Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm

pdf 31 trang phuongnguyen 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfquy_trinh_ky_thuat_san_xuat_khoai_tay_giong_va_khoai_tay_thu.pdf

Nội dung text: Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm

  1. Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm
  2. Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây giống và khoai tây thương phẩm Một số giống khoai tây phổ biến: - Giống Việt - Đức: Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày. Củ hình ovan dẹt, vỏ mịn màu vàng, ruột màu vàng nhạt, mắt nông, củ to đều, chất lượng khác. Năng suất cao, thân lá phát triển nhanh. Thời gian ngủ 100 - 105 ngày. Mầm màu xanh, to khỏi, có 2 - 4 mầm/củ. Chống chịu bệnh: Mốc sương trung bình; bệnh vi rút Y tương đối khá. - Giống Solara: Thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày. Củ hình ovan, vỏ mịn màu vàng, mắt nông, củ to đều, chất lượng khá. Năng suất trung bình - cao. Thân lá cây đứng, phát triển trung bình. Thời gian ngủ là 80 - 85 ngày. Mầm màu tím nhạt, to khoẻ, có 2 - 3 mầm/củ. Chống chịu bệnh Mốc sương trung bình; bệnh vi rút Y tương đối khá. - Giống Diamant (Hà Lan): Thời gian sinh trưởng 85 - 90 ngày. Mô tả giống: Hình dạng củ: Ovan, vỏ màu vàng nâu, ruọt màu vang, mắt nông vừa, củ to đều, chất lượng ngon, đạt tiêu chuẩn chế biến. Năng suất: Khá. Thận lá: Cây đứng, phát triển nhanh. Thời gian ngủ: 70 - 75 ngày.
  3. Mầm: Màu tím - nâu, to khoẻ, có 2 - 3 mầm/củ. Chống chịu bệnh: Mốc sương: Trung bình; Bệnh virut Y: Trung bình. Chống chịu nóng: Trung bình kém. Thoái hoá: Nhanh. - Giống P3 (Việt Nam và CIP): Thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày. Mô tả giống: Hình dạng củ: Tròn, cỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng nhạt, mặt sâu màu hồng, củ to đều, chất lượng trung bình. Năng suất: Cao, ổn định. Thận lá: Cây đứng, phát triển nhanh. Thời gian ngủ: 160 - 165 ngày, thích hợp với bảo quản tán xạ. Mầm: To, khoẻ, màu tím hồng, có 3 - 4 mầm/củ. Chống chịu bệnh: Mốc sương: Trung bình; Bệnh virut Y: Trung bình. Héo xanh: Kém. Chống chịu nóng: Khá Thoái hoá: Chậm - Giống Hồng Hà 7: Là giống khoai tây trồng bằng hạt lai (Việt Nam và CIP). Thời gian sinh trưởng: Đời C° 100 - 110 ngày, đời C1 85 - 90 ngày.
  4. Mô tả giống: Hình dạng củ: Tròn, vỏ màu vàng nhạt, ruột màu vàng, mắt nông, củ to đều, chất lượng trung bình. Năng suất: Đời C° khá, đời C1 cao. Thận lá: Phát triển nhanh. Thời gian ngủ: 70 - 80 ngày. Mầm: To, khoẻ, màu xanh, có 3 - 4 mầm/củ. Chống chịu bệnh: Mốc sương: Khá; Bệnh virut Y: Trung bình. Chống chịu nóng: Khá. Khoai tây giống. Khoai tây giống hoặc củ giống là yếu tố quan trọng và quyết định để sản xuất khoai tây thương phẩm có hiệu quả. Phương pháp trồng khoai tây truyền thống và phổ biến ở hầu khắp các nơi là trồng bằng củ.Củ sinh ra cây, cây dinh ra củ cứ như vậy đời đời truyền nhau, đó là sinh sản vô tính. Do sinh sản vô tính khi mà cây bị nhiễm bệnh, nhất là các bệnh vi rut truyền qua củ, nếu trồng củ bị bệnh, chắc chắn cây sẽ ít củ, củ nhỏ hoặc không có củ, người ta gọi là giống thoái hoá. Để khắc phục sự thoái hoá, cần có củ nhỏ hoặc không có củ, người ta gọi là giống thoái hoá. Để khắc phục sự thoái hoá, cần có củ giống tốt thì phải sản xuất củ giống theo quy trình kỹ thuật riêng, không thể trồng khoai tây giống như lâu nay thường làm. Những giống khoai tây trình bày trên cần được sản xuất củ giống tốt để cung cấp cho sản xuất khoai thương phẩm. Một số nơi có sự nhầm lẫn giữa củ giống với
  5. khoai giống. Coi giống khoai mới như là củ giống tốt, trong khi giống khoai mới này chưa được thử nghiệm rộng rãi, chưa đưa vào sản xuất giống chặt chẽ nên khi giống đã không đạt kết quả như ý. Khoai tây giống có những tiêu chuẩn và đặc điểm sau: 2.1. Phẩm chất giống: Theo quy định của Việt Nam, khoai tây là giống có 3 cấp giống, thứ tự từ phẩm cấp cao đến thấp là: * Giống siêu nguyên chủng * Giống nguyên chủng * Giống xác nhận 2.2. Tiêu chuẩn khoai tây giống (xem phụ lục) Tiêu chuẩn phẩm cấp giống chủ yếu là mức độ nhiễm sâu bệnh thấp, độ thuần giống cao. Để phân loại phẩm cấp giống thì dựa vào tiêu chuẩn ngành khoai tây giống được Bộ Nông nghiệp và Phát tiển Nông thôn ban hành theo quyết định số 5799/QĐ/BNN-KHCN ngày 29 tháng 12 năm 2003. * Tiêu chuẩn ruộng giống: Nguyên Xác Chỉ tiêu Siêu chủng nhận nguyên
  6. chủng 1. Độ thuần ruọng giống, % số cây 100 99,8 98,0 không nhỏ hơn 2. Virut nặng (cuốn lá, Y, A và hỗn 0 1 3 hợp), % số cây không lớn hơn. 3. Virut nhẹ (X, S, M), % số cây không 0,2 3 7 lớn hơn. 4. Virut tổng số, % số cây không lớn 0,2 4 10 hơn 5. Héo xanh (Pseudomonas 0 0 0,5 solanacearum), % số cây không lớn hơn. 6. Mốc sương 1 3 3 (Phytophora infestans), cấp bệnh
  7. * không lớn hơn. Cấp 1: Không bệnh; Cấp 3: < 20% diện tích thân lá nhiễm bệnh * Tiêu chuẩn củ giống: Siêu Xác nguyên Nguyên nhận Chỉ tiêu chủng chủng 1. Bệnh virut, % số 5 8 - củ không lớn hơn. 2. Bệnh thối khô (Fusarium spp), thối ướt (Pseudomnas 0 0,5 1,0 xanthochlora stapp, ), % số củ không lớn hơn
  8. 3. Rệp sáp (Pseudococcus citri Risso) số con 0 0 2 sống/100 củ không lớn hơn. 4. Củ cây sát, di dạng, % số củ không 2 2 5 lớn hơn. 5. Củ khác giống có thể phân biệt được, 0 0,5 2,0 % số củ không lớn hơn. 6. Củ có kích thước nhỏ hơn 25mm, % - - 5 số củ không lớn hơn. 7. Tạp chất, % khối lượng không lớn 1,0 1,0 1,0 hơn. 2.3. Củ giống trẻ sinh lý:
  9. Củ giống sản xuất ra cần được bảo quản tốt đến khi trồng, củ giống phải là mầm trẻ, mầm khoẻ, tức là ở trạng thái trẻ sinh lý. Củ khoai mới thu hoạch thường chưa có mầm, sau một thời gia, mầm mọc và phát triển. Dựa vào tình trạng mầm, tình trạng củ mà chia ra tuổi sinh lý của củ giống. Củ giống ngủ: Củ chưa có mầm, phải qua một thời gian ngủ, củ khoai mới mọc mầm. Củ giống chưa mọc mầm tất nhiên chưa trồng được. Củ giống quá trẻ sinh lý: Củ mới nhú mầm hoặc mới có 1 mầm đỉnh. Nếu trồng, cây sẽ mọc chậm, không đều, kéo dài thời gian sinh trưởng, củ tuy to nhưng ít củ, năng suất thấp. Củ giống trẻ sinh lý: Mỗi củ có 2 - 4 mầm, mầm có độ dài 0,2 - 2,0 cm. Vỏ củ còn căng, mầm khoẻ. Trồng củ giống trẻ cây sẽ mọc nhanh, phát triển tốt, củ đều năng suất cao. Củ giống già sinh lý: Củ có nhiều mầm, mầm dài và yế, vỏ củ nhăn. Nếu trồng, cây sẽ mọc nhanh, nhiều cây nhưng cây phát triển không đều, cây nhỏ, củ nhỏ, năng suất thấp. Củ giống quá già: Mầm dài, mầm tóc, rất yếu, đôi khi phình củ trên mầm, vỏ củ khô quắt. Không trồng loại củ giống này. Tuổi sinh lý của củ giống có ảnh hướng đến năng suất khoai tây. Khi trồng, để có được củ giống trẻ sinh lý, biện pháp của hiệu quả hiện nay là bảo quản củ giống bằng kho lạnh. Sản xuất giống siêu nguyên chủng:
  10. Để có củ giống sạch bệnh, chúng ta sử dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống gốc, giống siêu nguyên chủng. Đây là công nghệ cao và cần trang thiết bị nên một số cơ sở có điều kiện mới đảm nhận sản xuất, như Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương, Viện sinh học nông nghiệp - Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm v.v Sản xuất củ giống nguyên chủng và giống xác nhận: Từ củ giống sạch bệnh trên, cần sản xuất ra khối lượng lớn giống nguyên chủng và giống xác nhận để cung cấp cho sản xuất khoai thương phẩm thì nông dân tham gia sản xuất và phải áp dụng theo quy trình sản xuất giống, mới có được giống tốt theo ý muốn. Mục đích sản xuất khoai tây giống là: Củ giống phải đạt tiêu chuẩn phẩm cấp giống nguyên chủng hoặc giống xác nhận. 4.1. Củ giống khi trồng 4.1.1. Phẩm cấp giống: Nếu là cấp giống siêu nguyên chủng thì sản xuất ra cấp nguyên chủng; Nếu là giống nguyên chủng thì sản xuất ra cấp giống xác nhận. Nếu là giống thoái hoá nhanh thì mỗi đời giảm một cấp giống; Nếu là giống thoái hoá chậm thì có thể 2 đời mới giảm một cấp giống. 4.1.2. Củ giống trẻ sinh lý: Khi trồng, củ giống trẻ là tốt nhất. Vì mầm khoẻ, cây sẽ mọc nhanh, phát triển tốt, củ đều, năng suất cao.
  11. Trường hợp cần nhân giống nhanh hoặc cần sản xuất giống cho nhu cầu thị trường, phải sử dụng củ giống quá trẻ hoặc già sinh lý thì chấp nhận năng suất thấp. 4.1.3. Cỡ củ giống: Có hai loại. 4.1.3.1.Củ nhỏ: Loại này được sản xuất từ nuôi cấy mô, sau đó được trồng trong nhà lưới để sản xuất ra giống nguyên chủng, cỡ củ từ 5 - 20 gam (Hình 9) Củ nhỏ thường có một mầm, không bẻ mầm với loại này. 4.1.3.2. Củ bình thường: Loại này được sản xuất ra từ củ nhỏ hoặc từ củ giống bình thường hay nhập từ nước ngoài, cỡ củ từ 25 - 40 gam. Loại cỡ củ này đôi khi cũng phải xử lý với những lỗ giống chưa đạt yêu cầu. Bẻ mầm: Có giống khoai mọc ít mầm, chỉ có một mầm đỉnh, nếu đem trồng sẽ mọc ít cây, thường có 1 - 2 cây/khóm. Như vậy, củ sẽ to nhưng ít củ, mà sản xuất giống thì cần nhiều củ. Để có nhiều mầm, mọc nhiều cây thì phải bẻ mầm.Bẻ mầm đỉnh đi thì sau một tuần sẽ có 3 - 4 mầm mới mọc lên. Củ nhỏ không nên bẻ mầm mà bẻ mầm với cỡ củ trung bình trở lên, có hiệu quả rõ rệt (Hình 10). Trồng bằng củ giống to sẽ có năng suất cao hơn so với trồng bằng củ giống nhỏ, nhưng tốn giống, chi phí sản xuất cao. Trường hợp củ giống to, cỡ đường kính củ trên 45mm tương đương trên 50 gam thì có thể bổ củ để tiết kiệm giống. Có 2 cách:
  12. - Bổ củ tách rời: (Hình 11a) dùng dao sắc, lưỡi mỏng để cắt. Mỗi lần cắt phải nhúng lưỡi dao vào formalin, cồn hoặc xà phòng đặc để ngăn chặn sự xâm nhập của nấm, khuẩn làm cho củ bị thối. Bổ dọc củ, mỗi mảnh khoai bổ phải có 2 - 3 mầm. Bổ xong chấm vết cắt ngày vào xi măng khô. Nếu đất trồng đủ độ ẩm và phân chuồng hoai thì sau bổ 12 giờ là có thể trồng, nếu đất ướt hoặc quá khô thì có thể kéo dài 5 - 7 ngày mới trồng. Khoai giống sau khi bổ phải để nơi thoáng mát rải đều, phủ tải ẩm lên trên để giữ ẩm, tránh để đống quá cao dẽ bị thối. - Bỏ củ cắt dính: (hình 11b) cũng như trên, dùng dao sắc lưỡi mỏng bổ dọc củ khoai, nhưng không tách rời 2 mảnh mà để dính với nhau sau 7 đến 10 ngày vết cắt tự hàn lại, là cỏ thể đem trồng. 4.2. Trồng và chăm sóc: 4.2.1. Đất trồng: 4.2.1.1. Chọn đất: Chọn đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, thuận tiện tưới tiêu nước, tốt nhất là ruộng luân canh với lúa nước. 4.2.1.2. Hệ thống luân canh với khoai tây ở đồng bằng Bắc Bộ Lúa Xuân - Lúa mùa sớm - Khoai tây sớm - Rau xanh. Lúa Xuân - Lúa mùa chính vụ - Khoai tây chính vụ. Khoai tây Xuân - Bí xanh/dưa chuột - lúa mùa chính vụ. Lạc xuân - lúa mùa chính vụ - khoai tây chính vụ.
  13. 4.2 1.3. Hệ thống luân canh với khoai tây ở vùng Bắc Trung Bộ Khoai tây Xuân - Lúa mùa chính vụ. Lúa mùa sớm - Khoai tây. 4.2.1.4. Hệ thống luân canh với khoai tây ở Đà Lạt Khoai tây - Rau - Actisô. Khoai tây - Rau - đảo đất/bồi đất. 4.2.1.6. Ruộng giống cách ly Ruộng sản xuất giống nguyên chủng nhất thiết phải cách ly, trồng xa vùng sản xuất khoai thương phẩm hoặc cây họ cà từ 200m trở lên. Tốt nhất là trồng cách ly theo không gian ở vùng núi cao, hải đảo hoặc vùng ven biển. Có thể cách ly theo thời gian, tức trồng khác vụ, khác thời gian với khoai thương phẩm. Ruộng sản xuất giống xác nhận phải cách xa ruộng khoai thương phẩm từ 3m trở lên. 4.2.2. Thời vụ trồng: 4.2.2.1. Vùng đồng bằng Bắc Bộ: Đây là vùng trồng khoai tây lớn nhất, chiếm trên 90% diện tích trồng khoai tây của cả nước. Vùng này có 3 vụ: Vụ sớm: Thường ở vùng Trung du trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 12.
  14. Vụ chính: ở khắp trong vùng. Trồng vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 thu hoạch vào cuối tháng 1, đầu tháng 2. Vụ Xuân: Thường ở đồng bằng sông Hồng, trồng vào tháng 12, thu hoạch vào đầu tháng 3. 4.2.2.2. Vùng núi miền Bắc: Vùng núi thấp (dưới 1000m): Vụ Đông: Trồng vào tháng 10, thu hoạch vào tháng 1. Vụ Xuân: Trồng vào tháng 12, thu hoạch vào cuối tháng 3. Vùng núi cao (trên 1000m): Vụ Xuân: Trồng vào tháng 2, thu hoạch vào tháng 5. Vụ Thu Đông: Trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào tháng 1. 4.2.2.3. Vùng Bắc Trung Bộ: Có một vụ trồng là khoai đông, trồng vào đầu tháng 11, thu hoạch vào cuối tháng 1. 4.2.2.4. Khu vực Đà Lạt: Do khí hậu của Đà Lạt mát nên có thể trồng khoai tât quanh năm. Tuy nhiên ở đây có 2 vụ chính: Vụ Thu Đông: Trồng tháng 10, thu hoạch tháng 12. Vụ Xuân: Trồng tháng 2 tháng 3, thu hoạch tháng 5, tháng 6. 4.2.3. Làm đất lên luống: 4.2.3.1. Độ ẩm đất:
  15. Trước khi thu hoạch lúa 1-2 tuần lễ đã phải quan tâm đến độ ẩm đất. Cần điều chỉnh tháo nước để ruộng lúa khô vừa phải, thuận tiện cho gặt lúa, đồng thời làm đất nhẹ nhàng, nhất là khi trồng khoai, đất có độ ẩm, cây sẽ mọc nhanh. Nhận biết bằng cách: Khi cắt lúa bước chân xuống ruộng thấy mặt đất lún xuống in vết bàn chân là vừa, nếu không lún là khô, nếu lún sâu đất dính là ướt, hoặc lấy đất vào lòng bàn tay nắm mạnh, nếu thấy nước chắt ra là đất ướt, nếu đất cứng rời không nắm được là đất khô, nếu nắm thành nắm và bóp nhẹ đất rời ra là đủ ẩm. Phải quan tâm đến độ ẩm đất từ đầu để khi trồng sau 2 tuần khoai sẽ mọc, hạn chế sâu xám và bệnh lở cổ rễ ở gian đoạn mọc. 4.2.3.2. Làm đất Cày bừa làm nhỏ đất bằng trâu bò hoặc máy cần kết hợp thu gom rơm rác và gốc rạ để hạn chế sâu bệnh truyền sang khoai. Đất nhỏ tơi là thích hợp với khoai tây. Đất cục quá to sẽ làm cho củ phát triển méo mó. Đất quá nhỏ, quá mịn cũng không phù hợp vì khi tưới đất dễ bị gí. 4.2.3.3. Lên luống: Lên luống trồng 1 hàng hoặc 2 hàng khoai thì tuỳ thuộc vào tập quán địa phương. Tuy thuộc vào lớp đất canh tác mà làm luống rộng hoặc hẹp. Ruộng có lớp đất canh tác mỏng, cần làm luống ruộng hơn để có đất vun luống. Luống đơn trồng 1 hàng, luống rộng khoảng 60 - 70 cm (hình 12a). Luống đôi trồng 2 hàng, luống rộng khoảng 120 - 140 cm (hình 12b). 4.2.4. Phân bón: + Lượng phân (tính cho 1 đơn vị diện tích) như bảng dưới. + Cách bón: - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân, 1/3 đạm.
  16. - Bón thúc lần 1, sau khi cây mọc cao 15 - 20 cm: 1/3 đạm, ½ kali. Bón thúc lần 2, sau thúc lần 1: 15 - 20 ngày; 1/3 đạm, ½ kali. Loại phân 1 ha 1 sào (360m2) Phân chuồng 15 - 20 tấn 6 - 7 tạ Đạm Urê 250 - 300 kg 9 - 10 kg Lân Supe 350 - 400 kg 12 - 15 kg Kali Sunphat 200 - 250 kg 7 - 9 kg Không bón phân chuồng tươi vì có nhiều vi khuẩn nấm bệnh làm cho mã củ không đẹp. Lượng phân đạm lân và kali nêu trên là theo loại phân có phổ biến trên thị trường, khi sử dụng khác loại thì phải điều chỉnh lượng bón theo tỷ lệ nguyên chất của loại đó. 4.2.5. Mật độ và cách trồng: 4.2.5.1. Mật độ với củ nhỏ: Cứ 1 m2 trồng 10 củ. Với cỡ luống như trên, khoảng cách đặt củ cách nhau 17 đến 20 cm. Mỗi khóm sẽ mọc từ 1 đến 2 thân và bảo đảm có 15 - 20 thân/m2. 4.2.5.2. Mật độ với củ bình thường: Cứ 1 m2trồng 5 - 6 củ. Với cỡ luống như trên, khoảng cách đặt củ cách nhau 25 - 30 cm. Mỗi khóm sẽ mọc 3 - 4 thân và bảo đảm có trên 20 thân/m2. 4.2.5.3. Lượng giống:
  17. Với củ giống nhỏ, lượng giống cho 1 ha khoảng 8 vạn củ, quy tính cho một sào (360m2) khoảng 2.900 củ. Với củ giống bình thường, lượng giống cho 1 ha là 5 - 5,5 vạn củ hoặc 1,5 - 1,6 tấn, quy tính cho 1 sào 360m2) là 1.800 - 2.000 củ hoặc 55 - 60 kg. 4.2.5.4. Cách trồng: Sau khi rạch hàng trồng thì bón lót phân chuồng, đạm và lân vào rạch rồi lấp một lớp mỏng lên ơhân, sau đó tiến hành đặt củ giống. Khi đặt củ giống tránh đặt trực tiếp vào phân, nhất là phân hoá học vì làm như vậy củ giống dễ bị chết xót vì phân. Sau khi đặt củ thì lấp đất phủ lên củ giống một lớp đất dầy 3 - 5 cm, sau đó vét rãnh lên luống. Khi trồng, trường hợp đất khô thì phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh. 4.2.6. Tưới nước: Nước là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng củ khoai tây. Vụ trồng khoai thường là trong mùa khô, lượng mưa không đáng kể, vì vậy nhất thiết ruộng trồng khoai phải có nguồn nước và hệ thống tưới tiêu. Thời gian cây khoai sống trên ruộng khoảng trên dưới 90 ngày, trong đó 60 - 70 ngày đều từ khi trồng, cây khoai tây rất cần nước. Thiếu nước, năng suất khoai bị giảm nghiêm trọng. Trường hợp ruộng khoai lúc khô lúc ẩm sẽ làm cho củ bị nứt, giảm chất lượng củ (hình 13). Tưới rãnh: Là phương pháp tưới nước cho khoai tây phổ biến hiện nay, tức dẫn nước (hoặc tát nước) vào rãnh để nước thấm vào luống khoai. Tưới nước phải kết hợp liên hoàn với xứi xáo, làm cỏ, bón phân thúc. Từ khi trồng đến khi khoai 60 -
  18. 70 ngày tuổi thường có 3 lần tưới nước. Tuy nhiên năm mưa thiếu thì tưới ít, năm hạn thì tưới nhiều, tưới đủ ẩm, không để đọng nước trong ruộng khoai. Tưới lần 1: Khi khoai mọc cao khoảng 15 - 20 cm, dất khô thì tưới nước. Với đất cát pha, cho nước vào rãnh ngập ½ luống, mỗi lần hỉ nên cho vào 3 - 4 rãnh, khi đủ nước thì cho nước vào tiếp 3 - 4 rãnh khác nhau, lấp đầu rãnh cũ, tháo đầu rãnh mới, như vậy nước thấm đều vào luống. Với đất thịt nhẹ, cho nước vào rãnh ngập 1/3 luống và cho nước vào cùng một lúc nhiều rãnh hơn, vì đất thịt thấm nước chậm hơn. Tưới lần 2: Khoảng 2 - 3 tuần sau tưới lần 1, đất khô thì tưới lần 2. Đất cát pha cho nước ngập 2/3 luống, đất thịt nhẹ cho ngập ½ luống và làm như lần 1. Tưới lần 3: Khoảng 2 - 3 tuần sau tưới lần 2, đất khô thì tưới lần 3 và làm như lần 2. Sau tưới lần 3 coi như chấm dứt tưới nước và chờ đến ngày thu hoạch. + Tưới gánh: Trường hợp không tưới rãnh được, khi đất khô phải gánh nước để tưới bổ sung. Khi tưới gánh cần chú ý. Không tưới nước trực tiếp vào gốc khoai mà tưới xung quanh gốc. Nếu kết hợp tưới nước với phân đạm và kali thì phải chủ ý lượng phân hoà với nước. Nhiều trường hợp xẩy ra cây bị chế vì lượng phân quá đậm, nhất là với kali Thùng 10 - 12 lít chỉ pha 1 năm nhỏ phân lá vừa. Không nên kết hợp tưới nước với phân chuồng, vì nước phân chuồng có nhiều nấm và vi khuẩn dể gây thối củ. + Tưới phun:
  19. Dùng máy bơm nước và ống dẫn (dây dẫn) để tưới. Tưới phun thì nước trực tiếp vào là cây, lượng nước hoa phí rất ít nhưng số làn tưới thì nhiều.Ở Đà Lạt thường dùng phương pháp này. Trước khi thu hoạch khoai khoảng 2 tuần, không tưới nước cho khoai, cần đất khô ráo, tuyệt đối tránh để nước vào ruộng, nếu mưa phải tháo kiệt nước kịp thời. Nhiều vùng khi thu hoạch khoai tây là thời vụ cấ rộ lúa xuân, nước ruộng lúa tràn sang ruộng khoai làm thối củ gây ra thất thu. Cần có sự qui hoạch chung của cộng đồng thôn xóm hoặc hợp tác xã. 4.2.7. Chăm sóc: Xới đất, làm cỏ, bón phân thúc và vun luống thường là những công việc kết hợp với nhau và tiến hành làm cùng đợt chăm sóc. Những đợt chăm sóc thường làm vào sau đợt tưới nước, khi đất đã ráo (hình 14). Chăm sóc đợt 1: Khi cây cao khoảng 15 - 20 cm thì xới nhẹ, làm sạch cỏ, bón phân thúc đợt 1 với lượng bón như ở mục 4.2.4 rồi vun luống. Khi bón phân thúc thì bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai. Không bón phân trực tiếp vào gốc cây, làm cây chết. Chăm sóc đợt 2: Sau chăm sóc đợt 1 khoảng 15 - 20 ngày, cây khoai đã được khoảng 40 - 45 ngày tuổi và cũng đã qua tưới nước lần thứ 2 thì tiến hành với nhẹ, làm cỏ và vun luống lần cuối. Cần lấy đất ở rãnh luống để vun cho luống to và cao. Vun luống không đủ đất sẽ làm vỏ củ bị xanh hoặc mọc thành cây, gặp nhiệt độ cao củ sẽ biến dạng (hình 15) làm giảm chất lượng khoai. Vét sạch đất ở rãnh luống là để đề phòng khi ruộng bị nước sẽ nhanh khô. 4.2.8. Sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:
  20. Có nhiều loại sâu bệnh hại khoai tây, ở đây xin đề cập đến những sâu bệnh hại chính thường xuất hiện ở vùng trồng khoai nước ta. 4.2.8.1. Bệnh virut: Virut xâm nhập vào cây và củ khoai tây, làm giảm năng suất và chất lượng khoai. Virut là nguyên nhân chủ yếu làm thoái hoá cây trồng. Những bệnh virut thường gặp là: 4.2.8.1.1. Bệnh virut xoăn lùn: Do virut Y gây ra là chính, thuộc loại virut nặng (Hình 16a, 16b). Xoắn lùn là bệnh virut hại khoai tây nghiêm trọng nhất và phổ biến ở Việt Nam. Virut truyền bệnh từ cây này sang cây khác là do rệp chích hút từ cây vị bệnh truyền sang cây khoẻ. Cây đã bị bệnh virut thì tất cả các củ đều bị bệnh, nếu đem trồng thì chắc chắn khóm khoai đó bị bệnh và lây nhiễm sang những cây xung quanh và thường làm giảm khoảng 40% năng suất. Triệu chứng: Rất đặc trưng là lá bị xoăn lại, cây còi cọc thấp lùn xuống. Cây bị nhẹ thì lá bị nhăn lại, phiến lá gồ ghề không phẳng, phiến lá có màu xanh đậm - nhạt xen nhau không bình thường, củ nhỏ và ít củ. Biện pháp phòng trừ: Đã bị bệnh virut thì cây và toàn bộ củ đều bị bệnh, không thể dùng thuốc hoá học để phòng trừ mà phảo nhổ bỏ cả cây cả củ cây bị bệnh và tiêu huỷ. Sử dụng giống sạch bệnh để trồng. 4.2.8.1.2. Bệnh virut cuốn lá. Thuộc loại virut nặng (hình 17a, 17b) Đây là loại virut hại khoai tây nghiêm trọng nhất ở nhiều nước trên thế giới và làm giảm năng suất tới 90%. Ở Việt Nam, virut cuốn lá ít phổ biến hơn virut xoăn lùn.
  21. Thường những lô giống nhập từ châu Âu, vụ đầu tiên đôi khi có virut cuốn lá. Khoai tây giống được sản xuất ở trong nước và bảo quản bằng kho tán xạ thường ít gặp virut cuốn lá. Bệnh virut cuốn lá cũng lây truyền qua rệp. Triệu chứng: + Cây bị virut cuốn lá thì những lá phía dưới bị cong cuốn lên, màu sắc lá trở thành vàng nhạt, tím tía hoặc đỏ. + Cây bị bệnh lở cổ rễ lá cũng cuốn cong như bệnh vi rut cuốn lá. Phân biệt bằng cách nắm lá vào tay và bóp mạnh, nếu thấy lá bị gẫy gòn thì đó là virut cuốn lá, nếu lá mềm thì đó là bệnh lở cổ rễ. + Cũng như bệnh xoăn lùn, cây đã bị bệnh cuốn lá thì tất cả các củ đều bị bệnh và rất dễ lây lan sang cây khác. Biện pháp phòng trừ: Như phần trình bày trên. 4.2.8.1.3. Bệnh virut khảm lá: Do virut X, S và M thuộc loại virut nhẹ (hình 18) Đây là loại vi rut hại khoai tây ít nghiêm trọng hơn nhưng lại rất phổ biến ở Việt Nam, làm giảm năng suất 10 - 15%. Triệu chứng: Trên phiến lá có những vết đốm màu vàng nhạt xen với màu xanh của lá tạo thành vết khảm lốm đốm. Lá cũng hơi biến dạng, lá nhỏ lại, mép hơi cong, mặt lá hơi gồ ghề. Biện pháp phòng trừ: Như phần trình bày trên. Biện pháp khắc phục là sản xuất giống sạch bệnh, bằng cách chọn những cây không bị bệnh rồi nhân giống và đưa vào sản xuất theo quy trình chặt chẽ. Nhiều
  22. nước đã sử dụng công nghệ cắt điểm sinh trưởng của cây khoai tây và nhân nhanh bằng nuôi cây mô để sản xuất củ giống sạch bệnh. Ở Đà Lạt, từ năm 1983 đến nay, nông dân đều trồng khoai tây bằng giống từ nuôi cấy mô, đạt năng uất 35 - 40 tấn/ha, hiệu quả cao. 4.2.8.2. Bệnh héo xanh: Bệnh héo xanh còn gọi là héo rũ, do vi khuẩn (Pseudomonas solabacearum) gây nên. Đây là bệnh nghiệm trọng và phổ biến ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, trong đó có Việt Nam. Bệnh làm cho cây chết đột ngột và thối củ, lây lan nhanh, thường làm năng suất bị giảm nhiều. Triệu chứng: Cây đang xanh, lá và thân héo rũ đột ngột. Trường hợp nặng thì gốc cây bị thối nhũn, cắt 1 lát củ, thấy rỉ mủ ra có màu trắng vàng đục như sữa ở vành vỏ củ và thịt củ (hình 19a, 19b). Củ bị nặng thì ở mắt củ cũng rỉ mủ, củ thối nhũn thì trong củ như một chất nhầy dính như nước mũi, mùi thối khẳn. Khi cây mới bị bệnh, phát hiện bằng cách: Cắt đoạn thân gần gốc dài khoảng 3- 4 cm nhúng vào cốc thuỷ tinh nước trong sạch, sau một thời gian nếu thấy có dòng dịch trắng đục chảy xuống thì đó là vi khuẩn héo xanh. Nguyên nhân và điều kiện gây bệnh héo xanh: Bệnh héo xanh vi khuẩn có thể do những nguyên nhân sau: + Củ giống bị nhiễm khuẩn từ khi thu hoạch, do không loại trừ triệt để cây bị bệnh nên đã lấy cả củ bị bệnh làm giống, khi trồng sẽ phát bệnh. + Do nguồn nước tưới: Khi dẫn nước tưới, có trường hợp nước ở kênh rãnh có vi khuẩn hoặc dẫn nước qua khu ruộng có khuẩn như ruộng cà, ớt, thuốc lá + Do đất trồng: Những ruộng vụ trước trồng khoai tây hoặc cà, cà chua, ớ, thuốc lá, lạc đã có khuẩn còn bám trong đất hoặc tàn dư.
  23. + Do bón phân chuồng tươi: Phân chuồng tươi thường có nhiều nấm, vi khuẩn trong đó có vi khuẩn héo xanh. Điều kiện phát bệnh: Trời nắng nóng có mưa nhiều, đất ướt bệnh héo xanh dễ xuất hiện và lây lan nhanh. Những vùng đất thấp và đất mầu ở độ cao 600 - 700 m dễ có vi khuẩn héo xanh. Những vùng đất cao trên 1.500m thường có ít vi khuẩn héo xanh. Biện pháp phòng trừ: Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng. Luân canh khoai tây với lúa nước, không trồng khoai tây trên ruộng vụ trước vừa mới trồng khoai tây hoặc cà chua, cà, thuốc lá Không bón phân chuồng tươi. Tránh dùng nước tưới nhiễm khuẩn, khi có mưa to phải tháo kiệt nước. Nhổ bỏ toàn bộ cây bệnh và tiêu huỷ. Bệnh này chưa có thuốc hoá học phòng trừ. 4.2.8.3. Bệnh mốc sương: Bệnh mốc sương do nấm (Phytophthora infestans) gây nên, là bệnh nghiêm trọng nhất ở hầu khắp các vùng trồng khoai tây, gây thiệt hại đến năng suất. Triệu chứng: Khi nhiệt độ 10 - 25 độ C mưa phùn kéo dài, đặc biệt trời nhiều mây mù, độ ẩm không khí cao, ruộng khoai ẩm ướt thì phát sinh bệnh mốc sương. Những đám sợi nấm và bảo tử có màu trắng ngà mới đầu bám vào mặt dưới lá rồi phát triển lan lên mặt trên lá, lan lên ngọn và thân cây. Nấm phát triển rất nhanh và ăn sâu vào thịt
  24. lá, thịt cây, tạo nên màu nâu đen, làm cho lá và cây bị chết (Hình 20a). Bào tử nấm lan truyền xuống gốc cây và rơi xuống đất, lan vào rễ vào củ gây thối củ. Trường hợp nấm mới bám vào vỏ củ chưa gây hỏng củ, đem bảo quản trong kho, gặp điều kiện thuận lời thì phát triển và gây thối củ trong kho hoặc trồng ra ruộng sẽ phát biệnh trên ruộng (hình 20b). Nấm bệnh mốc sương phát triển rất nhanh, nếu không phòng trừ kịp thời sẽ thành dịch bệnh phá hoại cả vùng rộng lớn. Nguyên nhân gây bệnh có thể do: - Củ giống có nấm bệnh. - Nấm bệnh ở những ruộng bên cạnh bị bệnh như cà chua, cà, thuốc lá. Biện pháp phòng trừ: - Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng. - Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên, khi phát hiện có ổ bệnh thì khẩn trương tập trung diệt ổ bệnh và phun thuốc phòng trừ cả cánh đồng trồng khoai. - Có thể dùng thuốc boob đô nồng độ 1% hoặc Zinep 80WP, Benzel 70 WP, Vectra 200EC, Ridomil Golde 68WP, Scoe 250EC, Binhsin 70WP, Viroxyl 58 BTN phun lên cây. 4.2.8.4. Bệnh lở cổ rễ: - Bệnh lở cổ rễ do nấm (Rhizoctonia solami) gêy nên, tuy không xẩy ra thành dịch nghiêm trọng với khoai tây nhưng thường làm chết cây ở thời kỳ mọc. Triệu chứng: (Hình 21):
  25. + Nấm phát triển và phá hoại ở gốc cây, làm chết mầm khoai đang mọc, làm chết rễ và vỏ ở gốc. Cây bị thắt gốc rồi héo và chết. Nấm phát triển mạnh ở phần dưới mặt đất. + Cũng có trường hợp nấm tấn cống khi cây đã lớn, xâm hại ở gốc cây, ban đầu làm cho lá uốn cong lên tương tự virut cuốn lá, nhưng khi bóp mạnh bằng tay thì lá mềm không giòn như bệnh vi rut cuốn lá. Nấm còn bám vào củ tạo thành những vết màu nâu. Nguyên nhân: Nấm bệnh lở cổ rễ thuộc loại tạp, sống trên nhiều loại cây, như cây khoai tây, cà, cà chua, đỗ đậu, ngô và lúa v.v Đặc biệt vụ lúa mùa ở miền Bắc nước ta thường mắc bệnh khô vằn, lây truyền và gây ra bệnh lở cổ rễ khoai tây. Biện pháp phòng trừ: + Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng. + Khi làm đất phải dọn sạch rơm rác, gốc rạ, nhất là ruộng lúa bị bệnh khô vằn. + Khi trồng, không lấp đất quá dầy, cây mọc chậm sẽ dễ bị bệnh. + Nhổ bỏ cây bị bệnh để tránh lây lan. + Có thể dùng thuốc Moceren loại 25% WH hoặc Forwaceren phun lên cây. 4.2.8.5. Bệnh hép vàng: Bệnh héo vàng do nấm (Fusarium spp.) gây nên, cũng không thành dịch nghiêm trọng, nhưng khi trời nóng dễ xẩy ra ở thời kỳ mọc và cây phát triển, làm cho củ bị bệnh, thối khô trong kho bảo quản.
  26. Triệu chứng (Hình 22): + Ban đầu những lá ở phía dưới bị vàng úa, sau đó những lá trên ngọn cũng vàng rồi héo và chết toàn cây. + Bào tử nấm trên cây rơi xuống đất và xâm nhập vào củ. Nấm héo vàng bám vào củ khó hơn và gây nên thối khô trong kho. Nguyên nhân: Chủ yếu là củ giống bị nhiễm bệnh héo vàng, từ đó nấm lây truyền lên cây và từ cây lại xâm nhập vào củ. Biện pháp phòng trừ: + Sử dụng củ giống sạch bệnh để trồng. + Trồng khoai tây luận canh với lúa nước. + Nhổ bỏ cây bị bệnh để tránh lây lan. + Có thể dùng thuốc Moceren loại 25% WH hoặc Antracol 70WP phun lên cây. 4.2.8.6. Rệp: Rệp có cơ thể hình bầu dục, thuôn dài, quanh mình có sáp trắng. Rệp cái không có cánh, rệp đực có cánh, trứng có lớp lông sáp phủ kín. Rệp nhỏ, dài khoảng 1 - 2mm. Rệp sống trên nhiều loại cây. Với cây khoai tây, thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (30 - 60 ngày tuổi) thường có rệp xuất hiện. Chúng tụ tập ở phần ngọn, ở các nách lá, nằm dưới mặt lá. Khi khoai gần thu hoạch, rệp sống chủ yếu ở gốc cây, bám vào mặt củ khoai gần mặt đất. Đến khi bảo quản, nhất là bảo quản bằng kho tán xạ thì rệp sống tập trung ở mặt củ, xung quanh mầm để hút dịch, làm thui mầm khoai (Hình 23 a, 23b). Có thể dung thuốc Pegasus 500EC hoặc Trebon 10EC để phun.
  27. 4.2.8.7. Nhện trắng Nhện rất nhỏ, mắt thường khó nhìn thấy. Nhện thường xuất hiện và hây gại khi thời tiếp ấm. Chúng tụ tập ở mặt dưới lá non, ở ngọn cây, chúng chích hút dịch cây làm cho lá khoai có mầm tím tái, lá và ngọn cây bị quăn lại. Bị hại nặng, ngọn cây như bị cháy (hình 24a, 24b). Có thể dùng thuốc Supracide 40EC hoặc Ortus 5SC hoặc Pegrasus SC để phun. 4.2.8.8. Bọ trĩ: Bọ trĩ cũng rất nhỏ, cơ thể màu vàng, dài khoảng 1 - 2mm. Cũng như nhện, bọ trĩ xuất hiện và gây hại khoai tây khi thời tiết ấm. Chúng nằm ở mặt dưới lá non, chích hút dịch lá ở các đường gân lá, làm cho lá bị khô và chết. Nhiều khi nhện và bọ trĩ cùng xuất iện và hại khoai tây làm cho khoai bị hại rất nhanh, nhất là khi cây non (hình 25). Thường xuyên thăm đồng ruộng để phát hiện sớm. Có thể dùng thuốc Supracide 40EC hoặc Treebon 10EC hoặc Sumnicidin 20ND hoặc Bassa 50EC để phòng trừ. 4.2.8.9. Sâu xám (hình 26). Sâu xám thường cắn ngang gốc cây khi khoai đang thời kỳ mọc. Khoảng 9 - 10 giờ tối sâu xám ở dưới đất chui lên mặt đất và bám vào cây để ăn khi cây mới mọc còn non thì ăn cả thân và lá, khoảng 5 - 6 giờ thì chui xuống gốc cây hoặc dưới đất để ẩn và thường kéo theo mảnh cây xuống để ăn. Khi cây đã lớn thì leo lên cây ăn lá và phần non hoặc chui xuống ăn củ. Những ruộng luân canh với lạc, đỗ đậu, rau, ngô thường xuyên xuất hiện nhiều sâu xám hơn ruộng lúa. Tuy nhiên ruộng lúa cũng có sâu xám thường là những chân ruộng cao, đất cát.
  28. Biện pháp phòng trừ: + Vệ sinh đồng ruộn, dọn sạch gốc rạ. + Bắt bằng tay thường là biện pháp hữu hiệu. Khoảng 9 - 10 giờ tối đem đèn ra soi rất dễ nhìn thấy sâu trên mặt đất hoặc trên cây. + Có thể dùng thuốc Nuvacron hoặc Suprathion 40EC phun vào cây cuối buổi chiều. 4.2.8.10. Mối: Mối thường xuất hiện ở đất đồi núi, đất gần rừng. mối cắn phá cả củ giống và gốc cây. Khi khoai có củ, mối ăn, đục phá củ. Diệt trừ mối hữu hiệu hiện nay là dùng bẫy bả đã phổ biến rộng rãi ở các nơi. 4.2.8.11. Sâu khoang: (hình 27) Ở miền Bắc, sâu khoang phát triển mạnh vào mùa xuân - hè, là loại ăn tạp, phá nhiều loại cây trồng. Năm nào mùa đông ấm, sâu khoang cũng phát triển và phá hại khoai tây vào thời kỳ cây khoai đang giai đoạn thân lá phát triển mạnh. Sâu khoang ăn trụi lá, làm giảm năng suất củ. Có thể dùng Sherpha hoặc Cypersect 5EC để phun. 4.2.8.12. Sâu hà khoai tây: Sâu hà khoai tây thuộc đối tượng kiểm dịch. Sâu hà khoai tây chưa xuất hiện ở vùng trồng khoai tây miền Bắc, nhưng đã có ở Đà Lạt từ lâu. Sâu hà khoai tây gây hại ở thân, lá và củ (hình 28). Khi chuyển giống khoai tây từ Đà Lạt đi vùng khác cần lưu ý đối tượng này để tránh lây lan. Có thể dùng Sherpha hoặc Cyperkill 5EC để phun lên cây. Nếu sâu hại củ trong kho thì dùng thuốc xông hơi Methyl Bromide 40g/m3/2 giờ.
  29. 4.3. Nhổ bỏ cây bệnh và cây khác giống: Nhổ bỏ cây bị bệnh và cây khác giống là khâu quan trọng trong kỹ thuật sản xuất giống. 4.3.1. Thời gian nhổ: Lần 1: Sau trồng 20 - 25 ngày, là chính. Lần 2: Sau trồng 35 - 40 ngày, là chính. lần 3: Trước khi thu hoạch 2 tuần, kiểm tra lần cuối. 4.3.2. Cây nhổ bỏ: Những cây bị bệnh virut: Virut xoăn lùn, virut cuốn lá, vi rut khảm lá (mục 4.2.8.1). Những cây bị bệnh héo xanh (mục 4.2.8.2). Những cây bị bệnh lở cổ rễ (mục 4.2.8.4) và sạch bệnh héo vàng (mục 4.2.8.5) Những cây khác giống. 4.3.3. Phương pháp nhổ: Nhổ cả cây, cả củ cái và củ con cho vào túi đứng, đem đi xa ruộng giống để tiêu huỷ. Đi lần lượt từng hàng khoai, tránh bỏ sót. Không để cây bệnh trên ruộng khoai. 4.4. Thu hoạch và bảo quản khoai tây giống: 4.4.1. Thu hoạch:
  30. Thu hoạch là khâu quan trọng cuối cùng trên đồng ruộng. Để có năng suất cao, vừa bảo đảm phẩm cấp giống, cần phải xác định thời điểm thu hoạch khoai giống. Nếu thu hoạch cây còn non, năng suất sẽ thấp, vỏ củ dễ bị sây sát. Nếu thu hoạch khoai quá già, năng suất cao, vỏ củ chắc, nhưng nấm bệnh và vi khuẩn ở cây có thể truyền vào củ. Vì vậy, khoai giống nên thủ hoạch sớm hơn khoảng 5 - 7 ngày so với khoai thương phẩm. Khi thấy lá vàng, cây rạc dần là có thể thu hoạch được. Những giống khoai trình bày trên, thường khi khoai được 60 - 70 ngày tuổi là giai đoạn đang lớn nhanh của củ. Chỉ 20 - 25 ngày sau, sản lượng sẽ tăng lên tới 25 - 30%. Vì vậy sau khi được 60 - 70 ngày tuổi cần phải: - Tuyệt đối không cho nước vào ruộng khoai, nếu trời mưa phải tháo kiệt nước. - Không làm tổn hại đến bộ lá như cắt cho lợn hoặc trâu bò. Thu hoạch khoai vào ngày khô ráo. Phân loại cỡ củ ngay trên ruộng để hạn chế đảo khoai nhiều lần, tránh làm sây sát vỏ củ. Khi phânloại cần đặc biệt chú ý thải loại triệt để các củ bị bệnh, nếu không sau này bệnh sẽ lây lan. Những củ có vỏ màu xanh vẫn có thể dùng làm giống. Với giống xác nhận, những củ khoai nhỏ hơn 25g không dùng làm giống. 4.4.2. Bảo quản: Bảo quản bằng kho lạnh:
  31. Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh là biện pháp tiên tiến hiện nay, do có những ưu điểm: Tổn thất trong kho ít, củ giống trẻ, cây phát triển khoẻ, giảm sự thoái hoá giống, khi trồng cho nhiều củ to năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao. Từ năm 1995 đến nay, qua 9 năm đã phát triển tới khoảng 78 kho, trong đó hầu hết là kho của tư nhân hoặc góp vốn cổ phần. Những nơi có điều kiện nên phát triển theo hướng nay. Quy trình kỹ thuật bảo quản củ giống khoai tây bằng kho lạnh (xem phụ lục trang 59). Cần chú ý: - Kho lạnh không diệt được nấm bệnh trên củ giống. Nếu củ giống bị bệnh mà đưa vào kho lạnh bảo quản thường chưa phát hiện bệnh, nhưng khi trồng ra ruộng sẽ phát bệnh. - Sau khi thu hoạch khoai cần sớm đưa vào kho lạn để bảo quản, giới hạn là 7 ngày, không nên quá thời gian trên. Bảo quản bằng tán xạ: - Bảo quản củ giống khoai tây bằng kho ánh sáng tán xạ là sự sáng tạo của nông dân ta từ năm 1940. Trải qua hơn 60 năm nhiều kinh nghiệm được tích luỹ, nhiều nơi hiện nay vẫn còn sử dụng, vì đơn giản và đầu tư ít. - Những giống khoai có thời gian ngủ dài như KT3, P3 có thể bảo quản giống bằng kho tán xạ. Củ giống sản xuất vào vụ xuân hay ở vùng núi, thời gian bản quản có 4 - 5 tháng cũng có thể bảo quản bằng kho tán xạ.