sexangula Rhizophoraceae N (Vẹt khàng) (Lour.) Poir. 206 Vẹt tách Bruguiera parviflora Rhizophoraceae N (Roxb.) Wight et Arn, ex Griff. 207 Vẹt thăng Bruguiera cylindrica Rhizophoraceae N (Vẹt trụ ) (L.) Blume 208 Vên vên Anisoptera costata Dipterocarpaceae TN Korth. (Anisoptera cochinchinensis Pierre) 209 Viết Manilkara kauki Sapotaceae TN 210 Vối thuốc Schima wallichii var. Theaceae BT Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 55
  56. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) (Kháo dặm) noronhae (Blume ) Bloemb. 211 Vù hương Cinnamomum Lauraceae B balansae Lecomte 212 Xà cừ (Sọ Khaya senegalensis Meliaceae * khỉ̉) (Desr.) A. Juss. 213 Xoài Mangifera indica L. Annacardiaceae 214 Xoan (Xoan Melia azedarach L. Meliaceae BTN ta, Sầu đâu) 215 Xoan chịu Azedirachta indica Meliaceae * hạn Juss. ( Neem) 216 Xoan đào Prunus arborea Rosaceae BT (Blume) Kalkm(Pygeum arboreum Engl.) 217 Xoan mộc Toona surenii (Blume) Meliaceae BT (Trương Merr.(Toona vân) febrifuga M. Roem.) 218 Xoan nhừ Choerespondias Annacardiaceae BT (Lát xoan) axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill 219 Xoan quả to Melia toosendan Sieb. Meliaceae B & Zucc. 220 Xoay Dialium Leguminosae TN cochinchinensis Pierre 221 Xu Xylocarpus Meliaceae N moluccensis ( Lamk.) M. Roem. 222 Xu ổi Xylocarpus granatum Meliaceae N Koenig 56 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  57. 2.Tre nứa (Bamboo) TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 1. Bát độ Dendrocalamus Poaceae * latiflorus Munro (Sinocalamus latiflorus MacClure) 2. Bương Dendrocalamus asper Poaceae BTN (Tre mạnh (Schult.) Back. tông) (Dendrocalamus flagellifer Munro) 3. Diễn đá Dendrocalamus sp. Poaceae B 4. Diễn trứng Dendrocalamus sp. Poaceae B 5. Dùng Bambusa chungii Poaceae * McClure (Lingnania chungii) 6. Gầy Dendrocalamus Poaceae B (Mạy hốc brandisii (Munro) đỏ) Kurz. 7. Hóp đá Bambusa tultoides Poaceae BT Munro 8. Hóp cần Bambusa multiplex Poaceae BTN câu (Lour.) Raeusch 9. Hóp sào Bambusa nutans Wall. Poaceae B ex Munro 10 Le (Le đen) Gigantochloa nigro- Poaceae TN ciliata (Buse) Kurz 11 Lồ ô Bambusa procera A. Poaceae TN Chev. ex Camus 12 Lồ ô trung Bambusa balcooa Poaceae T bộ Roxb. 13 Lục trúc Dendrocalamus sp. Poaceae * 14 Lùng Bambusa sp. Poaceae BT 15 Luồng Dendrocalanus Poaceae BT (Mét) membranceus Munro 16 Mai Dendrocalamus Poaceae BTN giganteus Munro (Sinocalamus gigangeus) 17 Mậy bông Bambusa tulda Roxb. Poaceae B 18 Mậy hốc Dendrocalamus Poaceae B Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 57
  58. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) hamiltonii Nees et Arn. ex Munro 19 Mậy sang Dendrocalamus Poaceae B sericeus Munro 20 Nứa lá to Schizostachyum Poaceae BTN pseudolima MacClure 21 Nứa ngộ Schizostachyum Poaceae BT funghomii MacClure 22 Tầm vông Thyrsostachys Poaceae BTN siamensis Gamble 23 Tre gai Bambusa blumeana Poaceae BTN Schultes 24 Tre là ngà Bambusa bambos (L.) Poaceae BT Voss. (Bambusa arundinacea (Ret z.) Willd. 25 Tre lộc Bambusa sp. Poaceae BT ngộc (Tre nghệ) 26 Tre mỡ Bambusa vulgaris Poaceae BTN Schrad. in Wendl. 27 Tre mỡ lạng Dendrocalamus Poaceae B sơn farinosus L.C. Chia (Mạy pì, &H.L. Fung Mạy tì) 28 Tre vàng Bambusa vulgaris Poaceae BN sọc Schrad ex Wendiand 29 Trúc cần Phyllostachys Poaceae B câu vàng sulphurea (Carr.) A. et (Trúc cần C. Rw câu xanh) 30 Trúc đen P. nigra (Lodd. ex Poaceae * Loud.) Munro 31 Trúc hoá P. aurea Carr. ex A. & Poaceae B long C. Riv. 32 Trúc sào P. pubescens Mazel ex Poaceae BN H. de Lehaie) 33 Trúc vuông Chimonobambusa Poaceae B 58 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  59. TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) quadrangularis (Fenzi) Makino 34 Vầu đắng Indoasa amabilis Poaceae BT McClure 35 Vầu ngọt lá Arundinaria sp. Poaceae BT nhỏ Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 59
  60. 3. Song mây và Cọ (Rattan and Palm) TT Tên tiếng Tên khoa học Tên họ Phân Việt bố (1) 1. Búng báng Arenga pinnata Palmae BT (Báng, (Wurmb.)Merr.(Arenga Đoác) saccharifera Labill.) 2. Cọ (Cọ bầu) Livistona cochinchinensis Palmae BT (Lour.)Mart. (Livistona saribus (Lour.)Merr.ex A. Chev.) 3. Cọ bắc sơn Livistona bacsonensis Palmae B Magalon 4. Cọ xẻ Livistona chinensis (Jacq.) Palmae BT R. Br. 5. Dừa nước Nypa fruticans Wurmb. Palmae TN 6. Lá buông Caryota lecomtei Becc. Palmae TN (Corypha lecomtei) 7. Mái (Mây Calamus tonkinensis Becc. Palmae BT trắng, Mây nước) 8. Mái nước Calamus amarus Lour. Palmae B (Calamus tenuis Ro xb.) 9. Mây cát Calamus viminalis Willd. Palmae TN 10 Mây tắt Calamus tetradactylus Palmae BTN (Mây ruột Hance gà) 11 Móc Caryota urens L. Palmae BT 12 Móc đùng Caryota mitis Lour. Palmae BT đình 13 Song bột Calamus poilanei Conrard Palmae BT 14 Song đen Calamus rudentum Lour. Palmae BTN 15 Song mật C. platyacanthus Warb. ex Palmae BTN Becc. 16 Thốt nốt Borassus flabellifer L. Palmae N Chú thích: (1) B: Bắc, T: Trung, N: Nam ; * Cây nhập nội 60 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  61. Phụ biểu 2. Điều kiện gây trồng các loài cây ưu tiên cho trồng rừng sản xuất Độ cao Điều kiện khí hậu Điều kiện đất đai Vĩ độ mặt o TT Tên cây Lượng Nhiệt độ ( C) Độ (o) biển mưa TB(1) TC(2) TT(3) Loại đất pH (m) (mm/năm) năm TNN TLN Cây lấy gỗ 1 Bạch đàn lai 8-21 10-500 1300-2000 23-28 32-34 11-20 Đất feralit đỏ vàng trên diệp thach 4-6 2 Bạch đàn 8-17 40cm, thoát nước. 3 Bạch đàn 08-20 40cm. 4 Bạch đàn uro 13-22 100- 1500-2500 20-25 30-32 10-14 Đất đồi feralit phát triển trên diệp 4-6 1500 thạch, sa diệp thạch, tầng đất sâu >40cm, thoát nước. 5 Dầu rái 08-20 100- 1800-2500 25-28 32-34 18-22 Đất xám trên phù sa cổ có sét pha 4-5 600 cát, đất feralit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, tầng dày, ẩm. 6 Đước đôi 08-11 0-5 1800-2400 24-28 33-34 23-25 Đất phù sa, ngập mặn ven biển. 3-5 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 61
