Tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn tại Đoan Hùng – Phú Thọ

ppt 52 trang phuongnguyen 410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn tại Đoan Hùng – Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttai_lieu_ky_thuat_trong_va_cham_soc_buoi_dien_tai_doan_hung.ppt

Nội dung text: Tài liệu Kỹ thuật trồng và chăm sóc bưởi diễn tại Đoan Hùng – Phú Thọ

  1. SỞ NN&PTNT PHÚ THỌ - VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ TT NGHIÊN CỨU VÀ PT CÂY CÓ MÚI TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC BƯỞI DIỄN Tại Đoan Hùng – Phú Thọ Hà Nội, tháng 3 năm 2010
  2. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƯỞI DIỄN I. Kỹ thuật trồng 1.Chọn đất trồng: - Đất có tầng canh tác dày 1m trở lên, giàu mùn (hàm lượng mùn từ 2-2,5% trở lên). - Hàm lượng các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg đạt trung bình khá trở lên (N: 0,1- 0,5%; P2O5: 5-7mg/100g đất; K2O: 7- 10mg/100g đất; Ca, Mg: 3-4mg/100g đất). - Độ chua PHKCl = 5,5-6,5. - Đặc biệt là đất phải thoát nước tốt, thành phần cơ giới : cát pha, phù sa ven sông, thịt nhẹ.
  3. 2. Mật độ, khoảng cách trồng: - Thông thường khoảng cách trồng là 5m x 5m (cây cách cây x hàng cách hàng). - Mật độ: 400 cây/ha.
  4. 3. Thời vụ: Thời vụ thích hợp trồng cây bưởi Diễn ở miền Bắc nước ta là vào mùa Xuân (từ tháng 2 - tháng 4), và mùa thu (từ tháng 8 - tháng 10). Trong điều kiện chủ động nước tưới, trồng vào vụ thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa xuân năm sau cây sinh trưởng tôt hơn.
  5. 4. Chọn giống trồng thích hợp: - Cây giống bưởi Diễn được nhân bằng phương pháp ghép từ vườn cây đầu dòng, sạch bệnh virus. - Cây giống được trồng trong túi bầu Polyme màu đen, chiều cao đạt 40 - 45 cm từ mắt ghép trở lên. - Cây không bị sâu bệnh.
  6. 5. Chuẩn bị hố trồng và cách trồng: • Đối với đất trũng: Vùng đồng bằng nên làm ụ (mô đất) để nâng cao tầng canh tác, đất làm mô trồng thường là đất mặt ruộng hoặc đất bãi ven đồi, ven sông. Mô được đắp trước khi trồng 2-4 tuần. - Kích thước mô: cao 40-60cm, đường kính 80-100cm. - Đất đắp mô được trộn với phân chuồng, lân, vôi với liều lượng như sau: phân chuồng 50-70kg + 0,5kg supe lân + 1-1,5kg vôi (có thể bổ sung 200g DAP: 18%N, 46%P2O5). - Việc bón phân đắp ụ phải được tiến hành trước khi trồng 20-30 ngày.
  7. • Đối với đất cao: Với vùng đồi, trước khi trồng 1 tháng đất phải được dọn sạch cỏ, cày lật đất, chia lô, chia hàng, đào hố bón lót. - Kích thước hố: 60x60x60cm. Khi đào lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng (lượng bón như trên). Khi lấp đất, dung cuốc phá thành cho lớp đất mặt xuống dưới, hỗn hợp phân đất đắp lên sau tạo thành mô cao hơn mặt ruộng từ 20-30cm. - Khi trồng, đào lỗ giữa mô đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô từ 3-5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dậm chặt, tưới nước. - Khi đặt cây phải xoay mắt ghép theo hướng chiều gió để tránh gẫy nhánh.
  8. §Êt mÆt + Ph©n h÷u c¬ + super l©n + v«i+ NPK Hè trång H×nh 11: ChuÈn bÞ hè trång vïng ®Êt cao §Êt mÆt + Ph©n h÷u c¬ + super l©n + v«i+ NPK H×nh 12: ChuÈn bÞ m« trång vïng §BSCL
  9. II. Kỹ thuật chăm sóc 1. Chăm sóc sau trồng và thời gian khi cây chưa có quả 1.1 Làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm, trồng xen - Sau khi trồng phải tưới nước thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tùy thời tiết khô nắng mà có thể tưới bổ sung chống hạn cho cây. - Những năm đầu cây còn nhỏ chưa giao tán phải làm sạch cỏ gốc, trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây để che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
  10. 1.2 Cắt tỉa, tạo hình tán cây • Phương pháp cải tạo tán cây a, Cải tạo cành chính (cành cấp 1): Mỗi cây nên chọn 3 cành khỏe, thẳng, ít cong queo, vị trí tương xứng nhau chia đều các phía, tạo 1 góc 600 so với mặt phẳng ngang. Các cành khác cắt tỉa ngắn dần để ức chế sinh trưởng. Thông thường cắt ngắn sau 3-4 năm mới cắt bỏ cành từ phần gốc. Tránh đốn đau 1 lần ảnh hưởng đến sức sinh trưởng của cây. b, Cải tạo cành cấp 2: Mọc thẳng, khoảng cách giữa các cành cấp 2 trên một cành cấp 1 cách nhau 40-60cm, phân bố đều về các bên, không cùng hướng với nhau và tạo thành với cành cấp 1 một góc 10-20o là tốt.
  11. 1.2 Cắt tỉa, tạo hình tán cây (tiếp) c, Cải tạo cành cấp 3: Cắt tỉa thành hình tam giác tạo tầng quả hình lập thể. d, Cắt tỉa chùm cành xanh (cành cấp 4): Là cành tạo quả và cành dinh dưỡng. Cắt ngắn cành phát dục để điều tiết sinh trưởng của cây, chủ động tỉa để số cành quả tùy theo mức độ để quả hoặc đổi mới cành. Sau khi cắt tỉa, chùm cành xanh có dạng lượn sóng và mọc chụm. Cải tạo tán cây không nên cắt quá đau dễ làm cho cây yếu đi (chột), phải làm dần trong vài năm. Nếu cây quá yếu không nên cải tạo. Nếu cây sinh trưởng quá tốt cần giảm bón phân cho cây mới có thể cải tạo tốt.
  12. Cây đang tạo tán Cây đã hình thành tán
  13. 1.3 Phương pháp bón phân + Bón phân thúc: Mỗi năm bón 4-6 lần vào các tháng 1-2, tháng 4,6,8,10 và tháng 12. + Lượng bón cho 1 cây: Lân Năm Phân hữu cơ Phân đạm Kaliclorua Supe trồng (Kg) ure (g) (g) (g) Đã bón Thứ 1 Đã bón lót 200 120 lót Thứ 2 40 350 1000 150
  14. 1.3 Phương pháp bón phân (tiếp) + Cách bón: Những năm đầu cây còn nhỏ, phân vô cơ có thể hòa với nước để tưới cho cây kết hợp với các đợt xới xáo làm cỏ hoặc rạch rãnh xung quanh tán sâu khoảng 10 - 15cm, rắc phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Nếu kết hợp với phân hữu cơ, rãnh phải được đào sâu và rộng hơn (rộng 30 cm, sâu 10 -15cm).
  15. 2. Chăm sóc cây thời kỳ mang quả 2.1 Làm cỏ, tưới nước Thường xuyên làm cỏ xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp tủ gốc, tưới nước đủ ẩm cho cây. • Cắt tỉa hàng năm: Thời kỳ cây có quả, sau mỗi lần thu hoạch đều phải đốn tỉa những cành tăm, cành khô, cành vượt, cành sâu bệnh. Ngắt bỏ toàn bộ hoa trong thời gian cây 1-2 tuổi và tỉa bớt những hoa dị hình, những hoa quả ra muộn và ở vị trí không thích hợp cho việc hình thành quả, công việc này có thể tiến hành bằng cách phun các chất điều tiết sinh trưởng.
  16. 2.2 Phân bón - Phương pháp bón phân cho cây Hình1: Bón phân vô cơ trong tán. H2: Bón phân hữu cơ ngoài mép tán
  17. 2.2 Phân bón (tiếp) - Lượng bón: Liều lượng Năng suất thu được vụ Tương đương Tương đương Tương Phân hữu cơ trước urea supe lân đương KCl (kg/cây/năm) (quả/cây) (g/cây/năm) (g/cây/năm) (g/cây/năm) 20 650 1100 380 70 40 1080 1520 630 70 60 1300 1820 700 70 90 1740 2420 1000 70 120 2170 3030 1250 70 150 2600 3640 1500 70
  18. 2.2 Phân bón (tiếp) Chú ý: - Nếu trên đất đồi dốc dẽ bị rửa trôi, đất cát pha, đất sỏi thì lượng phân bón cần tăng lên 30-40%. Đất có nhiều mùn thì lượng phân bón cần giảm 20-30%. - Trong vườn nếu giữ cỏ băng cần tăng thêm 20%N vào vụ Xuân – Hè. - Vào mùa hè mưa nhiều có thể giảm bón đạm hoặc không bón để tránh lộc hè phát triển mạnh. - Nếu phân hữu cơ có hàm lượng đạm cao cần rút bớt lượng đạm vô cơ.
  19. 2.2 Phân bón (tiếp) • Thời kỳ bón phân cho cây bưởi Diễn Tỉ lệ các loại phân Thời gian bón chính (%) Ghi chú N P2O5 K2O Bón sâu cùng toàn bộ Bón sau khi thu quả phân chuồng 15 100 20 (cuối tháng 11, đầu t12) Nhằm hồi phục sức cho cây Bón vụ xuân, trước và sau Tưới trước khi bón khi lộc xuân xuất hiện 40 0 25 Nhằm tăng khả năng ra (tháng 2-3) hoa, đậu quả Cắt cành vượt Thời kỳ quả lớn mạnh Nhằm thúc cho cành quả 30 0 40 (tháng 4-5) nhanh lớn, hạn chế rụng quả Bón trước khi thu hoạch 15 0 25 Tăng chất lượng quả ( tháng 9)
  20. 2.2 Phân bón (tiếp) • Cách bón: Bón theo tán cây, cuốc rãnh rộng 30cm, sâu 15cm từ mép tán vào trong, phân trộn đều và rắc vào rãnh sau đó lấp đất. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ và tủ lại gốc cùng với tưới nước cho cây (Hình 1, 2). Chú ý: Mỗi lần bón phân cần tưới nước đủ ẩm cho đất trước và sau khi bón.
  21. 3. Quản lý dịch hại trên vườn Bưởi Thực hiện theo qui trình phòng trừ tổng hợp được tiến hành theo 4 bước sau: - Quản lý và chăm sóc vườn cây khỏe mạnh - Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại trên cây, phát hiện và phòng chống kịp thời các ổ dịch tránh sự lây lan. - Tiến hành tổng hợp các biện pháp phòng trừ. Sử dụng bộ thuốc trừ sâu bệnh hại có chọn lọc. - Tiến hành phun thuốc phòng trừ vào những thời điểm thích hợp.
  22. • Một số sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ 3.1 Sâu hại: ❖ Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella): Phá hại chủ yếu ở thời kỳ vườn ươm và cây nhỏ 3-4 năm đầu mới trồng. Trên cây lớn thường phá hoại vào thời kỳ lộc non, nhất là đợt lộc xuân. - Sâu đẻ trứng và phát triển trên các búp non. Sâu non nở ra ăn các lớp biểu bì trên lá tạo thành các lớp ngoằn ngèo có phủ sáp trắng, lá xoăn lại, cuối đường cong vẽ trên mặt lá có sâu non bằng đầu kim. Sâu phá hoại mạnh ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất từ tháng 2 đến tháng 10. - Phun thuốc phòng 1-2 lần trong mỗi đợt cây có lộc non (hiệu quả nhất lúc cây có lá non dài 1-2cm). Dùng thuốc Polytrin, Selectron hoặc Trebon.
  23. Sâu vẽ bùa
  24. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖ Rầy chổng cánh (Diaphorina citri): - Chúng trích hút lá non, đọt non, là môi giới truyền bệnh vân vàng lá. Thời gian xuất hiện từ T2 – T11. Rầy Chổng Cánh - BPPT: Trebon 2%, Shepa 0,2% khi xuất hiện. Âú u trù ng của RCC 4/12/2010 Pham Van Kim, Bm BVTV, DHCT 40
  25. ❖ Bọ xít các loại Trích hút hoa, lá, quả, cành non. Xuất hiện từ tháng 2 – tháng 10. BPPT: Shepa 0,2%
  26. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖Câu cấu (Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi). Trưởng thành xuất hiện sau các đợt mưa khi cây đang ra lộc hè và lộc thu. Câu cấu là đối tượng rất nguy hiểm bởi với số lượng lớn chúng, phàm ăn, chúng ăn cụt các đọt non, lá non, lá bánh tẻ và thương phẩm quả. Mặt khác với số lượng lớn chúng Câu cấu xanh sẽ đẻ vào trong đất lượng sâu non lớn phá hại rễ cây và tạo điều kiện cho nấm Phytophthora xâm nhập. BPPT: Phun thuốc Supracid 40EC nồng độ 0,25% khi câu cấu xuất hiện.
  27. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖Nhện đỏ (Panonychus citri): - Phát sinh quanh năm hại lá là chính, chủ yếu hại vụ Đông Xuân. Nhện đỏ rất nhỏ, màu đỏ, thường tụ tập thành những đám nhỏ dưới mặt lá, hút dịch lá làm cho lá bị héo đi. Trên lá nơi nhện tụ tập nhìn thấy những vòng tròn lá bị bạc đi so với chỗ khác và hơi phồng lên nhăn nheo. - BPPT: Ortus, Pegasus, Comite, Furmite hoặc thuốc có chứa hoạt chất Abamectin kết hợp với dầu khoáng trừ sâu phun ướt cả mặt lá dưới và phun lúc cây ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
  28. Nhện đỏ khi còn non và trứng
  29. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖Nhện trắng (Pyllocoptura oleivora): - Phát sinh chủ yếu trong thời kỳ khô hạn kéo dài vài tháng (trời âm u hoặc cây bị che bóng bởi các cây khác). Nhện trắng là nguyên nhân chủ yếu gây ra rám quả, các vết màu vàng xám ở trên mặt lá. - BPPT: Dùng thuốc Ortus, Pegasus, Comite hoặc dầu khoáng trừ sâu phun ướt cả mặt lá dưới và phun lúc cây ra lộc non để phòng. Nếu đã bị nhện phá hại nặng phải phun liên tục 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-7 ngày.
  30. Nhện trắng
  31. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖ Rệp hại: Chủ yếu hại trên lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiết nước nhờn làm lá bị muội đen. Dùng Shepa hoặc Trebon phun 1-2 lần ở thời kỳ lá non. ❖ Rệp sáp (Planococus citri): - Trên mình phủ một lớp bông hoặc sáp màu trắng, hình gậy, hình vảy ốc, có thể màu hồng hoặc màu xám nâu. - BPPT: Dùng Shepa hoặc trebon, Suprathion phun thời kỳ lá non. Khi xuất hiện rệp, muốn trừ có hiệu quả cần pha thêm vào thuốc một ít xà phòng để phá lớpa sáp phủ trên người rệp cho thuốc dễ thấm.
  32. Rệp sáp
  33. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖ Sâu đục thân (Chelidonium argentanum) và đục cành (Nadezhdiella cantoni): - Xuất hiện vào tháng 5-8-9. - BPPT: + Bắt con trưởng thành (xén tóc). + Dùng gai mây hoặc dây thép luồn vào lỗ đục để bắt sâu non. Dùng thuốc Supracide hoặc Ofatox nồng độ 1-1,5/1000 bơm vào lỗ đục của cayau đó dùng đất sét bịt lôx lại. Kết hợp phun các loại thuốc trên cây diệt trứng. Chú ý: Sâu đục thân, cành thường đẻ trứng ở các kẽ nứt của vỏ ở phần thân và gốc cây, vì vậy vào tháng 11-12 người ta thường dùng hỗn hợp: 10kg bùn ao + 01kg Basudin + 5kg phân trâu + 20lit nước sạch khuấy đều thành dung dịch đặc sệt rồi quét từ gốc lên đến cành cấp 1. Tác dụng: lấp các kẽ nứt ở vỏ cây cho sâu không có chỗ đẻ trứng, nếu sâu đẻ trứng thì hỗn hợp sẽ làm cho trứng bị ung không nở thành sâu non để phá hại được.
  34. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖ Ngài trích hút: Trích hút dịch quả tạo vết thương cho nấm xâm nhập làm thối rụng quả. Thời gian gây hại tháng 7-10. Phòng trừ: Dùng bẫy ngài bằng lồng lưới.
  35. 3.1 Sâu hại (tiếp) ❖Ruồi vàng (Bactrocera dosalis): Trích hút vỏ quả để đẻ trứng, sâu non nở ra đục quả tạo môi trường cho vi sinh vật gây thối quả. xuất hiện và gây hại nặng vào tháng 7-10. Phòng trừ: Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugenol 95% (1 bả cho 1000m2).
  36. 3.2 Bệnh hại ❖ Bệnh loét (Xanthomonas campestris): - Triệu trứng: Gây hại nặng tất cả các thời kỳ trồng bưởi Diễn nếu không được phòng chống tốt. Trên lá xuất hiện các vết bệnh màu nâu, có thể lốm đốm hoặc dày đặc trên mặt lá, hình tròn, bề mặt vết bệnh sần sùi, gồ ghề. Nếu bệnh xuất hiện trên cành thì sẽ nhìn thấy các đám sần sùi như ghẻ lở, màu vàng hoặc nâu. Cành bị nhiều vết bệnh sẽ khô và chết. Thời kỳ mang quả bị tấn công từ lúc quả còn nhỏ đến khi quả lớn, bệnh nặng làm rụng quả. Năm nào mưa nhiều, thời tiết nóng ấm bệnh sẽ phát mạnh thành dịch.
  37. Bệnh loét -Trị bệnh loét bằng phun Boocdo 1% hoặc Kasudan 0,2%, Koside 35g/10lit nước, Oxiclorua đồng.
  38. 3.2 Bệnh hại (tiếp) ❖Bệnh sẹo (Elsinoe fawcetti Bit. Et Jenk): Thường gây hại lá và quả khi còn nhỏ.
  39. 3.2 Bệnh hại (tiếp) ❖Bệnh chảy gôm (Phytophthora sp): - Triệu trứng và tác hại: Bệnh thường phát sinh ở phần gốc cây, cách mặt đất 20-30cm trở xuống cổ rễ và phần rễ. Giai đoạn đầu mới phát sinh thường vỏ cây bị nứt và chảy nhựa (chảy gôm). Bóc lớp vỏ ra ở phần gỗ bị hại có màu xám và nhìn thấy những mạch sợi đen hoặc nâu chạy dọc theo thớ gỗ. Bệnh nặng, lớp vỏ ngoài thối rữa, và rất dễ bị tuột khỏi thân cây, phần gỗ bên trong có màu đen xám. Nếu tất cả xung quanh phần cổ rễ bị hại, cây có thể chết ngay; nếu bị một phần thì cây vàng úa, sinh trưởng kém, bới sâu xuống dưới có thể thấy nhiều rễ cũng bị thối.
  40. Nứt thân chảy nhựaPhytophthora sp.
  41. 3.2 Bệnh hại (tiếp) ❖Bệnh chảy gôm (tiếp): - Phòng trừ bệnh: + Đối với vết hại cục bộ phần thân gốc: Cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc Alliette nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh. + Đối với những cây có biểu hiện triệu trứng nhẹ cần phun Alliette 0,3% lên toàn bộ cây. + Chú ý đào rãnh thoát nước tôt cho vườn cây, tránh tình trạng gây úng cục bộ.
  42. 3.2 Bệnh hại (tiếp) ❖ Các bệnh do virus và siêu vi khuẩn không thể chữa trị bằng các loại thuốc hóa học như một số loại bệnh khác mà phải phòng trị bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp, bắt đầu từ khâu nhân giống sạch bệnh, tới các kỹ thuật canh tác, vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ môi giới truyền bệnh Bệnh virus phổ biến đối với cây có múi là bệnh Greening, Tristeza. Khi phát hiện cây bị bệnh tốt nhất là chặt bỏ để tránh lây sang cây khác.
  43. Bệnh vàng lá Greening Triệu chứng điển hì nh của bệnh vàng lá greening Đây mới là triệu chứng điển hì nh của bệnh vàng lá greening: Lá vàng lốm đốm Trái bị mé o và lõ i bị lệch tâm 4/12/2010 Pham Van Kim, Bm BVTV, DHCT 30
  44. Bệnh vàng lá Greening Triệu chứng điển hì nh của bệnh vàng lá gân xanh  Hạt bị thui 4/12/2010 Pham Van Kim, Bm BVTV, DHCT 33
  45. 4. Thu hoạch - Thời gian từ 25/12 đến 25/01 năm sau. Độ chín thích hợp để thu hái căn cứ vào các chỉ tiêu sau: + Sự biến đổi màu sắc quả khoảng >50% + Hàm lượng nước quả: khoảng >50% trọng lượng quả + Hàm lượng chất khô hòa tan (độ Brix): 10,0 trở lên + Chỉ số E/A (Đường tổng số/ Axit tổng số): >10 - Khi hái quả phải dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ, gãy cành, rụng lá, quả để nơi thoáng mát, phân loại chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.
  46. 5. Hiện tượng bưởi Diễn mất mùa – Nguyên nhân và giải pháp khắc phục 5.1 Hiện trạng: Những năm gần đây, bưởi các loại (Diễn, Phúc Trạch, Đoan Hùng ) không ra hoa hoặc ra hoa nhưng không đậu được quả phổ biến nhất ở nhiều vùng miền Bắc và miền Trung làm cho các nhà vườn thất thu và tâm lý lo lắng khi thâm canh loại sản phẩm này.
  47. 5.2 Nguyên nhân của hiện tượng mất mùa: - Nguyên nhân sinh lý: Do mất cân bằng về tình trạng sinh trưởng, phát triển: Sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực mất cân đối (tỉ lệ C/N), bất hợp lý qua các thời điểm Do phát triển bưởi Diễn theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, qui mô lớn và phá bỏ cây bưởi truyền thống dẫn đến tình trạng bưởi mất tình trạng thụ chéo, bổ sung phấn từ đó dẫn đến tình trạng bưởi ra hoa nhưng khả năng thụ phấn, thụ tinh không thành công – tỉ lệ đậu quả thấp. Do nhiều loài dịch hại phá hoại. - Nguyên nhân sinh thái: Do sự thay đổi thời tiết, khí hậu, nhiều hiện tượng thời tiết bất thuận: mưa lớn, mưa axit, mưa phùn kèm theo hóa chất độc hại gây ngộ độc cho hạt phấn
  48. 5.3 Một số giải pháp hạn chế tình trạng mất mùa của bưởi Diễn - Điều tiết quá trình phát triển cân đối, hài hòa qua các thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực bằng cách: + Các biện pháp vật lý, cơ giới: Chặn, đào, cắt dứt bớt rễ Khoanh thiến thân cành Tạo khô hạn và ngừng bón phân thời đoạn T11-12. + Các biện pháp hóa học: Sử dụng một số chất điều hòa sinh trưởng, phun hoặc tưới cho cây vào thời kỳ trước hoặc sau khi nở hoa, đậu quả. - Xử lý cho cây ra hoa sớm hoặc muộn tránh thời tiết bất thuận cho thụ phấn, đậu quả