Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam

pdf 19 trang phuongnguyen 2710
Bạn đang xem tài liệu "Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnhan_dang_nong_nghiep_do_thi_viet_nam.pdf

Nội dung text: Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam

  1. VNH3.TB9.627 NHẬN DẠNG NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ VIỆT NAM TS. Lê Văn Trưởng Trường Đại học Hồng Đức 1. Đặt vấn đề Trong lịch sử, nông nghiệp thường gắn với nông thôn vùng nông thôn rộng lớn. Nói đến nông nghiệp là nói đến nông thôn và ngược lại. Các đô thị ra đời đã kéo theo sự hình thành loại hình nông nghiệp mới của nhân loại - nông nghiệp đô thị. Các đô thị ở nhiều quốc gia trên thế giới đã chú ý đến nông nghiệp đô thị rất sớm và họ cũng đã đạt được nhiều thành công trong việc phát triển loại hình nông nghiệp mới này. Trong các thập niên 60,70, Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu trong phát triển nông nghiệp tại các khu vực ngoại thị. Nhưng khi bước sang thập kỷ 80 và những năm đầu của thập kỷ 90, nông nghiệp ở các đô thị phát triển khá ồ ạt. Tuy đã góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm thực phẩm lúc bấy giờ và tăng thu nhập cho một số người làm công ăn lương ở thành phố, nhưng do phát triển tự phát, không có quy hoạch nên đã gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm mất cảnh quan đô thị, thậm chí đã tạo nên tâm lý không muốn phát triển nông nghiệp đô thị. Những năm gần đây, dưới tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá, sức ép của các vấn đề dân số, lương thực, thực phẩm, việc làm, thu nhập, môi trường chắc chắn nông nghiệp ở các đô thị nước ta sẽ có những thay đổi quan trọng cần được nghiên cứu, đánh giá để tìm kiếm những giải pháp phù hợp để phát triển loại hình nông nghiệp quan trọng này. 2. Quan niệm, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu Vận dụng quan niệm về nông nghiệp đô thị của FAO (1996), UNDP (1999), RUAF foundation (1999), Luc J.A Mougeot (2002) vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, chúng ta có thể hiểu: nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm, ngoại ô và vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến và phân phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng các nguồn lực tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm và dịch vụ cao cấp. Nông nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. 1
  2. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ khảo sát nông nghiệp trong ranh giới hành chính của đô thị, mặc dù trên thực tế, bộ phận nông nghiệp liền kề các đô thị vẫn nằm trong khu vực ảnh hưởng của đô thị và có nhiều đặc điểm của nông nghiệp đô thị. Phương pháp chủ yếu được sử dụng là phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp. So sánh nông nghiệp đô thị Việt Nam với nông nghiệp nông thôn Việt Nam và nông nghiệp đô thị thế giới. Hiện nay, số liệu về nông nghiệp đô thị ở nước ta chưa được thống kê một cách đầy đủ. Vì vậy ngoài các tài liệu nghiên cứu của cá nhân, của các cơ quan thống kê được công bố chính thức (niên giám thống kê của cả nước và các tỉnh, thành phố trung ương), chúng tôi còn sử dụng các tài liệu từ các trang Web của các thành phố trên và nghiên cứu chuyên đề có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước được công bố từ năm 2000 đến nay. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Nông nghiệp đô thị đang được định hình và có những đóng góp quan trọng cho phát triển đô thị ở Việt Nam. Trong thực tế, những mầm mống của nông nghiệp đô thị ở Việt Nam đã xuất hiện xung quanh các thành cổ ngay từ thời phong kiến. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nông nghiệp đô thị cũng được chú ý phát triển và có những nét mang dáng dấp của nông nghiệp đô thị hiện đại. Trong thế kỷ XX, quá trình đô thị hoá ở cả hai miền Nam-Bắc được mở rộng, nhiều đô thị mới xuất hiện và chính chúng là động lực để nông nghiệp đô thị, nhất là bộ phận nông nghiệp ngoại thị, phát triển nhanh nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống cho đô thị. Bước sang thế kỷ XXI, điểm đang chú nhất là chính quyền ở TP Hồ Chí Minh, Thủ đô Hà Nội, TP Đà Nẵng, TP hải Phòng, TP Cần Thơ, TP Tam Kỳ, TP Long An đã xây dựng chiến lược hoặc quy hoạch tổng thể và có những chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp đô thị. Như vậy, càng ngày nông nghiệp đô thị càng trở nên quan trọng và có những đóng góp lớn cho phát triển bền vững các đô thị trên lãnh thổ này. Hoạt động nông, lâm, thuỷ sản tại các đô thị (công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua) hiện nay đã tạo việc làm cho 17,89% dân số đô thị từ 15 tuổi trở lên. Số giờ làm việc trung bình 1 người 1 tuần của dân số từ 15 tuổi trở lên (việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua) trong khu vực nông, lâm, thủy sản ở thành thị lần lượt là 27,63 giờ, 34,79 giờ và 37,99 giờ; ở khu vực nông thôn lần lượt là 28,08, 29,46 và 28,50 giờ. Tại các đô thị năm 2002 cũng đã có 2,92% dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị làm công, làm thuê trong nông-lâm thuỷ sản [10]. Nếu tính cả những người tham gia hoạt động nông, lâm, thuỷ sản với tư cách là hoạt động thứ hai và những người tận dụng thời gian rãnh rỗi để tham gia hoạt động nông nghiệp thì con số trên còn lớn hơn nhiều. Năm 2007, tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP của TP Hồ Chí Minh là 0,9%, Hà Nội (cũ) 2,0%, Đà Nẵng 5,6%, Hải Phòng 11,0%, TP Cà Mau 11%, TP Lạng Sơn 5,2%, TP Quy Nhơn 8,3%; TX Sông Công (Thái Nguyên): 6,7%, TP Thanh Hoá 4,5%, Hiện tượng 2
  3. trên ở Việt Nam cũng phù hợp với qui luật chung của thế giới: quá trình đô thị hóa càng phát triển thì tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP càng thấp và giảm xuống. Theo Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002, tỷ trọng thu nhập từ nông lâm thủy sản trong tổng thu nhập của hộ gia đình của khu vực thành thị là 6,85% (NN 4,48%, LN 0,16% và TS 2,21%), khu vực nông thôn là 43,28% (NN 35,93%, LN 2,04% và TS là 5,31%) và trung bình cả nước là 28,67% (NN 23,32%, LN 1,28% và TS là 4,07%). Tỷ lệ này thay đổi từ 2,32% ở TP Hồ Chí Minh đến 5,2% ở Hà Nội, 5,86% ở Đà Nẵng và 19,84% ở TP Hải Phòng [10]. Tuy vậy, nông nghiệp vẫn là một nguồn thu nhập quan trọng cho một bộ phận hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình ở vùng ngoại thị và các gia đình nghèo có điều kiện tiếp cận với các nguồn lực để phát triển nông nghiệp tại các đô thị. Tính toán của chúng tôi, nông nghiệp đô thị đã đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của một số đô thị như sau: nhu cầu lương thực: Hà Nội 33%, Hải Phòng 85%, Đà Nẵng 23%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 100%; nhu cầu rau, củ, quả thực phầm: Hà Nội 55%, Hải Phòng 65%, Đà Nẵng 30%, TP Hồ Chí Minh 18% và Cần Thơ 70%; nhu cầu thịt gia súc, gia cầm: Hà Nội 25%, Hải Phòng 60%, Đà Nẵng 20%, TP Hồ Chí Minh 10% và Cần Thơ 70%; nhu cầu cá, tôm: Hà Nội tự túc được 22%, Hải Phòng 70%, Đà Nẵng 100%, TP Hồ Chí Minh 45 % và Cần Thơ 80% (bao gồm cả sản lưọng cá, tôm nước lợ, nước ngọt, nước mặn nuôi trồng và đánh bắt được trên địa bàn) [6]. Nông nghiệp ở một số đô thị cũng đã tạo ra một số nông sản có giá trị xuất khẩu: nghề nuôi tôm, cá sấu, cây cảnh, cá cảnh ở TP Hồ Chí Minh, nghề trồng hoa ở TP Đà Lạt, nghề nuôi tôm ở các đô thị ven biển; nghề trồng chè ở TP Thái Nguyên, TX Tuyên Quang, TX Bắc Cạn, TX Sông Công, trồng hồi và cây làm thuốc ở TP Lạng Sơn, TX Cao Bằng); nghề trồng cà phê, cao su, hồ tiêu ở ngoại ô các đô thị ở Tây Nguyên; trồng cây ăn quả, nuôi tôm, cá ba sa ở các đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long. So với khu vực nông thôn, trung bình năng xuất cây trồng ở khu vực ngoại thị có năng suất cao hơn 30-50% nhờ hệ thống hạ tầng nông nghiệp phát triển. Tất nhiên, nông nghiệp đô thị không chỉ là nguồn tạo nên GDP (giá trị kinh tế thuần tuý) mà còn tạo ra nhiều giá trị khác nữa: sinh thái, môi trường, giáo dục, nghỉ dưỡng, tận dụng thời gian rỗi Nếu hoạch toán cả những lợi ích này (bằng tiền), thì đóng góp của nông nghiệp đô thị cho GDP, thu nhập hộ gia đình còn lớn hơn nhiều. Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch, nghỉ dưỡng (còn gọi là loại hình nông nghiệp du lịch và nông nghiệp nghỉ dướng) đang được chú ý phát triển tại nhiều đô thị: Thảo Cầm viên và khu du lịch Suối Tiên, Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh); Các khu du lịch cồn (gồm Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sương, Cồn Tân Lộc ) nằm liền dọc theo sông Hậu trên dường thủy quốc tế từ Campuchia ra Biển Đông, Vườn cò Bằng Lăng rộng 2 ha có trên 20 loài chim, 10 giống cò (Cần Thơ); Hồ Tây, Công viên Lê Nin, Thủ Lệ, vườn Bách thảo (Hà Nội), Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (Hải Phòng) 3
  4. Không ít gia đình ở các đô thị Việt Nam, với truyền thống cần cù, tiết kiệm đã trồng rau, hoa, cây lương thực hai bên đường sắt; trồng ngô, rau, bầu, bí trên đất đã san lấp mặt bằng nhưng chưa xây dựng Có thể thấy rằng rất hiếm hộ gia đình ở đô thị không trồng cây, không có cây xanh. Nhiều gia đình còn nuôi cá cảnh, chim cảnh. Để đáp ứng nhu cầu rau sạch, một số gia đình ở các đô thị đã tận dụng sân thượng, sân, vườn để trồng rau và thậm chí mở ra nghề mới: nghề trồng rau mầm và phương pháp canh tác mới: thuỷ canh Ngay cả những gia đình mới chuyển đến đô thị sinh sống thì họ cũng tìm ngay những chậu hoa, cây cảnh, cây bóng mát để trồng. Nghĩa là họ mang những đối tượng của sản xuất nông nghiệp vào từng căn nhà trong đô thị. 3. 2. Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp đô thị Việt Nam khá rõ nét Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp đô thị của Việt Nam hiện nay diễn ra theo 5 hướng sau: Hướng thứ nhất: hình thành các tập đoàn cây, con phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. Về bản chất, tuy đô thị là phân hệ địa-kỹ thuật, nhưng nông nghiệp đô thị vẫn lấy cây trồng, vật nuôi làm đối tượng sản xuất, nên vẫn chịu tác động mạnh của các nhân tố tự nhiên và phân hoá lãnh thổ của chúng. Tại khu vực ven đô các đô thị miền núi có khí hậu cận nhiệt đới như Sa Pa, Đà Lạt đang tập trung sản xuất các sản phẩm xứ lạnh: nghề trồng hoa, trồng rau ở Đà Lạt; nghề trồng thảo dược, rau và sản xuất giống rau ở Sa Pa. Vùng ven đô của các đô thị ven biển, nhờ có ưu thế về diện tích mặt nước lợ lớn đã tập trung vào nghề nuôi thuỷ sản xuất khẩu: nghề nuôi tôm, cá sấu ở TP Hồ Chí Minh, nuôi tôm ở Đà Nẵng, Hải Phòng; nghề nuôi tôm hùm ở Nha Trang, Quy Nhơn. Khu vực ngoại ô các đô thị ở Trung du và miền núi phía Bắc tập trung vào trồng chè xuất khẩu (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Sông Công ), cây Hồi và cây làm thuốc (Lạng Sơn, Cao Bằng). Khu vực ngoại ô của các đô thị ở Tây Nguyên tập trung trồng cà phê, cao su, hồ tiêu. Khu vực ngoại ô của các đô thị ở Đông Nam Bộ tập trung vào trồng cao su, lạc., mía, đậu tương. Các đô thị ở đồng bằng sông Cửu Long trồng cây ăn quả, nuôi thuỷ sản (tôm) hay cá ba sa. Ngoại ô các đô thị vùng đồng bằng sông Hồng trồng hoa, rau, cây ăn quả. Các đô thị ở duyên hải Nam Trung Bộ tập trung phát triển dừa, hồ tiêu, điều, thanh long Hiện tượng trên cho thấy nông nghiệp đô thị ở cũng in khá đậm nét đấu ấn chuyên môn hoá của 7 vùng nông nghiệp cả nước. Hướng thứ hai: Quá trình đô thị hoá của Việt nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc, số lượng các đô thị tăng lên nhanh chóng. Trong giai đoạn 1999 - 2006, số lượng đô thị của Việt Nam tăng thêm 89 (từ 623 lên 714). Quá trình này làm thu hẹp đất nông nghiệp, mở rộng diện tích đất đô thị, nhưng lại là động lực gián tiếp mở rộng diện tích nông nghiệp đô thị và xuất hiện thêm nhiều khu vực nông nghiệp đô thị mới. Hướng thứ ba: Quá trình mở rộng các đô thị (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hoá, Tam Kỳ, Biên Hoà ) một mặt làm cho diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, nhưng mặt khác thúc đẩy nhiều khu vực nông nghiệp nông thôn chuyển thành khu vực nông nghiệp đô thị. Sự chuyển đổi đó diễn ra bắt đầu từ sự thay đổi địa bàn sản xuất đến 4
  5. chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông nghiệp, cơ cấu lãnh thổ sản xuất, các loại hình và phương hướng sản xuất, hướng chuyên môn hóa. Đây là một hướng tất yếu phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Tại các khu vực tập trung công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung, các hành lang kinh tế mặc dù chưa được công nhận là đô thị, nhưng cơ cấu nông nghiệp cũng đã chuyển đổi theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất lương thực, tăng tỷ trọng các ngành trồng rau, trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi lấy thịt, lấy sữa, nuôi thuỷ sản Hiện tượng trên thể hiện khá rõ nét ở Dung Quất (Quảng Ngãi), Nghi Sơn (Thanh Hoá), khu vực phụ cận các khu công nghiệp ở TX Phúc Yên, dọc hành lang kinh tế quốc lộ 5 Hướng thứ tư: chuyên môn hoá nông nghiệp đô thị phục vụ chức năng của các đô thị. Ngoại trừ các đô thị đã có từ trước, hiện nay nông nghiệp đô thị cũng hướng vào việc chuyên môn hoá theo chức năng phục vụ các đô thị. Tại các đô thị du lịch (Hạ Long, Đồ Sơn, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu ), nông nghiệp thay đổi theo hướng sản xuất các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu du lịch (rau, hoa, cây cảnh, nuôi thuỷ sản, đặc sản ) và hình thành loại hình nông nghiệp du lịch, nông nghiệp nghỉ dưỡng. Tại các đô thị công nghiệp (Việt Trì, Thái Nguyên, TX Sông Công, Biên Hoà có sự gia tăng đáng kể hệ thống cây xanh phòng hộ môi trường bao quanh các cơ sở sản xuất công nghiệp Hướng thứ năm: Phân hoá lãnh thổ nông nghiệp trong nội bộ đô thị: nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị Nông nghiệp nội thị ở nước ta có qui mô nhỏ, manh mún, xen ghép về mặt lãnh thổ với các hoạt động kinh tế khác nhau, nhiều tầng (tiến hành cả trên nóc nhà có mái bằng, ban công ), tiến hành canh tác cả trong các bể, thùng, chậu và lãnh thổ sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định do qui hoạch về cơ bản đã hoàn tất. Nông nghiệp ngoại thị là bộ phận quan trọng nhất của nông nghiệp đô thị Việt nam hiện nay. Chúng có lãnh thổ rộng, được qui hoạch rõ ràng, hình thành các vùng chuyên canh, các vành đai nông nghiệp nhưng lãnh thổ biến động mạnh do sự phát triển của không gian đô thị. TP Hải Phòng có vành đai phát triển rau, hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu tại quận Hải An, huyện An Dương, quận Lê Chân và huyện Thuỷ Nguyên; vành đai phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm tập trung tại quận Hải An), huyện An Dương, huyện Thuỷ Nguyên và huyện Kiến Thuỵ); vành đai phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi tập trung chủ yếu chăn nuôi lợn thịt, gia cầm và bò sữa nhằm đáp ứng nhu cầu của Hải Phòng, Quảng Ninh và xuất khẩu; vành đai phát triển sản xuất lương thực, cây ăn quả tập trung tại các huyện An Dương, Thuỷ Nguyên và Kiến Thuỵ. TP Hồ Chí Minh đã hình thành các vùng: cây hoa cảnh, vùng cây ăn quả ở rải rác và xen các vườn hoa đặc chủng (ngâu, nhài, phong lan ), vùng cây ăn quả tập trung kinh doanh đa dạng, vùng rau thực phẩm các loại và vùng chăn nuôi cung cấp thịt, sữa, thuỷ sản Riêng diện tích hoa, cây cảnh là 848 ha năm 2005 dự kiến tăng lên 2.000 ha vào năm 2010. 5
  6. Hà Nội (cũ) có vùng hoa tập trung ở Tây Tựu (Từ Liêm), vùng rau an toàn Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì); Đặng Xá, Văn Đức (Gia Lâm); Vân Nội, Nam Hồng (Đồng Anh); Thanh Xuân (Sóc Sơn); vùng nuôi bò chất lượng cao ở Sóc Sơn, Gia Lâm; các vùng trũng thuộc Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh nuôi thuỷ sản. Ngay tại miền Trung, Thị xã Hà Tĩnh cũng đã phát triển mạnh nghề trồng hoa, cây cảnh. Năm 2006 có 80 hộ, mỗi hộ trồng trung bình 0,2-1,0 ha. Nguồn giống lấy từ Hà Nội, Đà Lạt, Nghệ An. Trong điều kiện hiện chưa áp dụng công nghệ hiện đại, bình quân mỗi sào cũng cho thu nhập 18-20 triệu đồng (gấp 5-7 lần trồng lúa). Khu vực giáp ranh các đô thị, sản xuất nông nghiệp cũng đang chuyển dần theo hướng nông nghiệp đô thị. Theo khảo sát của một số tác giả, các lãnh thổ nông nghiệp cận kề Hà Nội (cũ) thuộc các tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Giang đang có những chuyển dịch theo hướng sản xuất thực phẩm chất lượng cao, trồng hoa, cây cảnh để cung cấp cho Hà Nội. Hiện tượng tương tự cũng quan sát được ở các lãnh thổ nông nghiệp ở xung quanh TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tại Thanh Hóa, các huyện cận kề Thành phố Thanh Hóa (Đông Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương) có tỷ trọng rau đậu thực phẩm trong cơ cấu nông nghiệp cao hơn các huyện xa thành phố từ 5-9% [4]. 3.3. Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam in đậm tính chất nhiệt đới Những lợi thế của vùng nhiệt đới: năng lượng mặt trời dư thừa, nền nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ hoạt động lớn, nguồn nước tự nhiên phong phú, tập đoàn cây con đa dạng và phát triển quanh năm, cũng được không chỉ nông nghiệp nông thôn mà cả nông nghiệp đô thị khai thác. Tính chất nhiệt đới của nông nghiệp đô thị Việt nam thể hiện ở những điểm sau: - Có hệ thống cây trồng, vật nuôi đa dạng, trong đó chủ yếu là cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới hoặc đã được nhiệt đới hóa. - Đa dạng trong cơ cấu mùa vụ. Sản xuất nông nghiệp tiến hành quanh năm, với nhiều vụ trong một năm mà không bị gián đdoạn bởi một mùa băng tuyết kéo dài như nông nghiệp ở các nước xứ lạnh. Thêm vào đó, trong điều kiện đô thị, cơ sở hạ tầng và các điều kiện dịch vụ nông nghiệp tốt hơn, nên tính mùa vụ của nông nghiệp đô thị biểu hiện không đậm nét bằng tính mùa vụ của nông nghiệp nông thôn. - Thực hiện được các biện pháp xen canh, thiết kế được nhiều tầng cây trên một diện tích canh tác theo trật tự ưu tiên cây cao ưa ánh sáng, cây tán rộng ưu ánh sáng, cây ít ưa ánh sáng và dưới cùng có thể là con nuôi như nhiều hộ ở TP Hồ Chí Minh, TP Đã Nẵng đã thực hiện. - Nông sản phẩm khó bảo quản sau khi thu hoạch do nền nhiệt và ẩm cao. - Tính bấp bênh trong sản xuất: dịch bệnh, thiên tai, hạn, lũ lụt, sự đổi đắp theo mùa của khí hậu và tính thất thường của thời tiết Trong môi trường đô thị, mật độ xây dựng, 6
  7. nhà ở và dân số rất cao nên dịch bệnh dễ lây lan không chỉ cho cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp mà cả con người. 3.4. Nông nghiệp đô thị Việt Nam có nhiều loại hình khác nhau Loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị là tập hợp các hình thức sản xuất nông nghiệp ở khu vực nội thị và ngoại thị có những đặc trưng chung về chức năng, tính chất, mục đích và trình độ phát triển. So với khu vực nông thôn, khu vực đô thị do có nhiều nguồn lực và các nhân tố tác động tới nên sẽ có nhiều loại hình nông nghiệp hơn. Theo khảo sát của chúng tôi, những năm trước đây nông nghiệp đô thị ở nước ta chủ yếu có 5 loại hình và hiện nay đã có 9 loại hình (Bảng 1). Chứng tỏ quá trình đa dạng hoá nông nghiệp đô thị đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Đáng chú ý các loại hình: nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp nghỉ dưỡng và nông nghiệp công nghệ cao đều là những loại hình nông nghiệp mà nhiều quốc gia trên thế giới đang khuyến khích phát triển. Bảng 1: Các loại hình nông nghiệp đô thị ở Việt Nam Các loại hình nông nghiệp đô thị Trước thập kỷ 90 Hiện nay 1. Nông nghiệp tự cung, tự cấp + + 2. Nông nghiệp phục vụ khách sạn nhà hàng + + 3. Nông nghiệp phục vụ xuất khẩu + + 4. Nông nghiệp xanh + + 5. Nông nghiệp phòng hộ + + 6. Nông nghiệp sinh thái + 7. Nông nghiệp du lịch + 8. Nông nghiệp nghỉ dưỡng + 9. Nông nghiệp công nghệ cao + 4.5. Nông nghiệp đô thị Việt Nam có nhiều hệ thống sản xuất Hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội-văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả của kỹ thuật (Vissac.1979). Đương nhiên hệ thống nông nghiệp phải “thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp của không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, xã hội-văn hoá, kinh tế và kỹ thuật” (Touve.1988). Hệ thống nông nghiệp có thể chia thành các hệ thống sản xuất, hệ thống chế biến, hệ thống tiêu thụ, hệ thống quản lý Trong nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng 7 tiêu chí để phân loại các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị: vị trí, chủ thể, chức năng, quy mô, công 7
  8. nghệ sử dụng, mức độ thương mại hoá và quyền sở hữu hay sử dụng đất đai và phương thức tổ chức sản xuất. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2: Bảng 2: Các hệ thống sản xuất nông nghiệp đô thị ở Việt Nam Các hệ thống nông nghiệp đô thị Trước thập kỷ Hiện nay 90 1-Hệ thống nông nghiệp gia đình. + + 2-Hệ thống nông nghiệp trên đất công (đất của các + + công trình khác, đất ở hai bên đường giao thông, bờ kênh, bờ sông, dưới đường dây cao thế, đất công trình chưa xây dựng ) 3-Hệ thống nông nghiệp tại các khuôn viên của các cơ quan, công sở, trường học, xí nghiệp, nhà thờ, đình, + + đền, chùa 4-Hệ thống công viên. + + 5-Hệ thống vườn thương mại qui mô nhỏ. + + 6-Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm qui mô nhỏ. + 7-Hệ thống nuôi thuỷ sản + + 8-Hệ thống lâm nghiệp đô thị. + + 9-Xí nghiệp nông nghiệp. + 10-Hệ thống trang trại đa chức năng. + Đáng chú ý các hệ thống trang trại sản xuất hàng hoá, trang trại đa chức năng và các xí nghiệp nông nghiệp là sản phẩm tất yếu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đang dạng hoá sản xuất nông nghiệp và là những hệ thống nông nghiệp mà nhiều quốc gia trên thế giới đang khuyến khích phát triển. 3.6. Một số vấn đề đặt ra trong phát triển nông nghiệp đô thị - Nông nghiệp đô thị có địa bàn sản xuất không ổn định. Hiện tượng này quan sát thấy ở hầu hết các đô thị Việt Nam. Nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hoá đang bước vào giai đoạn tăng tốc, tính khả thi của các qui hoạch đô thị ở nước ta chưa thật cao. - Nông nghiệp đô thị Việt nam thường xuyên phải canh tranh với các hoạt động khác ở đô thị trong việc sử dụng nguồn lực: quỹ đất, nguồn nước, vốn đầu tư, nguồn năng lượng và lao động trong đô thị. Chẳng hạn, về diện tích đất, Chiến lược phát triển đô thị Việt Nam vạch kế hoạch cho diện tích đất đô thị đến năm 2020 là 460.000 ha, nhưng đến 2006 đã thực hiện 477.000 ha, vượt kế hoạch 13 năm. - Lao động trong nông nghiệp có thu nhập thấp so với các hoạt động kinh tế khác ở đô thị là nguyên nhân cơ bản làm cho người dân đô thị ít mặn mà với hoạt động nông, lâm, thuỷ sản ở đô thị. 8
  9. - Nông nghiệp đô thị ở Việt Nam hiện nay đang là một nguyên nhân quan trọng tác động xấu đến môi trường. Hoạt động chăn nuôi là nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh, việc sử dụng nước thải và các loại hoá chất vượt quá mức cho phép trong cả trồng trọt lẫn chăn nuôi làm cho nông sản kém an toàn. Thêm nữa mật độ dân cư và xây dựng ở đô thị cao nên rất dễ lan truyền dịch bệnh. - Vấn đề việc làm cho người nông dân mất đất canh tác do chuyển mục đích sử dụng. - Vấn đề quản lý nông nghiệp đô thị. Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Xây dựng quản lý việc lập và thực hiện quy hoạch phát triển đô thị còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý việc xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển nông nghiệp-nông thôn. Đây là một mâu thuẫn cần sớm được nghiên cứu giải quyết 4. Kết luận và đề xuất Bước sang thế kỷ XXI, nông nghiệp đô thị của Việt Nam đang được định hình, phát triển và thực sự đã trở thanh một bộ phận thiết yếu trong đời sống các đô thị Việt Nam. Ngoài những nét tương đồng với nông nghiệp đô thị của các nước đang phát triển, nông nghiệp đô thị ở Việt nam cũng có những sắc thái riêng. Để nông nghiệp đô thị thực sự là động lực để phát triển bền vững đô thị cần phải: -Tiếp tục nhận thức đúng đắn hơn về đô thị. Trước kia, do quan niệm đô thị là tụ điểm dân cư tập trung, hoạt động công nghiệp dịch vụ là chủ yếu, hoạt động nông nghiệp là thứ yếu, với tỷ lệ cụ thể khác nhau, tuỳ từng nước. Chính do khái niệm này nên trong hàng trăm năm qua, các công trình quy hoạch xây dựng đô thị trên thế giới, hầu hết chỉ tập trung vào quy hoạch phát triển công nghiệp và dịch vụ, chưa có quy hoạch về phát triển nông nghiệp đô thị. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng các đô thị phát triển không đồng bộ, gây ra những mất cân đối trong các hoạt động kinh tế xã hội, trong sản xuất và đời sống ở các đô thị. - Cần hình thành một quan niệm thống nhất về nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị cũng là nông nghiệp nhưng có nhiều đặc điểm khác với nông nghiệp nông thôn cả về vai trò, chủ thể phát triển nông nghiệp, chức năng, cơ cấu ngành, tổ chức lãnh thổ. Vì vậy Việt nam cần phải nhanh chóng triển khai các nghiên cứu về khu vực nông nghiệp này. - Cần phải ổn định địa bàn sản xuất nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị nói chung có địa bàn sản xuất không ổn định. Do sự mở rộng không gian đô thị mà nhiều lãnh thổ nông nghiệp đô thị dần biến thành không gian xây dựng, ngoại thành biến thành nội thành, nông nghiệp ngoại thị biến thành khu vực xây dựng và nông nghiệp nội thị, vùng nông nghiệp nông thôn biến thành nông nghiệp ngoại thị. - Lựa chọn khâu đột phá trong phát triển nông nghiệp đô thị. Nông nghiệp đô thị phải cung cấp những dịch vụ và sản phẩm cao cấp nhất cho người dân đô thị. Trong điều kiện quỹ đất hẹp, lao động dư thừa, nguồn lực tự nhiên phong phú, thì khâu đột phát quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp đô thị chính là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp để 9
  10. nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Các lĩnh vực cần được ưu tiên là sản xuất giống cây, vật nuôi, lựa chọn kỹ thuật canh tác phù hợp, bảo quản và chế biến nông sản, ứng dụng công nghệ thông tin trong xúc tiến thương mại, quản lý giống, dịch bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Văn Trưởng. Đô thị hoá - nhân tố thúc đẩy nông nghiệp nước ta phát triển. Tạp chí khoa học. Trường ĐHSP Hà Nội. Số 2/2007. 2. Lê Văn Trưởng. Một số đóng góp của nông nghiệp đô thị ở 5 thành phố trực thuộc trung ương trong những năm gần đây. TC Khoa học NN & PTNT. Tháng 9/2007. 3. Lê Văn Trưởng, Lê Kim Chi. Kết quả khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở thành phố Thanh Hóa, Thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn. TC Khoa học NN & PTNT. Tháng 9/2007. 4. Lê Văn Trưởng. Nghiên cứu xác định một số đặc điểm của nông nghiệp đô thị. Hội thảo khoa học 50 năm Khoa Địa lý. Trường ĐHSP Hà Nội I. 2006 5. Lê Văn Trưởng. Đa dạng hoá nông nghiệp ở đô thị du lịch. Nghiên cứu mẫu tại thị xã Sầm Sơn (Thanh Hoá). TC Khoa học. Trường ĐHSP Hà Nội. Tháng 4/2008. 6. Lê Văn Trưởng. Phát triển các loại hình nông nghiệp đô thị ở Việt Nam. TC Kinh tế phát triển. Trường ĐHKTQD Hà Nội. Số 136. Tháng 10/2008. 7. Lê Văn Trưởng. Các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp đô thị. Tạp chí khoa học. Trường ĐHSP Hà Nội. Tháng 11/2008. 8. Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2007. NXB Thống kê. Hà Nội 2008. 9. Tổng cục thống kê. Kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2002. NXB Thống kê. 2004. 10. I.M Madaleno. Cities of the future: urban agriculture in the third millennium. Tropical Institute, Lisbon, Portugal.2002. 11. Rene van Veenhuizen. Cities farming for the future. Philippine .2006 12. Luc J.A Mougeot. AGROPOLIS The social, political and environment dimensions of urban agriculture. Canada. 2005. 13. SIDA. Annotated bibliography on urban and peri-urban agriculture. Netherlands. 2003 14. FAO. Urban and peri-urban agriculture. Rome. July. 2001 15. www. RUAF. org. UA Magazine No1- No18 10
  11. IDENTIFYING SOME FEATURES OF VIETNAM URBAN AGRICULTURE Ph.D Le Van Truong Hong Duc University I-INTRODUCTION In long history of mankind, the agriculture cement with the wide rural areas. When talking about agriculture we often talk about rural area and contrary. The appearance of modern cities has made a new kind of agriculture born - urban agriculture. Cities in different countries in the world had paid much attention to the urban agriculture and they has achieved many achievements in the development of urban agriculture. In 60, 70 decades of XX century, Vietnam had achieved some important achievements in peri-urban agriculture. In 80 decade and the early years of 90s, UA has supplied foods and increased income of government employees in cities. But because of mass, disorder and badly planned expansion, UA has brought about many serious consequences: environment pollution, destruction of urban landscape and even negative thought of not developing UA. In recent years, under the impact of industrialization, modernization, urbanization, the burden of the growth of population, foods, environment, employment, income UA of Vietnam is likely to have important changes which are the subjects to be studied. II-CONCEPTION, SCOPE, METHOD AND MATERIALS To apply views of UA of FAO (1996), UNDP (1999) RUAF foundation (1999), Luc J.A Mougeot (2002) in Vietnam’s conditions, we may understand :”UA is an industry located within (intra-urban), on the fringe (peri-urban) or near of a town, a city or a metropolis, which grows and raises, processes and distributes a diversity of food and non- food products, (re-) using largely human and material resources, products and services found in and around that urban area, and in turn supplying high-grade products and services largely to urban areas. The UA includes cultivate, livestock, forestry and fishery branches” In this study, we are studying agriculture in administration of cities, although agriculture near cities influenced by cities and it has many characters similar to UA. The research methods used in this study are comparative, analysis and synthesis. Of which the comparison between UA of Vietnam and rural agriculture of Vietnam and UA of the world are made attention. 11
  12. Now materials of Vietnam agriculture have not systematized and completely statisticalized so we use materials of local statistical offices, website of cities in Vietnam, some results of researchers from 2000 to 2007. III- RESULTS AND DISCUSSION 1- Vietnam UA is being established and having important contributions to the urban development UA of Vietnam had appeared in the old cities in the feudal time. In the French domination time, UA had been paid much attention and it had many characteristics similar to the modern UA. In the XX century, the expansion of the globalization in the North and the South of Vietnam caused the appearance of many cities, which became the motivation for the development of UA. In the XXI century, the governments of Ho Chi Minh City, Hanoi, Haiphong, Cantho. Tamky, Longan have built up strategic plans, programs and policies to develop UA. It can be said that, UA has been becoming an important factor for the sustainable development of the cities in Vietnam. UA has bring works to 17,89% urban population with 15+ ages. An average working time per week is 27,63 hours in agriculture, 34,79 hours in forestry and 37,99 hours in fishery and the rural agriculture is 28,08; 29.46 and 28,50 hours (works take most time in a year) . The survey 2002, in the Vietnam’s cities, there was 2,92% of urban population 15+ ages working in agriculture, forestry and fisheries [10]. The above figures are not included the working time of second men, who take part in the activities of agriculture. Contribution of UA in GDP of cities in 2007 as follow: 0,9% in Hochiminh city, 2,0% in Hanoi (old), 5,6% in Danang, 5,2% in Langson, Thanhhoa city 4,5%, 6,7% Thainguyen city, 6,7% in Songcong town, 8,3% in Quynhon city, 11,0% in Camau, 11,0% in Haiphong city This phenomena in Vietnam is in accordance with world’s trend: the faster the urbanization progress is, the faster the contribution of UA in GDP decreases. Income of household: proportion of UA in urban household’s income is 6,85% and rural area is 43%. Hochiminh is 2,32%, Hanoi: 5,2%, Danang: 5,86%, and Haiphong: 19,84%. In poor households UA is main income. Contribution of UA for demand of cities follows: foods: Hanoi: 33%, Haiphong 85%, Danang 23%, Hochiminh city 10% and Cantho 100%; vegetables and fruits: Hanoi 55%, Haiphong 65%, Danang 39%, Hochiminh city 18% and Cantho 70%; meats and chiken: Hanoi 25%, Haiphong 60%, Danang 20%, Hochiminh city 10% and Cantho 70%; fish and shrimp: Hanoi 22%, Haiphong 70%, Danang 100%, Hochiminh city 45% and Cantho 80%. UA in some cities supplied export products. For example: shrimp, crocodile, ornamental plant, ornamental fish in Hochiminh city; flowers and vegetables in Dalat city; shrimp and fish in cities at coastal; tea in Thainguyen city, towns: Songcong, Tuyenquang, 12
  13. Baccan; medicament plants in Langson ciry, Caobang town; coffee, rubber, pepper at peri - urban areas in Central Highland; fruit, shrimp, basa fish at peri-urban areas in Mekong River delta. Average yield of cultivated plants in UA is 30-50% higher than that in rural agriculture because of the development of infrastructure. UA is not only contribution to GDP but brings about other values: ecology, environment, education, leisure, use free time of residents If calculate those value, even contribution of UA to GDP, income of households is more. Combination of agriculture with tourism development is expanding in Vietnam’s cities. This is a good way to diversify of agriculture, to link agricultural production with the market, to set a model for the balance between economic development and using different kinds of resources. Hochiminh has Thaocamvien park, Suoitien tourism park, Cangio biosphere reserve park; Sandbank tourism parks: Consuong, Conau, Conkhuong, Con Tanloc of Cantho city located along Hau river on river road from Vietnam to Cambodia. Cantho city has Banglang stork garden, which is 2 ha large with 20 bird species, 10 stork species. Hanoi has parks: Lenin, Thule, Bachthao garden; Haiphong has Catba biosphere reserve park Households in cities, who keep laborious, painstaking tradition, have cultivated vegetables, flowers, cereals, maize, vegetables, cucurbits along railways, roads or in land where have been planed for projects but not been implemented, yet. There are green trees and cultivative action at homes in cities. Some households also have raised ornamental fish, ornamental birds. Others have cultivated fresh vegetables on rooftop, terrace, garden or yards , which has made the appearance of a new cultivation - hydroponics. Households who have recently arrived in cities that bring some flower-pots, a few of ornamental plant-pots or shade trees with them, which means that they have brought agriculture into home in city. 2- UA territorial difference. UA in territorial difference takes place for 5 following orients: First orient: In cities established combination between crop plants and domestic animals accord with ecological conditions of each zones. Substance, cities are technic- geography systems, but UA’s subjects are crop plants and domestic animals, so UA is impacted by natural conditions and territorial difference of them. Cities in high mountain areas with subtropical climate, have produced cool products: vegetables and flowers in Dalat, vegetables, vegetable seed, medicinal herbs in Sapa. Peri- urban zones of coastal cities with large water areas has aquaculture for export: crocodile and shrimp in Hochiminh city; shrimp in Haiphong, Danang, prawn shrimp in Nhatrang, Quynhon. Peri-urban zones of cities on the Nothern Hills producted tea for export (Thainguyen city, town: Tuyenquang, Baccan, Songcong); medicinal herbs (Langsoncity, 13
  14. caobang town). Peri-urban zones of cities on the Highland produced coffee, rubber, peppers. Peri-urban zones of cities in the North East South produced rubber, soybeans, peanuts, sugar cane etc. Peri-urban zones of cities on the Red River Delta produced vegetables, flowers and fruits. Peri-urban zones of cities on the Mekong River Delta produced coconut, fruits, aquacultures. Peri-urban zones of cities on South Central Coast produced coconuts, pepper, cashews, blue dragons Second orient: Urbanization progress in Vietnam is strongly increasing. Many new cities have been established. Numbers of cities has increased from 623 (1999) to 714 (2006). This progress has restricted the agricultural land, expanded urban built land, and become the motive force for establishment of the new UA areas. Third orient: The expansion of urbanization progress of the current cities (Bacninh, Bacgiang, Thanhhoa, Hanoi, Haiduong, Tamky, Bienhoa ) has restricted the agricultural land and expanded urban built land, and become the motive force for the changes of rural areas (outside administration border of cities) into UA. The changes have started with the change in the product area, and then with agricultural structure, labor structure, and specialization. This trend is accord with the development of the world. In the concentrative industry enterprises zones, industrial parks, economical corridors, multifunction economical park agricultural structure has changed into orient: decrease proportion of cereal, increase proportion of vegetables, fruits, livestock, aquaculture, ornamental plants These phenomena has been found out in Dung quat (Quang ngai), Nghi Son (Thanhhoa), highway No 5, Phucyen town etc Fourth orient: UA has changed into the orient that serves the functions of cities. With the exception of old cities, current UA has oriented to meet the functions of cities. In tourist cities (Halong, Doson, Samson, Nhatrang, Vungtau ), UA has oriented to tours (vegetables, flowers, aquaculture, ornamental plants ) and develop agro tourism and vacation UA. In industrial cities (Viettri, Bienhoa, Thainguyen, Songcong, ) there are increasing protective green tree system around industrial enterprises. Fifth orient: Difference between intra urban and peri urban agriculture. The distinction between "urban" and "peri-urban" depends on the density, types, and patterns of land uses, which determine the constraints and opportunities for agriculture. Intra urban agriculture refers to small areas (e.g. vacant plots, gardens, verges, balconies, containers) within the city for growing crops and raising small livestock or milk cows for own-consumption or sale in neighborhood markets. Peri urban agriculture is most important subsystem of UA in Vietnam. Peri-urban agriculture refers to farm units close to town which operate intensive semi- or fully commercial farms to grow vegetables and other horticulture, raise chickens and other livestock, and produce milk and eggs. However, area of UA changes very fast because of the expansion of space of city. 14
  15. Haiphong city has belts: vegetables, flowers and ornamental plants located in Haian, Anduong, Lechan and Thuynguyen; foods located Haian, Anduong, Thuynguyen, Kienthuy; fruits located in Anduong, Thuynguyen and Kien thuy; foods and livestock (pig, chicken, milk cow) Hochiminh city has established the agricultural zones: flowers, fruits, ornamental plants, livestock, aquaculture The areas for flowers, ornamental plants war 848 ha (2005) and it will be 2.000 ha (2010). In Hanoi (old) has Taytuu flowers zone, fresh vegetables zones in Yenmy, Duyenha (Thanhtri district), Dangxa, Vanduc (Gialam district), Van noi, Namhong (Donganh district) ; high quality cow zone in Socson and Gialam; aquaculture at depression areas in Thanhtri, Gialam, Dong and district. Flower cultivation of Hatinh city had 80 households (2006), average flower cultivation land for each household was 0,2-2,0 ha and brought 10-20 million VN dong per Sao (500 m2), higher 5-7 time than rice cultivation. At areas near cities, agriculture has been changing UA. Following some researcher’s surveys, areas near Hanoi city (Hatay, Vinhphuc, Bacninh, Haiduong, hungyen, Hanam ), agricultural structure has changed to orient high quality foods, flowers, ornamental plants for supply for Hanoi. This phenomena has been found out at near of other cities. In Thanhhoa, proportion of vegetables in agriculture of near district Thanhhoa city is 4-9% higher than that of far districts. 3- UA in Vietnam is strongly marked with characteristics of tropical nature. Advantages of tropical zone: abundant sunlight energy, high temperature, big total active temperature, rich natural water, abundant biological diversification of plants and animals are not only exploited by rural agriculture but UA. Tropical nature of UA in Vietnam has manifested in following indications: - Systems of crop plants and domestic animals are very diversified, among them tropical or tropicalized crop plants and domestic animals have high proportion. - The crops are diversified. Agricultural production happens around the year and it is not interrupted as in cold countries. In addition, in cities with a better infrastructure for UA than that of rural, farming seasons in UA are not marked as clearly as that of rural. - UA has intercrop methods, different kinds of plants are cultivated in the same area depending on their need of sunlight. This method is implemented by many households in Hochiminh City and Danang. - It is not easy to preserve agricultural products because of high temperature. - The agricultural production has to suffer from the instability of climate, diseases and the environment of cities. 15
  16. 4- Forms of UA in Vietnam Agricultural production form is a combination of different agricultural production types with common features about function, characters, goals and development level. Urban areas has more agricultural production forms than rural areas because they has more human and material resources for development. Before 90s, UA had 5 forms, but present has 9 forms. This proves that the diversification of Vietnam agriculture has achieved many improvements. It is happy to say that the diversification of Vietnam agriculture including eco- agriculture, agrotourism, agriculture for vacation, high-tecnological agriculture are the subjects to be developed in the world. Table 1: Forms of UA in Vietnam Forms of UA Before 90s Present 1. Self-supply UA + + 2. UA provide (supply) to demand of city + + 3. UA for export + + 4. green UA + + 5.protective UA + + 6.ecological UA + 7.agrotourism UA + 8.vacation UA, + 9.high-tecnological UA + 5-Systems of urban production agriculture in Vietnam Agricultural system is reflection in space of branches and technical process combination, carried out by the society for demand of society. It is impact between bio- ecological and socio-cultural system, through socio acts and from technologies (Vissac.1979). Agricultural system adapt with agricultural production procedure of location space by the socio acts, which is the result of combination of natural, socio, cultural, economic and technological factors (Touve. 1988). Agricultural system is a set of agricultural basis and agricultural technology by society act for its demand. It includes ecological and socio systems with natural, biological, economic and society factors (Vietnam encylopedia.1995). In this study, we used 7 following criteria for classification UA systems: location, actors involved, functions of UA, scales of production, technology used, degree of commercialization and right of land ownership or the land use right and mode of production organization. 16
  17. Table 2: UA production systems in Vietnam UA production systems Before 90s Present 1.Micro-farming in and around the house/homestead + + 2.Community gardening. + + 3.Institutional + + 4.Public parks + + 5.Small-scale (semi-) commercial horticulture farm + 6.Small-scale (semi-) commercial livestock farm + 7. System of small-scale aquatculture. + 8. System of forestry production + + 9.Large-scale agro-enterprises + + 10.Multifunctional farms + Large-scale agro-enterprises, multifunctional farms are the products of the process of industrialization, modernization and diversification of agricultural production and they are the subjects to be developed in the world. 6. Some problems in the development of UA - UA has instable area because of the process of urbanization. This phenomena can be found in almost cities in Vietnam. - UA in Vietnam has to compete with other economic activities in cities in the terms of using labor force, land, water resource, invested capital - The income of labor force in agriculture is lower than that of other economic activities, this leads to the unwillingness of people in cities to take part in agricultural activities. - UA in Vietnam has had bad impacts on our environment. Breeding animals can cause many diseases; abusing chemicals and pesticides make agricultural unsafe. - The employment for farmers who have had their land lost is also a big problem in the development of UA in Vietnam. - The Ministry of Construction is in charge of projecting cities’ development. The Ministry of Agricultural and Rural Development manages the development of rural. Whereas, not any ministries in Vietnam is in charge of the development of UA. IV. CONCLUSION AND SOME SUGGESTIONS 17
  18. To the 21st century, UA in Vietnam has been established, developed and played an important role in urban life in Vietnam. UA in Vietnam not only has many common characteristics with UA in other countries but also has its own characteristics. In order to develop UA sustainably, we should: -Have a good awareness of cities’ development. In the past, it was thought that cities were the center of population, where the major activities were industrial and services ones and agricultural activities took a minor role. Consequently, the cities’ constructional projects only focused on industrial development and services but not on agricultural development. This led to the unbalance development of socio-economic activities. -Have a united concept of UA. UA is agriculture but it serves different agricultural features about function, characters, goals and development level comparing with rural agriculture, which becomes a subject to be studied in Vietnam. -Make UA stable. UA now has had an instable area because of the expansion of cities’ spaces. -Select an important stage in the development of UA. UA has to supply products and services for people ling in cities. Under the conditions of limited land for agriculture, abundant of labor force, rich of natural resources , the most important stage to develop UA is to apply high-technology in agricultural development in order to improve quantity and quality of agricultural products. REFERENCE 1-Le Van Truong. Urbanization – factor promoting the development of Vietnam agriculture. Journal of science. Hanoi university of education. N2.2007 2-Le Van Truong. Some urban agriculture’s contribution of 5 cities in class I at recently time. Journal of agricultural science and rural development. 9/2007 3-Le Van Truong, Le Kim Chi. The survey result of vegetables productive and comsumptive state at Thanhhoa cirty, Bimson and Samson towns. Journal of agricultural science and rural development. 9/2007 4-Le Van Truong. Studying determination features of urban agricultre. Workshop 50 year of Geographycal faculty. Hanoi university of education.2006. 5-Le Van Truong. To diversify agriculture in tourism cities. Case study Samson town. Journal of science. Hanoi university of education. April.2008. 6-Le Van Truong. Development of urban agricultural forms in Vietnam. Journal of economic and development. Hanoi National economic university. No 136. October. 2008 7-Le Van Truong. Forms of urban productive territorial agricultural organisation. Journal of science. Hanoi university of education. Nov 2008. 8-General Statistical Office. 2007 statistical yearbok. Statistical publishing house.2008. 18
  19. 9-General Statistical Office. The survey result of lifestandar of households 2002. Statistical publishing house.2004 10-I.M Madaleno. Cities of the future: urban agriculture in the third millennium. Tropical Institute, Lisbon, Portugal.2002. 11-Rene van Veenhuizen. Cities farming for the future. Philippine .2006 12-Luc J.A Mougeot. AGROPOLIS The social, political and environment dimensions of urban agriculture. Canada. 2005. 13-SIDA. Annotated bibliography on urban and peri-urban agriculture. Netherlands. 2003 14-FAO. Urban and peri-urban agriculture. Rome. July. 2001 15-www. RUAF. org. UA Magazine No1- No18 19