  62. Độ cao Điều kiện khí hậu Điều kiện đất đai Vĩ độ mặt o TT Tên cây Lượng Nhiệt độ ( C) Độ (o) biển mưa TB(1) TC(2) TT(3) Loại đất pH (m) (mm/năm) năm TNN TLN 7 Giổi xanh 11-22 400- 1500-3000 21-24 32-33 11-16 Đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ 4-7 1000 trên mácma trung tính và badơ, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đá sét; đất đỏ vàng trên đá mácma axit, đất vàng nhạt trên đá cát. 8 Huỷnh 17-19 100- 1800-2500 23-26 33-34 15-22 Đất feralit trên đá mácma axit, mọc 4-6 800 tốt trên đất sét ẩm phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, ưa đất tốt, tầng đất dày, 9 Keo lá liềm 08-21 3-200 1500-2300 23-28 33-34 13-23 Đất cát nội đồng, đất đồi feralit, đất 4-6 phù sa cổ, đất bồi tụ thoát nước. Độ sâu tầng đất >40cm. 10 Keo lá tràm 08-20 <400 1200-2500 24-28 33-35 17-22 Nhiều loại đất. Có thể sống ở nơi đất 3-9 nghèo dinh dưỡng. 11 Keo lai 08-22 <500 1200-2500 23- 32-35 16-22 Nhiều loại đất: đất đồi, đất bồi tụ, đất 28 phù sa cô. Nơi có nhiều nắng. 12 Keo tai tượng 08-22 <800 1300-2500 23-27 32-34 15-22 Nhiều loại đất: đất đồi, đất bồi tụ, đất 4,5 phù sa cổ, ưa đất ẩm. - 62 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004
  63. Độ cao Điều kiện khí hậu Điều kiện đất đai Vĩ độ mặt o TT Tên cây Lượng Nhiệt độ ( C) Độ (o) biển mưa TB(1) TC(2) TT(3) Loại đất pH (m) (mm/năm) năm TNN TLN 6,0 13 Lát hoa 18-22 20- 1200-2300 21-28 30-32 10-18 Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá 5- 1450 sét và đá biến chất; đất vàng đỏ trên 6,5 đá macma acid; đất mùn đỏ nâu trên đá macma trung tính và acid; đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất mùn đỏ trên đá vôi 14 Phi lao 11-20 <100 23-28 32-34 13-22 Đất cát ven biển, đất phù sa đồng 4-7 bằng ven sông và đất bồi tụ chân đồi 15 Sao đen 09-17 <800 1500-2500 25-28 33-35 14-18 Đất xám phù sa cổ, sét pha cát, đất 4-5 feralit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, tầng dày. 16 Tếch 09-22 100- 1500-2500 24-28 30-33 12-22 Đất feralit đỏ vàng, vàng đỏ, nâu đỏ, 5-7 700 nâu xảm phát triển trên bazan, granit, gnai. 17 Thông ba lá 11-23 700- 1400-2500 18-23 26-31 8-11 Đất feralit đỏ vàng, nâu đỏ phát triển 4-5 2500 trên đá mẹ granit, sa phiến thạch, Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004 63
  64. Độ cao Điều kiện khí hậu Điều kiện đất đai Vĩ độ mặt o TT Tên cây Lượng Nhiệt độ ( C) Độ (o) biển mưa TB(1) TC(2) TT(3) Loại đất pH (m) (mm/năm) năm TNN TLN phiến thạch mica, gnai, bazal, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. 18 Thông caribê 10-22 10-800 1500-2500 22-23 32-34 1-21 Đất đồi, thoát nước tốt. Đất feralit 4,0 phát triển trên granit, phiến thạch sét, - phiến thạch mica, sa thạch, thành 5,5 phần cơ giới nhẹ. Đất feralit đỏ vàng, phát triển trên phiến 500- 19 Thông mã vĩ 20-23 1500-2300 18-21 25-31 6-12 thạch sét, sa thạch, sa phiến thạch, thành 4-6 1100 phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt. Đất phèn acid yếu đến trung bình, thành phần cơ giới sét nặng, trong năm có 3 - 20 Tràm cừ 08-21 1-120 1500-2500 23-28 31-34 18-24 3-5 5 tháng ngập nước; đất bồi tụ, đất thịt ngập theo mùa. Đất phèn acid yếu đến trung bình, thành phần cơ giới sét nặng, trong năm có 3 21 Tràm lá dài 08-21 3-150 1600- 2300 23-28 32-34 15-23 3-5 tháng ngập nước; đất bồi tụ, đất thịt ngập theo mùa. 22 Xà cừ 08-22 1500- 2300 22-27 32-34 15-20 Đất phù sa và phù sa cổ. 4-6 64 Chän loµi c©y −u tiªn cho c¸c ch−¬ng tr×nh trång rõng - 2004