Luận văn Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông Công - Tỉnh Thái Nguyên

pdf 103 trang phuongnguyen 2960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông Công - Tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_chu_yeu_phat_trien_ben_vung_khu_cong_nghi.pdf

Nội dung text: Luận văn Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững khu công nghiệp sông Công - Tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐỖ XUÂN TÁM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 - 34 - 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hƣớng dẫn khoa học: PGS-TS. Đỗ Quang Quý Thái Nguyên - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Bản luận văn thạc sỹ này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS: Đỗ Quang Quý. Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào ở các công trình nghiên cứu khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của mình. Học viên Đỗ Xuân Tám
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình dạy bảo cho tôi suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư - Tiến sĩ Đỗ Quang Quý đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên cùng quí thầy cô trong Khoa Đào tạo Sau Đại học đã tạo rất nhiều điều kiện để tôi học tập và hoàn thành tốt khóa học. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn quí anh, chị và ban lãnh đạo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thái Nguyên, phòng Thống kê thị xã Sông Công, Văn phòng UBND tỉnh Thái Nguyên, văn phòng UBND thị xã Sông Công đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn. Thái Nguyên, tháng 10 năm 2011 Học viên Đỗ Xuân Tám
  4. i MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.1. Mục tiêu cụ thể 3 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ 3 TÀI. 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 4 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN 4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 4 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về KCN 5 1.1.1.1. Khu công nghiệp 5 a. Định nghĩa 5 b. Đặc điểm 5 1.1.1.2. Khu công nghệ cao 5 a. Định nghĩa 5 b. Đặc điểm 6 1.1.1.3. Cụm công nghiệp 6 a. Định nghĩa 6 b. Đặc điểm 6 1.1.1.4. Một số khái niệm khác về khu công nghiệp 6 1.1.1.4.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 6 1.1.1.4.2. Hệ thống hạ tầng xã hội. 7 1.1.1.4.3. Quy hoạch vùng công nghiệp 7 1.1.1.4.4. Quy hoạch định hướng phát triển các KCN 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  5. ii 1.1.1.4.5. Quy hoạch chi tiết KCN 7 1.1.1.4.6. Cơ quan quản lý Nhà nước về KCN 7 1.1.1.4.7. Công ty phát triển hạ tầng KCN 8 1.1.1.4.8. Doanh nghiệp KCN 8 1.1.2. Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của 8 đất nƣớc 1.1.2.1. Thu hút vốn đầu tƣ để phát triển nền kinh tế. 8 1.1.2.2. Góp phần giải quyết công việc làm cho xã hội. 8 1.1.2.3. Tăng kim ngạch xuất khẩu. 9 1.1.2.4. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế 9 quốc dân. 1.1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phƣơng 10 và nâng cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền. 1.1.3. Quan niệm về phát triển bền vững và phát triển bền vững KCN 10 1.1.3.1. Quan niệm về phát triển bền vững 10 1.1.3.1.1. Quan niệm 10 1.1.3.1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững 11 1.1.3.2. Phát triển bền vững KCN 13 1.1.3.2.1. Khái niệm 13 1.1.3.2.2. Sự cần thiết phát triển bền vững KCN 13 1.1.3.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KCN. 14 a.Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại khu công nghiệp 14 b. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của khu công nghiệp 16 1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển các KCN 18 1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên: 18 1.1.4.2. Kết cấu hạ tầng 19 l.1.4.3. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động : 19 1.1.4.4. Môi trƣờng đầu tƣ 19 1.1.4.5. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng: 20 1.1.4.6. Phát triển khu dân cƣ đồng bộ: 20 1.1.4.7. Điều kiện về đất đai: 21 1.1.5. Một số kinh nghiệm phát triển KCN trên thế giới, Việt Nam và 21 những bài học kinh nghiệm rút ra cho KCN Sông Công – tỉnh Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  6. iii 1.1.5.1. Kinh nghiệm phát triển KCN của các nƣớc trên thế giới. 21 1.1.5.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia. 21 1.1.5.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan. 22 1.1.5.1.3. Kinh nghiệm của Đài Loan. 22 1.1.5.2. Kinh nghiệm phát triển KCN ở Việt Nam. 24 1.1.5.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương. 24 1.1.5.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng 26 1.1.5.3. Những bài học kinh nghiệm đối với quá trình 27 phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái nguyên. 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ I 28 1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 28 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 28 1.2.2.1. Phương pháp luận 29 1.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 29 1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 29 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN 30 SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI 30 CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.1. Vị trí địa lý. 30 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên. 30 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn. 32 2.1.4. Dân số, lao động. 33 2.1.5. Tổng quan về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 33 2.1.5.1. Về cơ sở hạ tầng. 33 2.1.5.2. Thực trạng về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên. 34 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN 36 SÔNG CÔNG. 2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN Sông Công. 36 2.2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN Sông Công. 36 2.2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển Ban Quản lý các KCN tỉnh 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  7. iv Thái Nguyên. 2.2.1.3. Qui hoạch phát triển KCN Sông Công và các KCN tỉnh Thái 40 Nguyên đến năm 2020. 2.2.2. Thực trạng hoạt động tại KCN Sông Công đến năm 2010. 42 2.2.2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng, môi trường KCN Sông Công. 42 2.2.2.2. Tình hình về quỹ đất tại KCN Sông Công 43 2.2.2.3. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề 43 đầu tư tại KCN Sông Công. 2.2.2.4. Phân tích hiệu quả các dự án tại KCN Sông Công, 48 2.2.2.5. Thực trạng về nguồn lực lao động . 51 2.2.2.6. Phân tích các hoạt động của BQL các KCN tỉnh Thái 52 Nguyên và Công ty hạ tầng KCN Sông Công. 2.2.3. Thực trạng phát triển bền vững KCN Sông Công – tỉnh 53 Thái Nguyên. 2.2.3.1. Thực trạng phát triển bền vững nội tại KCN Sông Công – 53 tỉnh Thái Nguyên. 2.2.3.2. Đánh giá tác động lan tỏa của KCN Sông Công – tỉnh 58 Thái Nguyên. Chƣơng 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 63 KCN SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN KCN. 63 3.1.1. Các căn cứ để xây dựng mục tiêu phát triển KCN. 63 3.1.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên. 63 3.1.1.2. Quan điểm phát triển các KCN của tỉnh Thái Nguyên. 66 3.1.2. Mục tiêu phát triển KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. 67 3.1.2.1. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để lấp đầy KCN. 68 3.1.2.2. Giải quyết việc làm và đào tạo lực lượng lao động: 68 3.1.2.3. Tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến: 68 3.1.2.4. Thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và chuyển dịch cơ 69 cấu kinh tế 3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN 69 SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI NGUYÊN Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  8. v 3.4.1. Giải pháp bảo vệ môi trƣờng. 69 3.4.1.1. Công tác quy hoạch KCN. 69 3.4.1.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án. 70 3.4.1.3. Xây dựng đồng bộ các biện pháp kiểm soát, bảo vệ môi trường 71 3.4.1.4. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường 75 3.4.2. Đầu tƣ xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. 75 3.4.3. Tăng cƣờng xúc tiến kêu gọi thu hút đầu tƣ. 76 3.4.4. Tăng cƣờng đào tạo nguồn lao động cung cấp cho 77 doanh nghiệp KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. 3.4.5. Xây dựng nhà ở tập trung cho công nhân và các công trình 80 hạ tầng ngoài hàng rào KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. 3.4.6. Nâng cao hiệu quả quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên. 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. KẾT LUẬN 83 2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 84 3.3.1. Đối với Trung ƣơng 84 3.3.2. Đối với tỉnh Thái Nguyên. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 89 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  9. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - CNH : Công nghiệp hoá - CNH – HĐH : Công nghiệp hoá – hiện đại hoá - CCNN : Cơ cấu ngành nghề - FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài - DDI : Vốn đầu tư trong nước - GDP : Tổng sản phẩm quốc nội - KCN : Khu công nghiệp - XK : Xuất khẩu - NK : Nhập khẩu - UBND : Ủy ban nhân dân - WTO : Tổ chức Thương mại thế giới - CN : Công Nghiệp - GPMB : Giải phóng mặt bằng - NSNN : Ngân sách Nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  10. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào KCN 44 Sông Công đến năm 2010. Bảng 2.2: Cơ cấu vốn kinh doanh trong KCN Sông Công 46 Bảng 2.3: Tình hình đầu tư tại KCN Sông Công đến năm 2010 49 Bảng 2.4: Hiệu quả đầu tư các DN tại KCN Sông Công đến 50 năm 2010 Bảng 2.5: Tình hình lao động tại KCN Sông Công đến năm 2010 51 Bảng 2.6: Cơ cấu sử dụng đất tại KCN Sông Công – tỉnh 55 Thái Nguyên Bảng 2.7: Hiệu quả hoạt động các DN tại KCN Sông Công 57 đến năm 2010 Bảng 2.8: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thị xã Sông Công 60 và tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 – 2010. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  11. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Bản đồ trữ lượng và khai thác khoáng sản của tỉnh 32 Thái Nguyên. Hình 2.2: Bản đồ quy hoạch các KCN tỉnh Thái Nguyên 41 đến năm 2020 Hình 2.3: Sơ đồ quy hoạch chi tiết KCN Sông Công I – tỉnh 42 Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Xây dựng và phát triển các KCN ở Việt Nam còn mới mẻ so với thế giới và nhiều nước trong khu vực, nhưng đã được khẳng định là mô hình sản xuất công nghiệp hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích trong giai đoạn nền kinh tế đang chuyển đổi ở nước ta. Xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta còn có ý nghĩa lớn là phát huy nội lực và là động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá đất nước. Bởi vậy định hướng phát triển KCN ở nước ta vừa cấp thiết, vừa có tính chiến lược. Nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 ghi : “Phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, KCX. Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”. Theo tinh thần đó, Chính phủ đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư với những quy định thông thoáng, tạo khung pháp lý thuận lợi hơn cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là cho các doanh nghiệp ở KCN. Mỗi KCN ra đời đã trở thành địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra. Việc phát triển KCN thu hút đầu tư cũng thúc đẩy việc hình thành và phát triển các đô thị mới, phát triển các ngành phụ trợ và dịch vụ, tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, để thực hiện mục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  13. 2 tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Mục tiêu phát triển bền vững đất nước chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, trong đó có phát triển bền vững các KCN. Tuy rằng trong thời gian qua các KCN trên cả nước nói chung, KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã đạt được những thành quả về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội của cả nước, cũng như tỉnh Thái nguyên, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại đó là: phát triển thiếu bền vững, việc xây dựng cơ sở hạ tầng KCN chưa đồng bộ, chưa gắn chặt với yêu cầu bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm, vai trò thúc đẩy chuyển giao công nghệ còn yếu, liên kết kinh tế và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN chưa cao, khả năng tạo việc làm, thu hút lao động vẫn còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định về những hậu quả của môi trường, kinh tế, xã hội làm cản trở quá trình thu hút đầu tư và phát triển KCN, mặt khác việc phát triển KCN Sông Công còn chậm so với cả nước cũng như các tỉnh lân cận, một số dự án đầu tư vào KCN Sông Công còn kém hiệu quả. Vì vậy cần có những giải pháp khắc phục và định hướng để thu hút đầu tư và phát triển bền vững, ổn định, tận dụng lợi thế sẵn có một cách triệt để hơn. Đòi hỏi trách nhiệm cao của các cơ quan Nhà nước đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, ổn định, bền vững của KCN Sông Công nói riêng và các KCN của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề phát triển bền vững KCN Sông Công, nên tôi chọn đề tài luận văn là: “Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  14. 3 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững KCN và đánh giá thực trạng KCN Sông công - tỉnh thái nguyên, đề tài đưa ra các kiến nghị và giải pháp phát triển bền vững KCN Sông Công và các KCN khác của tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể Luận văn nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận về phát triển bền vững KCN. Đánh giá thực trạng hoạt động và thực trạng phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây. Rút ra những thành tựu và các tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu nguyên nhân của những khó khăn tồn tại của KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu chủ yếu tại KCN Sông Công, BQL các KCN tỉnh Thái Nguyên. Ngoài ra đề tài còn nghiên cứu các bộ phận liên quan tại Sở KH và ĐT, Sở Xây dựng, các sở, ban, ngành liên quan khác của tỉnh Thái Nguyên. - Phạm vi nội dung: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển bền vững KCN. + Đề tài nghiên cứu một số chỉ tiêu thực trạng tại KCN Sông Công – tỉnh Thái Nguyên, có xem xét tương quan, so sánh với một số KCN thuộc các tỉnh khác và các nước khác trong khu vực. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  15. 4 - Phạm vi thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động của KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên lấy mốc thời gian từ năm 2001 đến năm 2010 trong đó chủ yếu là những năm gần đây. Thời gian nghiên cứu từ tháng 7/2010 đến tháng 9/2011. 4. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Cho đến nay đã có không ít đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề về phát triển các khu công nghiệp tập trung. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu về phát triển bền vững khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA LUẬN VĂN Luận văn hệ thống lại một số vấn đề lý luận về phát triển KCN, phát triển bền vững KCN. Luận văn rút ra những kinh nghiệm về thực trạng phát triển KCN Sông Công, chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân tồn tại việc phát triển KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên, đánh giá thực trạng về phát triển tại vững KCN Sông Công từ đó đã đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương. Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và phương pháp nghiên cứu. Chƣơng 2: Thực trạng phát triển bền vững khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Chƣơng 3: Giải pháp chủ yếu phát triển bền vững Khu công nghiệp Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  16. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về KCN 1.1.1.1. Khu công nghiệp a. Định nghĩa: Khu công nghiệp (KCN) là khu tập trung các doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ. b. Đặc điểm - KCN có vị trí địa lý xác định, có thể có hoặc không có hàng rào ngăn cách, không có cư dân sinh sống. - KCN được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp. - Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất Nhà nước và đầu tư hạ tầng và thu phí. - Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp tỉnh theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. 1.1.1.2. Khu công nghệ cao a. Định nghĩa Khu Công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong khu công nghệ cao có thể có KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  17. 6 b. Đặc điểm: - Có ranh giới địa lý nhất định - Ngoài hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất, còn có hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai, chuyển giao công nghệ, huấn luyện và đào tạo nhân lực có trình độ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao. Sản phẩm mang hàm lượng cao về công nghệ và chất xám, ít tiêu hao năng lượng. - Nơi thu hút chuyên gia và lao động giỏi, - Được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế, tài chính tín dụng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. - Có nhiều khu vực đặc biệt khác như KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở. 1.1.1.3. Cụm công nghiệp a. Định nghĩa: Cụm Công nghiệp là khu vực sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất do địa phương (cấp quận, thị xã) quản lý, không bị điều chỉnh của quy định pháp luật như KCN, khu công nghệ cao nêu trên. b. Đặc điểm: - Được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho sản xuất nhỏ của địa phương, không đủ năng lực tài chính thuê dất trong các KCN tập trung. - Cấp quản lý trực tiếp là UBND cấp quận/thị xã mà không theo quy chế KCN tập trung, việc đầu tư hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương. 1.1.1.4. Một số khái niệm khác về khu công nghiệp 1.1.1.4.1. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoặc kết cấu hạ tầng KCN được hiểu như nhau là các công trình kỹ thuật san nền, đường giao thông, sân bãi, cung cấp điện, cung cấp nước sạch, thoát nước, xử lý chất thải và cung cấp các nguồn năng lượng khác. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  18. 7 1.1.1.4.2. Hệ thống hạ tầng xã hội: Là hệ thống các công trình đảm bảo cho công nhân KCN về nơi nghỉ, nơi ở, dịch vụ, thương mại, y tế, đào tạo, văn hóa, thể thao, giải trí, 1.1.1.4.3. Quy hoạch vùng công nghiệp: Là xác định phương hướng phát triển và sự phân bố mạng lưới công nghiệp trong vùng. Xác định các nguồn nguyên liệu và cung cấp năng lượng cho các KCN, nhằm bố trí hợp lý các vị trí KCN với việc phân bố lực lượng sản xuất, giao thông vận tải để nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác công nghiệp trong toàn vùng. Quy hoạch vùng công nghiệp có tác dụng quyết định tới sự hình thành và phát triển hệ thống dân cư đô thị tương lai của vùng. 1.1.1.4.4. Quy hoạch định hướng phát triển các KCN: Là xác định số lượng, địa điểm, quy mô, cơ cấu sản xuất, bố trí các KCN trên một không gian vùng rộng lớn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của vùng. Đối với KCN hình thành độc lập như một yếu tố tạo hạt nhân cho sự phát triển đô thị cần phải lập quy hoạch chung xây dựng KCN. Quy hoạch chung KCN nhằm xác định tính chất, cơ cấu của đô thị xác lập mối quan hệ hợp lý giữa KCN và dân cư; khu ở, khu nghỉ ngơi, các công trình phục vụ công cộng, khu kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái, 1.1.1.4.5. Quy hoạch chi tiết KCN: Là việc lập đồ án quy hoạch chi tiết KCN nhằm tổ chức phân khu chức năng sử dụng đất, phân lô nhà máy, xí nghiệp, định hướng kiến trúc cảnh quan, tổ chức hợp lý hệ thống giao thông, mạng kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường trong KCN để phục vụ cho công tác lập dự án và thiết kế mạng hạ tầng kỹ thuật KCN. 1.1.1.4.6. Cơ quan quản lý Nhà nước về KCN: Thường được gọi là các Ban quản lý các KCN là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc TW hoặc Ban quản lý các KCN trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quan lý một KCN (trường hợp cá biệt) hoặc Ban quản lý các khu công nghệ cao, do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  19. 8 1.1.1.4.7. Công ty phát triển hạ tầng KCN: Là doanh nghiệp được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà xưởng, công trình hạ tầng kỹ thuật, cho các doanh nghiệp vào thuê lại mặt bằng đất đai hay nhà xưởng để sản xuất và kinh doanh trong KCN và khu đô thị. 1.1.1.4.8. Doanh nghiệp KCN: Là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và các doanh nghiệp dịch vụ (dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ xã hội). 1.1.2. Vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc 1.1.2.1. Thu hút vốn đầu tƣ để phát triển nền kinh tế Đặc điểm của mô hình phát triển các KCN là các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư trên vùng không gian lãnh thổ, là nơi kết hợp sức mạnh của nguồn vốn trong và ngoài nước. Việc kết hợp này được thể hiện trong mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư, giữa các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, giữa người lao động và người sử dụng lao động. Sự kết hợp này còn được thể hiện qua việc kết hợp giữa KCN với nền kinh tế nội địa. Nếu các mối quan hệ này được thực hiện tốt sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc phát triển các KCN sẽ giúp cho nước sở tại thu hút được một nguồn vốn khá quan trọng để phát triển kinh tế quốc gia. Trong việc quy hoạch lại các mạng lưới doanh nghiệp công nghiệp, Chính phủ rất khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các KCN. 1.1.2.2. Góp phần giải quyết công việc làm cho xã hội Các KCN trên thực tế thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Theo số liệu từ vụ quản lý KCN và KCX thuộc bộ kế hoạch đầu tư, tính đến 31/12/2006, các KCN đã thu hút thêm gần 70 ngàn lao động trực tiếp, nâng tổng số lao động trực tiếp lên hơn 83 ngàn người, không kể gần 2 triệu lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  20. 9 động gián tiếp khác và dự kiến vào năm 2010 tổng số lao động trong các KCN sẽ lên đến 2,5 triệu người. Góp phần làm gia tăng chất lượng nguồn nhân lực kể cả lao động quản lý và kỹ năng lao động trực tiếp. Với lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý cao sẽ tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng cường đào tạo nguồn nhân lực và bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội lựa chọn lao động. 1.1.2.3. Tăng kim ngạch xuất khẩu Tập trung sản xuất với vốn đầu tư cao, KCN trở thành nơi cung cấp hàng xuất khẩu nhanh cùng với tốc độ thu hút vốn đầu tư và phát triển KCN. Với điều kiện thuận lợi về dịch vụ hạ tầng, dịch vụ phụ trợ, đầu vào, đầu ra, Nhà nước ưu đãi, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu là những điều kiện giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu tại các KCN. Theo quy định của KCN và KCX, các doanh nghiệp trong các KCX chủ yếu sản xuất hàng hoá để xuất khẩu. Do đó, Kim ngạch xuất khẩu từ các KCN ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Theo số liệu từ vụ quản lý KCN và KCX thuộc bộ kế hoạch đầu tư, trong năm 2006 các doanh nghiệp trong KCN của cả nước đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp trên 16 tỷ USD (chiếm gần 40% tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp cả nước). 1.1.2.4. Góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế quốc dân Các KCN còn có tác dụng kích thích cạnh tranh, đổi mới và hoàn thiện môi trường kinh doanh. Các doanh nghiệp trong các KCN đóng vai trò kích thích việc cải cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính, nhất là thể chế tiền tệ và tín dụng, ngoại hối của các địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Các doanh nghiệp này cũng đã góp phần làm thay đổi bộ mặt và cấu trúc mạng lưới thương mại hàng hóa và dịch vụ xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  21. 10 1.1.2.5. Góp phần hình thành mối liên kết giữa các địa phƣơng và nâng cao năng lực sản xuất ở từng vùng, miền Các KCN đã và đang tạo điều kiện cho các địa phương phát huy thế mạnh đặc thù của địa phương mình. Đồng thời hình thành mối liên kết, hỗ trợ phát triển sản xuất trong vùng, miền và cả nước. Các KCN góp phần tạo ra những năng lực sản xuất mới, ngành nghề mới và các công nghệ mới, làm cho cơ cấu kinh tế của nhiều Tỉnh, Thành phố và khu vực toàn tuyến hành lang kinh tế nói chung từng bước chuyển biến theo hướng một nền kinh tế công nghiệp hoàn toàn mới có hàm lượng vốn lớn. 1.1.3. Quan niệm về phát triển bền vững và phát triển bền vững KCN 1.1.3.1. Quan niệm về phát triển bền vững 1.1.3.1.1. Quan niệm Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Mục tiêu phát triển bền vững đất nước chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển bền vững trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, trong đó có phát triển bền vững các KCN. Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Có thể mở rộng định nghĩa với ba cấu thành cơ bản về sự phát triển bền vững: - Về mặt kinh tế: một hệ thống bền vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của Chính phủ và nợ bên ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  22. 11 - Về mặt xã hội: một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, công bằng giới tính, sự tham gia và trách nhiệm chính trị. - Về môi trường: một hệ thống phát triển bền vững phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường, và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế. 1.1.3.1.2. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững - Nhóm tiêu chí về kinh tế: tiêu chí về kinh tế của sự phát triển bền vững được tính trên giá trị tổng sản phẩm được tạo ra trong nước (GDP) hoặc thu nhập được sử dụng trong nước (GNI). Liên quan đến sự bền vững, các chỉ tiêu này được đánh giá cả về mặt tốc độ tăng trưởng trong một khoảng thời gian dài. Nó cũng liên quan đến mô hình và công nghệ sản xuất theo hướng sạch hơn, duy trì lối sống của xã hội gần gũi, thân thiện với môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nhóm tiêu chí về xã hội: trong giai đoạn hiện nay, bền vững môi trường và phát triển bền vững là mục tiêu mang tính chính trị của tất cả các quốc gia trên thế giới. Phát triển bền vững đòi hỏi tự do thực sự của các công dân về các thông tin về kế hoạch phát triển của Chính phủ, chất lượng môi trường nơi họ đang sống. Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng về các quyền lợi xã hội như: có công ăn việc làm, đảm bảo các quyền lợi kinh tế - xã hội khác, giảm bớt hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội ; đòi hỏi phải thay chính sách xã hội như: chính sách trợ cấp, chính sách thuế để loại trừ xu hướng giá hoá ở các xã hội phát triển. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  23. 12 - Nhóm tiêu chí về văn hóa: phát triển bền vững đòi hỏi phải thay đổi các thói quen và phong cách sống có hại cho môi trường chung của Trái đất như các thói quen sinh nhiều con, thói quen tiêu dùng lãng phí ; đòi hỏi phải thiết lập các tập tục tiến bộ mới thay cho các tập tục cũ lạc hậu và xác lập các tập tục phù hợp với điều kiện sống đang thay đổi của con người. Tiêu chí văn hoá của phát triển bền vững còn là “Văn hoá xanh”, đó là toàn bộ các hoạt động văn hoá của con người dựa trên đạo đức thế giới về cuộc sống cộng đồng. - Nhóm tiêu chí về tài nguyên – môi trường: tiêu chí về môi trường của sự phát triển bền vững có thể đánh giá thông qua chất lượng các thành phần môi trường: không khí, đất, nước, sinh thái; mức độ duy trì, khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên không tái tạo; nguồn vốn xã hội dành cho các hoạt động bảo vệ môi trường; khả năng kiểm soát của chính quyền đối với các hoạt động kinh tế xã hội, tiềm ẩn các tác động tiêu cực đối với môi trường, ý thức bảo vệ môi trường của toàn dân. * Nhóm các tiêu chí về thể chế: trong các nghiên cứu về phát triển bền vững cũng yêu cầu xây dựng thể chế để đảm bảo có được sự phát triển bền vững, trong đó có: hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến phát triển bền vững; hệ thống Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm liên quan đến phát triển bền vững; huy động các hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho xoá đói giảm nghèo, phát triển bền vững; ban hành hệ thống văn bản pháp quy về phát triển bền vững. 1.1.3.2. Phát triển bền vững KCN 1.1.3.2.1. Khái niệm Phát triển bền vững KCN là sự phát triển đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định, có hiệu quả ngày càng cao trong bản thân KCN (các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tạo ra nhiều giá trị sản xuất công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu ngân sách địa phương ), đồng thời gắn liền với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  24. 13 việc bảo vệ và giữ vững môi trường sinh thái trong khu vực có KCN cũng như toàn lãnh thổ vùng, quốc gia. Như vậy, để phát triển bền vững KCN cần đảm bảo hai yếu tố: bền vững trong nội tại KCN và bền vững ngoài hàng rào KCN. Bản thân KCN phải được đặt ở những vị trí thích hợp, có tính chiến lược lâu dài, hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ đặc biệt là phải có khu xử lý nước thải tập trung, tình hình thu hút đầu tư khả quan, các doanh nghiệp KCN hoạt động có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách địa phương, tạo việc làm cho người lao động .mới đáp ứng được bước đầu các yêu cầu của sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc xây dựng, hình thành KCN cần chú ý bảo vệ, giữ vững môi trường sinh thái khu vực ngoài hàng rào KCN. Song song với vấn đề môi trường là sự đấu nối, kết hợp hài hoà hệ thống hạ tầng kỹ thuật – xã hội trong và ngoài KCN như giao thông, bưu chính viễn thông, nhà hàng, khách sạn, nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học Một KCN xây dựng, phát triển đạt các tiêu chí trên mới thực sự phát triển bền vững, có hiệu quả hiện tại, lâu dài và không ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. 1.1.3.2.2. Sự cần thiết phát triển bền vững KCN Phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, là một lựa chọn mang tính chiến lược mà tất cả các quốc gia đều phải quan tâm. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững thì xu hướng này trước hết phải vận dụng vào phát triển KCN. Bởi vì phát triển bền vững phải dựa trên điều kiện cần và đủ là kinh tế tri thức. Thời gian qua, thực tế phát triển KCN ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã cho thấy KCN ngày càng có một vai trò quan trọng đối với sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động . Tuy nhiên, nếu thiếu tỉnh táo, thận trọng thì trong quá trình phát triển KCN sẽ tích tụ các nhân tố phát triển thiếu bền vững. KCN ở Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp tích cực cho sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  25. 14 là những mặt trái của sự hình thành KCN mà nhiều tỉnh phải trả giá như: tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải của KCN, tình trạng công nhân làm việc trong KCN không có nhà ở, lộn xộn, không được bảo vệ quyền lợi dẫn đến biểu tình, đình công gây mất trật tự. Ví dụ như KCN Nội Bài ở Hà Nội mới chỉ xử lý môi trường ở các doanh nghiệp trong KCN còn trước khi thải ra ngoài lại không được xử lý gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của khu vực xung quanh KCN KCN Sông Công và các KCN khác của tỉnh Thái Nguyên nói chung còn trẻ tuổi, ít kinh nghiệm trong việc phát triển KCN. Nhưng đây cũng là lợi thế của “người đi sau”. Vì vậy, để tránh những hậu quả không tốt, trong quá trình xây dựng và phát triển, KCN Sông Công phải rút ra những bài học kinh nghiệm cho mình, học tập những địa phương thành công về phát triển KCN nhằm đảm bảo tính bền vững, ổn định tăng trưởng kinh tế, chuyển biến xã hội theo hướng tích cực và bảo vệ môi trường sinh thái. 1.1.3.2.3. Các tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững KCN a. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại khu công nghiệp * Vị trí địa lý của khu công nghiệp Lợi thế về bố trí địa lý của KCN là tiền đề giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế theo vị trí. Các điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga, sân bay, sự hấp dẫn về thị trường các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường tiêu thụ sản phẩm, có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp. * Chất lượng qui hoạch khu công nghiệp Tiêu chí này nhằm đảm bảo tính chất bền vững ngay từ giai đoạn đầu của quá trình qui hoạch, sử dụng và phát triển KCN. Nó thể hiện ở tính hợp lý, đồng bộ, khoa học, thực tiễn và hiệu quả trong qui hoạch các yếu tố chủ đạo của KCN như xác định các lĩnh vực và ngành thu hút đầu tư, đất đai, các khu chức năng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện, nước, thông tin, viễn thông, dịch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  26. 15 vụ, nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế, bảo vệ và cải thiện môi trường, và thu hút lao động. * Diện tích đất và tỉ lệ lấp đầy KCN Tiêu chí này được xem xét căn cứ vào mục tiêu qui hoạch và điều kiện hoạt động của KCN (vị trí địa lý, yêu cầu của các ngành công nghiệp, khả năng phát triển và các điều kiện về giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu). Mức độ sử dụng đất KCN đo bằng tỉ lệ diện tích KCN đã cho các doanh nghiệp thuê so với tổng diện tích KCN. * Tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện Tổng số vốn đăng ký và tỉ lệ vốn đầu tư thực hiện trong tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI và trong nước vào KCN; vốn đầu tư bình quân của một dự án và vốn đầu tư bình quân trên một ha đất. * Kết quả và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN Các chỉ tiêu cụ thể: tổng doanh thu; tổng giá trị gia tăng; tỷ lệ giá trị gia tăng so với tổng doanh thu; kim ngạch xuất khẩu và tỉ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước; thu nhập bình quân tính trên 1 đơn vị lao động, trên 1 ha. * Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ trong các doanh nghiệp của KCN Tiêu chí này đánh giá trình độ khoa học, công nghệ được sử dụng trong các KCN đạt ở mức nào so với thế giới và khu vực và phản ánh khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nội bộ KCN cũng như giữa các KCN với nhau và được thể hiện ở: số lượng và cơ cấu máy móc thiết bị sử dụng trong KCN; tỷ lệ dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại được đưa vào sản xuất và tỷ lệ máy móc thiết bị mới so với tổng số máy móc thiết bị sử dụng; độ tuổi trung bình của công nghệ hoạt động trong doanh nghiệp, tỷ lệ vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai trong tổng vốn đầu tư của KCN, tỷ lệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  27. 16 vốn sản xuất trên đầu 1 lao động, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nghiên cứu và triển khai so với tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp và của toàn KCN. * Phạm vi, qui mô hoạt động, trình độ chuyên môn hoá và liên kết kinh tế Đây là tiêu chí phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của toàn khu công nghiệp, tính chất tiên tiến trong tổ chức sản xuất phù hợp với xu thế phát triển của phân công lao động xã hội theo hướng hiện đại. Tiêu chí này thể hiện trên các khía cạnh: tỷ lệ doanh thu của mặt hàng chuyên môn hóa (ngành công nghiệp chủ yếu trong khu CN) chiếm trong tổng doanh thu; tỷ lệ số DN có liên kết kinh tế với nhau trong tổng số DN nằm trong KCN; số ngành kinh tế hoạt động trong một KCN (phản ánh tính chất logistic trong KCN); hệ số liên kết kinh tế của KCN với bên ngoài: số khu công nghiệp khác, số DN ở ngoài KCN có trao đổi kinh tế, kỹ thuật với KCN. * Khả năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư Tiêu chí này phản ánh mức độ hấp dẫn nội bộ của KCN đối với các nhà đầu tư và được thể hiện cụ thể ở mức độ bảo đảm của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội của KCN như điện, nước, kho tàng, đường xá, phương tiện vận chuyển (chủng loại, quy mô, và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật- xã hội); chủng loại, quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ hoạt động cho các doanh nghiệp trong KCN như: bưu chính, thông tin, tài chính, ngân hàng. b. Các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa của khu công nghiệp * Tác động lan tỏa về mặt kinh tế. Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đóng góp vào ngân sách địa phương - Thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực hoặc địa phương, so với mức chung của cả nước; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  28. 17 - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có KCN: tỉ trọng về doanh thu, giá trị gia tăng, vốn sản xuất, lao động tính theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế. - Đóng góp của KCN cho ngân sách địa phương: qui mô và tỷ lệ thu ngân sách địa phương từ KCN; số lượng và chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của địa phương có KCN. Tác động nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI là một nhân tố thúc đẩy cạnh tranh, có thể buộc doanh nghiệp trong nước rời khỏi thị trường hoặc phải điều chỉnh cơ cấu để thích nghi với môi trường cạnh tranh mới. Nếu biết tận dụng mối liên kết kinh tế với các doanh nghiệp FDI trong trao đổi các hàng hóa trung gian và các yếu tố khác, các doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có khả năng vươn ra thị trường xuất khẩu. Tác động thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam - Mức tăng sản lượng và số việc làm tăng thêm của doanh nghiệp trong nước liên kết với doanh nghiệp FDI. - Mức độ phát tán tri thức và kỹ năng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. * Tác động lan tỏa về mặt công nghệ - Mức độ đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước trong KCN. - Mức độ đổi mới công nghệ của từng ngành, nhóm ngành sản xuất. - Khả năng tiếp thu và ứng dụng bí quyết công nghệ được chuyển giao của doanh nghiệp. - Năng lực quản lý điều hành, tổ chức trong hoạt động công nghệ. - Tỉ lệ doanh thu từ hoạt động R&D trong tổng doanh thu của các doanh nghiệp KCN - Tốc độ tăng doanh thu hàng năm từ hoạt động R&D. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  29. 18 * Tác động lan tỏa về mặt xã hội Chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng xã hội của KCN được tập trung vào các chỉ tiêu về khả năng giải quyết việc làm của KCN cho lao động địa phương: - Sử dụng lao động địa phương: quy mô và tỷ lệ lao động địa phương so với tổng số lao động làm việc trong KCN. - Số người tham gia cung cấp dịch vụ cho KCN trong tổng số lao động địa phương. - Ảnh hưởng của KCN đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động của địa phương. - Mức độ tham gia vào đào tạo nghề và tiếp nhận lao động, trong đó, đối với lao động địa phương và lao động từ nơi khác đến. - Thực hiện các qui tắc sử dụng lao động của quốc gia và quốc tế . - Việc phát triển vốn con người (trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thái độ ứng xử, khả năng hợp tác và làm việc theo nhóm, ) * Tác động lan tỏa về mặt bảo vệ môi trường Gồm ba nội dung chính: khả năng duy trì vấn đề đa dạng hóa sinh học, tiết kiệm tài nguyên; chống ô nhiễm môi trường: - Mức độ khai thác hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên; - Mức độ giải quyết vấn đề ô nhiễm KCN (hệ thống xử lý chất thải tập trung), đặc biệt các KCN gần khu dân cư. - Mức độ ứng dụng công nghệ sạch và công nghệ ít gây ô nhiễm môi trường. - Có Báo cáo môi trường của các doanh nghiệp trong KCN 1.1.4. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển các KCN 1.1.4.1. Điều kiện tự nhiên KCN phải được bố trí tại vị trí có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi và hiệu quả, có khả năng mở rộng diện tích khi phát triển và có thể liên kết thành các cụm công nghiệp. Địa điểm phải gần các trung tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  30. 19 kinh tế, các đầu mối giao thông và nguồn cung ứng điện, nước. 1.1.4.2. Kết cấu hạ tầng Hầu hết các KCN đều hình thành trên các khu đất mới, do đó cần đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào KCN thì mới có thể thu hút các nhà đầu tư vào. Nhằm đảm bảo xử lý ô nhiễm môi trường, ngoài cơ sở hạ tầng như đường giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải tốt. Nếu không thực hiện tốt điều này, có thể sẽ lại hình thành những khu vực ô nhiễm như trong nội thành trước đây. Thực tế, ngoài ưu điểm tập trung sản xuất, các KCN là nơi có điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Đây cũng là một trong các yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư chọn KCN để sản xuất thay vì chọn một nơi khác. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải phù hợp với đối tượng nhà đầu tư nhằm xác định giá cho thuê đất phù hợp. Đây là một mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh vừa và nhỏ. l.1.4.3. Các điều kiện cung cấp nguyên liệu và lao động Để duy trì hoạt dộng sản xuất kinh doanh ổn định và giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, các yếu tố đầu vào như nguyên liệu sản xuất, lao động đã được các nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư vào một KCN. Vì vậy, các KCN phải bảo đảm gần nguồn cung cấp nguyên liệu và lao động với giá cả thích hợp. Ngoài ra, các KCN được bố trí gần các nguồn cung ứng lao động sẽ giúp doanh nghiệp và chính quyền địa phương không bị áp lực về việc giải quyết nơi ăn, ở và các dịch vụ phúc lợi khác. Bên cạnh số lượng lao động, chúng ta cần chú ý đến chất lượng của lao động. 1.1.4.4. Môi trƣờng đầu tƣ Các nhà đầu tư vào KCN ngoài việc quan tâm đến giá thuê đất, tận dụng lợi thế về giá nhân công rẻ còn đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư. Nhằm tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư vào KCN, Nhà nước phải cải Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  31. 20 thiện môi trường đầu tư đảm bảo thông thoáng, giải quyết các thủ tục hành chính đơn giản từ khâu cấp giấy phép đầu tư, cấp phép xây dựng đến các chính sách về thuế, tín dụng, hải quan Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cơ chế "một cửa" để giảm thiểu tối đa các thủ tục cho các nhà đầu tư. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, yếu tố môi trường đầu tư đang trở thành yếu tố hàng đầu trong việc thu hút đầu tư vào các KCN. Trong chừng mực nào đó, nó còn quan trọng hơn cả yếu tố về giá thuê đất và giá nhân công. 1.1.4.5. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng: Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như tiền đề để thu hút các nguồn vốn đầu tư khác. Doanh nghiệp chỉ bỏ vốn đầu tư vào KCN khi đã có cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh. Do đó, vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được xem như nguồn vốn “mở đường" mà các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN phải bỏ ra ngay từ ban đầu. Giải quyết được mâu thuẫn khi chưa thu được tiền thuê đất mà đã phải bỏ vốn ra đầu tư sẽ khắc phục được tồn tại về tiến độ lấp đầy các KCN còn chậm. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN phải có tiềm lực tài chính tốt nhằm đảm bảo tiến độ đền bù giải toả, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi vào thuê đất có thể tiến hành xây dựng nhà máy nhanh chóng. Do nhu cầu vốn đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, vì vậy nguồn vốn đầu tư không những phải đảm bảo đầy đủ mà còn phải được đầu tư đúng lúc, đúng chỗ nhằm có thể phát huy tác dụng ngay được. 1.1.4.6. Phát triển khu dân cƣ đồng bộ: Quá trình phát triển các KCN phải gắn liền với việc xây dựng các khu dân cư và các công trình phúc lợi để giải quyết đời sống cho các công nhân sản xuất trong các KCN. Theo đà phát triển của các KCN, số lượng công nhân sản xuất tại các nhà máy ngày càng gia tăng. Việc ổn định nơi ăn, ở cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  32. 21 lực lượng công nhân sẽ góp phần giúp cho hoạt động SXKD của các xí nghiệp được ổn định và phát triển. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, việc phát triển khu dân cư xung quanh các KCN còn nhằm ổn định về mặt xã hội và an ninh trật tự. Vì vậy, đây cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các KCN. Việc phát triển khu dân cư không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của các Công ty phát triển hạ tầng và các doanh nghiệp trong KCN. 1.1.4.7. Điều kiện về đất đai: Khi xây dựng các KCN đòi hỏi phải sử dụng một diện tích đất tương đối lớn tại khu vực không quá cách xa các trung tâm đô thị lớn. Các khu vực này đồng thời cũng là địa điểm giãn dân trong nội thành với nhu cầu đất để xây dựng khu dân cư cũng tương đối lớn, do đó chi phí đền bù giải toả ngày càng tăng. Trong khi chi phí đền bù lại chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu giá thành cho thuê đất. Vì vậy đây là một thách thức rất lớn đối với các KCN trong quá trình cạnh tranh thu hút đầu tư nếu không tính toán giá cho thuê đất một cách hợp lý. Vị trí khu đất, công năng hiện hữu của khu đất sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đền bù giải toả. Do đó, các vùng đất nông nghiệp kém màu mỡ, hiệu quả canh tác không cao sẽ có thuận lợi hơn trong việc xây dựng các KCN. 1.1.5. Một số kinh nghiệm phát triển KCN trên thế giới, Việt Nam và những bài học kinh nghiệm rút ra cho KCN Sông Công – tỉnh Thái Nguyên 1.1.5.1. Kinh nghiệm phát triển KCN của các nƣớc trên thế giới 1.1.5.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia Khu chế xuất đầu tiên đầu tiên tại Malaysia là Bayans lapas có diện tích 135ha được thành lập vào những năm 70. Ở Malaysia các KCX nằm xen kẽ với các KCN tập trung và các "kho hàng sản xuất theo giấy phép". Đây là các DN sản xuất hàng xuất khẩu nằm ngoài KCX nhưng được hưởng quy chế như các DN trong KCX. Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN và KCX chủ yếu từ nguồn vốn của các bang hoặc vay ngân sách của liên bang. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  33. 22 Thời gian cho thuê đất tối đa là 99 năm. Chính quyền các Bang được giao nhiệm vụ quản lý các KCX này. Không đặt nặng vai trò của cơ quan quản lý tại từng KCN, mà thành lập cơ quan quản lý KCN tầm quốc gia, gồm các thành viên là các bộ trưởng, mỗi tuần họp một lần để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan một cách nhanh chóng, mà không phải chờ xin ý kiến nhiều nơi. Tóm lại, tại Malaysia, Chính phủ đã hỗ trợ nguồn vốn tốt thông qua sử dụng vốn của chính quyền địa phương và vốn vay của Trung ương. 1.1.5.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan Bang Chan là KCN đầu tiên ở Thái Lan có diện tích 108 ha và được đầu tư vào những năm 70. Đến hết năm 1997, Thái Lan có 64 KCN có tổng diện tích khoảng 12.000 ha, lớn nhất là KCN Maptaphut (960ha). KCX thường nằm trong KCN tập trung, giá cho thuê đất khá rẻ, đặc biệt như KCN Maptaphut không thu tiền thu đất. Các nhà đầu tư có thể thuê hoặc mua đứt và được quyền chuyển nhượng. Đến năm 1996 đã có 1.569 nhà máy được xây dựng trong các KCN tại Thái Lan. Tại Thái Lan, việc quản lý các KCN thuộc BQL các KCN (IEAT) trực thuộc Bộ Công Nghiệp. Đây là cơ quan vừa mang tính chất quản lý Nhà nước, vừa có tính chất kinh doanh. IEAT thực hiện dịch vụ "Một cửa" từ thủ tục cấp giấy phép đầu tư, tư vấn đầu tư, cho vay vốn IEAT được quyền định giá thuê, giá mua, giá bán bất động sản hoặc quản lý xây dựng trong các KCN và KCX. Chính Phủ Thái Lan chủ trương phát triển các KCN và khu chế xuất ở bên ngoài thủ đô Bangkok để hình thành mạng lưới các Thành phố công nghiệp. Tóm lại, các điểm nổi bật của các KCN tại Thái Lan là giá cho thuê đất rất thấp, thực hiện dịch vụ "Một cửa" và có chú ý quy hoạch mạng lưới các khu đô thị ngoại vi Thành phố để phát triển công nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  34. 23 1.1.5.1.3. Kinh nghiệm của Đài Loan. Tại từng KCN, Ban quản lý KCN giải quyết tại chỗ gần như tất cả thủ tục, kể cả xây dựng hạ tầng, các doanh nghiệp không cần phải đi nhiều nơi. Nhà nước hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, kho bãi cho thuê kho bãi, nhà xưởng để sản xuất thử hoặc mua lại khi nhà đầu tư không muốn đầu tư tiếp. Ban quản lý KCX thay mặt Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào KCX, trong giai đoạn đầu chủ yếu gia công, lắp ráp, sau đó chuyển sang sản xuất trực tiếp, giai đoạn mới nhất là sản xuất hàng chất lượng cao, hàng thời trang. Đây là điển hình về vai trò hỗ trợ và định hướng một cách hiệu quả của Nhà nước đối với quá trình phát triển KCN và KCX. Hiện nay, KCN thông thường không còn ý nghĩa thu hút đầu tư ở các nước phát triển, mà chuyển sang hình thức cao hơn như đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do. * Từ các kinh nghiệm phát triển KCN của các nớc trên thế giới ta đã nghiên cứu ở trên, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam như sau: Một là, cần sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về KCN, tiến tới ban hành Luật về KCN làm cơ sở pháp lý ổn định và thống nhất cho việc tổ chức và hoạt động của KCN ở Việt Nam. Các công cụ chính sách đầu tư phát triển KCN phải rõ ràng, minh bạch, đặc biệt là phải nhất quán, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục được xây dựng trên cơ sở cân nhắc rất kỹ mục tiêu công nghiệp hoá cho từng thời kỳ. Hai là, quy hoạch phát triển KCN của từng địa phương phải phù hợp với quy hoạch tổng thể KCN trên cả nước và quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, miền nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương để từ đó có sự phân công, phối hợp chặt chẽ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  35. 24 giữa các địa phương trong việc đầu tư phát triển KCN. KCN cần được quy hoạch xây dựng đồng bộ với các khu thương mại, đô thị, dịch vụ theo mô hình tổ hợp liên hoàn trong đó phát triển KCN là trọng tâm, còn các khu vệ tinh khác về thương mại, dịch vụ, đô thị mới là hết sức quan trọng, có vai trò tác nhân thúc đẩy và đảm bảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái của KCN tại địa phương. Ba là, cần lựa chọn cơ cấu đầu tư trong KCN theo hướng khuyến khích phát triển, thu hút các dự án đầu tư các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao, có tốc độ tăng trưởng cao và sức lan toả nhanh tới các ngành kinh tế khác để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Bốn là, sớm hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước về KCN theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền trực tiếp cho các Ban quản lý các KCN của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN. Năm là, đổi mới vai trò hỗ trợ, điều tiết của Nhà nước trong đầu tư phát triển KCN, chuyển từ can thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp vào các quan hệ thị trường, phát triển của KCN, đảm bảo cơ cấu các nguồn lực cơ bản được phân bố theo cung cầu thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước theo các mục tiêu đã xác định. Nhà nước chỉ hỗ trợ phát triển KCN ở các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, môi trường đầu tư hạn chế trong giai đoạn phát triển ban đầu và với những hình thức hỗ trợ đa dạng, lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác để đảm bảo đạt được hiệu quả đầu tư cao nhất. 1.1.5.2. Kinh nghiệm phát triển KCN ở Việt Nam 1.1.5.2.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương Tuy là tỉnh đi sau trong việc quy hoạch đầu tư xây dựng KCN so với một số tỉnh trong cả nước nhưng tỉnh Hải Dương đã lựa chọn cho mình một cách thức và biện pháp, bước đi thích hợp nhất trong việc hình thành đầu tư Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  36. 25 xây dựng, phát triển KCN cũng như trong việc xúc tiến kêu gọi đầu tư vào địa bàn tỉnh nói chung và vào KCN nói riêng. KCN của Hải Dương được quy hoạch có vị trí thuận lợi cho việc đầu tư phát triển trước mắt cũng như việc mở rộng quy hoạch về sau. Bên cạnh đó, KCN còn được quy hoạch đồng bộ, gắn liền với quy hoạch các khu đô thị, khu nhà ở cho công nhân, khu nhà ở chuyên gia và khu dịch vụ phục vụ KCN. - Thu hút đầu tư: + Cơ chế chính sách: ngoài các ưu đãi chung của Chính phủ, Hải Dương đã có một cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn với môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. + Công tác xúc tiến đầu tư: việc xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước vào địa bàn tỉnh nói chung và vào KCN nói riêng luôn được Lãnh đạo tỉnh Hải Dương coi là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành trong tỉnh. Đó không chỉ là nhiệm vụ của các chủ đầu tư hạ tầng mà phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành trong tỉnh; đồng thời cần tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương. Một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để lựa chọn nhà đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng KCN đối với Hải Dương đó là uy tín và khả năng vận động xúc tiến, kêu gọi đầu tư của các chủ đầu tư hạ tầng. Một số kinh nghiệm: việc quy hoạch phát triển KCN phải gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, cần tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ và các Bộ, ban ngành Trung ương; công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng các khu công nghiệp cần phải được sự chỉ đạo thống nhất và kịp thời của các cấp chính quyền trong tỉnh, coi như một nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền, đồng thời phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách về đất đai và quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi; cần chủ động đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ cho phát triển KCN để thu hút Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  37. 26 đầu tư; chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. 1.1.5.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Việc xây dựng và phát triển KCN có vai trò vô cùng quan trọng, là động lực thúc đẩy các ngành kinh tế của Đà Nẵng. Đến nay, Đà Nẵng đã có 07 KCN với tổng diện tích được quy hoạch là 1.464,8 ha. Quá trình hình thành và phát triển KCN của Đà Nẵng trải qua ba giai đoạn sau: - Giai đoạn hình thành mô hình KCN (từ năm 1996 – 2000): Tình hình thu hút đầu tư cũng không khả quan do môi trường đầu tư quá cứng nhắc, không có nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư. - Giai đoạn chuyển tiếp (từ năm 2000 – 2005): cơ sở hạ tầng KCN còn yếu kém, phải sử dụng ngân sách để đầu tư tạo “cú hích” ban đầu nhằm tạo đà cho phát triển KCN. - Giai đoạn phát huy lợi thế cạnh tranh của KCN diễn ra trong điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên trong và bên ngoài KCN đã được đầu tư tương đối tốt, tạo lợi thế cạnh tranh mới làm giảm áp lực đầu tư ngân sách chuyển sang sử dụng các nguồn vốn khác theo hướng xã hội hoá đầu tư nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh bình đẳng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, trong quá trình phát triển các KCN, Đà Nẵng vẫn bộc lộ một số diểm không bền vững, trong đó quan trọng nhất là vấn đề môi trường. Hiện nay KCN ở Đà Nẵng có đến trên 50% doanh nghiệp chưa tuân thủ quy định về lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mức độ tuân thủ quy định về lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp trong KCN cho đến thời điểm cuối năm 2006 vẫn ở mức thấp, mới đạt bình quân 46,8%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  38. 27 1.1.5.3. Những bài học kinh nghiệm đối với quá trình phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái nguyên + Cần phải có sự thống nhất quan điểm ưu tiên phát triển KCN từ hệ thống Đảng và Chính quyền địa phương trong tỉnh. + Hỗ trợ và tạo điều kiện phát huy vai trò của Ban quản lý các KCN của tỉnh Thái Nguyên. + Thực hiện tốt và hiệu quả cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, phối hợp tốt giữa các sở ban ngành trong tỉnh dưới sự lãnh chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. + Lựa chọn các chủ đầu tư về hạ tầng cơ sở thật sự có đủ kinh nghiệm - tài lực - vật lực - nhân lực, với quyết tâm đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. + Điểm mấu chốt trong vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng sao cho đảm bảo tiến độ nhanh, với chi phí đầu tư thấp, chất lượng đảm bảo, thì vấn đề về đền bù giải phóng mặt bằng hết sức quan trọng. Vì giải phóng mặt bằng càng nhanh thì chi phí phục vụ cho công tác này càng thấp. Đồng thời sẽ giúp việc giao mặt bằng cho các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng càng sớm, thì việc xây dựng sẽ nhanh chóng được thực hiện và hoàn thành đúng như tiến độ thời gian đặt ra. + Phát triển cơ sở hạ tầng trong KCN theo phương thức cuốn chiếu phù hợp với tốc độ thu hút đầu tư. + Cần đa dạng hóa các thành phân kinh tế trong việc hình thành các công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức theo điều kiện riêng từng KCN như hình thức doanh nghiệp Nhà nước liên doanh, cổ phần, tư nhân trong nước hoặc 100% vốn nước ngoài. Chính việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức công ty đầu tư cơ sở hạ tầng thật sự đã tạo được sự linh hoạt năng động trong hoạt động từ đó giúp cho các KCN ở tỉnh thành công. + Bên cạnh đó chính quyền địa phương cũng cần có sự hỗ trợ tích cực đối với các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng trong KCN về công tác đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng, giữ gìn trật tự, an ninh trong và ngoài khu vực KCN, hỗ trợ cho người dân ổn định đời sống sau khi nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  39. 28 + Phát triển KCN gắn liền với đô thị hóa, Nhà nước cần xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN, tương xứng với hạ tầng trong KCN để hình thành các trung tâm đô thị, bố trí lại dân cư. + Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thông qua phương thức xây dựng KCN phải gắn liền với việc đô thị hóa nông thôn ngoại thành. Vì vậy quy hoạch phát triển KCN phải gắn bó với việc quy hoạch khu đô thị mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Từ đó mà hình thành các Thành phố công nghiệp hiện đại văn minh. + Kiên quyết triển khai đồng bộ các hạ tầng quan trọng như nhà máy xử lý nước thải, xử lý chất thải nguy hại, hạ tầng liên thông ngoài hàng rào KCN và các dịch vụ phục vụ KCN, phục vụ người lao động sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của KCN trong mối tương quan quanh khu vực. + Cần thiết phải có sự liên thông giữa các ngân hàng với các chủ đầu tư cơ sở hạ tầng trong KCN, và sự liên thông của ngân hàng với các doanh nghiệp đầu tư trong KCN. Sự hỗ trợ của phía ngân hàng đối với các chủ đầu tư trong thời gian ban đầu sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm sức mạnh về tài chính, góp phần thực hiện nhanh chóng đảm bảo tiến độ đầu tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong các KCN. 1.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀ I 1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên như thế nào, đã phát triển bền vững chưa? - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên? - Những giải pháp đề xuất nhằm phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên là gì? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  40. 29 1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 1.2.2.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩ a Mác-Lênin là phương pháp luậ n để nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội trong mối quan hệ tổng thể và biến động cho nghiên cứu đề tài. 1.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Số liệ u, tài liệu được thu thập qua các công trình khoa học củ a tậ p thể và cá nhân đã công bố , các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đế n đề tà i luậ n văn. Tài liệu thứ cấp còn được thu thập từ các báo cáo của Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, cá c tạp chí, internet, Nguồn số liệu còn được tổng hợp từ báo cáo tổng hợp, báo cáo chi tiết tại Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên từ năm 2001 đến năm 2010. 1.2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu a. Phương pháp thống kê so sánh và mô tả So sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để đánh giá động thái phát triển của hiện tượng, sự vật theo thời gian và không gian. So sánh mô tả: Thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần số, số tối đa và tối thiểu. b. Phương pháp thu thập thông tin Qua việc thu thập, chắt lọc các ý kiến của các chuyên gia về quản lý KCN có kinh nghiệm để từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp phát triển bền vững KCN Sông Công trong thời gian tới. Tham khảo kinh nghiệm phát triển các KCN của một số tỉnh bạn để áp dụng cho phát triển bền vững KCN Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  41. 30 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN SÔNG CÔNG - TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN 2.1.1. Vị trí địa lý Tỉnh Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phíaNam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80 km); diện tích tự nhiên 3.562,82 km². Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã Sông Công và 7 thị xã: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3 nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên Thái Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các tỉnh thành cả nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 thị xã Đại từ và Phú Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn. - Than đá với tổng trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh Hoà, Núi Hồng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  42. 31 * Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên - Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường ĐT 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn; Quặng Titan: Đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở thị xã Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilmenít, Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn. - Thiếc: Có ở 3 mỏ thuộc thị xã Đại từ: Các mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền. Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn. - Vonfram ở Núi Pháo, Đại Từ: trữ lượng: 110.260.000 tấn - Chì kẽm: Tập trung ở Lang Hít (thị xã Đồng Hỷ), Thần Sa, Cúc Đường (thị xã Võ Nhai) qui mô không lớn. - Vàng: Bao gồm vàng sa khoáng ở khu vực Thần Xa, dãy núi Bồ Cu (thị xã Võ Nhai), khu vực Ngàn Me, Cây Thị (thị xã Đồng Hỷ), khu vực phía tây của thị xã Phổ Yên. - Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn. - Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỷ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất 3 lượng tốt, hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m . Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  43. 32 Hình 2.1. Bản đồ trữ lƣợng và khai thác khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên. 2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn - Khí hậu: Thái Nguyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, được chia làm bốn mùa rõ rệt: xuân - hạ - thu - đông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  44. 33 Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. - Chế độ thuỷ văn, sông hồ: Thái Nguyên có hai con sông chính chảy qua địa phận là sông Cầu, sông Công và chịu ảnh hưởng rất lớn về chế độ thuỷ văn của hai con sông này. 2.1.4. Dân số, lao động - Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu người, trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là Kinh, Tày, Nùng, Sán dìu, H’mông, Sán chay, Hoa và Dao. Ngoài ra, Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 6 Trường Đại học, 11 trường Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, 9 trung tâm dạy nghề, mỗi năm đào tạo được khoảng gần 100.000 lao động; - Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 550.000 thanh niên bước vào tuổi lao động. Đây là một lợi thế lớn cho tỉnh trong việc đảm bảo nguồn lao động cho việc phát triển nền kinh tế của tỉnh. 2.1.5. Tổng quan về phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên 2.1.5.1. Về cơ sở hạ tầng - Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Quốc lộ: 183 km, tỉnh lộ: 105,5km, thị xã lộ: 659 km. đường liên xã: 1.764 km. Hệ thống tỉnh lộ và quốc lộ đều được dải nhựa. - Đường sắt: Hệ thống đường sắt từ Thái Nguyên đi các tỉnh khá thuận tiện; đảm bảo phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa với các tỉnh trong cả nước. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều chạy qua tỉnh nối Thái Nguyên với Hà Nội. Tuyến đường sắt Lưu Xá - Khúc Rồng nối với tuyến đường sắt Hà Nội -Quán Triều, tuyến đường sắt này cũng nối tỉnh Thái Nguyên với tỉnh Bắc Ninh (đến Ga kép) và tỉnh Quảng Ninh. Tuyến đường sắt Quán Triều - Núi Hồng rất thuận tiện cho việc vận chuyển khoáng sản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  45. 34 - Đường thuỷ: Thái Nguyên có 2 tuyến đường sông chính là: Đa Phúc - Hải Phòng dài 161 km; Đa Phúc - Hòn Gai dài 211 km. Trong tương lai sẽ tiến hành nâng cấp và mở rộng mặt bằng cảng Đa Phúc, cơ giới hóa việc bốc dỡ, đảm bảo công suất bốc xếp được 1.000 tấn hàng hóa/ngày đêm. Ngoài ra, Thái Nguyên có 2 con sông chính là Sông Cầu và sông Công sẽ được nâng cấp để vận chuyển hàng hóa. - Hệ thống điện: Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các thị xã trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn, thị xã có lưới điện hoàn chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. - Hệ thống bưu chính viễn thông: Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc và quốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số. Với tổng đài 27.000 số hiện nay đã đạt dung lượng 18.000 thuê bao. - Hệ thống nước sạch: Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công hiện nay đã có nhà máy nước với công xuất 30.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng nước cho toàn thành phố và thị xã. Các thị trấn và thị tứ trong tỉnh đang dần được thực hiện đầu tư hệ thống cấp nước sạch. 2.1.5.2. Thực trạng về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên a. Về phát triển kinh tế. - Tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,11%, trong đó: + Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 tăng 14,91%; + Tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 11,86%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  46. 35 + Ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng và đóng góp cho tăng trưởng ở mức thấp nhất, bình quân 5 năm 2006-2010 tăng 4,14%, thấp hơn bình quân giai đoạn 2001-2005. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 2006-2010 cho thấy cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch đúng hướng, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Cụ thể năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng 38,71%; dịch vụ 35,08%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 26,21%. Dự kiến kế hoạch năm 2010 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: công nghiệp - Xây dựng 41,54%; Dịch vụ 36,73%, nông lâm nghiệp - thuỷ sản: 21,73 % + Ngành công nghiệp - xây dựng có sự chuyển dịch đúng hướng, song tốc độ chuyển dịch còn chậm, năm 2006 là 38,76%, năm 2007 là 39,54%, năm 2008 là 39,78%, năm 2009 là 40,62%, năm 2010 mới đạt 41,54% GDP chưa đạt mục tiêu đề ra là 45% GDP. Trong nội ngành công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng từ 86,5% lên 88,11% (năm 2009) công nghiệp khai thác giảm, công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước có mức tăng tương đương với công nghiệp chế biến. + Ngành thương mại - dịch vụ: tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006- 2010 tăng 11,86% (mục tiêu đề ra là 13%/năm); chuyển dịch cơ cấu trong các năm 2006 đến 2009 từ 35,08% tăng lên 36,92%, năm 2010 kế hoạch là 37,32%. + Ngành nông lâm nghiệp - thuỷ sản: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm khu vực này đạt 4,14%, thấp hơn mục tiêu đề ra (5,5%/năm). Cơ cấu kinh tế có mức giảm nhanh so với mức bình quân chung của cả nước, song chưa đạt mục tiêu đề ra. Năm 2006 đạt 24,75% GDP, năm 2009 giảm xuống còn 22,46% GDP, dự kiến kế hoạch năm 2010 đạt 21,73%. + Về chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế: qua phân tích số liệu về lực lượng lao động trong các ngành kinh tế thấy rằng, tốc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  47. 36 chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp- xây dựng có mức tăng chậm từ 11,63% năm 2005 lên 14,53% năm 2009; lao động trong ngành dịch vụ có mức chuyển dịch chậm, tăng từ 16,9% năm 2005 lên 17,15% năm 2009, chủ yếu thuộc lĩnh vực thương mại, lưu trú, ăn uống đã tạo điều kiện thu hút và chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông lâm nghiệp. Ngành nông lâm nghiệp mặc dù mức đóng góp trong GDP không lớn, khoảng trên 1/5 GDP toàn tỉnh, song chiếm tỷ trọng lao động lớn (năm 2009 là 68,32%). - Phát triển doanh nghiệp: Tính đến hết tháng 10/2010, tổng số doanh nghiệp dân doanh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khoảng 2.778 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh gần 15.497 tỷ đồng, chiếm 98,2% tổng số doanh nghiệp thuộc các loại hình trên địa bàn. b. Về phát triển xã hội. - Về Giáo dục và Đào tạo: Trong những năm qua chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Giáo dục mầm non phát triển tốt các loại hình; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và xoá mù chữ được duy trì và giữ vững; phổ cập trung học cơ sở tiếp tục được chỉ đạo một cách toàn diện dự kiến đến hết năm 2010 toàn tỉnh có 340 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt mục tiêu đề ra là 50%. - Về y tế: Các cơ sở y tế nhà nước đã tổ chức tốt việc khám chữa bệnh, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục hoàn thiện và củng cố mạng lưới y tế cơ sở, dự ước đến hết năm 2010 đã có 136/180 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. - Về công tác giảm nghèo: Đến hết năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 13,99%, năm 2010 ước còn 10,8%. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN SÔNG CÔNG 2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN Sông Công 2.2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển KCN Sông Công Khu công nghiệp (KCN) Sông Công - Thái Nguyên được hình thành sớm nhất trong các KCN của tỉnh. KCN này đóng góp cho các giá trị tăng trưởng của Tỉnh là không hề nhỏ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  48. 37 - Đầu năm 1997, UBND Tỉnh chỉ đạo lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010, trong đó có quy hoạch phát triển các KCN tập trung; tại Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 30/8/1997 Chính phủ đã bổ sung KCN Sông Công I vào danh mục các KCN tập trung của cả nước. - Cuối năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 181/1999/QĐ-TTg ngày 01/9/1999 về việc thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công I, giai đoạn 1 với tổng diện tích là 69,37ha. - Ngày 28/8/2003 UBND tỉnh Thái Nguyên đã ký Quyết định số: 2018/QĐ-UB về việc thành lập Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên. - Ngày 16/9/2004, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số: 985/QĐ- TTg về việc điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Sông Công 1, tỉnh Thái Nguyên, theo đó chủ đầu tư cũ là Công ty Công trình giao thông I Thái Nguyên được thay thế bằng chủ đầu tư mới là công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên trực thuộc Ban quản lý. - Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh từ 320 ha xuống 220 ha tại Văn bản số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 về điều chỉnh bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên. - Vị trí, địa điểm: Xã Tân Quang thị xã Sông Công,tỉnh Thái Nguyên. Khu công nghiệp Sông Công nằm ở phía Bắc Thị xã Sông Công, cách Thành phố Thái Nguyên 18 km về phía Nam và cách Thủ đô Hà Nội 60 km theo quốc lộ 3; cách cảng đường sông Đa Phúc 15 km (từ đó đi cảng Cái Lân gần 100 km); cách ga Lương Sơn của tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều 1 km và cách sân bay Quốc tế Nội Bài 40 km. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  49. 38 - Trong chiến lược phát triển công nghiệp toàn quốc, tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh chiếm vị trí hết sức quan trọng, trong đó có vùng công nghiệp Thủ đô Hà Nội và trục công nghiệp Đa Phúc, Đông Triều, Uông Bí hướng ra cảng Cái Lân. Khu công nghiệp Sông Công nằm trong vành đai công nghiệp Thủ đô Hà Nội có mối quan hệ đặc biệt trong sự phát triển các khu công nghiệp phía Bắc và trục quốc lộ đi lên vùng công nghiệp Thái Nguyên và đi các tỉnh phía Bắc. - Một lợi thế lớn khác của KCN Sông Công là nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên, chỉ cách thành phố Thái Nguyên 18 km và có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm năng của Thái Nguyên về cở sở hạ tầng, tài nguyên khoáng sản và nhân công lành nghề. - Quy mô: diện tích 320 ha, Chính phủ đã điều chỉnh xuống còn 220 ha. Trong đó diện tích giai đoạn I là 69,37ha (khu A là 39,07 ha; khu B là 30,3 ha). Diện tích giai đoạn II là 99,21 ha. - Tổng mức vốn đầu tư giai đoạn I: 76.985,8 triệu đồng Việt Nam. Nguồn vốn: Vốn tự có, vốn ứng trước của các nhà đầu tư, vốn vay. - KCN Sông Công I được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu, xây dựng đến đâu cho thuê đến đấy. Cho đến nay, KCN Sông Công đã thu hút được 67 dự án. Trong đó, có 30 dự án đã đi vào hoạt động. Với số vốn đăng kí đầu tư trên 2.500 tỷ đồng. Trong 9 tháng năm 2011, doanh thu tiêu thụ hàng hóa ước đạt trên 3.200 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 400 tỷ đồng; nộp ngân sách ước đạt 35 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì là KCN được hình thành đầu tiên trên địa bàn nên KCN Sông Công còn bộc lộ nhiều hạn chế. Khu công nghiệp Sông Công được thành lập và đi vào hoạt động với thời gian hơn mười năm, nhưng không thể phủ nhận, KCN Sông Công đã đóng góp tích cực cho giá trị sản xuất công nghiệp và các giá trị tăng trưởng khác trên địa bàn. Đặc biệt, KCN này đã tạo những bước ngoặt đáng kể về tăng trưởng kinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  50. 39 2.2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên Ban quản lý các KCN Thái Nguyên (BQL) được Chính phủ quyết định thành lập từ ngày 20/11/2000 theo quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư trong các khu công nghiệptrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay cơ cấu tổ chức của Ban đã dần dần được kiện toàn: lãnh đạo có 3 đồng chí, với 4 phòng nghiệp vụ và 2 đơn vị trực thuộc, Công đoàn các KCN Thái Nguyên cũng đã được thành lập. CBCC-VC BQL từ 13 người (ngày đầu thành lập), nay có tổng số 66 người, cơ sở vật chất đã được cải thiện đáng kể, công tác quản lý đã có sự tiến bộ vượt bậc. Với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, BQL đã bám sát và thực hiện nghiêm túc các quy định, năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, cụ thể: tham gia ý kiến với các bộ ngành, UBND tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, quy hoạch có liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển các KCN, KCX, KKT; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, áp dụng đúng cơ chế “một cửa, một dấu”, “tại chỗ, một cửa liên thông” tại Ban quản lý các KCN, tạo mọi điều kiện thuận lợi, không gây phiên hà cho các nhà đầu tư; đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án; tham gia xây dựng chương trình kế hoạch phát triển các KCN, chương trình xúc tiến đầu tư, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các KCN; tiếp nhận, hướng dẫn cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngay sau khi đã đủ các thủ tục theo quy định, thực sự cầu thị, luôn chia sẻ với những khó khăn của các nhà đầu tư; bám sát quá trình hoạt động của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  51. 40 doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chức năng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và yêu cầu các chủ doanh nghiệp tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư kinh doanh; thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, đối thoại giữa Ban quản lý với các doanh nghiệp trong KCN để nghe ý kiến phản ảnh của doanh nghiệp, giải quyết kịp thời những khúc mắc thuộc thẩm quyền, phản ánh với các cơ quan cấp trên khi vượt thẩm quyền. Với thời gian gần 10 năm hình thành và phát triển Ban đã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các KCN, CCN (lập quy hoạch, vận động thu hút đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư và quản lý sau giấy chứng nhận đầu tư) Giai đoạn đầu từ năm 2000 đến năm 2004, Ban quản lý các KCN Thái Nguyên chủ yếu là chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng KCN Sông Công I và đã thu hút được 10 dự án vào đầu tư. Từ năm 2005 đến năm 2009 về cơ bản hạ tầng KCN Sông Công I đã dần được hoàn thiện và thu hút nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại các KCN tỉnh Thái Nguyên, trong thời gian này, Ban đã thực hiện lập đề án quy hoạch tổng thể điều chỉnh bổ sung các KCN tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 định hướng đến năm 2020; Để tạo sức bật thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, Ban quản lý các khu công nghiệp đã có nhiều nỗ lực trong công tác quy hoạch, hoàn thiện đề án phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn đến 2015 và định hướng đến 2020. Các hoạt động xúc tiến đầu tư cũng được đẩy mạnh. Được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương cùng với sự vào cuộc của các cấp ngành trong tỉnh, thu hút đầu tư của Thái Nguyên đã đạt những kết quả đáng ghi nhận. 2.2.1.3. Qui hoạch phát triển KCN Sông Công và các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 Năm 2009, tỉnh Thái Nguyên đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh và bổ sung quy hoạch các KCN của tỉnh Thái Nguyên tại danh mục các khu công nghiệp dự kiến ưu tiên thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 ban hành kèm theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21 tháng 8 năm 2006, và đã được Chính phủ phê duyệt phê duyệt tại công văn 1854/TTg-KTN của Thủ tướng Chinh phủ về việc điều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  52. 41 chỉnh, bổ sung các KCN tỉnh Thái Nguyên; nâng tổng số KCN tập trung của Tỉnh lên 6 KCN là: KCN Sông Công I (220ha); KCN Sông Công II (250ha); KCN Nam Phổ Yên (200 ha); KCN Tây Phổ Yên (200ha); KCN Điềm Thuỵ (350ha); KCN Quyết Thắng (200ha). Trong thời gian tới tỉnh tập trung xây dựng KCN gắn với quy hoạch và nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Theo đó tỉnh sẽ tập trung xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng có chất lượng. Năm 2009, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lập quy hoạch khu hành chính mới nằm ở phía Tây Thành phố Thái Nguyên có quy mô 1.500 ha. Đồng thời tỉnh đã lập quy hoạch tổ hợp đô thị - công nghiệp và dịch vụ Yên Bình với quy mô 8.000 ha tại hai thị xã Phú Bình và Phổ Yên, sẽ tạo điểm nhấn cho sức hấp dẫn đầu tư tại Thái Nguyên. Hình 2.2: Bản đồ quy hoạch các KCN tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  53. 42 2.2.2. Thực trạng hoạt động tại KCN Sông Công đến năm 2010 2.2.2.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng, môi trường KCN Sông Công - Tính đến cuối 2010, KCN Sông Công I đã đền bù GPMB 73,1ha, xây dựng 2,6km đường trục và đường nhánh, hoàn thiện hệ thống vỉa hè, hệ thống vườn hoa cây xanh, đèn chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước thải theo hệ thống đường giao thông nội bộ KCN, Nhà máy xử lý nước thải công suất 2000m3/ngày đêm đã xây dựng xong và đang trong thời kỳ vận hành chạy thử. Đến nay, tổng vốn đầu tư hạ tầng KCN Sông Công I đạt được 118,5 tỷ đồng. Hình 2.3: Sơ đồ quy hoạch chi tiết KCN Sông Công I - Thái Nguyên - KCN Sông Công II với diện tích quy hoạch là 250ha đang trong giai đoạn kêu gọi đầu tư và chuẩn bị xây dựng. - Hạ tầng và Dịch vụ: + Cấp điện: Hạ tầng điện qua trạm bến áp 110/220 KV - (2x25)MVA, có lưới điện hoàn chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. + Cấp nước: Nước sạch được cung cấp từ nhà máy nước ở Thành phố Thái Nguyên (gần KCN Sông Công II) và thị xã Sông Công với công xuất 30.000 m3/ngày đêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  54. 43 + Viễn thông: Hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc và quốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số, với khả năng cung cấp 27.000 số, cú 01 bưu điện tại KCN Sông Công I. + Có 01 nhà máy xử lý và tái chế rác thải đã đi vào hoạt động nằm ở cạnh giữa KCN Sông Công I và KCN Sông Công II. + Cách KCN Sông Công I khoảng 1 km về phía Hà nội là Chi cục Hải Quan Thái Nguyên rất thuận lợi cho việc xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp. 2.2.2.2. Tình hình về quỹ đất tại KCN Sông Công Nhìn chung, quỹ đất sẵn sàng dành cho phát triển công nghiệp không nhiều. Đến cuối năm 2010, diện tích đất đã giải phóng mặt bằng 73,1ha; diện tích đất cần có theo đăng ký của các doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư là 110,97 ha; diện tich đất đã cho thuê là 68,8 ha, diện tích đất của các doanh nghiệp dịch vụ là 0,9 ha; diện tích đất cây xanh, đường, đất dịch vụ và đất để xây dựng trụ sở BQL là 3,4 ha. Việc sử dụng đất công nghiệp đạt hiệu quả chưa cao, diện tích đất đã cho thuê chưa đưa vào sản xuất kinh doanh còn nhiều. Tính đến hết năm 2010, diện tích đất được đặt cọc giữ đất, diện tích đất đã được cấp phép nhưng chưa triển khai dự án và diện tích đất của doanh nghiệp đang ngưng hoạt động khoảng 12,5 ha chiếm tỷ trọng 18,1% diện tích đất đã cho thuê. - Về thu hồi đất. Công tác giải tỏa đền bù vẫn còn nhiều khó khăn, tiến triển chậm nên chưa đạt được kế hoạch đề ra. Những vướng mắc trong công tác giải tỏa đền bù nhiều năm liền nhưng chưa được giải quyết dứt điểm. Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng việc giải tỏa đền bù là do người dân đòi giá đền bù cao, khu tái định cư chưa sẵn sàng tiếp nhận di dời, chính quyền thị xã Sông Công chưa có biện pháp kiên quyết kịp thời. 2.2.2.3. Thực trạng về thu hút vốn đầu tư và cơ cấu ngành nghề đầu tư tại KCN Sông Công - Về tình hình thu hút đầu tƣ: Tính đến cuối năm 2010, KCN Sông Công đã thu hút được 49 dự án đầu tư, trong đó có 04 dự án FDI với tổng số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  55. 44 vốn đăng ký 20,12 triệu USD, vốn đã thực hiện hơn 3 triệu USD và 45 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký gần 3.940 tỷ đồng, vốn đã thực hiện hơn 1.329 tỷ đồng, đã có 27 doanh nghiệp KCN đi vào sản xuất, thu hút trên 5.800 lao động với mức lương bình quân từ 1 triệu đến 3 triệu đồng/ người/tháng. Bảng 2.1: Vốn đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào KCN Sông Công đến năm 2010. Vốn đăng ký Vốn thực hiện Doanh Doanh Doanh Năm Doanh Ghi chú nghiệp FDI nghiệp FDI nghiệp nghiệp DDI (Triệu (Triệu DDI (Tỷ (Tỷ đồng) USD) USD) đồng) 2001 3,000 637,00 - 636,00 2002 28,90 69,00 2003 248,00 173,30 2004 16,80 17,00 2005 29,80 34,00 2006 275,00 209,00 2007 7,500 46,20 0,320 15,00 2008 5,570 290,22 2,070 34,00 2009 4,052 476,43 0,820 111,00 2010 1.891,06 31,00 Cộng: 20,122 3.939,41 3,21 1.329,30 Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên. Qua số liệu trên ta thấy tình hình thu hút các dự án FDI rất thấp và không ổn định, trong mười năm mới chỉ có 04 dự án đăng ký, với số vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 20 triệu USD, năm 2001 có 01 dự án đến tận năm 2007, 2008, 2009 mới có mỗi năm 01 dự án, năm 2010 không có dự án nào trong khi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  56. 45 đó tại KCN Sông Công Thái Nguyên từ năm 2002 đến năm 2008 đã có 21 dự án FDI với số vốn đầu tư đăng ký khoảng 180 triệu USD. Vốn đầu tư thực hiện của các dự án FDI rất thấp, khoảng hơn 3 triệu USD bằng khoảng 16% vốn đã đăng ký chứng tỏ các dự án đã đăng ký không có tiềm lực thực sự. Thực tế trong thời gian qua có rất nhiều dự án FDI đã đến KCN Sông Công để nghiên cứu, khảo sát nhưng vì nhiều lý do khách quan và chủ quan các nhà đầu tư này đã không thực hiện các dự án này tại KCN Sông Công, trong đó có lý do lớn nhất là tại KCN không có sẵn quỹ đất sạch và mặt bẵng hạ tầng để cho thuê ngay, ngoài ra còn do mặc dù KCN Sông Công nằm cạnh đường 3 cũ và đường 3 mới (Đường cao tốc Hà Nôi – Thái Nguyên) nhưng đường 3 cũ thì hẹp, mặt đường xấu, đường 3 mới thì tiến độ triển khai lâu và chậm. Đến năm 2010 tại KCN Sông Công đã thu hút được 45 dự án DDI, với số vốn đầu tư đăng ký hơn 3.939 tỷ đồng, nhưng số vốn thực hiện chỉ khoảng 1.329 tỷ đồng bằng khoảng 33,7 % vốn đã đăng ký. Quy mô vốn của các doanh nghiệp DDI thấp chỉ khoảng 8 dự án là có số vốn đầu tư trên 100 tỷ, nhiều dự án có số vốn đăng ký cao nhưng vốn thực hiện rất thấp, chậm tiến độ triển khai, như công ty cổ phần Nam Phong đăng ký năm 2008 với số vốn 71,5 tỷ; Nhà máy Thép An phú đăng ký năm 2008 với số vốn 59,5 tỷ nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện; Nhà máy sản xuất phôi thép Phác Hương đăng ký năm 2008 với số vốn 62,9 tỷ đến nay vẫn chưa thực hiện vì giải phóng mặt bằng được để giao đất; Nhà máy Thép Tân Quang đăng ký năm 2009 với số vốn 111,9 tỷ nhưng đến nay mới thực hiện được 50 tỷ; - Về cơ cấu vốn theo ngành nghề đầu tƣ tại KCN Sông Công: Qua phân tích cơ cấu vốn từng dự án trong KCN Sông Công cho thấy vốn theo ngành nghề đầu tư vào KCN được phân cụ thể : Luyện, cán kim loại đen; luyện, cán kim loại mầu; Vậtliệu xây dựng; SX cơ khí và kết cấu thép; may mặc và các ngành nghề khác. Như vậy căn cứ vào tình hình thực tế về số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  57. 46 vốn đầu tư trong từng ngành nghề kinh doanh của các dự án, đặt ra cho ban quản lý KCN thấy được phải có chiến lược, xác định mục tiêu, định hướng phát triển KCN để có những biện pháp xúc tiến đầu tư cho phù hợp. Bảng 2.2: Cơ cấu vốn kinh doanh trong KCN Sông Công Tổng vốn đầu tƣ Phân theo ngành nghề Số dự án Tỷ lệ % đăng ký I. Cơ cấu vốn của các Triệu USD doanh nghiệp FDI Luyện, cán kim loại mầu 1 4,05 20,14% Vật liệu xây dựng 1 5,57 27,68% Kết cấu thép, SX cơ khí 1 7,50 37,27% Ngành nghề khác 1 3,00 14,91% Tổng (FDI) 4 20,12 100% I. Cơ cấu vốn của các (Tỷ đồng) doanh nghiệp DDI Luyện, cán kim loại đen 16 1.903,52 48,3% Luyện, cán kim loại mầu 2 524,00 13,3% Vật liệu xây dựng 8 449,98 11,4% Kết cấu thép, SX cơ khí 11 614,95 15,6% May mặc 1 268,00 6,8% Ngành nghề khác 7 178,96 4,5% Tổng (DDI) 45 3.939,41 100% Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên. Qua bảng trên ta thấy cơ cấu vốn đã phản ánh đúng thế mạnh về tài nguyên ở Thái Nguyên có rất nhiều các mỏ quặng kim loại đen và kim loại mầu, vốn các ngành luyện cán kim loại đen của các doanh nghiệp DDI chiếm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  58. 47 48,3% tổng số vốn DDI đăng ký đầu tư vào KCN, ngành luyện cán kim loại mầu chiếm 13,3%. Ngành vật liệu xây dựng và SX cơ khí, kết cấu thép là các ngành có sử dụng nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các ngành luyện cán kim loại đen, vốn các ngành này của các doanh nghiệp DDI lần lượt chiếm 11,4% và 15,6% tổng số vốn DDI đăng ký đầu tư vào KCN, như vậy hai ngành này cần thu hút cho phù hợp với ngành luyện, cán kéo kim loại. Các ngành Điện tử cơ khí lắp ráp và Chế biến nông sản, thực phẩm là các ngành cần thu hút vì hiện tại KCN Sông Công chỉ có 01 dự án SX thiết bị điện và linh kiện điện tử còn Chế biến nông sản, thực phẩm chưa có dự án nào. - Cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tƣ vào KCN Sông Công – Thái Nguyên: + Môi trường đầu tư: Theo quy định của UBND tỉnh Thái Nguyên, giá thuê đất là 15 USD/m2/50 năm, tương đương với 0,3 USD/m2/năm. Giá trên có thể thay đổi theo quy định của tỉnh, phí xử lý môi trường từ 0.25 đến 0.3 USD/m3. + Thủ tục thuê đất tại KCN Sông Công: Thủ tục thuê đất tại KCN Sông Công đơn giản, thuận tiện qua các bước; Doanh nghiệp và Nhà đầu tư làm bản ghi nhớ thuê đất và đóng tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc có thể chia làm nhiều lần; KCN Sông Công có trách nhiệm giữ phần đất đã giới thiệu trong thời gian 03 tháng kể từ ngày ký biên bản ghi nhớ thuê đất; Khi doanh nghiệp có giấy phép đầu tư, hợp đồng thuê đất sẽ được ký và KCN Sông Công bàn giao những văn bản, giấy tờ có liên quan; giao mặt bằng, cắm mốc giới khu đất. KCN Sông Công sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn tất các hồ sơ, thủ tục. + Hỗ trợ khách hàng: Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong KCN Sông Công thêm thuận lợi trong hoạt động kinh doanh, phòng xúc tiến Đầu tư của KCN Sông Công thực hiện các chương trình: Hướng dẫn đầu tư các thủ tục liên quan, thẩm định hồ sơ đầu tư, hỗ trợ đăng ký các thủ tục hải quan, đăng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  59. 48 ký hợp đồng giao thuê đất, lập thủ tục cấp giấy chủ quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, trích lục bản đồ, hỗ trợ thủ tục thành lập công ty mới, hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký con dấu, mã số thuế, hỗ trợ lắp đặt điện thoại, hợp đồng cung cấp điện, nước, hỗ trợ xin visa cho các doanh nghiệp. + Chính sách ƣu đãi vào KCN Sông Công : Tỉnh Thái Nguyên đặc biệt khuyến khích và ưu đãi các Nhà đầu tư vào KCN Sông Công. Ngoài các ưu đãi của nhà nước, tỉnh Thái Nguyên còn ưu đãi cho các nhà đầu tư vào KCN Sông Công theo quyết định số: 3296/2000/QĐ-UB của UBND tỉnh. Những điều kiện được ưu đãi đầu tư: Dự án lấp đầy 30 ha đất Công nghiệp đầu tiên, xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên, dự án sản xuất hàng hoá từ nguồn nguyên liệu địa phương, dự án trả trước trên 90% tiền thuê lại đất và phí sử dụng hạ tầng, dự án sử dụng trên 100 lao động địa phương. Nếu dự án đáp ứng được đủ 5 điều kiện ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi tối đa 50 % tiền thuê lại đất trong 4 năm và miễn phí sử dụng hạ tầng trong 7 năm. Được hỗ trợ kinh phí đào tạo nếu sử dụng lao động địa phương với mức 1.750.000 VNĐ/người lao động. Được hỗ trợ kinh phí di chuyển và chậm nộp thuế đối với các doanh nghiệp di dời vào KCN. Được hưởng hoa hồng nếu tham gia vận động vào KCN. Việc quản lý Nhà nước trong KCN thực hiện theo cơ chế một cửa thông qua cơ quan đầu mối là Ban quản lý các KCN Thái Nguyên. Quá trình thẩm định dự án, cấp Giấy phép đầu tư, quản lý doanh nghiệp, lao động và xuất nhập khẩu theo uỷ quyền từ các Bộ, ngành Trung ương. Thủ tục kiểm tra, thanh tra trong KCN được đơn giản hoá nhằm tránh gây phiền hà, ách tắc hoạt động của doanh nghiệp trong KCN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  60. 49 2.2.2.4. Phân tích hiệu quả các dự án tại KCN Sông Công - Tính đến năm 2010 có 49 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, bao gồm: + 04 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 20,12 triệu USD và diện tích đất đã cho thuê 6,5 ha. Trong đó, có 02 dự án đang hoạt động chiếm tỷ trọng 50% so với tổng vốn đăng. Diện tích đất đã được thuê và đưa vào hoạt động SXKD là 3ha chiếm 46,2% trên tổng diện tích đất đã thuê (xem bảng 2.3). + 45 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3.939,41 tỷ đồng và diện tích đất đã cho thuê 65,8 ha. Trong đó, có 25 dự án đang hoạt động chiếm tỷ trọng 55,6% so với tổng vốn đăng ký. Diện tích đất đã được thuê và đưa vào hoạt động SXKD là 59,63 ha chiếm 95,7% trên tổng diện tích đất đã thuê (xem bảng 2.3). Bảng 2.3: Tình hình đầu tƣ tại KCN Sông Công đến năm 2010 Doanh Doanh Tỷ lệ so sánh nghiệp nghiệp Chỉ tiêu Doanh Doanh FDI (tr DDI (tỷ nghiệp FDI nghiệp DDI USD) đồng) Đang Số doanh nghiệp (DN 2 25 50,0% 55,6% hoạt Vốn đầu tư đăng ký 9,62 1.875,55 47,8% 47,6% động Diện tích (ha) 3 59,63 46,2% 95,7% Đang Số doanh nghiệp (DN 1 3 25,0% 6,7% xây Vốn đầu tư đăng ký 7,50 134,03 37,3% 3,4% dựng Diện tích (ha) 3 3,14 46,2% 5,0% Chƣa Số doanh nghiệp (DN 1 17 25,0% 37,8% triển Vốn đầu tư đăng ký 3 1.929,83 14,9% 49,0% khai Diện tích (ha) 0,5 41,70 7,7% 39,9% Số doanh nghiệp (DN 4 45 100% 100% Tổng Vốn đầu tư đăng ký 20,122 3.939,41 100% 100% cộng Diện tích (ha) 6,5 104,47 100% 100% Trong đó diện tích đã cho thuê 6,5 62,3 Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  61. 50 - Xét về hiệu quả đầu tư, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp KCN trong giai đoạn 2006 – 2010 thì các doanh nghiệp FDI không ổn định, số lao động thu hút vào khối doanh nghiệp này có xu hướng giảm, còn các doanh nghiệp DDI có xu hướng tăng dần thể hiện qua vốn đầu tư, và nộp ngân sách trên 1ha đất công nghiệp. Trong 2010, bình quân 1ha đất thu được khoảng 29,56 tỷ đồng vốn đầu tư, thu hút bình quân 88 lao động và nộp ngân sách 0,57 tỷ đồng trên 1ha đất được thuê (xem bảng 2.4). Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành rà soát các doanh nghiệp chưa triển khai, ngừng triển khai trên 2 năm và các doanh nghiệp tiến hành thanh lý giải thể trên 1 năm và có văn bản đôn đốc gửi chủ đầu tư, và sẽ tiến hành rút phép trước hạn nếu các doanh nghiệp này không còn ý định tiếp tục triển khai nhằm tăng cường thêm quỹ đất để thu hút nhà đầu tư. Bảng 2.4: Hiệu quả đầu tƣ các DN tại KCN Sông Công đến năm 2010 Năm Năm Năm Năm Năm Chỉ tiêu Đ. Vị tính 2006 2007 2008 2009 2010 I. Các dự án FDI Vốn đầu tư Tr. USD 3,00 7,50 5,57 4,05 Lao động Người 147,0 77,0 77,0 64,0 48,0 Nộp ngân sách Tỷ VNĐ 0,03 0,04 0,42 0,13 0,13 Vốn đầu tư/ha Tr. 1,00 1,25 0,93 0,62 - USD/ha Lao động/ha Người/ha 49 13 13 10 7 Nộp ngân sách/ha Tr. 0,01 0,01 0,07 0,02 0,02 USD/ha II. Các dự án DDI Vốn đầu tư Tỷ đồng 275,00 46,20 290,22 476,43 1.891,06 Lao động Người 1.537 3.514 5.145 5.065 5.644 Nộp ngân sách Tỷ đồng 12,33 13,48 16,62 15,11 36,52 Vốn đầu tư/ha Tỷ 4,83 1,03 5,89 8,29 29,56 đồng/ha Lao động/ha Tỷ 27 78 104 88 88 đồng/ha Nộp ngân sách/ha Tỷ 0,22 0,30 0,34 0,26 0,57 đồng/ha Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
  62. 51 Tình hình nộp ngân sách: Các doanh nghiệp DDI đã chấp hành tốt các chính sách chế độ về thuế và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế (tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai, báo cáo thuế đúng hạn đạt 95%-98%). Số thu ngân sách về thuế tiếp tục tăng cao trong năm 2010, đạt 36,52 tỷ đồng, bằng 3% thu ngân sách của tỉnh và bằng 56,6% số thu ngân sách của thị xã Sông Công. 2.2.2.5. Thực trạng về nguồn lực lao động - Tỉnh Thái Nguyên được xem là trung tâm phát triển kinh tế công nghiệp phía Bắc trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Tính đến 31/12/2010, số lao động đang làm việc tại KCN Sông Công là 5.692 người, trong đó chiếm đến 74,8% là lao nữ và tăng 238% so với năm 2006. Lao động tăng và nhiều lao động nữ chủ yếu là do lao động Nhà máy may TNG Sông Công (3.497 người) đến năm 2008 hoàn thiện đi vào hoạt động (Xem biểu 2.5) Bảng 2.5: Tình hình lao động tại KCN Sông Công đến năm 2010 Số lao % lao động Tỷ lệ tăng Số lao động Năm động nữ trong tổng Ghi chú % nữ (ngƣời) số lao động 2006 1.684,0 - 468,0 27,8% 2007 3.591,0 113,2% 2.150,0 59,9% 2008 5.222,0 45,4% 4.122,0 78,9% 2009 5.129,0 -1,8% 4.107,0 80,1% 2010 5.692,0 11,0% 4.260,0 74,8% Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên. Nguồn lực lao động tại KCN Sông Công phân làm hai nhóm chính là lao động có tay nghề (chủ yếu là lao động trong các doanh nghiệp sản xuất cần yêu cầu lao động kỹ thuật cao, mức thu nhập bình quân nhóm này khoảng trên 3 triệu đồng) và lao động phổ thông (chủ yếu là lao động tại công ty may TNG, vào công ty mới đi học nghề may, mức thu nhập nhóm này thấp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên