Tiểu luận Bệnh thán thư trên hành tây

ppt 22 trang phuongnguyen 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Bệnh thán thư trên hành tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttieu_luan_benh_than_thu_tren_hanh_tay.ppt

Nội dung text: Tiểu luận Bệnh thán thư trên hành tây

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA NÔNG HỌC Tiểu luận Đề tài: Bệnh thán thư trên hành tây. Hà Nội - 2012
  2. Mục lục I. Giới thiệu về bệnh. II. Triệu chứng. III. Tác nhân gây bệnh. IV. Phát sinh phát triển bệnh. V. Phòng trừ. VI. Kết luận. VII. Tài liệu tham khảo.
  3. I. Giới thiệu: 1, Tầm quan trọng. Hành tây được coi là “nữ hoàng của các loại rau” vì những giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của nó. Tuy nhiên,loại bệnh phổ biến ở hành hiện nay là bệnh thán thư. Việt Nam bệnh thán thư được nghiên cứu từ năm 1988 ở Bắc Ninh, Hải Dương, Bệnh có thể làm giảm năng suất hành tây từ 20%-40%. Bệnh gây hại nghiêm trọng cho lá, thân và củ non.
  4. I. Giới thiệu. 2, Phân bố. Bệnh thán thư colletotrichum phân bố rộng khắp trên thế giới, đặc biệt là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng ôn đới thì ít hơn.Xuất hiện nhiều ở các quốc gia như Mehico, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam Bệnh thán thư chủ yếu được phân bố và mùa mưa, độ ẩm cao, ít được chăm sóc, vệ sinh kém
  5. I. Giới thiệu.
  6. I. Giới thiệu. 3. Phạm vi ký chủ trong ngành Deuteromycotina. Bệnh thán thư phát triển mạnh trên cây hành tây Allium, thuộc họ hành Alliaceae, ngoài ra nấm Colletotrichum còn gây bệnh trên xoài, cà phê, điều, vải, tiêu, ớt và nhiều cây trồng mang lại kinh tế khác. Ngoài ra chúng là nguyên nhân gây bệnh đốm lá trên cà chua, rau diếp, khoai tây, bông vải, lúa, đậu phộng, ớt, đậu trứng cút (piegon pea - arhar), củ cải đường, thuốc lá.
  7. II. Triệu chứng. 1, Triệu chứng. Bệnh thán thư thường xuất hiện ở phần giữ lá già và lá bánh tẻ trên thân giả hành tây và trên củ. Trên lá vết bệnh ban đầu có hình bầu dục, kích thước trung bình 4-5 x 2-3mm, có màu sáng trắng, xung quanh có viền màu vàng nhạt. Vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở phần giữa lá, ít gặp ở ngọn lá. Sau đó vết bệnh lan rộng kéo dài theo chiều dài của lá. Trên củ và thân vết bệnh có kích thước lớn hơn vết bệnh trên lá. Vết bệnh thán thư càng nổi bật và điển hình trên các cây hành bị bệnh xoăn lá vàng (OYDV).
  8. II. Triệu chứng. 2, Dấu hiệu. Cây có hiện tượng vàng còi, trên lá và củ có những đốm màu trắng xám, nâu, sau đó vết bệnh dài ra màu vàng nhạt, vết bệnh kho, hơi lõm xuống. Trong vết bệnh có những vòng đồng tâm, trên những vòng đòng tâm có các chấm nhỏ mùa đen bóng.
  9. II. Triệu chứng.
  10. III. Tác nhân gây bệnh. 1, Tên khoa học: Colletotrichum cirimans Vogt. 2, Vị trí phân loại. Giống như Sphaeropsidales, Melanconiaceae cũng là một họ lớn trong ngàng Dueteromycota được đại diện trên 200 loài (Ellis, 1971) nhưng số lớn xuất hiện rất nhiều và hầu như đồng dạng (Webster, 1980).
  11. III. Tác nhân gây bênh. 3, Đặc điểm hình thái. Nội sinh, sợi nấm mảnh, phân nhánh, không màu, có vách ngăn, sợi nấm có nội bào và gian bào; Nhiều hạt dầu được sản xuất trong mỗi tế bào của hệ sợi nấm; Khi chín sợi nấm trở nên sậm màu và bện xoắn lại thành dạng chất nền nhỏ dưới lớp ngoài cùng.
  12. III. Tác nhân gây bệnh.
  13. IV. Phát sinh phát triển bệnh. Nấm và vi khuẩn phần lớn trường hợp đã xâm nhập vào cây thông qua lỗ hở tự nhiên như các lỗ khí khổng, thủy khổng và vết thương sây sát và qua vết hại của côn trùng. Một số trường hợp các loại nấm ký sinh chuyên tính có thể tự xâm nhập bằng cách tạo vòi hút có áp lực cao xuyên thủng lớp cutin và biểu bì ở lá, quả cây để xâm nhập vào. Bề mặt lá có nhiều nước ẩm, có nhiều axit amin tự do, là điều kiện thuận lợi để nấm xâm nhập và gây bệnh.
  14. IV. Phát sinh phát triển bệnh. Các giai đoạn phát triển của bệnh. - Giai đoạn tiếp xúc: là giai đoạn bào tử hay ngẫu nhiên trong không khí hay truyền đi nhờ gió, nước chảy gặp được cây ký chủ. - Giai đoạn nảy mầm: giai đoạn này cần nhất là phải có giọt nước, độ ẩm cao và điều kiện nhiệt độ thích hợp. - Giai đoạn xâm nhập và lây bệnh: Sau khi xâm nhập vào cây nấm có thể phát triển làm cây nhiễm bệnh.
  15. IV. Phát sinh phát triển bệnh. - Giai đoạn phát triển của bệnh: Là giai đoạn nấm phát triển mạnh, bắt đầu tạo cành bào tử, sinh rất nhiều bào tử và lây lan mạnh ra môi trường xung quang.
  16. IV. Phát sinh phát triển bệnh.
  17. V. Phòng bệnh. 1, Nguyên tắc. - Có tác dụng tiêu diệt hay khống chế nguồn bệnh đầu tiên. - Ngăn chặn sự lây lan để cản trở bệnh không phá trên diện tích rộng. - Tăng tính chống chịu của cây giúp cây phục hồi, phát triển tốt. - Đảm bảo tính liên hoàn, hợp lý trong quá trình trồng trọt một loại cây. Có biện pháp là trọng điểm, có biện pháp là hỗ trợ, các biện pháp không triệt tiêu lân nhau. - Phải dựa vào đặc điểm loài và giống cây, đặc điểm ký sinh vật gây bệnh và đặc điểm sinh thái bệnh hại. Phải nắm được đặc điểm các vùng sinh thái (cây trong hệ thống luân canh, các cây dại, thành phần bệnh hại của chúng, đất đai, khí hậu thời tiết, mùa vụ) để dự báo bệnh hại. - Phải nắm vững hoàn cảnh kinh tế của địa phương để đưa ra những biện pháp phòng trừ hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bảo vệ môi trường.
  18. V. Phòng bệnh. 2, Các biện pháp phòng trừ bệnh. - Biện pháp sử dụng cây giống chống bệnh. - Biện pháp sử dụng giống sạch bệnh.
  19. V. Phòng trừ. 3, Biện pháp canh tác. - Luân canh. - Các kỹ thuật trồng trọt: + Gieo trồng đúng thời vụ. + Làm đất và gieo trồng. + Sử dụng phân bón: bón phân cân đối đạm, lân, kali. Bón lót một tấn phân chuồng, 8 – 10 kg ure, 25 – 30 kg supe photphat và 4 – 5 kg kali trên một sào Bắc bộ. Ngoài ra có thể bón thêm 50 kg tro bếp và vôi bột để hạn chế các bệnh khác. + Khi bệnh mới phát sinh trên đồng ruộng cần ngừng ngay việc bón thêm đạm ure, không tưới phân. Phun thuốc hóa học Sumi – 8 với nồng độ 1/800 – 1/600, phun đều ướt đẫm trên lá và thân với lượng 1,2 – 1,5 kg thuốc/ha. Có thể thay thế Sumi – 8 bằng các loại thuốc trừ nấm Daconilm, Rovral, Score, Benlate
  20. VI. Kết luận. Bệnh thán thư hại hành tây là bệnh phổ biến ở hầu hết các nước trồng hành tây trên thế giới. Ở Việt Nam gây hại mạnh ở các vùng trồng hành tây thuộc Bắc Ninh, Tử Lộc – Hải Dương, Hoài Đức – Hà Tây, Mê Linh – Vĩnh Phúc. Vì vậy cần hiểu rõ về nguồn phát sinh, lây truyền bệnh là rất cần thiết để đưa ra những phương pháp phòng và trị bệnh kịp thời đúng thời vụ là hết sức quan trong, cần thiết để đạt năng suất cao.
  21. Tài liệu tham khảo. - Vũ Triệu Mân, 2007, “Giáo trình Bệnh cây đại cương”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. - Lê Lương Tề, 2007, “ Giáo trình Bệnh cây Nông Nghiệp”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. - Báo nông thôn ngày nay. - Tailieu.vn.