Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)

pdf 131 trang phuongnguyen 3730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_quan_tri_rui_ro_tin_dung_nham_nang_cao_hieu_qua_kin.pdf

Nội dung text: Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)

  1. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng §¹i häc ngo¹i th­¬ng hµ néi Cao ThÞ Lan H­¬ng Qu¶n trÞ rñi ro tÝn dông nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ kinh doanh trong ng©n hµng th­¬ng m¹i cæ phÇn hµng h¶i viÖt nam (maritime bank) LuËn v¨n th¹c sü qu¶n trÞ kinh doanh Hµ Néi – 02/2010
  2. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng §¹i häc ngo¹i th­¬ng hµ néi Cao ThÞ Lan H­¬ng Qu¶n trÞ rñi ro tÝn dông nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ kinh doanh trong ng©n hµng th­¬ng m¹i cæ phÇn hµng h¶i viÖt nam (maritime bank) Chuyªn ngµnh : Qu¶n trÞ kinh doanh M· sè : 60.34.05 LuËn v¨n th¹c sü qu¶n trÞ kinh doanh ng­êi h­íng dÉn khoa häc TS. NguyÔn Thu Thñy Hµ Néi – 02/2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện trong quá trình làm việc cùng với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại Ngân hàng. Người viết Cao Thị Lan Hương
  4. - 1 - MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 7 MỞ ĐẦU 8 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 12 1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 12 1.1.1. TÍN DỤNG 12 1.1.1.1. CÁC LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TRONG LỊCH SỬ 12 1.1.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 15 1.1.1.3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG 16 1.1.1.4. VAI TRÒ TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 18 1.1.2. RỦI RO TÍN DỤNG 20 1.1.2.1. KHÁI NIỆM VỀ RỦI RO TÍN DỤNG 20 1.1.2.2. CÁC NHÂN TỐ CỦA RỦI RO TÍN DỤNG 22 1.1.2.3. NGUYÊN NHÂN GÂY RA RỦI RO TÍN DỤNG 23 1.1.2.4. HẬU QUẢ CỦA RỦI RO TÍN DỤNG 28 1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 30 1.2.1. KHÁI NIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 30 1.2.2. BẢN CHẤT QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 30 1.2.3. VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 31 1.2.4. MỤC TIÊU CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 31 1.2.5. CÔNG CỤ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 32 1.2.5.1. CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG – XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG 32 1.2.5.2. GIỚI HẠN CẤP TÍN DỤNG 32 1.2.5.3. PHÂN LOẠI KHOẢN VAY 33 1.2.5.4. LẬP DỰ PHÒNG XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 33 1.3. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 34 1.3.1. THƢỚC ĐO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG 34 1.3.1.1. TỔNG DƢ NỢ TÍN DỤNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN CÓ 34 1.3.1.2. HIỆU SUẤT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN 34 1.3.1.3. DƢ NỢ BÌNH QUÂN 35 1.3.1.4. TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DƢ NỢ 35 1.3.1.5. NỢ KHÓ ĐÒI TRÊN TỔNG NỢ QUÁ HẠN 35 1.3.1.6. TỶ LỆ VỐN TỰ CÓ TRÊN TỔNG TÀI SẢN CÓ (TỶ LỆ AN TOÀN VỐN TỐI THIỂU) 35 1.3.1.7. TỶ LỆ MẤT VỐN 36
  5. - 2 - 1.3.1.8. TỶ LỆ DỰ PHÒNG 36 1.3.1.9. TỶ LỆ SINH LỜI 36 1.3.1.10. VÒNG QUAY VỐN LƢU ĐỘNG 37 1.3.1.11. CHI PHÍ CHO VAY 37 1.3.1.12. MỘT SỐ CHỈ TIÊU KHÁC 37 1.3.2. HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM 38 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 40 1.4.1. KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG HỒNG KÔNG THƢỢNG HẢI (HSBC) 40 1.4.2. KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI & CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC 41 1.4.3. KINH NGHIỆM CỦA NGÂN HÀNG NHÂN DÂN INDONESIA 42 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NA. 44 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 44 2.1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 44 2.1.2. TẦM NHÌN, SỨ MỆNH 45 2.1.2.1. TẦM NHÌN 45 2.1.2.2. SỨ MỆNH 45 2.1.2.3. GIÁ TRỊ CỐT LÕI 45 2.1.3. DỊCH VỤ, SẢN PHẨM CỦA MARITIME BANK 45 2.1.4. KHÁCH HÀNG 46 2.1.4.1. KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 46 2.1.4.2. KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 46 2.1.5. NGUỒN NHÂN LỰC 47 2.1.6. CAM KẾT HÀNH ĐỘNG CỦA MARITIME BANK 47 2.1.7. MÔ HÌNH TỔ CHỨC HIỆN NAY CỦA MARITIME BANK 48 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK 49 2.2.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI MARITIME BANK GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 49 2.2.1.1. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 49 2.2.1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 51 2.2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK TỪ 2006 – 2008 59 2.2.3. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK 65 2.2.3.1. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK 65 2.2.3.2. HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK 70 2.3. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK 76
  6. - 3 - 2.3.1. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 76 2.3.2. NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI MARITIME BANK 77 2.3.3. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 81 2.3.3.1. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN 81 2.3.3.2. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN 85 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG MARITIME BANK 89 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA MARITIME BANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 89 3.1.1. CƠ HỘI CHO MARITIME BANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 89 3.1.2. THÁCH THỨC CỦA MARITIME BANK TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 90 3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARITIME BANK TRONG THỜI GIAN TỚI 92 3.2.1. MÔI TRƢỜNG CHUNG TẠI VIỆT NAM 93 3.2.1.1. MÔI TRƢỜNG NHÂN KHẨU HỌC 93 3.2.1.2. MÔI TRƢỜNG KINH TẾ 93 3.2.1.3. MÔI TRƢỜNG CHÍNH TRỊ, PHÁP LUẬT 94 3.2.1.4. MÔI TRƢỜNG VĂN HÓA XÃ HỘI 95 3.2.1.5. MÔI TRƢỜNG CÔNG NGHỆ 95 3.2.2. MÔI TRƢỜNG NGÀNH KINH TẾ VÀ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 96 3.2.2.1. MÔI TRƢỜNG CẠNH TRANH CAO TẠI CÁC KHU VỰC ĐÔNG DÂN CƢ 96 3.2.2.2. MÔI TRƢỜNG CẠNH TRANH KHỐC LIỆT KHI CÓ SỰ THAM GIA CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI 96 3.2.2.3. SỐ LƢỢNG NGƢỜI DÂN DÙNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CÒN ÍT 97 3.2.2.4. KHÁCH HÀNG CÒN THÓI QUEN LỰA CHỌN NGÂN HÀNG QUỐC DOANH 97 3.2.2.5. ẢNH HƢỞNG THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TOÀN CẦU NĂM 2008 97 3.2.3. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA MARITIME BANK 99 3.2.3.1. ĐIỂM MẠNH CỦA MARITIME BANK 99 3.2.3.2. ĐIỂM YẾU CỦA MARITIME BANK 100 3.2.4. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARITIME BANK TRONG THỜI GIAN TỚI 102 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG MARITIME BANK 105 3.3.1. NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ CÁN BỘ 105
  7. - 4 - 3.3.2. KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 106 3.3.3. QUẢN TRỊ THÔNG TIN TÍN DỤNG 106 3.3.4. THẮT CHẶT VÀ THỰC HIỆN ĐÚNG QUY TRÌNH, QUY CHẾ TÍN DỤNG 107 3.3.5. NÂNG CAO VAI TRÒ KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ 107 3.3.6. NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG PHÂN TÍCH, THẨM ĐỊNH KHÁCH HÀNG VÀ PHƢƠNG ÁN VAY VỐN 108 3.3.7. HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG 108 3.3.8. THỰC HIỆN PHÂN TÁN RỦI RO TÍN DỤNG 109 3.3.9. XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN VÀ NỢ KHÓ ĐÒI 110 3.3.10. PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG 110 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÍN DỤNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MARITIME BANK 110 3.4.1. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ 110 3.4.2. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC 111 3.4.3. KIẾN NGHỊ VỚI CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN 113 KẾT LUẬN 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 PHỤ LỤC 121 PHỤ LỤC 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH 121 PHỤ LỤC 2: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH 122 PHỤ LỤC 3: QUY TRÌNH GIÁM SÁT TÍN DỤNG TỪ XA 123 PHỤ LỤC 4: QUY TRÌNH GIÁM SÁT TUÂN THỦ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ CẢNH BÁO RỦI RO 124 PHỤ LỤC 5: KHẢO SÁT ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MARITIME BANK TẠI ĐỘI NGŨ LÃNH ĐẠO NGÂN HÀNG 125 PHỤ LỤC 6: NHU CẦU KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 126 PHỤ LỤC 7: YẾU TỐ LỰA CHỌN NGÂN HÀNG ĐẦU TIÊN 127
  8. - 5 - DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ACB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Á Châu ATM : Máy rút tiền tự động BIDV : Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam BRI : Ngân hàng Nhân dân Indonesia Habubank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Nhà Hà Nội HSBC : Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải HSC : Hội sở chính ICBC : Ngân hàng Thƣơng mại và Công nghiệp Trung Quốc KHCN : Khách hàng cá nhân KHDN : Khách hàng doanh nghiệp Maritime Bank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc RRTD : Rủi ro tín dụng Sacombank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín TCKT : Tổ chức kinh tế TCTD : Tổ chức tín dụng Techcombank : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam TMCP : Thƣơng mại Cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSBĐ : Tài sản bảo đảm VCB : Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam
  9. - 6 - VietinBank : Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới
  10. - 7 - DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Hình 2.1: Mô hình tổ chức hiện nay của Maritime Bank 45 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn huy động của Maritime Bank 46 Hình 2.3: Biểu đồ tăng trƣởng huy động vốn của Maritime Bank 46 Hình 2.4: Dƣ nợ cho vay của của Maritime Bank 48 Hình 2.5: Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank 50 Hình 2.6: Dƣ nợ cho vay theo nội, ngoại tệ tại Maritime Bank 53 Hình 2.7: Tình hình biến động nợ quá hạn tại Maritime Bank 58 Hình 2.8: Tỷ lệ nợ xấu tại Maritime Bank 58 Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến các lãi suất chủ chốt năm 2008 92 Bảng 2.1: Tình hình cho vay tại Maritime Bank 49 Bảng 2.2: Số lƣợng khách hàng vay vốn tại Maritime Bank 50 Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế tại Maritime Bank 51 Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn tín dụng tại Maritime Bank 54 Bảng 2.5: Dƣ nợ theo nhóm tại Maritime Bank 57 Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng tại Maritime Bank 59 Bảng 2.7: Tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của Maritime Bank 66 Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh Maritime Bank từ 2009 - 2015 96
  11. - 8 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán, , phục vụ cho việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân với đặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, vì vậy, hoạt động ngân hàng luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn mà chúng ta khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc. Mặc dù, tình hình kinh tế đang có nhiều bất ổn, thị trƣờng tài chính ngân hàng gặp nhiều khó khăn, nhƣng ở Việt Nam vẫn có nhiều ngân hàng xin đăng ký thành lập, số lƣợng các ngân hàng tăng lên đáng kể làm cho các ngân hàng không chỉ đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế mà còn phải đối mặt với môi trƣờng cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các ngân hàng đua nhau mở rộng quy mô về số lƣợng điểm giao dịch cũng nhƣ chất lƣợng các sản phẩm, dịch vụ và các giá trị tiện ích tăng thêm cho khách hàng. Chính điều đó, hoạt động ngân hàng vốn tiềm ẩn rủi ro thì ngày nay càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Các ngân hàng không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm cho vay, nới lỏng các điều kiện vay vốn để giữ chân các khách hàng cũ của ngân hàng và thu hút các khách hàng tiềm năng cũng nhƣ các khách hàng đang giao dịch với các ngân hàng khác để có thể tăng trƣởng dƣ nợ Điều này sẽ làm tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, tăng rủi ro của hoạt động tín dụng và nguy cơ tăng dƣ nợ xấu, dƣ nợ khó đòi cho các ngân hàng. Trong kinh doanh ngân hàng, việc ngân hàng đƣơng đầu với rủi ro tín dụng là điều không thể tránh. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý, tuy nhiên các ngân hàng phải làm thế nào để quản lý, kiểm soát và hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại đƣợc đánh giá qua năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng. Khác với các doanh nghiệp, bản chất ngân hàng là kinh
  12. - 9 - doanh tiền tệ, dùng tiền để sinh ra tiền, vì vậy mà trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đều tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong nghiệp vụ cho vay hay còn gọi là nghiệp vụ tín dụng – ngân hàng chủ yếu cho vay dựa trên việc đánh giá uy tín của khách hàng. Hoạt động tín dụng thƣờng chiếm tỷ lệ lớn nhất từ 60 – 70% trong danh mục tài sản có của ngân hàng. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Từ việc nhận thức đƣợc tầm quan trọng của vấn đề tôi quyết định chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam – Maritime Bank” để làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trƣớc đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về chất lƣợng tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh mà chƣa có đề tài nào nghiên cứu về rủi ro tín dụng, các phƣơng thức, công cụ quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể nhƣ: Luận án tiến sỹ kinh tế: “Hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay”, tác giả Lê Đức Thọ (2005) đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. Tác giả đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh Việt Nam. Một số các luận văn khác mới dừng lại ở việc nghiên cứu về thực trạng quản lý rủi ro tín dụng hoặc chất lƣợng tín dụng tại một ngân hàng quốc doanh cụ thể, hoặc của hệ thống ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc mà chƣa phân tích riêng lẻ về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, hiệu quả quản trị rủi và giải pháp cho việc quản lý rủi ro tín dụng tại một ngân hàng thƣơng mại cổ phần cụ thể, chƣa phân tích các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và chƣa có sự liên hệ thực tế với kinh nghiệm quản trị rủi ro của một số ngân hàng quốc tế.
  13. - 10 - 3. Mục đích nghiên cứu Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các ngân hàng không ngừng nới lỏng chính sách cho vay của mình nhằm thu hút khách hàng và tăng trƣởng dƣ nợ, nguy cơ dƣ nợ xấu cao, rủi ro tín dụng tăng, vì vậy mục đích của đề tài này là nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, luận văn có nhiệm vụ hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng nhƣ khái niệm về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, các công cụ đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hƣởng và kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của một số nƣớc trên thế giới. Thứ hai, luận văn sẽ nêu thực trạng hoạt động tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt đƣợc và tồn tại cần phải khắc phục. Thứ ba, từ cơ sở lý luận và hoạt động thực tiễn tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam, luận văn có nhiệm vụ đƣa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu về hoạt động tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 cùng một số vấn đề liên quan và đề xuất một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong những năm tới. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc vận dụng các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích trên quan điểm hệ thống và thực tiễn hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân
  14. - 11 - hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam, đƣa ra những đánh giá trung thực, hƣớng tới một số giải pháp cụ thể nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu luận văn có kết cấu gồm 3 phần: Chƣơng 1: Tổng quan về hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động tín dụng và hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam Chƣơng 3: Một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam.
  15. - 12 - Ch•¬ng 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Tín dụng Bất cứ xã hội nào còn sản xuất hàng hoá thì còn sự tồn tại của hoạt động tín dụng. Nguyên nhân khách quan của sự tồn tại và phát triển tín dụng là do mâu thuẫn của tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình tái sản xuất xã hội: trong lúc có một bộ phận vốn tiền tệ nhàn rỗi đƣợc giải phóng khỏi quá trình tái sản xuất ở doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này thì ở các chủ thể khác lại có nhu cầu thiếu vốn cần đƣợc bổ sung. Thiếu vốn cần đƣợc bổ sung không chỉ là nhu cầu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lƣu thông mà còn là nhu cầu bổ sung thiếu hụt tạm thời giữa thu và chi của các tổ chức cá nhân khác trong xã hội, kể cả ngân sách nhà nƣớc. Đây cũng không chỉ là nhu cầu đầu tƣ cho lĩnh vực sản xuất, lƣu thông mà còn là nhu cầu cần thiết cho tiêu dùng. Mâu thuẫn giữa hiện tƣợng thừa, thiếu vốn tiền tệ trong xã hội phát sinh trong khi quá trình sản xuất lƣu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tín dụng để giải quyết mâu thuẫn đó. Tín dụng theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại là trên cơ sở lòng tin, nghĩa là ngƣời cho vay tin tƣởng vào ngƣời đi vay sẽ sử dụng vốn có hiệu quả và hoàn trả đúng thời hạn cả vốn lẫn lãi. Mặc dù có những khái niệm về tín dụng theo cách diễn đạt khác nhau nhƣng có thể nêu một cách tổng quát: “Tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời một lƣợng giá trị (dƣới hình thức tiền tệ hoặc hiện vật) từ ngƣời sở hữu sang ngƣời sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lƣợng giá trị lớn hơn lƣợng giá trị ban đầu” [7, tr. 26]. 1.1.1.1. Các loại hình tín dụng trong lịch sử Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển cả về nội dụng lẫn hình thức. Các quan hệ tín dụng ngày càng đƣợc mở rộng hơn, ban đầu là quan hệ giữa các cá nhân với nhau, sau đó là giữa cá nhân với tổ chức, tổ chức
  16. - 13 - với tổ chức, quan hệ với nhà nƣớc và cao nhất là tín dụng quốc tế. Trong quá trình phát triển lâu dài đó quan hệ tín dụng đã hình thành và phát triển qua các hình thức sau: a. Tín dụng nặng lãi Tín dụng nặng lãi hình thành khi xuất hiện sự phân chia giai cấp. Đặc điểm nổi bật của tín dụng này là lãi suất cho vay rất cao. Chính vì vậy, tiền vay chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích tiêu dùng cấp bách, hoàn toàn không mang mục đích sản xuất nên đã làm giảm sức sản xuất xã hội. Tuy nhiên đánh giá một cách công bằng thì tín dụng nặng lãi góp phần quan trọng làm tan rã kinh tế tự nhiên, mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo tiền đề cho chủ nghĩa tƣ bản ra đời. b. Tín dụng thƣơng mại Đây là hình thức tín dụng giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau. Công cụ của hình thức tín dụng này là các thƣơng phiếu thƣơng mại (gồm có kỳ phiếu và hối phiếu thƣơng mại). Tín dụng thƣơng mại có đặc điểm là: đối tƣợng cho vay là hàng hoá vì hình thức tín dụng đƣợc dựa trên cơ sở mua bán chịu hàng hoá giữa các nhà sản xuất với nhau và do đó các chủ thể tham gia vào quá trình vay mƣợn cũng là các nhà sản xuất kinh doanh. Qui mô tín dụng bị hạn chế bởi nguồn vốn cho vay là của từng chủ thể sản xuất kinh doanh. c. Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là ngân hàng - tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là các tổ chức cá nhân trong xã hội. Quá trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hình thành quan hệ vay mƣợn lẫn nhau trong xã hội. Đó là mối quan hệ vay mƣợn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian nhất định, là quan hệ chuyển dịch tạm thời quyền sử dụng vốn, là quyền bình đẳng cả hai bên đều có lợi. Trong mối quan hệ đó ngân hàng giữ vai trò vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay.
  17. - 14 - Với tƣ cách là ngƣời đi vay, ngân hàng huy động mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi bằng hình thức nhận tiền gửi của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội. Với tƣ cách là ngƣời cho vay, ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần đƣợc bổ sung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Tín dụng thƣơng mại cũng đã giải quyết quan hệ trực tiếp giữa các doanh nghiệp cần tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với những doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cho sản xuất lƣu thông mà chƣa có tiền, nhƣng hạn chế của tín dụng thƣơng mại không đáp ứng đƣợc yêu cầu tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng nhu cầu vay vốn với khối lƣợng thời hạn khác nhau. Chỉ có ngân hàng là tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ mới có khả năng giải quyết mâu thuẫn đó khi ngân hàng giữ vai trò vừa là ngƣời đi vay vừa là ngƣời cho vay. Mặc dù tín dụng ngân hàng ra đời từ rất lâu nhƣng đến nay, định nghĩa về tín dụng vẫn chƣa đƣợc thống nhất. Khái niệm “Tín dụng” có nguồn gốc từ thuật ngữ La tinh “Creditium” có nghĩa là sự tin tƣởng. Có thể hiểu tín dụng là một sự ứng trƣớc “giá trị hiện tại” để đổi lấy “giá trị tƣơng lai” với mong muốn rằng “giá trị tƣơng lai” sẽ lớn hơn “giá trị hiện tại” [6, tr. 114]. Theo K.Mark thì tín dụng – dƣới hình thức biểu hiện của nó là sự tín nhiệm ít nhiều có căn cứ đã khiến ngƣời này giao cho ngƣời khác một số tƣ bản nào đó dƣới hình thái hàng hóa đƣợc đánh giá thành một số tiền nhất định. Số tiền này bao giờ cũng phải đƣợc trả lại trong một thời gian đã đƣợc ấn định. Theo Điều 20: Luật các tổ chức tín dụng quy định: “ Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng ”.
  18. - 15 - “ Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác”. Tổng quan lại ta có thể hiểu tín dụng ngân hàng là “quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển quyền sử dụng tạm thời một lƣợng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong một thời gian nhất định và sau thời gian đó lƣợng vốn đƣợc hoàn trả cộng thêm phần lãi trên lƣợng vốn theo một lãi suất nhất định”. Tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu của nền kinh tế thị trƣờng, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế linh hoạt, kịp thời, khắc phục đƣợc nhƣợc điểm các các hình thức tín dụng khác trong lịch sử. 1.1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng a. Đối tƣợng của tín dụng là vốn tiền tệ: Số vốn này không nằm trong quá trình tuần hoàn của chu kỳ sản xuất kinh doanh mà là một loại vốn riêng biệt: vốn nhàn rỗi dùng để cho vay. Thời kỳ khủng hoảng, trì trệ sản xuất, khả năng cung cấp vốn vay lại rất lớn vì nhiều ngƣời không bỏ vào sản xuất mà đem gửi ngân hàng. Trong khi đó, nhu cầu vay vốn lại giảm vì không có lĩnh vực nào đầu tƣ có lợi, lúc này chỉ có một số ít ngƣời đi vay để đảm bảo khả năng thanh toán khỏi bị phá sản. b. Tín dụng là có lòng tin: Tín dụng xuất phát từ tiếng La-tinh “Creditum” có nghĩa là “sự giao phó” hay “sự tín nhiệm”. Nghiên cứu khái niệm tín dụng cũng cho ta thấy tín dụng là sự cho vay có hứa hẹn thời gian hoàn trả. Sự hứa hẹn biểu hiện “mức tín nhiệm” hay “lòng tin” của ngƣời cho vay vào ngƣời đi vay. Yếu tố lòng tin tuy vô hình nhƣng không thể thiếu trong quan hệ tín dụng, đây là yếu tố bao trùm trong hoạt động tín dụng, là điều kiện cần cho quan hệ tín dụng phát sinh. c. Tín dụng là có tính thời hạn: Khác với các quan hệ mua bán thông thƣờng khác (sau khi trả tiền ngƣời mua trở thành chủ sở hữu của vật mua hay còn gọi là “mua đứt bán đoạn”), quan hệ tín dụng chỉ trao đổi quyền sử dụng giá trị khoản vay chứ không trao đổi quyền sở hữu khoản vay. Ngƣời cho vay giao giá trị khoản vay dƣới
  19. - 16 - dạng hàng hoá hay tiền tệ cho ngƣời kia sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau khi khai thác giá trị sử dụng của khoản vay trong thời hạn cam kết, ngƣời đi vay phải hoàn trả toàn bộ giá trị khoản vay cộng thêm khoản lợi tức hợp lý kèm theo nhƣ cam kết đã giao ƣớc với ngƣời cho vay. Nhƣ vây, khối lƣợng tiền tệ cho vay ban đầu chỉ là vật chuyên trở giá trị sử dụng, nó đƣợc phát ra trong một thời gian nhất định rồi sẽ thu về chứ không đƣợc bán đứt. d. Tín dụng là có tính hoàn trả: Đây là đặc trƣng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng, hoàn thành một chu kỳ sản xuất trở về trạng thái tiền tệ, vốn tín dụng đƣợc ngƣời đi vay hoàn trả cho ngƣời cho vay kèm theo một phần lãi nhƣ đã thoả thuận. Do đặc điểm riêng của mình tín dụng ngân hàng đạt đƣợc ƣu thế hơn các hình thức tín dụng khác về khối lƣợng, thời hạn và phạm vi đầu tƣ. Với đặc điểm tín dụng bằng tiền, vốn tín dụng ngân hàng có khả năng đầu tƣ chuyển đổi vào bất cứ lĩnh vực nào của sản xuất và lƣu thông hàng hoá. Tín dụng ngân hàng không những chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động cho các doanh nghiệp và cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Vì vậy mà tín dụng ngân hàng ngày càng trở thành hình thức tín dụng quan trọng trong các hình thức tín dụng hiện có, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế linh hoạt và kịp thời. 1.1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng a. Sử dụng vốn vay đúng mục đích thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Cho vay đúng mục đích, nghĩa là, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay vốn ngân hàng đều phải có kế hoạch vay vốn và chỉ ra đƣợc tính hiệu quả của kế hoạch đó. Trên cơ sở đó ngân hàng kiểm tra xem xét, nếu thấy đồng vốn vay ngân hàng đem lại hiệu quả kinh tế và trả nợ đúng hạn thì mới quyết định cho vay. Trên cơ sở kế hoạch xin vay
  20. - 17 - vốn của ngƣời xin vay, bản thân ngân hàng phải xây dựng kế hoạch cho vay vốn của mình để chủ động trong việc đầu tƣ tín dụng. Nguyên tắc đảm bảo cho khách hàng vay vốn có đủ vốn và vay vốn có kế hoạch. Đồng thời nguyên tắc này nhằm tiết kiệm đồng vốn, đầu tƣ vốn có trọng điểm và có hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, việc cho vay đúng mục đích còn tăng cƣờng sự giám sát của ngân hàng đối với tổ chức, cá nhân vay vốn. Trƣờng hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn phát sinh ngoài kế hoạch, ngân hàng xét thấy cần thiết và hợp lý, cân đối với nguồn vốn của mình, có thể cho vay bổ sung cho ngƣời vay. Vốn vay phải sử dụng đúng cam kết và mục đích. b. Ngƣời vay vốn phải hoàn trả đúng kỳ hạn cả vốn và lãi Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn tập trung và huy động từ các thành phần kinh tế trong xã hội. Do vậy, những ngƣời vay vốn của ngân hàng sau một kỳ hạn nhất định đều phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. Đơn vị vay vốn sau một thời gian nhất định phải trả cho ngân hàng một khoản lợi tức thoả thuận, vì đó là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân hàng và là cơ sở cho ngân hàng tiến hành hạch toán kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc, đến thời kỳ trả nợ mà đơn vị vay vốn không trả cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển sang nợ quá hạn và đơn vị phải chịu lãi suất cao hơn lãi suất thông thƣờng. Với nguyên tắc này ngân hàng bảo toàn đƣợc vốn, kịp thời đƣa vốn vào hoạt động kinh doanh của mình, có thu để bù đắp chi và có lãi nhằm duy trì và phát triển hoạt động của bản thân ngân hàng. c. Cho vay có giá trị tài sản đảm bảo Các đơn vị muốn vay vốn của ngân hàng đều phải thế chấp tài sản có thể bằng hàng hoá thông thƣờng hoặc các chứng từ có giá nhƣ tín phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản. Hoặc có thể vay vốn thông qua sự bảo lãnh của các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng có uy tín. Nguyên tắc này giúp cho các đơn vị sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả. Ngân hàng cho vay vốn an toàn tránh
  21. - 18 - những rủi ro không đáng có trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và bảo đảm quan hệ cân đối quan hệ tiền tệ - hàng hoá trong lƣu thông góp phần bình ổn giá cả. Các nguyên tắc cơ bản nói trên có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau thành một tổng thể thống nhất, có ảnh hƣởng rất lớn đến quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các thành phần kinh tế, phòng ngừa đƣợc các yếu tố rủi ro đảm bảo an toàn tín dụng. 1.1.1.4. Vai trò tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong cơ chế thị trƣờng hiện nay. Điều đó đƣợc thể hiện ở một số khía cạnh sau: a. Tín dụng ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tín dụng ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa ngƣời thừa vốn và ngƣời thiếu vốn. Nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong quá trình hoạt động đó, ngân hàng thu đƣợc lợi tức cho vay để duy trì và phát triển hoạt động của chính ngân hàng. b. Tín dụng ngân hàng có chức năng phân phối lại vốn giữa các ngành kinh tế khác nhau, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trƣởng kinh tế. Tín dụng làm cho quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, thu lợi nhuận tối đa cho những nhà sản xuất lớn, thúc đẩy quá trình cạnh tranh tạo ra sức bật cho nền kinh tế. Quá trình cạnh tranh trong sản xuất đã dẫn đến các nhà sản xuất từ bỏ ngành có lợi nhuận thấp chuyển sang ngành khác có lợi nhuận cao hơn. Do vậy mà có sự dịch chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác. Sự dịch chuyển vốn này gặp rất nhiều khó khăn nhƣ cơ sở vật chất, nhà xƣởng, máy móc đòi hỏi phải có một số lƣợng vốn lớn mới đáp ứng đƣợc yêu cầu. Để giải quyết các khó khăn này, các nhà sản xuất đã dựa vào quan hệ tín dụng bằng cách xin vay vốn tại các ngân hàng để đầu tƣ vào ngành sản xuất có lợi nhuận cao. Khi có sự tham gia của tín dụng, sự dịch chuyển vốn giữa các doanh nghiệp đƣợc giải quyết nhanh chóng đã kích thích quá trình tái sản xuất xã hội,
  22. - 19 - tăng sức cạnh tranh làm thay đổi lợi nhuận cá biệt vốn có của các ngành tạo nên tỷ suất lợi nhuận bình quân của toàn bộ nền kinh tế. c. Tín dụng đƣợc coi nhƣ một công cụ trong chính sách tiền tệ quốc gia để điều hoà lƣu thông tiền làm cho tiền tệ ổn định. Thông qua tín dụng, Ngân hàng Trung ƣơng tiến hành việc phát hành thêm hoặc bớt tiền vào lƣu thông tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế. Nhƣ vậy, yêu cầu quy luật lƣu thông tiền tệ đƣợc tôn trọng. d. Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển. Nhờ có tín dụng cấp vốn mà nhiều lĩnh vực kinh tế, nhiều ngành kinh tế đã phục hồi và phát huy đƣợc thế mạnh. Mặt khác, tín dụng góp phần tác động để tăng cƣờng chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp. e. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lƣu kinh tế quốc tế. Trong điều kiện hiện nay, việc phát triển kinh tế của một nƣớc luôn phải gắn liền với sự phát triển của kinh tế thế giới. Sự hợp tác bình đẳng cùng có lợi giữa các nƣớc trên thế giới và trong khu vực đang đƣợc phát triển mạnh mẽ. Trong đó, đầu tƣ vốn ra nƣớc ngoài và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá là hai lĩnh vực hợp tác quốc tế phổ biến nhất giữa các nƣớc. Vốn là nhân tố quyết định đầu tiên cho việc thực hiện quá trình này. Nhƣng trên thực tế không phải một tổ chức kinh tế nào cũng có đủ vốn để hoạt động. Ngân hàng với tƣ cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt động tín dụng sẽ là trợ thủ đắc lực về vốn cho các nhà đầu tƣ và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Nhƣ vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với ngân hàng mà còn với cả xã hội. Tuy nhiên để tín dụng ngân hàng phát huy đƣợc hết vai trò của nó thì các nhà quản lý ngân hàng cũng nhƣ các cơ quan chức năng phải tạo ra một hành lang pháp lý cũng nhƣ các quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngƣời vay và ngƣời cho vay.
  23. - 20 - 1.1.2. Rủi ro tín dụng 1.1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng Cụm từ “rủi ro” đƣợc nhiều nhà kinh tế định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, nhƣng khái quát lại ta có thể hiểu rủi ro là xuất hiện một biến cố không mong đợi gây thiệt hại cho một công việc cụ thể [36]. Rủi ro có thể xảy ra trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực mà không phụ thuộc vào ý muốn con ngƣời. Trong cơ chế quản lý kế hoạch tập trung với hệ thống ngân hàng độc quyền, rủi ro tín dụng ít đƣợc đề cập tới. Khi rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng thƣờng sử dụng các biện pháp hành chính để ngăn chặn nhƣ: Phát hành thêm tiền, không cho doanh nghiệp và cá nhân rút tiền mặt Nhƣng khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, hiện tƣợng mất khả năng thanh toán ở các tổ chức, cá nhân hay cho vay không thu hồi đƣợc nợ, ngƣời gửi tiền rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng các ngân hàng kinh doanh thua lỗ hoặc thậm chí phá sản là điều có thể xảy ra. Trong công cuộc đổi mới kinh tế tại Việt Nam, vốn trở thành một vấn đề hết sức nóng bỏng và cấp bách làm cho thị trƣờng kinh doanh ngân hàng càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ rủi ro hơn. Rủi ro có thể xảy ra trong bất kỳ một nghiệp vụ ngân hàng nào nhƣ nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thƣơng mại, cho vay thị trƣờng liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ với những mức độ khác nhau. Việc tìm ra một phƣơng pháp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng mà hoàn toàn loại trừ đƣợc rủi ro và có thể đảm bảo đƣợc một kết quả tài chính nhất định là không thể thực hiện đƣợc. Do vậy, việc thừa nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và từ đó tìm biện pháp khắc phục và hạn chế rủi ro là yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng là một tất yếu mà các nhà quản lý ngân hàng chỉ có thể có chính sách giảm bớt chứ không thể loại bỏ đƣợc. Ngày nay, nhu cầu về vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp cũng nhƣ việc mở rộng hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, tiêu dùng của các cá nhân, hộ gia đình
  24. - 21 - đang ngày càng tăng lên, do đó để đáp ứng nhu cầu này, các ngân hàng thƣơng mại (viết tắt là NHTM) cũng không ngừng mở rộng hoạt động cho vay của mình và rủi ro tín dụng cũng có nguy cơ phát sinh nhiều hơn. Do quan hệ tín dụng đƣợc hiểu theo hai chiều là đi vay và cho vay, vì vậy, cũng cần phải hiểu rủi ro tín dụng (viết tắt là RRTD) theo hai chiều đó là rủi ro trong cho vay và rủi ro trong hoạt động đi vay hay chính là rủi ro trong hoạt động huy động vốn. Rủi ro trong khâu huy động vốn xảy ra khi ngân hàng thừa vốn hoặc thiếu vốn. Thừa vốn là vốn bị ứ đọng, ngân hàng không thực hiện cho vay hoặc đầu tƣ đƣợc, vì vậy không sinh lãi trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi tiền gửi cho ngƣời gửi tiền vào ngân hàng. Thiếu vốn xảy ra khi nguồn vốn của ngân hàng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay đầu tƣ, nhu cầu thanh toán của khách hàng. Rủi ro trong khâu cho vay: Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủ yếu của của NHTM, thông thƣờng nghiệp vụ này mang lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng. Trong khi lĩnh vực này lại chứa nhiều rủi ro bởi các khoản vay bao giờ cũng có xác suất vỡ nợ cao hơn so với những tài sản có khác. RRTD có thể đƣợc định nghĩa là những tổn thất tiềm tàng có thể xảy ra do các bên đối tác trong hợp đồng tín dụng không có khả năng hoặc không có đủ năng lực thực hiện các nghĩa cụ của mình một cách đầy đủ hoặc đúng hạn. Xét về khía cạnh của ngân hàng, RRTD đồng nghĩa với thu nhập dự tính của ngân hàng từ các tài sản có sinh lời không đƣợc hoàn trả đầy đủ cả về mặt số lƣợng và thời hạn [2]. Theo báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng Hoàng gia Canada (RBC) thì “Rủi ro tín dụng là rủi ro mất vốn do bên đối tác không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Nó cũng nói tới sự mất đi giá trị thị trƣờng do sự suy yếu vị thế tài chính của đối tác. Đối tác có thể là nhà phát hành giấy tờ có giá, con nợ, ngƣời đi vay, ngƣời đƣợc bảo hiểm, bên tái bảo hiểm hoặc ngƣời đƣợc bảo lãnh”.
  25. - 22 - Tóm lại, RRTD xảy ra khi ngƣời vay không trả đƣợc nợ lãi và/ hoặc nợ gốc đúng hạn, đầy đủ. Theo phƣơng thức quản lý tín dụng hiện nay, ngƣời ta chia RRTD thành bốn cấp độ sau: Một là, không thu đƣợc lãi đúng hạn: Đây là cấp độ thấp nhất khi ngƣời vay không trả đƣợc lãi đúng hạn cho ngân hàng. Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh. Hai là, không thu đƣợc vốn đúng hạn: Khi không thu đƣợc vốn đúng hạn ngân hàng sẽ chuyển số nợ đó sang mục nợ quá hạn phát sinh. Khoản mục này phát sinh vào thời gian đáo hạn của hợp đồng tín dụng hoặc kỳ trả gốc của khoản vay. Tuy nhiên, đây có thể chƣa phải khoản mất mát thực sự của ngân hàng vì có thể tiến độ hoạt động kinh doanh của khách hàng bị chậm hoặc kế hoặch thu chi của khách hàng bị phát sinh so với kế hoăch trình ngân hàng. Ba là, không thu đƣợc đủ lãi, ngân hàng phải chuyển khoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng và thậm chí có thể phải thực hiện miễn giảm lãi cho khách hàng. Bốn là, không thu đƣợc đủ vốn cho vay, ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ vào mục nợ không có khả năng thu hồi hoặc phải xóa nợ, coi nhƣ khép lại một hợp đồng tín dụng không có hiệu quả. RRTD là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa RRTD rất khó khăn. Việc không kiểm soát đƣợc RRTD một cách kịp thời sẽ phát sinh các rủi ro khác. 1.1.2.2. Các nhân tố của rủi ro tín dụng Giá trị nghĩa vụ thanh toán: Giá trị nghĩa vụ thanh toán chính là mức dƣ nợ ngân hàng cấp cho khách hàng khi đã cộng lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn (nếu có), bao gồm các yếu tố: Dƣ nợ cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay. Ngân hàng cần đánh giá chính xác khả năng của khách hàng để xác định mức cho vay, lãi suất cho vay
  26. - 23 - và thời hạn vay hợp lý để tránh tình trạng khách hàng không đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Khả năng khách hàng không thanh toán: Đây là nhân tố vừa mang yếu tố chủ quan, vừa mang yếu tố khách quan. Nhân tố này mang yếu tố chủ quan khi khách hàng cố tình không thanh toán nợ cho ngân hàng và chủ quan khi khách hàng không đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Dù là chủ quan hay khách quan thì ngân hàng cũng cần thẩm định tƣ cách khách hàng và tình hình tài chính cũng nhƣ khả năng trả nợ của khách hàng một cách chính xác trƣớc khi quyết định cho vay. Chất lƣợng của tài sản bảo đảm: Đây là nguồn thu thứ hai khi nguồn thu thứ nhất từ việc trả nợ của khách hàng không đƣợc thực hiện. Nếu chất lƣợng tài sản bảo đảm (viết tắt là TSBĐ) bị giảm sút về mặt giá trị sẽ làm ngân hàng không thu hồi đủ phần nợ khi phát mại tài sản. Do đó, ngân hàng cần định giá TSBĐ chính xác khi cho vay và thƣờng xuyên theo dõi sự biến động giá trị TSBĐ để yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ khác khi giá trị TSBĐ hiện tại bị giảm sút. Đánh giá/ xếp hạng khách hàng: Ngân hàng cần có công cụ đánh giá xếp hạng khách hàng một cách hiệu quả và chính xác để xác định đối tƣợng khách hàng từ đó đƣa ra các chính sách tín dụng phù hợp cho các đối tƣợng khách hàng. 1.1.2.3. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 1.1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng a. Chính sách của ngân hàng không phù hợp với đặc điểm, thực trạng của nền kinh tế và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ. Chính sách tín dụng đƣợc hiểu đầy đủ bao gồm: định hƣớng chung trong cho vay, chế độ tín dụng ngắn, trung dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, về loại khách hàng và ngành nghề đƣợc ƣu tiên, quy trình xét duyệt cho vay Một chính sách không đầy đủ, đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hƣớng lệch lạc cho hoạt động tín dụng, dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tƣợng, tạo kẽ hở cho ngƣời sử dụng vốn để gian lận, chiếm đoạt vốn bất hợp pháp.
  27. - 24 - b. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế, chƣa đƣợc đào tạo đầy đủ, ít kinh nghiệm trong ngành nghề mà mình tài trợ, chƣa bắt kịp với những thay đổi của thị trƣờng dẫn đến việc không phân tích, đánh giá chính xác về khách hàng và phƣơng án vay vốn làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Mức độ rủi ro trong trƣờng hợp này sẽ tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến giám sát và cuối cùng là thu nợ. c. Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ tín dụng còn yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh doanh. Trƣớc những cám dỗ vật chất, nhiều cán bộ tín dụng đã xa ngã, làm trái quy định, chính sách của ngân hàng, móc ngoặc, thông đồng với khách hàng cho vay khống, thiếu tài sản bảo đảm, cho vay vƣợt tỷ lệ an toàn, lập hồ sơ giả để vay vốn, xâm tiêu khi giải ngân hay thu nợ, đôi khi còn nể nang trong quan hệ khách hàng, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng vốn vay gây tổn thất và rủi ro cho ngân hàng. d. Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ khâu bảo đảm tín dụng: cán bộ thẩm định đánh giá sai TSBĐ bao gồm cả giá trị hiện tại và tƣơng lai, hoặc quá tin tƣởng vào TSBĐ. Tuy TSBĐ là tiêu chuẩn thứ yếu nhƣng đó lại là nguồn bảo đảm thu nợ thứ hai khi khách hàng không có khả năng trả nợ bằng nguồn thu thứ nhất là nguồn thu cam kết sử dụng trả nợ cho khoản vay. e. Ngân hàng đứng trƣớc mâu thuẫn mở rộng tín dụng để tăng lợi nhuận đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng. Nhiều ngân hàng quá chú trọng vào mục đích lợi nhuận ra sức tăng dƣ nợ tín dụng đã bỏ qua hoặc hạ thấp tiêu chuẩn cho vay, chỉ chạy theo số lƣợng tín dụng mà bỏ qua chất lƣợng tín dụng gây ra rủi ro trong hoạt động cho vay. f. Ngân hàng thiếu thông tin cả về số lƣợng và chất lƣợng. Bản thân hoạt động ngân hàng luôn trong tình trạng thông tin không cân xứng, nên đòi hỏi công tác thẩm định phải sàng lọc thông tin một cách kỹ càng, chính xác, tránh bỏ sót những dự án hiệu quả cao và nhận những dự án không có hiệu quả hoặc có hiệu quả thấp. Mặc dù
  28. - 25 - Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC đã đƣợc thành lập và đi vào hoạt động nhƣng hiệu quả chƣa cao, chƣa cập nhật, do đó các ngân hàng chƣa đƣợc cung cấp thông tin một cách đầy đủ và chính xác có thể dẫn tới những phán quyết sai lầm khi cho vay. g. Ngân hàng chƣa thực hiện tốt công tác giám sát tín dụng, việc kiểm soát lỏng lẻo dẫn đến tình trạng thất thoát vốn, giảm thấp hiệu quả hoạt động kinh doanh. h. Ngân hàng quá tập trung vào một đối tƣợng, một khu vực, một ngành nghề làm hạn chế sự linh hoạt của ngân hàng trƣớc những biến động của thị trƣờng cạnh tranh gây tổn thất cho ngân hàng. 1.1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng a. Đối với khách hàng là cá nhân - Do ngƣời vay không có không có thu nhập ổn định, không có việc làm thƣờng xuyên, bị thất nghiệp (có thể tạm thời hay kéo dài) dẫn đến không có thu nhập và không đảm bảo đƣợc khả năng trả nợ; - Do những khó khăn bất thƣờng trong cuộc sống gây khó khăn cho khách hàng nhƣ: ốm đau, tai nạn, chết, ly dị - Do ngƣời vay hoạch định ngân quỹ không chính xác; - Do ngƣời vay cố tình sử dụng sai mục đích vay vốn; - Do ngƣời vay có ý lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng b. Đối với khách hàng là doanh nghiệp - Doanh nghiệp gặp các rủi ro khách quan nhƣ: Thiên tai, hỏa hoạn, động đất, mất trộm, hoặc bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo, bạn hàng của doanh nghiệp gặp rủi ro làm doanh nghiệp bị thua lỗ không có khả năng trả nợ cho ngân hàng; - Trình độ của bộ phận lãnh đạo, điều hành kém hiệu quả, không uy tín trong giới kinh doanh, thiếu sáng suốt và chủ động trong quá trình ra quyết định, khi gặp tình huống khó khăn không xoay sở đƣợc dẫn đến doanh nghiệp bị thua lỗ, phá sản;
  29. - 26 - - Tình trạng tham nhũng, gian lận diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh làm thiệt hại lớn đến chất lƣợng hoạt động của doanh nghiệp; - Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng vốn vay vào việc sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng bị pháp luật cấm; - Doanh nghiệp cố ý lừa đảo, chiếm đoạt vốn của ngân hàng; - Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nhƣ:  Do tính khả thi của dự án kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp, không khoa học, không tiếp cận đƣợc thị trƣờng, chƣa đánh giá đƣợc chính xác nhu cầu của thị trƣờng hoặc đánh giá sai về khả năng tiêu thụ của thị trƣờng làm tăng lƣợng tồn kho cho doanh nghiệp;  Rủi ro do thị trƣờng cung cấp không có khả năng cung cấp đủ nguyên vật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu;  Rủi ro khi giá cả nguyên vật liệu có biến động mà doanh nghiệp không có kế hoạch hoặc không dự đoán đƣợc làm ảnh hƣởng đến giá thành và giá bán của sản phẩm, ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận;  Rủi ro khi chất lƣợng nguyên vật liệu không đảm bảo, không đáp ứng đƣợc các yêu cầu, phẩm chất, quy cách làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp, giảm uy tín thƣơng hiệu của sản phảm trên thị trƣờng;  Rủi ro do thị trƣờng tiêu thụ: Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra có số lƣợng quá lớn vƣợt nhu cầu thị trƣờng do doanh nghiệp thiếu quan tâm, đầu tƣ vào phân tích, dự báo thị trƣờng làm ứ đọng hàng hóa, hạn chế khả năng vòng quay của hàng tồn kho;  Rủi ro khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất, cơ cấu chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn gây lãng phí ứ đọng vốn;
  30. - 27 - Rủi ro khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong tình hình tài chính. Doanh nghiệp có hệ số nợ cao, bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài không có biện pháp thu hồi nợ làm hạn chế khả năng quay vòng của các khoản phải thu. 1.1.2.3.3. Nguyên nhân từ phía các tài sản bảo đảm tín dụng Sự sụt giảm giá trị của TSBĐ: Đây là tác động mang tầm vĩ mô mà bản thân cán bộ thẩm định cần đánh giá, kiểm tra giám sát chặt chẽ giá trị của TSBĐ qua các thời kỳ biến động khác nhau, nếu không sẽ dẫn tới tình trạng cấp tín dụng vƣợt mức quy định an toàn. Sự sụt giảm giá trị của TSBĐ có thể là do hao mòn trong quá trình ngƣời vay sử dụng TSBĐ, có thể do biến động giá cả thị trƣờng Ngân hàng gặp rủi ro trong quá trình nắm giữ và xử lý TSBĐ: Do ngƣời vay cầm cố tài sản cho ngƣời khác hoặc có thể do ngƣời vay cố tình gây khó khăn trong công tác phát mại TSBĐ khiến ngân hàng không thể thu hồi vốn vay, ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động chung của toàn bộ ngân hàng. Khi đó rủi ro không còn trong phạm vi một khoản vay mà lan rộng ra phạm vi của cả bộ máy hoạt động kinh doanh. Đối với các trƣờng hợp đối nhân (bảo lãnh): Ngân hàng có thể gặp rủi ro khi ngƣời đƣợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ thanh toán do gặp khó khăn về vấn đề tài chính, gây ra sự ứ đọng vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do sự không đồng bộ về các văn bản pháp lý có liên quan đến TSBĐ gây khó khăn cho ngân hàng trong trƣờng hợp phát mại TSBĐ và xử lý sự cố làm hạn chế vị thế pháp lý của ngân hàng trong xử lý tài sản. 1.1.2.3.4. Nguyên nhân khác - Do sự biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thƣờng xảy ra bất ngờ gây thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời khiến cho ngân hàng và khách hàng không ứng phó kịp. - Do sự khác nhau về địa hình, giao thông và tài nguyên; sự thay đổi thói quen, tập quán, nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của ngƣời dân trong xu thế hội nhập của đất nƣớc.
  31. - 28 - - Do sự biến động của kinh tế nhƣ suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá, lạm phát gia tăng ảnh hƣởng tới doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng. - Do ngân hàng không theo kịp đà phát triển của xã hội, nhất là sự bất cập trong trình độ chuyên môn và công nghệ ngân hàng. - Do môi trƣờng pháp lý lỏng lẻo, thiếu sự đồng bộ, còn chồng chéo giữa các quy định và văn bản dƣới luật của các bộ ngành khác nhau tạo ra những khe hở dẫn tới không kiểm soát đƣợc các hiện tƣợng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng. - Do vẫn tồn tại sự bất bình đẳng trong quan hệ đối xử của Nhà nƣớc dành cho các NHTM khác nhau. - Do xu hƣớng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế vừa tạo điều kiện giao lƣu kinh tế, tăng hiệu quả kinh tế xã hội vừa tạo ra môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, tạo sự ràng buộc kinh tế giữa các quốc gia và tạo ra các tiềm ẩn rủi ro mang tính hệ thống. 1.1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng Khi RRTD phát sinh, tùy mức độ mà nó gây ra những tác hại nghiêm trọng không chỉ với hệ thống ngân hàng, với ngƣời vay và cả với nền kinh tế xã hội. a. Đối với bản thân ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm phát sinh chi phí, giảm doanh thu, giảm lợi nhuận: RRTD gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài chính khi không thu đƣợc vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu, mất thời gian và chi phí thu hồi nợ, làm giảm vòng quay vốn tín dụng, bỏ qua các chi phí cơ hội cho các cơ hội đầu tƣ khác, tăng chi phí từ việc trích lập dự phòng rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra ở mức độ cao hơn nữa khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, ngân hàng phải dùng tới vốn tự có làm giảm vốn tự có và quy mô hoạt động của ngân hàng. Trƣờng hợp ngân hàng thu đƣợc lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng ảnh hƣởng tới tính thanh khoản của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng: RRTD ảnh hƣởng tới việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng. Các khoản đầu tƣ, cho vay thu hồi
  32. - 29 - chậm hoặc không thu hồi đƣợc trong khi ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và khả năng kinh doanh của ngân hàng: Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng và làm giảm lòng tin của khách hàng vào ngân hàng làm ảnh hƣởng trực tiếp tới lƣợng khách hàng giao dịch tại ngân hàng và quy mô hoạt động của ngân hàng gây ra những tổn thất về tài chính. - Rủi ro tín dụng có nguy cơ dẫn đến phá sản ngân hàng: RRTD làm giảm lòng tin đối với khách hàng. Khách hàng lo sợ bị mất những khoản tiền gửi và đến rút tiền ồ ạt để tìm các cơ hội đầu tƣ khác, gây khó khăn cho ngân hàng. Hậu quả của sự phá sản ngân hàng không chỉ dừng lại ở bản thân ngân hàng mà còn liên quan đến các ngân hàng khác, tạo ra phản ứng dây chuyền của sự phá sản hàng loạt các ngân hàng ảnh hƣởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế. b. Đối với nền kinh tế Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế (viết tắt là TCKT) cho tới các tổ chức tín dụng (viết tắt là TCTD) khác. RRTD chứng tỏ ngƣời vay vốn đã không thực hiện đƣợc hiệu quả đầu tƣ nhƣ đặt ra trong kế hoạch vay vốn làm lợi ích kinh tế xã hội dự kiến nhận đƣợc không có, sản xuất lƣu thông hàng hóa bị đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiết nền kinh tế của ngân hàng bị suy yếu, quyền lợi của ngƣời gửi tiền không đƣợc bảo đảm. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trƣờng tiền tệ, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hƣởng tiêu cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội, kéo theo hàng loạt những hậu quả khác nhƣ: thất nghiệp, lạm phát, tệ nạn xã hội c. Đối với ngƣời đi vay Khi RRTD xảy ra các chủ thể kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân hàng sẽ bị giảm hoặc mất nguồn vốn đầu tƣ, ảnh hƣởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất và
  33. - 30 - có thể làm phá sản doanh nghiệp. Đối với các chủ thể kinh doanh gây ra RRTD thì không chỉ mất đi nguồn vốn từ phía ngân hàng đó mà còn khó tìm đƣợc nguồn vốn khác trong nền kinh tế vì không còn uy tín trong khả năng trả nợ. 1.2. Quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng RRTD là rủi ro tổn thất do những biến động bất lợi ảnh hƣởng đến khả năng của ngƣời vay, ngƣời phát hành hay đối tác làm phát sinh việc không thanh toán hoặc không thanh toán đƣợc đúng hạn các nghĩa vụ tài chính của mình theo kế hoạch. Quản trị RRTD là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua bộ máy và công cụ quản lý để phòng ngừa, cảnh báo và đƣa ra các biện pháp nhằm hạn chế đến mức tối đa việc không thu đƣợc đầy đủ cả gốc và/ hoặc lãi của khoản vay hoặc thu gốc và/ hoặc lãi không đúng hạn. Quản trị RRTD là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lƣợng tín dụng, hạn chế hậu quả xấu trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu sự tổn thất không để hoạt động ngân hàng lâm vào tình trạng bị đổ vỡ. Giữa mức độ RRTD và chất lƣợng danh mục cho vay của ngân hàng có mối liên hệ trực tiếp. Một ngân hàng có số lƣợng khoản vay không thu hồi đƣợc nhiều một cách bất thƣờng sẽ đƣợc coi nhƣ là danh mục cho vay có mức độ rủi ro tín dụng cao. Cách phòng ngừa RRTD tốt nhất là thực hiện quản lý tốt việc quản lý danh mục, bao gồm cả việc xây dựng các chuẩn mực cấp tín dụng và chính sách đa dạng hóa phù hợp. Có hai phƣơng pháp cơ bản để quản lý rủi ro đó là phòng tránh và kiểm soát tổn thất. Phƣơng pháp phòng tránh bao gồm việc xây dựng các chính sách xác định cụ thể những lĩnh vực hay hoạt động nào đƣợc coi là phù hợp và nên đầu tƣ. Phƣơng pháp kiểm soát tổn thất chú ý đến việc duy trì mức độ đa dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tƣ, các chuẩn mực cấp tín dụng 1.2.2. Bản chất quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại
  34. - 31 - Bản chất của quản trị rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các công cụ, chính sách, phƣơng pháp và các chỉ tiêu để đánh giá, đo lƣờng, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng. 1.2.3. Vai trò của quản trị rủi ro tín dụng Hoạt động tín dụng đã và đang là hoạt động kinh doanh chính đem lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì lĩnh vực tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro lớn nhất. RRTD gây ra hậu quả lớn cho ngân hàng, khách hàng, nền kinh tế và ảnh hƣởng đến cả xã hội. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là điều không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng. RRTD là rủi ro tiềm ẩn đối với thu nhập hay vốn phát sinh khi đối tác không đáp ứng đƣợc hoặc không thực hiện đầy đủ các điều kiện nhƣ đã thỏa thuận theo các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Quản trị RRTD có vai trò quan trọng việc quản lý và kiểm soát tỷ lệ tổn thất tín dụng ở một mức độ nhất định đảm bảo cho hoạt động tín dụng đƣợc an toàn, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng với mục tiêu tăng trƣởng bền vững. 1.2.4. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng Quản trị RRTD một cách hiệu quả, đảm bảo cho hoạt động tín dụng nằm trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận đƣợc sẽ hỗ trợ các ngân hàng phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ RRTD và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng. Mục tiêu chính của các nhà quản trị RRTD là đảm bảo lợi nhuận tối đa ở các mức rủi ro có thể chấp nhận đƣợc. Trong điều kiện cạnh tranh việc cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng gia tăng và bị áp lực từ nhiều phía, do đó có thể nói rằng tình trạng rủi ro và đặc biệt là RRTD của ngân hàng đang đƣợc hết sức chú trọng. Quản trị RRTD góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. Khi ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có năng lực tài chính lành mạnh và quản lý đƣợc rủi ro trong giới hạn cho phép sẽ tạo đƣợc niềm tin của khách
  35. - 32 - hàng và nâng cao đƣợc vị thế, uy tín đối với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc. Đây là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng và phát triển bền vững cũng nhƣ thực hiện thành công các hoạt động hợp tác, liên doanh, liên kết trong xu thế hội nhập. 1.2.5. Công cụ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại [30] 1.2.5.1. Chấm điểm tín dụng – Xếp hạng khách hàng Chấm điểm tín dụng là một công cụ chiến lƣợc để các ngân hàng đánh giá và phân loại khách hàng. Chấm điểm tín dụng đòi hỏi phải đánh giá đặc điểm của khách hàng và khoản vay để xác định mức độ rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra. Việc chấm điểm có thể đƣợc tiến hành bằng các phƣơng pháp chủ quan hoặc sử dụng các mô hình chấm điểm định lƣợng. Mục tiêu của việc xếp hạng khách hàng là để đánh giá và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro và theo các tiêu chuẩn rủi ro mà mỗi ngân hàng xác định đề ra cho mình; tạo ra một công cụ để thực hiện hoạch định chính sách tín dụng và xây dựng chính sách khách hàng; bảo đảm tính nhất quán trong đánh giá và quản lý khách hàng. Nguyên tắc của việc xếp hạng khách hàng là phải áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng cho tất cả các đối tƣợng khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng và phải đƣợc tiến hành khi xét duyệt cho vay khoản vay đầu tiên, phải đƣợc lập thành báo cáo và phải đƣợc phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Việc chấm điểm tín dụng phải đƣợc tiến hành đánh giá lại, xếp hạng lại trên cơ sở định kỳ. 1.2.5.2. Giới hạn cấp tín dụng Hạn mức tín dụng là giá trị tín dụng tối đa mà các ngân hàng có thể cấp cho một khách hàng, một ngành, hoặc một khu vực địa lý. Quy mô của hạn mức thể hiện số tiền tối đa ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng đó có thể chấp nhận đƣợc. Đối với khách hàng, ngành, khu vực có nhiều rủi ro thì hạn mức càng thấp và ngƣợc lại.
  36. - 33 - Mục tiêu của việc cấp hạn mức là tránh các thiệt hại lớn và đa dạng hóa cơ cấu danh mục tín dụng, tránh sự tập trung rủi ro và tăng cƣờng chất lƣợng cơ cấu danh mục tín dụng. Nguyên tắc của việc giới hạn tín dụng là các ngân hàng phải xác định đƣợc thị trƣờng mục tiêu, các phân đoạn trong từng thị trƣờng mục tiêu, xác định đƣợc các ngành nghề kinh tế, các loại tài sản bảo đảm khác nhau để có thể đƣa ra mức giới hạn tín dụng phù hợp. 1.2.5.3. Phân loại khoản vay Phân loại khoản vay là việc đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến khoản vay nhằm giúp ngân hàng đạt đƣợc sự cân bằng về cơ cấu rủi ro trong cơ cấu của danh mục tín dụng cũng nhƣ là làm cơ sở để xác định trật tự các khoản vay cần đƣợc ƣu tiên theo dõi. Khi phát sinh vấn đề, các khoản vay sẽ đƣợc phân loại lại cho phù hợp với mức độ rủi ro và khả năng phải tiến hành thanh lý tài sản để xử lý nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Mục tiêu của việc phân loại khoản vay là để hạn chế rủi ro tổng thể và đạt đƣợc sự cân bằng về cơ cấu rủi ro trong cơ cấu danh mục tín dụng của ngân hàng; tạo ra một công cụ để xác định và đánh giá chất lƣợng danh mục tín dụng; tạo ra một công cụ để tiến hành theo dõi sau khi cho vay, đặc biệt là khi khoản vay có vấn đề. Nguyên tắc phân loại khoản vay: Việc phân loại khoản vay phải đƣợc thực hiện ngay khi khoản vay đƣợc phê duyệt và phải thƣờng xuyên định kỳ thực hiện đánh giá, phân loại khoản vay đặc biệt là các khoản vay có vấn đề. 1.2.5.4. Lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng Dự phòng rủi ro là khoản dự phòng đƣợc trích cho phần giá trị tài sản “có” có khả năng không thể thu hồi đƣợc. Lập dự phòng xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là việc ngân hàng hạch toán chuyển những khoản nợ đƣợc xác định là rủi ro từ hạch toán nội bảng ra
  37. - 34 - hạch toán ngoại bảng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, việc trích lập dự phòng xử lý RRTD có thể bắt buộc. Mục tiêu của việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng là để tránh các tổn thất có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc lành mạnh trong quản lý rủi ro. Nguyên tắc của việc trích lập dự phòng RRTD là phải thƣờng xuyên tiến hành phân loại tài sản “Có” và trích lập dự phòng rủi ro đối với các hạng mục tài sản phải trích lập dự phòng theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc (viết tắt là NHNN) nói chung và quy định của từng ngân hàng nói riêng. 1.3. Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.3.1. Thƣớc đo hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đƣợc đánh giá và phản ánh thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau: 1.3.1.1. Tổng dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản có Tổng dƣ nợ tín dụng Dƣ nợ tín dụng = trên tổng tài sản Tổng tài sản có Đây là chỉ số tổng quan về quy mô hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu của hoạt động tín dụng trong tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này cao thể hiện hoạt động tín dụng là chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ngƣợc lại chỉ tiêu này thấp chứng tỏ quy mô hoạt động tín dụng trong ngân hàng nhỏ. 1.3.1.2. Hiệu suất sử dụng nguồn vốn Hiệu suất Dƣ nợ = Sử dụng nguồn vốn Nguồn vốn Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu trên một đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này rất quan trọng vì nó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Do Ngân hàng phải trả lãi cho các khoản tiền mà ngân hàng đi vay nên ngân hàng cần tận dụng hết sức các khoản vốn huy động để tạo ra lợi nhuận bù đắp chi phí và có lãi.
  38. - 35 - 1.3.1.3. Dƣ nợ bình quân Doanh số cho vay Dƣ nợ bình quân = Tổng số khách hàng vay vốn Chỉ tiêu này phản ánh quy mô vay trên một khách hàng. Số tiền vay của mỗi khách hàng cao giúp ngân hàng nhanh chóng tăng trƣởng dƣ nợ mà không phải đi tìm kiếm khách hàng, giảm chi phí quản lý theo khách hàng, đồng thời cũng thể hiện phần nào uy tín, chất lƣợng của khách hàng vay vốn (khách hàng tốt thì hạn mức cho vay cao). Tuy nhiên, nếu công tác thẩm định của ngân hàng không tốt thì chính những khoản vay này lại mang lại rủi ro cao hơn cho ngân hàng. 1.3.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng Nợ quá hạn = dƣ nợ Tổng dƣ nợ Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta cần phải đánh giá kèm theo chỉ tiêu vòng quay của các khoản nợ quá hạn, khả năng giải quyết các khoản nợ quá hạn. Bởi vì, tỷ lệ nợ quá hạn cao mà khả năng giải quyết nợ quá hạn hay vòng quay của các khoản nợ quá hạn cao thì khả năng ngân hàng gặp RRTD sẽ thấp, ngƣợc lại, ngân hàng sẽ gặp RRTD cao. 1.3.1.5. Nợ khó đòi trên tổng nợ quá hạn Nợ khó đòi trên tổng nợ Nợ quá hạn khó đòi = quá hạn Tổng nợ quá hạn Tỷ lệ này phản ánh một đồng nợ quá hạn có bao nhiêu đồng nợ khó đòi. Tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn thấp, nguy cơ mất vốn cao, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thấp. 1.3.1.6. Tỷ lệ vốn tự có trên tổng tài sản có (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) Tỷ lệ vốn tự có trên tổng Vốn tự có = tài sản Có Tổng tài sản có
  39. - 36 - Tổng tài sản có: Là các loại tài sản có của ngân hàng đã đƣợc điều chỉnh theo mức độ rủi ro của từng loại tài sản (bao gồm cả các cam kết ngoại bảng của ngân hàng). Việc quy định mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản có tùy thuộc vào đặc điểm riêng cụ thể của từng nƣớc và từng thời kỳ khác nhau, phản ánh tỷ lệ rủi ro dự đoán đối với tài sản có của ngân hàng. Về cơ bản, một ngân hàng có hai sự lựa chọn khi xác định quy mô vốn tự có là tăng vốn tự có khi các rủi ro dự đoán gia tăng hoặc có thể đầu tƣ vào các tài sản tƣơng đối ít rủi ro. Việc quyết định quy mô vốn của ngân hàng không dễ dàng nhƣng rất quan trọng, một ngân hàng muốn phát triển phải mở rộng cơ sở vốn đồng thời phải giữ đƣợc mức rủi ro nhất định. 1.3.1.7. Tỷ lệ mất vốn Tổng dƣ nợ quá hạn đƣợc xoá nợ Tỷ lệ mất vốn = Dƣ nợ bình quân Tỷ lệ này lệ này càng nhỏ càng tốt. Với những khoản nợ quá hạn, nếu khách hàng tiếp tục không trả đƣợc thì ngân hàng thực hiện khoanh nợ và xoá nợ bằng quỹ dự phòng rủi ro. 1.3.1.8. Tỷ lệ dự phòng Dự phòng mất vốn Tỷ lệ dự phòng = Tổng dƣ nợ Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này chỉ ra % dƣ nợ đƣợc dự đoán là không có khả năng thu hồi. Rủi ro tín dụng đƣợc coi là đặc tính cố hữu của hoạt động động tín dụng ngân hàng, vì vậy, các ngân hàng buộc phải chấp nhận một tỷ lệ dự phòng nhất định để bù đắp các khoản nợ xấu khó đòi đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngân hàng không bị biến động. Do đó, nếu tỷ lệ này càng nhỏ chứng tỏ tỷ lệ nợ xấu nhỏ, hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt. 1.3.1.9. Tỷ lệ sinh lời Tỷ lệ sinh lời = Lợi nhuận tín dụng
  40. - 37 - Dƣ nợ tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của các khoản vay. Tỷ lệ sinh lời cao chứng tỏ khoản vay đó có hiệu quả, có chất lƣợng cao, việc thu nợ và giải quyết nợ quá hạn tốt. Tỷ lệ này cao một phần nói lên kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt, điều này rất quan trọng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. 1.3.1.10. Vòng quay vốn lƣu động Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dƣ nợ bình quân Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng quay của tín dụng ngân hàng càng nhanh, việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn. 1.3.1.11. Chi phí cho vay Chi phí cho một đồng vốn Chi phí cho vay = cho vay Tổng doanh số cho vay Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt. Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả của việc giải ngân vốn. Tuy nhiên trong một số trƣờng hợp chỉ số này không phản ánh đúng thực tế: nếu chi phí cho vay tăng trong khi danh mục đầu tƣ không tăng thì tỷ lệ này sẽ lớn, ngƣợc lại nếu có nhiều món vay đƣợc thực hiện trong một thời kỳ (dẫn đến doanh thu cho vay và doanh số cho vay tăng một kỳ) thì chi phí cho một đồng vốn sẽ giảm. 1.3.1.12. Một số chỉ tiêu khác - Tổng doanh thu của ngân hàng từ hoạt động tín dụng. - Cơ cấu thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế của ngân hàng. Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu không thể lƣợng hóa đƣợc nhƣ: chính sách quản trị, chiến lƣợc phát triển, hệ thống trang thiết bị, công nghệ tác nghiệp, quy trình nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ chuyên môn, độ thoả mãn của khách hàng đối với sản phẩm, độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng
  41. - 38 - 1.3.2. Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Hiện nay, công tác quản trị RRTD tại các NHTM Việt Nam đã đƣợc chú trọng hơn. Các TCTD cơ bản vẫn đang trong giai đoạn đầu của quá trính thực hiện các chính sách tín dụng chặt chẽ và các thông lệ tín dụng tốt nhất. Tuy nhiên, công tác quản trị RRTD vẫn còn chƣa hiệu quả và còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết thể hiện cụ thể ở chỉ tiêu nợ xấu của các NHTM còn cao. Theo số liệu đƣợc NHNN Hà Nội công bố ngày 15/01/2009 cho thấy: Trên địa bàn Hà Nội, tổng số huy động vốn của hệ thống ngân hàng cho đến cuối năm 2008 đạt trên 428 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2007, dƣ nợ tín dụng đạt gần 248.700 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2007, tỷ trọng sử dụng vốn huy động để cho vay đạt 58,1%, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn lên đến 84,5%. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng xấu từ các biến động của nền kinh tế trong năm 2008 tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của các TCTD tăng mạnh so với năm 2007. Đến cuối tháng 11/2008, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD trên địa bàn Hà Nội là 2,78% so với mức 1,9% của năm 2007. [10] Theo báo cáo tại đại hội cổ đông bất thƣờng của Eximbank ngày 29/11/2008 cho biết nợ quá hạn của Ngân hàng này là 1.361 tỷ đồng, chiếm 6,09% tổng dƣ nợ, trong đó nợ xấu là 619 tỷ đồng và nợ xấu có khả năng bị mất là 200 tỷ đồng. Ngân hàng phải trích lập dự phòng tín dụng 320 tỷ đồng, trong đó 200 tỷ đồng là dự phòng cụ thể và 120 tỷ đồng là dự phòng chung. Theo quy định, các ngân hàng phải trích lập dự phòng cho các khoản nợ quá hạn. Đối với các khoản nợ từ 3 năm trở lên coi nhƣ không có khả năng thu hồi, ngân hàng phải sử dụng nguồn dự phòng phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp. Ngoài ra, ngân hàng còn tiếp tục theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối kế toán trong thời hạn
  42. - 39 - tối thiểu 5 năm và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Điều đó cho thấy các khoản nợ xấu ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài chỉ tiêu nợ xấu, hiệu quả quản trị tín dụng còn thể hiện ở: Mô hình hoạt động quản trị RRTD chƣa có tính khoa học: Hầu hết các NHTM đều tồn tại 2 cấp quyết định là cấp hội sở chính và chi nhánh tùy vào giá trị của khoản vay. Mỗi chi nhánh đƣợc quy định một mức phán quyết khác nhau, tuy nhiên các NHTM chƣa đủ công cụ để phân quyền phán quyết cho chi nhánh một cách hợp lý, chủ yếu vẫn dựa vào yếu tố định tính. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin và báo cáo từ chi nhánh lên hội sở chính còn chậm trễ làm giảm hiệu quả quản lý và giám sát của hội sở chính. [28] Sự phân chia giữa chức năng kinh doanh và quản trị rủi ro, phân chia quyền hạn và đầu mối chịu trách nhiệm chƣa rõ ràng. Phần lớn các NHTM chƣa có sự độc lập giữa chức năng bán hàng, tác nghiệp và quản trị rủi ro trong mô hình tổ chức tín dụng. Để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất các NHTM cần có sự độc lập giữa các chức năng mà một cán bộ tín dụng ngân hàng hiện nay thƣờng làm, đó là: chức năng bán hàng (tiếp xúc, đàm phán khách hàng ), chức năng quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lƣờng, đánh giá địnhkỳ ) và chức năng tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi, giám sát khoản vay, thu nợ, thu lãi ). Chiến lƣợc RRTD chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Hầu hết các NHTM chƣa xây dựng rõ nét chiến lƣợc phòng ngừa RRTD, chƣa dự báo đƣợc mức độ rủi ro trong tƣơng lai, chƣa tính toán đƣợc chính xác các chỉ tiêu liên quan đến RRTD và chƣa xây dựng đƣợc mô hình lƣợng hóa rủi ro và xác định mức cho vay tối đa với khách hàng. Thông tin “đầu vào” vô cùng cần thiết phục vụ cho việc ra quyết định của ngân hàng chƣa đƣợc lƣu trữ, thu thập và xử lý hiệu quả. Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC mới chỉ cung cấp đƣợc số liệu dƣ nợ của các doanh nghiệp, chƣa có các thông tin phi tài chính, các ngân hàng nhiều khi phải lấy từ các nguồn phi chính thức.
  43. - 40 - 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng 1.4.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải (HSBC) Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dƣơng, châu Mỹ, Trung Đông và Châu Phi. HSBC định vị thƣơng hiệu của mình thông qua thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phƣơng”. Thị trƣờng tài chính toàn cầu biến động mạnh trong năm 2008, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của HSBC vẫn đƣợc duy trì ổn định . Hoạt động cho vay và tiền gửi năm 2008 đạt 42.563 tỷ USD mang lại 4.768 tỷ USD, cao hơn 13% so với năm 2007. Hoạt động kinh doanh trƣớc dự phòng nợ xấu và các rủi ro tín dụng đạt 81.682 tỷ USD, mang lại 2.689 tỷ USD, cao hơn 3% so với năm 2007. Hệ số hiệu quả chi phí không bao gồm tổn thất lợi thế thƣơng mại là 47,2%, giảm 2,2% so với năm 2007. Tổng tài sản đạt 2.527 tỷ USD, tăng 173 tỷ USD tƣơng đƣơng với 3% so với năm 2007. Vốn huy động tiếp tục đƣợc duy trì vững mạnh, hệ số vốn cấp 1 và tổng hệ số vốn của Tập đoàn đƣợc duy trì vững mạnh tƣơng ứng ở mức 8,3% và 11,4%. Tỷ lệ cho vay trên huy động vốn đạt 84%. Đạt đƣợc kết quả này là nhờ kinh nghiệm quản lý điều hành và chính sách kinh doanh linh hoạt của HSBC. HSBC tăng các khoản vay dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp lên 9%, dừng các hoạt động bảo lãnh tín dụng cá nhân tại Mỹ thông qua các Công ty tài chính HSBC Finance Corporation và Benefical, đồng thời đóng cửa đóng cửa phần lớn các chi nhánh tại thị trƣờng này, tập trung phát triển hoạt động tại các thị trƣờng mới nổi nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, các nƣớc Trung Đông, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam. Tại Trung Quốc, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 1,6 tỷ USD tăng 25% so với năm 2007. Tại Ấn Độ, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 666 triệu USD tăng 26% so với năm 2007. Tại Trung Đông, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 1,7 tỷ USD tăng 34% so với năm 2007. Tại các thị trƣờng mới nổi khác nhƣ Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, HSBC một mặt tập trung mua lại cổ phần của các ngân hàng trong nƣớc, mặt khác phát triển thị trƣờng tín
  44. - 41 - dụng bán lẻ. [1] Với phƣơng châm “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phƣơng”, HSBC đã xây dựng chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng bằng cách góp vốn cổ phần vào các ngân hàng trong nƣớc để cùng tham gia hoạt động điều hành kinh doanh của ngân hàng, từ đó tìm hiểu kinh nghiệm, thói quen và hành vi của các khách hàng. Bằng cách thức thâm nhập “khôn ngoan”, công việc nghiên cứu thị trƣờng đƣợc HSBC tìm hiểu cẩn thận trƣớc khi quyết định chiến lƣợc phát triển của mình. Với chiến lƣợc hƣớng tới các thị trƣờng mới nổi – là thị trƣờng đông dân cƣ, có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và môi trƣờng tài chính ngân hàng chƣa đủ mạnh, HSBC đặc biệt tập trung phát triển sản phẩm tín dụng cho các khách hàng có thu nhập cao, các doanh nhân thành đạt và các doanh nghiệp có quy mô hoạt động vừa và nhỏ tại các thị trƣờng này. Đây là nhóm khách hàng đƣợc HSBC khảo sát là mang lại nguồn lợi cao và ít rủi ro cho Ngân hàng, đồng thời đây là nhóm có yêu cầu cao về chất lƣợng, dịch vụ. Tuy nhiên, với thế mạnh về tiềm lực tài chính, công nghệ và uy tín trên thị trƣờng, HSBC không khó khăn nhiều trong việc đáp ứng chất lƣợng, dịch vụ bằng các sản phẩm cho vay đơn giản, rõ ràng, linh hoạt cho khách hàng và các dịch vụ tƣ vấn miễn phí. Kinh nghiệm của HSBC trong việc quản lý rủi ro chính là hạn chế rủi ro ngay từ khâu phân khúc khách hàng mục tiêu chính xác với tiềm lực của Ngân hàng kết hợp quy trình sản phẩm cho vay đơn giản, rõ ràng, công nghệ quản lý dữ liệu thông tin khách hàng tốt. HSBC luôn kiểm soát tốt hoạt động tín dụng của mình và luôn duy trì đƣợc tỷ lệ tăng trƣởng nhất định trong hoạt động kinh doanh. 1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Thƣơng mại & Công nghiệp Trung Quốc Ngân hàng Thƣơng mại & Công nghiệp Trung Quốc (ICBC) là NHTM lớn nhất Trung Quốc. Để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý rủi ro, ICBC đã áp dụng chiến lƣợc “xi măng và con chuột” với đặc tính nhanh chóng, linh hoạt nhƣ “con chuột” và khả năng bảo mật an toàn cao, vững chắc nhƣ “xi măng”.
  45. - 42 - ICBC đã nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến của mình lên gấp hai lần trong hai năm 2004 & 2005, tuyển những nhân viên giỏi nghiệp vụ nhất làm việc tại bộ phận e-banking, đồng thời áp dụng nhiều biện pháp tăng tính an toàn và bảo mật cho dịch vụ này nhƣ: xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hoàn toàn tự động để lƣu giữ hồ sơ và phân tích các giao dịch của khách hàng; áp dụng các biện pháp “lƣu vết” đối với các giao dịch để tăng cƣờng việc kiểm tra nội bộ trong ngân hàng. Bằng việc nâng cấp hệ thống ngân hàng trực tuyến, năm 2006, tỷ lệ nợ xấu của ICBC giảm xuống còn 4,43%. [34]. Nhƣ vậy, kinh nghiệm của ICBC để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản trị rủi ro của ngân hàng thì các ngân hàng cần phải nâng cấp hệ thống giao dịch hiện đại giúp việc giao dịch thực hiện nhanh chóng, có tính bảo mật cao đồng thời có thông tin “lƣu vết” để lƣu hồ sơ, phân tích các giao dịch và hỗ trợ việc giám sát các hoạt động giao dịch của ngân hàng. 1.4.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nhân dân Indonesia Ngân hàng Nhân dân Indonesia (BRI) là NHTM thuộc quyền sở hữu của chính phủ Indonesia hoạt động nhƣ một NHTM độc lập. BRI có bốn lĩnh vực hoạt động chính một trong bốn lĩnh vực này là hoạt động Ngân hàng vĩ mô do hệ thống Ngân hàng đơn vị BRI đảm nhiệm. Hệ thống này chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm tiết kiệm và tín dụng cho cộng đồng dân cƣ với 3.703 điểm giao dịch. BRI rất hạn chế các sản phẩm tín dụng, mặt khác các sản phẩm này có đặc tính không thay đổi theo thời gian. Điều này không đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhƣng giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho khách hàng. Đơn giản hoá là một trong cách quản lý của BRI. BRI không tiến hành cho vay theo nhóm nhƣng các sản phẩm tín dụng đều đƣợc lồng ghép bởi một hệ thống khuyến khích hoàn trả nhanh chóng, khuyến khích khách hàng vay vốn và hoản trả đúng hạn. BRI đã đặt ra các mức lãi suất cho vay khác nhau phụ thuộc vào điều kiện thanh toán đúng hạn. Khách hàng khi vay thực tế phải chịu lãi suất cố định hàng tháng trong đó bao gồm 25% số tiền lãi đã thu là lãi tiền phạt. Nếu
  46. - 43 - trả nợ đúng hạn khách hàng sẽ đƣợc hoàn trả số tiền phạt đã thanh toán cho Ngân hàng. Mặc dù nguyện vọng đƣợc vay những lần tiếp theo là một yếu tố khuyến khích ngƣời vay trả nợ Ngân hàng song hệ thống khuyến khích ở BRI tạo ra một động cơ mạnh mẽ để ngƣời vay thanh toán nợ khi đến hạn. Tính hiệu quả của phƣơng pháp đƣợc thể hiện bởi con số: Tỷ lệ nợ quá hạn là 5% và tỷ lệ thất thoát vốn dài hạn là 2,66%. [3]. BRI chỉ cho vay với khách hàng đã có ba năm hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các khoản cho vay đều phải có tài sản thế chấp mặc dù việc phát mại tài sản thế chấp để thu nợ rất hiếm khi xảy ra. Ngân hàng BRI xem tài sản thế chấp là một chỉ số đánh giá nghiêm túc mục đích vay vốn của khách hàng. BRI chú trọng đến quá trình chấp thuận khoản vay nhất là với khách hàng vay lần đầu. Việc đến thăm khách Ngân hàng tại nhà trƣớc và sau khi vay là bắt buộc với cán bộ tín dụng. Với khách hàng vay lần thứ hai thì mức độ chi tiết các lần thăm thực tế sẽ giảm hơn. BRI còn thực hiện một hệ thống cán bộ rất có hiệu quả là hệ thống khuyến khích cán bộ dựa vào khả năng sinh lời và mục tiêu của đơn vị. Hệ thống này không đơn thuần dựa trên số lƣợng tiền đã cho vay vì tiêu chí đó theo BRI chỉ làm tổn hại đến chất lƣợng khoản vay. BRI khuyến khích cán bộ tín dụng thu hồi những khoản nợ đã đựoc xoá. Cán bộ tín dụng sẽ đƣợc hƣởng tỷ lệ % nhất định đối với những khoản nợ đã xoá khỏi Bảng tổng kết tài sản song lại thu hồi đƣợc. Từ kinh nghiệm của BRI để nâng cao hiệu quả tín dụng cần phải: Đơn giản hoá thủ tục, áp dụng lãi suất linh hoạt, thực hiện tốt công tác khoán tài chính, tạo đòn bẩy kích thích năng động sáng tạo, kỷ cƣơng của cán bộ công nhân viên Ngân hàng, thực hiện cho vay đúng quy trình tín dụng. Đây có thể xem là những kinh nghiệm, cơ sở lý luận, pháp lý mà các ngân hàng có thể áp dụng để nâng cao hiệu quả tín dụng. Tuy nhiên sẽ là chƣa thật đầy đủ nếu các ngân hàng chỉ dừng lại ở đó, để có thể đƣa ra các giải pháp tối ƣu với mỗi một ngân hàng thì cần phải đi sâu vào tìm hiểu thực trạng tín dụng của chính ngân hàng đó.
  47. - 44 - Ch•¬ng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1. Giíi thiÖu chung vÒ Ng©n hµng Th•¬ng m¹i Cæ phÇn Hµng h¶i ViÖt Nam 2.1.1. LÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn Ng©n hµng Th•¬ng m¹i Cæ phÇn Hµng h¶i ViÖt Nam (viÕt t¾t lµ Maritime Bank) thµnh lËp ngµy 12/09/1991 t¹i Thµnh phè H¶i Phßng theo giÊy phÐp sè 01/GP-NHNN ngay sau khi Ph¸p lÖnh vÒ NHTM, Hîp t¸c x· TÝn dông vµ C«ng ty Tµi chÝnh cã hiÖu lùc. Vµo thêi gian ®ã, nh÷ng cuéc tranh luËn vÒ m« h×nh ng©n hµng cæ phÇn cßn ch•a ng· ngò vµ Maritime Bank ®· trë thµnh mét trong nh÷ng NHTM cæ phÇn ®Çu tiªn t¹i ViÖt Nam, víi c¸c cæ ®«ng s¸ng lËp: Côc Hµng h¶i ViÖt Nam, Tæng C«ng ty B•u chÝnh ViÔn th«ng ViÖt Nam, Côc Hµng kh«ng D©n dông ViÖt Nam Maritime Bank ®· ®•îc Ng©n hµng ThÕ giíi (World Bank) lùa chän lµ mét trong 6 NHTM ViÖt Nam tham gia dù ¸n hiÖn ®¹i hãa ng©n hµng vµ hÖ thèng thanh to¸n giai ®o¹n 1 vµ tiÕp tôc v•ît qua c¸c ®èi thñ kh¸c ®Ó trë thµnh NHTM cæ phÇn duy nhÊt cña ViÖt Nam ®•îc World Bank tµi trî cho giai ®o¹n 2. KÕt thóc giai ®o¹n nµy, Maritime Bank sÏ x©y dùng hoµn chØnh hÖ thèng ng©n hµng ®iÖn tö (e-bank) ®Ó ®¹t tiªu chuÈn quèc tÕ, nh»m ®a d¹ng hãa vµ n©ng cao chÊt l•îng s¶n phÈm dÞch vô, ®¸p øng tèi ®a nhu cÇu cña mäi ®èi t•îng kh¸ch hµng. N¨m 1991, Maritime Bank chØ cã 24 cæ ®«ng, vèn ®iÒu lÖ 40 tû ®ång vµ mét vµi chi nh¸nh t¹i c¸c tØnh, thµnh phè lín nh•: H¶i Phßng, Hµ Néi, Qu¶ng Ninh vµ Thµnh phè Hå ChÝ Minh. §Õn nay, Maritime Bank ®· trë thµnh mét NHTM Cæ phÇn ph¸t triÓn m¹nh, bÒn v÷ng vµ t¹o ®•îc niÒm tin ®èi víi kh¸ch hµng. TÝnh ®Õn hÕt ngµy 31/12/2008, Maritime Bank ®øng thø 9 vÒ tæng tµi s¶n, thø 10 vÒ tæng d• nî tÝn dông vµ huy ®éng tiÒn göi cña Kh¸ch hµng doanh nghiÖp vµ Kh¸ch hµng c¸ nh©n trong sè c¸c NHTM Cæ phÇn (so s¸nh sè liÖu cña c¸c ng©n hµng dùa vµo b¸o c¸o kiÓm to¸n n¨m 2008). Theo lé tr×nh ph¸t triÓn, vèn ®iÒu lÖ cña Maritime Bank sÏ t¨ng lªn 3.000 tû
  48. - 45 - ®ång vµ tæng tµi s¶n ®¹t 60.000 tû ®ång cuèi n¨m 2009. M¹ng l•íi giao dÞch t¨ng m¹nh tõ 16 ®iÓm giao dÞch n¨m 2005 lªn 100 ®iÓm giao dÞch vµo gi÷a n¨m 2009 vµ dù kiÕn sÏ ®¹t 130 ®iÓm giao dÞch vµo cuèi n¨m 2009, 432 ®iÓm giao dÞch n¨m 2015 [4]. 2.1.2. TÇm nh×n, sø mÖnh 2.1.2.1. TÇm nh×n Maritime Bank phÊn ®Êu trë thµnh NHTM Cæ phÇn dÉn ®Çu thÞ tr•êng vÒ cung øng c¸c dÞch vô tµi chÝnh chuyªn nghiÖp ®a n¨ng, trän gãi theo tiªu chuÈn quèc tÕ. Víi cam kÕt v× sù ph¸t triÓn bÒn v÷ng, Maritime Bank phÊn ®Êu trë thµnh NHTM cæ phÇn hµng ®Çu c¶ n•íc vÒ hiÖn ®¹i hãa, n¨ng ®éng, chuyªn nghiÖp vµ lÊy ch÷ TÝn trong mäi ho¹t ®éng kinh doanh. 2.1.2.2. Sø mÖnh  ThiÕt lËp quan hÖ toµn diÖn víi c¸c tËp ®oµn kinh tÕ thuéc c¸c ngµnh hµng h¶i, b•u chÝnh viÔn th«ng, hµng kh«ng, b¶o hiÓm,  Ph¸t triÓn bÒn v÷ng, tin cËy víi kh¸ch hµng lµ doanh nghiÖp võa vµ nhá.  Cung cÊp c¸c s¶n phÈm dÞch vô ng©n hµng víi chÊt l•îng cao cho mäi ®èi t•îng kh¸ch hµng.  X©y dùng quan hÖ ®èi t¸c hiÖu qu¶ víi c¸c ®Þnh chÕ tµi chÝnh. 2.1.2.3. Gi¸ trÞ cèt lâi  Chó träng ®¸p øng kh¸ch hµng b»ng chÊt l•îng dÞch vô.  HiÖu qu¶ lµ môc tiªu cña mäi c«ng viÖc.  Häc hái, s¸ng t¹o ®Ó v•¬n tíi sù hoµn thiÖn.  Hîp t¸c, tin cËy lµ ®éng lùc cña thµnh c«ng. 2.1.3. DÞch vô, s¶n phÈm cña Maritime Bank §èi víi Kh¸ch hµng doanh nghiÖp (viÕt t¾t lµ KHDN), Maritime Bank cung cÊp c¸c s¶n phÈm tiÕt kiÖm, cho vay, s¶n phÈm bao thanh to¸n, thanh to¸n quèc tÕ, b¶o l·nh Ng©n hµng, th­ tÝn dông néi ®Þa, chi hé tiÒn mÆt, chi hé l­¬ng, thu hé tiÒn mÆt
  49. - 46 - §èi víi Kh¸ch hµng c¸ nh©n (viÕt t¾t lµ KHCN), Maritime Bank cung cÊp dÞch vô tiÒn göi thanh to¸n, tiÒn göi tiÕt kiÖm, s¶n phÈm thÎ, dÞch vô chuyÓn tiÒn trong n•íc, quèc tÕ, dÞch vô chuyÓn tiÒn Money Gram, thu ®æi ngo¹i tÖ, thu mua sÐc du lÞch Ngoµi ra, Maritime Bank cßn cung cÊp dÞch vô ng©n hµng ®iÖn tö Mobile & Internet Banking ®Ó phôc vô mäi ®èi t•îng kh¸ch hµng. 2.1.4. Kh¸ch hµng 2.1.4.1. Kh¸ch hµng doanh nghiÖp Kh¸ch hµng truyÒn thèng cña Maritime Bank chñ yÕu lµ kh¸ch hµng trong lÜnh vùc hµng h¶i, hµng kh«ng, b•u ®iÖn vµ viÔn th«ng cña c¸c ®èi t¸c chiÕn l•îc. §Õn nay, Maritime Bank ®· më réng ®èi t•îng KHDN sang c¸c kh¸ch hµng ho¹t ®éng trong lÜnh vùc dÞch vô, th•¬ng m¹i, s¶n xuÊt, x©y dùng, thñy s¶n, c¸c TËp ®oµn kinh tÕ, Tæng c«ng ty nhµ n•íc vµ c¸c c«ng ty thµnh viªn/ c«ng ty con Theo d÷ liÖu kh¸ch hµng cña Maritime Bank, tÝnh ®Õn 31/12/2008, Maritime Bank cã 137.751 KHDN lµ c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá (cã tæng sè vèn d•íi 10 tû ®ång, trung b×nh t¨ng tr•ëng 21% tõ n¨m 2000 ®Õn n¨m 2008) vµ 20.442 KHDN lµ c¸c c«ng ty lín vµ trung b×nh (cã tæng sè vèn trªn 10 tû vµ trung b×nh t¨ng tr•ëng 19% tõ n¨m 2000 ®Õn n¨m 2008). C¸c doanh nghiÖp nµy tËp trung chñ yÕu t¹i Hµ Néi vµ Thµnh phè Hå ChÝ Minh, n¬i cã trô së chÝnh cña nhiÒu c«ng ty vµ cã nhiÒu khu c«ng nghiÖp. Nh×n chung, Maritime Bank ®· tËn dông ®•îc lîi thÕ cã c¸c cæ ®«ng chiÕn l•îc ®Ó ph¸t triÓn sè l•îng KHDN. 2.1.4.2. Kh¸ch hµng c¸ nh©n Tr•íc ®©y, viÖc ph¸t triÓn KHCN vÒ c«ng t¸c huy ®éng vèn vµ tÝn dông cña Maritime Bank mang tÝnh chÊt thô ®éng, tù ph¸t, kh«ng qu¶n lý, kiÓm so¸t ®•îc c¸c ®èi t•îng kh¸ch hµng. ViÖc ch¨m sãc kh¸ch hµng míi chØ tËp trung chñ yÕu ë c¸c KHDN, KHCN tù ®Õn vµ tù ®i. §Õn th¸ng 10/2007, Maritime Bank míi b¾t ®Çu triÓn khai m« h×nh c¬ cÊu tæ chøc theo chiÒu däc vµ thµnh lËp Phßng KHCN, Phßng KHDN vµ vÉn ®ang trong tiÕn tr×nh hoµn thiÖn c¬ cÊu chia t¸ch Phßng TÝn dông thµnh Phßng KHCN, Phßng KHDN t¹i c¸c Chi nh¸nh.
  50. - 47 - Tõ th¸ng 10/2007 ®Õn nay, Maritime Bank ®· tËp trung chó träng vµo x©y dùng vµ ph¸t triÓn KHCN. Theo d÷ liÖu kh¸ch hµng ®Õn ngµy 15/10/2009, sè l•îng KHCN ®¹t 198.000 kh¸ch hµng (bao gåm c¶ kh¸ch hµng cã tµi kho¶n kh«ng kú h¹n vµ cã kú h¹n). §Õn ngµy 31/10/2009, d• nî tÝn dông c¸ nh©n ®¹t 2.400 tû ®ång, d• nî xÊu chiÕm kho¶ng 2% vµ tæng huy ®éng vèn tõ d©n cø ®¹t 32.853 ngh×n tû ®ång, t¨ng gÊp ®«i so víi cïng kú n¨m 2008 (theo d÷ liÖu KHCN ®Õn hÕt ngµy 31/12/2008). 2.1.5. Nguån nh©n lùc Nguån nh©n lùc t¨ng ®Òu qua c¸c n¨m tõ 30 – 60%, tõ 483 nh©n viªn n¨m 2006 lªn 2.000 nh©n viªn n¨m 2009. L•îng lao ®éng n÷ th•êng cao h¬n nam, cô thÓ so s¸nh n¨m 2007 víi n¨m 2006 th× lao ®éng n÷ t¨ng 100%, trong ®ã nam chØ t¨ng 51%. §©y lµ mét ®Æc tr•ng cña ngµnh ng©n hµng. Trong c¸c cÊp tr×nh ®é th× tr×nh ®é ®¹i häc lµ chiÕm ®a sè vµ n¨m 2007 t¨ng 90% so víi n¨m 2005. N¨m 2008, 2009, Maritime Bank ®· tuyÓn dông thªm ng•êi lao ®éng vµ cÊp l·nh ®¹o cã tr×nh ®é chuyªn m«n cao, kinh nghiÖp lµm ë c¸c ng©n hµng n•íc ngoµi (HSBC, ANZ ), ng©n hµng quèc doanh lín (VCB, BIDV ), cã b»ng th¹c sü ë n•íc ngoµi ®Ó lµm viÖc t¹i Maritime Bank. §iÒu nµy ®· gãp phÇn cñng cè c¬ cÊu tæ chøc theo m« h×nh däc vµ gãp phÇn ®¸ng kÓ vµo hiÖu qu¶ kinh doanh cña Maritime Bank. 2.1.6. Cam kÕt hµnh ®éng cña Maritime Bank H•íng tíi môc tiªu lµ mét trong nh÷ng ng©n hµng cæ phÇn lín nhÊt ViÖt Nam, Maritime Bank lu«n kiªn tr× thùc hiÖn theo nh÷ng tiªu chÝ mµ Ng©n hµng ®· cam kÕt. Víi kh¸ch hµng:  Cung cÊp c¸c dÞch vô chÊt l•îng cao, linh ho¹t vµ nhanh chãng.  Kh«ng ngõng ®a d¹ng hãa nh»m ®•a ra nh÷ng s¶n phÈm phï hîp nhÊt víi c¸c ®èi t•îng kh¸ch hµng.  §¶m b¶o tuyÖt ®èi an toµn vµ b¶o mËt. Víi nh©n viªn:  ThiÕt lËp m«i tr•êng lµm viÖc tin t•ëng vµ t«n träng lÉn nhau.  Ph¸t triÓn v¨n hãa hiÖu qu¶ t•¬ng xøng víi quyÒn lîi.
  51. - 48 -  T¹o c¬ héi cho sù ph¸t triÓn cña mäi thµnh viªn Maritime Bank. Víi cæ ®«ng:  Gi¸ trÞ ®Çu t• t¨ng tr•ëng ngµy cµng cao cho c¸c cæ ®«ng.  §¶m b¶o sù t¨ng tr•ëng bÒn v÷ng cña Ng©n hµng Víi toµn x· héi:  Maritime Bank cam kÕt ®ãng gãp c¸c gi¸ trÞ v¨n hãa, kinh tÕ cho céng ®ång vµ sù ph¸t triÓn chung cña toµn x· héi. 2.1.7. M« h×nh tæ chøc hiÖn nay cña Maritime Bank Hình 2.1: Mô hình tổ chức hiện nay của Maritime Bank
  52. - 49 - 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại Maritime Bank 2.2.1. Hoạt động kinh doanh tại Maritime Bank giai đoạn 2006 – 2008 2.2.1.1. Hoạt động huy động vốn Với định hƣớng phát triển Maritime Bank thành một NHTM đa năng, đáp ứng yêu cầu tăng trƣởng nhanh của tổng tài sản đồng thời cân đối nguồn vốn phục vụ các nhu cầu sử dụng vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận, Maritime Bank đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ đa dạng đáp ứng nhu cầu của dân cƣ, TCKT và TCTD bằng cả ngoại tệ và nội tệ. Trong môi trƣờng kinh doanh ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, Maritime Bank đã tập trung mọi nguồn lực sẵn có, cùng công tác phát triển khách hàng theo hƣớng chuyên nghiệp hóa (hình thành khối KHDN và KHCN) để tận dụng mọi khả năng kinh doanh, khai thác lợi thế của khách hàng trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi nhằm duy trì và tăng trƣởng huy động vốn, thể hiện nhƣ sau: N¨m 2006 (7.278 tû dång) N¨m 2007 (15.190 tû ®ång) N¨m 2008 (28.715 tû ®ång) C¸ C¸ nh©n, C¸ nh©n, nh©n, 13.34% 14.74% 17.66% TCTD, 47.98% TCTD, TCTD, 50.74% 51.49% TCKT, TCKT, 34.25% TCKT, 35.17% 34.36% Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu nguồn vốn huy động của Maritime Bank [21], [22], [23]. Tổng dƣ nợ huy động vốn từ năm 2006 đến 2008 liên tục tăng từ 7.278 tỷ đồng (năm 2006), tăng lên 15.190 tỷ đồng (năm 2007) và đạt 28.715 tỷ đồng (năm 2008).
  53. - 50 - Suy nhiên cơ cấu nguồn vốn giữa cá nhân, TCKT và TCTD gần nhƣ không thay đổi. Tû ®ång 16,000 14,603 14,000 12,000 C¸ nh©n 10,000 7,821 7,882 TCKT 8,000 6,230 6,000 5,343 TCTD 4,000 3,493 2,501 2,026 2,000 1,284 0 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 Hình 2.3: Biểu đồ tăng trƣởng huy động vốn của Maritime Bank [21], [22], [23]. Mặc dù bị tác động mạnh từ những biến động về lãi suất trên thị trƣờng trong nƣớc năm 2008, nguồn vốn huy động của Maritime Bank vẫn có mức tăng trƣởng ổn định. Nguồn vốn huy động từ TCKT và dân cƣ tăng trƣởng cao và ổn định. Đến thời điểm 31/12/2008, Maritime Bank huy động đƣợc 14.112 tỷ đồng, tăng 91,50% so với năm 2007 và 272,84% so với năm 2006, hoàn thành 122% chỉ tiêu kế hoạch, đáp ứng 136% nhu cầu dƣ nợ tín dụng cuối năm 2008, là cơ sở đảm bảo an toàn cho phát triển nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Huy động vốn từ các TCKT: Nguồn vốn huy động từ TCKT vẫn chiếm tỷ trọng lớn và luôn là thế mạnh của Maritime Bank. Việc hình thành khối KHDN trong năm 2007 đã chuyên môn hóa công tác tìm kiếm và chăm sóc khách hàng, chính sách khách hàng linh hoạt đƣợc áp dụng cho từng phân khúc khách hàng riêng biệt làm tăng lƣợng tiền gửi của các TCKT lên một cách đáng kể. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, khi nguồn vốn trên thị trƣờng có lúc khan hiếm đột biến do các ngân hàng tập trung giữ thanh khoản, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của Maritime Bank vẫn giữ đƣợc nhịp độ tăng trƣởng ổn định, cuối năm 2008 đạt 7.882 tỷ đồng, chiếm 56% tổng
  54. - 51 - vốn huy động từ TCKT và dân cƣ, tăng 47,52% so với năm 2007, 215,15% so với năm 2006 và hoàn thành 106% kế hoạch năm 2008. Huy động vốn từ dân cƣ: Trong năm 2008, với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống mạng lƣới các điểm giao dịch, sự nỗ lực vƣợt bậc của các chi nhánh, sự điều hành hiệu quả từ Hội sở chính trong việc linh hoạt điều chỉnh lãi suất, đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn và đầu tƣ thích đáng cho việc phát triển thƣơng hiệu, Maritime Bank đã từng bƣớc tạo dựng hình ảnh và lòng tin bền vững đối với công chúng và đã đạt đƣợc mức tăng trƣởng ấn tƣợng với nguồn vốn huy động từ dân cƣ đạt 6.230 tỷ đồng, tăng 207,50% so với năm 2007 và 385,20% so với năm 2006, hoàn thành 123% kế hoạch năm 2008. Mức tăng trƣởng này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lƣợc đa dạng hóa nguồn vốn huy động, góp phần giúp Maritime Bank luôn duy trì tốt khả năng thanh khoản trƣớc mọi diễn biến bất lợi của thị trƣờng tài chính, tiền tệ. 2.2.1.2. Hoạt động tín dụng Trong điều kiện hội nhập kinh tế, tình hình biến động của nền kinh tế thế giới, sự điều chỉnh, thay đổi các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ vừa tạo ra cơ hội, vừa tạo ra rủi ro trong quá trình hoạt động của các NHTM nói chung và của Maritime Bank nói riêng. Chính vì vậy, Maritime Bank đang từng bƣớc thực hiện chiến lƣợc hiện đại hóa và tăng trƣởng hoạt động tín dụng trên nguyên tắc thận trọng, an toàn và hiệu quả.Dƣ nợ tín dụng 2006 -
  55. - 52 - 2008 Tû ®ång 12,000 11,210 10,000 8,000 6,528 6,000 4,000 2,888 2,000 0 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 Hình 2.4: Dƣ nợ cho vay của Maritime Bank [21], [22], [23] Trong những tháng đầu năm 2008, khi các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với tình trạng rủi ro thanh khoản đẩy lãi suất huy động và cho vay lên mức kỷ lục, tạo ra sự khan hiếm nguồn vốn cho hoạt động tín dụng, có những thời điểm phần lớn các ngân hàng Việt Nam ngừng cấp tín dụng cho nền kinh tế. Song, Maritime Bank vẫn giữ vững khả năng thanh khoản của mình bằng cách đẩy mạnh hoạt động huy động vốn trên thị trƣờng 11 và thị trƣờng 22 để duy trì hoạt động giải ngân tín dụng, hỗ trợ các khách hàng truyền thống vƣợt qua giai đoạn khó khăn, thiếu hụt nguồn tài chính và đến cuối năm 2008, dƣ nợ tín dụng của Maritime Bank đạt 11.210 tỷ đồng, tăng 71,71% so với năm 2007 và 288,16% so với năm 2006, hoàn thành 102% kế hoạch năm 2008. a. Quy mô tín dụng Quy mô tín dụng thể hiện qua chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Bảng 2.1: Tình hình cho vay tại Maritime Bank [27]. 1 Thị trƣờng1: Thị trƣờng dân cƣ, các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác 2 Thị trƣờng 2: Thị trƣờng liên ngân hàng
  56. - 53 - Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm % Tăng/ Giảm Năm % Tăng/ 2006 2007 07/06 2008 Giảm 08/07 Doanh số cho vay 2.404 5.049 110,02% 5.203 3,05% Doanh số thu nợ 1.225 3.382 176,08% 4.931 45,80% Dƣ nợ 2.888 6.528 126,04% 11.210 71,72% Doanh số cho vay năm 2008 đạt 5.203 tỷ đồng, tăng 3,05% so với năm 2007 và 116% so với năm 2006. Doanh số thu nợ năm 2008 đạt 4.931 tỷ đồng tăng 45,79% so với năm 2007 và tăng 302% so với năm 2006. Qua đó ta thấy quy mô tín dụng của Maritime Bank đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, doanh số cho vay năm 2008 chỉ tăng 3,05%, không đáng kể so với năm 2007. Nguyên nhân doanh số cho vay năm 2008 tăng không đáng kể là do Maritime Bank cũng nhƣ các ngân hàng khác đều chịu ảnh hƣởng của những biến động kinh tế năm 2008, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tình hình biến động lãi suất cho vay và các chính sách điều hành vĩ mô của NHNN cùng với việc khan hiếm nguồn khiến các doanh nghiệp khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn của các ngân hàng. Trong tình hình khó khăn đó, Maritime Bank chỉ tập trung hỗ trợ nguồn vốn cho các khách hàng truyền thống do đó doanh số cho vay năm 2008 của Maritime Bank tăng trƣởng không đáng kể.
  57. - 54 - Dƣ nợ tín dụng theo đối tƣợng khách hàng Tû ®ång 12,000 10,000 8,000 C¸ nh©n 6,000 TCKT 4,000 2,000 0 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 Hình 2.5: Dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng tại Maritime Bank [26] Năm 2008, cùng với việc duy trì quan hệ với nhóm khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp góp vốn, Maritime Bank đã đa dạng hóa đối tƣợng phục vụ và chú trọng đáng kể đến nhóm KHCN bằng việc tách Phòng kinh doanh thành Phòng KHDN và Phòng KHCN vào cuối năm 2007 và xây dựng hàng loạt các sản phẩm cũng nhƣ quy trình cho nhóm KHCN. Kết quả, từ năm 2006 – 2008, dƣ nợ cá nhân vay vốn liên tục tăng. Cuối năm 2008, dƣ nợ cho vay KHCN của Maritime Bank đạt 1.088 tỷ đồng, tăng 42% so với năm 2007 và 203% so với năm 2006, dƣ nợ cho vay KHDN đạt 10.122 tỷ đồng, tăng 76% so với năm 2007 và 300% so với năm 2006. b. Số lƣợng khách hàng vay vốn Bảng 2.2: Số lƣợng khách hàng vay vốn tại Maritime Bank [26] Đơn vị: khách hàng Chỉ tiêu Năm Năm % Tăng/ Năm % Tăng/ giảm 2006 2007 giảm 07/06 2008 07/06 Cá nhân 1.872 2.976 58,97% 3.970 33,50%
  58. - 55 - Doanh nghiệp 742 935 26,01% 1.045 11,76% Số lƣợng KHCN vay vốn năm 2008 tăng 34% so với năm 2007 và 112% so với năm 2006, số lƣợng KHDN vay vốn tăng 12% so với năm 2007 và tăng 41% so với năm 2006. Mặc dù số lƣợng khách hàng và dƣ nợ cho vay cá nhân từ năm 2006 – 2008 liên tục tăng, đồng thời Maritime Bank đã có những chính sách cho vay áp dụng riêng cho đối tƣợng khách hàng này, nhƣng cơ cấu dƣ nợ của KHCN và KHDN vẫn chƣa đƣợc điều chỉnh, thậm chí tỷ trọng của KHCN còn bị giảm đi qua các năm. Năm 2008, tỷ trọng dƣ nợ của KHCN chiếm 9,71%, trong khi năm 2007 dƣ nợ cá nhân chiếm 11,76%, năm 2006 dƣ nợ cá nhân chiếm 12,43%. Nguyên nhân số lƣợng khách hàng năm 2008 giảm (cả doanh nghiệp và cá nhân) là do ảnh hƣởng của thị trƣờng tài chính và các chế tài quản lý của NHNN trong tình hình kinh tế khó khăn năm 2008, Maritime Bank vẫn duy trì hoạt động tín dụng trong khi một số ngân hàng khác nhƣ VPBank ngừng cấp tín dụng cho khách hàng, tuy nhiên hoạt động cho vay của Maritime Bank có chọn lọc, chỉ tập trung cho vay các khách hàng truyền thống và có uy tín tốt. Do vậy về số lƣợng khách hàng không tăng trƣởng mạnh so với năm 2007 và 2006, tuy nhiên dƣ nợ cho vay theo nhóm đối tƣợng khách hàng này vẫn tăng trƣởng tốt qua các năm (tham khảo Hình 2.5). c. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế Danh mục ngành nghề cho vay của Maritime Bank khá đa dạng. Năm 2008, dƣ nợ của nhóm ngành vận tải, kho bãi & thông tin liên lạc chiếm tỷ trọng lớn nhất 24,21%, tƣơng đƣơng gần 2.714 tỷ đồng, tăng 7,09% so với năm 2007 và 9,63% so với năm 2006. Dƣ nợ của nhóm ngành xây dựng đạt 2.323 tỷ đồng, chiếm 20,72% tổng dƣ nợ năm 2008, tăng 7,93% so với năm 2007 và 4,30% so với năm 2006. Ngành công nghiệp chế biến chiếm 14,31% tăng 2,76% so với năm 2007 và 10,03% so với năm 2006. Ngành hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản & dịch vụ tƣ vấn chiếm 9,54%, tăng 8,48% so với năm 2007 và 8,29% so với năm 2006 (xem bảng 2.3).
  59. - 56 - Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh tế tại Maritime Bank [27] Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tỷ Năm Tỷ Năm Tỷ Chỉ tiêu 2006 trọng 2007 trọng 2008 trọng Nông nghiệp & lâm 83,660 2,90% 183,731 2,81% 363,314 3,24% nghiệp Thủy sản 73,090 2,53% 201,846 3,09% 124,043 1,11% Công nghiệp khai 389,529 13,49% 273,577 4,19% 468,943 4,18% thác mỏ Công nghiệp chế 123,771 4,28% 754,039 11,55% 1.603,636 14,31% biến Sản xuất, phân phối điện khí đốt & 93,788 3,25% 404,215 6,19% 365,686 3,26% nƣớc Xây dựng 474,117 16,42% 834,817 12,79% 2.323,088 20,72% Thƣơng nghiệp 625,338 21,65% 1.232,668 18,88% 870,391 7,76% Khách sạn & nhà 89,023 3,08% 302,206 4,63% 158,915 1,42% hàng Vận tải, kho bãi, 420,968 14,58% 1.117,570 17,12% 2.713,678 24,21% thông tin liên lạc Hoạt động kinh doanh tài sản & 36,060 1,25% 69,186 1,06% 1.069,297 9,54% dịch vụ tƣ vấn Hoạt động phục vụ 149,354 5,17% 617,296 9,46% 638,955 5,70%
  60. - 57 - cá nhân & cộng đồng Hoạt động dịch vụ 207,516 7,19% 276,017 4,23% 388,267 3,46% tại hộ gia đình Hoạt động khác 121,897 4,23% 263,191 4,04% 121,549 1,08% Tổng 2.888,118 100% 6.528,210 100% 11.209,764 100% Năm 2008, Maritime Bank xác định tập trung cho vay các ngành nghề vận tải, kho bãi & thông tin liên lạc; xây dựng; công nghiệp chế biến; ngành hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản & dịch vụ tƣ vấn, vì đây là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các khách hàng truyền thống và khách hàng là các doanh nghiệp góp vốn của Ngân hàng. Tỷ trọng của các nhóm ngành vận tải, kho bãi & thông tin liên lạc, xây dựng, công nghiệp chế biến, hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản & dịch vụ tƣ vấn tăng đều trong các năm 2006 - 2008. Ngành thƣơng nghiệp vẫn chiếm 7,76% - một tỷ trọng tƣơng đối trong danh mục cho vay, tuy nhiên mức tỷ trọng này đã giảm nhiều so với năm 2007 & 2006. Một số ngành nghề khác nhƣ: Hoạt động phục vụ cá nhân & cộng đồng, nông & lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp khai thác mỏ, sản xuất phân phối điện khí đốt & nƣớc, khách sạn & nhà hàng chiếm tỷ trọng không đáng kể và có sự tăng trƣởng không ổn định. d. Dƣ nợ cho vay theo loại tiền Dƣ nợ cho vay bằng đồng ngoại tệ (bao gồm USD, JPY, EUR, GBP) năm 2008 đạt 2.428 tỷ đồng tăng 15,18% so với năm 2007 và tăng 396,52% so với năm 2006. Dƣ nợ cho vay bằng đồng Việt Nam đạt 8.782 tỷ đồng, tăng 98,69% so với năm 2007 và 266% so với năm 2006.
  61. - 58 - Tû ®ång 10000 8000 VND 6000 Ngo¹i tÖ 4000 2000 0 N¨m 2006 N¨m 2007 N¨m 2008 Hình 2.6: Dƣ nợ cho vay theo nội, ngoại tệ tại Maritime Bank [21], [22], [23] Mặc dù, tỷ trọng cho vay giữa đồng ngoại tệ và nội tệ của Maritime Bank cũng đƣợc thay đổi qua các năm, tuy nhiên dƣ nợ cho vay bằng VND vẫn là chủ yếu. Dƣ nợ cho vay ngoại tệ chỉ chiếm 16,93% tổng dƣ nợ cho vay năm 2006, tăng đến 32,29% năm 2007 và giảm xuống còn 21,66% năm 2008. Điều này thể hiện phần nào nguồn vốn ngoại tệ tại Maritime Bank không ổn định và chƣa hƣớng vào đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2008, Maritime Bank có xây dựng sản phẩm cho vay xuất nhập khẩu để làm hƣớng dẫn chung cho các cán bộ tín dụng khi tiếp cận nguồn khách hàng này, tuy nhiên do tình hình khó khăn nói chung của nền kinh tế Việt Nam và của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng trong năm 2008 mà hoạt động cho vay tài trợ các doanh nghiệp xuất khẩu tại Maritime Bank còn hạn chế. e. Dƣ nợ cho vay theo thời hạn tín dụng Dƣ nợ cho vay ngắn hạn năm 2008 đạt 6.733 tỷ đồng, tăng 55,25% so với năm 2007 và 236,48% so với năm 2006. Dƣ nợ cho vay trung dài hạn năm 2008 đạt 4.477 tỷ đồng, tăng 204,34% so với năm 2007 và 404,74% so với năm 2006. Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay theo thời hạn tín dụng tại Maritime Bank [21], [22], [23] Đơn vị: tỷ đồng
  62. - 59 - Dƣ nợ Năm Tỷ Năm Tỷ Năm Tỷ trọng 2006 trọng 2007 trọng 2008 Ngắn hạn 2.001 69,29% 4.337 66,44% 6.733 60,06% Trung dài hạn 887 30,71% 2.191 33,56% 4.477 39,94% Qua số liệu này ta thấy dƣ nợ cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đều tăng từ năm 2006 đến 2008, đặc biệt là tốc độ tăng của cho vay trung dài hạn, năm 2008 tăng gấp 02 lần năm 2007 và gấp 4 lần năm 2006. Tỷ trọng cho vay trung dài hạn tăng đều trong các năm. Năm 2008, dƣ nợ cho vay trung dài hạn chiếm 39,94%, tăng 6,37% so với năm 2007 và tăng 9,22% so với năm 2006. Mặc dù, cơ cấu cho vay giữa ngắn hạn và trung, dài hạn giữa các năm không có sự biến động lớn, nhƣng đã thể hiện đƣợc chiều hƣớng tăng hợp lý, ổn định của Maritime Bank. 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Maritime Bank từ 2006 – 2008 Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng tiền trƣớc cho ngƣời vay, do vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng, rủi ro tín dụng xảy ra nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc hoặc/và lãi thấp. Công cụ đo lƣờng trực tiếp, chủ yếu và phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn. Ở Việt Nam, phần lớn các NHTM trong đó có Maritime Bank đều thực hiện phân loại nợ bằng phƣơng pháp định lƣợng (Phân loại nợ theo Điều 6, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 về “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng”). Dƣ nợ cho vay đƣợc chia thành 5 nhóm, xác định nhƣ sau: Nợ nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), bao gồm: - Các khoản nợ trong hạn đƣợc tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; - Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;