Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản

pdf 54 trang phuongnguyen 130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_thuat_chan_nuoi_lon_nai_sinh_san.pdf

Nội dung text: Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản

  1. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái sinh sản Hà nội 2004 1
  2. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Mục lục Trang Chương I: Giống lợn và công thức lai trong chăn nuôi lợn 1 1. Giống lợn Móng Cái 1 2. Giống lợn ỉ 3 3. Một số giống lợn miền núi 4 4. Các giống lợn ngoại nuôi ở Việt Nam 5 5. Một số công thức lai trong chăn nuôi lợn 6 6. Phân loại lợn trong đàn lợn nái sinh sản 7 Chương II: Chuồng trại cho lợn nái sinh sản 9 1. Yêu cầu chung 9 2. Chuồng cho lợn nái hậu bị 10 3. Chuồng nuôi lợn nái sinh sản 10 4. Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi 11 Chương III: Hoạt động sinh dục và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của 13 lợn nái 1. Hoạt động sinh dục ở lợn nái 13 2. Sức sản xuất của lợn nái 16 a. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái 16 b. Khả năng sinh sản 17 c. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác 20 Chương IV: Chăn nuôi lợn cái hậu bị 22 - Mục tiêu chăn nuôi lợn cái hậu bị 22 - Kỹ thuật chọn lợn cái gây nái sinh sản 22 - Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn cái hậu bị 22 - Kỹ thuật quản lý lợn cái hậu bị 24 - Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái 25 Chương V: Chăn nuôi lợn nái sinh sản 26 I. Chăn nuôi lợn nái chửa 26 1. Mục tiêu chăn nuôi lợn nái chửa 26 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chửa 26 3. Kỹ thuật quản lý lợn nái chửa 27 28 II. Chăn nuôi lợn nái nuôi con 1. Mục tiêu cần đạt được 28 2. Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn 28 3. Nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con 31 4. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái từ khi cai sữa đến khi phối giống trở lại 33 Chương VI: Chăn nuôi lợn con theo mẹ 36 1. Đặc điểm cuả lợn con bú sữa 36 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 37 3. Chăm sóc quản lý lợn con theo mẹ 40 4. Kỹ thuật cai sữa lợn con 42 Chương VII: Một số bệnh thường gặp ở lợn nái 45 1. Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn. 45 2. Quy trình tiêm phòng cho lợn nái 45 3. Một số bệnh của lợn nái 46 4. Một số bệnh của lợn con 52 2
  3. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chương I Giống lợn và công thức lai trong chăn nuôi lợn 1. Giống lợn Móng Cái * Nguồn gốc và sự phân bố Giống lợn Móng Cái được nuôi nhiều ở huyện Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Về nguồn gốc lợn Móng Cái có nguồn gốc từ lợn Quảng Đông Trung Quốc, giống lợn này được người Hoa mang sang nước ta nuôi từ lâu, dần dần phát triển thành giống lợn của nước ta. Hiện nay số lượng lợn Móng Cái lên đến trên 30 vạn con, được chăn nuôi rất rộng rãi ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, ven biển miền Trung và Tây Nguyên, để thực hiện chương trình “Móng Cái hoá đàn lợn” ở các tỉnh trên. Lợn Móng Cái là lợn cái nền cơ bản để lai với lợn đực Yorshire và Landrace cho sản phẩm con lai nuôi lấy thịt chủ yếu hiện nay ở miền Bắc Việt Nam. * Đặc điểm ngoại hình Lợn Móng Cái có 3 dòng: dòng xương to, dòng xương nhỡ và dòng xương nhỏ. Lợn Móng Cái xương nhỏ có tầm vóc không khác lợn ỉ, và có vùng trắng ở bụng và vành trắng vắt ngang qua vai lớn hơn so với dòng xương nhỡ và xương to. Lợn Móng Cái có đặc điểm ngoại hình như đầu đen giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi mà đường chéo dài theo chiều dài của mặt lợn. Mõm trắng, bụng và 4 chân trắng. Phần trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho phần đen còn lại trên lưng và mông có hình dáng như cái yên ngựa còn được gọi là vết lang hình yên ngựa. ở chỗ tiếp giáp giữa lông đen và trắng có một khoảng mờ, rộng khoảng 2 - 3 cm trên đó da đen lông trắng. Đặc điểm về màu săc lông da của lợn Móng Cái là cố định. Tuy nhiên ở dòng Móng Cái xương to thì phần trắng vắt qua vai thường hẹp hơn so với Móng Cái xương nhỏ và xương nhỡ và có trường hợp ở giữa vành trắng vắt qua vai có một vùng da đen ở giữa như là một hòn đảo đen nằm giữa vành lông trắng. Lợn Móng Cái xương to có tai to và cúp về phía trước. Còn lợn Móng xương nhỏ và nhỡ thì tai nhỏ và đứng. Về kết cấu ngoại hình lợn Móng Cái có đặc điểm là đầu to, tai đúng hướng về phía trước, lưng võng, bụng xệ, chân yếu còn có hiện tượng đi bàn, có từ 12 - 14 vú. * Đặc điểm sinh trưởng Lợn Móng Cái là giống thành thục sớm, thời gian sinh trưởng ngắn. Khối lượng sơ sinh 0,5 - 0,7 kg/ con, khối lượng cai sữa 6-8 kg/ con, khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 30 - 40 kg; khối lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 60 kg; khối lượng trưởng thành đạt 100 - 120 kg. Nếu so với lợn ỉ thì tầm vóc lợn Móng Cái có to hơn, nhưng nói chung vẫn thuộc loại tầm vóc nhỏ. Mổ thịt ở khối lượng 100 kg cho 79% móc hàm, tỉ lệ thịt nạc 38,6%. * Khả năng sinh sản Lợn Móng Cái có là giống lợn thành thục sớm: lợn đực 2 tháng tuổi có thể giao phối dược và có thể thụ thai, lợn cái 3 tháng tuổi đã có biểu hiện đông dục, chu kỳ động dục bình quân 21 3
  4. RUMENASIA.ORG/VIETNAM ngày (18-25 ngày), thời gian động duc 3-4 ngày, thời gian chửa bình quân 114 ngày, thời gian động dục trở lại sau cai sữa 5-7 ngày. Lợn Móng Cái là giống lợn mắn đẻ, đẻ nhiều con, nuôi con khéo. Có thể đẻ từ 10-12 con/ lứa, khối lượng sơ sinh 0,5 - 0,7 kg/ con, tỉ lệ nuôi sống đạt 80-90%. So với các loại lợn lang khác thì các chỉ tiêu trên đều cao hơn từ 5 - 7%. Hình 1 Lợn nái Móng Cái Lợn Móng Cái là giống lợn có tầm vóc tương đối lớn so với các giống lợn trong vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Tuổi thành thục sớm, mắn đẻ, đẻ sai con, khả năng nuôi con khéo, khả năng tiêu hoá và lợi dụng thức ăn thô xanh tốt. Một số hạn chế là kết cấu ngoại hình yếu, lưng võng, bụng xệ, tỷ lệ nạc thấp. Phương hướng công tác giống đối với giống lợn Móng cái là tăng cường chọn lọc và nhân thuần để nâng cao tầm vóc, cải tạo các nhược điểm của lợn Móng Cái. Cho lai tạo với các giống lợn nhập nội đẻ lấy con lai nuôi thịt. Trong chiến lược nạc hoá đàn lợn hiện nay, ngoài phần sử dụng lợn ngoại thuần nuôi tới các hộ nông dân, không thể thiếu vắng các loại lợn lai, mà trong đó chủ yếu là các con lai có đóng góp phần máu của lợn Móng Cái. Việc sử dụng lợn nái lai F1(Yorkshire x Móng Cái) hoặc F1 (Landrace x Móng Cái ) làm nền để tạo con lai 3/4 máu ngoại nuôi thịt nhằm nâng cao năng xuất chăn nuôi và tỉ lệ thịt nạc trong thành phần thịt xẻ lên 48 - 49 % là hướng đi hết sức đúng đắn hiện nay. 4
  5. RUMENASIA.ORG/VIETNAM 2. Giống lợn ỉ Giống lợn ỉ được nuôi phổ biến ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, là giống lợn được nhân dân ta chọn lọc, nhân giống và nuôi dưỡng lâu đời. Hiện nay giống lợn ỉ được nuôi khá rộng rãi tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây, Nam Định, Hải Phòng và phía Nam của các tỉnh như Hà Bắc, Thái Nguyên, Vĩnh Phú * Đặc điểm ngoại hình Lợn ỉ toàn thân có màu đen tuyền, đầu nhỏ và thô, mõm ngắn và cong, mình ngắn, ngực sâu, lưng võng, bụng xệ, có 10 vú, chân yếu. Lợn thuộc loại thể chất yếu, tầm vóc nhỏ, lợn đực thường nhỏ hơn lợn cái, hướng sản xuất mỡ. Lợn ỉ có 2 loại hình: Lợn ỉ mỡ và ỉ pha. Lợn ỉ mỡ hay còn gọi là ỉ mặt nhăn (ỉ nhăn) , loại này toàn thân màu đen, trán có nhiều nếp nhăn hằn sâu làm cho mũi có vẻ cong lên, mặt có vết nhăn. Loại này thành thục sớm, tầm vóc bé, chân thấp, bụng sệ, mình ngắn. Loại hình lợn ỉ pha, toàn thân cũng có màu đen, có con 4 chân đốm trắng, chân cao hơn lợn ỉ mỡ, bụng gọn hơn, mõm thẳng, mặt không nhăn. * Đặc điểm sinh trưởng Lợn ỉ sinh trưởng chậm, giữa 2 nhóm thì lợn ỉ pha sinh trưởng nhanh hơn lợn ỉ mỡ. khối lượng 2 tháng tuổi chỉ đạt 5 kg, từ 4-8 tháng tuổi khối lượng lợn ỉ đực luôn thấp hơn lợn ỉ cái, khối lượng ỉ đực lúc 4 tháng tuổi là11,9 kg, trong khi đó lợn ỉ cái là 13,5 kg. Khối lượng trưởng thành của lợn ỉ chỉ đạt 70 kg (lúc 30 - 32 tháng tuổi) cho nên cần phải quan tâm cải thiện tầm vóc. Lợn ỉ nuôi thịt có tốc độ tăng trọng thấp chỉ đạt 200 - 250 g/ ngày, do vậy khi xuất chuồng lúc 8 tháng tuổi chưa đạt 50 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng cao. Tỉ lệ nạc từ 34,5 - 39,12%, tỉ lệ mỡ 40 %(39,97-43,2%). Chất lượng thịt tốt, độ dinh dưỡng cao, thớ thịt nhỏ, mùi vị thơm ngon (Viện chăn nuôi 1973-1976) * Khả năng sinh sản Lợn ỉ cái thành thục về tính sớm, lúc 3-4 tháng tuổi đã có biểu hiện động dục, chu kỳ động dục 19-21 ngày, thời gian động dục 3-4 ngày, thời gian chửa 110- 115 ngày, số con đẻ/ lứa 8 - 10 con, khối lượng lợn con lúc sơ sinh đạt bình quân 0,45 kg, tỉ lệ nuôi sống cao đạt 90-92%. Khối lượng khi cai sữa lúc 60 ngày tuổi đạt bình quân 5,5 kg/ con. Lợn ỉ đực thành thục về tính sớm hơn lợn ỉ cái. Nhìn chung lợn ỉ đực sinh trưởng phát triển chậm hơn lợn ỉ cái, tuổi sử dụng lợn ỉ đực tốt nhất lúc 6 - 8 tháng tuổi. Đối với lợn ỉ pha có khả năng sinh sản cao hơn, không thua kém lợn Móng Cái: số con đẻ / lứa đạt 11,7 (của lợn Móng Cái là 11,08); số con cai sữa / ổ là 10,7 con (lợn Móng Cái là 10,4 con). 5
  6. RUMENASIA.ORG/VIETNAM * Kết luận Lợn ỉ có ưu điểm là thành thục sớm, chất lượng thịt thơm ngon, khả năng chịu đựng kham khổ cao, nuôi con khéo, khả năng lợi dụng thức ăn thô xanh cao, dễ thích nghi với các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là tầm vóc quá nhỏ, thể chất yếu, bụng to, lưng võng, chân yếu, hướng mỡ. Từng bước tạp giao cải lương với các giống lợn khác, nhất là các giống lợn ngoại để nâng cao tầm vóc và giá trị kinh tế. Lợn cái ỉ có thể cho lai với lợn Yorkshire để chọn lấy cái lai F1 làm nái nền trong các công thức lai 3 máu để nâng cao khả năng sinh trưởng và tỷ lệ thịt nạc/ thịt xẻ. 3. Một số giống lợn miền núi Các giống lợn miền núi gồm có: Lợn Mường Khương, lợn Mẹo, nhóm lợn Lang như lợn Lang Chợ Rã (Bắc Kạn), lợn Lang Hạ Lang (Cao Bằng) Nhìn chung tình năng sản xuất còn thấp đó là do điều kiện địa lý, tập quán chăn nuôi và trình độ kỹ thuật chăn nuôi còn hạn chế. Nhìn chung các giống lợn trên đều có màu sắc lông da đen tuyền hoặc lang trắng đen, tuy nhiên vết lang không cố định. Về tầm vóc, các giống lợn này đều có tầm vóc to hơn các giống lợn nơi khác nhưng mình hơi lép, kết cấu vững chắc rất thích hợp với chăn thả. Nhóm giống lợn miền núi có tuổi thành thục về tính dục chậm, tuổi động dục lần đầu vào lúc 8 tháng tuổi. Về khả năng sinh sản, nhìn chung các giống lợn miền núi có khả năng sinh sản thấp, đẻ 5 - 6 con/lứa, số lứa đẻ/năm từ 1 - 1,2. Khả năng tiết sữa thấp, do đó khối lượng lợn con khi cai sữa chưa cao. Nhìn chung các giống lợn miền núi có ưu điểm là thích hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu miền núi. Tuy nhiên có nhược điểm là năng suất chăn nuôi còn thấp, cho nên cần được cải tiến về kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc, hoặc lai tạo với các giống lợn khác như lợn Móng Cái để nâng cao khả năng sinh sản. Hình 2: Lợn nái Mẹo Hình 3: Lợn nái Lang Chợ Rã 6
  7. RUMENASIA.ORG/VIETNAM 4. Các giống lợn ngoại nuôi ở Việt Nam a. Lợn Yorshire Được chọn lọc và nhân giống ở vùng Yorshire của nước Anh từ thế kỷ 19, hiện nay lợn Yorshire nuôi ở hầu hết các nước trên thế giới. Khả năng thích nghi của giống lợn này tốt hơn các giống lợn khác. Lợn Yorshire có lông trắng tuyền, tai đứng (có nhóm giống tai hơi nghiêng về phía trước), mõm thẳng, dài vừa phải, trán rộng, ngực rộng, ngoại hình thể chất chắc chắn, nuôi con khéo, chịu đựng kham khổ, chất lượng thịt tốt, khả năng chống chịu stress cao. Khối lượng trưởng thành con đực khoảng 300 - 400 kg, con cái 250 - 300 kg. Tăng trọng bình quân từ 650 - 750 gam/con/ngày; tiêu tốn thức ăn từ 2,80 - 3,10 kgthức ăn /kg tăng khối lượng, tỷ lệ thịt nạc/ thịt xẻ từ 55 - 59%, có một số dòng tỷ lệ nạc từ 59,1 - 63,5%. Lợn Yorkshire có khả năng sinh sản tương đối cao, đẻ bình quân 10 - 11 con/lứa, khối lượng sơ sinh đạt 1,1 - 1,2 kg/ con. Khi nuôi tại Việt Nam số con đẻ ra trên ổ bình quân là 9,57, khối lượng sơ sinh đạt 1,24 kg/con, khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi đạt 55 - 60 kg, khối lượng bình quân /con lúc 60 ngày tuổi đạt từ 15 - 18 kg. Hình 4: Lợn nái Yorkshire Giống lợn Yorkshire có tính di truyền ổn định, tầm vóc to, khả năng sản xuất cao, khả năng thích nghi tốt, thích hợp với phương thức nuôi chăn thả. Thường được sử dụng trong lai giống với lợn nái nội như Móng Cái và các loại lợn địa phương khác lấy con lai nuôi thịt và sử dụng trong công thức lai lấy lợn lai nuôi thịt giữa các giống lợn nhập nội b. Lợn Landrace Xuất xứ từ Đan mạch, hiện nay tại Việt Nam có Landrace Bỉ, Cuba, Pháp, Nhật. Có dạng hình nêm (còn gọi là hình tên lửa), lông da màu trắng tuyền, mõm dài và thẳng, hai tai to ngả về phía trước, che cả mắt, mình lép, bốn chân hơi yếu. Khả năng thích nghi kém hơn Yorshire trong điều kiện nóng ẩm. Lợn nái có thể trọng từ 220 - 250 kg, lợn đực có thể trọng từ 280 - 320 kg, 7
  8. RUMENASIA.ORG/VIETNAM tăng trọng bình quân 700 - 800 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng từ 2,7 - 3,0 kg, tỷ lệ nạc /thịt xẻ cao, đạt từ 58 - 60%. Lợn Landrace có khả năng sinh sản khá cao, và khả năng nuôi con khéo (trừ Landrace của Bỉ, ngoài ra lợn Landrace Bỉ còn có gen Halotal gây bệnh yếu tim) và lợn Landrace thường được chọn làm "dòng cái" trong các công thức lai giữa lợn ngoại cao sản với nhau. ở Việt Nam lợn Landrace được dùng để lai kinh tế và nuôi thuần dùng trong chương trình nạc hoá đàn lợn. Các công thức lai chủ yếu hiện đang dùng là: Lợn đực Landrace x Lợn nái Móng cái (hoặc lợn nái địa phương) để lấy con lai F1 nuôi thịt. Lợn đực Landrace x lợn F1 (YR x MC) lấy con lai F2 3/4 máu ngoại (50% LR, 25% YR, 25% MC) nuôi thịt cho tốc khối lượng lúc 6 tháng tuổi đạt 100 kg, tỷ lệ nạc đạt 46 - 48%. Sử dụng lợn Landrace trong các công thức lai kinh tế hai giống hoặc 3 giống giữa các giống lợn ngoại để tăng tỷ lệ nạc từ 52 - 60%. c. Lợn Duroc Nguồn gốc xuất xứ từ Bắc Mỹ với cái tên Duroc-Jersey. Lợn được hình thành từ khoảng 1860 với sự tham gia của các giống lợn nhập nội như: Lợn đỏ Ghinea, lợn đỏ Tây Ban Nha, và lợn đỏ Bồ Đào Nha. Lợn Duroc có thân hình vững chắc, lông có màu nâu nhạt đến màu nâu sẫm, bốn chân to khoẻ, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, 1/2 phía đầu tai gập về phía trước, mông vai rất nở, tỷ lệ nạc cao, tốc độ tăng trọng từ 660 - 770 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn từ 2,48 - 3,33 kg/ kg. Lợn Duroc có đặc điểm về sinh sản là đẻ ít, kém sữa. Lợn Duroc được sử dụng trong lai hai máu, ba máu hoặc bốn máu giữa các giống lợn ngoại, đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. 5. Một số công thức lai trong chăn nuôi lợn - Chương trình lai hai máu (A x B) Lai giữa hai giống thuần khác nhau để tạo con lai F1 nuôi thịt. Đây là phương pháp lai đơn giản và sử dụng được tối đa 100% ưu thế lai từ con bố và con mẹ nhằm nâng cao một số đặc điểm tốt của các giống. Mục đích là sử dụng ưu thế lai tạo đàn lợn thịt thương phẩm. Một số công thức lai như sau: + Đực Landrace (hoặc Yorkshire) x Nái Móng Cái (hoặc ỉ, lợn nái địa phương) + Đực Landrace x Nái Yorshire; + Đực Duroc x nái Yorshire hoặc nái Landrace - Lai ba máu, sử dụng con mẹ là nái lai (C x AB) Sử dụng 3 giống khác nhau để cho lai để tạo ra lợn thịt thương phẩm 3 máu năng suất cao: 8
  9. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Nái lai F1 phải được tạo ra từ hai giống "dòng nái" có khả năng sinh sản cao để tận dụng tối đa ưu thế lai về khả năng sinh sản Đực giống phối với nái lai F1 phải là đực được chọn lọc theo "dòng đực" để tạo ra đàn lợn thịt thương phẩm có khả năng tăng trọng cao, tiêu tốn thức ăn ít, độ dày mỡ lưng thấp, sức sống cao Nhược điểm phải nghiên cứu, chọn lọc để tạo lợn nái lai F1. Thông thường phải qua hai bước: Bước 1: dùng đực ngoại lai với nái nội chọn con cái lai F1 để nuôi sinh sản (chọn những con của con mẹ có khả năng sinh sản tốt như đẻ sai con, lợn con có khối lượng sơ sinh và khối cai sữa cao, lợn mẹ khéo nuôi con ). Bước 2: Chọn con đực có hướng nạc cao, khả năng cho thịt lớn để phối giống với lợn cái lai F1 đã chọn, con lai tạo ra chỉ dùng nuôi lấy thịt không giữ lại làm giống. Một số công thức lai ba máu: Lợn đực Landrace (hoặc Yorkshire) x Nái F1 (Y x Móng cái) Lợn đực Duroc (Pietran) x nái F1 (L x Y) - Lai 4 máu, sử dụng con bố là lợn đực lai và con mẹ là nái lai (AB x CD) Đây là phương pháp sử dụng 4 giống thuần để tạo ra lợn thịt thương phẩm. Lợn thương phẩm là sản phẩm của hai cặp lai F1 giữa hai dòng đực và dòng nái có tỷ lệ máu đều giữa các giống (25%). Mục đích của phương pháp này là sử dụng ưu thế của cả 4 giống cùng tham gia. 6. Phân loại lợn trong đàn lợn nái sinh sản a. Lợn cái hậu bị Lợn cái hậu bị là lợn cái từ sau khi cai sữa được chọn để làm giống, nuôi cho đến khi phối giống lần đầu có chửa. Ngày nay, kỹ thuật chế biến thức ăn đã phù hợp với đặc điểm tiêu hoá của lợn con giai đoạn bú sữa, cho nên đã cho phép tách lợn con khỏi lợn mẹ(cai sữa) rất sớm : có thể ở 21 ngày tuổi, 28 ngày tuổi, 35 ngày tuổi v,v Tuy nhiên tuổi chọn lợn để làm giống nên chọn ở 60 ngày tuổi. Nếu trước đó, ở thời điểm chưa tách khỏi lợn mẹ đã tiến hành chọn rồi, thì đến 60 ngày tuổi cũng phải chọn lại để chính thức đưa vào giai đoạn nuôi lợn hậu bị. Thời gian nuôi từ 60 ngày tuổi cho đến khi lợn nái động dục và cho phối giống lần đầu có chửa là thời gian nuôi cái hậu bị. Thời gian nuôi hậu bị dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, phụ thuộc vào sự thành thục về tính dục và thể vóc của từng giống. Số lượng lợn cái hậu bị trong một cơ sở chăn nuôi tuỳ thuộc vào qui mô đàn. Nếu đàn lợn lớn thì số cái hậu bị được chọn lọc để làm giống sẽ lớn: Bao gồm lợn cái để thay thế đàn (thay thế những con bị loại thải) và các lợn cái hậu bị dùng để bán giống cho các cơ sở chăn nuôi khác. 9
