Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu

pdf 152 trang phuongnguyen 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_hien_trang_va_dinh_huong_su_dung_luc_luong_lao_dong.pdf

Nội dung text: Luận văn Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ___ Nguyễn Thị Sáu Chuyên ngành : Địa Lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐÀM NGUYỄN THÙY DƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
  2. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của khoa Địa Lý trường Đại học sư phạm TPHCM đã hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập tại trường và thực hiện đề tài. Đặc biệt hơn, tác giả xin chân thành cám ơn sự tận tình hướng dẫn và giúp đỡ của Tiến sĩ: Đàm Nguyễn Thùy Dương đã dành cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban nghành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: UBND tỉnh, Tổng cục thống kê, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở lao động thương binh- xã hội, Liên đoàn lao động, Sở công nghiệp, Phòng công nghiệp.v.v đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu và những thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài. Lời cảm ơn tới các thành viên lớp cao học Địa Lý K17, lòng biết ơn đến với gia đình, người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn TP.HCM, tháng 12 năm 2009
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BR-VT : Bà Rịa - Vũng Tàu CHLB : Cộng hòa liên bang CN : Công nghiệp DS : Dân số DNTN : Doanh nghiệp tư nhân ĐTNN : Đầu tư nước ngoài FDI : Vốn đầu tư trực tiếp (Fund Direct Investment) GTSX : Giá trị sản xuất ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labor Orgnization) KT : Kinh tế KV : Khu vực LĐ : Lao động LLLĐ : Lực lượng lao động NN : Nông nghiệp SX : Sản xuất TNHH : Trách nhiệm hữu hạn XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Vai trò to lớn của nền kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế làm cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia chủ yếu dựa trên nền tảng tri thức của con người, khác với trước đây là dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nước ta có dân số đông, lực lượng lao động dồi dào. Gần đây, tốc độ tăng lao động hàng năm khoảng 1,2 triệu lao động/năm. Lực lượng lao động đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Nhận thức được xu hướng phát triển nền kinh tế - xã hội thế giới và dựa vào tình hình thực tế của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng đưa ra quan điểm “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, trong đó “Nguồn lao động có ý nghĩa quan trọng và quyết định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta”. Đó cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế nước ngoài tại Việt Nam: “Phát triển công nghiệp Việt Nam không nên dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên mà nên dựa vào nhiều vào nguồn lực con người”. Trong đó, lực lượng lao động là bộ phận quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển công nghiệp cũng như phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam. Là một trong những tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đang có nhiều chuyển biến tích cực. Những năm
  5. qua, tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt từ 12% - 13%/năm. Năm 2005 GDP/người của Bà Rịa -Vũng Tàu đứng đầu cả nước (4000 USD kể cả dầu khí, 2000 USD không kể dầu khí). Năm 2006, tốc độ tăng trưởng GDP là 12,86%. Công nghiệp tăng nhanh cả tốc độ tăng trưởng và giá trị sản xuất. Để đạt được thành tựu đó không thể không nói đến vai trò to lớn của lực lượng lao động trong ngành công nghiệp. Vì thế việc sử dụng hợp lý lực lượng lao động này hiện đang là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tỉnh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi quyết định chọn đề tài: “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu cơ bản của đề tài là đúc kết cơ sở lý luận về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động. Trên cở sở đó phân tích hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu và đề ra định hướng cho việc nâng cao chất lượng, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo hướng phát triển bền vững. 2.2. Nhiệm vụ của đề tài - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề lý luận về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động. - Khái quát tình hình phát triển công nghiệp của tỉnh, chủ yếu là thời kỳ đổi mới. - Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến qui mô, chất lượng và việc sử dụng lực lượng lao động công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu dưới góc độ Địa lý kinh tế -xã hội.
  6. - Tìm hiểu thực trạng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở khía cạnh qui mô, cơ cấu và phân bố. - Nghiên cứu tình hình sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp trên địa bàn. - Đề ra một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động trong ngành công nghiệp cho địa phương. 2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài  Nội dung nghiên cứu - Làm rõ một số khái niệm có liên quan: lực lượng lao động, cơ cấu lực lượng lao động, tình trạng việc làm, thị trường lao động. - Một số vấn đề về lý luận công nghiệp và sự phân chia công nghiệp, các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp. Những vấn đề này sẽ được cụ thể trong ngành công nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu. - Qui mô, cơ cấu, phân bố lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao động công nghiệp ở địa phương. - Tổng quan dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động công nghiệp. Đề xuất một số ý kiến góp phần tổ chức, sử dụng lực lượng lao động, thực hiện phân công lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở mức độ khái quát chung toàn ngành công nghiệp là chủ yếu. Sau đó đi sâu phân tích lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động của các phân ngành công nghiệp. Do sự khác nhau về lý luận và thực tiễn phát triển, nên đề tài không đề cập đến việc sử dụng lực lượng lao động thuộc lĩnh vực “Làng nghề”.  Giới hạn lãnh thổ nghiên cứu: Toàn tỉnh theo đơn vị hành chính hiện nay và lãnh thổ nghiên cứu xuống đến cấp huyện, thị xã.  Thời gian nghiên cứu: từ năm 2000 đến nay.
  7. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước sự đổi mới của đất nước, những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu về lao động, việc làm của các cơ quan chức năng như: Trung tâm Nghiên cứu lao động của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân cư lao động của Viện Chiến lược Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng với một số cơ quan thuộc Trung tâm Khoa học - Xã hội và Nhân văn quốc gia, v.v Vấn đề lao động và sử dụng lực lượng lao động đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học: GS.TS Đặng Thu, GS.TS Nguyễn Viết Thịnh, GS.TS Lê Thông, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, GS.TS Nguyễn Thị Minh Đức Ngoài ra, cũng phải kể đến một số đề tài được đề cập chuyên sâu về nguồn lao động và sử dụng lao động: “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa, “Dân cư, nguồn lao động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng duyên hải Nam Trung Bộ” của tác giả Hoàng Văn Chức, “Nguồn lao động và sử dụng lao động ở TPHCM” của tác giả Đàm Nguyễn Thùy Dương Tuy nhiên đa số các đề tài nghiên cứu có qui mô lớn, tổng hợp, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lực lượng lao động công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội. Chính vì thế đề tài “Hiện trạng và định hướng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu” sẽ là một đóng góp nhỏ, mới mẻ trong kho tàng khoa học khổng lồ. Và những đề tài nghiên cứu của các tác giả trên sẽ là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho tôi thực hiện đề tài này.
  8. 4. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hệ quan điểm 4.1.1. Quan điểm hệ thống Các đối tượng hiện tượng địa lý đều có sự tác động qua lại với nhau trong một hệ thống nhất định khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi, phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống đồng thời kéo theo các thành phần khác thay đổi. Lực lượng lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội, sự phát triển về số lượng, chất lượng lao động cũng như việc sử dụng lao động trong công nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, vào một cơ cấu kinh tế và một thể chế xã hội nhất định. Vì vậy khi nghiên cứu đánh giá lực lượng lao động và vấn đề sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải dựa trên quan điểm hệ thống, coi mọi sự vật hiện tượng thông suốt trong các hợp phần thì việc đánh giá phân tích mới chính xác. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Lực lượng lao động của một vùng có quan hệ mật thiết với các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng và các vùng lân cận, các yếu tố có thể thúc đẩy hoặc ức chế sự phát triển của lực lượng lao động của vùng đó và ngược lại. Vì vậy việc nghiên cứu các vấn đề về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không thể tách rời vấn đề sử dụng lực lượng lao động của các vùng lân cận và cả nước. 4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp không chỉ có phân hóa theo không gian mà còn có sự thay đổi phát triển theo thời gian. Vì vậy để lí giải lực lượng lao động và thực trạng sử dụng lực
  9. lượng lao động trong hiện tại và xác định kế hoạch phát triển sử dụng lao động trong tương lai của tỉnh chúng ta cần phải quán triệt quan điểm lịch sử và viễn cảnh. 4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Nghiên cứu những vấn đề về lao động phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững, phát triển kinh tế tạo việc làm cho người lao động phải đi đôi với sử dụng hợp lý, bảo vệ tái tạo tài nguyên thiên nhiên, chống gây ô nhiễm môi trường, kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Đề tài khai thác thông tin, số liệu từ nguồn của tỉnh: Cục thống kê, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Liên đoàn lao động, Sở Công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất, Phòng công nghiệp, v.v Ngoài ra chúng tôi còn đối chiếu, tham khảo các nguồn khác như Tổng cục Thống kê, các tài liệu từ thư viện Quốc gia, thư viện Trường Đại học Sư phạm TPHCM, Chúng tôi tiến hành xử lý số liệu, sắp xếp, kiểm tra mức độ chính xác, phân tích và tổng hợp các dữ liệu, rút ra những kết luận cần thiết cho luận văn. 4.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng trong nghiên cứu Địa lý. Các loại bản đồ được sử dụng để nghiên cứu sự biến động về số lượng, kết cấu của lực lượng lao động, sử dụng lực lượng lao động trong toàn ngành công nghiệp của tỉnh cũng như trong một số phân ngành chủ yếu nhất. 4.2.3. Phương pháp thực địa Thực địa là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu các vấn đề địa lý kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử
  10. dụng phương pháp này để kiểm tra độ chính xác, độ tin cậy của các nguồn tài liệu thu thập được và có cơ sở thực tiễn đánh giá tình hình sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh. 4.2.4. Phương pháp dự báo Đây là giai đoạn khái quát hóa, hệ thống hóa thông tin ở mức cao nhằm xác định trạng thái trong tương lai của vấn đề. Dựa vào số liệu về lực lượng lao động, tình hình sử dụng lực lượng lao động trong quá khứ và hiện nay của tỉnh, chúng tôi tiến hành dự báo về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động công nghiệp trong tương lai của tỉnh nhằm hiểu rõ vấn đề và đề ra những biện pháp giải quyết cho hợp lý. 4.2.5. Phương pháp GIS Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi ứng dụng phần mềm thông tin địa lý (GIS) nhằm tính toán, thiết kế, biên tập bản đồ. Nhờ đó quá trình nghiên cứu đề tài mang tính định lượng hơn. Các phương pháp trên được vận dụng trong toàn bộ quá trình nghiên cứu của luận văn với sự thống nhất và kết hợp giữa chúng. 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba chương chính: Chương 1: Cơ sở lý luận về lực lượng lao động trong ngành công nghiệp Chương 2: Hiện trạng sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu Chương 3: Định hướng sử dụng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu
  11. Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan 1.1.1. Lao động 1.1.1.1. Quan niệm về lao động Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội.[58] Các định nghĩa lao động tập trung đề cập hai khía cạnh chủ yếu: Thứ nhất, xem lao động là hoạt động, phương thức tồn tại sống của con người. Thứ hai, lao động quan niệm là chính bản thân con người, với tất cả nỗ lực vật chất, tinh thần của nó thông qua hoạt động lao động của mình sử dụng các công cụ lao động tác động đến đối tượng lao động để đạt được mục đích nhất định. [4] 1.1.1.2. Tuổi lao động Tuổi lao động là khoảng thời gian con người có khả năng lao động để thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật lao động qui định. [57] Độ tuổi lao động luôn được pháp luật qui định và có thể thay đổi trong các thời kì khác nhau. Có quan niệm khác nhau về độ tuổi lao động. Về giới hạn dưới của tuổi lao động: Ai Cập qui định từ 6 tuổi, Braxin từ 10 tuổi, Thụy Điển và Hoa Kì từ 16 tuổi Về giới hạn trên của tuổi lao động: Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan qui định 74 tuổi; Ai Cập, Malaixia, Hoa Kì, CHLB Đức qui định 65 tuổi. Nhiều nước khác không qui định tuổi tối đa. Ở Việt Nam theo qui định hiện hành của Bộ luật Lao động, tuổi lao động được qui định:
  12. - Nam: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 60 tuổi. - Nữ: từ đủ 15 tuổi trở lên đến 55 tuổi. Thực tế có những người không nằm trong độ tuổi lao động do pháp luật qui định nhưng vẫn tham gia lao động. Đó là lao động trẻ em và lao động cao tuổi. Lao động trẻ em là lao động dưới tuổi lao động (Dưới 15 tuổi đối với Việt Nam). Lao động cao tuổi là lao động trên tuổi lao động (nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi) theo qui định của pháp luật nhưng vẫn còn khả năng lao động và có nhu cầu làm việc, họ được miễn giảm các nghĩa vụ theo pháp luật lao động qui định. 1.1.1.3. Vai trò của lao động Những nguồn lực được dùng để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ gọi là các yếu tố sản xuất. Lao động là một trong bốn yếu tố sản xuất cơ bản: Đất đai, lao động, vốn và năng lực kinh doanh. Bất kì doanh nghiệp nào, nếu thiếu lực lượng lao động, quá trình sản xuất sẽ không thể tiến hành bình thường được. Là yếu tố sản xuất đặc biệt, lao động không đơn thuần là số lượng mà bao gồm cả chất lượng lao động. Mỗi thời kì khác nhau, số lượng lao động nhiều hay ít, chất lượng lao động cao hay thấp sẽ trực tiếp quyết định đến kết quả sản xuất. [21] Nền sản xuất trình độ thấp thì số lượng lao động quan trọng hơn chất lượng lao động. Nền sản xuất trình độ cao đòi hỏi chất lượng lao động cao. Mức độ trang bị kĩ thuật – công nghệ như nhau thì ở các nước có công nghệ tiên tiến với trình độ chuyên môn của người lao động cao hơn sẽ có năng suất lao động cao hơn. Mặt khác, người lao động là người trực tiếp hưởng những thành quả lao động của mình và xã hội, là yếu tố tiêu thụ sản phẩm, tạo nhu cầu kích thích sản xuất phát triển. Lao động không chỉ đáp ứng yêu cầu trước mắt của bản thân người lao động mà còn tích lũy tái sản xuất sức lao động thông qua đóng
  13. góp nghĩa vụ lao động, để dành lúc tuổi già sức yếu Tóm lại, người lao động trong hệ thống sản xuất xã hội có vai trò hai mặt: vừa là yếu tố sản xuất, vừa là yếu tố tiêu thụ. Người lao động là nhân tố đầu vào quan trọng của cả hai lĩnh vực cung và cầu. Bản chất lao động là nhân tố tích cực. 1.1.2. Lực lượng lao động 1.1.2.1. Quan niệm về lực lượng lao động Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Ở Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khác nhau về lực lượng lao động. Theo giáo trình “Kinh tế lao động” của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội: Lực lượng lao động là số người trong tuổi lao động cộng 1/2 số người lao động trên tuổi và 1/3 số người lao động dưới tuổi có khả năng lao động và nhu cầu làm việc. Trong cuốn sách “Hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam” của Tổng cục Thống kê qui định: Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và không có việc làm (biểu thị dân số hoạt động kinh tế). Các quan niệm nêu về lực lượng lao động mới chỉ làm rõ phần nào về mặt định tính hoặc định lượng của chỉ tiêu lực lượng lao động, không thể dùng làm căn cứ để đánh giá thống kê về quy mô lực lượng lao động, bởi vì chúng còn một số yếu tố không xác định và không phù hợp với Bộ luật Lao động của Việt Nam. Theo quan điểm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Lực lượng lao động gồm những người từ độ tuổi 15 trở lên đang tham gia hoạt động kinh tế, không phân biệt là có việc làm hay thất nghiệp.
  14. Khái niệm này về cơ bản thống nhất với quan điểm của ILO và qui định hiện hành của Tổng cục Thống kê về lực lượng lao động: Lực lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế. Sơ đồ 1.1: Dân số - nguồn lao động - lực lượng lao động xã hội Trong độ tuổi lao động Ngoài độ tuổi lao động Không Tình Khôn Nội Đi Thất Làm Chủ Tự Trên Lao Trên Dưới có khả trạng g có trợ học nghiệp công doanh tạo tuổi lao động tuổi tuổi năng lao khác nhu ăn nghiệp việ động trẻ lao lao động cầu lương c đang em động động làm làm làm khôn khôn việc việc g làm g làm việc việc Dân số không hoạt động Dân số hoạt động kinh tế kinh tế Nguồn lao động Nguồn: Nguồn nhân lực, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2001 Lực lượng lao động tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồng nhất với nguồn lao động. Lực lượng lao động không bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như đang đi học, đang làm nội trợ cho gia đình mình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Do vậy, ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kĩ thuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu, nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, sự hiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khả năng hội nhập với thị trường lao động trong nước và thế giới.
  15. 1.1.2.2. Cơ cấu lực lượng lao động Theo quan điểm triết học, “cơ cấu” hay “kết cấu” là phạm trù phản ánh cấu trúc bên trong của một hệ thống, là tập hợp những mối quan hệ cơ bản tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành nên bộ phận đó trong một thời gian nhất định. Với quan niệm trên, cơ cấu lực lượng lao động là thành phần khác nhau và mối quan hệ tỉ lệ của các thành phần đó theo các tiêu thức cấu thành nên một tổng thể lực lượng lao động. Cơ cấu đó thể hiện đặc trưng của lực lượng lao động từng quốc gia hay địa phương và được hình thành do quá trình phân phối sử dụng lực lượng lao động. Ví dụ: Cơ cấu theo giới tính, cơ cấu theo độ tuổi, cơ cấu theo trình độ văn hóa, cơ cấu theo trình độ chuyên môn kĩ thuật Người ta thường nghiên cứu cơ cấu lực lượng lao động theo các tiêu thức sau:  Cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính Nghiên cứu lực lượng lao động theo tiêu thức này giúp ta xem xét cấu thành lực lượng lao động nam, nữ tham gia hoạt động sản xuất; tỉ lệ lao động trẻ, khỏe trong nền kinh tế quốc dân. Trong chừng mực nhất định nó chi phối năng suất lao động và các hoạt động khác của lao động. Để thể hiện cơ cấu lực lượng lao động theo giới, người ta thường dùng tỉ số lực lượng lao động theo giới tính. Tỉ lệ này được tính bằng hai công thức: Tỉ lệ giới tính nam (hoặc nữ) bằng số lực lượng lao động nam (hoặc nữ) trên tổng số lực lượng lao động. Đơn vị tính: % Số lực lượng lao động nam (nữ) Tỉ lệ giới tính nam (nữ) = Tổng số lực lượng lao động
  16. Tỉ số giới tính là tổng số lực lượng lao động nam trên tổng số lực lượng lao động nữ. Đơn vị tính: % Tổng số lực lượng lao động nam Tỉ số giới tính = Tổng số lực lượng lao động nữ Cơ cấu lực lượng lao động theo giới thay đổi theo loại hình công việc. Đối với những ngành lao động nặng nhọc, lực lượng lao động chủ yếu là nam, đối với những công việc nhẹ, đòi hỏi sự khéo léo, cần cù như công nghiệp dệt, may mặc lao động chủ yếu là nữ. Cơ cấu lực lượng lao động theo giới phản ánh tính chất, đặc điểm, loại hình công việc và mức độ bình đẳng nam – nữ. Trong chừng mực nhất định nó chi phối năng suất lao động và các sinh hoạt xã hội. Trên thế giới, khi nền kinh tế càng phát triển thì xu hướng gia tăng tỉ lệ lao động nữ càng cao, tạo cơ hội cho sự bình đẳng nam – nữ.  Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành là tình trạng phân bố sắp xếp lực lượng lao động của một vùng, một nước (hay trên toàn thế giới) vào các ngành kinh tế khác nhau, đảm bảo cho sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Việc phân chia lực lượng lao động theo ngành kinh tế chủ yếu dựa vào tính chất và nội dung của hoạt động sản xuất. Nền kinh tế của mỗi quốc gia được chia thành 3 nhóm ngành: Nông – lâm – ngư (khu vực I); Công nghiệp – xây dựng (khu vực II) và Dịch vụ – thương mại (khu vực III). Mỗi ngành kinh tế lại được phân chia thành các phân ngành nhỏ hơn. Lực lượng lao động công nghiệp là toàn bộ những người có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực công nghiệp với các phân ngành: khai thác mỏ; công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất, phân phối điện, ga, nước. [58]
  17. Tỉ lệ lực lượng lao động theo nhóm ngành kinh tế phản ánh tình hình và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Bởi vì, sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi cơ cấu lực lượng lao động. Với xu thế phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay, tỉ lệ lực lượng lao động trong khu vực sản xuất vật chất sẽ giảm xuống, tỉ lệ lực lượng lao động trong khu vực không sản xuất vật chất tăng lên. Nghĩa là, tỉ lệ lực lượng lao động trong khu vực I và II đang giảm dần và tăng tỉ lệ lực lượng lao động ở khu vực III. Bảng 1.1: Cơ cấu lực lượng lao động khu vực kinh tế ở một số quốc gia trên thế giới năm 2002 Đơn vị tính: % Quốc gia Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ Thế giới 40,0 30,0 30,0 Xing-ga-po 0,2 20,8 79,0 Thụy Sĩ 5,6 33,2 61,2 Hoa kỳ 2,7 24,0 73,3 Nhật Bản 5,7 33,6 60,7 Thái Lan 48,8 14,6 36,6 In-đô-nê-xi-a 45,3 13,5 42,1 Trung Quốc 46,9 12,5 40,6 Ấn Độ 63,0 15,0 22,0 (Nguồn: 66 ) Cơ cấu lực lượng lao động theo ngành kinh tế cho phép nghiên cứu cơ cấu, quá trình phân phối và sử dụng lực lượng lao động theo từng ngành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế, cũng như xu hướng biến động đó qua từng thời kì.  Cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế Cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế phụ thuộc vào chế độr chính t ị - xã hội của mỗi quốc gia. Nó thể hiện sự khác biệt và tính đa dạng của nền kinh tế.
  18. Ở nước ta, trước đây chỉ có hai thành phần kinh tế: Quốc doanh và tập thể. Từ khi phát triển nền kinh tế thị trường đến nay, cơ cấu lực lượng lao động theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi lớn. Trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, nước ta có 6 thành phần kinh tế sau: Kinh tế Nhà nước; Kinh tế tập thể; Kinh tế cá thể và tiểu chủ; Kinh tế tư bản tư nhân; Kinh tế tư bản Nhà nước; Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. [Trích trong Văn kiện Đại biểu toàn quốc lần thứ IX “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010”, trang 188 – 191]. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động của nước ta đang thay đổi theo hướng giảm dần tỉ lệ lao động ở khu vực quốc doanh, tăng tỉ lệ lao động ở khu vực ngoài quốc doanh. Sự chuyển dịch đó phù hợp với đặc điểm và khả năng phát triển nền kinh tế - xã hội nước ta, phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.  Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ phản ánh chất lượng lực lượng lao động, việc bố trí lao động phù hợp với trình độ của họ tạo cơ sở cho việc tăng năng suất lao động, cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Đây là cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ được tính theo tiêu thức sau: . Trình độ văn hóa: biểu hiện thông qua các quan hệ tỉ lệ của số lượng người biết đọc, biết viết; số người có trình độ tiểu học; số người có trình độ trung học cơ sở; số người có trình độ trung học phổ thông; số người có trình độ cao đẳng, đại học, trên đại học. Trình độ văn hóa cao của lực lượng lao động tạo khả năng tiếp thu, vận dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào thực tiễn.
  19. . Trình độ chuyên môn: là sự hiểu biết, khả năng thực hành về chuyên môn nào đó, nó thể hiện trình độ được đào tạo ở các trường chuyên nghiệp có khả năng chỉ đạo, quản lí một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động được đo bằng tỉ lệ cán bộ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học. . Trình độ kĩ thuật: Trong nền kinh tế nông nghiệp, nhân lực chủ yếu quyết định sự phát triển là lao động phổ thông. Trong nền kinh tế công nghiệp, nhân lực chủ yếu quyết định sự phát triển là các chuyên gia và công nhân lành nghề. Trong nền kinh tế tri thức, nhân lực chủ yếu quyết định sự phát triển là các chuyên gia công nghệ cao và người lao động tri thức có nhiều khả năng sáng tạo. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ kĩ thuật được phân ra: Lao động không có kĩ thuật (còn gọi là lao động phổ thông, lao động đơn giản hay lao động không có nghề) là lao động không qua học nghề dưới bất kì hình thức nào. Lao động có trình độ kĩ thuật là những người có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp nghiệp vụ và công nhân kĩ thuật. Công nhân kĩ thuật là những người tốt nghiệp các khóa đào tạo và hoàn thành thời gian tập sự hoặc tích lũy kiến thức qua thực tế, đạt trình độ nhất định theo tiêu chuẩn nghề qui định. Lao động có trình độ cao là những lao động kĩ thuật có trình độ kĩ năng và kĩ xảo đặc biệt thông qua đào tạo hoặc tích lũy kinh nghiệm thực tế, đảm nhiệm được những công việc rất phức tạp, đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật – công nghệ; có khả năng truyền nghề và dạy nghề (gồm những người có trình độ đại học trở lên, các nghệ nhân, những người có tài năng bẩm sinh đặc biệt). Ngoài những chỉ tiêu được định lượng hóa kể trên về chất lượng lực lượng lao động, người ta còn xem xét chỉ tiêu năng lực, phẩm chất, ý chí và năng lực tinh thần người lao động. Chỉ tiêu này phản ánh mặt định tính và khó
  20. định lượng như: truyền thống dân tộc về bảo vệ tố quốc, văn hóa văn minh dân tộc, phong tục tập quán, lối sống, phong cách làm việc của người lao động. 1.1.3. Việc làm - Thất nghiệp 1.1.3.1. Việc làm “Việc làm là những công việc mà người lao động tiến hành nhằm có được thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vật” [Theo từ điển “Kinh tế khoa học xã hội”] Ở Việt Nam, thời bao cấp, coi việc làm là những công việc đòi hỏi một chuyên môn nào đó tạo ra một thu nhập nhất định; người có việc làm hoặc phải thuộc biên chế nhà nước, hoặc làm việc trong các hợp tác xã. Hiện nay, quan niệm việc làm ở nước ta đã thay đổi. Điều 3 của Bộ luật Lao động đầu tiên của nước Việt Nam năm 1994 được sử dụng trong các cuộc điều tra về: “Thực trạng lao động – việc làm ở Việt Nam” đưa ra định nghĩa: “Mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm” [51] “Người có việc làm là người từ đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế, mà trong tuần trước điều tra: đang làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận bằng tiền hay hiện vật; đang làm công việc không được hưởng tiền lương, tiền công hoặc lợi nhuận trong các công việc sản xuất kinh doanh của hộ gia đình; đã có công việc trước đó, song trong tuần lễ trước điều tra tạm thời không làm việc và sẽ tiếp tục làm việc ngay sau thời gian tạm nghỉ việc”. [51] Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc và nhu cầu làm thêm, người có việc làm được chia ra: Người đủ việc làm và người thiếu việc làm. - Người đủ việc làm là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra lớn hơn hoặc bằng 40 giờ; Hoặc những người có số giờ
  21. làm việc nhỏ hơn 40 giờ nhưng có nhu cầu làm thêm; Hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 40 nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ qui định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo qui định hiện hành của Nhà nước. - Người thiếu việc làm là người trong tuần lễ tính đến thời điểm điều tra có số giờ làm việc dưới 40, hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn giờ qui định đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại theo qui định hiện hành của Nhà nước, có nhu cầu làm thêm giờ và đã sẵn sàng làm việc nhưng không có việc để làm (trừ những người có số giờ làm việc dưới 8 giờ, có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm). Theo Quyết định số 188/1999/QĐ-TT ngày 17/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ, mức giờ chuẩn được qui định là 40 giờ/1 tuần làm việc. 1.1.3.2. Thất nghiệp Theo quan niệm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình cảnh người lao động không có việc làm vì những lí do ngoài ý muốn của họ”. Ở nước ta, “người thất nghiệp là những người thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tuế, trong t ần lễ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc”. [41] Giới hạn độ tuổi của người thất nghiệp qui định cả những người trên độ tuổi lao động. Điều này phù hợp với thực tế Việt Nam, khi xã hội còn một tỉ lệ nhất định người trên độ tuổi lao động làm việc trong nền kinh tế quốc dân và đi liền vớ i nó là tỉ lệ không nhỏ số người đó đang rơi vào tình trạng không có việc làm nhưng đang có nhu cầu tìm việc làm. Cách phân loại thất nghiệp chỉ là tương đối. Tùy theo mục đích nghiên cứu, có nhiều dạng thất nghiệp khác nhau: Theo thời gian thất nghiệp (thất nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn); Theo tình trạng sản xuất (thất nghiệp theo chu kì, thất nghiệp cơ cấu, thất nghiệp thời vụ); Theo lí do thất
  22. nghiệp (thất nghiệp do nghỉ việc – xảy ra khi người lao động tự ý xin thôi việc, thất nghiệp do đuổi việc – xảy ra khi người lao động vi phạm hợp đồng lao động, người chủ sử dụng lao động sa thải họ). [21] 1.1.4. Thị trường lao động Thị trường lao động là một bộ phận của hệ thống thị trường, trong đó diễn ra hành vi trao đổi giữa một bên là người lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động. Lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng, mà cụ thể, thể hiện bằng việc làm được trả công, với những tiêu chuẩn đánh giá: tính chất cá nhân hay tập thể của việc làm, tính kĩ thuật, thành thạo, cơ động của việc làm. Thị trường lao động là nơi thể hiện việc làm được trả công qua các quan hệ mua và bán giữa người cung ứng lao động và người sử dụng lao động, nghĩa là các quan hệ cung và cầu lao động. [44] Chỉ những người lao động đang làm thuê hoặc đang đi tìm việc làm thuê mới trực tiếp tham gia thị trường lao động. Cung lao động là khối lượng người lao động (số lượng, chất lượng) tham gia vào thị trường lao động trong thời gian nhất định. Cầu lao độ ng là khả năng sử dụng lao động trên thị trường lao động. Nếu mức cầu có khả năng thu hút tất cả những người có khả năng trong xã hội thì thị trường lao động vận hành thắng lợi. Ngược lại điều đó, nạn thất nghiệp xảy ra làm tổn hại cho lợi ích nền kinh tế và người lao động. 1.2. Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sử dụng lực lượng lao động Để phản ánh tình hình sử dụng số lượng lực lượng lao động dựa vào các chỉ tiêu:  Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong dân số là tỉ lệ phần trăm giữa số người thuộc lực lượng lao động so với tổng số dân cùng thời kì. Công thức tính:
  23. S T (%) = D Trong đó: T là tỉ lệ tham gia lực lượng lao động S là số lượng lực lượng lao động D là tổng số dân cùng kì  Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo ngành kinh tế là tỉ lệ phần trăm số lượng lực lượng lao động ở một ngành kinh tế nào đó so với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Sn Tn (%) = S Trong đó: Tn là tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong ngành n Sn là số lượng lực lượng lao động trong ngành n S là tổng số lực lượng lao động  Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động theo thành phần kinh tế là tỉ lệ phần trăm số lượng lực lượng lao động ở một thành phần kinh tế nào đó so với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Công thức tính: St Tt (%) = S Trong đó: Tt là tỉ lệ tham gia lực lượng lao động trong thành phần kinh tế t St là số lượng lực lượng lao động trong ngành t S là tổng số lực lượng lao động  Tỉ lệ lực lượng lao động có việc làm là phần trăm của số lượng lực lượng lao động có việc làm so với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Công thức tính: Sc Tc (%) = S
  24. Trong đó: Tc là tỉ lệ lực lượng lao động có việc làm Sc là số lượng lực lượng lao động có việc làm S là tổng số lực lượng lao động  Tỉ lệ lực lượng lao động thiếu việc làm là phần trăm của số lượng lực lượng lao động thiếu việc làm so với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Công thức tính: Stv Ttv (%) = S Trong đó: Ttv là tỉ lệ lực lượng lao động thiếu việc làm Stv là số lượng lực lượng lao động thiếu việc làm S là tổng số lực lượng lao động  Tỉ lệ lực lượng lao động thất nghiệp là phần trăm của số lượng lực lượng lao động thất nghiệp so với tổng số lực lượng lao động cùng kì. Công thức tính: Stn Ttn (%) = S Trong đó: Ttn là tỉ lệ lực lượng lao động thất nghiệp Stn là số lượng lực lượng lao động thất nghiệp S là tổng số lực lượng lao động 1.3. Công nghiệp và các loại hình doanh nghiệp trong công nghiệp 1.3.1. Công nghiệp và sự phân chia công nghiệp 1.3.1.1. Định nghĩa công nghiệp Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả ba loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó.
  25. 1.3.1.2. Phân loại công nghiệp Có nhiều cách phân loại công nghiệp:  Dựa vào công dụng kinh tế của các sản phẩm, công nghiệp được chia thành công nghiệp nặng (nhóm A) sản xuất các tư liệu sản xuất và công nghiệp nhẹ (nhóm B) sản xuất các tư liệu tiêu dùng.  Dựa trên tính đồng nhất của công dụng sản phẩm sản xuất ra hay căn cứ vào tính chất chung của nguyên liệu được sử dụng, hoặc dựa vào tính chất giống nhau của các quá trình công nghệ, công nghiệp được chia ra các ngành thấp hơn. Ở Việt Nam, theo Nghị định 117 của Chính phủ ngày 18/10/1982, công nghiệp được phân thành 19 ngành công nghiệp: công nghiệp điện năng, công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất thiết bị máy móc, công nghiệp hóa chất. . .  Dựa vào các tính chất của sự tác động vào đối tượng lao động, công nghiệp phân chia thành ba nghành: khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước. Theo cách này nước ta có 29 phân ngành công nghiệp: khai thác than, dệt, luyện kim Ngoài ba cách phân loại trên: dựa vào trình độ trang thiết bị kĩ thuật chia thành công nghiệp hiện đại, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp; dựa vào quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh, công tư hợp doanh, hợp tác xã, tư nhân ; dựa theo cấp quản lí có công nghiệp Trung ương và công nghiệp địa phương; dựa theo vốn đầu tư có công nghiệp vốn Nhà nước, công nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Trong thực tế ở nước ta sự phân chia các ngành công nghiệp không chỉ theo một cách mà vận dụng tổng hợp các cách nói trên.
  26. 1.3.2. Các loại hình doanh nghiệp trong công nghiệp Doanh nghiệp là danh từ chung nhất dùng để chỉ các hoạt hình tổ chức kinh doanh tồn tại như một thực tế pháp luật. [25] Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hiện nay, nước ta xuất hiện nhiều cơ sở hoạt động kinh doanh. Về góc độ pháp lí, chỉ những cơ sở nào thỏa mãn những điều kiện nhất định, được công nhận tư cách chủ thể trong quan hệ pháp luật mà ngành Luật Kinh tế điều chỉnh mới gọi là doanh nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới thống nhất có ba loại hình doanh nghiệp cơ bản: doanh nghiệp cá nhân, doanh nghiệp hợp doanh và công ty. Ở Việt Nam, sự phát triển của doanh nghiệp gắn liền với quan điểm sở hữu, đây là quan điểm khác biệt rất cơ bản với các nước khác. Các loại hình doanh nghiệp ở nước ta xuất hiện cùng với quá trình khai thác thuộc địa của Pháp. Trước năm 1986, nước ta tồn tại hai loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu quốc doanh và tập thể. Thực hiện chính sách đổi mới, ngày 29/12/1987, Luật Đầu tư nước ngoài ban hành, cho phép hình thành và phát triển doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được ban hành, qui định 3 loại hình doanh nghiệp cho khu vực kinh tế tư nhân là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Ngày 12/6/1999, Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp (thay cho Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990), mở rộng hơn loại hình doanh nghiệp, bao gồm: công ty hợp doanh, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần. Ngày 20/4/1996, Luật Doanh nghiệp Nhà nước được thông qua, áp dụng cho các doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu. Ngày 1/1/1997 Luật Hợp tác xã thông qua, áp dụng cho các doanh nghiệp hợp tác xã.
  27. Như vậy, dựa theo tiêu chí về sở hữu và điều chỉnh bởi quy định pháp lí riêng, hiện nay nước ta có các loại hình doanh nghiệp sau: Doanh nghiệp Nhà nước được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hợp tác xã được điều chỉnh theo Luật Hợp tác xã. Doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp doanh, công ty cổ phần được điều chỉnh theo Luật Doanh nghiệp. Đại hội Đảng IX đề cập đến kinh tế tư nhân, gồm hai thành phần kinh tế là kinh tế cá thể, tiểu thủ và kinh tế tư bản tư nhân. Loại hình tổ chức kinh doanh của kinh tế tư nhân rất đa dạng và phổ biến là: công ty tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp doanh và hộ kinh doanh cá thể. Hộ kinh doanh cá thể là tiền đề, là bước tập dợt và tích lũy cho doanh nghiệp tư nhân. 1.4. Vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội. Công nghiệp còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng. Không một ngành kinh tế nào lại không sử dụng các sản phẩm của công nghiệp.
  28. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ. Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được với nó vì thế tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo ra nhiều việc làm mới và tăng thu nhập. Ngày nay, một nước muốn có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, cần thiết phải có một hệ thống các ngành công nghiệp hiện đại và đa dạng, trong đó các ngành công nghiệp mũi nhọn phải được đầu tư đúng mức. Quá trình một xã hội chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở nông nghiệp sang một nền kinh tế về cơ bản dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là quá trình công nghiệp hoá. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động 1.5.1. Vị trí địa lí của lãnh thổ Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng một cách gián tiếp đến lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Vị trí địa lí chi phối các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, ảnh hưởng tới các hình thức cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó thể hiện qua các yếu tố như địa hình, khí hậu, đất đai, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản Vị trí địa lí còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng lớn tới lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp. Vì lợi thế về vị trí địa lí kinh tế sẽ thu hút lượng lớn lao động từ nơi khác đến.
  29. Ví dụ: Một vùng có vị trí thuận lợi, nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng động của cả nước, có nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, vùng đó sẽ thu hút lao động đặc biệt là lao động trong công nghiệp từ các vùng khác đến để làm việc trong các công ty, nhà máy nơi đây. 1.5.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 1.5.2.1. Địa hình ảnh hưởng đến việc cư trú, đi lại của con người, chi phối phương thức canh tác cũng như năng suất của đất đai. Dân cư và lao động thường tập trung đông ở những vùng địa hình phẳng như các đồng bằng, bồn địa và thung lũng miền núi để thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt. Càng lên cao dân cư càng thưa thớt. Vùng địa hình cao thường là nơi khai thác kinh tế, liên quan đến sự di cư của lao động nam nhiều hơn lao động nữ, trong cơ cấu lao động theo giới thường thì nam nhiều hơn nữ. 1.5.2.2. Thuỷ văn và nguồn nước chi phối mọi hoạt động sản xuất, nhất là nông - lâm - ngư nghiệp, ảnh hưởng tới sinh hoạt của dân cư và lực lượng lao động. Vùng nhiệt đới ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao, cây trồng vật nuôi sinh trưởng nhanh, năng suất cao, nuôi sống nhiều người nên đây cũng là nơi tập trung đông dân cư và lực lượng lao động. Về mặt sinh học, con người vùng nhiệt đới có khả năng sinh đẻ lớn hơn vùng ôn đới và hàn đới nên mức sinh ở các nước nhiệt đới cũng thường cao hơn, nhất là những nước nghèo, lạc hậu, làm cho mức gia tăng về dân số và lao động lớn. Diễn biến mùa khí hậu góp phần hình thành tập quán canh tác, sinh hoạt và kinh nghiệm sản xuất của người lao động ở từng địa phương. Khí hậu mùa đông ở miền Bắc nước ta với sự xen kẽ các đợt gió mùa Đông Bắc làm thời tiết luôn luôn thay đổi, chi phối lịch thời vụ gieo trồng. Rét đậm kéo dài làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.
  30. 1.5.2.3. Thủy văn: Nguồn nước cần thiết cho sự sống của mọi sinh vật, cần thiết cho hoạt động của nông nghiệp. Sự phân bố lực lượng lao động chịu ảnh hưởng gián tiếp của nguồn nước. Vùng khô hạn không đủ nước cho cây trồng vật nuôi phát triển thì dân cư – lực lượng lao động cũng thưa thớt. Trái lại nơi có nguồn nước phong phú thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, dân cư – lực lượng lao động tập trung đông đúc. Bất kỳ ngành công nghiệp nào cũng cần có nước. Bởi vậy, các nhà máy công nghiệp thường được phân bố trên những sông lớn và lao động công nghiệp cũng được phân bố theo đó. 1.5.2.4. Thổ nhưỡng: Mọi hoạt động kinh tế - xã hội cần có đất đai. Đất đai là yếu tố sản xuất quan trọng của nông nghiệp. Sự tập trung dân cư và lao động đông đúc trước tiên là những vùng đất đai màu mỡ, thuận lợi cho canh tác cây lương thực, thực phẩm. Sự chuyển dịch dân cư - lao động sang các lĩnh vực phi nông nghiệp đều phải dựa vào nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm từ những vùng sản xuất trọng điểm - nơi có đất đai thích hợp với cây lương thực, thực phẩm. Mọi sản xuất công nghiệp, dịch vụ đều cần có đất đai. Do diện tích đất đai có hạn, người ta phải nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng cách đầu tư thêm lao động, vốn, kỹ thuật trên một đơn vị diện tích để tăng sản phẩm. 1.5.2.5. Tài nguyên khoáng sản: là nguyên liệu của công nghiệp, là "bánh mỳ" cho sự phát triển các ngành công nghiệp. Sự phân bố khoáng sản ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp khai thác) và lực lượng lao động công nghiệp. Công nghiệp khai khoáng đòi hỏi sức khoẻ tốt và ở mức độ nhất định cần tới trình độ văn hoá, chuyên môn kỹ thuật nên vùng công nghiệp khai khoáng thường có cơ cấu lao động nam nhiều hơn nữ và tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.Ví dụ: vùng khai thác dầu khí ở BR-VT, than đá ở Quảng ninh.
  31. 1.5.2.6. Sinh vật: là nhân tố quan trọng tạo nên sự cân bằng sinh thái. Rừng có vai trò điều hoà khí hậu, duy trì mực nước ngầm, hạn chế lũ lụt, giảm bớt hạn hán, làm trong sạch môi trường sống. Hiện tượng thiên tai, lũ lụt những năm gần đây ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long, sự thất thường về chế độ nước ở hệ thống sông Hồ ng và sông Thái Bình thể hiện ngày càng khắc nghiệt là hậu quả của sự tàn phá rừng đầu nguồn, của tập quán du canh du cư ở đồng bào dân tộc thiểu số, của sự khai hoang bừa bãi không khoa học. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và các hoạt động sản xuất. Nhiều nơi do rừng bị tàn phá, đất đai bị xói mòn, con người đã phải di cư đấ đti mtìm ới để canh tác. Sự phát triển công nghiệp, đô thị và các phương tiện giao thông làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cây xanh trở thành vật “cứu cánh” cho con người, giảm bớt sự ô nhiễm. Sự săn bắt triệt để các sinh vật tự nhiên trên đồng ruộng làm cho cân bằng sinh thái bị phá vỡ, sâu bệnh phát triển phá hoại cây trồng vật nuôi. Rừng và các sinh vật tự nhiên thực sự là bộ máy vĩ đại điều hoà thiên nhiên. Cần phải duy trì các sinh vật tự nhiên, bảo vệ rừng đầu nguồn để giữ cân bằng sinh thái. 1.5.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 1.5.3.1. Lịch sử khai thác lãnh thổ Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thường là nơi tập trung đông dân cư và lao động. Đó là những vùng được thiên nhiên ưu đãi: đất đai phì nhiêu, giàu tài nguyên hay thuận lợi giao thông, có cở sở hạ tầng phát triển, đội ngũ lao động có trình độ chiếm tỉ lệ cao. Ở những vùng này công nghiệp cũng được chú trọng phát triển vì thế lao động trong công nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn so với các vùng khác.
  32. 1.5.3.2. Dân số và lực lượng lao động Sự gia tăng dân số quyết định mức độ gia tăng lực lượng lao động. Thông thường, gia tăng dân số tự nhiên cao thì mức gia tăng lực lượng lao động cũng cao và ngược lại. Gia tăng dân số cơ học cao dẫn đến tình trạng tăng, giảm quy mô lực lượng lao động một cách đột biến tại nơi nhập cư và xuất cư, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nơi có tỉ lệ nhập cư quá cao sẽ thiếu việc làm - thừa lao động, nơi có tỉ lệ xuất cư quá lớn sẽ thiếu lao động. Cơ cấu dân số có ảnh hưởng đến cơ cấu lực lượng lao động. Cơ cấu dân số trẻ: Dân số dưới độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao đã dẫn đến việc chi phí cho tiêu dùng, cho các dịch vụ giáo dục, y tế cao; khả năng đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại lao động, cho chuyển giao công nghệ, cho phát triển sản xuất thấp. Cơ cấu dân số già: Có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu lực lượng lao động. Nếu tỷ lệ người già quá đông thì dân số tham gia vào lực lượng lao động thấp, một bộ phận lớn dân số không hoạt động kinh tế sẽ tăng thêm gánh nặng cho lực lượng lao động. Một bộ phận lớn lao động sẽ phải tham gia vào khu vực dịch vụ an sinh xã hội cho người cao tuổi, không thể đóng góp vào mức tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu dân số hợp lý: Nếu cơ cấu dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, thì đầu tư cho phát triển nguồn lao động tương lai và hiện tại thuận lợi hơn. Cơ cấu của lực lượng lao động có những đặc trưng: tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao chiếm phần lớn, tỷ lệ lao động có việc làm cao, thất nghiệp thấp. Do cơ cấu dân số hợp lý với việc phát triển kinh tế xã hội như vậy cho nên có điều kiện để đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ, cho đào tạo và đào tạo lại lao động, tạo điều kiện cho công nghiệp, dịch vụ phát triển, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Điều đó dẫn tới khu vực nông nghiệp cần ít lao động và lao động tập trung chủ yếu
  33. trong khu vực kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, tỷ trọng lao động trong khu vực kinh tế nông nghiệp sẽ thấp. Phân bố dân cư và phân bố lực lượng lao động: Nếu phân bố dân cư bất hợp lý với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội thì sức ép lao động, việc làm cao. Lao động không gắn với phân bố tài nguyên, với đối tượng lao động, với cơ sở vật chất kỹ thuật khiến cho vấn đề tạo việc làm trở nên khó khăn, dẫn tới mức sống thấp, cuộc sống nghèo đói. Đó là nguyên nhân làm cho mức sinh cao, mức di dân cao và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân bố lực lượng lao động. Nếu phân bố dân cư hợp lý thì sẽ phát huy được các yếu tố tích cực của sản xuất và phát triển như tài nguyên, con người, vốn Cơ hội kiếm việc làm nhiều, thu nhập cao. Có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng dân số với chất lượng lực lượng lao động: Chất lượng dân số là nói về chất lượng của toàn bộ dân số, từ những người dưới độ tuổi lao động, những người trong độ tuổi lao động đến những người trên độ tuổi lao động. Chất lượng của dân số dưới độ tuổi lao động sẽ có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng lực lượng lao động trong tương lai vì sau 10 - 15 năm nữa, họ sẽ vào tuổi lao động. Chất lượng của những dân số trong độ tuổi lao động là chất lượng của lực lượng lao động hiện tại. Nếu chất lượng của lực lượng lao động cao thì tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư, chăm sóc nhóm dân số dưới độ tuổi lao động. Trình độ học vấn của trẻ em là sự thể hiện chất lượng lực lượng lao động trong tương lai và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi trình độ học vấn của bố mẹ. 1.5.3.3. Cơ cấu kinh tế quyết định cơ cấu lực lượng lao động theo ngành, theo thành phần kinh tế và sự phân công lao động theo lãnh thổ. Cơ cấu ngành kinh tế chi phối cơ cấu lực lượng lao động theo ngành. Một nền kinh tế nông nghiệp, lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm -
  34. ngư nghiệp, năng suất lao động thấp. Nền kinh tế công nghiệp phát triển, lao động chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, người lao động có tính năng động cao, có kỷ luật và tác phong lao động công nghiệp, năng suất lao động cũng cao hơn. Cơ cấu thành phần kinh tế đơn điệu làm cho người lao động bị gò bó không phát huy hết khả năng của mình. Thành phần kinh tế đa dạng mở đường cho người lao động tự chủ, phát huy hết khả năng về vốn, sức khoẻ, thời gian và trình độ của mình để mở mang sản xuất tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân gia đình và xã hội. Cơ cấu lãnh thổ ảnh hưởng đến sự phân bố lực lượng lao động theo lãnh thổ và đặc trưng cơ cấu nghề nghiệp ở từng địa phương. Sự chuyên môn hoá của các vùng kinh tế tạo nên sự chuyên môn hoá lao động của vùng. Đồng thời, sự phát triển tổng hợp vùng sẽ tận dụng tiềm năng lao động trong vùng để phát triển kinh tế - xã hội và tăng lực lượng lao động dịch vụ, tạo những mối liên hệ hữu cơ trong và ngoài vùng, ổn định và phát triển vùng kinh tế. Cơ cấu lãnh thổ nền kinh tế - xã hội càng phát triển, càng tạo điều kiện sử dụng hợp lý lực lượng lao động, tạo nên sức mạnh của nền kinh tế. Nước ta đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đa ngành, đa thành phần. Cùng với sự chuyển dịch đó là sự chuyển dịch tỷ trọng lao động giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các khu vực kinh tế. Tỷ trọng lao động quốc doanh giảm, lao động ngoài quốc doanh tăng. Sự phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung đang tạo điều kiện cho sự phân bố lại lao động theo lãnh thổ. 1.5.3.4. Nhu cầu của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu ngành công nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quy mô cơ cấu sử dụng lực lượng lao động trong công nghiệp. Công nghiệp có thị trường tiêu thụ rộng lớn bởi vì công nghiệp vừa cung cấp
  35. trang thiết bị cho các ngành sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mọi tầng lớp nhân dân. Vì thế công nghiệp có điều kiện phát triển thu hút ngày càng nhiều lực lượng lao động. 1.5.3.5. Chính sách sử dụng lao động và phát triển nguồn nhân lực: chúng ta biết rằng, trong mọi thời đại, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế đã chứng minh: giáo dục đào tạo là nền tảng, cơ sở trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở Anh; là nguồn gốc sự thành công trong công cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai ở Mỹ; là gốc rễ ưu thế về kĩ nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba ở Nhật. Vì vậy, rất nhiều quốc gia đưa ra “phát triển khả năng con người” và “chiến lược phát triển con người” như Nhật Bản, Thụy Điển, các nước Đông Âu, Trung Quốc Những năm gần đây, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển công nghiệp, huy động vốn trong nước, chính sách mở cửa cũng như Luật Đầu Tư ra đời và liên tục được hoàn thiện đang phát huy tác dụ ng, đặc biệt là trong công nghiệp. Vì thế đòi hỏi lao động ngày càng nhiều và có trình độ kĩ thuật ngày càng cao. Nước ta cũng đã chú ý hơn đến công tác giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nói chung, lao động công nghiệp nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao khả năng sử dụng máy móc trang thiết bị hiện đại, để có thể hòa nhịp với xu hướng phát triển của thế giới. Trên đây là một số những khái niệm chỉ tiêu cơ bản liên quan đến lực lượng lao động và tình hình sử dụng lực lượng lao động nói chung. Luận văn sử dụng những khái niệm, những chỉ tiêu trên làm cơ sở lí luận trong quá trình nghiên cứu và sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
  36. 1.6. Một vài nét về lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động ở một số nước Châu Á và Việt Nam 1.6.1. Ở một số nước Châu Á Phần lớn các nước Châu Á đều có quy mô dân số đông, tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động cao, khả năng cung ứng lao động lớn, trong khi khả năng tạo việc làm hạn chế, nhu cầu về lao động thấp do nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp Việc giải quyết vấn đề lao động – việc làm thực chất là giải quyết giữa khả năng cung ứng lao động của dân số và nhu cầu về lao động của phát triển kinh tế - xã hội. 1.6.1.1. Đài Loan: Đài Loan là vùng lãnh thổ “đất chật người đông”, diện tích bằng 1/10 diện tích Việt Nam (32,6 ngàn km2), dân số khoảng 1/3 dân số Việt Nam. Tài nguyên ít, đất đai chủ yếu là diện tích đồi núi (65% diện tích), đất canh tác chỉ có 25%. Ngay từ những năm 1950, Đài Loan coi phát triển nông nghiệp là cơ sở và điều kiện để phát triển công nghiệp. Đài Loan đã khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở nông thôn. Trong giai đoạn 1950 – 1969, Đài Loan đã đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp, thâm canh hóa, hiện đại hóa nông nghiệp để đưa năng suất, sản lượng lương thực lên cao. Do đó, đã đảm bảo được nhu cầu về đời sống của nhân dân, ổn định vật giá, giảm bớt nhập khẩu nông sản, chuyển sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá và xuất khẩu nông sản chế biến. Để tạo điều kiện cho nông dân có thêm nghề phụ, tăng thu nhập, thu hút nông dân làm việc tại địa phương, không di dân ra đô thị kiếi m v ệc làm, Đài Loan đã đưa tiểu thủ công nghiệp vào nông thôn, thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất. Công nghiệp nông thôn thực tế đã dựa vào nguồn cung cấp lao động địa phương, tận dụng được lực lượng lao động nông thôn tương đối trẻ và có trình độ văn hoá tốt. Quy mô một đơn vị
  37. sản xuất không nhiều hơn 50 công nhân nhưng có nhiều ưu điểm về tổ chức kỹ thuật và tiếp thị. Như vậy, Đài Loan đã giải quyết tốt được việc làm, thu hút lao động ngay tại vùng nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động, giảm di dân lao động từ nông thôn ra thành thị. 1.6.1.2. Hàn Quốc Trước những năm 1960, Hàn Quốc mới chỉ coi trọng phát triển công nghiệp ở các đô thị, còn công nghiệp nông thôn không được chú ý. Do đó đã xuất hiện dòng chuyển cư từ nông thôn ra thành phố kiếm việc làm, gây sự đông đúc quá tải cho các thành phố. Để điều chỉnh những tồn tại do sự tập trung khu công nghiệp đô thị, Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng nhiều mô hình công nghiệp khác nhau như khu công nghiệp quốc gia, khu công nghiệp địa phương trên cơ sở Luật phát triển công nghiệp địh a p ương năm 1969. Để phát triển nông thôn, tăng thu nhập ngoài nông nghiệp, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích xây dựng, phát triển công nghiệp nông thôn. Nhà nước đã đầu tư 3.996 triệu USD cho việc phát triển nông nghiệp thời kỳ 1970 - 1984 thông qua việc trợ cấp rộng rãi và cho vay vốn để xây dựng được 147 khu công nghiệp nông thôn và tạo việc làm cho 1/3 hộ nhân nông dân làm nông nghiệp, thu nhập của các hộ gia đình đã tăng 55%. Lao động ở các khu công nghiệp nông thôn vẫn có thể tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp trong những ngày nghỉ và những lúc mùa vụ, cho nên việc thu hút lao động vào các khu công nghiệp nông thôn không ảnh hưởng tới kinh tế nông nghiệp. Như vậy, với việc phát triển các khu công nghiệp đô thị, hình thành và đẩy mạnh công nghiệp nông thôn, Hàn Quốc đã giải quyết tốt nhu cầu việc làm, thu hút lao động tại các vùng nông thôn, hạn chế di dân, tăng thu nhập
  38. cho người lao động 1.6.1.3. Trung Quốc Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, trên 1,27 tỷ người, trong đó gần 80% sống ở khu vực nông thôn. Bình quân diện tích đất canh tác đầu người là 0,17 ha. Để thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển với tốc độ nhanh nhằm sử dụng tốt nhất lao động nông thôn, ngay từ năm 1983 Nhà nước đã thực hiện kế hoạch đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, huy động vốn và tiềm năng khoa học kỹ thuật, xây dựng các dự án phát triển công nghệ mới phù hợp với kinh tế nông thôn, sao cho đầu tư ít, quay vòng vốn nhanh, sớm đem lại hiệu quả kinh tế. Thực hiện kế hoạch này, Trung Quốc đã tạo ra "đốm lửa công nghệ" nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy việc phát triển các xí nghiệp “Hương Chấn” và thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông thôn - xí nghiệp “Hương Chấn” có ưu thế là sử dụng ít vốn, kỹ thuật đơn giản, mức lương tuy không cao nhưng có khả năng thu hút nhiều lao động. Ngoài việc thu hút được hàng trăm triệu lao động dư thừa ở nông thôn, xí nghiệp “Hương Chấn” đã góp phần tích lũy vốn đầu tư từ nông thôn và nông dân cho hiện đại hoá nông nghiệp. Có thể khẳng định, xí nghiệp “Hương Chấn” là hình thức chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá nông thôn và nền kinh tế ở nông thôn Trung Quốc. Từ đó, thu nhập của nông dân và dân cư tăng lên, đời sống được cải thiện, khoảng cách giữa nông thôn và đô thị được cải thiện. 1.6.2. Ở Việt Nam Cũng như hầu hết đã có nước đang phát triển khác, Việt Nam có dân số đông (khoảng 79 triệu/2007), có lực lượng lao động dồi dào (khoảng 43 triệu năm 2007), đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, nguồn
  39. lao động dồi dào về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng tạo nên mâu thuẫn lớn giữa cung và cầu lao động. Mâu thuẫn này có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và là một trong những nguyên nhân làm chậm lại tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. Việt Nam gặp hái nhiều thành công trong chính sách dân số nên tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, song tốc độ tăng trưởng của lực lượng lao động vẫn còn cao, hàng năm bổ sung thêm một lượng lớn lao động (khoảng 1,1 triệu người/năm). Đây là lực lượng lao động phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước nhưng qui mô quá đông gây khó khăn cho vấn đề giải quyết việc làm. Triệ u ngườ i 50 40 30 Dân số 20 44,17 43,33 42,52 41,58 40,57 39,50 38,56 37,60 10 0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm (Nguồn: : Tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê Việt Nam các năm) Biểu đồ 1.1: Qui mô lực lượng lao động ở Việt Nam qua các năm Tuy lực lượng lao động của nước ta tương đối đông nhưng do nước ta mới chỉ trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nên so với các ngành kinh tế khác, đội ngũ lao động trong công nghiệp còn ít và sự gia tăng còn chậm chưa đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  40. Bảng 1.2: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2007 Đơn vị tính: % Nông – lâm – ngư Công nghiệp Thương mại – Năm nghiệp – xây dựng dịch vụ 2000 65,09 13,11 21,80 2001 63,45 14,40 22,15 2002 61,90 15,40 22,70 2003 60,26 16,44 23,30 2004 58,75 17,35 23,90 2005 57,10 18,20 24,70 2006 55,37 19,23 25,40 2007 53,92 19,98 26,10 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê Việt Nam các năm) 100% 21,80 22,15 22,70 23,30 23,90 24,70 25,40 26,10 80% 13,11 14,40 15,40 16,44 17,35 18,20 19,23 19,98 60% 40% 65,09 63,45 61,9 60,26 58,75 57,1 55,37 53,92 20% 0% 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm KVI KVII KVIII Biểu đồ 1.2: Cơ cấu lực lượng lao động Việt Nam phân theo khu vực kinh tế
  41. Nguồn lao động đông về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam xếp thứ 53 trong số 59 quốc gia được khảo sát. Cơ cấu lao động theo tỉ lệ đại học (cử nhân, bác sĩ, kỹ sư)/trung học chuyên nghiệp/công nhân kỹ thuật trung bình ở nước ta (1:1,16: 0,92 ); còn trung bình của thế giới (1:4:10), như vậy nước ta nghiêng tỉ lệ thầy nhiều hơn thợ quá lớn. Năm 2006 Việt Nam có 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư là lao động ở nông thôn. Lao động Việt Nam phát triển chưa tương xứng với yêu cầu của thị trường. Hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. Đội ngũ lao động trí thức của Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899.500 người đến năm 2006 là 1.666.200 người. Cả nước đến nay có 14.000 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16.000 người có trình độ thạc sĩ; 30.000 cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng (trong đó có 49% có trình độ thạc sĩ trở lên); gần 14.000 giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925.000 giáo viên hệ phổ thông. Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. [65]
  42. Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, ta thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu. Hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. [65] Do trình độ hạn chế và đặc biệt là tập quán sản xuất nông nghiệp, còn vô tổ chức, thiếu tác phong công nghiệp nên năng suất lao động chưa cao. Vì vậy cần nâng cao ý thức người lao động trong quá trình sản xuất bởi công nghiệp là ngành đòi hỏi sự tập trung cao độ. Lực lượng lao động là nguồn lực mạnh nhất, quan trọng nhất trong các nguồn lực của sự phát triển. Đó không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu của sự phát triển, là hướng vào phục vụ lợi ích con người. Tuy nhiên, vấn đề phát huy sức mạnh của nguồn lực này như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt vào trình độ và kỹ năng sử dụng lao động. Lực lượng lao động với qui mô lớn, song không biết cách sử dụng đôi khi lại là vật cản và ngược lại, với qui mô nhỏ song biết cách sử dụng lại có thể thúc đẩy sự phát triển một cách nhanh chóng. Dân số Việt Nam đông, lao động dồi dào nên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là vấn đề cấp bách. Mỗi năm thị trường lao động được bổ sung hơn 1 triệu lao động trong khi nền kinh tế chưa phát triển dẫn đến tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm thường xuyên, gây nên nhiều vấn đề cho xã hội. Nguồn lao động dồi dào của nước ta chưa thực sự trở thành nguồn
  43. lực cho quá trình phát triển kinh tế. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, việc sử dụng lao động còn hạn chế. Do đó, việc đầu tư cho giáo dục, y tế để nâng cao trình độ học vấn, sức khỏe cho người lao động là một chính sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm sử dụng nguồn lao động hiệu quả hơn.
  44. Chương 2: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1. Khái quát về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Với vùng đất có những cửa biển kín gió rất thuận lợi về giao thông, Bà Rịa - Vũng Tàu là nơi cư dân người Việt từ miền Trung vào khai phá sớm nhất vào khoảng thế kỷ XVII. Từ đó cho đến giữa thế kỷ XIX, bộ mặt của vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những biến đổi sâu sắc. Từ một nơi hoang vu, trước mặt là biển cả, ven biển chỉ có những bãi bồi và rừng ngập mặn, sau lưng là đồi núi, rừng rậm đã trở thành ruộng đồng, làng mạc trù phú. Tài nguyên của đất, của biển, của rừng được dày công khai thác để phục vụ cho cuộc sống con người. Lưu dân Việt vào sinh sống tạo nên những biến đổi to lớn cho mảnh đất này. Họ ra đi vì những lý do khác nhau, nhưng trên vùng đất mới họ đều chung một ý chí, một ước vọng là tạo dựng một cuộc sống no ấm, công bằng và tốt đẹp hơn. Hậu duệ của những người ra đi mở đất tiếp tục đoàn kết, đùm bọc nhau chung sức, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Chính tinh thần đoàn kết cộng đồng, cần cù, sáng tạo để vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách của buổi đầu mở đất xây dựng cuộc sống mới đã hun đúc nên truyền thống tốt đẹp của nhân dân Bà Rịa - Vũng Tàu sau này. Là nơi đặt chân và khai phá sớm nhất ở Nam Bộ, nơi đây đã trở thành cửa ngõ để tiếp nhận và là bàn đạp để các lớp lưu dân sau đó tiến sâu vào đất liền và tiếp bước tiến về phương nam. Bà Rịa - Vũng Tàu lúc ấy là trạm dừng chân, là bước trung chuyển của các đoàn lưu dân. Vai trò gánh vác nhiệm vụ đó trong suốt những buổi đầu khai phá và xây dựng đã tạo cho con người Bà Rịa - Vũng Tàu một tính cách cộng đồng, bao dung, mến khách, thương
  45. người như thể thương thân. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thành lập ngày 12 - 8 - 1991 theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9, trên cơ sở sát nhập Đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo và 3 huyện: Châu Thành, Long Đất, Xuyên Mộc của tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên là 1.988,65 km2; dân số năm 2007: 973. 130 người, mật độ dân số: 489 người/km2. Toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố (Vũng Tàu), 1 thị xã (Bà Rịa) và 5 huyện (Châu Đức, Xuyên Mộc, Tân Thành, Long Điền, Đất Đỏ, Côn Đảo). Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh không lớn, so với cả nước chỉ chiếm 0,6% diện tích và 0,95% dân số.
  46. 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng tới lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp ở Bà Rịa – Vũng Tàu 2.2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ, có đường địa giới chung dài 16,33 km với Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây; 116,51 km với Đồng Nai ở phía Bắc; 29,26 km với Bình Thuận ở phía Đông. Toàn tỉnh có bờ biển dài 305,4 km và trên 100.000 km2 thềm lục địa. Côn Đảo là huyện đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ nằm cách Thành phố Vũng Tàu 185 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 230 km và cách cửa sông Hậu 83 km; có tọa độ 803 - 8049 vĩ độ Bắc và 106031 - 106046 kinh độ Đông. Côn Đảo có vị trí chiến lược nằm sát với đường hàng hải quốc tế từ Âu sang Á, ngay giữa ngư trường lớn của vùng biển Đông Nam bộ và gần khu vực khai thác dầu khí của thềm lục địa phía Nam nước ta. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trên trục đường xuyên Á, có hệ thống cảng biển, sân bay, và mạng lưới đường sông thuận lợi. Các đường quốc lộ 51, 55, 56 cùng với hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ là những “mạch máu” chính gắn kết quan hệ toàn diện của Bà Rịa - Vũng Tàu với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế. Vị trí địa lý đã mang lại cho Bà Rịa - Vũng Tàu những thuận lợi và khó khăn nhất định: Nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất hiện nay của nước ta, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai nên tỉnh có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, trao đổi về hàng hóa, công nghệ, thu hút lực lượng lao động kĩ thuật có trình độ cao; gần Đồng bằng sông Cửu Long nên cũng thuận lợi trong việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến. Mặt khác, do nằm ở vị trí cửa ngõ hướng ra biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là nơi hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển
  47. các ngành công nghiệp như: khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng Các cửa sông lớn, nhiều vũng vịnh sâu, kín gió rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng sông và cảng biển với quy mô lớn. Ngoài ra, địa phương còn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tất cả các tuyến đường giao thông: đường bộ, đường không, đường thuỷ, đường sắt. Vì vậy, đây sẽ là một địa điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng của cả vùng Đông Nam bộ, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh khác trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì vị trí địa lí này cũng có mặt trái của nó. Do nằm gần Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, những tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh nên trong quá trình phát triển tỉnh phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của các tỉnh này trong các lĩnh vực như: thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI), cạnh tranh trong thu hút nguồn lao động có trình độ kĩ thuật cao, cạnh tranh về thị trường 2.2.2. Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.2.2.1. Địa hình, địa chất Địa hình khá phong phú và đa dạng: có đồng bằng, gò, đồi, núi , trong đó vùng gò đồi lớn tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc các huyện Xuyên Mộc, Long Điền, Long Đất, Đất Đỏ với độ cao trung bình từ 50 – 100 mét. Địa hình núi có độ cao từ 100 – 500 mét tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Thành như: núi Thị Vải (467m), núi Dinh (491m); Long Hải – Vũng Tàu như: núi Đá Dựng (136m), núi Ngang (214m), núi Châu Viên (327m), núi Nhỏ (136m). Là nơi cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng cho toàn tỉnh. Hầu hết các mỏ khai thác đá đều nằm gần đường giao thông nên cũng thuận lợi trong quá trình khai thác và vận chuyển. Tóm lại, hoạt động địa chất tạo nên dạng địa hình tương đối bằng phẳng và lượn sóng yếu, nền địa chất khá ổn định. Đây là điều kiện thuận lợi
  48. để hình thành và phát triển khu dân cư, giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp 2.2.2.2. Tài nguyên khí hậu Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại dương, nhiệt độ trung bình khoảng 27oC. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (tháng 5: 29,1oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 25,2oC) chỉ là 3,9oC. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 mm và phân bố rất không đều theo thời gian, tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm. Toàn lãnh thổ chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: Gió Đông Bắc và gió Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1 - 5 m/s; gió Chướng xuất hiệ n vào mùa khô có tốc độ 4 - 5 m/s; gió Tây và gió Tây - Nam có tốc độ 3 - 4 m/s thường xuất hiện vào khoảng từ tháng 5 đến tháng 11. Tóm lại: Khí hậu của tỉnh thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày (như tiêu, điều, cao su, cà phê) và cho phát triển một nền lâm nghiệp đa dạng. Đó là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản. Điều kiện khí hậu khá ôn hòa, thích hợp cho việc nâng cao sức khỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. 2.2.2.3. Tài nguyên nước  Nguồn nước mặt Nguồn nước mặt ở Bà Rịa - Vũng Tàu chủ yếu do 3 con sông chính cung cấp, đó là: sông Thị Vải - Cái Mép dài 42 km, đoạn chảy qua tỉnh thuộc
  49. huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa dài 25 km, rộng 600 - 800 m, sâu 10 - 20 m; sông Dinh có lưu vực rộng 300 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa dài 30 km; sông Ray dài 120 km, lưu vực 770 km2, đoạn chảy qua tỉnh thuộc các huyện Xuyên Mộc, Châu Đức và Đất Đỏ dài 40km. Kết quả điều tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn cho thấy: Nguồn nước sông Thị Vải - Cái Mép bị nhiễm mặn không thể dùng cho sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên, con sông này có ý nghĩa rất lớn về giao thông đường thuỷ, đặc biệt là một số vị trí có thể xây dựng cảng nước sâu cho phép các loại tàu 50 - 80 ngàn tấn có thể ra vào được. Nguồn nước sông Dinh và sông Ray không bị nhiễm mặn. Hiện tại và tương lai, sông Dinh và Sông Ray là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt. Các khảo sát bước đầu đã chỉ ra rằng trên 2 con sông này có thể xây dựng được trên 20 công trình thuỷ lợi với tổng dung tích khoảng 250 triệu m3 phục vụ tưới tiêu, cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp. Trên 2 con sông này có 3 hồ chứa lớn là: hồ Đá Đen (trên sông Dinh) dung tích 24,5 triệu m3 có khả năng cấp 110.000 m3/ngày-đêm; hồ sông Ray (trên sông Ray) có dung tích 130 - 140 triệu m3 có khả năng cung cấp 450.000 - 600.000 m3/ngày-đêm; hồ Châu Pha (trên sông Dinh) có khả năng cấp 15.000m3/ngày-đêm.  Nguồn nước ngầm Nước ngầm của tỉnh khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác là 70.000 m3/ngày-đêm, tập trung vào 3 khu vực chính là: Bà Rịa 20.000 m3/ngày-đêm; Phú Mỹ - Mỹ Xuân 25.000 m3/ngày-đêm; Long Điền 15.000 m3/ngày-đêm. Ngoài 3 vùng trên khả năng khai thác nước ngầm rải rác khoảng 10.000 m3/ngày-đêm. Nước ngầm trong tỉnh nằm ở độ sâu 60 - 90m, có dung lượng trung bình từ 10 - 20 m3/s nên khai thác tương đối dễ dàng.
  50.  Đánh giá chung Nguồn nước của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể cho phép khai thác tối đa 500.000 m3/ngày- đêm (từ nước ngầm là 70.000 m3) đủ đảm bảo cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt. Tuy nhiên nguồn nước phân bố không đều. Thành phố Vũng Tàu là vùng đông dân cư, là trung tâm du lịch và dịch vụ nhưng hoàn toàn không có nguồn nước mặt và nước ngầm đáng kể nào. Chính vì vậy, việc cung cấp nước cho Thành phố Vũng Tàu và các khu công nghiệp lân cận là vấn đề cần giải quyết trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Độ che phủ của rừng đầu nguồn giảm nên mùa mưa lũ thường gây ra úng lụt. Trong khi đó mùa khô dòng chảy lại cạn kiệt gây ra hạn hán lớn và nước mặn dâng cao ảnh hưởng đến cấp nước. 2.2.2.4. Tài nguyên đất Với diện tích 198.864,59 ha, theo độ phì của đất, có thể chia đất đai Bà Rịa – Vũng Tàu ra làm 4 loại chính: đất rất tốt chiếm 19,60% diện tích tự nhiên (chủ yếu là đất phù sa và đất xám); đấi t tốt ch ếm 26,40%; đất trung bình chiếm 14,40%; còn lại tới 39,60% là đất xấu bị nhiễm phèn, mặn, đất xói mòn trơ sỏi đá. Bảng 2.1: Cơ cấu đất theo độ phì của tỉnh BR – VT năm 2004 TT Phân loại đất theo độ phì Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 Đất rất tốt 38.977,46 19,60 2 Đất tốt 52.500,25 26,40 3 Đất trung bình 28.636,50 14,40 4 Đất xấu 78.750,38 39,60 Tổng số 198.864,59 100,00 Nguồn: Sở Địa chính Bà Rịa - Vũng Tàu
  51. 19,60% 39,60% 26,40% 14,40% Đất rất tốt Đất tốt Đất trung bình Đất xấu Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất theo độ phì của tỉnh BR – VT năm 2004 Hiện nay, diện tích đất đã đưa vào sử dụng là khá lớn 177.387,21 ha, chiếm tỉ lệ 89,2%, cao hơn nhiều so với toàn quốc (67,57%), nhưng vẫn còn thấp hơn so với vùng Đông Nam Bộ (92,49%). Bảng 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu so với vùng Đông Nam bộ và toàn quốc Bà Rịa – Vũng Tàu Đông Nam bộ Toàn Loại đất Ha % (%) quốc (%) Tổng diện tích 198.864,59 100,00 100,00 100,00 1.Đất đã sử dụng 177.387,21 89,20 92,49 67,57 a. Đất nông nghiệp 115.122,71 57,89 53,61 25,59 b. Đất có rừng 35.179,14 17,69 28,62 36,44 c. Đất chuyên dùng 23.426,25 11,78 8,18 4,19 d. Đất ở 3.659,11 1,84 2,08 1,35 2.Đất chưa sử dụng 21.477,38 10,80 7,51 32,43 a. Đất chưa sử dụng 13.980,18 7,03 - - b. Đất sông, suối 7.497,20 3,77 - - Nguồn: Sở Địa chính Bà Rịa - Vũng Tàu
  52. Đất dành cho xây dựng đô thị và các khu công nghiệp là 5.200 ha. Quỹ đất chưa sử dụng còn khoảng 21.477 ha chiếm 10,80%. Tuy nhiên, nếu trừ diện tích đất sông, suối là 7.497,20 ha chiếm 3,77% thì diện tích đất chưa sử dụng còn lại khoảng 13.980,11 ha, chiếm 7,03 % diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Theo xu thế biến động đất hiện nay thì đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất ở có xu hướng tăng lên. Do đó, quỹ đất dành cho xây dựng đô thị và công nghiệp trong 20 năm tới vào khoảng 20.000 ha. 25,59% 32,43% 2,08% 7,51% 8,18% 10,80% 1,84% 11,78% 17,69% 57,89% 28,62% 53,61% 1,35% 4,19% 36,44% Bà Rịa - Vũng Tàu Đông Nam Bộ Cả nước Đất nông nghiệp Đấ t có rừng Đấ t chuyên dùng Đất ở hĐất c ưa sử dụng Biểu đồ 2.2: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng Đông Nam bộ và toàn quốc năm 2004 2.2.2.5. Tài nguyên rừng Diện tích rừng Bà Rịa – Vũng Tàu không lớn. Đất lâm nghiệp sau khi rà soát lại quy hoạch đất đai và quy hoạch 3 loại rừng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng, đất rừng là 36,68 ngàn ha chiếm 18,4% diện tích tự nhiên, trong đó đất có rừng năm 2005 là 35,17 ngàn ha. Hiện nay, tỉnh có 2 khu rừng nguyên sinh là: Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11,4 ngàn ha và khu Vườn Quốc gia Côn Đảo diện tích khoảng 6 ngàn ha.
  53. Tài nguyên rừng đã giảm sút nhiều. Các loại rừng giàu (trữ lượng gỗ trên 180 m3/ha) không còn, rừng trung bình chỉ còn lại 1,5% diện tích có rừng. Trước kia trong rừng có trên 700 loài gỗ, thảo mộc và hơn 200 loài động vật trong đó có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm nhưng đến nay hầu như các loại gỗ và động vật quý hiếm không còn. Tài nguyên rừng chỉ có tầm quan trọng trong tạo cảnh quan, môi trường, phòng hộ và phát triển du lịch. Mục đích khai thác rừng lấy gỗ, nguyên liệu không lớn. Tuy nhiên, tài nguyên rừng có ý nghĩa rất lớn trong việc giải trí, thư giãn, nâng cao sức khỏe cho người dân nói chung và người lao động nói riêng. 2.2.2.6. Tài nguyên khoáng sản  Dầu mỏ, khí thiên nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng có tiềm năng về dầu mỏ và khí thiên nhiên. Bảng 2.3: So sánh trữ lượng dầu khí BR - VT với cả nước Trữ lượng đã xác minh Bà Rịa – % so với cả Cả nước năm 1999 Vũng Tàu nước Dầu (triệu m3) 429 400 93,24 Khí đốt (tỉ m3) 617 250 16,12 Nguồn: Tổng Cục Dầu khí Việt Nam Theo số liệu của Tổng Cục Dầu khí Việt Nam, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng đã xác minh về dầu thô đạt khoảng 400 triệu m3 (chiếm khoảng hơn 90% trữ lượng dầu của cả nước) và về khí đạt trên 250 tỉ m3 (chiếm khoảng hơn 50% trữ lượng khí đốt cả nước), phân bố chủ yếu ở bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn. Bể Cửu Long: Trữ lượng khái thác dầu thô khoảng 170 triệu tấn và trên 100 tỉ m3 khí, trong đó phần lớn là khí đồng hành năm trong các mỏ dầu Bạch
  54. Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Sư Tử Đen, Đặc biệt, gần đây các nhà đầu tư nước ngoài đã phát hiện thêm mỏ mới – mỏ khí Sư Tử Trắng với trữ lượng khai thác ít nhất là 26 tỉ m3 (có khả năng còn cao gấp 2 – 3 lần). Bể Nam Côn Sơn: Bể này chứa khí là chủ yếu, với trữ lượng khai thác thương mại trên 150 tỉ m3 khí và khoảng 30 – 50 triệu tấn dầu. Các mỏ chính gồm Lan Tây có trữ lượng khai thác khoảng 42 tỉ m3 khí, mỏ Lan Đỏ có trữ lượng khai thác khoảng 16 tỉ m3 khí, Rồng Đôi và Rồng Đôi Đỏ với khoảng 24,24 tỉ m3 khí, mỏ Hải Thạch có khoảng 25,3 tỉ m3 khí, mỏ khí Mộc Tinh với 18,5 tỉ m3, ngoài ra còn các mỏ khí khác như Kim Cương Tây, Thiên Nga Tài nguyên dầu khí của tỉnh đủ điều kiện để phát triển công nghiệp dầu khí thành ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp cả nước và đưa Bà Rịa - Vũng Tàu thành một trung tâm khai thác và chế biến dầu khí lớn nhất Việt Nam trong vòng một vài thập kỷ tới.  Khoáng sản làm vật liệu xây dựng Khoáng sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh tương đối đa dạng, bao gồm: đá xây dựng, cát xây dựng, phụ gia xi măng, cát thuỷ tinh, sét gạch ngói, cao lanh có giá trị khai thác phục vụ phát triển công nghiệp. Bảng 2.4: Một số khoáng sản vật liệu xây dựng của tỉnh Loại khoáng sản Đơn vị Số mỏ khoáng Trữ lượng sản Đá xây dựng Tỉ tấn 19 21 Đá ốp lát Triệu m3 8 1.327 Đá ong, đá vôi T ấn - 305.000 Phụ gia xi măng Triệu tấn 6 44 Cát thủy tinh Triệu tấn 3 41 Sét gạch ngói Triệu tấn - 3 Nguồn: Viện Vật liệu xây dựng
  55. . Đá xây dựng: Toàn tỉnh có 19 mỏ với tổng trữ lượng khoảng 21 tỉ tấn, phân bố ở hầu hết các huyện với chất lượng đá khá tốt, có thể làm đá dăm, đá hộc cho xây dựng, đá khối cho xuất khẩu. Các mỏ có quy mô và phân bố khá tập trung gần đường giao thông nên điều kiện khai thác và vận chuyển rất thuận lợi (trừ một số mỏ như: Đá Thung, Long Hải, Núi Lớn, Núi Nhỏ bị cấm khai thác để không làm ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch). . Đá ốp lát: Có 8 mỏ với trữ lượng 1.327 triệu m3, chủ yếu phân bố ở các huyện Côn Đảo, Tân Thành, có chất lượng tốt, màu sắc đẹp, nguyên khối lớn, khi mài láng có độ bóng cao. Tuy nhiên, việc khai thác và vận chuyển không thuận lợi như ở huyện Côn Đảo, còn các mỏ ở huyện Tân Thành không được khai thác vì lí do an ninh quốc phòng. . Phụ gia xi măng: Có 6 mỏ với tổng trữ lượng 44 triệu tấn, phân bố ở thị xã Bà Rịa, huyện Đất Đỏ, Xuyên Mộc. Các mỏ đều có điều kiện khai thác thuận lợi, có thể khai thác làm chất kết dính, phụ gia xi măng. Tuy nhiên, do ở xa nơi tiêu thụ nên giá thành cao, ít có giá trị về mặt kinh tế. . Cát thuỷ tinh: Có 3 mỏ, trong đó 2 mỏ thuộc huyện Xuyên Mộc và 1 mỏ ở huyện Tân Thành với tổng trữ lượng 41 triệu tấn chủ yếu là cát thủy tinh và cát thạch anh. Điều kiện khai thác rất thuận lợi nhưng chất lượng cát được đánh giá là ở mức trung bình chỉ có thể làm thuỷ tinh cấp thấp như bao bì và hàng dân dụng. . Khoáng sản vật liệu xây dựng khác: Ngoài các loại khoáng sản nêu trên, tỉnh còn có trữ lượng đáng kể các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng khác như: sét gạch ngói, cao lanh, cát xây dựng nằm rải rác ở nhiều nơi trên địa bàn.
  56. Nhìn chung, khoáng sản vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều nơi trên địa bàn là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, xét về quy mô và chất lượng, một số loại khoáng sản vật liệu xây dựng chưa đủ điều kiện để xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng với quy mô lớn, mà chỉ phù hợp để phát triển các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ có tính chất địa phương, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ. Có nhiều loại mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng khó có khả năng khai thác trong giai đoạn hiện nay do ảnh hưởng đến phát triển du lịch và ô nhiễm môi trường. 2.2.2.7. Tài nguyên thuỷ hải sản Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều tiềm năng kinh tế biển với 305,4 km bờ biển, 6 luồng lạch thuận tiện cho tàu thuyền đánh cá và 100.000 km2 thềm lục địa, có nhiều vùng nước sâu, tiếp cận hải lưu và cửa sông lớn giàu phù sa thu hút nhiều sinh vật biển. Vì vậy, mật độ và trữ lượng cá của tỉnh thuộc loại lớn nhất toàn quốc. Bảng 2.5: Sản lượng thủy sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2001 – 2007 Đơn vị tính: Tấn Năm 2001 2004 2005 2006 2007 Danh mục Nuôi trồng thủy sản 2.622 8.434 10.659 11.129 9.529 Đánh bắt thủy sản 137.253 190.540 203.981 211.042 220.322 Tổng số 139.875 198.974 214.640 222.171 229.851 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các năm
  57. T ấn 250.000 220.322 203.981 211.042 200.000 190.540 150.000 137.253 100.000 50.000 2.622 8.434 10.659 11.129 9.529 0 Năm 2001 2004 2005 2006 2007 Nuôi trồng thủy sản Đánh bắt thủy sản Biểu đồ 2.3: Sản lượng thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2001 - 2007 Nguồn lợi thuỷ sản rất đa dạng gồm 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực và hàng ngàn loài tảo , cho phép mỗi năm khai thác từ 170.000 – 200.000 tấn. Trong đó, có hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất khẩu. Tổng sản lượng hải sản xuất khẩu của tỉnh năm 2005 là 71.253 tấn. Ngoài ra, trên địa bàn còn có khoảng 2.594 ha mặt nước ngọt, 13.559 ha mặt nước mặn và nước lợ có thể phát triển nuôi trồng các loại thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm càng xanh, tôm xú, cua gạch, hàu là những mặt hàng có giá trị kinh tế cao. Nguồn lợi thủy sản dồi dào của tỉnh rất thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
  58. 2.2.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 2.2.3.1. Dân số - nguồn lao động Dân số và nguồn lao động Bà Rịa - Vũng Tàu là một nhân tố ảnh hưởng đến lực lượng lao động và sử dụng lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh là xuất phát từ mối quan hệ dân số - lao động - việc làm.  Quy mô và sự gia tăng dân số, nguồn lao động ảnh hưởng đến quy mô, chất lượng của lực lượng lao động trong ngành công nghiệp của tỉnh Ngàn người 7000 6650,9 6000 5285,5 5000 4000 3000 2080,1 2281,7 2000 1075,5 841,5 769,9 973,1 1000 0 2001 2007 Năm Bà Rịa - Vũng Tàu Đồng Nai Bình Dương TP. Hồ Chí Minh Biểu đồ 2.4 : Dân số một số tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Bà Rịa - Vũng Tàu có quy mô dân số vào loại thấp trong các tỉnh Đông Nam Bộ. Năm 2007, dân số trung bình của tỉnh là 973.130 người, chiếm 1,14% dân số cả nước, đứng thứ 42 trong 64 tỉnh thành (diện tích chiếm 0,6% cả nước).
  59. Bảng 2.6: Dân số trung bình hàng năm của Bà Rịa - Vũng Tàu và cả nước giai đoạn 2001 - 2007 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1. Cả nước 78.685,8 79.727,4 80.902,4 82.031,7 83.106,3 84.136,8 85.154,9 (Nghìn người) Tỉ lệ tăng DS (%) 1,35 1,32 1,47 1,40 1,31 1,24 1,21 2. BR - VT 841,5 862,1 884,8 908,2 931,4 952,6 973,1 (Nghìn người) - % so với cả nước 1,07 1,08 1,09 1,11 1,12 1,13 1,14 - Tỉ lệ tăng dân số (%) 1,47 1,42 1,36 1,33 1,29 1,23 1,21 Nguồn: Tổng cục Thống kê và Niên giám thống kê Bà Rịa – Vũng Tàu các năm Ngàn người % 973,1 1000 952,6 2 931,4 884,8 908,2 841,5 862,1 1,47 800 1,47 1,42 1,40 1,31 1,5 1,24 1,21 1,35 1,32 1,36 1,33 600 1,29 1,23 1,21 1 400 0,5 200 0 0 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm Dân số BR-VT GTDS của BRVT GTDS cả nước Biểu đồ 2.5: Quy mô dân số và tốc độ gia tăng dân số của Bà Rịa – Vũng Tàu so với cả nước Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, dân số của tỉnh liên tục giảm, nhưng mức tăng vẫn cao hơn mức tăng dân số cả nước từ 0,1% đến 0,2%. Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lao động dồi dào, năm 2007 có 720.474 người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế (trong đó những người
  60. trong độ tuổi lao động là 621.363 người, những người ngoài tuổi lao động là 99.111 người), chiếm 74,04% dân số. Bảng 2.7: Quy mô dân số và nguồn lao động trong tỉnh (2003-2007) Dân số Nguồn lao động Năm Số lượng Tốc độ tăng Số lượng Tốc độ tăng (người) trưởng (%) (người) trưởng (%) 2003 884.845 100,00 628.748 100,00 2004 908.233 102,64 645.367 102,64 2005 931.370 105,26 683.191 108,66 2006 952.583 107,66 698.750 111,13 2007 973.130 109,98 720.474 114,59 Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu các năm So với các tỉnh khác trong vùng, Bà Rịa - Vũng Tàu có mức gia tăng dân số nói chung và nguồn lao động nói riêng tương đối thấp. Bình quân mỗi năm có khoảng 15.000 người bước vào tuổi lao động (Bình Dương tăng khoảng 32.255 lao động/năm). Mặc dù tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh hiện nay giảm đáng kể tương đương với mức trung bình của cả nước (1,2%) nhưng tốc độ gia tăng lao động hàng năm của tỉnh khá cao. Giai đoạn 2003 – 2007, dân số có tốc độ tăng trưởng là 109,98% thì nguồn lao động tăng 114,59%. Đó là do kết quả của mức sinh cao trước đây và do lao động được bổ sung từ nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh, thành khác đến. Bình quân mỗi năm có khoảng gần 10.000 người từ địa phương khác nhập cư vào tỉnh. Trong khi đó, các nhóm ngành kinh tế nông nghiệp, dịch vụ của địa phương chưa đáp ứng nhu cầu việc làm cho người lao động thì quy mô dân số đông, nguồn lao động dồi dào, gia tăng lao động hàng năm tương đối nhanh tạo nên sức ép việc làm trong ngành công nghiệp, khó khăn cho việc nâng cao chất lượng và đời sống người lao động, đầu tư tái mở rộng sản xuất tạo việc làm mới trong công nghiệp.
  61.  Cơ cấu dân số và nguồn lao động ảnh hưởng đến cơ cấu lực lượng lao động công nghiệp của địa phương Cơ cấu dân số của Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc loại cơ cấu dân số trẻ. Theo kết quả nghiên cứu điều tra dân số gần đây nhất vào năm 2005: nhóm 10-14 tuổi chiếm 12%; nhóm 15-39 tuổi chiếm 49,8%; 40-59 tuổi chiếm 21%. Điều này cho thấy dân số của tỉnh tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 61,9%. Với cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế của tỉnh thường tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp để đảm bảo lương thực cho số dân đông, ít có điều kiện đầu tư vốn cho công nghiệp, đầu tư cho đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động công nghiệp. Nguồn lao động trẻ có lợi thế là những người có sức khỏe tốt, tính năng động cao, dễ thích ứng với điều kiện lao động, tiếp cận công nghệ tiên tiến đang có nhiều chuyển biến trong ngành công nghiệp hiện nay của tỉnh. Khác với cả nước và nhiều địa phương khác trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ở Bà Rịa - Vũng Tàu tỉ lệ lao động nam luôn cao hơn nữ. Năm 2003 tỉ lệ nam là 55,32% đến năm 2007 giảm không đáng kể còn 54,49%. Do hiện nay một số ngành thu hút nhiều lao động nam như dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng, cảng biển , phát triển.  Sự phân bố dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến việc sử dụng lực lượng lao động công nghiệp theo lãnh thổ Mật độ dân số của Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn mật độ dân số trung bình của cả nước khoảng 1,86 lần. Năm 2007 mật độ dân số của Bà Rịa - Vũng Tàu là 489 người/km2 (cả nước: 257 người/km2).
  62. 7,53% 4,59% 17,02% 13,14% 6,72% 21,45% 15,88% 14,04% 3,87% 0,60% 9,53% 11,85% 32,23% 28,59% 9,18% 3,78% Dân số Diện tích Thành phố Vũng Tàu Th ị xã Bà Rịa Huyện Tân Thành Huyện Châu Đức H uyện Long Điền Huyện Đất Đỏ Huy ện Xuyên Mộc Huyện Côn Đảo Biều đồ: 2.6: Cơ cấu dân số và diện tích của tỉnh phân theo các huyện, thị năm 2007 Dân cư phân bố không đều, mật độ dân số đông nhất là Thành phố Vũng Tàu 1.859 người/km2, thấp nhất là huyện Côn Đảo 78 người/km2. Hơn ½ dân số tập trung ở khu vực nông thôn (năm 2007 dân số nông thôn chiếm 51,2%; dân thành thị chiếm 48,8%). Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng khi các chủ doanh nghiệp bố trí cơ sở sản xuất và tuyển dụng công nhân. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp công nghiệp đã xây dựng các cơ sở sản xuất (nhất là các ngành cần nhiều lao động) tại các vùng ven đô, để vừa tận dụng được diện tích đất rộng vừa thu hút được số lao động đông ở nông thôn.  Trình độ của dân số và nguồn lao động có ý nghĩa quyết định đến trình độ của lực lượng lao động công nghiệp ở Bà Rịa - Vũng Tàu Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bà Rịa - Vũng Tàu cao hơn mặt bằng chung của cả nước nhưng thấp hơn Hà Nội và Tp.HCM.
  63. Về trí lực, tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và xóa mù chữ năm 1997, đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2003 và đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở vào cuối năm 2004 (toàn quốc vào năm 2010). Tỷ lệ huy động học sinh phổ thông các cấp cao: tiểu học 100%, trung học đạt 98%. Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh từ 11,7% năm 1996 tăng lên 33% năm 2005. Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã, và trong khu vực kinh tế Trung ương. Hiện nay, toàn tỉnh có 2 trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 2 cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật và 259 thư viện cộng đồng. Về đào tạo nghề có 39 cơ sở có chức năng dạy nghề. Tuy nhiên, đa số các cơ sở dạy nghề chủ yếu chỉ đào tạo nghề ngắn hạn, việc đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế còn chậm. Hiện tại, cả tỉnh chỉ có 4 trường có điều kiện đào tạo nghề dài hạn, trong đó có 2 trường do các ngành Trung ương quản lý là trường Đào tạo nhân lực Dầu khí và trường Nghiệp vụ Du lịch tuyển sinh theo chỉ tiêu của Bộ chủ quản; còn lại 1 trường Công nhân kỹ thuật Giao thông vận tải và 1 trường Dạy nghề Long Đất do tỉnh quản lý (tuyển sinh theo chỉ tiêu đào đạo của tỉnh hằng năm từ 500 - 700 học viên). Quy mô đào tạo của các trường dạy nghề tại tỉnh hiện nay không đáp ứng được nhu cầu lao động có trình độ kỹ thuật ngày càng tăng trên địa bàn tỉnh. Về thể lực, số người luyện tập thể thao thường xuyên chiếm 18,5% (năm 2005). Mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện nâng cao thể chất của người dân. Nhìn chung Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng lại thiếu nguồn nhân lực đủ điều kiện đáp ứng cho các khu công nghiệp, các ngành sản xuất, dịch vụ đang phát triển trên địa bàn dẫn đến tình trạng thừa lao động nhưng vẫn phải nhận lao động nhập cư.
  64. 2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật  Hệ thống giao thông - Giao thông đường bộ: Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống giao thông đường bộ với mật độ đạt 1,32 km đường/1km2 khá thuận lợi cho sự phát triển kinh tế và công nghiệp. Theo số liệu thống kê năm 2007, chiều dài của hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh vào khoảng 2618,4 km gồm 132 km quốc lộ; 404,16 km đường tỉnh lộ; 255,04 km đường đô thị và đường xã là 1530,95 km. Tỉ lệ đường bê tông và đường nhựa đạt 36,92% (1.015,53 km), đường cấp phối đá dăm đạt 63,08% (1.734,88 km). Các trục đường chính gồm quốc lộ 51, 56, 55 nối tỉnh với huyện Long Thành, Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) và huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Quốc lộ 51 vừa được nâng cấp từ đường có 2 hai làn xe lên 4 làn xe, hiện là tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền các khu công nghiệp trên địa bàn với tỉnh Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Các tuyến đường vào các khu công nghiệp Mỹ Xuân B1, Phú Mỹ 1, Cái Mép, Long Sơn, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A2, Đông Xuyên, Phước Thắng đều nằm dọc theo trục đường này. Về cơ bản, hệ hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. - Giao thông đường thủy: Sông Thị Vải - Cái Mép, sông Dinh, vịnh Gành Rái và hệ thống các sông rạch khác của tỉnh tạo thành một hệ thống giao thông thuỷ đối nội và đối ngoại rất thuận lợi cho địa phương. Thông qua đường thủy có thể kết nối với các tỉnh lận cận như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tỉnh dọc Duyên hải miền Trung và thế giới. Tổng chiều dài đường sông là 242 km, trong đó có 92 km có mức nước sâu và vùng cửa sông khá rộng rất thuận lợi cho việc xây dựng các cảng lớn nước sâu, phục vụ cho các hoạt động sản xuất nói chung và hoạt động sản
  65. xuất công nghiệp nói riêng nhằm tạo nhiều đầu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Về tổng thể, điều kiện giao thông vận tải và cảng trên địa bàn rất thuận lợi cho quá trình phát triển công nghiệp, nhất là đối với một số ngành công nghiệp nặng đòi hỏi vốn đầu tư lớn và điều kiện vận tải đặc biệt. - Giao thông đường hàng không: Toàn tỉnh có 2 sân bay là sân bay Vũng Tàu (thành phố Vũng Tàu) và sân bay Côn Đảo (huyện Côn Đảo). Hiện tại đang được Bộ Quốc phòng tiến hành cải tạo và nâng cấp, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao thông giữa đất liền với huyện Côn Đảo, nâng cao hoạt động dịch vụ khai thác dầu khí như thăm dò, vận chuyển nhân lực ra giàn khoan, vận chuyển hành khách và phát triển du lịch bằng máy bay.  Hệ thống cung cấp nước Đến nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có 6 nhà máy nước với tổng công suất 63.000 m3/ngày đêm, bảo đảm cung cấp đủ nước sạch cho các khu vực đô thị, các khu công nghiệp. Về quy mô và sự phân bố các nhà máy hiện có như sau: Nhà máy nước sông Dinh có công suất 30.000 m3/ngày-đêm và nhà máy nước ngầm Bà Rịa với công suất 15.000 m3/ngày-đêm, đủ cung cấp nước cho 2 đô thị lớn là thị xã Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu. Nhà máy nước Mỹ Xuân có công suất 5.000 m3/ngày-đêm, cung cấp nước cho khu vực đô thị Phú Mỹ, Mỹ Xuân và các khu lân cận. Nhà máy nước Phước Bửu, công suất 400 m3/ngày-đêm, cung cấp nước cho thị trấn Phước Bửu và xã Phước Hưng. Nhà máy nước Côn Đảo, công suất 300 m3/ngày-đêm, cung cấp nước cho trung tâm huyện Côn Đảo và cảng cá Bến Đầm. Nhà máy nước Ngãi Giao, công suất 1.500 m3/ngày-đêm, cung cấp nước cho thị trấn Ngãi Giao và xã Kim Long.
  66. Nhà máy nước Tóc Tiên, công suất 20.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng chưa đến 50% công suất máy. Ngoài ra, tại các khu vực nông thôn có 25 hệ thống cấp nước với tổng công suất 13.000 m3/ngày-đêm, cung cấp nước hợp vệ sinh cho 27/38 xã. Như vậy, hệ thống cấp nước hiện tại có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, trong đó có cả các hoạt động sản xuất công nghiệp.  Hệ thống cung cấp điện Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đã trở thành một trung tâm điện năng lượng lớn và hiện đại của cả nước. Đặc biệt, trung tâm điện lực Phú Mỹ gồm 6 tổ máy điện được xem là tổ hợp các nhà máy nhiệt điện có quy mô lớn nhất nước ta với tổng công suất gần 3.859 MW (chiếm 40% tổng công suất lắp đặt của toàn hệ thống điện cả nước), cung cấp trên 23 tỉ KWh điện/năm. Trên địa bàn có 8 nhà máy điện đang hoạt động là nhà máy điện Bà Rịa; nhà máy điện Phú Mỹ 1, 2, 3, 4; nhà máy điện BOT Phú Mỹ; nhà máy điện quốc tế Kidwell. Trong thời gian tới tỉnh sẽ đầu tư nhà máy điện Warsila công suất 120MW, nhà máy điện Bà Rịa 2 công suất 56MW. Khi hoàn thành việc đầu tư, các nhà máy điện tại Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ có tổng công suất khoảng 4.400MW. Mạng lưới điện được đầu tư lớn và hiện đại. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống điện nông thôn đưa điện đến 100% các xã, nguồn điện khá dồi dào, Bà Rịa - Vũng Tàu có đủ khả năng phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đồng thời đáp ứng được nhu cầu lớn về điện năng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp (kể cả các ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện năng như công nghiệp luyện kim, hoá chất, cơ khí ).
  67.  Hệ thống ống dẫn khí Khí đốt là lợi thế lớn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Hiện nay, đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ về đất liền đã cung cấp cho nhà máy điện Bà Rịa và các nhà máy điện thuộc trung tâm điện lực Phú Mỹ, nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cô với sản lượng khoảng 1,4 – 1,5 tỉ m3/năm. Đặc biệt, dự án đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn là dự án khai thác khí lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư 1,3 tỉ USD vận hành khí tự nhiên từ hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ vào bờ, đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2002 cho đến nay đã cung cấp trên 4 tỉ m3 khí. Việc vận hành 2 đường ống dẫn khí đốt có trữ lượng lớn nói trên đã đáp ứng được nhu cầu về khí ngày càng tăng của các ngành công nghiệp có sử dụng khí đốt làm nhiên liệu và nguyên liệu như: sản xuất điện, phân đạm, ga tiêu dùng  Hệ thống thông tin liên lạc Mạng lưới thông tin liên lạc có quy mô, năng lực tương đối lớn, chất lượng tốt và ổn định, đáp ứng ngày càng tốt các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đến năm 2007, trên địa bàn tỉnh có 54 cơ sở bưu điện gồm: 1 bưu điện trung tâm, 7 bưu điện cấp huyện và 46 bưu điện khu vực; 61 đài điện thoại, 38 máy telex; 209.732 máy điện thoại. Trong đó, máy điện thoại di động là 55.709 chiếc, điện thoại bàn là 27,6 máy/100 dân và phấn đấu đến 2010 tỉ lệ này là 48 máy/100 dân. Hiện tại, dự án xây dựng mạng thông tin phục vụ nhu cầu của 4 khu công nghiệp Phú Mỹ, Đông Xuyên, Mỹ Xuân A và Mỹ Xuân A2 đã được khởi công, khi hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nhu cầu thông tin cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu công nghiệp trong toàn lãnh thổ.