Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam

pdf 87 trang phuongnguyen 3280
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_nang_cao_nang_luc_canh_tranh_cua_ngan_hang_sai_gon.pdf

Nội dung text: Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG TRỊNH THỊ NGÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB) TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Thƣơng mại Mã số : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ THƢƠNG MẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đặng Thị Nhàn Hà Nội - 2010
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 4 1.1. Lý luận chung về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại 4 1.1.1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại 4 1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 5 1.1.3. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại 6 1.1.4. Ý nghĩa hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại 14 1.2. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế 17 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 17 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 18 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI 28 2.1. Khái quát về Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 28 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của SHB 28 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB 31 2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại SHB 37 2.2.1 Các văn bản quy định về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại SHB 37 2.2.2 Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế tại SHB 37 2.2.3Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại SHB 42
  3. 2.3. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của SHB 45 2.3.1 Năng lực tài chính 45 2.3.2 Năng lực phi tài chính 48 2.4 Đánh giá chung về hoạt động tài trợ TMQT của SHB và năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động này 52 2.4.1 Những kết quả đạt được 52 2.4.2 Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân 54 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ 63 3.1 Xu hƣớng phát triển hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam 63 3.1.1 Bối cảnh kinh tế tài chính quốc tế 63 3.1.2 Xu hướng phát triển hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM tại Việt Nam 64 3.2 Định hƣớng phát triển hoạt động tài trợ TMQT tại SHB 66 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động tài trợ TMQT tại Việt Nam 66 3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chính 66 3.3.2 Nhóm giải pháp về quản trị điều hành 68 3.3.3 Nhóm giải pháp về nghiệp vụ tài trợ TMQT 72 3.3.4 Nhóm giải pháp liên quan đến nhân sự và công nghệ ngân hàng 74 3.3.5 Nhóm giải pháp liên quan đến hoạt động Marketing và chính sách chăm sóc khách hàng 76 3.4 Đề xuất một số kiến nghị 77 3.4.1 Đối với Chính phủ và các bộ ngành 77 3.4.2 Đối với NHNN Việt Nam 79 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SHB : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn- Hà Nội NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP : Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc TMQT : Thƣơng mại quốc tế XNK : Xuất nhập khẩu TCTD : Tổ chức tín dụng ROA : Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản (Returns on Assets) ROE : Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity) CAR : Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio) CIC : Trung tâm thông tin tín dụng L/C : Thƣ tín dụng D/A : Phƣơng thức nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ D/P : Phƣơng thức nhờ thu thanh toán đổi chứng từ TTR : Phƣơng thức chuyển tiền WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization) UCP 600 : Các quy tắc thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ số 600 (Uniform Custom and Pratice for the Documentary Credit No 600) XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHB 30 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của SHB giai đoạn 2007-2009 31 Bảng 2.3: Huy động tiền gửi tại thị trƣờng I của SHB tính đến thời điểm 31/12/2009 32 Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng của SHB giai đoạn 2007-2009 33 Bảng 2.5: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đến 31/12/2009 34 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn 2007-2009 35 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh SHB giai đoạn 2007- 2009 35 Bảng 2.8: Doanh số cho vay phục vụ hoạt động XNK 42 Bảng 2.9: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay phục vụ XNK 42 Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay phục vụ hoạt động XNK 43 Bảng 2.11: Tỷ trọng cho vay phục vụ hoạt động XNK giai đoạn 2007-2009 44 Bảng 2.12:Dƣ nợ cho vay phục vụ XNK tính đến thời điểm 31/12/2009 45 Bảng 2.13: Dƣ nợ cho vay phục vụ hoạt động XNK tại các ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2009 47
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Lý luận cũng nhƣ thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng nhất trong toàn bộ các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Hoạt động XNK đã góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nƣớc trong nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam từ nền kinh tế lạc hậu và kém phát triển chuyển sang xây dựng nền kinh tế thị trƣờng thì việc mở rộng buôn bán, quan hệ với nƣớc ngoài là hết sức cần thiết. Vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc ta luôn quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới theo hƣớng "mở cửa" nền kinh tế hƣớng mạnh về xuất khẩu, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nƣớc trên thế giới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Nhờ vậy, hoạt động ngoại thƣơng nói chung và hoạt động XNK nói riêng của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong toàn bộ nền kinh tế. Để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh doanh XNK cần phải nâng cao chất lƣợng và đa dạng hoá các mặt hàng, muốn vậy có sự đầu tƣ thích đáng cho quá trình sản xuất, kinh doanh cũng nhƣ đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhƣng trên thực tế, vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này còn ít ỏi, không thể giúp cho các doanh nghiệp tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lƣợng. Xuất phát từ thực tế này và để đạt đƣợc mục tiêu của Đảng và Nhà nƣớc đề ra, các doanh nghiệp XNK rất cần có sự hỗ trợ của các Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) với tƣ cách là trung tâm cung ứng vốn và tài trợ cho các hoạt động thƣơng mại quốc tế (TMQT). Thực tế hiện nay cho thấy các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nói riêng mặc dù đã chú trọng tới hoạt động tài trợ TMQT song vẫn chƣa thể đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng về vốn ngắn, trung và dài hạn từ
  7. 2 phía các doanh nghiệp XNK. Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại Việt Nam " làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình 2. Tình hình nghiên cứu: Ở Việt Nam hoạt động tài trợ TMQT tại các NHTM đã đƣợc chọn làm đề tài nghiên cứu trong rất nhiều luận án, công trình nghiên cứu khoa học, cụ thể: – TS Lê Văn Tƣ (2003), Tín dụng thanh toán XNK, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ – PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2008), Tài trợ Thương mại quốc tế Trên thế giới nhiều học giả cũng đã nghiên cứu về lĩnh vực tài trợ ngoại thƣơng nhƣ: – Alasdair Watson (1995), Finance of International Trade – Howard Palmer (1999), International trade and Pre-export Finance – A practitioner’s guide Tuy nhiên các công trình nghiên cứu mới chỉ tiếp cận đến hoạt động tài trợ TMQT từ giác độ lý luận nhiều hơn mà chƣa nghiên cứu chuyên sâu về năng lực cạnh tranh của một NHTM trong hoạt động tài trợ TMQT. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận chung và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tài trợ TMQT tại SHB, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động tài trợ TMQT tại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: – Nghiên cứu lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM và hoạt động tài trợ TMQT của NHTM – Tìm hiểu thực trạng và đánh giá chung về năng lực cạnh tranh trong hoạt động tài trợ TMQT của SHB. – Đề xuất các định hƣớng và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động tài trợ TMQT tại Việt Nam
  8. 3 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động tài trợ TMQT tại SHB trong 3 năm: 2007, 2008, 2009; đánh giá thực trạng hoạt động tài trợ TMQT nhằm tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động tài trợ TMQT. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để thực hiện đƣợc mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: – Các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phƣơng pháp mô hình hóa. – Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn : Phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp phân tích. 7. Kết cấu: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng: Chương 1 - Những vấn đề lý luận về tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại Chương 2 - Thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội Chương 3 - Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế
  9. 4 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Lý luận chung về hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, tài trợ nghĩa là sự hỗ trợ, trợ giúp về mặt tài chính. Vậy, tài trợ thƣơng mại có thể hiểu đơn giản là hỗ trợ, trợ giúp về mặt tài chính cho hoạt động thƣơng mại, làm cho hoạt động thƣơng mại đƣợc diễn ra suôn sẻ thuận lợi hơn. Theo định nghĩa tại Luật thƣơng mại nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam 2005, hành vi thƣơng mại của thƣơng nhân bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Vậy, hoạt động thƣơng mại quốc tế (TMQT) hay còn gọi là hoạt động XNK là việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhƣng mang yếu tố quốc tế: nhƣ những ngƣời mua và ngƣời bán có trụ sở kinh doanh ở các nƣớc khác nhau, đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc có thể là cả hai bên; hàng hóa và/hoặc dịch vụ có thể đƣợc di chuyển khỏi biên giới một nƣớc. Từ những khái niệm, định nghĩa trên, có thể hiểu một cách khái quát nhƣ sau: tài trợ TMQT là tập hợp các biện pháp và hình thức hỗ trợ về mặt tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp cho các doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh thƣơng mại trong một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng thế giới nhằm mục đích sinh lợi. Có rất nhiều cách để phân loại tài trợ TMQT. Một trong những cách phân loại quan trọng là căn cứ vào ngƣời cung ứng tài trợ là ai. Theo đó, tài trợ TMQT có thể chia thành: tài trợ TMQT của nhà nƣớc, tài trợ TMQT của các tổ chức tín dụng, tài trợ TMQT trực tiếp giữa các doanh nghiệp. Do giới hạn bởi phạm vi nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung giới thiệu loại hình Tài trợ TMQT của các NHTM, theo đó tài trợ TMQT của các NHTM là tập hợp
  10. 5 các hình thức hỗ trợ về mặt tài chính của các NHTM cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động TMQT nhằm mục đích kiếm lời. [1] Nhƣ vậy, tài trợ thƣơng mại của NHTM về bản chất chính là sự hỗ trợ của NHTM cho các doanh nghiệp XNK dƣới hình thức cung ứng vốn và các hình thức khác nhằm giúp các doanh nghiệp này thực hiện thành công các thƣơng vụ và gia tăng hiệu quả kinh doanh trong TMQT. 1.1.2. Vai trò của Ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Nhƣ chúng ta biết, hàng hóa dịch vụ đƣợc đƣa vào lƣu thông là kết quả của cả một quá trình. Trên thực tế, không phải lúc nào các doanh nghiệp XNK cũng đủ vốn để hoạt động TMQT. Do vậy, muốn có sản phẩm chất lƣợng cao, chi phí rẻ, hợp với thị hiếu tiêu dùng của xã hội và có khả năng cạnh tranh thì phải tài trợ cho một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng. Măt khác, hoạt động kinh doanh thƣơng mại quốc tế là nhằm vào các thị trƣờng nƣớc ngoài. Phong tục, tập quán, luật lệ, môi trƣờng đều rất khác với thị trƣờng trong nƣớc, cho nên không thể tránh khỏi rủi ro, ảnh hƣởng xấu đến kết quả kinh doanh thƣơng mại. Do vây, sự tài trợ cho các doanh doanh kinh doanh TMQT, cụ thể là các doanh nghiệp XNK là hết sức cần thiết. Xác định đƣợc tầm quan trọng của TMQT đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, chính phủ cũng đã thực hiện rất nhiều biện pháp cả trực tiếp và gián tiếp để tài trợ cho hoạt động XNK. Tuy nhiên, với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đang hoạt động trên một sân chơi bình đẳng, đƣợc bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình nhƣng đồng thời cũng phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các luật chơi của WTO. Các chính sách, hình thức hỗ trợ xuất khẩu mà Việt Nam áp dụng trong thời gian trƣớc phải nhanh chóng đƣợc thu hẹp và dỡ bỏ theo các cam kết gia nhập WTO. Chính vì thế, một khi chính phủ không đƣợc can thiệp sâu vào việc tài trợ TMQT thì sự tham gia của các tổ chức tài chính mà đặc biệt là NHTM là tất yếu và hết sức cần thiết. Với các dịch vụ thuận tiện và nguồn
  11. 6 vốn cung ứng kịp thời, các NHTM đã cung cấp cho các doanh nghiệp XNK một điểm tựa vững chắc và cho họ những cơ hội phát triển để góp phần thúc đẩy hoạt động XNK phát triển ổn định và ngày càng mở rộng. Trong TMQT, ngƣời mua có thể phải giao dịch với một ngƣời bán mà họ không biết, cách xa biên giới, hàng rào ngôn ngữ, phong tục tập quán xa lạ Nhƣ vậy, ngƣời mua và ngƣời bán không thể nắm bắt chắc chắn về khả năng tài chính, uy tín và khả năng thực hiện trách nhiệm thanh toán của nhau, do đó khó lƣờng trƣớc những rủi ro có thể xảy ra. Với những biện pháp kỹ thuật đặc thù TMQT, ngân hàng sẽ bảo vệ quyền lợi của ngƣời bán và ngƣời mua, loại trừ rủi ro giúp cho tiến trình mậu dịch diễn ra thuận lợi hơn. Đặc biệt, trao đổi quốc tế có liên quan đến các phƣơng thức tín dụng, bảo lãnh thanh toán hay tài trợ làm phức tạp thêm việc trao đổi và làm phát sinh rất nhiều kỹ thuật hay các thủ tục gắn liền với các nhu cầu của hai bên mua bán. Trong bối cảnh phức tạp đó, các ngân hàng là những chuyên gia trong hoạt động TMQT, có khả năng cung cấp các thông tin và lời khuyên nhằm đƣa đến việc ký kết các hợp đồng và thực hiện việc tài trợ cần thiết. Bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng trở thành gạch nối giữa các bên mua bán cách nhau bởi các châu lục. 1.1.3. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại Theo quy định tại Khoản 10 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2004), cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thoả thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác. Nhƣ vậy, có thể hiểu hoạt động tài trợ TMQT sẽ bao gồm các hình thức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, bao thanh toán, cho thuê tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác đƣợc các Ngân hàng cấp cho doanh nghiệp XNK nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong quá trình giao dịch TMQT. 1.1.3.1 Tài trợ dưới hình thức cho vay - Tài trợ hoạt động xuất khẩu:
  12. 7 Tài trợ xuất khẩu là loại hình tài trợ ở khâu lƣu thông, tùy theo loại hàng hóa xuất khẩu mà thời hạn tín dụng dài ngắn khác nhau, có thể tài trợ bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Hoạt động này thƣờng đƣợc chia theo hai công đoạn của quá trình sản xuất và quá trình lƣu thông: tài trợ xuất khẩu trƣớc khi giao hàng dƣới hình thức cho vay và tài trợ xuất khẩu sau khi giao hàng dƣới hình thức chiết khấu bộ chứng từ hoặc cho vay ứng trƣớc tiền hàng. Tài trợ xuất khẩu trước giao hàng là loại hình tín dụng mà Ngân hàng cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn để mua nguyên nhiên vật liệu (đầu vào), sản xuất, chế biến hàng hóa xuất khẩu; chủ yếu dƣới hình thức cho vay ngắn hạn – tài trợ vốn lƣu động. Hình thức này thông thƣờng đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp Ngân hàng tài trợ vừa là Ngân hàng thanh toán cho L/C xuất, nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ và đƣợc thanh toán tại ngân hàng. Tài trợ xuất khẩu sau giao hàng là loại tín dụng cấp cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu khi đã có bộ chứng từ gửi hàng. Từ lúc giao hàng, nộp bộ chứng từ vào ngân hàng thông báo L/C cho đến khi đƣợc ghi Có trên tài khoản phải trải qua một khoảng thời gian nhất định để xử lý và luân chuyển chứng từ. Nhà xuất khẩu cần tiền có thể thƣơng lƣợng bộ chứng từ để chiết khấu hoặc ứng trƣớc tiền tại ngân hàng đã đƣợc chỉ định rõ trong L/C hoặc ở bất kỳ ngân hàng nào. Để đảm bảo cho khoản tín dụng thu hồi nợ dễ dàng nhanh chóng, NHTM thƣờng yêu cầu các L/C xuất của khách hàng phải đƣợc thông báo qua ngân hàng, ngân hàng tài trợ vừa là ngân hàng thông báo hoặc vừa là ngân hàng thanh toán L/C, đƣợc thể hiện qua các hình thức sau: - Tài trợ hoạt động nhập khẩu: NHTM cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện phƣơng án nhập khẩu máy móc thiết bị hoặc hàng hóa nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào nhu cầu vốn, phƣơng án kinh doanh, khả năng trả nợ và giá trị tài sản đảm bảo của doanh nghiệp, NHTM quyết định loại tiền cho vay, mức cho vay, thời gian cho vay và phƣơng thức cho vay tƣơng ứng. Thông thƣờng, nếu nhập khẩu máy móc
  13. 8 thiết bị, phƣơng tiện vận tải để đầu tƣ tài sản cố định thì sẽ cấp tín dụng trung dài hạ, còn nếu nhập khẩu hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất thì sẽ cấp tín dụng ngắn hạn. Đối với nhà nhập khẩu, hàng vừa cập bến phải nộp tiền cho ngân hàng để thanh toán cho nhà xuất khẩu thì mới nhận đƣợc chứng từ để nhận hàng, bán hàng và thu hồi vốn. Đó là khoảng thời gian khá dài, do đó nhà nhập khẩu cần có khoản tài trợ từ ngân hàng, vay ngân hàng để thanh toán hàng nhập khẩu. Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định tính hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng tài chính, khả năng trả nợ, thế chấp tài sản để quyết định. Tuy nhiên trên thực tế đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín với ngân hàng thì không ký quỹ mở L/C, không cần tài sản thế chấp vẫn đƣợc vay vốn ngân hàng, hàng hoá nhận về đem thẳng đến kho của doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3.2 Tài trợ dưới hình thức mở L/C L/C là bất cứ một sự thỏa thuận nào, dù cho đƣợc mô tả hoặc đặt tên nhƣ thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng phát hành để thanh toán cho ngƣời hƣởng lợi khi xuất trình các chứng từ phù hợp. (Điều 2 – UCP 600, ICC 2007) Xét trên góc độ thực tế, L/C không những là một phƣơng thức thanh toán quốc tế mà còn là một hình thức tài trợ TMQT cho nhà nhập khẩu. Có thể giải thích cụ thể điều này nhƣ sau: - Theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, ngân hàng phát hành L/C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định trong L/C đó. Nhƣ vậy, ngân hàng đã mang toàn bộ địa vị và chữ tín của mình thay mặt nhà nhập khẩu đứng ra cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu. Đây là hình thức tài trợ đặc biệt dành cho nhà nhập khẩu.
  14. 9 - Theo quy định của UCP 600, sau khi ngân hàng phát hành trả tiền cho nhà xuất khẩu thì ngân hàng mới đòi lại tiền nhà nhập khẩu, nhƣ vậy ở góc độ này, ngân hàng đã cho nhà nhập khẩu vay tiền. Với ý nghĩa này, ngân hàng đã trực tiếp tài trợ chính cho nhà nhập khẩu. [3] Rõ ràng, đây là hình thức tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập khẩu trong trƣờng hợp Khách hàng không ký quỹ 100% giá trị L/C. Thực tế, rất hiếm trƣờng hợp Khách hàng chịu ký quỹ 100% giá trị L/C nên chủ yếu các NHTM mở L/C trên cơ sở cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Ký quỹ L/C đƣợc coi là một hình thức bắt buộc tại NHTM nhằm bảo đảm khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thƣờng mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán của khách hàng càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngƣợc lại. - Đối tƣợng khách hàng: khách hàng có uy tín đối với ngân hàng thì mức ký quỹ thấp và ngƣợc lại. - Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thƣờng thấp hơn L/C trả ngay, vì mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nƣớc ngoài, thời gian khá dài, mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng. - Loại hàng hoá nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trƣờng. Những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trƣờng ổn định, giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp. 1.1.3.3 Tài trợ dưới hình thức Chiết khấu hối phiếu Theo quy định tại Khoản 14 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2004), chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua thƣơng phiếu, giấy tờ có giá khác của ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi đến hạn thanh toán. Hối phiếu là một mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do ngƣời xuất khẩu ký phát cho ngƣời nhập khẩu hoặc ngân hàng của ngƣời nhập khẩu, yêu cầu ngƣời này khi
  15. 10 nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tƣơng lai phải trả một số tiền nhất định cho ngƣời hƣởng lợi hối phiếu hoặc theo lệnh của ngƣời hƣởng lợi trả cho một ngƣời khác hoặc trả cho ngƣời cầm giữ hối phiếu. Ngƣời hƣởng lợi hối phiếu muốn thu tiền của hối phiếu hoặc nhờ ngân hàng thu hộ theo phƣơng thức thanh toán nhờ thu hoặc cầm cố hối phiếu cho ngân hàng để vay tiền hoặc bán tờ hối phiếu đó cho ngân hàng với giá thấp hơn mệnh giá hối phiếu để thu hồi tiền về sớm hơn. Việc bán hối phiếu cho ngân hàng để sớm thu tiền về với một giá thấp hơn mệnh giá hối phiếu đƣợc gọi là chiết khấu hối phiếu. [3]. Thông thƣờng các NHTM chỉ chấp nhận chiết khấu khi bộ chứng từ phải hoàn hảo, xuất trình đúng thời gian quy định và khách hàng có quan hệ giao dịch thƣờng xuyên với ngân hàng Có hai hình thức chiết khấu: - Chiết khấu truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu có quyền đòi tiền nếu bộ chứng từ không đƣợc thanh toán. - Chiết khấu miễn truy đòi là hình thức chiết khấu mà ngân hàng sau khi thanh toán cho nhà xuất khẩu không có quyền truy đòi tiền nếu bộ chứng từ không đƣợc thanh toán. Hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam thực hiện chiết khấu có truy đòi. 1.1.3.4 Tài trợ dưới hình thức Bảo lãnh Theo quy định tại Khoản 12 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2004), bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã đƣợc trả thay. Trong thƣơng mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các thƣơng vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng ). Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro. Đôi khi nhà xuất khẩu không nắm rõ khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, do vậy
  16. 11 nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thƣờng là ngân hàng đứng ra bảo lãnh thanh toán. Ngƣợc lại, do không biết rõ hoặc không tin tƣởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng Lợi thế của các bên trong nghiệp vụ này: - Đối với nhà nhập khẩu: đƣợc hƣởng một khoản vốn từ nhà xuất khẩu không phải trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tính vào lãi rồi). Chỉ phải trả một khoản phí cho ngƣời bảo lãnh. - Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm đến hạn sẽ đƣợc thanh toán nợ. Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu có thể đem bộ chứng từ chiết khấu tại ngân hàng khác. - Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất cứ ngân hàng nào khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh có nghĩa là có đƣợc sự tín nhiệm về uy tín của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng không phải bỏ ra một khoản vốn nào cả mà chỉ lấy uy tín, danh dự của ngân hàng làm cơ sở đảm bảo sẽ thực hiện nghĩa thay. 1.1.3.5 Tài trợ dưới hình thức Cho thuê tài chính Theo quy định tại Khoản 11 Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2004), cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung hạn, dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài chính giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Cụ thể hoá những đặc trƣng của nghiệp vụ cho thuê tài chính, quy định của pháp luật hiện hành ghi nhận giao dịch cho thuê tài chính phải có một trong những dấu hiệu sau đây: - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc đƣợc tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên; - Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê đƣợc quyền ƣu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; - Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê;
  17. 12 - Tổng số tiền thuê tài sản theo thoả thuận ít nhất phải tƣơng đƣơng với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Vậy, xét về mặt bản chất giao dịch cho thuê tài chính có những đặc điểm nổi bật sau đây: Thứ nhất, cho thuê tài chính là phƣơng thức cấp tín dụng mà đối tƣợng là một tài sản cụ thể. Khác với các hình thức cấp tín dụng khác mà trong đó tiền đƣợc coi là phƣơng tiện tài trợ, trong hình thức cho thuê tài chính, công ty cho thuê tài chính tiến hành cấp tín dụng bằng cách chuyển giao cho khách hàng (bên thuê) một tài sản cụ thể (máy móc, dây chuyền sản xuất, phƣơng tiện vận tải hoặc động sản khác) để bên thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Bên thuê có nghĩa vụ trả toàn bộ tiền thuê theo thoả thuận. Tính chất thanh toán trọn vẹn của giao dịch cho thuê tài chính cho thấy bản chất tín dụng của hoạt động này. Cũng tƣơng tự nhƣ pháp luật một số quốc gia trên thế giới, pháp luật Việt Nam ghi nhận cho thuê tài chính là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, nhằm phù hợp với đặc điểm của đối tƣợng cho thuê là những động sản có giá trị, thời gian cần thiết để khấu hao thƣờng từ một năm trở lên. Thứ hai, cho thuê tài chính là hình thức cho thuê mà hầu hết các quyền năng của chủ sở hữu (bên cho thuê) đƣợc chuyển giao cho bên thuê. Khác với các hình thức thuê tài sản thông thƣờng theo quy định của pháp luật dân sự, trong hoạt động cho thuê tài chính, bên cho thuê thƣờng chỉ giữ quyền sở hữu “danh nghĩa” đối với tài sản cho thuê (quyền này cho phép công ty cho thuê tài chính có thể thu hồi tài sản cho thuê nếu bên thuê vi phạm hợp đồng), còn những quyền năng cụ thể đối với tài sản cho thuê đƣợc chuyển giao hầu nhƣ hoàn toàn cho bên thuê. Đặc điểm này đã đƣợc Uỷ ban về chuẩn mực kế toán quốc tế ghi nhận: “Cho thuê tài chính là loại cho thuê có khả năng dịch chuyển về cơ bản tất cả những rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản”. Cho thuê tài chính quốc tế là một thỏa thuận hợp đồng trong đó bên đi thuê đƣợc sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê và thực hiện chi trả các
  18. 13 khoản tiền định kỳ đƣợc quy định cụ thể trong hợp đồng cho thuê. Bên đi thuê có thể thuê từ công ty cho thuê nội địa thông qua việc công ty này nhập khẩu đối tƣợng thuê từ nhà xuất khẩu nƣớc ngoài, hoặc có thể thuê trực tiếp từ công ty cho thuê nƣớc ngoài. Điểm mấu chốt của hợp đồng thuê mua tài chính quốc tế là quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với tái sản của công ty cho thuê đƣợc tách khỏi việc sử dụng về mặt kinh tế của tài sản đó (do bên đi thuê nắm giữ). Công ty cho thuê tập trung xem xét khả năng của bên đi thuê trong việc tạo ra số thu đủ để chi trả tiền thuê chứ không dự vào lịch sử tín dụng, tài sản hay số vốn của bên đi thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê đã đƣợc hai bên thỏa thuận và không đƣợc hủy bỏ hợp đồng trƣớc hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê có thể mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê. 1.1.3.6 Tài trợ dưới hình thức Bao thanh toán Tại Việt Nam, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 1096/2004/QĐ- NHNN về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên theo quy định của Quy chế, Bao thanh toán chỉ là từ dịch của riêng Factoring, còn Fofaiting lại chƣa có một tên gọi chuẩn bằng Tiếng Việt. Vì vậy, một số nhà kinh tế có quan điểm muốn giữ nguyên từ Factoring và Fofaiting, đồng thời Factor và Fofaiter lần lƣợc đƣợc hiểu là các nhà cung cấp dịch vụ Factoring và Forfaiting nói trên mà không dịch tƣơng đƣơng sang tiếng Việt. Quan điểm của tác giả là thuật ngữ Bao thanh toán bao gồm cả Factoring và Fofaiting. Bao thanh toán Factoring là một cơ chế tài trợ vốn ngắn hạn, là sự thỏa thuận giữa ngƣời xuất khẩu và nhà Factor, trong đó quy định ngƣời xuất khẩu “bán’’ cho nhà Factor quyền đòi nợ từ ngƣời nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Với cơ chế này, ngƣời xuất khẩu sẽ đƣợc tài trợ ngay sau khi giao hàng; còn nhà Factor sẽ giành lấy quyền đòi tiền từ ngƣời nhập khẩu với chi phí và rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trƣớc.