  10. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Tuy nhiên số lượng được chọn lọc còn phụ thuộc vào mục đích nhân giống, vào chỉ số chọn lọc, vào áp lực chọn lọc v,v b. Lợn nái kiểm định Giai đoạn lợn nái kiểm định được tính từ khi phối giống lần đầu có chửa đến khi lợn đẻ và nuôi con 2 lứa đầu. Giai đoạn nuôi lợn nái kiểm định được chia làm 2 loại lợn nái kiểm định là: Nái kiểm định I và nái kiểm định II Lợn nái từ giai đoạn hậu bị phối giống có chửa, đẻ và nuôi con lứa đầu tiên, thời gian này gọi là nái kiểm định I. Sau khi lợn nái đẻ và nuôi con xong lứa thứ nhất, phối giống có chửa đẻ và nuôi con lứa thứ 2 gọi là nái kiểm định II. c. Lợn nái cơ bản Nái cơ bản là lợn đã đẻ được 2 lứa, tức đã qua giai đoạn kiểm định I và kiểm định II, đảm bảo đủ tiêu chuẩn được chọn giữ lại làm nái sinh sản. d. Lợn nái cơ bản hạt nhân Là đàn nái được chọn lọc trong đàn lợn nái cơ bản, phải là những lợn nái thuần chủng và đã qua kiểm tra năng suất cá thể có năng suất sinh sản cao: Phân cấp tổng hợp phải đạt từ I trở lên đến đặc cấp, trong đó cấp sinh sản nhất thiết phải đạt đặc cấp. Trong hệ thống nhân giống theo kiểu hình tháp hiện nay thì chỉ ở đàn cụ kỵ còn được gọi là đàn lợn nái cơ bản hạt nhân, đây là đàn để sản xuất đàn giống ông bà. 10
  11. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chương II chuồng trại cho lợn nái sinh sản 5. Yêu cầu chung Trong chăn nuôi lợn, bên cạnh các yếu tố giống, thức ăn, việc thiết kế xây dựng hệ thống chuồng trại hợp lý đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng loại lợn là một việc hết sức quan trọng, vì: - Nó đảm bảo cho việc phát huy tối đa tính ưu việt của phẩm giống ( khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng lợi dụng thức ăn, năng suất sinh sản ) - Nó cho phép người chăn nuôi có thể điều chỉnh điều kiện tiểu khí hậu, chế độ ăn uống và vệ sinh thú y trong chuồng trại cho phù hợp với yêu cầu của từng loại lợn, ở từng thời kỳ sản xuất và phát triển của chúng. - Nó giúp cho người chăn nuôi thuận tiện hơn trong việc quản lý đàn lợn, tiết kiệm được diện tích chăn nuôi và công chăm sóc nuôi dưỡng, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn. Yêu cầu về khu đất xây dựng: - Đất xây dựng chuồng trại phải phù hợp với yêu cầu tổng thể, cao ráo, thoáng mát, thuận lợi cho thoát nước bằng phương pháp tự chảy. - Chuồng trại phải xây dựng ở nơi có nguồn nước sạch, đủ dùng. Bảo đảm yêu cầu về hệ thống điện thắp sáng, bơm nước , và hệ thống đường giao thông phục vụ cho vận chuyển vật tư, thức ăn và các sản phẩm khác của trại. - Chuồng nuôi phải xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước, nơi chứa phân, hố sử lý chất thải hợp vệ sinh thú y và cảnh quan môi trường. - Căn cứ vào mục đích kinh tế và số lượng đàn lợn dự kiến nuôi để xây dựng chuồng trại cho phù hợp về kích thưóc, số máng ăn, máng uống, cũi nhốt, sàn đẻ, quạt điện, bóng đèn - Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, nên tiến hành xây các hầm Biogas để góp phần xử lý phân, nước thải để tăng cường bảo vệ môi trường và tận dụng khí gas cho nhu cầu của trại chăn nuôi lợn và nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Yêu cầu về chống nóng và chống rét cho lợn: Nóng lạnh và thông thoáng đều là những yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Chống nóng: Vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời thường giao động từ 31-380C. Mái chuồng thường được làm bằng fibro ximăng, khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn ngoại kém nên ta phải luôn chú ý đến việc chống nóng bằng cách: - Sử dụng hệ thống phun mưa nhân tạo trên mái trong những ngày có nhiệt độ từ 300C trở lên. - Làm mát cục bộ bằng phương pháp dùng vòi phun sương với lợn nái hậu bị, nái chờ phối và nái chửa. Sử dụng vòi nhỏ giọt trên đầu và lưng lợn nái đang nuôi con. 11
  12. RUMENASIA.ORG/VIETNAM - Ngoài ra lắp quạt điện treo tường hoặc quạt cây cho lợn. - Xung quanh chuồng căng bạt để che nắng chiếu trực tiếp vào lợn, tránh gió cho lợn Để chống nóng có hiệu quả tốt nhất là làm chuồng có mái cao, thoáng gió và trồng cây xung quanh. Chống lạnh: Do sử dụng cũi cho lợn bằng sắt, nền chuồng bằng bê tông nên mùa đông lợn thường bị lạnh dễ sinh bệnh nên ta phải chú ý cung cấp nhiệt đầy đủ cho lợn, nhất là đối với lợn con theo mẹ và lợn con sau cai sữa. Biện pháp khắc phục: Cần căng bạt che chắn chuồng vào ban đêm, lúc mưa hoặc có gió lùa. Với lợn con dùng bóng điện tròn để sưởi ấm. Với lợn lớn có thể đốt mùn cưa hoặc vỏ trấu ở trong chuồng vào những ngày rét. Chú ý giữ chuồng luôn khô ráo, cho lợn ăn uống đầy đủ 6. Chuồng cho lợn nái hậu bị Được chia làm các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Tính từ khi bắt đầu nuôi thường đạt khối lượng là 20 - 25kg (đối với lợn ngoại), 10 - 12 kg (với lợn nội) cho đến khi đạt 5 - 6 tháng tuổi. Chuồng nuôi lợn là chuồng có tường xây bằng gạch hoặc đổ bê tông có chiều cao tường 0,8m, dài 4,3m và rộng 3m. Nền chuồng đổ bằng xi măng có độ dốc 3 - 50 để dễ vệ sinh. Chuồng có lắp máng ăn, núm uống nước tự động bên trong. Mỗi ô chuồng lắp một cửa ra vào bằng song sắt ặ10, hoặc cửa gỗ, trên cửa có khoá chốt tự động. Nếu nhiều ô chuồng liền nhau thì cứ 2 ô chuồng lắp một máng ăn ở bức tường chung để thức ăn được sử dụng triệt để. Giai đoạn 2: khi lợn đạt từ 5 - 6 tháng tuổi (khối lượng 75 - 80 kg, đối với lợn ngoại, 40 - 45 kg với lợn nội), ta chuyển lợn nái hậu bị sang nuôi trong các ô ngăn cách nhau bằng các vách ngăn, mỗi nái/1 ngăn, lúc này chuồng nuôi là cũi được làm bằng sắt tròn ặ16. Kích thước các ô như sau: Dài 2,2 - 2,4m, rộng 0,65 - 0,7m, cao 1,0 - 1,3m, ở mỗi vách ngăn có các chấn song nằm ngang, khoảng cách giữa các chấn song này là 15cm. Nền chuồng chung được đổ bằng ximăng + cát. Phía trước xây máng ăn và đồng thời là máng uống được đổ bằng bê tông có kích thước : rộng 40cm, phần nhô ra ngoài hành lang là 10cm, phần ở trong chuồng là 30cm. Chiều dài máng chạy ngang qua tất cả các ngăn (lòng máng phải được làm nhẵn để dễ thoát nước, tiện cọ rửa), ở cuối máng đặt một ống thông để rửa máng. Phía sau có cửa ra vào, trên cửa có khoá tự động. Nếu là nuôi lợn nội, ta có thể nhốt lợn nái trên chuồng có diện tích là 3 m2/con, chuồng xây cần có diện tích sân chơi từ 3 - 4 m2. 7. Chuồng nuôi lợn nái sinh sản Gồm có ô lợn nái chờ phối và chửa, ô lợn nái đẻ (hoặc cũi đẻ), khu nuôi úm lợn con Yêu cầu chuồng nuôi lợn nái: 12
  13. RUMENASIA.ORG/VIETNAM - Chiếm ít diện tích, dễ kiểm tra khi phối giống, chửa và đỡ đẻ. - Tăng số lứa đẻ/ nái trên năm nhờ kỹ thuật cai sữa sớm và phát hiện nái động dục và phối giống kịp thời - Giảm stress cho lợn khi sống cạnh nhau Chuồng của lợn nái chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nái sau khi cai sữa (tách con) đ Chờ phối đ Thời kỳ mang thai đ Chửa kỳ I. Được nuôi trong các ô ngăn cách với các tiêu chuẩn như lợn nái hậu bị giai đoạn 2. Giai đoạn 2: Trước khi lợn đẻ 7-10 ngày, lợn nái được chuyển đến chuồng chờ đẻ, đẻ và nuôi con. Kích thước cũi đẻ: Dài 2,2m, rộng 1,7 - 2,1m. Cũi gồm 3 ô, ô lợn mẹ ở giữa và 2 ô lợn con ở hai bên. Kích thước ô cho lợn mẹ: Cao 1,0-1,3m, rộng 0,7m, dài 2,2m. Phía trước lắp máng ăn kiểu treo (hình chữ u) được làm bằng Inox có độ dày 1mm, rộng máng 35cm, dài 50cm. Phía trước của máng ăn là núm uống nước tự động. Phía sau của ô lợn mẹ phải thiết kế một thanh chắn ngang cách cửa ra vào của lợn mẹ là 30cm, để lợn mẹ khi đẻ được dễ dàng và không đè lên con khi nằm xuống. Sau cùng là cửa để chắnlợn con không ra ngoài được. Nền sàn của ô lợn mẹ được đặt 2 tấm bê tông, mỗi tấm dài 10,5m, rộng 0,7m, trên tấm bê tông có các lỗ thoát nước rộng 1cm, dài 8-10cm. 2 ô chuồng của lợn con: ở 2 bên của ô lợn mẹ mỗi ô có chiều rộng là 0,7m, dài 2,2m, cao 0,5m, xung quanh được hàn bằng các song sắt ặ10, mỗi song cách nhau 5cm. Nền sàn của ô lợn con cũng được đặt bằng các lan sắt tròn ặ10 mỗi lan cách nhau 1cm để dễ lọt phân và nước tiểu. Một bên của ô lợn con ta đặt một cái ô úm kích thước: cao 0,5m, dài 0,8m, rộng 0,4m, làm bằng sắt ặ12 xung quanh úm có căng bao tải, mỗi úm có một cửa ra vào kèm theo chốt. Ô lợn con bên kia đặt một núm uống nước tự động ở độ cao 15-20cm. Khi lợn con được 5-7 ngày tuổi ta đặt vào ô lợn con 1 máng ăn tròn có đường kính 30cm, cao 5cm, miệng máng có các thanh chắn không cho lợn con trèo vào. Trên ô úm có lắp một bóng đèn tròn công suất 100W để sưởi ấm cho lợn con khi cần thiết. Cả chuồng của lợn mẹ và 2 ô lợn con có sàn cao cách mặt đất 30cm, có tác dụng tốt trong việc thông gió tránh ẩm, dễ vệ sinh. Diện tích cần cho một đàn lợn con để nuôi úm cần 3 m2 cho 8 - 10 lợn con Thời gian chiếm chuồng khoảng 34 ngày (tính từ 28 - 60 ngày tuổi) + với 7 ngày để trống chuồng làm vệ sinh. Tỷ lệ ô dự trữ là 10%. Như vậy nếu nuôi 20 lợn nái với số lứa đẻ trên năm là 2,2 thì phải cần số ô nuôi úm lợn con với diện tích 3 m2/ ô là: 20 nái x 2,2 lứa x 41 ngày x 110 = 6 chuồng nuôi lợn đẻ và nuôi con 365 x 100 13
  14. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Nên sử dụng kiểu chuồng sàn cao để nuôi lợn con sẽ có hiệu quả cao hơn 8. Chuồng nuôi lợn con sau cai sữa đến 60 ngày tuổi Lợn con những ngày đầu sau khi cai sữa thường gặp Stress bất lợi cho sinh trưởng, phát triển của chúng, lợn vừa chuyển từ môi trường bú sữa mẹ là chủ yếu sang môi trường tự lập hoàn toàn, nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể là thức ăn. Lợn con cũng thường bị xáo trộn, do phân thành các lô khác nhau theo khối lượng nên thường kém ăn, dễ bị lây nhiễm bệnh tật, do đó lợn con phải được sống trong điều kiện khô ráo, vệ sinh, có nhiệt độ và điều kiện tiểu khí hậu thích hợp. Đến ngày cai sữa lợn con được chuyển sang chuồng mới, ở nơi quy định, các ô chuồng này được hàn liền nhau và luôn luôn là chẵn. kích thước: dài 2,2m - 2,4m, rộng 2m, cao 0,8m, khoảng cách giữa các chấn song của thành chuồng là 10cm, chuồng có sàn cao cách mặt đất từ 30 - 60cm. Sàn chuồng được làm bằng tấm bê tông ở chỗ máng ăn, bên ngoài bằng các song sắt ặ10, có các khe rộng 0,8 - 1cm, phần bằng bê tông có các khe hở 1cm, dài 10cm. Cứ 2 ô có 1 máng tự động chứa đựng được 20kg thức ăn. Trong mỗi ô có các núm uống tự động. Nếu nuôi lợn con bằng chuồng nền cứng cần chú ý đến việc chống bẩn, ẩm và lạnh cho lợn con. a- Chuồng nuôi lợn nái ở nông hộ b- Cũi nuôi lợn nái Hình 5: Một số kiểu chuồng nuôi lợn nái 14
  15. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chương III Hoạt động sinh dục và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái 1. Hoạt động sinh dục ở lợn nái a. Cơ chế động dục cuả lợn nái Lợn cái sau khi thành thục về tính thì bắt đầu có biểu hiện động dục, lần thứ nhất thường biểu hiện không rõ ràng, cách sau đó 15-16 ngày lại động dục lần này biểu hiện rõ ràng hơn và sau đó đi vào qui luật mang tính chu kỳ. Chu kỳ động dục của lợn nái bình quân là 21 ngày (18-21 ngày). Một chu kỳ tính của lợn nái thường chia làm 4 giai đoạn, đó là giai đoạn trước động dục, giai đoạn động dục, giai đoạn sau động dục và giai đoạn yên tĩnh. Giai đoạn trước động dục thường kéo dài 1 - 2 ngày và được tính từ khi thể vàng của lần động dục trước tiêu biến đến lần động dục tiếp theo. Đây là giai đoạn chuẩn bị cho đường sinh dục cái tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh. Giai đoạn động dục kéo dài từ ngày thứ hai đến thứ ba tiếp theo gồm có 3 thời kỳ nhỏ hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực, giai đoạn này dài hay ngắn tuỳ theo từng giống lợn, lợn nội thường kéo dài 3-4 ngày, lợn ngoại và lợn lai thường kéo dài 4-5 ngày. Giai đoạn sau động dục là giai đoạn kéo dài từ ngày thứ 3 - 4 tiếp theo của giai đoạn động dục, lúc này dấu hiệu hoạt động sinh dục bên ngoài giảm dần, âm hộ teo lại, lợn cái không muốn gần lợn đực, ăn uống tốt hơn. Giai đoạn yên tĩnh thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng và không được thụ tinh đến khi thể vàng tiêu biến (khoảng 14 - 15 ngày kể từ lúc rụng trứng). Đây là giai đoạn dài nhất trong cả chu kỳ sinh dục, con vật không có biểu hiện về hành vi sinh dục, là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. Trước đây người ta chỉ giải thích được sự biến đổi có tính chất chu kỳ của buồng trứng, bao gồm sự động dục và rụng trứng là do sự điều hoà nội tiết của buồng trứng và tuyến yên. Trong những năm gần đây người ta đã đi sâu chứng minh được vai trò của thân kinh trung ương đặc biệt của vùng dưới đồi (Hypothalamus) trong việc điều hoà chức năng sinh sản. Các chất tiết từ Hypothalamus có hoạt tính sinh học cao và có nhiệm vụ điều khiển tuyến yên tiết ra các yếu tố giải phóng và các yếu tố ức chế. Các yếu tố giải phóng bao gồm FRF (Foliculin Releasing Factors), LRF (Luteino Releasing Factors) và PRF. Dưới ảnh hưởng của các kích tố giải phóng, tuyến yên sé tiết ra FSH và LH làm cho bao noãn phát dục, thành thục, chín và rụng, lợn nái có biểu hiện động dục. Cơ chế động dục của lợn nái như sau: Khi lợn cái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức ăn, feromon của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF 15
  16. RUMENASIA.ORG/VIETNAM (Folliculin Releasing Factors) có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho lợn cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài. Cuối kỳ động dục tuyến yên tiết ra LH làm cho trứng chín và rụng. Sau khi trứng rụng sẽ hình thành thể vàng buồng trứng, thể vàng tiết ra progesteron, có tác dụng kích thích sự tăng sinh của màng nhầy tử cung chuẩn bị cho hợp tử làm tổ trong sừng tử cung, đồng thời ức chế tuyến yên sinh ra FSH, ức chế sự thành thục của bao noãn trong buồng trứng, làm cho bao noãn không phát dục, đồng thời kích thích tuyến yên tiết prolactin, kích thích tuyến vú phát triển. Nếu lợn nái có chửa thì thể vàng sẽ thoái hoá sau khi lợn đã đẻ và nuôi con, lúc này tuyến yên không bị progesteron ức chế nữa nên lại sản sinh ra FSH, bao noãn mới lại bắt đầu phát dục và đi vào một chu kỳ mới. Nếu lợn nái không có chửa thể vàng sẽ tồn tại khoảng trên dưới 17 ngày sẽ thoái hoá và bao noãn mới lại phát dục và đến 21 ngày lại xuất hiện một chu kỳ động dục kế tiếp. b. Biểu hiện động dục cuả lợn nái Phát hiện lợn nái động dục là nhân tố quan trọng nhất trong công tác phối giống, nhất là khi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Để phát hiện động dục cần kiểm tra ít nhất một ngày 2 lần, thời gian cách nhau giữa 2 lần kiểm tra là 12 giờ. Thời gian kiểm tra vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là những thời điểm con cái có biểu hiện triệu chứng động dục rõ nhất. Khi kiểm tra kết hợp giữa việc xem xét trạng thái con cái khi dẫn con đực đi ngang qua với việc quan sát âm hộ con cái (độ sưng, mầu, dịch tiết ) nhưng tốt nhất vẫn là cưỡi lên lưng con vật để thử phản xạ mê ì. Thời gian động dục của lợn nái nội từ 3 - 4 ngày, của lợn nái ngoại từ 4 - 5 ngày, của lợn nái hậu bị ngoại có thể dài hơn từ 5 - 7 ngày. Biểu hiện động dục của lợn nái tuỳ thuộc vào giống, tuổi và cá thể. Toàn bộ thời gian động dục của lợn nái có thể chia làm 3 giai đoạn : - Giai đoạn trước khi chịu đực (bắt đầu) - Giai đoạn chịu đực (phối giống) - Giai đoạn sau chịu đực (kết thúc) * Giai đoạn trước khi chịu đực Đặc điểm chung của lợn cái khi bắt đầu động dục là thay đổi tính nết, kêu rít, bỏ ăn hoặc kém ăn, phá chuồng, dũi đất, cơ thể bồn chồn, tai đuôi ve vẩy, thích gần lợn đực, nếu nhốt nhiều con thì thích nhảy lên lưng con khác, âm hộ đỏ tươi sưng mọng, có nước nhờn chảy ra nhưng chưa chịu cho đực nhảy. người nuôi không nên cho lợn phối giống vào lúc này. Giai đoạn này ở lợn nái ngoại thường kéo dài khoảng 2 ngày. * Giai đoạn chịu đực 16
  17. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Còn gọi là thời kỳ mê đực, khi sờ tay lên mông lợn nái thì lợn đứng yên, đuôi cong lên, hai chân choãi rộng ra, lưng võng xuống, có hiện tượng đái són, âm hộ chuyển màu sẫm hoặc màu mận chín, chảy dịch nhờn. Khi lợn đực lại gần thì đứng im cho phối. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày (lợn nội thường ngắn hơn khoảng 28 - 30 giờ). Nếu được phối giống ở giai đoạn này thì tỷ lệ thụ thai cao. * Giai đoạn sau chịu đực Lợn nái trở lại trạng thái bình thường, ăn uống như cũ, âm hộ giảm độ nở, se nhỏ thâm, đuôi cụp không cho con đực phối. * Chú ý - Cá biệt có những lợn nái khi động dục chỉ thấy âm hộ xung huyết còn những biểu hiện khác thì không rõ rệt hoặc có con thì ngược lại, những trường hợp này cần theo dõi chặt chẽ thường xuyên, hoặc có thể dùng lợn đực thí tình để phát hiện động dục. - Đối với giống lợn ngoại và lợn lai, thường biểu hiện động dục không rõ ràng như lợn nội, nên phải theo dõi chặt chẽ thường xuyên để phát hiện và phối giống kịp thời. - Lợn nái trong thời gian nuôi con thường không động dục, tuy nhiên cá biệt vