Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh

pdf 99 trang phuongnguyen 480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_cay_lua_va_quan_ly_sau_benh.pdf

Nội dung text: Tổng quan về cây lúa và quản lý sâu bệnh

  1. Tổng Quan Về Cây Lúa Và Quản Lý Sâu Bệnh
  2. CHƯƠNG 1: CÂY LÚA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN 1
  3. Bài 1: Cây lúa Một nhánh lúa là một chồi bao gồm có: rễ, thân, lá, có thể có hoặc không có bông. 2
  4. Rễ: rễ lúa là loại rễ chùm, rễ lúa có hai loại: a) rễ mầm mọc từ phôi hạt, có tác dụng hút nước và chất dinh dưỡng đến lúc cây có 3 lá và b) rễ đốt: mọc ra từ các đốt thân nằm dưới mặt đất, có tác dụng hút chất dinh dưỡng nuôi cây, trao đổi không khí, giữ cho cây lúa đứng vững. Thân: là loại thân thảo. Thời kỳ mạ và lúa non: thân lúa do các bẹ lá tạo thành. Sau khi làm đốt, thân lúa do các lóng và đốt tạo thành, bên ngoài có bẹ lá bao bọc.Số lóng trên mỗi thân phụ thuộc vào giống: giống dài ngày 7-8 lóng, giống trung ngày 6-7 lóng và giống ngắn ngày có 4-5 lóng. Lá: có lá mầm và lá thật. Lá mầm mọc trong quá trình ngâm ủ và thời gian đầu sau khi gieo. Lá thật là lá mọc trong quá trình sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa và tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa. Số 3
  5. lá trên cây phụ thuộc vào giống: giống dài ngày ≥ 20 lá, giống trung ngày 16-18 lá, giống ngắn ngày 12-15 lá. Hoa và hạt lúa: - Hoa lúa: Do có nhiều hoa trên một bông lúa, quá trình trỗ lại không đồng thời nên hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong. Thời gian nở hoa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết: nếu thuận lợi, nhiệt độ thích hợp, đủ nắng, trời quang mây, gió nhẹ hoa nở rộ vào 8-9 giờ sáng; nếu trời nắng nóng hoa lúa sẽ nở sớm vào lúc 7-8 giờ sáng; nếu trời âm u, thiếu ánh sáng hoặc gặp rét hoa lúa sẽ trỗ muộn từ 12-14 giờ trưa. Thời gian phơi màu, thụ tinh của hoa lúa từ khi nở vỏ trấu đến lúc khép lại khoảng 50-60 phút - Hạt lúa: mỗi một hạt lúa được hình thành từ một hoa lúa. Các hạt lúa xếp xít và gối lên nha tạo thành bông lúa. Tuỳ vào các giống lúa khác nhau mà độ dài bông, số lượng hạt cũng như mật độ xếp hạt của bông lúa khác nhau. 4
  6. Bài 2: CÁC THỜI KỲ VÀ GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA Sơ đồ Phát triển: Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính: 1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa) 2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh. 5
  7. 3. Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc. Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng: 1. Giai đoạn trương hạt. 2. Giai đoạn hạt nảy mầm. 3. Giai đoạn đẻ nhánh. 4. Gian đoạn phát triển lóng thân. 5. Giai đoạn phân hoá hoa. 6. Giai đoạn trỗ bông. 7. Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh. 8. Giai đoạn hạt chín sữa. 9. Giai đoạn hạt chín sáp. 10. Giai đoạn hạt chín hoàn toàn. 6
  8. Bài 3: SỰ KHÁC NHAU Ở CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÂY LÚA Mỗi một giống lúa có thời gian sinh trưởng nhất định. Dựa vào thời gian sinh trưởng của các giống lúa, người ta chia thành các nhóm giống ngắn ngày, nhóm giống trung ngày và nhóm giống dài ngày. Thời gian sinh trưởng của một giống lúa được tính theo ngày. Số ngày sinh trưởng của giống lúa được tính từ ngày gieo mạ (hoặc sạ) đến ngày thu hoạch (hạt lúa chín hoàn toàn). Thời gian sinh trưởng của một giống lúa cũng thay đổi (nhưng không lớn) nếu gieo trồng ở các thời vụ khác nhau, trong những điều kiện thời tiết, khí hậu, chân đất khác nhau. Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thay đổi theo giống lúa (giống lúa ngắn ngày thì số ngày trong thời kỳ này rút ngắn và ngược lại). Số ngày ở các thời kỳ sinh trưởng sinh thực và thời kỳ chín được ổn định ít hoặc nhiều. Như vậy sự khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng được quyết định bởi số ngày ở kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. 7
  9. Bài 4: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA Nếu tính theo thời gian sinh trưởng thì Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa bao gồm từ giai đoạn: hạt nảy mầm, đẻ nhánh, phát triển lóng thân (cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa). Kết thúc thời kỳ này, cây lúa sẽ bước vào giai đoạn phân hoá hoa (giai đoạn đầu tiên của Thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng thì số dảnh và diện tích lá được tăng lên một cách tối đa và kết thúc ở cuối thời kỳ. Các yếu tố nhiệt độ cũng như quang chu kỳ đều ảnh hưởng rất lớn đến thời kỳ này. Đồng thời các yếu tố trên có thể làm tăng, hoặc giảm thời gian của thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng. Các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau thì thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng cũng có thời gian khác nhau, các giống càng dài ngày thì thời gian sinh trưởng sinh dưỡng càng dài. Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc, bón phân cũng ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa. 8
  10. Bài 5: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA: THỜI KỲ MẠ Đối với lúa gieo thẳng (lúa sạ), sau thời kỳ nảy mầm là thời kỳ cây con rồi bước vào thời kỳ đẻ nhánh khi cây có 4-5 lá thật. Còn ở lúa cấy thì phải qua thời kỳ mạ. Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của cây mạ có thể chia thời kỳ mạ ra 2 thời kỳ nhỏ: thời kỳ mạ non và thời kỳ mạ khoẻ. Thời kỳ mạ non được tính từ lúc gieo đến khi ra được 3 lá thật. Trong thời kỳ này vì phôi nhũ tiếp tục phân giải để cung cấp cho mầm và rễ nên tốc độ hình thành các lá đầu tương đối nhanh, vì kích thước lá còn nhỏ nên nhu cầu dinh dưỡng không đáng kể. Mặt khác ở dưới mặt đất rễ phôi cũng bắt đầu phát triển và bước đầu hình thành vài lứa rễ đầu tiên, số lượng rễ không nhiều. Thời kỳ này khả năng chống chịu của cây mạ kém. Thời kỳ mạ khoẻ tính từ khi cây mạ có 4 lá thật cho đến khi nhổ cấy. Kết thúc thời kỳ 3 lá, cây mạ chuyển sang thời kỳ sống tự lập, chất dự trữ trong phôi nhũ đã sử dụng hết, cây mạ phải trực tiếp đồng hoá dinh dưỡng từ môi trường để sống và phát triển. Thời kỳ này chiều cao cây mạ tăng rõ, có thể ra 4-5 lứa rễ, do vậy khả năng chống chịu cũng tăng lên rõ rệt. Tuỳ thuộc vào giống, mùa vụ, phương pháp, kỹ thuật làm mạ mà thời kỳ mạ dài hay ngắn. Tuy thời kỳ mạ kéo dài không nhiều nhưng có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây lúa, bởi nếu 9
  11. tạo được mạ tốt, mạ khoẻ là làm cơ sở cho quá trình đẻ nhánh và các quá trình sinh trưởng tiếp theo diễn ra một cách thuận lợi. 10
  12. Bài 6: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA: GIAI ĐOẠN ĐẺ NHÁNH Sau khi cấy, cây lúa bén rễ, hồi xanh rồi bước ngay vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá trình tạo năng suất của cây lúa sau này. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì sau khoảng 5-7 ngày cây lúa có thể bén rễ, hồi xanh (trong vụ mùa, hè thu); nếu điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận như: trời lạnh, âm u, thiếu ánh sáng thì thời gian bén rễ hồi xanh có thể kéo dài đến 15-20 ngày, có khi kéo dài 25-30 ngày (vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc). Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Thời kỳ này cây lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông, do đó cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng số bông hữu hiệu là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa. 11
  13. Bài 7: THỜI KỲ SINH TRƯỞNG SINH THỰC CỦA CÂY LÚA Nếu tính theo thời gian sinh trưởng thì thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa bao gồm từ: phân hoá hoa đến khi lúa trỗ bông, thụ tinh. Nếu tính theo vòng đời: cây lúa có 10 giai đoạn sinh trưởng trong vòng đời thì có thể tính 3 giai đoạn tiếp theo sau thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa thuộc giai đoạn sinh trưởng sinh thực là: 4. Giai đoạn phân hoá hoa 5. Giai đoạn trỗ bông 12
  14. 6. Giai đoạn nở hoa thụ phấn thụ tinh. Giai đoạn phân hoá hoa và hình thành cơ quan sinh sản (còn gọi là quá trình làm đòng) được phân chia làm nhiều bước khác nhau. Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tóm lại giai đoạn này trải qua các bước: phân hoá điểm sinh trưởng => phân hoá gié cấp 1 => phân hoá gié cấp 2 => phân hoá hoa => hình thành nhị và nhuỵ => hình thành tế bào mẹ hạt phấn => phân chia giảm nhiễm tế bào mẹ hạt phấn => tích luỹ các chất trong hạt phấn => hoàn thành hạt phấn. Tiếp theo giai đoạn phân hoá hoa là giai đoạn trỗ bông: đòng sau khi phân hoá xong thì trỗ ra ngoài do sự phát triển rất nhanh của lóng trên cùng, khi toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là kết thúc giai đoạn trỗ. Giai đoạn nở hoa, thụ phấn thụ tinh có thể bắt đầu cùng với quá trình trỗ bông hoặc sau khi lúa trỗ xong (tuỳ theo giống) nhưng tuân thủ nguyên tắc: các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa lúa nở, phơi màu cũng là khi hạt lúa được thụ phấn, thụ tinh. Thời kỳ này kéo dài khoảng 35 ngày. 13
  15. Bài 8: THỜI KỲ CHÍN CỦA CÂY LÚA Ba giai đoạn cuối cùng trong vòng đời của cây lúa: 7. Giai đoạn hạt chín sữa, 8. Giai đoạn hạt chín sáp 14
  16. 9. Giai đoạn hạt chín hoàn toàn nằm trong thời kỳ chín của cây lúa. Cũng như thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa, thời gian của thời kỳ chín biến đổi không nhiều trước những tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Thời gian này kéo dài khoảng 30 ngày. Giai đoạn chín sữa bắt đầu sau khi phơi màu từ 5-7 ngày, chất dự trữ trong hạt lúa ở dạng lỏng và trắng như sữa; hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh; trọng lượng hạt trong thời kỳ này tăng rất nhanh, có thể đạt 75-80% trọng lượng cuối cùng của hạt thóc. Giai đoạn chín sáp là giai đoạn mà chất dịch trong hạt thóc dần dần đặc lại, khiến cho hạt lúa cứng; màu xanh ở lưng hạt thóc dần chuyển màu vàng và trong giai đoạn này trọng lượng hạt thóc tiếp tục tăng lên. Giai đoạn chín hoàn toàn khi ta nhận thấy vỏ trấu từ màu vàng chuyển sang vàng nhạt và hạt thóc chắc cứng, cũng là lúc hạt thóc đạt trọng lượng tối đa. Lúc này có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch lúa. 15
  17. CHƯƠNG 2: HẠT GIỐNG 16
  18. Bài 9: HẠT GIỐNG LÚA Mỗi một hoa lúa sau khi nở hoa, tung phấn, thụ tinh phát triển thành hạt lúa. Hạt lúa nếu không bị lẫn phấn trong quá trình thụ phấn thì mang đầy đủ các tính chất đặc thù về hình dáng, kích thước, màu sắc và nội chất của một giống lúa nhất định. Một hạt thóc (bên trong chứa phôi - nằm ở dưới bụng hạt và phôi nhũ - hạt gạo) sau khi chín trên đồng ruộng, hạt lúa có khả năng nảy mầm hoặc có những giống sau một thời gian ngủ nghỉ sẽ trở thành hạt giống để gieo trồng cho các vụ tiếp theo. Tuy nhiên để có hạt giống tốt trong sản xuất lúa thì người ta phải tiến hành sản xuất giống lúa theo một quy trình kỹ thuật hết sức nghiêm ngặt thì hạt giống lúa mới đảm bảo đúng giống, chất lượng giống cũng như sức khoẻ hạt giống. Tuỳ theo nguồn giống đưa vào sản xuất và quy trình sản xuất mà có các cấp giống khác nhau. Hạt giống lúa sau khi sản xuất ra cũng phải qua một quá trình chế biến, bảo quản theo các quy trình kỹ thuật nhất định như: phơi sấy sao cho hạt thóc đạt đến một độ ẩm nhất định (hàm lượng nước chiếm khoảng 13%); hay sàng lọc để loại bỏ hạt khác giống, hạt lép lửng không đủ tiêu chuẩn và bảo quản hạt thóc giống Ngoài ra người ta còn áp dụng một số các biện pháp kỹ thuật khác để xử lý các mầm bệnh lưu giữ trong hạt thóc từ vụ trước trước khi đem ngâm ủ, gieo mạ. Bài 10: CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT GIỐNG Có thể phân chia các bộ phận của hạt thóc như sau: Vỏ trấu: là phần vỏ cứng của hạt lúa được bao bọc phía ngoài hạt thóc và là cơ quan bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt thóc (chiếm trọng lượng khoảng 20-21% so trọng lượng hạt thóc. Một số giống lúa phía đỉnh vỏ trấu có râu. Phôi nhũ: nằm dưới bụng hạt, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi. Bộ phận này có trọng lượng rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng toàn hạt. Nội nhũ (hạt gạo): được tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đường, prôtêin và các chất béo – đó chính là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lượng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác. Nằm phía trong vỏ trấu và bao bọc phía ngoài nội nhũ là vỏ quả (biểu bì), vỏ lụa và tầng Alơran. 17
  19. Bài 11: QUÁ TRÌNH NẢY MẦM CỦA HẠT THÓC Hạt thóc được ngâm trong nước, hút nước và ngậm nước tới mức nhất định đủ điều kiện cho hạt thóc nảy mầm. Một loạt các chuyển hoá phức tạp xảy ra. Và với tác dụng của men proteaza và peptoza, protit mới được chuyển hoá thành pepton rồi thành axit amin. Lúc này phần lớn axit amin được tổng hợp thành sinh chất giúp cho phôi phát triển. Tiếp đó, phôi được cung cấp glucoza, axit amin thì các tế bào phôi lập tức phân chia và lớn lên, trục phôi trương to và đẩy mầm, rễ ra khỏi vỏ trấu, hạt nứt nanh rồi nảy mầm. Khi hạt nảy mầm, các loại lá lần lượt xuất hiện theo thứ tự sau: Lá bao hình vảy, không có diệp lục. Lá không hoàn toàn: chỉ có bẹ lá, chưa có phiến lá. Lá thật có đầy đủ bẹ lá, phiến lá, có khả năng hình thành diệp lục. Những lá ban đầu thường ngắn và nhỏ, số lá trên một cây mạ, cây lúa được tính từ lá thật thức nhất trở đi. Đồng thời với quá trình nảy mầm, từ phôi cũng xuất hiện một rễ phôi (còn gọi là rễ mộng hay rễ hạt). Rễ này phát triển dài ra và xuất hiện các lông tơ giúp hạt hút nước trong thời kỳ đầu. Thời kỳ từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi có 3 lá thật là thời kỳ hạt sử dụng chủ yếu các chất dự trữ trong hạt. Chỉ từ khi cây mạ có 4 lá và có 4-5 rễ phụ cây mạ mới có thể sống hoàn tự lập. 18
  20. Bài 12: CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG: NƯỚC Để diễn ra quá trình chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong hạt thóc, chuẩn bị cho sự nảy mầm thì hạt thóc phải hút nước để tạo độ ẩm cho hạt thóc. Trong vòng thời gian ít nhất 24 giờ ngâm trong nước hạt thóc mới có một lượng nước được ngấm đồng đều vào toàn bộ hạt thóc. Điều kiện để hạt thóc hút nước đạt đến độ ẩm thích hợp thì hạt thóc mới có thể nảy mầm được là: trước khi ngâm ủ, hạt thóc giống bảo quản trong kho có độ ẩm khoảng 13%. Về tốc độ hút nước của hạt thóc còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước. Nếu hạt giống được ngâm ủ chưa đạt độ ẩm nhất định thì khó nảy mầm (khi hạt nảy mầm lượng nước trong hạt chiếm 30-40%. Nhưng nếu ngâm quá dài, hạt thóc hút nhiều nước, tinh bột trong hạt phân giải thành đường rồi hoà tan vào trong nước làm tiêu hao chất dự trong trong hạt, đồng thời dễ làm cho hạt bị chua, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, dẫn đến hạt sẽ bị thối hoặc mầm thóc yếu. Nhu cầu về nước để hạt thóc nảy mầm còn phụ thuộc vào giống. Các giống lúa cạn, chịu hạn có khả năng hút nước và nảy mầm trong điều kiện đất tương đối khô; nhưng các giống lúa chịu được nước sâu lại có thể nảy mầm tốt trong điều kiện thừa nước. Bài 13: CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG: KHÔNG KHÍ Cùng với yếu tố nước, không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nảy mầm của hạt giống. Oxy rất cần thiết trong suốt đời sống của cây lúa và trong cả quá trình nảy mầm. Cây lúa nước vốn sống trong điều kiện ruộng ngập nước nên hạt giống có thể nảy mầm trong điều kiện yếm khí, thiếu oxy. Tuy nhiên trong điều kiện đó hạt vẫn nảy mầm, nhưng lá bao kéo dài yếu ớt. Còn trong điều kiện ẩm thì hạt giống nảy mầm nhanh, ra lá và ra rễ bình thường. Oxy rất cần thiết cho quá trình hô hấp của hạt, nó giúp cho quá trình phân giải vật chất trong hạt và quá trình phân chia tế bào mới (nếu thiếu oxy trong quá trình này thì tế bào kéo dài, các lá ban đầu dài ra, yếu ớt). Điều tiết bằng cách khống chế lượng oxy và nước có thể điều khiển được sự phát triển của mầm và rễ. Nếu thiếu oxy thì độ dài của mầm thóc vươn nhanh nhưng rễ lại phát triển ngắn. Nước chứa rất ít không khí, nên nếu hạt giống bị ngập quá sâu trong nước thì phôi sẽ phát triển chậm và hậu quả là mầm sẽ mảnh và yếu. 19
  21. Bài 14: CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO SỰ NẢY MẦM CỦA HẠT GIỐNG: NHIỆT ĐỘ Hạt thóc giống hút nước đạt độ ẩm cần thiết và phải có nhiệt độ phù hợp mới có thể nảy mầm. Nhiệt độ ấm áp rất cần để tăng cường các hoạt động ở bên trong hạt giống và do đó đẩy mạnh sự phát triển của phôi. Ngược lại, nhiệt độ thấp làm giảm các hoạt động ở bên trong hạt giống, nhiệt độ quá cao sẽ làm chết phôi mầm hạt thóc. Điều kiện để hạt thóc nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 30-35oC, trên 40oC hoặc thấp dưới 10oC đều không có lợi cho quá trình nảy mầm. Trong quá trỉnh ủ, bản thân đống hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm. Nếu ngâm ủ với khối lượng hạt giống nhỏ, dễ bị thiếu nhiệt nên hạt giống nảy mầm chậm. Có thể dùng nước ấm tưới vào hạt giống để hạt hút ẩm, tăng cường hô hấp sẽ nảy mầm mạnh hơn. Như vậy, trong vụ hè thu và vụ mùa ngâm ủ trong điều kiện nhiệt độ cao, hạt dễ nảy mầm, thời gian ngâm ủ ngắn; trái lại vụ chiêm xuân ở miền Bắc, ngâm ủ trong điều kiện nhiệt độ thấp nên thời gian ngâm ủ kéo dài hơn. Tương tự, trong điều kiện ruộng mạ, nếu ta tiến hành gieo mạ trong điều kiện quá lạnh hoặc quá nóng cũng rất khó khăn cho quá trình sinh trưởng, phát triển của các mầm thóc, của cây mạ. Vấn đề lựa chọn thời điểm ngâm ủ, gieo mạ và các biện pháp kỹ thuật phải được chú ý để tạo điều kiện cho việc gieo mạ được thuận lợi và hiệu quả. Ở miền Bắc, trong vụ đông xuân lạnh, để đảm bảo mùa vụ hiện nay nông dân đang áp dụng rộng rãi kỹ thuật “mạ che phủ nilon” ngay từ khi bắt đầu gieo mạ. Bài 15: VÌ SAO PHẢI Ủ HẠT GIỐNG Xử lý hạt thóc nảy mầm phải qua hai khâu: ngâm và ủ hạt giống. Sau khi ngâm nước khoảng 24 giờ, người ta tiến hành ủ hạt giống bằng rơm rạ, bao tải ướt trong vòng khoảng 24 giờ tiếp theo. Khi hạt giống ngậm đủ nước, hàng loạt các phản ứng phức tạp xảy ra và hạt thóc có thể nảy mầm. Nhưng để quá trình đó xảy ra một cách tự nhiên thì hạt giống sẽ này mầm không đồng đều. Nếu hạt giống được ủ đủ ấm thì sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của phôi và hạt giống nảy mầm khoẻ và đồng đều. Hạt giống nảy mầm khoẻ và đồng đều là một điều kiện rất quan trọng để tạo điều kiện cho các quá trình phát triển sau này của cây lúa. Nếu nhiệt độ ủ quá thấp thì thời gian nảy mầm sẽ kéo dài, nếu để lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm. Nếu nhiệt độ ủ quá cao thì tỷ lệ nảy mầm sẽ bị giảm đi, thậm chí còn làm chết cả mầm hạt. Trong quá trình ủ, bản thân khối hạt hô hấp cũng tạo ra nhiệt lượng để xúc tiến nảy mầm. Nếu ủ với khối lượng hạt giống quá lớn thì sẽ tăng nhiệt lượng, dẫn đến thừa nhiệt lượng; nhưng nếu ủ với khối lượng hạt giống nhỏ thì sẽ bị thiếu nhiệt lượng, hạt giống nảy mầm chậm. Bài 16: VÌ SAO PHẢI CHỌN HẠT GIỐNG TỐT Sự nảy mầm của phôi và sự phát triển của cây mạ đến khi có 3 lá mầm dựa chủ yếu vào hạt thóc giống. Như vậy nếu hạt giống tốt, chứa một lượng dinh đưỡng đầy đủ sẽ làm cho hạt thóc giống nảy mầm, phát triển tốt và đồng đều. Hạt thóc khoẻ, không có bệnh tồn dư cũng sẽ không truyền bệnh cho cây mạ. Hạt giống tốt cũng làm cho cây mạ tốt hơn, khoẻ hơn, mập hơn và phát triển nhiều rễ hơn. Khi cấy ra ruộng, cây mạ khoẻ hơn sẽ mọc nhanh hơn cây mạ yếu. Một hạt giống khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài nguồn dinh dưỡng đầy đủ, không có bệnh tồn dư, hạt thóc phải có Sức nảy mầm tốt. Sức nảy mầm của hạt giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chín và điều kiện bảo quản hạt giống. Sau khi chín trên đồng ruộng, hạt lúa có khả năng nảy mầm (có giống nảy mầm ngay trên bông lúa ngoài ruộng), cũng có những giống cần qua thời kỳ ngủ nghỉ thì mới nảy mầm được. Điều kiện bảo quản cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức nảy mầm của hạt giống. Nếu bảo quản không tốt, sức nảy mầm của hạt thóc có thể giảm nhiều chỉ trong vài tháng sau khi thu hoạch. Nhưng nếu bảo quản tốt, đặc biệt là trong điều kiện khô lạnh (trong kho lạnh dướI 15oC thì thóc giống có thể để qua 1 – 2 năm vẫn có sức nảy mầm tốt. Đánh giá giống lúa sức nảy mầm tốt là phải đạt trên 95% ngoài đồng ruộng. 20
  22. CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ 21
  23. Bài 17: NGUỒN CHẤT DINH DƯỠNG CUNG CẤP CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ Ở thời kỳ mạ non hay còn gọi là thời kỳ mạ yếu (trong điều kiện thuận lợi sau gieo 7-10 ngày là kết thúc thời kỳ này) cây mạ phát triển nhờ sử dụng chất dinh dưỡng lấy từ phôi nhũ. Sau khi có 4 lá thật, cây mạ phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy qua bộ rễ và được chế biến ở lá. Khi cây mạ lớn hơn nữa thì nó lại càng phụ thuộc vào môi trường cung cấp chất dinh dưỡng. Người ta gọi đây là thời kỳ mạ khoẻ. Thời kỳ này kéo dài hơn thời kỳ mạ non, nó kéo dài đến khi cây mạ có 5-6 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng trung bình và 6-7 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng dài hơn. Mạ dày súc (mạ đapô: 9-11 ngày) chỉ chứa ít chất dinh dưỡng trong phôi nhũ vào lúc đem đi cấy, vì thế nó phải tự tạo lấy chất dinh dưỡng cho nó. Còn mạ dược (16-20 ngày) cây mạ thuần thục và có khả năng lấy chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài. Bài 18: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: ĐỘ SÂU CỦA NƯỚC Điều khiển lượng nước cho ruộng mạ là kỹ thuật rất quan trọng trong khâu làm mạ. Mực nước trong ruộng mạ không chỉ ảnh hưởng đến độ cao, thấp của dược mạ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ mạ. Nếu để ruộng quá quá khô, thiếu nước thì cây mạ phát triển chậm, cây còi cọc. Nếu quá nhiều nước, để cây mạ ngập sâu trong nước thì sẽ dẫn đến bộ rễ phát triển kém, cây mạ gày do thiếu không khí trong đất, khi cấy, cây mạ dễ bị chết. Độ sâu nước vừa phải, dược mạ ngắn, cây mạ khoẻ, bộ rễ phát triển tốt, khó bị chết khi cấy ra ruộng. Bài 19: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: LƯỢNG NƯỚC Chọn chân đất để làm dược mạ rất quan trọng trong việc làm mạ, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cây mạ và bộ rễ mạ, nó liên quan gián tiếp đến lượng nước, sự điều tiết lượng nước của ruộng mạ. Ở chân đất thấp, lượng nước phân bố đều thì cây mạ phát triển đồng đều, bộ rễ mạ phát triển kém. Ngược lại, dược mạ ở chân vàn cao, lượng nước phân bổ không đều nên cây mạ phát triển cũng không đều, nhưng ngược lại bộ rễ lại thường phát triển mạnh. Bài 20: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: NHIỆT ĐỘ Cùng với các nhân tố khác, yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cây mạ và hơn thế nữa đối với sức sống của cây mạ. Ở nhiệt độ ấm áp, cây mạ phát triển cao khoẻ hơn và phát triển nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp lạnh. Nhiệt độ thấp lạnh có thể làm cho cây mạ bị vàng lá và nhiệt độ thấp lạnh kéo dài sẽ làm cho cây mạ bị vàng lá và dẫn tới chết mạ. Trong điều kiện nhiệt độ cao kéo dài, cây mạ sẽ phát triển nhanh, thời gian của thời kỳ mạ sẽ rút ngắn, mạ bị già và khi cấy ra ruộng thì cây mạ phát triển chậm, kém. Việc làm mạ trong vụ mùa ở các tỉnh phía Bắc nói chung có điều kiện thuận lợi. Trong vụ xuân thì ngược lại, không được thuận lợi. Hiện nay người ta có nhiều biện pháp kỹ thuật để điều chỉnh nhiệt độ ruộng mạ cũng như điều chỉnh thời gian, thời điểm gieo mạ sao cho cây mạ xuân phát triển trong điều kiện nhiệt độ thuận lợi nhất mà vẫn thích ứng với lịch thời vụ. 22
  24. Bài 21: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG Cây mạ cần ánh sáng mạnh. Trời nhiều mây, âm u, ánh sáng kém không đủ điều kiện cho cây mạ quang hợp và cây mạ yếu vì không thể tạo đủ chất dinh dưỡng nuôi cây. Ánh sáng ít còn có thể làm cho bẹ lá và bản lá của cây mạ dài ra, cây mạ gầy hơn và yếu hơn. Vì vậy dược mạ cần tránh xa bón cây lớn và nhà cao tầng, đồng thời cũng không nên gieo mạ quá dầy, cây mạ cũng không có đủ ánh sáng để quang hợp. Cường độ ánh sáng thấp cũng làm cho cây mạ có hàm lượng chất khô thấp, sức đề kháng của cây mạ thấp, cây mạ dễ bị nhiều loại sâu, bệnh hại. Bài 22: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY MẠ: NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG DỄ SỬ DỤNG Cây mạ cần nguồn dinh dưỡng bổ sung để sinh trưởng phát triển trong thời kỳ mạ, hơn thế nữa còn tích luỹ một phần dinh dưỡng để có nguồn dự trữ trong thời gian chuyển tiếp: nhổ cấy, cây mạ bén rễ, hồi xanh. Phân bón rất cần nếu cây mạ phải ở lại dược mạ lâu hoặc trên chân dược vàn cao, ở vùng đất kém màu mỡ và ở những vùng, vụ có khí hậu lạnh. Nếu nghèo chất dinh dưỡng, cây mạ còi cọc; nếu giàu chất dinh dưỡng dễ sử dụng, cây mạ phát triển mạnh. Ngược lại nếu quá nhiều phân bón trong dược mạ thì cây mạ cao và yếu, cây mạ dễ nhiễm bệnh. Bài 23: CÂY MẠ TỐT CÓ CHIỀU CAO CÂY PHÁT TRIỂN ĐỒNG ĐỀU Cây mạ tốt có chiều cao vừa phải và tất cả các cây mạ trong dược mạ phát triển đồng đều. Để có cây mạ trong dược mạ phát triển đồng đều thì phải chú ý đến rất nhiều khâu kỹ thuật trong làm mạ. Cây mạ phát triển không đồng đều có thể do các nguyên nhân sau: - Gieo hạt giống không đều, không đúng kỹ thuật. - Hạt thóc giống nảy mầm không đồng đều. - Chọn đất dược mạ chưa đúng hoặc làm đất chưa tốt. - Chế độ nước cho dược mạ chưa tốt. - Chất dinh dưỡng trong đất thiếu. 23
  25. Bài 24: CÂY MẠ TỐT CÓ BẸ LÁ NGẮN Bẹ lá là phần phía dưới của lá, bẹ lá ôm lấy thân cây lúa và các lá non ở bên trong. Bẹ lá dài chứng tỏ sự vươn lóng ban đầu của cây mạ nhanh, như vậy sẽ làm yếu cây mạ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bẹ lá, nhưng ảnh hưởng lớn nhất là 2 yêu tố là độ sâu của nước và điều kiện ánh sáng. Về yếu tố độ sâu của nước: nếu quá nhiều nước sẽ làm cho bẹ lá dài và cây mạ yếu  cây mạ yếu khi cấy mạ sẽ hồi canh chậm và phát triển kém và cây mạ xấu có bộ lá dài, rũ xuống  bộ lá mạ dễ bị bết bùn khi cấy. Về yếu tố ánh sáng: thiếu ánh sáng do trời âm u kéo dài, do gieo mạ dầy hoặc do bóng rợp của cây cối đều có thể làm cho bẹ lá dài ra. Bài 25: CÂY MẠ TỐT PHẢI KHÔNG CÓ SÂU BỆNH Ở thời kỳ mạ, cây mạ có thể bị rất nhiều rất nhiều loại sâu bệnh tấn công, gây hại. Nếu chăm sóc mạ tốt, đúng kỹ thuật để có một dược mạ khoẻ, phát triển đồng đều mà không chú ý phòng trừ sâu bệnh trong thời kỳ này thì cây mạ vẫn không thể có đầy đủ sức sống ban đầu. Có nhiều loại sâu bệnh phá hại trong thời kỳ mạ Các loại sâu, bọ hại nhiều nhất trong thời kỳ mạ có: bọ rầy, sâu đục thân và các loại sâu ăn lá. Bệnh phổ biến nhiều nhất trong thời kỳ mạ là bệnh đạo ôn. Ngoài ra các loại cỏ dại cũng là yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây mạ. Bài 26: CÂY MẠ TỐT PHẢI CÓ NHIỀU RỄ VÀ KHỐI LƯỢNG LỚN. Ngoài những yếu tố để đánh giá về cây mạ tốt như: cây mạ trong dược mạ phát triển đồng đều, cây mạ có bẹ lá ngắn, không có sâu bệnh, mạ non khả năng hồi phục nhanh thì một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là cây mạ phải có nhiều rẽ, tức là có bộ rễ phát triển mạnh, màu sắc rễ phải có màu vàng sáng. Một yếu tố quan trọng khác là cây mạ nặng. Cây mạ nặng tức là cây mạ có khối lượng lớn, điều đó chứng tỏ cây mạ đã tích luỹ được nhiều chất dinh dưỡng, chính nhờ chất dinh dưỡng này sẽ giúp cây mạ sau khi cấy hồi phục nhanh. Khối lượng cây mạ lớn không có nghĩa là cây mạ cao, già tuổi, có nhiều lá và có bộ lá phát triển tốt. 24
  26. CHƯƠNG 4: CÂY LÚA 25
  27. Bài 27: VÌ SAO PHẢI CẤY Làm mạ là để mục đích phục vụ cho việc cấy. Tập quán cấy lúa tồn tại qua rất nhiều năm, nhiều thế kỷ và đến nay vẫn tiếp tục ở các tỉnh phía Bắc và các tỉnh Bắc Trung bộ. Việc sạ lúa (gieo vãi) và trỉa lúa hiện có ở một số vùng, một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng , “trỉa lúa” ở vùng lúa cạn chờ nước trời tại một số vùng thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Còn tập quán sạ lúa (với nhiều hình thức như: sạ vãi, sạ lan, sạ hàng ) phổ biến tại các tỉnh phía Nam từ Nam Trung bộ trở vào. Cấy lúa là và áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay đã làm giảm lượng thóc giống một cách đáng kể (lượng thóc giống tối thiểu cho 1 ha ruộng cấy từ 22-25 kg đối với lúa lai và 60-70 kg đối với lúa thường), cấy lúa với lượng thóc giống ít, người nông dân có điều kiện hơn trong việc sử dụng những cấp giống cao, giống mới và có chất lượng hơn, bỏ dần tập quán sử dụng giống tự để lại từ vụ trước. Với đặc điểm về khí hậu, thời tiết của các tỉnh phía Bắc và việc bố trí cơ cấu, mùa vụ, luân canh cây trồng, chân đất cũng là những lí do để thực hiện quy trình kỹ thuật gieo mạ, cấy lúa trong sản xuất lúa. Phương thức cấy lúa thẳng hàng là biện pháp phòng trừ cỏ dại đơn giản, người nông dân có thể dễ dàng dùng các biện pháp thủ công để làm cỏ mà không phải dùng các loại hoá chất độc hại cho môi trường và sức khoẻ con người để trừ cỏ dại; hơn nữa, ở ruộng lúa gieo thẳng thì dễ bị chuột, ốc, chim ăn. 26
  28. Bài 28: CẤY BAO NHIÊU DẢNH MẠ TRÊN MỘT KHÓM Cấy nhiều dảnh mạ trên một khóm lúa cũng là một tập quán lâu đời của nông dân vùng sản xuất lúa nước tại các tỉnh phía Bắc (trừ khâu sản xuất giống thường cấy một cây mạ - dảnh mạ). Mỗi khóm lúa, người ta có thể cấy từ 2-4 dảnh mạ, có thể cấy đến 5-6 dảnh mạ/khóm. Có thể lý giải, cấy nhiều dảnh cũng là để phòng khi gặp điều kiện bất thuận, ruộng lúa bị úng hoặc bị phá hại, mất khoảng, những dảnh lúa sẽ được tách ra cấy bù vào những khoảng trống đó. Hiện nay, số dảnh cấy trên một khóm lúa thường là từ 2-3 dảnh. Trong thực tế không có sự khác nhau rõ rệt về năng suất giữa cấy một dảnh và 2-3 dảnh nếu như cây mạ không chết. Như vậy tại sao người ta lại phải cấy nhiều dảnh trên một khóm lúa? Một giải thích rất logic là nếu cấy nhiều dảnh (2-3 dảnh/khóm) thì nếu một dảnh mạ bị chết thì dảnh còn lại sẽ đẻ đủ số nhánh cần thiết và cũng không phải cấy lại nếu cây mạ bị chết (không bị mất khóm). 27
  29. Bài 29: VÌ SAO PHẢI CẤY Ở ĐỘ SÂU THÍCH HỢP Cây mạ sau khi cấy tuỳ thuộc vào điều kiện phải sau khoảng 2 đến 4 ngày mới phục hồi, người ta gọi đây là giai đoạn bén rễ, hồi xanh và cậy mạ cũng dừng sự phát triển trong những ngày này. Sau giai đoạn này, cây lúa sẽ tiếp tục sự phát sinh phát triển, ra rễ mới và đẻ nhánh. Sau cấy từ 5 đến 10 ngày các nhánh lúa (nếu đã có ở cây mạ già tuổi) tiếp tục phát triển và ra các nhánh mới. Qua thực tế cho thấy, nếu cấy cây mạ quá sâu (từ 4-5 cm trở lên) thì cây mạ cũng chậm bén rễ hồi xanh hơn và kéo theo sự chậm đẻ nhánh, phát triển. Khi ra nhánh mới, cấy quá sâu, phần bẹ và lá lúa nằm sâu dưới đất và một lớp nước thì nhánh lúa mới đẻ cũng khó phát triển ngoi lên mặt đất, mặt nước. Cấy lúa quá sâu, bộ rễ tập trung phát triển ở tầng đất sâu và chỉ hút được lượng dinh dưỡng ở tầng sâu, còn tầng đất mặt nơi tập trung nguồn dinh dưỡng bổ sung thì hầu như cây lúa ít nhận được vì do cấy quá sâu bộ rễ không phát triển ở tầng đất này. Người ta áp dụng biện pháp cấy nông tay, cấy ngửa tay hoặc áp dụng phương pháp ném mạ sao cho phần rễ mạ vừa đủ cắm xuống tầng đất mặt, như vậy cây mạ rất nhanh chóng bén rễ hồi xanh, phục hồi và chỉ sau 2 đến 4 ngày là có thể tiếp tục phát triển, tiếp tục quá trình sinh trưởng theo chu kỳ. Bài 30: XÉN BỚT LÁ MẠ TRƯỚC KHI CẤY NÊN HAY KHÔNG NÊN Ở một số vùng, một số nơi - nhất là những vùng ruộng nước sâu trước khi cấy người ta thường xén bớt lá mạ. Không phải ngẫu nhiên mà lá mạ lại bị xén bớt đi như vậy, nó phải có tác dụng gì đó. Và như vậy một câu hỏi được đặt ra: có nên hay không nên xén bớt lá mạ trước khi cấy? Nguyên nhân chủ yếu của việc xén bớt lá mạ trước khi cấy là do: cây mạ gầy mảnh, có bộ lá dài và rủ xuống chạm tới tận nước bùn, bộ lá bị nước bùn phủ sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hơn nữa lá tiếp xúc với nước bùn sẽ tạo cơ hội để bệnh hạI xâm nhiễm vào lá. Xén bớt lá mạ chủ yếu để tránh sự xâm nhiễm đó. Bên cạnh đó, vết thương do xén lá gây ra có thể tạo cơ hội để các bệnh vi khuẩn xâm nhiễm. Để không phải xén bớt lá thì cây mạ phải đúng tuổi, mạ phải được gieo và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật và phải được sinh trưởng ở môi trường thuận lợi. Trong trường hợp bắt buộc phải xén bớt lá mạ thì phải chú ý phòng trừ các bệnh dễ gây hại. 28
  30. CHƯƠNG 5: CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY LÚA 29
  31. Bài 31: LÁ CỦA CÂY LÚA Lá lúa được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Lá đầu tiên khi hạt nảy mầm hình thành là lá không hoàn toàn (không có phiến lá) còn gọi là bao mầm, người ta không tính lá này. Lá mọc tiếp theo đó được tính là lá thật đầu tiên. Quá trình hình thành của lá qua 4 thời kỳ nhỏ (hay còn gọi là bước): a) Mầm lá phân hoá, b) Hình thành phiến lá, c) Hình thành bẹ lá, d) Lá xuất hiện. Một lá của cây lúa bao gồm đầy đủ các chi tiết: bẹ lá, cổ lá, gốc bản lá, thìa lía, tai lá, phiến lá (gồm các gân lá song song). Các lá cỏ dại cũng có cổ lá nhưng chỉ có thể có hoặc thìa lìa hoặc tai lá, hoặc không có gì cả. Các lá trên cây lúa phát triển liên tục từ dưới gốc lên trên, mỗi lá phát triển cách nhau một bước. Lá cuối cùng mọc ra gọi là lá đòng. Một giống lúa bao giờ cũng có một số lá nhất định đã được định trong phôi và là đặc điểm của giống. Tuy nhiên với cùng một giống lúa nhất định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng số lá như: khí hậu, thời tiết, biện pháp bón phân, kỹ thăm chăm sóc, thời vụ cấy Ở nước ta nhóm giống lúa ngắn ngày thường có 12-15 lá, nhóm trung ngày có 16-18 lá, nhóm dài ngày có 20-21 lá. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá xanh cùng hoạt động, sau giai đoạn hoạt động thì các lá dưới gốc chuyển vàng rồi chết đi, các lá mới lại tiếp tục hoạt động. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh: a) thờI kỳ mạ non trung bình 1-3 ngày ra 1 lá; b) thời kỳ mạ khoả 7- 10 ngày ra 1 lá; c) sau cấy lúa bén rễ hồi xanh, tốc độ ra lá nhanh hơn, trung bình 5-7 ngày ra 1 lá hoặc nhiều ngày hơn tuỳ thuộc vào thời tiết; d) đến cuối thời kỳ đẻ nhánh, chuyển sang làm đốt, làm đòng thì tốc độ ra lá chậm lại khoảng 12-15 ngày/lá. Tổng thời gian hình thành 3 lá cuối cùng thường bằng thời gian làm đòng. Các lá lúa trên thân chính được tạo ra cùng một lúc, phát triển kế tiếp nhau từ dướI lên và các lá lúa được sắp xếp so le nhau (mọc cách). Mỗi một lá mới được tạo ra (theo các bước nói trên) trung bình mất 7 ngày. 30
  32. Bài 32: THÂN CÂY LÚA VÀ SỰ TẠO LÓNG Sự phát triển của thân và các lóng cây lúa liên quan mật thiết đến sự phát triển của lá lúa. Số lá trên thân lúa là bao nhiêu thì số lóng trên thân cây lúa là tương đương và ngược lại. Mỗi một lóng được ngăn cách bởi đốt thân. Mỗi lóng thân có phần bên trong rỗng, còn phần vỏ lóng thân bao gồm rất nhiều các bó mạch hình ô van tròn với chức năng lưu dẫn nước và các chất dinh dưỡng khác để nuôi và điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Người ta gọi lóng trên cùng sát với bông lúa là lóng thứ nhất. Và các lóng tiếp theo được tính theo thứ tự: 2, 3, 4 cho đến lóng cuối cùng sát nằm sát phần gốc rễ cây lúa. Độ dài các lóng thân lúa cũng giảm dần theo thứ tự trên. Tỉnh đến lúc thu hoạch trên thân cây lúa thường có từ 4 – 6 lóng dài (trên 1 cm). Các lóng càng dài thì cây lúa càng dễ đổ rạp trên mặt đất, các lóng ngắn thì cây lúa thấp lùn và bộ lá phát triển kém, ảnh hưởng đến năng suất lúa. Độ dài của lóng thân lúa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc điểm của giống, mật độ cấy, khí hậu thời tiết, lượng phân bón (đặc biệt là lượng đạm), chế độ chăm sóc Vì vậy áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ để điều chỉnh sự phát triển của cây lúa nói chung và các lóng, thân lúa nói riêng là vấn đề quan trọng trong sản xuất lúa, góp phần nâng cao năng suất cây lúa. Bài 33: RỄ CÂY LÚA Rễ lúa phát triển từ phôi gọi là rễ nguyên thủy (hay còn gọi là rễ mộng hay rễ mầm) chỉ có 1 chiếc duy nhất. Rễ mộng có tác dụng hút nước trong thời gian đầu để cung cấp cho mầm phát triển, sau một thời gian ngắn (khoảng một tháng) sẽ chết đi và được thay thế bằng các lớp rễ phụ (còn gọi là rễ bất định, rễ chân kiềng) - là bộ rễ hút chất dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa sau này. Giai đoạn đầu, bộ rễ này được phát triển từ những đốt ở dưới thấp (dưới mặt đất) và bộ rễ được chia thành 2 lớp: lớp rễ mặt ở phía trên và lớp rễ thường ở sâu hơn. Ở những giai đoạn phát triển về sau của cây lúa, những đốt ở phía trên cũng bắt đầu sinh rễ và phát triển theo chiều ngang tạo thành lớp rễ trên bề mặt. Những mắt đầu chỉ ra được trên dưới 5 rễ, nhưng những mắt sau có thể đạt 5-20 rễ và tập hợp các hớp rễ tạo thành bộ rễ chùm. Bộ rễ lúa có thể đạt tới 500-800 cái và tổng chiều dài rễ ở thời kỳ trỗ bông có thể đạt đạt tới 168m. Bộ rễ lúa phân bố ở lớp đất 0-20cm là chính, trong đó phần lớn ở tầng mặt 0-10cm. Ở lớp đất sâu trên 20cm cũng có rễ phân bố nhưng không đáng kể. Những rễ già hoặc những phần già của rễ có màu nâu, còn những rễ mới hoặc những phần non của rễ có màu trắng. Người ta phân chia quá trình phát triển của bộ rễ làm 2 thời kỳ chính: a) Thời kỳ đẻ nhánh, làm đòng: bộ rễ phát triển có hình bầu dục nằm ngang và b) Thời kỳ trỗ bông: bộ rễ lúa phát triển xuống sâu, có hình quả trứng ngược. Riêng đối với lúa gieo thẳng, lúa sạ: do mật độ cây tương đối cao, phân bố rải rác và gieo nông nên bộ rễ lúa ăn rộng hơn so với lúa cấy. Bộ rễ thường phát triển mạnh ở lớp đất mặt, phân nhánh nhiều do lớp đất mặt có chứa lượng không khí lớn hơn so với tầng đất sâu. Các biện pháp làm đất, bón phân, tưới nước, làm cỏ cũng có ảnh hương không nhỏ đến sự phát triển của bộ rễ. 31
  33. Bài 34: NHÁNH LÚA Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa, liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất cây lúa. Cây lúa non hoặc cây mạ (người ta gọi là thân chính hay cây mẹ). Các nhánh mọc ra từ thân chính được gọi là nhánh nguyên thuỷ (cây lúa thường có từ 5-7 nhánh nguyên thuỷ). Các nhánh mọc ra từ nhánh nguyên thuỷ được gọi là nhánh cấp 2 và các nhánh mọc ra từ nhánh cấp 2 được gọi là nhánh cấp 3. Nhánh nguyên thuỷ phát triển ở giữa thân chính và lá thứ hai kể từ gốc. Mặc dù vẫn dính liền vào thân cây mẹ tới tận những giai đoạn phát triển sau, nhưng nhánh nguyên thuỷ vẫn độc lập kể từ khi nó có rễ riêng. Quá trình đẻ nhánh liên quan chặt chẽ với quá trình ra lá. Thường khi ra lá đầu tiên thì mầm nách ở mắt ra lá bắt đầu phân hoá, trong quá trình ra các lá tiếp theo thì cũng tương tự như vậy ở các nhánh tiếp theo và theo quy luật thì khi lá thứ 4 xuất hiện thì lá thứ nhất kết thúc thời kỳ phân hoá và bắt đầu xuất hiện và khi ra lá thứ 5 thì nhánh thứ 2 xuất hiện. Thời gian đẻ nhánh của cây lúa được tính từ khi lúa bén rễ hồi xanh đến khi làm đốt, làm đòng. Tuy nhiên ở ruộng mạ cũng có hiện tượng đẻ nhánh nếu mạ gieo thưa, hoặc những cây mạ quanh bờ có thể đẻ 1-2 nhánh đầu tiên khi có 4-5 lá (gọi là mạ ngạnh trê), nhưng ngay lúc đó mật độ cây trong ruộng mạ tăng lên và quá trình đẻ nhánh ngừng lại. Về khả năng đẻ nhánh của cây lúa thì phụ thuộc vào phạm vi mắt đẻ (tức là số lá trên cây mẹ, tuổi mạ và số lóng đốt kéo dài) và điều kiện ngoại cảnh. Người ta cũng phân biệt thời gian đẻ nhánh hữu hiệu và vô hiệu. Trên cây lúa, thông thường chỉ có những nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có số lá nhiều, điều kiện dinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để trở thành nhánh hữu hiệu (nhánh thành bông). Còn những nhánh đẻ muộn, thời gian sinh trưởng ngắn, số lá ít thường trở thành nhánh vô hiệu. Bài 35: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẺ NHÁNH Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự đẻ nhánh, nhưng có 4 yếu tố ảnh hưởng trực tiếp là: giống lúa, khoảng cách cấy, mùa vụ gieo cấy và mức phân đạm. a) Về giống lúa: các giống thường có sự khác nhau về khả năng đẻ nhánh. Khả năng đẻ nhánh của một giống có thể đạt được mức tối đa bằng cách cấy thưa trên đất giàu dinh dưỡng. Nhưng trong những điều kiện thực tế đồng ruộng thì không thể nào đạt tới đích ấy. b) Về khoảng cách cấy: khi ta tăng khoảng cách cấy giữa các cây (tức là mật độ cấy càng thưa) thì số nhánh lúa trên 1 cây càng tăng nhưng có giới hạn nhất định. Nếu cấy với mật độ quá thưa đến bất hợp lý thì số nhánh lúa trên một đơn vị diện tích sẽ bị giảm đi. Vì vậy với một giống lúa nhất định, ngay từ khi nghiên cứu chọn, tạo giống thì tác giả đã phải nghiên cứu để đưa ra một mật độ cấy cùng với điều kiện chăm sóc thích hợp trong quy trình kỹ thuật của giống lúa đó. c) Về mùa vụ gieo cấy: thời gian đẻ nhánh của một giống lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào thời vụ gieo cấy. Vụ chiêm xuân có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ mùa và trong cùng một vụ thì vụ sớm sẽ có thời gian đẻ nhánh dài hơn vụ muộn. Tuy nhiên, tuy có thời gian đẻ nhánh ngắn hơn nhưng trong vụ mùa số nhánh lúa vẫn nhiều hơn trong vụ đông xuân. d) Về mức phân đạm: có một nguyên tắc, nếu bón lượng cao hơn và sớm hơn thì số đẻ cũng nhiều hơn. Nếu bón thúc đạm sớm, quá trình đẻ nhánh sẽ diễn ra sớm hơn. Nếu bón phân nhiều, bón thúc muộn, thời gian đẻ nhánh sẽ kéo dài hơn. 32
  34. Bài 36: HOA LÚA VÀ SỰ THỤ PHẤN, THỤ TINH Lúa là cây tự thụ, một bông hoa lúa (sau khi thụ phấn sẽ là 1 hạt thóc) là một bông hoa lưỡng tính có đầy đủ nhị và nhuỵ. Tuy nhiên, quần thể hoa lúa dày đặc và phấn của hoa lúa dễ bay theo gió nên hiện tượng thụ phấn chéo cũng dễ sảy ra trên đồng ruộng Việc nở hoa thụ phấn cũng phụ thuộc vào đặc điểm của giống lúa. Có giống tiến hành nở hoa thụ phấn ngay, nhưng cũng có giống phải chờ trỗ xong mới. tiến hành nở hoa thụ phấn. Khi nở hoa phơi màu, vảy cá hút nước trương to lên, đồng thời với áp lực của vòi nhị làm cho vỏ trấu mở ra. Khi vỏ trấu vừa hé mở thì bao phấn vỡ ra và hạt phấn rơi vào bầu nhuỵ để bầu nhuỵ phát triển thành hạt - quá trình thụ phấn đã hoàn thành. Tiếp sau đó vòi nhị vươn dài ra rất nhanh và đẩy bao phấn ra ngoài vỏ trấu - người ta đó là quá trình phơi màu. Tiếp đó, vòi nhị héo rũ và bao phấn rụng đi. Đến đây quá trình nở hoa thụ phấn đã hoàn thành. Hoa lúa nở theo quy luật từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong cho nên trên một bông, những hoa ở đầu bồng và đầu gié thường nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan đến trình tự vào chắc, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng nên cùng vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép hoặc có trọng lượng hạt thấp. Nhiệt độ và các điều kiện khí hậu, thời tiết khác như: mưa, gió, độ ẩm có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nở hoa, thụ phấn, thụ tinh của cây lúa. Nhiệt độ thấp hay nhiệt độ quá cao đều gây trở ngại cho sự mở ra của bao phấn. Trong sản xuất lúa, người ta thường bố trí mùa vụ sao cho thời điểm trỗ hoa của cây lúa nằm trong khoảng điều kiện khí hậu, thời tiết an toàn. 33
  35. Bài 37: BÔNG LÚA: CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH HẠT, NGUYÊN NHÂN LÀM HẠT LÉP VÀ SỰ NGỦ CỦA HẠT Sau khi thụ phấn là đến quá trình thụ tinh của hoa lúa. Quá trình thụ tinh kéo dài trong khoảng 8 giờ và bông lúa bước vào giai đoạn hình thành phôi (bộ phận sinh sản) và phôi nhũ (phần tinh bột chiếm đa phần của hạt thóc) Phôi phát triển khá nhanh sau khi hoa khi thụ tinh, chỉ sau 2 tuần đã phát triển xong và nằm ở dưới bụng hạt. Song song với sự phát triển của phôi, thì phôi nhũ cũng phát triển rất nhanh, khối lượng hạt gạo tăng nhanh trong vòng15-20 ngày đồng thời với quá trình vận chuyển và tích luỹ vật chất về hạt. Sau 21 ngày, hạt lúa đạt tới trọng lượng lớn nhất. Dựa vào sự biến đổi về hình dạng, màu sắc, chất dự trữ và khối lượng hạt, người ta chia quá trình chín của hạt lúa ra làm 3 thời kỳ: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Các giai đoạn phát triển này nếu không được chăm sóc tốt hoặc cây lúa gặp những điều kiện bất thuận thì sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hạt thóc. Hạt thóc lép là do thiếu tinh bột để làm đầy hạt, như vậy nguyên nhân hạt thóc bị lép còn do nhiều yếu tố khác như: nhiệt độ, ánh sáng, lượng và tỉ lệ phân bón, nhiệt độ Một đặc điểm quan trọng của hạt thóc ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất lúa, đó là sự ngủ nghỉ của hạt thóc. Sự ngủ nghỉ của hạt thóc tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống lúa và điều kiện lúc thu hoạch. Thường hạt giống có thể nghủ nghỉ trong thời gian từ 0 đến 80 ngày. Sự ngủ nghỉ của hạt giống là điều kiện thuận lợi và cũng đồng thời là điều kiện bất thuận bởi nếu hạt thóc không có thời gian ngủ nghỉ thì sẽ rất rễ bị nảy mầm trên bông nếu gặp thời tiết thuận lợi, ngược lại nếu thời gian ngủ nghỉ kéo dài thì những hạt giống mới thu hoạch không thể dùng làm giống ngay được. 34
  36. CHƯƠNG 6: PHÂN BÓN 35
  37. Bài 38: PHÂN BÓN VÀ BÓN PHÂN CHO CÂY LÚA Phân bón cho lúa chứa những chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho cây lúa phát triển, các loại dinh dưỡng này cần phải thường xuyên bổ sung cho cây lúa. Trong đất luôn tồn dư một lượng dinh dưỡng nhất định nhưng lượng dinh dưỡng từ đất thường không đủ cho cây lúa phát triển để đạt hiệu quả, hiệu suất cao nhất về năng suất, chất lượng khi thu hoạch. Người ta bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa bằng cách bón các loại phân bón vào đất hoặc phun lên lá các loại phân bón khác nhau, vào các giai đoạn khác nhau để đạt được kết quả sản xuất cao nhất. Có hai cách bón phân cho cây lúa: bón vào đất và phun lên lá: a) Loại phân bón vào đất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển. Phân bón vào đất thường ở dạng thô (phân hữu cơ: phân chuồng, phân rác, phân xanh, phân vi sinh), dạng bột, viên (phân bón vô cơ: phân đạm, phân lân, phân kali, vôi, phân khoáng hỗn hợp, phân vi lượng ). b) Loại phân phun lên lá: là những loại phân đa lượng dễ tan và phân vi lượng hay một số hoá chất kích thích khác ở dạng bột hoặc nước. Phân phun lên lá có đặc điểm là cây lúa dễ và nhanh hấp thu và là biện pháp kỹ thuật rất hữu hiệu trong điều kiện đất đai và bộ rễ lúa hư hại, kém phát triển hoặc cần bổ sung nhanh dinh dưỡng cho lúa. Phân bón qua lá có thể phun kết hợp cùng với thuốc bảo vệ thực vật. Đối với cây lúa người ta thường áp dụng chủ yếu biện pháp bón phân vào đất vì nguồn dinh dưỡng chủ yếu và cần thiết cho cây lúa thường tồn tại trong các loại phân bón vào đất. Sử dụng phân bón vào đất người ta dùng các loại phân hữu cơ để bón lót vào đất trước khi gieo mạ hay trước khi cấy cùng với một lượng nhất định phân vô cơ, còn phần lớn lượng phân bón vô cơ dùng để bón thúc vào các giai đoạn cần thiết bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa. Còn phun lên lá là biện pháp áp dụng đồng thời khi cây lúa cần bổ sung gấp một số dinh dưỡng cần thiết. Trong sản xuất các cây trồng nói chung và sản xuất lúa nói riêng, ngày nay người ta cũng sử dụng một số hoá chất kích thích khác để điều tiết hoặc thúc đẩy hay hạn chế từng giai đoạn phát triển hay bộ phận nhất định của cây lúa trong sản xuất hạt giống lúa lai F1 như: GA3, KH2PO4, điều hoa bảo Nếu tất cả các yếu tố sinh thái có liên quan đến sinh trưởng phát triển của cây lúa như: ánh sáng, độ ẩm, nước, nhiệt độ đã được đáp ứng đầy đủ mà lượng phân bón cung cấp cho cây lúa thiếu hoặc không cân đối, không đúng với nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kỳ phát triển thì cây lúa cũng không thể có một hiệu suất cao nhất. Và ngược lại cung cấp thừa phân bón về chủng loại cũng như lượng bón cũng không những không mang lại hiệu quả mà đôi khi còn gây nên những bất lợi cho sự phát triển của cây lúa và là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, phát triển. Bài 39: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CÂY LÚA VÀ VAI TRÒ CỦA PHÂN Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa hay nói cách khác là các chất dinh dưỡng cần thiết, không thể thiếu được đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa bao gồm: đạm (N), lân (P), kali (K), vôi, sắt, kẽm, đồng, magiê, mangan, mô-líp-đen, bo, silic, lưu huỳnh và các-bon, ô-xy, hyđrô. Tất cả các chất trên đây (trừ các- bon, ô-xy, hyđrô) phân bón đều có thể cung cấp được. Có nhiều chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần, nhưng 3 yếu tố dinh dưỡng mà cây lúa cần với lượng lớn là: đạm, lân và kali là những chất cần thiết cho những quá trình sống diễn ra trong cây lúa. Các nguyên tố khoáng còn lại, cây lúa cần với lượng rất ít và hầu như đã có sẵn ở trong đất, nếu thiếu thì tuỳ theo điều kiện cụ thể mà bón bổ sung. Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại. Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng gia đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu cụ thể. Theo nghiên cứu, để có năng suất 5 tấn hạt/ha/vụ thì lượng các chất dinh dưỡng chủ yếu cây lúa hút từ đất và phân bón là: 110kg N, 34kg P2O5, 156kg K2O, 23kg MgO, 20kg CaO, 5kg S, 3,2kg Fe, 2 kg Mn, 200g Zn, 150g B, 250g Si và 25gCl. Tuy nhiên không phải cứ bón bao nhiêu phân bón trong đất là cây lúa hút 36
  38. hết được, trong thực tế, cây lúa chỉ hút được khoảng 2/3 - 3/4 lượng phân bón, còn lại bị trông theo nước, bốc hơi và tồn dư trong đất. Bài 40: PHÂN BÓN HỮU CƠ Phân hữu cơ được chế biến từ những sản phẩm thực vật và động vật. Phân hữu cơ được bón với khối lượng lớn, nhưng nó chỉ chứa một lượng rất ít những chất dinh dưỡng khoáng mà cây lúa cần. Tuy nhiên, phân hữu cơ không thể thiếu trong sản xuất lúa, nó không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, mà còn làm cho cấu trúc của đất tốt hơn, đất tơi xốp hơn, bộ rễ lúa phát triển mạnh Có hai loại phân hữu cơ là: phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ công nghiệp, nhưng đối với cây lúa hiện nay dùng chủ yếu là phân hữu cơ truyền thống. Phân hữu cơ truyền thống bao gồm được chia làm 4 nhóm chính: a) phân chuồng, b) phân rác, c) than bùn và d) phân xanh. Ngoài ra còn có một số loại phân bón khác như: tro, phân bắc, phân gia cầm, bùn ao, bùn hồ, bùn sông, nước phù sa, khô dầu (bà con lại sau khi ép dầu từ một số loại thực phẩm) Phân hữu cơ công nghiệp bao gồm: a) phân hữu cơ khoáng (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng); b) Phân hữu cơ sinh học (được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác) và c) phân hữu cơ vi sinh – còn gọi là phân vi sinh (là sản phẩm phân bón chứa vi sinh vật sống, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của các vi sinh vật có ích tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được hay các hoạt chất sinh học, đối kháng vi khuẩn, vi nấm gây bệnh vùng rễ cây để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản). Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng cho lúa trong đó chủ yếu là phân chuồng (được ủ hoai mục từ phân bắc, phân gia súc cùng với rơm rạ, thân lá ngô hay các phụ phẩm hữu cơ khác trong vòng từ 2 – 6 tháng, hoặc cũng có thể ủ phân chuồng với đất bột, phân lân và vôi bột). Các loại phân được sử dụng ủ làm phân chuồng tốt nhất là phân bắc, lần lượt là các loại phân lợn, dê, cừu, bò cái, bò đực và kém hơn cả là phân ngựa. Nông dân Việt Nam còn xử dụng phân xanh để bón cho lúa. Phân xanh là tên gọi chung các cây hoặc lá cây tươi được ủ hay vùi thẳng xuống đất. Trong quá trình phân giải của cây xanh khi vùi trong đất, nhất là ở điều kiện ngập nước, thường phát sinh ra nhiều hợp chất độc hại đối với cây như H2S, axit butiric, CH4, C2H2 do vậy cần bón thêm vôi, lân kèm theo. Ngoài ra có thể dùng bất kỳ loại phân hữu cơ vi sinh truyền thống nào để bón cho cây lúa tùy theo điều kiện và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa. Bài 41: PHÂN BÓN VÔ CƠ Phân bón vô cơ là phân hóa học hay còn gọi là phân khoáng. Nó được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Trong quá trình sản xuất có sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên hoặc tổng hợp. Tùy thuộc vào nguyên tố dinh dưỡng chứa trong phân mà người ta gọi là phân đạm, phân lân hay phân kali. Nếu người ta sản xuất loại phân bón đơn lẻ với một loại nguyên tố dinh dưỡng hoặc đạm, hoặc lân, hoặc kali thì gọi là phân bón đơn. Người ta còn sản xuất các loại phân bón đa nguyên tố bao gồm: a) phân hỗn hợp (hỗn hợp của một số loại phân đơn trộn lại với nhau bằng cơ giới cùng với chất phụ gia); b) phân hóa hợp (điều chế qua tác động hóa học giữa hai loại hóa chất để được phân bón thường có 2 nguyên tố dinh dưỡng như KNO3, NH4N2PO4, (NH4)2HPO4 và c) phân phức hợp (gồm nhiều loại nguyên tố hợp thành qua tác động hóa học hoặc cơ lý hoặc cả hóa học và cơ lý, cũng có thể chứa chất kích thích sinh trưởng, thuốc từ sâu và thường chứa cả 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K với những tỉ lệ khác nhau. Ngoài ra người ta còn sản xuất phân bón trung lượng và phân bón vi lượng: a) Phân bón trung lượng (chứa các nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, Na, S). Các loại thành phần này thường được cung cấp qua thành phần phụ của phân bón đa lượng và chất cải tạo đất; 37
  39. b) Phân bón vi lượng: là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các nguyên tố vi lượng cho cây (B, Cl, Co, Fe, Mn, Mo, Zn, Cu), có thể còn có thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng. Đặc điểm của phân bón vô cơ là: chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao; phần lớn phân hóa học dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và có hiệu quả nhanh, nâng cao độ phì của đất; bón nhiều phân hóa học và bón liên tục nhiều vụ, nhiều năm, đặc biệt là phân đạm và phân kali làm cho đất hóa chua nếu không sử dụng phân chuồng hoặc sử dụng ít để bón lót. Nói chung, phân hóa học làm giàu đất về các yếu tố dinh dưỡng, thay đổi độ chua (pH) của đất và ảnh hưởng đến hoạt động vi sinh vật trong đất. Xu hướng trong sản xuất các cây trồng nói chung và sản xuất lúa nói riêng, người ta thường sử dụng phân bón hỗn hợp NPK. Sử dụng phân bón hỗn hợp NPK cho lúa thường dùng với tỉ lệ 14-14-14 hoặc 24-12- 12 hoặc một số loại chuyên dụng khác rồi bổ sung các loại phân đơn theo yêu cầu dinh dưỡng của cây lúa. Bài 42: PHÂN ĐẠM VÀ HIỆU SUẤT CỦA PHÂN ĐẠM Đạm đóng vai trò quan trọng trong đời sống cây lúa, nó giữa vị trí đặc biệt trong việc tăng năng suất lúa. Tại các bộ phận non của cây lúa có hàm lượng đạm cao hơn các các bộ phận già. Đạm là một trong những nguyên tố hóa học cơ bản của cây lúa, đồng thời cũng là yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển của tế bào và các cơ quan rễ, thân, lá Đạm có tác dụng mạnh trong thời gian đầu sinh trưởng và tác dụng rõ rệt nhất của đạm đối với cây lúa là làm tăng hệ số diện tích lá và tăng nhanh số nhánh đẻ. Tuy nhiên hiệu suất quang hợp và hiệu suất nhánh đẻ hữu hiệu có ngưỡng nhất định nên khi sử dụng đạm cần phải chú ý điều chỉnh lượng bón và thời điểm bón đạm cho cây lúa. Nếu thiếu đạm, cây lúa thấp, đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục giảm, lá lúa ngả màu vàng và lúa sẽ trỗ sớm hơn, số bông và số lượng hạt ít hơn, năng suất lúa bị giảm. Nếu bón nhiều đạm và trong điều kiện ruộng thừa chất dinh dưỡng thì cây lúa thường dễ hút đạm, dinh dưỡng thừa đạm sẽ làm cho lá lúa to, dài, phiến lá mong, nhánh lúa đẻ vô hiệu nhiều, lúa sẽ trỗ muộn, cây cao vóng dẫn đến hiện tượng lúa lốp, đổ non dẫn đến năng suất, hiệu suất lúa không cao. Cây lúa hút đạm nhiều nhất vào hai thời kỳ: thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ làm đòng. Có 4 dạng phân đạm đơn là: a) dạng nitrat; b) dạng amôn và amôniắc; c) dạng amôn – nitrat và d) dạng amid. Trên thị trường phân bón Việt Nam hiện nay có 3 dạng đạm vô cơ chính được nông dân sử dụng là: a) amôn sunphat: (NH4)2SO4 – đạm SA; b) Đạm Clorua: NH4Cl và c) Urê: Co(NH2)2, trong đó dạng đạm vô cơ được dùng bón cho lúa là Urê. Đạm bón cho lúa còn nằm trong các loại phân bón khác như trong phân chuồng, phân hỗn hợp NPK, phân bón qua lá Bài 43: PHÂN ĐẠM VÀ MÙA VỤ Nhu cầu về đạm của cây lúa ở từng mùa vụ là khác nhau nên việc sử dụng phân đạm cũng khác nhau. Ở vụ mùa (mùa mưa): cây lúa cao, bộ lá rậm rạp, che khuất lẫn nhau nên việc tạo chất dinh dưỡng trong lá bị giảm. Vào mùa mưa, nguồn năng lượng ánh sáng ở bên trên và trong ruộng lúa thấp nên hầu như cây lúa không dùng hết lượng phân bón để tạo hạt. Hơn nữa, mưa nhiều trong vụ mùa cũng là nguồn bổ sung phân bón, phân đạm cho cây lúa, vụ mùa nên bón một lượng phân bón vừa phải. Ở vụ chiêm xuân (mùa khô): cây lúa thấp và ít nhánh, năng lượng ánh sáng nhiều hơn vụ mùa. Ngoài việc trong vụ xuân có thể cấy dày hơn thì việc bón lượng phân đạm nhiều hơn là điều cần thiết. Với lượng ánh sáng nhiều, bón phân đạm trong vụ xuân sẽ làm tăng được số nhánh đẻ, diện tích bộ lá cao sẽ tạo cho tốc độ tạo chất dinh dưỡng của cây lúa cao và hiệu quả hơn, số nhánh đẻ thêm do bón đạm cũng hường hữu hiệu vì ít bị che rợp. Như vậy nên bón nhiều, tăng lượng phân đạm cũng như các loại phân bón khác cho cây lúa trong vụ xuân, nhưng vẫn phải lưu ý đến hiệu suất để cân nhắc lượng đạm bón cho lúa. Việc bón phân đúng lượng sẽ cho hiệu quả và thu nhập cao nhất, với bất kỳ mùa vụ nào cũng phải cân nhắc lượng đạm bón cho lúa sao cho vừa đủ lượng. Lượng đạm vừa đủ trong đất làm tăng diện tích lá, số chồi, làm tăng năng suất lúa. Quá nhiều phân đạm trong đất sẽ làm cây tăng trưởng mạnh, cây bị ngã đổ do nhận 38
  40. được ít ánh sáng, còn ở thời kỳ sinh sản, bón quá nhiều đạm sẽ làm tăng số hạt lép và tạo nhiều chồi con. Nếu không đủ lượng đạm thì cây lúa sinh trưởng phát triển kém cũng không thể cho năng suất cao. Bài 44: PHÂN ĐẠM VÀ CÁCH SỬ DỤNG ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ Cần chú ý rằng: lượng phân đạm bón cho cây lúa chỉ được cây hấp thụ khoảng 40%, lượng 60% còn lại thì 40% bị mất đi do bốc hơi, rửa trôi và 20% còn lại thì lưu giữ trong đất có thể một phần được vụ tiếp theo sử dụng). Vì vậy phải có cách bón để sao cho cây lúa hấp thụ được nhiều nhất bằng cách: điều chỉnh lượng đạm bón ở các mùa vụ khác nhau, đối với các chân đất, giống lúa khác nhau và vào thời điểm nào cho thích hợp Việc bón phân đạm đúng lượng sẽ cho hiệu quả cao nhất. Lượng phân đạm cần bón còn phụ thuộc vào giá cả, hiệu quả tăng năng suất và tùy theo từng loại giống lúa. Việc bón phân đúng lượng sẽ cho thu nhập cao nhất. Để sử dụng phân đạm cho lúa một cách có hiệu quả nhất cần áp dụng đồng bộ các yếu tố: lượng phân và mùa vụ, lượng phân và giống, cách bón và thời điểm bón thì chắc chắn sẽ cho một hiệu quả cao nhất. Các giống có tiềm năng năng suất cao, chịu thâm canh thì sử dụng lượng đạm cao cây lúa vẫn hấp thụ, phát triển tốt và không bị lốp đổ. Theo Bùi Huy Đáp (1981): các giống cao cây và thấp cây có nhu cầu về đạm cũng khác nhau. Các giống cao cây cần đạm từ lúc đẻ nhánh đến khi lúa sắp trỗ, còn các giống thấp cây thì nhu cầu về đạm tăng đều tới lúc lúa trỗ và sau khi trỗ xong thì nhu cầu về đạm giảm rõ rệt. Với những giống lúa mới, bón phân sẽ cho năng suất tăng lên nhiều hơn năng suất giống lúa cũ, dù là trồng vào vụ nào, bón đạm nhiều hay ít. Lượng phân đạm bón cho cây lúa phải thích hợp: lượng phân bón thích hợp phụ thuộc vào mùa vụ gieo cấy, độ màu mỡ của đất, tiềm năng năng suất của giống lúa, giá cả phân bón, thời gian và cách bón phân. Ngoài việc phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật của các giống lúa, còn phải quan sát, cân nhắc lượng và thời điểm bón phân đạm dựa vào chân đất, thời tiết và màu sắc bộ lá lúa (dùng bảng so màu lá lúa). Bón phân đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa: yêu cầu về đạm của cây lúa thay đổi theo thời gian sinh trưởng. Cây lúa cần nhiều đạm trong thời kỳ đẻ nhánh, nhất là thời kỳ đẻ nhánh cực đại. Khi kết thúc thời kỳ phân hóa đòng, hầu như cây lúa đã hút trên 80% tổng lượng đạm cho cả chu kỳ sinh trưởng. Bài 45: PHÂN ĐẠM CÁCH CÁCH BÓN ĐẠM ĐỂ TĂNG HIỆU QUẢ Một trong những yếu tố quan trọng để tăng hiệu quả bón đạm cho cây lúa là cách bón, hay nói cách khác là bón đạm như thế nào. Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho cây lúa vào lúc cấy và lúc cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong. Cách bón phân đạm tốt nhất là trước khi cấy phân đạm được trộn với đất để cho phân đạm gần rễ hơn. Khi bón phân cũng phải quan sát không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi. Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng đạm (dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên). Khi quan sát thấy trời sắp mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi; khi chưa nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm vì đạm dễ bị bay hơi. Trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối là thời điểm bón đạm tốt nhất. Cần phải luôn luôn giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. Trước khi bón phân đạm cho lúa cần phải làm sạch cỏ dại bởi vì cỏ sẽ cạnh tranh phân đạm với cây lúa. Cỏ càng mọc nhanh sẽ cạnh tranh với lúa không những chỉ phân bón mà cả nước, ánh sáng, không gian chứa khí và điều kiện để sâu bệnh phát sinh phát triển. Cần phải làm cỏ trong vòng 30 ngày sau khi cấy, nếu không làm cỏ ngay trong giai đoạn này thì năng suất lúa sẽ bị giảm rõ rệt. Một điểm chú ý khác khi bón thúc phân đạm là không nên bón khi lá lúa còn ướt bởi phân đạm sẽ dính lại trên lá ướt và với lượng nhiều có thể gây cháy lá; phân đạm đã hòa tan vào những giọt nước trên lá lúa sẽ bị mất vào không khí khi các giọt nước đó bốc hơi, khô đi. Cũng không nên bón thúc phân đạm nếu như thấy có mưa to vì đạm vừa bón sẽ bị trôi đi mất. 39
  41. Bài 46: PHÂN LÂN VÀ HIỆU SUẤT CỦA PHÂN LÂN Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ lân nguyên chất (P2O5) chiếm xung quanh 0,2% trong rơm rạ và khoảng 0,48% trong hạt gạo. Phân lân tham gia vào thành phần ADN và ARN của cây lúa, lân có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành diệp lục, protit và vận chuyển tinh bột; lân còn đóng góp vào quá trình hình thành chất béo và tổng hợp prôtêin trong cây. Cũng như đạm, tỉ lệ lân cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Lân cũng làm tăng sự phát triển của bộ rễ, thúc đẩy việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên và lông hút. Cây lúa hút lân trong suốt thời kỳ sinh trưởng từ khi cây lúc mọc đến khi lúa trỗ, nhưng hút lân mạnh nhất vẫn là thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng, tuy nhiên giai đoạn đầu nhu cầu về lân của cây lúa là rất thấp. Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tý thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm. Trong sản xuất, khi bón phân lân cho lúa, lượng lân supe bao giờ cũng gấp 1,5-2 lần so với đạm urê và thường bón lót toàn bộ phân lân cùng với phân chuồng hay phân xanh để cung cấp kịp thời lân cho sự phát triển của bộ rễ lúa. Phân lân thường chia làm 2 loại: phân lân tự nhiên và phân lân chế biến. a) Phân lân tự nhiên có hai dạng: photphorit dạng bột mịn và apatit nghiền, không có mùi. Nếu là photphorit thì có màu vàng đất, màu xám hoặc vàng nâu. Nếu là apatit thì có màu xám xanh. Hàm lượng lân nguyên chất (P2O5) của hai dạng phân này chiếm không quá 40%. Riêng với apatit có chứa 40-50% vôi và một số nguyên tố vi lượng như: sắt, ðồng, mangan và megiê. Loại phân này không tan trong nước, khi bón vào đất phân tan dần nhờ nước có khí cacbonic hay axit yếu. Phân này thường dùng bón lót và có tác dụng chậm, nó có chứa vôi nên có tác dụng tốt ở đất chua phèn. Ngoài ra còn có một số loại phân lân tự nhiên khác (còn gọi là phân lèn) được xếp vào loại lân dễ tiêu được lấy từ hang núi đá vôi: dạng bột phôtphorit thýờng không chứa đạm và phân và xác chim, dơi sống trong các hang núi. b) Phân lân chế biến: loại thường dùng trong sản xuất lúa hiện nay là lân supe, còn gọi là lân Lâm Thao và lân nung chảy hay phân lân Vãn Ðiển là những loại phân bón trong nước sản xuất. • Loại phân ở dạng bột và có màu xám hay trắng xám, có mùi chua, tan được trong nước là supe lân và loại phân này thường bón lót cho đất ít chua. • Loại phân lân có dạng bột màu xám xanh có ánh thủy tinh, không mùi, không tan trong nước nhưng tan trong axit yếu là lân nung chảy (hay còn gọi là técmo phốtphát) do hai doanh nghiệp nhà nước sản xuất là Văn Ðiển và Ninh Bình, có thể dùng ở nhiều loại đất, đặc biệt nó có tác dụng ở đất chua. Loại phân chế biến này thường chứa 18–20% P2O5 tổng số. Phân lân nung chảy cũng có thêm một số nguyên tố vi lượng. Ngoài ra trên thị trường có nhập một số loại phân lân nung chảy được nhập từ các nước: Mỹ, Cộng hòa A- Rập thống nhất, Nhật Bản và Cộng hoa Liên bang Ðức. 40
  42. Bài 47: PHÂN KALI VÀ HIỆU SUẤT CỦA PHÂN KALI Trong cây lúa, tính theo chất khô, tỉ lệ kali nguyên chất (K2O) chiếm khoảng 0,6-1,2% trong rơm rạ và khoảng 0,3-0,45% trong hạt gạo. Khác với đạm và lân, kali không tham gia vào thành phần bất kỳ một hợp chất hữu cơ nào mà chỉ tồn tại dưới dạng ion trong dịch bào và một phần nhỏ kết hợp với chất hữu cơ trong tế bào chất của cây lúa. Cũng như đạm, lân, kali chiếm tỉ lệ cao hơn tại các cơ quan non của cây lúa. Kali tồn tại dưới dạng ion nên nhờ vậy mà kali có thể len lỏi vào giữa các bào quan, xúc tiến quá trình vận chuyển dinh dưỡng, giúp cây lúa tăng cường hô hấp. Kali còn giúp thúc đẩy tổng hợp prôtit, do vậy nó hạn chế việc tích lũy nitrat trong lá, hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm cho lúa. Ngoài ra kali còn giúp bộ rễ tăng khả năng hút nước và cây lúa không bị mất nước quá mức ngay cả trong lúc gặp khô hạn, kali làm tăng khả năng chống hạn và chống rét cho cây lúa. Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ, chịu hạn và chịu rét tốt. Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2-1/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu chứng thiếu kali trên lá, cho nên khi triệu chứng suất hiện thì năng suất đã giảm nên việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây. Trong sản xuất, khi bón phân kali cho lúa, lượng kali clorua bao giờ cũng ít nhất trong 3 loại phân bón chính và thường sử dụng để bón thúc cùng với phân đạm. Phân kali có 2 loại: phân kali tự nhiên và chế biến công nghiệp: a) Phân kali tự nhiên có: Sylvinit chứa 12-15% K2O, Cainit chứa 10-12% K2O, bột xi măng chứa 14- 35% K2O và tro bếp chứa 8-15% K2O. b) Phân kali chế biến công nghiệp: bao gồm Clorua kali chứa 58-62% K2O, Sunphat kali chứa 45-48% K2O, Nitrat kali chứa 41-46% K2O và Patenkali chứa 29% K2O. Phân kali bón cho lúa chủ yếu là Kali Clorua (KCl) – còn gọi là MOP. Loại phân này ở bạng bột màu hồng hoặc màu trắng như muối, dễ tan trong nước, dễ hút ẩm và đóng cục, có vị mặn. Loại phân bón này chứa 58-62% kali nguyên chất K2O thường được trộn với đạm urê để bón thúc cho lúa. Phân bón này thường được nhập từ các nước: Canada, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Ðức. 41
  43. CHƯƠNG 7: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA 42
  44. Bài 48: NƯỚC VÀ ÐỜI SỐNG CÂY LÚA Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúa nước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa. Ở nước ta đại bộ phận ruộng lúa đều tưới ngập nước, tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn (lúa cạn, lúa nương ) sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước. Lại có những giống lúa chịu được nước sâu, ở vùng Ðồng Tháp Mười những giống lúa cổ truyền có thể chịu ngập sâu đến 3 mét. Nước là thành phần chủ yếu của cây lúa, nếu lấy 100g lá lúa tươi đem sấy thì lượng lá khô chỉ còn lại 12g (còn 88g là lượng nước bốc hơi), đem phần lá khô đốt cháy hoàn toàn thì lượng tro còn lại là 1,5g. Với 88% trọng lượng cây lúa, nước là thành phần chủ yếu và cực kỳ quan trọng đối với đời sống cây lúa. Nước là điều kiện để thực hiện các quá trình sinh lý trong cây lúa, đồng thời cũng là môi trường sống của cây lúa, là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu được đối với cây lúa. Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đẩy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng. Nhu cầu về nước qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa cũng khác nhau: • Thời kỳ nảy mầm: hạt lúa khi bảo quản thường phải giữ độ ẩm 13%, khi ngâm ủ hạt thóc hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm tốt khi độ ẩm ðạt 25-28%. Những giống lúa cạn lại được gieo khô khi đất đủ ẩm hoặc trời mưa có nước mới nảy mầm và mọc được. • Thời kỳ mạ: từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm. Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ được 3-4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy. • Thời kỳ ruộng cấy: từ sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mức nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi: cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị ðổ và sâu bệnh. Người ta còn dùng nước để điều tiết sự ðẻ nhánh hữu hiệu của ruộng lúa. Bài 49: NHIỆT ÐỘ VÀ ÐỜI SỐNG CÂY LÚA Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên điều kiện khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây lúa phát triển. Lúa là loại cây ưa nóng, để hoàn thành chu kỳ sống, cây lúa cần một lượng nhiệt nhất ðịnh. Trong điều kiện trồng lúa ở nước ta, thường những giống ngắn ngày cần một lượng tổng tích ôn là 2.500-3.000oC, giống trung ngày từ 3.000-3.500oC, giống dài ngày từ 3.500-4.500oC. Trong quá trình sinh trưởng, nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại. Ðối với vụ chiêm xuân ở nước ta, các giống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn, vì vậy việc dự báo khí tượng trong vụ chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi để bố trí cơ cấu mùa vụ cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét. Với vụ mùa thì điều kiện nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa cấy trong vụ mùa ít thay đổi. Cây lúa yêu cầu nhiệt độ khác nhau qua các thời kỳ sinh trưởng: - Thời kỳ nảy mầm: nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30-35oC, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10-12oC và cao nhất là 40oC không có lợi cho quá trình cảy mầm và phát triển của mầm. 43
  45. - Thời kỳ mạ: nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25-30oC. Với vụ hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển. Với vụ chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét. Ðể chống rét cho mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilông cho mạ là biện pháp chống rét hữu hiệu nhất. - Thời kỳ ðẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25-32oC. Nhiệt độ thấp dưới 16oC hay cao hơn 38oC đều không thuận lợi cho việc đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này. - Thời kỳ trỗ bông, làm hạt: đây là thời kỳ cây lúa mẫn cảm nhất với điều kiện ngoại cảnh, nhất là nhiệt độ. Thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ tốt nhất từ 28-30oC. Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong ðiều kiện cây lúa nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 17oC) hoặc quá cao (trên 40oC) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được làm tỉ lệ lép cao. Thời kỳ làm hạt nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm cũng ảnh hưởng đến nãng suất lúa. Bài 50: ÁNH SÁNG VÀ ÐỜI SỐNG CÂY LÚA Cũng giống như yếu tố nhiệt độ, cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên nó là cây ưa sáng và mẫn cảm với quang chu kỳ (độ dài ngày). Giống như đại đa số các cây trồng khác, cường độ ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất lúa. Ðặc biệt với một số giống lúa địa phương trung và dài ngày, chu kỳ chiếu sáng có tác động đến quá trình làm đòng, ra hoa (gọi là những giống có phản ứng quang chu kỳ hay là giống cảm quang). Về cường ðộ ánh sáng do bức xạ mặt trời chiếu xuống mặt đất thì ánh sáng mà ta nhìn thấy được là loại ánh sáng có tác dụng cho quá trình quang hợp của cây lúa. Cường độ ánh sáng thay đổi theo vĩ độ địa lý, theo thời gian trong năm và thời gian trong ngày. Trong ngày, cường độ ánh sáng đạt cực đại vào khoảng 11- 13 giờ trưa, còn ở thời điểm 8-9 giờ sáng và 15-16 giờ chiều thì cường độ ánh sáng chỉ bẳng ½ thời ðiểm cực đại trong ngày. Trong năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều, riêng đối với các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường ðộ ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa, riêng vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4-5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi. Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Nếu các cây trồng hàng nãm phân chia làm 3 loại theo đặc tính phản ứng quang chu kỳ (loại phản ứng ánh sáng dài ngày, loại phản ứng ánh sáng ngắn ngày và loại phản ứng trung tính với ánh sáng) thì cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9-10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa. Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và vùng trồng. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào cụ chiêm xuân lúa sẽ không ra hoa. Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ thì có thể gieo cấy vào mọi thời vụ trong năm. 44
  46. Bài 51: CÁC GIAI ÐOẠN PHÁT TRIỂN VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT Mỗi một giai đoạn phát triển của cây lúa đều liên quan mật thiết đến yếu tố cấu thành năng suất: Năng suất hạt = Số bông/m2 X Số hạt/bông X Tỉ lệ hạt chắc/bông (%) X Khối lượng 1.000 hạt Hầu như mỗi một yếu tố cấu thành năng suất lúa đều liên quan đến một giai đoạn phát triển cụ thể của cây lúa, mỗi một yếu tố đóng một vai trò khác nhau nhưng đều nằm trong một hệ quả liên hoàn tạo nên hiệu suất cao nhất mà trong đó các yếu tố đều có liên quan mật thiết với nhau. Như vậy mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển đều liên quan và tạo nên năng suất hạt sau này. Vì vậy, chăm sóc, quản lý tốt ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây lúa là điều hết sức cần thiết để nâng cao hiệu suất và năng suất cây lúa. Số nhánh lúa sẽ quyết định số bông và đó cũng là yếu tố quan trọng nhất để có năng suất cao. Có thể nói số bông đóng góp trên 70% năng suất, trong khi đó số hạt/bông, số hạt chắc/bông và trọng lượng hạt đóng góp gần 30%. Số bông/đơn vị diện tích hình thành bởi 3 yếu tố: mật độ cấy, số nhánh (số dảnh hữu hiệu), điều kiện ngoại cảnh và yếu tố kỹ thuật (như phân bón, nhiệt độ, ánh sáng ). Mật độ cấy là cơ sở của việc hình thành số bông/đơn vị diện tích. Tùy vào giống lúa và các điều kiện thâm canh như: đất đai, nước, phân bón, thời vụ mà quyết định mật độ cấy thích hợp để có thể tăng tối đa số bông trên một đơn vị diện tích. Một yếu tố cũng hết sức quan trọng là điều chỉnh sao cho số bông hữu hiệu/đơn vị diện tích là cao nhất và thích hợp nhất, biện pháp tối ưu là: Số nhánh lúa tối đa – Số bông lúa hữu hiệu = 0 Nhưng trong thực tế quần thể ruộng lúa thì hầu như không có hiệu số này bởi nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ đẻ nhánh (từ khi cấy lúa bén rễ hồi xanh đến khi phân hóa đòng) thì các nhánh hữu hiệu kết thúc trước khi phân hóa đòng từ 10-12 ngày, hơn nữa yếu tố mùa vụ cũng liên quan đến việc đẻ nhánh hữu hiệu, ví dụ trong điều kiện miền Bắc Việt Nam thì vụ chiêm xuân nhánh hữu hiệu lại tập trung vào thời kỳ cuối, còn vụ mùa lại tập trung vào thời kỳ đầu. Tuy nhiên việc điều chỉnh để quần thể ruộng lúa có tỉ lệ số nhánh hữu hiệu cao nhất là tiền đề để nâng cao năng suất lúa đến mức tối đa là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất lúa. Số hạt/bông nhiều hay ít tùy thuộc vào số gié, số hoa phân hóa cũng như thoái hóa. Toàn bộ quá trình này nằm trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực (từ làm đòng đến trỗ). Và số lượng gié, hoa phân hóa được quyết định ngay từ thời kỳ đầu của quá trình làm đòng (bước 1-3 trong vòng từ 7-10 ngày). Thời kỳ này bị ảnh hưởng bởi sinh trưởng của cây lúa và điều kiện ngoại cảnh, các yếu tố này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự thoái hóa hoa. Thời kỳ thoái hóa hoa thường bắt đầu vào bước 4 (hình thành nhị và nhụy) và kết thúc vào bước 6, tức là khoảng 10-12 ngày trước trỗ. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu dinh dưỡng ở thời kỳ làm đòng hoặc do ngoại cảnh bất thuận như trời rét, âm u, thiếu ánh sáng, bị ngập, hạn, sâu bệnh ngoài ra cũng có nguyên nhân do đặc điểm của một số giống. Tỉ lệ hạt chắc/bông: tăng tỉ lệ hạt chắc/bông hay nói cách khác là giảm tỉ lệ hạt lép/bông cũng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lúa. Tỉ lệ hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trỗ, nếu gặp điều kiện bất thuận trong thời kỳ này thì tỉ lệ lép sẽ cao. Tỉ lệ lép/bông không chỉ bị ảnh hưởng của các yếu tố nói trên mà còn bị ảnh hưởng bởi đặc điểm của giống. Thường tỉ lệ lép giao động tương đối lớn, trung bình từ 5-10%, ít là 2-5%, cũng có khi trên 30% hoặc thậm chí còn cao hơn nữa. Yếu tố cuối cùng là Khối lượng 1.000 hạt: yếu tố này biến động không nhiều do điều kiện dinh dưỡng và ngoại cảnh mà chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố giống. Khối lượng 1.000 hạt được cấu thành bời 2 yếu tố: khối lượng vỏ trấu (thường chiếm khoảng 20%) và khối lượng hạt gạo (thường chiếm khoảng 80%). Vì vậy muốn khối lượng hạt gạo cao, phải tác động vào cả 2 yếu tố này. 45
  47. CHƯƠNG 8: CÔN TRÙNG HẠI LÚA 46
  48. Bài 52: SÂU ĐỤC THÂN BƯỚM 2 CHẤM (Tên khoa học: Scirpophaga incertulas Walker) Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng hình đẻ thành ổ hình bầu dục, trên mặt phủ lớp lông màu vàng nhạt, ở giữa nhô lên. Mới đẻ trứng có màu trắng, sau chuyển ngà vàng, sắp nở màu đen. - Sâu non đẫy sức màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Chân bụng ít phát triển, móc bàn chân bụng có 28 cái xếp thành hình elip. - Nhộng: con cái có chân sau dài hết đốt bụng 5, còn con đực có chân sau dài tới đốt bụng 8. Nhộng mới hóa có màu trắng sữa, sau chuyển màu vàng nhạt. - Con trưởng thành: + Ngài đực có đầu ngực và cánh trước màu nâu vàng nhạt hình tam giác; giữa cánh có một chấm đen; từ đỉnh cánh đến mép sau có một vệt xiên màu nâu đen, mép ngoài cánh có 9 chấm đen nhỏ; mắt kép, to đen. + Ngài cái có thân màu trắng vàng hoặc vàng nhạt, cuối bụng có chùm lông màu vàng nhạt, giữa cánh trước có một chấm đen. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 54-66 ngày. Nhiệt độ từ 19-25oC có: + Thời gian trứng: 8-13 ngày. + Thời gian sâu non: 36-39 ngày. + Thời gian nhộng: 12-16 ngày. + Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 3 ngày. Ngài của sâu đục thân bướm 2 chấm có tính hướng sáng mạnh, vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó và đêm sau có thể đẻ trứng, ban ngày ẩn nấp, bị khua động thì bay sang cây khác. Ngài cái hoạt động mạnh từ 19-20 h, ngài đực từ 23-1 h sáng. Mỗi ngài cái đẻ từ 1-5 ổ trứng (có 100-150 quả trứng/ổ). Một năm sâu đục thân bướm 2 chấm phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại. Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy. Sâu đục thân bướm hai chấm thường phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân muộn và mùa chính vụ. Các tỉnh Miền Nam và Miền Trung gây hại ở tất cả các vụ lúa, còn các tỉnh Miền Bắc thi những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thì thường phát sinh nặng. Sâu phân bố khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới. 47
  49. Nhộng Bướm sâu đục thân 2 chấm Ổ trứng trên lá lúa Phòng trừ bằng cách: ● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài. ● Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng. ● Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm ● Diệt trừ bằng thuốc hoá học lưu dẫn và nội hấp trừ sâu như: Padan 95SP, Gegent 800WP 48
  50. Bài 53: SÂU ĐỤC THÂN 5 VẠCH ĐẦU NÂU (Tên khoa học: Chilo suppressalis Walker) Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyển màu nâu, gần nở màu đen. Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%). - Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch dọc màu nâu xẫm. màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng. Móc bàn chân bụng có 51-56 cái xếp thành hình tròn. - Nhộng: màu nâu vàng, mặt bụng có 5 vạch màu nâu, rầu đầu ngắn hơn chân giữa, chân giữa ngắn hơn cánh, chân sau không vượt quá mút cánh. - Con trưởng thành: + Ngài đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, mắt kép đen; râu đầu hình sợi chỉ, những đốt cuối hình răng cưa nhỏ; giữa cánh trước có một chấm tím đen, dưới có 3 chấm cùng màu xếp xiên, bụng thon nhỏ. + Ngài cái có râu đầu hình sợi, trên cánh không có chấm vệt như con đực, mép ngoài cánh có 7 chấm đen. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân bướm 2 chấm từ 35-45 ngày. Nhiệt độ từ 16-29oC và độ ẩm 70% có: + Thời gian trứng: 5-10 ngày. + Thời gian sâu non: 20-48 ngày. + Thời gian nhộng: 7-15 ngày. + Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày. Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài cái vào đèn nhiều hơn ngài đực. Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82 quả trứng/ổ) và số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng không bao giờ đẻ hết số trứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả trong bụng và nếu nhiệt độ thấp, mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong bụng nhiều. Ngài của loại sâu này thích đẻ trên lúa xanh hơn trên mạ. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ thích hợp cho loài sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng là nhiệt độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh. Sâu non đục vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bông bạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy. Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là loại sâu gây hại nghiêm trọng ở các vùng lúa ôn đới và cận nhiệt đới, vùng có nhiệt độ thấp và vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa. Sâu phân bố khắn các vùng trồng lúa trong nước và thế giới. 49
  51. Bướm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Phòng trừ bằng cách: ● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài. ● Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng. ● Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm ● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc, nội hập như: Padan 95SP, Gegent 800WP 50
  52. Bài 54: SÂU ĐỤC THÂN 5 VẠCH ĐẦU ĐEN (Tên khoa học: Chilo polychrysus Meyrik Chilo polychrysa Meyrik) Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ màu trắng, sau chuyển màu vàng nhạt, vàng tro; trước lúa nở 1-2 ngày thể hiện rõ điểm đen. Trứng đẻ thành từng ổ theo dạng vẩy cá, thường từ 1-3 hàng, nhiều nhất 5 hàng trên mặt lá. - Sâu non đẫy sức có đầu màu đỏ đậm tối hoặc đen; mặt bụng của ngực trắng mờ xen lẫn vàng nhạt hoặc nâu nhạt; mảnh lưng ngực trước nâu đen, lưng có 5 vạch dọc. Bình thường sâu non có 5 tuổi, cá biệt có 7 tuổi. - Nhộng: con cái dài hơn nhộng đực. Nhộng mới hóa có màu vàng, mặt lưng có 5 vạch dọc màu nâu gụ. Lỗ thở của bụng hơi lồi, gần mép trước của mặt lưng đốt bụng thứ 5-7 có dẫy chấm nổi, cuối bùng phía lưng có 4 gai xếp thành vòng cung, phía bụng có 2 gai, các gai đều ngắn, thẳng và không có lông. - Con trưởng thành: + Ngài đực có đầu ngực màu nâu vàng có điểm màu nâu tối; bụng màu nâu xám; râu hình răng cưa; cánh trước màu vàng nâu có phẩy màu nâu đậm, giữa cánh có 4 đốm nâu thẫm óng ánh xếp theo hình ”>” và trên các đốm có pha các vảy óng ánh bạc và vàng kim; phía trong và ngoài buồng giữa cánh có một số phiến vảy nâu ánh kim; cùng với đường vân ngoài của cánh có một vệt đai rộng màu nâu, ở đường vân phụ ngoài có dãy chấm đen, nâu đậm, ở vị trí đường mép ngoài cánh có 7 chấm đen. Cánh sau màu nâu vàng nhạt, lông viền cánh màu bạch trắng. + Ngài cái có thân dài hơn ngài đực, râu đầu dạng sợi chỉ màu tro và màu nâu xám xen kẽ nhau; cánh trước màu vàng, có đốm nhỏ giữa cánh bé hơn so ngài đực và màu cánh nhạt hơn, các đặc điểm khác không rõ bằng ngài đực; cánh sau tương tự ngài đực. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân bướm 5 vạch đầu đen từ 35-60 ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ: + Thời gian trứng: 4-7 ngày. + Thời gian sâu non: 20-41 ngày. + Thời gian nhộng: 4-6 ngày. + Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-5 ngày. Ngài của sâu đục thân 5 vạch đầu đen có tính hướng sáng yếu hơn sâu đục thân bướm 2 chấm và vũ hóa về đêm và sau đó giao phối ngay trong đêm đó hoặc đêm sau và sau khi giao phối 1 đêm thì bắt đầu đẻ trứng . Mỗi ngài cái có thể đẻ từ tới 480 trứng trong 3 ngày, một ổ trứng có từ 7-150 quả trứng/ổ và trứng có tỉ lệ nở rất cao. Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh 6 lứa. Điều kiện nhiệt độ ấm nóng và ẩm độ cao thích hợp cho sâu phát sinh gây hại. Sâu non xâm nhập vào bẹ lá vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm héo đỉnh sinh trưởng, làm chế cây ở giai đoạn lúa non hoặc bông bạc, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa. Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm vũ hóa từ đấy. Sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa xuân sớm; các ruộng chân cao có xu hướng bị hại nặng hơn các ruộng chân vàn (trong vụ xuân), ruộng ẩm ướt, rậm rạp thì sâu phát sinh nhiều 51
  53. hơn so với ruộng hạn. Quy luật phát sinh gây hại tương tự như sâu đục thân 5 vạch đầu nâu. Loại sâu này phân bố khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới. Bướm sâu đục thân 5 vạch đầu đen Sâu 5 vạch đầu đen Phòng trừ: Tương tự như đối với sâu đục thân 5 vạch đầu nâu. 52
  54. Bài 55: SÂU ĐỤC THÂN BƯỚM CÚ MÈO (Tên khoa học: Sesamia inferens Walker) Thuộc: Họ: Noctuidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng hình bánh bao dục dẹt, đỉnh hơi lõm, bề mặt trứng có khía dạng mạng nhện, mới đẻ màu trắng, gần nở màu tím. Trứng đẻ thành ổ dạng đai xếp thành 2-3 hàng trong bẹ lá. - Sâu non đẫy sức có đầu màu nâu đậm, mặt bụng và mặt dưới ngực có màu vàng nhạt, mặt lưng màu tím. Móc chân bụng có 17-21 cái xếp thành một đường có dạng lông mày về phía trong của bụng. - Nhộng: màu nâu vàng, lưng đậm hơn. Mút cánh về phía mặt bụng có một phần nhỏ tiếp giáp nhau. Đốt bùng 2-7 trừ mép sau của đốt đều có chấm lõm hình vòng nâu đen. Cuối bụng về phía lưng và phía bụng mỗi bên có hai gai lưng màu đen. - Con trưởng thành: ngài có đầu ngực màu vàng tro, bụng màu nâu nhạt. Râu đầu ngài đực ngắn hình răng lược, ngài cái có hình sợi chỉ. Cánh trước tựa hình chữ nhật nâu nhạt, gần mép ngoài cánh màu hơi đậm. Chính giữa cánh có một vân dọc màu nâu tối. Trên dưới đường vân có 2 điểm đen nhỏ, cánh sau màu trắng bạc, mép ngoài cánh hơi nâu nhạt. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân bướm cú mèo từ 32-46 ngày: + Thời gian trứng: 4-6 ngày. + Thời gian sâu non: 17-29 ngày. + Thời gian nhộng: 7-12 ngày. + Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 4-6 ngày. Ngài của sâu đục thân bướm cú mèo có tính hướng sáng nhưng không mạnh bằng bướm sâu đục thân bướm 2 chấm và 5 vạch. Nhộng thường vũ hóa vào buổi tối (từ 6-8h). Ban ngày ngài của loại sâu này thường ẩn nấp ở trong các khóm lúa hoặc cỏ dại, chập tối mới hoạt động. Mỗi con ngài cái có thể đẻ từ tới trên 400 quả trứng trong 5-6 ngày (nhiều nhất là 10 ngày), một ổ trứng có từ 200-270 quả trứng/ổ và tỉ lệ trứng nở khá cao (trên 80%). Sâu non mới nở tập trung phá mặt trong bẹ lá, sau tuổi 2-3 mới phát tán di chuyển phá hại cây kế cận, thường xâm nhập vào đốt thứ 3-4 thân lúa. Sau tuổi 4-5 sức ăn khỏe, sâu chui ra đục đốt khác hoặc thân khác. Là loài có sức ăn khoẻ nên chúng có thể di chuyển sang sang những cánh đồng kế cận để hoàn thành quá trình phát triển của chúng ngày cả khi lúa đã thu hoạch xong. Sâu non đục vào thân, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng gây chế đỉnh sinh trưởng hoặc bông bạc. Sâu non đẫy sức có thể hóa nhộng trong thân lúa hoặc ngoài bẹ lá, ngoài mình nhộng bọc bằng sợi xơ thân lúa. Sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa thu đến vụ mùa, xuân chính vụ bị hại nhẹ hơn xuân muộn. Đặc điểm của loài sâu này chịu nóng và chịu lạnh khỏe nên ở vùng núi và trung du sâu này gây hại nặng. Loại sâu này phân bố ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới. Phòng trừ: Tương tự như đối với sâu đục thân 5 vạch đầu nâu và đầu đen. 53
  55. Bài 56: SÂU CUỐN LÁ NHỎ (Cnaphalocrosis medinalis Guenee) (Tên khoa học: Cnaphalocrosis medinalí Guenee) Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng hình bầu dục, có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ cả ở mặt trên và mặt dưới lá (nhưng chủ yếu ở mặt trên lá). Trứng mới đẻ màu hơi đục, khi gần nở chuyển màu ngà vàng. - Sâu non tuổi 1 đã rất linh hoạt; tuổi 2-3 trở đi nhả tơ khâu hai mép lá cuốn thành tổ nằm bên trong gây hại; tuổi 4-5 nhả tơ dệt gập lá theo chiều ngang hoặc chập nhiều lá thành bao. Sâu non mới nở màu trắng trong, đầu màu nâu sáng, khi bắt đầu ăn cơ thể chuyển màu xanh lá mạ. Sâu non đẫy sức chuyển màu vàng hồng chui ra khỏi bao tìm chỗ hoá nhộng theo cách nhả tơ, cắn đứt hai mép lá khâu thành bao hoặc bò xuống gốc lúa, bẹ lá dệt kén mỏng hoá nhộng. - Nhộng: có mầm cánh, râu đầu và chân vượt quá mép sau đốt bụng thứ 4. Lỗ thở trồi lên, các đốt bụng thứ 6, 8 thót vào. - Con trưởng thành: có màu vàng nâu, mép trước cánh trước màu nâu đen. Ở khoảng 2/3 kể từ gốc cánh con đực có chấm lõm màu đen óng ánh, trên chấm có chùm lông màu nâu xẫm. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu cuốn lá nhỏ từ 30-35 ngày: + Thời gian trứng: 6-7 ngày. + Thời gian sâu non: 15-25 ngày. + Thời gian nhộng: 6-8 ngày. + Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày. Ngài của sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh và con cái mạnh hơn con đực. Nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày thường ẩn nấp, nếu khua động thì chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn 54
  56. Nhộng Bướm sâu cuốn lá nhỏ 55
  57. Lá lúa bị sâu cuốn lá nhỏ phá hoại Ruộng lúa bị sâu cuốn lá nhỏ Phòng trừ bằng cách: ● Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm. ● Điều chỉnh mật độ cấy hợp lý, vệ sinh đồng ruộng và diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông. ● Dùng các biện pháp thủ công: bẫy đèn bắt bướm ● Diệt trừ bằng thuốc hoá học: phun các loại thuốc: Padan 95SP, Gegent 800WP, Sumithion 50 EC, Karte 2,EC 56
  58. Bài 57: SÂU CUỐN LÁ LỚN (Tên khoa học: Parnara guttata Bremer et Grey) Họ: Hesperiidae Bộ: Lepidoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng hình bán cầu, đỉnh bằng, giữa hơi lõm, mới đẻ có màu tro sau có màu nâu vàng, bề mặt có vân, khi sắp nở có màu đen tím. - Sâu non mới nở màu xanh lục, đầu lớn hơn thân. Khi sâu nở ra ăn vỏ trứng rồi bò ra đầu, mép lá nhả tơ dệt thành bao nấp ở đó. Sâu tuổi lớn hơn tiếp tục dệt các lá kế cận thành một bao lớn nằm ở trong gặm lá. - Nhộng hình đầu đạn, đầu bằng, đít nhọn màu vàng nhạt. Khi sắp vũ hóa thì nhộng có màu đen, vòi kéo dài ra khỏi mút cánh tới đốt bụng thứ 2. Sâu khi hóa nhộng nhả tơ dệt kén ở phía dưới khóm giữa các thân cây lúa. - Con trưởng thành (bướm) thân có màu đen lẫn vàng kim; đầu và ngực to bằng nhau; râu đầu mọc gần cánh mắt kép và có hình gậy (phía cuối phình to có một móc câu); cánh trước màu nâu tối, gần giữa có 8 chấm trắng to nhỏ khác nhau xếp hình vòng cung; cánh sau có màu nâu đen, gần mép ngoài có 4 đốm tắng xếp thành một đường. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu cuốn lá lớn từ 32-40 ngày: + Thời gian trứng: 4 ngày. + Thời gian sâu non: 18-19 ngày. + Thời gian nhộng: 6-7 ngày. + Thời gian bướm: 4-5 ngày. Bướm đẻ trứng vào buổi sáng và đẻ rải rác ở mặt sau lá gần gân chính, mỗi lá từ 1-6 quả, một bướm cái có thể đẻ 120 quả trứng. Sau khi vũ hóa 20 phút là bướm có thể bay đi kiếm ăn. Bướm bay nhanh từng đoạn ngắn theo đường gấp khúc. Thường sau khi giao phối một ngày (cũng có thể sau 2 giờ) sau thì bướm sẽ đẻ trứng. Một năm sâu cuốn lá lớn phát sinh 6-7 lứa. Điều kiện hơi nóng bức và ẩm là thích hợp cho sâu phát sinh gây hại. Sâu non nhả tơ cuốn lá thành bao lớn và cắn khuyết lá. Bị hại nặng cây lúa có thể trụi hẳn lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển. Cây bị hại thường thấp nhỏ, đòng ngắn, thời gian lúa chín kéo dài hoặc đòng bị cuốn cong, không trỗ thoát hoặc gãy gập, không nở hoa kết hạt. Sâu cuốn lá lớn phát sinh, gây hại từ giai đoạn lúa mới cấy cho đến khi lúa chín. Vào những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng. Sâu cuốn lá lớn phân bố ở tất cả các vùng trồng lúa ở trong nước và trên thế giới. Ở Việt Nam, vùng trung du và miền núi bị hại nặng hơn vùng đồng bằng, vùng có bố trí cơ cấu cây trồng phức tạp cũng dễ bị hại nặng. 57
  59. Nhộng Sâu Lá bị sâu cuốn lá lớn phá hoại Phòng trừ: ● Cấy lúa với mật độ vừa phải; chăm sóc, bón phân cân đối, hợp lý. ● Bảo vệ các thiên địch trên đồng ruộng. ● Ruộng bị hại nặng phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Trebon Karate 25EC diệt sâu non. 58
  60. Bài 58: SÂU GAI (Tên khoa học: Dicladispa armigera) Thuộc: Họ: Chyrysomelidae Bộ: Coleoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng sâu gai thường được đẻ ở ngọn lá lúa. - Sâu non mới nở màu vàng xám, cơ thể dẹt. Một đời sâu non có thể phá hại 123,4mm2. - Nhộng: là loại nhộng trần, có cơ thể dẹt, màu nâu. Giai đoạn nhộng thường hoàn thành trong đường đục của sâu non. - Con trưởng thành: có cơ thể nhỏ, màu đen bón, có nhiều gai Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu gai từ 18-26 ngày có: + Thời gian trứng: 4- 5 ngày. + Thời gian sâu non: 7-12 ngày. + Thời gian nhộng: 4-5 ngày. + Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: con cái có thể sống 20 ngày, con đực sống khoảng 14 ngày. Con trưởng thành thường xuất hiện vào sáng sớm và ẩn nấp ở phần thấp của cây lúa suốt ngày và phá hại mạnh vào buổi sáng. Con trưởng thành của sâu gai cũng ăn lá lúa, chúng ăn từ ngọn lá xuống phía dưới và thích ăn phần mô non hơn. Một con cái đẻ khoảng 55 quả trứng, trứng thường đẻ ở ngọn lá. Số lứa sâu gai phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và số lượng vụ lúa canh tác: 1 lứa vào tháng 2 trong vụ lúa xuân, 1 lứa vào tháng 4-5 trên cỏ, 1 lứa trên lúa cạn và 3 lứa còn lại phát sinh trên lúa mùa từ tháng 7-10. Con trưởng thành xuất hiện từ tháng 2 và tăng dần quần thể cho đến tháng 6-7 cùng với lúc sâu non gây hại nặng trên lúa non. Mật độ sâu non và trưởng thành bắt đầu giảm sau tháng 8. Sâu non đục lá, ăn phần diệp lục giữa hai lớp biểu bì tạo thành những đường hầm không đều nhau. Con trưởng thành ăn mặt trên phiến lá, để lại lớp biểu bì phía dưới. Sâu gai phân bố ở khắp các vùng trồng lúa trong nước, đặc biệt những vùng trồng lúa năng suất cao. 59
  61. Sâu gai non Vết hại của sâu gai trên lá Phòng trừ bằng cách: - Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ sạch cỏ dại. Khi mật độ trứng cao, ngắt phần ngọn lá có trứng và vợt bắt trưởng thành. - Phun các loại thuốc: Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Actara 25WG khi sâu phát sinh rộ. Ruộng lúa bi sâu gai phá hại 60
  62. Bài 59: RẦY NÂU (Tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal) Thuộc Họ: Delphacidae Bộ: Homoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng rầy nâu có dạng ”quả chuối tiêu”, mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển màu vàng và có hai điểm mắt đỏ. Trứng rầy nâu đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm sát nhau theo kiểu ”úp thìa”, đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngoài biểu bì ngoài của bẹ lá. - Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2-3 trở lên có màu nâu vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm. - Con trưởng thành có màu nâu tối, con đực nhỏ hơn con cái. Có 2 dạng rầy trưởng thành: loại cánh dài và loại cánh ngắn. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu gai từ 25-30 ngày và thay đổi theo mùa. + Thời gian trứng: 5-14 ngày. + Thời gian rầy non: 12-32 ngày. + Thời gian rầy trưởng thành: 3-20 ngày. Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150-250 trứng và có tính hướng sáng mạnh. Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Rầy nâu xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Rầy nâu phát sinh với mật độ cao và gây hại nặng vào giai đoạn trước lúc lúa trỗ bông, ngậm sữa và bắt đầu chín. Nếu chỉ đơn thuần rầy gây hại không là môi giới truyền bệnh thì đánh giá mức gây hại của rầy nâu là không lớn nhưng cách phòng trừ loại rầy này lại tương đối khó. Rầy nâu có phản ứng kháng, nhiễm với các giống lúa rất rõ, nó có khả năng hình thành các nòi sinh học (Biotype) mới khi có sức ép chọn lọc của môi trường đủ lớn. Rầy có khả năng di cư đám đông rất xa và kháng thuốc cao. Rầy nâu còn có tác hại chủ yếu là truyền lan các loại virut. Nguy hiểm hơn cả là bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá lúa. Bệnh này làm cho lá chuyển màu vàng nhạt hoặc vàng da cam và cây lúa không phát triển được, cằn cọc. Thiệt hại của loại bệnh này là rất nghiêm trọng. Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Ở Miền Nam rầy có thể gây hại liên tục các vụ lúa, còn ở phía Bắc cháy rầy thường sảy ra vào tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa). Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn Trứng rầy nâu 61
  63. Rầy nâu trưởng thành cánh dài Rầy con (ấu trùng) Ruộng lúa bị dịch rầy nâu Phòng trừ bằng cách: ● Sử dụng các giống lúa kháng rầy. ● Cấy lúa với mật độ vừa phải, bón phân cân đối NPK Có thể thả vịt vào ruộng lúa để diệt rầy. ● Khi mật độ rầy cám trên 18 con/khóm cần phun thuốc diệt rầy. Dùng các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt côn trùng nội hấp rất hữu hiệu. Có thể sử dụng các loại thuốc sau: Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin 20WP, Actara 25WG 62
  64. Bài 60: RẦY LƯNG TRẮNG (Tên khoa học: Sogatella furcifera Horvath) Thuộc Họ: Delphacidae Bộ: Homoptera Đặc điểm hình thái: - Trứng rầy lưng trắng có dạng ”quả chuối tiêu” như trứng rầy nâu nhưng nhỏ, dài và nhọn hơn. Trứng được đẻ thành từng ổ theo chiều dọc, chìm trong bẹ hoặc gân chính của lá, mỗi ổ từ 2-7 quả. Trứng mới đẻ trong suốt, sau chuyển màu vàng, sắp nở có hai điểm mắt đỏ. - Rầy non mới nở có màu trắng đục, đến tuổi 3 xuất hiện các vệt vằn trên lưng. - Rầy trưởng thành có màu đen nâu với một dải trắng trên mảnh lưng giữa. Cơ thể màu trắng kem, bụng màu đen. Con cái có hai dạng: cánh dài và cánh ngắn; con đực chỉ có một dạng hình cánh dài. Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu gai từ 24-28 ngày. + Giai đoạn rầy non: 12-17 ngày. + Thời kỳ tiền đẻ trứng: 3-8 ngày. Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150-350 trứng và đẻ liên tục trong 6 ngày, rầy trưởng thành có tính hướng quang mạnh. Con trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Rầy lưng trắng xâm nhập vào ruộng lúa khi gieo được khoảng 30 ngày và thường ít lứa trong một vụ hơn so với rầy nâu. Nếu rầy gây hại vào giai đoạn lúa trỗ bông làm cho số lượng bông và chiều dài bông giảm, hạt lúa bị lép, lửng và làm chậm quá trình chín của hạt. Rầy lưng trắng còn là môi giới truyền bệnh virus cho lúa. Rầy lưng trắng gây hại cùng với rầy nâu, nhưng trong cùng một lứa thì rầy lưng trắng phát sinh rộ sớm hơn. Rầy lưng trắng thường có mật độ cao, gây hại nặng vào giai đoạn lúa làm đòng. Cũng như rầy nâu, rầy lưng trắng thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Ở vùng Đồng bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa rầy, quan trọng nhất là lứa rầy vào tháng 4 (vụ xuân) và cuối tháng 8 đầu tháng 9 (vụ mùa). Vụ xuân thường gây hại nặng hơn vụ mùa. Rầy lưng trắng hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai; nếu thâm canh cao, bón nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp là điều kiện cho rầy lưng trắng phát sinh, phát triển. Rầy lưng trắng phân bố rộng rãi trên khắp các vùng trồng lúa của Việt Nam và trên thế giới, nó có khả năng du nhập và di truyển rất cao. 63