  19. 14 Nhà Factor sẽ ứng trƣớc khoảng 80% số tiền sẽ đƣợc báo có trên tài khỏan và sẽ quyết toán với ngƣời xuất khẩu sau khi đã thu tiền bằng phƣơng thức thanh toán nhờ thu. Lãi ứng trƣớc bao thanh toán đƣợc tính theo số ngày thực ứng trƣớc. Vì vậy, lãi này đƣợc thu định kỳ hàng tháng nhƣ một khoản vay thông thƣờng và tất toán gốc một lần khi thu đƣợc tiền thanh toán, cộng thêm lãi chƣa trả tính đến thời điểm tất toán. Với ý nghĩa nói trên ngƣời ta gọi Factoring là “Bao thanh toán tương đối’’ Factoring trong TMQT phần lớn dựa vào phƣơng thức thanh toán bằng phƣơng thức ghi sổ ngắn hạn giữa các công ty hoặc là mới quan hệ hoặc quan hệ với nhau đã lâu. Bao thanh toán Forfaiting là một hình thức tài trợ vốn cho các công trình hoặc việc xuất khẩu hàng hóa tƣ liệu sản xuất với thời hạn thanh toán năm bảy năm trong tƣơng lai bằng một lãi suất cố định. Các nhà Forfaiter tài trợ loại hình này theo nguyên tắc không hoàn lại, có nghĩa là Nhà cung cấp đƣợc chiết khấu toàn bộ số tiền bán hàng miễn truy đòi (factoring cũng có loại miễn truy đòi đối với trƣờng hợp ngƣời mua mất khả năng thanh toán, phá sản, không thanh toán trong vòng 90 ngày kể từ ngày đến hạn của hóa đơn, với điều kiện không có tranh chấp giữa ngƣời mua và ngƣời bán). Forfaiting là chiết khấu miễn truy đòi trên cơ sở có bảo lãnh của ngân hàng. Với ý nghĩa nói trên ngƣời ta gọi Forfaiting là “Bao thanh toán tuyệt đối’’ Forfaiting là một loại tài trợ có lợi cho nhà xuất khẩu, giúp nhà xuất khẩu tránh đƣợc nhiều rủi ro nhƣ: + Rủi ro tín dụng do Ngân hàng bảo lãnh hoặc nhà nhập khẩu không thanh toán đƣợc + Rủi ro chính trị do chiến tranh, bạo động, đảo chính gây ra khiến ngân hàng và nhà nhập khẩu mất khả năng thanh toán + Rủi ro chuyển tiền khi mà chính phủ ở nƣớc nhập khẩu có thể quy định các luật lệ hạn chế, ngăn cấm việc chuyển tiền ra nƣớc ngoài [1]. 1.1.4 Ý nghĩa hoạt động tài trợ thương mại quốc tế của Ngân hàng thương mại 1.1.4.1 Đối với Ngân hàng thương mại Đứng trên khía cạnh của ngân hàng, hoạt động tài trợ TMQT chiếm một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng. Bởi lẽ việc tài trợ TMQT không chỉ đơn thuần là cung cấp các dịch vụ và đáp
  20. 15 ứng nguồn vốn cho hoạt động XNK mà nó còn liên quan đến nhiều nghiệp vụ quan trọng khác của ngân hàng nhƣ: thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, huy động vốn Ngoài ra, hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của NHTM có kỳ hạn gắn liền với thời gian thực hiện thƣơng vụ, đối tƣợng tài trợ là các doanh nghiệp XNK trực tiếp hoặc ủy thác. Đây là hình thức tài trợ mang lại hiệu quả cao, an toàn, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích và thời gian thu hồi vốn nhanh. Thời gian tài trợ chủ yếu là ngắn hạn do gắn liền với thời gian thực hiện thƣơng vụ, thƣờng kể từ lúc gom hàng, xuất hàng cho đến lúc nhận đƣợc tiền thanh toán của ngƣời mua. Đối với ngƣời nhập khẩu thời gian này kể từ lúc nhận hàng tại cảng cho đến khi bán hết hàng và thu tiền về. Kỳ hạn tài trợ ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các NHTM thƣờng là dƣới một năm. Điều này giúp ngân hàng tránh đƣợc rủi ro về thanh khoản. Tài trợ TMQT đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Đồng vốn tài trợ gắn liền với thƣơng vụ. Trong nhiều trƣờng hợp, vốn tài trợ đƣợc thanh toán thẳng cho bên thứ ba mà không qua bên xin tài trợ nhƣ thanh toán tiền hàng nhập khẩu, thanh toán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng cho ngƣời xuất khẩu Rõ ràng việc làm này tránh đƣợc tình trạng ngƣời xin tài trợ vốn sử dụng vốn sai mục đích, hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng. Tài trợ TMQT nâng cao tính an toàn cho ngân hàng thông qua việc quản lý thu các nguồn thanh toán. Đối với ngƣời xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để đòi tiền ngƣời nhập khẩu nƣớc ngoài đã chỉ định việc thanh toán tiền hàng phải thông qua tài khoản của ngƣời xuất khẩu mở tại ngân hàng. Đối với ngƣời nhập khẩu, trong trƣờng hợp có tài trợ, ngân hàng sẽ buộc ngƣời nhập khẩu tập trung tiền bán hàng vào tài khoản mở tại ngân hàng. Do vậy, nguồn thu để trả các khoản tài trợ đƣợc ngân hàng quản lý rất chặt chẽ, tránh đƣợc tình trạng xoay vốn của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro. Hiệu quả của ngân hàng trong tài trợ XNK còn thể hiện thông qua lãi suất. Có nhiều loại lãi suất trong quá trình tài trợ: lãi cho vay, lãi chiết khấu, lãi cho vay bắt buộc Thêm vào đó, để đƣợc tài trợ XNK ngân hàng thƣờng yêu cầu doanh
  21. 16 nghiệp sử dụng thêm các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng nhƣ thanh toán quốc tế, thanh toán nội địa, bảo lãnh, mua bán ngoại tệ , qua đó tăng thêm thu nhập cho Ngân hàng nhờ việc thu phí. Cuối cùng, thông qua tài trợ TMQT, ngân hàng còn mở rộng đƣợc các quan hệ với các doanh nghiệp và ngân hàng nƣớc ngoài, nâng cao uy tín ngân hàng trên trƣờng quốc tế. 1.1.4.2 Đối với doanh nghiệp Tài trợ XNK của ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện đƣợc những thƣơng vụ lớn: có những thƣơng vụ trong ngoại thƣơng đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để thanh toán tiền hàng. Do đặc điểm của vận chuyển hàng hải, các mặt hàng thiết yếu nhƣ phân bón, sắt thép, gạo thƣơng hai bên mua bán với số lƣợng nguyên tàu hàng nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, thuận lợi trong công tác giao nhận nên kéo theo giá trị lô hàng cũng rất lớn. Trong trƣờng hợp này, vốn lƣu động của doanh nghiệp không đủ để chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán tiền hàng. Tài trợ ngân hàng cho XNK là giải pháp giúp doanh nghiệp thực hiện đƣợc những hợp đồng dạng này. Trong quá trình đàm phán, thƣơng lƣợng, ký kết hợp đồng ngoại thƣơng, nếu doanh nghiệp trƣớc đó đã thông qua ngân hàng về việc tài trợ và thanh toán quốc tế, có nghĩa là doanh nghiệp đã xác định ngân hàng phục vụ mình thì sẽ tạo đƣợc lợi thế trong quá trình này. Vì, nhƣ đã rõ, hợp đồng ngoại thƣơng đƣợc thực hiện thông qua ngân hàng phục vụ ngƣời mua và ngƣời bán, đã thỏa thuận trƣớc với ngân hàng nghĩa là doanh nghiệp đã xác định đƣợc năng lực thực hiện hợp đồng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình thƣơng lƣợng, đàm phán. Tài trợ TMQT làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng: thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp nhận đƣợc vốn để thực hiện thƣơng vụ. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm. Ngoài ra, việc tham gia tài trợ các dự án đầu tƣ thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị của ngân hàng cũng tạo điều kiện giúp doanh nghiệp phát triển đƣợc quy mô sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
  22. 17 Cuối cùng, tài trợ của ngân hàng giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín trên thị trƣờng quốc tế: thông qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện đƣợc những thƣơng vụ lớn trôi chảy, quan hệ đƣợc với khách hàng tầm cỡ trên thế giới, từ đó nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng thế giới. 1.1.4.3 Đối với nền kinh tế đất nước Tài trợ TMQT của NHTM tạo điều kiện cho hàng hóa XNK lƣu thông trôi chảy, liên tục, góp phần tăng tính năng động của nền kinh tế, ổn định thị trƣờng. Ngoài ra, tài trợ của ngân hàng còn tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động doanh nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Nhƣ vậy hoạt động tài trợ TMQT xuất hiện nhƣ là một yêu cầu khách quan đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của mình với hoạt động XNK cũng nhƣ đối với nền kinh tế. Với sự phát triển ngày càng đa dạng và phong phú của các hình thức tài trợ TMQT mà các NHTM Việt Nam đã cung cấp, các doanh nghiệp XNK có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt rủi ro trong giao dịch ngoại thƣơng. 1.2. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thƣơng mại trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế 1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Mặc dù có rất nhiều các công trình nghiên cứu về năng lực hay lợi thế cạnh tranh song cho đến nay tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng rất khó có thể đƣa ra một định nghĩa chuẩn về khái niệm năng lực cạnh tranh đúng cho mọi trƣờng hợp. Đã có rất nhiều các học thuyết đƣợc xây dựng để phân tích về năng lực cạnh tranh của các quốc gia cũng nhƣ của các công ty, các doanh nghiệp. Nổi bật nhất trong các học thuyết về năng lực cạnh tranh gần đây là học thuyết của Michael Porter. Trong các tác phẩm của mình, ông đã có những nghiên cứu rất toàn diện về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, công ty, của ngành cũng nhƣ của quốc gia. Theo ông, “để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả
  23. 18 năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”. Và ông cũng thừa nhận, không thể đƣa ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Trong khuôn khổ đề tài này, khái niệm năng lực cạnh tranh của các NHTM có thể đƣợc tóm lại nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh”[2]. 1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Trên thế giới, trong lĩnh vực ngân hàng, chƣa có một phƣơng pháp luận chung đƣợc kiểm nghiệm và chứng minh để đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng hay hệ thống các ngân hàng. Vì vậy, việc nghiên cứu đƣa ra một hệ thống các chỉ tiêu đáng tin cậy để đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là trong hoạt động tài trợ TMQT không phải là một việc dễ dàng. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả mạnh dạn đƣa ra một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM trong hoạt động tài trợ TMQT, bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính. 1.2.2.1. Chỉ tiêu tài chính Có thể nói, tiềm lực tài chính là thƣớc đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Tiềm lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu: Mức độ an toàn vốn và khả năng huy động vốn: Tiềm lực về vốn thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể nhƣ: quy mô vốn chủ sở hữu, hệ số an toàn vốn (CAR). Hệ số CAR đƣợc tính bằng Vốn chủ sở hữu/Tài sản có rủi ro (%), trong đó vốn chủ sở hữu bao gồm vốn điều lệ và các quỹ, tài sản Có rủi ro bao gồm tài sản nội bảng và ngoại bảng đƣợc điều chỉnh theo hệ số rủi ro tƣơng ứng. Tiềm lực về vốn chủ sở
  24. 19 hữu phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Cách thức mà một ngân hàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động thêm vốn cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng. Đây là một trong những nguồn lực quan trọng nhất quyết định khả năng cạnh tranh của một ngân hàng nói chung và của hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng nói riêng. Chất lượng tài sản Có phản ánh “sức khỏe” của một ngân hàng, thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản có, mức độ lập dự phòng và khả năng thu hồi các khoản nợ xấu, mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn Mức sinh lời là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng đồng thời cũng phản ánh một phần kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Chỉ tiêu mức sinh lời có thể đƣợc phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể nhƣ: tổng lợi nhuận sau thuế, chi tiết hơn đó là lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động tài trợ TMQT, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Có (ROA), các chỉ tiêu về mức sinh lợi trong mối tƣơng quan với chi phí Trong đó: ROE = Thu nhập sau thuế Vốn chủ sở hữu ROA = Thu nhập sau thuế Tổng tài sản Có Khả năng thanh khoản đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu nhƣ khả năng thanh toán tức thì, khả năng thanh toán nhanh, đánh giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các NHTM đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM [2]. 1.2.2.2. Chỉ tiêu phi tài chính Các chỉ tiêu phi tài chính để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung và hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng nói riêng bao gồm các chỉ tiêu sau: Thứ nhất: Chất lượng và mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT
  25. 20 Chất lƣợng luôn là chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp, đặc biệt là ngân hàng. Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh về chất lƣợng bao gồm: khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tốc độ và khả năng thao tác các nghiệp vụ, thái độ phục vụ Trong các yếu tố này, yếu tố về khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng là quan trọng nhất. Khách hàng có thể sẵn sàng chi trả phí cao hơn cho một dịch vụ tốt hơn. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về chất lƣợng sản phẩm dịch vụ ngày càng trở nên gay gắt, vì vậy để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ hiện có, đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT. Một ngân hàng có nhiều loại hình dịch vụ cung cấp phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và năng lực quản lý của ngân hàng sẽ là một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh cao. Sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT, một mặt tạo cho ngân hàng sự phát triển ổn định hơn, mặt khác cho phép ngân hàng phát huy lợi thế nhờ quy mô. Tất nhiên, sự đa dạng hóa cần phải đƣợc thực hiện trong tƣơng quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng và phải gắn liền với chất lƣợng và hiệu quả sử dụng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm dịch vụ có thể khiến ngân hàng kinh doanh không hiệu quả do dàn trải quá mức các nguồn lực. Thứ hai: Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp cũng nhƣ ngân hàng nào. Năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực nói chung thể hiện ở những yếu tố nhƣ trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ, động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp Nhân sự của một ngân hàng là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của ngân hàng đồng thời cũng là cái gốc của mọi cải tiến hay đổi mới. Nhân lực trong hoạt động tài trợ TMQT có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm, và có tinh thần trách nhiệm với công việc sẽ là những ƣu thế lớn của một ngân hàng và góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động tài trợ TMQT của chính ngân hàng đó.
  26. 21 Ngân hàng là một ngành đòi hỏi ngƣời lao động phải có kinh nghiệm và trình độ cao đƣợc tích lũy theo thời gian. Rõ ràng, nếu một ngân hàng có tốc độ lƣu chuyển nhân viên cao sẽ không phải là một ngân hàng có lợi thế về nguồn nhân lực. Quá trình tuyển dụng và đào tạo một chuyên viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tài trợ TMQT thƣờng rất tốn kèm cả về thời gian và công sức. Hiệu quả của các chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tuyển dụng, cơ chế thù lao là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng duy trì một đội ngũ nhân sự làm nghiệp vụ tài trợ TMQT có chất lƣợng cao của một ngân hàng. Thứ ba: Năng lực công nghệ Trong lĩnh vực ngân hàng, công nghệ đang ngày càng đóng vai trò nhƣ là một trong những nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất của mỗi ngân hàng nói chung và trong lĩnh vực tài trợ TMQT nói riêng. Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp nhƣ hệ thống thanh toán điện tử, hệ thống ngân hàng bán lẻ mà còn bao gồm hệ thống thông tin quản lý, hệ thống báo cáo rủi ro Năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lƣợng, chất lƣợng công nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng mở (nghĩa là khả năng đổi mới) của các công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng nhƣ kinh tế. Thứ tư: Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành Năng lực quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo của một ngân hàng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng. Một Hội đồng quản trị hay Ban Tổng Giám đốc, Ban Giám đốc chi nhánh yếu kém, không có khả năng đƣa ra những chính sách, chiến lƣợc hợp lý, thích ứng với những thay đổi của thị trƣờng sẽ làm lãng phí các nguồn lực và làm yếu đi năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức làm một chỉ tiêu quan trọng phản ánh cơ chế phân bổ các nguồn lực của một ngân hàng có phù hợp với quy mô, trình độ quản lý, phù hợp với đặc trƣng cạnh tranh của ngành và yêu cầu của thị trƣờng hay không. Hiệu quả của cơ chế quản lý không chỉ phản ánh ở số lƣợng các phòng ban, sự phân công phân cấp giữa các phòng ban, các đơn vị trong việc triển khai chiến lƣợc kinh
  27. 22 doanh, các nghiệp vụ hàng ngày, khả năng thích nghi và thay đổi của cơ cấu trƣớc những biến động của ngành hay những biến động trong môi trƣờng vĩ mô Cụ thể, hoạt động tài trợ TMQT đòi hỏi các phòng ban liên quan nhƣ Phòng Thanh toán quốc tế, Phòng Tín dụng phải phối hợp nhịp nhàng trong việc kiểm tra hồ sơ liên quan đến khoản cấp tín dụng cũng nhƣ bộ chứng từ XNK. Thứ năm: Giá cả sản phẩm dịch vụ Giá cả dịch vụ ngân hàng chính là lãi suất và mức phí áp dụng cho từng loại hình sản phẩm dịch vụ. Cùng cung cấp một loại dịch vụ có chất lƣợng nhƣ nhau nhƣng thông thƣờng nếu giá cả dịch vụ của ngân hàng nào có tính cạnh tranh hơn (lãi suất và mức phí thấp hơn) sẽ thu hút đƣợc khách hàng tham gia sử dụng nhiều dịch vụ hơn Cuối cùng là Hệ thống chi nhánh và ngân hàng đại lý Hệ thống chi nhánh của NHTM chính là các kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Nó thể hiện ở số lƣợng các chi nhánh và sự phân bố các chi nhánh theo địa lý lãnh thổ. Việc triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại đang làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lƣới chi nhánh rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của một ngân hàng. Tuy nhiên, vai trò của một mạng lƣới chi nhánh rộng lớn vẫn rất có ý nghĩa, đặc biệt là trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn phát triển. Ngoài ra, hoạt động tài trợ TMQT có đặc tính riêng, liên quan đến hoạt động XNK giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài, vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải có mạng lƣới ngân hàng đại lý rộng khắp để đáp ứng nhu cầu trao đổi, giao thƣơng hàng hóa của các doanh nghiệp trong nƣớc với các đối tác nƣớc ngoài. 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại trong hoạt động tài trợ thương mại quốc tế 1.2.3.1 . Các yếu tố khách quan Mỗi sự biến động về yếu tố môi trƣờng đều tác động đến hoạt động của các NHTM. Các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM trong hoạt động tài trợ TMQT bao gồm:
  28. 23 Thứ nhất: Chính sách về XNK của Nhà nước Để nâng cao hiệu quả hoạt động XNK, mỗi quốc gia đều đƣa ra các chính sách ngoại thƣơng cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc và thế giới. Nƣớc ta trong mỗi thời kỳ phát triển cũng có các chiến lƣợc và biện pháp phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động này. Chính điều đó có ảnh hƣởng và tác động không nhỏ đến hoạt động tài trợ TMQT của các NHTM. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy hoạt động XNK ngày càng phát triển kéo theo hoạt động tín dụng tài trợ XNK đƣợc mở rộng và mang lại hiệu quả cao cho cả ngân hàng và các doanh nghiệp XNK. Vì nếu nhƣ chính sách XNK đƣợc định hƣớng một cách đúng đắn, phù hợp với tình hình kinh tế đất nƣớc và tình hình biến động của khu vực và thế giới nhất là những biến động của thị trƣờng hàng hoá, thì nó sẽ mở ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK những khả năng và cơ hội tốt trong việc mở rộng và tiếp cận thị trƣờng quốc tế, nhận đƣợc sự tài trợ lớn từ các ngân hàng. Các ngân hàng trong điều kiện này sẽ mở rộng đƣợc hoạt động tín dụng tài trợ XNK đi đôi với an toàn và hiệu quả vì hầu hết các dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh XNK của các doanh nghiệp có đƣợc định hƣớng tốt từ phía Chính phủ - cơ sở đảm bảo tính khả thi cao. Nhƣ vậy chính sách đối với hoạt động XNK của Nhà nƣớc có ảnh hƣởng sâu, rộng và quyết định tới quy mô, hiệu quả tín dụng tài trợ XNK của NHTM, từ đó gây ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM trong hoạt động tài trợ TMQT. Thứ hai: Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước. Đây là một yếu tố quan trọng tác động mạnh đến mọi hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động XNK nói riêng. - Nhân tố kinh tế: Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh hƣởng lớn tới quy mô và hiệu quả tín dụng nói chung và tín dụng tài trợ XNK nói riêng. Một nƣớc có nền kinh tế ổn định, tốc độ tăng trƣởng cao, kiểm soát đƣợc các chỉ số về lạm phát, tỷ giá, lãi suất sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động của các ngân hàng nói riêng, từ đó tác động trực tiếp đến hoạt động tài trợ TMQT của các ngân hàng.
  29. 24 - Nhân tố xã hội: những đặc điểm về văn hóa, xã hội có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ của các NHTM thông qua việc tác động đến nhu cầu của khách hàng và nguồn nhân lực. Các yếu tố về văn hóa, xã hội ảnh hƣởng đến nhu cầu của khách hàng nhƣ tâm lý, lòng tin của ngƣời dân đối với ngân hàng, thói quen tiết kiệm và sử dụng các dịch vụ ngân hàng, trình độ dân trí và khả năng hiểu biết của ngƣời dân, mức sống và thu nhập Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa ba nhân tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm. Trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng tài trợ XNK còn liên quan tới các mối quan hệ xã hội mang tính quốc tế rất cao, do vậy tín nhiệm là điều kiện để nâng cao khả năng mở rộng tín dụng và mang lại hiệu quả tín dụng nhƣ mong muốn của ngân hàng và khách hàng. - Nhân tố chính trị, pháp lý: Pháp luật là bộ phận quan trọng không thể thiếu của nền kinh tế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Nếu Nhà nƣớc tạo lập đƣợc một môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh có hiệu lực cao, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thì đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra, nhất là trong quan hệ kinh tế quốc tế. Từ đó mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng giao thƣơng và nảy sinh nhu cầu sử dụng dịch vụ tài trợ TMQT; qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hoạt động này tại các NHTM. Ngoài ra, hệ thống các quy định các pháp luật chi phối trực tiếp đến cơ chế hoạt động của các NHTM, đồng thời chi phối đến việc mở rộng hay thu hẹp các chủ thể khác là đối thủ cạnh tranh của các NHTM trên thị trƣờng. Hệ thống pháp luật còn chi phối đến việc mở rộng hay giới hạn phạm vi và quy mô hoạt động của các ngân hàng nhằm duy trì độ an toàn và hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng và của nền kinh tế quốc dân và gây ảnh hƣởng gián tiếp đến các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có hoạt động tài trợ TMQT. Thứ ba: Năng lực của doanh nghiệp XNK.
  30. 25 Ngân hàng chỉ có thể thực hiện khoản tín dụng của mình khi phát sinh nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp. Tín dụng là cầu nối giữa hoạt động kinh doanh của ngân hàng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó mỗi biểu hiện tốt hay xấu của doanh nghiệp sẽ có ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động tín dụng thông qua cơ chế tác động của các mối quan hệ tín dụng. Năng lực của các doanh nghiệp XNK có thể đƣợc đánh giá trên các phƣơng diện: - Về khả năng tài chính: Thông qua các hệ số vốn tự có, hệ số nợ, khả năng sinh lợi cho biết tiềm lực tài chính của doanh nghiệp có lớn mạnh hay không. Đây là cơ sở ban đầu để ngân hàng quyết định có cấp tín dụng hay không và mức tín dụng đƣa cho khách hàng là bao nhiêu. - Về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xuất khẩu khi có khả năng sản xuất ra các mặt hàng chất lƣợng cao, giá thành hợp lý, thoả mãn tốt nhất nhu cầu tiêu dùng của thị trƣờng sẽ tạo lập đƣợc một vị trí nào đó trên thị trƣờng quốc tế, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển, có khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng cao và tạo lập quan hệ gắn bó cùng phát triển giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Điều đó tác động tích cực đến sự tăng trƣởng tín dụng tài trợ XNK. - Về trình độ quản lý và đạo đức kinh doanh của lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tình hình kinh doanh cùng với thái độ ý thức thanh toán của doanh nghiệp sẽ thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tín dụng ngân hàng. - Chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp: Ngân hàng luôn cần biết chi tiết chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp, mục tiêu là giúp doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả, phù hợp với nhu cầu tín dụng và thời hạn của các khoản tín dụng để doanh nghiệp có khả năng thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Mặt khác khả năng lập phƣơng án kinh doanh khả thi thực tế và có tính thuyết phục cao cũng ảnh hƣởng nhiều đến quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng vv v
  31. 26 Cuối cùng là Các đối thủ cạnh tranh - Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: đó chính là các ngân hàng hiện đang cùng tham gia cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT mà NHTM đó đang cung cấp. trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của NHTM bao gồm các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Số lƣợng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng lớn. Để nâng cao năng lực cạnh tranh cần phân tích kỹ lƣỡng về đối thủ cạnh tranh, từ đó đƣa ra những đối sách và hành động phù hợp, đúng lúc nhằm duy trì và phát triển các lợi thế cạnh tranh. - Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng: đó chính là các ngân hàng có khả năng sẽ tham gia cung cấp sản phẩm dịch vụ tài trợ TMQT trong tƣơng lai. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế thì khả năng tham gia của các đối thủ này ngày càng nhiều. Do vậy việc phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh tiềm năng là việc hết sức cần thiết đối với các NHTM 1.2.3.2 . Các yếu tố thuộc về Ngân hàng Các yếu tố nội tại tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh về hoạt động tài trợ TMQT của ngân hàng bao gồm tất cả các tiềm lực bên trong của ngân hàng nhƣ tiềm lực tài chính, trình độ công nghệ, trình độ lao động, năng lực quản lý điều hành , chi tiết cụ thể nhƣ sau: Đầu tiên phải nói tới Vốn tự có của ngân hàng: Khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng đối với doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ vốn tự có. Vốn tự có quá nhỏ sẽ hạn chế khả năng huy động vốn để mở rộng cho vay và giới hạn tín dụng đối với một khách hàng. Chính vì vậy ngân hàng khó đầu tƣ tín dụng vào các dự án lớn có tính khả thi cao, những dự án trung dài hạn đầu tƣ đổi mới máy móc thiết bị mới hiện đại của doanh nghiệp; từ đó khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động tài trợ TMQT. Thứ hai: Năng lực điều hành kinh doanh trong kinh tế thị trường của ngân hàng, thể hiện ở việc đa dạng và đổi mới các nghiệp vụ kinh doanh nhất là nghiệp vụ tín dụng. Tính chặt chẽ và thiếu linh hoạt trong cơ chế tín dụng của ngân hàng tác động rất nhiều đến khả năng vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp, từ đó tác
  32. 27 động đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng. Đây là một nhân tố quan trọng, sự thành công của hoạt động tín dụng phụ thuộc rất lớn vào trình độ năng lực và trách nhiệm của cán bộ tín dụng - họ là ngƣời trực tiếp quản lý toàn bộ số vốn từ khi đầu tƣ cho đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Thứ tư phải kể đến thông tin tín dụng: Việc khai thác thu thập thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động tín dụng, đặc biệt các thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin thị trƣờng tiêu thụ của khách hàng, quan hệ thanh toán , ảnh hƣởng lớn đến quyết định cho vay chính xác của cán bộ tín dụng. Vì vậy thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng và hiệu quả tín dụng càng cao. Cuối cùng là Chất lượng và mức độ đa dạng của sản phẩm dịch vụ. Trong điều kiện cạnh tranh thị trƣờng và sự đa dạng về nhu cầu sử dụng, khách hàng có quyền lựa chọn cho mình dịch vụ phù hợp nhất với nhiều tiện ích, thuận tiện trong giao dịch, độ an toàn cao và phí dịch vụ rẻ. Vì vậy các NHTM cần phải chú ý đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và đa dạng hóa về loại hình sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ tạo lợi thế cạnh tranh về phí dịch vụ nhằm thu hút đƣợc số lƣợng khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ nhiều nhất. Trên đây là một số yếu tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng quy mô và hiệu quả của hoạt động tài trợ TMQT, góp phần ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM trong lĩnh vực này. Để có thể khai thác triệt để những tác động tích cực và hạn chế những ảnh hƣởng tiêu cực của các yếu tố nói trên, đòi hỏi các NHTM cần tìm hiểu sâu và có sự phân tích khoa học trên cơ sở thực tiễn hoạt động của mình.
  33. 28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG SÀI GÒN – HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) 2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái đƣợc thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam cấp, chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 với vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 400 triệu đồng. Thời gian đầu mới thành lập mạng lƣới hoạt động của ngân hàng chỉ có một trụ sở chính đặt tại 41 - Ấp Nhơn Lộc 2 - Thị Tứ Phong Điền - Huyện Châu Thành Tỉnh Cần Thơ (cũ) nay là huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ với địa bàn hoạt động bao gồm vài xã thuộc huyện Châu Thành. Đối tƣợng cho vay chủ yếu các hộ nông dân với mục đích vay phục vụ sản xuất nông nghiệp và tổng số cán bộ nhân viên lúc bấy giờ Ngân hàng có 8 ngƣời, trong đó chỉ có một ngƣời có trình độ đại học. Ngày 20/01/2006, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam đã ký quyết định số 93/QĐ- NHNN về việc chấp thuận cho Ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động từ Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị và chính chức đổi tên thành: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội; đánh dấu một sự chuyển đổi quan trọng trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của SHB. Trải qua hơn 16 năm hoạt động, SHB dần khẳng định đƣợc uy tín và vị thế của mình trên hệ thống các Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) cả nƣớc. Tính đến thời điểm 31/12/2008, số lƣợng nhân sự của SHB đã lên đến con số 1.341 ngƣời, trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm trên 85%. Mạng lƣới hoạt động của SHB cũng đƣợc mở rộng nhanh chóng và bao gồm: 1 Trụ sở chính tại Hà Nội, 16 Chi nhánh, 78 Phòng Giao dịch trên toàn quốc. Năm 2008, tổng tài sản của SHB là 14.381 tỷ đồng, tăng 16% so năm 2007; tổng thu nhập hơn 1.640 tỷ đồng, lợi nhuận trƣớc thuế gần 269 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 187% và 52% so năm 2007; trả
  34. 29 cổ tức 8%. Tính đến 31/12/2009 tổng tài sản của SHB là 27.439,4 tỷ đồng, tăng 13.058,1 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 90,8% so với cuối năm 2008, tăng 5.439,4 tỷ đồng tƣơng ứng vƣợt 24,7% kế hoạch điều chỉnh năm 2009, trong đó huy động từ thị trƣờng I (nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và khu vực dân cƣ) của SHB đạt 14.501 tỷ đồng tăng 56% so với năm 2008 và dƣ nợ cho vay đạt 12.828 tỷ đồng. Năm 2009 tạo bƣớc ngoặt quan trọng trong hoạt động kinh doanh của SHB và đƣợc đánh dấu bởi một loạt các sự kiện lớn. Một trong số đó là SHB đã thực hiện niêm yết thành công cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và đƣợc sự tín nhiệm của cổ đông và các nhà đầu tƣ. Điều này đƣợc thể hiện rõ nét khi vào tháng 10/2009 SHB đƣợc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trao giải một trong 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất tại sàn Hà Nội. Ngoài ra, tháng 05/2009 SHB đã chính thức ký kết hợp đồng triển khai giải pháp phần mềm ngân hàng lõi (Core Banking) với Polaris Software Lab Ltd và dự kiến giải pháp Intellect Universal Banking sẽ đƣợc chính thức triển khai trên toàn hệ thống SHB vào giữa năm 2010 – đánh dấu sự phát triển mới về việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào hoạt động ngân hàng. Trong quá trình hoạt động, SHB luôn hoạch định chiến lƣợc rõ ràng, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển, có định hƣớng lâu dài trên cơ sở chiến lƣợc cạnh tranh, luôn tạo sự khác biệt. Với thế mạnh từ các cổ đông chiến lƣợc là các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam nhƣ: Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn T&T, với các đối tác chiến lƣợc lớn nhƣ: Công ty Lắp máy Việt Nam Lilama, Hiệp hội các Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Trung ƣơng Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, SHB luôn có ƣu thế vƣợt trội về nguồn vốn (VND và USD), thị trƣờng và hệ thống khách hàng rộng lớn. Ngoài ra, SHB đã xây dựng đƣợc một cơ cấu tổ chức hoạt động thống nhất, tinh gọn (chi tiết cụ thể tại Bảng 2.1) và không ngừng mở rộng các điểm giao dịch trên toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ đa dạng khách hàng tại các vùng miền trong cả nƣớc và nhiều lĩnh vực của nền kinh tế góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. SHB đã và đang đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, phát triển đa dạng hóa sản phẩm, chuyên nghiệp và chuẩn hóa nhân sự, minh bạch và an toàn trong hoạt động Ngân hàng.
  35. 30 Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức của SHB Nguồn: trích từ Cơ cấu tổ chức hoạt động và nhiệm vụ của các phòng ban tại SHB
  36. 31 Mục tiêu cơ bản của SHB trong năm 2010 là nâng tổng tài sản của SHB từ trên 27.000 tỷ đồng lên 45.000 tỷ đồng; mở rộng mạng lƣới hoạt động kinh doanh lên 150 điểm giao dịch trên toàn quốc; cụ thể hóa mục tiêu SHB thuộc nhóm 5 NHTMCP hàng đầu có trụ sở chính trên địa bàn Hà Nội và nhóm 10 ngân hàng hàng đầu trong hệ thống NHTMCP Việt Nam. Với nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB xác định chiến lƣợc phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam và năm 2015 SHB trở thành Tập đoàn tài chính theo chuẩn quốc tế. 2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của SHB 2.1.2.1 Hoạt động huy động nguồn vốn Công tác huy động vốn của SHB đƣợc đặc biệt chú trọng triển khai và không ngừng tăng trƣởng qua các năm, đặc biệt là công tác huy động vốn từ thị trường I, tức là nguồn huy động từ các tổ chức kinh tế và khu vực dân cư, luôn tăng trƣởng mạnh qua các năm với mức tăng trƣởng bình quân rất cao. Đặc biệt, trong năm 2008 số dƣ huy động thị trƣờng I tăng gần 239%, tƣơng đƣơng khoảng 6.703,274 tỷ đồng và là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng huy động vốn thị trƣờng I cao nhất ngành ngân hàng. Việc tăng trƣởng mạnh vốn huy động thị trƣờng I đã khẳng định thƣơng hiệu SHB đƣợc khách hàng tín nhiệm, đồng thời đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn cho hoạt động kinh doanh của SHB. (chi tiết cụ thể tại bảng 2.2) Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của SHB giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: tỷ đồng) Tổng Tốc độ tăng trƣởng so với 2007 nguồn vốn 2008 2009 huy động 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Thị trƣờng 1 2.804,868 9.508,142 14.486,931 6.703,274 238,99 11.682,063 416,49 Thị trƣờng 2 7.091,784 2.235,084 10.127,7 -4.856,7 -68,48 3.035,216 42,8% Nguồn: trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm 2007-2009
  37. 32 Số liệu tại bảng trên cho thấy tổng số dƣ nguồn vốn huy động của SHB đến 31/12/2009 là 24.614,6 tỷ đồng, tăng 12.871,4 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 109,6% so với cuối năm 2008 và đạt 133% kế hoạch năm 2009. Đặc biệt, số dƣ huy động tiền gửi tại thị trƣờng I đến 31/12/2009 đạt 14.486,9 tỷ đồng, tăng 4.978,8 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 52,4% so với cuối năm 2008 và đạt 99,92% kế hoạch điều chỉnh năm 2009 và chiếm tỷ lệ 58,9% trong tổng số dƣ nguồn vốn huy động. Số dƣ huy động vốn từ thị trường II (Tiền gửi của các Tổ chức tín dụng) tính đến thời điểm ngày 31/12/2009 đạt 10.127,7 tỷ đồng tăng 7.892,7 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 353% so với cuối năm 2008, vƣợt 153% kế hoạch điều chỉnh. Tính đến thời điểm 31/12/2009, cơ cấu nguồn vốn huy động hiện tại có tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và khu vực dân cƣ tƣơng đối cân bằng. Tỷ trọng nguồn huy động từ các tổ chức (chiếm đến gần 52%). Đây là nguồn vốn rất có lợi do thƣờng đƣợc huy động với chi phí thấp, ngoài ra khi gửi tiền tại SHB các doanh nghiệp cũng sẽ sử dụng thêm các dịch vụ khác mà SHB cung cấp. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có sự chênh lệch lớn giữa số lƣợng khách hàng cá nhân với số lƣợng khách hàng là tổ chức gửi tiền tại SHB. (Cá nhân chiếm đến 95% trên tổng số khách hàng). Cơ cấu chi tiết đƣợc thể hiện rõ tại Bảng 2.3 Bảng 2.3: Huy động tiền gửi tại thị trƣờng I của SHB tính đến thời điểm 31/12/2009 (Đơn vị: tỷ đồng) Phân theo Số TK huy động TTI Số KH huy động Số dƣ huy động TTI đối tƣợng Số TK Tỷ lệ/Tổng số Số KH Tỷ lệ/Tổng Số dƣ huy Tỷ lệ/Tổng số khách hàng TK số KH động (tỷ đồng) dƣ huy động Cá nhân 97.447 95,2% 67.142 94,2% 7.050,34 48,7% Tổ chức 4.885 4,8% 4.153 5,8% 7.436,591 51,3% TỔNG 102.332 100% 71.295 100% 14.486,931 100% Nguồn: trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của SHB
  38. 33 2.1.2.2 Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của SHB trong những năm vừa qua không ngừng tăng trƣởng với tốc độ tăng trƣởng bình quân trên dƣới 50% và hoàn toàn phù hợp với tốc độ tăng trƣởng của nguồn vốn. Dƣ nợ tăng đều tại tất cả các thời hạn cho vay (ngắn và trung dài hạn) và vì thế tổng dƣ nợ cũng tăng tƣơng ứng (Chi tiết tại Bảng 2.4) Bảng 2.4: Dƣ nợ tín dụng của SHB giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng so với 2007 Dƣ nợ cho vay 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2008 2009 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Ngắn hạn 2.455,716 3.751,620 7.555,672 1.295,904 52,8% 5.099,956 208% Trung dài hạn 1.727,787 2.501,079 5.273,076 773,292 44,8% 3.545,289 205% Tổng 4.183,50 6.252,699 12.828,748 2.069,196 49,5% 8.645,245 207% Nguồn: trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm 2007-2009 Qua số liệu của Bảng trên ta thấy dƣ nợ tín dụng đến 31/12/2009 là 12.828,7 tỷ đồng, tăng 6.576,1 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 105% so với cuối năm 2008 và đạt 116% so với kế hoạch năm 2009. Dƣ nợ bình quân năm 2009 đạt 7.881,3 tỷ đồng đạt 81% so với kế hoạch điều chỉnh. Trong tổng dƣ nợ tín dụng đến 31/12/2009, dƣ nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 2.630 tỷ đồng, số tiền lãi đã hỗ trợ khách hàng 49,1 tỷ đồng với số lƣợng khách hàng vay đƣợc hỗ trợ lãi suất là 540 khách hàng. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng tại SHB chủ yếu vẫn là cho vay ngắn hạn (chiếm 58,9%), tập trung vào đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (chiếm hơn 47%) và khách hàng cá nhân (chiếm gần 24%). Chi tiết cụ thể tại Bảng 2.5
  39. 34 Bảng 2.5: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng đến 31/12/2009 (Đơn vị: tỷ đồng) Cơ cấu dƣ nợ tín dụng Dƣ nợ Tỷ lệ/Tổng dƣ nợ (%) 1) Theo thời gian 12.828,748 100 Ngắn hạn 7.555,672 58,9 Trung dài hạn 5.273,076 41,1 2) Theo đối tƣợng KH 12.828,748 100 Cá nhân 3.071,612 23,94 Tổ chức kinh tế 9.757,136 76,06 3) Theo thành phần kinh tế 12.828,748 100 Doanh nghiệp nhà nƣớc 1.924,194 15 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 6.083,911 47,42 Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 247,753 1,93 Kinh tế tập thể 1.481,132 11,55 Cá nhân 3.071,612 23,94 Khác 20,148 0,16 Nguồn: trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 của SHB SHB tăng trƣởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng tín dụng và kiểm soát rủi ro chặt chẽ, vì thế tỷ lệ phân bổ nhóm nợ hết sức hợp lý và an toàn, chi tiết cụ thể nhƣ sau: Nhóm 1: 12.449,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 97,04%/tổng dƣ nợ Nhóm 2: 56, 4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0, 44%/tổng dƣ nợ Nhóm 3: 28,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 0,22%/tổng dƣ nợ Nhóm 4: 148,9 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,16%/tổng dƣ nợ Nhóm 5: 145,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,14%/tổng dƣ nợ Nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 322,6 tỷ đồng chiếm 2,52%/tổng dƣ nợ 2.1.2.3 Hoạt động thanh toán quốc tế Mặc dù hoạt động thanh toán quốc tế tại SHB chính thức đƣợc NHNN cho phép thực hiện từ tháng 4/2008, tuy nhiên chỉ trong một thời gian ngắn đã đạt đƣợc những kết quả hết sức khả quan và tăng trƣởng không ngừng qua các năm.
  40. 35 Bảng 2.6: Doanh số thanh toán quốc tế giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: triệu USD) Tốc độ tăng trƣởng Năm Doanh số Tuyệt đối % 2007 33,261 2008 153,299 120,038 361% 2009 373,4 220,101 144% Nguồn: trích từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm 2007-2009 Nhìn vào Bảng 2.6 ta có thể thấy, doanh số thanh toán quốc tế của SHB tăng trƣởng với tốc độ rất cao. Năm 2009 đạt 373,4 triệu USD tăng 220,1 triệu USD tƣơng ứng tăng 143,6% so với năm 2008 và đạt 99,47% kế hoạch điều chỉnh năm 2009. Tổng số giao dịch thực hiện trong năm 2009 là 2337 giao dịch, tăng 1679 giao dịch tƣơng ứng tăng 2,5 lần so với năm trƣớc, trong đó bao gồm 501 bộ L/C và 1836 bộ chuyển tiền. Thu nhập thuần từ TTQT năm 2009 là 13.245 triệu đồng, tăng 11.927 triệu đồng tƣơng ứng tăng hơn 10 lần so với năm trƣớc. 2.1.2.4 Hiệu quả kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của SHB liên tục đƣợc mở rộng và phát triển qua các năm với sự tăng trƣởng ổn định của tổng thu nhập và tổng lợi nhuận sau thuế. (Chi tiết tại Bảng 2.7) Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh SHB giai đoạn 2007- 2009 (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tổng thu nhập 607,03 1.984,632 2.547,778 Tổng chi phí 430,72 1.790,235 2.132,444 Lợi nhuận trƣớc thuế 176,31 268,854 415,334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 49,43 74,456 96,82 Lợi nhuận sau thuế 126,88 194,397 318,514 Nguồn: trích từ Báo cáo tài chính của SHB năm 2007-2009
  41. 36 Năm 2009, kết quả kinh doanh của SHB rất khả quan với tất cả các chỉ tiêu tài chính đều vƣợt kế hoạch. Đặc biệt, lợi nhuận trƣớc thuế (sau khi đã trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo qui định NHNN) của SHB năm 2009 là 415, 3 tỷ đồng, đạt 102.6% so với kế hoạch điều chỉnh cả năm. So với năm 2008, lợi nhuận trƣớc thuế tăng 54.19 %. Trong lợi nhuận 415,334 tỷ đồng của SHB năm 2009 cơ cấu nhƣ sau: thu từ hoạt động tín dụng chiếm 29,87%, thu từ dịch vụ chiếm 18,78%, thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và liên NH chiếm 29,06%, thu từ kinh doanh các công cụ tài chính chiếm 22,2% Chi tiết các loại chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động kinh doanh của SHB trong năm 2009 cụ thể nhƣ sau: Tỷ suất lợi nhuận ròng/vốn điều lệ bình quân (ROE): 15,9% Tỷ suất lợi nhuận ròng/tổng tài sản bình quân (ROA): 1,81% Tỷ lệ nợ quá hạn (từ nhóm 2 đến nhóm 5) là 2,96%/tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 2,52%/tổng dƣ nợ Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: 17,06% đảm bảo > 8% theo quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn: 18,4% < 30% theo quy định của NHNN Tỷ lệ cho vay/tổng nguồn vốn huy động thị trƣờng I: 88,5% Giá trị sổ sách của 1 cổ phần (Book value): 12.115đ/cp Lợi nhuận ròng/1 CP (EPS) = 1.596 đồng/CP Số liệu về hoạt động huy động, tín dụng, thanh toán quốc tế cho thấy hoạt động kinh doanh của SHB đang ngày càng phát triển theo hƣớng ổn định, an toàn, minh bạch, vững chắc. Đặc biệt, kết quả kinh doanh Quý I/2010 của SHB tính đến ngày 31/3/2010 cũng thể hiện rõ điều đó: vốn huy động thị trƣờng I đạt 15.478,31 tỷ đồng đạt 65,86% kế hoạch cả năm 2010, tăng 8,50% so với cuối năm 2009; Dƣ nợ cho vay là 13.461,86 tỷ đồng tăng 4,94 % so với cuối năm 2009, Lợi nhuận trƣớc thuế đạt 161,08 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 25% so với kế hoạch cả năm 2010.
  42. 37 2.2. Thực trạng hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế tại SHB 2.2.1 Các văn bản quy định về hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại SHB Cho đến nay, SHB chƣa có một văn bản chính thức nào hƣớng dẫn và quy định cụ thể về từng loại hình tài trợ TMQT áp dụng tại SHB mà hoạt động này vẫn áp dụng chủ yếu dựa trên quy trình tín dụng chung của toàn ngân hàng. SHB mới có duy nhất một văn bản quy định về Sản phẩm tài trợ xuất khẩu lãi ƣu đãi ban hành năm 2009 và có các quy định riêng liên quan đến nghiệp vụ chiết khấu quy định tại “Quy trình thanh toán quốc tế” ban hành năm 2008. 2.2.2. Các hình thức tài trợ thương mại quốc tế tại SHB 2.2.2.1 . Tài trợ hoạt động xuất khẩu SHB khuyến khích cấp tín dụng cho các doanh nghiệp để thu mua hàng hóa hoặc nguyên nhiên vật liệu để chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu, thƣờng là khoản vay ngắn hạn bằng tiền đồng hoặc ngoại tệ theo yêu cầu của doanh nghiệp. Đây là hình thức ngân hàng cung ứng vốn đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động cho các doanh nghiệp và về cơ bản SHB áp dụng các hình thức cho vay sau: - Cho vay trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu nhưng chưa có L/C Sau khi doanh nghiệp trong nƣớc ký kết hợp đồng ngoại thƣơng với nhà nhập khẩu nƣớc ngoài và thoả thuận thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ, trong khi chờ nhà nhập khẩu nƣớc ngoài mở thƣ tín dụng và gửi về ngân hàng thông báo L/C doanh nghiệp xuất khẩu có thể chủ động vay vốn ngân hàng để sản xuất thu gom theo hợp đồng đã ký. SHB sẽ căn cứ vào hợp đồng ngoại thƣơng, chu kỳ quay vòng vốn cũng nhƣ khả năng thanh toán của doanh nghiệp để quyết định mức độ cho vay. Loại hình này tập trung chủ yếu vào các đơn vị thu mua các mặt hàng xuất khẩu theo thời vụ. Về phía ngân hàng, ngân hàng thƣờng thận trọng cho vay theo hình thức này: Bởi vì, nếu chỉ căn cứ vào hợp đồng ngoại thƣơng, trong khi chƣa có L/C có nghĩa là chƣa đƣợc bảo đảm thanh toán từ phía nhà nhập khẩu nƣớc ngoài thì rõ ràng là rủi ro cao. Bởi vậy, SHB chỉ áp dụng cho vay theo hình thức này đối với khách hàng có sự tín nhiệm cao, có độ bảo đảm an toàn lớn trong trƣờng hợp có
  43. 38 rủi ro xảy ra và mức lãi suất áp dụng cho hình thức này thƣờng là cao hơn cả. - Cho vay khi doanh nghiệp đã có thông báo L/C và thanh toán qua SHB. Áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu có thông báo L/C và thanh toán qua SHB, khi nhận đƣợc thông báo của SHB là ngân hàng đã nhận đƣợc L/C do ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu mở. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để xuất hàng theo L/C và theo hợp đồng có thể làm đơn xin vay gửi đến SHB. Khi cho vay SHB thƣờng cho khách hàng vay theo từng đợt, hàng hoá sản xuất ra (hoặc thu gom đƣợc) sẽ đƣợc dùng làm tài sản thế chấp cho các đợt vay tiếp theo. Để quản lý tốt các món vay này, SHB thƣờng yêu cầu doanh nghiệp nhập hàng làm ra (thu gom) vào kho của một bên thứ ba do hai bên thoả thuận (bằng hợp đồng thuê kho) chi phí thuê kho do khách hàng phải chịu, việc xuất hàng ra khỏi ro phải theo lệnh của SHB thông qua việc SHB ký lệnh xuất kho. Đối với từng khách hàng, từng loại hàng hoá khác nhau, thì mức cho vay cũng nhƣ những điều kiện ƣu đãi của ngân hàng cũng khác nhau. Đối với những doanh nghiệp có uy tín, quan hệ lâu năm với ngân hàng, SHB có thể cho vay tới 90% giá trị hợp đồng thậm chí có trƣờng hợp còn cao hơn, đồng thời có những ƣu đãi nhất định về lãi suất hoặc cho phép khách hàng chuyển thẳng vào kho của đơn vị mà không cần qua kho của bên thứ ba Nói chung hình thức cho vay này rủi ro không cao, vì SHB vừa là ngân hàng thông báo L/C lại vừa là nguời cho vay nên có thể thu hồi món nợ. Vì vậy, ngân hàng thƣờng áp dụng mức lãi suất ƣu đãi - Cho vay trên cơ sở L/C do ngân hàng khác thông báo nhưng cam kết xuất trình chứng từ cho SHB thanh toán Trong hình thức này, SHB đóng vai trò là ngân hàng thanh toán L/C xuất nhƣng không phải là ngân hàng thông báo. Khi ngân hàng nhận đƣợc L/C từ phía ngân hàng phục vụ ngƣời nhập khẩu thông qua ngân hàng thông báo L/C, khách hàng thông báo L/C xuất (ở đây là SHB) để xin vay vốn. Các thủ tục, quy trình vay vốn cũng giống nhƣ trong trƣờng hợp trên. Tuy nhiên, mức độ rủi ro cũng cao hơn.
  44. 39 - Cho vay tài trợ xuất khẩu lãi ưu đãi: vay VND lãi USD Đặc biệt, SHB có quy định riêng về Sản phẩm tài trợ xuất khẩu lãi ƣu đãi, theo đó để phục vụ hoạt động sản xuất chế biến hoặc thu mua hàng xuất khẩu, Khách hàng có thể vay VND nhƣng lại đƣợc hƣởng lãi suất USD. Điều kiện để đƣợc cho vay theo sản phẩm này chỉ đơn giản là doanh nghiệp phải cam kết bán lại nguồn ngoại tệ thu đƣợc cho SHB. Sản phẩm này đã nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của đông đảo các doanh nghiệp xuất khẩu vì vừa đáp ứng đƣợc yêu cầu tài trợ vốn kịp thời cho doanh nghiệp lại vừa cung cấp nguồn cho vay giá rẻ với lãi suất thấp. - Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ giao hàng: Hình thức này đƣợc áp dụng cho đối tƣợng khách hàng là tổ chức kinh tế có tài khoản tại SHB và có bộ chứng từ xuất khẩu phù hợp với nội dung của L/C xuất đƣợc xuất trình tại SHB để đòi tiền theo phƣơng thức L/C. SHB chỉ chiết khấu bộ chứng từ trả ngay hoặc trả chậm không quá 60 ngày và thực hiện trên cơ sở có truy đòi. Các loại tiền tài trợ gồm: VND, USD, EUR. Quy định chi tiết cụ thể nhƣ sau:  Thời gian chiết khấu: + Tối đa 30 ngày kể từ ngày chiết khấu đối với bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình thanh toán theo L/C trả ngay (L/C chuyển nhƣợng là 45 ngày). + Tối đa 60 ngày kể từ ngày chiết khấu và không quá ngày đáo hạn thanh toán đối với bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình thanh toán theo L/C trả chậm.  Mức tài trợ: + Bộ chứng từ hàng xuất khẩu của L/C trả ngay: 95% trị giá bộ chứng từ + Bộ chứng từ hàng xuất khẩu của L/C trả chậm thời hạn dƣới 60 ngày: Tối đa 85% giá trị bộ chứng từ 2.2.2.2 Tài trợ hoạt động nhập khẩu Để tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, SHB xem xét cấp tín dụng trên cơ sở có đủ các điều kiện sau:
  45. 40 + Có năng lực pháp luật dân sự + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. + Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; + Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của SHB. + SHB có thể yêu cầu khách hàng phải có một mức vốn tự có nhất định để tham gia vào phƣơng án, dự án vay vốn của mình. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp muốn vay vốn tại SHB phải có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc đảm bảo bằng tài sản của ngƣời thứ ba. Tuy nhiên, đối với các khách hàng nhập khẩu uy tín và có quan hệ thân thiết, SHB có thể cho vay trên cơ sở tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay dƣới hình thức cho vay đảm bảo bằng lô hàng nhập khẩu theo phƣơng thức L/C mở tại SHB. Đây là hình thức cho vay hết sức linh hoạt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dù không có tài sản đảm bảo nhƣng vẫn có thể đƣợc vay để nhập khẩu hàng hóa phục vụ cho phƣơng án sản xuất kinh doanh của mình nhƣng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro cho SHB, vì vậy chỉ đƣợc SHB áp dụng cho những khách hàng tốt có uy tín và nhập khẩu những mặt hàng thông dụng, có tính thanh khoản cao. Các khoản cho vay nhập khẩu tại SHB có thể bằng ngoại tệ hoặc tiền đồng, tuy nhiên ngoại tệ vẫn là chủ yếu. Hình thức phổ biến là cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập và cho vay mở L/C. - Cho vay mở L/C SHB tài trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu dƣới hình thức cấp hạn mức để mở L/C. Nhƣ chúng ta đã biết, L/C là cam kết của ngân hàng mở L/C đối với nhà xuất khẩu rằng ngân hàng sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do ngƣời xuất khẩu ký phát nếu nhà xuất khẩu xuất trình đƣợc bộ chứng từ phù hợp với những điều kiện, điều khoản của L/C. Vì vậy, khi phát hành L/C tức là ngân hàng đã phát hành một cam kết thanh toán và phải đứng ra thanh toán trong mọi trƣờng hợp, kể cả khi nhà nhập khẩu cố tình không thanh toán tiền theo yêu cầu
  46. 41 của L/C. Để bảo vệ quyền lợi và hạn chế rủi ro có thể xảy ra, ngay khi doanh nghiệp đến ngân hàng yêu cầu mở L/C, doanh nghiệp phải tiến hành các thủ tục ký quỹ số tiền bằng chính giá trị của L/C. Đa số các doanh nghiệp đều không muốn bị đọng vốn khi phải ký quỹ 100% để mở L/C hoặc rơi vào trƣờng hợp không đủ tiền để ký quỹ 100% giá trị L/C, vì vậy SHB sẽ cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng căn cứ vào nhu cầu và vòng quay vốn của doanh nghiệp để mở L/C. Đến thời hạn thanh toán L/C, trƣờng hợp doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán cho đối tác SHB sẽ cho doanh nghiệp vay để thanh toán L/C. Vậy, SHB cấp tín dụng cho Doanh nghiệp để mở L/C và thời điểm nhận nợ của doanh nghiệp chỉ thực sự tính từ lúc SHB thanh toán tiền cho đối tác theo quy định của L/C. - Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập Hình thức cho vay nhập khẩu này tại SHB bao gồm các hình thức chủ yếu sau: + Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do SHB phát hành. Đây là hình thức cho vay nhập khẩu phổ biến nhất tại SHB, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ tài trợ TMQT trong nhiều năm qua. + Cho vay thanh toán bộ chứng từ nhập khẩu theo L/C do tổ chức tín dụng khác phát hành. + Cho vay thanh toán bộ chứng từ hàng nhập theo theo phƣơng thức thanh toán khác nhƣ D/P, D/A và TTR. 2.2.2.3 Bảo lãnh SHB phát hành cam kết bảo lãnh cho các doanh nghiệp XNK, bao gồm các loại bảo lãnh chủ yếu sau: bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh thực hiện hợp đồng Hình thức bảo lãnh thể hiện ở việc phát hành L/C trả chậm còn chƣa áp dụng phổ biến tại SHB, chiếm tỷ trọng nhỏ trong dƣ nợ bảo lãnh tại SHB. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì đây là hình thức vay vốn nƣớc ngoài đơn giản và dễ đƣợc chấp nhận bằng cách mua chịu hàng hóa, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của các doanh nghiệp đang thiếu vốn.
  47. 42 2.2.3 Thực trạng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế tại SHB Có thể nói, hoạt động tài trợ TMQT tại SHB chủ yếu dƣới hình thức cho vay phục vụ XNK. Hình thức này đang đƣợc SHB hết sức chú trọng và tập trung đẩy mạnh, vì vậy doanh số cho vay phục vụ hoạt động XNK không ngừng tăng trƣởng qua các năm với mức tăng trƣởng tƣơng đối ổn định. Nhìn trên bảng 2.8 có thể thấy, doanh số cho vay phục vụ XNK năm 2008 đạt hơn 78 tỷ đồng, tăng hơn 15 tỷ so với năm 2007. Tốc độ tăng trƣởng năm 2009 có ít đi (năm 2009 tăng 7,1 tỷ đồng so với năm 2008) nhƣng nhìn chung vẫn duy trì đƣợc sự ổn định và tăng trƣởng. Bảng 2.8: Doanh số cho vay phục vụ hoạt động XNK (đơn vị: đồng) Loại hình 2007 2008 2009 Xuất khẩu 4.560.000.000 25.144.761.321 27.750.800.000 Nhập khẩu 58.500.469.700 53.305.120.563,61 57.760.600.747,44 Tổng 63.060.469.700 78.449.881.884,61 85.511.400.747,44 Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB Mặc dù có sự tăng trƣởng qua các năm nhƣng hoạt động này tại SHB thực sự vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay phục vụ XNK vẫn còn quá nhỏ bé so với tổng dƣ nợ chung và chƣa có sự ổn định qua các năm. (tỷ trọng cho vay XNK năm 2007 chỉ chiếm 0,48% tổng dƣ nợ, sau đó lại sụt giảm còn 0,25% và trong năm 2009 đã có sự đẩy mạnh và đạt 1,86% ). Đây thực sự vẫn là một bài toán cho SHB và SHB vẫn cần phải nỗ lực đẩy mạnh hoạt động cho vay phục vụ XNK bằng các hình thức đa dạng và linh hoạt hơn nữa trong những năm tới để đẩy mạnh tỷ trọng dƣ nợ XNK trong tổng dƣ. (chi tiết tại Bảng 2.9) Bảng 2.9: Tỷ trọng dƣ nợ cho vay phục vụ XNK (đơn vị: tỷ đồng) Năm Tổng Dƣ nợ cho vay Dƣ nợ cho vay XNK Tỷ trọng 2007 4.183,50 19,87 0,48% 2008 6.252,70 15,61 0,25% 2009 12.828,75 238,30 1,86% Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB
  48. 43 Bên cạnh đó, đi sâu vào phân tích cơ cấu cho vay phục vụ xuất khẩu và nhập khẩu theo các kỳ hạn tại Bảng 2.10, có thể thấy sự mất cân đối trong hoạt động cho vay tài trợ TMQT tại SHB. Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay phục vụ hoạt động XNK (Đơn vị: đồng) Tăng trƣởng 2008/2009 Loại hình 2007 2008 2009 Tuyệt đối % Xuất khẩu 3.529.400.000 927.441.196 1.510.000.000 582.558.804 63% Ngắn hạn 2.920.000.000 500.000.000 1.510.000.000 1.010.000.000 202% Trung dài hạn 609.400.000 427.441.196 0 -427.441.196 -100% Nhập khẩu 16.343.297.500 14.682.787.267 236.790.526.293 222.107.739.026 1513% Ngắn hạn 16.027.797.500 13.110.050.000 236.755.355.110 223.645.305.110 1706% Trung dài hạn 315.500.000 1.572.737.267 35.171.183 -1.537.566.084 -98% Tổng 19.872.697.500 15.610.228.463 238.300.526.293 222.690.297.830 1427% Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB Về thời gian cho vay, có thể thấy hoạt động cho vay tài trợ XNK tại SHB chủ yếu là các món vay ngắn hạn (chiếm đến hơn 95%). Trong năm 2007 và 2008, SHB còn có các món vay trung dài hạn (dƣ nợ phục vụ XNK trung dài hạn năm 2007 và 2008 tƣơng ứng là 925 triệu đồng và hơn 2 tỷ đồng), tuy nhiên đến năm 2009 số lƣợng này giảm đi đáng kế và chỉ còn khoảng 35 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do trong năm 2009 SHB hạn chế giải ngân các món vay trung dài hạn để giảm bớt các rủi ro liên quan đến lãi suất, điều kiện cho vay cũng nhƣ trƣớc những diễn biến khó lƣờng của nền kinh tế toàn thế giới. Tuy nhiên, con số này là quá bé nhỏ và nó chứng tỏ SHB vẫn chƣa thực sự quan tâm đến việc tìm kiếm và tài trợ các dự án phục vụ hoạt động XNK với quy mô lớn. SHB vẫn mới chỉ dừng lại ở việc cho vay ở khâu lƣu thông, tức là tài trợ để thu mua hàng hóa, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho xuất khẩu hoặc đơn thuần chỉ để thanh toán tiền hàng nhập khẩu. Về cơ cấu cho vay, Bảng 2.11 cho thấy tỷ trọng dƣ nợ phục vụ xuất khẩu ngày càng giảm, từ chỗ chiếm gần 18% năm 2007 đến năm 2009 chỉ còn chƣa đầy
  49. 44 1% trong tổng dƣ nợ phục vụ XNK. Đặc biệt, dƣ nợ cho vay nhập khẩu ngày càng tăng và tăng với một tốc độ quá nhanh (năm 2009 tăng gấp 15 lần so với năm 2008). Điều này là nguyên nhân gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu cho vay phục vụ XNK tại SHB. Mở rộng cho vay đối với các mặt hàng xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ, hỗ trợ nhập khẩu là chủ trƣơng mà SHB đang phải đặt mục tiêu phấn đấu ngay trong năm 2010 và tiếp tục cải thiện trong những năm sắp tới. Bảng 2.11: Tỷ trọng cho vay phục vụ hoạt động XNK giai đoạn 2007-2009 (Đơn vị: đồng) 2007 2008 2009 Loại hình Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Xuất khẩu 3.529.400.000 17,8% 927.441.196 5,9% 1.510.000.000 0,6% Nhập khẩu 16.343.297.500 82,2% 14.682.787.267 94,1% 236.790.526.293 99,4% Tổng 19.872.697.500 100% 15.610.228.463 100% 238.300.526.293 100% Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB Về loại tiền tài trợ, hoạt động tài trợ TMQT chủ yếu tại SHB vẫn bằng tiền đồng. Trƣờng hợp tài trợ bằng ngoại tệ thì mới chỉ bằng USD và cũng chủ yếu phục vụ hoạt động nhập khẩu. Nhƣ chúng ta đã biết, trong những năm vừa qua, đặc biệt trong năm 2009, liên tục xảy ra tình trạng khan hiếm USD dẫn đến tỷ giá USD công bố do NHNN quy định luôn không khớp và thấp hơn nhiều so với tỷ giá USD thực tế trên thị trƣờng và tỷ giá giao dịch. Do lo sợ sự rủi ro về tỷ giá nên các doanh nghiệp nhập khẩu không muốn và cũng không mặn mà với việc giải ngân bằng USD. (Chi tiết cụ thể tại Bảng 2.12) Ngoài ra, việc NHNN ra Quyết định số 09/2008/QĐ-NHNN ngày 10/04/2008 về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là ngƣời cƣ trú, trong đó đã giới hạn các nhu cầu đƣợc phép vay ngoại tệ đã khiến các NHTM bắt buộc chỉ giải ngân ngoại tệ phục vụ hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Vì vậy, trong năm 2009 SHB hoàn toàn không giải ngân tiền USD phục vụ hoạt động tài trợ xuất khẩu. Tuy nhiên ngày 15/12/2009, NHNN đã ra Thông tƣ 25/2009/TT-NHNN cho phép bổ sung nhu cầu vốn đƣợc vay ngoại tệ, đó là thực hiện các dự án đầu tƣ,
  50. 45 sản xuất kinh doanh hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Vì thế định hƣớng trong năm 2010, SHB sẽ tập trung giải ngân bằng USD phục vụ cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Bảng 2.12:Dƣ nợ cho vay phục vụ XNK tính đến thời điểm 31/12/2009 (Đơn vị: đồng) Thời hạn Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng VND Ngắn hạn 1.510.000.000 11.796.813.650.00 13.306.813.650 Trung dài hạn 0 11.796.813.650 11.796.813.650 USD Ngắn hạn 0 12.159.921,16 12.159.921,16 Trung dài hạn 0 0 0 Nguồn: trích từ Hệ thống báo cáo phân hệ Tín dụng của SHB Về hoạt động chiết khấu chứng từ, thực tế SHB mới áp dụng chính thức từ giữa năm 2008, vì vậy doanh số chiết khấu đạt đƣợc còn chƣa cao. Trong năm 2008 và 2009 doanh số lần lƣợt là 3,26 và 17,4 triệu USD, chủ yếu tập trung tại Hội sở còn tại các chi nhánh nghiệp vụ này thực chất chƣa phát sinh. 2.3. Năng lực cạnh tranh trong hoạt động tài trợ thƣơng mại quốc tế của SHB Trên cơ sở thực trạng hoạt động tài trợ TMQT tại SHB, đề tài đi vào đánh giá năng lực cạnh tranh của SHB trong hoạt động này trên cở sở phân tích một số chỉ tiêu đánh giá về khả năng tài chính cũng nhƣ phi tài chính của SHB. 2.3.1 Năng lực tài chính 2.3.1.1 Quy mô vốn Theo quy định tại nghị định 141 của Chính phủ, đến cuối năm 2010 các ngân hàng cổ phần, liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài và Quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng phải tăng vốn pháp định từ 1.000 tỷ đồng lên tối thiểu 3.000 tỷ, vì vậy các ngân hàng hiện đang quyết liệt tăng vốn điều lệ. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) quyết định tăng vốn điều lệ từ 2.400 tỷ lên 3.000 tỷ đồng theo hình thức chào bán thêm 60 triệu cổ phiếu cho cổ đông. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) dự kiến
  51. 46 thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.800 tỷ đồng so với mức hiện tại là 3.482 tỷ đồng. Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông (OCB) cũng vừa hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ từ trên 1.474 tỷ lên 2.000 tỷ đồng và đang có kế hoạch sẽ phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu vào cuối năm 2010 và phát hành thêm 400 tỷ đồng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng. Các ngân hàng lớn cũng quyết liệt thực hiện kế hoạch tăng vốn điều lệ nhằm thực hiện các mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Kế hoạch của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Thƣơng tín (Sacombank) trong năm 2010 là vốn điều lệ sẽ đạt 9.800 tỷ đồng (hiện tại là 6.700 tỷ đồng). Còn Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) sẽ phát hành thêm 112,29 triệu cổ phần để tăng vốn (vốn điều lệ hiện trên 12.000 tỷ đồng) Tính đến thời điểm ngày 31/12/2009 vốn điều lệ của SHB vẫn chỉ là 2.000 tỷ đồng, chƣa đáp ứng yêu cầu của chính phủ. Kể cả trong năm 2010 SHB tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng theo đúng quy định thì xét chung quy mô vốn điều lệ của SHB vẫn còn nhỏ bé so với các ngân hàng lớn trong nƣớc và quá nhỏ bé so với các ngân hàng trong khu vực (quy mô vốn bình quân của 20 NHTM đứng đầu khu vực Đông Nam Á đạt trên 1 tỷ USD, tƣơng đƣơng hơn 19.000 tỷ đồng) 2.3.1.2 Mức sinh lời Mức sinh lời là tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM, thể hiện qua các chỉ số ROA và ROE. Tỷ lệ ROE của SHB trong năm 2008 và 2009 lần lƣợt là 13,44% và 15,9%. Tỷ lệ này còn thấp so với tỷ lệ bình quân của các NHTMCP khác nhƣ: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): 28,46%; Sacombank: 12,73%; Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng (Techcombank): 20,89%; Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV): 17,86%; Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (Vietinbank): 14,63% .Tỷ lệ ROA của SHB trong năm 2008 và 2009 lần lƣợt là 1,87% và 1,81%. Tỷ lệ này cũng chƣa thực sự nổi trội hơn so với tỷ lệ bình quân của các Ngân hàng TMCP khác, tiêu biểu nhƣ ACB: 2,1%; Sacombank: 1,44%; Techcombank:1,98%; BIDV: 0,73%; Vietinbank: 0,93% Rõ ràng, hiệu quả hoạt động của SHB vẫn còn thấp so với các NHTMCP khác. Hiệu quả hoạt động kinh doanh chung góp phần không nhỏ phản ánh năng lực
  52. 47 cạnh tranh chƣa cao của SHB trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. 2.3.1.3 Chất lượng tài sản “Có” Chất lƣợng tài sản Có đƣợc thể hiện ở mức độ tập trung và đa dạng hóa của danh mục tín dụng, rủi ro tín dụng tiềm ẩn Hiện nay, hoạt động tài trợ TMQT tại SHB chủ yếu phục vụ hoạt động nhập khẩu với dƣ nợ phục vụ nhập khẩu chiếm tỷ lệ gần 95% tổng dƣ nợ XNK. Điều này gây rủi ro tiềm ẩn lớn cho SHB trƣờng hợp hoạt động nhập khẩu gặp khó khăn chung do chính sách tỷ giá hay do những biến động kinh tế trong nƣớc. Đây là rủi ro thƣờng gặp của các ngân hàng còn ít kinh nghiệm và non trẻ trong ngành ngân hàng nhƣ SHB. Ngân hàng TMCP Đại Dƣơng (Oceanbank) hay Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank) hiện cũng đang duy trì cơ cấu bất hợp lý này với tỷ trọng cho vay phục vụ nhập khẩu chiếm phần lớn (hơn 95%) (chi tiết cụ thể tại Bảng 2.13). Việc cơ cấu lại tỷ trọng dƣ nợ xuất khẩu và nhập khẩu là ƣu tiên quan trọng góp phần cải thiện chất lƣợng tài sản Có của SHB trong những năm sắp tới. Bảng 2.13: Dƣ nợ cho vay phục vụ hoạt động XNK tại các ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2009 Đơn vị: đồng Loại hình PGBank OceanBank SHB Xuất khẩu 9,286,202,885 0 1,510,000,000 Ngắn hạn 9,286,202,885 0 1,510,000,000 Trung dài hạn 0 0 0 Nhập khẩu 866,494,391,605 211,369,378,227 236,790,526,293 Ngắn hạn 594,315,408,013 36,085,617,488 236,755,355,110 Trung dài hạn 272,178,983,592 175,283,760,739 35,171,183 Tổng XNK 875,780,594,490 211,369,378,227 238,300,526,293 Nguồn: trích từ Báo cáo các ngân hàng: Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)
  53. 48 2.3.1.4 Khả năng thanh khoản Tại SHB, hệ thống thông tin quản lý nói chung và quản lý rủi ro thanh khoản nói riêng còn rất hạn chế. Lƣợng thông tin còn phân tán, các báo cáo chƣa rõ ràng và thiếu cập nhật gây nhiều khó khăn cho công tác quản trị rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực có trình độ và kinh nghiệm về rủi ro thanh khoản không nhiều là một trở ngại trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro thanh khoản. 2.3.2 Năng lực phi tài chính 2.3.2.1 Mức độ đa dạng hóa và chất lượng hoạt động tài trợ thương mại quốc tế Hiện tại, SHB mới chỉ triển khai các hình thức tài trợ TMQT đơn thuần nhƣ: cho vay phục vụ hoạt động XNK, phát hành L/C, bảo lãnh. Hình thức chiết khấu bộ chứng từ gửi hàng mặc dù đã đƣợc quy định nhƣng thực tế nghiệp vụ chƣa phát sinh nhiều. Nhƣ vậy, có thể nói mức độ đa dạng hóa các loại hình tài trợ TMQT tại SHB chỉ mới dừng ở mức đáp ứng những nhu cầu thông thƣờng nhất cho các doanh nghiệp XNK. Tuy nhiên nếu xét theo thời gian SHB chính thức chuyển đổi mô hình từ ngân hàng TMCP nông thôn sang TMCP đô thị (từ năm 2006) và thời gian SHB chính thức đƣợc phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế (từ tháng 4/2008) thì thực sự SHB đã có những bƣớc tiến nhanh và đã có những nỗ lực lớn để từng bƣớc bắt kịp và vƣơn lên so với các ngân hàng TMCP có quy mô vốn, mạng lƣới hoạt động tƣơng đồng. Tại Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank), Ngân hàng Đại Dƣơng (Oceanbank) hay Ngân hàng Ngoài quốc doanh (VPBank) hoạt động tài trợ TMQT cũng mới chỉ dừng lại ở những nghiệp vụ đơn thuần tƣơng tự nhƣ SHB, mặc dù các ngân hàng này đều có những ƣu thế hơn hẳn SHB về một số mặt: Oceanbank có sự hậu thuẫn lớn từ Tập đoàn tài chính dầu khí, PGBank - Tổng công ty xăng dầu Petrolimex, VPBank – có nền tảng hoạt động từ lâu và có mạng lƣới giao dịch phủ rộng khắp các tỉnh thành. Tuy nhiên, nếu so với các ngân hàng có nền tảng lớn và đã có uy tín nhất định tại Việt Nam nhƣ Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân
  54. 49 hàng phát triển và đầu tƣ Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng Sài Gòn thƣơng tín (Sacombank) hay Ngân hàng Kỹ thƣơng Techcombank thì SHB cần phải nỗ lực hơn nữa để đa dạng hóa các hình thức tài trợ TMQT, có nhƣ vậy mới có thể nâng cao hơn nữa năng lực trong hoạt động tài trợ TMQT. Tại Vietcombank, ACB hay Sacombank hiện đã triển khai tƣơng đối đầy đủ các hình thức tài trợ TMQT, bao gồm cả cho thuê tài chính (thông qua Công ty cho thuê tài chính), bao thanh toán. Kể cả các NHTMCP nhƣ Ngân hàng TMCP Kỹ thƣơng (Techcombank), Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubank), Ngân hàng TMCP Hàng hải (MaritimeBank) đều đã chính thức đƣa hình thức bao thanh toán vào hoạt động tài trợ TMQT. 2.3.2.2 Năng lực công nghệ Hầu hết các NHTM đều đánh giá đƣợc vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, vì vậy công tác đầu tƣ cho công nghệ hiện đại đều đƣợc các ngân hàng chú trọng và đẩy mạnh. Hiện tại các NHTM Việt Nam đều đang sử dụng các phần mềm Corebanking hiện đại của thế giới nhƣ Temenos (Sacombank, VPBank, Tecombank), Globus (VIB), Flex (PGBank, TPBank, Oceanbank) Vì vậy nếu tính đến thời điểm hiện tại, công nghệ của SHB tƣơng đối lạc hậu so với các NHTM khác (hiện SHB đang sử dụng hệ thống Smarbank – hệ thống phần mềm của Công ty cổ phần tin học FPT). Trên thực tế, SHB đang triển khai Dự án Hiện đại hóa ngân hàng, theo đó trong tháng 5/2010 sẽ chính thức đƣa vào hoạt động hệ thống Corebanking Intellect. Khi đó, với nền tảng hiện đại của phần mềm Intellect chắc chắn SHB sẽ có đƣợc cơ sở vững chắc để phát triển hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tài trợ TMQT nói riêng. 2.3.2.3 Nguồn nhân lực So với các Ngân hàng nhƣ Vietcombank, BIDV hay Vietinbank, đội ngũ cán bộ làm việc trong lĩnh vực tài trợ TMQT tại SHB còn mỏng và yếu về trình độ nghiệp vụ hơn rất nhiều.
  55. 50 Tại SHB chƣa có cán bộ chuyên trách tài trợ TMQT mà vẫn giao cho các cán bộ tín dụng thông thƣờng. Vì vậy dẫn đến việc các cán bộ tín dụng làm tài trợ TMQT nhƣng lại không hiểu biết về các tập quán TMQT, về các phƣơng thức tài trợ TMQT, về hợp đồng TMQT Hơn nữa, công tác đào tạo nhân sự cũng chƣa chú trọng đến hoạt động tài trợ TMQT, vì vậy cũng không tổ chức các khóa học liên quan đến tài trợ TMQT riêng biệt để nâng cao trình độ của các nhân viên tín dụng về lĩnh vực này. Đây là điểm yếu tƣơng đối nghiêm trọng và cần phải khắc phục sớm trong thời gian sắp tới. 2.3.2.4 Cơ cấu tổ chức và quản trị điều hành Tại SHB chƣa có phòng Tài trợ thƣơng mại riêng mà vẫn gắn cùng Phòng tín dụng. Đây cũng là một trong những điểm chƣa ổn trong cơ cấu tổ chức của SHB. Nhƣ chúng ta đã biết, các ngân hàng có định hƣớng và nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của hoạt động tài trợ TMQT nhƣ Vietcombank hay BIDV hay Vietinbank đều chia tách từng nghiệp vụ riêng biệt và thành lập Phòng tài trợ thƣơng mại riêng nhằm chuyên môn hóa công việc và tạo độ “sâu” trong nghiệp vụ cho nhân viên tín dụng chuyên phụ trách hoạt động tài trợ TMQT. 2.3.2.5 Hệ thống SHB và ngân hàng đại lý Tính đến thời điểm 31/12/2009, SHB đã có mặt trên 16 tỉnh thành phố của cả nƣớc với tổng số điểm giao dịch trên toàn quốc là 95 điểm: 1 Trụ sở chính, 16 chi nhánh, 78 phòng giao dịch. Mạng lƣới này còn quá ít so với các ngân hàng khác. Cụ thể: mạng lƣới Vietcombank bao gồm 3 Sở giao dịch, 70 chi nhánh và 248 Phòng giao dịch; mạng lƣới Vietinbank bao gồm 3 Sở giao dịch, 141 chi nhánh và 700 Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm hay nhƣ VPBank cũng có tới hơn 130 điểm giao dịch Nhƣ vậy, mạng lƣới các điểm giao dịch của SHB còn quá mỏng so với các ngân hàng đối thủ, vì vậy cũng phần nào hạn chế việc tiếp cận với các khách hàng cũng nhƣ cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Về công tác ngân hàng đại lý, qua hơn 1 năm kể từ khi chính thức triển khai dịch dụ thanh toán quốc tế đến nay, SHB đã thiết lập quan hệ đại lý với 154 ngân
  56. 51 hàng và chi nhánh ngân hàng trên thế giới. Mạng lƣới ngân hàng đại lý của SHB tƣơng đối rộng khắp bao gồm các khu vực: Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ và Mỹ la tinh So với các ngân hàng có cùng quy mô và mạng lƣới nhƣ PGBank (179 ngân hàng) hay Oceankbank (gần 100 ngân hàng) thì số lƣợng đại lý nhƣ trên là hợp lý do các ngân hàng này đều mới đƣợc cấp phép thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế nên công tác thiết lập quan hệ đại lý mới chỉ triển khai đƣợc trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, số đại lý này vẫn còn quá ít so với số lƣợng đại lý của các ngân hàng đã có nền tảng nhƣ VPBank (256 ngân hàng), Vietcombank (1.200 ngân hàng), Vietinbank (800 ngân hàng) Đây là một trở ngại cho SHB vì hoạt động tài trợ TMQT mang tính đặc thù riêng, và rất cần có sự tạo lập quan hệ đại lý rộng khắp trên toàn thế giới. 2.3.2.6 Uy tín và thương hiệu Mặc dù thành lập từ năm nhƣng hoạt động kinh doanh và tên tuổi của SHB chỉ thực sự đƣợc biết đến từ năm 2006. Năm 2006 đánh dấu cột mốc phát triển mới của SHB khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị và từ đó cái tên Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) bắt đầu chính thức trở thành biểu tƣợng mới của ngân hàng. Vì vậy, so với các ngân hàng có bề dày khác nhƣ Vietcombank, Vietinbank hay các ngân hàng TMCP khác nhƣ ACB, Sacombank hay Techcombank thì thực sự SHB vẫn còn là một tên tuổi còn mới trong giới ngân hàng cũng nhƣ giới doanh nghiệp. Vì vậy, các khách hàng vẫn còn tâm lý e ngại và chƣa thực sự biết đến các sản phẩm dịch vụ của SHB nói chung và các hình thức tài trợ TMQT tại SHB nói riêng. Điều này thực sự cũng là một trở ngại lớn cho việc phát triển hoạt động tài trợ TMQT, một hoạt động đòi hỏi rất cao uy tín cũng nhƣ sự tin tƣởng của các doanh nghiệp. Tuy nhiên thƣơng hiệu SHB đã thực sự có những chuyển biến mạnh mẽ và gây tiếng vang trong năm 2009 với sự kiện cổ phiếu SHB chính thức niêm yết giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và đạt giải cổ phiếu có tính thanh khoản cao; bên cạnh đó là sự kiện đội bóng SHB Đà Nẵng (đội bóng do SHB tài trợ) vô địch giải bóng đá quốc gia năm 2009. Điều này đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong việc đƣa thƣơng hiệu SHB phổ biến rộng rãi trên toàn quốc.