Luận văn Phân tích doanh thu, lợi nhuận của nhà máy xi măng an giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích doanh thu, lợi nhuận của nhà máy xi măng an giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_phan_tich_doanh_thu_loi_nhuan_cua_nha_may_xi_mang_a.pdf
Nội dung text: Luận văn Phân tích doanh thu, lợi nhuận của nhà máy xi măng an giang
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP: PHÂN TÍCH DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN Th.S BÙI THANH QUANG BÙI THỊ TÂM YÊN LỚP DH1TC3 AN GIANG 04- 2004
- LỜI CẢM ƠN Để hồn thành luận văn này, dựa trên sự cố gắng rất nhiều của bản thân em, nhưng khơng thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cơ, các cơ chú tại đơn vị thực tập. Em xin bày tỏ lịng biết ơn: - Các thầy cơ Trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy cơ khoa Kinh Tế -Quản Trị Kinh Doanh đã trang bị cho em nền tảng kiến thức vững chắc về kinh tế và nhiều lĩnh vực liên quan khác. - Các thầy cơ Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học An Giang, các thầy cơ Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên sâu về ngành học Tài chính doanh nghiệp, trong đĩ nổi bật lĩnh vực phân tích doanh thu, lợi nhuận thực sự hữu ích cho bản thân. - Thầy Bùi Thanh Quang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện và hồn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp. - Ban Giám Hiệu Trường đại học An Giang giới thiệu em đến cơ quan thực tập và Ban Giám Đốc Nhà máy xi măng An Giang đã đồng ý cho em thực tập tại nhà máy. Các cơ chú, anh chị tại nhà máy, đặc biệt là cơ Xuân Hồng -Trưởng phịng Kế tốn-tài vụ, anh Bằng - Phịng Kế hoạch kinh doanh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong việc thu thập và phân tích số liệu. Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến thầy cơ, các cơ chú, anh chị ở nhà máy những lời chúc tốt đẹp cả trong cuộc sống và trong cơng tác!
- LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Thực hiện đường lối đổi mới, chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm, từ đĩ tạo điều kiện để nước ta bước vào thời kỳ mới cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa, từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đặt ra cho các doanh nghiệp nước ta nhiều cơ hội và thách thức. Đĩ là cơ hội thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật, cơng nghệ tiên tiến, tiếp thu cách làm việc, kinh doanh, quản lý khoa học của nước ngồi, cĩ cơ hội đưa sản phẩm của mình đến nhiều nước trên thế giới Mặt khác, các doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt diễn ra trên phạm vi tồn cầu. Trong nền kinh tế thị trường, một khi khơng cịn sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp nước ta phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cĩ hiệu quả để đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và cĩ lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức lớn nhất hiện nay khơng chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng cường hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nĩi chung, doanh thu, lợi nhuận nĩi riêng trở thành một nhu cầu thực tế cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong thời gian học tập ở trường đại học, em được trang bị một nền tảng lý thuyết về kinh tế, phương pháp phân tích kinh tế. Thời gian thực tập tại Nhà máy xi măng An Giang, em được tiếp cận với thực tiễn sinh động ở một đơn vị sản xuất kinh doanh ngành xi măng. Bản thân em cĩ cố gắng nghiên cứu, tìm tịi và nhận thấy việc phân tích doanh thu, lợi nhuận là một việc làm hết sức quan trọng cần thiết. Bởi vì, doanh thu, lợi nhuận khơng chỉ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh mà cịn là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác nhằm đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Thơng qua việc phân tích này, các nhà quản lý sẽ nắm được thực trạng của doanh nghiệp, phát hiện những nguyên nhân và sự ảnh hưởng của các nhân tố lên doanh thu, lợi nhuận. Từ đĩ, chủ động đề ra những giải pháp thích hợp khắc phục những mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực của các nhân tố ảnh hưởng và huy động tối đa các nguồn lực nhằm làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xuất phát từ những vấn đề trên đây, em chọn đề tài: “PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: - Đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận đạt được của nhà máy qua 3 năm 2001, 2002, 2003. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động của doanh thu và lợi nhuận. - Đề ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà máy. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để phân tích doanh thu và lợi nhuận, em sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thu thập - thống kê - tổng hợp số liệu: Trong đề tài này địi hỏi cần phải cĩ những số liệu trong những năm gần đây, các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các thơng tin trên báo, đài, internet Sau đĩ tiến hành thống kê, tổng hợp lại cho cĩ hệ thống để phân tích. - Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở, qua đĩ xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích. Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta cĩ thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối. - Phương pháp thay thế liên hồn: Là phương pháp thay thế các nhân tố theo một trình tự nhất định để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích. Các nhân tố này phải cĩ quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số hoặc thương số. - Phương pháp liên hệ: Để lượng hĩa các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế. Cĩ nhiều cách liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính, liên hệ phi tuyến Bài viết này sử dụng phương pháp liên hệ tuyến tính là liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu. Chẳng hạn lợi nhuận cĩ quan hệ cùng chiều với doanh thu, giá bán cĩ quan hệ ngược chiều với chi phí. - Phương pháp chi tiết: Là phương pháp phân tích các chỉ tiêu kinh tế một cách chi tiết theo các hướng:
- + Chi tiết theo các bộ phận, hay yếu tố cấu thành của chỉ tiêu. + Chi tiết theo thời gian. + Chi tiết theo địa điểm. Trong phạm vi bài viết này sử dụng phương pháp chi tiết theo bộ phận hay yếu tố cấu thành. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh thơng qua các số liệu về kết quả doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận đạt được của Nhà máy xi măng An Giang. Do thời gian thực tập ngắn ngủi và sự hạn chế của người viết, bài viết khơng đi sâu vào chi tiết, chỉ đánh giá tình hình doanh thu và lợi nhuận qua số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính của nhà máy. Khơng phân tích tất cả các nhân tố mà chỉ phân tích một số nhân tố cĩ ảnh hưởng quan trọng đến tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận của nhà máy. Từ đĩ, đưa ra một số giải pháp nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Số liệu phân tích được giới hạn trong 3 năm 2001, 2002, 2003. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU: 1.1.1. Khái niệm, nội dung và vai trị của doanh thu: 1.1.1.1 Khái niệm: Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và cĩ lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp cĩ doanh thu bán hàng. Doanh thu hay cịn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đĩ là tồn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Nội dung của doanh thu: Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau:
- - Doanh thu về bán hàng: Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hố thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Doanh thụ từ tiêu thụ khác, bao gồm: + Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại. + Thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như: thu về tiền lãi gửi ngân hàng, lãi về tiền vay các đơn vị và các tổ chức khác, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu, trái phiếu. + Thu nhập bất thường như: thu từ tiền phạt, tiền bồi thường, nợ khĩ địi đã chuyển vào thiệt hại. + Thu nhập từ các hoạt động khác như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; thu từ bản quyền phát minh, sáng chế; tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm. Để tìm hiểu rõ hơn về doanh thu, chúng ta tiếp cận một số khái niệm cĩ liên quan: - Doanh thu thuần về bán hàng, cung cấp dịch vụ: Là doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản thuế. Các khoản giảm trừ gồm giảm giá hàng bán, hàng bán bị gửi trả lại, chiết khấu thương mại. - Doanh thu thuần: Là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cộng cho các khoản hồn nhập như dự phịng giảm giá hàng tồn kho, phải thu nợ khĩ địi khơng phát sinh trong kỳ báo cáo 1.1.1.3 Vai trị của doanh thu: Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này khơng những cĩ ý nghĩa với bản thân doanh nghiệp mà cịn cĩ ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tồn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Nĩ phản ánh quy mơ của quá trình tái sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ cĩ được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằng sản phẩm đĩ về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu bán hàng cịn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang
- trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động, trích Bảo hiểm xã hội, nộp thuế theo luật định Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy việc thực hiện doanh thu bán hàng cĩ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu vì lý do nào đĩ mà doanh nghiệp sản xuất khơng thực hiện được chỉ tiêu doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khĩ khăn và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: Doanh thu bán hàng hằng năm nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng là: - Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ: Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy nhiên, khối lượng sản phẩm tiêu thụ khơng chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà cịn phụ thuộc vào tình hình tổ chức cơng tác tiêu thụ sản phẩm như: việc ký kết hợp đồng tiêu thụ với các khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc xuất giao hàng, vận chuyển và thanh tốn tiền hàng, giữ vững kỷ luật thanh tốn Tất cả các việc trên nếu làm tốt đều cĩ tác động nâng cao doanh thu bán hàng. Việc hồn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu bán hàng. - Kết cấu mặt hàng: Khi sản xuất, cĩ thể cĩ những mặt hàng sản xuất tương đối giản đơn, chi phí tương đối thấp nhưng giá bán lại tương đối cao nhưng cũng cĩ những mặt hàng tuy sản xuất phức tạp, chi phí sản xuất cao, giá bán lại thấp. Do đĩ, việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng đều cĩ tác dụng nhất định nhằm thoả mãn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội. Vì vậy khi phấn đấu tăng doanh thu, các doanh nghiệp phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký với khách hàng nếu khơng sẽ mất khách hàng, khĩ đứng vững trong cạnh tranh. - Chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao khơng những cĩ ảnh hưởng tới giá bán mà cịn ảnh hưởng tới khối lượng tiêu thụ. Sản phẩm cĩ chất lượng cao, giá bán sẽ cao. Nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng cung ứng dịch vụ sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm và giá trị dịch
- vụ, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, nhanh chĩng thu được tiền bán hàng và tăng doanh thu bán hàng. - Giá bán sản phẩm: Trong trường hợp các nhân tố khác khơng đổi, việc thay đổi giá bán cĩ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu bán hàng. Thơng thường chỉ những sản phẩm, những cơng trình cĩ tính chất chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân thì Nhà nước mới định giá, cịn lại do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm hoặc giá dịch vụ phải cân nhắc sao cho giá bán phải bù được phần tư liệu vật chất tiêu hao, đủ trả lương cho người lao động và cĩ lợi nhuận để thực hiện tái đầu tư. 1.1.2. Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng: Để lập doanh thu bán hàng cĩ hai phương pháp: 1.1.2.1. Phương pháp lập doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng: Phương pháp này căn cứ vào các hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ tiêu thụ được hết. Phương pháp này sẽ khĩ thực hiện nếu như khơng cĩ đơn đặt hàng trước của khách hàng. 1.1.2.2. Lập kế hoạch doanh thu bán hàng căn cứ vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp: Theo phương pháp này, doanh thu bán hàng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng và giá bán của đơn vị sản phẩm hoặc cước phí của đơn vị. Cơng thức tính doanh thu bán hàng như sau: n DT = ∑ ()S ti * G i i =1 Trong đĩ: - DT: là doanh thu bán hàng kỳ kế hoạch. - S ti : Số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại hoặc dịch vụ cung ứng của từng loại trong kỳ kế hoạch. - Gi : Giá bán đơn vị sản phẩm hoặc cước phí đơn vị. - i : Loại sản phẩm tiêu thụ hoặc dịch vụ cung ứng tiêu thụ.
- 1.1.3. Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu: Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đĩ để cĩ thể khai thác các tiềm năng nhằm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên đều đặn. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu tiêu thụ về mặt số lượng, chất lượng và mặt hàng, đánh giá tính kịp thời của tiêu thụ giúp cho các nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện doanh thu để cĩ thể đề ra những nhân tố làm tăng và những nhân tố làm giảm doanh thu. Từ đĩ, hạn chế, loại bỏ những nhân tố tiêu cực, đẩy nhanh hơn nữa những nhân tố tích cực, phát huy thế mạnh của doanh nghiệp nhằm tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận, vì doanh thu là nhân tố quyết định tạo ra lợi nhuận. Doanh thu đĩng vai trị quan trọng trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn lợi nhuận càng cao, bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở để xác định lãi, lỗ sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đĩ, đơn vị muốn tăng lợi nhuận thì vấn đề trước tiên cần phải quan tâm đến là doanh thu. 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN. 1.2.1. Khái niệm, nội dung và vai trị của lợi nhuận: 1.2.1.1. Khái niệm: Sau một thời gian hoạt động nhất định doanh nghiệp sẽ cĩ thu nhập bằng tiền. Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Do đĩ, lợi nhuận phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Lãi gộp là phần cịn lại của doanh thu sau khi trừ chi phí khả biến, là phần đĩng gĩp dùng đảm bảo trang trải cho chi phí bất biến. Lợi nhuận trước thuế: là lợi nhuận đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận sau thuế: là phần cịn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho ngân sách Nhà nước, lợi nhuận sau thuế dùng để trích lập các quỹ đối với các doanh nghiệp. 1.2.1.2. Nội dung của lợi nhuận: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuỳ theo các lĩnh vực đầu tư khác nhau, lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau:
- - Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận cĩ được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết. - Lợi nhuận về hoạt động tài chính: Là các khoản thu về lãi tiền gửi, thu lãi bán ngoại tệ, thu từ cho thuê tài sản cố định, thu nhập từ đầu tư trái phiếu, cổ phiếu. - Lợi nhuận khác: Là lợi nhuận thu được từ những hoạt động bất thường hay cịn gọi là các khoản thu từ các hoạt động riêng biệt với hoạt động sản xuất kinh doanh thơng thường của đơn vị. Những khoản này thường phát sinh khơng đều đặn như: Thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được các khoản nợ khĩ địi mà trước đây đã chuyển vào thiệt hại, thu các khoản nợ khơng xác định được chủ, các khoản lợi nhuận bị sĩt những năm trước nay mới phát hiện. 1.2.1.3. Vai trị của lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nĩ phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định Lợi nhuận là một nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng tồn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy mơ sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ cơng nhân viên. Lợi nhuận là địn bẩy kinh tế quan trọng cĩ tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là sản xuất kinh doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp, tăng tích luỹ mở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, gĩp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại, doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khĩ khăn, thiếu khả năng thanh tốn, tình hình này kéo dài doanh nghiệp sẽ bị phá sản.
- 1.2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: Trong quá trình hoạt động cĩ rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ yếu là: - Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Sản phẩm, hàng hố của doanh nghiệp cĩ tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lãi, lỗ ở mức độ nào. Sản phẩm, hàng hố phải được tiêu thụ ở một số lượng nào đĩ sẽ cĩ lợi nhuận, khối lượng tiêu thụ càng nhiều thì lợi nhuận đạt được càng lớn - Giá thành sản xuất của sản phẩm: Giá thành sản xuất cĩ vai trị to lớn trong chiến lược cạnh tranh về giá. Giá thành sản xuất thấp cho phép doanh nghiệp áp dụng giá bán thấp hơn đối thủ nhưng thu được lợi nhuận cao hơn. Giá thành sản xuất cĩ tác động ngược chiều với lợi nhuận, nếu giá thành thấp lợi nhuận sẽ cao hơn và ngược lại. Đối với những ngành cĩ số lao động nhiều, chi phí nhân cơng cĩ ảnh hưởng khơng nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiện nay, giá nhân cơng rẻ là một yếu tố thuận lợi của nước ta trong việc tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, vì cĩ thể tiêu thụ sản phẩm với giá rẻ nhưng lợi nhuận khơng giảm. - Giá bán sản phẩm: Trong sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì giá bán phải tương ứng với giá trị, nghĩa là giá cả sản phẩm phải đảm bảo bù đắp được chi phí sản xuất và phải cĩ lợi nhuận thoả đáng để tái đầu tư. Trong chính sách giá của doanh nghiệp, giữa giá bán và khối lượng bán cĩ mối quan hệ chặt chẽ, khi khối lượng hàng hố bán tăng thì giá bán cĩ thể giảm và ngược lại. - Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm hàng hố của doanh nghiệp cĩ một chi phí sản xuất riêng, do đĩ cĩ mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ cạnh tranh trên thị trường, giá bán, giá vốn, thuế, rất khác nhau. Bởi vậy, khi doanh nghiệp cĩ cơ cấu hàng hố kinh doanh thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. - Thuế suất: Thuế suất do Nhà nước quy định, những thay đổi trong chính sách thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, các doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời các sự thay đổi này để cĩ những biện pháp can thiệp kịp thời đảm bảo được lợi nhuận, hạn chế tổn thất. 1.2.2. Phương pháp tính lợi nhuận: Cĩ hai phương pháp tính lợi nhuận: 1.2.2.1. Phương pháp trực tiếp
- Xác định lợi nhuận dựa vào cơng thức sau: P = DTT – (Zsxtt + CPBH + CPQL) Trong đĩ: - P : Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. - DTT : Doanh thu thuần về bán hàng và cung ứng dịch vụ. - Zsxtt : Giá thành sản phẩm tiêu thụ. - CPBH : Chi phí bán hàng. - CPQL : Chi phí quản lý. Xác định lợi nhuận theo phương pháp này dễ tính tốn, đơn giản. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng thì cơng việc tính tốn trở nên phức tạp hơn. Mặt khác, dùng phương pháp này khơng thấy được những nhân tố làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1.2.2.2. Phương pháp phân tích: Để khắc phục nhược điểm của phương pháp trực tiếp, người ta dùng phương pháp phân tích để xác định lợi nhuận. Cơng thức tính lợi nhuận theo phương pháp này như sau: P = Pss ± Pz ± Pkc ± Pcl ± Pg ± Pđk ± Poss Trong đĩ: - Pss : Lợi nhuận sản phẩm so sánh được tính theo tỷ suất lợi nhuận kỳ báo cáo. - Pz : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng của nhân tố giá thành. - Pkc : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng. - Pcl : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng của nhân tố chất lượng. - Pđk : Lợi nhuận của sản phẩm kết dư đầu kỳ. - Poss: Lợi nhuận của sản phẩm khơng so sánh được. Như vậy, theo phương pháp này ta cĩ thể biết rõ nhân tố ảnh hưởng làm thay đổi lợi nhuận kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo, từ đĩ cĩ các biện pháp khai thác hoặc khắc phục nhằm tăng lợi nhuận. Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận là cơ sở ra quyết định nhanh, dứt khốt về mua bán hàng hố thích ứng với sự biến dạng của thị trường. Dù cho dùng phương pháp nào để phân tích lợi nhuận thì mục đích chung đều là
- tìm kiếm các xu hướng tăng lợi nhuận và đầu tư cĩ lợi, khai thác các nhân tố bên trong và bên ngồi doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh cĩ lợi nhuận và mức độ lợi nhuận ngày càng cao. 1.2.3. Tác động của địn cân nợ, địn cân định phí, và địn cân tổng hợp đến doanh lợi của doanh nghiệp: Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh luơn phải đối phĩ nhiều rủi ro. Thường cĩ hai loại rủi ro cĩ thể gặp là: Rủi ro trong kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro trong kinh doanh: Là loại rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của doanh nghiệp sẽ khơng cĩ gì chắc chắc xung quanh doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính điều này sẽ tạo ra rủi ro, thể hiện ở chổ doanh nghiệp khơng tạo ra đủ số doanh thu hàng năm từ việc bán sản phẩm đạt đến mức đủ thanh tốn các định phí trong sản xuất kinh doanh. Rủi ro tài chính: Là hậu quả của phương thức huy động nợ và nĩ sẽ dẫn đến các khoản phải trả cố định. Doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, phải đối diện với mức độ địn bẩy hoạt động khác nhau, họ cĩ thể thay đổi phương thức sử dụng địn bẩy tài chính một cách thích hợp. Một cách tổng quát, những doanh nghiệp mà bản thân phải chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh cĩ khuynh hướng sử dụng nợ ít hơn doanh nghiệp mà rủi ro kinh doanh cĩ giới hạn. Mặt khác những doanh nghiệp cĩ rủi ro trong kinh doanh ít hơn cĩ thể gặp rủi ro tài chính cao hơn. 1.2.3.1. Địn cân nợ: Quá trình tài trợ bằng nợ vay tạo ra địn cân nợ và việc trả lãi tiền vay cố định làm thay đổi tỷ suất doanh lợi đầu tư. Địn cân nợ cĩ tác động đến thu nhập và tiền lời mà chủ sở hữu nhận được. Địn cân nợ được tạo ra do cách thức huy động nợ, và chính cách thức huy động nợ sẽ dẫn đến chi phí tài chính cố định. Tỷ lệ nợ hoặc độ nghiêng địn cân nợ càng cao thì tác động của địn cân nợ càng lớn. Các doanh nghiệp ít gặp rủi ro trong kinh doanh thì sẽ cĩ khuynh hướng sử dụng địn cân nợ. Và ngược lại, doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh họ sẽ ít sử dụng địn cân nợ. Để xác định độ nghiêng của địn cân nợ, ta áp dụng cơng thức: Q(P −V ) − F DFL = Q(P −V ) − F − R
- - DFL : Độ nghiêng địn cân nợ - Q : Sản lượng tiêu thụ - F : Định phí - V : Biến phí một đơn vị sản phẩm - P : Giá bán một đơn vị sản phẩm - R : Lãi vay *Nếu DFL cao thì rủi ro tài chính sẽ rất lớn 1.2.3.2. Địn cân định phí Độ nghiêng địn cân định phí ( DOL) được xác định như sau: Q(P −V ) DOL = Q(P −V ) − F *Nếu DOL cao thì rủi ro kinh doanh cũng sẽ cao. Ngưyên nhân là do họ đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định và cĩ bộ máy quản lý cồng kềnh, kết quả là định phí cao. Tốt nhất là doanh nghiệp nên chọn DOL vừa phải. 1.2.3.3. Địn cân tổng hợp: Độ nghiêng địn cân tổng hợp ký hiệu là DCL. Tác động tổng hợp cả địn cân định phí và địn cân nợ chính là độ nghiêng địn cân tổng hợp: DCL =DOL x DFL Từ DCL cĩ thể xác định sự thay đổi sản lượng hay doanh thu trên doanh lợi vốn tự cĩ, đồng thời cho thấy tương quan giữa địn cân nợ và địn cân định phí, nếu doanh nghiệp quyết định vay nợ để đầu tư vào tài sản cố định sẽ đem đến tình trạng rủi ro kinh doanh rất cao. Thể hiện: sự giảm sút chút ít doanh thu sẽ gây ra sự giảm sút rất lớn về doanh lợi vốn tự cĩ Qua đĩ, doanh nghiệp cĩ quyết định tỷ lệ sử dụng nợ ở mức độ sản xuất nào là phù hợp nhất. 1.2.4. Phân tích điểm hồ vốn - Khái niệm điểm hồ vốn: Điểm hồ vốn là điểm mà tại đĩ khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường đạt được doanh thu đủ bù đắp tồn bộ chi phí sản xuất
- kinh doanh với giá cả thị trường đã xác định trước. Tại điểm hồ vốn, doanh nghiệp khơng cĩ lãi và cũng khơng bị lỗ. Khi đĩ lãi gộp bằng với chi phí bất biến. Phương pháp xác định điểm hồ vốn: CPBB DTHV = CPKB 1 - DTTH - DTHV: Doanh thu hồ vốn. - CPBB : Chi phí bất biến. - CPKB : Chi phí khả biến. - DTTH : Doanh thu thực hiện. Phân tích khối lượng sản phẩm tại điểm hồ vốn là tính tốn khối lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu tại điểm mà ở đĩ doanh nghiệp cĩ khả năng bù đắp được những chi phí vật chất trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Trên cơ sở đĩ, xác định khối lượng tiêu thụ tung vào thị trường nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Thời gian hồ vốn: Là thời gian cần thiết để đạt được doanh thu hồ vốn trong một kỳ kinh doanh DTHV X 12 TGHV = DTTH - TGHV: Thời gian hồ vốn (tháng) - DTTH: Doanh thu thực hiện *Thời gian hồ vốn càng ngắn càng tốt - Doanh thu an tồn: Là phần doanh thu vượt qua điểm hồ vốn, là phần doanh thu bắt đầu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh thu an tồn càng lớn, điểm hồ vốn càng gần hơn, độ rủi ro giảm đi. DT an tồn = DTTH – DTHV ( DT : Doanh thu)
- 1.2.5. Phân tích tỷ suất lợi nhuận: Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp ảnh hưởng bởi hai loại nhân tố: - Chịu ảnh hưởng bởi quy mơ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quy mơ sản xuất kinh doanh càng lớn thì sẽ tạo ra tổng mức lợi nhuận càng nhiều, quy mơ sản xuất kinh doanh càng nhỏ thì tạo ra tổng mức lợi nhuận càng thấp. - Chịu ảnh hưởng bởi chất lượng cơng tác tổ chức quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cĩ tổ chức quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp đĩ sẽ tạo ra lợi nhuận cao hơn. Bởi vậy, để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần tính và phân tích các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số của hai chỉ tiêu tuỳ theo mối liên hệ giữa tổng mức lợi nhuận với một chỉ tiêu cĩ liên quan. Do đĩ, cĩ rất nhiều chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, tuỳ theo mục đích phân tích cụ thể, tính các tỷ suất lợi nhuận thích hợp. 1.2.5.1 Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu (LN/DT): Chỉ tiêu này được xác định bằng cơng thức: LN LN/DT = DT Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu thì cĩ bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Bởi vậy, doanh nghiệp phải nâng cao tổng mức lợi nhuận lên. 1.2.5.2. Tỷ suất lợi nhuận – giá vốn hàng bán (LN/GVHB): Chỉ tiêu này được xác định bằng cơng thức: LN LN/GVHB = GVHB (GVHB: Giá vốn hàng bán) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng giá vốn của sản phẩm thì sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ hiệu quả sản suất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. 1.2.5.3 Tỷ suất lợi nhuận – tổng tài sản (LN/TTS): Chỉ tiêu này được xác định bằng cơng thức:
- LN LN/TTS = TTS (TTS: Tổng tài sản của doanh nghiệp) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ, thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. 1.2.5.4 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận - chi phí bán hàng (LN/CPBH) Chỉ tiêu này được tính bằng cơng thức: LN LN/CPBH = CPBH Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi ra cho khâu bán hàng thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, qua đĩ cho ta thấy phần đĩng gĩp của chi phí bán hàng vào doanh thu. Việc phân tích các tỷ suất lợi nhuận phải đồng thời với việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến các tỷ suất lợi nhuận đĩ. 1.2.6. Chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: Lợi nhuận là địn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ cĩ tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp, gĩp phần động viên mọi người lao động trong doanh nghiệp vì lợi ích bản thân mình, của doanh nghiệp và của xã hội mà phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để khơng ngừng phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách phân phối lợi nhuận cĩ ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cĩ những chính sách riêng nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Tuy nhiên phải theo quy định của Bộ tài chính. Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp sẽ được phân phối như sau: - Nộp thuế cho Ngân sách Nhà nước - Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước - Khấu trừ chi phí bất hợp lệ và các khoản tiền phạt. - Trừ vào các khoản lỗ khơng được khấu trừ vào lợi tức trước thuế.
- - Phần cịn lại để trích lập các quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phịng tài chính, quỹ trợ cấp mất việc làm, quỹ khen thưởng và phúc lợi . Các quỹ này được trích lập theo quy định Thơng tư 70/TCDN của Bộ Tài Chính năm 1996. Cụ thể: - Quỹ đầu tư phát triển: trích từ 50% trở lên, khơng hạn chế mức tối đa. - Quỹ dự phịng tài chính: trích từ 10% trở lên, số dư của quỹ khơng vượt quá 25% vốn điều lệ - Quỹ dự phịng trợ cấp mất việc làm: trích từ 5% trở lên, số dư khơng vượt quá 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp. - Số lợi tức cịn lại sau khi trích các quỹ trên, doanh nghiệp được trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định: + Doanh nghiệp được trích tối đa bằng 3 tháng lương thực hiện với điều kiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước (vốn Nhà nước bao gồm vốn ngân sách do Nhà nước cấp, vốn cĩ nguồn gốc ngân sách cấp, vốn do doanh nghiệp tự bổ sung) dùng trong hoạt động kinh doanh năm nay khơng thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm trước. + Doanh nghiệp được trích tối đa bằng 2 tháng lương thực hiện nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm trước. Tỷ lệ trích vào mỗi quỹ do Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc (nếu doanh nghiệp khơng cĩ Hội đồng quản trị) quyết định khi đã tham khảo ý kiến của Cơng đồn doanh nghiệp. Trường hợp số dư các quỹ đã đạt mức tối đa, thì chuyển số lợi nhuận cịn lại vào quỹ đầu tư phát triển. 1.2.7. Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận: Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, địi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc phân tích lợi nhuận cĩ thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đĩ cĩ biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tích lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đĩ đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG: Nhà máy xi măng An Giang là một trong những nhà máy được thành lập sau ngày miền Nam giải phĩng, được khởi cơng xây dựng từ tháng 11 năm 1978 đưa vào sản xuất cuối năm 1979. Nhà máy xi măng An Giang được đặt tại khu vực ấp Đơng Thạnh, xã Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, với diện tích mặt bằng chiếm 9 ha cạnh quốc lộ 91, cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 6 km. Hàng năm nhà máy đã gĩp phần rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, cung cấp xi măng cho các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp, xây dựng cơ bản trong tỉnh và các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long. Sự ra đời của nhà máy xi măng là cần thiết để cung cấp nguyên vật liệu cho cơng trình xây dựng, khắc phục hậu quả chiến tranh gây ra, đồng thời phát triển kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hố. Từ khi thành lập nhà máy xi măng An Giang hoạt động sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh. Từ nguồn tích lũy qua nhiều năm đến tháng 4 năm 1995, nhà máy cĩ 4 máy nghiền (loại cĩ cơng suất : 2 tấn/giờ), ba dãy nhà kho chứa nguyên liệu và thành phẩm, một kho chứa phế liệu và sân phơi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là loại máy mĩc cũ kỹ, hầu hết dây chuyền sản xuất thủ cơng là chính, chất lượng sản phẩm khơng đồng đều, hiệu quả kinh tế khơng cao. Hằng năm, nhà máy nhận chỉ tiêu sản xuất xi măng trên giao, nguyên liệu tự lo và chỉ sản xuất
- trên dưới 5.000 tấn xi măng loại mác thấp P 300 (tương đương PC 20) tiêu thụ rất khĩ khăn. Sản lượng tiêu thụ trong giai đoạn này chiếm 15% nhu cầu xây dựng cơ bản của tỉnh An Giang. Năm 1986, nhà máy hoạt động khá vất vả, khĩ khăn lớn nhất trong giai đoạn này là nhà máy nằm trong bối cảnh cả nước tiến tới xĩa bao cấp, sản xuất theo cơ chế thị trường cĩ sự quản lý của Nhà nước, sản xuất mang tính độc lập, tự chủ nên hoạt động của nhà máy rất bấp bênh. Năm 1995, nền cơng nghiệp xi măng của tỉnh An Giang nằm trong tình trạng lạc hậu về cơng nghệ. Tháng 4 năm 1995, nhà máy xi măng được sáp nhập vào Cơng ty Xây Lắp An Giang. Trước yêu cầu của sự cơng nghiệp hĩa - hiện đại hĩa cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, thay đổi cách nhìn và cung cách làm ăn mới, lãnh đạo Cơng ty Xây Lắp xin ý kiến Tỉnh ủy - thường trực Ủy Ban Nhân Dân tỉnh và được sự đồng ý, chỉ đạo cho Nhà máy tiến hành lập dự án đầu tư xây dựng - lắp đặt dây chuyền nghiền hiện đại đầu tiên, hồn thành vào tháng 5 năm 1997 cĩ cơng suất 100.000 tấn/năm, nhập thiết bị Trung Quốc, tổng vốn đầu tư 7.300 triệu đồng. Với cơng nghệ kỹ thuật cao, tự động hố và định lượng hồn tồn điều khiển bằng máy vi tính. Cùng với sự nhiệt tình năng nổ của tập thể cán bộ cơng nhân viên, nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, áp dụng nhiều sáng kiến, thay đổi mẫu mã mới, tiết kiệm trong xây dựng, giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm, quảng cáo thương hiệu, Sau hơn ba năm hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, Nhà máy đã hồn vốn đầu tư, đồng thời đã được Trung Tâm 3 cấp dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc gia vào cuối năm 1998. Nhà máy đã hoạt động hết cơng suất thiét kế nhưng cũng khơng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của xã hội, nên đầu năm 2000 lãnh đạo Cơng ty Xây Lắp đồng ý cho nhà máy tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền thứ hai (cơng suất 100.000 tấn/năm), về thiết bị chỉ mua máy nghiền bi, máy phân ly của Trung Quốc, một số thiết bị cịn lại như gầu nâng, sàn quay, máy đĩng bao vít tải, cân băng điện tử nhà máy tự chế tạo và lắp đặt. Rút kinh nghiệm từ dây chuyền trước cĩ cải tiến máy phân ly, silơ xi măng, bố trí dây chuyền hợp lý, nên giảm chi phí đầu tư cơng trình gần 2.000 triệu đồng, hồn thành đưa vào sử dụng trước thời hạn một tháng (ngày 15/11/2000). Phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh của hai dây chuyền, tháng 3 năm 2001 được sự chỉ đạo của Cơng ty Xây Lắp, nhà máy xi măng tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền thứ ba và thứ tư với cơng nghệ thiết bị như hai dây chuyền nêu trên, cũng chỉ mua ống nghiền và máy phân ly cịn các thiết bị khác do cán bộ cơng nhân viên nhà máy chế tạo. Nhờ cĩ kinh nghiệm trong chế tạo và lắp đặt nên tiến
- độ xây dựng nhanh hơn, chi phí đầu tư giảm chỉ cịn 4.500 triệu đồng (giảm 2.800 triệu đồng so với dây chuyền thứ nhất và giảm 500 triệu đồng so với dây chuyền thứ hai). Cơng trình đã đưa vào sử dụng tháng 2 và tháng 12 năm 2002. Nâng tổng cơng suất của nhà máy lên 400.000 tấn/năm. 2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY: Nhà máy xi măng là đơn vị hạch tốn kinh tế lý độc lập, cơ cấu bộ máy quản lý gọn nhẹ, nhưng vẫn đảm bảo năng lực quản lý. 2.2.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy xi măng An Giang GIÁM ĐỐC KẾ TỐN PHĨ GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC PHĨ GIAM ĐỐC TRƯỞNG KẾ HOẠCH - VẬT SẢN XUẤT KINH DOANH TƯ - TỔ CHỨC KIÊM NHIỆM KIÊM NHIỆM TRƯỞNG PHỊNG ĐẠI DIỆN LÃNH KẾ - TÀI VỤ ĐẠO TRƯỞNG PHỊNG TRƯỞNG TRƯỞNG QUẢN ĐỐC QUẢN ĐỐC TỔ CHỨC HÀNH PHỊNG PHỊNG PHÂN XƯỞNG PHÂN XƯƠNG CHÁNH KẾ HOẠCH KỸ THUẬT - KCS CƠ ĐIỆN SẢN XUẤT QUAN HỆ CHỈ ĐẠO - BÁO CÁO 2.2.2. Bộ máy quản lý: - Ban Giám Đốc: gồm 01 Giám đốc và 03 Phĩ Giám đốc + Giám đốc nhà máy xi măng: là người đứng đầu và đại diện cho cán bộ cơng nhân viên tồn Nhà máy, hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng các yêu cầu nêu trong tiêu chuẩn TCVN, ISO 9001:2000. Phân cơng trách nhiệm quyền hạn và mối quan hệ của hệ thống quản lý cho cán bộ cơng nhân viên. Thu nhận và cho cán bộ cơng nhân viên nghỉ việc theo chế độ chính sách Nhà nước. Chịu trách nhiệm về tất cả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trước Cơng ty chủ quản và cấp trên. Trợ giúp cho Giám đốc là các phĩ giám đốc và kế tốn trưởng, gồm: + Phĩ giám đốc phụ trách kế hoạch - vật tư - tổ chức.
- + Phĩ giám đốc phụ trách kinh doanh, kiêm nhiệm Trưởng phịng kinh doanh. + Kế tốn trưởng kiêm Trưởng phịng kế tốn: Là người giúp Giám đốc kiểm tra giám sát mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Giám sát việc thực hiện pháp lệnh kế tốn thống kê và điều lệ kế tốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Liên hệ các Phĩ giám đốc và Trưởng các bộ phận trong cơng tác nhập, xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm, vật tư kỹ thuật. Phối hợp với Trưởng phịng kinh doanh trong cơng tác thu hồi cơng nợ. - Các Phịng Ban: các Trưởng Phĩ phịng điều hành trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. Nhiệm vụ của các Phịng Ban như sau: + Phịng tổ chức hành chánh: Cĩ nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc, chịu trách nhiệm trước Phĩ giám đốc Kế hoạch - Vật tư - Tổ chức. Điều hành về tổ chức hành chánh, lao động tiền lương, khen thưởng trong năm. Nghiên cứu và xây dựng mục tiêu chất lượng về tổ chức hành chánh hàng năm trên cơ sở chính sách và mục tiêu chất lượng của Nhà máy. Quản lý tồn bộ hồ sơ, tài liệu về tổ chức và lao động. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo cán bộ cơng nhân viên. Chăm lo đời sống cán bộ cơng nhân viên, phục vụ khách giao dịch với Nhà máy. + Phịng kế hoạch, kinh doanh: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Phân cơng điều động và kiểm tra việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài vụ, tổ chức cơng tác cung ứng nguyên vật liệu, vật tư kỹ thuật cho sản xuất. Theo dõi các hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm, thống kê cập nhật chứng từ. Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành, phân cơng, cung ứng vật tư, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng theo đúng quy định. Tham mưu cho Ban giám đốc lập kế hoạch và tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Lập mục tiêu chất lượng Phịng kinh doanh hàng năm trên cơ sở chính sách và mục tiêu chất lượng của Nhà máy. Tổ chức tiếp thị - quảng cáo, điều tra nghiên cứu mở rộng thị trường. Phối hợp với kế tốn trưởng về quản lý cơng nợ bán hàng. + Phịng kế tốn tài vụ: Tổ chức cơng tác hạch tốn kế tốn, tài chính, thống kê lên bảng cân đốI kế tốn, theo dõi thu chi, chứng từ, hợp đồng kinh tế, tiêu thụ sản phẩm. Bộ máy kế
- tốn được tổ chức tập trung, giúp cơng tác quản lý tài chính được quản lý chặt chẽ. Hiện nay cơ cấu bộ máy kế tốn của Nhà máy gồm: - Kế tốn trưởng kiêm kế tốn tổng hợp. - Kế tốn chi tiết. - Kế tốn thanh tốn. - Thủ quỹ Hình thức sổ kế tốn áp dụng cho Nhà máy là hình thức Nhật ký chung SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TỐN KẾ TỐN TRƯỞNG KẾ TỐN KẾ TỐN KẾ TỐN THỦ QUỸ V ẬT TƯ THANH TỐN CHI TIẾT QUAN HỆ CHỈ ĐẠO QUAN HỆ ĐỐI CHIẾU + Phịng kỹ thuật – KCS: Điều hành phân cơng và kiểm tra cán bộ cơng nhân viên phịng kỹ thuật – KCS thực hiện các hoạt động: Xây dựng mục tiêu chất lượng phịng kỹ thuật – hàng năm; lập kế hoạch và thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra Phối hợp với phân xưởng sản xuất, phân xưởng cơ điện, kiểm tra - kiểm sốt dây chuyền cơng nghệ theo PC Plan ( quá trình sản xuất). Điều hành hoạt động của phịng thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm nguyên vật liệu và xi măng thành phẩm theo QC Plan ( chất lượng sản phẩm). Báo cáo trực tiếp Phĩ giám đốc phụ trách sản xuất. Liên hệ các trưởng phịng khác để phối hợp cơng tác hàng ngày + Phân xưởng cơ - điện: Điều hành, phân cơng và kiểm tra cán bộ cơng nhân phân xưởng cơ - điện thực hiện cơng tác: Quản lý, xây dựng – theo dõi kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị; lập kế hoạch mua trang thiết bị, phụ tùng thay thế, gia cơng cấu kiện; lập kế hoạch và trang bị bảo hộ lao động cho cơng nhân cơ - điện và nhân viên phân xưởng; lập kế hoạch an tồn lao động vệ sinh cơng nghiệp, phịng
- chống cháy nổ, an tồn lao động trong khi ngừng máy sửa chữa. Đề suất cải tiến cơng nghệ, cải tiến hệ thống quản lý chất lượng tại phân xưởng cơ điện. + Phân xưởng sản xuất: Lập mục tiêu chất lượng của phân xưởng sản xuất hàng năm trên cơ sở chính sách mục tiêu chất lượng của Nhà máy. Điều hành, phân cơng và kiểm tra cán bộ cơng nhân viên phân xưởng sản xuất thực hiện các hoạt động: Quản lý tổ chức sản xuất; sản xuất sản phẩm xi măng PCB theo kế hoạch hàng tuần, hàng tháng; theo dõi , đề nghị cấp nguyên vật liệu sản xuất; lập các lệnh sản xuất các lệnh đĩng bao, phiếu và biên bản bàn giao sản phẩm xi măng. Phối hợp với phịng kỹ thuật – KCS kiểm sốt quá trình sản xuất (PC Plan), kiểm sốt chất lượng sản phẩm (QC PLan), kết hợp phân xưởng cơ - điện trong cơng tác bảo dưỡng, sửa chữa; kiểm sốt tài liệu, hồ sơ tại phân xưởng sản xuất; xử lý sản phẩm khơng phù hợp, khắc phục, phịng ngừa và cải tiến 2.2.3. Tình hình nhân sự của Nhà máy: Tổng số cán bộ cơng nhân viên của Nhà máy hiện nay là 240 người. Trong đĩ: 11 nữ, Ban Giám đốc cĩ 4 người. Trình độ đại học 15 người cao cấp chính trị 1 người, trung cấp chuyên mơn và chính trị 6 người, Đảng viên 25 người. Bảng1: Tình hình nhân sự của nhà máy năm 2003 STT Các bộ phận sản xuấtSố người 1 Vận chuyển vật liệu tiêu thụ 9 2 Vận hành máy 32 3 Tổ đĩng bao 112 4 Tổ phối liệu 14 5 Trưởng ca 3 6 Tổ cơ khí, điện 36 7 Phịng kỹ thuật 8 8 Quản lý gián tiếp 26 Tổng cộng 240 2.3. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ VÀ PHƯƠNG THỨC KINH DOANH: Hàng hĩa sản xuất ra nhằm mục đích tiêu thụ được, nghĩa là được thị trường chấp nhận. Khối lượng hàng hĩa tiêu thụ càng nhiều, mức doanh thu tiêu thụ càng lớn. Khối lượng tiêu thụ khơng chỉ phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng hàng hố sản xuất ra mà cịn phụ thuộc vào cơng tác tổ chức tiêu thụ hàng
- hĩa như: việc ký kết hợp đồng bán hàng với các đại lý, với khách hàng, việc quảng cáo, tiếp thị, việc vận chuyển hàng hĩa Những doanh nghiệp thực hiện tốt các khâu tiêu thụ trên sẽ cĩ được thị trường tiêu thụ rộng lớn và theo đĩ doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng lên. Mặc dù trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường, hiện nay mạng lưới tiêu thụ của nhà máy xi măng An Giang rộng khắp khu vực đồng bằng sơng Cửu Long, đặc biệt là bán cho các cơng trình xây dựng trong tỉnh nhà. Phương thức kinh doanh chủ yếu của nhà máy là bán xi măng cho các đại lý, bên cạnh đĩ nhà máy cũng áp dụng phương thức bán lẻ đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Chủ yếu sản phẩm bán cho đại lý theo hình thức bán gối đầu theo từng hợp đồng cụ thể đã được ký kết trước. Thời gian thu hồi tiền bán hàng là từ 10 đến 15 ngày sau khi xuất giao hàng. Phương thức thanh tốn là thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản qua ngân hàng. Nhà máy tổ chức phân cơng theo dõi tình hình nợ chặt chẽ nhằm hạn chế trường hợp bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. 2.4. THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA NHÀ MÁY: 2.4.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng Ủy, Ban Giám Đốc Cơng ty Xây Lắp An Giang và các cơ quan ban ngành của Tỉnh trong việc mua vật liệu phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xi măng An Giang vào xây dựng các cơng trình trong Tỉnh. - Sự tham gia tích cực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên Nhà máy trong lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, quản lý sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả, mở rộng thị trường tiêu thụ nhiều nơi. - Nhà máy hiện cĩ đội ngũ cán bộ cĩ trình độ quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng xi măng theo tiêu chuẩn quốc gia và dây chuyền cơng nghệ hiện đại điều khiển bằng máy vi tính từ đầu vào nguyên liệu đến ra xi măng thành phẩm. 2.4.2. Khĩ khăn: - Sản phẩm xi măng Hoa Mai An Giang mới tiếp cận thị trường nên người tiêu dùng cịn e dè chưa mạnh dạn sử dụng. - Cơng tác tiếp thị đơi lúc chưa được thực hiện tốt khắp khu vực đồng bằng sơng Cửu Long.
- 2.5. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA NHÀ MÁY TRONG THỜI GIAN QUA: Từ khi thành lập đến nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trải qua nhiều bước thăng trầm. Những năm trước đây, do ngành kiến thiết, xây dựng cơ bản chưa phát triển mạnh, việc sản xuất và tiêu thụ xi măng của nhà máy tăng chậm. Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đường phát triển, các chính sách kinh tế ngày một đổi mới thơng thống hơn nhằm tạo điều kiện cho Việt Nam hồ nhập vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Theo đà trên, mức tăng trưởng của ngành cơng nghiệp xây dựng tăng lên đáng kể, từ đĩ tạo điều kiện thuân lợi cho việc sản xuất, kinh doanh xi măng của nhà máy. Bên cạnh đĩ nhà máy xi măng An Giang luơn xem việc nộp ngân sách Nhà nước là nghĩa vụ trọng tâm hàng đầu, nhà máy luơn nộp thuế đủ, đúng hạn, khơng để xảy ra tình trạng nợ thuế tồn đọng. Trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nổ lực phát huy thuận lợi, khắc phục khĩ khăn, những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy đạt được một số kết quả sau: Bảng 2: Doanh thu và lợi nhuận qua 3 năm 2001, 2002, 2003: ĐVT: 1000 đồng Doanh thu tiêu thụ Lợi nhuận Năm Trong đĩ: Tổng Gia cơng Cung cấp trước thuế Bán xi măng xi măng dịch vụ 2001 71.356.982 60.251.552 11.105.430 2.954.900 7.870.350 2002 105.510.599 91.246.783 13.470.026 793.790 9.412.908 2003 133.382.281 115.063.051 17.295.991 1.023.239 12.766.851 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003) CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG 3 NĂM 2001, 2002, 2003 Doanh thu và lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ hoạt động. Để đạt kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích doanh thu và lợi nhuận. Trên cơ sở đĩ, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong cơng tác quản lý, và tìm ra biện pháp sát thực để hạn chế, khắc phục mặt yếu, tăng cường phát huy các mặt mạnh, khai thác triệt để mọi khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh.
- 3.1. PHÂN TÍCH DOANH THU CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG QUA 3 NĂM (2001, 2002, 2003). 3.1.1. Phân tích chung về tình hình doanh thu của nhà máy qua 3 năm 2001, 2002, 2003: 3.1.1.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của nhà máy: Sản phẩm Nhà máy xi măng An Giang bao gồm một phần xi măng An Giang và một phần gia cơng cho khách hàng. Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu, ta lập bảng sau: Bảng 3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu 3 năm 2001, 2002, 2003: ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 doanh Kế Thực % thực Kế Thực % thực Kế Thực % thực thu hoạch hiện hiện hoạch hiện hiện hoạch hiện hiện Xi măng 69.000.000 60.251.552 87.3% 81.700.000 91.246.783 111.7% 106.182.000 115.063.051 108.4% An Giang Gia cơng 6.500.000 11.105.430 170.9% 14.300.000 13.470.026 94.2% 22.100.000 17.295.991 78.3% xi măng Cung cấp 2.954.900 793.790 1.023.239 dịch vụ Tổng 75.500.000 74.311.882 98.4% 96.000.000 105.510.599 109.9% 128.282.000 133.382.281 104.0% (Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001,2002,2003) Qua số liệu bảng 3 ta thấy: - Năm 2001, tổng doanh thu cả năm chỉ đạt 98,4% so với kế hoạch. Xét cụ thể từng sản phẩm: + Xi măng An Giang: doanh thu thực hiện chỉ bằng 87,3% kế hoạch đề ra. + Gia cơng xi măng: doanh thu đạt 170,9%, vượt xa mức kế hoạch. + Cung cấp dịch vụ: đây là khoản phát sinh thêm khi khách hàng cĩ nhu cầu, nhà máy khơng lập kế hoạch cho hoạt động này. Như vậy, lượng xi măng An Giang tiêu thụ thấp hơn kế hoạch đề ra, do sản phẩm này cịn mới trên thị trường, trong khi người tiêu dùng đã quen sử dụng loại xi măng cĩ từ lâu như xi măng Hà Tiên, xi măng Sao Mai nên chưa mạnh dạn sử dụng. Lượng xi măng gia cơng tăng nhờ chất lượng xi măng gia cơng tương đối tốt. Tuy nhiên, giá gia cơng xi măng thấp hơn giá bán xi măng An Giang cho nên doanh thu gia cơng dù vượt kế hoạch đến 70,9% nhưng vẫn khơng đủ bù đắp được phần doanh thu thiếu kế hoạch của xi măng An Giang. Mặt khác, doanh thu từ
- cung cấp dịch vụ là 2.954.900 nghìn đồng đã gĩp phần đáng kể vào việc tăng tổng doanh thu thực tế, nhờ đĩ tổng doanh thu đạt 98,4% so với kế hoạch. - Năm 2002, tổng doanh thu của nhà máy vượt kế hoạch đề ra, đạt 109,9%. Đạt kết quả khả quan này là do: + Xi măng An Giang: doanh thu đạt 111,7% kế hoạch nhờ trong năm này nhà máy xi măng An Giang tăng sản lượng sản xuất đồng thời thực hiện đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng cáo sản phẩm. + Gia cơng xi măng: doanh thu năm này đạt 94,2%, thấp hơn so với kế hoạch chút ít. Nguyên nhân là do, rút kinh nghiệm từ năm trước nhà máy đã đề ra chỉ tiêu kế hoạch khá cao, doanh thu thực tế đạt được tỷ lệ này cho thấy nhà máy đã nỗ lực rất nhiều để hồn thành kế hoạch đề ra. + Cung cấp dịch vụ: doanh thu từ hoạt động này đạt 793.790 nghìn đồng, tuy khơng nhiều nhưng đã gĩp phần giúp tổng doanh thu vượt mức kế hoạch. - Năm 2003, tổng doanh thu đạt 103,9%, vượt mức kế hoạch 3,9%. Cụ thể: + Xi măng An Giang: doanh thu đạt 108,4% kế hoạch. + Gia cơng xi măng: doanh thu đạt 78,3% kế hoạch. + Cung cấp dịch vụ: doanh thu là 1.023.239 nghìn đồng. Doanh thu tăng hơn kế hoạch thể hiện những nỗ lực của nhà máy trong khâu tiêu thụ sản phẩm khi mà thị trường vật liệu xây dựng luơn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đĩ, do cĩ sự thay đổi từ các đơn vị khách hàng, lượng xi măng gia cơng giảm hơn kế hoạch rất nhiều. Tuy nhiên, giá bán xi măng cao hơn giá gia cơng, nên với lượng vượt kế hoạch của xi măng An Giang và phần doanh thu phát sinh từ cung cấp dịch vụ đã giúp cho tổng doanh thu kỳ thực hiện khơng chỉ đạt mà cịn vượt kế hoạch. Như vậy, qua 3 năm 2001, 2002, 2003, tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu là khá tốt. Trừ năm 2001 doanh thu đạt xấp xỉ mức kế hoạch, các năm sau đều vượt kế hoạch đề ra. Sở dĩ đạt được kết quả khả quan này là do nhà máy nắm bắt được nhu cầu tăng lên khơng ngừng của thị trường vật liệu xây dựng, đẩy mạnh khâu tiêu thụ như quảng cáo, khuyến mãi Sản phẩm xi măng An Giang do nhà máy sản xuất dần tìm được chỗ đứng trên thị trường, cĩ khả năng cạnh tranh cùng với các sản phẩm khác. 3.1.1.2. Đánh giá tình hình doanh thu thực tế của Nhà máy xi măng An Giang 3 năm 2001, 2002, 2003:
- Ta đánh giá tình hình doanh thu thực tế của nhà máy thơng qua bảng sau: Bảng 4:Tình hình doanh thu thực tế qua 3 năm 2001, 2002, 2003 ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu doanh Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 thu Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Xi măng An Giang 60.251.552 91.246.783 115.063.051 30.995.231 51,4% 23.816.268 26,1% Gia cơng xi măng 11.105.430 13.470.026 17.295.991 2.364.596 21,3% 3.825.965 28,4% Cung cấp dịch vụ 2.954.900 793.790 1.023.239 -2.161.110 -73,1% 229.449 28,9% Tổng 74.311.882 105.510.599 133.382.281 31.198.717 42,0% 27.871.682 26,4% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003) Qua số liệu bảng trên ta thấy: - Năm 2002, doanh thu thực tế tăng 42% tương ứng với 31.198.717 nghìn đồng so với năm 2001. Việc tăng là do: + Đối với sản phẩm xi măng An Giang: doanh thu năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 30.995.231 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 51,4%. + Đối với gia cơng xi măng: doanh thu năm 2002 tăng hơn 2001 là 2.364.596 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 21,3%. + Về cung cấp dịch vụ: so với năm 2001, doanh thu giảm rất nhiều, tỷ lệ giảm là 73,1% tương ứng với 2.161.110 nghìn đồng. - Sang năm 2003, doanh thu tiếp tục tăng 27.871.682 nghìn đồng tức tăng 26,4%. Nguyên nhân là do doanh thu của các sản phẩm và dịch vụ trong năm này đều tăng, cụ thể là: + Xi măng An Giang: doanh thu tăng 23.816.268 nghìn đồng, tỷ lệ là 26,1%. + Gia cơng xi măng: doanh thu tăng 3.825.965 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 28,4%. + Cung cấp dịch vụ: doanh thu tăng 229.449 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 28,9%. Nhìn chung, với việc tăng doanh thu hàng năm cho thấy nhà máy hoạt động khá hiệu quả. Tất cả những kết quả trên cĩ được là do theo đà phát triển chung của đất nước, ngành cơng nghiệp xây dựng trong tỉnh và trong khu vực đồng bằng sơng Cửu Long cũng phát triển khá mạnh. Nhu cầu về sửa chữa, xây dựng các cơng trình, nhà ở tăng mạnh nên cùng với các vật liệu xây dựng khác, nhu cầu về xi măng cũng gia tăng. Mặt khác, việc tăng doanh thu của nhà máy cịn do nhà máy mạnh dạn đầu tư thiết bị cơng nghệ mới nâng cao trình độ đội ngũ cơng nhân, thực hiện tốt cơng tác tiếp thị, chất lượng sản phẩm lại tương đối tốt. Như vậy, nhà máy xi măng An Giang ngày càng khẳng định mình, tìm được chỗ đứng trên thị
- trường. Biểu đồ doanh thu qua các năm cho chúng ta thấy rõ hơn nỗ lực của nhà máy trong khâu tiêu thụ, nâng doanh số bán ngày một cao hơn: * Biểu đồ 1: Biểu đồ biểu diển doan h thu qua các năm Triệu đồng 140.000 115.063 120.000 100.000 91.247 80.000 Xi măng An Giang 60.252 60.000 Gia cơng xi măng 40.000 Cung cấp dịch vụ 17.296 20.000 11.105 13.470 2.955 794 1.023 0 2001 2002 2003 Năm Ta cĩ thể thấy rằng doanh thu của nhà máy đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng doanh thu giữa các năm khơng đều, thể hiện qua biểu đồ sau: * Biểu đồ 2: Biểu đồ tốc độ tăng doanh thu 3 năm Triệu đồng 160.000 140.000 133.382 120.000 100.000 105.511 80.000 74.319 60.000 40.000 20.000 0 2001 2002 2003 Năm - Đường biểu diễn doanh thu đi lên thể hiện sự gia tăng doanh thu qua các năm. Từ năm 2001 đến năm 2002 độ dốc đường doanh thu cao do doanh thu tăng với tốc độ 42% đến năm 2003 độ dốc giảm xuống chứng tỏ doanh thu đã tăng chậm lại với tốc độ là 26,4%. - So với năm 2002, năm 2003 tốc độ tăng doanh thu của gia cơng xi măng
- và cung cấp dịch vụ đều tăng lên đáng kể. Trong khi đĩ sản phẩm xi măng An Giang gặp sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, người tiêu dùng vẫn chưa mạnh dạn sử dụng nên doanh thu do bán xi măng An Giang tăng khơng cao. - Việc tốc độ tăng doanh thu do gia cơng xi măng tăng 7%, tốc độ tăng doanh thu do bán xi măng giảm 25,3% đã làm cho tốc độ tăng của tổng doanh thu chậm lại. Điều này cho thấy để đạt tốc độ tăng trưởng cao, địi hỏi khâu tiêu thụ xi măng An Giang phải phát huy hơn nữa. * Với những kết quả trên, tình hình doanh thu thực tế trong 3 năm 2001, 2002, 2003 rất khả quan, nhà máy khơng ngừng nâng cao doanh số, mỗi năm mỗi tăng. Ngồi doanh thu từ cung cấp dịch vụ cĩ giảm nhưng khơng ảnh hưởng đáng kể vì đây là hoạt động phát sinh thêm chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cịn doanh thu từ các sản phẩm khác đều tăng chứng tỏ nhà máy đang phát triển với xu hướng tích cực. 3.1.1.3. Phân tích doanh thu theo khối lượng tiêu thụ: Sản phẩm được tiêu thụ, khi đĩ nhà máy ghi nhận cĩ doanh thu. Doanh thu chính là biểu hiện bằng giá trị của sản lượng tiêu thụ. Xét tình hình tiêu thụ của nhà máy thơng qua: Bảng 5: Khối lượng sản phẩm sản xuất, tiêu thụ năm 2001, 2002, 2003 ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Sản lượng 57.498.899 86.759.489 101.001.876 29.260.590 50,9% 14.242.387 16,4% sản xuất Sản lượng 57.983.941 86.662.397 99.956.798 28.678.456 49,5% 13.294.401 15,3% tiêu thụ (Nguồn: Bảng tồn kho thành phẩm năm 2001, 2002, 2003) Qua bảng trên ta thấy: - Sản lượng tiêu thụ năm 2002 tăng nhiều so với năm trước. Tổng giá trị tiêu thụ tăng là 28.678.456 nghìn đồng tỷ lệ tăng là 49,5%. Thành phẩm nhập để tiêu thụ cũng tăng cao với giá trị tăng là 29.260.590 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng là 50,9%. - Năm 2003, sản lượng tiêu thụ tăng hơn năm 2002 là 13.294.401nghìn đồng tức tăng 15,3%. Sản phẩm sản xuất cũng tăng khoảng 16,4% tương ứng 14.242.387 nghìn đồng. Như vậy sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng qua các năm. Sở dĩ đạt được tình hình khả quan như trên là do nhà máy đã nắm bắt dược nhu cầu thiết yếu về kiến thiết, xây dựng cơ bản đang phát triển mạnh, từ đĩ điều chỉnh kịp thời hoạt
- động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, điều kiện thực tế của nhà máy thuận lợi để tăng cường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do vào tháng 2 và tháng 12, nhà máy đã chính thức đưa hai dây chuyền cơng nghệ mới vào sản xuất. Bên cạnh việc tăng sản xuất, nhà máy cịn mở rộng thêm một số đại lý trong và ngồi tỉnh để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Sự thành cơng trong việc gia tăng sản lượng tiêu thụ, chứng tỏ cơng tác tiêu thụ của nhà máy đã được tổ chức hợp lý. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: trước đây, thị trường tiêu thụ chủ yếu của nhà máy là tỉnh An Giang (70% sản lượng tiêu thụ là ở trong tỉnh nhà), đến nay nhà máy đã mở rộng thị trường ra các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long. Do vậy, chỉ đến năm 2003, nhà máy mới phân sản lượng tiêu thụ theo địa bàn để dễ theo dõi: Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ theo từng thị trường năm 2003 ĐVT: 1000 đồng Doanh thu Thị trường Giá trị Tỷ lệ (%) An Giang 44.494.882 38,67 Các tỉnh đồng bằng sơng Cửu Long 40.456.169 35,16 Tp.Hồ Chí Minh 18.939.378 16,46 Bình Dương 5.131.812 4,46 Tây Ninh 6.040.810 5,25 Tổng 115.063.051 100 Nguồn: Bảng sản lượng tiêu thụ theo địa bàn năm 2003 Như vậy, thị trường chủ yếu vẫn là trong tỉnh nhà, tuy nhiên tỷ trọng trong doanh thu của thị trường này đã giảm đi, đồng thời tỷ trọng của thị trường đồng bằng sơng Cửu Long tăng lên đáng kể. Tiếp đĩ, một thị trường đầy hứa hẹn là thành phố Hồ Chí Minh chiếm đến 16,46% trong tổng doanh thu tiêu thụ của nhà máy. Tĩm lại, qua xem xét chỉ tiêu doanh thu ba năm gần đây, cho thấy nhà máy xi măng An Giang cĩ nhiều chuyển biến tích cực, doanh thu thực tế hồn thành được kế hoạch đề ra, và năm sau tăng hơn năm trước. Sản phẩm của nhà máy bán ra trên thị trường ngày càng nhiều hơn. Nhà máy đang từng bước củng cố thị trường, chiếm được thị phần khá cao trong tỉnh và trong khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Việc gia tăng sản lượng của nhà máy đã tác động trực tiếp đến việc gia tăng doanh thu, đồng thời tạo thêm cơng ăn việc làm và sử dụng lao động hợp lý. 3.1.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu: 3.1.2.1. Khối lượng sản xuất và tiêu thụ: Sản xuất và tiêu thụ là hai giai đoạn của một quá trình sản xuất kinh doanh.
- Sản phẩm tiêu thụ nhanh chĩng thúc đẩy sản xuất phát triển, sản phẩm sản xuất đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá thành hạ, giá bán đủ sức cạnh tranh trên thị trường sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ nhanh chĩng. Tiêu thụ nhanh chĩng khối lượng lớn tạo điều kiện tăng doanh thu. - Phân tích hệ số sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: DTBH & CCDV Hệ số tiêu thụ sản = phẩm sản xuất (H) Giá trị hàng hĩa sản xuất (DTBH & CCDV: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ) Thực hiện tính tốn số liệu, ta lập bảng hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất của nhà máy 3 năm 2001, 2002, 2003: Bảng 7: Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất ĐVT: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 DTBH & CCDV 74.311.882 105.510.599 133.382.281 Giá trị sản phẩm sản xuất 57.498.899 86.759.489 101.001.876 Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất 1,29 1,22 1,32 (Nguồn: Bảng tồn kho thành phẩm năm 2001, 2002, 2003) Hệ số tiêu thụ sản phẩm sản xuất của ba năm đều lớn hơn 1, đây là biểu hiện rất tốt chứng tỏ nhịp điệu sản xuất của nhà máy phù hợp nhịp điệu tiêu thụ. Nĩi cách khác, sản xuất bao nhiêu tiêu thụ bấy nhiêu. Điều này phản ánh sản phẩm sản xuất ra chưa đủ đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường, vì vậy nhà máy cần mở rộng quy mơ sản xuất, tăng nhanh khối lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xi măng cho xây dựng. - Phân tích tình hình tồn đọng sản phẩm: Tình hình tồn động sản phẩm được tính như sau: ∆TK = Tồn kho cuối kỳ – tồn kho đầu kỳ Thơng qua bảng 8 (trang 34), ta tính tồn kho thành phẩm của các năm 2001, 2002, 2003: ∆TK01 = 15.576 – 500.618 = -485.042 (nghìn đồng) ∆TK02 = 112.668 – 15.576 = 97.092 (nghìn đồng) ∆TK03 = 1.157.746 – 112.668 = 1.045.078 (nghìn đồng)
- Từ kết quả tính tốn trên cho thấy lượng tồn kho mỗi năm mỗi tăng, đây khơng phải là sự yếu kém trong tiêu thụ mà là do nhà máy tăng cường sản xuất để một mặt đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong kỳ, mặt khác dự trữ phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm kỳ sau. Xét cụ thể: Bảng 8: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 3 năm 2001, 2002, 2003 ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tồn đầu 500.618 15.576 112.668 -485.042 -96,9% 97.092 623,3% kỳ Nhập 57.498.899 86.759.489 101.001.876 29.260.590 50,9% 14.242.387 16,4% trong kỳ Xuất 57.983.941 86.662.397 99.956.798 28.678.456 49,5% 13.294.401 15,3% tiêu thụ Tồn cuối 15.576 112.668 1.157.746 97.092 623,3% 1.045.078 927,6% kỳ (Nguồn: Tồn kho thành phẩm năm 2001, 2002, 2003) - Năm 2001, lượng tồn kho đầu kỳ thấp, việc sản xuất nhập kho ít hơn lượng xuất tiêu thụ làm cho lượng tồn kho cuối kỳ giảm mạnh, do đĩ lượng dự trữ đầu kỳ năm 2002 giảm đến 96,9%. - Sang năm 2002, lượng dự trữ đầu kỳ giảm nên việc sản xuất được đẩy mạnh, cùng lúc khâu tiêu thụ cũng được tiến hành tốt, cụ thể lượng nhập trong kỳ tăng 50,9% và lượng xuất tiêu thụ tăng 49,5%. Tuy nhiên do sản xuất nhiều hơn tiêu thụ nên lượng tồn kho cuối kỳ tăng cao, so với lượng dự trữ khá thấp năm 2001 thì năm này tăng đến 623,3%. Nhưng lượng dự trữ này khơng phải là xấu vì nhu cầu tiêu thụ đang tăng nhanh, nên phải tăng dự trữ đảm bảo cho tiêu thụ kỳ sau. - Năm 2003, lượng sản xuất được điều chỉnh tăng 16,4% do nhu cầu tiêu thụ tăng, lượng tiêu thụ cũng tăng lên 15,3%. Lượng tồn kho cuối kỳ tăng rất cao đến 927,6%.Việc tăng mạnh lượng dự trữ này do nhà máy dự đốn nhu cầu tiêu thụ xi măng sẽ vẫn cịn cao vào những năm sau nữa. Như vậy, tình hình dự trữ là hợp lý, chẳng những đáp ứng cho yêu cầu tiêu thụ trong kỳ mà cịn đảm bảo cho kỳ sau. Nhờ đĩ quá trình trình tiêu thụ được liên tục và khơng bị gián đoạn. 3.1.2.2. Kết cấu mặt hàng tiêu thụ: Mỗi loại sản phẩm tiêu thụ trên thị trường cĩ mức chi phí, giá bán khác nhau, do đĩ sự thay đổi trong kết cấu mặt hàng sản xuất sẽ ảnh hưởng đến
- doanh thu. Xét cụ thể qua bảng sau: Bảng 9: Kết cấu doanh thu năm 2001, 2002, 2003 ĐVT:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Tỷ Tỷ Tỷ Doanh thu Doanh thu Doanh thu doanh thu trọng trọng trọng Xi măng An Giang 60.251.552 81,1% 91.246.783 86,5% 115.063.051 86,3% Gia cơng xi măng 11.105.430 14,9% 13.470.026 12,8% 17.295.991 13% Cung cấp dịch vụ 2.954.900 4% 793.790 0,8% 1.023.239 0,8% Tổng 74.311.882 100% 105.510.599 100% 133.382.281 100% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003) Qua bảng trên, ta thấy doanh thu xi măng An Giang luơn chiếm tỷ trọng rất cao, thường chiếm từ 80% trở lên trong tổng doanh thu. Tỷ trọng doanh thu từ gia cơng xi măng chiếm trong khoảng 12% đến 15%. Tỷ trọng này năm 2001 là 14,9%, giảm xuống cịn 12,8% vào năm 2002, đến năm 2003 tăng lên chút ít khoảng 13%. Doanh thu cung cấp dịch vụ thường khơng ổn định và khơng cĩ kế hoạch nên tăng giảm khơng đều. Năm 2001, tỷ trọng của doanh thu này là 4%, giảm xuống cịn 0,8% vào những năm sau. 3.1.2.3. Giá cả sản phẩm: Trong những năm gần đây, giá xi măng An Giang khơng cĩ sự biến đổi nào lớn mặc dù giá nguyên vật liệu (đặc biệt là clinker) đang gia tăng. Nhờ giữ giá ở mức ổn định này mà nhà máy đảm bảo được khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường vật liệu xây dựng diễn ra gay gắt, tuy là sản phẩm cịn mới mẻ so với các loại xi măng cĩ từ lâu đời khác, nhưng với lợi thế giá thấp, xi măng An Giang chẳng những tồn tại được mà cịn ngày càng phát triển. Giá xi măng được giữ ổn định hoặc biến động chút ít xung quanh mức giá 672.000 đồng/tấn, giá bán lẻ từ 38.000 đến 39.500 đồng/bao (bao 50 kg). So với giá xi măng Sadico Cần Thơ là 760.000 đồng/tấn; và 45.000 đến 50.000 đồng/bao. Do chiến lược thích hợp về giá, lượng xi măng tiêu thụ ngày càng tăng, theo đĩ, doanh thu của nhà máy cũng tăng qua các năm. 3.1.2.4. Yếu tố chất lượng: Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề sống cịn của doanh nghiệp. Bởi vậy chất lượng là yêu cầu hết sức quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Các tiêu chuẩn về chất lượng được quy định riêng cho từng loại sản phẩm, từng mặt hàng cụ thể. Xi măng An Giang đáp ứng được những yêu cầu sau: - Đạt chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN 6260 : 1997
- - Được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2000 Chất lượng sản phẩm chỉ bộc lộ hết khi được tiêu dùng nghĩa là được khách hàng chấp nhận do tin tưởng vào giá trị sử dụng và thời gian sử dụng. Nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tăng thêm giá trị sử dụng, kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm nhằm đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, nâng cao mức doanh lợi cho nhà máy, đồng thời giúp nhà máy giữ vững uy tín của mình. 3.1.2.5. Ảnh hưởng của nhu cầu tiêu dùng đến doanh thu: Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là “thượng đế”, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng sẽ tác dụng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mức thu nhập của khách hàng là một yếu tố hết sức quan trọng vì để thỏa mãn mọi nhu cầu trước hết người dân phải cĩ thu nhập để trang trải các chi phí phục vụ cho nhu cầu đĩ. Cùng với sự phát triển chung của xã hội, cuộc sống của người dân được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người trong tỉnh An Giang các năm qua đều cĩ sự gia tăng (số liệu Cục thống kê tỉnh An Giang) Năm 2001: GDP/người là: 4.797.000 đồng. Năm 2002: GDP/người là: 5.407.000 đồng. Năm 2003: GDP/người là: 6.147.000 đồng. (Ghi chú: Số liệu năm 2003 là số ước thực hiện) Thu nhập của người dân tăng lên, theo đĩ việc chi tiêu cho xây dựng cũng gia tăng. Theo số liệu thống kê, chi tiêu của người dân dành cho nhà ở trong giai đoạn 1997 – 1999 là 15,17% đến 2000 – 2003 là 20,5% Bên cạnh thu nhập của người dân, sự phát triển của ngành cơng nghiệp xây dựng cũng khơng ngừng gia tăng: Bảng 10: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang năm 2001, 2002, 2003 Tốc độ tăng trưởng Tỷ trọng trong cơ cấu (% GDP) kinh tế (%) Ngành kinh tế Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2001 2002 2003 2001 2002 2003 Nơng-Lâm-Ngư nghiệp 2,1 10,34 2,75 39,9 39,86 37,65 Cơng nghiệp- Xây dựng 11,65 9,62 12,77 12,2 12,53 12,73 Dịch vụ 7,04 11,02 13,58 47,9 47,61 49,62 Tổng 4,52 10,54 9,13 100 100 100 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh An Giang
- Với đà phát triển mới, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà cĩ sự thay đổi phù hợp với xu thế của thời đại, tỷ trọng của ngành Cơng nghiệp – Xây dựng ngày một lớn hơn trong cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng của ngành Cơng nghiệp – Xây dựng cũng tăng nhanh. Như vậy, với sự phát triển đầy hứa hẹn của ngành Cơng nghiệp – Xây dựng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà máy mở rộng quy mơ sản xuất và tăng cường tiêu thụ. Tĩm lại, trong khi nhu cầu xi măng tăng mạnh, sản phẩm xi măng An Giang được sản xuất cĩ chất lượng cao thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn quy định về chất lượng đã đáp ứng được phần nào nhu cầu trong tỉnh và trong khu vực đồng bằng sơng Cửu Long. Điều này lý giải vì sao sản lượng tiêu thụ đều tăng qua các năm, sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng tín nhiệm. Kết luận chung về tình hình doanh thu của nhà máy: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của nhà máy cũng như doanh thu thực tế đều rất khả quan. Đạt được kết quả như vậy là do nhà máy mạnh dạn đưa dây chuyền cơng nghệ mới vào sản xuất, nâng cao sản lượng sản xuất, đẩy mạnh tiêu thụ. Qua phân tích cụ thể tình hình doanh thu của Nhà máy xi măng An Giang, sự gia tăng doanh thu hàng năm đã chứng tỏ năng lực quản lý của nhà máy cũng như những chủ trương, chiến lược của nhà máy hiện tại là đúng đắn và cần phát huy hơn nữa để đạt hiệu quả kinh doanh ngày một cao hơn. 3.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG QUA 3 NĂM 2001, 2002, 2003: Xét về gĩc độ kinh tế, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp, nĩi khác lợi nhuận là hiệu quả kinh tế trước tiên mà doanh nghiệp cần phải cĩ. Các doanh nghiệp luơn luơn quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả của hoạt động đĩ. Do vậy mà phân tích lợi nhuận được tiến hành thường xuyên, cụ thể để phục vụ cho cơng tác quản lý doanh nghiệp và cả những mục tiêu kinh tế khác. 3.2.1. Phân tích chung về tình hình lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003: Nhiệm vụ chính của nhà máy là sản xuất và gia cơng xi măng, Ban lãnh đạo nhà máy đã xác định khâu tiêu thụ là then chốt vì để tồn tại và phát triển, nhà máy phải bán được hàng hĩa:”Chỉ bán cái khách hàng cần, khơng bán cái mà mình sẵn cĩ”. Sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng mới được tiêu thụ nhiều, nhanh và sản phẩm ít bị tồn đọng. Xác định được mục tiêu và phương kinh doanh trên, Nhà máy xi măng An Giang đã khơng ngừng tìm kiếm
- những thơng tin hữu ích, cơ hội mới, thị trường mới để qua đĩ tăng doanh thu và tối đa hĩa lợi nhuận 3.2.1.1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận: Các năm qua, nhà máy đã phấn đấu đạt lợi nhuận theo kế hoạch đề ra. Xét cụ thể qua bảng sau: Bảng 13: Tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003: ĐVT:1000 đồng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 % Chỉ tiêu Kế Thực % thực Kế Thực Kế Thực % thực thực hoạch hiện hiện hoạch hiện hoạch hiện hiện hiện Tổng DT 75.500.000 74.585.703 98.8% 96.000.000 105.778.751 110.2% 128.282.000 133.382.334 104.0% Tổng CP 67.616.000 66.715.353 98.7% 84.750.000 96.365.843 113.7% 115.385.000 120.615.483 104.5% LNTT 7.884.000 7.870.350 99.8% 11.250.000 9.412.908 83.7% 12.897.000 12.766.851 99% (Nguồn: Kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003) Qua bảng số liệu trên, ta nhận thấy: - Năm 2001, doanh thu và lợi nhuận đạt được cĩ thấp hơn so với kế hoạch đề ra nhưng khơng nhiều, tỷ lệ hồn thành kế hoạch của các chỉ tiêu đều xấp xỉ 100%. Sở dĩ doanh thu và lợi nhuận khơng đạt kế hoạch là do lượng xi măng An Giang tiêu thụ ít trong khi lượng gia cơng xi măng tăng mạnh hơn so với kế hoạch trong khi giá gia cơng luơn thấp hơn giá bán xi măng. Tuy nhiên với những chỉ tiêu định sẵn, nhà máy đã cố gắng thực hiện tốt các hợp đồng gia cơng, đồng thời chủ động nắm bắt thời cơ, thực hiện thêm loại hình sản xuất kinh doanh nữa là cung cấp dịch vụ. Tổng doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2001 là 2.954.900 nghìn đồng. Với loại hình kinh doanh này đã gĩp phần đáng kể vào thu nhập của doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhìn chung, trong năm 2001, nhà máy đã hồn thành kế hoạch về doanh thu, lợi nhuận. - Năm 2002, lợi nhuận khơng đạt được kế hoạch đề ra, mặc dù doanh thu đạt 110,2% kế hoạch. Nguyên nhân là do trong năm này, nhà máy xây dựng và hồn thành hai dây chuyền cơng nghệ thiết bị mới đưa vào sản xuất đồng thời đẩy mạnh khâu tiêu thụ nhờ vậy khối lượng sản xuất và tiêu thụ đều gia tăng, đồng thời những chi phí phát sinh cũng rất cao. Doanh thu tăng hơn kế hoạch 10,2% trong khi chi phí tăng cao đến 13,7%, vì vậy lợi nhuận chỉ đạt 83,7% kế hoạch. - Năm 2003, so với kế hoạch đề ra doanh thu đạt 104%, chi phí tăng lên
- 104,5%, lợi nhuận chỉ đạt 99%. So với năm 2002, tỷ lệ hồn thành kế hoạch của doanh thu cĩ giảm hơn, trong khi tỷ lệ chi phí thực hiện lại thấp hơn nên tỷ lệ hồn thành kế hoạch lợi nhuận tăng lên chỉ kém kế hoạch 1%. Điều này chứng tỏ, bên cạnh việc nổ lực trong khâu sản xuất và tiêu thụ, nhà máy đã giảm những khoản chi phí khơng cần thiết, nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. - Chỉ tiêu lợi nhuận là kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu doanh thu và các chi phí sản xuất kinh doanh Nhìn chung, mức doanh thu đạt được kế hoạch đề ra nhưng chi phí vượt so với dự tính, điều này đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà máy. 3.2.1.2. Phân tích tình hình lợi nhuận thực tế qua 3 năm 2001, 2002, 2003: Để đánh giá tình hình lợi nhuận thực tế của nhà máy qua các năm, phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí. Căn cứ vào số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của nhà máy ta lập bảng phân tích lợi nhuận thơng qua phân tích các yếu tố cấu thành lợi nhuận và so sánh tỷ trọng giữa chúng với doanh thu. Bảng 12 sau đây cho chúng ta thấy: Bảng 12: Tình hình lợi nhuận thực tế năm 2001, 2002, 2003 ĐVT:1000 đồng Tỷ Tỷ Tỷ STT Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 trọng trọng trọng 1 Tổng DT 74.311.882 100% 105.510.599 100% 133.382.281 100% 2 GVHB 60.502.714 81,4% 87.415.653 82,9% 109.267.952 81,9% 3 LN gộp 13.809.168 18,6% 18.094.946 17,1% 24.114.329 18,1% 4 DT - HĐTC 3.765 0,0% 0 0,0% 0 0,0% 5 CP - HĐTC 550.602 0,74% 731.510 0,69% 1.328.274 1,0% 6 CPBH 2.325.432 3,1% 3.979.855 3,8% 4.817.237 3,6% 7 CPQL 3.304.369 4,4% 4.238.825 4,0% 5.202.020 3,9% 8 LN - HĐKD 7.632.530 10,3% 9.144.756 8,7% 12.766.798 9,6% 9 LN - BT 237.820 0,3% 268.152 0,3% 53 0,0% 10 LNTT 7.870.350 10,6% 9.412.908 8,9% 12.766.851 9,6% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003 Ghi chú: Tỷ trọng của các chỉ tiêu là so với doanh thu thuần Ta biết rằng tỷ trọng % giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong bảng trên cũng chính là tỷ suất lợi nhuận – doanh thu tiêu thụ. Từ chỉ
- tiêu này cho chúng ta thấy lợi tức năm 2001 là cao nhất, và thấp nhất vào năm 2002 do những chi phí phát sinh trong năm này rất lớn. Tỷ trọng của chi phí bán hàng những năm sau cao hơn năm 2001, nhưng tỷ trọng chi phí quản lý lại giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang cố gắng giảm những chi phí khơng hợp lý nhất là trong khâu quản lý, bên cạnh đĩ tăng chi phí bán hàng nhằm đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm. Với những nổ lực trên, nhà máy tăng được lợi nhuận trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để đánh giá chung về tình hình thực hiện lợi nhuận thực tế, ta cĩ: Bảng 13: Tổng hợp doanh thu - chi phí - lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003 ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng DT 74.585.703 105.778.751 133.382.334 31.193.048 41,8% 27.603.583 26,1% Tổng CP 66.715.352 96.365.843 120.615.483 29.650.491 44,4% 24.249.640 25,2% LN trước thuế 7.870.350 9.412.908 12.766.851 1.542.557 19,6% 3.353.943 35,6% Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2001, 2002, 2003. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy qua các năm đều cĩ lãi, mức lãi năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể so với năm 2001, tổng doanh thu của nhà máy tăng 31.193.048 nghìn đồng, tương ứng tăng 41,8%. Trong khi đĩ chi phí tăng với tỷ lệ 44,4% tức là tăng 29.650.491 nghìn đồng, làm cho lợi nhuận trước thuế tăng 19,6% cụ thể là tăng 1.542.557 nghìn đồng. Năm 2003, so với năm 2002 doanh thu tiếp tục tăng lên 26,1% tương ứng tăng 27.603.583 nghìn đồng, tổng chi phí tăng 25,2% tức là 24.249.640 nghìn đồng, do đĩ lợi nhuận cũng tăng hơn 3.353.943 nghìn đồng, tỷ lệ tăng là 35,6%. Như vậy, qua phân tích cĩ thể thấy mức lợi nhuận mỗi năm tăng lên là do nhà máy tăng được doanh số đồng thời tổng chi phí - xét về tỷ lệ - đã giảm xuống. Nĩi cách khác, giá thành tồn bộ đơn vị sản phẩm đã giảm hơn nhiều, chính yếu tố này đã làm cho lợi nhuận tăng lên cả về số tương đối lẫn tuyệt đối. 3.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận: 3.2.2.1. Tác động của doanh thu: Doanh thu là nhân tố cĩ ảnh hưởng trực tiếp lên lợi nhuận, cĩ tác động cùng chiều với lợi nhuận, khi doanh thu tăng hay giảm sẽ làm lợi nhuận tăng hay giảm theo. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận đạt được càng nhiều thể hiện qua chỉ tiêu địn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Địn bẩy hoạt động chỉ cho chúng ta
- thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu sẽ tạo ra một tốc độ tăng lớn hơn về lợi nhuận, chỉ tiêu này được tính bằng cơng thức: Số dư đảm phí (SDĐP) Đòn bẩy hoạt động = (ĐBHĐ) Lợi nhuận (LN) Để tính số dư đảm phí ta phải phân tổng chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến. Tuy nhiên, để xác định chính xác mức độ hoạt động của nhà máy, phải loại doanh thu và chi phí bất thường khỏi tổng doanh thu và tổng chi phí. Sau đĩ, thực hiện theo cơng thức trên ta được bảng sau: Bảng 14: Bảng tính địn bẩy hoạt động của nhà máy 3 năm 2001, 2002, 2003 ĐVT: 1000 đồng Số dư Địn bẩy Chi phí Doanh thu Lợi nhuận Năm đảm phí hoạt động Bất biến Khả biến Tổng CP (DT) (SDĐP) (LN) (ĐBHĐ) (F) (V) 2001 4.118.834 62.564.283 66.683.117 74.315.647 11.751.364 7.632.530 1,540 2002 5.815.395 90.550.448 96.365.843 105.510.599 14.960.151 9.144.756 1,636 2003 8.157.104 112.458.379 120.615.483 133.382.281 20.923.902 12.766.798 1,639 Nguồn: Bảng chi phi và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003 Ghi chú: SDĐP = DT - V Năm 2001, địn bẩy hoạt động của nhà máy là 1,54 nghĩa là khi doanh thu tăng lên 10% thì lợi nhuận tăng lên 15,4%. Năm 2002, địn bẩy hoạt động tăng lên 1,636, năm 2003 là 1,639, địn bẩy hoạt động tăng là do nhà máy tăng sử dụng tài sản cố định, tăng chi phí bất biến, làm số dư đảm phí tăng. Địn bẩy hoạt động cao là một biểu hiện tốt, tuy nhiên, khi địn bẩy hoạt động cao hơn nhà máy phải chịu rủi ro nhiều hơn vì lợi nhuận sẽ nhạy cảm hơn đối với doanh thu. Nĩi cách khác, khi thuận lợi, doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ phát triển rất nhanh và ngược lại khi doanh thu giảm lợi nhuận sẽ giảm nhanh đơi khi nhà máy bị lỗ hoặc phá sản. 3.2.2.2. Tác động của chi phí: Chi phí là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, nĩ làm giảm lợi nhuận khi phát sinh tăng và ngược lại, Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn giảm thấp chi phí kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm nhằm tối đa hĩa lợi nhuận. Tuy nhiên, việc giảm chi phí phải hợp lý để tránh làm giảm chất lượng, đảm bảo được khả cạnh tranh của sản phẩm. Từ bảng 13, ta thực hiện phương pháp so sánh qua các năm, được bảng:
- Bảng 15: Bảng so sánh chênh lệch DT - CP - LN qua 3 năm ĐVT: 1000 đồng Chênh lệch Chênh lệch STT Chỉ tiêu 2002/2001 2003/2002 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Tổng DT 31.198.717 42% 27.871.682 26,4% 2 GVHB 26.912.939 44,5% 21.852.299 25% 3 LN gộp 4.285.778 31% 6.019.383 33,3% 4 DT - HĐTC -3.765 -100% 0 0% 5 CP - HĐTC 180.908 32,9% 596.764 81,6% 6 CPBH 1.654.423 71,1% 837.382 21% 7 CPQL 934.456 28,3% 963.195 22,7% 8 LN - HĐKD 1.512.226 19,8% 3.622.042 39,6% 9 LN - Bất thường 30.331 12,8% -268.098 -99,98% 10 LN trước thuế 1.542.557 19,6% 3.353.944 35,6% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003 Năm 2002, so với năm 2001, giá vốn hàng bán tăng 26.912.939 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 44,5%, chi phí bán hàng tăng lên 1.654.423 nghìn đồng với tỷ lệ 71,1%, chi phí quản lý tăng 934.456 nghìn đồng tương ứng 28,3%. Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong năm là lãi vay, tuy nhiên các hoạt động tài chính này nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chứ khơng phải là một khoản chi nhằm đem lại một khoản thu nhập riêng cho nhà máy. Về tỷ trọng, chi phí bán hàng tăng lên do nhà máy tăng cường khuyến mãi, quảng cáo nhằm thúc đẩy tiêu thụ cho phù hợp với lượng sản xuất tăng trong kỳ. Năm 2003, giá vốn hàng bán tăng 25%, tỷ lệ tăng của giá vốn giảm so với năm 2002 chứng tỏ nhà máy đã nổ lực trong việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, cĩ thể nĩi đây là một thành cơng của nhà máy trong điều kiện giá nguyên vật liệu đang gia tăng. Chi phí bán hàng tăng 21%, chi phí quản lý tăng 22,7%, như vậy, các khoản chi phí đều tăng với tốc độ thấp hơn trước do nhà máy đang thực hiện tiết kiệm chi phí hợp lý. Trong năm này phát sinh thêm lãi vay nên chi phí hoạt động tài chính tăng cao làm giảm tổng lợi nhuận trước thuế. Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu - chi phí khơng chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình sản xuất kinh doanh, kết quả của quá trình này và các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận, mà cịn phục vụ cho các quyết định quản trị trong điều hành hiện tại và hoạch định kế hoạch cho tương lai. Ngồi doanh thu và chi phí, lợi nhuận cịn chịu sự ảnh hưởng của các nhân
- tố khác như giá bán, kết cấu các mặt hàng, chủng loại kinh doanh .Để cĩ cái nhìn chung về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta lập bảng tổng hợp sau: Bảng 16: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế năm 2002/2001 Đvt: 1000 đồng Các nhân tố làm tăng Các nhân tố làm giảm Tổng Chỉ tiêu Do tăng Do giảm Do tăng Do giảm hợp DT thuần 31.198.717 GVHB 26.912.939 DT - HĐTC 3.765 CP - HĐTC 180.908 CPBH 1.654.423 CHQL 934.456 LN bất thường 30.331 Thuế TNDN 352.838 Tổng cộng 31.229.048 30.035.564 3765 1.189.719 Tiến hành như bảng trên cho năm 2003 so với năm 2002, ta được bảng tổng hợp sau: Bảng 17: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế 2003/2002 ĐVT: 1000 đồng Các nhân tố làm tăng Các nhân tố làm giảm Tổng Chỉ tiêu Do tăng Do giảm Do tăng Do giảm hợp DT thuần 27.871.682 GVHB 21.852.299 CP - HĐTC 596.764 CPBH 837.382 CHQL 963.195 LN bất thường 268.098 Thuế TNDN 817.360 Tổng cộng 27.871.682 25.067.000 268.098 2.536.584 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001,2002,2003 Trong thời gian qua, nhà máy ổn định giá bán trong khi giá nguyên vật liệu tăng, chấp nhận lợi nhuận đạt được thấp, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ. Nhờ vậy, doanh số tăng đảm bảo lợi nhuận cũng tăng hơn. Trong hai năm 2002, 2003 việc tiêu thụ sản phẩm xi măng An Giang được đẩy mạnh chứng tỏ nhà máy đang chú trọng phát triển mặt hàng này vì lợi nhuận cao hơn gia cơng xi măng. Chính nhờ những biện pháp thích hợp trong sản xuất và tiêu thụ, nhà máy đã đạt được kết quả khả quan: lợi nhuận luơn hồn thành kế hoạch được giao, đồng thời mức lợi nhuận và tốc độ tăng lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
- 3.2.3. Phân tích tác động của địn cân nợ và địn cân định phí lên lợi nhuận: Doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính hoặc rủi ro kinh doanh. Các rủi ro này phần nào tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Dựa vào các cơng thức tính độ nghiêng địn cân nợ, địn cân định phí, và địn cân tổng hợp ta lập bảng sau: Bảng 18 : Độ lớn các địn cân nợ, địn cân định phí, địn cân tổng hợp của nhà máy qua 3 năm (2001, 2002, 2003) ĐVT: 1000 đồng Tổng Tổng Địn Địn Địn cân Doanh thu Tỷ lệ Nă biến phí định phí Lãi vay cân cân tổng (DT) tăng (CPKB) (CPBB) nợ định phí hợp m DCL Q.P Q.V F R (DFL) (DOL) (DCL) 200 74.315.647 62.596.519 4.118.834 550.602 1,078 1,542 1,662 200 105.510.599 90.550.448 5.815.395 731.510 1,087 1,636 1,778 1,07 200 133.382.281 112.458.379 8.157.104 1.328.274 1,116 1,639 1,829 1,03 Nguồn: Bảng chi phi và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003 Từ bảng tính trên, xét thấy: - Do nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư thêm máy mĩc thiết bị, nhu cầu sử dụng nợ của nhà máy tăng lên. Do vậy mà mỗi năm chi phí lãi vay mỗi tăng, từ đĩ độ nghiêng địn cân nợ năm sau tăng hơn năm trước. - Độ nghiêng địn cân định phí tăng lên mỗi năm nhưng khơng nhiều, chứng tỏ nhà máy đang đầu tư lớn vào tài sản cố định, đồng thời thực hiện tiết kiệm hợp lý những khoản định phí. Điều này thể hiện rõ hơn qua độ lớn địn cân tổng hợp. Năm 2002 địn cân tổng hợp tăng hơn năm 2001 với tỷ lệ 1,07, tỷ lệ này giảm cịn 1,03 vào năm 2003. Khi tăng nợ vay và định phí nhà máy phải chịu nhiều rủi ro hơn, tuy vậy tỷ lệ tăng địn cân tổng hợp giảm hơn những năm trước thể hiện những nổ lực của nhà máy trong việc quản lý nợ và chi phí nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.2.4. Phân tích điểm hịa vốn: Trong quyết định kinh doanh, mỗi khối lượng sản xuất ra cần phân tích thành hai phần: một phần để bù đắp cho tồn bộ chi phí đầu vào; phần cịn lại mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp cần biết rằng: phải sản xuất ra một khối lượng sản phẩm là bao nhiêu để khi bán ra với mức giá trên thị trường cĩ thể bù đắp được tồn bộ chi phí đầu vào. Đĩ chính
- là sản lượng tại điểm hịa vốn. Điểm hồ vốn là điểm mà tại đĩ lợi nhuận bằng khơng. Điểm hịa vốn của nhà máy được thể hiện trên hai chỉ tiêu: doanh thu và thời gian hịa vốn, ngồi ra cịn phải tính mức doanh thu an tồn, mức doanh thu này cao thì nhà máy ít gặp rủi ro trong kinh doanh. Từ bảng 18, áp dụng các phương pháp tính tốn được bảng sau: Bảng 19: Giá trị của các chỉ tiêu tại điểm hồ vốn ĐVT: 1000đồng Bất biến Khả biến TGHV Năm DTTH DTHV DTAT (F) (V) (Tháng) 2001 4.118.834 62.564.283 74.315.647 26.047.514 48.268.133 4,21 2002 5.815.395 90.550.448 105.510.599 41.014.680 64.495.919 4,66 2003 8.157.104 112.458.379 133.382.281 51.998.577 81.383.704 4,68 Thực hiện so sánh giá trị các chỉ tiêu này qua các năm ta được bảng: Bảng 20 : Bảng so sánh giá trị của các chỉ tiêu tại điểm hồ vốn Chênh lệch 2002/2001 Chênh lệch 2003/2002 Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ DTHV 1000 đồng 14.967.167 57,46% 10.983.897 17,03% DTAT 1000 đồng 16.227.785 33,62% 16.887.785 26,18% TGHV Tháng 0,46 10,91% 0,01 0,29% Nguồn: bảng 19_ Giá trị của các chỉ tiêu tại điểm hồ vốn Theo quy mơ kinh doanh ngày càng mở rộng của nhà máy, các khoản định phí tăng cao hơn do đĩ làm doanh thu hồ vốn, thời gian hồ vốn, cũng tăng lên. Qua bảng so sánh, ta thấy tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu doanh thu hồ vốn, thời gian hồ vốn năm 2003 so với 2002 thấp hơn năm 2002 so với năm 2001. Từ đĩ cĩ thể khẳng định điểm hồ vốn của nhà máy dịch chuyển đi lên mỗi năm, nhưng đĩ khơng phải là xu hướng xấu vì hồn tồn phù hợp với quy mơ kinh doanh của nhà máy thể hiện qua tỷ lệ tăng lên của các chỉ tiêu hồ vốn đang giảm dần khi nhà máy đưa các dây chuyền cơng nghệ vào sản xuất ổn định. Xét riêng doanh thu an tồn, vì chỉ tiêu này càng cao nhà máy càng ít rủi ro. Qua bảng so sánh tỷ lệ tăng doanh thu an tồn giảm nghĩa là năm 2003, nhà máy chịu rủi ro cao hơn. Nguyên nhân là do tác động của địn cân nợ và địn cân định phí tăng hơn vào năm này (đã phân tích ở phần trên).
- 3.2.5. Đánh giá các tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh nhà máy xi măng An Giang. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chịu sự tác động của chất lượng cơng tác mà cịn ảnh hưởng bởi quy mơ kinh doanh của nhà máy. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn hiệu quả kinh doanh của nhà máy, phải sử dụng và phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Thực hiện các cơng thức tính tỷ suất lợi nhuận, ta được bảng: Bảng 21: Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003 ĐVT:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận (LN) 7.870.350 9.412.908 12.766.851 Doanh thu (DT) 74.311.882 105.510.599 133.382.281 Giá vốn hàng bán 60.502.714 87.415.653 109.267.952 Tổng tài sản (TTS) 25.510.701 49.985.544 50.920.963 Chi phí bán hàng (CPBH) 2.325.432 3.979.855 4.817.237 Tỷ suất LN / DT 10,59% 8,92% 9,57% Tỷ suất LN / GVHB 13,01% 10,77% 11,68% Tỷ suất LN / TTS 30,85% 18,83% 25,07% Tỷ suất LN/CPBH 338,5 236,5 265 3.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận – doanh thu (LN/DT): Qua bảng 21, ta thấy tỷ suất LN/DT của năm 2002 giảm hơn năm 2001, đến năm 2003 tuy cĩ tăng hơn năm 2002 nhưng vẫn thấp so với năm 2001. Những biến động này là do sự tăng giảm về doanh thu và lợi nhuận gây ra. Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, cần áp dụng phương pháp thay thế liên hồn. Ví dụ cụ thể vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/DT, ta tiến hành các bước sau: - Xác định đối tượng cần phân tích: LN/DT năm sau – LN/DT năm trước - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố: để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận, cần áp dụng phương pháp thay thế liên hồn: LN năm sau – LN năm trước + Nhân tố lợi nhuận : DT năm trước LN năm sau + Nhân tố DT : DT năm sau – DT năm trước
- - Tổng hợp các mức độ ảnh hưởng lên tỷ suất LN/DT cũng chính là hiệu của tỷ suất LN/DT năm sau và tỷ suất LN/DT năm trước - Từ các bước trên, ta lập bảng sau: Bảng 22 : Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN / DT Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2002/2001 2003/2002 1. LN 2,1% 3,2% 2. DT -3,7% -2,5% Tổng cộng -1,7% 0,7% Nguồn: Bảng 21 _ Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003 (Ghi chú: Các bảng 20, 21, 22, 23 đều thực hiện phương pháp như trên) Nhìn vào bảng trên, ta thấy năm 2002, tỷ suất này giảm về số tuyệt đối là 1,7% so với năm 2001 mặc dù cĩ sự tăng lên của lợi nhuận làm cho tỷ suất tăng lên 2,4%, nhưng sự tăng mạnh của doanh thu làm giảm tỷ suất này 3,7%. Năm 2003, cùng với lợi nhuận tăng lên 35,6% làm tăng tăng tỷ suất LN/DT 3,18%, thì doanh thu cũng tăng 26,4% làm giảm tỷ suất này 2,53%. Kết quả là tỷ suất tăng 0,65% so với năm trước. 3.2.5.2. Tỷ suất lợi nhuận – giá vốn hàng bán (LN/GVHB) Qua bảng 21 cho thấy, chỉ tiêu này tăng lên sau mỗi năm. Năm 2001, tỷ suất LN/GVHB là 13%, nghĩa là trong 100 đồng chi phí bỏ ra sẽ mang về 13 đồng lợi nhuận, năm 2002 đem lại 10,7 đồng, năm 2003 là 11,7 đồng. Sự biến động của chỉ tiêu này là do những nguyên sau: Bảng 23: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/GVHB Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2002/2001 2003/2002 1. LN 2,55% 3,8% 2. GVHB -4,79% -2,9% Tổng cộng -2,24% 0,9% Nguồn: Bảng 21_Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, Chỉ tiêu này năm 2002 giảm hơn năm 2001 là 2,3% chủ yếu là do lợi nhuận tăng làm tỷ suất này tăng lên 2,5%. Nhưng đồng thời giá vốn cũng tăng lên làm cho tỷ suất LN /GVHB giảm đi 4,8%. Chỉ tiêu này năm 2003 cĩ sự tăng nhẹ, lợi nhuận tăng làm tỷ suất tăng 3,8%, nhưng giá vốn cũng tăng nên làm giảm tỷ suất này 2,9%, do đĩ mà tỷ suất tăng lên 0,9%, Tình hình này cho thấy những chi phí
- sản xuất kinh doanh năm 2002 do đầu tư vào tài sản cố định đã tăng lên đáng kể, mang lại lợi nhuận khơng nhiều, sang năm 2003, nhà máy đã tiết kiệm phần nào chi phí nên tỷ suất này bắt đầu tăng, đây là một chuyển biến tốt cần phát huy hơn nữa. 3.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận – tổng tài sản (LN/TTS) Năm 2001, tỷ suất này là 30,8%, tức là trong 100 đồng tài sản tạo ra 30,8 đồng lợi nhuận, năm 2002 chỉ cịn mang lại 18,8 đồng lợi nhuận, và năm 2003 là 25,1 đồng lợi nhuận. Xét những yếu tố làm thay đổi tỷ suất này thơng qua bảng sau: Bảng 24: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN /TTS Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2002/2001 2003/2002 1. LN 6,05% 6,71% 2. TTS -18,07% -0,47% Tổng cộng -12,02% 6,24% Nguồn: Bảng 21_Một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003 So với năm 2001, năm 2002 tổng tài sản của nhà máy tăng gần gấp đơi, chính vì vậy làm cho tỷ suất này giảm 18,1%, sự gia tăng trong lợi nhuận làm tỷ suất này tăng lên 6,1%. Do đĩ, tỷ suất LN/TTS giảm đến 12%, và điều này chủ yếu là do việc đầu tư thêm tài sản của nhà máy. Năm 2003, tài sản tăng ít nên tỷ suất chỉ giảm 0,5%, đồng thời vì lợi nhuận tăng lên nên tỷ suất này tăng 6,7%. Tổng hợp lại, tỷ suất LN/TTS tăng hơn năm trước 6,24%. 3.2.4.5. Tỷ suất lợi nhuận – chi phí bán hàng (LN/CPBH) Sự biến động của chỉ tiêu này qua ba năm diễn ra như sau: năm 2001, cứ 100 đồng chi phì bán hàng bỏ ra sẽ gĩp phần tạo nên 338,5 đồng lợi nhuận, năm 2002 giảm cịn 236,5 đồng lợi nhuận và năm 2003 tăng lên 265 đồng lợi nhuận. Bảng 25: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/CPBH Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2002/2001 2003/2002 1. LN -4,84% -11,11% 2. CPBH 17,58% 6,56% Tổng cộng 12,73% -4,55% Nguồn: Bảng một số tỷ suất lợi nhuận năm 2001, 2002, 2003
- Thơng qua bảng tính tốn các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất LN/CPBH, ta nhận thấy, năm 2002 do tăng cường quảng cáo, tiếp thị nên chi phí bán hàng tăng mạnh làm giảm tỷ suất đi 168,3%, lợi nhuận cĩ tăng nhưng chỉ làm tăng tỷ suất lên 66,3%, tổng hợp hai nhân tố khiến tỷ suất LN/CPBH giảm 120%. Năm 2003, lợi nhuận tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng chi phí bán hàng làm cho tỷ suất này tăng hơn năm 2002 là 28,5%. Tĩm lại, các tỷ suất lợi nhuận năm 2002 giảm so với năm 2001, và tăng hơn vào năm 2003. Điều này chứng tỏ nhà máy đã quản lý tốt các khoản chi phí và sử dụng hiệu quả tài sản, nguồn vốn hứa hẹn sự phát triển hơn nữa của nhà máy trong các kỳ kinh doanh sau. 3.2.5. Đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận của nhà máy: Lợi nhuận là địn bẩy kinh tế quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý sẽ cĩ tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp. Trong quá trình phân phối lợi nhuận, sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phải xác lập tỷ lệ phân phối lợi nhuận hợp lý, phù hợp quy định của nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 26: Tình hình phân phối lợi nhuận của nhà máy 3 năm 2001, 2002, 2003 ĐVT:1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Lợi nhuận chịu thuế 7.870.350 9.412.908 12.766.851 Thuế TNDN 2.247.091 2.599.929 3.417.289 Thu sử dụng vốn 33.170 258.055 333.476 Lợi nhuận để lại 5.590.089 6.554.924 9.016.086 *Trích lập các quỹ: _ Quỹ ĐTPT 4.024.864 4.850.644 6.910.105 _Quỹ DPTC 559.009 655.492 901.609 _Quỹ TCMVL 279.504 327.746 32.281 _ Quỹ KTPL 726.712 721.042 1.172.091 Nguồn: Bảng cân đối tài khoản và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003 + Nhận xét, đánh giá hình phân phối lợi nhuận của nhà máy: Tỷ lệ trích lập các quỹ của doanh nghiệp năm 2001, 2002 phù hợp với quy định của Thơng tư 70/TCDN của Bộ Tài Chính ngày 5/11/1996. Riêng năm 2003,
- về việc trích lập Quỹ dự phịng trợ cấp mất việc làm cĩ sự thay đổi theo thơng tư 82/2003/TT-BTC ngày 18/4/2003 như sau: mức trích lập Quỹ dự phịng từ 1% - 3% (nhà máy áp dụng tỷ lệ 2%) trên quỹ tiền lương làm cơ sở đĩng tiền bảo hiển xã hội của doanh nghiệp. Trường hợp số dư các quỹ đều đạt mức khơng chế thì số lợi nhuận cịn lại được chuyển vào quỹ đầu tư phát triển. Trong năm 2002 nhà máy trích 2 tháng lương bình quân do tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm này thấp hơn năm 2001, năm 2003 tỷ suất này lớn hơn năm 2002, nên nhà máy được trích 3 tháng lương bình quân. Cụ thế là: Bảng 27: Tỷ suất lợi nhuận/Vốn Nhà nước ĐVT: 1000đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Vốn Nhà nước 9.904.793 18.590.395 22.313.646 Lợi nhuận 7.870.350 9.412.907 12.766.851 Tỷ suất LN - Vốn Nhà nước 79,5% 50,6% 57,2% Nguồn: Bảng cân đối tài sản và báo cáo kết quả kinh doanh năm 2001, 2002, 2003 Như vậy, Nhà máy xi măng An Giang đã chấp hành tốt theo quy định của Bộ Tài Chính về việc trích lập các quỹ. Đây cũng là một điiểm tích cực thúc đẩy cán bộ cơng nhân viên nhà máy yên tâm cơng tác, nâng cao năng suất lao động nhằm mang lại kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Ì Nh tình hình Doanh thu – Lợi nhuận của Nhà máy xi măng An Giang qua 3 năm 2001, 2002, 2003 là rất khả quan. Ban Giám Đốc nhà máy và tập thể cán bộ cơng nhân viên cĩ mối đồn kết tốt, biết phát huy sức mạnh nội lực, thể hiện sự năng động sáng tạo, cải tiến quy trình cơng nghệ, tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh, nổ lực phấn đấu thực hiện hồn thành kế hoạch hàng năm, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 giúp tăng uy tín chất lượng sản phẩm của nhà máy trên thị trường, người tiêu dùng bắt đầu tín nhiệm cao, tiêu thụ xi măng khá. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy chưa phát huy hết cơng suất hoạt động trong khi nhu cầu xi măng cho xây dựng khá cao. Nhà máy vẫn chưa làm thay đổi được thĩi quen sử dụng những sản phẩm xi măng đã cĩ từ lâu như xi măng Hà Tiên II, xi măng Sao Mai (Holcim) của người tiêu dùng. Cơng tác tiêu thụ chưa được chú trọng đúng mức, nhà máy vẫn chưa cĩ bộ phận marketing riêng biệt. Việc quảng cáo sản phẩm chưa được thực hiện rộng rãi Bên cạnh đĩ những khĩ khăn khác như: giá cả nguyên liệu tăng cao, cạnh tranh gay gắt trong tiêu thụ, tình hình ngập
- lũ ảnh hưởng đến sản xuất, bảo quản và vận chuyển luơn là thách thức đối với nhà máy Như vậy với xu hướng phát triển tích cực thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận cho thấy khả năng mở rộng quy mơ tái sản xuất kinh doanh của nhà máy là rất cao. Mặt khác, trên cơ sở phân tích doanh thu và lợi nhuận giúp nhà máy phát hiện ra một số hạn chế cịn vướng mắc, từ đĩ tìm ra biện pháp khắc phục những hạn chế trên, hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hĩa lợi nhuận nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU LÀM TĂNG DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG AN GIANG Trong điều kiện cạnh tranh trên thị trường, nhà máy xi măng An Giang đã khơng ngừng nỗ lực phấn đấu để duy trì và phát triển, ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp nhiều khĩ khăn nhưng tập thể Cán bộ cơng nhân viên nhà máy đã phấn đấu hoạt động kinh doanh cĩ hiệu quả. Ngồi ra, nhà máy cũng thực hiện tốt chủ trương chính sách của nhà nước, gĩp phần đĩng gĩp ngân sách tỉnh nhà, nâng cao đời sống cho Cán bộ cơng nhân viên. Sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, qua phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003 đã cho thấy: với những kết quả hoạt động trong các năm qua, xu hướng phát triển của nhà máy ngày càng cĩ cơ sở để tiến nhanh, ổn định theo đà phát triển chung của đất nước. Dựa trên phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận, em xin được đề ra một số giải pháp chủ yếu làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Nhà máy xi măng An Giang: 4.1. NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU: Quá trình nhà máy xi măng An Giang cĩ được doanh thu bán hàng là quá trình xuất giao hàng cho người mua, vận chuyển và thanh tốn tiền hàng. Nhằm tăng doanh thu, trước hết phải đẩy mạnh khối lượng và tốc độ tiêu thụ, đồng thời phải xúc tiến các chiến lược kinh doanh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, theo em nhà máy cần chú trọng những vấn đề sau:
- 4.1.1. Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm: Sản xuất sản phẩm trước tiên phải nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường với mục tiêu đạt được lợi nhuận tối đa. Qua phân tích tình hình doanh thu lợi nhuận 3 năm 2001, 2002, 2003 sản lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nhà máy đạt khoảng 82,5% cơng suất thiết kế của hệ thống dây chuyền cơng nghệ mới. Hiện nay, với tốc độ đơ thị hĩa cao, các cơng trình xây dựng nâng cấp của các tỉnh, thành phố đang được thực hiện, nhu cầu sửa chữa, xây dựng nhà ở cũng tăng mạnh. Do đĩ, cùng với các vật liệu xây dựng khác, nhu cầu xi măng là rất lớn. Nhà máy cần phát huy hơn nữa năng lực sản xuất để tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra, từ đĩ phối hợp với cơng tác tiếp thị để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Điều cơ bản nhất, sản xuất phải đảm bảo đúng kế hoạch sản xuất, đáp ứng kịp thời đầy đủ cho nhu cầu tiêu thụ. 4.1.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng tiêu chuẩn quy định: Nhà máy sản xuất chủ yếu hai loại xi măng: xi măng Hoa Mai An Giang và xi măng Sư Tử phù hợp với TCVN 6260:1997. Xi măng Pooclăng hỗn hợp theo yêu cầu kỹ thuật Việt Nam (mác PC 30). Để đảm bảo chất lượng sản phẩm theo những yêu cầu kỹ thuật, nhà máy cần tiến hành kiểm tra thử mẫu từ nguyên vật liệu đến thành phẩm. + Nguyên vật liệu chính là Clinker, chất lượng Clinker phải đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng của Mỹ (ASTM) hoặc của Anh (BC-12-78). + Thành phẩm đảm bảo TCVN 6260 : 1997. Trong quá trình sản xuất, nhà máy cần luơn luơn áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mới nhất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu chi phí, tăng sản lượng để nhà máy cĩ thể đứng vững và ngày càng phát triển trên thị trường. Bên cạnh chất lượng xi măng, nhà máy cũng nên chú trọng đến chất luợng bao bì. Bao bì phải cĩ chất lượng tốt, bền, đẹp, mẫu mã ấn tượng. Từ đĩ, sẽ gĩp phần vào việc tăng chất lượng sản phẩm, quảng bá thương hiệu sản phẩm. 4.1.3. Đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm: Cơng tác tiêu thụ sản phẩm được coi trọng hàng đầu vì chỉ khi tiêu thụ được sản phẩm nhà máy mới cĩ doanh thu và lợi nhuận. Nhưng hiện nay, cơng tác này chưa được chú trọng đúng mức. Nhà máy chưa cĩ đội ngũ Marketing riêng biệt nên chưa nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường.