Luận văn Phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành BFTA (hiệp định thương mại song phương) giữa hai nước

pdf 109 trang phuongnguyen 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành BFTA (hiệp định thương mại song phương) giữa hai nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_quan_he_thuong_mai_va_dau_tu_giua_viet_n.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành BFTA (hiệp định thương mại song phương) giữa hai nước

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG BÙI ĐỨC HƯNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH BFTA (HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG) GIỮA HAI NƯỚC Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SỸ THƯƠNG MẠI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HƯƠNG LAN HÀ NỘI - 2010
  2. i MỤC LỤC Trang Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG (BFTA) VÀ BFTA GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 6 1.1. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG (BFTA) VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 6 1.1.1. Khái niệm Hiệp định thương mại tự do 6 1.1.1.1. Quan niệm truyền thống 6 1.1.1.2. Quan niệm mới 7 1.1.2. Hiệp định thương mại tự do song phương - một loại hình Hiệp định thương mại tự do 8 1.1.3. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thương mại tự do song phương “thế hệ mới” 9 1.1.3.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa 9 1.1.3.2. Tự do hóa thương mại dịch vụ 10 1.1.3.3. Tự do hóa đầu tư 10 1.1.3.4. Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định 10 1.1.3.5. Một số cam kết khác 11
  3. ii 1.1.4. Những tác động của BFTA tới các quốc gia thành viên và hệ thống thương mại đa phương 11 1.1.4.1. Tác động tích cực của BFTA tới các quốc gia thành viên . 11 1.1.4.2. Tác động tiêu cực của BFTA tới các quốc gia thành viên . 15 1.1.4.3. Tác động tới hệ thống thương mại đa phương 17 1.2. MỘT VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH BFTA CỦA NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ BFTA SONG PHƢƠNG GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN 19 1.2.1. Một vài nét về BFTA của Nhật Bản 19 1.2.2. Những điểm cơ bản về Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) 22 1.2.2.1. Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 22 1.2.2.2. Mục tiêu của VJEPA 24 1.2.3. Hiệp định VJEPA là một Hiệp định thương mại tự do song phương kiểu mới 24 1.2.3.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa 25 1.2.3.2. Tự do hóa thương mại dịch vụ 26 1.2.3.3. Tự do hóa lĩnh vực đầu tư 27 1.2.3.4. Các nôi dung khác 27 1.2.4. Lợi ích của việc ký kết Hiệp định JVEPA đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam 27 CHƢƠNG II: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA 28 2.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA 28 2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước 28
  4. iii 2.1.1.1. Giai đoạn từ 2005 tới khi ký kết JVEPA 28 2.1.1.2. Sau khi ký kết JVEPA 31 2.1.2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nước 32 2.1.2.1. Giai đoạn từ 2005 tới khi ký kết JVEPA 32 2.1.2.2. Sau khi ký kết JVEPA 34 2.1.3. Đánh giá chung thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong bối cảnh hình thành VJEPA 37 2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐẦU TƢ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA 39 2.2.1. Quy mô đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam 40 2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam 44 2.2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 44 2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng 45 2.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư 46 2.2.3. Đánh giá về tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hình thành VJEPA 48 2.2.3.1. Những kết quả đạt được 48 2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại 53 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THUƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG THỜI KỲ THỰC THI VJEPA 56 3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ CỦA VIỆT NAM VỚI NHẬT BẢN SAU KHI HIỆP ĐỊNH VJEPA CHÍNH THỰC THI 56 3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại của Việt Nam với Nhật Bản sau khi Hiệp định VJEPA chính thực thực thi 56 3.1.1.1. Cơ hội đối với hoạt động thương mại của t Nam 56
  5. iv 3.1.1.2. Thách thức đối với hoạt động thương mại của Việt Nam .61 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam 63 3.1.2.1. Cơ hội đối với việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam 63 3.1.2.2. Thách thức đối với hoạt động thu hút và sử dụng vốn đầu tư của Nhật Bản ở Việt Nam 65 3.2. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ VỚI NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH THỰC THI VJEPA 67 3.2.1. Giải pháp phát triển quan hệ thương mại với Nhật Bản 67 3.2.1.1. Cần có một cơ cấu các sản phẩm XNK hợp lý và có hiệu quả cao phù hợp với mục tiêu phát triển một nền kinh tế bển vững 68 3.2.1.2. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn thâm nhập thành công và đứng vững trên thị trường Nhật Bản thì cần phải tìm hiểu kỹ về thị trường này 71 3.2.1.3. Sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc đào tạo nhân lực, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường Nhật Bản 77 3.2.2. Giải pháp phát triển quan hệ đầu tư với Nhật Bản 79 3.2.2.1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống các chính sách, cơ chế cấp phép và khuyến khích đầu tư của Việt Nam theo hướng thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế và lợi ích phát triển kinh tế của Việt Nam 79 3.2.2.2. Cần có chính sách ưu đãi và khuyến khích các công ty của Nhật Bản hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp và phát triển công nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất và kinh doanh sang Việt Nam 80
  6. v 3.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực nhằm thu hút và tiếp nhận có hiệu quả vốn đầu tư cũng như công nghệ và kỹ năng từ Nhật Bản 82 KẾT LUẬN 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 90
  7. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên Tiếng Anh Tiếng Việt AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Thương mại tự do ASEAN Asean Japan Economic Hiệp định đối tác Kinh tế ASEAN – AJEPA Partnership Agreement Nhật Bản 1.1.1. Assosiation of Overseas AOTS Technical Scholarship Hiệp hội Học bổng Kỹ thuật hải ngoại 1.1.2. Asia-Pacific Economic Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái APEC Cooperation Bình Dương The Association of Southeast ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam á Asian Nations Hiệp định Thương mại tự do song BFTA Bilateral Free Trade Agreement phương Hiệp định xúc tiến, bảo hộ và tự do BIT Bilateral Investment Treaty hoá đầu tư song phương BTC Bộ Tài Chính Common Effective Preferential Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu CEPT Tax lực chung C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ CNPT Công nghiệp phụ trợ DBJ Development Bank of Japan Ngân hàng Phát Triển Nhật Bản Economic Partnership EPA Hiệp định đối tác kinh tế Agreement East Asian Free Trade EAFTA Khu vực Thương mại tự do Đông á Agreement Economic Partnership EPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Agreement EPZ Exporting Product Zone Khu xuất khẩu EPZ Export-processing zone Doanh nghiệp chế xuất EU European Union Liên minh Châu Âu FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài Phương thức giao hàng lên tàu của FOB Free on board Incoterm
  8. vii FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do 1.1.3. General Agreement on Hiệp định chung về Thương mại và GATT Tariffs and Trade Thuế quan General Agreement on Trade in Hiệp định chung về Thương mại dịch GATs Services vụ GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 1.1.4. Generalized System of GSP Preference Hệ thống ưu đãi chung HS Harmonized Supply Biểu phân loại hàng hoá hài hoà JDI Japanese Direct Investment Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản IMF International Money Fund Quỹ tiền tệ Quốc tế Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật JETRO Japan External Bản Japan Brunei Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - JBEPA Partnership Agreement Brunei Japan Chile Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - JCEPA Partnership Agreement Chile Japan Indonesia Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - JIEPA Partnership Agreement Indonesia Japan Malaysia Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - JMEPA Partnership Agreement Malaysia Japan Philippine Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - JPEPA Partnership Agreement Philippine Japan Singapore Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - JSEPA Partnership Agreement Singapo Japan Thailand Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản - JTEPA Partnership Agreement Thái Lan Japan Vietnam Trade JVTA Hội mậu dịch Nhật – Việt Assosiation KNXNK Kim ngạch xuất nhập khẩu MFN Most Favored Nation Quy chế Tối huệ quốc Mexico Japan Economic Hiệp định đối tác kinh tế Nhật Bản – MJEPA Partnership Agreement Mexico Offical Development ODA Viện trợ phát triển chính thức Assistance OJT On the Job Training Đào tạo thông qua học việc R.O.O Rules of Origins Quy định xuất xứ hàng hóa
  9. viii SCT Special Consumption Tax Thuế tiêu thụ đặc biệt Sanitary and Phytosanitary SPS Kiểm dịch vệ sinh động thực vật Measures UN United Nations Liên hợp quốc Vietnam Japan Common Hiẹp̂ đị nh song phương giữa Việt Nam VJCEP Effective Preferential và Nhật Bản Vietnam Japan Economic Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - VJEPA Partnership Agreement Nhật Bản WB World Bank Ngân hàng thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới XNK Xuất nhập khẩu
  10. ix DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kim ngạch XNK Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008) 29 Bảng 2.2: Tỷ trọng kim ngạch XNK của Việt Nam và Nhật Bản trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam (2005-2008) . 31 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Nhật Bản 2007-2008 33 Bảng 2.4: Các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản trong những năm qua 33 Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (1997 - 2008) 40 Bảng2.6: Tăng vốn 12 tháng năm 2008 phân theo nước, vùng lãnh thổ (tính tới ngày 19/12/2008) .42 Bảng 2.7: Danh sách các quốc gia đứng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (tính tới ngày 19/12/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) 43 Bảng 2.8: THU HÚT FDI NƯỚC NGOÀI QUÝ I NĂM 2010 44 Bảng 2.9: Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (Tính đến 31/12/2003 và 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) 46
  11. x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hệ thống EPA của Nhật Bản 22 Hình 2.1: Quy mô và tốc độ tăng trưởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008) 30
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt hơn 35 năm qua, mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực: chính trị, văn hoá, kinh tế. Trong đó quan hệ trên lĩnh vực kinh tế đặc biệt không ngừng được mở rộng. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước thống nhất xây dựng quan hệ song phương theo phương châm "đối tác tin cậy, ổn định lâu dài". Hai năm sau, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7 năm 2004 của Ngoại trưởng Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bố chung "Vươn tới tầm cao mới của đối tác bền vững". Trên đây là hai trong các dấu mốc quan trọng tạo nền tảng cho sự hình thành Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA) giữa hai nước với tên gọi chính thức là Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA). Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính đang lan rộng, sự gắn kết giữa hai quốc gia sẽ góp phần thúc đẩy và củng cố mối quan hệ kinh tế nói chung, cũng như thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư nói riêng, giữa hai nước. VJEPA là một Hiệp định thương mại tự do song phương kiểu mới. Đây là thỏa thuận song phương mang tính toàn diện bao gồm các lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh, di chuyển lao động, hợp tác về tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm tiến tới xây dựng khu vực mậu dịch tự do giữa hai nước vào năm 2020. Theo Hiệp định, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên, trong đó hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật. Ngược lại hàng công nghiệp, gồm cả phụ tùng ô tô và sản phẩm điện tử của Nhật khi vào Việt Nam sẽ được miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu. Hiệp định sẽ khuyến khích hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, qua đó phát huy hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước trong mối tương quan chung với nền kinh tế khu vực và thế giới.
  13. 2 Trước thực tế đó, việc nghiên cứu những tác động đã, đang và sẽ xảy ra cũng như phân tích, đánh giá những cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước nhằm tìm kiếm giải pháp phát triển các hoạt động này trong suốt thời gian thực thi VJEPA mang tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu Sau nhiều phiên đàm phán kể từ 1/2007, Hiệp định đối tác Kinh tế (EPA) giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được ký kết ngày 25/12/2008 và trở thành Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký kết chính thức với một quốc gia khác. Đây là một thỏa thuận song phương toàn diện bao trùm nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ, hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản. Một trong những trọng tâm của Hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, phát triển nhân lực, du lịch, giao thông vận tải. Vấn đề tăng cường quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trước khi Hiệp định được ký kết và được thực thi chính thức đã được đề cập đến trong nhiều nghiên cứu và các hội thảo kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Có thể kể tới một số các công trình cũng như bài viết của các nhà nghiên cứu từ trước tới giờ như: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản thông qua một số cuộc gặp quan trọng” của TS. Hồ Việt Hạnh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; “Chặng đường phát triển trong quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản” của PGS. TS. Lưu Ngọc Trịnh, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới; “Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản: thành tựu và triển vọng” của TS. Trần Quang Minh, Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á; “Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam” của PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn và ThS. Phạm Thị Hiếu, Viện Nghiên cứu Châu Âu; “Hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản: Thực trạng và triển vọng” của TS. Trần Anh Phương, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, nghiên cứu mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước có tính đến việc ký kết và thực thi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện thì chưa có công trình
  14. 3 nào đề cập tới, do Hiệp định mới được ký kết và chính thức thực thi vào ngày 01/10/2009. Như vậy, có thể nói thời gian tính từ lúc thực thi Hiệp định đến thời điểm này vẫn là quá ngắn. Luận văn “Phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh hình thành BFTA (hiệp định thương mại tự do song phương) giữa hai nước” là công trình nghiên cứu không trùng lặp với những nghiên cứu khác. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA), về tác động của BFTA đối với hoạt động thương mại và đầu tư giữa các bên tham gia, luận văn sẽ đi sâu phân tích đặc điểm của Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA) mà bản chất chính là BFTA, những tác động của Hiệp định này tới hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước, từ đó đề ra các giải pháp phát triển hoạt động thương mại và đầu tư giữa hai nước trong suốt quá trình thực thi Hiệp định nói trên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiên được mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Làm rõ cơ sở lý luận chung của đề tài bao gồm cơ sở lý luận về Hiệp định thương mại tự do song phương đồng thời làm rõ đặc điểm, tính chất, nội dung của VJEPA từ đó nêu bật lên đặc điểm, nội dung và tính chất của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. - Phân tích, đánh giá thực trạng cũng như những cơ hội và thách thức đối với hoạt động thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản dưới tác động của Hiệp định. - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian thực thi Hiệp định.
  15. 4 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản. 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: + Luận văn nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước từ tháng 12/2005, khi hai nước hình thành ý tưởng ký kết VJEPA và quan hệ đầu tư từ 2003 (từ khi Hiệp định xúc tiến, bảo hộ và tự do hoá đầu tư BIT được ký kết) đến đầu năm 2010 - Về không gian: + Về hoạt động thương mại song phương, luận văn tập trung đề cập tới thương mại hàng hoá. + Về hoạt động đầu tư: luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản sang Việt Nam 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện luận văn, tác giả của luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp như: Phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp luận giải, phương pháp phân tích và đặc biệt là phương pháp so sánh. 7. Kết cấu của Luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do song phương (BFTA) và BFTA giữa Việt Nam - Nhật Bản. Chương 2: Quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do song phương giữa hai nước. Chương 3: Giải pháp phát triển quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời kỳ thực thi VJEPA.
  16. 5 Do đây là một đề tài nghiên cứu mới mẻ với một phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, trong khi nguồn thông tin, thời gian nghiên cứu và khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên mặc dù đã rất nỗ lực, tác giả nhận thấy đề tài không thể hoàn toàn tránh khỏi thiếu sót. Do vậy, tác giả xin chân thành cảm ơn và mong muốn sẽ nhận được những lời góp ý quý báu và thẳng thắn từ phía các thày cô, bạn bè và đồng nghiệp. Cuối cùng, cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo, Tiến sỹ Đỗ Hương Lan - khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Ngoại thương Hà Nội về tất cả sự giúp đỡ và hướng dẫn rất tận tình của cô đã dành cho cá nhân em trong suốt quá trình nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng xin phép được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới toàn thể các thầy cô giáo - trong và ngoài trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội - đã truyền đạt và trang bị cho bản thân em có thêm những kiến thức chuyên sâu hơn về chuyên ngành Thương mại quốc tế ở bậc sau đại học trong suốt hai năm học tập và nghiên cứu tại trường. Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của tất cả các thầy cô.
  17. 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG (BFTA) VÀ BFTA GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN 1.1. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG (BFTA) VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm Hiệp định thƣơng mại tự do 1.1.1.1. Quan niệm truyền thống Theo quan niệm của lý thuyết thương mại truyền thống về hội nhập kinh tế khu vực thì có thể có các cấp độ cam kết hội nhập khác nhau. Ở cấp độ thấp nhất ta có Khu vực mậu dịch tự do, hình thành trên cơ sở Hiệp định thương mại tự do. Như vậy, xét từ góc độ pháp lý, Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement - FTA) là dạng hiệp định quá độ (interim agreement) làm cơ sở pháp lý cho việc hình thành một Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area). Xét về bản chất, “Hiệp định Thương mại Tự do là một hiệp định có đi có lại trong đó các hàng rào thương mại giữa các quốc gia tham gia hiệp định được xóa bỏ. Song mỗi thành viên của hiệp định có quyền duy trì các hàng rào thương mại riêng đối với các nước không phải là thành viên hiệp định”. Hiệp định Thương mại tự do, theo như quan niệm cũ, chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan. Ngay như trong nghiên cứu của mình mang tên "The Theory of Economic Unions: A Comparative Analysis of Customs Unions, Free Trade Areas, and Tax Unions" vào năm 1967, Hirofumi Shibata có đưa ra định nghĩa về Khu vực Thương mại Tự do (Free Trade Area) như sau: “Một Khu vực Thương mại Tự do (FTA) là một nhóm nước với nhau, trong đó mỗi nước đồng ý miễn thuế quan và các hạn chế định lượng thường áp dụng với các sản phẩm nhập khẩu hay bộ phận cấu thành các sản phẩm này, có xuất xứ hoặc được sản xuất tại vùng lãnh thổ của các thành viên khác trong nhóm nước hình thành nên FTA đó” [40]. Như vậy, với việc tiếp cận từ khía cạnh xuất xứ hàng hóa – vốn là vấn đề lớn nhất đặt ra cho quá trình thực thi các FTA nhằm tránh hành vi gian lận thương mại – thì định nghĩa của Shibata cũng chủ yếu đánh vào các yếu tố ở phạm vi thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong thương mại.
  18. 7 Trong khuôn khổ GATT/WTO, thuật ngữ “Khu vực Thương mại Tự do (Free trade area) được dùng để chỉ các thoả thuận tự do hoá thương mại giữa các thành viên trên nguyên tắc có đi có lại trong phạm vi điều chỉnh của các điều khoản như Điều khoản XXIV/GATT, Điều khoản V/GATT và Điều khoản cho phép (Enabling Clause 1979). 1.1.1.2. Quan niệm mới Kể từ những thập niên cuối của thế kỷ XX tới nay, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (Free Trade Agreement – FTA) đã mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa. Chính vì vậy, các học giả thường gọi các Hiệp định Thương mại Tự do ngày nay là các FTA “thế hệ mới”. Không chỉ dừng lại ở phạm vi cam kết cắt giảm thuế quan và hàng rào phi thuế quan, các FTA hiện nay còn bao gồm nhiều vấn đề rộng hơn cả cam kết trong khung khổ GATT/WTO cũng như một loạt những vấn đề thương mại mới mà WTO chưa có quy định, “vượt qua phạm vi của hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ và các nhân tố sản xuất” như lời De Melo và Pangariya (1993) [39] từng nhận xét. Phạm vi cam kết của các FTA hiện nay đã gồm cả những lĩnh vực như thuận lợi hóa thương mại, hoạt động đầu tư, mua sắm chính phủ, chính sách cạnh tranh (hay còn gọi là “những vấn đề Singapore”- Bốn vấn đề là đầu tư, luật cạnh tranh, tính minh bạch trong việc Nhà nước mua hàng hoá và dịch vụ, và tạo điều kiện để thương mại quốc tế dễ dàng hơn) được đặt ra tại Hội nghị cấp bộ trưởng của WTO tại Singapore vào năm 1996.), các biện pháp phi thuế quan, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, cơ chế giải quyết tranh chấp, tiêu chuẩn và hợp chuẩn, lao động, môi trường và thậm chí lan sang những vấn đề dân chủ và nhân quyền, chống khủng bố v.v. Điều này chứng tỏ rằng khái niệm cổ điển về một thỏa thuận hội nhập khu vực và song phương có cấp độ liên kết kinh tế “nông” của Hiệp định Thương mại Tự do từ trước thập kỷ 1980 đã không còn phù hợp với bối cảnh và diễn biến hiện nay. Thay vào đó, Hiệp định Thương mại Tự do đã được chuyển sang dùng đề chỉ các thỏa thuận hội nhập kinh tế “sâu” giữa hai hay một nhóm nước với nhau.
  19. 8 Tóm lại, khái niệm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) hiện nay không còn gói gọn trong ranh giới truyền thống của các hình thức tự do hóa và hội nhập kinh tế như trước đây nữa. Nó đã được hiểu theo nghĩa của một “FTA thế hệ mới” với phạm vi và lĩnh vực cam kết sâu rộng hơn, toàn diện hơn cả các quy định và phạm vi cam kết của khung khổ WTO. 1.1.2. Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng - một loại hình Hiệp định thƣơng mại tự do Khái niệm về Hiệp định Thương mại Tự do song phương được hình thành những năm 80 của thế kỷ trước với sự khởi đầu là việc ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương giữa Hoa Kỳ và Israel năm 1985 tạo tiền đề phát triển mạnh về đầu tư, thương mại giữa hai nước. Với xu thế tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, từ giữa thập niên 1990 trở lại đây, các Hiệp định Thương mại tự do song phương (Bilateral Free Trade Agreement - BFTA) xuất hiện ngày càng nhiều và được mở rộng hơn về phạm vi và sâu hơn về cam kết tự do hóa. Sự xuất hiện sôi động của các Hiệp định Thương mại Tự do song phương bên cạnh các Hiệp định Thương mại Tự do khu vực khiến người ta phải đặt dấu hỏi về sự tồn tại và vai trò của nó. Trên thực tế thì BFTA chính là một loại Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement – FTA), tuy nhiên trong đó chỉ có hai quốc gia tham gia ký kết và thực thi các điều khoản đã thống nhất trên văn bản. Do là sự điều chỉnh và ký kết mang tính chất song phương giữa hai quốc gia nên loại Hiệp định này chỉ có giá trị ràng buộc giới hạn trong phạm vi đối với hai quốc gia đó mà thôi. Theo định nghĩa trên Wikipedia, Hiệp định Thương mại Tự do song phương (Bilateral Free Trade Agreement – BFTA) “là hiệp định giữa hai nước mà theo đó các nước ký kết cam kết bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi thuế quan cho tất cả hoặc gần như tất cả hàng hóa của nhau”. Cụ thể, mỗi bên sẽ dành cho bên đối tác của mình các mức độ ưu đãi cao hơn, điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của khung khổ WTO nhằm tiến đến tự do hóa hoàn toàn trong giao lưu thương mại với thuế suất nhập khẩu thấp hoặc bằng 0% giữa hai đối tác thương mại. Các mức thuế ưu đãi này là không thống nhất và có sự khác biệt ở các Hiệp định Thương mại Tự do
  20. 9 song phương khác nhau. Có thể có những dòng thuế sẽ được bãi bỏ chậm hơn (người ta thường đưa các dòng thuế này vào "danh sách nhạy cảm"). Chỉ một số ít dòng thuế sẽ không được bãi bỏ và được liệt kê trong "danh sách loại trừ". Quy tắc xuất xứ là một phần quan trọng của các Hiệp định Thương mại Tự do song phương này nhằm đảm bảo chỉ những hàng hóa được sản xuất toàn bộ hoặc tối thiểu ở một tỷ lệ nhất định tại nước thành viên hiệp định mới được buôn bán tự do. Điều này nhằm tránh tình trạng nước không tham gia hiệp định sử dụng cách tái xuất hoặc chỉ lắp ráp tại một trong hai nước tham gia hiệp định mà có thể xuất khẩu sang nước còn lại của hiệp định mà không phải chịu thuế. Ngày nay, phạm vi điều chỉnh của các BFTA có xu hướng mở rộng hơn so với phạm vi điều chỉnh của WTO, không chỉ đối với các sản phẩm hàng hóa mà còn với các sản phẩm dịch vụ, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp mà còn trong các lĩnh vực dịch vụ và nông nghiệp. Những thỏa thuận được ghi nhận trong các Hiệp định Thương mại Tự do song phương BFTA ngoài lợi ích về kinh tế còn nhằm đến những mục đích khác như mang lại cho mỗi bên quyền hưởng ưu đãi về thương mại và đầu tư, giúp tạo đồng minh kinh tế và chính trị, đồng thời coi các BFTA như công cụ để khai thác tối đa các cơ hội mở rộng thương mại tự do sang các vùng lãnh thổ cũng như các cơ hội ngoại giao khu vực và quốc tế. Với mục đích chung là như vậy, song các cuộc đàm phán thương mại song phương thường mang đặc điểm pha trộn nhiều mục tiêu (có thể về kinh tế, chính trị hoặc phát triển) nên mức độ nhân nhượng là rất khác nhau, khuôn khổ nhân nhượng cũng không giống nhau giữa các Hiệp định Thương mại Tự do song phương. 1.1.3. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng “thế hệ mới” 1.1.3.1. Tự do hóa thương mại hàng hóa Về thuế và các rào cản thương mại phi thuế: Nội dung không thể thiếu trong các FTA chung và các BFTA nói riêng là cam kết dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa. Các bên cam kết dần dần xóa bỏ thuế quan, áp dụng mức thuế suất 0% với hầu hết các mặt hàng và thường có quy định cụ thể các danh
  21. 10 mục: Danh mục hàng hóa dỡ bỏ thuế ngay, Danh mục hàng hóa cắt giảm thuế dần dần với lộ trình cắt giảm thuế, Danh mục hàng nhạy cảm, Danh mục loại trừ không đưa vào cắt giảm. Các cam kết trong các FTA ngày nay không chỉ dừng lại ở việc quy định dỡ bỏ các hàng rào thuế quan mà còn quy định cả các biện pháp hạn chế định lượng và các rào cản kỹ thuật thương mại khác. Về xuất xứ hàng hóa: Một BFTA thường bao gồm quy chế về xuất xứ hàng hóa nhằm quy định một hàm lượng nội địa nhất định. Hàng hóa nhập khẩu vào các nước đối tác phải đáp ứng được tỷ lệ nội địa đó thì mới được hưởng những ưu đãi về thuế hơn so với hàng hóa từ nước thứ ba. Bên cạnh đó, BFTA còn có thế có những quy định về mặt Thủ tục hải quan nhằm đơn giản hóa thủ tục và hài hòa với những tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho thông thương hàng hóa và các điều khoản về Thương mại không thông qua giấy tờ nhằm khuyến khích phát triển thương mại điện tử. 1.1.3.2. Tự do hóa thương mại dịch vụ BFTA ngày nay thường bao gồm cả nội dung tự do hóa thương mại dịch vụ, tuy nhiên phạm vi và mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của các nước thì khác nhau, tùy thuộc vào các quốc gia tham gia ký kết. 1.1.3.3. Tự do hóa đầu tư Trong các BFTA hiện nay, các cam kết hướng tới tự do hóa đầu tư xuất hiện ngày càng nhiều, đặt biệt là những FTA có các nước phát triển tham gia. Nội dung của các cam kết này thường quy định dỡ bỏ các rào cản đối với các nhà đầu tư của nước đối tác, tạo thuận lợi cho họ ký kết đầu tư.[31, tr. 5] 1.1.3.4. Thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia ký kết hiệp định Một nội dung thường thấy trong các FTA là các thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực nhằm thúc đẩy quan hệ và hợp tác kinh tế giữa các nước đối tác như: phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học công nghệ, dịch vụ tài chính, du lịch, xúc tiến thương mại và đầu tư
  22. 11 1.1.3.5. Một số cam kết khác Ngoài các cam kết kể trên, nhiều “FTA thế hệ mới” cũng có điều khoản về sở hữu trí tuệ, theo đó các bên cam kết tiến hành các biện pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng cơ sở dữ liệu về quyền sở hữu trí tuệ một cách rộng rãi đối với công chúng và thuận lợi hóa quy trình cấp bằng sáng chế.[31, tr. 6] 1.1.4. Những tác động của BFTA tới các quốc gia thành viên và hệ thống thƣơng mại đa phƣơng 1.1.4.1. Tác động tích cực của BFTA đối với các quốc gia thành viên * BFTA tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô Một trong những lợi ích kinh tế dễ nhận thấy ở trao đổi thương mại nói chung và BFTA nói riêng là gia tăng quy mô thị trường từ đó tạo ra hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Một thị trường rộng lớn hơn với hàng rào thuế quan được cắt giảm và dỡ bỏ theo nguyên tắc có đi có lại sẽ giúp khu vực doanh nghiệp trong nền kinh tế thành viên giảm chi phí giao dịch và gia tăng sản lượng. Ví dụ như BFTA giữa Hoa Kỳ – Thái Lan, theo tính toán của Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan và Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nếu như hàng rào phi thuế quan được xóa bỏ và cam kết giảm thuế được thực hiện, thì kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sang Hoa Kỳ sẽ tăng 3,4% và GDP của nước này sẽ được nâng lên cao hơn 1,3%/năm. [12, tr. 21] * Những hiệu ứng kinh tế “động” Bên cạnh những tác động tích cực một cách trực diện và có thể nhận biết rõ, quá trình hội nhập khu vực song phương nói chung và lợi ích của việc ký kết các Hiệp định Thương mại Tự do song phương BFTA nói riêng còn có những động cơ lợi ích mang tính “động”. a1. Hiệu ứng tăng trưởng Hiệu quả này được phản ánh qua hai phương diện chính là gia tăng hiệu quả kinh tế nhờ quy mô thị trường lớn hơn và tạo ra dòng thương mại và đầu tư mới, dẫn đến hệ quả là gia tăng thu nhập. Nghiên cứu của Wonnacott (1996) hay Lawrence (1997) đã nhấn mạnh khía cạnh tích cực của hiệu ứng tăng trưởng do các BFTA tạo ra đối với cả các nước thành viên lẫn không phải thành viên của BFTA
  23. 12 và cho rằng BFTA có vai trò bổ sung cho quá trình thúc đẩy tự do hóa thương mại đa phương. Wonnacot từng lập luận rằng chính hiệu ứng chệch dòng thương mại sẽ buộc các ngành thay thế nhập khẩu của một thành viên phải giảm bớt hàng rào thương mại đối với các nước ngoài BFTA do sức ép cạnh tranh gia tăng từ dòng hàng xuất khẩu của chính thành viên BFTA khác vào thị trường nước thành viên đó. Nghiên cứu của Lawrence cũng đi theo hướng phân tích của Wonnacott song ông nhấn mạnh vào khía cạnh kích cầu nhập khẩu từ các nước ngoài BFTA khi chỉ ra rằng hiệu ứng tăng trưởng mà BFTA tạo ra sẽ giúp bù đắp hiệu ứng chệch hướng thương mại ban đầu do quy mô kinh tế giúp kích thích nhu cầu nhập khẩu từ nước không phải thành viên của BFTA.[12, tr.22] a2. Hiệu ứng thúc đẩy cạnh tranh Các nền kinh tế phát triển luôn đặt việc cải thiện môi trường cạnh tranh làm mục tiêu dài hạn của mình khi tìm kiếm các mối quan hệ kinh tế gần gũi. Nhiều nghiên cứu đã đi chứng minh việc hình thành các BFTA sẽ là một công cụ hiệu quả hơn thay thế cho chính sách cạnh tranh vì nó tạo ra môi trường cạnh tranh quốc tế, giúp kiềm chế các công ty độc quyền nội địa. Bên cạnh đó, thị trường rộng lớn hơn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn và làm tăng số doanh nghiệp tham gia thị trường. Việc xóa bỏ hàng rào thương mại sẽ thúc đẩy hoạt động cạnh tranh và chuyển giao công nghệ, kèm theo đó là sự thúc đẩy năng suất và quá trình phát triển với không chỉ các nước thành viên mà còn cả các nước không phải thành viên BFTA. Giải thích điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng “thị trường lớn hơn thì cạnh tranh sẽ nhiều hơn” vì trên nguyên tắc, khi một FTA cũng như BFTA hình thành thì sẽ có sự hợp nhất của tối thiểu hai thị trường nhỏ hơn, từ đó làm giảm sự độc quyền vì các doanh nghiệp ở các nước thành viên này sẽ phải cạnh tranh với nhau. Các nhà nghiên cứu cũng tóm tắt những lợi ích của sự gia tăng cạnh tranh trong bốn điểm lớn như sau: Một là, cạnh tranh buộc doanh nghiệp cắt giảm chi phí và tăng doanh số, giúp giảm các méo mó trên thị trường và có lợi cho người tiêu dùng; Hai là, quy mô thị trường lớn hơn sẽ cho phép doanh nghiệp khai thác hiệu quả kinh tế từ quy mô tốt hơn; Ba là, cạnh tranh khiến các hãng phải đa dạng hóa
  24. 13 sản phẩm điều mà người tiêu dùng có lợi nhất; Và bốn là trong môi trường cạnh tranh hơn, các hãng buộc phải loại bớt những hoạt động kém hiệu quả, gia tăng năng suất và đồng thời người lao động cũng buộc phải nâng cao hiệu suất công việc để tranh bị mất việc làm. [12, tr.23] a3. Hiệu ứng thúc đẩy đầu tư Việc hình thành các BFTA còn tạo ra những hiệu ứng quan trọng đối với môi trường đầu tư (bao gồm cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài) cũng như hành vi của các nhà đầu tư. Các BFTA có thể thúc đẩy dòng đầu tư nội địa và nước ngoài, dòng đầu tư giữa các thành viên BFTA và ngoài BFTA ở các khía cạnh sau: Thứ nhất, việc hình thành các BFTA sẽ làm giảm đáng kể các méo mó trong môi trường đầu tư, sản xuất của các thành viên, từ đó thúc đẩy chất lượng hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư; Thứ hai, việc BFTA mang lại cơ hội tiếp cận thị trường rộng hơn với sức mua lớn hơn sẽ giúp thu hút dược dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới vào các nước thành viên; Thứ ba, dòng FDI từ bên ngoài vào một khu vực thương mại tự do thường tận dụng điều kiện tiếp cận thị trường mới để vượt qua các hàng rào thuế quan không đồng nhất giữa các thành viên khu vực thương mại tự do đó. [12, tr.24] a4. Hiệu ứng học hỏi, chuyển giao tri thức, công nghệ và thông tin Việc hình thành các BFTA tạo cơ hội cho các nước thành viên chia sẻ và chuyển giao công nghệ cho nhau thuận lợi hơn, đặc biệt là giữa các thành viên có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế. Quá trình chuyển giao công nghệ thường đi kèm với sự gia tăng thu hút dòng FDI từ các nền kinh tế phát triển hơn và từ các tập đoàn xuyên quốc gia lớn. Bên cạnh đó, việc trở thành đối tác BFTA với nước phát triển hơn sẽ giúp quốc gia kém phát triển có thể học hỏi từ những thực tiễn chính sách, thông lệ tốt trong quá trình phát triển của nước đi trước như quá trình ứng dụng công nghệ mới, quá trình hay chuyển giao phương pháp quản lý Quá trình học hỏi này sẽ là quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế phát triển, thể chế chính sách của một quốc gia ở tầng phát triển thấp hơn. Đồng thời, bản thân mỗi doanh nghiệp cũng học hỏi được từ
  25. 14 nhau và từ quá trình liên kết kinh tế sâu rộng thông qua các BFTA để nâng cao hiệu quả, năng suất và lợi nhuận. [12, tr.24] * Những hiệu ứng phi kinh tế Nhiều nhà nghiên cứu nhận xét rằng các sáng kiến hình thành BFTA không chỉ đơn thuần xuất phát từ mục tiêu kinh tế mà đa phần còn hướng tới những mục đích phi kinh tế. b1. Thúc đẩy hiệu ứng hòa bình và an ninh Khi hai đối tác có quan hệ kinh tế, thương mại gần gũi hơn, mức độ bất trắc trong quan hệ đối ngoại sẽ giảm, do đó xác suất xung đột sẽ giảm tương ứng và đồng thời củng cố quan hệ chính trị. Nhiều nghiên cứu về quá trình hội nhập của EU và ASEAN cũng chỉ ra hiệu ứng nổi trội của an ninh và chính trị. Các nghiên cứu từ góc độ kinh tế chính trị thì cho rằng việc hình thành FTA nói chung và BFTA nói riêng tạo ra cơ chế hợp tác và phối hợp chính sách mới giữa các nhà nước, nhờ đó củng cố sự ổn định và an ninh của một nhóm nước hay một khu vực, thậm chí là toàn cầu. BFTA sẽ xây dựng lòng tin, giảm nguy cơ xung đột và tạo bầu không khí hòa bình, hợp tác, phát triển, cho phép các nước ổn định anh ninh – hòa bình quốc gia. Sự hợp tác về kinh tế có thể cho phép các quốc gia xích lại gần nhau và giảm nguy cơ bất ổn về an ninh cũng như hiểm họa chiến tranh. [12, tr.24] b2. Hiệu ứng cam kết cải cách Hiệu ứng này cho phép một thành viên BFTA có thể duy trì sự nhất quán của chính sách cho dù các thế hệ lãnh đạo hay nhiệm kỳ Chính phủ thay đổi. Việc hình thành các BFTA sẽ giúp cho một nước thành viên có các cam kết lâu dài và nhất quán hơn, do đó sẽ làm tăng mức độ tín nhiệm của môi trường kinh doanh quốc gia trong mắt giới đầu tư. Nhìn từ góc độ chính trị, việc hai chính phủ ký kết BFTA với nhau chính là cách để các bên đưa ra những cam kết chính trị cao nhất của mình để đảm bảo những mục tiêu của BFTA là nhất quán và xuyên suốt thời gian. Như vậy, các BFTA là một cơ chế giúp củng cố các chính sách cải cách mở cửa của các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, từ đó tạo ra uy tín và niềm tin của bên ngoài đối với tiên trình mở cửa hội nhập của các nước này. Việc thúc đẩy cải cách không
  26. 15 chỉ bắt đầu từ sau khi ký kết hiệp định BFTA mà phải được đưa ra xem xét và thực hiện từ trước như một trong nhiều tiền đề cho các BFTA với nước phát triển hơn. Sau khi BFTA được ký kết, công cuộc cải cách phải được đẩy mạnh hơn, kết quả là một thể chế chính sách dân chủ hơn, một thị trường tự do được hình thành và phát triển chắc chắn hơn. [12, tr.25] b3. Hiệu ứng nâng cao vị thế chính trị Thông qua việc ký kết các BFTA, các nước có thể nâng cao vị thế chính trị của mình trên trường quốc tế. So với lợi ích về mặt kinh tế, lợi ích về địa chính trị còn có phần lớn hơn. Hiệu ứng này có được từ sự “hợp lực” của các nước nhỏ hơn thông qua việc hình thành một BFTA có quy mô đủ lớn. Bằng cách này, các thành viên nhỏ lẻ có thể có được vị thế chính trị lớn hơn thay vì các cá thể đơn lẻ, đồng thời cho phép các nước thành viên có được khung khổ và cơ chế phối hợp hiệu quả, thống nhất hơn trước các đối tác khác. 1.1.4.2. Tác động tiêu cực của BFTA tới các quốc gia thành viên * Các BFTA có thể làm giảm hiệu quả phân bổ các nguồn lực Trái với quan điểm BFTA tạo ra tính kinh tế nhờ quy mô, có quan điểm lại phê phán và cho rằng BFTA có thể làm méo mó phương thức trao đổi thương mại giữa các thành viên của một BFTA với các nền kinh tế không phải thành viên BFTA đó, dẫn đến quá trình chuyên môn hóa không hiệu quả. Nghiên cứu của Walts (1997) kết luận rằng BFTA có thể trở thành rào cản cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế lên nấc thang sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn do quá tình phân bổ nguồn lực bị bóp méo khi tham gia một hay nhiều BFTA nào đó. Ví dụ trường hợp của những quốc gia có lợi thế so sánh trong các ngành chế tác sử dụng nhiều lao động kỹ năng thấp, thiếu động lực và năng lực dịch chuyển lên các ngành có công nghệ và kỹ năng cao hơn. [12, tr. 26] *Các BFTA có thể gây lãng phí nguồn lực mà chưa chắc đã đạt được tự do hóa thương mại thực sự Thứ nhất, do đa số các BFTA có những quy định hết sức phức tạp về quy tắc xuất xứ nên để thực hiện đầy đủ các quy tắc này, các doanh nghiệp phải chịu chi phí
  27. 16 giao dịch cao hơn. Hiện tại tuy chưa có nhiều nghiên cứu chi tiết về chi phí tuân thủ các nguyên tắc xuất xứ song nhiều nhà nghiên cứu đã ước lượng mức chi phí chiếm tới 3–5% trị giá FOB của hàng hóa xuất khẩu. Đó là một gánh nặng rất lớn cho các doanh nghiệp của cả hai bên, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa, không chỉ các doanh nghiệp mà những quy tắc xuất xứ này còn gây thêm gánh nặng cho các nhà quản lý kinh tế. Sự áp dụng tùy tiện các nguyên tắc này tạo ra sự thiếu minh bạch trong khâu quản lý, tạo cơ hội tham nhũng và gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, các nước đang phát triển luôn gặp nhiều khó khăn về nguồn lực tài chính, chuyên gia trong việc đồng thời tham gia đàm phán và thực hiện tự do hóa theo nhiều tiến trình khác nhau (song phương, khu vực và đa phương). Đây là một điểm bất cập rất nổi bật của việc phổ biến các BFTA hiện nay. [12, tr.26] * Các BFTA gây ra hiệu ứng về nguồn thu ngân sách Hiệu ứng này xuất hiện khi một thành viên tham gia BFTA phải cắt giảm thuế quan và mất đi một khoản thu ngân sách. Khoản thu ngân sách này sẽ trở thành nguồn thu của nhà sản xuất nước ngoài. Bhagwati và Panarariya [38] đã phân tích và chỉ ra rằng các BFTA có thể gây ra hiệu ứng tiêu cực về tái phân phối nguồn thu ngân sách đối với những nước thực hiện cắt giảm thuế quan vì trên thực tế những nước phải cắt giảm thuế quan nhiều nhất chính là những nước kém phát triển hơn với cơ cấu bảo hộ cao hơn và thường là nước nhỏ. Nói chung, đó là những nền kinh tế đang phát triển phải chịu mất đi một nguồn thu ngân sách quan trọng khi tham gia các BFTA. [12, tr.27] *Các nước nhỏ có thể phải chịu sự bất bình đẳng trong BFTA với các nước lớn Đây là một thực tế không thể tránh khỏi đối với các nước đang phát triển khi tham gia “sân chơi” BFTA với các nước phát triển hơn. Trên lý thuyết, các nước đang phát triển dường như được ưu đãi trong quá trình xâm nhập thị trường các nước phát triển theo các thỏa thuận song phương. Tuy nhiên theo nhiều bằng chứng cho thấy, các ưu đãi này còn ẩn chứa rất nhiều vấn đề cần xem xét. Như trong các BFTA của Hoa Kỳ, quốc gia này vẫn thường duy trì bảo hộ trong lĩnh vực công –
  28. 17 nông nghiệp địa phương. Chẳng hạn, các sản phẩm dệt may vẫn luôn vấp phải sự hạn chế của Hoa Kỳ. Ngay cả một nước mạnh trên các bàn đàm phán như Singapore cũng chưa được miễn thuế vào thị trường Hoa Kỳ ngay khi BFTA có hiệu lực. Còn một nước phát triển như Australia cũng không vượt qua được rào cản trong lĩnh vực sản phẩm nông nghiệp. Sản phẩm đường và thịt bò của Australia rất khó đạt được sự tiếp cận lớn hơn khi vào thâm nhập thị trường Hoa Kỳ vì mức bảo hộ rất cao ở đây. Ngoài ra, bản thân các nước nhỏ cũng chịu thua thiệt do không thể cạnh tranh với đối tác lớn hơn trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ như trường hợp của Thái Lan khi ký BFTA với Mỹ. Tổng thư ký Hiệp hội các chủ ngân hàng Thái Lan, ông Twatchai Yongkittikul cho rằng các ngân hàng của Thái Lan sẽ lép vế trong cuộc cạnh tranh với các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ nếu chính phủ Thái Lan chấp thuận tự do hóa khu vực tài chính trong khuôn khổ BFTA với Hoa Kỳ vì các ngân hàng Thái Lan không thể cạnh tranh với ngân hàng Hoa Kỳ ngay trên chính đất Thái. Một điểm nữa cần nói đến là BFTA gây ra áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước đối tác mạnh hơn, khiến một số lĩnh vực có năng lực cạnh tranh kém lâm vào tính trạng khó khăn và dẫn tới nạn thất nghiệp. Cuối cùng, một tác động đặc biệt nghiêm trọng đối với các thành viên nhỏ hơn trong BFTA là nguy cơ phụ thuộc chính trị vào đối tác do những động cơ chính trị của nước này. Ví dụ điển hình là trong BFTA Hoa Kỳ – Thái Lan, Hoa Kỳ coi đó như một giải pháp tăng cường hợp tác quân sự trong cuộc khủng bố. Cường quốc này ra điều kiện là chính phủ Thái Lan phải tham gia gửi quân đội tới Irac thì mới nhượng bộ và ký BFTA. Những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ hành động quân sự của Hoa Kỳ như Australia và Singapore thì được Hoa Kỳ “đền đáp” bằng các BFTA. [12, tr. 27-28] 1.1.4.3. Tác động tới hệ thống thương mại đa phương a. Tác động tích cực BFTA có thể hỗ trợ, bổ sung cho kênh tự do hóa đa phương. Theo các nhà nghiên cứu ủng hộ quan điểm tự hóa thương mại khu vực và song phương như Summer (1991), Robert Z. Lawrence (1997), Jeffrey A. Frankel (1998) thì BFTA sẽ trở thành “những viên gạch lát đường” cho quá trình tự do hóa thương mại đa
  29. 18 phương. Baldwin (1996) đã phân tích “Hiệu ứng Đô–mi–nô” [37] của việc hình thành các FTA nói chung và BFTA nói riêng, theo đó khi FTA hình thành thì những nước đứng ngoài sẽ có động cơ đua nhau gia nhập FTA, cùng với quá trình kết nạp thành viên mới FTA sẽ trở nên rộng lớn hơn và dần bao gồm toàn bộ nền thương mại thế giới. Baldwin cho thấy khi một nước gia nhập khối thương mại thì lợi ích kinh tế tiềm năng của nước gia nhập tiếp theo sẽ tăng lên. Hơn nữa, BFTA cũng là một hình thức để các nước chưa phải là thành viên của WTO thực hành các nguyên tắc tự do hóa thương mại và chuẩn bị cho việc gia nhập tổ chức này. Hầu hết các cam kết của BFTA được xây dựng dựng dựa trên nền tảng các nguyên tắc của WTO và thậm chí còn đi xa hơn cả WTO về mức độ tự do hóa. Vì vậy, những nước chưa phải là thành viên WTO nếu tham gia và đáp ứng được các cam kết BFTA sẽ đồng thời làm cho các thể chế kinh tế của mình đáp ứng đợc đòi hỏi tự do hóa thương mại và phù hợp nguyên tắc của WTO. b. Tác động tiêu cực Ngược lại, BFTA có thể gây ra sự cản trở tự do hóa đa phương. Theo những quan điểm không ủng hộ tự do hóa thương mại khu vực và song phương (Các học giả đại diện tiêu biểu cho quan điểm này gốm có Jadish Bhagwati -1993, Kristina và Panagariya - 1999, Anne O. Krueger 1997, 1999), thì việc hình thành các BFTA sẽ trở thành những tảng đá cản đường việc tiến tới tự do hóa thương mại đa phương. Năm 1995, Bhagwati đã đưa ra khái niệm “hiệu ứng bát mỳ Spaghetti” [38] để mô tả những tác động tiêu cực của các thỏa thuận thương mại ưu đãi đối với khung khổ tự do hóa thương mại đa phương. Ông cho rằng để tránh hiện tượng “gian lận thương mại”, các BFTA thường đưa ra quy định về xuất xứ hàng hóa (Rules of Origins – R.O.O) đối với hàng được thưởng thuế quan ưu đãi trong khi các R.O.O này lại quá khác nhau và được vận dụng khá tùy tiện, dẫn đến một mớ hỗn độn những quy định ưu đãi chồng chéo căn cứ theo xuất xứ hàng hóa. Hệ quả là các chi phí giao dịch của hoạt động thương mại trong một mạng lưới vô số các BFTA sẽ tăng lên, trở thành rảo cản đối với chính hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các BFTA do có các thành viên quá chênh lệch về sức mạnh có thể sẽ dẫn đến việc áp
  30. 19 đặt mô hình tự do của nước mạnh và tạo khó khăn cho việc thống nhất mô hình hội nhập chung trong WTO. Thật vậy, ngày nay số lượng các BFTA giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng tăng lên và đi cùng với xu thế này là mối quan ngại về sự bất đối xứng sức mạnh trong đàm phán BFTA. Trong khuôn khổ đa phương WTO, sức mạnh của các nước phát triển có phần bị hạn chế hơn do 2/3 số thành viên của WTO là các nước đang phát triển và do vậy họ có quyền biểu quyết trước các chính sách của WTO. Tuy nhiên, trong BFTA, các nước mạnh dễ dàng dùng quyền lực chính trị – kinh tế của mình để áp đặt các mô hình chính sách trong quá trình đàm phán. Từ một vài BFTA ban đầu, các nước lớn mà tiêu biểu là Hoa Kỳ sẽ sử dụng nó như hình mẫu để nhân rộng lên cho các BFTA đi sau. Trong khi đó, do ở thế yếu nên các nước nhỏ dễ dàng chấp nhận các điều kiện để có được cơ hội tiếp cận thị trường lớn. Trên cơ sở này, các nước lớn có kỳ vọng sẽ sử dụng những mô hình tiền lệ để áp đặt trong WTO nhằm giảm bớt chi phí phát sinh do thay đổi mô hình Hậu quả là, trong khi WTO chưa có một mô hình thống nhất thì các BFTA “thiếu lành mạnh” sẽ tạo ra những khó khăn phức tạp cho việc đạt đến một sự thống nhất chung giữa các nước phát triển và đang phát triển sau này. [12, tr. 29-30] 1.2. MỘT VÀI NÉT VỀ CHÍNH SÁCH BFTA CỦA NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢN TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ - BFTA SONG PHƢƠNG GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN 1.2.1. Một vài nét về chính sách BFTA của Nhật Bản Thứ nhất, trước tình trạng thị trường thế giới ngày càng có nhiều thỏa thuận thương mại có tính chất phân biệt đối xử, một đất nước vốn theo đuổi tự do hóa mậu dịch trong khuôn khổ của Hiệp định chung về Thuế quan và mậu dịch (GATT) suốt cho đến năm 1990 như Nhật Bản đã phải thay đổi chính sách buôn bán của mình. Thông qua việc theo đuổi các FTA/BFTA, Nhật Bản đã chuyển từ quan điểm đơn tuyến (single track) dựa trên việc tự do hóa mậu dịch đa phương của GATT/WTO sang quan điểm đa tuyến (multi–track) gồm cả tự do hóa đa phương và đơn phương. Điều này nhằm mục đích chủ yếu là đảm bảo thị trường cho các
  31. 20 công ty Nhật Bản. Do các FTA/BFTA sẽ loại bỏ các rào cản thương mại trong các đối tác tham gia nên các công ty của Nhật chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Để thể hiện sự thay đổi trong chính sách của mình, “Sách trắng về mậu dịch quốc tế năm 2003” do Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản công bố đã nêu ra rằng Nhật Bản cần phản theo đuổi quan điểm đa tuyến. Cũng trong bản tóm tắt về Chiến lược FTA của Nhật Bản (Japan’s FTA strategy – Summary) của Bộ Ngoại giao Nhật Bản công bố vào tháng 10 năm 2002, Nhật đã nêu rõ những lợi thế cũng như những FTA mà Nhật Bản hướng tới. Theo đó, bản tóm tắt nhấn mạnh hai lợi thế cơ bản của FTA nói chung và BFTA nói riêng theo quan điểm của Nhật Bản. Đó là: *Lợi thế về kinh tế FTA giúp mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, chuyển đổi hệ thống công nghiệp hiệu quả hơn và cải thiện môi trường cạnh tranh. Hơn nữa, FTA còn có khả năng giảm ma sát kinh tế, phát triển và hài hóa hóa các quy định cũng như hệ thống quan hệ thương mại đã có. *Lợi thế về chính trị và ngoại giao FTA giúp nâng cao vị thế mặc cả của Nhật Bản trong các đàm phán WTO và kết quả của các đàm phán FTA sẽ tác động và đẩy nhanh các đàm phán trong WTO. Sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng sâu rộng sẽ làm tăng niềm tin chính trị giữa các quốc gia tham gia hiệp định cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng mang tính ngoại giao trên toàn cầu của Nhật Bản. Thứ hai, Nhật Bản thiên về việc theo đuổi các Hiệp định Thương mại Tự do toàn diện (comprehensive free trade agreement), không chỉ tìm cách ký các BFTA thông thường (đòi hỏi phải loại bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với mậu dịch hàng hóa) mà còn nhấn mạnh đến việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế toàn diện (các lĩnh vực như dịch vụ, lao động, môi trường, tài chính, mua sắm chính phủ, bảo hộ đầu tư, các thủ tục tranh chấp, ). Do đó, chính phủ Nhật Bản đã gọi loại thỏa thuận này là Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement – EPA).
  32. 21 Thứ ba, chính phủ Nhật Bản áp dụng nhiều các tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn đối tác BFTA của mình, bao gồm các nhân tố kinh tế, địa lý, chính trị/ngoại giao, tính khả thi và hoàn cảnh. * Về nhân tố kinh tế, Nhật Bản tập trung vào các BFTA với những nước mà không tác dộng tiêu cực đến sức cạnh tranh của các nganh công nghiệp trong nước. * Về nhân tố địa lý, Nhật Bản có phần hướng tới những quốc gia trong khu vực nhằm thúc đẩy sự liên kết kinh tế khu vực và tăng cường sự ổn định khu vực trong khi vẫn còn hạn chế tiếp cận khu vực khác. * Về tiêu chuẩn chính trị và ngoại giao, chính phủ Nhật Bản xem xét lựa chọn đối tác thông qua đánh giá xem họ có muốn thúc đẩy quan hệ ngoại giao mang tính hợp tác hay không. * Về tính khả thi, Nhật Bản sẽ xem xét mức độ sẵn sàng của nước đối tác BFTA dự kiến và nguy cơ có thể làm tổn hại đến các cơ sở kinh doanh trong nước của các sản phẩm nhập khẩu tiềm năng sau khi ký BFTA. Cho tới nay, theo số liệu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, quốc gia này đã ký kết EPA với 9 quốc gia và cả khối ASEAN, trong đó có 7 quốc gia thuộc khối ASEAN là: Brunei (JBEPA), Indonesia (JIEPA), Malaysia (JMEPA), Philippine (JPEPA), Sing-ga-po (JIEPA), Thái lan (JTEPA), Việt Nam (JTEPA)và hai quốc gia không cùng khu vực Đông Nam Á là Mexico (MJEPA) và Chile (JCEPA). Bên cạnh đó, hiện Nhật Bản cũng đang tiến hành đàm phán để tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương với bốn quốc gia khác, trong số đó có hai quốc gia cùng trong khu vực Châu Á là Ấn Độ và Hàn Quốc; còn hai quốc gia khác không cùng châu lục là Australia và Thụy Sĩ.
  33. 22 Nguồn: Bộ Ngoại giao Nhật Bản (2009) Hình 1.1 : Hệ thống EPA của Nhật Bản 1.2.2. Những điểm cơ bản của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản 1.2.2.1. Nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản Với xu thế toàn cầu hóa trên toàn thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi chính trị, mà song hành cùng với nó là sự bùng nổ của quan hệ thương mại và kinh doanh quốc tế. Hệ quả từ sự phát triển mạnh mẽ đó là sự ra đời của rất nhiều các Hiệp định thương mại khu vực cũng như song phương được ký kết trong hơn một thập niên trở lại đây giữa các nước. Cùng nằm trong khu vực Châu Á, Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có mối quan hệ tương đối lâu bền. Trong vòng 10 năm trở lại đây, Nhật Bản là đối tác kinh tế lớn và quan trọng của Việt Nam. Về thương mại, Nhật Bản là đối tác lớn thứ 2 sau Mỹ, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nhiều mặt hàng của Việt Nam hiện có chỗ đứng trên thị trường Nhật. Tuy nhiên, thị phần của chúng ta trên thị trường Nhật còn rất nhỏ bé, chỉ chiếm khoảng 1% trong khi tiềm năng còn nhiều. Có thể nói, quan hệ
  34. 23 thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. [20] Về đầu tư, đầu tư trực tiếp (FDI) của Nhật Bản tại Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2008, tổng vốn FDI đăng ký của Nhật Bản đạt trên 17 tỷ USD, đứng thứ ba trong số các nước có đầu tư tại Việt Nam và là nhà đầu tư hàng đầu với 4,8 tỷ USD xét về vốn thực hiện. Nhật Bản cũng là nước cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Viện trợ ODA của Nhật Bản vào Việt Nam tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông vận tải như cầu đường, bến cảng để thúc đẩy giao lưu hàng hóa. Nhật Bản tiếp tục cung cấp ODA cho đầu tư hạ tầng giao thông với ưu tiên xây dựng đường sắt, đường cao tốc, đồng thời chú trọng đến lĩnh vực môi trường và đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam. Thị trường Nhật Bản cũng là thị trường tiếp nhận lực lượng lao động lớn của Việt Nam. Không những thế, đây còn là thị trường gửi khách du lịch đáng quan tâm. Về phía Việt Nam, chúng ta nhập khẩu từ Nhật các mặt hàng công nghiệp như ô tô, điện tử, những máy móc thiết bị có hàm lượng công nghệ cao, các thiết bị công nghệ hiện đại để phát triển kinh tế. Mặc dù hai bên đã tạo những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại song phương nhưng vẫn còn nhiều rào cản. Bên cạnh đó, chúng ta mặc dù đã tham gia Hiệp định đôi tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản nhưng chúng ta vẫn không tận dụng được lợi thế so với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, cam kết trong khuôn khổ khu vực không thể sâu như cam kết song phương, cam kết song phương bám sát nhu cầu và thực tiễn của hai bên. Trước thực tế đó, chính phủ hai nước đã nhất trí ký kết một Hiệp định song phương mang tính chất chiến lược và toàn diện nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ thương mại và nâng cao tầm quan hệ song phương giữa hai nước. Ý định thành lập hiệp định này giữa hai nước đã hình thành ngay từ năm 2005 và bắt đầu tiến hành đàm phán về Hiệp định này từ tháng 1 năm 2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Sau 9 phiên đàm phán chính thức
  35. 24 và nhiều phiên đàm phán không chính thức, hai bên đã hoàn tất thỏa thuận nguyên tắc vào tháng 9 năm 2008 và chính thức ký hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008. Các nguyên tắc chung mà hai bên đều thống nhất trong quá trình đàm phán là Hiệp định cần đem lại sự cân bằng về lợi ích cho hai bên, có tính tới các lĩnh vực nhạy cảm của hai nước, đồng thời thừa nhận sự chênh lệch trình độ phát triển giữa hai nước để có sự đối xử đặc biệt và khác biệt cho Việt Nam. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản là hiệp định tự do thương mại đầu tiên của Việt Nam ký kết với đối tác nước ngoài. Đây là Hiệp định tự do thương mại thứ 10 của Nhật Bản ký kết với các đối tác nước ngoài. 1.2.2.2. Mục tiêu của VJEPA Mục tiêu của hiệp định là thiết lập khu vực mậu dịch tự do song phương kiểu mới giữa hai nước, qua đó thúc đẩy hoạt động hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản, phát huy có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của hai nước, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hai nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Đây là điểm rất quan trọng bởi trong bối cảnh hiện nay khi việc ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương đang trở thành làn sóng ở khu vực Đông Nam Á và cơ chế hợp tác đa phương đang không phát huy tác dụng thì việc ký kết hiệp định giữa Việt Nam và Nhật Bản giúp hai nước đều không bị mất lợi thế cạnh tranh xuất khẩu do sự hình thành của các FTA khác. 1.2.3. Hiệp định VJEPA là một Hiệp định thƣơng mại tự do song phƣơng kiểu mới Hiệp định EPA Việt Nam - Nhật Bản là một thoả thuận song phương mang tính toàn diện, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước trên diện rộng, cho phép con người, vật phẩm, tiền vốn luân chuyển tự do dựa trên những nguyên tắc căn bản là Hiệp định mậu dịch tự do. Như vậy, VJEPA không chỉ đề cập tới vấn đề tự do hoá thương mại hàng hoá như những Hiệp định thương mại
  36. 25 tự do song phương kiểu cũ mà còn đề cập tới nhiều nội dung khác trong đó có những vấn đề mới so với các Hiệp định thương mại tự song phương thường thấy. 1.2.3.1. Tự do hoá thương mại hàng hoá Tự do hoá thương mại hàng hoá tập trung chủ yếu ở những ưu đãi về thuế. Việc cắt giảm thuế được tiến hành trong vòng 10 năm đầu để đến 2019 hình thảnh khu vực mậu dịch tự do song phương, sau đó tiếp tục giảm thuế và lộ trình giảm thuế kéo dài đến 2025. Ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực, trong vòng 10 năm đầu mức thuế xuất khẩu bình quân hiện hành (MFN) của hàng hóa VN vào thị trường Nhật Bản sẽ từ 5,05% xuống còn 2,8%. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại. 2.586 dòng thuế (chiếm 28% biểu cam kết gồm 9.390 dòng) lập tức sẽ được Nhật Bản cắt giảm bằng 0% sau khi VJEPA có hiệu lực. Về phía mình, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Mức thuế bình quân hiện hành - MFN của hàng hóa Nhật Bản vào VN là trên 14%, sẽ giảm xuống còn 7% sau 10 năm thực hiện cam kết. Sẽ có 2.586 dòng thuế trong tổng số 8.873 dòng thuế được phía Việt Nam xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ Nhật trong giai đoạn cắt giảm đầu tiên này. Dù mức giảm thuế cuối cùng của Nhật Bản thấp hơn của VN, nhưng mức giảm thuế của VN sẽ nhanh hơn rất nhiều so với đối tác. Sau 10 năm thực hiện (năm 2019), Nhật Bản sẽ có thêm 3.717 mặt hàng sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan, nâng tổng số của cả biểu được xóa bỏ lên 6.302 mặt hàng, chiếm 67% số dòng của biểu thuế cam kết. VN sẽ cắt giảm hơn 8.873 dòng thuế cho đến cuối lộ trình năm 2025, chiếm khoảng 96% tổng số dòng thuế đưa vào cắt giảm. [4] Việc cắt giảm thuế suất và mức thuế suất đối với các nhóm mặt hàng là khác nhau. Thủy sản, nông sản, hàng dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử sẽ có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Ví dụ, 86% hàng nông lâm thủy sản và 97% hàng công nghiệp của Việt Nam xuất sang Nhật sẽ được hưởng ưu đãi thuế, mặt hàng khoáng sản sẽ được miễn thuế nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tôm, mực đông lạnh sẽ được giảm thuế nhập khẩu xuống 1% đến 3% Các linh kiện màn
  37. 26 hình phẳng và DVD sẽ được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 3%. Máy ảnh kỹ thuật số giảm 10%, tivi màu giảm xuống 40%, các linh kiện sản xuất ô tô giảm 10%- 20% [24] 1.2.3.2. Tự do hoá thương mại dịch vụ Trong VJEPA, cam kết của Nhật Bản đi xa hơn nhiều so với cam kết của nước này trong WTO. Trong phần lớn các ngành và phân ngành, Nhật cam kết “không hạn chế ”. Ngoài ra, Nhật Bản mở của thị trường cho sự di chuyển lao động có kỹ năng từ Việt Nam sang trong những lĩnh vực dịch vụ tư vấn thuế, kế toán kiểm toán, Đối với phương thức 3, Nhật không hạn chế đầu tư vào các dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tư vấn quản lý Trong nội dung cam kết về dịch vụ, điểm quan trọng cần chú ý và cũng là điểm mới của Hiệp định này chính là quy định về vấn đề mở của thị trường Nhật Bản đối với lao động có kỹ năng trung bình từ Việt Nam. Theo thoả thuận, Nhật Bản sẽ tiếp nhận y tá từ Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Nhật thì y tá Việt Nam khó đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn. Để khắc phục điểm này, Nhật sẽ cấp ODA hỗ trợ đào tạo y tá tại Việt Nam đồng thời giúp Việt Nam xây dựng Hệ thống kiểm định tay nghề cho nước ta [19] Về phía Việt Nam, Việt Nam cam kết như trong WTO. Đối với các dịch vụ quan trọng, Việt Nam cam kết với mức độ tự do hoá khác nhau, thể hiện mong muốn thu hút lao động có kỹ thuật cao từ bên ngoài vào đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. 1.2.3.3. Tự do hoá lĩnh vực đầu tư Trước khi có VJEPA, Nhật Bản và Việt Nam đã có Hiệp định về tự do hoá, bảo hộ và khuyến khích đầu tư từ 2003. Điểm mới trong vấn đề này là hai bên thống nhất đưa Hiệp định nêu trên thành một phần không thể tách rời của VJEPA. Hai bên dành một chương nói về các cam kết cải thiện môi trường kinh doanh. 1.2.3.4. Các nội dung khác Khắc phục những rào cản kỹ thuật: Thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là vấn đề kiểm dịch, vệ sinh an toàn
  38. 27 thực phẩm. Nhật Bản và Việt Nam cũng đã nhất trí xây dựng trung tâm kiểm dịch và kiểm định mặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. Ngoài ra, Nhật Bản sẽ thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ trợ hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam. 1.2.4. Lợi ích của việc ký kết Hiệp định VJEPA đối với doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng Việt Nam Đối với cả doanh nghiệp và người tiêu dùng, chúng ta đều được tiếp cận các nguồn vốn, công nghệ, nguyên liệu và hàng hoá một cách hiệu quả nhất. Theo quy định, trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Như vậy khi Hiệp định thực thi, chúng ta sẽ thực hiện lộ trình giảm thuế và giảm thuế ngay hàng của Nhật Bản vào Việt Nam thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi từ việc giảm thuế, có cơ hội tiêu dùng nhiều mặt hàng tốt và giá rẻ hơn. Riêng tính chất cạnh tranh thì người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi về về giá. Những ưu đãi đối với hoạt động đầu tư sẽ giúp thu hút nhiều vốn đầu tư hơn vào trong nước, tạo ra nhiều hàng hoá và dịch vụ hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là nhờ Hiệp định có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người Việt Nam. Những thoả thuận về hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho Việt Nam cũng đem lại nhiều lợi ích cho người dân VN và cơ hội đi lao động ở Nhật cũng được mở rộng, điều mà chúng ta khó thực hiện nếu không có sự hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực từ phía Nhật nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường lao động Nhật Bản . Như vậy, có thể nói, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu việc Việt Nam ký kết Hiệp định tự do thương mại song phương với Nhật Bản càng có ý nghĩa quan trọng với cả hai nước, đặc biệt đối với doanh nghiệp và người dân Việt Nam. Suy cho cùng thì đây cũng chính là cái đích cuối cùng mà Việt Nam hướng tới khi chúng ta quyết định ký Hiệp định thương mại tự do song phương đầu tiên với Nhật Bản
  39. 28 CHƢƠNG 2: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA – HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƢƠNG GIỮA HAI NƢỚC 2.1. THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA 2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc 2.1.1.1. Giai đoạn từ 2005 đến khi ký kết VJEPA Từ những năm 90 thế kỷ trước đến năm nay, Nhật Bản đã nổi bật lên ở vị trí bạn hàng, thị trường lớn nhất của Việt Nam. Thế nhưng, khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, hoạt động thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng. Năm 2004 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước có sut giảm đáng kể so với 2003 nhưng từ 2005, kim ngạch XNK giữa hai nước duy trì được đà tăng trưởng với tốc độ cao. Năm 2005, tổng KNXNK giữa hai nước đạt 8,2 tỷ USD. Liên tiếp trong 3 năm tiếp theo, từ 2006 – 2008, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản vẫn tiếp tục phát triển theo chiều hướng năm sau tăng cao hơn năm trước với tốc độ khá cao. Cụ thể, trong năm 2006, kim ngạch thương mại hai nước đã lên tới 9,942 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2005; trong năm tiếp theo 2007, KNXNK Việt Nam – Nhật Bản đã tăng vượt bậc, đạt mức 12,5 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2006. Sang năm 2008, theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng kim ngạch XNK của hai nước đã lên đến mức 16 tỷ USD vượt xa mục tiêu do lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra là 15 tỷ USD vào năm 2010. Hiện Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 3 (sau Trung Quốc và Mỹ) với kim ngạch đạt trên 12 tỷ USD, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ). [16] Xét về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, trong giai đoạn 2005-2008, có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản không ngừng tăng trưởng và vượt so với kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản. Tuy nhiên,
  40. 29 khi nhìn vào trị giá xuất siêu của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Nhật Bản trong giai đoạn này (2005-2008), ta nhận thấy có sự biến động theo chiều hướng giảm sút với một tốc độ không đều (xem bảng 2.1). Bảng 2.1 - Kim ngạch XNK Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008) Đơn vị tính : Tỷ USD Kim Kim Tăng kim ngạch xuất ngạch nhập Tổng ngạch xuất khẩu của khẩu của kim ngạch Trị giá Năm nhập khẩu so Việt Nam Việt Nam xuất nhập xuất siêu với năm sang Nhật từ Nhật khẩu trƣớc(%) Bản Bản 2005 4,559 3,603 8,163 18,0 0,956 2006 5,240 4,702 9,942 22,0 0,538 2007 6,5 6,0 12,5 26,0 0,500 2008 8,5 8,3 16,8 34,5 0,200 Nguồn: - Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008). -Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Hội mậu dịch Nhật – Việt (JVTA). Xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008, ta có thể biểu diễn thông qua hình 2.1 (số liệu được trích dẫn từ bảng 2.1)
  41. 30 40 35 30 Tổng kim ngạch xuất 25 nhập khẩu 20 % Tăng kim ngạch xuất Tỷ Tỷ USD 15 nhập khẩu so với năm trước(%) 10 5 0 2005 2006 2007 2008 Năm Nguồn: - Bộ Kế hoạch đầu tư Việt Nam, Bộ Công thương Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam (2008) - Bộ Tài chính Nhật Bản (MOF), Bộ Ngoại giao Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Hội mậu dịch Nhật – Việt (JVTA). Hình 2.1 : Quy mô và tốc độ tăng trƣởng Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nhật Bản (2005-2008) Tỷ trọng thương mại Việt – Nhật trong tổng kim ngạch ngoại thương của Nhật Bản là không đáng kể, khoảng gần 1% và chiếm trung bình các năm khoảng gần 15 % tổng kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan 2,94%, Malaysia 2,8%, Philippines 1,4%, Singapore 1,13% (theo số liệu năm 2007 – Tổng cục Hải quan). Điều này cho thấy, trong quan hệ thương mại song phương Việt Nam phụ thuộc đáng kể vào Nhật Bản, còn Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào Việt Nam. Mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào Nhật lớn hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác ở khu vực Đông Nam Á [14] (xem bảng 2.2).
  42. 31 Bảng 2.2 : Tỷ trọng kim ngạch XNK của Việt Nam và Nhật Bản trong tổng kim ngạch XNK của Việt Nam (2005-2008) Đơn vị tính: Tỷ USD Kim Tổng Kim Tổng Tỷ Tỷ Nă ngạch XK kim ngạch ngạch NK kim ngạch trọng trọng m (sang Nhật XK (Việt (từ Nhật NK (Việt (%) (%) Bản) Nam) Bản) Nam) 20 4,559 32,447 14 3,603 36,761 9,8 05 20 5,240 39,826 13,1 4,702 44,891 10, 06 5 20 6,5 48,571 13,3 6,0 62,665 9,6 07 20 8,5 62,899 13,5 8,3 80,406 10, 08 3 Nguồn: Tổng cục thống kê (2008) 2.1.1.2. Sau khi ký kết VJEPA Có thể nói Hiệp định VJEPA ra đời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng khủng hoảng và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy, việc ký kết VJEPA đã mở ra triển vọng to lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Điều này đã có những tác động tích cực tới cán cân thương mại giữa hai nước, là yếu tố ngăn chặn sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu song phương trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo số liệu hải quan Nhật Bản kim Ngạch XNK Việt Nam - Nhật Bản tính tới cuối tháng 12 năm 2009, tổng KNXNK giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt trên 13 tỷ USD; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 6,3 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản của Việt Nam đạt gần
  43. 32 7,4 tỷ USD. Như vậy kim ngạch xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam sang Nhật Bản giảm 25% so với năm 2008, Việt Nam nhập siêu 1 tỷ USD. [30] Tình hình sáng sủa hơn sang đầu năm 2010, khi Hiệp định VJEPA được triển khai đồng bộ. Trong tháng 1/2010 Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản đạt 601,78 triệu USD, tăng 42,77% so cùng kỳ năm 2009. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản đạt 608,59 triệu USD (giảm 25,41% so với tháng 12/2009 nhưng tăng 104,1% so cùng kỳ tháng 1/2009). Theo nhiều chuyên gia, sau khi VJEPA có hiệu lực, số lượng đơn hàng từ Nhật Bản đã tăng đáng kể. 2.1.2. Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu giữa hai nƣớc 2.1.2.1. Giai đoạn từ 2005 đến khi ký kết VJEPA a. Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản Thực tiễn cho thấy quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản từ nhiều năm qua đã dựa trên cơ sở đồng thuận về lợi ích kinh tế trao đổi song phương giữa hai nước. Tuy Việt Nam, Nhật Bản là hai nước có sự khác biệt lớn về chế độ chính trị - xã hội và nhất là về trình độ phát triển kinh tế, song trong quan hệ thương mại hai nước đã dựa trên cơ sở bình đẳng về trao đổi các lợi thế so sánh. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào và có các mặt hàng xuất khẩu mà phía Nhật Bản rất cần. Đó là các sản phẩm như dầu thô, than đá, thuỷ sản, hàng may mặc, thủ công mỹ nghệ, giầy dép, nông lâm sản, đồ gỗ nội thất, nhựa gia dụng, dây điện, cáp điện Ngược lại, Nhật Bản do lợi thế là cường quốc công nghiệp nên đã là nguồn cung cấp cho Việt Nam nhiều loại máy móc, thiết bị hiện đại, các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến mà Việt Nam còn thiếu, đáp ứng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. [28] Trong số các mặt hàng xuất khẩu của ta sang Nhật Bản, tôm đông lạnh là mặt hàng có nhiều lợi thế. Với KNXK hàng năm khoảng 500 triệu USD, chiếm khoảng 23% thị phần tôm đông lạnh nhập khẩu của Nhật Bản, từ năm 2004 đến 2006 “con tôm Việt Nam” đã vươn lên vị trí thứ nhất, vượt qua cả Inđônêxia là đối thủ nhiều năm chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản (21%) [28]. Sau mặt hàng thuỷ sản, dệt may cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Nhật. Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản cũng đang là mặt hàng được nước bạn ưa thích và có
  44. 33 xu hướng tăng nhanh. Năm 2005 mặt hàng này đã vượt qua Thái Lan để vươn lên đứng tại vị trí thứ ba về thị phần ở Nhật Bản, chỉ sau Trung Quốc và Đài Loan. [21] Đối với mặt hàng giày dép, Việt Nam đứng thứ tư trong số các nước xuất khẩu vào Nhật Bản nhưng thị phần còn rất khiêm tốn. Hiện nay, Việt Nam xuất chủ yếu là giày thể thao vào Nhật Bản. Ngoài ra, một số mặt hàng xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đang được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản như thịt, cá hộp, rau củ quả đóng hộp các loại , rau quả tươi, hoa tươi, hàng cơ khí gia dụng, nhựa gia dụng, đặc biệt là có cả một số sản phẩm xuất khẩu phần mềm công nghệ thông tin và hàng điện tử lắp ráp (xem bảng 2.3). Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực sang thị trường Nhật Bản 2007-2008 Đơn vị tính: triệu USD Mặt hàng 2007 2008 Hàng thủy sản 753,5 850,2 Sản phẩm dệt may 704,5 820,3 Gỗ và sản phẩm gỗ 300,7 366,1 Giày dép 112,4 140,3 Nguồn: Tổng cục thống kê (2008). b. Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu lớn thứ tư các mặt hàng của Việt Nam sau Trung Quốc, Singapo và Đài Loan. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản trong năm 2008 đạt giá trị hơn 7 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản trong những năm qua đã được tác giả tổng hợp lại từ nhiều nguồn và nêu lên trong bảng 2.4 (xem bảng 2.4). Bảng 2.4 : Các mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản trong những năm qua CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU TỪ NHẬT BẢN Các sản phẩm hóa chất Sữa và sản phẩm sữa Nguyên phụ liệu dược phẩm Lúa mỳ Tân dược Bột mỳ
  45. 34 Phân bón các loại Dầu mỡ động thực vật Thuốc trừ sâu và nguyên liệu Đường Chất dẻo nguyên liệu Thức ăn gia súc và nguyên liệu Cao su Nguyên liệu phụ thuốc lá Gỗ và sản phẩm gỗ Clinker Bột giấy Xăng dầu các loại Giấy các loại Hóa chất Bông, sợi , vải các loại Ô tô nguyên chiếc các loại, linh kiện ô tô Xe máy nguyên chiếc,linh kiện và phụ Nguyên phụ liệu dệt may da, giày tùng xe máy Kính xây dựng Sắt thép các loại Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng Nguồn: Tổng cục thống kê (2008). Các loại máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt kim ngạch 2,38 tỷ USD, tăng 29,87% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng 20,83% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này. Các loại máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng đạt kim ngạch 2,38 tỉ USD, tăng 29,87% so với năm 2007 và đang chiếm tỉ trọng 20,83% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng này. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2, đạt 502,57 triệu USD, tăng 5,65% so với năm 2007 và chiếm tỉ trọng 24,54 trong tổng kim ngạch nhập khẩu của ngành hàng. Nhập khẩu vải các loại đạt kim ngạch 300,29 triệu USD, tăng 38,46%. Nhập khẩu kim loại thường đạt 105,54 triệu USD, tăng 33,68%. Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại từ Nhật Bản hiện chiếm tỉ trọng 19,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô. 2.1.2.2. Sau khi ký kết VJEPA a. Cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản Sau khi ký kết VJEPA, vẫn không có sự thay đổi về chủng loại các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản. Những mặt hàng xuất sang Nhật vẫn là những mặt hàng xuất khẩu của những năm trước sang thị trường này. Tuy nhiên,
  46. 35 đối với từng mặt hàng có sự thay đổi đáng kể. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, hầu hết những mặt hàng chủ lực của nước ta xuất sang Nhật trong năm 2009 đều giảm sút. Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng chủ lực của Việt Nam trong năm 2009 so với năm 2008 đều suy giảm (xem phụ lục 1). Trong tháng 1/2010 kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng sang Nhật Bản đều tăng so với cùng kỳ tháng 1/2009. Sản phẩm dây điện, cáp điện đứng đầu về kim ngạch XK sang Nhật, đạt 74,48 triệu USD, chiếm 12,38% tổng kim ngạch, tăng 148,09% so cùng kỳ; tiếp theo là kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 72,77 triệu USD, chiếm 12,09%, tăng 10,32%; dầu thô đạt 66 triệu USD, chiếm 10,97%, tăng 13,34%; máy móc thiết bị đạt 62,4 triệu USD, chiếm 10,38%, tăng 82,03%; hàng thuỷ sản chiếm 8,34%, tăng 24,91%. [15] Dẫn đầu về mức tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ là sản phẩm hoá chất, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 2,94 triệu USD, nhưng tăng 1.070,75% so cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu sắt thép sang Nhật chỉ đạt 0,7 triệu USD, nhưng cũng tăng tới 396,4% so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu cao su tăng 223,97%; gíây và các sản phẩm từ giấy tăng 205,1%; sản phẩm từ cao su tăng 169,47%; [15] Bên cạnh đó, trong tháng 1/2010 có 4 mặt hàng xuất khẩu sang Nhật bị giảm sút kim ngạch so cùng kỳ đó là: Than đá đạt 16,7 triệu USD, giảm 16,29%; sản phẩm từ sắt thép đạt 5,8 triệu USD, giảm 5,71%; Hạt tiêu đạt 0,7 triệu USD, giảm 20,98%; Sắn và sản phẩm từ sắn đạt 0,05 triệu USD, giảm 23,98%. [15] Liên quan đế n trao đổ i hà ng h óa song phương giữa Việt Nam và Nhật Bản , theo số liệu thống kê mớ i nhấ t của Tổng cục Hải quan Việ t Nam cho thấy trong tháng 02/2010 tổ ng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước đạt 974 triệu USD, tăng 9,3% so với tháng 2/2009 và giảm 19,4% so với tháng 01/2010. (xem phụ lục 2). Trong tháng 02/2010, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa trị giá đạt 428 triệu USD sang thị trườ ng Nhậ t Bả n , tăng 4,9% so với tháng 2 năm trước, giảm mạnh 32% so vớ i thá ng 01/2010 và chỉ chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 02/2010. Tuy nhiên, đây vẫn là thị trườ ng lớ n thứ hai tiêu thụ
  47. 36 hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam trong tháng 02/2010 (chỉ sau thị trường Hoa Kỳ ). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản là sản phẩm dệt may; dây điện & dây cáp điện; máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng và thủy sản. (xem phụ lục 3). Số liệu trong phụ lục 3 cho thấy trong tháng thứ 2 của năm 2010, các doanh nghiệ p Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Nhật Bản trị giá 546 triệu USD, tăng 12,9% so vớ i tháng 2/2009 và giảm 5,5% so với một tháng trước đó và chỉ chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 02/2010 của Nhật Bản sang tất cả các nước. Tính toán cho thấy chiếm tỷ t rọng trên 71% tổng kim ngạch nhập khẩu củ a các doanh nghiệp Việt Nam từ Nhật Bản là các nhóm hàng chủ yếu sau đây : máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng; sắt thép & sản phẩm sắt thép; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; ô tô, xe máy & linh liện và sản phẩm từ chất dẻo. b. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu từ Nhật Bản Trong năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu nên sức tiêu thụ hàng hoá trên thị trường thế giới bị thu hẹp, giá cả của nhiều loại hàng hoá giảm mạnh, điều này khiến cho tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đạt 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008 trước đó, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản trong năm 2009 đạt 7,3 tỷ USD, giảm 11,3% so với giá trị 8,3 tỷ USD trong năm 2008; Tuy nhiên so với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này trong năm 2009 đạt 7,468 tỷ USD thì Việt Nam vẫn xuất siêu trong quan hệ thương mại hai chiều với Nhật Bản với giá trị 0,168 tỷ USD. [13] Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu của nước ta từ thị trường Nhật Bản trong tháng 1/2010 đạt 608,6 triệu USD, giảm 25,41% so với tháng 12 năm 2009, là mức giảm mạnh nhất trong các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu so với cùng kỳ năm ngoái lại tăng gấp 2 lần. Hầu hết các mặt hàng chủ lực nhập khẩu từ Nhật Bản đều giảm. Trong đó giảm mạnh nhất là mặt hàng sắt thép với mức giảm 42,55%, đạt 58,3 triệu USD. Tiếp theo là mặt hàng máy móc giảm 34,87%;
  48. 37 mặt hàng vải giảm 32,04%; sản phẩm chất dẻo giảm 27,41%; sản phẩm từ sắt thép giảm 26,28%; sản phẩm điện tử giảm 19,97%. [34] Cũng trong thời gian này, Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản nhiều nhất là sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, đạt gần 162,6 triệu USD, chiếm 26,72% tổng kim ngạch, tăng 47% so cùng kỳ nhưng giảm 34,87% so tháng 12/2009. Tiếp đến là sản phẩm Máy vi tính, điện tử và linh kiện đạt 71,34 triệu USD, chiếm 11,72%, tăng 90,66% so cùng kỳ, giảm 19,97% so tháng 12/2009; sắt thép các loại đạt gần 58,29 triệu USD, chiếm 9,58%, tăng mạnh 210,11% so cùng kỳ nhưng giảm 42,55% so tháng 12/2009. (Xem phụ lục 4) Sản phẩm dẫn đầu về mức tăng trưởng mạnh trong tháng 1/2010 so với cùng kỳ đó là xơ sợi dệt mặc dù chỉ đạt 1,53 triệu USD, nhưng tăng tới 889,45% so cùng kỳ và cũng tăng 23,82% so tháng 12/2009. Đứng thứ 2 là kim ngạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô đạt 53,94 triệu USD, tăng 608,74 % so cùng kỳ và tăng 19,41% so tháng 12/2009. Tiếp đến nguyên phụ liệu thuốc lá tăng 473,8% so cùng kỳ; Sản phẩm khác từ dầu mỏ tăng 454,96%; ô tô nguyên chiếc tăng 371,66%; cao su tăng 308,41%; dược phẩm tăng 302,13%. (Xem phụ lục 4) Chỉ có 3 mặt hàng nhập khẩu bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ đó là: Gỗ và sản phẩm gỗ đạt 0,34 triệu USD, giảm 42,55% so cùng kỳ nhưng lại tăng 36,65% so tháng 12/2009; Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 0,14 triệu USD, giảm 69,8 % so cùng kỳ và giảm 61,02% so tháng 12/2009; Xe máy nguyên chiếc đạt 0,1 triệu USD, giảm 62,44% so cùng kỳ và giảm 45,02% so tháng 12/2009 (Xem phụ lục 4) [34] 2.1.3. Đánh giá chung thực trạng quan hệ thƣơng mại giữa hai nƣớc trong bối cảnh hình thành VJEPA Kể từ năm 2005 - từ khi hai bên bắt đầu có sáng kiến thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa hai nước, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước không ngừng tăng, trong đó điều đáng nói là thị trường Nhật Bản đã mở rộng cửa hơn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Sau khi ký kết VJEPA, hoạt động thương mại của hai nước mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu song đã có
  49. 38 những diễn biến khả quan, đặc biệt từ đầu năm 2010, khi Hiệp định VJEPA được triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, trong quan hệ thương mại giữa hai nước cũng không ít những vấn đề nảy sinh cần phải khắc phục kịp thời. Thứ nhất, mặc dù Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu đứng thứ hai của Việt Nam, nhưng đây vẫn là thị trường còn nhiều tiềm năng, bởi vì hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản mới đạt xấp xỉ 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản. Trong khi đó, thị phần của Thái Lan là 2,9%, Indinexia là 4,2% và nhất là Trung Quốc lên tới 20,5%(số liệu năm 2007). Nếu so với nhu cầu và tiềm năng phát triển của cả hai bên thì những kết qủa, thành tựu đạt được như vậy còn rất khiêm tốn. Thứ hai, cán cân thương mại giữa hai nước chủ yếu là xuất siêu với khối lượng khá lớn, như giai đoạn 2005-2008 xuất siêu bình quân trên 300 triệu USD, Điều này đã mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần đẩy mạnh việc nhập khẩu các máy móc thiết bị, kỹ thuật công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, song sự xuất siêu này chủ yếu là nhờ xuất khẩu các sản phẩm thô hoặc mới qua sơ chế, do đó giá trị ngoại tệ thu được sẽ rất thấp. Theo tính toán của các nhà kinh tế, không chỉ riêng với thị trường Nhật Bản mà kể cả các thị trường khác ở khu vực và trên thế giới không dưới 50% kim ngạch xuất khẩu của nước ta thu được là nhờ từ các sản phẩm thô hoặc sơ chế. Tình trạng này kéo dài, ta không chỉ bị thua thiệt về kinh tế mà còn dẫn đến dễ làm cạn kiệt dần các nguồn tài nguyên thiên nhiên do phải xuất thô nhiều loại khoáng sản, sản vật tự nhiên. Thứ ba, Việt Nam dần mở rộng danh mục hàng xuất khẩu sang Nhật Bản bên cạnh những mặt hàng chủ lực truyền thống như dệt may, thuỷ sản, da giày Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa khai thác được thị trường Nhật đối với những sản phẩm mà chúng ta cũng có thế mạnh như đồ gỗ, dây cáp điện, rau quả Ngay cả mặt hàng dệt may là mặt hàng chủ lực của chúng ta xuất sang Nhật Bản thì thị phần hàng dệt may Việt Nam ở Nhật còn khá khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1,19%/ tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Malaysia là 3,05%, Thái Lan 2,73%, Indonesia 4,27%, Trung Quốc 18,83%). [11]
  50. 39 Ngoài ra, chúng ta chưa khai thác thị trường thức ăn đóng gói, chế biến sẵn của Nhật, trong khi nhu cầu tiêu dùng thức ăn đóng gói, chế biến sẵn của người Nhật là rất cao, chiếm khoảng 40% doanh số bán lẻ các mặt hàng ở Nh ật Bản. Thứ tư, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khi sang thị trường Nhật trong những năm qua bên cạnh rào cản về thuế vẫn vấp phải rào cản không dễ vượt qua. Đó là rào cản kỹ thuật. Thị trường Nhật Bản là thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm cũng như mức độ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nông thuỷ sản. Khi VJEPA có hiệu lực, rào cản về thuế đã được giảm thiểu thì rào cản về kỹ thuật vẫn là điều đáng lo ngại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đơn cử trường hợp quả thanh long. Thanh long là một loại quả nhiệt đới rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản, đặc biệt trái thanh long có xuất xứ từ Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất lớn so với loại thanh long có xuất xứ từ Thái Lan về mặt chất lượng và giá thành. Thế nhưng, trước tháng 10/2009, trái thanh long đã bị cấm nhập khẩu vào thị trưởng Nhật Bản hàng chục năm qua vì quả thanh long chưa được xử lý diệt ấu trùng ruồi đục quả bằng phương pháp nhiệt được phía Nhật chấp nhận. Vừa qua, chúng ta đã vượt qua được rào cản này và cho tới nay, trung bình mỗi ngày có từ 1 đến 2 tấn thanh long tươi qua xử lý hơi nhiệt được xuất bằng đường hàng không sang thị trường Nhật Bản, kể từ sau khi nước này dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu thanh long vào ngày 20/10/2009. [33] Ngoài ra, một thực tế cố hữu đã tồn tại bấy lâu nay, đó là có khá nhiều hàng hóa của ta về chất lượng sản phẩm, mẫu mã và hình thức không thua kém so với hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản của các nước khác, song chưa thể tiếp cận được thị trường Nhật Bản do chúng ta chưa làm tốt khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu trên thị trường Nhật. Ví dụ như mặt hàng dệt may đối với thị trường sản phẩm cao cấp, chúng ta không xây dựng được thương hiệu của mình, trong khi thị trường háng giá rẻ, chúng ta không cạnh tranh nổi với hàng Trung Quốc 2.2. THỰC TRẠNG QUAN HỆ ĐẦU TƢ GIỮA NHẬT BẢN VÀ NHẬT BẢN TRONG BỐI CẢNH HÌNH THÀNH VJEPA Như đã nhận định trong chương 1, về vấn đề tự do hoá đầu tư VJEPA đưa Hiệp định về bảo hộ, tự do hoá đầu tư ký năm 2003 thành một phần không thể tách rời
  51. 40 của Hiệp định. Do đó, trong phần này luận văn sẽ không tách riêng hoạt động đầu tư thành hai phần trước và sau khi ký VJEPA bởi hoạt động đầu tư chịu tác động chủ yếu từ Hiệp định bảo hộ tự do hoá đầu tư từ 2003. 2.2.1. Quy mô đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt Nam Sau khi Luật đầu tư nước ngoài được ban hành lần đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 12 năm 1987, Nhật Bản đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, số dự án đầu tư cũng như lượng vốn đầu tư còn rất thấp. Trong suốt 3 năm, 1989-1991, mỗi năm Nhật Bản chỉ đầu tư vào Việt Nam một dự án duy nhất và giá trị của dự án cũng không đáng kể. Từ năm 1992 trở đi, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên cả về số lượng và giá trị dự án. Đó là do năm 1993, quan hệ Việt - Nhật Bản có bước chuyển mới. Đây là thời điểm sau một năm Nhật Bản nối lại viện trợ ODA cho Việt Nam và sau một thời gian dài quan hệ giữa hai nước không được chú ý. [26] Năm 1994, Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận (tháng 2/1994), đồng Yên lên giá mạnh đã mở ra một thời kỳ các nhà đầu tư Nhật Bản ồ ạt vào Việt Nam. Tính đến hết năm 1994, tổng số dự án đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam đã tăng lên đến 68 dự án với số vốn đầu tư đạt hơn 200 triệu USD. Sang năm 1995, thực sự có thể nói đây là năm “bùng nổ” về FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam với giá trị vốn đăng ký vượt qua 1,3 tỷ USD [7] Đến năm 1996, vốn đầu tư đăng ký của Nhật Bản vào Việt Nam là 778,8 triệu USD, giảm đi rất nhiều so với năm 1995. Cùng với hậu quả của cuộc khủng khoảng tài chính khu vực, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã giảm sút một cách rõ rệt trong năm 1998 (xem bảng 2.5). Bảng 2.5 : Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam (1997 -2008) Đơn vị: Triệu USD Năm Số dự án Tổng vốn đầu tƣ 1997 65 657,3 1998 12 108,0
  52. 41 1999 14 62,1 2000 26 80,6 2001 40 163,5 2002 48 102,0 2003 53 100,4 2004 110 810,0 2005 131 1064,3 2006 154 1.490,0 2007 154 965,2 2008 105 7.287,5 1997 – 2008 1003 16849,3 Nguồn: Tổng quan Việt Nam 2/2009 - JETRO Hà Nội (2009) [41] Năm 2000 và năm 2001, FDI đã bắt đầu có dấu hiệu của sự phục hồi, tuy nhiên, các dự án FDI vẫn chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất quy mô nhỏ. Mặc dù môi trường pháp lý đã được cải thiện từ khi Luật đầu tư nước ngoài được sửa đổi (tháng 5 năm 2000), việc triển khai luật và các chính sách cụ thể về phát triển công nghiệp của Việt Nam trong năm 2002 đã làm môi trường đầu tư xấu đi nghiêm trọng. Đến năm 2002 , nguồn FDI lại một lần nữa giảm, đạt 102 triệu USD, giảm 37,6% so với năm 2001. Năm 2003, đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam đạt mức 100 triệu USD giảm 1,7% so với năm 2002, xét về khối lượng đầu tư Nhật Bản đã chuyển từ nhà đầu tư lớn thứ tư sang thứ bảy ( xem bảng 2.5). Kế hoạch hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản được thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2003, Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư giữ Việt Nam - Nhật Bản được ký kết vào ngày 14 tháng 11 năm 2003 đã là những bước đệm quan trọng thúc đẩy dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam tăng
  53. 42 mạnh bắt đầu từ năm 2004. Tổng vốn đầu tư năm 2004 tăng gấp 8 lần so với năm 2003, đạt mức 810 triệu USD với 110 dự án. Luật đầu tư thống nhất được Quốc hội thông qua ngày 29 thánh 11 năm 2005 và việc Việt Nam và Nhật Bản khởi động tiến trình đàm phán về Hiệp định Thương Mại tự do đầu năm 2006 là tín hiệu tốt cho thấy trong những năm tới , làn sóng đầu tư Nhật Bản sẽ “dữ dội” tràn vào Việt Nam. Năm 2006, số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đã tăng gấp hai (146 dự án) so với năm 2005, với tổng số vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD. Trong năm 2007, số dự án đầu tư của Nhật Bản vẫn giữ ở mức 154 dự án, nhưng đó lại hầu hết các dự án có quy mô nhỏ nên tổng vốn đầu tư có giảm xuống so với năm 2006, đạt 965,2 triệu USD, tụt xuống vị trí thứ 5 trong danh sách các đối tác đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2008 đạt mức kỷ lục 7287,5 triệu USD, tăng 1,26 % so với năm 2007. Xét về lượng vốn đầu tư tăng lên trong năm 2008 thì Nhật Bản chỉ đứng thứ 2 sau Cayman Islands. (xem bảng 2.6). Bảng 2.6: Tăng vốn đầu tư 12 tháng năm 2008 phân theo nước, vùng lãnh thổ (tính tới ngày 19/12/2008) STT Nƣớc, vùng lãnh thổ Dự án Tổng vốn đầu tƣ tăng Vốn điều lệ tăng 1 Cayman Islands 3 2,486,039,609 15,620,018 2 Nhật Bản 32 290,229,699 114,155,699 3 Hàn Quốc 75 215,552,570 76,744,457 4 Đài Loan 64 208,166,292 103,882,792 5 BritishVirginIslands 23 111,809,936 50,684,967 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008).
  54. 43 Tính đến tháng 12/2008, số dự án còn hiệu lực của Nhật Bản là 1046 dự án với vốn đầu tư đạt 17,158 tỷ USD (sau Đài Loan & Hàn Quốc). Nhưng vốn thực hiện của Nhật Bản lên đến hơn 5 tỷ USD, vượt xa các đối tác khác (xem bảng 2.7).
  55. 44 Bảng 2.7: Danh sách các quốc gia đứng đầu trong đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (tính tới ngày 19/12/2008, chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Đơn vị: USD T Số dự Tổng vốn đầu Vốn pháp Đầu tƣ thực Nƣớc T án tƣ định hiện 1 Hàn Quốc 2058 16.526.117.830 5.862.630.195 2.811.637.996 2 Đài Loan 1940 19.650.567.091 7.816.779.142 3.094.109.044 3 Nhật Bản 1046 17.158.201.448 4.875.799.623 5.182.546.147 4 Singapore 651 15.438.025.346 5.132.305.330 3.961.525.562 5 Trung Quốc 628 2.197.764.850 1.091.652.297 274.387.638 6 Hồng Kông 511 6.494.424.736 2.399.626.879 2.193.398.410 7 Hoa Kỳ 428 4.258.607.038 2.034.308.995 747.057.687 8 Anh 401 11.704.426.217 3.917.299.736 1.374.681.505 Nguồn: Tổng quan Việt Nam 2/2009, Jetro Hà Nội [41] Năm 2009, đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu song Nhật Bản vẫn đứng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư là 17.816.524.080 USD, trong đó vốn điều lệ là 5.157.821.224 USD. Như vậy, xét về vốn đầu tư, năm 2009, đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam có tăng, song tỷ lệ tăng không đáng kể. Trong khi đó, vốn điều lệ lại giảm so với năm 2008. [8] Tính riêng trong quý I năm 2010 (từ 01/01/2010 đến 22/3/2010), Nhật Bản đã đánh mất vị trí thứ tư của năm 2009 và rơi xuống vị trí thứ 8 với vốn đăng ký cấp mới là 19,3 triệu USD mặc dù tăng so với cùng kỳ năm 2009 (17.456.575.218 USD) nhưng vẫn lần lượt đứng sau các quốc gia: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Singapo,
  56. 45 Slovakia, Bristish VirginIsland, Đài Loan, Trung Quốc do sô vốn đăng ký của các nước này đều tăng (Xem bảng 2.8) Bảng 2.8 - Thu hút FDI nước ngoài quí I năm 2010 (tính từ 01/01/2010 đến 22/03/2010) Vốn đăng Số lƣợt Vốn đăng ký Số dự Vốn đăng ký ký cấp dự án cấp mới và TT Đối tác án cấp tăng thêm mới tăng tăng thêm mới (triệu USD) (triệu vốn (triệu USD) USD) 1 Hoa Kỳ 14 919.2 4 60.6 979.8 2 Hàn Quốc 23 506.5 11 78.3 584.8 3 Singapore 15 136.9 4 9.8 146.7 4 Slovakia 1 100.0 0 0.0 100.0 BritishVirgin 5 Islands 6 94.4 1 0.0 94.4 6 Đài Loan 16 69.6 4 2.2 71.8 7 Trung Quốc 10 27.6 1 13.7 41.3 8 Nhật Bản 15 19.3 4 13.6 32.9 Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế Hoạch Đầu Tư (2010). 2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt Nam 2.2.2.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành FDI của Nhật Bản có mặt trong hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế: công - nông - lâm - ngư nghiệp, dịch vụ, xây dựng Tính đến cuối tháng 8 năm 2008, vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 690 dự án với tổng vốn đầu tư là 14,5 tỷ USD (chiếm 67,7% số dự án về 85,6% tổng vốn đăng ký); lĩnh vực dịch vụ cú 265 dự án với tổng vốn đầu tư là 2,24 tỷ USD (chiếm 26% số dự án và 13,2% tổng vốn đầu tư); còn lại là các dự án trong lĩnh vực nông,
  57. 46 lâm, ngư nghiệp với 64 dự án, tổng vốn đầu tư là 193,1 triệu USD (chiếm 6,3% số dự án và 1,1% vốn đầu tư). [27] Điểm nổi bật trong giai đoạn 2009-2010, sau khi ký kết VJEPA là Nhật Bản thực hiện cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển công nghiệp phụ trợ. Tháng 4/2010, nhằm hiện thực hoá VJEPA Nhật Bản đã cùng Việt Nam khởi công xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ tại Bắc Ninh và phía Nhật cam kết đưa 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn đầu tư trực tiếp là 100 triệu USD và khu công nghiệp này trong năm 2009. Khu công nghiệp hiện thu hút rất nhiều doanh nghiệp lớn của Nhật vào hoạt động. [27] 2.2.2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng Các dự án FDI của Nhật Bản phản ánh rõ xu hướng tập trung vào những địa phương có môi trường thuận lợi, nhất là có cơ sở hạ tầng tương đối tốt, nguồn nhân lực dồi dào, đã qua đào tạo như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu, Đồng Nai. Tính tới ngày 20/09/2006, thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn là hai thành phố thu hút nhiều nhất vốn đầu tư của Nhật Bản. Các dự án ở Hà Nội có trị giá lớn hơn với 138 dự án, vốn đầu tư thực hiện lên tới 902 triệu USD, trong khi tại Hồ Chí Minh với 196 dự án, vốn đầu tư thực hiện chỉ khoảng 467 triệu USD. Đó là do ở Hà Nội, Nhật Bản đầu tư khá nhiều dự án lớn như dự án liên doanh với công ty công viên nhằm xây dựng “Làng du lịch văn hoá Việt-Nhật” với tổng vốn đầu tư 14,425 triệu USD, khu công nghiệp Sài Đồng, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thăng Long với tổng vốn đầu tư 54 triệu USD, liên doanh lắp ráp xe máy Yamaha Co,. với 80 triệu USD tại Sóc Sơn, Daihatsu Vietindo Co,. với 32 triệu USD, Hino Motor 17 triệu USD, liên doanh khách sạn Nikko Hanoi 58,5 triệu USD, liên doanh Goshi-Thăng Long sản xuất phụ tùng xe máy với tổng số vốn 13,7 triệu USD. Tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản cũng có nhiều dự án đầu tư. Trong lĩnh vực sản xuất ô tô, Nhật Bản đã có các liên doanh lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh như Mêkông Motors Co., với 35,995 triệu USD, Isuzu Việt Nam với 50 triệu USD. [29]
  58. 47 Như vậy, Hà Nội là nơi thu hút nhiều nhất vốn đầu tư của Nhật Bản, tiếp đến là thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài hai trung tâm kinh tế lớn trên đây, các tỉnh như Thanh Hoá, Bình Dương cũng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư của Nhật Bản. Cho đến nay, nhiều công ty hàng đầu của Nhật Bản đã có mặt, đầu tư tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, ở nhiều địa phương khác nhau như tập đoàn Mitsui, Toyota, Honda, Toshiba, Sumitomo, Mitsubishi, Fujitsu, Nissho Iwai, Marubeni 2.2.2.3. Cơ cấu vốn đầu tư theo hình thức đầu tư Về hình thức đầu tư, các doanh nghiệp của Nhật Bản vẫn đầu tư vào Việt Nam theo 3 hình thức: 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh. (xem bảng 2.9) Bảng 2.9 : Đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam phân theo hình thức đầu tư (Tính đến 31/12/2003 và 31/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực ) Đơn vị: Triệu USD STT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu Vốn thực hiện tƣ ~200 ~2005 ~2003 ~2005 ~2003 ~2005 3 1 100% vốn nước ngoài 272 438 1.921 3.413 1.121 1.298 2 Liên doanh 135 145 2.166 2.545 1.663 1.685 3 Hợp đồng hợp tác kinh 12 17 394 411 1.159 1.159 doanh Tổng số 419 600 4.481 6369 3.944 4.142 Nguồn : Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và Đầu tư (2005) Trong giai đoạn đầu tư vào Việt Nam, liên doanh là hình thức đầu tư được các doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng nhiều hơn cả. Tuy nhiên thời gian gần đây FDI của Nhật Bản theo hình thức này liên tục giảm, đến hết năm 2003 tỷ lệ này chỉ còn 32,2% số dự án và 48,3% số vốn đầu tư. Đến hết năm 2005, tỷ lệ này lại tiếp tục giảm còn 24,2% số dự án và 40% số vốn đầu tư. Những con số này đã chứng tỏ các nhà đầu tư Nhật Bản không phải là những nhà đầu tư mặn mà với hình thức liên
  59. 48 doanh. Sở dĩ như vậy là bởi trong các liên doanh, đối tác phần nhiều là các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam, phần góp chủ yếu dưới dạng đất đai, bất động sản. Vì vậy, trong quá trình liên doanh nảy sinh một số khó khăn trong việc thỏa thuận phương hướng phát triển làm giảm hiệu quả của các liên doanh. Hình thức liên doanh giữa các doanh nghiệp Nhật Bản chủ yếu liên quan đến các dự án chế biến sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp nhẹ, dịch vụ, sản xuất ô tô, xe máy. Trong thời gian gần đây, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài vẫn là hình thức rất được các nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm nhất. Tính đến năm 2003, số dự án đầu tư theo hình thức này là 272 dự án, chiếm 65% tổng số dự án FDI của Nhật Bản vào Việt Nam giai đoạn này, và gấp 2 lần số dự án thuộc hình thức liên doanh. Thời gian từ năm 2004 đến nay là giai đoạn bùng nổ của các dự án đầu tư theo hình thức này. Thể hiện ở bảng trên với con số 438 dự án đến hết năm 2005 - tăng gần 2 lần so với năm 2003, và nhiều gấp 3 lần số dự án đầu tư theo hình thức liên doanh. Tổng số vốn đầu tư theo hình thức này đến hết năm 2005 cũng tăng mạnh đạt 3,4 tỷ USD, tăng 77% tổng vốn tính đến hết năm 2003, chiếm 53,6% tổng vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài là do hiệu quả của các dự án đầu tư theo hình thức này cao hơn nhiều so với các dự án thuộc hình thức liên doanh và hợp đông hợp tác kinh doanh. Hơn nữa, nếu đầu tư theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư được tự chủ hoàn toàn về phương thức hoạt động kinh doanh cũng như việc nhanh chóng đưa ra các quyết định thay đổi cần thiết khi thị trường có sự biến động mà không cần thông qua ý kiến của bên đối tác. Đây là điểm mạnh mà không phải hình thức đầu tư nào cũng có được. Bên cạnh đó, cần phải kể đến xu hướng hình thành nhiều nhà máy sản xuất, lắp ráp phục vụ xuất khẩu. Nguyên nhân là do những nỗ lực từ phía Chính phủ Việt Nam trong việc đưa ra những chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp này được khuyến khích tiến hành các hoạt động xuất khẩi nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ về cho đất nước và góp phần vào sự phát triển của đất nước nói chung. Cụ thể của chính sách này là: khác
  60. 49 với doanh nghiệp xuất khẩu hành hóa thay thế nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu 100% được cấp giấy chứng nhận là doanh nghiệp trong Khu xuất khẩu (EPZ), hoặc doanh nghiệp chế xuất (EPE), được áp dụng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được miễn thuế giá trị gia tăng và miễn thuế nhập khẩu linh kiện tương ứng với số lượng hàng xuất khẩu. Hơn nữa, các doanh nghiệp này còn được đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề cao với chi phí lao động thấp. Tận dụng được các ưu đãi này, từ năm 2000 trở lại đây, các nhà đầu tư Nhật Bản đã tăng cường đầu tư mở rộng loại hình kinh doanh này và liên tục có những dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu và lắp ráp tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tại 6 địa phương chính là Thanh Hóa, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Vĩnh Phúc. Sáu địa phương này có 690 dự án với tổng vốn đầu tư là 14,5 tỷ USD (chiếm 67,7% số dự án về 85,6% tổng vốn đăng ký). [29] Việt Nam đang dần khẳng định tiềm năng hình thành các nhà máy sản xuất hàng loạt những thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin để xuất khẩu như: tập đoàn Canon của Nhật đã xây dựng nhà máy sản xuất máy in phun tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội. Các nhà đâu tư nước ngoài nói chung và các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng đẵ bắt đầu chú ý đến những lợi thế của việc xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam cũng như việc phát triển phần mềm để xuất khẩu . Trong khi đó, các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh luôn rất nhỏ, chỉ chiếm tỷ trọng 2,8% tổng số dự án đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam tính đến năm 2003. Sau 2 năm 2004 và 2005, số dự án đầu tư theo hình thức này có tăng 7 dự án, nhưng số vốn đầu tư chỉ tăng 7 triệu USD. Hình thức này chủ yếu tập trung trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí. 2.2.3. Đánh giá về tình hình đầu tƣ trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hình thành VJEPA 2.2.3.1. Những kết quả đạt được Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những nước có lượng vốn FDI đầu tư vào Việt Nam lớn nhất và là nước có tổng vốn thực hiện cao nhất, và