Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà và ấp trứng - TS. Bùi Hữu Đoàn

pdf 62 trang phuongnguyen 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà và ấp trứng - TS. Bùi Hữu Đoàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_huong_dan_chan_nuoi_ga_va_ap_trung_ts_bui_huu_doan.pdf

Nội dung text: Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà và ấp trứng - TS. Bùi Hữu Đoàn

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔ CHỨC NÔNG LƯƠNG LIÊN HỢP QUỐC Tài liệu hướng dẫn Chăn nuôi gà Và Ấp trứng (Biên soạn: TS. Bùi Hữu Đoàn) Hà nội - 2008 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  2. Phần thứ nhất Chăn nuôi gà Mục đích Giúp cho nông dân: -Biết cách làm chuồng nuôi gà khoa học, hợp lý - Biết cách chọn và mua giống gà phù hợp với hoàn cảnh và trình độ chăn nuôi. - Biết cách chế biến thức ăn, cho ăn hợp lý. -Biết cách chăm sóc khoa học để gà chóng lớn, có tỷ lệ sống cao, khoẻ, chóng lớn để xuất chuồng nhanh Chuồng nuôi Vị trí: càng xa nhà ở càng tốt. Cách ly: xa dân, đường đi, chợ, trường học Chỉ nuôi một loại gia cầm, không nuôi bất cứ con vật nào khác: chó, mèo, vịt, lợn, bồ câu Quản lý được nhiệt độ, không để gà bị rét hay nóng quá Thông thoáng là quan trọng nhất Không xây tường, chỉ che lưới và bạt để dễ nâng lên, hạ xuống Có đệm lót bằng trấu hay dăm bào, dày 15-17 cm Yêu cầu khô, sạch, khử trùng trước khi sử dụng; Sau khi bán gà mới thay đệm chuồng. Không được để nền ẩm ướt, chống bệnh cầu trùng (đi ngoài ra máu). Chống nóng khó hơn chống rét: hướng bắc nam, mái kép (4 mái), có hệ thống phun mưa ), trồng nhiều cây tán rộng. Tốt nhất là chăn thả dưới tán cây- gà thả đồi Chọn giống gà Có 2 loại gà thịt: gà ta và gà công nghiệp 1- Gà ta: Ưu điểm Nhược điểm Chịu đựng kham khổ Chậm đẻ, khó nhân đàn Chống bệnh tốt (ít bị bệnh) Chậm lớn – nuôi lâu, chậm thu hồi vốn Chống đói tốt, thức ăn không cầu kỳ ít thịt, trứng bé Chất lượng sản phẩm thơm ngon, được giá Tốn nhiều thức ăn Đầu tư thâp Khó mua giống Dễ nuôI, kỹ thuật thâp Khó nuôi quy mô lớn Dân tự nhân giống được Không nuôi công nghiệp lớn được Chăn thả rất tốt 1 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  3. 2. Gà công nghiệp Ưu điểm Nhược điểm Lớn nhanh, chóng bán, quay vòng Không chịu được khổ, khó nuôi, dễ nhanh, chóng thu hồi vốn ốm, đòi hỏi kỹ thuật cao Đẻ nhiều, dễ mua giống Không chịu được đói, thức ăn chất lượng cao Dễ nuôi công nghiệp quy mô lớn Chất lượng sản phẩm thấp, giá rẻ Tốn ít thòi gian, thức ăn Đầu tư cao Kinh tế Không chờ giá được nên dễ bị ép giá Dân không tự nhân giống được, khó mua được giống tốt, đắt Có 2 loại gà thịt công nghiệp: -Gà siêu thịt: gà trắng: AA, BE, Rot 308, cob -Gà thả vườn, lông màu giống gà thả vườn chính: Gà ngoại: Lương phượng; Tam Hoàng, Sac - sô; Ka bia và gà lai nội - ngoại. Tuỳ điều kiện kinh tế, kỹ thuật của gia đình mà chọn giống gà cho thích hợp. Nếu có chuyên môn, kinh tế khá giả thì nuôi gà ngoại hay gà lai, nếu bình thường thì nuôi gà nội. Chú ý: gà ngoại hay gà lai dân không tự sản xuất được và rất đắt cho nên phải mua con giống từ các cơ sở có uy tín và trách nhiệm cao. Chọn gà: Có nguồn gốc rõ ràng, biết rõ bố, mẹ: giống, tuổi, chế độ nuôi Thuần chủng: đều, to, cùng một màu lông, đặc trưng Lông tơi, xốp Mới nở (không quá 24 g – 1 ngày tuổi) Khoẻ mạnh, mắt sang, chân to, bóng, ấm, hồng hào, mỏ và chân thẳng Bụng thon, rốn kín, hậu môn khô, sạch Chuẩn bị thức ăn cho gà thịt Ý nghĩa của thức ăn: -Quyết định lỗ, lãi vì chiếm 70 % giá thành chăn nuôi Quyết định tốc độ lớn, do đó, quyết định thời gian nuôi dài, ngắn Quyết định sức khoẻ của đàn gà Quyết định chất lượng thịt Gà nào thì ăn cám đó (thức ăn phù hợp với tuổi gà, hướng trứng, thịt, giai đoạn nuôi ) Nên sử dụng nguyên liệu có sẵn xung quanh địa phương để tự chế thức ăn hỗn hợp có giá rẻ. Phân loại các loại nguyên liệu thức ăn: 4 loại -Bổ sung năng lượng (tinh bột) -Bổ sung đạm: bột cá, đỗ tương, khô dầu -Bổ sung vitamin: rau xanh 2 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  4. -Bổ sung khoáng (trong thực tế hay sử dụng premix để bổ sung vitamin và khoáng) Cách phối trộn thức ăn cho gà Mục đích yêu cầu: Biết cách xây dựng khẩu phần thức ăn cho các loại gà một cách khoa học (đủ chất cho loại gà đang nuôi) và rẻ nhất. Cách làm a/. Xác định tiêu chuẩn ăn: Nhu cầu dinh dưỡng cho gà thịt Chỉ tiêu Giai đoạn 0-6 tuần 7-8 tuần 9 tuần- xuất bán NL trao đổi Kcal/kg 2900 3000 3100 Đạm (%) 20 18 16 Ca (%) 1,1 1,1 1,1 P (%) 0,6 0,6 0,6 b/. Biết được thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số N.liệu thức ăn (tra bảng). Ví dụ một số loại: Thức ăn N.lượng đạm (%) Ca (%) P (%) (Kcal) Tấm gạo 2860 12 0.04 0.16 Cám 2579 13 0.12 0.21 Sắn 2970 1.8 0.3 0.12 Ngô vàng 3430 8.7 0.02 0.1 Khô dầu lạc 2818 45 0.2 0.2 KD đậu tương 2420 42 0.2 0.6 Bột cá 2948 57 7.7 3.9 c/. Phối hợp các nguyên liệu: Theo nguyên tắc hình ô vuông - Ví dụ: Xây dựng công thức thức ăn hỗn hợp cho gà thịt có 18 % đạm Nguyên liệu gồm có: Ngô, đậu tương rang, Premix. 3 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  5. Loại giàu đạm Bột đậu tương rang 39 % đạm Phần bột đậu tương rang (18- 8 = 10 phần) 1 8 + Loại giàu năng lượng Ngô 8 % đạm Phần ngô (39-18=21phần) Cộng: 10 +21 = 31 phần Nghĩa là: cứ đem 10 phần đậu tương rang, trộn với 21 phần ngô, sẽ có thức ăn cho gà thịt có 18% đạm 10 Tính % từng loại: Đậu tương là x 100 = 32,3 % 31 Ngô là 100 – 32,3 = 67,7% Sau đó, trộn thêm 0,5% premix Trộn thật đều: loại nhiều đổ trước, rải loại ít lên sau, Riêng premix, phải trộn tăng dần với thức ăn Xác định giá của 1 kg thức ăn để hạch toán lỗ lãi Giả sử: Giá đậu tương là 12 000 đ/kg x 0,323 = 3 876 đ Giá ngô 6 000 đ/kg x 0,677 = 4 062 đ Giá premix 40 000 đ/kg x 0,005 = 200 đ Cộng = 8 138 đ Như vậy, giá của 1 kg thức ăn tự phối là 8138 đ Một số chú ý: - Khi mua nguyên liệu, phải mua nguyên liệu thô - Khi trộn thức ăn, phải trộn thật đều và không được để quá 5 ngày. 4 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  6. Gîi ý một số c«ng thøc TAHH cho gµ thịt Tªn nguyªn liÖu 0-3 tuÇn tuæi 4-6 tuÇn tuæi Sau 6 tuÇn (kg hay%) tuæi CT1. CT1. CT2. CT2. CT3. CT3.2 1 2 1 2 1 Ng« vµng (®á) 51,9 47,0 61,50 50,20 66,0 55,56 C¸m g¹o tèt - 15,0 - 15,0 - 10,6 S¾n kh« nghiÒn - - - - - 10,0 Kh« l¹c nhËn (hoÆc ng« ®Ëu 25 14,0 17,0 10,0 20,0 9,0 t­¬ng) - 5,0 - 6,0 - 5,0 Kh« l¹c vá 10,0 10,0 10,0 10,0 5,0 2 §Ëu t­¬ng rang 10 6 8 5 6,0 4,0 Bét c¸> 55% protein 2,5 3,0 2,7 3,0 2,0 3,0 premix 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 0,50 Tæng céng 100,0 Một số cách chế biến thức ăn cho gà - Kinh nghiệm nhiều hộ chăn nuôi gà ta tự chế biến thức ăn cho gà ăn thêm như sau: (bình quân cho 1 gà dò): 0,1 kg (1 lạng) tinh bột (nửa ngô, nửa cám hoặc sắn). 0,02 kg (1/5 lạng) bột cá hoặc giun tép. 0,050 kg (1/2 lạng) rau xanh băm nhỏ. Trộn đều cho gà ăn vào buổi sáng và buổi chiều (trước khi gà vào chuồng). Nếu được ăn như vậy, gà lớn nhanh. Một số cách tạo thức ăn đạm cho gà - Tự tạo thức ăn protein động vật bằng cách nuôi giun, có 3 cách nuôi giun. + Cách đơn giản là đào xung quanh vườn các hố sâu khoảng 50 cm, rộng hẹp tuỳ ý, thường dài khoảng 1,0 - 1,2 m, rộng khoảng 0,4 – 0,5 m; cách nhau khoảng 1,5- 2,0 m (có người cẩn thận thì xây các hố này băngd ximăng, xung quanh đục nhiều lỗ thủng cho giun giống chui vào để sinh sản); đổ vào hố 3 phần phân hoai (đó là phân trâu, bò, lợn hay phân gà đã ủ yếm khí cho hoai mục), một phần đất vụn, sau đó thả vào hố một số giun đất (loại giun hồng hay giun quế) thỉnh thoảng tưới nước đủ ẩm, trên mặt hố phủ lớp rơm, lá chuối hay thân chuối, sao cho không có ánh sáng chiếu vào hố. Cần lưu ý là phải luôn đủ độ ẩm và không có ánh sáng, không có kiến vào ăn giun và trứng giun. Khoảng 30 ngày nuôi, giun đã sinh sản và phát triển nhiều, bắt giun lớn cho gà vịt ăn (hoặc đưa gà, vịt, ngan đến, xới đất lên cho chúng ăn giun trực tiếp (những giun to), sau đó cho thêm phân và tưới nước để cho giun con và trứng giun nở phát triển cho đợt giun kế tiếp Cho ăn luân phiên từng hố một, cứ ăn xong hố này, vài ba ngày lại cho gà bới hố tiếp theo. 5 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  7. + Nếu chăn nuôi nhiều gà vịt thì nuôi theo phương pháp thâm canh - chọn giống giun đẻ nhiều, lớn nhanh (giun kế có bán giống tại trung tâm chuyển giao kỹ thuật của trường ĐHNN Hà Nội). Nuôi giun trong thùng gỗ hoặc xây gạch kích thước dài 50, rộng 35, sâu 30 cm, đáy thùng dùi một số lỗ nhỏ để thoát nước và thông khí, đổ phân mục và đất (như cách trên) vào thùng rồi tưới nước ẩm. Sau đó ghả giun vào, mỗi thùng 350 - 400 con có thể dùng nước gạo tưới cho giun rất tốt. Sau 30 ngày nuôi ta thu hoạch giun bằng cách đổ giun trong thùng lên mặt sàng dưới ánh nắng hoặc ánh điện, giun sợ ánh sáng mạnh chui qua mắt sàng hoặc lưới mắt nhỏ rơi xuống dưới. Đất, phân còn lẫn trứng giun và giun nhỏ trên sàng ta lại đổ vào thùng và trộn với phân bổ sung, đồng thời nhặt khoảng 200 - 250 giun ta thả vào thùng làm giống. Nuôi trong thùng tiết kiệm được diện tích, thuận tiện cho việc tưới nước. Nuôi giun ở nơi tối mát, ẩm nhưng phải thoáng khí thì giun mới phát triển tốt. Chú ý: Các loại phân gà, phân lợn, phân trâu phải ủ 25 - 30 ngày, sau đó tãi ra cho bay hết mùi hôi mới dùng nuôi giun. Không được tưới đẫm, không được tưới nước xà phòng, nước bẩn. Tự chế biến bột cá từ cá tươi có sẵn ở địa phương: mua cá tươi, rửa sạch, cho vào chảo ngoáy đều trên ngọn lửa, khi đã cạn nước thì cho nhỏ lửa đi, đảo đều cho đến khi thành bột cá nhạt, để nguội hoàn toàn, đóng vào túi ni lông, dùng dần. Quy trình nuôi gà thịt Gồm 2 giai đoạn: gà con và gà dò Nuôi gà con: 1-4 tuần tuổi a- Đặc điểm - Gà bé, yếu, sợ rét, dễ ốm. - Lớn nhanh, tốn ít thức ăn cho 1 kg thịt hơi. - Đòi hỏi thức ăn tốt, đủ chất, ăn tự do theo nhu cầu. b-Phương thức nuôi gà con Úm gà (tách mẹ ngay sau khi nở hoặc nuôi gà con mua từ trạm ấp) Công tác trước khi nhận gà con Trước khi nuôi gà tập trung, cần xác định thời điểm bán gà có lợi nhất trong năm (sau 3 - 3,5 tháng thì bán) Nuôi vào mùa thu dễ nhất: không nóng, không rét, không ẩm quá. - Chuẩn bị chuồng trại : Trước khi đưa gà về chuồng: + Vệ sinh tẩy uế chuồng trại: tháo gỡ máng ăn, lau bụi, bẩn, phân, rửa sạch, khử trùng formon 2% hoặc thuốc tím, tráng qua nước lã, đem phơi nắng. Tiến hành tương tự với chụp sưởi và các vật dùng trong chuồng, hót hết lớp lót chuồng cũ, quét sàn nhà, lưới, tường, trần nhà rửa bằng vòi nước áp suất, khử trùng sàn nhà bằng: NaOH 10% 1m2/2,5l. Hoặc quét vôi đặc, formon, crefin 3%, phun dipterex xung quanh chuồng khử: chuột, vi trùng 6 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  8. Khô sàn nhà thì rải lớp đệm lót mới vào: phoi bào, trấu, rơm chặt nhỏ bảo đảm: khô, hút ẩm tốt, sạch, được khử trùng trước khi đưa vào. Trải dày 15 - 17 cm. Đưa máng ăn, uống vào chuồng. + Chuẩn bị chụp sưởi: - Bóng điện: bóng 60 W ® 100W/chụp. - Có thể dùng bếp dầu, than củi (chú ý thông khí độc). Chụp sưởi có thể điều chỉnh độ cao, trước khi sử dụng phải sát trùng. Trước khi đưa gà về phải bật thử trước vài giờ. + Bố trí rèm che ở hai bên sườn chuồng gà: bạt, bao tải, cót + Chuẩn bị sẵn quây gà: lưới thép, tôn, phên cứng, cót đường kính bằng 2,5m, h = 60 - 70 cm có thể mở rộng được. + Chuẩn bị thức ăn, nước uống. Có thể nuôi trên lồng, sàn - Ưu điểm: vệ sinh, ít khí độc, gà hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh, do không nằm trên phân. - Không phụ thuộc vào chất độn chuồng, giảm chi phí chất độn. - Chất lượng sản phẩm thịt tốt, độ đồng đều ở gà cao. - Giảm khấu hao chuồng trại, tăng quay vòng chuồng nuôi do thời gian trống chuồng ngắn. Nhược điểm: đầu tư vốn xây dựng lớn, gấp 2 lần so với xây dựng chuồng thông thường. Tuy vậy khấu hao không cao và kéo dài so với chuồng nuôi nền. - Chuồng lồng hoặc sàn: ở gia đình có thể nuôi gà trên lồng bằng tre. Kiểu chuồng lều: kiểu chuồng này nhỏ, nguyên liệu sơ sài bằng tranh, tre, nứa, lá, có sàn hoặc sào đậu, có chỗ đặt thức ăn, nước uống trong chuồng. Chuồng làm trong vườn, hoặc ngoài đồng cỏ với diện tích 10 - 50m2, tuỳ theo khả năng đất vườn. Kiểu này chỉ dùng cho gà ban ngày ra ngoài vườn, đồng cỏ; ban đêm vào chuồng. Máng ăn uống có thể đặt ngoài vườn, có thể để trong lều. Ưu điểm: Phù hợp với chăn nuôi gia đình. Vệ sinh môi trường tốt. Đỡ tốn kém xây dựng. Nhược điểm: Khó khống chế nhiễm bệnh từ bên ngoài vào. Mật độ nuôi Nuôi thông thoáng tự Tuần tuổi nhiên (con/m2 nền) 0 -3 (úm) 20 - 25 4 - 7 (hoặc 8) 8 - 10 Mật độ máng ăn Tuần tuổi Máng ăn thủ công (tròn, dài) Máng ăn tự động 0 - 3 100 gà/1 khay 100 gà/khay 4 kết thúc 15 - 18 cm/gà hoặc 50 gà 1 máng tự (7 hoặc 8) 30 - 35 gà/máng tròn P50 động hình chảo 7 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  9. ở 0 - 3 tuần đầu máng đựng thức ăn làm bằng tôn hoặc nhựa. ở gia đình có thể dùng mẹt. Tốt nhất trong 3 ngày đầu rải thức ăn trên giấy để gà dễ ăn và kích thích gà khách ăn, nhờ nghe tiếng kêu "bộp "bộp" của con khác mổ thức ăn. Thức ăn ở khay không dày quá 2cm. Hàng ngày phải sàng thức ăn để loại phân lẫn trong thức ăn, đảm bảo vệ sinh. Thực hiện quy trình nuôi gà: Gà con phải mua ở cơ sở có uy tín và trách nhiệm. - Chọn xong, gà được đựng trong hộp, xung quanh và trên nóc hộp có khoan nhiều lỗ để thông khí và để gà vào nơi ấm và thoáng khí. - Vận chuyển gà con: cần có khung vững để đặt các hộp gà trên xe sao cho có độ thông khí. Mùa đông vận chuyển lúc trời ấm và che phía hút gió. Mùa hè tốt nhất vận chuyển vào lúc rời mát, che phía hút gió. Trong khi vận chuyển, không được dừng xe giải lao trên đường. Trược khi gà về, ở nhà đã bật điện, sưởi ấm chuồng Khi về chuồng, nhanh chóng thả gà trong quây dưới chụp sưởi, tránh gà bị lạnh dễ bị nhiễm bệnh đường hô hấp. Cho gà uống nước sạch, trong có pha thuốc vitamin C, B và đường glucoz (0,5%). Cho gà uống nước hết lượt mới cho gà ăn, nếu không dễ bị bội thực. Cho gà ăn ngô nghiền trong 1 - 2 ngày đầu, để sạch ruột. Vì 1 - 2 ngày đầu gà còn dự trữ nhiều chất dinh dưỡng ở lòng đỏ còn lại trong bụng. Cho gà ăn đủ chất, đủ lượng. Để giảm bớt lượng thức ăn giàu đạm, đắt tiền (như bột cá) người ta đã hỗn hợp nhiều loại phụ phẩm của công nghiệp ép dầu (các loại khô dầu cây họ đậu),. Để chăn nuôi gà thả vườn có hiệu quả, chúng ta phải cho gà ăn như sau: - Ăn tự do, cả ngày lẫn đêm đến 4 tuần tuổi. - Còn sau 4 tuần tuổi chỉ ăn ban ngày, ban đêm tắt điện và không cho ăn. Đối với gà thả ở vườn, đồi, gà tự kiếm ăn thêm, thì chi phí thức ăn giảm, phẩm chất thịt khá hơn. Nên áp dụng phương pháp chăn thả hoàn toàn, bán chăn thả tự nhiên với điều kiện vườn, đồi, ruộng rộng; áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh tốt thì chăn nuôi sẽ có hiệu quả cao. Chế độ nhiệt trong chuồng Chụp sưởi để cách mặt nền 45cm. Điều chỉnh độ cao chụp sưởi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà. Kinh nghiệm cho thấy: nếu gà tụm lại dưới chụp sưởi là gà bị lạnh, cần phải hạ chụp hoặc tăng công suất điện. Nếu gà tản mạn xa chụp sưởi là gà bị nóng, cần nâng chụp sưởi hoặc giảm công suất điện sưởi, Nếu gà nằm quanh rìa chụp sưởi là gà đủ nhiệt (ấm), không cần điều chỉnh chụp sưởi. Chú ý che chắn chuồng nuôi, không để gió lùa vào đàn gà, nhưng chú ý phải để lưu thông không khí, nếu không gà bị ướt lông và kém ăn (do tích tụ hơi nước trong quây, trong chuồng). 8 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  10. Chế độ nhiệt Tuần tuổi ToC dưới chụp sưởi (nuôi ToC trong chuồng (nhà kín, tự thông thoáng có quây gà) động điều hoà tiểu khí hậu) 1 37 - 33 35 - 32 2 32 - 30 31 - 30 3 29 - 27 29 - 27 4 26 - 25 26 - 25 5 23 - 22 23 - 22 6 - 8 21 - 18 20 - 18 Chế độ chiếu sáng Đối với gà thịt, không chiếu sáng bằng bóng đèn công suất cao hơn 45W. Lý do gà nuôi lấy thịt, tăng trọng nhanh, nếu ánh sáng mạnh gà bị kích thích, chạy nhảy, mổ nhau nhiều, ăn ít, chậm lớn. Chỉ đủ ánh sáng để gà nhận thức ăn, nước uống là đủ. Sau 2 tuần tuổi dùng đèn chiếu sáng công suất 25 - 30W. Gà thịt ăn tự do cả ngày đêm, cần có ánh sáng. Tuần đầu: 24 giờ/ngày/đêm Tuần thứ 4: 23 giờ/ngày/đêm Tuần thứ 3 trở đi: 23 - 22 giờ/ngày/đêm. Công suất chiếu sáng: 1 - 3 tuần: 3,5 - 4 W/m2 nền chuồng 4 - 5 tuần tuổi 2 W/m2 Sau 5 tuần 0,2 - 0,5 W/m2 Độ thông thoáng khí Như ta đã biết gà thịt có cường độ trao đổi chất nhanh, thải ra một số lượng khí độc lớn, cho nên phải có thiết bị làm thông khí: đẩy khí độc, bẩn ra ngoài đồng thời hút khí trong lành vào chuồng. Nuôi gà dò (4 tuần tuổi đến xuất bán) Chỉ cho ăn ban ngày. Ban đêm nhốt trong chuóng. Mật độ lúc đầu 10-12 con/m2; sau gà lớn thì giảm xuống 8 con/m2. Cho gà ăn thức ăn gà thịt (có 15-16 % đạm), ăn theo nhu cầu (ăn tự do) Ban ngày có thể chăn thả ngoài vườn dưới tán cây. Chăn trên đồi là tốt nhất vì khô, sạch, thoát nước. Không để gà bị mưa, ướt. Trời rét không nên nhốt sớm, thả muộn. Nhất là tránh sương muối. Cho gà ăn xong, nhớ thu dọn thức ăn rơi vãi thật sạch (lót tấm ni lông to để hứng thức ăn rơi vãi), tránh để chuột, chim hoang đến ăn thức ăn thừa, lây bệnh cho gà. Chú ý chống nóng cho gà như sau: Chăm sóc sức khoẻ gia cầm trong điều kiện trời quá nóng Gà có lông che phủ, thân nhiệt cao, không có tuyến mồ hôi nên rất sợ nóng. 9 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  11. Trước hết, vị chí của trại, hướng và sự thông thoáng của chuồng phải đạt yêu cầuNgoài việc cải thiện tiểu môi trường, người ta có thể giảm hơn nữa ảnh hưởng bất lợi của khí hậu bằng các cách sau đây: Cung cấp nhiều nước uống sạch mát, tốt hơn là dùng máng uống có núm. Cho gà ăn trước bình minh, khi trời còn tối và tương đối mát. Thức ăn phải được tươi và giàu vitamin, chất khoáng. Cung cấp 1,5 - 3,0 gam vitanim C vào 1 lít nước uống Lặp lại nhiều lần việc gà hậu bị tiếp xúc với nóng ở mức nhất đinh để gà làm quen với khí hậu nóng Trước và trong thời gian dự đoán có thể xảy ra đợt nóng, cần cung cấp cho gà các chất vitamin qua nước uống. Đủ số lượng máng ăn, máng uống và diện tích cho gà đi lại và hoạt động. Với tất cả những biện pháp đề phòng nói trên có thể giảm được stress do nóng và ẩm đối với gà, kết quả là dễ duy trì sức tốt cho đàn gà trong những khu vực nóng ẩm. Có sổ ghi chép Ngày đầu gà gà vac thức ăn CB chi phí ghi chú sống chết xin hoặc khác sử mua vào dụng Kết quả mong đợi: Nếu nuôi 3 tháng tuổi, gà có khối lượng 2,5 -3 kg đối với gà ngoại, gà lai hoặc 1,5 1,8 kg đối với gà ri, tỷ lệ nuôi sống 95 -97 % là đạt yêu cầu. II - Kỹ thuật nuôi gà đẻ 1- Mục tiêu Đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao Đàn gà có sức khoẻ tốt, không gầy quá và nhất là không béo quá. Phương châm chính: nuôi hạn chế để gà có thân hình thanh mảnh, sẽ đẻ vào 24 - 25 tuần tuổi (6 tháng) là tốt nhất. Nuôi riêng trống mái (nếu là gà ngoại), tỷ lệ 1trống/10 mái. Nếu nuôi hạn chế tốt, gà sẽ đẻ khoẻ về sau 2-Các giai đoạn nuôi gà đẻ 3 giai đoạn: gà con: 1-3 tuần tuổi, nuôi như gà thịt từ 1-3 tuần tuổi Giai đoạn hậu bị: 4-20 tuần tuổi Giai đoạn gà đẻ: từ khi đẻ trở đi Nuôi gà hậu bị Đặc điểm gà hậu bị - Sau khi gà con nuôi được 2 tháng tuổi, đã phân biệt được trống mái, con trống sinh trưởng nhanh hơn con mái rõ rệt, tiến hành chọn lọc giữ lại những con mái và trống phát triển tốt với tỷ lệ 8 - 10 mái/trống để xây dựng đàn gà hậu bị đến 10 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  12. 5 tháng tuổi. Nuôi tác riêng trống mái để có chế độ cho ăn hợp lý. Những con trống khác không được giữ lại làm giống chuyển sang để nuôi thịt. - Gà hậu bị nếu quá béo hoặc quá gầy sau này đều đẻ kém, do đó trong giai đoạn hậu bị cần duy trì khối lượng cơ thể gà vừa phải. - Gà hậu bị dễ nhiễm bệnh ký sinh trùng. Nếu đàn gà lúc này hoàn toàn được chăn thả ngoài vườn lại càng dễ nhiễm bệnh. Cần phòng bệnh định kỳ bằng các loại thuốc tẩy giun sán như piperazin. - Chuồng nuôi cần thiết cho gà ngủ ban đêm và ăn uống khi trời mưa, thời tiết xấu và cho ăn thêm vào buổi chiều. Các khâu chuẩn bị, sát trùng, vệ sinh chuồng trại tiến hành giống như đối với gà con, nhưng không cần cót quây. Chất độn chuồng khô ráo (trấu, phoi bào) rải dầy 15 - 20cm. Mật độ 8 - 10 con/1 m2 chuồng. Chuồng nuôi thoáng mát và sáng sủa. 3-Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc Nếu thể trạng đàn gà trong giai đoạn này (trung bình 5 tháng tuổi) béo quá hoặc gầy quá đều ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản của chúng ở giai đoạn sau. Nuôi tách riêng trống và mái. Một số yếu tố kỹ thuật cần chú ý: * Chuồng nuôi: có chuồng nuôi riêng, hoặc nhà có nhiều gian có ngăn riêng (tuỳ điều kiện riêng của mỗi gia đình) cho nuôi gà hậu bị. Nền chuồng có chất độn chuồng và giàn cho gà đậu ban đêm, ngoài chuồng có mái hiên và sân chơi riêng biệt để cho gà ăn thêm thức ăn vào buổi sáng và buổi chiều. - Vườn chăn thả: có rào hoặc lưới vây xung quanh để đàn gà không lẫn với đàn khác, diện tích chăn thả tối thiểu 5 - 10 m2/1 con. Trong vườn thả có thảm cỏ và cây bóng mát. Máng uống nước treo rải rác dưới các gốc cây cho gà uống tự do, nhằm hạn chế gà xuống uống nước bẩn ở các mương, ổ nước đọng trong vườn. Để tạo thêm nguồn thức ăn tự nhiên nên thiết kế trong vườn các hố ủ rơm rác nuôi giun, dế tăng nguồn thức ăn đạm cho gà. * Thức ăn và nuôi dưỡng: chăn nuôi gà gia đình từ giai đoạn gà dò trở đi chủ yếu là chăn thả ngoài vườn để tận dụng mọi nguồn thức ăn trong thiên nhiên, do vậy diện tích vườn chăn thả càng rộng, gà càng tìm kiếm được nhiều thức ăn tự nhiên, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Thời gian nuôi gà hậu bị là 3 tháng (từ 61 đến 140 - 150 ngày tuổi). Trong giai đoạn này, cần phải khống chế thức ăn để thể trạng gà không quá béo hoặc quá gầy. Có 2 cách để khống chế thức ăn: + Cách thứ nhất: cho gà ăn hàng ngày. Lượng thức ăn hàng ngày giảm xuống còn 1/2 so với nhu cầu của gà. Để đảm bảo đàn già được ăn đều và không xô đẩy nhau, yêu cầu số lượng máng ăn phải đầy đủ và rải đều thức ăn vào các máng cùng lúc bằng cách treo máng lên trước khi cho thức ăn vào máng. + Cách thứ hai: cho gà ăn theo chế độ 2 ngày ăn, 1 ngày nghỉ, lượng thức ăn của ngày nhịn được chia đều cho 2 ngày ăn. Ngày nhịn, dùng ít thóc, ngô hạt rải đều trên nền chuồng cho gà nhặt, nhằm tránh hiện tượng mổ cắn nhau. 11 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  13. Để có đàn gà đồng đều về khối lượng cơ thể (là yêu cầu rất quan trọng đối với gà hậu bị), cứ 2 tuần cân kiểm tra khoảng 10% số gà trong ô, so sánh khối lượng bình quân thu được đối với khối lượng chuẩn của gà ở tuần tuổi tương ứng (do hãng cung cấp giống quy định). Nếu khối lượng gà bình quân nhỏ hoặc lớn hơn 10% khối lượng chuẩn thì lượng thức ăn dùng cho đàn gà vẫn theo bảng hướng dẫn. Nếu khối lượng gà thấp hơn hoặc vượt quá 10% thì phải chia đàn gà ra thành 3 nhóm: nhỏ, trung bình và to, vẫn cho các nhóm này ăn đúng tiêu chuẩn quy định, sau một thời gian, chúng sẽ có khối lượng đồng đều hơn và xấp xỉ khối lượng chuẩn. - Đối với gà ta, do phương thức nuôi thả là chủ yếu, nên thực chất đã làm cho ăn hạn chế. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của gà và cho gà ăn thêm thức ăn khi cần thiết. Thức ăn thêm có thể là thóc (49 - 51%), ngô (34 - 36%), khô dầu đậu tương (14 - 16%) đảm bảo được 2800 - 2900 Kcal ; 13 - 14% đạm thô. Trong trường hợp này tỷ lệ thóc 82 - 84% và khô dầu đậu tương 16 -18%. Cần tăng cường cho gà ăn thêm rau xanh thái nhỏ. Đối với các giống gà như gà Tam Hoàng, gà Sasso, thức ăn cho gà ăn thêm cần được quan tâm, vì những giống gà này trong chăn thả không xông xáo như gà nhà - thả vườn. Tiêu chuẩn ăn đảm bảo chất lượng cao hơn, và cơ cấu thành phần thức ăn cũng phong phú hơn. Nếu dùng thức ăn hỗn hợp do các hàng sản xuất như CP313, Proconco thì có thể phối hợp thêm ngô xay, thóc theo tỷ lệ sau đây: - Cám hỗn hợp CP313: 80% - Ngô xay: 10% - Thóc hạt: 10% Nếu nuôi gà ngoại thì hàng tháng phải cân gà và so sánh với tài liệu hướng dẫn để cho gà có khối lượng chuẩn, mức ăn đúng như hướng dẫn đã ghi. Các biện pháp tăng độ đồng đều của gà là: + Rải thức ăn vào các máng ăn nhanh, các máng ăn có thể nâng lên, hạ xuống cùng một lúc qua hệ thống ròng rọc. + Hạn chế số lượng hoặc thức ăn từ 4 tuần tuổi (đã nói ở phần thức ăn gà đẻ). + Tăng số lượng máng ăn để đảm bảo 100% số gà có chỗ đứng ăn. + Phân loại gà theo khối lượng lúc 10 tuần tuổi và 20 tuần tuổi để đạt độ đồng đều 80 ± 10%. Độ đồng đều cao, gà đẻ cao và đúng lịch. Trường hợp gà được chăn thả ngoài vườn và gà tự tìm kiếm thức ăn, thì lượng thức ăn cho ăn hàng ngày có thể giảm 20 - 30% hoặc nhiều hơn, hoặc ít hơn tuỳ theo trạng thái sinh trưởng của gà. Tốt hơn hết là nên định kỳ (1 tuần 1 lần) cân kiểm tra khối lượng, nếu khối lượng của gà cao hơn khối lượng chuẩn phải giảm bớt lượng thức ăn cho ăn thêm, ngược lại, nếu khối lượng của gà thấp hơn khối lượng quy định, phải tăng lượng thức ăn cho ăn thêm. Cần cho gà ăn thêm rau xanh thái nhỏ. 12 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  14. L­îng thøc ¨n vµ khèi l­îng c¬ thÓ (KLCT) cña gµ con hËu bÞ (®¬n vÞ g) C¸c gièng gµ nhËp néi (VN)* Gµ AA (Mü) Gµ ISA dßng lïn ch©n (Ph¸p) TuÇn Trèng M¸i Trèng M¸i Trèng M¸i tuæi KLC TA/con/ KLC TA/con/ KLC TA/con/ TA/co KLC TA/co KLC TA/con/ KLCT T ngµy T ngµy T ngµy n/ngµy T n/ngµy T ngµy 1 100 Tù do 90 - 114 - 91 - 130 - 110 - 2 270 Tù do 190 - 259 - 180 - 250 35 230 - 3 410 Tù do 320 - 450 36 318 28 380 39 320 36 4 605 44 410 42 613 44 409 31 500 43 420 39 5 740 48 510 46 744 48 499 34 620 46 520 40 6 860 54 600 50 864 52 590 37 750 48 620 42 Chế độ chiếu sáng Nếu đàn gà hậi bị được nuôi thả vườn hàng ngày hoặc nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng thông thoáng tự nhiên thì không cần phải bổ sung ánh sáng nhân tạo. Kết thúc 19 - 20 tuần tuổi (tuỳ theo giống) tiến hành chọn lọc gà trống gà mái trước lúc ghép đàn. Cần loại thải những cá thể không đạt tiêu chuẩn chuẩn giống như đã giới thiệu ở phần kỹ thuật chọn giống. Kết quả mong đợi: Nếu gà nội có khối lượng gà mái 1,4 - 1,5 kg; gà trống 1,7 - 1,9 kg; gà ngoại mái 1,7 - 1,9 kg, trống 2,1 - 2,3 kg là tốt, gà đẻ lúc 6 đến 6,5 tháng tuổi là ta đã nuôi hợp lý. Nếu đẻ sớm thì phải hãm lại (nhốt và cho ăn ít nữa đi), nếu đẻ muộn hơn thì phải thúc đẻ: cho ăn tự do và tăng cường chiếu sáng 4- Chăn nuôi gà đẻ, từ 24 - 66 tuần tuổi Mục đích: Làm cho học viên biết nuôi gà - Đẻ nhiều - Tiết kiệm - Có tỷ lệ ấp nở, nuôi sống cao - Biết cách cho ăn, chăm sóc gà khoa học, hợp lý. Chuẩn bị điều kiện để chăn nuôi Yêu cầu cơ bản về chuồng trại - Chuồng trại phù hợp đặc điểm sinh lý gia cầm: sợ nóng, cần thông thoáng - Chuồng phải thuận lợi cho công việc hàng ngày: dễ chăm sóc, thu nhặt trứng, ghép ổ, tiêm phòng . - áp dụng hiệu quả nhất quy trình vệ sinh phòng bệnh: dễ lấy phân để ủ. - Đảm bảo kinh tế, không quá tốn kém. Yêu cầu về thức ăn: nắm vững phần đã học Thực hiện quy trình chăn nuôi gà đẻ 5-Nuôi gà nội: Nên nuôi tối thiểu 6 -8 gà trở lên để dễ ghép đàn, ghép ổ ấp 13 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  15. Tỷ lệ trống mái: 1/10 - 12 nếu là nuôi gà ri. Gà Đông Tảo, Hồ, Mía : 1/ 6- 8 Ban ngày: chăn thả hoàn toàn. Ban đêm nhốt, không cần chiếu sáng thêm. Mức ăn: khi đẻ: 1 kg cho 10 gà/ ngày; ổ ấp nên xa ổ đẻ, tốt nhất là ở khu vực khác để gà đẻ và gà ấp không tranh nhau ổ, làm vỡ trứng. Số lượng ổ đẻ 1 ổ/ 3 mái. Chú ý : chống mò, mạt cho ổ trứng. Thu trứng ngày 2 lần sáng, chiều. Để trứng vào khay phẳng, có đệm trấu hoặc rơm, chèn chặt, ngày đảo 2 lần bằng cách nhiêng khay trứng khác vị trí ban đầu. Loại bỏ những trứng xấu: quá nhỏ, dị hình, vỏ mỏng, quá bẩn. Bảo quản trứng không nên quá 7 ngày tại nơi thoáng, mát, tiện chăm sóc, đảo trứng (tránh để nơi tối , khó quan sát, hay quên đảo). Mỗi gà nên cho ấp 15 - 20 trứng. Soi trứng vào các ngày: 6, 11, 18 để loại những trứng hỏng, không làm ảnh hưởng đến trứng tốt. Với những gà mái đòi ấp mà không cho ấp: cho ăn đủ, nhốt nơi thoáng, nhiều ánh sáng, gần lối đi để gà không thể ngủ yên, nhốt chung với gà trống có tính hăng làm như vậy, gà mái chóng quên ấp, mau đẻ lại. Với gà nuôi con: Nên ghép đàn, tối thiểu 15 gà con/ mẹ. Khi ghép đàn nên thực hiện vào buổi tối, nếu gà mẹ dữ quá thì che tối cả ngày hôm sau để tránh hiện tượng gà mẹ mổ gà ghép. Chọn gà khéo nuôi con để nuôi gà con. - Tuần đầu : nhốt chung cả mẹ và con trong lồng tre; có đệm rơm. - Tuần 2: nhốt mẹ, nghiêng lồng cho gà con tập đi chơi . - Tuần 3: thả dần cả mẹ và con đi kiếm ăn. Chú ý khi thời tiết xấu thì nhốt gà lại, tránh hao hụt do gà chết rét. Thức ăn: cho gà mẹ ăn thức ăn bình thường: cám, thóc, ngô còn gà con cho ăn thức ăn đặc biệt , cao đạm, (có cả bột cá, khô dầu, rau thái nhỏ, để ở ngoài lồng), cho ăn tự do theo nhu cầu. - Sau 4 - 5 tuần (tuỳ thời tiết), tách con để gà mẹ đẻ sớm, tăng năng xuất của gà mái. Từ đây, cho gà con tự do kiếm mồi; ngày cho ăn 3 bữa: Sáng: ăn nhẹ để gà đói, ham kiếm mồi. Trưa: cho ăn tương đối no. Tối: ăn thật no để tiêu hoá cả đêm Các giống gà ta gà Ri, gà Mía chỉ cần cho ăn thêm 30% TAHH so với tổng lượng thức ăn mà gà yêu cầu, và hàm lượng NLTĐ: 2800 - 2900 Kcal/kg, hàm lượng đạm 14 - 15% ở giai đoạn gà trưởng thành và gà đẻ, nếu nuôi chăn thả tự nhiên ở vườn bãi rộng. Tuy nhiên ở nông thôn, vùng đồng bằng nhà chật, vườn hẹp, gọi là "vườn" nhưng thực chất chỉ là sân chơi, không kiếm ăn được thì phải nuôi theo phương thức nuôi bán công nghiệp hoặc công nghiệp và phải cung cấp số lượng thức ăn vào khoảng 1 lạng/ gà/ ngày với chất lượng thức tốt. 14 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  16. Đối với gà ta, kể cả gà thả vườn nhập nội (Tam Hoàng) phải áp dụng phương pháp chăn thả hoàn toàn, bán chăn thả tự nhiên với điều kiện vườn, đồi, ruộng rộng áp dụng kỹ thuật chăn nuôi và phòng bệnh tốt thì chăn nuôi sẽ có hiệu quả cao. - ở những vùng sâu vùng xa không có bán TAHH (thức ăn chế sẵn) mọi gia đình có thể tự tạo thức ăn cho gà trên cơ sở có đủ một số nguyên liệu cơ bản sẵn có ở địa phương như: ngô, sắn, cám gạo, lạc, đậu tương, bột cá, premix, vitamin, khoáng. - Kinh nghiệm nhiều hộ chăn nuôi gà ta tự chế biến thức ăn cho gà ăn thêm như sau: (bình quân cho 1 gà dò, gà đẻ). 0,1 kg (1 lạng) tinh bột (nửa ngô, nửa cám hoặc sắn). 0,02 kg (1/5 lạng) bột cá hoặc giun tép. 0,050 kg (1/2 lạng) rau xanh băm nhỏ. Trộn đều cho gà ăn vào buổi trưa và buổi chiều (trước khi gà vào chuồng). Nếu được ăn như vậy, gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng to, ấp nở tốt. 6-Nuôi gà ngoại Thường nuôi hàng trăm con trở lên Chú ý: trong giai đoạn nuôi gà hậu bị, gà phải được nuôi đúng quy trình: - Khi chọn gà con lên gây đàn gà đẻ, phải cho ăn hạn chế, chọn gà đồng đều, hoặc phân loại theo khối lượng cơ thể. + Cắt mỏ gà lúc 7 - 10 ngày tuổi, có thể cắt lúc 1 ngày tuổi để mỏ gà không mọc lại và đỡ sợ. Cắt mỏ bằng dao sắc, nung đỏ hoặc bằng máy cắt, mục đích là để gà không mổ cắn nhau gây chết khi cho gà ăn, không nên cắt bỏ mỏ gà trống. + 2 tuần (tốt nhất là 1 tuần) cân khối lượng cơ thể 1 lần để kiểm tra xem có đạt khối lượng cơ thể chuẩn không - không đạt phải cho ăn tăng, quá tiêu chuẩn phải giảm thức ăn. Tách những gà khối lượng cơ thể quá thấp so với tiêu chuẩn để nuôi chế độ riêng. Gà đạt tiêu chuẩn sẽ đẻ tốt. Đây là việc làm quan trọng quyết định tăng năng suất đẻ trứng của gà. + Chỉ dùng vaccin phòng bệnh lúc đàn gà khoẻ mạnh. Sau khi dùng vaccin cho gà uống nước pha vitamin C . + Nếu nhiệt độ trong chuồng lạnh dưới 16oC với gà dò 6 - 7 tuần tuổi vẫn phải bật đèn sưởi. + Cho uống nước hạn chế theo thức ăn. Mùa đông xuân lượng nước uống gấp 2 lần thức ăn, còn mùa hè gấp 3 - 4 lần (1 lít nước nặng bằng 1 kg thức ăn). Mục đích của hạn chế gà uống nước là để tăng sức khoẻ và tiêu hoá cho chúng, chống ỉa loãng và ướt nền nhà. Chú ý: không để gà uống nước ao tù, nước bẩn. - Bảo đảm mật độ máng ăn, máng uống, mật độ nuôi, ổ đẻ, theo chỉ dẫn ở hai bảng dưới, để tránh sốc và chen lấn nhau. - Chuẩn bị chuồng, ổ đẻ, hệ thống chiếu sáng, các điều kiện chăn nuôi (máng ăn, uống, thức ăn, nước uống ) cho đủ quy mô đàn gà định nuôi. 15 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  17. Thực hiện quy trình - Chuyển gà dò sau khi chọn lọc đạt ngoại hình và khối lượng sang chuồng gà đẻ lúc 20 - 21 tuần tuổi giúp cho gà quen với môi trường mới trước khi đẻ bói. - Tốt nhất khi gà đạt 24 tuần tuổi hãy thả gà trống lẫn mái (ghép trống mái) có thể ghép trống mái lúc 20 - 21 tuần tuổi. - Khi cân gà và chuyển chuồng gà bị sốc, giảm cân, nên khi chuyển sang chuồng gà đẻ cần cho gà ăn tự do 2 - 3 ngày để phục hồi sức khoẻ, sau đó cho gà ăn tăng từ từ (đã nói từ phần thức ăn cho gà đẻ). - Thu trứng 2h / lần, phân loại và bảo quản trứng như gà nội. ấp trứng: cho gà nội ấp hộ hoặc thuê trạm áp gần nhất. Vận chuyển trứng nên vào lúc trời mát. Chương trình chiếu sáng: Ban ngày chăn thả hoàn toàn. Ban đêm chiếu sáng thêm từ 2 -4 giờ, với công xuất 3 w/ 1 mét vuông. - Đệm lót ở ổ đẻ phải thay thường xuyên 1 lần/tuần, để tránh làm bẩn trứng giống. * Giai đoạn đẻ 23 - 40 TT (pha I) Đặc điểm: tỷ lệ đẻ tăng nhanh từ 5 % lên 80 % lúc 35 -40 tuần tuổi, gà không ấp nên năng xuất trứng cao. Số lượng thức ăn phải tăng dần từ 120 - 165g/ngày (lúc đẻ cao nhất). Gà trống ăn tách riêng với số lượng thức ăn và đạm thấp hơn so với gà mái bằng hệ thống máng ăn treo cao, còn máng ăn của gà mái có chụp chắn để gà trống không chui đầu vào ăn được. Nên bố trí máng khoáng: bột xương, bột vỏ trứng, bột sò, bột đá để gà tự bổ xung khoáng. * Giai đoạn đẻ fa II: 41 - 66 TT - Đặc điểm của gà giai đoạn này là tích luỹ mỡ, đặc biệt là mỡ bụng rất nhanh, tăng cân là do tăng mỡ, hơn nữa gà đẻ giảm dần từ trên dưới 80% xuống còn 45 - 50% cho nên giảm dần số lượng thức ăn từ 165g còn 145 - 149 g ở những TT 56 - 64. - Hàng tuần loại thải những gà không đẻ (căn cứ vào ngoại hình, thường gà không đẻ thì béo và có ngoại hình bóng mượt) Chú ý: Vì gà đẻ trứng liên tục nên không được để đứt bữa và thiếu nước uống Tiªu chuÈn thøc ¨n, s¶n l­îng trøng vµ gµ con cña gµ Tam Hoµng nu«i nhèt (Tµi liÖu Trung Quèc 1977) TuÇ Tû lÖ Sè trøng Sè trøng chän Sè gµ con TA/1 TuÇ Tû lÖ Êp n ®Î ®Î/1 gµ m¸i gièng céng céng dån gµ/ngµy n ®Î në (%) tuæi (%) (qu¶/tuÇn) dån (qu¶) (con) (g) 25 1 7 0,49 0,00 0,00 0,00 120 26 2 18 1,26 0,50 60 0,25 125 27 3 30 2,10 1,97 70 1,25 135 16 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  18. 28 4 50 3,50 4,77 75 3,38 145 29 5 65 4,55 8,77 78 6,58 155 30 6 78 6,46 14,11 83 10,93 155 31 7 78 6,46 19,35 83 15,28 155 32 8 77 5,19 24,53 83 19,54 155 33 9 76 5,32 29,63 82 23,76 155 34 10 75 5,25 34,67 82 27,89 155 35 11 74 5,18 39,65 81 34,92 150 36 12 72 5,04 44,49 81 35,84 150 37 13 71 4,97 49,26 81 39,70 150 38 14 70 4,90 53,96 80 43,47 145 39 15 68 4,76 58,53 80 47,12 145 40 16 66 4,62 62,97 80 50,67 145 41 17 65 4,55 67,33 80 54,16 145 42 18 64 4,48 71,63 79 57,56 145 43 19 63 4,41 75,87 79 60,91 145 44 20 62 4,34 80,03 79 64,20 145 45 21 61 4,27 84,13 79 67,44 145 46 22 60 4,20 88,12 78 70,55 145 47 23 59 4,13 92,05 78 73,61 140 48 24 58 4,06 95,90 78 76,62 140 49 25 57 3,99 99,69 77 79,54 140 50 26 56 3,92 103,42 77 83,40 140 51 27 55 3,85 107,08 77 85,22 140 52 28 54 3,78 112,67 77 87,99 140 53 29 53 3,71 114,90 76 90,66 140 54 30 52 3,64 117,65 76 93,29 140 55 31 52 3,64 121,11 76 95,92 140 56 32 51 3,57 124,50 76 98,50 135 57 33 51 3,57 127,89 75 101,01 135 58 34 50 3,50 131,21 75 103,53 135 59 35 49 3,43 134,42 75 105,98 135 60 36 48 3,36 137,67 75 108,37 135 Sè trøng Tû Sè trøng ®Î/1 gµ Sè gµ con TA/1 TuÇn TuÇ lÖ chän gièng Tû lÖ Êp m¸i céng dån gµ/ngµy tuæi n ®Î ®Î céng dån në (%) (qu¶/tuÇn (con) (g) (%) (qu¶) ) 61 37 48 3,36 140,86 75 110,77 135 62 38 47 3,29 143,98 75 113,11 135 17 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  19. 63 39 46 3,22 147,04 75 115,41 135 64 40 45 3,15 150,03 75 117,65 130 65 41 44 3,08 152,96 75 119,81 130 66 42 44 3,08 166,89 75 122,01 130 67 43 43 3,01 168,75 75 124,18 130 68 44 42 2,94 161,54 75 126,28 130 69 45 41 2,87 164,22 75 128,29 125 70 46 40 2,80 166,85 75 130,26 125 Tæng 46 179 39,65167 130 45150 céng 7- Những điều kiện thực hiện khi nuôi gà trống giống - Nuôi tách riêng trống mái từ 1 ngày tuổi đến kết thúc 140 ngày tuổi. - Gà trống cùng tuổi với gà mái. - Mật độ nuôi gà không quá 4con/m2 nền khi gà được 4 - 5 tuần tuổi. Cho ăn hạn chế từ sau 4 tuần tuổi, hàng tuần cân để điều chỉnh mức ăn - làm sao đạt trọng lượng chuẩn đề ra. Không được để gà trống béo. - Gà trống ăn tách riêng gà mái với số lượng và chất lượng thức ăn thấp với số lượng thức ăn 110 - 130g/ngày/con. Trong đó năng lượng trao đổi là 2800 - 2850 Kcal/kg, đạm thô 12 - 13%, - Gà trống được bổ sung vitamin C và B1, gà ngoài 6 tuần tuổi cho ăn hạt ngũ thóc mầm 5 - 10 g/con/ngày, tốt nhất rải ra nền chuồng, để gà dãi bới làm chân gà cứng và khoẻ, sau đạp mới tốt. - Gà trống sau 16 tuần, mào dựng đỏ mới là gà trống khoẻ và thành thục tốt. - Gà trống được 14 - 15 tuần tuổi được cắt móng ngón nhân thứ 3 về phía lườn gà để tránh khi đạp làm rách lưng gà mái. Lúc 30 tuần tuổi, loại những gà trống không có khả năng đạp mái. - Gà trống rất quý vì một trống ghép 8 - 10 mái, nếu trống chết, hoặc bị loại không đảm bảo tỷ lệ trống/mái nêu trên, sẽ làm giảm tỷ lệ có phôi của trứng giống. Để phòng ngừa, cần phải nuôi trống dự trữ để bổ sung khi trống bị chết, bị loại. - Khi trống đạp mái, phải thường xuyên cho uống nước, hoặc trộn vào thức ăn thóc mầm, giá đỗ. Công tác theo dõi sản xuất và sức khoẻ gà. Mỗi chuồng nuôi có sách ghi chép các chỉ tiêu sản xuất, diễn biến hàng ngày của đàn gà đẻ như: gà chết, loại, thức ăn cung cấp, số trứng đẻ các loại, theo mẫu sau đây: Ngà Số Hao hụt Số Số trứng đẻ (quả) Thức y con (chết, loại) con ăn thán đầu (con) cuối (kg) 18 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  20. g kỳ Trốn Mái kỳ Trứn g Tổng Dập g Loại số vỏ giốn g 30/4 1000 0 3 997 800 10 50 740 124 01/5 997 1 0 996 - Mổ khám gà chết, gà bị bệnh để xác định nguyên nhân. Kết quả khám nghiệm được ghi vào sổ theo dõi thú y riêng và có biện pháp can thiệp đàn gà bị bệnh. - Cần dùng các loại vaccin, thuốc kháng sinh, thuốc bổ dưỡng, phải dùng đúng lịch, đúng thuốc, đúng đủ liều lượng. Yêu cầu chế độ không khí và thông thoáng: như trong chuồng nuôi gà con, gà dò. Gia cầm nói chung và gà sinh sản nói riêng có cường độ trao đổi chất nhanh, đồng thời thải ra một lượng khí độc lớn cho nên phải có thiết bị làm thông khí: đẩy khí độc , bẩn ra ngoài, hút khi trong lành vào chuồng. Kết quả mong đợi: Gà nội đẻ 1 năm 100 - 120 trứng; gà ngoại đẻ 150 -170 trứng, tỷ lệ ấp nở, nuôi sống đạt 80 % so với số trứng đẻ ra là đạt yêu cầu. I Lịch tiêm phòng cho đàn gà sinh sản Ngày tuổi thuốc và vacxin cách dùng Trạm ấp Marec-HVT-FC chủng 126 tiêm cơ 1 - 3 Phòng bệnh hô hấp:Farmasin 1g/1l H20+vitamin bổ xung uống 7 vacxin đậu C chủng cánh lasota lần 1 nhỏ mắt, mũi, miệng 7 - 10 Phòng bệnh t.hoá: Nitrofurazolidon 125 g/1tấn hay trộn vào TĂ, nước uống cloramfenicol 0,5 g/1lít nứơc 10 vacxin gumboro CT hoặc D78 vào lúc 14 ngày theo chỉ dẫn 21 Lasota lần 2 nt 25 Vacxin Gumboro - CT nt 27 - 28 Parmasin 1g/ 1lít nước uống 35 - 39 Thức ăn tăng sức đề kháng Tetracilin 200g Trộn vào thức ăn Nitrofurazonlidon 150g/1 tấn thức ăn Vitamin bổ sung Kiểm tra HI Kiểm tra bạch lỵ - CRD 50 Tiêm Newcastle hệ I Tiêm dưới da Kiểm tra hàm lượng kháng thể HI 80 - 81 Farmasin 1g/1lít nước Pha trong nước 112 Farmasin 1g/1lít nước Chủng đậu lần II Kiểm tra ký sinh trùng - Nếu có KST thì dùng: 19 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  21. Piperazin 4500 gam Bromosalíibamid 900g/tấn - Nhắc lại phương thức tẩy này Nếu kiểm tra thấy KST - cứ sau 25 ngày. - Kiểm tra bạch lỵ - CRD 112 - 140 Tiêm vacxin vô hoạt Tiêm dưới da Gumboro 138 - 142 - Thức ăn tăng sức đề kháng Tetracicline 250 Nitrofurazolidon 200g/1tấn Trộn vào thức ăn Vitamin bổ sung - Tiêm Newcastle hệ I III- Đề phòng các nguy cơ lây lan dịch bệnh Phương hướng chỉ đạo: “nghi ngờ tất cả” Nên: phải”đề phòng tất cả” Thiết kế chuồng trại: xa dân cư, nhất là các trại khác •Tránh xa các loài động vật khác: chim hoang dã, động vật gây hại, chó, mèo, chim bồ câu Mua đàn gia cầm mới Từ cơ sở giống có danh tiếng Có hợp đồng mua bán có xác nhận nhận Đàn gia cầm mua được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh phổ biến nhất •Dụng cụ chuyên trở bị nhiễm trùng, xe đi 1 chiều •Thiết bị, vật dụng không được đưa các dụng cụ, vật dụng và thiết bị từ bên ngoài vào trại Cách ly tốt: •Nhân lực: công nhân đi chợ, thăm người nhà •Không tiếp xúc với bên ngoài Không tiếp khách và công nhân của trại khác Chỉ cho vào trại khi cần thiết, khách không được có mặt tại trại khác trong vòng 24h •Nguồn nước, thức ăn chăn nuôi, không khí •Cùng loại hình chăn nuôi •Áp dụng cùng lứa, cùng vào – cùng ra cho từng dãy chuồng •Quản lý về chất độn chuồng •Chất thải và phân Sau mỗi lần xuất chuồng, vệ sinh và tẩy trùng. Thời gian trống chuồng > 7 ngày Giám sát về thú y •Kiểm tra tại chuồng: 2 lần/ngày, nhất là vào ban đêm Cần chú ý khi thấy : tỷ lệ chết >1% mỗi ngày, giảm đột ngột lượng thức ăn >20% là gà đã có biểu hiện bất thường, cần khám ngay để đối phó kịp thời. •Nơi có nguy cơ cao phải có mái che vào ban đêm 20 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  22. •Cho ăn và cho uống trong chuồng, tránh để chim hoang, chuột ăn thức ăn thừa, truyền bệnh. Đánh giá Chi phí/Lợi ích Nghiên cứu ở Ý cho biếtcác trại gà giò giống hướng thịt có tỷ lệ chi phí/lợi ích: 1/49 Phòng bệnh là biện pháp ít tốn kém hơn điều trị vật nuôi bị bệnh Phần thứ hai ẤP TRỨNG NHÂN TẠO A- Ấp trứng gà I- Một số khái niệm chung về ÂTNT ấp nhân tạo là phương pháp mà con người dùng các phương tiện, tạo ra một môi trường tương tự như của gia cầm khi ấp, làm nở ra từ trứng các gia cầm con mà không cần sự tham gia của gia cầm bố mẹ. Ưu điểm của ấp trứng nhân tạo 1- Thay thế gia cầm ấp nhằm tăng khả năng sản xuất của gia cầm. 2- Tạo ra một số lượng lớn con giống trong một thời gian tương đối ngắn. 3- Làm tăng tỷ lệ ấp nở 4- Nâng cao chất lượng con giống nở ra 5- Đảm bảo vệ sinh cho đàn gia cầm mới nở. 6- Không phụ thuộc điều kiện tự nhiên: mùa vụ, thời tiết. 7- Giá thành ấp nở thấp. - Thời gian ấp: tính từ khi trứng được đưa vào điều kiện ấp thích hợp đến khi gà con nở. Thông thường: gà 21 ngày, vịt, gà tây: 28 ngày, ngỗng 30, ngan 35 ngày, bồ câu 18 ngày, chim cút 17, đà điểu 42-44 ngày. - Thời kỳ ấp và thời kỳ nở: (giai đoạn) phân chia dựa trên cơ sở sự chênh lệch về nhu cầu của phôi thai đối với các điều kiện ấp, đặc biệt là nhiệt độ, ẩm độ. Giai đoạn ấp kéo dài từ ngày đầu ® trước khi nở 2 ngày. Giai đoạn nở: 2 ngày cuối cùng còn lại. Thông thường, giai đoạn ấp nhu cầu về nhiệt độ của phôi thai cao hơn giai đoạn nở khoảng 1 oC. Nhu cầu ẩm độ thì ngược lại. Xu hướng chung là nhiệt độ giảm, ẩm độ tăng qua hai thời kỳ. Vị trí của trạm ấp nhân tạo Trạm ấp phải xây dựng nơi cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tương đối xa khu dân cư ít nhất 200 m để tránh ô nhiễm, dịch bệnh. Một trạm ấp lớn và hiện đại cần phải có đủ điện, nước. Máy ấp trứng 21 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  23. Tuy có khác nhau về hình thức, về công suất cũng như về thiết kế kỹ thuật, tất cả các loại máy ấp đều phải tuân theo một nguyên lý chung, vì vậy phải có các phần sau: Vỏ máy, bảng điều khiển, giá đỡ khay và khay đựng trứng, hệ thống đảo, hệ thống nhiệt, hệ thống ẩm, hệ thống thông thoáng và hệ thống bảo vệ. Vỏ máy. Vỏ máy ấp phải được làm bằng vật liệu cách nhiệt tốt và có độ cứng nhất định. Bảng điều khiển, tín hiệu: Là bảng tập trung các nút điều khiển các hoạt động của máy. Bảng này thường được lắp phía mặt trước máy. Giá đỡ khay và khay đựng trứng: Giá đỡ khay Giá đỡ khay là một giàn các khung đỡ các khay đựng trứng. Các giá đỡ khay có kích thước sao cho các khay đựng trứng nằm vừa khít ở bên trong lòng của nó. Khay đựng trứng. Khay đựng trứng ở máy ấp gọi là khay ấp còn ở máy nở gọi là khay nở. Khay ấp đựng các trứng đưa vào ấp và phải giữ cho tất cả trứng ở trong khay nằm theo một tư thế nhất định: đầu nhọn xuống dưới, đầu có buồng khí lên trên. Các khay đựng trưng cũng rất đa dạng. Khay ấp có thể làm bằng gỗ, bằng kim loại hoặc bằng nhựa. Hệ thống đảo Để các phôi khỏi bị dính vào vỏ và phát triển tốt hơn trong quá trình ấp người ta phải đảo trứng. ở các máy ấp công nghiệp việc đảo trứng được thực hiện bằng hai cách: dùng môtơ để đẩy cần đảo hoặc dùng hơi nén. Để đề phòng môtơ bị hỏng trong khi ấp, ở một số loại máy công suất nhỏ còn được trang bị thêm cần đảo tay. Hệ thống thông thoáng. Thông thoáng luôn luông là một vấn đề hết sức quan trọng ở máy ấp công nghiệp. Thông thoáng ảnh hưởng trực tiếp tới cân bằng nhiệt, tới độ ẩm và nồng độ O2, CO2 ở trong máy. Hệ thống thông thoáng được chia thành ba phần: lỗ hút khí, lỗ thoát khí và quạt gió. Các máy ấp thường chỉ có một lỗ hút khí. không khí cũng qua lỗ này theo đường ống vào phía sau quạt gió. Quạt quay tạo nên lực hút trong ống và đẩy không khí mới vào đi khắp trong máy. Khác hẳn với lỗ hút khí, lỗ thoát khí có thể là một hoặc nhiều lỗ và thường nằm ở nóc máy hoặc gần nóc máy. Sở dĩ như vậy vì khí nóng (không khí cũ) bốc lên trên sẽ được đẩy ra ngoài dễ dàng không bị ứ đọng gây nhiệt độ cao cục bộ. Tuỳ theo thiết kế của từng loại máy mà người ta lắp cửa điều chỉnh lượng khí ra vào máy ở lỗ hút hoặc thoát khí ở cả hai 22 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  24. Quạt gió trong máy ấp có nhiệm vụ đảo đều không khí trong máy, đảm bảo cho nhiệt độ và độ ẩm ở các vùng khác nhau đều xấp xỉ như nhau. Hệ thống nhiệt Để cấp nhiệt độ và ổn định cho máy ấp người ta dùng các thiết bị sau: cảm nhiệt hoặc nhiệt kế công tắc hoặc màng ête và dây may so cấp nhiệt. Hệ thống ẩm. Có rất nhiều cách để tạo ra độ ẩm bên trong máy ấp. Về nguyên lý chung chỉ có hai dạng: dùng điện tích bề mặt cho nước hay hơi và phun nước dưới dạng sương mù. Hệ thống bảo vệ. ở máy ấp hệ thống bảo vệ bao gồm các thiết bị được lắp nhằm ngăn chặn hoặc thông báo trước các sự cố có thể xảy ra làm hỏng máy ấp hoặc trứng ấp. Tín hiệu dễ nhận thấy nhất của hệ thống này khi hoạt động là chuông báo động kêu vang và đèn đỏ bật sáng. II- Trứng ấp Cấu tạo của trứng ấp Hình 1: 1 – Vỏ can xi; 2 – Màng vỏ ngoài; 3 – Buồng khí; 4 – Màng vỏ trong (màng đệm hoặc màng thanh) 5 – Lòng trắng loãng lớp ngoài; 6 – Lòng trắng đặc; 7 – Lòng trắng loãng lớp trong; 8 – Màng lòng đỏ (màng noãn hoàng); 9 – Dây chằng; 10 Đĩa phôi Lớp ngoài cùng che chở bảo vệ cho trứng tránh các tác động cơ học và các vi khuẩn xâm nhập là lớp vỏ cứng của trứng. Vỏ trứng được hình thành chủ yếu từ can xi. Khi đưa lên kính phóng đại có thể thấy vỏ trứng không phải là một mặt phẳng. Bề mặt vỏ trứng hơi gồ lên như những mắt na. Xen vào các rãnh là những lỗ nhỏ li ti, xuyên từ mặt ngoài vào mặt trong vỏ trứng. Các lỗ nhỏ này cho phép nước từ từng bay hơi đi cũng nhu ô xy từ bên ngoài thẩm thấu vào bên trong trứng và khí CO2 từ trong thoát ra ngoài. 23 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  25. Hình 2: Vỏ can xi vỏ trứng và các lỗ của vỏ trứng Dưới màng vỏ trong lòng trắng trứng. Lòng trắng được chia thành ba lớp: một lớp đặc nằm ở giữa và hai lớp loãng nằm ở trong và ở ngoài lớp này. Lòng đỏ có được hình tròn là do màng lòng đỏ. Màng lòng đỏ mặt ngoài tiếp xúc với lớp lòng trắng loãng, mặt trong bao phủ lòng đỏ. Trên bề mặt của lòng đỏ, chỗ hơi gồ lên một tí là đĩa phôi. Đĩa phôi là nơi có màu nhạt hơn, hình thành một hình tròn có chấm ở giữa, chính là điểm tinh trùng đi vào thụ tinh cho trứng và là nơi sẽ bắt đầu quá trình phân chia tế bào để tạo thành phôi. Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng ấp - Thức ăn cho đàn gà sinh sản. Trong nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng trứng ấp có thể nói thức ăn là yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng nhanh và đáng kể nhất. Trong điều kiện nhiệt đới nóng, ẩm các loại nguyên liệu thức ăn như ngô, khô dầu, bột cá rất dễ bị ẩm, mốc làm giảm giá trị dinh dưỡng đồng thời tạo ra các độc tố trong thức ăn. Các loại vitamin, axít amin, các loại khoáng vi lượng và đa lượng có mặt trong prê mix khi gặp độ ẩm cao và nhiệt độ cao dễ dàng bị phân huỷ, bị ô xy hoá thành các hợp chất khác mà cơ thể gia cầm không cần thiết hoặc không hấp thu được vì vậy đưa đến tình trạng thiếu chất. Thức ăn được sản xuất từ các loại nguyên liệu kém phẩm chất sẽ là thức ăn tồi, mất cân đối. Trong chăn thả tự nhiên một khi gặp thức ăn mất cân đối, gia cầm sẽ đi tìm thêm nguồn ở ngoài (rau, cỏ xanh, đá, sỏi, vôi, cua, ốc, giun ) để tự cân đối. Trong chăn nuôi công nghiệp, khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm phụ thuộc hoàn toàn vào số lượng và chất lượng thức ăn mà ta cung cấp cho đàn gia cầm. Vì vậy có thể gặp các trường hợp sau: - Thiếu thức ăn: gà giảm đẻ rõ rệt, trứng nhỏ đi. Khi thức ăn kém phẩm chất, gà bỏ ăn và cũng xảy ra tình trạng tương tự. - Thiếu vitamin E: cơ quan sinh dục của gà trống sẽ hoạt động kém, khả năng thụ tinh cho trứng giảm hẳn vì vậy tỷ lệ trứng không phôi cao. - Thiếu các vitamin thuộc nhóm B sẽ làm phôi chết nhiều trong quá trình ấp. Đặc biệt nếu thiếu vitamin B2 (Riboflavin) sẽ làm ảnh hưởng tới việc hấp thu đạm, can xi và phốt pho từ thức ăn gây nên trứng có chất lượng kém và làm tăng tỷ lệ chết phôi. 24 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  26. - Thiếu vitamin A: Trứng ấp bị chết phôi nhiều, gà con da khô, mắt dính hoặc đục nhân mắt chiếm tỷ lệ cao. - Thiếu can xi và phốt pho: vỏ trứng sẽ mỏng, dễ bị dập vỡ gây chết phôi, gà con yếu, thiếu máu. - Thiếu man gan làm phôi phát triển không bình thường gà con nở ra nhiều con chân bị khoèo không đứng được. Tỷ lệ trống mái trong đàn gà sinh sản. Tuy tỷ lệ trống mái không ảnh hưởng tới chất lượng bên trong của trứng nhưng lại là yếu tố quyết định tỷ lệ thụ tinh nên đối với chất lượng trứng ấp đây là một yếu tố cần được coi trọng. Thường thường tỷ lệ này ở gà thịt là 1/8 và ở gà trứng là 1/10 – 12. Quá nhiều gà mái cho một trống sẽ làm gà trống mỏi mệt, chất lượng tinh dịch kém dẫn đến nhiều trứng không phôi. Ngược lại quá nhiều gà trống trong đàn sẽ gây lãng phí thức ăn, không kinh tế. Tuổi và sức khoẻ của đàn gà sinh sản. Gà tuổi còn non bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ và hoạt động chưa thành thục. Gà trống non chất lượng tinh dịch kém, sức sống của tinh trùng không cao. Gà mái non nhiều con còn chưa chịu trống. Vì vậy tỷ lệ trứng được thụ tinh thấp, khi ấp phôi phát triển yếu. Phần lớn trứng nhỏ nên gà con nở ra nhỏ, khó nuôi. Gà già ít đạp mái, tinh dịch loãng, khả năng thụ tinh kém. Gà mái già đẻ trứng to nhưng chất lượng trứng thường không đảm bảo do các chất dự trữ trong cơ thể đã bị cạn kiệt sau một thời gian dài sản xuất liên tục. Điển hình nhất là vỏ trứng mỏng do thiếu Ca. Do đó chỉ nên thu trứng ấp trong độ tuổi: ấp thương phẩm: gà trứng: bố mẹ từ 26 – 78 tuần tuổi. Gà thịt: bố mẹ từ 28 – 78 tuần tuổi. ấp thay thế gà bố mẹ: trứng: gà ông bà từ 32 – 74 tuần tuổi. thịt: gà ông bà từ 32 – 64 tuần tuổi. Sức khoẻ của đàn gà sinh sản mang ý nghĩa quyết định đối với chất lượng trứng ấp. Đàn gà gầy yếu đẻ ít, trứng to nhỏ không đều, chất lượng kém do đó tỷ lệ nở thấp. Đàn gà bị bệnh cho năng suất thấp, trứng đẻ ra chất lượng rất xấu. Nhiều trứng bị mỏng vỏ, sần sùi, dị hình. Đặc biệt một số bệnh còn có thể truyền qua trứng như Niu cát sơn (qua vỏ trứng). Bạch ly (truyền vào trứng gây chết phôi trong quá trình ấp). Vì vậy muốn có kết quả ấp tốt chỉ nên thu trứng ấp từ đàn gà bố mẹ khoẻ mạnh, sạch bệnh có năng suất cao. Số lượng và chất lượng ổ đẻ. ổ đẻ thiếu sẽ làm gà mái đẻ xuống nền, trứng dễ bị bẩn và ô nhiễm. Ngoài ra thiếu ổ đẻ còn làm bên trong ổ luôn có nhiều trứng do gà liên tục vào đẻ, gà vào sau giẫm đạp lên trứng có thể làm bẩn hoặc giập trứng. ổ đẻ thiếu đệm lót (trấu, vỏ bào) hoặc đệm lót lâu không thay cũng gây nên một tỷ lệ đáng kể số trứng bẩn, giập hoặc bị nhiễm khuẩn. 25 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  27. III - Chuẩn bị trứng ấp Thu nhặt trứng và bảo quản tạm thời. Trứng đẻ ra được thu nhặt ngay sẽ đảm bảo một tỷ lệ ấp nở cao hơn vì: - Ít có khả năng bị nhiễm khuẩn do thời gian tiếp xúc với đệm lót ổ đẻ (có phân) ngắn, hơn nữa trong vòng 2 tiếng đầu sau khi đẻ, trứng có khả năng ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn vào bên trong trứng. - Trong mùa hè trứng không bị nóng lên do gà khác vào nằm đẻ. Nếu có nhiều gà vào đẻ, trứng sẽ nóng lên làm phôi phát triển và sẽ bị chết trong thời gian bảo quản. Sau khi thu nhặt chứng cần được về kho của chuồng nuôi và phân loại sơ bộ. Tách riêng các trứng bẩn, trứng giập, vỡ, trứng dị hình, trứng quá to quá nhỏ để một nơi. Các trứng đủ tiêu chuẩn đưa vào ấp cần được xếp vào giờ, khay sạch và để vào một nơi tránh bụi, tránh nắng. Cần chú ý không xếp quá nhiều trứng lên nhau hoặc xếp khay quá nhiều tầng dễ làm các trứng ở phía dưới bị giập. Chuyển trứng tới trạm ấp. Tốt nhất là sau khi thu nhặt trứng được chuyển ngay tới trạm ấp để tránh bị ô nhiễm bụi ở khu vực chăn nuôi. Vì vậy nên chuyển trứng về trạm ấp tối thiểu 4 lần một ngày. Như vậy trứng vừa sạch hơn và điều kiện bảo quản trứng ở trạm ấp cũng tốt hơn. Có thể dùng các phương tiên khác nhau để vận chuyển trứng về trạm ấp nhưng cần đảm bảo các điều kiện sau: - Dụng cụ đựng trứng phải chắc chắn không bị biến dạng khi nhấc lên. - Dụng cụ đựng trứng và phương tiện vận chuyển phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên và sát trùng bằng formol 2% hoặc Desmfectol 4cc/l. - Nếu cùng một lúc vận chuyển trứng của nhiều đàn gà khác nhau cần đảm bảo điều kiện ngăn cách tránh để lẫn lộn. Khi bốc dỡ trứng phải làm cẩn thận, nhẹ nhành không nên nhấc mạnh đột ngột dễ gây va chạm làm giập trứng. Nếu trứng được xếp vào khay nhựa thì không xếp quá 6 khay chồng lên nhau. Nếu dùng xe cơ giới vận chuyển thì khi chạy nên tránh phanh đột ngột, tránh ổ gà, tránh dừng xe lâu ở chỗ có nắng. Trong mùa hè khi nhiệt độ môi trường cao, nếu phải vận chuyển trứng một quãng đường dài thì nên tránh đi vào những giờ có nắng để trứng khỏi bị nóng gây chết phôi sớm. Nhận, chọn, xếp và bảo quản trứng ấp. Nhận trứng và xông sát trùng. Nhận trứng Khi trứng tới trạm ấp, tại khu vực giao nhận cần kiểm tra lại toàn bộ các khay trứng, tách riêng các trứng bẩn còn sót, các trứng bị giập, vỡ trong quá trình vận chuyển. Kiểm tra kỹ số lượng trứng của từng loại. Nếu có trứng của nhiều giống, nhiều dòng hoặc nhiều đàn cần đánh dấu và xếp riêng ra từng khu vực tránh nhầm lẫn. 26 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  28. Sau khi nhận cần ghi vào sổ nhập trứng các số liệu sau: ngày, tháng, giờ nhập trứng, nguồn gốc (xuất xứ) giống dòng gà, số lượng, thời gian thu nhặt. Nếu có thể nên cân mẫu một vài phần trăm và ghi vào sổ khối lượng bình quân của trứng. Xông sát trùng trứng. Sau khi giao nhận và loại sơ bộ trứng không đảm bảo yêu cầu vệ sinh xong, trứng giống sẽ được đưa vào tủ xông sát trùng. Tủ xông trứng là một tủ kín hoàn toàn giá đỡ để xếp trứng lên mà không chồng lên nhau quả nhiều tầng. Kích thước của tủ tuỳ thuộc vào số lượng trứng mà trạm ấp thường nhận mỗi lần. Trứng giống xếp vào các khay nhựa hoặc sợi nhỏ và đặt vào các giá đỡ bên trong tủ. Ngăn (thấp nhất) dưới cùng của tủ đặt chậu men hoặc chậu sành để đựng hoá chất xông. Tuỳ theo thể tích của tủ xông mà tính số lượng hoá chất cần thiết theo tỷ lệ 9g thuốc tím và 18cc formol cho 1 m3 thể tích. Để xông sát trùng, trước tiên đổ lượng formol đã tính vào chậu, sau đó đổ lượng thuốc tím vào formol và đóng cửa tủ. Sau 30 phút thì mở cửa tủ cho hơi xông thoát hết ra. Chú ý khi đổ thuốc tím vào formol phải làm nhanh nhưng nhẹ nhành tránh bắn lên tay hoặc lên mặt vì cả hai chất này đều có thể gây cháy da. Trứng giống đưa vào trạm áp phải được xông ngay sau khi nhập trước khi đưa vào kho bảo quản. Nếu khu chăn nuôi ở xa không có điều kiện chuyển trứng về trạm ấp nhiều lần trong ngày thì phải có kho trứng ở khu chăn nuôi. ở kho này cần có tủ xông sát trùng trứng ngay sau mỗi lần nhập trứng về. Chọn trứng ấp Trước khi xếp vào khay ấp, trứng giống phải được chọn lại lần cuối, loại bỏ những quả không đủ tiêu chuẩn ra ngoài. Nên tổng hợp số liệu về số lượng trứng bị thải loại theo từng nguyên nhân. Ví dụ tỷ lệ hoặc số lượng trứng bị loại do: dị hình, mỏng vỏ, quá nhỏ, trứng bẩn Khi chọn trứng cần dựa vào các tiêu chuẩn sau. Dựa vào các chỉ tiêu bên ngoài. a/ Khối lượng trứng: tiêu chuẩn khối lượng của trứng giống thay đổi tuỳ theo giống dòng, mục đích sử dụng cũng như tuổi của đàn gà. Tuy nhiên sẽ nằm trong khoảng sau: - ấp thay thế gà trứng thương phẩm: 50 – 68g - ấp gà thịt thương phẩm: 50 – 70g - ấp thay thế gà bố mẹ: trứng: 52 – 68g thịt: 52 – 70g - ấp thay thế gà ông bà: trứng: 55 – 68g thịt 55 -70g. Vì khối lượng trứng thay đổi theo tuổi của đàn gà nên tuy khoảng chọn lọc cho phép khá rộng chỉ nên lấy các trứng có độ dao động xấp xỉ ± 5g so với khối lượng trứng bình quan của đàn vào thời điểm đó. Cần loại bỏ các trứng có khối lượng nhỏ hơn mức tối thiểu. 27 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  29. b/ Hình dáng: trứng chọn đưa vào ấp phải có hình ô van (hình trứng) thật rõ nét và đều màu. Loại bỏ các trứng dị hình, quá dài, quá ngắn, méo lệch, thắt lưng c/ Chất lượng vỏ: chỉ chọn những trứng có chất lượng vỏ tốt, dày, cứng, nhẵn và đều màu. Loại bỏ các trứng vỏ quá mỏng, vỏ rạn nứt hoặc sần sùi, vỏ mắc môn vì các loại vỏ này sẽ dần đến bay hơi nước nhiều trong khi ấp làm chết phôi hoặc cho kết quả kém. d/ Vệ sinh vỏ trứng: chỉ nên chọn đưa vào ấp những trứng sạch, loại bỏ các trứng bẩn, có dính phân, dính máu hoặc dính trứng vỡ trên một diện tích rộng. Cần loại bỏ các loại trứng này vì đây là môi trường tốt cho chăm sóc, vi khuẩn mầm bệnh phát triển. Hơn nữa do một phần lớn bề mặt của vỏ trứng bị các chất bẩn bao phủ quá trình trao đổi chất của phôi sẽ bị ảnh hưởng và cho kết quả xấu. Soi trứng kiểm tra chất lượng bên trong. Nếu có điều kiện trước khi đưa vào ấp nên soi toàn bộ số trứng để loại các trứng có chất lượng kém. Khi soi dựa vào các đặc điểm sau để loại: - Trứng có buồng khí lớn (trứng cũ). - Trứng có buồng khí di động hoặc quá lệch. - Trứng có lòng đỏ màu quá đậm (trứng cũ hoặc đã có phôi phát triển sớm) hoặc lòng đỏ di động quá xa tâm trứng (lòng trắng đã loãng) hoặc rơi xuống đầu nhọn của trứng (đứt dây chằng). - Trứng có lòng đỏ méo đi (trứng đã có phôi phát triển sớm). - Trứng bên trong có màu không đồng đều, vẩn đục (trứng bị vỡ lòng đỏ nên lòng trắng và lòng đỏ đã trộn lẫn với nhau). - Trứng bên trong có màu đen (bắt đầu thối) hoặc dấu vết của hệ thống mạch máu (phôi phát triển sớm). Kỹ thuật xếp trứng vào khay ấp. Phương tiện cần thiết Để tiến hành xếp trứng vào khay ấp cần có các phương tiện sau: - Bàn chọn và xếp trứng; phải đủ rộng để có chỗ đặt trứng chưa chọn, khay ấp và trứng loại. - Giá đỡ khay để xếp trứng. - Xe chở khay và các khay ấp. - Nước có thuốc sát trùng để rửa tay và khăn lau. - Giấy chèn. - Xô đựng trứng vỡ. - Dụng cụ vệ sinh (giẻ lau, xô nước ) khi có trứng vỡ rơi ra bàn hoặc sàn nhà. - Biểu mẫu theo dõi sử dụng trứng tại trạm ấp. - Thẻ cài vào đầu các khay trứng ấp. Kỹ thuật xếp trứng. - Nếu là loại khay đáy trơn thì hàng đứng đầu tiên nên dùng mảnh gỗ định vị. Sau khi xếp được ba bốn hàng mới rút ra. 28 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  30. - Dù là loại khay nào khi xếp trứng cũng nên đặt nghiêng và phải đảm bảo sao cho trứng đứng thẳng vuông góc với mặt đáy khay, đầu có buồng khí hướng lên trên và đầu nhọn xuống dưới. - Trứng xếp vào trong khay phải nằm chặt không bị lúc lắc. Muốn vậy thì trừ khay có lỗ còn đối với các loại khay còn lại trứng phải được chèn bằng giấy mềm, sạch ở đầu các rãnh hoặc xung quanh. - Sau khi xếp xong mỗi khay phải ghi vào thẻ và cài đầu khay các số liệu: + Số trứng trong khay + Dòng, giống gà + Đợt ấp số (hoặc lô ấp số ở máy đa kỳ) + Ngày vào ấp + Số máy ấp + Vị trí khay + Ngày nở. - Đặt các khay trứng đã xếp xong vào xe chở khay ấp. Chú ý xếp các khay lần lượt theo đúng số thứ tự vị trí của khay vì khi đưa trứng vào máy các khay sẽ được rút ra lần lượt theo thứ tự này để vào các vị trí liên tục. Ghi biểu mẫu. Sau mỗi ngày làm việc phải tổng hợp và ghi vào sổ trứng đã chọn, số trứng bị loại (trong đó chia ra các loại từng nguyên nhân) và số trứng đã được chọn đưa vào ấp. Tất cả các số liệu này phải được tính ra phần trăm để qua đó đánh giá một phần chất lượng trứng. Ngoài ra trong biểu theo dõi chi tiết kết quả ấp trứng phải ghi cụ thể trong từng khay để sau này có thể tính tỷ lệ nở của từng khay một. Qua đó mới có thể phát hiện chính xác các vùng cho kết quả ấp nở thấp trong máy để khắc phục. Hàng ngày sau khi kết thúc công việc phải cọ rửa sạch sẽ các dụng cụ, bàn ghề và lau lại bằng dung dịch formol 2% hoặc desinfectol 4cc/l. Khu vực chọn và xếp trứng phải cọ rửa, lau sạch các vết bẩn do trứng vỡ gây ra, quét hết rác rưởi và lau sát trùng lại bằng crêzin 3% hoặc formol 2% hoặc desinfectol 4cc/l. Bảo quản trứng trước khi ấp Trứng giống đã được xông sát trùng nếu chưa đưa vào ấp ngay, phải đưa vào phòng lạnh bảo quản. Phòng lạnh bảo quản trứng cần đảm bảo các điều kiện sau: - Có máy điều hoà hoặc máy lạnh hoạt động tốt, duy trì được nhiệt độ xấp xỉ 150C – 180C. - Có bộ phận tạo ẩm để duy trì độ ẩm tương đối 75 -80% nhiệt độ và ẩm độ trong phòng. - Có nhiệt kết bấc khô và bấc ẩm để theo dõi. - Được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày và lau sát trùng bằng crezin 3% và formol 2%. 29 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  31. - Có trang bị các giá đỡ để xếp các khay trứng lên trên, không đặt trực tiếp xuống sàn. Trứng đã được xếp vào khay ấp nhưng chưa đưa vào ấp thì xếp vào xe chở khay ấp và đẩy cả xe vào phòng bảo quản. Trần, tường của phòng lạnh nên làm bằng vật liệu cách nhiệt tốt hoặc xây hai lớp có cách nhiệt ở giữa. Cửa phòng nên làm hai lớp và có gioăng cao su đệm kín. Các góc phòng nên làm tròn để dễ quét, dọn. Nhưng dù các điều kiện bảo quản có tốt đến đâu chăng nữa cũng không nên bảo quản trứng ấp quá một tuần (trừ điều kiện bắt buộc) vì từ 10 ngày trở đi tỷ lệ ấp nở sẽ giảm đi rất nhiều sau mỗi ngày bảo quản. IV- Quá trình ấp và vận chuyển gà con. Đưa trứng vào máy ấp. Đây là một quá trình bao gồm các bước: chuẩn bị máy ấp, chuẩn bị trứng ấp và đưa vào máy ấp. Nhiều nơi quen gọi là “vào trứng”. Chuẩn bị máy ấp. Trước khi cho trứng vào ấp, máy ấp cần được kiểm tra cẩn thận từng bộ phận để tránh bị hỏng hóc khi đang chạy. Nếu máy đã lâu không chạy (từ 6 tháng trở lên) thì phải vệ sinh cọ rửa trước một tuần. Sau đó xông sát trùng máy cứ cách hai ngày một lần với liều lượng 17,5g thuốc tím và 35cc formol cho 1m3 thể tích máy. Khi xông đóng kín toàn bộ các cửa thông khí của máy và để càng lâu càng tốt. Nếu máy vẫn dùng thường xuyên thì sau khi cọ rửa vệ sinh máy xong, cho máy chạy tới khi đạt đủ nhiệt độ và ẩm độ cần thiết mới tiến hành xông như trên. Nói chung dù máy đang dùng thường xuyên hay máy đã lâu không chạy trước khi vào trứng đều nên cho chạy trước tối thiểu là nửa ngày để cho nóng các phần của máy đồng thời có thể kiểm tra lần cuối mọi người hoạt động của máy trước khi vào trứng. Chuẩn bị trứng ấp. Trứng đưa vào ấp phải được lấy ra khỏi phòng lạnh bảo quản trước 8 tiếng để trứng nóng dần lên bằng nhiệt độ môi trường và khô dần. Vì vậy phải kéo các xe chở khay trứng ấp ra và đặt trước cửa các máy sẽ vào trứng. Trước khi vào trứng phải kiểm tra lại các khay trứng ấp. Khay nào có trứng giập, vỡ phải lấy ra ngay và thay quả khác vào. Đồng thời phải xem lại các thẻ gài ở đầu khay có còn đủ không, các khay có theo đúng thứ tự hay không. Đôi khi do một sơ xuất nhỏ trong khâu chuẩn bị mà gà con bị nở trong máy ấp vì một khay trứng nào đó không được chuyển qua máy nở. Kỹ thuật đưa trứng vào máy ấp. - Cho bộ phận tạo ẩm của máy ngừng hoạt động. - Bật công tắc đảo để tất cả các giá đỡ khay trở về vị trí nằm ngang. - Nếu là máy đa kỳ cần kéo các rèm bạt che hai bên lối đi về một phía để có thể xác định vị các khay dễ dàng. - Lần lượt rút các khay theo thứ tự đã ghi ở xe chở khay và chuyển vào trong máy. Đặt các khay trứng ấp vào giá đỡ theo thứ tự ở từng cột từ trên xuống dưới và các cột từ ngoài vào trong. 30 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  32. - Sau khi đã chuyển tất cả các khay trứng vào máy xong phải kiểm tra lại xem các khay đã vào hết bên trong giá đỡ chưa. Bất kỳ khay nào không vào hết khi máy đảo sẽ bị kẹp làm hỏng khay và vỡ trứng. - Trong khi vào trứng nếu như có trứng vỡ ở một khay nào đó thì phải rút ra đổi ngay. Nếu trứng rơi vỡ ở sàn cần được lau dọn ngay không để khô dính vào sàn máy. - Chuyển xong hết trứng vào máy phải lấy giẻ lau thấm crezin 3% hoặc formol 2% lau lại toàn bộ sàn máy. - Bật công tác đảo cả 2 chiều để các khay trứng quay về vị trí nằm nghiêng. Cần chú ý trong khi bộ phận đảo đang hoạt động nếu có tiếng động nào không bình thường phải dừng đảo ngay lập tức để kiểm tra. - Căng lại các rèm bạt ở hai bên lỗi đi như cũ để đảm bảo độ đồng đều về chế độ ấp trong máy. - Đóng cửa máy và lỗ thoát khí để nhiệt độ máy tăng nhanh. Theo dõi khi nhiệt độ trong máy đạt mức yêu cầu thì bật công tắc cho bộ phận tạo ẩm hoạt động trở lại. - Khi máy đạt đủ nhiệt độ và ẩm độ thì tiến hành xông sát trùng theo tỷ lệ 9g thuốc tím và 18cc formol/1m3 thể tích máy trong 30 phút. Hết thời gian xông phải mở cửa và các lỗ thông khí của máy cho thoát hết hơi xông sau đó đóng cửa máy lại. Chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở. Sau khi trứng đã ấp được 18 đến 18 ngày rưỡi thì sẽ chuyển sang máy nở. Công việc chuyển trứng phải cố gắng làm nhanh gọn trong thời gian ngắn nhất có thể. Khi làm cần cẩn thận, nhẹ nhàng vì vỏ trứng giai đoạn này rất giòn, dễ bị vỡ. Chuẩn bị máy nở. - Nếu máy đã được cọ rửa vệ sinh nên cho máy chạy 12 tiếng trước khi chuyển trứng để sấy máy và để kiểm tra các hoạt động của máy. Đồng thời khi máy đã đủ nhiệt độ và ẩm độ cần thiết thì tiến hành xông sát trùng máy không có trứng, theo tỷ lệ 17,5g thuốc tím và 35cc formol/1m3 thể tích máy trong thời gian tối thiểu là một tiếng (càng lâu càng tốt). Khi xông cần đóng kín các cửa thông gió của máy. Nếu máy lâu không dùng thì phải cọ rửa vệ sinh trước một tuần và xông sát trùng cứ cách hai ngày một lần cho tới khi thời gian xông càng lâu càng tốt. Trong thời gian máy chạy thử cần chỉnh nhiệt độ của máy cho thật chính xác. Khi bắt đầu chuyển trứng thì tắt công tắc không cho bộ phận tạo ẩm làm việc. Chuẩn bị dụng cụ và các điều kiện cần thiết. a - Dụng cụ: - Xe chở khay ấp - Đèn soi trứng đại trà - Bàn chuyển trứng - Xô đựng nước có thuốc sát trùng 31 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  33. - Giẻ lau - Thùng rác đựng giấy và trứng vỡ - Khay đựng trứng loại - Biểu mẫu b - Các điều kiện cần thiết: - Trước cửa máy nở đặt: đèn soi đại trà, bàn chuyển trứng, dụng cụ vệ sinh, thùng rác, biểu mẫu - Đặt xe chở khay ấp (không có khay) ở trước cửa máy ấp sẽ tiến hành chuyển trứng. - Tắt các quạt gió, đóng các cửa lớn và cửa sổ ở phòng máy ấp cũng như phòng máy nở để tránh gió làm mất nhiệt của trứng. - Phòng máy nở nơi đặt đèn soi đại trà phải đóng kín các cửa và tắt đèn để tăng độ chính xác khi soi loại trứng. - Để bộ phận cấp nhiệt của máy nở vẫn hoạt động bình và mở một bên cánh máy nở. Lấy trứng ra khỏi máy ấp. - Tạm thời tắt bộ phận tạo ẩm của máy. - Bật công tắc cho bộ phận đảo hoạt động để các khay trở về vị trí nằm ngang. - Nếu là máy đa kỳ có rèm bạt thì phải kéo rèm về một phía để xác định vị trí dễ dàng và có thể rút khay không bị vướng. - Theo số thứ tự, lần lượt rút các khay trứng ra khỏi giá đỡ và xếp lên xe chở khay ấp cũng theo thứ tự đó. - Sau khi lấy trứng ra xong phải lau lại sàn máy bằng formol 2% hoặc erezin 3% và căng lại các rèm bạt. - Đóng cửa máy ấp và bật công tắc cho bộ phận đảo hoạt động trả các khay về vị trí nằm nghiêng. - Bật công tắc cho bộ phận tạo ẩm hoạt động trở lại. - Đẩy xe chở các khay trứng ấp tới trước cửa máy nở. Soi loại trứng hỏng và chuyển trứng ấp sang khay nở. Trước khi đưa trứng vào máy nở người ta soi loại các trứng không phôi, các trứng chết phôi, trứng giập Có hai cách soi loại: dùng đèn cầm tay soi chụp từ trên xuống từng quả một và dùng đèn soi đại rà soi cả khay. Tuy mức độ chính xác không bằng đèn cầm tay nhưng đèn soi đại trà cho phép làm nhanh, phù hợp với các lô trứng lớn các trạm ấp công suất lớn đều dùng loại này. - Rút trứng khay ấp có trứng theo thứ tự ở xe chở khay và đặt lên đèn soi đại trà. - Quan sát và nhặt ra khỏi khay các trứng có màu sáng hơn khi ở trên đèn (trứng không phôi, trứng chết phôi sớm), các trứng vỏ bị rạn nứt, các trứng vỏ sùi bọt nâu hoặc có màu đen (trứng thối) và giấy chèn trứng. 32 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  34. - Đưa khay trứng đã được soi và loại các trứng hỏng lên bàn chuyển trứng. Bàn này nên có chiều ngang hẹp hơn chiều dài của khay cho dễ thao tác và phải đủ dài để có chỗ đặt khay nở. - Rút khay nở (không có trứng) ở máy nở theo thứ tự và úp ngược trùm lên trên khay ấp (khay nở dài và rộng hơn khay ấp). Hai người đứng đối diện ở hai bên cạnh bàn đỡ hai đầu khay nhấc lên. Khi nhấc giữ chặt ép khay nở sát vào khay ấp và đảo ngược lại cho khay ấp nằm lên trên. Thao tác này cần nhanh và nhẹ nhàng, tránh làm đột ngột có thể gây vỡ trứng. Lúc này khay ấp nằm úp sấp ở trên bên trong khay nở. - Nhẹ nhành nhấc khay ấp ra khỏi khay nở và để cho trứng lăn tự do ở bên trong khay nở. ở máy nở trứng có thể nằm ngang tự do không cần theo một vị trí nhất định nữa. - Rút thẻ đánh dấu khay từ khay ấp và cài sang khay nở. - Ghi vào biểu mẫu số trứng và số trứng đã được chuyển sang máy nở. - Đưa khay ấp không còn trứng vào vị trí cũ ở xe chở khay ấp và đặt úp ngược để phân biệt với các khay có trứng. Đưa trứng vào máy nở. - Theo thứ tự đưa các khay nở có trứng vào vị trí của nó trong máy. Khi cầm khay nở có trứng đưa vào máy phải hết sức cẩn thận vì lúc này vỏ trứng rất giòn và đã mỏng đi nhiều hơn nữa khay nở rộng hơn nên trứng có thể lăn qua lăn lại ở bên trong va vào nhau làm rạn vỏ. Vì vậy tất cả mọi thao tác phải làm từ từ, nhẹ nhàng. Trước khi cầm khay lên tốt nhất nên dồn hết trứng về một đầu khay và cầm hơi nghiêng về phía đó để trứng khỏi lăn va vào nhau. Nếu không dồn trứng về một phía thì phải cầm khay thật cân bằng. - Khi đã chuyển các khay trứng vào đầy một bên máy nở thì đóng cửa bên đó và mở cửa bên còn lại rồi tiếp tục chuyển trứng vào. Máy nở vẫn chạy liên tục trong khi tiến hành chuyển trứng (nhưng tắt ẩm). - Chuyển xong phải lấy nắp lưới đậy lên các khay trên cùng để gà con khi nở khỏi nhảy ra và đẩy các mép khay cho bằng nhau. Khi chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở phải đổi vị trí các khay – dưới lên trên, trong ra ngoài v.v - Sau khi đã chuyển hết trứng vào máy nở đóng cửa máy và lỗ thoát khí cho nhiệt tăng lên. - Đưa xe chở khay ấp và các dụng cụ khác ra khu vực cọ rửa để vệ sinh. - Thu dọn, cọ rửa khu vực chuyển trứng. Sau đó lau lại bằng formol 2% hoặc erezin 3%. - Theo dõi nhiệt độ của máy nở. Khi máy đạt nhiệt độ yêu cầu thì cho bộ phận tạo ẩm hoạt động trở lại. - Khi máy đạt cả nhiệt độ và độ ẩm theo yêu cầu phải tiến hành xông sát trùng cho máy nở có trứng. Liều lượng xông là 9 g thuốc tím, 18cc formol/1m3 và xông trong 20 phút. Hết thời gian xông phải mở cửa máy và lỗ thoát khí để hơi xông thoát ra hết rồi mới đóng cửa lại. 33 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  35. Chú ý trong trường hợp khi chuyển trứng sang máy nở mà đã có khoảng 10% số trứng (hoặc hơn đã mổ vỏ thì không nên xông sát trùng nữa. Lấy gà con ra khỏi máy nở Công việc này trong ngành gọi là ra gà. Để ra gà phải chuẩn bị trước một số dụng cụ và điều kiện cần thiết. Chuẩn bị dụng cụ và điều kiện a- Dụng cụ cần thiết: - Bàn chọn gà con - Hộp đựng gà con đã có đệm lót và được xông sát trùng - Xe chở hộp đựng gà con. - Khay đựng trứng không nở.ư - Thùng rác (đựng trứng thói, xác gà, vỏ trứng). - Chậu đựng desinfectol 4cc/l và khăn lau. - Phấn, bút. - Biểu mẫu. b- Điều kiện cần thiết - Nếu có nhiều máy ở cùng ra gà một ngày phải kiểm tra tất cả để quyết định máy nào ra trước, máy nào ra sau. - Đặt bàn chọn gà con trước cửa máy nở sẽ ra gà trước tiên. Chiều ngang của bàn nên ngắn hơn chiều dài của khay nở để dễ nhấc khay lên xuống. Chiều dài của bàn phải đủ để đặt một khay nở ở giữa và hai hộp đựng gà con ở hai bên (trên thực tế một bên để khay đựng các trứng không nở). - Dưới gầm bàn chọn đặt sẵn một hộp đựng gà con loại II. Một phía đầu bàn đặt thùng rác đựng vỏ trứng. - Đặt ở trước cửa máy nở số hộp cần thiết để đựng gà con của máy đó. - Tắt các quạt gió và đóng các cửa lớn ở phòng máy nở để tránh gió lùa nếu trời lạnh. - Công nhân tham gia chọn gà con phải rửa tay bằng dung dịch desinfectol 44cc/l và phải đeo khẩu trang. Lấy gà ra khỏi máy. - Tắt công tắc cho bộ phận tạo ẩm ngừng hoạt động. Nếu mùa đông thì có thể tắt máy còn mùa hè thì nên cho máy chạy và cắt nhiệt để đảm bảo thông thoáng. - Lần lượt rút từng khay nở từ dưới lên trên ra khỏi máy và đặt lên bàn chọn - Lấy gà ra khỏi khay từng 5 con một (một tay bắt hai con, tay kia bắt ba con). Khi bắt chọn những con khoẻ mạnh bắt trước và bỏ vào mỗi ngăn hộp 25 con. - Trước khi thả gà vào hộp phải quan sát kỹ các bộ phận của gà như lông, mỏ, mắt, chân và lật gà lên để xem rốn có khép kín không. Loại bỏ những con có khuyết tật như khoèo chân, hở rốn, mỏ vẹo, mù mắt xuống gầm bàn. 34 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  36. - Nên theo dõi kết quả chi tiết của từng khay và ghi vào biểu: số khay, số trứng không nở, số gà loại I, loại II. - Khi hộp gà đã đủ 100 con thì đậy nắp lại và ghi các số liệu cần thiết vào nhãn hộp gà con (dán ở nắp hộp). Các số liệu này gồm: tên trạm ấp, số lượng gà, gà con thuộc giống, dòng, ngày nở, người chọn gà, người chọn trống mái (nếu có) và đã tiêm chủng gì chưa. - Nhặt các trứng không nở ở trong khay nở bỏ vào khay nhựa đặt ở bên cạnh. Vỏ trứng còn lại trong khay nở trút vào thúng rác. - Khay nở không trứng xếp trở lại vị trí cũ ở xe chở khay nở trong máy (nếu có xe) hoặc chuyển thảng ra khu vệ sinh (nếu không có xe). - Sau khi đã lấy hết gà ra khỏi máy thì tắt máy để thu dọn và làm vệ sinh. Nếu máy nở có xe chở khay thì đẩy cả xe ra khu vực cọ rửa vệ sinh. - Đẩy xe chở các hộp gà con sang khu vực bảo quản trước khi xuất đi. Phân loại gà con. Khi chọn gà đưa vào hộp xuất đi phải dựa vào các tiêu chuẩn sau để phân loại gà loại I và gà loại II. Tiêu chuẩn gà loại I: + Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng không cong vẹo. + Mắt tròn, sáng + Lông đều, bông, khô, sạch. Màu lông đúng màu chuẩn của giống dòng. + Mỏ lành lặn, đều, không bị lệch, vẹo, dị hình + Rốn khô và khép kín, không bị viêm + Bụng thon, mềm + Khối lượng phải đạt: - Gà thương phẩm: không dưới 32 g - Gà thay thế đàn bố mẹ: không dưới 34 g - Gà thay thế đàn ông bà và đàn thuần chủng: không dưới 36g. Tất cả gà con không đạt một trong các tiêu chuẩn trên là gà loại II. Tại các Trung tâm giống thuần chủng khi ấp thay thế, gà con đòi hỏi phải được chọn lọc hết sức cẩn thận vì thế cách chọn có khác với gà thương phẩm: - Trước khi chọn gà phải rửa tay bằng dung dịch Desinfectol 4cc/l và lau khô. Trên bàn chọn gà ở giữa trải một tấm khăn, xung quanh có khung gỗ để gà con khỏi chạy ra ngoài khi chọn. Một bên khung đặt hộp gà con chưa chọn, bên kia đặt hộp đựng gà con loại I. Dưới gầm bàn chọn đặt hộp đựng gà con loại II. - Chọn gà phải làm cẩn thận, nhe nhàng. Mỗi tay chỉ bắt một con để chọn. Bắt gà con sao cho đầu gà hướng về cổ tay, lưng áp vào lòng bàn tay, bụng ngửa lên. 35 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  37. - Dùng ngón tay cái và ngón giữa bóp nhẹ vào bụng gà con xem cứng hay mềm. Mắt quan sát chân, mỏ của gà con có bị dị tật không, rốn có khép kín không Nếu rốn bị lông che kín không nhìn rõ thì có thể dùng ngón tay trỏ sờ vào rốn để kiểm tra. - Thả gà con vào trong khung gỗ kiểm tra xem gà con có đứng vững không, đi lại có bình thường không đồng thời xem lại gà con có bị dị tật nữa không. - Gà đủ tiêu chuẩn giống thì bỏ vào hộp đựng gà con loại I, mỗi ngăn hộp chứa 25 con. Khi hộp đủ 100 con thì đậy nắp và điền mọi số liệu vào mác hộp gà. Sau đó xếp hộp lên xe chở hộp gà con. Tiêm chủng và bảo quản gà con mới nở. Thông thường sau khi phân loại, gà con loại I được chuyển sang phòng trống mái nơi có thể làm các công việc như chọn giống mái, tiêm chủng và bảo quản gà con trước khi xuất đi. Nếu có thuốc thì gà con mới nở cần được tiêm: - Tylosin: phòng chống bệnh CRD - Vacxin Marek: phòng chống bệnh Marek. Hộp đựng gà con. Gà con loại I chuyển từ trạm ấp đi nơi khác phải được giữ trong hộp đựng gà con quy cách như sau: - Hộp đựng 100 gà con phải có diện tích đáy tối thiểu là 3000 cm2 (bình quân 10cm2/con) và có chiều cao tối thiểu là 12cm. - Hộp phải được chia thành 4 ô có vách ngăn để cho gà con khỏi dồn vào nhau và bị chết. Các vách ngăn còn làm cho hộp đựng gà cứng hơn. - Các thành hộp vách ngăn và nắp hộp phải đục nhiều lỗ tròn đường kính 2cm để đảm bảo thông thoáng cho gà con ở trong. - Nắp hộp đựng gà con phải có gò chịu lực nhằm ngăn cách đáy hộp trên và nắp hộp dưới một khoảng tối thiểu là 3cm để giữ thông thoáng và thoát hơi nóng. - Đáy hộp đựng gà con phải được rải một lớp đệm lót bằng vỏ bào, rơm, trấu, khô, sạch, dày 3cm để giữ cho gà con khỏi bị choãi chân và hút ẩm. Bảo quản gà con mới nở. Gà con loại I sau khi đóng hộp phải được xếp lên xe chở hộp gà con. Khi xếp hộp lên xe phải đặt một tay ở giữa đáy hộp không bị trũng, tránh cho gà con khỏi bị kẹp chân, kẹp đầu vào cách ngăn và bị chết. Các hộp gà xếp trên xe phải giữ một khoảng cách 5 cm giữa hộp nọ với hộp kia để đảm bảo thông thoáng. Không xếp quá ba tầng hộp các tông đè lên nhau để các hộp ở dưới khỏi bị kẹp. Các tầng hộp phải được xếp so le với nhau. Các xe chở hộp đựng gà con không được xếp sát vào nhay mà phải cách nhau một khoảng 30 – 40 cm. 36 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  38. Gà con chưa xuất đi ngay cần được để ở nơi thoáng mát về mùa hề và ấm áp về mùa đông. Nói chung phải đảm bảo sao cho nhiệt độ ở bên trong hộp gà không vượt quá 370C và không dưới 300C. Sau khi kết thúc toàn bộ công việc ra gà, chọn gà phải quét dọn vệ sinh khu vực đó. Các dụng cụ bàn ghế phải đưa ra khu vệ sinh cọ rửa sạch sẽ và sát trùng bằng Desinfectol 4cc/l rồi phơi khô. Tường nhà và nền nhà nơi ra gà và chọn gà phải được cọ rửa bằng nước xà phòng và tráng lại bằng nước sạch rồi lau khô. Sau đó lau lại nền nhà bằng crezin 3%. Các khay nở, xe chở khay và máy nở cũng phải được vệ sinh sát trùng (xem mục 7.3 vệ sinh máy móc và dụng cụ). Vận chuyển gà con. Nếu khu vực chăn nuôi ở gần trại ấp thì có thể vận chuyển gà con bằng bất cứ phương tiện nào và vào bất cứ lúc nào miễn là các hộp gà con không bị nghiêng về một phía, không bị mưa ướt hoặc bị nắng nóng chiếu vào trực tiếp có đủ thông thoáng. Những yêu cầu tối thiểu của xe chở gà con. Trên thực tế phần lớn các trường hợp khu chăn nuôi đều ở xa trạm ấp nên việc vận chuyển gà con phải dùng đến xe cơ giới. Nếu không có xe chuyên dùng thì xe chở gà con phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu sau: - Xe phải được cọ rửa, vệ sinh sạch sẽ và phun formol 2% trước khi dùng chở gà con. - Xe phải có bộ phận giảm sóc tốt. - Thùng xe phải có mui và thành bao quanh. Mặt trước của thùng xe cần có cửa thông gió có thể điều chỉnh độ mở được, nếu không tối thiểu phải có bạt. - Sàn xe phải có nhiệt độ tốt và kín để tránh khói, hơi nóng, bụi, nước từ gầm xe bốc lên. - Có giá đỡ để xếp các hộp gà con. Kỹ thuật vận chuyển gà con. - Đẩy xe chở các hộp gà con tới khu vực giao nhận và rút các hộp gà xếp lên xe. Khi đưa các hộp gà con từ dưới lên xe phải làm nhẹ nhàng cẩn thận, một tay đỡ vào giữa đáy hộp và một tay giữ ở cạnh sao cho hộp luôn nằm ngang. - Khi đặt hộp xuống giá đỡ trên xe nếu có tiếng gà con kêu to phải mở nắp hộp ra kiểm tra đề phòng gà bị kẹp chân, kẹp cổ. - Xếp các hộp gà lên giá đỡ phải để một khoảng cách giữa các hộp cùng tầng ít nhất là 5cm. Các hộp gà ở hai cạnh phải cách thành xe tối thiểu 10cm. - Các hộp gà ở tầng trên phải xếp so le với tầng dưới. Tuỳ theo độ cứng của hộp và chiều cao của mỗi tầng giá đỡ mà xếp các hộp chồng lên nhay. Tuy nhiên không nên xếp quá 4 tầng vì khó thông thoáng và dễ làm bẹp các hộp ở tầng dưới. Các hàng hộp trên xe phải cách nhau 20cm. 37 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  39. - Phải đảm bảo tầng hộp cao nhất trên xe cách nóc xe ít nhất 50cm để gà con khỏi bị nóng khi trời nắng. Trong khi vận chuyển gà con cần chú ý: - Kiểm tra xe kỹ càng về mặt kỹ thuật trước khi xếp gà lên để tránh hỏng hóc dọc đường. - Nên vận chuyển gà con vào những giờ mát mẻ, không có nắng. Nếu phải vận chuyển đường dài thì tốt nhất nên chở vào ban đêm. - Tránh xuất phát đột ngột hoặc phanh đứng xe vì sẽ làm các hộp gà xô vào nhau, gà ở trong bị dồn có thể chết. - Tránh dừng xe lâu một chỗ, nhất là chỗ nóng hoặc có nắng. - Tránh để mưa ướt gió lạnh thổi trực tiếp vào các hộp gà con. - Khi chạy nên chọn các đường rộng, tốt, ít ổ gà và vắng người. V - Điều khiển máy ấp, máy nở Máy ấp, máy nở là những thiết bị mà người ta sử dụng để tạo ra môi trường tương tự như khi gia cầm ấp. Tập hợp các điều kiện đó được gọi là chế độ ấp. Chế độ ấp bao gồm: nhiệt độ, ẩm độ, đảo trứng và thông thoáng. Một đợt ấp muốn đạt được kết quả tốt thì chế độ ấp phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của phôi trong từng giai đoạn phát triển. Điều đó có nghĩa là tuỳ theo nhu cầu, từng điều kiện phải được thay đổi và duy trì ổn định trong mỗi giai đoạn. Điều khiển nhiệt độ Trong chế độ ấp nhiệt độ là yếu tố quan trọng nhất. Nhiệt độ vượt lên trên giới hạn cho phép sẽ gây ra chết phôi hàng loạt hoặc các dị tật mà về sau không thể khắc phục được. Vì vậy điều khiển, giữ ổn định và bảo đảm an toàn về nhiệt độ có rất nhiều bộ phận tham gia như: điều khiển việc cung cấp nhiệt, quạt hút khí nóng hoặc van mở nước lạnh, báo động nhiệt độ cao, báo động nhiệt độ thấp. Dụng cụ kiểm tra nhiệt độ trong máy. Để kiểm tra nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế chính xác. Nhiệt kế này có thang chia độ tới 0,1 độ hoặc 0,05 độ và đã được so với các nhiệt kế chuẩn của phòng thí nghiệm. Nhiệt kế đo nhiệt độ có thể là độ C hoặc độ F. O0C = 320T 0F - 32 0C = 1,8 0F = (0C x 1,8) + 32 Khi theo dõi nhiệt độ trong máy nhiệt kế chính xác phải được treo ở vị trí trung tâm của máy nơi được coi là đại diện nhất cho cả máy. Điều khiển bộ phận cấp nhiệt. Cấp nhiệt cho máy ấp là dây may so. Khi có điện đi qua dây may so sẽ nóng lên và toả nhiệt. Để nóng ngắt điện đi qua dây may so có thể dùng hai dạng thông dụng nhất: màng ête đóng mở công tắc và nhiệt kế công tắc thuỷ ngân. Ngoài ra ở một số máy hiện đại người ta còn dùng biến trở và cảm nhiệt. 38 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  40. Quạt hút khí nóng Khi nhiệt độ trong máy vì bất cứ lý do nào vượt quá yêu cầu quạt hút khí nóng sẽ làm việc để hút khí nóng trong máy ra nhanh hơn giữ cho nhiệt độ của máy không bị tăng quá mức cho phép. Khi nhiệt độ trong máy hạ xuống thì quạt sẽ ngừng hoạt động. Báo động nhiệt độ cao Bình thường trong các máy ấp nhiệt độ để đặt chuông báo động là từ 38 đến 38,50C. Khi nhiệt độ trong máy lên quá 38,50C chuông sẽ kêu và đèn sẽ báo động nhiệt sẽ bật sáng để báo cho trực ca biết nhiệt độ đã vượt quá mức che phép, cần được xử lý ngay. Báo động nhiệt độ thấp. Các máy ấp có lắp báo động nhiệt độ thấp thì khi nhiệt độ trong máy xuống dưới 350C (hoặc 360C) sẽ có chuông và đèn báo hoạt động. Bộ phận này nhằm đảm bảo đủ nhiệt ở trong máy đề phòng các trường hợp như đứt dây may so cấp nhiệt hoặc mở các lỗ hút và thoát khí quá lớn khi trời lạnh mà vô tình người trực máy không để ý đến. Nhiệt độ hoạt động của máy. * Máy ấp đơn kỳ: là máy ấp mà tất cả số trứng trong máy đều vào cùng một lúc nên có cùng một tuổi ấp và ngày nở giống nhau. Vì vậy chế độ ấp đơn kỳ phải thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của phôi. Các máy ấp đơn kỳ cho phép ấp và nở cùng một máy. Nhiệt độ thường dùng là: Từ ngày 1 đến ngày 13 (mùa hè) hoặc 15: 37,80C (1000F) Từ ngày 14 hoặc 16 tới ngày 18: 37,4 – 37,50C (99,3 – 99,50F) Từ ngày 19 đến ngày 21: 36,8 – 37,10C (98,3 – 98,80F) * Máy ấp đa kỳ: thường là máy có công suất lớn trong đó trứng vào ấp được chia thành nhiều đợt (thường là 6) và vào máy theo những thời gian khác nhau. Vì vậy trứng trong máy có nhiều tuổi ấp khác nhau, ngày nở khác nhau. Vì không thể làm nhiều chế độ ấp trong cùng một máy nên ở máy ấp đa kỳ phải sử dụng một chế độ ấp mà tất cả các lò trứng trong máy đều có thể chấp nhận được tuy không phải là tốt nhất. Có chế độ ấp này luôn cố định không thay đổi ở máy ấp. Do trứng ở trong máy không có cùng tuổi ấp nên máy ấp đa kỳ đòi hỏi phải có máy nở riêng. Nếu là lô trứng đầu tiên vào máy thì từ ngày 1 đến ngày 15 đến 37,80C (1000F) và từ ngày 16 thì hạ xuống 3705 (99,50F) và cố định tại đó. Khi đã ấp được tròn 18 ngày thì trứng được chuyển qua máy nở. ở máy nở nhiệt độ giống như ở máy ấp đơn kỳ giai đoạn 19 đến 21 ngày ấp tức là 36,8 – 37,10C (98,6 – 98,80F). 39 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  41. Những nguyên nhân thường gây nhiệt độ cao trong máy và cách xử lý. - Cột thuỷ ngân của nhiệt kế công tắc bị đứt ra làm hai hoặc nhiều đoạn. - Vòng thì tiếp xúc điện của nhiệt kế công tắc cố định bị bẩn. - Rơ le trung gian bị hỏng không hút (cháy). - Các lỗ hút và thoát khí của máy mở quá nhỏ. - Quạt hút khí nóng hoặc van điện từ mở nước lạnh vào giàn ống) bị hỏng không làm việc. - Nhiệt độ phòng ấp quá cao. - Máy ấp dùng hết công suất trong mùa hè - Các lô ấp ở máy đa kỳ bố trí quá sát nhau - Quạt bị cháy mô tơ hoặc đứt dây cuaroa nên dùng lại hoặc chạy chậm do điện yếu, sát cốt. - Chỉnh sai nhiệt kế công tắc điều khiển hoặc lắp nhầm nhiệt kế công tắc cố định không đúng nhiệt độ. * Cách xử lý: 1. Mở cửa máy cho hạ nhiệt độ 2. Kiểm tra lại các nhiệt kế công tắc và nối tiếp xúc với điện - Nếu có nhiệt kế công tắc bị hỏng phải tháo ra ngay. Cột thuỷ ngân của nhiệt kế công tắc có thể nối lại (nếu ống dẫn không bị cháy sùi) bằng cách nào bầu thuỷ ngân vào ngăn đá tủ lạnh hoặc vào nước ấm hoặc đốt dần dần. - Mở rộng các lỗ thông thoáng của máy - Mở quạt và các cửa của phóng ấp cho tăng thông thoáng - Không ấp hết công suất của máy trong mùa hè. - Không bố trí các đợt trứng vào máy đa kỳ quá sát nhau. - Kiểm tra các quạt và rơ le trung gian, nếu có bộ phận nào hỏng phải thay ngay hoặc báo cho người có trách nhiệm xử lý. - Nếu máy hỏng không sửa chữa nhanh được phải chuyển trứng sang máy khác. Những nguyên nhân thường gây nhiệt độ thấp trong máy và cách sử lý. - Các cửa thông gió của máy mở quá lớn. - Dây may so cấp nhiệt của máy bị đứt hoặc mất điện do mối tiếp xúc bị bẩn. - Khởi động từ bị hỏng không hút (cháy). - Cửa máy đóng không kín - Nhiệt độ môi trường quá thấp - Mất pha hoặc điện thế yếu - ẩm độ trong máy quá cao. * Cách xử lý - Khép bớt các cửa thông gió của máy - Đóng chặt cửa máy hoặc chèn các chỗ hở - Kiểm tra lại các dây may so các tiếp điểm phần điện - Tạm thời ngắt ẩm cho nhiệt tăng. 40 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  42. - Nên khép bớt các cửa đưa gió lạnh vào phòng Điều khiển độ ẩm Trước tiên cần có khải niệm đúng về độ ẩm. Có hai loại độ ẩm: độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Thường được sử dụng là độ ẩm tương đối (Hr). * Độ ẩm tuyệt đối: là lượng nước (ở thể khí) có trong 1m3 không khí. Nếu lượng hơi nước này không thay đổi thì độ ẩm này không thay đổi ở bất kỳ nhiệt độ nào. * Độ ẩm tương đối (Hr): là độ ẩm mà người ta không tính lượng nước có trong không khí là bao nhiêu, điều cơ bản của độ ẩm tương đối là ở một nhiệt độ nhất định, không khí còn có thể nhận thêm bao nhiêu phần trăm hơi nước nữa thì mới bão hoà. Độ ẩm thường dùng trong máy * Máy ấp đơn kỳ: 1 -> 6 ngày 32,5 -> 31,00C (90,5 -> 87,80F) 7 - > 10 ngày 30,00C (860F) 11 -> 18 ngày 290C (840F) 19 -> 21 ngày 30 -> 32,50C (86 -> 90,50F) * Máy ấp đa kỳ: 29 -> (29,4) 0C (84 – 850F) 30 -> 32,5 0C (86 – 90,50F) Những nguyên nhân thường gây độ ẩm cao trong máy và cách xử lý. - Nhiệt kế bấc ẩm bị đứt cột thuỷ ngân hoặc lỏng đầu cắm - ẩm độ tương đối của môi trường quá lớn - Rơ le trung gian (ẩm) cháy hoặc lỏng không hút được - Gà nở đồng loạt trong máy nở. - Nền máy có nhiều nước hoạt khay mới rửa chưa khô - Lỗ hút và thoát khí mở quá nhỏ. * Cách xử lý: - Tạm thời ngắt ẩm bằng cách chỉnh nhiệt kế công tắc bấc ẩm xuống thấp hoặc rút rơ le trung gian ẩm ra khỏi bảng điện hoặc nếu có công tắc ẩm thì tắt công tắc. Kiểm tra lại cột thuỷ ngân và đầu cắm của nhiệt kế công tắc ẩm. - Kiểm tra rơ le trung giam ẩm xem có hút được không. - Kiểm tra nền máy nếu có nhiều nước phải lau khô - Nếu có thể nên mở rộng thêm lỗ thoát khí của máy. Những nguyên nhân thường gây ẩm độ thấp trong máy và cách xử lý. - Độ ẩm tương đối của môi trường quá thấp - Cửa máy đóng không kín hoặc lỗ thoát khí mở quá lớn - Van điện từ bị cháy cuộn dây - Bấc của nhiệt kế công tắc ẩm bị khô do bẩn, cứng hoặc do nước ở bình bị cạn. - Bình lọc nước bị tắc. - Vòi phun bị tắc 41 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  43. - Nước vào vòi phun có áp suất thấp. * Các xử lý: - Kiểm tra lại van điện từ xem có bị cháy không - Kiểm tra lại bấc, bình lọc nước và vòi phun. Bộ phận nào bẩn phải tháo ra cọ rửa lau chùi sạch sẽ. - Xem lại áp suất nước vào máy. - Khép bớt các cửa thông gió của máy - Nếu chưa phát hiện ra nguyên nhân cần cho bao tải ướt hoặc khay nước ấm xuống dưới sàn máy để tăng độ ẩm tạm thời. Điều khiển đảo trứng. Các máy ấp có bộ đảo trứng tự động thường cứ 1 (hoặc 2 giờ) lại cho mô tơ đảo hoạt động một lần. Chu kỳ này thực hiện được là nhờ có một đồng hồ điện làm xoay một bánh răng làm đóng mở công tắc cho mô tơ đảo chạy. Số răng này có thể cố định hoặc tháo lắp được để thay đổi độ dài của chu kỳ đảo. Khi công tắc đóng sẽ có điện đi vào cuộn dây của khởi động từ đảo làm khởi động từ hút cấp điện cho mô tơ đảo hoạt động. Khi đảo đến thời hạn sẽ có công tắc giới hạn làm nhiệm vụ tắt mô tơ. Những nguyên nhân thường gây trục trặc bộ phận đảo và cách xử lý. + Khay chưa vào hết trong giá đỡ nên bị kẹp + Mô tơ đảo bị cháy - Khởi động từ đảo bị hỏng hoặc cháy. + Hai bên máy không cân nhau (máy VICTORIA 74) - Đồng hồ đảo bị hỏng - Móc đảo ở đầu khay không bắt vào cánh tay đảo hoặc cánh sao đảo bị trượt không bắt vào mẫu của xích đảo (đối với máy JAYMOR). - Công tắc giới hạn không nhạy (máy GX 10000) * Cách xử lý - Khi thấy có tiếng động lạ lúc đang đảo phải dừng ngay lại để kiểm tra trước khi quá muộn. - Nếu có khay bị kẹp phải cho đảo ngược chiều lại để rút khay ra khỏi chỗ bị kẹp. - Nếu máy không đảo cần kiểm tra mô tơ đảo, đồng hồ đảo hoặc khởi động từ đảo. - ở máy JAYMOR trước khi máy chạy phải cho đảo thử để kiểm tra chắc chắn rằng tất cả các khay đều đã móc vào được cánh tay đảo. - Nếu đảo bị kẹt mà không tự xử lý được thì phải báo cho người có trách nhiệm biết để giải quyết. Cần chú ý bộ phận đảo tuy ít hỏng nhưng khi hỏng rất khó chữa vì bộ phận này to, nặng và còn liên quan tới các khay trứng ấp. Không cẩn thận có thể làm vỡ hàng loạt trứng hoặc xảy ra tai nạn. Điều khiển hệ thống thông thoáng. Độ thông thoáng ở máy ấp nhằm đảm bảo cho bất kỳ vùng nào trong máy cũng có một nhiệt độ và ẩm độ như nhau, ngoài ra còn đảm bảo độ trong 42 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  44. sạch của không khí trong máy nghĩa là 21% ôxy và 0,2% (tối đa là 0,3%) khí cácbôníc (CO2). Độ thông thoáng trong máy phụ thuộc chủ yếu vào quạt gió. Tuỳ theo công suất máy ấp tốc độ quay, đường kính của quạt cũng như số lượng quạt trong máy sẽ khác nhau. Tuy vậy nói chung độ thông thoáng đã được các hãng sản xuất tính sẵn nên đảm bảo không cần phải điều chỉnh (tốc độ hoặc sải cánh của quạt). Nếu có nhu cầu tăng giảm nhiệt độ hoặc ẩm độ cấp tốc thì ta có thể điều chỉnh độ mở của lỗ thông gió cho thích hợp. Đôi khi độ thông thoáng của máy không đảm báo cho quạt dừng, chạy chậm hoặc các lỗ thông thoáng mở quá nhỏ. Khi hiện tượng này xảy ra cần kiểm tra mô tơ, đường điện và quạt, nguồn điện Cách xử lý khi đang ấp bị mất điện Đối với máy ấp đơn kỳ: - Trước tiên mở to cửa các máy trong 30 giây cho thoát hơi nóng đang đọng ở trong ra. - Nếu trứng mới đưa vào ấp (6 ngày trở lại) thì sau đó đóng chặt cửa máy lại để khỏi bị mất nhiệt. - Nếu trứng vào ấp từ 10 ngày trở lên thì nên để cửa máy sau khi đã mở to để khí nóng và CO2 có thể thoát ra dễ dàng. Còn nếu dưới 10 ngày thì một bên không kín một bên để hé nhỏ. Đối với máy ấp đa kỳ: - Mở ta cửa máy cho thoát hơi nóng ở trong máy sau đó khép bớt để mở một góc xấp xỉ 300 Đối với máy nở Cần mở to cửa 30 giây rồi khép hở lại duy trì một khoảng hở đủ đê gà con thở và thoát nhiệt. - Khi đi mở cửa các máy cần mở cửa máy nở trước và phải tắt công tắc tổng của các máy đó. - Ra phát điện ở máy phát điện dự phòng (hoặc đợi tới khi có điện lưới trở lại) và điều chỉnh cho mọi chỉ số về tần số (Hz) và hiệu điện thế (v) phù hợp. - Bật công tắc cho từng máy một khởi động rồi đóng chặt cửa máy. Công việc của người trực ca - Khi nhận ca cần xem sổ trực xem ca trước có những gì đặc biệt xảy ra không và xem lại cán bộ phụ trách có hướng dẫn dặn dò gì không. - Cùng với người trực ca trước đi kiểm tra tình trạng hoạt động của máy móc (và tài sản của trạm ấp nếu có), sau đó ghi nhận xét vào phần của người nhận ca. - Đi đo nhiệt độ, ẩm độ và chiều đảo của từng máy vào sổ theo dõi hoạt động của máy. - Kiểm tra toàn bộ các nhiệt kế bấc ẩm của các máy xem: + Hộp đựng nước của nhiệt kế bấc ẩm có còn đủ nước không? Nước trong hộp có sạch không?Nếu không phải thay nước và đổ đầy. 43 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  45. + Bấc có bọc kín bầu thuỷ ngân không? Bấc có bị cứng hoặc khô di bị bẩn? Nếu cứng, bẩn phải mang giặt. Chú ý lắp nên để bấc có một đoạn khoảng 5 cm trên mặt nước để nước có thể bay hơi. - Kiểm tra xem có nhiệt kế bấc khô, bấc ẩm nào bị đứt cột thuỷ ngân không. - Kiểm tra áp suất nước nếu thấp phải bơm - Kiểm tra hoạt động của các quạt gió, quạt hút khí nóng, mô tơ đảo, van điện từ để phát hiện các hỏng hóc và xử lý kịp thời. - Kiểm tra và điều chỉnh độ mở của các lỗ hút và thoát khí của máy cho thích hợp. - Kiểm tra hoạt động của các rơ le trung gian và các khởi động từ. Nếu cái nào không hoạt động hoặc hút không dứt khoát phải báo cho thợ điện biết để thay hoặc sửa. - Nếu có rèm bạt trong máy chưa căng hoặc tuột phải căng lại. - Kiểm tra hoạt động của các vòi phun. Cái nào tắc phải tháo ra và lau chùi sạch sẽ rồi lắp lại. - Kiểm tra vị trí các khay trong máy phát hiện lầm lẫn. - Khi máy đảo cần chú ý phát hiện những tiếng động không bình thường để tránh khỏi bị hỏng máy vỡ trứng. - Khi mưa cần chú ý kiểm tra xem nóc máy có bị dột không, tránh không dể nước chảy vào máy, nhất là vào tủ điện. - Mỗi giờ một lần phải đi do nhiệt độ, ẩm độ và xem chiều đảo của máy (nếu đảo tự động) hoặc bật mô tơ đảo để đảo trứng và ghi vào sổ theo dõi hoạt động của máy. - Lau sàn và các máy ấp, máy nở vào buổi sáng và mỗi khi bị bẩn - Quét bụi ở nóc các máy ấp, máy nở, ở trần nhà. - Ghi tất cả các sự cố xảy ra trong ca trực như mất điện, máy hỏng vào sổ trực ca. VI - Vệ sinh sát trùng tại trạm ấp ý nghĩa và mục đích của công tác vệ sinh tại trạm ấp Hàng ngày trạm ấp tiêu thụ một số lượng khá lớn thuốc sát trùng trong việc lau chùi, cọ rửa và vệ sinh nhà cửa, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ Ngoài ra còn phải sát trùng cho trứng ấp. Tuy công lao động và chi phí mua thuốc không phải là nhỏ nhưng đây là điều cần phải làm không nên cắt giảm. Công việc vệ sinh sát trùng tại các trạm ấp không chỉ ngăn ngừa những tổn thất lớn về kinh tế nếu để xảy ra dịch bệnh mà còn góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất. Để đảm bảo vệ sinh, trạm ấp phải thường xuyên được cọ rửa sát trùng không chỉ với các phương tiện, dụng cụ và trang thiết bị mà ngay cả với con người cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ và sử dụng quần áo riêng khi đi vào trạm ấp. Có như vậy trạm ấp mới an toàn về mặt dịch bệnh và vệ sinh sát trùng mới đạt được hai mục đích chính là: - Góp phần cho một tỷ lệ ấp nở cao 44 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  46. - Đảm bảo cho đàn gà con nở ra khoẻ mạnh và sạch bệnh. Nội quy vệ sinh tại trạm ấp Nội quy của các trạm ấp có thể không giống nhau hoàn toàn do sự khác biệt về cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như điều kiện thực tế cho phép. Dưới đây là những điểm mà mỗi trạm ấp đều nên làm nếu có điều kiện. a/ Đối với cán bộ và công nhân của trạm ấp - Ra vào trạm ấp phải đi qua phòng thường trực và sát trùng giày dép ở cửa ra vào. - Phải thay quần áo, tắm rửa và dùng giày dép, quần áo riêng của trạm ấp khi vào trong. Tuyệt đối không được dùng quần áo giày dép này đi ra ngoài khu vực trạm ấp hoặc mang ra ngoài. - Không được dùng quần áo giày dép của trạm ấp dành riêng cho khách. - Không mang vào hoặc để cho động vật, chim chóc vào trong khu vực trạm ấp. - Không mang đồ dùng cá nhân vào bên trong trạm ấp - Khi đi qua những nơi đặt khay thuốc sát trùng phải dẫm chân vào đó để khử trùng giày dép. - Khi làm việc nếu không có phận sự chỉ ở khu vực của mình không sang các khu vực khác khi bẩn. - Phải giữ quần áo, giày dép sạch sẽ. Giặt và sát trùng định kỳ quần áo, giày dép hoặc mỗi khi bẩn. b/ Đối với khách: - Những người không có phận sự không được vào trạm ấp. Nếu có việc chỉ được vào khi được sự đồng ý của người phụ trách. - Khách vào trạm ấp phải thay quần áo, tắm rửa và dùng quần áo giày dép mà trạm ấp đã dành riêng cho khách. - Khách tới thăm phải chấp hành đầy đủ nội quy vệ sinh của trạm ấp như công nhân của trạm. c/ Đối với các phương tiện và dụng cụ khác - Quần áo của trạm ấp sau mỗi lần khách dùng xong phải được đưa vào xông sát trùng (17,5g thuốc tím + 35cc formol/1m3 thể tích trong 30 phút) và giặt định kỳ để đảm bảo vệ sinh. - Giày dép của khách dùng xong phải được cọ rửa và sát trùng lại bằng Desinfectol 4cc/l. - Tuyệt đối không đưa các dụng cụ, trang thiết bị của trạm ấp ra ngoài hoặc cho nơi khác mượn. - Mỗi khi nhận các dụng cụ từ ngoài vào phải xông sát trùng như xông quần áo hoặc phun formol 2%. - Phòng thay quần áo của trạm ấp phải để hai khu riêng biệt để treo quần áo mặc từ ngoài đường vào và quần áo dùng ở trong trạm ấp. - Xe cộ hoặc các phương tiện khác mỗi khi đi vào trạm ấp phải được phun formol 2% để diệt trùng. 45 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
  47. - Các dụng cụ trong trạm ấp phải được bảo quản sạch sẽ cọ rửa cẩn thận mỗi khi dùng xong và sát trùng lại bằng Desinfectol 4cc/l hoặc formol 2%. Vệ sinh sát trùng trong trạm ấp. Dụng cụ cầm thiết: ống nhựa dẫn nước, chổi, bàn chải, xô, chậu, xà phòng, thuốc sát trùng, nguồn nước có áp suất, bình phun tay hoặc phun máy, bàn cào nước, giẻ lau, găng tay cao su Các loại hoá chất thường sử dụng tại trạm ấp. - Formol: hoà với nước để sát trùng nhà cửa, dụng cụ, máy móc Nồng độ thường dùng là 2%. Formol còn được dùng kết hợp với thuốc tím để xông sát trùng theo tỷ lệ: 35cc formol + 17,5 thuốc tím 18cc formol + 9g thuốc tím - Thuốc tím: dùng kết hợp với formol để xông sát trùng. - Desinfectol: pha vào nước với nồng độ 4cc/l dùng để sát trùng tay, lau dụng cụ, vỏ máy, cọ rửa khay, bàn ghế - Germisol: liều lượng và công dụng như Desinfectol. - Crezin: pha vào nước nồng độ 3% dùng để lau sàn nhà, sàn máy. Crenzin có tác dụng khử mùi tanh và diệt trùng. - Sun phát động: pha vào nước với nồng độ 1% dùng để phun diệt nấm. Nếu không cần thiết không nên phun vào bề mặt kim loại vì sẽ gây gỉ. - Fibrotan: pha vào nước với nồng độ 0,02% dùng để phun diệt nấm. - Dipterex: pha vào nước nồng độ 0,5 -> 0,7% dùng để phun diệt côn trùng như ruồi, dán, kiến Vệ sinh khu vực trong nhà trạm ấp * Công việc hàng ngày - Các phòng máy ấp, máy nở phải được lau rửa sàn từ một tới hai lần trong ngày. Sau khi lau xong dùng khăn lau thấm crezin 3% sát trùng lại. - Các phòng chọn, xếp trứng, phòng chọn gà con, phòng kiểm tra sinh học hàng ngày sau khi kết thúc công việc phải được cọ rửa, lau sàn nhà ngay và lau lại bằng crezin 3% . - Hàng ngày phải lau sàn phòng lạnh bảo quản trứng bằng formol 2% và crezin 3% . - Quét bụi ở các cửa ra vào, cửa sổ và dùng khăn có thấm Desinfectol 4cc/l để lau. - Trong khi làm việc nếu có trứng rơi vỡ phải lau ngay chỗ đó và dùng khăn thấm Desinfectol 4cc/l lau sát trùng lại. - Thay thuốc sát trùng ở các khay và nếu trong khay có đặt bao tải thì phải giặt bao trước khi đổ thuốc mới. - Các bàn chọn trứng, chọn gà kiểm tra sinh học phải được cọ rửa sạch sẽ và lau sát trùng bằng Desinfectol 4cc/l sau khi sử dụng hàng ngày. * Công việc hàng ngày: Ngoài các việc phải làm hàng ngày, ngày cuối tuần (hoặc một vài ngày khác trong tuần) phải làm thêm một số việc sau: - Quét mạng nhện ở trần nhà, góc tường. 46 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com