Luận văn Phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

pdf 136 trang phuongnguyen 1740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_kinh_te_theo_nganh_va_theo_lanh_tho_o_ti.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Lan Anh PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ THEO LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phạm Lan Anh PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ THEO LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. LÊ THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Sau hơn hai năm học tập, tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, nay luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Địa lý học với đề tài: “PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU” đã hoàn thành. Nhân dịp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn: - Các thầy cô giáo khoa Địa lý, phòng Sau Đại Học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giảng dạy, trang bị cho em nhiều kiến thức về lý luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt 2 năm học giúp em có đủ kiến thức và sự tự tin để nghiên cứu, hoàn thành luận văn. - GS.TS. Lê Thông đã hướng dẫn tận tình cho em từ khâu xác định đề tài, sửa chữa đề cương nghiên cứu cho đến khâu hoàn thiện luận văn. Bên cạnh đó thầy giúp em giải quyết được nhiều khúc mắc, thông cảm và chia sẻ với em rất nhiều, giúp em vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn. - Cục thống kê và các sở ban ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp những tư liệu có giá trị trong thời gian tác giả thực hiện đề tài. - Ban giám hiệu và các đồng nghiệp trường THPT Bình Hưng Hòa, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tác giả hoàn thành khóa học. - Gia đình, bạn bè động viên khích lệ tác giả trong suốt khóa học và nghiên cứu. Do giới hạn về thời gian, tài liệu, trình độ, những khó khăn khách quan và chủ quan khác luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Tác giả Phạm Lan Anh
  4. MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục biểu đồ Danh mục bản đồ MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu đề tài 2 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4 5. Đóng góp của luận văn 6 6. Cấu trúc của đề tài 7 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 8 1.1. Cơ sở lí luận 8 1.1.1. Các khái niệm 8 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ 12 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ cho cấp tỉnh 17 1.2. Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1. Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở Việt Nam 22 1.2.2. Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở vùng Đông Nam Bộ 23 Tiểu kết chương 1 25 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 26 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 26 2.1.1. Vị trí địa lí 26 2.1.2. Nhân tố tự nhiên 27 2.1.3. Nhân tố kinh tế – xã hội 35 2.1.4. Đánh giá chung 46 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh Bà rịa – Vũng Tàu 48
  5. 2.2.1. Khái quát chung 48 2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế theo ngành 50 2.2.3. Thực trạng các hình thức tổ chức theo lãnh thổ 78 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 96 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển 96 3.1.1. Quan điểm 96 3.1.2. Mục tiêu 97 3.1.3. Định hướng phát triển 98 3.2. Những giải pháp cơ bản 110 3.2.1. Huy động và khai thác các nguồn vốn 110 3.2.2. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 113 3.2.3. Phát triển và ứng dụng công nghệ mới, tăng năng suất lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường 115 3.2.4. Các giải pháp về điều hành vĩ mô 116 3.2.5. Các giải pháp về điều hành và thực hiện quy hoạch 117 Tiểu kết chương 3 119 KẾT LUẬN 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BR - VT : Bà Rịa – Vũng Tàu CN – XD : Công nghiệp – xây dựng CCN – TTCN : Cụm công nghiệp – trung tâm công nghiệp CSHT – CSVCKT : Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long ĐNB : Đông Nam Bộ ĐVT : Đơn vị tính GDP : Tổng sản phẩm trong nước GNI : Tổng thu nhập quốc gia GTNT : Giao thông nông thôn KCN : Khu công nghiệp KTTĐPN : Kinh tế trọng điểm phía Nam KT – XH : Kinh tế - xã hội TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TP : Thành phố VLXD : Vật liệu xây dựng
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính 26 Bảng 2.2. Dân số tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 35 Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính 36 Bảng 2.4. Lao động đang làm việc và cơ cấu lao động đang làm việc ở tỉnh BR– VT, giai đoạn 2000 – 2012 37 Bảng 2.5. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2000 – 2012 48 Bảng 2.6. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế của tỉnh BR - VT, giai đoạn 2000 – 2012 (%) 50 Bảng 2.7. GTSX công nghiệp của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế, tỷ đồng) 50 Bảng 2.8. GTSX của công nghiệp phân theo nhóm ngành của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 52 Bảng 2.9. Sản lượng khai thác dầu khí của BR–VT giai đoạn 2000 – 2012 56 Bảng 2.10. GTSX công nghiệp ngành công nghiệp sản xuất kim loại 2000 – 2012 57 Bảng 2.11. Sản lượng thép cán của ngành công nghiệp sản xuất kim loại giai đoạn 2000 – 2012 58 Bảng 2.12. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sản xuất điện, khí đốt, nước 58 Bảng 2.13. Giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí 2000–2012 60 Bảng 2.14. Giá trị sản xuất ngành CN chế biến thực phẩm – đồ uống 61 Bảng 2.15. Một số sản phẩm của ngành CN chế biến thực phẩm – đồ uống 62 Bảng 2.16. Khối lượng vận tải hàng hóa, hành khách của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 63 Bảng 2.17. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tỉnh BR– VT giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế) 64 Bảng 2.18. Trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh BR–VT giai đoạn 2000 – 2012 (triệu USD) 65
  8. Bảng 2.19. Một số chỉ tiêu về hoạt động du lịch tỉnh BR–VT giai đoạn 2000 – 2012 67 Bảng 2.20. GTSX và cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản của tỉnh BR– VT, giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế) 68 Bảng 2.21. GTSX và cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 (giá thực tế) 69 Bảng 2.22. GTSX ngành trồng trọt (giá thực tế) giai đoạn 2000 – 2012 69 Bảng 2.23. Diện tích các loại cây trồng BR–VT giai đoạn 2000 – 2012 70 Bảng 2.24. Diện tích, năng suất, sản lượng cây công nghiệp lâu năm của tỉnh BR– VT, giai đoạn 2000 – 2012 71 Bảng 2.25. Diện tích, năng suất, sản lượng lương thực của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 73 Bảng 2.26. Một số chỉ tiêu về ngành chăn nuôi của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 74 Bảng 2.27. Tình hình sản xuất ngành thủy sản tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 76 Bảng 2.28. Số trang trại phân ngành hoạt động và phân theo đơn vị hành chính của tỉnh BR–VT, năm 2012 79 Bảng 2.29. Các khu công nghiệp của tỉnh BR–VT, năm 2012 [2] 83 Bảng 2.30. GTSX và cơ cấu GTSX phân theo đơn vị hành chính năm 2012 92 Bảng 3.1. Dự báo giá trị gia tăng và tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đến 2015– 2020 105 Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu đầu tư theo ngành giai đoạn đến 2020 110
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh BR–VT năm 2012 30 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 38 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu kinh tế theo nhóm ngành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2000 – 2012 49 Biểu đồ 2.4. GTSX công nghiệp tỉnh BR–VT phân theo nhóm ngành giai đoạn 2000 – 2012 (%, giá thực tế) 51 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu GTSX công nghiệp phân theo ngành giai đoạn 2000 – 2012 53 Biểu đồ 2.6. GTSX của ngành dầu khí của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 56
  10. DANH MỤC BẢN ĐỒ 1. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 3. Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 4. Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu được xác định là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực Đông Nam bộ. Vị trí này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ngoài ra, tỉnh còn có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi trong nước và thế giới. Nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm qua, cơ cấu kinh tế hợp lý, chuyển dịch đúng hướng. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) lớn 230.517 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 3 cả nước (sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội), đứng thứ 2 vùng Đông Nam Bộ, nông nghiệp tăng 5,3% năm. GDP/người (kể cả dầu khí) luôn dẫn đầu cả nước, đạt 221,8 triệu đồng, gấp 6,1 lần cả nước và 2,9 lần vùng Đông Nam Bộ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh: công nghiệp – xây dựng; dịch vụ; nông lâm – thủy sản. Đây là cơ cấu kinh tế được giữ vững trong suốt thời gian qua, riêng ngành công nghiệp chiếm 84,3% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh do khai thác và tận dụng lợi thế của BR–VT. Trong quá trình phát triển, tỉnh luôn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế chung của vùng Đông Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Việc đánh giá đầy đủ tiềm năng và thực trạng kinh tế của tỉnh là vấn để cần thiết và cấp bách, để từ đó đưa ra những định hướng cũng như những giải pháp nhằm phát huy tối đa các nguồn lực KT – XH, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh BR–VT, phấn đấu đến năm 2015, BR–VT cơ bản trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ và khai thác hải sản của khu vực và cả nước, một thương cảng quốc gia và quốc tế. Với mong muốn góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
  12. 2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu Mục tiêu chủ yếu của luận văn là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng và hiện trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT trên cơ sở vận dụng lý luận và thực tiễn của Việt Nam và vùng ĐNB, để từ đó đề xuất giải pháp phát triển có hiệu quả và bền vững đến năm 2020. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn phải thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Đúc kết có chọn lọc cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT giai đoạn 2000 – 2012. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định, bền vững nền kinh tế ở tỉnh BR– VT trong thời gian tới. 2.3. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố (tự nhiên, KT – XH) dưới góc độ địa lý học và thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR– VT. - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012, định hướng đến năm 2020. - Về lãnh thổ: Toàn tỉnh BR–VT bao gồm có 2 thành phố và 6 huyện (trong đó có 1 huyện đảo), có chú ý so sánh với vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh lân cận. 3. Lịch sử nghiên cứu đề tài Phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ của một tỉnh luôn là vấn đề quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà kinh tế, các cơ quan chuyên ngành nhằm phát huy các thế mạnh vốn có để phát triển nền kinh tế có hiệu quả và bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
  13. 3 Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ trong cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” [11] đã phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo một số vùng và thành phần kinh tế giai đoạn 1991 – 1997, làm rõ luận cứ khoa học của phát triển kinh tế và cơ cấu theo hướng hội nhập. Trong cuốn “Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2006), hai đồng chủ biên Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú [16] đã phân tích, đánh giá các lợi thế so sánh của các loại vùng khác nhau, lựa chọn phương hướng phát triển phù hợp và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều giáo trình địa lí học (địa lí KT – XH) đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn về cơ cấu ngành và lãnh thổ, là những căn cứ để tác giả triển khai đề tài, tiêu biểu như: + “Địa lí KT – XH đại cương” (2005) do Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) [17], “Địa lí KT – XH Việt Nam” (2011) do Lê Thông (chủ biên) [12]. Các giáo trình này trình bày rõ cơ sở lý luận về các ngành kinh tế và 8 vùng kinh tế. + Cuốn sách “Địa lí KT – XH Việt Nam thời kỳ hội nhập” (2006) của tác giả Đặng Văn Phan và Nguyễn Kim Hồng [9] đã phân tích các nguồn lực phát triển KT – XH Việt Nam, địa lí một số ngành kinh tế của Việt Nam cũng như các vấn đề phát triển KT – XH của các vùng, giúp tác giả nhận biết được tổ chức không gian kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế vùng trong xu thế hội nhập. + Cuốn “Việt Nam, các tỉnh và thành phố” (2010) do Lê Thông chủ biên và cuốn “Việt Nam, các vùng kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm” do Lê Thông, Nguyễn Quý Thao đồng chủ biên (2012) [15] đã phác họa bức tranh phát triển kinh tế theo ngành, lãnh thổ theo đơn vị 63 tỉnh, thành phố và 7 vùng kinh tế ở Việt Nam. Các cuốn sách này chứa đựng nhiều thông tin cập nhật và có ý nghĩa thực tiễn rất cao cho việc nghiên cứu đề tài luận văn. Một số đề tài luận văn thạc sĩ đã bảo vệ cũng nghiên cứu theo hướng này: “Kinh tế Hà Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa” của Đỗ Văn Dũng, 2009, Đại học Sư phạm Hà Nội; “Tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế ở tỉnh Ninh Bình” của Vũ Mạnh Hà (2008), Đại học Sư phạm Hà Nội, “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa –
  14. 4 Vũng Tàu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Nguyễn Duy Hồng, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Dưới góc độ địa lí học, việc nghiên cứu phát triển nền kinh tế ở tỉnh BR–VT còn mờ nhạt. Do đó tác giả lựa chọn đề tài này với mong muốn vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ trên địa bàn tỉnh này. 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Trong bất kỳ một lãnh thổ nào, các yếu tố tự nhiên, KT – XH luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo nên một tổng thể thống nhất và hoàn chỉnh. Chúng luôn có những tác động qua lại với nhau, ảnh hưởng đến nhau ở cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực. Phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT được coi là một thể tổng hợp hoàn chỉnh. Vì vậy khi nghiên cứu phải có cái nhìn tổng hợp lãnh thổ, phải nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, KT – XH, hoàn cảnh lịch sử, các chính sách phát triển kinh tế của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ. Từ đó tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, định hướng phát triển nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của tỉnh BR–VT. 4.1.2. Quan điểm hệ thống Lãnh thổ KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tư cách là một hệ thống con trong hệ thống KT – XH của cả nước và hệ thống lãnh thổ KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lại do nhiều phân hệ con nhỏ hơn tạo thành như các phân hệ tự nhiên, dân cư và kinh tế. Các phân hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác động, ảnh hưởng đến các yếu tố trong toàn hệ thống và giữa các hệ thống với nhau. Khi nghiên cứu phải đảm bảo tính hệ thống của đề tài, tính hệ thống làm cho đề tài trở nên logic hơn. Vì vậy, cần phải tìm hiểu mối quan hệ qua lại giữa các hệ thống đó để đánh giá chính xác vấn đề nghiên cứu. 4.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Mọi sự vật hiện tượng luôn ở trạng thái động, chúng luôn vận động và biến đổi không ngừng. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào việc nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT sẽ thấy lịch sử hình thành cũng
  15. 5 như chuyển biến về tình hình phát triển kinh tế của tỉnh trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, để thấy được mối quan hệ với những thay đổi về tình hình KT – XH của tỉnh, của vùng trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó đánh giá được những khả năng và triển vọng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT, đồng thời đề ra những định hướng, giải pháp phát triển trong tương lai. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu các thế hệ tương lai. Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu phát triển KT – XH của các quốc gia trên toàn thế giới. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững, trong quá trình phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT thực hiện theo phương châm phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các hệ thế hệ trong tương lai. Điều đó có nghĩa là các hoạt động kinh tế không gây nguy hại cho những thế hệ trong tương lai như vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên 4.2. Các phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp thu thập tài liệu Phân tích, đánh giá thực trạng nền kinh tế theo khía cạnh ngành và lãnh thổ là những công việc phức tạp, đa dạng, các chỉ tiêu đánh giá có liên quan đến nhiều lĩnh vực. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các đề tài nghiên cứu, sách, báo, các báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch đầu tư, báo cáo của Ban quản lí các khu công nghiệp, niên giám thống kê, một số địa chỉ website trên mạng Internet . Sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích chọn lọc để có những tài liệu thực sự cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của đề tài. - Phương pháp phân tích hệ thống, tổng hợp, so sánh Trên cơ sở số liệu, bằng phương pháp phân tích hệ thống, phân tích tổng hợp, so sánh các số liệu thống kê để thấy được sự phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT trong từng giai đoạn, sự khác biệt về phát triển kinh tế trong từng giai
  16. 6 đoạn cũng như so sánh tốc độ phát triển một số lĩnh vực kinh tế giữa địa phương với các địa phương khác, vùng Đông Nam Bộ hay cả nước. - Phương pháp thống kê toán học Trên cơ sở thống kê số liệu đã thu thập được từ Niên giám thống kê tỉnh BR–VT, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh BR–VT, Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh BR–VT, Sở Công thương, Ban quản lý dự án các khu công nghiệp Từ đó tác giả sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu đã thu thập được theo mục đích, tính toán các chỉ số phát triển, tỉ trọng của các ngành, so sánh, đánh giá để thấy được vị trí và sự biến chuyển của nền kinh tế tỉnh BR–VT trong quá trình hội nhập. - Phương pháp bản đồ và sử dụng công nghệ GIS + Bản đồ dùng để mô tả hiện trạng kinh tế, sự phân bố các hiện tượng địa lý kinh tế, các mối liên hệ lãnh thổ trong không gian, các mối quan hệ giữa chúng và những dự kiến phát triển kinh tế. + Biểu đồ: được sử dụng để phản ánh quy mô các hiện tượng kinh tế như: quy mô ngành, lĩnh vực, cơ cấu giá trị sản xuất + Sử dụng công nghệ GIS để số hóa và vẽ các bản đồ, biểu đồ một cách chính xác mang tính khoa học cao và đáp ứng yêu cầu của đề tài. + Dự kiến sẽ xây dựng các bản đồ như: bản đồ hành chính tỉnh BR–VT; bản đồ nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT, hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh BR–VT, bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT. - Phương pháp thực địa Được thực hiện trên cơ sở khảo sát, tìm hiểu trực tiếp ở thành phố Vũng Tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, một số khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Để tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế của một số ngành. Thu thập thêm thông tin và bổ sung những hiểu biết của tác giả về địa bàn nghiên cứu đồng thời kiểm chứng các phân tích, tổng hợp và nhận định của tác giả. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn có một số đóng góp chủ yếu sau đây:
  17. 7 - Góp phần làm sáng tỏ được cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở đơn vị hành chính cấp tỉnh. - Đánh giá được những lợi thế và cơ hội phát triển cũng như những hạn chế và thách thức đối với sự phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT. - Nhận diện được nền kinh tế của tỉnh BR–VT theo cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ với những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục. - Đề xuất được định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển hơn nữa nền kinh tế của tỉnh BR–VT đến năm 2020. 6. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển kinh tế Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT
  18. 8 Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Các khái niệm Nền kinh tế thế giới hiện nay luôn có sự biến động không ngừng. Sự tăng trưởng và phát triển diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xâ hội đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Vì vậy, việc nghiên cứu chiến lược phát triển kinh tế học thường hay đề cập đến các quan niệm tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế. Khi nghiên cứu các khái niệm này cho thấy các khía cạnh khác nhau của các quan điểm về phát triển. Đây là cơ sở cần thiết để các nhà hoạch định chiến lược có thể lựa chọn và quyết định phương án có lợi nhất cho đất nước. 1.1.1.1. Tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về sản lượng hoặc thu nhập bình quân đầu người của một nước. Sự thay đổi này thể hiện rõ nhất ở GNI [4]. Đối với Ngân hàng thế giới cho rằng tăng trưởng kinh tế là sự thay đổi về lượng hoặc sự mở rộng của nền kinh tế của một nước. Tăng trưởng kinh tế được đo bằng phần trăm tăng trong GDP hoặc GNI. Tăng trưởng kinh tế có thể đạt được dưới hai hình thức, một nền kinh tế có thể tăng trưởng theo chiều rộng bằng cách sử dụng nhiều nguồn lực, hoặc theo chiều sâu bằng cách sử dụng hiệu quả cao hơn cùng một lượng nguồn lực [5]. Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô kết quả hoạt động của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm [10]. Như vậy từ những quan điểm trên tác giả đã rút ra khái quát về tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) so với thời kỳ gốc (năm gốc).
  19. 9 Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng hoặc sự mở rộng nền kinh tế của một nước. Tăng trưởng này không phản ánh hết sự phát triển, sự biến đổi của cơ cấu KT – XH, đời sống của nhân dân. Tăng trưởng kinh tế cao nhưng có thể chất lượng cuộc sống không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức sẽ dẫn đến cạn kiệt gây khó khăn cho sự phát triển trong tương lai. Để đo lường kết quả sản xuất xã hội hàng năm và dùng làm thước đo so sánh quốc tế về mặt lượng của trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, phần lớn các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng hai loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp là GDP hoặc GNI. Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số % (thường là một năm). 1.1.1.2. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là khái niệm phản ánh rộng hơn so với tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về mặt lượng của các chỉ tiêu tổng hợp như GNI, GNI/người hay GDP, GDP/người, thì phát triển kinh tế là những biến đổi về mặt chất của nền KT – XH. Phát triển kinh tế được hiểu là sự tăng trưởng kinh tế kèm theo những thay đổi về phân phối sản lượng và cơ cấu kinh tế. Những thay đổi này gồm nâng cao thu nhập cho bộ phận dân cư nghèo hơn, giảm tỷ lệ nông nghiệp và tăng tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ trong GNI, tăng giáo dục và đào tạo nghề, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong nền kinh tế [4]. Theo định nghĩa của ngân hàng thế giới, phát triển kinh tế là sự thay đổi về chất và tái cơ cấu nền kinh tế của một nước gắn với sự tiến bộ công bằng và công nghệ. Chỉ số phát triển kinh tế chủ yếu là GDP/người hoặc GNI/người gia tăng, phản ánh sự tăng năng suất kinh tế và phúc lợi vật chất trung bình đối với người dân của một nước [5]. Phát triển kinh tế còn được hiểu là sự biến đổi nền kinh tế trên tất cả các mặt số lượng, chất lượng của nền kinh tế và các tiến bộ xã hội [10]. Với những nội hàm trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội. Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của
  20. 10 nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về lượng và chất, là quá trình hoàn thiện cả về KT – XH của mỗi quốc gia. 1.1.1.3. Phát triển kinh tế bền vững Phát triển kinh tế bền vững (hay tính bền vững của phát triển kinh tế) nằm trong một khái niệm rộng hơn: Phát triển bền vững của mọi quốc gia, mỗi địa phương đều phải dựa vào một cách vững chắc trên các trụ cột: bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về xã hội. Phát triển bền vững về kinh tế hay phát triển kinh tế bền vững, tính bền vững về kinh tế chịu sự chi phối của hai mặt: một là, tính bền vững của bản thân (bên trong) quá trình phát triển kinh tế và hai là, tính bền vững của các yếu tố bên ngoài quá trình phát triển kinh tế nhưng có liên hệ và thường xuyên tác động tới quá trình phát triển kinh tế (môi trường, xã hội và thể chế). “Bền vững về phát triển kinh tế hàm nghĩa là duy trì trạng thái phát triển liên tục trong một thời gian dài dựa trên tăng năng suất”. Phát triển kinh tế bền vững là điều kiện nền tảng bảo đảm sự thịnh vượng của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Phát triển bền vững về môi trường tức là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường tự nhiên. Phát triển bền vững về xã hội là mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với vấn đề đói nghèo. Xóa đói, giảm nghèo là một công cụ bảo vệ môi trường khỏi bị xuống cấp. là điều kiện tiên quyết của bảo vệ môi trường. Người nghèo vừa là nạn nhân, vừa là tác nhân của sự phá hoại môi trường. 1.1.1.4. Cơ cấu kinh tế Nghiên cứu về cơ cấu kinh tế C.Mác nhấn mạnh: Cơ cấu kinh tế của xã hội là toàn bộ những quan hệ sản xuất phù hợp với một quá trình phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất. Do tổ chức quá trình lao động và phát triển kỹ thuật một cách mạnh mẽ làm đảo lộn toàn bộ cơ cấu kinh tế của xã hội. C.Mác còn phân tích cơ cấu kinh tế ở cả hai mặt chất lượng và số lượng, cơ cấu là một sự phân chia về chất lượng và một tỷ lệ về số lượng của những quá trình sản xuất xã hội.
  21. 11 Theo từ điển Bách khoa Việt Nam (1995) cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Như vậy, nội dung của cơ cấu kinh tế gồm có tổng thể các bộ phận hợp thành như cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu lãnh thổ và các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay một tỷ lệ nhất định. Hiểu theo cách khác thì cơ cấu kinh tế gồm tổng thể những mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế gồm các lĩnh vực như sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng và các ngành kinh tế quốc dân như công nghiệp, nông nghiệp, GTVT, y tế, giáo dục, cùng các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, tư nhân, cá thể và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, còn có cơ cấu theo các vùng kinh tế. 1.1.1.5. Cơ cấu ngành kinh tế Có nhiều ngành tạo thành ngành kinh tế, có thể gộp các ngành phân loại thành ba khu vực như khu vực I gồm nông – lâm – ngư nghiệp , khu vực II gồm công nghiêp – xây dựng và khu vực III gồm dịch vụ [17]. Trong quá trình sản xuất, các ngành có mối liên hệ tác động qua lại thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển. Mối liên hệ giữa các ngành không chỉ biểu hiện về mặt định tính mà còn được tính toán thông qua tỷ lệ giữa các ngành, thường được gọi là cơ cấu ngành. Như vậy, cơ cấu ngành là mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, mối quan hệ này bao hàm cả về số lượng và chất lượng. Chúng thường xuyên biến động và hướng vào những mục tiêu kinh tế nhất định. Cơ cấu ngành là bộ phận cơ bản và rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Nó phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sự biến động của nó sẽ mang lại ý nghĩa quyết định đến sự biến động của nền kinh tế. 1.1.1.6. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế Nếu cơ cấu ngành được hình thành từ chuyên môn hóa sản xuất thì cơ cấu lãnh thổ hình thành từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý, đây là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Mỗi vùng lãnh thổ là một bộ phận tổ hợp của nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn
  22. 12 lao động, kết cấu hạ tầng và các điều kiện xã hội khác làm cho mỗi vùng có những đặc thù và những thế mạnh riêng. 1.1.1.7. Nguồn lực Trong quá trình phát triển kinh tế, việc sử dụng và phát huy các nguồn lực đóng vai trò quan trọng. Adam Smith cho rằng việc khai thác các nguồn lực từ góc độ lợi thế so sánh là “Nguồn gốc của cải các dân tộc”. Theo ông nguồn lực chủ yếu của xã hội trong thời kỳ của ông là vốn, sức lao động và đất đai. Đây chính là nguồn gốc cho sự thịnh vượng của các quốc gia, là chìa khóa dẫn tới sự tăng trưởng kinh tế. Tất cả các trường phái và các học thuyết kinh tế cũng như chính trị sau này đều nhất trí với quan điểm của Adam Smith, nhưng tiếp tục bổ sung thêm nguồn lực mới. Theo Lê Du Phong “Nguồn lực là tổng hợp các yếu tố vật thể và phi vật thể để tạo nên nền kinh tế của một đất nước và thúc đẩy nó phát triển” [Nguồn: chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới, NXB – Chính Trị Quốc Gia, 1999]. Như vậy, nguồn lực có những đặc điểm sau: - Nguồn lực là một dạng vật chất và phi vật chất được sử dụng để phát triển kinh tế. - Nguồn lực phụ thuộc vào nhận thức và quan niệm của con người và nó thay đổi vị trí, vai trò theo thời gian cũng như theo trình độ của người sử dụng. - Nguồn lực phụ thuộc vào trình độ phát triển của loài người, đặc biệt là trình độ khoa học – công nghệ. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ Sự phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ chịu tác động của hàng loạt các nhân tố quan trọng như: vị trí địa lý, các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, dân số và lao động, vốn đầu tư và thị trường, khoa học và công nghệ. CSHT – CSVCKT, đường lối chính sách có khả năng khai thác để sản xuất hàng hóa hay cung ứng dịch vụ góp phần phát triển kinh tế. 1.1.2.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý bao gồm vị trí tự nhiên, vị trí kinh tế, giao thông, chính trị. Những nhân tố này ngày càng có vai trò quan trong trọng trong phát triển kinh tế, tạo thuận lợi
  23. 13 hay khó khăn trong thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển nền kinh tế mở, tăng cường mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống KT – XH của khu vực và thế giới. Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, vị trí địa lý là nguồn lực góp phần định hướng có lợi nhất trong phân công lao động quốc tế. 1.1.2.2. Các nhân tố tự nhiên Các nhân tố tự nhiên là đối tượng lao động của con người và là nguồn vật chất vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống vừa phục vụ cho phát triển kinh tế. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên bao gồm đất đai, địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản a. Địa hình Địa hình là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Ở các vùng đồi núi thì độ cao tuyệt đối, độ dốc và mức độ chia cắt là những yếu tố địa hình quan trọng cần được đánh giá trong quá trình xây dựng cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Ngoài ra địa hình còn ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất thông qua tác động tới các yếu tố khác của môi trường tự nhiên và KT – XH trên địa bàn sản xuất. b. Đất Đất là tiền đề quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đất dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp, các cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống và sản xuất. Trong trường hợp quy mô đất đai hạn chế so với nhu cầu phát triển kinh tế, thì việc bố trí các dự án, các trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các cơ sở kinh doanh sẽ gặp rất nhiều khó khăn gây ra nhiều sức ép về xây dựng, quy hoạch cơ sở hạ tầng, nhà ở, ắc tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, hạn chế sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững. Tuy nhiên, nhân tố đất đai là nhân tố ảnh hưởng chứ không phải là nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế. c. Khí hậu Đặc điểm của thời tiết và khí hậu có tác động rất lớn đến các ngành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp và các ngành công nghiệp khai khoáng. Sự phát triển kinh tế của một ngành hay một vùng lãnh thổ đều chịu tác động của khí hậu, có thể là tác động tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Những nơi có khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho các hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển,
  24. 14 ngược lại những nơi có khí hậu khắc nghiệt sẽ có những tác động không tốt đến quá trình sản xuất của các ngành kinh tế. d. Nguồn nước Tài nguyên nước có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, đặc biệt là ở những khu vực khô hạn hoặc nửa khô hạn. Nhu cầu sử dụng nước trong các lĩnh vực kinh tế là rất lớn, đặc biệt trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp. Việc cung cấp nước không đủ cho các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt sẽ làm giảm hiệu quả các ngành kinh tế, suy giảm chất lượng môi trường. Khi đó vấn đề sử dụng nước sẽ trở nên căng thẳng. Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng cung cấp nước là nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch phát triển kinh tế. e. Khoáng sản Khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa hàng đầu đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp. Số lượng, chủng loại, trữ lượng, chất lượng khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp, hướng chuyên môn hóa công nghiệp và quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp. f. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Khối lượng các nguồn tài nguyên và diện tích phân bố các nguồn tài nguyên là cơ sở cần thiết để xác định khả năng khai thác tiềm năng của hệ thống lãnh thổ vào các hoạt động nghỉ ngơi, du lịch. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là tài sản quốc gia, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất, tạo ra của cải cho xã hội. Điều đó cho thấy tài nguyên thiên nhiên thực sự là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển KT – XH. 1.1.2.3. Các nhân tố kinh tế – xã hội a. Dân cư và nguồn lao động Dân cư và nguồn lao động có vai trò quyết định với việc phát triển KT – XH. Nguồn lao động không chỉ tạo ra của cải vật chất nuôi sống nhân loại mà còn sáng tạo ra công nghệ, thiết bị và sử dụng chúng vào quá trình sản xuất. Mặt khác con người
  25. 15 cũng chính là thị trường tiêu thụ các sản phẩm và các dịch vụ xã hội. Dân số càng đông, mức sống và nhu cầu càng cao càng có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ngành kinh tế. Lực lượng lao động là một bộ phận của dân cư và là yếu tố quyết định đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác. Chất lượng và số lượng lao động cũng là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn lao động có chất lượng, trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao thì sự phát triển của nền kinh tế càng nhanh, càng bền vững. b. Vốn đầu tư và thị trường - Vốn đầu tư: Là yếu tố đầu vào cần thiết cho một quá trình sản xuất. Để đảm bảo cho quá trình phát triển ổn định nền kinh tế phải đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, trang thiết bị, công nghệ, mua các sáng chế, đào tạo nguồn nhân lực và các dịch vụ khác. Vì thế việc gia tăng nguồn vốn có hiệu quả góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích lũy nội bộ của nền kinh tế. Nguồn vốn trong nước có ý nghĩa quyết định chính trong phát triển kinh tế, đặc biệt với các nước đang phát triển và các nước kém phát triển. Bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn từ nước ngoài được sử dụng để đầu tư cho phát triển, tạo điều kiện để khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế trong nước. - Thị trường: là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là yếu tố đảm bảo khâu tiêu dùng, xuất nhập, giá cả và tạo ra nhu cầu mới, giúp cho quá trình tái sản xuất diễn ra không ngừng. Thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết sản xuất cho các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi do thị hiếu của người tiêu dùng, do đó biến đổi nhiệm vụ sản xuất để thích ứng tiêu dùng đã thúc đẩy sự tăng trưởng phát triển của nền kinh tế. c. Khoa học và công nghệ Khoa học và công nghệ ngày càng có vị trí quyết định trong quá trình sản xuất và phát triển của nền kinh tế. Các ứng dụng tiến bộ khoa học tạo điều kiện mở rộng khả năng phát hiện, khai thác và nâng cao hiệu quả đưa vào sử dụng các nguồn lực. Khoa học và công nghệ cho phép tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, số lượng lớn và giá
  26. 16 thành thấp, do đó có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường. Kết quả là biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng xuất khẩu thay thế nhập khẩu, hội nhập KT – XH với khu vực và thế giới. Nhờ vào máy móc, công nghệ, của cải vật chất làm ra ngày càng nhiều, quy mô sản xuất ngày càng lớn đòi hỏi trình độ lao động ngày càng có chất xám, phân công lao động trở nên sâu sắc hơn, phân chia thành nhiều ngành nhỏ, xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới. Từ đó, làm thay đổi cơ cấu, vị trí giữa các ngành, thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao, làm cho nền kinh tế dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu. Trên thế giới hiện nay, hầu hết các nước có xu hướng khai thác và sử dụng các nguồn lực của mình dựa trên khoa học và công nghệ. Vì vậy năng suất cao hơn song cũng tiết kiệm hơn, sử dụng hợp lý hơn đồng thời tránh được ô nhiễm môi trường. Các nước có nền kinh tế phát triển đã rất thành công khi dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ tiên tiến để phát triển nền công nghiệp của mình. Những thành công đó đã làm thay đổi lớn nền kinh tế của những nước này và có xu hướng tăng dần những ngành có giá trị kinh tế và hàm lượng khoa học kỹ thuật cao. Các nước nghèo, các nước đang phát triển tiếp thu, nhập và chuyển giao công nghệ để sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế, góp phần thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. d. Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở hạ tầng có vai trò to lớn đối với phát triển KT – XH. Cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Chỉ cần trục trặc một khâu trong hệ thống cơ sở hạ tầng thì lập tức sẽ gây sự cố cho các hoạt động khác còn lại. Ngược lại, một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kì sản xuất và lưu thông, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy trong phạm vi kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các vùng của nền kinh tế. Ngoài ra còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế. Như vậy, cơ sở hạ tầng rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của từng đơn vị kinh tế cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc
  27. 17 dân. Sự phát triển của kết cấu hạ tầng sẽ là một trong những điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội. e. Đường lối chính sách Đường lối chính sách là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công hay không của chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của các nước trên thế giới. Bởi nó có khả năng cân đối ngân sách, kiềm chế lạm phát và có tích lũy nội bộ kinh tế, từng bước tăng tỷ lệ đầu tư cho phát triển. Trên thế giới ở mỗi quốc gia, mỗi thời điểm đều có đường lối chính sách phát triển kinh tế xã hội riêng, không giống nhau do hoàn cảnh lịch sử, kinh tế xã hội khác nhau. Tăng trưởng và phát triển kinh tế đòi hỏi phải có một thể chế chính trị xã hội ổn định. Sự ổn định đó được thể hiện bằng đường lối phát triển kinh tế, xã hội đúng đắn, phù hợp với các quy luật khách quan, có khả năng thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước. Ngược lại, sự khủng hoảng về chính trị tất yếu dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế. Ở nước ta, bước đầu có sự thành công về đường lối chính sách phát triển kinh tế và hiện nay đang đẩy mạnh thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Việc xây dựng và kiện toàn hệ thống đường lối chính sách tạo điều kiện thuận lợi, hạn chế các khó khăn, tạo môi trường kinh doanh, lựa chọn các nghề để huy động được sức mạnh tổng hợp của nội lực và ngoại lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh còn mở rộng quan hệ ngoại giao, hợp tác bình đẳng hai bên cùng có lợi, không can thiệp nội bộ của nhau. 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ cho cấp tỉnh 1.1.3.1. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo ngành - Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP) là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được rạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ở một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). GDP thường được sử dụng để phân tích cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong sản xuất, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với phần huy động vào ngân sách. Chỉ tiêu này còn dùng để tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, nghiên
  28. 18 cứu sự thay đổi về khối lượng hàng hóa, dịch vụ sản xuất. Ngoài ra còn dùng để đánh gia trình độ phát triển và mức sống của con người. - Giá trị sản xuất: là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của sản phẩm vật chất (thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang) và dịch vụ sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định. Giá trị sản xuất được tính theo giá thực tế và giá so sánh. Đây là một tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế của từng ngành theo từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế. - GDP bình quân đầu người: GNI/đầu người và GDP/đầu người được tính bằng GNI và GDP chia cho tống số dân ở một thời điểm nhất định. Chỉ số GNI/người và GDP/người phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống. - Cơ cấu kinh tế: Là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế với vị trí, tỉ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Cơ cấu kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cũng như quyết định đến sự phát triển xã hội. + Góc độ ngành: Ở góc độ ngành được chia thành các nhóm ngành: Nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực I); công nghiệp, xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III). Cơ cấu kinh tế theo ngành phản ánh số lượng, vị trí, tỷ trọng các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thành nền kinh tế. + Góc độ lãnh thổ: Cho thấy cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ, phản ánh khả năng kết hợp, khai thác tài nguyên, tiềm lực KT – XH của các vùng phục vụ cho mục đích phát triển nền kinh tế. Mỗi cấp lãnh thổ đều có cơ cấu kinh tế lãnh thổ của nó. Nếu được tổ chức, các mối quan hệ giữa các cấp phân vị lãnh thổ sẽ tạo nên mối quan hệ ngang rất chặt chẽ đảm bảo cho toàn bộ các hoạt động trong mỗi lãnh thổ và giữa các lãnh thổ thống nhất, cân đối hài hòa để phát triển một cách nhịp nhàng, có hiệu quả. - Tốc độ tăng GDP: Đây là một tiêu chí dùng để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sử dụng tốc độ tăng GDP hằng năm theo giá so sánh trong việc đánh giá mức độ hoàn thành chiến lược kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội từng giai đoạn cụ thể, đồng thời so sánh sự phát triển giữa các địa phương với nhau.
  29. 19 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: là sự điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên ba mặt biểu hiện của cơ cấu kinh tế, đó là cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu vùng – lãnh thổ kinh tế. Nhằm hướng sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế theo các mục tiêu kinh tế – xã hội đã xác định cho từng thời kỳ phát triển. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được coi là một trong những nội dung trụ cột phản ánh mức độ phát triển của một nền kinh tế. 1.1.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển kinh tế theo lãnh thổ (các hình thức tổ chức lãnh thổ) a. Theo ngành - Nông nghiệp + Nông hộ: đã có và tồn tại từ rất lâu, nó gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người và trải qua với nhiều hình thức khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp kinh tế nông hộ là loại hình thức phát triển từ thấp đến cao, từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Sự phát triển kinh tế nông hộ sẽ cho thấy được mức độ tập trung của các khu vực sản xuất nông nghiệp theo quy mô từng hộ gia đình. + Trang trại Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản. Thông qua đó có thể thấy được sự tích tụ ruộng đất và phân công lao động theo lãnh thổ, sự phân bố các cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp, trình độ phát triển nông nghiệp nông thôn. + Vùng chuyên canh: việc hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp cho phép khai thác có hiệu quả các lợi thế về điều kiện sinh thái nông nghiệp (đất, khí hậu, nước), điều kiện KT – XH khác nhau giữa các vùng. Điều này tạo động lực tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển KT – XH ở nông thôn. - Công nghiệp + Điểm công nghiệp: Là hình thức tổ chức đơn giản nhất, trên đó gồm một hoặc hai, ba xí nghiệp được phân bố ở nơi gần nguồn nguyên, nhiên liệu. Các xí nghiệp này phân bố lẻ tẻ, nằm cùng với một điểm dân cư, phân công lao động theo
  30. 20 lãnh thổ, các xí nghiệp độc lập về kinh tế có công nghệ sản phẩm hoàn chỉnh. Đây là hình thức tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ ở cấp nhỏ nhất. + Cụm CN: Cụm công nghiệp được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1, CCN chủ yếu gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất các sản phẩm giống nhay hoặc có liên quan đến nhau trong một khu vực địa lý nhất định. Nhóm 2, CCN gồm có một hoặc một số doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp thầu phụ, nhà cung cấp cho một hoặc một số doanh nghiệp lớn đó. Nhóm 3, CCN có mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp – tổ chức nghiên cứu, giáo dục – chính phủ. Các CCN đã góp phần tăng cường kinh tế địa phương và đô thị hóa. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên lết sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất. Đây là một tiêu chí để đánh giá sự tập trung theo lãnh thổ của các doanh nghiệp, sự liên kết hợp tác và lợi ích chung của các doanh nghiệp đem lại trong cùng lãnh thổ. + Khu CN: là một quần thể liên hoàn các xí nghiệp công nghiệp xây dựng trên một vùng có điều kiện thuận lợi về các yếu tố tự nhiên, kết cấu hạ tầng xã hội để thu hút vốn đầu tư (chủ yếu là đầu tư nước ngoài) và hoạt động theo một cơ cấu hợp lý các Doanh nghiệp công nghiệp và các Doanh nghiệp dịch vụ nhằm đạt kết quả cao trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh. KCN là hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp luôn gắn liền phát triển công nghiệp với xây dựng kết cấu hạ tầng và hình thành mạng lưới đô thị, phân bố dân cư hợp lý. Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh trình độ sản xuất công nghiệp, hướng chuyên môn hóa, sự tập trung về cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư trên một phạm vi lãnh thổ. + TTCN: là các đô thị vừa và lớn, công nghiệp là ngành chủ chốt và là ngành chuyên môn hóa của đô thị này. Trung tâm công nghiệp bao gồm các khu công nghiệp và nhiều xí nghiệp thuộc vài ngành có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật và quy trình công nghệ. Nhóm xí nghiệp nòng cốt (hạt nhân) là bộ khung của trung tâm công nghiệp thường gồm một số xí nghiệp lớn và cũng có thể là một xí nghiệp liên hợp. Hướng chuyên môn hóa của trung tâm công nghiệp do nhóm xí nghiệp này quyết định. Đây là hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở mức cao, đánh giá quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ.
  31. 21 - Nội thương + Chợ: là một bộ phận quan trọng trong cấu thành mạng lưới thương nghiệp xã hội. Hệ thống chợ là một trong những tiêu chí để đánh giá mức độ trao đổi hàng hóa, phát triển thị trường và phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân địa phương, nhất là ở các vùng nông thôn. + Siêu thị: Nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. Siêu thị là một trong những mắt xích chính của quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội đảm bảo cho quá trình này diễn ra thông suốt và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội chung. Thông qua hệ thống siêu thị có thể đánh giá được thị trường nội địa, sức mua của người dân, tính chuyên môn hóa trong sản xuất và lưu thông sản phẩm, trình độ phát triển của ngành thương mại. - Du lịch + Điểm du lịch: Là những nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. Thông qua điểm du lịch có thể đánh giá về kết cấu hạ tầng, giao thông và dịch vụ du lịch, khả năng đáp ứng số lượt khách tham quan trong năm. + Khu du lịch: Là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về KT – XH và môi trường. Khu du lịch thường phản ánh sự tập trung của cơ sở vật chất – kỹ thuật, cơ sở lưu trú phục vụ cho du lịch, kết cấu hạ tầng đồng bộ, khả năng thu hút khách du lịch b. Theo không gian - Tiểu vùng kinh tế: Với tư cách là một hình thức tổ chức lãnh thổ KT – XH được định hình dựa vào các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, KT – XH và dân cư của bản thân lãnh thổ đó đặt trong mối liên hệ về không gian với các lãnh thổ khác. Đây là địa bàn có quy mô diện tích và dân số nhỏ. Việc hình thành các tiểu vùng kinh tế trên địa bàn tỉnh nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực nội vùng, liên kết với tiềm lực ngoại vùng nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế và tính bền vững. Cơ sở hình thành và phát triển vùng là các yếu tố tạo vùng, trong đó yếu tố tiền đề là phân công lao động theo lãnh thổ. Sự phân công lao động theo ngành đã kéo theo
  32. 22 quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Yếu tố phân công lao động theo lãnh thổ là yếu tố lý giải quá trình tạo vùng. Thông qua các tiểu vùng kinh tế, có thể thấy được các hoạt động kinh tế tiêu biểu, hướng chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở phân công lao động theo lãnh thổ. - Trung tâm kinh tế: Trong quá trình phát triên của một địa phương, theo không gian thường hình thành nên các trung tâm kinh tế, các trung tâm kinh tế này gắn liền với các thành phố lớn của một địa phương. Thành phố là một trung tâm cho tất cả các điểm dân cư khác của vùng, đảm bảo cho chúng về các hàng hóa của trung tâm. Các trung tâm tồn tại theo nhiều cấp, từ cao tới thấp. Các trung tâm kinh tế thường là nơi thu hút được nhiều đầu tư về cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, nguồn vốn để phát triển. Dựa vào trung tâm kinh tế của một địa phương có thể tìm hiểu được mức độ thu hút và ảnh hưởng của nó đến các khu vực lân cận, xác định được bán kính vùng tiêu thụ, giới hạn thị trường và tốc độ phát triển kinh tế theo không gian lãnh thổ. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở Việt Nam Việt Nam nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Tổng diện tích là 330.951,1 km2 và đường bờ biển dài khoảng 3200 km, dân số 88.772,9 nghìn người (năm 2012). Việt Nam có 63 tỉnh và thành phố. Thủ đô Hà Nội nằm ở phía Bắc đất nước với dân số là 6.844,1 nghìn người còn TP. Hồ Chí Minh ở miền Nam là trung tâm đô thị lớn nhất cả nước với dân số là 7.681,7 nghìn người (Tổng cục thống kê 2012). Kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng cao trong những năm qua, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước ta tăng nhanh và liên tục từ 313.247 tỉ đồng (giá thực tế) năm 2002 lên 837.858 tỉ đồng năm 2005 và đạt 3.245.419 tỉ đồng năm 2012. So với năm 2002, GDP đã tăng gấp 9,4 lần. GDP bình quân đầu người của nước ta tăng liên tục, từ 5,7 triệu đồng năm 2000 lên 12,7 triệu đồng năm 2006 và đạt 36,6 triệu đồng năm 2012. Cơ cấu kinh tế theo ngành của nước ta đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản thấp và
  33. 23 vẫn tiếp tục giảm. Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng liên tục. Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tuy cao, nhưng không ổn định. Năm 2012 trong cơ cấu GDP của các nước thì khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 19,7%, khu vực công nghiệp – xây dựng 38,6%, khu vực dịch vụ 41,7%. Về cơ cấu theo lãnh thổ nước ta đã hình thành các vùng kinh tế năng động. Đó là 7 vùng kinh tế (Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) và 4 vùng kinh tế trọng điểm (vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long). Ngoài ra ở mỗi ngành lại có những hình thức tổ chức lãnh thổ tương ứng như công nghiệp (điểm, cụm, khu, trung tâm công nghiệp), nông nghiệp (vùng chuyên canh, trang trại, hợp tác xã) . Với đa dạng các hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế, đã giúp cho nước ta có thể phát huy được thế mạnh của từng khu vực, từng vùng miền, đem lại hiệu quả kinh tế và hội nhập với các nước dễ dàng hơn, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong và ngoài nước. 1.2.2. Tổng quan phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở vùng Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là một trong 7 vùng kinh tế của cả nước, có diện tích 23605,2 km2, chiếm gần 7,2% diện tích đất tự nhiên của cả nước, dân số là 14566,5 nghìn người, chiếm khoảng 16,7% dân số cả nước (năm 2010). Đông Nam Bộ gồm: TP. Hồ Chí Minh, đô thị loại đặc biệt, thành phố trực thuộc Trung ương và 5 tỉnh là Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, BR–VT. Đông Nam Bộ là vùng có nền kinh tế phát triển nhất và có những đóng góp quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của vùng tăng nhanh và liên tục từ 143722 tỉ đồng (giá thực tế) năm 2000 lên 331523 tỉ đồng năm 2005 và đạt 739440 tỉ đồng năm 2010. So với năm 2000, GDP đã tăng gấp 5,1 lần. Hàng năm vùng đã đóng góp rất lớn vào GDP của cả nước với 33,3% năm 2010, gấp 1,4 lần Đồng bằng sông Hồng, gấp 2,0 lần Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 4,2 lần Trung du và miền núi Bắc Bộ và 8,9 lần Tây Nguyên. GDP bình quân đầu người của vùng tăng liên tục, từ 13,6 triệu đồng năm 2000 lên 26,8 triệu
  34. 24 đồng năm 2005 và đạt 50,8 triệu đồng năm 2010. Mức thu nhập này là cao nhất cả nước, cao gấp 2,2 lần mức trung bình cả nước. Đây là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước với các loại cây chính như: cao su, cà phê, tiêu, điều đem lại giá trị kinh tế rất cao cho vùng. Cơ cấu kinh tế theo ngành của vùng trong giai đoạn 1995 – 2010 có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉ trọng nhóm ngành nông – lâm – thủy sản thấp và vẫn tiếp tục giảm. Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp – xây dựng tăng liên tục và đứng đầu trong 3 khu vực kinh tế của vùng. Tỉ trọng nhóm ngành dịch vụ tuy cao, nhưng không ổn định. Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ của vùng có sự chênh lệch rõ rệt giữa các tỉnh, thành phố. Năm 2010, TP. Hồ Chí Minh chiếm 56,0% GDP toàn vùng và hơn 20% GDP của cả nước tiếp đến là tỉnh BR–VT chiếm 20,4% GDP toàn vùng, tỉnh Đồng Nai với 10,3%, tỉnh Bình Dương với 6,6%. Hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước chỉ chiếm có 6,7% GDP toàn vùng do nền kinh tế chậm phát triển hơn và mới gia nhập vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của Đông Nam Bộ (54,2% năm 2010). Các tiềm năng sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nguồn dầu mỏ và khí đốt, các loại khoáng sản vật liệu xây dựng, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp. Công nghiệp của vùng có vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của cả nước và trong toàn bộ nền kinh tế của vùng, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp của vùng tăng liên tục từ 191.914,0 tỉ đồng (giá thực tế) năm 2000 lên 1.483.036,3 tỉ đồng năm 2010 (tăng gấp 7,7 lần và chiếm 50,0% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước). Về cơ cấu công nghiệp theo 3 nhóm ngành lớn, ưu thế thuộc về nhóm ngành công nghiệp chế biến với 87,9% giá trị sản xuất công nghiệp của vùng (năm 2010) với các ngành chủ chốt là thực phẩm – đồ uống, hóa chất, dệt – may, da – giày, cơ khí, vật liệu xây dựng, điện tử – tin học; công nghiệp khai thác dầu (dầu thô và khí tự nhiên) chiếm 7,5%; nhóm ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước chỉ chiếm 4,6%. Đông
  35. 25 Nam Bộ là vùng có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỉ trọng, mặc dù giá trị sản xuất công nghiệp tuyệt đối vẫn tăng 1,7 lần. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trong giai đoạn nói trên tăng tỉ trọng. Ngành dịch vụ chiếm 39,8% GDP toàn vùng năm 2010, đứng thứ hai sau công nghiệp – xây dựng. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu là thương mại, giao thông vận tải, du lịch và các hoạt động tài chính, ngân hàng Có các trung tâm công nghiệp lớn như TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ phát triển nhất cả nước và cũng là trung tâm dịch vụ tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Có thể nói Đông Nam Bộ là một vùng giàu tiềm năng để phát triển một cơ cấu ngành đa dạng. Vì vậy trong những năm tới đây vùng đang có những chính sách huy động các nguồn lực trong và ngoài vùng nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tiểu kết chương 1 Dựa trên cơ sở tổng quan nghiên cứu về phát triển kinh tế của nhiều tác giả ở Việt Nam, nội dung chương 1 đã đưa ra những khái niệm và những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ, những nhân tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Bên cạnh đó cũng đã đưa ra một số chỉ tiêu để đánh giá phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Dựa vào những chỉ tiêu này để phân tích thực trạng phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ của tỉnh BR–VT. Tìm hiểu được khái quát về sự phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở Việt Nam và vùng ĐNB, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tích, so sánh sự phát triển của tỉnh với vùng ĐNB và cả nước. Những kết quả nghiên cứu trong chương này là tiền đề lý thuyết quan trọng trong quá trình nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế theo ngành và lãnh thổ ở tỉnh BR–VT.
  36. 26 Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ LÃNH THỔ Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1. Các nhân tố ảnh hưởng 2.1.1. Vị trí địa lí Tỉnh BR–VT thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, diện tích tự nhiên là 1989,5 km2, bằng 0,6% diện tích cả nước và bằng khoảng 8,3% diện tích vùng ĐNB. Với dân số năm 2012 là 1.041.565 người, bằng 1,2% dân số toàn quốc, mật độ dân số là 522 người/km2, gấp 1,9 lần mật độ dân số toàn quốc. Tọa độ địa lý: Từ 107o 00’01” đến 107o 34’ 18” kinh độ Đông; Từ 10o 19’ 08” đến 10 o 48’ 39” vĩ độ Bắc. Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính STT THÀNH PHỐ, DIỆN TÍCH DÂN SỐ MẬT ĐỘ DÂN HUYỆN (Km2) (Người) SỐ (người/km2) 1. Toàn tỉnh 1989,5 1041565 524 2. TP. Vũng Tàu 150,0 309577 2064 3. TP. Bà Rịa 91,5 9899 1082 4. Huyện Châu Đức 424,5 133978 396 5. Huyện Xuyên Mộc 643,4 14976 353 6. Huyện Tân Thành 338,2 130816 1688 7. Huyện Long Điền 77,5 72632 384 8. Huyện Đất Đỏ 189,0 140454 218 9. Huyện Côn Đảo 75,4 5358 71 Nguồn: [2] Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh Đồng Nai; Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; Phía Tây giáp TP. Hồ Chí Minh; Phía Nam giáp Biển Đông.
  37. 27 Côn Đảo là huyện đảo gồm 16 hòn đảo nằm cách Vũng Tàu 185km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230km và cách cửa sông Hậu 83km; có tọa độ 803–8049 vĩ độ Bắc và 106031–106046 kinh độ Đông. Côn Đảo có vị trí chiến lược nằm sát với đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á, ngay giữa ngư trường lớn của vùng biển Đông Nam bộ và gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta. Vị trí địa lý của tỉnh BR–VT cho thấy một số lợi thế và hạn chế sau đây đến phát triển kinh tế – xã hội: - Nằm trong vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam hiện nay, gần TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi, giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động kỹ thuật gần đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực thực phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Vị trí của BR–VT là cửa ngõ của vùng KTTĐPN, nên sẽ rất thuận lợi trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa vùng ĐNB và vùng KTTĐPN với bên ngoài. - BR–VT có 156 km đường bờ biển, với nhiều bãi tắm đẹp, nhiều vị trí thuận lợi cho xây dựng cảng biển. Có trên 100.000 km2 thềm lục địa, với nguồn tài nguyên quý là dầu khí, hải sản đã tạo cho tỉnh có vị trí quan trọng đặc biệt về kinh tế, quốc phòng. - BR–VT nằm trong một khu vực có nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng: dầu khí, hải sản, đá xây dựng, cát thủy tinh, nước khoáng - BR–VT nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay, và mạng lưới đường sông thuận lợi. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch máu chính gắn kết quan hệ toàn diện của BR–VT với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. - Tuy nhiên vị trí địa lý của BR–VT cũng có những thách thức lớn, đặc biệt là sức ép mạnh mẽ đến những vấn đề sử dụng đất và môi trường. 2.1.2. Nhân tố tự nhiên 2.1.2.1. Địa hình Bà Rịa –Vũng Tàu có địa hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho bố trí sử dụng đất. Có 3 dạng địa hình chính.
  38. 28 (1) Địa hình đồi núi thấp: Bao gồm các núi xót rải rác, với độ cao thay đổi từ 200 – 700 mét, trong đó đỉnh cao nhất là đỉnh Mây Tàu cao 704 mét ở ranh giới phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận. Ở phía Tây có 03 cụm núi trung bình là: núi Châu Viên cao 327m, núi Ngang 214m, núi Hòn Thung 210m. Núi Dinh 491m, núi Tóc Tiên 428m, núi Nghệ 203m, núi Nưa 183m, núi Lớn 245m, núi Tương Kỳ 245m. Các núi này đều có độ dốc rất cao, cấu tạo bởi đá macma axit có hạt rất thô, thảm thực vật cạn kiệt và tầng đất rất mỏng. (2) Địa hình đồi lượn sóng: có độ cao từ 20–150m, bao gồm những đồi đất bazan, tạo thành những “chùy” chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam. Trái ngược với những núi thấp, địa hình này bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1 – 8o. Loại địa hình này chiếm một diện tích lớn nhất so với các dạng địa hình khác, bao trùm gần hết là khối đất bazan, một ít là phù sa cổ và các cồn cát. (3) Địa hình đồng bằng: Có thể chia địa hình đồng bằng thành hai dạng sau: - Bậc thềm sông có độ cao từ 5 – 10m, có nơi cao 2 – 5m, dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng rất thay đổi từ 4 – 5m đến 10 – 15m. Đất ở đây thường có chất lượng khá tốt và vì vậy hầu hết đã được khai thác đưa vào sử dụng. - Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển và đầm mặn: là địa hình thấp nhất toàn tỉnh, với cao trình từ 0,3 – 2m. Thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn che phủ. Địa hình này cấu tạo từ những vật liệu không thuần thục, bở rời, có nhiều sét và vật liệu hữu cơ. 2.1.2.2. Đất a. Các nhóm đất Kết quả điều tra lập bản đồ đất tỉnh BR–VT ở tỷ lệ 1/50.000 của Phân viện quy hoạch và thống kê nông nghiệp, 2005 cho thấy: Tỉnh BR–VT tuy có diện tích không lớn, nhưng có quỹ đất đa dạng vào loại bậc nhất vùng ĐNB và cả nước, tạo cho tỉnh các loại hình sử dụng đất phong phú. - Tỉnh BR–VT có 09 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, ngoại trừ các nhóm đất trên núi cao và có tất cả các nhóm đất hiện diện ở vùng ĐNB. Trong đó có cả những nhóm đất được xếp vào loại đất tốt nhất trong các đất đồi núi ở nước ta, là các đất trên đá bazan, và các đất tốt nhất ở vùng đồng bằng là đất phù sa. Đồng thời
  39. 29 tỉnh cũng có những đất có vấn đề, đó là các đất phèn, đất mặn, đất cát, đất xám. Toàn tỉnh có 24 đơn vị chú dẫn bản đồ, thuộc 9 nhóm đất. Trong đó, nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất, 79.560 ha (39,99%); kế đến là nhóm đất xám bạc màu: 29.584 ha (14,87%); đất cát: 21.688 ha (10,90%); đất đen: 9.436 ha (4,74%); đất phèn: 17.825 ha (8,96%); đất xói mòn trơ sỏi đá: 8.374 ha (4,21%); đất phù sa: 7.515 ha (3,78%); đất thung lũng (dốc tụ): 11.901 ha (5,98%) và cuối cùng là nhóm đất mặn: 1.133 ha (0,57%). - Về chất lượng đất, nhìn chung đất có độ phì tương đối cao như đất nâu đỏ, nâu vàng, nâu thẫm trên bazan, đất đen, các đất phù sa và đất xám glây. Khả năng sử dụng đất đai tỉnh BR–VT trong nông nghiệp là rất lớn và đa dạng các loại hình sử dụng đất. Trong tổng quỹ đất 198.952ha, đất có khả năng sản xuất nông nghiệp có 166.429 ha, chiếm 84,12% diện tích tự nhiên. Trong đó: - Loại A (đất không hoặc ít có hạn chế): có 44.557 ha (22,52%); bao gồm các đất phù sa và đất nâu đỏ, nâu vàng trên bazan, là những đất có độ phì cao, tầng đất dày và có địa hình bằng phẳng hoặc ít dốc. - Loại B (đất có hạn chế trung bình): có 76.685 ha (38,76%); bao gồm đất đen trên bazan, đất xám glây, đất dốc tụ, đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan, đất nâu thẫm trên đá bọt và đá bazan, đất xám và nâu vàng trên phù sa cổ. - Loại C (đất có hạn chế nhiều): có 45.187 ha (22,84%), gồm đất cát glây, đất mặn, đất phèn, đất nâu thẫm trên đá bọt và đá bazan tầng mỏng (< 30cm), đất nâu vàng trên bazan tầng mỏng (30 – 50cm), đất vàng đỏ trên mácma axít tầng mỏng (50 – 100 cm) và có khá nhiều đá lẫn, và đất cát biển. - Loại đất không có khả năng sản xuất nông nghiệp: có 20.682 ha (10,45%), gồm đất cồn cát, đất cát có mạch mặn và các đất đồi núi như đất nâu thẫm trên bazan, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất vàng đỏ trên mácma axít và đất xói mòn trơ sỏi đá, có tầng mỏng (thường < 30cm) và phân bố trên địa hình núi cao dốc (≥ 20o). b. Cơ cấu (hiện trạng sử dụng đất) Tỉnh BR–VT có 09 trong tổng số 12 nhóm đất của toàn quốc, ngoại trừ các nhóm đất trên núi cao và có tất cả các nhóm đất hiện diện ở vùng Đông Nam Bộ. Trong đó
  40. 30 có cả những nhóm đất trên đá bazan, và các đất tốt nhất ở vùng đồng bằng là đất phù sa. Đồng thời tỉnh cũng có những đất có vấn đề, đó là các đất phèn, đất mặn, đất cát, đất xám. Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất, 79.560 ha (39,99%); kế đến là nhóm đất xám bạc màu: 29.584 ha (14,87%); đất cát: 21.688 ha (10,90%); đất đen: 9.436 ha (4,74%); đất phèn: 17.825 ha (8,96%); đất xói mòn trơ sỏi đá: 8.374 ha (4,21%); đất phù sa: 7.515 ha (3,78%); đất thung lũng (dốc tụ): 11.901 ha (5,98%) và cuối cùng là nhóm đất mặn: 1.133 ha (0,57%). Chất lượng đất, nhìn chung đất có độ phì tương đối cao như đất nâu đỏ, nâu vàng, nâu thẫm trên bazan, đất đen, các đất phù sa và đất xám glây. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh BR–VT: Trong tổng quỹ đất 198.952 ha, đất nông nghiệp chiếm 73,5% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp chiếm 25,6% (riêng đất ở 3,0%, đất chuyên dùng 17,2%), còn lại 0,9% là đất chưa sử dụng. Như vậy quỹ đất ở và đất chuyên dùng (bao gồm đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp, đất có mục đích công cộng, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ) khá lớn chiếm 20,1%. Quỹ đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ lớn ở các huyện Tân Thành, Xuyên Mộc, Châu Đức, TP. Vũng Tàu và TP. Bà Rịa. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, phát triển không gian đô thị. 0.9% 25.6% Đất nông nghiệp 73.5% Đất phi nông nghiệp Đất khác và chưa sử dụng Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh BR–VT năm 2012
  41. 31 2.1.2.3. Khí hậu BR–VT thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Khí hậu vùng ĐNB nói chung và BR–VT nói riêng mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau: (i) Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, (ii) khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ tương tác với cảnh quan địa hình (iii) diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa. Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kỳ có cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4, đạt 300 – 400 calo/cm2/ngày. Trên nền đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70 – 75 kcalo/ cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 23,6 – 27,3oC (Trạm Xuân Lộc) và 24,7 – 28oC (Trạm Vũng Tàu). Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 30oC và nhiệt độ trung bình tối thấp không dưới 20oC. BR–VT có lượng mưa tương đối cao, nhưng rất khác nhau giữa các vùng: 2.139 mm/năm (tại Xuân Lộc) và 1.352 mm/năm (tại Vũng Tàu) và lượng mưa phân bố không đều hình thành hai mùa trái ngược nhau: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô kéo dài trong 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng 10 – 15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao, nó chiếm khoảng 64 – 67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao. Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung, lượng mưa trong 06 tháng mùa mưa chiến 87 – 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng 04 tháng mưa lớn nhất, lượng mưa đã chiếm 62 – 63% lượng mưa cả năm. Ngược lại lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm ở Xuân Lộc là +1.616 mm. Tóm lại: - Khí hậu BR–VT thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một ngành lâm nghiệp đa dạng. - Điều kiện khí hậu với số giờ nắng cao trong năm tạo cho tỉnh có lợi thế về du lịch hơn hẳn so với các tỉnh Miền Bắc (các bãi tắm ở Miền Bắc chỉ khai thác được 1 mùa đó là mùa hè).
  42. 32 - Tuy nhiên, mưa lớn và chỉ tập trung vào vài tháng trong năm gây ra quá trình xói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc, và tạo ra mất cân đối nước cục bộ tại một số vùng, đồng thời làm giảm lượng khách du lịch đến tỉnh vào những tháng đó. 2.1.2.4. Tài nguyên nước a. Nguồn nước mặt và chế độ thủy văn - Nước sông: Trên địa bàn tỉnh BR–VT có 03 con sông lớn: Sông Thị Vải, sông Dinh và sông Ray. + Sông Thị Vải: là một nhánh sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ dãy núi cao Trường Sơn Nam, với tổng chiều dài 635 km, diện tích lưu vực 37.400 km2, độ cao nguồn 1.700 m, độ cao bình quân lưu vực 470 m, độ dốc bình quân lưu vực 4,6%. Phần sông Đồng Nai nằm trong địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hoàn toàn thuộc phần hạ lưu và tiến sát ra biển và được gọi là sông Thị Vải. Với chiều dài khoảng 25 km, rộng trung bình 600 – 800 m, sâu 10 – 20 m, có những vị trí có thể sử dụng tốt cho việc xây dựng các cảng nước sâu, tàu 30 – 50 ngàn tấn có thể ra vào được, là tuyến giao thông thủy thuận lợi, song nước sông bị mặn không thể dùng cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng cửa sông này cùng với khu vực rộng lớn thuộc các huyện ven biển, là một vùng trũng thấp với lạch triều dày đặc, thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều, vật liệu bồi tụ trong vùng là trầm tích sông biển và trầm tích đầm lầy biển. + Sông Dinh: dài 35 km, lưu vực 300 km2, là nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng cho sinh hoạt và tưới tiêu của tỉnh. Trên sông này có thể xây dựng được nhiều hồ, đáng kể nhất là hồ Đá đen có dung tích khoảng 28 triệu m3, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp khoảng 110.000 m3/ngày, hồ Châu Pha khả năng cung cấp nước sinh hoạt khoảng 15.000 m3/ngày. + Sông Ray dài 120 km, phần chảy qua lãnh thổ tỉnh khoảng 40 km, với lưu vực rộng khoảng 770 km2. Trên hệ thống sông này có hồ Sông Ray dung tích 100 – 140 triệu m3, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất 450 – 600 ngàn m3/ngày. - Nước hồ chứa: Toàn tỉnh có 28 đập dâng và 24 hồ chứa nước với tổng dung tích 120 triệu m3. Ngoài khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt còn có khả năng cung
  43. 33 cấp nước tưới cho khoảng 4.500 ha đất lúa đông xuân, 3.000 ha lúa hè thu và 900 ha cà phê b. Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu và thành lập bản đồ địa chất thủy văn tỉnh BR–VT năm 2000 cho thấy, tỉnh BR–VT có tài nguyên nước ngầm khá phong phú: Về các loại tầng chứa nước ngầm: Có 02 loại tầng chứa nước ngầm cơ bản: - Tầng chứa nước ngầm bazan và các trầm tích bở rời, chiếm diện tích 822 km2. - Tầng chứa nước trầm tích đệ tứ hệ tầng Bà Miêu, chiếm diện tích 580 km2. Về trữ lượng, được chia làm 04 chỉ tiêu sau: - Trữ lượng tĩnh thiên nhiên: 9,373 tỷ m3. - Trữ lượng động thiên nhiên: 1,6 triệu m3/ngày. - Trữ lượng khai thác triển vọng: 1.217,2 m3/ngày/km2. - Trữ lượng khai thác an toàn: Có hai khu vực khác nhau + Tầng chứa nước bazan (ở Long Điền): 2,99 Lỗ khoan/km2. + Tầng chứa nước khu vực Phước Long Hội: 1,7 Lỗ khoan/km2. Trên bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/25.000, độ chứa nước ngầm được chia ra: - Giàu đến rất giàu (> 15 m3/h), chiến diện tích 130 km2. - Trung bình ( 7 – 15 m3/h), chiến diện tích 436 km2. - Độ chứa nước nghèo (2 – 7m3/h), chiến diện tích 521 km2. - Độ chứa nước rất nghèo (<2m3/h), diện tích 122 km2. - Vùng nước ngầm nhiễm mặn. Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000 m3/ngày; Phú Mỹ – Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày; Long Điền 15.000 m3/ngày. Ngoài 3 vùng trên khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày. Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60 – 90m, có dung lượng trung bình từ 10 – 20m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng. c. Nguồn nước nóng, nước khoáng - Nguồn nước của BR–VT có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3/ngày (từ nước ngầm là 70.000 m3) đủ đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
  44. 34 - Nguồn nước phân bố không đều. TP. Vũng Tàu là vùng đông dân cư, là trung tâm du lịch và dịch vụ nhưng hoàn toàn không có nguồn nước mặt và nước ngầm đáng kể nào. Cấp nước cho TP. Vũng Tàu, và các khu công nghiệp lân cận là vấn đề cần lưu ý trong những năm tới. - Độ che phủ của rừng đầu nguồn giảm nên mùa mưa lũ thường gây ra úng lụt. Trong khi đó mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra hạn hán lớn, và nước mặn dâng cao ảnh hưởng đến cấp nước. 2.1.2.5. Khoáng sản BR–VT có nhiều loại khoáng sản, trong đó đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. BR–VT nằm trong vùng có tiềm năng về dầu mỏ và khí thiên nhiên. Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển của tỉnh có trữ lượng 400 triệu m3 dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước. Tương tự, trữ lượng khí trên 100 tỷ m3, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước. Phân bố chủ yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Trữ lượng đủ điều kiện để phát triển công nghiệp dầu khí thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước, và đưa BR–VT thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam trong vòng một vài thập kỷ tới. Theo các tài liệu của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây Dựng), khoáng sản làm VLXD của tỉnh rất đa dạng, bao gồm: Đá xây dựng, đá ốp lát, phụ gia xi măng, cát thủy tinh, bentonit, sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng, than bùn, inmenit Khoáng sản vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi, cho phép hình thành ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng rộng khắp trong tỉnh. 2.1.2.6. Tài nguyên du lịch tự nhiên Trên địa bàn tỉnh có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên rất có giá trị như vườn quốc gia Côn Đảo, khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, các loài sinh vật biển rất phong phú đặc biệt là san hô và rùa biển ở Côn Đảo. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm trên địa bàn của huyện Xuyên Mộc. Trong khu bảo tồn có diện tích 11.293 ha, trong đó có 7.224 ha đất rừng nguyên sinh (rừng cấm quốc gia). Đây là một khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn
  45. 35 lại ở miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt. Có nhiều loài vật hoang dã, quý hiếm đã được liệt kê vào sách đỏ của thế giới gồm: 611 loài thực vật và 178 loài động vật có xương sống. Trong khu bảo tồn có khu du lịch suối nước khoáng Bình Châu là điểm du lịch đem lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh. Vùng biển Côn Đảo có sự giàu có về mật độ và phong phú về loài sinh vật bậc nhất Việt Nam, nhiều rạn san hô còn mang tính nguyên thủy cao. Biển Côn Đảo có 3 hệ sinh thái chính: hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích 18 ha, hệ sinh thái cỏ biển có diện tích khoảng 200 ha, hệ sinh thái các rạn san hô có diện tích khoảng 1.000 ha. Ngoài ra vùng biển Côn Đảo còn có bò sát và thú biển. 2.1.3. Nhân tố kinh tế – xã hội 2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động  Quy mô và tốc độ tăng dân số Bảng 2.2. Dân số tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 Năm 2000 2005 2010 2012 Dân số 829,9 938,8 1012,0 1041,6 (nghìn người) Nguồn: [2] Giai đoạn 2000 – 2012 dân số của tỉnh tăng từ 829,9 nghìn người tăng lên 1041,6 nghìn người (tăng gấp 1,26 lần). Sự gia tăng dân số của tỉnh chủ yếu do gia tăng cơ học và cả tăng tự nhiên. Tỷ suất gia tăng tự nhiên của tỉnh ngày càng giảm dần, từ 15,8‰ năm 2000, xuống 14,2‰ năm 2005, 9,1‰ năm 2010 và còn 7,8‰ năm 2012 [20]. Như vậy cho đến nay, tỷ suất gia tăng tự nhiên ở BR–VT thấp hơn mức trung bình cả nước (9,9‰) và vùng ĐNB (8,9‰), đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh. Vùng ĐNB có tỷ suất gia tăng cơ học cao nhất cả nước. Năm 2012, tỷ suất di cư thuần toàn vùng là 11,8‰ (tỷ suất nhập cư: 15,5‰, tỷ suất xuất cư 3,7‰). Tỉnh BR–VT cũng nằm trong bối cảnh chung đó. Tỷ suất di cư thuần luôn dương: 5,7‰ năm 2012 [21]. Sự hình thành các KCN, sự phát triển của ngành CN dầu khí và dịch vụ dầu khí đã tạo ra dòng di chuyển lao động từ các địa phương khác tới.
  46. 36 Dân số của tỉnh BR–VT tương đối trẻ, theo điều tra nhân khẩu học giữa kỳ (2014), nhóm 0 – 14 tuổi chiếm 25,0%, nhóm trên 60 tuổi chiếm 7,3%, còn lại 67,7% là nhóm 15 – 59 tuổi. Lực lượng lao động trong độ tuổi khá cao, một trong những nguyên nhân do là tỉnh nhập cư. Phân bố dân cư giữa các đơn vị hành chính trong tỉnh không đều. Bảng 2.3. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2012 phân theo đơn vị hành chính Thành phố, huyện Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) TP. Vũng Tàu 150 309.577 2.064 TP. Bà Rịa 91,5 9.899 1.082 Huyện Tân Thành 338,2 133.978 396 Huyện Châu Đức 424,5 14.976 353 Huyện Long Điền 77,5 130.816 1.688 Huyện Đất Đỏ 189 72.632 384 Huyện Xuyên Mộc 643,4 140.454 218 Huyện Côn Đảo 75,4 5.358 71 Nguồn: [2] Dân số tập trung đông ở TP. Vũng Tàu (mật độ 2.064 người/km2), TP. Bà Rịa (1.082 người/km2) và huyện Long Điền (1.668 người/km2). Mật độ thưa ở huyện Xuyên Mộc (218 người/km2), huyện Châu Đức (353 người/km2), mật độ thấp nhất là ở huyện Côn Đảo (71 người/km2).  Cơ cấu lao động a. Nguồn lao động: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh BR–VT tăng lên nhanh chóng, từ 446,6 nghìn người năm 2005, tăng lên 567,8 nghìn người năm 2012, chiếm 54,7% dân số toàn tỉnh. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 450,7 nghìn người.
  47. 37 Bảng 2.4. Lao động đang làm việc và cơ cấu lao động đang làm việc ở tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 Năm 2000 2005 2010 2012 Lao động trong các ngành kinh tế 326,0 433,5 433,9 450,7 (nghìn người) Cơ cấu lao động đang làm việc (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 Nông – lâm – ngư nghiệp 63,8 53,7 40,4 37,4 Công nghiệp – xây dựng 16,6 20,2 7,1 29,1 Dịch vụ 19,6 26,1 32,5 3,5 Nguồn: [2] Tỉnh BR–VT có nguồn lao động dồi dào, một phần là do lao động nhập cư đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhất là công nghiệp. Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao. Hiện nay tỉ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 21,4% cao hơn mức trung bình của cả nước (16,6%) và vùng ĐNB (21,0%), đứng thứ 2 toàn vùng sau TP. Hồ Chí Minh. Lực lượng lao động của tỉnh trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo, tư duy ngày càng đổi mới là điều kiện để tỉnh khai thác lợi thế đẩy nhanh phát triển KT – XH. b. Cơ cấu lao động: Do quá trình đổi mới và do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – kĩ thuật, cơ cấu lao động của tỉnh đang có những chuyển biến tích cực. - Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế: đang có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng dần tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. Giai đoạn 2000 – 2012, cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế có sự thay đổi, tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm nhanh (26,4%), tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng (12,5%) và tỉ trọng ngành dịch vụ tăng trưởng cùng (13,9%). Cơ cấu lao động chuyển dịch ngày càng hợp lí, do ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ của tỉnh đang phát triển nhanh đã tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế.
  48. 38 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh BR–VT, giai đoạn 2000 – 2012 - Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: cũng đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động hoạt động trong khu vực nhà nước từ 11,2% năm 2000, xuống còn 13,3% năm 2012 và tỉ trọng lao động khu vực ngoài nhà nước từ 87,1% xuống còn 76,5%, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 1,1% lên 10,2%.  Phân bố dân cư Dân số BR–VT có đặc điểm phân bố không đều trên địa bàn tỉnh, khu vực phía Tây Nam có mật độ dân số và qui mô đô thị cao hơn và giảm dần về phía Đông Bắc. Tình hình phân bố trên phản ánh tình hình phát triển kinh tế công nghiệp – dịch vụ đang tập trung và phát triển mạnh tại các khu vực dọc theo trục quốc lộ 51, bên cạnh đó dịch vụ dầu khí – dịch vụ cảng và dịch vụ du lịch có những tác động mạnh mẽ nhất đối với vấn đề phát triển và phân bố dân cư trên địa bàn. BR–VT cũng là tỉnh có mật độ dân số tương đối cao so với các tỉnh khác trong cả nước, mật độ dân số trung bình năm 2012 là 524 người/km2 (cả nước 268 người/km2). Tuy nhiên mật độ dân số phân bố không đều, thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa có mật độ cao nhất (2064 người/km2 và 1082 người/km2 ), gấp 3,9 lần mật độ toàn tỉnh, huyện Long Điền có mật độ dân số đạt trên 1.600 người/km2, các
  49. 39 huyện khác đều có mật độ dân số thấp, thấp nhất là huyện Côn Đảo (chỉ có 21 người/km2). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bố trí lao động, mở mang ngành nghề, khai thác lãnh thổ, cải thiện đời sống nơi cư trú và tác động xấu tới môi trường sinh thái. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hai loại hình cư trú chủ yếu là thành thị và nông thôn. Số dân thành thị tập trung đông ở TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa và huyện Long Điền. Những huyện có dân thành thị thấp là 02 huyện Châu Đức và Xuyên Mộc, riêng huyện Côn Đảo không có dân thành thị 100% dân nông thôn. 2.1.3.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật  Mạng lưới giao thông - Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ năm 2012 là 3.958 km, trong đó có 835 km đường bê tông nhựa, 866 km đường láng nhựa và 2.256 km đường đá dăm, cấp phối, còn lại là các loại đường khác. So với cả nước mật độ đường giao thông của tỉnh khá cao (1,26 km/km2; 2,81 km/1000 dân). Hiện nay 100% số xã có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm. - Trong mạng lưới giao thông đường bộ: Quốc lộ có 3 tuyến (QL51, QL55 và QL56), tổng chiều dài 133 km. - Đường tỉnh: Bao gồm 45 tuyến với tổng chiều dài 579km, nhựa hóa khoảng 75%, hầu hết đạt tiêu chuẩn đường cấp IV. - Đường đô thị: Toàn tỉnh có 290km, nhựa hóa 70%, chủ yếu tập trung ở TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, các đô thị mới Phú Mỹ và các thị trấn đang quy hoạch phát triển. - Đường giao thông nông thôn: Bao gồm đường liên xã và đường xã, với tổng chiều dài 2.966km, nhựa hóa 32%, hầu hết đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V, đường xã đạt tiêu chuẩn đường cấp VI. + Hệ thống bến xe Hiện tỉnh BR–VT có 06 bến xe khách, với tổng diện tích sử dụng 5,60 ha. Lượng hành khách liên tỉnh các năm gần đây đạt 1,62 triệu lượt hành khách, hơn 88 ngàn lượt xe xuất bến, bình quân 23 khách/chuyến.
  50. 40 - Hàng không: Tỉnh BR–VT có 2 sân bay: + Sân bay Vũng Tàu có chiều dài đường băng 1.800m, chủ yếu phục vụ cho quân sự và ngành dầu khí. + Sân bay Côn Đảo đã được nâng cấp sửa chữa, loại máy bay ATR–72. Đường băng của sân bay có chiều dài 1.830m, rộng 30m; một đường băng làm mới dài 80m, rộng 15m. Sân đậu máy bay có diện tích 9.270m2.  Đường thủy: Toàn tỉnh có hơn 22 con sông và rạch chính với chiều dài 166 km, trong đó có 17 sông rạch với chiều dài 167 km có thể khai thác vận tải thủy, có 92 km đã đưa vào quản lý khai thác. Sông Thị Vải – Cái Mép, sông Dinh, vịnh Gành Rái và hệ thống các sông rạch khác tạo thành một hệ thống giao thông đường thủy đối nội và đối ngoại rất thuận lợi cho tỉnh. Hệ thống này nối kết tỉnh với TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và thế giới. Đến nay đã hình thành 2 tuyến vận tải sông chính là Vũng Tàu đi các tỉnh ĐBSCL và Vũng Tàu đi thành TP. Hồ Chí Minh. Hệ thống cảng biển: Trên địa bàn tỉnh hiện có 21 cảng biển do Trung ương quản lý với 32 bến tập trung trên 2 sông lớn: Sông Dinh, sông Cái Mép – Thị Vải. Theo quy hoạch hệ thống cảng Thị Vải – Vũng Tàu sẽ trở thành cụm cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại 1A) cho tàu có trọng tải từ 160.000 – 200.000 DWT vào cảng Vũng Tàu – Cái Mép và tàu có trọng tải 100.000 – 120.000 DWT vào khu cảng Thị Vải. Cảng tàu khách quốc tế cũng được quy hoạch tại Sao Mai – Bến Đính, đạt tiêu chuẩn quốc tế cho tàu 100.000 GRT. Hệ thống cảng – bến thủy nội địa: Hiện tại tỉnh có 34 cảng và bến thủy nội địa, trong đó: 27 bến phục vụ đánh bắt thủy sản, 4 bến vật liệu xây dựng và 3 bến tàu khách. Có một số bến cảng có quy mô tương đối lớn như: cảng cá Phước Tỉnh, cảng cá Bến Đá, Cát Lở, Bến Đầm, Lộc An, bến tàu khách Cầu Đá  Hệ thống cấp điện nước - Hệ thống điện: Tỉnh có 2 nguồn điện lớn là nhà máy điện Bà Rịa và trung tâm điện Phú Mỹ đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện của tỉnh và các thành phố lân cận. Hiện nay chỉ có huyện Côn Đảo nằm xa đất liền được cấp điện từ nguồn điện diezel độc lập. Tuy việc cấp điện hiện tại vẫn đảm bảo được nhu cầu sinh hoạt của
  51. 41 nhân dân nhưng trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện cần phát triển những dạng năng lượng thích hợp sử dụng sức gió, năng lượng mặt trời hoặc các dạng năng lượng kinh tế hơn việc phát điện bằng máy phát diezel như nhà máy phát điện sử dụng nhiên liệu khí hóa lỏng LPG. Trên địa bàn tỉnh BR–VT hiện có lưới 220KV đi qua, làm nhiệm vụ nối giữa các nguồn điện với nhau và cấp điện cho các thành phố và tỉnh lân cận, không cấp điện cho tỉnh BR–VT bằng điện áp 220KV. Toàn tỉnh hiện có 11 trạm 110KV, ngoài ra còn được cấp điện từ trạm 110KV Gò Dầu (đặt tại KCN Gò Dầu tỉnh Đồng Nai). Trạm gồm 1 máy 110/22KV – 25KVA. Trạm chủ yếu cấp điện cho KCN Gò Dầu, từ trạm có 1 lộ 22KV đi cấp điện cho 1 phần huyện Tân Thành của BR–VT. Đường dây cấp điện cho các trạm biến áp 110KV tỉnh BR–VT phần lớn là các đường dây mạch kép vận hành tin cậy và ổn định. - Hệ thống nước: Đến nay toàn tỉnh có 6 nhà máy nước với tổng số công suất khoảng 120.000 m3 ngày/đêm, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho khu vực các đô thị. Quy mô và sự phân bố của các nhà máy hiện có như sau: - Nhà máy nước Sông Dinh: công suất 70.000 m3/ngày và nhà máy nước ngầm Bà Rịa công suất 12.000 m3/ngày, đủ cung cấp nước cho hai đô thị lớn. - Nhà máy nước Mỹ Xuân: công suất 25.000 m3/ngày cung cấp nước cho khu vực đô thị mới Phú Mỹ, Mỹ Xuân và các khu vực lân cận. - Nhà máy cấp nước Tóc Tiên do Công ty TNHH Hải Châu đầu tư và quản lý, công suất 20.000 m3/ngày, đã đầu tư giai đoạn 1 công suất 10.000 m3/ngày chủ yếu để cung cấp nước cho các KCN. - Nhà máy nước Phước Bửu: công suất 2.000 m3/ngày cung cấp nước cho thị trấn Phước Bửu, xã Phước Thuận. - Nhà máy nước Ngãi Giao: công suất 2.500 m3/ngày cung cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao và xã Kim Long. - Nhà máy nước Côn Đảo: công suất 1.500 m3/ngày cung cấp nước cho trung tâm huyện Côn Đảo, cảng cá Bến Đầm và khu vực Cỏ ống.
  52. 42 - Tại khu vực nông thôn: có 25 hệ cấp nước với tổng công suất 13.000 m3/ngày đã cung cấp được nước hợp vệ sinh cho 27/38 xã. Hệ thống cấp nước sạch nông thôn phát triển mạnh trong vài năm gần đây. Nhìn chung hệ thống cấp nước hiện tại vừa đủ phục vụ cho sự phát triển KT – XH của tỉnh, tương lai còn phải xây dựng thêm các nhà máy nước cho các khu công nghiệp, các vùng đô thị mới. Hiện tại mới chỉ có các hệ thống thoát nước tập trung tại các khu đô thị. Tại các khu dân cư nông thôn đều không có hệ thống thoát nước, chủ yếu là tự thấm, một phần chảy tràn xuống các khu vực trũng và sông suối. * Nước thải sinh hoạt: - TP.Vũng Tàu: hiện tại có một hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt. Mật độ cống thoát không đều chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm. Hướng thoát nước ra các hồ Á Châu, Bàu Sen, Rạch Bà và ra sông Dinh. - TP. Bà Rịa: chỉ có hệ thống thoát nước chung cho cả nước mưa và nước bẩn, tập trung ở khu trung tâm, hướng thoát nước ra sông Dinh và sông Thủ Lựu. - Khu đô thị mới Phú Mỹ: tại các khu dân cư chỉ có hệ thống thoát nước mưa, nước thải bẩn chủ yếu là qua bể tự hoại và tự thấm. - Thị trấn Long Điền: chỉ có hệ thống thoát nước mưa ở một số đường phố chính. Nước thải bẩn qua bể tự hoại rồi tự thấm. - Thị trấn Phước Bửu: chưa có hệ thống thoát nước, riêng khu phố chợ có xây dựng cống và mương thoát nước cục bộ. - Thị trấn Ngãi Giao: chưa có hệ thống thoát nước. * Nước thải công nghiệp: Nước thải của các cơ sở sản xuất hầu như chưa được xử lý. Một số cơ sở có xử lý nước thải nhưng chưa đúng quy trình do đó không đạt tiêu chuẩn vệ sinh, sau đó xả thẳng ra kênh rạch gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt. Chỉ có các nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài có xây dựng hệ thống xử lý nước thải hợp vệ sinh.  Bưu chính, viễn thông BR–VT là một trong những tỉnh có hệ thống các dịch vụ bưu chính viễn thông vào loại tốt nhất của cả nước. Hầu như trên địa bàn tỉnh có mặt tất cả các đơn vị kinh
  53. 43 doanh cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông lớn trong nước như: Bưu điện tỉnh, chi nhánh bưu chính viễn thông quân đội, trung tâm thông tin di động khu vực II, công ty thông tin viễn thông điện lực, công ty cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn SPT. Số máy điện thoại/100 dân của tỉnh hiện nay là 34,6 vượt xa mức bình quân của cả nước là 12, tổng số máy điện thoại trên toàn mạng là 320.758 máy, tổng số thuê bao Internet là : 8.957. 2.1.3.3. Khoa học công nghệ Về khoa học và công nghệ của tỉnh nhìn chung ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất kinh doanh còn chậm, trang thiết bị còn yếu và lạc hậu: - Trong lĩnh vực nông nghiệp tập trung nghiên cứu đổi mới giống cây con, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bảo quản và công nghệ sinh học song còn rất nhỏ bé so với nhu cầu. - Trong lĩnh vực công nghiệp, ngành dầu khí đã sử dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại, ngoài ra ngành chế biến hải sản có sử dụng một số thiết bị công nghệ đông lạnh, sơ chế phục vụ xuất khẩu. Tuy vậy, phần lớn máy móc thiết bị công nghiệp cũ, lạc hậu, chậm đổi mới thiết bị và công nghệ so với tốc độ hao mòn nên sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh yếu. - Một số ngành khác như bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, dịch vụ du lịch được trang bị máy móc mới khá hiện đại. - Các biện pháp kỹ thuật mới, công nghệ tiên tiến chưa được ứng dụng rộng rãi, chưa tạo cho các ngành mũi nhọn có sản phẩm chất lượng cao. Kinh phí đầu tư cho khoa học công nghệ còn ít, đóng góp của khoa học và công nghệ vào GDP của tỉnh không đáng kể. 2.1.3.4. Vốn đầu tư, thị trường  Vốn đầu tư Trong quá trình phát triển kinh tế, vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng hàng đầu. Trong thời gian qua tỉnh đã cơ sở nhiều biện pháp tích cực huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển trên địa bàn, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển KT – XH. Hiện nay nền kinh tế của thành phố đang phát triển với tốc độ nhanh, cùng với quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi một lượng vốn đầu tư khá lớn.
  54. 44 Những năm qua, nền kinh tế BR–VT phát triển với nhịp độ tăng trưởng cao trên cơ sở đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình thu hút các dự án FDI đầu tư vào BR– VT có nhiều khởi sắc. Cho đến nay, tỉnh BR–VT đã thu hút 296 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với tổng số vốn đầu tư lên tới 26541 USD, vốn thực hiện là 6400 triệu USD [2]. Trong tổng vốn đầu tư đăng ký, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 49,0%, riêng công nghiệp là 47,2%; khu vực dịch vụ là 50,9%, riêng dịch vụ lưu trú và ăn uống 42,3%; còn khu vực nông – lâm – thủy sản chỉ có 0,1%. Các lĩnh vực có vốn FDI chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn và một số điểm du lịch ở vùng biển  Thị trường Thị trường tiêu thụ là đầu ra cho mọi sản phẩm, do đó nó là nhân tố có tác động mạnh đến sản xuất và phát triển KT – XH của tỉnh BR–VT. Thị trường có liên quan đến yêu cầu tiêu dùng của xã hội đối với các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Thị trường quyết định đến việc lựa chọn hướng sản xuất loại sản phẩm, yêu cầu của thị trường về chất lượng và số lượng sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu cung cấp cho nhân dân trong tỉnh, vùng, cả nước và một phần phục vụ cho xuất khẩu. Thị trường nội địa: Tính đến năm 2012, dân số tỉnh BR–VT là 1.041.565 người và lượng khách du lịch đến tỉnh cũng rất đông, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường nội địa tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có thể khai thác tốt các thị trường trong vùng ĐNB, vùng ĐBSCL và đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh trong việc thu mua nguồn nguyên vật liệu, nông sản, cây công nghiệp, nông nghiệp để chế biến tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thị trường ngoài nước bao gồm những thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Nga, Đức và Hoa Kỳ. Đây là những thị trường xuất khẩu chủ yếu của tỉnh về các sản phẩm thủy sản, cao su, hạt điều, thép, da, vải giả da, tháp gió, may mặc, dầu khí
  55. 45 2.1.3.5. Đường lối chính sách Trên cơ sở thực trạng về KT – XH của tỉnh, dựa vào các mục tiêu chiến lược đề ra trong từng giai đoạn phát triển KT – XH của vùng, của quốc gia. Bám sát đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các cấp lãnh đạo và nhân dân tỉnh BR– VT đã đưa ra những chính sách phù hợp với thực tiễn phát triển KT – XH của tỉnh như: chính sách huy động vốn, chính sách phát triển nguồn nhân lực chú trọng vào việc đào tạo nghề nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động, chính sách ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế Sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh phải đảm bảo tính bền vững và cân đối giữa tăng trưởng kinh tế với các vấn đề xã hội. Tăng nhanh thu nhập cho mọi tầng lớp nhân dân với xóa đói giảm nghèo trên phạm vi toàn huyện. Hiện nay tỉnh BR–VT đang trong quá trình đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có một cơ cấu kinh tế hợp lí cho phép khai thác hiệu quả nhất tiềm năng sẵn có của tỉnh vào phát triển KT – XH nâng cao đời sống nhân dân. 2.1.3.6. Tác động của bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang đứng trước một kỷ nguyên phát triển mới, hướng tới một nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin. Xu hướng này đã đặt nhiều lãnh thổ, nhiều địa phương trước yêu cầu phải phát triển nhanh tiềm lực khoa học, công nghệ. Sự phát triển khoa học và công nghệ là yếu tố quyết định sự cạnh tranh và vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới đã và đang hướng tới sự việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên vật chất, đi đôi với sự ra đời của các loại vật liệu mới, công nghệ mới. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế này. Mục tiêu dần dần bắt kịp trình độ của thế giới đòi hỏi chúng ta phải hội nhập một cách có hiệu quả, nắm bắt và đi thẳng vào công nghệ hiện đại. Nước ta đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đây là bước ngoặt để Việt Nam nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế đồng thời đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo đà cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh đó chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức của sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới.
  56. 46 Tất cả những thuận lợi và thách thức nêu trên đều có tác động mạnh đến sự phát triển KT – XH của tỉnh BR–VT. Trong điều kiện tiềm lực của tỉnh rất đa dạng và đầy tiềm năng, đòi hỏi cần phải có những chiến lược, mục tiêu phát triển phù hợp để có thể khai thác hiệu quả hơn các tiềm năng và thế mạnh của tỉnh BR–VT. 2.1.4. Đánh giá chung a. Những thuận lợi - Xét về vị trí địa lý kinh tế cho thấy BR–VT hội tụ nhiều điều kiện để phát triển nhanh và toàn diện nền kinh tế quốc dân của tỉnh. Nằm ở vùng năng động nhất của Việt Nam; gần TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết trao đổi giao lưu hàng hóa, công nghệ, lao động ; gần Đồng bằng sông Cửu Long và có hệ thống giao thông đường thủy nối liền với khu vực này, nên thuận lợi trong việc tiếp nhận các nguồn lương thực thực phẩm, rau quả; nằm ở cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên rất thuận lợi trong vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa; có vị trí ngày càng quan trọng trong các chương trình hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS). - Về điều kiện tự nhiên: có khí hậu nhiệt đới gió mùa ôn hòa, địa hình tương đối bằng. Đặc biệt có quỹ đất phong phú mà chủ yếu là các đất hình thành trên đá bazan, là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi của nước ta. Nó rất thích hợp với các loại cây dài ngày có hiệu quả kinh tế cao như cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả - Về tài nguyên khoáng sản cũng là một thế mạnh, trong đó đáng lưu ý là dầu khí, đá xây dựng, cát thủy tinh, nước khoáng, hải sản biển . Dầu mỏ và khí thiên nhiên có trữ lượng lớn nhất Việt Nam. Các loại tài nguyên khoáng sản khác như đá xây dựng, cát thủy tinh, đá ốp lát tuy có trữ lượng không lớn lắm nhưng đã được thăm dò và nhiều loại đang khai thác cũng là một lợi thế so sánh của tỉnh. - Có bờ biển dài, một số cửa sông, lòng sông rộng và sâu thuận lợi cho xây dựng một hệ thống cảng đa dạng về quy mô và công dụng. Có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch với nhiều bãi tắm nổi tiếng, hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt là di tích lịch sử Côn Đảo Thềm lục địa rộng là lợi thế vô cùng to lớn cho phát triển các
  57. 47 ngành khai thác và chế biến hải sản. Bên cạnh đó BR–VT có điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi. - Có sẵn cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành dầu khí, du lịch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Đứng trước xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tỉnh BR–VT cũng như các địa phương khác trong cả nước đang đứng trước những cơ hội lớn về thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường, tiếp thu và chuyển giao công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lí từ các nước có nền kinh tế phát triển. b. Những khó khăn - Do nằm gần TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương là các địa phương phát triển rất năng động, có điều kiện cơ sở vật chất khá tốt, có nhiều chính sách ưu đãi trong thu hút vốn đầu tư, là những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước (nhất là TP. Hồ Chí Minh), nên trong quá trình phát triển tỉnh sẽ phải cạnh tranh gay gắt trong thu hút vốn đầu tư và nguồn lao động có trình độ cao với các địa phương này. - Dân số nhìn chung đông đúc, mật độ dân số khá cao, tốc độ tăng dân số cơ học cao. Đó vừa là thuận lợi về lao động, sản xuất và thị trường tiêu thụ, đồng thời nó gây sức ép khá mạnh mẽ đến các vấn đề xã hội, lao động việc làm và môi trường. - Cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế, giá thuê đất còn cao nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Đặc biệt, trên tuyến quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch nối các khu công nghệp của tỉnh cới các tỉnh khác như Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh có nhiều trạm thu phí nên cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong vận chuyển hàng hóa (làm tăng chi phí vận chuyển). - Lao động tăng thêm hàng năm lớn, chủ yếu là lao động trong khu vực nông thôn, chưa được đào tạo nghề, do vậy giải quyết việc làm cho họ là rất khó khăn. - Ngoài tài nguyên dầu mỏ và khí đốt có trữ lượng lớn thì các nguồn tài nguyên khoáng sản khác tuy phong phú về chủng loại nhưng có hạn chế là trữ lượng, phân bố phân tán, nên cũng gây khí khăn trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất công nghiệp với quy mô lớn.