Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

pdf 162 trang phuongnguyen 2600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_doi_voi_phat_trien_kinh_te_tinh.pdf

Nội dung text: Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ___ Lê Thị Nga ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành : Địa Lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
  2. LỜI CẢM ƠN Để luận văn được hoàn thành, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và chân thành cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô Giáo Khoa Địa Lý trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học từ 2005 – nay, để tôi có đủ kiến thức lý thuyết phục vụ cho quá trình làm luận văn. Đặc biệt là Thầy Giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, người đã hướng dẫn chu đáo cho tác giả từ khâu đọc tài liệu, xác định đề tài, viết đề cương nghiên cứu và sữa chữa những thiếu sót trong luận văn của tác giả. Bên cạnh đó, Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi và có nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn và rút ra nhiều nhận định trong nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn các Thầy Cô và các Anh, Chị Phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Ngô Quyền đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để tôi có thể yên tâm hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn UBND tỉnh, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Công nghiệp, Ban Quản Lý Khu công nghiệp, Cục thống kê, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp cho tôi các nguồn số liệu quý giá để phục vụ cho luận văn. Tác giả biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn của mình. Do thời gian, nguồn số liệu, tài liệu và khả năng của tác giả có giới hạn nên luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để tác giả có thể rút ra được nhiều bài học quý giá và khắc phục trong lần nghiên cứu tiếp theo nếu tác giả có đủ điều kiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Nga
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Các nước Đông Nam Á. APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu. CN : Công nghiệp. CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp EU : The European Union - Liên minh Châu Âu FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài. FTA : Hiệp định thương mại tự do. GATS : Hiệp định thương mại dịch vụ của WTO. GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước GNP : Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc nội. GO : Tổng giá trị sản xuất IMF : International Moneytary Fund - Quỹ tiền tệ thế giới. KCN : Khu công nghiệp. KT – XH : Kinh tế - xã hội. NAFTA : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TNCs : Các công ty đa quốc gia. UBND : Ủy ban Nhân dân UNCTAD : Uỷ Ban Thương Mại và phát triển Liên Hợp Quốc WTO : Tổ chức thương mại thế giới WB : World Bank - Ngân hàng thế giới.
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa đang ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng phát triển tất yếu trong lịch sử nhân loại. Khi xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dấu hiệu phê chuẩn của thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước, là động lực để có thể tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, ngoại giao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời trở thành công cụ sắc bén cho phát triển và hội nhập toàn cầu, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của các quốc gia. Thật vậy, sức mạnh của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động lên nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng lực quản lý và tăng năng suất lao động, phát triển công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao mức sống của người lao động. Và quả ngọt đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Việt Nam thu hoạch được trong thời gian qua phần lớn dựa vào quá trình 20 năm cải cách và một phần dựa vào ngoại cảnh. Thành tựu đáng kể đó không thể không kể đến nỗ lực của các tỉnh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những tỉnh có đóng góp to lớn vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải kể đến ở miền Đông Nam Bộ là Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu là địa bàn quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – Thành Phố Hồ Chí Minh; nên việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những góp phần quan trọng
  5. trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà mà còn thể hiện sự đóng góp của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn miền Đông Nam Bộ và cả nước. Tính đến cuối năm 2007, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương thì Bà Rịa – Vũng Tàu đứng ở vị trí thứ năm sau Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương về thu hút vốn đầu tư với 206 dự án và tổng vốn đầu tư là 9,1 tỷ USD. Đặc biệt, trong tương lai không xa, Vũng Tàu có thể sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, vai trò của nó sẽ ngang hàng với Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh; khi đó yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ cao hơn và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng thể hiện rõ nét sức mạnh của nó. Vì vậy thiết nghĩ, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và xác định rõ vai trò cũng như tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là hết sức cần thiết. Đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong phát triển kinh tế. Do yêu cầu cấp thiết, tính khoa học và tính thực tế của vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp. Đây là một đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế rất khó, nguồn tài liệu và số liệu thống kê rất hiếm nên việc hoàn thành công việc nghiên cứu của tôi gặp rất nhiều khó khăn; và do vậy luận văn của tôi không thể tránh được một số thiếu sót. Tôi thực sự mong muốn Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình trong lần nghiên cứu tiếp theo nếu tôi có đủ điều kiện. Tôi xin chân thành cảm ơn!
  6. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Tìm ra các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu. - Tìm ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích, đánh giá các yếu tố: + Số dự án được cấp phép. + Số dự án phân theo ngành kinh tế và lĩnh vực đầu tư. + Quy mô dự án, số vốn bình quân một dự án. + Đối tác đầu tư chủ yếu. + Môi trường đầu tư. - Về thời gian: Từ 1995 – 2007; đặc biệt từ 2000 – 2007 . - Về không gian: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5. Phương pháp nghiên cứu Do thiếu các dữ liệu cần thiết và số liệu không đủ, không thể sử dụng phương pháp phân tích định lượng nên nghiên cứu này tôi chỉ sử dụng phương pháp phân tích định tính sử dụng số liệu thống kê, tổng kết tình hình FDI vào Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào số liệu thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực
  7. FDI vào tổng thu nhập quốc dân GDP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành. - Thu thập và phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thông qua các cơ quan Trung Ương, cấp tỉnh, Sở công nghiệp và các nguồn liên quan. Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được tôi chọn lọc, tổng hợp và phân tích trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau, làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu. - Phân tích số liệu thống kê kết hợp so sánh. - Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin: các chương trình phần mềm hỗ trợ xử lý thông tin như Word, Excel, MapInfo được sử dụng để xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các bảng thống kê, bản đồ, biểu đồ. 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đề tài khó, trong nước đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Một số trong đó là: Đề tài “Đánh giá vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” (do Thạc Sỹ Nguyễn Văn Quang chủ nhiệm, Viện kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004). - Đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành Phố Hồ Chí Minh – tình trạng và giải pháp” (do TSKH Trần Trọng Khuê, TS. Trương Thị Minh Sâm, PGS.TS Đặng Văn Phan và các cộng sự thực hiện). - Đề tài: “Tìm hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1991 – 2003” (do Cao Văn Biên Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện). Nhìn chung các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số bài báo phóng sự nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, gợi mở các vấn đề mang tính khái quát. Riêng việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả chưa thấy công trình nghiên cứu nào. Mặt khác, Bà Rịa – Vũng Tàu là
  8. một tỉnh có nhiều đặc trưng trong phát triển kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước một nguồn thu đáng kể hằng năm. Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh mà tác giả đã công tác tại đây từ 2002 – nay, tác giả nhận thấy được sự thay da đổi thịt của vùng đất này. Để lý giải cho sự thay đổi đó, tác giả nhận thấy sự phát triển kinh tế của tỉnh cần và có sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy nghiên cứu về “đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” một mặt để thõa mãn nhu cầu nghiên cứu của bản thân và có thể đưa ra một số giải pháp giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, đặc biệt là thời kỳ hậu WTO. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn phải giải quyết trình tự các chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 3: Các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
  9. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Lịch sử hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài Dựa vào tiêu chí mức độ phát triển đầu tư quốc tế, chính sách đầu tư quốc tế, tình hình chính trị trên thế giới và sự phân tích của UNCTAD, lịch sử đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới được chia thành các giai đoạn phát triển sau: [39] Thứ nhất, giai đoạn từ 1870 – 1913. Giai đ oạn này được xem là “kỷ nguyên vàng” của quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Xuất khẩu tăng ở các nước phát triển. Di cư lao động quốc tế được tự do và tăng nhanh. Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp thông qua cách mạng công nghiệp: Anh (thế kỷ 18), Pháp (thế kỷ 19), Đức ( thế kỷ 19) tạo điề u kiện phát triển khoa học công nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ này đạt 14 tỷ USD (chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là để khai thác thuộc địa. Thứ hai, giai đoạn từ 1914 – 1945. Đây là thời kỳ xảy ra hai cuộc đại chiến: Thế giới thứ nhất và hai. Thời kỳ này các mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia bị xóa bỏ, hoạt động thương mại và tài chính bị hạn chế. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư nước ngoài lại ít chịu ảnh hưởng. Từ 1914 – 1938 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gấp đôi thời kỳ trước, đạt 26 tỷ USD. Thứ ba, giai đoạn 1945 – 1990: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được khôi phục. Khoa học, công nghệ thời kỳ hậu chiến tranh đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực vận tải, truyền thông. Thời kỳ này nền kinh tế thế giới có những chuyển biến sâu sắc: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ra đời năm 1967 để bảo vệ quyền sáng chế, phát minh công nghệ tiên tiến. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại được ký kết năm 1947. Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn hội nhập, hoạt động thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng thương mại tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản
  10. xuất sản phẩm. Về di cư lao động quốc tế bị hạn chế và thắt chặt thông qua Luật Nhập cư của các nước trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự thay đổi: xuất hiện đầu tư giữa các nước Tư Bản phát triển hoặc giữa các nước đang phát triển với nhau. Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thập niên giữa 1980 và 1985. Riêng giai đoạn 1960 – 1990 tăng từ 68 tỷ USD đến 2100 tỷ USD, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 11%. Thời kỳ này ở các nước phát triển, các công ty đa quốc gia (TNCS) ra đời với số lượng lớn, khoảng 37000 TNCS gồm 20600 chi nhánh. Xu hướng đầu tư vào công nghiệp đã có sự sụt giảm (từ 1970), thay vào đó là đầu tư vào các ngành dịch vụ. Sự chuyển hướng đầu tư đó thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của lĩnh vực dịch vụ là lớn nhất, chiếm 50% tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một nước đi đầu tư. Từ giữa 1980, chính sách tự do hóa đầu tư được hình thành và phát triển. Đây là điểm nổi bật của giai đoạn này. Thứ tư, giai đoạn từ 1991 – nay: Giai đoạn này, nền kinh tế thế giới bắt đầu đi vào quá trình hội nhập sâu rộng. Nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới được thành lập như: NAFTA (1992); WTO (1995); EU (1996) đã có tác động lớn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tự do hóa đầu tư với nhiều biện pháp của các nước, các khu vực và thế giới đã đi vào chiều sâu, có tác dụng hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển. Chẳng hạn như Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) của WTO; Nghị định Thư về khuyến khích và bảo hộ đầu tư của MERCOSUR; Nghị định Thư về khu vực đầu tư ASEAN Giai đoạn này, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng nhanh từ khi có các Hiệp định đầu tư song phương được ký kết ( 1991 – 1995 – 2000 ). Cấu trúc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vào lĩ nh vực dịch vụ. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng vận động: từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang và kém phát triển, từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước công nghiệp phát triển và đầu tư từ các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển.
  11. Ở Việt Nam: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ được xem là hình thành và phát triển kể từ khi có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1986 cùng với Đại Hội 6 của Đảng. Đây là một đạo luật quan trọng trong chính sách đối ngoại “đổi mới” của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng trong những năm gần đây. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (cả cấp mới và tăng thêm) đã tăng từ 4,1 tỷ USD (2004) ( tăng 37,8% so với năm 2003) lên 5,8 tỷ USD năm 2005 và 10,2 tỷ USD năm 2006 và khoảng 20,3 tỷ USD năm 2007, dự kiến tăng lên khoảng gần 25 tỷ USD năm 2008, nhưng thực tế đến cuối tháng 6 năm 2008 đã tăng lên trên 31 tỷ USD. Nhìn chung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng cả về quy mô dự án và số vốn góp. Dựa vào mức độ phát triển của dòng vốn, phân kỳ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn lớn: [29], [36], [37]. Sau 1975 – trước 1988. Từ 1988 – nay. Giai đoạn 1975 – trước 1988: Việt Nam chủ yếu quan hệ với các nước XHCN, do vậy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mới bắt đầu thực hiện giữa các nước XHCN và đã xuất hiện ở Việt Nam một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng các dự án này hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa các nước XHCN và Việt Nam. Giai đoạn từ 1988 – nay: Từ 1988 – 1996: Vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức 8,9 tỷ USD vào năm 1996. Kết quả đạt được đó là do quan điểm của Việt Nam về việc mở cửa thu hút đầu tư đã có nhiều thay đổi so với quan điểm trước đây. Từ 1997 đến 1999: Cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á đã làm ảnh hưởng đến làn sóng đầu tư vào Việt Nam; đồng thời cũng do môi trường đầu tư của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực (quan liêu hành chính, bất ổn
  12. về chính trị và xã hội, việc xử lý vi phạm hợp đồng ). Vốn FDI đăng ký mới giảm trung bình 24%/năm; vốn giải ngân giảm 14%/năm. Từ 2000 – 2003: Vốn giải ngân của nước ta có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm; vốn đăng ký mới thì biến động thất thường. Năm 2002 được xem là năm có vốn đăng ký thấp nhất, quy mô vốn/dự án cũng thấp nhất. Từ 2004 – 2005: tổng vốn đăng ký tăng trên 30% so với năm 2003; tổng vốn thực hiện tăng 7,6%. Tốc độ tăng nhanh vốn FDI giai đoạn này là do môi trường đầu tư của nước ta đã được cải thiện đáng kể, thể hiện thông qua việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam đã chú trọng hơn việc xúc tiến đầu tư nước ngoài. Từ 2005 – 2007: Riêng năm 2005, vốn cấp mới đạt 6,84 tỷ USD. Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007 dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã gia tăng một cách đáng kể với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nặng (sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đồ điện tử, thép ) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, tư vấn ) Năm 2006, cả nước đã thu hút được 10,6 tỷ USD. Năm 2007 tổng vốn đầu tư thu hút được là 20,3 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2006. Để đạt được kết quả to lớn đó, trước hết phải kể đến sự nỗ lực của toàn dân tộc Việt Nam trong việc chung sức xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi, thể hiện qua việc nước ta trở thành thành viên thứ 150 qua việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vào tháng 11/2006. 1.1.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nướ c ngoài (FDI) - Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới ( International Moneytary Fund – IMF ): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country ); không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”.
  13. - Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế ( Organisation of Economic Cooperation and Development-OECD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài tương tự như IMF. Tuy nhiên, OECD có quan niệm về nhà đầu tư nước ngoài rộng hơn. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ đầu tư tại nước ngoài. - Theo Ủy ban Thương Mại và phát triển Liên Hợup Q ốc (UNCTAD): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc một thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp)”. - Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài: [42] “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài”. - Quan điểm của Thạc Sỹ Nguyễn Văn Tuấn – Bộ Tư Pháp: [29] “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”. - Theo tác giả Nguyễn Hoài Phương đề tài Luận Văn Thạc Sỹ: “Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của Thành Phố Hồ Chí Minh” thì “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn” [34] - Quan điểm về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật Đầu Tư nước Ngoài được sửa đổi, bổ sung năm 2000 “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” (Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam).[29]
  14. 1.1.2.2. Bản chất FDI Về thực chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty, nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ngoài. Hay nói cách khác, bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Nhà đầu tư chỉ mong muốn đầu tư khi họ cho rằng khoản đầu tư đó có thể mang lại lợi nhuận cao cho họ. Đây là đặc điểm cơ bản nhất và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các quốc gia. 1.1.2.3. Đặc điểm FDI - Tỷ lệ góp vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án đạt mức tối thiểu theo luật đầu tư của từng nước quy định. Chẳng hạn như theo Luật đầu tư Việt Nam quy định: “số vốn đóng góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốn pháp định của dự án”. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án mang tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp. Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việc mua bán chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu). - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài phải có số % cổ phần nhất định mới được tham gia gia quản lý doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thì nhà đầu tư nước ngoài phải có ít nhất 10% cổ phiếu thường hoặc quyền bỏ phiếu trong các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia quản lý doanh nghiệp.
  15. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sản xuất”; “chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật”. [12] - Đi kèm với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu); chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế. Trong đó di cư lao động quốc tế góp phần chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. - Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chia cho các bên theo tỷ lệ vốn góp vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có). - Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp nhận đầu tư. [35] - Đầu tư nước ngoài thường được thực hiện thông qua các hình thức như: xây dựng doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hay từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp lại với nhau. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về đầu tư trực tiếp của mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhập quốc tế về đầu tư. 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài Có nhiều hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các hình thức có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài khác như (BOT: Xây dựng-khai thác-chuyển giao; Khu chế xuất; Khu công nghiệp; Khu kinh tế mở; Khu thương mại tự do; Đặc khu kinh tế; Hợp đồng phân chia sản phẩm – áp dụng trong ngành dầu khí và khai thác mỏ; Công Ty nước ngoài lập chi nhánh ở Việt Nam ). Phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau. [28]
  16. 1.1.3.1. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (A business coporation contract ) Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở nước tiếp nhận đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh phải do đại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký. Hợp đồng hợp tác kinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. 1.1.3.2. Hình thức doanh nghiệp liên doanh ( A Joint Venture Enterprise) Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn của hai bên hoặc nhiều bên Việt Nam và nước ngoài. Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp liên doanh là Công Ty trách nhiệm hữu hạn pháp nhân Việt Nam hoặc Công Ty cổ phần pháp nhân Việt Nam. Vấn đề góp vốn của liên doanh thì theo Luật Đầu Tư Nước Ngoài của Việt Nam, vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không quá 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận. 1.1.3.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam.
  17. Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể là Công Ty trách nhiệm hữu hạn pháp nhân Việt Nam hoặc Công Ty cổ phần pháp nhân Việt Nam. Ngoài ra, còn có các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo bản chất đầu tư: [47], [21] - Đầu tư phương tiện hoạt động: Là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. [47] - Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này ( có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu vào. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo tính chất dòng vốn: - Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần hoặc trái phiếu doanh nghiệp do một công ty trong nước phát hành. - Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. - Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. [21] 1.1.4. Môi trường đầu tư Môi trường đầu tư là tổng hòa các yếu tố về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và các yếu tố: cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động đầu tư của Nhà đầu tư trong và ngoài nước tại một quốc gia hoặc một địa phương. Môi trường đầu tư bao gồm: Môi trường chính trị xã hội, môi trường văn hóa, môi trường kinh tế và tài nguyên, môi trường tài chính, môi trường cơ sở hạ tầng, môi trường lao động. [28]
  18. Nghiên cứu môi trường đầu tư cho phép đề xuất những giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn và tính cạnh tranh so với môi trường đầu tư của các nước trong khu vực, các địa phương trong nước. Có như vậy mới làm tăng khả năng thu hút vốn đầu tư phục vụ cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 1.2. Tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.2.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.2.1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế Mục tiêu của các quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trưởng kinh tế là một điều kiện quan trọng. Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).[9] Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng thêm tổng sản phẩm trong nước, tức GDP (Gross Domestic Product). Mức tăng đó thường tính trên toàn bộ nền kinh tế hay tính bình quân theo đầu người của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Tăng trưởng kinh tế được tính bằng: Sự tăng trưởng của đại lượng tuyệt đối tổng sản phẩm quốc dân GNP hoặc tổng sản phẩm quốc nội GDP. Hoặc: Sự tăng lên của GNP hoặc GDP bình quân đầu người. Nếu GNP bình quân đầu người luôn luôn tăng thì quá trình tăng trưởng được xem là tăng trưởng về chất. Nếu giá trị tuyệt đối GNP tăng lên nhưng giá trị GNP bình quân đầu người không tăng thậm chí giảm được xem là quá trình tăng trưởng về lượng. 1.2.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế tác động thúc đẩy sự tiến bộ về mặt xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý là nội dung của phát triển kinh tế. Vậy phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội; hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, có khả
  19. năng khai thác nguồn lực trong và ngoài nước. Phát triển kinh tế là quá trình kết hợp hài hòa vấn đề tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội khác. Phát triển kinh tế gồm những nội dung sau: - Gia tăng sản lượng hay tăng trưởng kinh tế dựa trên bốn yếu tố: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ (quy mô phát triển). - Giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội, bao gồm phát triển hợp lý cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (chất lượng phát triển). Tóm lại phát triển kinh tế phản ánh sự vận động của nền kinh tế từ trạng thái thấp lên trạng thái cao hơn cả về số lượng và chất lượng. 1.2.1.3. Phát triển bền vững “Phát triển bền vững là sự phát triểnh nhằm t ỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ mai sau”. [16] Phát triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, liên tục trong thời gian dài. Sự phát triển đó dựa trên việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên mà vẫn bảo vệ được môi trường sinh thái. Phát triển kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay nhưng không làm cạn kiệt tài nguyên, để lại hậu quả xã hội cho thế hệ tương lai. 1.2.2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho phát triển. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện cần để làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội và tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu kinh tế. Ngược lại, sự tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng. Tóm lại phát triển bao gồm cả tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế cũng có thể dẫn đến phát triển, nhưng không có tăng trưởng thì nhất định không có phát triển. Như vậy, tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ biện chứng, mật thiết với nhau. Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên hay tăng tiến về mọi mặt
  20. của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự gia tăng sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về kinh tế xã hội [9] Tóm lại, phát triển kinh tế là quá trình kết hợp hài hòa vấn đề tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội khác. 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Để đánh giá mức độ phát triển kinh tế, người ta thường dùng các nhóm chỉ tiêu: - Các chỉ tiêu phản ánh sự tiến bộ xã hội và biến đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống xã hội. - Gia tăng sản lượng hay tăng trưởng kinh tế dựa trên bốn yếu tố: vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ (quy mô phát triển). - Giải quyết các vấn đề Kinh tế - xã hội, bao gồm phát triển hợp lý cơ cấu kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, duy trì và bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (chất lượng phát triển). [29] Nội dung phát triển kinh tế nêu trên được xem là các tiêu chí để đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, hay nói cách khác lấy nội dung phát triển để xem xét, đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại phần sau. 1.2.3.1. Các chỉh tiêuả p n ánh sự tăng trưởng kinh tế + Tổng sản phẩm trong nước – GDP (Gross Domestic Product). + Tổng sản phẩm quốc gia – GNP (Gross National Product). GNP = GDP + (-) thu nhập ròng từ nước ngoài (gửi về (+), gửi ra(-) ) 1.2.3.2 Các chỉ tiêu về xã hội của phát triển. - Chăm sóc sức khỏe cộng đồng (y tế) - Trình độ học vấn của dân cư. 1.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế * Nhóm thứ nhất: Các nhân tố kinh tế bao gồm: [9]
  21. - Vốn sản xuất: là những tư liệu sản xuất như máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật. Như vậy trong điều kiện năng suất lao động không đổi thì tăng vốn sẽ làm tăng thêm sản lượng sản phẩm hang hóa. - Lực lượng lao động: Mọi hoạt động sản xuất đều do lao động của con người quyết định, nhất là người lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm và kỹ năng lao động. Do đó, chất lượng lao động quyết định hiệu quả sản xuất. - Khoa học và công nghệ: Nó quyết định sự thay đổi năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, còn có các nhân tố khác tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế như: quy mô sản xuất, các hình thức tổ chức kinh tế tối ưu, thị trường, nguyên liệu. * Nhóm thứ hai: Các nhân tố phi kinh tế. - Thể chế chính trị và đường lối phát triển kinh tế - xã hội. - Đặc điểm văn hóa, dân tộc, tôn giáo. Đây là những nhân tố không thể lượng hóa được sự ảnh hưởng của nó, không thể tính toán, so sánh bằng các con số và giá trị cụ thể; nhưng chúng lại có phạm vi tác động rộng lớn và phức tạp. Nhìn chung, trình độ văn hóa, văn minh và ổn định của một dân tộc tỷ lệ thuận với phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. 1.3. Bối cảnh quốc tế và trong nước đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.3.1. Bối cảnh quốc tế Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn tạo đà cho nước ta thực hiện đầy đủ các cam kết với các nước và các tổ chức quốc tế; tự do hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ ở mức cao, mở cửa đầu tư đối với nhiều lĩnh vực mà cho đến nay nước ta còn đang bảo hộ, thực hiện nghiêm ngặt các quy định về bạo vệ sở hữu trí tuệ, bảo vệ môi trường và các cam kết khác trong điều kiện kiên trì và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới. Đón bắt tình hình, tận dụng cơ hội để đưa đất nước phát triển là việc làm rất cần thiết đối với bất kỳ một quốc gia nào và Việt Nam cũng không là ngoại lệ.
  22. Toàn Cầu Hóa kinh tế thế giới tiếp tục là xu thế tất yếu, tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục diễn ra ở mọi cấp độ. Phạm vi hợp tác trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng mở rộng, bao gồm cả những vấn đề như tự do hóa đầu tư, hợp tác, chuyển giao công nghệ; những hình thức thương mại mới như thương mại điện tử sẽ trở nên phổ biến, làm thay đổi những quan niệm truyền thống. Thị trường tài chính ngày càng được quốc tế hóa, tính phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trên thế giới được dự báo sẽ tăng lên do ảnh hưởng của sự chuyển dịch của các dòng vốn trên thế giới. Vai trò của các tổ chức tài chính quốc tế như Tổ Chức Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), Ngân Hàng Thế Giới (WB) trong nền kinh tế thế giới được tăng cường và mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Sự phát triển mạnh mẽ của các thể chế kinh tế quốc tế, các công ty đa quốc gia cũng là một biểu hiện quan trọng cho xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới trong những năm giữa thế kỷ XXI. Xu thế mở rộng các liên kết kinh tế song phương, khu vực vẫn đang trở thành một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Các trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Liên Minh Châu Âu vẫn tiếp tục là động lực chính thúc đẩy liên kết khu vực và toàn cầu. Trong giai đoạn 2008 – 2010, các nước đang phát triển được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP khá (4,5 – 5%) do tác động của nhiều nhân tố như: lực lượng lao động được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ tiết kiệm và tích lũy vốn cao, chuyển giao nguồn lực giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển cũng như giữa các khu vực đang phát triển với nhau được mở rộng. Trong đó, các nước ở khu vực Châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất. Đây là thời gian mà dòng vốn đầu tư nước ngoài đang có sự phục hồi. Theo Tổ Chức Thương Mại và phát triển của Liên Hợp Quốc (UNCTAD), đầu tư nước ngoài giảm trong 3 năm đầu của thập kỷ mới, nhưng đã tăng mạnh trở lại trong 3 năm gần đây (năm 2004 tăng 27% so với năm 2003; năm 2005 tăng 29% so với năm 2004). Mức vốn FDI trung bình hàng năm trên thế giới tăng từ 93,8 tỷ USD những năm 80 tăng lên 388,3 tỷ USD trong những năm 90 và tăng lên 541,5 tỷ USD trong nửa cuối những năm 90. Và hiện nay vốn FDI trên thế giới đã tăng lên hàng ngàn tỷ
  23. USD. Trong số các nước đang phát triển, Đông Nam Á đang là địa chỉ ưa chuộng của các nhà đầu tư. Kinh tế thế giới những năm tới lấy đà tăng tốc và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất vào thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI, dựa trên đổi mới công nghệ mà các nhà kinh tế gọi là “pha dâng cao của chu kỳ sóng dài thứ năm” [12] và theo UNCTAD từ nay đến năm 2020, nguồn vốn đầu tư đang có xu hướng đổ vào các nước đang phát triển, nhất là những nền kinh tế mới nổi, có tốc độ tăng trưởng cao. Và dự báo nguồn vốn đầu tư sẽ chảy vào các nước Châu Á tăng 6% (mức bình quân thế giới là 3,6%). Trong khi đó những rủi ro do tập trung đầu tư quá lớn vào Trung Quốc đã bộc lộ rõ trong năm 2005, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn lớn điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó có việc phân bổ nguồn đầu tư sang một số nước khác trong khu vực, nhất là những nền kinh tế mới nổi có tốc độ tăng trưởng cao, có lợi thế về lao động, tài nguyên và chính sách đầu tư thông thoáng. Việt Nam với chính sách đối ngoại rộng mở và môi trường đầu tư không ngừng được cải thiện đang trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn của các nhà đầu tư. Điều này tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong việc tăng cường thu hút vốn FDI. Cuộc cách mạng khoa học – công nghệ diễn ra với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử, ngày càng khẳng định vai trò là một trong những lực lượng sản xuất trực tiếp chủ yếu của nền kinh tế và làm thay đổi kết cấu kinh tế thế giới. Những lĩnh vực công nghệ mới (công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, năng lượng mới, công nghệ thông tin) được dự báo sẽ phát triển rực rỡ trong tương lai. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của nền kinh tế thế giới có sự thay đổi mới về chất, năng suất lao động cao. Những thành tựu của khoa học – kỹ thuật giúp kinh tế thế giới tăng trưởng ổn định, đời sống của người dân sẽ được cải thiện đáng kể. 1.3.2. Bối cảnh trong nước Qua gần 20 năm thực hiện các mục tiêu của 2 kỳ Chiến lược (1991 – 2000; 2001 – 2010), kinh tế - xã hội nước ta đã có bước tiến bộ đáng kể: quy mô nền kinh tế tăng nhanh, mặt bằng phát triển được nâng cao, chính trị - xã hội ổn định, đời sống
  24. nhân dân được cải thiện. Đó là những điểm sang, hứa hẹn những bước tiến dài trong tương lai, làm cơ sở cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước dài hạn. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay trên thế giới là một tất yếu. Đứng trước xu thế đó, tất cả các nước trên thế giới đều có khuynh hướng hợp tác song phương, đa phương và giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau phát triển. Nước ta không thể không tuân theo quy luật tất yếu đó, và đã tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực. Và đó cũng chính là lý do để ranh giới thực giữa các quốc gia trong thương mại và quan hệ quốc tế bị xóa nhòa, thay vào đó là các mối quan hệ hợp tác hữu nghị và cạnh tranh một cách lành mạnh, và thế giới trở nên phẳng hơn nhờ tác động của sự tiến bộ về khoa học và công nghệ. Nước ta chủ trương “đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế” với tinh thần “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển” [27]. Với việc tham gia đầy đủ và toàn diện vào các hoạt động kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội to lớn. Quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế được mở rộng, việc thực hiện các cam kết về khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp Định Thương Mại Việt Nam – Hoa Kỳ, việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) và thực hiện các hiệp định hợp tác đa phương, song phương khác đã góp phần tạo ra bước phát triển mới quan trọng về kinh tế đối ngoại nhất là thu hút đầu tư và xuất khẩu. Dòng lưu chuyển vốn đầu tư, lao động, công nghệ, dịch vụ được mở rộng, tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút thêm vốn, công nghệ tiên tiến và cả lao động có chất lượng để cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững. Tình hình chính trị - xã hội của nước ta tiếp tục ổn định. Thành công của Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng với việc khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, trong đó có việc đề ra nhiệm vụ: “ Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút vốn đầu tư trực
  25. tiếp nước ngoài, hướng vào thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quả nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài. [27] Tình hình chính trị xã hội trong nước ổn định đã tiếp tục củng cố niềm tin của cộng đồng đầu tư quốc tế, thúc đẩy gia tăng dòng vốn FDI vào nước ta. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ tăng GDP năm 2005 là 8,4% (tổng GDP đạt 53,053 tỷ USD); năm 2006 là 8,17%; năm 2007 là 8,48%. Tốc độ tăng GDP trung bình trong 5 năm là 7,51%. Dự kiến đến 2010 tổng GDP đạt 94 – 98 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1100 USD. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các quan hệ và các cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích lũy – tiêu dùng, thu – chi ngân sách ) được cải thiện; tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Về cơ bản, giai đoạn 2006 – 2010 vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao, nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tổ chức thành công Diễn Đàn Hợp Tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 tại Hà Nội và được Quốc Hội Mỹ thông qua Quy chế Thương Mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tiếp tục làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với địa bàn đầu tư nước ta. Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Ngoài việc triển khai Luật Đầu Tư chung, Luật Doanh Nghiệp và một số Luật khác cùng với các Nghị Định hướng dẫn được ban hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn, minh bạch hơn cho hoạt động đầu tư, nhiều biện pháp đã được tiến hành nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng yếu kém của hệ thống kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việc thực hiện chương trình hành động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản đã góp phần tháo gỡ nhiều rào cản đối với đầu tư nước ngoài, làm cho môi trường đầu tư ở nước ta trở nên thông thoáng và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, công tác
  26. xúc tiến đầu tư được coi trọng ở cả trong và ngoài nước. Đặc biệt, các hoạt động xúc tiến đầu tư được tổ chức trong khuôn khổ các chuyến thăm các nước của lãnh đạo Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội và ngày Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần gia tăng sự hiểu biết về Việt Nam, củng cố hình ảnh Việt Nam với tư cách là một điểm đến an toàn và đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, giai đoạn 2006 – 2010, việc cắt giảm thuế những hàng hóa nằm trong danh mục cắt giảm xuống mức thuế suất 0 – 5% theo lộ trình khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được thực hiện và việc thực hiện các cam kết của tư cách thành viên WTO, thì nguồn vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng lên cả trong nội bộ các nước ASEAN và các nước khác. Đồng thời, các nhà đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam sẽ có kế hoạch tăng vốn mở rộng quy mô sản xuất. Chất lượng nguồn nhân lực có bước tiến bộ: trình độ dân trí được nâng lên một bước, người dân có nhiều cơ hội gia nhập cuộc sống xã hội và kinh tế, theo kịp tiến trình đổi mới và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đậi hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Dân chủ cơ sở được thực hiện, tạo ra sự đồng thuận của cộng đồng dân cư trong các chương trình phát triển của đất nước. Bên cạnh những thuận lợi kể trên thì nước ta cũng phải đối mặt với một số khó khăn nhất định, như: - Nền kinh tế nước ta mặc dù có tăng trưởng nhưng không vững chắc, tính hiệu quả chưa cao. Hay nói cách khác, chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta còn thấp; do chủ yếu vẫn dựa vào yếu tố vốn, lao động, và khai thác tài nguyên thiên nhiên nhằm tăng năng lực sản xuất theo chiều rộng, theo mô hình thiên về “cung”; tác động của yếu tố “cầu” không đậm nét; tác động của yếu tố công nghệ trong tăng trưởng kinh tế chưa cao. Quy mô nền kinh tếh còn rất n ỏ bé. Nhịp độ tăng trưởng trong 5 năm gần đây chậm dần, năm 2007 mới có dấu hiệu hồi phục, nhưng sự hồi phục đó chưa kịp thổi vào nền kinh tế một luồng sinh khí mới thì yếu tố lạm phát đã đẩy nền kinh tế xuống mức tăng trưởng âm ở những tháng đầu năm 2008. - Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nước ta và của các Doanh Ngiệp Việt Nam chưa thực sự đủ để có thể “ra khơi”.
  27. - Hệ thống cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của nước ta vừa yếu vừa thiếu và chưa đồng bộ. Trong khi đó muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước một cách nhanh nhất thì yếu tố cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước. - Vấn đề quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập, thủ tục hành chính còn phiền hà, tình trạng thi hành pháp luật còn thiếu nghiêm túc và tham nhũng vẫn đang trở thành quốc nạn, và đây là vấn đề mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng phải chùn chân và lo ngại. - Lợi thế của nước ta về nguồn lao động trẻ dồi dào chưa được phát huy đầy đủ do công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Năng suất lao động nước ta còn thấp, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường lao động ở cả trong nước và nước ngoài. Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực; quy mô đào tạo tăng không cân đối so với điều kiện đảm bảo chất lượng, cơ cấu đào tạo còn bất hợp lý. Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, còn có những khoảng cách lớn về trình độ công nghệ so với các nước trong khu vực. 1.4. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Việt Nam Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội và chính trị của nước tiếp nhận đầu tư. Về kinh tế, FDI tác động đến tăng trưởng GDP, cán cân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu kinh tế khác. Xét về khía cạnh kinh tế và căn cứ vào nội dung phát triển kinh tế thì FDI có tác động đến quy mô và chất lượng phát triển. Kể từ khi Luật Đầu Tư nước ngoài được ban hành năm 1986 và qua 5 lần sửa đổi, bổ sung, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của nước ta, thể hiện qua các mặt sau: Trước hết, đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. [ 36], [37]
  28. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và công nghệ). Theo đánh giá của UNCTAD, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập của người lao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên. Thật vậy, vốn FDI bổ sung nguồn vốn quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế nước ta. Tính đến cuối năm 2007, nước ta đã cấp phép cho 9500 dự án đầu tư nước ngoài với 98 tỷ USD. Trừ các dự án hết thời hạn hoạt động hoặc giải thể trước thời hạn, hiện còn 8500 dự án với tổng số vốn đăng ký là 83,1 tỷ USD. Tính đến thời điểm hiện nay, vốn FDI chiếm 19% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội (trong đó thời kỳ 1988 – 1990 là 12,1%, thời kỳ 1991 – 1996 là 26,8%, thời kỳ 1997 – 2000 là 20,6%, thời kỳ 2001 – 2007 là 16,9%). Và điều quan trọng hơn cả là nhờ có vốn FDI mà nhiều nguồn lực trong nước được khai thác, phát huy tác dụng, đồng thời Nhà nước có thể chủ động hơn trong bố trí cơ cấu chi đầu tư phát triển và dành lượng ngân sách nhiều hơn cho tăng cường hoạt động bộ máy Nhà nước. Vốn FDI thực sự trở thành “cú huých" đẩy nhanh sự phát triển KT-XH nước ta, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Sự tăng trưởng của FDI trong thời gian qua được thể hiện qua bảng 1.1: Bảng 1.1: Vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của Việt Nam Đơn vị: Tỷ đồng Năm Tổng vốn Vốn FDITỷ trọng Năm Tổng vốn Vốn Tỷ trọng đầu tư (%) đầu tư FDI (%) 1988 1.507 38 2,5 1998 117.134 24.300 20,7 1989 4.755 646 13,6 1999 131.171 22.670 17,3 1990 7.581 990 13,1 2000 151.183 27.171 18,0 1991 13.475 1.926 14,3 2001 170.496 30.011 17,6 1992 24.737 5.185 21,0 2002 199.105 34.755 17,5 1993 42.177 10.621 25,2 2003 231.616 37.800 16,3 1994 54296 16.500 30,4 2004 258.700 44.200 17,1 1995 72.447 22.000 30,4 2005 326.000 53.000 16,3 1996 87.394 22.700 26,0 2006 398.900 65.000 17,1 1997 108.370 30.300 28,0 Tổng 2.399.040 449.813 18,75 Nguồn: - Bộ kế hoạch và đầu tư
  29. Giai đoạn 1991 – 1995, tỷ trọng của FDI trong đầu tư xã hội chiếm 30%, mức cao nhất từ trước đến nay. Giai đoạn 1996 – 2000, số vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8 lần so với giai đoạn trước đây, chiếm 24% tổng vốn đầu tư xã hội. Giai đoạn 2001 – 2005 vốn FDI chiếm 16,7% tổng vốn đầu tư xã hội. Riêng năm 2001, 2002 vốn đầu tư nước ngoài chiế m 18,5% tổng vốn đầu tư xã hội. Năm 2005, vốn FDI chiếm 14,3% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, đóng góp 15% vào GDP; 13% giá trị sản xuất công nghiệp và 50% kim ngạch xuất khẩu. Thông qua vốn FDI, nhiều nguồn lực trong nước (lao động, đất đai, tài nguyên) được khai thác và đưa vào sử dụng hiệu quả. Các dự án đầu tư nước ngoài còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế: Các dự án đầu tư nước ngoài hiện chiếm 35% giá trị sản lượng công nghiệp Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng hàng năm trên 20%, cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung cả nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đồng thời nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, đưa tỷ trọng của ngành công nghiệp trong GDP từ 23,79% năm 1991 lên 40% năm 2004. Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày nay đòi hỏi Việt Nam vừa khai thác tiềm năng, thế mạnh của quốc gia (nội lực) vừa tranh thủ ngoại lực thì chúng ta mới có thể hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 về cơ bản trở thành nước công nghiệp. Trong các nguồn ngoại lực thì FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu như giai đoạn 1988 – 1995, đầu tư nước ngoài chủ yếu thực hiện trong các ngành kinh doanh bất động sản: xây dựng khách sạn, khu nghỉ mát, khu chế xuất, cao ốc văn phòng thì thời kỳ 1996 – 2003 vốn FDI thực hiện nhiều hơn vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tính chung từ 1988 – 2007 thì ngành công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng lớn nhất, chiếm 66,8%; 60,2% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Cơ cấu đầu tư
  30. có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao và công nghệ thông tin. Các dự án đầu tư nước ngoài góp phần tăng thu ngân sách, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và cán cân vãng lai của cả nước. Trong 20 năm qua (1988 – 2007), khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, đặc biệt là giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực cho ngân sách và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Bên cạnh thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động của các doanh nghiệp FDI còn tạo ra nguồn thu khá lớn cho ngân sách Nhà nước. Nguồn thu này bắt nguồn từ các khoản tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển, các khoản nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu Tính đến thời điểm năm 2005, khu vực kinh tế FDI (không tính dầu khí) đã đóng góp khoảng 10% tổng thu ngân sách của Việt Nam, mức thu ngân sách từ khu vực FDI giai đoạn 1996 – 2000 đạt bình quân 3928 tỷ đồng/năm chiếm 5,34% trong tổng thu ngân sách, giai đoạn 2001 – 2005 đạt 10931 tỷ đồng/năm chiếm 7,59% tổng thu ngân sách. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, thời gian tới lượng đóng góp cũng như tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng thu ngân sách Nhà nước sẽ tăng mạnh do có nhiều doanh nghiệp ổn định sản xuất và hết thời kỳ hưởng ưu đãi thuế. Nếu như giai đoạn 1991 – 1995, tổng giá trị doanh thu mới đạt 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu) thì đến thời kỳ 1996 – 2000, tổng giá trị doanh thu đã lên tới 27,09 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 10,59 tỷ USD, chiếm 39% tổng doanh thu) tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 34,6 tỷ USD chiếm 44,7% tổng doanh thu), tăng gấp 2,8 lần so với 5 năm từ 1996 – 2000. Riêng 2 năm 2006 và 2007, tổng giá trị doanh thu đạt 69 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. (Nguồn:
  31. Nguồn thu ngân sách từ khu vực có vốn FDI cũng gián tiếp tạo điều kiện để tăng chi ngân sách Nhà nước, nhờ đó, trong những năm 1995 – 2003, tỷ trọng chi đầu tư giáo dục trong tổng ngân sách đã tăng gấp rưỡi, từ 8,6% lên 12,3%; đầu tư cho y tế chiếm 3- 4% ngân sách, lương và trợ cấp xã hội tăng lên 8% kết quả là người dân được hưởng những điều kiện dịch vụ xã hội tốt và chất lượng cao hơn. Vốn FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc, nguyên vật liệu Bên cạnh đó, vốn FDI góp phần giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu và thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam, đưa nền kinh tế Việt Nam hội nhập nhanh với nền kinh tế thế giới. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: chiếm 100% xuất khẩu dầu khí, 84% xuất khẩu hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% xuất khẩu sản phẩm da giày, 35% xuất khẩu hàng may mặc. Trong lĩnh vực dịch vụ và khách sạn, đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ. Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, trong đó có các công ty xuyên quốc gia lớn thuộc hàng đầu trên thế giới. Những dự án đó đã tác động mạnh mẽ đến chính sách quản lý kinh tế Việt Nam theo hướng hội nhập quốc tế, chúng góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam, đồng thời giúp Việt Nam mở rộng mối quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa hoạt động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư. Tính đến hiện nay, Việt Nam đã gia nhập ASEAN, APEC, ASEM, WTO và đã ký kết hơn 100 Hiệp định song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, Hiệp định tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của
  32. các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện. Tóm lại, nguồn vốn FDI đã đóng góp trực tiếp và gián tiếp đáng kể vào việc cải thiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thông qua thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập và giảm đói nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là nâng cao công nghệ, kỹ năng quản lý, hỗ trợ tiếp cận thị trường quốc tế và hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Mặc dù có đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển đất nước song khu vực có vốn FDI cũng gây ra ảnh hưởng tiêu cực nhất định: [27] - Chẳng hạn, vốn FDI góp phần làm tăng chênh lệch phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng trọng điểm và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giữa các vùng miền và các nhóm giàu, nghèo. - Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI gây ra xung đột lợi ích giữa chủ và thợ, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, do sự chênh lệch về trình độ phát triển công nghệ giữa nước ta và các nước đi đầu tư nên có thể xảy ra tình trạng chuyển công nghệ cũ lạc hậu vào nước ta gây ô nhiễm môi trường. - Tài nguyên thiên nhiên của đất nước bị khai thác kiệt quệ vì mục tiêu thu hồi vốn nhanh và lợi nhuận của các Nhà đầu tư . Dù có những ảnh hưởng tiêu cực nhưng vốn FDI vẫn rất cần thiết đối với sự phát triển KT-XH của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  33. Chương 2 : CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI KINH TẾ CỦA TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1. Các nhân tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, thách thức và cơ hội 2.1.1. Những thuận lợi Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích 1982,2 km2, với tổng chiều dài địa giới là 162km, tổng chiều dài bờ biển 305,4km (gồm bờ biển và quần đảo Côn Sơn – Côn Đảo). Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, có nhiều thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn tài thiên nhiên, là một trong những địa phương có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế biển, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp dầu khí gắn với hệ thống cảng biển và các khu công nghiệp với nhiều sản phẩm công nghiệp nặng, khí, điện, đạm, thép, các ngành dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu, hải sản . Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp ba huyện ( Long Thành, Long Khánh, Xuân Lộc) thuộc tỉnh Đồng Nai ở phía Bắc; giáp huyện Cần Giờ của Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây; giáp huyện Hàm Tân – tỉnh Bình Thuận ở phía Đông; còn phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông. Có thể nói, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nằm ở vị trí rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ của các tỉnh Miền Đông Nam Bộ hướng ra Biển Đông, hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh và toàn diện các ngành kinh tế biển như: công nghiệp khai thác dầu khí ngoài khơi, cảng biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, du lịch nghỉ ngơi tắm biển. Ngoài ra, với vị trí đó, Bà Rịa – Vũng Tàu còn có điều kiện phát triển đồng bộ giao thông vận tải đường bộ, đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường ống, có thể nói là nơi trung chuyển hàng hóa đi các nơi trong nước và quốc tế; phát triển thương mại và hợp tác đầu tư với nước ngoài.
  34. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có dân số là 913.100 người (Chiếm hơn 1% dân số cả nước); mật độ dân số khoảng 500 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 14,2‰ , tỷ lệ tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 1,08% (năm 2007). Theo số liệu thống kê của cục thống kê, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hiện có 8 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố - Thành Phố Vũng Tàu, 1 thị xã – Thị Xã Bà Rịa, 6 huyện (Tân Thành, Châu Đức, Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Côn Đảo), với tổng số xã – phường – thị trấn – thành phố là 74. Nằm trong vùng nhiệ t đới gió mùa và do chịu ảnh hưởng của biển, khí hậu Bà Rịa – Vũng Tàu rất ôn hòa, ít gió bão, nhiệt độ trung bình từ 25 – 27 0C, lượng mưa trung bình 1300 – 1700mm, có từ 2300 – 2800 giờ nắng trong năm. Thiên nhiên Bà Rịa – Vũng Tàu tươi đẹp và kỳ thú, giàu tiềm năng về du lịch, hải sản, dầu khí, phát triển cảng, nông lâm nghiệp Trước hết, chúng ta phải nói đến tiềm năng du lịch của tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong bảy khu vực trọng điểm ưu tiên phát triển du lịch cả nước, một địa bàn du lịch có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ tuyến điểm, du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ - Nam Bộ nói riêng và của cả nước nói chung; được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú, nhiều bãi biển đẹp, nhiều khu di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng và những khu rừng nguyên sinh dọc theo bãi biển. Thế mạnh của du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu là loại hình du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái tham quan, kết hợp thể thao, nghỉ dưỡng cuối tuần. Đến đây du khách còn có thể tham quan, chiêm ngưỡng các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, tham gia các lễ hội liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của tỉnh nhà. Theo số liệu năm 2005, số lượng khách du lịch đến Bà Rịa – Vũng Tàu khoảng 5 triệu lượt khách, nghĩa là bình quân mỗi người dân đón khoảng 5,7 khách, là chỉ số cao nhất mà các địa phương khác trong cả nước khó đạt tới. Trong đó khách quốc tế khoảng 140000 lượt. Ngoài những thế mạnh về du lịch của mình, Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh trong và ngoài nước bằng đường bộ, đường không, và đường hàng hải.
  35. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật của ngành du lịch tương đối phát triển, rất thuận lợi cho khai thác tài nguyên tiềm năng để hình thành các khu du lịch có quy mô lớn, có sức hấp dẫn du khách. Nói đến tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, mọi người nghĩ ngay đây là một tỉnh có ngành công nghiệp khai thác dầu khí phát triển mạnh nhất của đất nước. Thật vậy, dầu khí – “vàng đen” là một tài nguyên quan trọng và có tiềm năng kinh tế lớn nhất ở thềm lục địa của tỉnh. Nơi đây chiếm 93,29% tổng trữ lượng dầu mỏ, 16,2% tổng trữ lượng khí thiên nhiên cả nước. Tại đây, bể trầm tích Cửu Long và Nam Côn Sơn được đánh giá là có triển vọng dầu và khí lớn nhất trong cả nước, điều kiện khai thác lại thuận lợi. Tại đây đã phát hiện nhiều mỏ có trữ lượng lớn như: Bạch Hổ, Đại Hùng, Rồng, Thanh Long Trữ lượng công nghiệp của các mỏ đạt trên 300 triệu tấn dầu thô; tỷ lệ khí đồng hành từ 150 – 180 m3/tấn; cho phép khai thác sản lượng trên 20 triệu tấn/năm. Các chuyên gia địa chất thế giới cho rằng vùng biển Việt Nam có nhiều cấu trúc địa tầng đơn lẻ, tiềm năng về khí thiên nhiên còn lớn hơn dầu rất nhiều, khoảng 200 – 300 tỷ m3; khả năng khai thác 5 – 6 tỷ m3. Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn thuộc thềm lục địa Bà Rịa – Vũng Tàu đã phát hiện hai mỏ khí lớn: Lan Tây, Lan Đỏ với trữ lượng 58 tỷ m3, khả năng khai thác bình ổn 1 – 3 tỷ m3/năm hoặc lớn hơn tùy theo nhu cầu sử dụng. Khai thác tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Dầu mỏ và khí đốt là một trụ cột để phát triển KT-XH không chỉ đối với Bà Rịa-Vũng Tàu mà đối với cả đất nước, không chỉ đối với hiện tại mà cả trong ít nhất vài thập niên tới. Có thể nói gia tài kinh tế chủ chốt của Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn là công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp dầu khí - “khâu đột phá của những đột phá”. Đây là một đặc trưng của vị thế độc nhất vô nhị ở Việt Nam mà thiên nhiên dành cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong những năm gần đây, dầu thô trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Năm 2001, xuất khẩu 16,7 triệu tấn dầu thô, trị giá 3127,5 triệu USD. Bên cạnh dầu thô, sản lượng khí cũng khá lớn và tăng nhanh, năm 1995 thu gom được 183 triệu m3; đến năm 2001 được khoảng 1,5 tỷ m3; bình quân hiện nay
  36. đưa vào bờ 4-5 triệu m3/ngày. Chính nhờ nhiên liệu khí đốt mà Bà Rịa – Vũng Tàu hiện cung cấp 34% sản lượng điện toàn quốc, là nơi sản xuất phân u-rê và gas hóa lỏng lớn nhất nước. Một trong những ngành kinh tế biển quan trọng của Bà Rịa – Vũng Tàu là khai thác và chế biến hải sản. Vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong biển Đông Nam Bộ lắm cá, nhiều tôm, nước biển ấm quanh năm, đáy biển bằng phẳng, có diện tích lớn (trên 100.000 km2) với nhiều cửa sông, cửa rạch chảy vào nên rất phong phú về chủng loại hải sản. Vùng biển này ít chịu ảnh hưởng của Gió Mùa. Tùy theo Gió Mùa Đông Bắc hay Gió Mùa Tây Nam các tàu có thể trú tại phía Tây Nam Côn Đảo, phía Đông Bắc và Tây Nam đảo Phú Quý, Mũi Né. Theo tài liệu điều tra, vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu có khả năng cho phép khai thác các loại hải sản khoảng 200000 tấn/năm. Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh cũng có điều kiện để phát triển với hơn 6200 ha mặt nước các loại ở đất liền và một số vùng nuôi trồng ngọc trai, đồi mồi, rùa biển ở Côn Đảo. Khai thác tiềm năng về thế mạnh hải sản của tỉnh trong những năm gần đây có bước phát triển khá. Về đánh bắt hải sản, số lượng công suất tàu thuyền và sản lượng không ngừng tăng qua các năm. Năm 2001, khai thác hải sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu đã đạt sản lượng cao nhất từ trước đến nay, khoảng 140000 tấn, toàn tỉnh có 4535 tàu thuyền các loại. Về chế biến thủy sản, tỉnh có năng lực sản xuất khá lớn. Năm 2001, hải sản xuất khẩu 18497 tấn (trong đó chế biến đông lạnh 16000 tấn) đạt 46 triệu USD tăng 51,5% so với năm 2000. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh đạt khoảng 150 triệu USD. Đây là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai sau dầu thô. Ngoài ra, không chỉ là một bộ phận hữu cơ, mà còn là cửa ngõ ra Biển Đông của vùng Đông Nam Bộ, của vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam (vùng kinh tế trọng điểm và trù phú nhất nước hiện nay), Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí ưu việt hơn tất cả các vùng khác về phát triển vận tải biển. Bởi theo quy hoạch, cụm cảng thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là cụm cảng giữ vai trò chủ yếu và có quy mô lớn nhất trong nhóm cảng biển số 5 (Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu).
  37. Hơn nữa, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là cửa ngõ ra Biển Đông của xa lộ Đông – Tây thuộc hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông ở phía Nam, vì Bà Rịa – Vũng Tàu là nơi Việt Nam gần nhất với tuyến hàng hải quốc tế. Từ Côn Đảo tới ngã tư của đường hàng hải quốc tế chỉ có 60 km và Côn Đảo có Vịnh Bến Đầm, có điều kiện thiên nhiên tương đương với Vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), rất thuận lợi cho việc xây dựng cảng trung chuyển hàng hóa giao lưu với các nước, tương tự như Singapo hiện nay. Việc xây dựng Cảng Thị Vải cũng chính là nhắm theo chiến lược đó. Nghĩa là tương lai kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu không chỉ dựa vào dầu khí. Nếu phát huy hết tiềm năng, công suất thông qua các cảng trên địa bàn tỉnh có thể đạt 70 – 80 triệu tấn/năm. Đi liền với các hoạt động của cảng là các loại hình công nghiệp dịch vụ cảng, hàng hải như công nghiệp cơ khí, đóng sửa tàu biển, sản xuất các thiết bị nâng hạ, vận chuyển bốc xếp, công nghiệp đóng gói, bao bì Tóm lại, tiềm năng về cảng luôn là lợi thế lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phấn đấu đến năm 2010 có thể đạt tổng công suất khoảng 100 triệu tấn/năm. Hệ thống các cảng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nếu được đầu tư và phát triển tốt sẽ là cửa ngõ cho việc xuất nhập khẩu hàng chục triệu tấn hàng hóa, vật tư, thiết bị phục vụ phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam Việt Nam. Mặc dù công nghiệp – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng nông nghiệp cũng có những thế mạnh nhất định. Theo các số liệu tổng hợp từ Hội Nghị Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh lần thứ V, hiện nay diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh là 126973 ha. Rất khác với nhiều vùng, đặc biệt là so với vùng Duyên Hải Miền Trung, đất đai Bà Rịa – Vũng Tàu màu mỡ, nguồn nước ngọt phong phú và khí hậu nắng ấm hiền hòa quanh năm, nên cây con gì ở đây cũng có, thậm chí cao su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn quả đều phát triển tốt. Gần 510000 người dân nông thôn (chiếm 54,9% tổng dân số toàn địa phương) đã tạo dựng cho mình một nền nông nghiệp khá phát triển, đáp ứng nhu cầu lương thực – thực phẩm cho lao động tại chỗ và cho khách du lịch. Giá trị sản xuất nông nghiệp ( cả trồng trọt và chăn nuôi) năm 2007 đều tăng trưởng cao so với năm 2006, riêng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi
  38. năm 2007 tăng 23,8% (theo giá cố định 1994), là mức tăng khá cao so với các địa phương khác. Với diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh chỉ có 1975,14km2, vào loại nhỏ hẹp nhất nước, mà chủ yếu là dành cho phát triển công nghiệp, giao thông – vận tải và du lịch, nhưng áp dụng công nghệ sinh học, trong tương lai, nông nghiệp của Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, không những đủ khả năng thỏa mãn nhu cầu tại địa phương, mà còn tham gia xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nông nghiệp của tỉnh khá tốt: công trình thủy lợi, hồ chứa nước, lưới điện khá đầy đủ. Về lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải: Như chúng ta đã biết cơ sở hạ tầng giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy các lĩnh vực khác phát triển. Trong những năm qua, ngành giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có những bước phát triển khá nhanh. Nếu như năm 1995, toàn tỉnh chỉ có 1964 km đường giao thông, trong đó đường nhựa và bê tông nhựa là 376km thì đến nay tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có 2573,67 km đường giao thông với tổng số vốn đầu tư xây dựng các công trình giao thông là 1280 tỷ đồng. Đường quốc lộ có 119,84km, tỉnh lộ 363,46km đường huyện, thị và giao thông nông thôn 2090,37 km với 206,74 km đường bê tông nhựa; 641,91 km đường nhựa, 109,3 km đường đá dăm và 1336,67km đường cấp phối, 13 cảng biển đang khai thác. Mật độ đường giao thông so với diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1,257km/km2. Hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nối liền với các tỉnh khác và cả nước bằng 3 đường quốc lộ 51, 55, 56 qua ba hướng Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai) và Hàm Tân (Bình Thuận). Cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, hoạt động vận tải trong hơn 10 năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có sự biến đổi khá mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu đi lại cho các hành khách trong và ngoài tỉnh. Số lượng các phương tiện vận chuyển hành khách và các bến xe liên tỉnh tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng phát triển.
  39. Sản lượng vận tải toàn ngành giao thông trong hơn 10 năm qua đạt tổng doanh thu vận tải 3949,8 tỷ đồng, với sản lượng vận tải hàng hóa 119,327 triệu tấn. Nhìn chung, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá tốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải, cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, gas cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống này vẫn đang được tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp tục đầu tư theo hướng mở rộng hơn, hiện đại và đồng bộ hơn. Về chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư thì cũng như các địa phương khác khi mời gọi đầu tư vào tỉnh nhà, chính quyền Tỉnh cam kết thủ tục hành chính để cấp phép đầu tư cũng như các hoạt động khác liên quan tại đây là “một cửa – tại chỗ”, tại các khu công nghiệp là “một cửa – tại chỗ”, tại sở kế hoạch đầu tư là “một cửa – liên thông”. Có thể nói, các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư vào BR-VT – “môi trường đầu tư hấp dẫn và không ngừng cải thiện”. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài tại tỉnh như: thống nhất một giá nước máy cho doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, áp dụng một biểu phí và lệ phí tham quan cho người Việt Nam và người nước ngoài, thủ tục hành chính và thời gian thẩm định, cấp phép đầu tư, giải quyết thủ tục cho thuê đất giảm xuống 50% so với quy định chung của toàn quốc Bên cạnh đó, tỉnh luôn nghiên cứu quá trình đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm mục đích tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, có giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài đang thực hiện dự án tại địa phương, đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại tỉnh Về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 1992 – 2005. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm: có tính dầu khí là 14,7%, không tính dầu khí là 21,05%. GDP bình quân/người/năm: có tính dầu khí là 7050 triệu USD, không tính dầu khí 2574 triệu USD. Về xuất khẩu có tính dầu khí là 37754 triệu USD, không tính dầu khí là 1184 triệu USD. Tổng thu ngân sách có tính dầu khí là 301821 tỷ đồng (trong đó thu từ dầu và khí thô là 244087 tỷ đồng), không tính dầu
  40. khí là 57612 tỷ đồng (trong đó thu thuế xuất nhập khẩu chiếm 23215 tỷ đồng và thu nội địa chiếm 34397 tỷ đồng). Đến năm 2007: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân/năm: không tính dầu khí 24,93%. Về kim ngạch xuất khẩu vượt kế hoạch và tăng cao so với năm 2006 (35%). Về cơ cấu kinh tế giai đoạn 1992 – 2005, nếu có tính dầu khí: công nghiệp chiếm 82,56%; dịch vụ chiếm 13,64%; nông nghiệp chiếm 3,8%. Nếu không tính dầu khí: công nghiệp chiếm 64,56%; dịch vụ chiếm 27,72%; nông nghiệp 7,72%. Đến năm 2007: Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực hơn: công nghiệp 65%; dịch vụ 29,74%; nông nghiệp 5,22%. [27] Theo báo cáo của Sở Công Nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2007 trên địa bàn tỉnh, trừ dầu khí là 37850 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra và tăng 29,68% so với cùng kỳ năm 2006. Các khu vực kinh tế tăng trưởng khá, đặc biệt là khu vực đầu tư nước ngoài. Tính riêng năm 2005, tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh đạt 119,1% so với kế hoạch, tăng 10,65 % so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách đạt 57734 tỷ đồng, vượt 35,5% so với dự toán, tăng 36,8% so với cùng kỳ, trong đó thu dầu thô 45830 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu 4250 tỷ đồng, thu nội địa 7532 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương 3539 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2005 tỷ trọng công nghiệp, xây dựng 82,57%; dịch vụ 13,64%; nghiệp 3,8% (Nếu không tính dầu khí: công nghiệp chiếm 64,56%; dịch vụ chiếm 27,72%; nông nghiệp 7,72%.) Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo động lực tích cực cho nước ta nói chung và các địa phương trong cả nước nói riêng thu hoạch được “quả ngọt” FDI, trong đó có Bà Rịa – Vũng Tàu. Cụ thể là: Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO đã tạo điều kiện cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu và kinh doanh dịch vụ ra thế giới. Tư cách thành viên WTO tác động tích cực lên FDI, đem lại một môi trường kinh doanh minh bạch hơn, tự do hơn, ít phân biệt đối xử hơn là những điều mà bất cứ nhà đầu tư nước ngoài nào có ý định làm ăn lâu dài và nghiêm túc tại Việt Nam đều đòi hỏi.
  41. Với tất cả những thuận lợi nêu trên, cộng với ý chí và quyết tâm cao độ của chính quyền và nhân dân tỉnh, thiết nghĩ “tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẵn sàng đón nhận nhà đầu tư, không để nhà đầu tư đi nơi khác vì bất kỳ lý do gì, trừ lý do hiệu quả kinh tế.”( Thông điệp của Chủ Tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi đến các nhà đầu tư). Và điều này cũng cho thấy chính quyền tỉnh đang nỗ lực “xây dựng thương hiệu Bà Rịa – Vũng Tàu là địa chỉ đầu tư thân thiện”. 2.1.2. Những khó khăn, thử thách Bên cạnh những nhân tố thuận lợi đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài thì tỉnh cũng gặp một số khó khăn, chẳng hạn như: Nhà Nước đã có những chính sách, chủ trương mới nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng các hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương đó thường chậm, nên chưa phát huy được tác dụng một cách rõ rệt. Các quy hoạch tổng thể, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư các dự án trong và ngoài nước. Vốn đền bù giải tỏa tuy đã được sử dụng từ nguồn ứng trước tiền thuê đất trong nhiều năm nhưng vẫn còn hạn chế, làm chậm tiến độ triển khai các dự án. Bên cạnh đó, tỉnh còn chậm giải ngân vốn đầu tư, xây dựng cơ bản, một số công trình triển khai chậm và kéo dài, không đảm bảo tiến độ do giá vật tư leo thang, tăng cao và công tác đền bù giải tỏa còn hạn chế. Trở ngại chung của cả nước trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là bài toán cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; nhưng đối với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chúng ta có thể nhìn nhận bài toán đó như sau: Hệ thống kết cấu hạ tầng của Bà Rịa – Vũng Tàu so với tất cả các tỉnh trong cả nước thì có thể nói là phát triển hơn cả nhưng vẫn chưa thể hiện được sự đồng bộ nên phần nào cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng chi phí, đội giá thành vận chuyển sản phẩm, là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự quan tâm của nhà đầu tư. Còn yếu tố nguồn nhân lực thì chúng ta thấy: Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có lao động nông nghiệp, nông thôn còn nhiều. Vấn đề cải thiện đời sống người dân nông thôn còn nhiều khó khăn. Theo tiêu chuẩn nghèo của địa phương, tới nay còn tới 46000 hộ nghèo. Chất lượng, trình độ tay nghề của đội ngũ lao động còn chưa cao
  42. và không đồng đều nên nhiều nhà đầu tư e ngại sẽ khó tìm đủ số lượng công nhân hoặc phải tốn thêm chi phí, thời gian để đào tạo lại. Chẳng hạn như ngành công nghiệp dầu khí, đội ngũ công nhân dầu khí sau khi được tuyển dụng đều phải qua khóa đào tạo của Trường Đào Tạo Kỹ Thuật và Nghiệp Vụ dầu khí mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc ở các Công Ty Liên Doanh Dầu Khí. Vấn đề trình độ của lực lượng lao động địa phương đang là một yếu tố làm hạn chế đóng góp của FDI tới tăng trưởng lợi ích mà vốn FDI mang lại cho địa phương tiếp nhận đầu tư. Điều này trùng hợp với đánh giá của Borensztein (1995) [1] khi cho rằng: Lợi ích mà FDI mang lại cho nước nhận đầu tư, trước hết là đóng góp của FDI vào tăng trưởng, còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của một nước nói chung và địa phương nói riêng, và để tiếp thu được lợi ích đó (ví dụ: công nghệ tiên tiến) thì vốn con người cần đạt được một ngưỡng tối thiểu nhất định. Nói cách khác, “trình độ lao động quá thấp sẽ giới hạn tác động của FDI tới tăng trưởng”. [1] Ở một góc độ khác có thể nói rằng, vốn FDI vẫn phát huy tác động trong trường hợp trình độ lực lượng lao động quá thấp, nhưng các tác động tràn tích cực (như chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động hoặc liên kết theo kiểu cung ứng và tiêu thụ sản phẩm trung gian) khó xảy ra hơn. Đồng thời tác động tiêu cực (như gây áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước khi FDI xuất hiện) có thể mạnh hơn và hệ quả này là không tốt cho cả nền kinh tế. Khi cơ sở hạ tầng của tỉnh thực sự tốt và bài toán nhân lực, tăng hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm được giải quyết thì mới có hy vọng hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách dễ dàng. 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Bà Rịa – Vũng Tàu 2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2007 Kể từ khi ban hành Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1986, đã qua 5 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và 2006. Quốc hội đã thông qua 2 đạo luật quan trọng là Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp, cùng những nghị định hướng dẫn thi hành, đã tạo môi trường pháp lý bình đẳng, tạo sân chơi chung, áp dụng thống nhất cho đầu tư trong và ngoài nước thuộc các thành phần kinh tế, mở
  43. rộng lĩnh vực đầu tư, đa dạng hóa hình thức đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư. Cùng với việc Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp có hiệu lực thi hành (1/7/2006), Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), qua đó tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động thương mại, đầu tư trong điều kiện hội nhập, hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lý theo quy định của WTO, môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng ngày càng được cải thiện. Đây là tiền đề rất quan trọng để không những phát huy được tiềm năng của các thành phần kinh tế trong nước mà còn thu hút mạnh đầu tư nước ngoài, qua đó tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng. Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 206 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư khoảng 9.198 triệu USD, bao gồm: trong khu công nghiệp có 86 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 5606 triệu USD, ngoài khu công nghiệp có 120 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3592 triệu USD. [24], [31]
  44. Bảng 2.1: Số dự án FDI được cấp phép và tổng vốn đầu tư của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Năm Số dự án T Tỷ lệ % dự án ổng vốn đầu tư đầu tư cả nước (Triệu USD) Việt Nam BR-VT Việt Nam BR-VT 1988 37 321,8 1989 69 1 0,5 525,2 1 1990 108 735,0 1991 151 1 0,66 1275,0 26 1992 197 1 0,50 2027,0 48 1993 274 3 1,09 2589,0 62 1994 367 2 0,54 3746,0 89 1995 408 16 3,90 6848,0 500 1996 387 12 3,10 2879,0 945 1997 358 6 1,95 4894,0 812 1998 285 8 2,80 4138,0 19 1999 311 9 2,90 1568,0 340,5 2000 389 6 1,54 2018,0 1045 2001 523 6 1,14 2536,0 836,1 2002 754 14 1,85 1557,7 25,3 2003 550 16 2,90 2592,0 154,4 2004 679 12 1,76 2084,5 597,7 2005 771 15 1,94 3896,2 740 2006 833 28 3,50 10200,0 1690 2007 1139 50 4,39 20300,0 1267 Tổng 8590 206 2,40 83100,0 9198,7 Nguồn: - Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh BR-VT 2005, [24], [31] - Đặc san 20 năm đầu tư nước ngoài. Báo Cáo tóm tắt 20 năm ĐTNN- BRVT
  45. Dựa vào bảng 2.1 về số dự án FDI được cấp phép ta thấy, về thu hút vốn đầu tư: Giai đoạn 1988 – 1990: sau khi Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, Bà Rịa – Vũng Tàu đã sớm trở thành “miền đất hứa” của các nhà đầu tư khi là nơi tiếp nhận dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên trong cả nước. Trong giai đoạn này, BR-VT chỉ có 1 dự án, với tổng vốn đầu tư 1 triệu USD. Giai đoạn 1991 – 1995: Trong giai đoạn này hầu như chưa có nhiều dự án lớn, đã có 23 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 725 triệu USD; vốn đầu tư đăng ký bình quân của 1 dự án từ 1991 – 1994 khoảng 32 triệu USD. Trong năm 1995, được coi là năm “phát triển mạnh” nhất của thời kỳ 1991 – 1995, với 16 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký theo giấy phép đạt tới 500 triệu USD; vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 31 triệu USD/dự án. Các dự án được cấp phép trong giai đoạn này đáng kể là cảng Baria-Serece, Petro Tower, Nhựa và hóa chất Phú Mỹ, phân bón Baconco. Giai đoạn 1996 – 2000: Có thể coi đây là giai đoạn “phát triển cao” của đầu tư nước ngoài tại tỉnh, đã có 45 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký là 2723 triệu USD. Riêng năm 1996 đã có 12 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký theo giấy phép là 945 triệu USD. Từ cuối năm 1997 và năm 1998, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Châu Á cũng như trên thế giới, tình hình đầu tư nước ngoài bị giảm sút mạnh, nhất là việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mới đầu tư vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu rất khó khăn. Vì vậy trong năm 1998, tỉnh chỉ có 8 giấy phép mới với số vốn đầu tư đăng ký rất thấp là 19 triệu USD. Bước sang năm 1999, tình hình đầu tư nước ngoài đã có chuyển biến khá hơn năm 1998, trong năm này tỉnh đã cấp được 9 giấy phép với tổng vốn đầu tư đạt 340,5 triệu USD. Năm 2000 đầu tư nước ngoài phần nào có thể gọi là “hồi phục”, tuy chưa thực sự đảm bảo vững chắc lâu dài cho các năm sau. Riêng trong năm 2000, tỉnh đã cấp được 8 giấy phép mới với tổng vốn đầu tư đạt kỷ lục 1045 triệu USD, trong đó dự án Khí Nam Côn Sơn đã có vốn đầu tư đăng ký là 1008 triệu USD. Kết quả đạt được trong giai đoạn này của tỉnh, còn có sự tác động rất lớn trong phân cấp quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài là: Thủ tướng Chính phủ đã có quyết
  46. định phân cấp cho 8 tỉnh trong đó có Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn lãnh thổ có vốn đầu tư đến 5 triệu USD, đồng thời được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Quyết định ủy quyền cho 10 Ban quản lý các Khu công nghiệp trong đó có Bà Rịa – Vũng Tàu cấp Giấy phép cho dự án đầu tư đến 40 triệu USD. Tại thời điểm này, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định thành lập một số khu công nghiệp như: Đông Xuyên, Mỹ Xuân A, Phú Mỹ I, và Mỹ Xuân B1. Sự ra đời của các khu công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa của địa phương. Giai đoạn 2001 – 2005: Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trong giai đoạn này tiếp tục phát triển tuy chưa được khởi sắc, đã có 78 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1886 triệu USD. Một số dự án có quy mô vốn đầu tư khá lớn như: Nhà máy điện BOT Phú Mỹ 2, điện BOT Phú Mỹ 3 và thép không rỉ. Giai đoạn 2006 – 2007: Là tiền đề quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 – 2010. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh 2 năm này khá sôi động do môi trường đầu tư đã được cải thiện đáng kể thông qua một số Luật đã ban hành và có hiệu lực thi hành như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Thương Mại, Luật kinh doanh bất động sản , hòa cùng với không khí hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO. Năm 2006, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho cho 28 dự án với số vốn đăng ký 1.455,8 triệu USD, diện tích cho thuê đất 205,74 ha vượt 4,6 lần về chỉ tiêu thu hút vốn đầu tư; trong đó vốn FDI là 1.359,77 triệu USD, chiếm 93,4% tổng vốn đầu tư thu hút, tăng 1,83 lần so với vốn FDI thu hút trong năm 2005, hoàn thành vượt chỉ tiêu định hướng thu hút FDI vào các KCN giai đoạn 2006 - 2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (50 dự án, vốn đầu tư 1,176 tỷ USD), là mức thu hút FDI cao nhất qua 10 năm thành lập các KCN tỉnh.
  47. Năm 2006 là năm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút được vốn FDI nhiều nhất từ trước đến nay và là địa phương đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký kể cả cấp mới và bổ sung tăng vốn là 2266 triệu USD, đặc biệt là dự án thép POSCO (Hàn Quốc) đã được cấp phép vào cuối năm với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1128 triệu USD, dự án khu du lịch đa năng của tập đoàn Winvest (Hoa Kỳ) với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD, dự án Cảng Quốc Tế Cái Mép (Đan Mạch) với tổng vốn đầu tư 187 triệu USD và dự án Liên doanh Cảng Sài Gòn – SAA (Hoa Kỳ) với tổng vốn đầu tư 160 triệu USD. Trong năm, có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào tỉnh; trong đó Singapore có số dự án nhiều nhất với 4 dự án, chiếm 14,8% tổng dự án cấp mới. Hàn Quốc là quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất với 1133 triệu USD, chiếm 50,78% tổng số vốn đăng ký và 21 dự án đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài, chiếm 77,78% tổng số dự án cấp mới trong năm, còn lại là các dự án liên doanh. Tính chung, đến cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh có 156 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 6198 triệu USD. Tuy số dự án và vốn đăng ký chưa phải là nhiều nhưng điều đáng nói là số vốn thực hiện đạt khá cao với 2988 triệu USD, chiếm 48,2% so với tổng vốn đăng ký (kể cả dự án được cấp mới); trong đó vốn thực hiện của phía nước ngoài 2284 triệu USD, chiếm 36,9% tổng vốn đăng ký. Số dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng đạt khá cao với 120/156 dự án. Do vốn đầu tư thực hiện đạt cao nên, năm 2006, tổng doanh thu của các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động đạt 1524 triệu USD, tăng 23,8% và nộp vào ngân sách Nhà Nước 75 triệu USD, tăng 23% so với năm 2005 (63,97 triệu USD). Năm 2007, trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 50 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 1267triệu USD. Nếu tính cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và bổ sung là 1421 triệu USD. Một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn trên 200 triệu USD tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thép, cảng biển như: thép Essar Việt Nam (Liên Doanh với Singapore ) với số vốn 527,26 triệu USD; Cảng Quốc tế Sài Gòn Việt Nam (267 triệu USD). Hình thức đầu tư chính là 100% vốn nước ngoài; trong đó có 16 dự án tập trung vào các khu công nghiệp trên địa bàn. Các loại hình ngành nghề khá đa
  48. dạng, từ sản xuất, gia công thép, cơ khí, đóng tàu, dịch vụ giàn khoan, hàng hải, hải sản đến xây dựng, nghỉ dưỡng Năm 2007, tuy số dự án đầu tư nước ngoài tăng gấp đôi nhưng tổng vốn đăng ký chỉ đạt 56,5% kế hoạch cả năm (1.457/2.577 triệu USD). Có những dự án số vốn chỉ có 0,02 triệu USD (dự án dịch vụ giám định, kiểm định của công ty TNHH Velosi – Hồng Kông); hay 0,1 triệu USD (3 dự án dịch vụ xây dựng của Hàn Quốc và 1 dự án dịch vụ chống ăn mòn giàn khoan của công ty Glocoating ). Trong cơ cấu các dự án trong năm thì số dự án có vốn lớn hơn 10 triệu chiếm gần 1/2. Nguyên nhân vốn đăng ký đạt thấp là do Dự án tổ hợp hóa dầu (Thái Lan) có tổng vốn đầu tư 1.530 triệu USD tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 3 dự kiến sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2007 nhưng thời gian qua nhà đầu tư đã nghiên cứu và xin được chuyển địa điểm tổ hợp đến nằm liền kề trong khu vực tổng thể của Dự án Nhà máy lọc dầu số 3 (xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu) nên dự án chậm lại. Mặt khác, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh trong khoảng 9 tháng đầu năm 2007 cho thấy, các doanh nghiệp thuộc các nước Châu Á chiếm phần lớn, nhiều nhất là Hàn Quốc (6 dự án); Singapore (6 dự án); Đài Loan (4 dự án) Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, đã có 10 dự án trên địa bàn tỉnh xin được điều chỉnh tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 178 triệu USD. Như vậy, với tổng vốn đầu tư thu hút do cấp mới và điều chỉnh tăng đạt 1.690 triệu USD, Bà Rịa – Vũng Tàu luôn là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Như vậy trong 2 năm 2006 – 2007, trên địa bàn tỉnh đã thu hút một lượng vốn đầu tư khá lớn kể cả cấp mới và bổ sung tăng vốn là 3687 triệu USD, trong đó cấp mới 3447 triệu USD và bổ sung tăng vốn 240 triệu.
  49. 2.2.2. Những tác động tích cực 2.2.2.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phấn đấu xây dựng, phát triển tỉnh trở thành một tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển, vì thế xét về nhu cầu vốn, FDI được xem là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong tỉnh, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 200 doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài; hơn 40 văn phòng đại diện của các tổ chức kinh tế nước ngoài; 15 nhà thầu chính, thầu phụ; gần 20 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Bà Rịa - Vũng Tàu với hàng ngàn lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên các công trường, giàn khoan, nhà máy Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn đã góp phần mạnh mẽ vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Sự đóng góp của vốn FDI trong đầu tư xã hội của tỉnh biến động rất lớn. Nếu xét về giá trị tương đối thì tỷ trọng vốn FDI/vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của Bà Rịa – Vũng Tàu qua các năm tăng giảm không đều. Nếu năm 2001 là 19,8% thì đến năm 2002 tăng lên 61,3%; và nă m 2003 là 64,22%; năm 2004 là 54,4%; nhưng sang năm 2005 là 25,63% và năm 2007 lại tăng lên 41,03%. Nhưng nếu xét theo giá trị tuyệt đối thì từ năm 2001 – 2005, vốn đầu tư khu vực kinh tế có vốn FDI đều tăng và tăng nhanh. Năm 2001 vốn FDI là 450.900 triệu đồng; đến năm 2002 đạt 8.274.400 triệu đồng; đến năm 2003 đạt 8.810.900 triệu đồng; năm 2004 là 7.266.590 triệu đồng; năm 2005 là 1.980.231 triệu đồng; và đến năm 2007 lại tăng lên 5.680.000 triệu đồng. Tỷ trọng của vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội lên tới 64,22% (năm 2003) là mức cao nhất cho đến nay. Tỷ lệ này giảm dần đến năm 2005, nhưng sau đó lại tăng lên do tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, so với tiềm năng thu hút và sử dụng vốn FDI thì tỷ trọng vốn FDI/ vốn đầu tư xã hội c ủa Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn còn rất thấp. Điều này được thể hiện rõ qua bảng sau:
  50. Bảng 2.2: Tỷ trọng vốn FDI/vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Năm Vốn đầu tư phát triển toàn xã Khu vực vốn FDI Tỷ trọng vốn hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Triệu đồng) FDI/vốn đầu tư (Triệu đồng) toàn xã hội (%) 2000 1.788.200 541.300 30,2 2001 2.274.800 450.900 19,8 2002 13.493.600 8.274.400 61,3 2003 13.719.400 8.810.900 64,22 2004 13.357.590 7.266.590 54,4 2005 7.725.764 1.980.231 25,63 2007 13.841.000 5.680.000 41,03 Nguồn:- Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2005 - Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2007. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP toàn tỉnh. Năm 2000 tỷ trọng GDP khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 76,8%; năm 2001 là 75,4%; đến năm 2002 là 68,1%; năm 2003 tăng lên 72,9% và năm 2004 là 71,6%; đến năm 2005 tăng lên 76,4%; đến năm 2006 tăng lên đến 77,2% (là mức cao nhất hiện nay); đến năm 2007 tỷ lệ này là 63,88%. Năm 2000 giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn FDI là 32269,5 tỷ đồng; năm 2001 là 35065,1 tỷ đồng; năm 2002 là 33.870,7 tỷ đồng; năm 2003 tăng lên 51.626,2 tỷ đồng; năm 2004 lại tăng lên 65.920,7 tỷ đồng; và năm 2005 đạt giá trị là 90.751,3 tỷ đồng. Năm 2006, Bà Rịa – Vũng Tàu là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút FDI nên giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn FDI đạt mức là 81749 tỷ đồng. Và sang năm 2007 là 75849 tỷ đồng. Nhìn chung, tổng giá trị sản phẩm tạo ra từ vốn FDI xét về giá trị tuyệt đối thì tăng rất cao và tăng nhanh giai đoạn 2000 – 2005. Nhưng đến năm 2006 – 2007 thì GDP của khu vực FDI đã giảm tương đối mạnh. Vì vậy, địa phương cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả hơn
  51. Bảng 2.3: Tỷ trọng GDP khu vực FDI trong GDP toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Năm GDP Bà Rịa – Vũng Tàu GDP khu vực FDI Tỷ trọng GDP FDI/ (Tỷ đồng) ( Tỷ đồng) GDP Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2000 41.974,5 32.269,5 76,8 2001 46.529,6 35.065,1 75,4 2002 49.748,9 33.870,7 68,1 2003 70.843,9 51.626,2 72,9 2004 92.135,1 65.920,7 71,6 2005 118.804,0 90.751,3 76,4 2006 105.874,0 81749,0 77,2 2007 118.736,7 75849,0 63,88 Nguồn : - Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2005 - Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2007. Đồng thời khu vực có vốn FDI luôn dẫn đầu về tốc độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác trong tỉnh và là khu vực phát triển năng động nhất. Tốc độ tăng trưởng của khu vực có vốn FDI thường cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh. Sự tăng trưởng nhanh của GDP từ khu vực FDI có khuynh hướng làm tăng mức đóng góp của GDP từ khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh. Tính bình quân, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện giai đoạn 2001 – 2005 đạt 28.398 tỷ đồng, chiếm 51% và năm 2006 – 2007 đạt 9.146 tỷ đồng, chiếm 39% tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần tăng trưởng GDP. Thông qua vốn đầu tư nước ngoài nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên khoáng sản được khai thác và đưa vào sử dụng khá hiệu quả.
  52. Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ đóng góp của thành phần FDI Năm Tốc độ tăng GDP Tốc độ tăng GDP khu Tỷ lệ đóng góp (%) Bà Rịa – Vũng Tàu (%) vực FDI (%) trong GDP 2000 9,8 8,01 76,8 2001 10,9 8,7 75,4 2002 11,5 - 3,4 68,1 2003 11,7 52,4 72,9 2004 18,1 27,7 71,6 2005 6,6 37,7 76,4 2006 11,95 - 9,9 77,2 2007 11,31 - 7,2 63,88 Nguồn: - Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2005 - Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2007. Tuy nhiên, mức đóng góp của khu vực FDI vào tốc độ tăng trưởng GDP của Bà Rịa – Vũng Tàu là không ổn định qua các năm. Mức đóng góp vào tăng trưởng GDP toàn tỉnh của khu vực FDI chiếm khoảng 72,7%. Và có thể kết luận tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu cùng chiều với đóng góp của hoạt động FDI và tỷ lệ đóng góp ngày càng tăng. Còn xét về tỷ trọng trong tổng sản phẩm của vốn FDI tạo ra trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cao hơn các thành phần kinh tế khác: Năm 2000 là 76,8%; năm 2001 là 75,4%; năm 2002 là 68,1%; năm 2003 là 72,9%; năm 2004 tăng lên 71,6%; năm 2005 tăng lên 76,4%; năm 2006 là 77,2% (mức cao nhất hiện nay); năm 2007 là 63,88%. Mặc dù trong tổng sản phẩm tỷ trọng của vốn FDI luôn cao nhất và cao hơn các thành phần kinh tế khác nhưng tốc độ tăng trưởng không cao và không đồng đều; đặc biệt trong 2 năm 2006 và năm 2007 tỷ trọng trong tổng sản phẩm của vốn FDI đã có dấu hiệu phục hồi và tăng hơn các năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn FDI vào năm 2006 xếp vị trí cao nhất, nhưng đến năm 2007 khu vực này lại có tỷ trọng giảm đáng kể: từ 77,2% xuống 63,88 % (giảm 49%).
  53. Bảng 2.5: Tỷ trọng trong tổng sản phẩm của các thành phần kinh tế (%) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Thành phần kinh tế Kinh tế Quốc Doanh 17 17,8 24,6 24,8 22,02 18,1 28,45 27,6 (Trung Ương và địa phương) Kinh tế ngoài Quốc 6,1 6,8 7,3 6,7 6,1 5,3 13,76 14,36 Doanh Kinh tế có vốn đầu 76,9 75,4 68,1 68,5 71,54 76,4 77,2 63,88 tư nước ngoài Nguồn: - Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2005 - Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2007. Nếu dựa vào tổng sản phẩm GDP của toàn tỉnh phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế, chúng ta có thể thấy được có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất rõ rệt. Rõ ràng, đầu tư có tính chất quyết định tốc độ và quy mô chuyển dịch. Dòng vốn FDI góp phần thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển nhanh hơn công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế của tỉnh đang giảm mạnh tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp trong GDP.
  54. 51 Bảng 2.6: Tổng sản phẩm GDP tỉnh BRVT phân theo khu vực kinh tế và ngành kinh tế (theo giá so sánh 1994) (ĐV:Tỷ đồng) Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số 22337,1 25079,7 28096,3 30794,6 36902,9 39321,6 40811 45426 A.Theo thành phần kinh tế và khu vực 1.Khu vực kinh 7386,6 8382 10784,1 12518,7 15126,3 15450,6 17226,3 19060 tế trong nước 2.Có vốn đầu tư 14950,5 16697,7 17312,2 18275,9 21776,6 23871,01 23584,7 26366 nước ngoài B.Theo ngành kinh tế 1. Nông, lâm, 917,7 1052,3 1203,9 1316,0 1390,2 1518,9 1541,0 1635 thủy sản. 2. Công nghiệp 18105,6 20392,5 22830,1 25903,6 31535,3 33369,6 31688,0 34464 và xây dựng. 3. Dịch vụ 3313,8 3634,9 4062,3 4219,0 3977,3 4433,1 7582,0 9327 Bảng 2.7: Cơ cấu GDP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo khu vực và ngành kinh tế Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 A. Theo thành phần kinh tế và khu vực 1. Khu vực kinh tế trong nước. 33,06 33,42 38,38 40,65 40,98 39,3 42,21 41,96 2. Có vốn đầu tư nước ngoài 66,94 66,58 61,62 57,35 59,02 60,7 57,79 58,04 B. Theo ngành kinh tế 1. Nông, lâm, thủy sản. 4,1 4,2 4,3 4,3 3,8 3,9 3,8 3,6 2. Công nghiệp và xây dựng. 81,05 81,3 81,25 82 85,4 84,8 77,6 75,87 3. Dịch vụ 14,85 14,5 14,45 13,7 10,8 11,3 18,6 20,53 Nguồn: - Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2005 - Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2007.