Luận văn Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

pdf 133 trang phuongnguyen 4420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phat_trien_cac_khu_cong_nghiep_tinh_ba_ria_vung_tau.pdf

Nội dung text: Luận văn Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Hồ Thị Mỹ Giang PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ MINH Hồ Thị Mỹ Giang PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM XUÂN HẬU Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” là đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu, thu thập, xử lí số liệu và thực hiện. Các số liệu, biểu bảng và hình ảnh thể hiện trong luận văn được trích dẫn từ các nguồn cụ thể. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Hồ Thị Mỹ Giang
  4. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm Tp. HCM đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho Tác giả trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài. Đặc biệt, Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hậu, người đã tận tình giúp đỡ Tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Ban quản lý các KCN, Tổng cục thống kê, Sở Công thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư, UBND tỉnh đã cung cấp đầy đủ những tư liệu, số liệu và thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trường THPT Bưng Riềng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện tốt nhất cho Tác giả hoàn thành luận văn. Cuối cùng, Tác giả xin tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn hữu đã dành tình cảm, luôn động viên và giúp đỡ Tác giả trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19/09/2014 Tác giả Hồ Thị Mỹ Giang
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH 9 1.1. Một số khái niệm và những vấn đề liên quan về KCN 9 1.1.1. Quan niệm về KCN 9 1.1.2. Mục tiêu của KCN 10 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành KCN 11 1.1.4. Các loại hình KCN phổ biến 12 1.1.5. Nguồn lực chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển KCN 13 1.1.6. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển KCN 17 1.2. Khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH 19 1.2.1. Quan niệm về CNH, HĐH 19 1.2.2. Sự cần thiết phát triển KCN trong tiến trình CNH, HĐH đất nước 20 1.2.3. Vai trò của các KCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 22 1.3. Phát triển KCN ở Việt Nam 24 1.3.1. Đặc điểm và phân loại 24 1.3.2. Các điều kiện hình thành và mở rộng các KCN 25 1.3.3. Tổ chức lãnh thổ các KCN ở nước ta 26 1.3.4. Thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam 28 1.3.5. Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số địa phương trong vùng ĐNB 30 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH 34 2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 34
  6. 2.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 35 2.2.1. Các nguồn lực bên trong 35 2.2.2. Các nguồn lực bên ngoài 49 2.2.3. Nhận định về nguồn lực phát triển CN tỉnh BR – VT 52 2.3. Thực trạng phát triển KCN tỉnh BR - VT 54 2.3.1. Thực trạng quy hoạch các KCN 54 2.3.2. Số lượng và quy mô các KCN trên địa bàn tỉnh 55 2.3.3. Tỷ lệ vốn đầu tư 60 2.3.4. Tỷ lệ lấp đầy KCN 62 2.3.5. Số dự án đầu tư, quy mô dự án đầu tư 64 2.3.6. Lao động làm việc trong các KCN 68 2.3.7. Hiệu quả phát triển của các KCN 72 2.4. Những đóng góp chủ yếu của các KCN vào sự phát triển KT – XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 80 2.4.1. Đóng góp vào ngân sách địa phương 80 2.4.2. Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp 80 2.4.3. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh 81 2.4.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH 83 2.4.5. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa và nâng cao mức sống của người dân 83 2.4.6. Nâng cao trình độ lao động và công nghệ cho các DN 85 2.4.7. Thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất CN 85 2.5. Một số khó khăn và hạn chế trong quá trình phát triển KCN 85 2.5.1. Một số hạn chế và yếu kém 86 2.5.2. Nguyên nhân 88 Tiểu kết chương 2 90 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH 91 3.1. Những căn cứ xây dựng định hướng 91 3.1.1. Định hướng phát triển KCN Việt Nam 91 3.1.2. Định hướng phát triển KCN vùng Đông Nam Bộ 91 3.1.3. Thực trạng phát triển CN và KCN tỉnh BR – VT 92
  7. 3.1.4. Nhu cầu và đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH 93 3.2. Định hướng phát triển CN và KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020 94 3.2.1. Định hướng phát triển CN tỉnh BR – VT đến năm 2020 94 3.2.2. Định hướng phát triển KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020 96 3.3. Những thuận lợi và khó khăn thực hiện các định hướng 101 3.3.1. Thuận lợi 101 3.3.2. Khó khăn 102 3.4. Một số giải pháp phát triển KCN tỉnh BR – VT trong thời kỳ CNH, HĐH . 103 3.5.1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển KCN 103 3.5.2. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN 103 3.5.3. Hổ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào KCN 104 3.5.4. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm khuyến khích đầu tư 104 3.5.5. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các KCN 105 3.5.6. Nâng cao hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền với vấn đề môi trường trong các KCN 106 3.5.7. Đẩy mạnh xây dựng CSHT, triển khai thực hiện tốt công tác đền bù, GPMB và giải quyết việc làm cho người dân 107 3.5.8. Hoàn thiện CSHT ngoài hàng rào KCN, xây dựng nhà ở cho công nhân 108 Tiểu kết chương 3 109 KẾT LUẬN 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BOT : Built-Operation-Transfer (Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao) BR – VT : Bà Rịa – Vũng Tàu BT : Built -Transfer (Xây dựng – chuyển giao) BTO : Built -Transfer -Operation (Xây dựng-chuyển giao-kinh doanh) CCN – TTCN : Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp CN : Công nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CSHT : Cơ sở hạ tầng DN : Doanh nghiệp ĐNB : Đông Nam Bộ GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GPMB : Giải phóng mặt bằng GTXS : Giá trị sản xuất FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KH – CN : Khoa học – Công nghệ KH – KT : Khoa học – Kỹ thuật KT – XH : Kinh tế - Xã hội NICs : Newly Industrialized Countrys (Các quốc gia công nghiệp mới) ODA : Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức) TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VA : Giá trị tăng thêm VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam VLXD : Vật liệu xây dựng
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh BR – VT năm 2012 38 Bảng 2.2. Dân số và lao động qua tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 41 Bảng 2.3. Số lượng và diện tích các KCN tỉnh BR – VT qua các năm 55 Bảng 2.4. Tỉ lệ vốn đầu tư/diện tích đất KCN tỉnh BR – VT đến tháng 5/2014 60 Bảng 2.5. Tình hình đầu tư CSHT các KCN tỉnh BR - VT giai đoạn 2009 – 2013 61 Bảng 2.6. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 62 Bảng 2.7. Tỷ lệ lấp đầy các KCN tỉnh BR - VT năm 2013 63 Bảng 2.8. Tình hình đầu tư các KCN tỉnh BR - VT giai đoạn 2006 – 2013 65 Bảng 2.9. Tình hình thu hút đầu tư FDI tại các KCN đến tháng 5/2014 68 Bảng 2.10. Số lao động trong các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 69 Bảng 2.11. Doanh thu từ các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 73 Bảng 2.12. Giá trị xuất nhập khẩu từ các KCN giai đoạn 2009 – 2013 75 Bảng 2.13. GTSX CN trong các KCN tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 81 Bảng 2.14. Giá trị xuất khẩu từ các KCN giai đoạn 2009 – 2013 82 Bảng 3.1. Dự báo giá trị gia tăng CN đến 2015 – 2020 theo giá so sánh 96 Bảng 3.2. Dự báo tốc độ tăng trưởng CN đến 2015 – 2020 96
  10. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng lao động CN trong cơ cấu lao động toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009 và 2013 42 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu chất lượng nguồn lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2008 và 2012 43 Biểu đồ 2.3. Tình hình đầu tư FDI của các khu vực vào KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến tháng 5/2014 66 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thu hút lao động vào các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2009 và 2013 69 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ trong các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 và 2011 71 Biểu đồ 2.6. Tốc độ tăng doanh thu từ các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 – 2013 72 Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng doanh thu từ các KCN trong tổng doanh thu CN toàn tỉnh 73 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu doanh thu từ các KCN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2009 – 2013 74 Biểu đồ 2.9. Cơ cấu kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2005 và 2013 83
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài CNH, HĐH là quy luật tất yếu đối với sự phát triển KT – XH của các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, phát triển KCN được Đảng xác định là một hướng đi đúng đắn. Nó mang lại những lợi ích to lớn, tác động không nhỏ đến sản xuất CN, đẩy mạnh xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng thu nhập quốc dân, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động. Đồng thời, việc tập trung các xí nghiệp vào các KCN tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) KCN đầu tiên của nước ta đã ra đời gắn liền với chính sách mở của Đảng. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (năm 1999), định hướng chiến lược xây dựng và phát triển các KCN đã được triển khai trên cả nước. Trong Đại hội Đảng lần thứ IX (năm 2001) một lần nữa khẳng định “Phát triển kinh tế, CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm” thì vai trò của các KCN càng được củng cố như một cầu nối giữa kinh tế Việt Nam với quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ X (năm 2006) tiếp tục xác định “Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm CN trên cả nước, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, gắn việc phát triển sản xuất với đảm bảo các điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển dịch các cơ sở CN nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không đảm bảo tiêu chuẩn môi trường vào các KCN tập trung hoặc vùng ít dân cư”. Trong Đại hội lần thứ XI (năm 2011) Đảng xác định “Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước CN theo hướng CNH”. Thực hiện những nhiệm vụ được đề ra trong các kỳ Đại hội của Đảng, đến tháng 12/2011, Việt Nam có 283 KCN được thành lập trên 58 tỉnh và thành phố với tổng diện tích 76.000 ha, trong đó có 232 KCN đã đi vào hoạt động, tổng diện tích có thể cho thuê là 46.000 ha, chiếm 61,0%. Tỉnh BR - VT được thành lập từ tháng 08/1991, thuộc VKTTĐPN. Trong xu thế phát triển chung của cả nước, tỉnh BR - VT hiện có 14 KCN và 14 CCN - TTCN. Sự phát triển KCN ở BR - VT trong thời gian qua đã đạt được những thành
  12. 2 tựu quan trọng: Tăng doanh thu, tăng giá trị sản xuất CN và xuất khẩu của địa phương, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống dân cư, thu hút vốn đầu tư và công nghệ hiện đại, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiến bộ của nhiều nước trên thế giới, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, hình thành các ngành CN phụ trợ và dịch vụ. Tuy nhiên, sự phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT đã bộc lộ những bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, tốc độ thu hút đầu tư, nhà ở cho công nhân, bất cập trong thu hồi và giải quyết đền bù cũng như tạo việc làm cho người mất đất Những bất cập đó đang là lực cản trong việc phát huy vai trò của các KCN đối với sự phát triển KT - XH trên địa bàn, gây ra những bức xúc trong xã hội, làm mất lòng tin của người dân vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhằm góp phần vào giải quyết những vấn đề trên, tôi chọn đề tài “Phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” để làm khóa luận tốt nghiệp thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 2.1. Mục tiêu Vận dụng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các KCN ở một số nước và Việt Nam vào nghiên cứu thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh BR – VT trong thời kỳ CNH, HĐH. Từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hợp lý và có hiệu quả các KCN phù hợp với điều kiện của địa phương. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan có chọn lọc cơ sở lý luận và thực tiễn về sự phát triển các KCN để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu tỉnh BR - VT. - Thu thập, tổng hợp tư liệu, tài liệu, số liệu (trong phòng, ngoài thực địa) có liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển CN nói riêng, phục vụ giải quyết các nội dung đề tài nghiên cứu đặt ra. - Phân tích các điều kiện và thực trạng phát triển KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của tình trạng đó. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nhằm phát triển các KCN đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh thời kỳ CNH, HĐH.
  13. 3 2.3. Giới hạn của đề tài * Về nội dung - Tập trung phân tích, đánh giá điều kiện phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT, đi sâu phân tích thực trạng phát triển KCN từ năm 2009 đến 2013. - Đi sâu phân tích những đóng góp của KCN đối với sự phát triển KT - XH toàn tỉnh nói chung. Tìm hiểu những yếu kém còn tồn tại trong quá trình phát triển KCN và nguyên nhân của nó. - Lựa chọn một số giải pháp phù hợp nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của các KCN trong quá trình phát triển KT – XH tỉnh BR - VT. *Về thời gian: Nguồn tài liệu phục vụ cho nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn 2009 đến 2013, định hướng đến năm 2020. *Về không gian: Tập trung chủ yếu trong phạm vi tỉnh BR - VT (có mở rộng ra các tỉnh phụ cần liên quan). 3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kể từ khi Đảng và Nhà nước có chủ trương xây dựng và phát triển các KCN cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp vấn đề này, tiêu biểu là: “KCN, KCX của các tỉnh phía Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2002. “Các giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước, bảo vệ môi trường ở các KCN, KCX” của Trương Thị Minh Sâm, năm 2004. “Tổng quan về hoạt động của các KCN” của Vũ Huy Hoàng (2007), kỷ yếu KCN, KCX Việt Nam, Nxb Tp. HCM. “Tác động xã hội vùng của các KCN ở Việt Nam” của Nguyễn Bình Giang (2012), Viện khoa học và xã hội Việt Nam – Viện kinh tế và chính trị thế giới, Nxb Khoa học xã hội. Nguyễn Thị Ninh Thuận, Bùi Văn Trịnh (2012). “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của DN vào KCN tại thành phố Cần Thơ” Kỷ yếu khoa học 2012, Đại học Cần Thơ. Các hội thảo như: “Phát triển KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ kế hoạch và Đầu tư phối hợp với tạp chí Cộng sản và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2004). Hội nghị tổng kết 10 năm phát triển các KCN ở khu vực phía Nam (2003). Hội nghị tổng kết 10 phát triển các KCN ở khu
  14. 4 vực phía Bắc (2004). Hội thảo Quốc gia “15 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam” tại tỉnh Long An, năm 2006. Một số luận án Tiến sĩ có liên quan đến vấn đề này như: “Hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý nhà nước đối với các KCN Việt Nam hiện nay” của Lê Hồng Yến (2008), luận án Tiến sĩ tại trường Đại học thương mại. “Nâng cao hiệu quả KT - XH các KCN miền Nam” của Trần Văn Phùng (2009), luận án Tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính trị Quốc gia Tp. HCM. Một số đề tài dưới dạng luận văn Thạc sĩ nghiên cứu như: “Phát triển khu công nghiệp ở VKTTĐPN” của Nguyễn Văn Trịnh (2006), luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế Tp. HCM “Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu theo hướng CNH, HĐH” của Nguyễn Duy Hồng (2008), luận văn Thạc sĩ Địa lí học, trường Đại học sư phạm Tp. HCM. “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của Lê Thị Nga (2008), luận văn Thạc sĩ Địa lí học, trường Đại học sư phạm Tp. HCM. “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” của Nguyễn Thị Sáu (2009), luận văn Thạc sĩ Địa lí học, trường Đại học sư phạm Tp. HCM. “Tác động của KCN với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Hải Dương” của Nguyễn Thị Huyền Trang (2012), luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng Giảng viên lý luận Chính trị. Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành có liên quan. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên tập trung vào những vấn đề chung trên phạm vi tổng thể cả nước, một vùng hay một tỉnh khác và dưới góc nhìn quản lý kinh tế, chính trị. Đến nay, trên địa bàn tỉnh BR - VT chưa có công trình khoa học nào dưới góc độ Địa lí học nghiên cứu về sự phát triển các KCN trong quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, đề tài mà học viên lựa chọn không trùng với các công trình khoa học đã được công bố.
  15. 5 4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Các quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm lãnh thổ Đối tượng nghiên cứu là các KCN, chúng được phân bố trên một không gian nhất định và có đặc trưng lãnh thổ riêng. Áp dụng quan điểm lãnh thổ vào đề tài nghiên cứu cho phép xem xét các yếu tố trong mối quan hệ tác động lẫn nhau, phát hiện ra quy luật phát triển, các nhân tố trội tác động đến sự phát triển các KCN. Vì vậy, việc hình thành và phát triển các KCN tỉnh BR – VT nếu có sự kết hợp tổng lực của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và chính sách phát triển của địa phương sẽ tạo điều kiện phát triển các KCN một cách nhanh chóng và hiệu quả. 4.1.2. Quan điểm hệ thống, tổng hợp Phát triển KCN là một quá trình KT - XH dưới sự tác động của nhiều yếu tố, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Sự phát triển các KCN chịu tác động của nhiều yếu tố, làm thay đổi mạnh mẽ sự phân bố lực lượng sản xuất và dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, văn hóa, xã hội, cơ cấu giới tính, lứa tuổi của dân cư và môi trường sống. Vì vậy, khi nghiên cứu sự phát triển các KCN cần xem xét trên quan điểm hệ thống thuộc hệ thống KT - XH hoàn chỉnh, luôn vận động và phát triển không ngừng. 4.1.3. Quan điểm lịch sử và viễn cảnh Mọi sự vật và hiện tượng tự nhiên và KT – XH tồn tại và phát triển đều có quá khứ lịch sử nhất định. Những tác động của sự biến đổi KT - XH tới sự hình thành và phát triển các KCN là lâu dài và vận động theo thời gian. Vận dụng quan điểm này lịch sử trong nghiên cứu phát triển KCN cần chú ý đến quá khứ để xem xét hiện tại và xác định viễn cảnh tương lai. 4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Phát triển KCN được xem là biện pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, sự phát triển KCN cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến xã hội và môi trường địa phương. Vận dụng quan điểm trên vào đề tài nghiên cứu dưới góc độ xem xét hiệu quả phát triển các KCN đối với kinh tế, xã hội và môi trường. Chú ý đến vấn đề xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường và những
  16. 6 vấn đề xã hội xuất hiện cùng với sự phát triển KCN, từ đó đề xuất những giải pháp đảm bảo phát triển bền vững. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu Đây là một phương pháp quan trọng, hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc khai thác các nguồn tài liệu qua mạng Internet sẽ là nguồn tư liệu quý hổ trợ cho việc tổng hợp các tài liệu liên quan. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều tài liệu được cung cấp bởi các cơ quan: Ban quản lý các KCN tỉnh BR – VT, Sở Công thương, Sở Kế hoạch – Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh BR - VT. Từ những thông tin thu thập và nguồn tài liệu được cung cấp, tác giả đã phân tích và tổng hợp để có cái nhìn khái quát và toàn diện về thực trạng phát triển KCN trên địa bàn cũng như những hạn chế đang tồn tại. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số biện pháp khắc phục. 4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp nghiên cứu Địa lí truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu thực tiễn. Trong quá trình làm đề tài này, tác giả đã có những chuyến đi thực địa đến một số KCN điển hình. Quan sát và ghi chép một số vấn đề xung quanh KCN, chụp lại hình ảnh làm tư liệu thực tế. Đây là phương pháp quan trọng để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài liệu thu thập được và có cơ sở thực tiễn để đánh giá phát triển các KCN trên địa bàn nghiên cứu. 4.2.3. Phương pháp toán học Trong quá trình nghiên cứu đề tài, ngân hàng số liệu được cung cấp bởi Ban quản lý các KCN tỉnh BR - VT, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh BR – VT. Ngoài các số liệu mang tính định lượng, tác giả sử dụng nhiều cách tính chuyên ngành xử lý để có những số liệu cần thiết phục vụ tốt mục đích nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích để có được những nhận định đúng, khoa học và phù hợp về thực trạng phát triển các KCN tỉnh BR – VT, những đóng góp của KCN đối với ngành CN nói riêng và sự phát triển KT – XH của địa phương nói chung cũng như một số mặt yếu kém còn tồn tại để từ đó đề
  17. 7 xuất một số biện pháp giải quyết góp phần phát triển hiệu quả các KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020. 4.2.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lí. Việc sử dụng phương pháp bản đồ cho thấy mối quan hệ tổng hợp các nhân tố hình thành KCN, sự phân bố không gian các KCN trên địa bàn nghiên cứu. Qua các biểu đồ, tác giả nghiên cứu thực trạng phát triển của các KCN, những đóng góp của các KCN đối với sự phát triển KT – XH của địa phương nói chung và ngành CN nói riêng. Đồng thời, qua phương pháp này, việc đánh giá các tác động các KCN được toàn diện hơn, từ đó có cơ sở quy hoạch các KCN đến năm 2020. 4.2.5. Phương pháp GIS Phương pháp GIS là phương pháp để thành lập bản đồ. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phần mền thông tin Địa lí (GIS) để tính toán, thiết kế và biên tập một số bản đồ phù hợp với đối tượng nghiên cứu như: Bản đồ hành chính tỉnh BR – VT, bản đồ phân bố KCN tỉnh BR – VT năm 2013 và bản đồ Quy họach KCN tỉnh BR – VT đến năm 2020. Nhờ đó, quá trình nghiên cứu mang tính định lượng hơn. Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu luận văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng. 5. Những đóng góp của luận văn Các KCN ở Việt Nam ra đời từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Trong quá trình đổi mới, các KCN đã trở thành biểu tượng của sự khởi sắc về kinh tế, là các điểm sáng về phân bố không gian CN cùng quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong tiến trình CNH, HĐH đất nước. Bởi vậy, với mong muốn góp phần nghiên cứu phát triển các KCN tại tỉnh BR - VT, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong thời kỳ CNH, HĐH” với nội dung đóng góp mới, cụ thể như sau: - Tổng hợp, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan về sự phát triển các KCN trong thời kỳ CNH, HĐH.
  18. 8 - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh BR - VT giai đoạn 2009 - 2013 và định hướng phát triển đến 2020. Qua đó, thấy được những đóng góp của các KCN đối với sự phát triển KT – XH của địa phương. - Tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình phát triển KCN của tỉnh thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập. - Lựa chọn được những giải pháp hợp lý cho phát triển các KCN trong quá trình phát triển KT – XH tỉnh BR – VT. 6. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 03 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Phần nội dung luận văn gồm có 3 chương. - Chương 1. Tổng quan về phát triển KCN trong thời kỳ CNH, HĐH. - Chương 2. Thực trạng phát triển các KCN ở tỉnh BR – VT trong thời kỳ CNH, HĐH. - Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển các KCN ở tỉnh BR - VT trong thời kỳ CNH, HĐH.
  19. 9 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH 1.1. Một số khái niệm và những vấn đề liên quan về KCN 1.1.1. Quan niệm về KCN Vào những năm cuối thế kỉ XIX, KCN được hình thành ở một số nước tư bản phát triển. Năm 1896, xuất hiện KCN đầu tiên ở Traffort Park thành phố Manchester nước Anh. Sau đó, KCN lần lượt được thành lập ở các nước khác như Mỹ năm 1899, Italia năm 1904; và KCN thực sự được bùng nổ kể từ những năm 50 thế kỷ XX và phổ biến ở các nước. Trong quá trình phát triển, KCN được coi là một biện pháp hữu hiệu để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngày nay, KCN xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều quan niệm khác nhau. Theo nghĩa thông thường, KCN là khu vực có tính chất độc lập tập trung nhiều DN sản xuất CN. Các KCN ra đời là kết quả của việc xây dựng các DN CN riêng rẽ. Xen lẫn với các DN CN là khu dân cư hoặc các cơ quan hành chính sự nghiệp Ở đó, chính quyền đã áp dụng nhiều chính sách ưu đãi như miễn thuế (thuế xuất - nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản ) và tự do mua bán. Theo quan điểm của Tổ chức phát triển CN Liên hợp quốc (United Nations Industrial Development Organization - UNIDO) năm 1990: “KCN là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành CN hướng về xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành CN này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi đặc biệt so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó đặc biệt là KCX cho phép nhập khẩu hàng hoá dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế”. Theo quan điểm của Hiệp hội thế giới về KCN (World Expot Processing Zone Association - WEPZA) thì KCN là tất cả các khu vực được Chính phủ cho phép thành lập như: Cảng tự do, khu vực mậu dịch tự do, KCN tự do hay bất kỳ khu vực ngoại thương hoặc khu vực khác được tổ chức này công nhận. Quan niệm này xuất phát từ nhu cầu phát triển mối quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế ngày càng mở
  20. 10 rộng xuất phát từ nhu cầu bức thiết của quá trình CNH hướng về xuất khẩu của các nước đang phát triển. Kế thừa những quan điểm trên, Nghị định 192/CP ngày 15/12/1994 của Chính phủ về quy chế KCN ở Việt Nam như sau: “Các KCN được định nghĩa là khu vực công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết định của Chính phủ với các ranh giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và không có dân cư sinh sống”. Tuy nhiên, cũng có quan niệm cho rằng KCN chỉ là một khu vực phụ (subregion), không nhất thiết phải có sự ngăn cách biệt lập và trên thực tế có nhiều tập đoàn và tổ hợp CN với một chuỗi đồ sộ các xí nghiệp, nhà máy liên kết với nhau trên một khu vực rộng lớn và việc bố trí mặt bằng các khu sản xuất trên quy mô lớn như vậy hình thành một loại hình tổ chức mới của KCN mà không nhất thiết phải có một quy chế đặc thù. Như vậy, có thể xác định KCN là một khu vực có ranh giới rõ rệt với những thế mạnh về vị trí địa lý, về tự nhiên và xã hội để thu hút đầu tư, hoạt động với cơ cấu hợp lý giữa các DN công nghiệp và dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao của từng DN nói riêng và tổng thể KCN nói chung. Hiện nay ở nước ta đã xuất hiện hàng trăm các KCN vừa và nhỏ do Trung ương thành lập và nhiều CCN - TTCN do chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố) thành lập. Mặc dù có một số đặc điểm đặc thù như quy mô nhỏ hơn, ảnh hưởng hẹp hơn nhưng về bản chất không có sự khác biệt so với các KCN của Trung ương. Trong đề tài này, khái niệm KCN được hiểu gồm cả KCN do Trung ương thành lập, quản lý và cả các CCN – TTCN do chính quyền địa phương thành lập. 1.1.2. Mục tiêu của KCN Theo các tài liệu của Liên Hiệp Quốc và Hiệp hội Thế giới về KCN (WEPZA), các KCN trên thế giới ra đời nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng xuất khẩu, thu hút ngoại tệ, tranh thủ kỹ thuật mới, đi đôi với chuyển giao công nghệ và giải quyết nạn thất nghiệp, tăng lượng người có việc làm trong và ngoài khu, học tập và áp dụng cách quản lý tiên tiến, tăng các khoản thu ngoại tệ cho thuê
  21. 11 đất và cung ứng các loại dịch vụ. Mục đích quan trọng của KCN là sử dụng hiệu quả quỹ đất thúc đẩy sự phát triển các vùng, mở ra khả năng phát triển sản xuất CN ở trong nước, tăng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng CN. KCN là một bộ phận gắn liền của chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài, tăng cường các mối quan hệ trao đổi kinh tế, kỹ thuật đa phương. Ngoài ra, phát triển các KCN cũng thúc đẩy việc hình thành và phát triển các đô thị mới, phát triển các ngành CN phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích quốc gia, trong đó có việc tăng thu nhập và tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho sự phát triển của đất nước. 1.1.3. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành KCN Việc hình thành các KCN mang tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử và ở mỗi quốc gia khác nhau. Các nước tư bản muốn thông qua việc xây dựng các KCN để tăng cường xuất khẩu cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, đồng thời khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động của các nước. Đối với các nước đang phát triển, trong quá trình CNH, HĐH với chiến lược hướng về xuất khẩu, các KCN và KCX được hình thành nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển, giải quyết việc làm, tăng nguồn hàng xuất khẩu Hiện nay, các nước đang phát triển đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH, HĐH nên các nguồn lực đầu tư cho phát triển còn rất hạn chế. Chính vì vậy, việc mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần có môi trường đầu tư hấp dẫn để tạo động lực thu hút các DN. Trong điều kiện đất nước còn rất nhiều khó khăn thì không thể cùng một lúc tạo ra môi trường thuận lợi trên toàn quốc, nên việc tạo ra những khu vực có diện tích nhỏ để tập trung những điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư, tạo khả năng thu hút nguồn vốn nước là điều cần thiết và khả thi. Bên cạnh đó, việc hình thành các KCN cũng là cơ hội để phát huy sức mạnh nội lực của đất nước trong quá trình CNH, HĐH. Thực tế cho thấy vai trò quan trọng trong việc phát huy
  22. 12 nội lực và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Vì vậy, sự ra đời của các KCN là một bước đi đúng đắn cho các nước đang phát triển trên con đường phát triển và hội nhập. 1.1.4. Các loại hình KCN phổ biến Hiện nay, có 5 loại hình KCN thường thấy nhất ở các nước bao gồm: KCN hỗn hợp, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế tổng hợp và KCN sinh thái. Dù theo cách gọi nào, chúng đều có 2 đặc điểm chung là: Cùng địa điểm và cùng cấu trúc quản lý. Khu công nghiệp hỗn hợp: Là nơi tập trung nhiều loại hình sản xuất với nhiều cơ sở sản xuất với nhiều loại hình CN khác nhau và có đặc điểm 1 KCN như đã định nghĩa ở trên. Khu chế xuất: Là KCN tập trung các DN chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Khu công nghệ cao: Là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu – phát triển và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ. Trong khu công nghệ cao có thể có KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở. Khu kinh tế tổng hợp: Là những KCN được phát triển theo kế hoạch đã được phê chuẩn có tích hợp chức năng CN, kết hợp với khu vực dân cư, khu vực thương mại và tiện nghi hổ trợ. Trong khu kinh tế tổng hợp lấy thương mại, dịch vụ và sản xuất làm trọng tâm, cân đối nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Khu công nghiệp sinh thái: Khái niệm sinh thái CN còn khá “non trẻ” và chưa có một đinh nghĩa thống nhất. Tuy nhiên khái niệm phổ biến nhất hiện này về KCN sinh thái là KCN kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất CN và bảo vệ môi trường. Trong đó nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng liên kết với nhau tự nguyện hình thành hệ thống công sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường. Đây là mô hình mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo tồn tài nguyên, môi trường, đồng thời có lợi ích
  23. 13 cho nhà sản xuất do giảm chi phí về nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí sản xuất, bảo hiểm, giảm trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện chất lượng sản phẩm. 1.1.5. Nguồn lực chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển KCN 1.1.5.1. Các nguồn lực bên trong Vị trí địa lý Vị trí địa lý được coi là yếu tố “cá biệt hóa” và có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển các KCN. Trong đó mỗi vị trí có vai trò quan trọng trong từng khu vực nhất định. Vị trí tự nhiên: Các KCN thường được phân bố gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển và gần các vùng cung cấp nguyên nhiên liệu. Đây là một trong trong yếu tố quyết định sự thành công của KCN. Việc xây dựng các KCN ở những vùng này sẽ tận dụng được đầu vào sẵn có, giảm chi phí vận chuyển, từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thực tiễn chứng minh rằng, sự thành công của KCN và KCX thường gắn liền với mức độ thuận lơi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. KCX Cao Hùng (Đài Loan), một trong các KCX đạt hiệu quả tốt nhất, có vị trí địa lý rất lý tưởng: gần cả đường bộ, đường biển và đường hàng không. Vì vậy, hàng hóa ra vào KCX rất thuận lợi và nhanh chóng, đỡ tốn thời gian và chi phí vận chuyển. Ngoài ra, các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển các KCN Vị trí về KT – XH: Các trung tâm đô thị vừa là trung tâm kinh tế, vừa là trung tâm chính trị. Các đô thị, nhất là các thành phố lớn chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi cho việc ra đời và phát triển các KCN, đồng thời có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Nhìn chung, các đô thị thường tập trung nguồn lao động dồi dào, nhất là nguồn lao động có chất lượng cao (trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng tiếp thu kỹ thuật mới), có sẵn các ngành CN hổ trợ (về phụ tùng, linh kiện hay bán thành phẩm) phục vụ cho CN, kết cấu hạ tầng đồng bộ (giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khả năng cung cấp điện nước ) và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ CN, tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề, ngân hàng, tài chính Với những
  24. 14 yếu tố thuận lợi trên, ở nước ta các KCN chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn để tận dụng các điều kiên sẵn có, giảm rủi ro và tạo sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. Vị trí chính trị - quốc phòng: Nơi dự kiến xây dựng KCN phải có sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để đảm bảo vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài nhiều khi không coi những ưu đãi về kinh tế là quan trọng hàng đầu mà cái chính là sự ổn định về chính trị xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Kết cấu hạ tầng: Đây là yếu tố xuất phát điểm có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút vốn đầu tư vào các KCN. Với các nhà đầu tư xây dựng CSHT, mối quan tâm đầu tiên là vị trí của KCN còn đối với các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, mối quan tâm đầu tiên là kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng như điện, nước, công trình công cộng, đường xá, cầu cống tác động trực tiếp đến giá đất cho thuê và tâm lý nhà đầu tư. Thực tiễn cho thấy, kết cấu hạ tầng càng tốt thì khả năng hình thành KCN càng cao. Một số KCN có điều kiện thuận lợi nhưng các nhà đầu tư chưa mặn mà là do sự hạn chế về kết cấu hạ tầng. Khả năng vốn đầu tư: Một trong những mục tiêu của việc xây dựng KCN là thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển, điều này đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn đáng kể: Muốn lôi kéo nguồn vốn nước ngoài vào các KCN, trước hết phải bỏ vốn trong nước để xây dựng kết cấu hạ tầng. Việc đầu tư này khá tốn kém trong khi nước ta vẫn còn nghèo. Những năm gần đây nước ta đã huy động được nguồn vốn liên doanh khá lớn chủ yếu do hình thức BOT, BTO, BT vốn nước ngoài chiếm 70% vốn pháp định, Việt Nam 30% thường là giá trị sử dụng đất. Để khuyến khích phát triển các KCN và KCX trong những năm gần đây nhà nước đã áp dụng nhiều chính sách vĩ mô và có hổ trợ trong việc vay tín dụng, tạo các quỹ hổ trợ đầu tư Thị trường trong nước: Thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút đầu tư để xây dựng KCN, được thể hiện ở các khía cạnh: Thị trường tiêu thụ hàng hóa: Đối với nhiều quốc gia, sản phẩm làm ra trong các KCN tập trung hướng tới cả thị trường nội địa và thị trường quốc tế. Dân số
  25. 15 nước ta đông, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lớn trong khi hàng hóa sản xuất trong nước còn hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng. Điều đó tạo nên sự hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường lao động: Thị trường lao động rẻ là một trong những nhân tố thúc đẩy các nhà đầu tư phát triển KCN. Nhờ nguồn lao động dồi dào, giá lao động rẻ nên chi phí sản xuất giảm, giá thành sản phẩm hạ, làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Một lí do nữa hấp dẫn các nhà đầu tư là ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng là giá thuê đất thường thấp nên các DN sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư. Chính sách phát triển: Có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của việc phát triển KCN. Vì: Cơ chế quản lý khoa học và nhanh chóng, giảm thủ tục rườm rà giúp các nhà đầu tư giảm được thời gian cũng như chi phí trong việc tìm hiểu môi trường và tiến hành làm thủ tục đầu tư. Mặt khác, nhiều chính sách ưu đãi giúp các nhà đầu tư sẽ giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận kinh doanh. Các chính sách ưu đãi như: miễn giảm thuế, không hạn chế việc chuyển vốn và lợi nhuận của các nhà đầu tư ra nước ngoài, xác định rõ quyền sử dụng đất của các nhà đầu tư sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Do đó, cơ chế chính sách có mối liên hệ chặt chẽ với việc thu hút đầu tư vào các KCN. Đồng thời, phải có quy chế hoạt động của các KCN rõ ràng, cụ thể và ổn định. Có như vậy, các nhà đầu tư mới yên tâm đầu tư vào các KCN và địa phương tiếp nhận sự đầu tư mới có thể quản lý tốt được các hoạt động của các DN trong KCN. Nguồn lao động: Trình độ của người lao động là một trong những ưu tiên hàng đầu khi các DN chọn nơi đầu tư, là một trong những điều kiện đủ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nguồn lao động có trình độ và khả năng tiếp nhận các phương tiện máy móc dây chuyền hiện đại giúp các DN giảm thời gian cũng như chi phí đào tạo và đào tạo lại. Một hiện tượng phổ biến ở các KCN hiện nay là tình trạng người lao động bãi công, biểu tình do người lao động thiếu kiến thức, gây những hậu quả vô cùng lớn. Vì vậy, trình độ của người lao động cao sẽ phần nào hạn chế những vấn đề đó. Mặt khác, trình độ của lao động phản ánh tác phong CN
  26. 16 nhanh nhẹn, hoạt bát. Người lao động có thể lực tốt có thể chịu đựng được áp lực làm việc căng thẳng và nặng nhọc. 1.1.5.2. Các nguồn lực bên ngoài Vốn đầu tư nước ngoài: Trong khi các nước đang phát triển gặp phải tình trạng thiếu vốn thì các công ty xuyên quốc gia đang có nguồn vốn lớn với mong muốn có một môi trường đầu tư thuận lợi, song không phải bất kỳ môi trường nào họ cũng đầu tư. Hiện nay, phát triển mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào các nước đang phát triển để xây dựng KCN. Tuy nhiên, điều kiện đầu tư phức tạp hơn, trước đây các KCN chỉ cần xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất (giao thông và phương tiện vận chuyển, cấp điện, nước ) là đủ để thu hút nguồn vốn FDI, nhưng hiện nay còn đòi hỏi thêm trình độ phát triển ở mức độ nhất định về con người và công nghệ. Yếu tố thị trường: Thị trường thế giới là một trong những yếu tố hàng đầu tác động đến việc ra đời của các KCN. Do đó, với các nhà sản xuất, chiến lược nghiên cứu và mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới là một trong những vấn đề có tính quyết định. Điều đó được thể hiện: Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Các nhà đầu tư vào KCN và KCX với mục tiêu cơ bản là sản xuất hàng xuất khẩu. Do đó, thị trường tiêu thụ thế giới trong một chừng mực nhất định sẽ chi phối đến quy mô, cường độ và hướng sản xuất của các KCN và KCX. Thị trường nguyên liệu: Phần lớn các KCN và KCX trên thế giới có quan hệ với thị trường quốc tế về mặt nguyên liệu. Ví dụ, tỉ lệ mua nguyên liệu từ thị trường thế giới của KCX Mactan (Philipin) là 96%, hầu hết các KCX ở Malaixia là hơn 97% Sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế giữa các KCN và KCX: Về mặt nào đó, KCN và KCX được coi như là một sản phẩm quốc tế và đang có sự cạnh tranh gay gắt về địa điểm đầu tư. Thị trường KCN và KCX được hình thành do quan hệ cung – cầu. Hiện nay có quá nhiều lời mời chào đầu tư vào các KCN và KCX. Vì vậy, sự thành công của nó trong việc thu hút các nhà đầu tư phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh trên thị trường KCN và KCX của thế giới.
  27. 17 Yếu tố chính trị: Quan hệ chính trị và chính sách toàn cầu của các nước phát triển có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng hình thành các KCN và KCX tại các nước đang phát triển. Quan hệ chính trị tốt đẹp sẽ là dấu hiệu cho việc mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thể hiện qua việc dành cho các nước đang phát triển những ưu đãi về vốn, đặc biệt là vốn ODA, các khoản viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi; tạo điều kiện xuất khẩu - nhập khẩu nguyên vật liệu và thiệt bị công nghệ; kí kết các hiệp ước thương mại giữa các Chính phủ cho phép các tổ chức kinh tế, cá nhân, các đơn vị kinh tế đầu tư sang các nước đang phát triển. 1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KCN 1.1.6.1. Các chỉ tiêu đánh giá nội tại KCN Vị trí đặt của KCN: Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề thu hút các nhà đầu tư. Các điều kiện thuận lợi về CSHT kỹ thuật, gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn đầu tư của các DN. Vị trí địa lý KCN đáp ứng những yếu tố trên giúp các DN giảm được chi phí vận chuyển và mang lại hiệu quả đầu tư cao. Tỷ lệ lấp đầy KCN: Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả khai thác và sử dụng mặt bằng trong các KCN, được xem xét dựa trên mục tiêu quy hoạch và điều kiện hoạt động của KCN như vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành CN, khả năng phát triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Diện tích đã cho thuê (Ha) % Diện tích lấp đầy = x 100% Tổng diện tích KCN (Ha) Tỷ lệ lấp đầy KCN được đưa ra nhằm xác định tính hiệu quả của việc khai thác và sử dụng đất CN trên tổng diện tích đất CN được cấp giấy phép. Đồng thời qua đó có thể so sánh được mức thành công trong việc khai thác sử dụng diện tích đất giữa các KCN. Số dự án đầu tư, tổng số vốn đầu tư: Chỉ tiêu số dự án đầu tư chỉ ra số dự án được đầu tư vào từng KCN và khả năng thu hút các nhà đầu tư, đồng thời nó còn dễ dàng so sánh hiệu quả khai thác giữa các KCN với nhau. Bên cạnh đó, chỉ tiêu tổng
  28. 18 số vốn đầu tư dùng để xác định tổng số vốn đã được các nhà đầu tư đầu tư vào từng KCN, qua đó cũng so sánh được hiệu quả thu hút vốn đầu tư giữu các KCN. Tỷ lệ vốn đầu tư/đơn vị diện tích đất KCN: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá và so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư/đơn vị diện tích giữa các KCN với nhau. Từ đó ta có thể đánh giá được tính hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của các KCN một cách chính xác hơn. Tổng số vốn đầu tư (Tỷ đồng) Tỷ lệ vốn đầu tư (Tỷ đồng/ha) = Tổng diện tích KCN (Ha) Mặt khác, tỷ lệ vốn đầu tư/đơn vị diện tích còn phản ánh cơ cấu ngành thu hút đầu tư của từng KCN, chất lượng của dự án và DN đầu tư. Các KCN có tỷ lệ vốn đầu tư/đơn vị diện tích đất KCN cao là những dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ hiện đại, ít lao động và ít gây ô nhiễm môi trường, các DN đến từ những nước có nền kinh tế phát triển. Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư: Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của các KCN, được thể hiện qua các chỉ tiêu: Mức độ đảm bảo hệ thống CSHT kỹ thuật và dịch vụ đáp ứng yêu cầu hoạt động của các DN trong KCN. Số lao động: Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các KCN về số lượng lao động làm việc tại KCN. Qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể thấy được lợi ích của việc xây dựng các KCN trong việc giải quyết việc làm cho nguồn lao động dư thừa ở các địa phương có KCN, góp phần xóa đói giảm nghèo. 1.1.6.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững các KCN Chỉ tiêu về kinh tế: Chỉ tiêu này đánh giá mức đóng góp của các KCN cho xuất khẩu và ngân sách địa phương, tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của địa phương theo hướng CNH, HĐH. Đồng thời, chỉ tiêu này cũng đánh giá được mức thu nhập bình quân đầu người tính và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương có KCN. Chỉ tiêu về xã hội: Chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN như khả năng giải quyết việc làm cho lao động địa phương, phản ánh mức độ tham gia vào
  29. 19 đào tạo nghề, mức độ thực hiện các quy tắc sử dụng lao động quốc gia và quốc tế của các KCN. Chỉ tiêu này còn giúp chúng ta đánh giá được việc phát triển vốn con người (trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ ứng xử ) giữa các KCN. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh những vấn đề về xã hội, môi trường sống và sinh hoạt, vui chơi giải trí của người lao động và người dân sống quanh các KCN. Chỉ tiêu giải quyết ô nhiễm môi trường: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên; mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cư; mức độ ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường, báo cáo môi trường của các DN trong KCN. 1.2. Khu công nghiệp trong quá trình CNH, HĐH 1.2.1. Quan niệm về CNH, HĐH Xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ XVIII đến nay với nhiều quan niệm CNH khác nhau. Theo Mazlish: “CNH là quá trình được đánh dấu bằng sự chuyển từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp sang nền kinh tế được gọi là công nghiệp”. Theo tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên Hợp Quốc (United Nations Industrial Development Organization - UNIDO): “CNH là quá trình phát triển kinh tế, trong quá trình này một bộ phận ngày càng tăng các nguồn của cải quốc dân được động viên để phát triển cơ cấu có một bộ phận chế biến luôn thay đổi để sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm cho toàn bộ nền kinh tế phát triển với nhịp độ cao, đảm bảo đạt tới sự tiến bộ về KT - XH”. Các quan niệm tuy khác nhau nhưng theo nghĩa khái quát nhất, CNH là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một nước CN nhằm phát triển lực lượng sản xuất, mang lại năng suất lao động cao cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Kế thừa có chọn lọc và phát triển những tri thức của văn minh nhân loại về CNH vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta hiện nay, Nghị quyết Trung ương 7 khoá VII Đảng ta nêu ra quan niệm về CNH, HĐH như sau: “CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và
  30. 20 quản lý KT - XH, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của CN và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”. Quan niệm trên khẳng định tính tất yếu khách quan của quá trình CNH, HĐH trong thời kỳ quá độ. Đồng thời cho ta thấy vai trò quan trọng của việc phát triển CN và khoa học công nghệ nhằm thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH đất nước. Quá trình ấy không chỉ đơn thuần phát triển CN mà còn phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong từng ngành, từng lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo hướng kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Quá trình ấy không chỉ tuần tự trải qua các bước cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, mà còn sử dụng kết hợp kỹ thuật thủ công truyền thống với công nghệ hiện đại, tranh thủ đi nhanh vào hiện đại ở những khâu có thể và mang tính quyết định. Thực tiễn việc thực hiện CNH, HĐH ở nước ta cho thấy, để thực hiện thành công sự nghiệp này, Đảng và Nhà nước đã chọn con đường rút ngắn, đi tắt, đón đầu bằng nhiều phương thức khác nhau. Phát triển các KCN, KCX là một phương thức quan trọng để góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp này. 1.2.2. Sự cần thiết phát triển KCN trong tiến trình CNH, HĐH đất nước Từ lí luận và thực tiễn về CNH, HĐH, một số tiền đề cần thiết để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đó là: Vốn tích lũy, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng và cuối cùng là đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước. Hình thành và phát triển các KCN, KCX là một trong những giải pháp tổng hợp và toàn diện để giải quyết đồng thời các vấn đề trên tạo cho sự nghiệp CNH, HĐH, là con đương tối ưu để tiến đến mục tiêu trang bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Do đó, bằng việc phát triển các KCN chúng ta có thể rút ngắn và đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH. Mặt khác, chúng ta thực hiện CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, nên sự vận động của tất cả các thành phần kinh tế không thể tách rời khỏi xu thế này. Do đó, để nền kinh tế phát triển vững chắc, bên cạnh việc
  31. 21 hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, chúng ta cần đảm bảo tính độc lập trong kinh tế, có một đường lối phát triển riêng được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực tế của đất nước. Phát triển KCN có thể thực hiện đồng thời cả 2 mục tiêu trên, vì: Thứ nhất, KCN được hiểu là một vùng lãnh thổ đặc biệt có những điều kiện thuận lợi về CSHT sẵn có cùng với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây sẽ là một nơi lý tưởng cho các nhà đầu tư, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các KCN, các công nghệ tiên tiến hiện đại nhất trên thế giới, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý DN, trình độ tay nghề công nhân theo các chuẩn mực quốc tế sẽ được du nhập vào Việt Nam. Đây chính là những nhân tố quan trọng giúp nước ta chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, KCN là nơi được quản lý chặt chẽ bởi hệ thống pháp luật. Tại các KCN, các nhà đầu tư vừa được tự do kinh doanh vừa phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật nước sở tại. Qua hoạt động của các DN trong KCN, các KCN trong và ngoài nước thiết lập được mối liên kết kinh tế theo vùng, theo ngành trên phạm vi trong nước và quốc tế, từ đó giúp chúng ta khai thác được các nguồn lực sẵn có, phát huy những lợi thế so sánh, đồng thời huy động được các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế. Như vậy, với mô hình KCN chúng ta vừa phát huy được các yếu tố nội lực, vừa tận dụng được các yếu tố bên ngoài để phát triển, vừa đảm bảo cho việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực mà vẫn giữ được thế chủ động và độc lập của nền kinh tế đất nước. KCN là mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, là một giải pháp tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển CN ở các nước phát triển Châu Âu và Bắc Mỹ. Các nước Công nghiệp mới (NICs) như Hàn quốc, Trung Quốc cũng như nhiều nước đang phát triển ở Đông Nam Á đã và đang triển khai việc xây dựng và phát triển các KCN đều gặt hái được những thành công đáng kể. Tóm lại, thành công của KCN đã được khẳng định trên thế giới và bước đầu được khẳng định ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nước. Phát triển KCN là phù hợp với xu thế kinh tế thế giới, phù
  32. 22 hợp với chủ trương ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, phát huy năng lực của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước của Đảng và Nhà nước ta. 1.2.3. Vai trò của các KCN trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra chỉ có thể đạt được bằng con đường phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước. Trong đó, việc phát triển KCN có vai trò vô cùng quan trọng. - Việc phát triển KCN tạo nền tảng thu hút vốn đầu tư các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH. KCN và KCX với những ưu đãi đặc biệt đã trở thành nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó giúp cho nước chủ nhà có thêm vốn đầu tư, tiếp cận công nghệ và kỹ thuật mới, thu ngoại tệ và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các KCN và KCX góp phần cân đối cán cân thương mại theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ do việc phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, giảm bớt nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất được, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng. - Phát triển các KCN, KCX tạo thêm nhiều công ăn việc làm, góp phần hình thành một lớp người lao động mới, sáng tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp thu tốt công nghệ mới, là yếu tố cần thiết của quá trình CNH, HĐH. Việt Nam là một nước đông dân, tốc độ gia tăng dân số khá cao so với các nước trong khu vực. Về thực chất, Việt Nam vẫn là một nước có nền kinh tế nông nghiệp nên có tỷ lệ nửa thất nghiệp cao. Thêm vào đó, số người thất nghiệp ở đô thị ngày càng tăng và chủ yếu là những người đến tuổi lao động. Vì vậy, phát triển KCN và KCX chính là biện pháp hữu hiệu để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác, nhiều KCN đã xây dựng các cơ sở dạy nghề và có mô hình tổ chức và quản lý nói chung rất tiên tiến, đạt trình độ quốc tế và đa dạng. Đây là môi trường rất tốt để đào tạo, chuyển giao khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý DN của Việt Nam để dần thay thế lao động quản lý người nước ngoài, đáp ứng nhu cầu nguồn lao động cho quá trình CNH, HĐH đất nước.
  33. 23 - Phát triển các KCN và KCX sẽ tạo ra mối liên hệ ngược tác động lại phát triển các vùng, các ngành, lĩnh vực theo hướng CNH, HĐH. Thông qua việc sử dụng nguyên liệu trong nước và các dịch vụ gia công chế biến sản phẩm, các KCN và KCX sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Bên cạnh đó, việc phát triển các KCN tác động rất rõ rệt đến quá trình quy hoạch, đào tạo, phát triển nguồn nhân và quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. Các dự án đầu tư trong KCN đều là những dự án đầu tư mới, công nghệ hiện đại, mức độ tự động hoá cao, sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định, tạo áp lực cạnh tranh đối với các DN khác sản xuất sản phẩm cùng loại phải áp dụng mọi biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần giúp CN địa phương từ chổ chỉ phục vụ nhu cầu tại chổ là chính đã vươn ra thị trường cả nước và xuất khẩu. - Phát triển các KCN và KCX nhằm mục tiêu tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đồng thời học tập kinh nghiệm và hình thành thói quen, phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến. Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại, góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, qua mối quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của Việt Nam trên trường quốc tế được cải thiện và góp phần đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác quốc tế và khu vực. Nơi đây sẽ đào tạo lực lượng cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ cao, đủ sức vươn xa hơn ra thị trường thế giới. KCN và KCX có tác dụng như một bước đột phá về cách làm mới. Từ đó giúp các DN rút ra kinh nghiệm, tạo nên sức hút với cả bên trong và bên ngoài, góp phần tăng trưởng kinh tế. - Phát triển KCN, KCX cho phép khắc phục được những yếu kém về CSHT trên những vùng rộng lớn, bảo vệ môi trường và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Tại các địa phương có các KCN đã hoàn thành đầu tư cơ bản và đi vào hoạt động, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện thực sự góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào KCN và thúc đẩy mối liên kết kinh tế ngành và vùng. Mặt khác, trong các KCN
  34. 24 và KCX mọi điều kiện cần thiết về CSHT nhanh chóng đạt đến trình độ cao và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư. Việc xây dựng các KCN và KCX sẽ đưa các DN trong nước tâp trung thành những trung tâm thuận lợi cho việc quản lý. Đồng thời trong các KCN việc phân nhóm các nhà máy được tiến hành một cách có hệ thống, do đó việc bảo vệ môi trường được đảm bảo. Ngoài ra, việc phát triển các KCN đã góp phần hình thành các khu đô thị mới, cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho người dân sống trên địa bàn có KCN. - KCN góp phần nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước. KCN là mô hình mới ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, việc triển khai mô hình này có nhiều vấn đề bất cập trong quản lý Nhà nước về KCN như việc phân cấp ủy quyền KCN, thủ tục hành chính đầu tư vào KCN, các vấn đề về thuế Thực tế phát triển các KCN cho chúng ta nhiều bài học về quản lý Nhà nước nói chung và quản lý KCN nói riêng. Đến nay, bộ máy quản lý KCN đã thống nhất từ Trung ương đến địa phương. KCN cũng là nơi có điều kiện thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chổ”, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư khi làm thủ tục vào các KCN, cũng là nơi cho các cơ quan nhà nước thử nghiệm các chính sách mới và ngày càng hoàn thiện hơn chính sách đó phù hợp với thực tế. Như vậy ta thấy, việc phát triển KCN, KCX là một đòi hỏi khách quan, một bước đi cần thiết và có nhiều tác dụng thực tiễn đối với nước ta. 1.3. Phát triển KCN ở Việt Nam 1.3.1. Đặc điểm và phân loại 1.3.1.1. Đặc điểm Ở Việt Nam, KCN tập trung có những đặc điểm cơ bản sau: - Là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, tập trung nhiều DN, xí nghiệp CN trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng, do Chính phủ hoặc các cơ quan chức năng được Chính phủ ủy nhiệm quyết định thành lập. - Các DN trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, có chính sách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
  35. 25 - Nguồn vốn xây dựng CSHT chủ yếu là thu hút từ nước ngoài hay các tổ chức, cá nhân trong nước. - Sản phẩm của các nhà máy, DN trong KCN chủ yếu dành cho xuất khẩu, hướng ra thị trường thế giới. - Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế thị trường và lấy điều tiết của thị trường làm chính. - KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu khác nhau cùng tồn tại: DN có vốn đầu tư nước ngoài dưới hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng, hợp tác kinh doanh, DN liên doanh và DN vốn 100% vốn trong nước. - Hoạt động trong KCN sẽ là các tổ chức pháp nhân và các cá nhân trong và ngoài nước tiến hành theo các điều kiện bình đẳng. 1.3.1.2. Phân loại KCN Tùy theo góc độ tiếp cận, có thể phân loại KCN theo nhiều cách khác nhau: - Theo tính chất ngành nghề, KCN được chia thành các loại: KCN chuyên ngành, KCN đa ngành, KCN sinh thái, KCN đô thị, KCN đô thị - công nghệ cao. - Dựa vào đặc điểm KCN, người ta chia KCN thành: KCN tập trung, KCN chế xuất, khu công nghệ cao và CCN - TTCN. - Theo đặc điểm và cấp quản lý, KCN gồm 3 loại: KCN do Chính phủ quyết định thành lập; KCN do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định thành lập; KCN do Ủy ban nhân dân huyện, thị quyết định thành lập. Ngoài ra, các KCN còn được phân loại theo tính chất đồng bộ của việc xây dựng, theo chủ đầu tư, theo tình trạng cho thuê, theo mức độ mới cũ, theo lãnh thổ địa lí 1.3.2. Các điều kiện hình thành và mở rộng các KCN Theo quyết định 1107/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 đã quy định các điều kiện để hình thành và mở rộng các KCN như sau: - Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển KT - XH; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.
  36. 26 - Có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN, KCX với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCN, KCX . - Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN; riêng đối với các địa phương thuần túy đất nông nghiệp, khi phát triển các KCN để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả. - Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. - Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động. - Đảm bảo các yêu cầu về an ninh, quốc phòng. - Đối với các địa phương đã phát triển KCN, việc thành lập mới các KCN chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất CN của các KCN hiện có đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung. - Đối với KCN có quy mô diện tích trên 500 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng KCN theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết KCN để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCN. - Trong KCN, KCX không có khu dân cư. Trong KCN có thể có KCX và DN chế xuất. Tóm lại, việc hình thành các KCN mà muc tiêu cuối cùng là các xí nghiệp sản xuất CN cùng với CSHT hiện đại hóa, bảo vệ môi trường trong sạch là quá trình lâu dài và phức tạp. Khi ra quyết định thành lập các KCN, nếu xem xét kĩ các vấn đề trên thì cơ bản sẽ giảm được nhiều rủi ro và tránh được lãng phí đầu tư có thể xảy ra. 1.3.3. Tổ chức lãnh thổ các KCN ở nước ta Qua một thời gian thử nghiệm và phát triển, đến nay nước ta đã có các hình thức tổ chức lãnh thổ KCN sau: - KCN được thành lập trên một khuôn viên đã có một DN đang hoạt động. Chẳng hạn KCN Hòa Khánh – Liên Chiểu (Đà Nẵng), KCN Việt Hương (Bình Dương), KCN Tân Tạo, Bình Chiểu (Tp. HCM), KCN Sài Đồng (Hà Nội) và một
  37. 27 số KCN tại Đồng Nai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KCN theo quy định mới, tạo hạ tầng kỹ thuật phục vụ tốt cho CN có điều kiện xử lý chất thải CN, đồng thời đảm bảo tính quy hoạch trong xây dựng của các công trình kết cấu hạ tầng kỷ thuật thuận tiện cho các DN sử dụng. - Các KCN được hình thành đáp ứng nhu cầu di dời các nhà máy xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị lớn, do nhu cầu chỉnh trang đô thị và bảo vệ môi trường và môi sinh mà phải di dời một số nhà máy, xí nghiệp vào KCN. Hiện nay do các thành phố phát triển nhanh và quy mô lớn, dân cư tập trung đông đúc hơn nên các cơ sở CN đã được xây dựng trong nội thành không những mất mĩ quan cho thành phố mà còn gây ô nhiễm môi trường sống cho dân cư đô thị. Việc mở rộng các cơ sở CN khi không còn diện tích đất, đổi mới công nghệ, xử lý CSHT và bảo vệ môi trường tốn kém. Việc hình thành các KCN phục vụ nhu cầu di dời là nhu cầu cần thiết, thực hiện càng sớm càng tốt. - Các KCN quy mô nhỏ, gắn với các vùng nguyên nhiên liệu nông – lâm – thủy sản. Các KCN này được hình thành tại một số tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du miền núi phía Bắc và Duyên hải miền Trung. Trong quá trình chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH, HĐH, các tỉnh đều có nhu cầu hình thành các KCN nhằm tạo điều kiện để phát triển CN chế biến nông – lâm – thủy sản và các nguồn tài nguyên mà địa phương sẵn có thế mạnh. - Các KCN hiện đại có quy mô lớn được xây dựng mới hoàn toàn do công ty nước ngoài đầu tư và phát triển CSHT theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Một số KCN như Hải Phòng Nomura, Việt Nam – Singapo, Long Bình Amata, KCN Bắc Thăng Long Các KCN này có tốc độ xây dựng CSHT tương đối nhanh và chất lượng CSHT đạt tiêu chuẩn quốc tế, có hệ thống xử lý nước thải tiến tiến và đồng bộ, một số KCN có nhà máy phát điện riêng tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài có công nghệ tiên tiến, có khả năng tài chính và có ý định làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Khả năng vận động xúc tiến đầu tư có điều kiện hơn do cho bên ngoài tham gia liên doanh, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, có kinh nghiệm tiếp thị. Theo đánh giá chung của Ban quản lý các KCN, nếu việc xếp theo thứ tự trong
  38. 28 xem xét quyết định thành lập KCN, thì loại hình KCN này được quan tâm và cân nhắc thận trọng nhất. Bởi vì đây là những KCN được hình thành từ đầu tư hoàn toàn mới cả về CSHT và thu hút đầu tư, nhu cầu đất và vốn đầu tư rất lớn, nếu loại hình này thất bại thì hậu quả của nó vô cùng lớn. Vì vậy, cần phải xác định việc xây dựng CSHT phải đồng bộ và đạt tiêu chuẩn quốc tế, việc thu hút đầu tư nên tập trung vào những khu vực có công nghệ tiên tiến, nguồn sản phẩm xuất khẩu có tính cạnh tranh cao. Do vậy, việc thu hút đầu tư cần lưu ý 2 mặt là tiến độ nhanh và chất lượng DN KCN tốt. 1.3.4. Thực trạng phát triển KCN ở Việt Nam Năm 1991, KCX đầu tiên được xây dựng - KCX Tân Thuận, tiếp theo là KCX Linh Trung I (năm 1992). Song hành cùng với quá trình đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương hình thành các KCN, KCX để thu hút vốn đầu tư và công nghệ từ nước ngoài. Tính đến tháng 12/2011, cả nước có 283 KCN được thành lập trên 58 tỉnh thành với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 76.000 ha, quy mô trung bình của các KCN và KCX là 283 ha. Trong đó có 277 KCN, 03 KCX (KCX Sài Gòn – Linh Trung, KCX Linh Trung II, KCX Tân Thuận ở Tp. HCM) và 03 khu công nghệ cao (Khu công nghệ cao Quang Trung ở Tp. HCM, khu công nghệ cao Hòa Lạc ở Hà Nội và khu công nghệ cao Đà Nẵng ở thành phố Đà Nẵng). Tổng diện tích đất CN là 46.000 ha (chiếm 60,5% tổng diện tích đất tự nhiên KCN). Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển các KCN đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. - Hoạt động thu hút đầu tư: Tính đến hết tháng 12/2011, các KCN có tổng diện tích đất CN có thể cho thuê 30.000 ha, trong đó đã cho thuê 19.300 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 64,3%. Hiện các KCN có 4.681 dự án trong nước đang hoạt động với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 420 nghìn tỷ đồng và 4.113 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD. Đến nay, có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó 80% số dự án và 85% tổng số vốn đầu tư đến từ các nước Đông Nam Á và Đông Á. - Về đầu tư cơ sở hạ tầng: Tổng vốn đầu tư hạ tầng của 283 KCN khoảng 10 tỷ USD, trong đó có 36 KCN do DN có vốn FDI làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD (trên 20% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký). Tổng vốn đầu
  39. 29 tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuối tháng 12/2011 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 44% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký. - Đóng góp vào giá trị sản xuất CN và xuất khẩu: Các KCN và KCX đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao giá trị gia tăng trong ngành CN. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu của các DN trong KCN năm 2005 chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2011 chiếm 30%. - Giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực: Tính đến 12/2011, các KCN và KCX đã giải quyết việc làm cho khoảng 2 triệu lao động trực tiếp. Ngoài ra, các KCN và KCX góp phần đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng nhu cầu của nền CN hiện đại. Vấn đề nhà ở cho người lao động đã được quan tâm hơn. - Công tác bảo vệ môi trường sinh thái: Đến tháng 12/2011 đã có 182 KCN đi vào vận hành, trong đó đã có 118 KCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hơn 30 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, các KCN còn lại cũng đang triển khai các thủ tục để đầu tư xây dựng. Các công tác bảo vệ môi trường được các DN trong các KCN quan tâm hơn. Như vật ta thấy sự phát triển mô hình KCN trong thời gian qua ở nước ta đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, nhìn vào thực trạng xây dựng và hoạt động của các KCN vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập và thiếu bền vững, cụ thể là: - Công tác quy hoạch các KCN, KCX còn thiếu đồng bộ, việc phân bố các KCN giữa các vùng còn nhiều bất hợp lý. Các địa phương chạy đua theo phong trào thành lập KCN nên không khai thác được những lợi thế riêng trong quá trình phát triển của mình. - Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào các KCN và KCX chưa đồng bộ và thống nhất. Vì vậy, các chương trình xúc tiến đầu tư do địa phương thực hiện mang tính cục bộ, hiệu quả chưa cao. Tình trạng các địa phương ra sức “ganh đua, cạnh tranh” để thu hút đầu tư diễn ra phổ biến. - Các KCN trong cả nước chưa có sự liên kết với nhau để tận dụng về CSHT, dịch vụ và các mối quan hệ trong sản xuất. Đây là yếu điểm lớn của các KCN ở nước ta. - Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý. Hầu hết các dự án hoạt động trong KCN đều là các dự án CN nhẹ, CN thực phẩm, CN hàng tiêu dùng rất ít những dự án công
  40. 30 nghệ tiên tiến, hiện đại như điện, điện tử, vật liệu mới - Thiếu lao động có trình độ cao. Hầu hết các DN trong KCN có nhu cầu tuyển dụng lớn, lao động có kỹ thuật và tay nghề cao, kỹ luật lao động tốt nhưng đa số nguồn lao động của các địa phương không đáp ứng được. - Quản lý và sử dụng đất trong KCN còn nhiều hạn chế, công tác đền bù và GPMB còn nhiều bất cập, vừa phức tạp và tốn thời gian. Điều này làm tăng chi phí xây dựng, dẫn đến giá thuê đất cao, giảm sức hấp dẫn với các nhà đầu tư. - Xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc quanh các KCN. Hệ thống CSHT ngoài KCN không theo kịp sự phát triển bên trong KCN như giao thông, nhà ở, các công trình giáo dục, y tế phục vụ người lao động. Nhiều DN chưa tuân thủ nghiêm túc những quy định về môi trường. 1.3.5. Kinh nghiệm phát triển KCN ở một số địa phương trong vùng Đông Nam Bộ 1.3.5.1. Phát triển KCN tỉnh Bình Dương Với chủ trương đa dạng các thành phần kinh tế đầu tư và xây dựng CSHT các KCN nên Bình Dương có nhiều mô hình xây dựng CSHT khác nhau: Do DN nhà nước, DN nhà nước liên doanh với tư nhân, DN tư nhân và nhà nước liên doanh với nước ngoài. Với phương châm “trải chiếu hoa” để mời gọi các nhà đầu tư, tỉnh Bình Dương đã tạo được sức hấp dẫn với các DN và cho đến nay trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư. Đến nay, tỉnh Bình Dương có 25 KCN với tổng diện tích khoảng 7.188,7 ha, diện tích trung bình là 287,5 ha/KCN, tỷ lệ lấp đầy khoảng 58,7%. Trong đó có nhiều KCN có tỷ lệ lấp đầy cao như KCN Sóng Thần I (96,6%), Sóng Thần II (90,8%), Đồng An (90,8%), Dệt may Bình An (98,9%) Sản phẩm CN từ các KCN tỉnh Bình Dương chủ yếu trong lĩnh vực CN sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực – thực phẩm sử dụng nhiều lao động: Sợi – dệt - may mặc; giày da cao cấp; sản xuất đồ gỗ; gỗ các loại và bột giấy; sản xuất VLXD; chế biến nông sản; bột ngọt; gốm sư cao cấp, thủy tinh, pha lê; bao bì chế biến, in ấn Trong những năm gần đây, địa phương cũng đã chú trọng thu hút các lĩnh vực CN có hàm lượng công nghệ cao như: Sản xuất cơ khí lắp ráp; sản xuất linh kiện điện tử; CN chế tạo máy, ô tô, thiết bị phụ tùng; sản xuất dụng cụ y tế, quang học; sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thuốc thú y
  41. 31 Để có được kết quả này, trong những năm qua tỉnh đã có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến, đa dạng hóa các thành phần kinh tế xây dựng CSHT, tạo ra sự thống nhất của Đảng bộ và nhân dân trong quá trình quy hoạch và xây dựng KCN, tiến hành cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa, tại chổ”, quy hoạch KCN phù hợp với lợi thế so sánh của vùng, theo lộ trình và định hướng phát triển KT – XH địa phương. Mục tiêu phát triển đến năm 2020, tỉnh Bình Dương trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước sản xuất các sản phẩm CN hỗ trợ ngành dệt may, da giày có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực, đó là những ngành có thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, phát triển các ngành mũi nhọn như: CN dược phẩm, điện tử, viễn thông, tin học và CN cơ khí tạo động lực tăng trưởng chính của ngành CN và đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. 1.3.5.2. Phát triển KCN tỉnh Đồng Nai Với những lợi thế về vị trí địa lý và CSHT, Đồng Nai là một trong những tỉnh phát triển KCN mạnh. Đến năm 2013, Đồng Nai có 30 KCN với tổng diện tích đạt 9.573 ha, trung bình diện tích mỗi KCN là 319 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 56,8%, trong đó nổi bật một số KCN thành công và có tỉ lệ lấp đầy cao như: KCN Amata, KCN Biên Hòa II, KCN Gò Dầu, KCN Nhơn Trạch II, KCN LOTECO Về cơ cấu sản phẩm, các KCN ở Đồng Nai chủ yếu ở lĩnh vực CN nhẹ sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực – thực phẩm, sử dụng nhiều lao động và gây ô nhiễm môi trường ở mức cao như giày da, may mặc, sản xuất thức ăn gia súc, sản phẩm băng nhựa, bao bì, gạch men, các sản phẩm nhựa, đồ gỗ Bên cạnh đó, Đồng Nai đã chú trọng thu hút các ngành thuộc lĩnh vực hóa chất, cơ khí chế tạo, sản xuất phụ tùng xe ô tô và xe gắn máy góp phần phát triển cơ cấu sản phẩm CN ngày càng đa dạng hơn theo hướng có hàm lượng công nghệ cao. Để có được thành công trên, trong những năm qua Đồng Nai đã thực hiện tốt cơ chế “một cửa, tại chổ” cho các nhà đầu tư; xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN; chủ động thực hiện tốt các chương trình xúc tiến đầu tư; tìm cơ chế thích hợp để kêu gọi đầu tư, hoàn thiện hệ thống CSHT. Hiện nay, Đồng Nai chú trọng phát triển mạnh các ngành CN chủ lực, có lợi thế so sánh, nhất là các ngành CN chế biến nông sản thực phẩm; điện - điện tử; cơ khí, hóa chất; dệt, giày da, may
  42. 32 mặc; sản xuất vật liệu xây dựng; gốm mỹ nghệ, chế biến gỗ. Chú trọng thu hút đầu tư từ những đối tác mạnh, tập đoàn lớn có tiềm lực về công nghệ, vốn, thị trường. Trong đó địa phương quan tâm thu hút các dự án đầu tư thuộc các ngành CN công nghệ cao và sạch. 1.3.5.3. Phát triển KCN Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên ở nước ta hình thành và phát triển KCN. Đến năm 2013, Tp. HCM có 16 KCN và KCX với tổng diện tích khoảng 3.150 ha, diện tích trung bình mỗi KCN là 196,9 ha. Trong đó có 01 khu công nghệ cao Quang Trung và 03 KCX (KCX Sài Gòn – Linh Trung, KCX Linh Trung II, KCX Tân Thuận). Về cơ cấu sản phẩm, khu công nghệ cao Quang Trung là nơi nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao như: Sản xuất chipset (Intel – Hoa Kỳ), linh kiện điện tử (Jabil - Hoa Kỳ), động cơ bước (Nidec - Nhật Bản), thiết bị đọc mã vạch (Datalogic – Italia), thẻ thông minh các loại (MK, VTC), phần mềm (FPT), nội dung số (Vinagame), dược phẩm cao cấp (Nanogen) của Việt Nam Các KCN và KCX chủ yếu phát triển các ngành CN như: Bột giặt, sản phẩm nhựa, giày dép, mì ăn liền, dệt may – da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống Đến nay Tp. HCM đã xây dựng và phát triển các ngành CN có trình độ hàm lượng kĩ thuật cao như cơ khí chế tạo máy, gia công kim loại, ngành nhựa – hoá chất, điện tử tin học truyền thông Thành công của Tp. HCM trong phát triển KCN đó là chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn và công nghệ sản xuất tiên tiến. Khuyến khích các DN trong nước đổi mới công nghệ sản xuất theo hướng ngày càng hiện đại, phát triển các ngành CN có hàm lượng chất xám cao Hiện nay, Tp. HCM không phát triển thêm các KCN tổng hợp, mà chỉ tập trung rà soát sắp xếp các KCN hiện có theo chiều hướng củng cố lấp đầy, sử dụng hiệu quả diện tích đã được cấp, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, quản lý chặt chẽ vấn đề ô nhiễm môi trường. Tập trung đầu tư xây dựng một số cụm, KCN chuyên ngành như cơ khí chế tạo máy, hoá chất điện tử tin học, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các ngành công nghệ cao, giảm các ngành thâm dụng lao động, di dời
  43. 33 các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch các ngành CN trọng yếu (cơ khí, điện tử, hoá chất), đầu tư phát triển các ngành CN chủ lực. Qua thực tiễn phát triển KCN của cả nước, Tp. HCM, Bình Dương và Đồng Nai có thể rút ra những bài học kinh nghiệm mà BR - VT như sau: - Có những định hướng, chính sách, giải pháp phát triển KCN một cách đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế. - Vai trò điều tiết của Nhà nước rất quan trọng trong quá trình phát triển KCN, cũng như trong quá trình CNH, HĐH. - Khai thác tối đa các lợi thế so sánh trong quá trình phát triển, cũng như trong cạnh tranh trên thị trường. - Cần phải thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Tranh thủ nguồn vốn từ viện trợ và tín dụng của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế. - Chủ động nắm bắt công nghệ mới, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng, triển khai một cách hợp lí nhất. - Coi trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho KCN, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ những địa phương đi đầu cả nước trong phát triển KCN trên không chỉ là bài học quý đối với tỉnh BR – VT mà còn nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Tuy nhiên, mỗi tỉnh cần vận dụng linh hoạt và phù hợp với tình hình và định hướng phát triển KT – XH của địa phương.
  44. 34 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU TRONG THỜI KỲ CNH, HĐH 2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu BR - VT được thành lập vào tháng 12 - 8 – 1991 với tổng diện tích tự nhiên 2.006,7 km2, gồm phần đất liền và hải đảo. Có vị trí tiếp giáp với Tp. HCM ở phía Tây, tiếp giáp Đồng Nai ở phía Bắc, với Bình Thuận ở phía Đông, phía Nam và Tây Nam giáp Biển Đông. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa nên tỉnh không những có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng, mà còn có tiềm năng to lớn để phát triển các ngành kinh tế biển. Tỉnh BR – VT thuộc vùng ĐNB, nằm trong VKTTĐPN, trên trục đường xuyên Á, gần với các đô thị lớn và năng động như Tp. HCM, Biên Hòa với hệ thống giao thông đường bộ rất phát triển, hệ thống cảng biển nước sâu hiện đại, sân bay và mạng lưới đường sông, đường biển thuận lợi tạo điều kiện gắn kết quan hệ toàn diện của BR - VT với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Đồng thời, BR – VT là địa phương giàu có về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là dầu khí và VLXD. Ngoài ra, nguồn nguyên liệu nông sản rất phong phú và đa dạng, cung cấp đủ nhu cầu nguyên nhiên liệu của các ngành CN, đặc biệt những ngành CN sử dụng nguyên nhiên liệu từ dầu khí và CN chế biến nông sản. Về các yếu tố xã hội, tỉnh BR – VT có dân số khá đông và cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao và tăng nhanh, bên cạnh đó mỗi năm địa phương còn thu hút một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn từ các địa phương khác đến. Cơ sở vật chất hạ tầng phát triển đồng bộ và hiện đại đủ đáp ứng nhu cầu phát triển. Với những thế mạnh trên, trong quá trình phát triển địa phương xác định cơ cấu kinh tế là: “Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp”. Năm 2013, cơ cấu kinh tế (tính cả dầu khí) theo thứ tự là: 59,31% - 33,1% - 7,59%. Công nghiệp là ngành then chốt, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2013 là 5,2%. GDP/người năm 2013
  45. 35 đạt 10.990 USD/người/năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình cho cả giai đoạn 2011 – 2013 là 5,12%. Để đạt được những kết quả trên trong thời kỳ nền kinh tế thế giới và cả nước gặp nhiều khó khăn, ngoài việc phát triển dầu khí, tỉnh tập trung vào việc xây dựng và phát triển các KCN và CCN - TTCN. Hiện nay, địa phương có 14 KCN và 14 CCN – TTCN, đây được xem là một thành công lớn của BR – VT trong phát triển CN, là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, là công cụ hiệu quả để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần V với mục tiêu phát triển tỉnh BR – VT trở thành một tỉnh CN và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015. 2.2. Nguồn lực phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2.2.1. Các nguồn lực bên trong 2.2.1.1. Vị trí địa lí Tỉnh BR - VT thuộc vùng ĐNB, nằm trong vùng VKTTĐPN, có tổng diện tích tự nhiên: 2.006,7 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên là 1.989,52 km2, chiếm 0,6% diện tích cả nước. Phía Bắc và Tây Bắc giáp các huyện Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), phía Đông Bắc giáp huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), phía Nam và Đông Nam giáp với Biển Đông có đường bờ biển là 305,4 km và vùng thềm lục địa rộng trên 100.000 km2, phía Tây Nam giáp huyện Cần Giờ (Tp. HCM). BR - VT nằm trên trục đường xuyên Á, giáp với Biển Đông nên là cửa ngõ ra Biển Đông của vùng ĐNB, VKTTĐPN, hành lang kinh tế Đông – Tây (thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông ở phía Nam). Đặc biệt, Côn Đảo được xác định là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng, nằm sát đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á nhất so với các tỉnh khác (từ Côn Đảo đến ngã tư của đường hàng hải quốc tế chỉ có 60km), nằm gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta nên tỉnh đóng vai trò tích cực trong quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, gắn kết tỉnh BR – VT với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Với vị trí địa lí như trên đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho tỉnh trong quá trình phát triển KT – XH như: - Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay của nước ta, tiếp giáp với Tp. HCM, Đồng Nai, gần Bình Dương nên tỉnh có nhiều thuận lợi trong
  46. 36 việc liên kết, trao đổi về hàng hóa, công nghệ, thu hút lực lượng lao động kĩ thuật có trình độ cao - Gần Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên nên thuận lợi trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến. Mặt khác, do tỉnh nằm ở vị trí cửa ngõ hướng ra Biển Đông của vùng ĐNB và VKTTĐPN, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vị trí địa lí này cũng có mặt trái của nó. Nằm gần Tp. HCM, Đồng Nai, Bình Dương là những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh nên trong quá trình phát triển tỉnh BR - VT phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các tỉnh này trong các vấn đề như thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), cạnh tranh trong thu hút nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao, cạnh tranh về thị trường 2.2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên * Địa hình, địa chất Cùng với quá trình phát triển địa chất vùng ĐNB, BR - VT có lịch sử hình thành sớm. Hoạt động địa chất tạo nên dạng địa hình tương đối bằng phẳng và lượn sóng yếu, nền địa chất khá ổn định. Địa hình khá phong phú gồm có đồng bằng, gò, đồi, núi thấp Thuận lợi để hình thành và phát triển khu dân cư, giao thông vận tải, xây dựng CSHT. Vùng gò đồi lớn tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc các huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Long Đất, Đất Đỏ với độ cao trung bình từ 50 – 100m. Địa hình núi có độ cao từ 100 – 500m tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Thành như: núi Thị Vải (467m), núi Dinh (491m); Long Hải – Vũng Tàu như: núi Đá Dựng (136m), núi Ngang (214m), núi Châu Viên (327m), núi Nhỏ (136m). Là nơi cung cấp các sản phẩm VLXD cho toàn tỉnh. Hầu hết các mỏ khai thác đá đều nằm gần đường giao thông nên cũng thuận lợi trong quá trình khai thác và vận chuyển. * Tài nguyên khí hậu Tỉnh BR - VT nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng
  47. 37 của đại dương, nhiệt độ trung bình khoảng 270C, biên độ nhiệt nhỏ. Tổng giờ nắng trong năm dao động từ 2.370 - 2.850 giờ và phân phối tương đối đều trong các tháng. Lượng mưa hàng năm thấp khoảng 1600mm, gần 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Với điều kiện khí hậu như trên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây CN dài ngày như hồ tiêu, điều, cao su, cà phê và phát triển lâm nghiệp đa dạng, tạo ra nguồn nguyên liệu vững chắc cho sự phát triển các ngành CN chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp hiện có trên địa bàn. Bên cạnh đó, với số giờ nắng trong năm cao, tài nguyên du lịch phong phú đã tạo cho tỉnh có lợi thế về du lịch, đây cũng là cơ sở tốt cho việc thúc đẩy các ngành CN, tiểu thủ công nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động du lịch có điều kiện phát triển. * Nguồn nước Nguồn nước mặt: Chủ yếu được cung cấp bởi 3 sông chính là sông Thị Vải chảy qua địa phận huyện Tân Thành và thành phố Bà Rịa khoảng 25km; sông Dinh chảy qua địa phận huyện Châu Đức và thành phố Bà Rịa dài 30km; sông Ray có 40km chảy qua địa phận huyện Xuyên Mộc, Châu Đức, Long Đất. Trong đó, sông Thị Vải có ý nghĩa rất lớn về mặt giao thông thuỷ, sông Dinh và sông Ray là 2 sông cung cấp nước chủ yếu cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất CN trên địa bàn tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành CN trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các ngành CN nặng và cần sử dụng khối lượng nước lớn. Nguồn nước ngầm: Với tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000m3/ngày đêm, tập trung chủ yếu vào 3 khu vực chính: Bà Rịa - Long Điền khoảng 20.000m3/ngày đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân khoảng 25.000m3/ngày đêm; Long Điền - Đất Đỏ khoảng 15.000m3/ngày đêm. Ngoài ra, nước ngầm trong tỉnh nằm rải rác ở các địa phương khác ở độ sâu từ 60 - 90m, nên việc khai thác tương đối dễ dàng, trữ lượng khai thác rải rác khoảng 10.000m3/ngày đêm. Với nguồn nước cho phép khai thác tối đa khoảng 500.000 m3/ngày đêm đủ để đáp ứng cho các hoạt động CN nói riêng và cho hoạt động sinh hoạt nói chung trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, nguồn nước ngầm phân bố không đồng đều nên trong khoảng 10 năm tới tỉnh sẽ rất khó khăn cho việc phát triển CN (nhất là các cơ sở
  48. 38 CN chế biến hải sản cần nhiều nước) và các KCN lân cận thành phố Vũng Tàu. Vì ở thành phố Vũng Tàu hoàn toàn không có nguồn nước mặt (nước sông) và nguồn nước ngầm lại rất hạn chế. * Tài nguyên đất Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 2006,7 km2, trong đó diện tích đất tự nhiên là 1.989,52 km2 (chiếm 0,6% diện tích cả nước). Trong đó, đất đỏ vàng chiếm 41,32%, đất xám 14,52%, đất cát 10,33%, đất phèn 9,09%. Qua đó, cho thấy nhóm đất có ý nghĩa lớn cho hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp (đặc biệt là phát triển các cây CN và trồng rừng) chiếm trên 73,47% các loại đất có trên địa bàn tỉnh. Nếu khai thác tốt diện tích đất trên sẽ tạo ra vùng nguyên liệu vững chắc cho CN trên địa bàn toàn tỉnh. Bảng 2.1. Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh BR – VT năm 2012 Bà Rịa – Vũng Tàu Loại đất Ha % Tổng diện tích đất 198.951,93 100 I. Đất đã sử dụng 197.146,54 99,09 1. Đất nông nghiệp 146.164,29 73,47 a. Đất sản xuất nông nghiệp 105.047,70 52,80 b. Đất lâm nghiệp 33.312,15 16,74 c. Đất nuôi trồng thủy sản 5.970,98 3,00 f. Đất nông nghiệp khác 1.833,46 0,92 2. Đất phi nông nghiệp 50.982,25 25,63 d. Đất ở 5.874,77 2,95 e. Đất chuyên dùng 34.136,80 17,16 c. Đất phi nông nghiệp khác 10.970,68 5,51 II. Đất chưa sử dụng 1.805,39 0,91 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh BR - VT năm 2013 Theo bảng 2.1 ta thấy hiện nay, diện tích đất của BR - VT đã đưa vào sử dụng là rất lớn 197.146,54 ha (chiếm tỉ lệ 99,09%), quỹ đất chưa sử dụng còn khoảng
  49. 39 1.805,39 ha (chiếm 0,91%), trong đó phần lớn là diện tích đồi núi sỏi đá và sông suối ít có khả năng khai thác phục vụ cho hoạt động sản xuất. Theo xu thế biến động đất hiện nay thì đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở có xu hướng tăng lên trong khi đất chưa sử dụng còn rất ít và chủ yếu ở vùng đồi núi. Do đó, quỹ đất dành cho xây dựng đô thị, mở rộng và phát triển CN trong 20 năm tới rất hạn chế. * Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh có rất nhiều loại. Trong đó, đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên và các khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Dầu mỏ và khí thiên nhiên: Thềm lục địa BR - VT có nhiều tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên. Theo số liệu điều tra của Tổng cục dầu khí Việt Nam năm 2000, vùng biển tỉnh BR - VT có trữ lượng dầu thô đã xác minh đạt khoảng 400 triệu m3, chiếm 93,3% trữ lượng dầu của cả nước và khí đạt trên 500 tỉ m3, chiếm 16,7% trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước, phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long (trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn dầu và 28 – 41 tỉ m3 khí) và bể Côn Sơn (trữ lượng khí khai thác trên 150 tỉ m3 và khoảng 30 – 50 triệu tấn dầu). Sản lượng khai thác dầu mỏ và khí đốt không ngừng tăng lên. Đến năm 2010 sản lượng khai thác dầu ở đây đã đạt mức từ 18,5 triệu tấn/năm (chiếm 100% so với cả nước), khái thác khí đốt đạt gần 8000 triệu m3 (chiếm 83,0% cả nước). Ngoài ra, khí đồng hành và khí thiên nhiên với trữ lượng lớn cho phép khai thác 7,5 – 8,0 tỉ m3/năm. Với trữ lượng dầu mỏ và khí đốt lớn đảm bảo cung cấp đủ cho các ngành CN sử dụng nguồn nguyên nhiên liệu từ dầu mỏ và khí đốt, là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa, trung tâm điện lực Phú Mỹ và một phần cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, góp phần hình thành và phát triển KCN khí - điện - đạm Phú Mỹ. Trong tương lai, với sự tham gia hợp tác đầu tư của nhiều tập đoàn dầu khí lớn, ngành CN dầu khí sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, góp phần đưa BR - VT trở thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất cả nước và cung cấp đủ nguồn nguyên nhiên liệu cho các ngành CN ngày càng phát triển. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng: Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện Vật liệu Xây dựng - Bộ Xây dựng, khoáng sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh rất đa
  50. 40 dạng, bao gồm: đá xây dựng, cát xây dựng, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, sét gạch ngói, cao lanh có giá trị khai thác phục vụ phát triển CN. Đá xây dựng: Toàn tỉnh có 19 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 21 tỉ tấn, tập trung chủ yếu tại các huyện Tân Thành, Long Đất, thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Chất lượng đá khá tốt, có thể làm đá dăm, đá hộc cho xây dựng, đá khối cho xuất khẩu. Đá ốp lát: Đá ốp lát có 3 mỏ lớn, trong đó có 2 mỏ tại huyện Tân Thành và 1 mỏ tại Cỏ ống huyện Côn đảo với trữ lượng 7.140 triệu m3. Đá có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, nguyên khối lớn, khi mài láng có độ bóng cao. Phụ gia xi măng: Có 3 mỏ phụ gia cho sản xuất xi măng tổng trữ lượng 52,5 triệu tấn, phân bố ở thành phố Bà Rịa và huyện Đất Đỏ. Các mỏ có điều kiện khai thác thuận lợi, có thể khai thác làm chất kết dính, phụ gia xi măng. Cát thuỷ tinh: Có 3 mỏ, trong đó có 2 mỏ thuộc huyện Xuyên Mộc và 1 mỏ thuộc huyện Tân Thành với tổng trữ lượng 41 triệu tấn, chủ yếu là cát thủy tinh và cát thạch anh. Điều kiện khai thác rất thuận lợi, có thể khai thác làm thuỷ tinh cấp thấp như bao bì và hàng dân dụng. Khoáng sản vật liệu xây dựng khác: Ngoài các loại khoáng sản nêu trên, tỉnh còn có trữ lượng đáng kể các loại khoáng sản làm VLXD khác như sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng nằm rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, khoáng sản VLXD phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN sản xuất VLXD. Tuy nhiên, nhiều loại khoáng sản VLXD có quy mô nhỏ và chất lượng thấp, phù hợp để phát triển các CCN có quy mô vừa và nhỏ có tính chất địa phương, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Có nhiều loại mỏ khoáng sản làm VLXD khó có khả năng khai thác trong giai đoạn hiện nay do ảnh hưởng đến phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường. * Tài nguyên thuỷ sản Bờ biển của BR - VT dài 305,4 km, nằm trong ngư trường lớn Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu. Nguồn lợi thuỷ sản rất đa dạng gồm 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực và hàng ngàn loài tảo Ngoài ra, tỉnh có khoảng 2.594 ha mặt nước ngọt, 13.559 ha mặt nước mặn và nước lợ có thể phát triển nuôi trồng các
  51. 41 loại thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, tôm xú, cua gạch, hàu là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Cùng với sự phát triển về kỹ thuật nuôi trồng, đội ngũ tàu thuyền và phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, sản lượng đánh bắt, diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh BR – VT ngày càng cao. Năm 2012, tổng diện tích nuôi trồng toàn tỉnh là 7.064,3 ha (trong đó nuôi trồng nước ngọt là 1.256,0 ha; nước mặn là 5.808,3 ha), sản lượng thủy sản khai thác là 272.990 tấn và thủy sản nuôi trồng là 12.380 tấn. Trong tương lai, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho các ngành CN chế biến thủy sản với quy mô lớn. 2.2.1.3. Dân cư và nguồn lao động Bảng 2.2. Dân số và lao động qua tỉnh BR – VT giai đoạn 2009 – 2013 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số dân (Nghìn người) 998,5 1.012,0 1.026,3 1.038,9 1.052,8 Tổng số lao động (Nghìn người) 642 656 667 682 697 Tỷ lệ lao động/tổng số dân (%) 64,3 648 65,0 65,6 66,2 Số lao động CN (nghìn người) 175 188 196 226 232 Tỷ lệ lao động CN/tổng số lao 27,2 28,7 29,4 33,2 33,3 động (%) Nguồn: Báo cáo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT – XH trong 3 năm 2011 – 2013; Niên giám thống kê 2013. * Dân cư Qua bảng 2.2 ta thấy dân số tỉnh BR – VT liên tục tăng. Năm 2009 là 998,5 nghìn người, đến năm 2013 đạt 1.052,8 nghìn người, chiếm hơn 1,17% dân số cả nước, mật độ dân số trung bình là 529 người/km2. Dân số sống tại thành thị đạt gần 524,8 nghìn người (chiếm 49,85%), dân số sống tại nông thôn đạt 528,0 nghìn người (chiếm 50,15%). Dân số nam đạt 526,2 nghìn người (chiếm 49,98%), trong khi đó nữ đạt 526,6 nghìn người (chiếm 50,02%). Tỷ lệ tăng dân số chung là 1,4%. Với tốc độ gia tăng dân số như hiện nay, dựa báo dân số của tỉnh sẽ đạt 1.075.000 người vào năm 2015 và 1.135.000 người vào năm 2020. Như vậy, hàng năm tỉnh có
  52. 42 khoảng 15.000 người bước vào tuổi lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các DN hoạt động trong lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh. Không những thế dân số đông và tăng nhanh còn tạo ra một thị trường địa phương tiêu thụ sản phẩm rộng lớn, là điều kiện hấp dẫn thu hút sự đầu tư của các DN. * Lao động Về số lượng lao động: Cùng với sự gia tăng về tổng số dân, tổng số lao động và số lao động trong khu vực CN trên địa bàn tỉnh BR - VT cũng có xu hướng tăng nhanh. Năm 2013 Năm 2009 27,2 33,3% % 72,8 66,7% % Lao động trong ngành CN Lao động trong các ngành khác Biểu đồ 2.1. Tỉ trọng lao động CN trong cơ cấu lao động toàn tỉnh BR – VT năm 2009 và 2013 Theo bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 ta thấy, năm 2009 tổng số lao động toàn tỉnh là 642 nghìn người (chiếm 64,3% tổng số dân), trong đó lao động trong khu vực CN là 175 nghìn người (chiếm 27,2% tổng số lao động toàn tỉnh). Đến năm 2013 tổng số lao động toàn tỉnh tăng lên 697 nghìn người (chiếm 66,2% tổng số dân), trong đó số người đang làm việc trong khu vực CN là 232 nghìn người (chiếm 33,3 % tổng số lao động toàn tỉnh). Nguồn lao động đông và tăng nhanh có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các DN công nghiệp, đặc biệt những ngành sử dụng nhiều lao động. Về cơ cấu lao động theo tuổi: Theo các kết quả nghiên cứu điều tra dân số năm 2005 nhóm 10 - 14 tuổi chiếm 12%; nhóm 15 - 39 tuổi chiếm 49,8%; 40 - 59 tuổi chiếm 21%. Điều này cho thấy dân số của tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao động chiếm một tỷ lệ khá cao trên 70,8% và số người chuẩn bị bổ sung vào độ tuổi
  53. 43 lao động lớn với khoảng 12,0%. Dự báo đến năm 2020 các nhóm tuổi có các tỷ lệ như sau: nhóm 10 - 14 tuổi chiếm 9%; nhóm 15 - 39 tuổi chiếm 52,6%; nhóm 40 - 59 tuổi chiếm 34,4%. Như vậy lực lượng lao động của tỉnh sẽ tăng lên 87,0% vào năm 2020. Đây chính là nguồn lao động quan trọng cho chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh nói chung và CN nói riêng. Tuy nhiên điều này cũng gây áp lực lớn cho các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lực lượng lao động đông đảo này. Cơ cấu lao động theo giới tính: Năm 2012, lao động nam là 371,7 nghìn người (chiếm 54,5%) và lao động nữ là 310,3 nghìn người (chiếm 45,5%). Tỷ lệ lao động nam lớn hơn lao động nữ do nhu cầu sử dụng lao động của những ngành CN nặng như dầu khí, sản xuất VLXD, cảng biển Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: Năm 2012, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế như sau: Ngoài nhà nước chiếm 51,24%; Nhà nước chiếm 17,16% và có vốn đầu tư nước ngoài là 31,6%, so với cả nước và vùng ĐNB, tỉnh BR – VT có lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn nhiều (cả nước: 3,3%; vùng ĐNB: 15,5%). Điều này phản ánh phần nào sức hấp dẫn của BR – VT và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động đối với các DN nước ngoài. Chất lượng nguồn lao động: Chất lượng nguồn lao động của tỉnh luôn ở mức cao so với trung bình của cả nước và ngày càng cao. Năm 2012 21,8% 39,0% 39,2% Lao động phổ thông Lao động Trung cấp, Cao đẳng Lao động Đại học trở lên Biểu đồ 2.2. Cơ cấu chất lượng nguồn lao động tỉnh BR - VT năm 2008 và 2012
  54. 44 Qua biểu đồ 2.2 ta thấy, năm 2008 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của tỉnh là 45,5,0% (trong đó lao động Trung cấp và Cao đẳng chiếm 28,3% và Đại học trở lên đạt 17,2%), đến năm 2012 tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên 61,0% (trong đó lao động có trình độ Trung cấp và Cao đẳng chiếm 39,2%; trình độ Đại học trở lên chiếm 21,8%). Dự kiến đến năm 2015 lực lượng lao động đã qua đào tạo sẽ chiếm 70,0% nguồn lao động của tỉnh. Ngoài ra, mỗi năm tỉnh có khả năng thu hút gần 1.000 lao động có chuyên môn kĩ thuật từ các địa phương khác. Trước mắt nguồn lao động của tỉnh đã đáp ứng được nhu cầu của quá trình CNH, HĐH. Tuy nhiên, về lâu dài để giảm sự phụ thuộc về nguồn lao động chất lượng cao, tỉnh cần chú ý hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Về phân bố lao động: Dân cư phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố nguồn lao động. Hơn ½ dân số tập trung ở vùng nông thôn nên nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông. Trong khi đó, thành thị có số lượng lao động ít hơn nhưng là nơi tập trung nguồn lao động có trình độ cao. Đặc điểm này có ảnh hưởng lớn đến các chủ DN trong việc bố trí cơ sở sản xuất và tuyển chọn lao động. Những ngành CN yêu cầu lao động có trình độ cao thì phân bố gần các trung tâm đô thị, trong khi đó nhiều DN có nhu cầu sử dụng nhiều lao động thì xây dựng cơ sở sản xuất ở vùng ven đô để tận dụng diện tích đất rộng và thu hút nguồn lao động từ nông thôn. 2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật *Hệ thống giao thông vận tải Giao thông vận tải đường bộ: Tương đối đồng bộ và chất lượng tốt, mật độ đường giao thông của tỉnh là khá cao khoảng 1,257 km/km2. Năm 2012, chiều dài của hệ thống đường Quốc lộ có 119,84 km, tỉnh lộ 363,46 km, đường huyện, thị và giao thông nông thôn 2.090,37 km. Tỉ lệ đường bê tông và đường nhựa đạt trên 50,0% (1.800km). Các trục đường chính gồm Quốc lộ 51, 55, 56 nối tỉnh với huyện Long Thành, Long khánh (Đồng Nai) và huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Quốc lộ 51 dài 79 km, là tuyến đường giao lưu chính của tỉnh BR - VT với các tỉnh thành trong VKTTĐPN, được hoàn thiện mở rộng và nâng cấp toàn tuyến đạt
  55. 45 tiêu chuẩn đường bộ cấp I với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ. Các tuyến đường vào các KCN như Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ 1, Cái Mép, Long Sơn, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Đông Xuyên, Phước Thắng đều nằm dọc theo trục đường này. Quốc lộ 55 dài 233 km nối tỉnh BR - VT với các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, được hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường bộ cấp III, 2 làn xe hỗn hợp. Quốc lộ 56 dài 51 km nối tỉnh BR - VT với các tỉnh ĐNB và Tây Nguyên, đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe hỗn hợp. Trong thời gian tới tỉnh sẽ xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với 8 làn xe song song với Quốc lộ 51, đường cao tốc đi TP.HCM, hệ thống đường trục chạy dọc cụm cảng nước sâu Thị Vải – Cái Mép. Đến năm 2020, tỉnh BR - VT cơ bản hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và các KCN nói riêng. Hàng không: Tỉnh BR - VT có 2 sân bay là sân bay Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu ) và sân bay Côn Đảo (Côn Đảo). Hiện đang triển khai di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc ngoại thành Vũng Tàu và nâng cấp thành sân bay quốc tế. Trong tương lai, xây dựng sân bay Quốc tế Tân Thành cách Vũng Tàu 70 km, khi hoàn thành sẽ đáp ứng cho việc phát triển KT - XH chung của tỉnh. Đường sắt: Theo quy hoạch đến năm 2020, một đường sắt cao tốc khổ rộng 1.435m sẽ được xây dựng nối Tp. HCM với thành phố Vũng Tàu, tốc độ thiết kế trên 300 km/h. Tuyến đường sắt với hệ thống nhà ga, kho tàng đồng bộ và hiện đại gắn kết các KCN, bến cảng. Đây là một trong những dự án hạ tầng lớn nhằm thu hút sự đầu tư để phát triển KT - XH của tỉnh nói chung và CN nói riêng. Hệ thống giao thông đường thủy: Tổng chiều dài 242km gồm các hệ thống sông chính: Sông Thị Vải – Cái Mép, sông Dinh tạo thành một hệ thống giao thông thuỷ đối nội và đối ngoại rất thuận lợi cho tỉnh. Thông qua đường thủy có thể kết nối địa phương với các tỉnh lận cận như Tp. HCM, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ và dọc Duyên hải miền Trung. Trong đó, sông Thị Vải với mức nước sâu và cửa sông khá rộng rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu lớn, phục vụ cho các hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản xuất CN nói riêng trên địa bàn tỉnh và các tỉnh trong vùng ĐNB.
  56. 46 Hệ thống cảng: Hệ thống cảng biển của tỉnh dài hơn 20km tuyến bến, cùng với sông Thị Vải rộng và sâu với hơn 21 km rất thuận lợi cho tàu biển có công suất lớn hoạt động. Đây cũng là cửa ngõ thông ra biển của vùng ĐNB, theo các tuyến luồng cảng Tp. HCM, Đồng Nai, BR - VT, kết nối với Campuchia với hệ thống cảng biển Việt Nam và quốc tế. Theo quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển số 5 khu vực Tp. HCM - Đồng Nai – BR - VT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, cụm cảng BR - VT sẽ bao gồm 6 khu cảng: Vũng Tàu, Long Sơn, Cái Mép, Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Gò Dầu. Quy mô xây dựng các khu cảng này có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 10.000 – 80.000 tấn và dự kiến hàng hóa thông qua đạt 14,5 triệu tấn (năm 2010) và 41 triệu tấn (năm 2020). Đến năm 2013, BR - VT có 52 dự án cảng đã, đang triển khai xây dựng, trong đó có 26 cảng đang hoạt động, 09 dự án cảng đang xây dựng, 15 dự án chuẩn bị đầu tư và 02 dự án đang kêu gọi đầu tư. Một số cảng đang hoạt động có vai trò quan trọng như: Cảng nước sâu tổng hợp Bà Rịa – Serece, cảng chuyên dùng Interflour, cảng khí hóa lỏng LPG Cái Mép, cảng xi măng Holcim, cảng Dịch vụ dầu khí PTSC, cảng Liên doanh dầu khi Vietsopetro, cảng Thương mại, cảng dầu của trung tâm điện lực Phú Mỹ, Cảng cá Cát Lở, cảng dầu K2, cảng Hải sản Trường Sa, cảng Veco, cảng container SP – PSA, Tân cảng Cái Mép Ngoài ra, theo Quyết định số 791/QĐ - TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ, cụm cảng Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son tại Tp. HCM sẽ được di dời về trên sông Thị Vải. Điều này góp phần xây dựng tỉnh BR – VT thành một trung tâm cảng biển vùng ĐNB trong tương lai và sơ sở để phát triển loại hình dịch vụ Logistic. Dịch vụ này giúp các DN giải quyết cả đầu vào lẫn đầu ra một cách hiệu quả, giảm chi phí, là điều kiện để tăng sức hấp dẫn của các nhà đầu tư vào tỉnh BR – VT. * Hệ thống cấp nước Đến nay, tỉnh BR - VT đã có 6 nhà máy nước với tổng công suất 121.000m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho các khu vực đô thị và hoạt động của các KCN. Về quy mô và sự phân bố các nhà máy hiện có như sau: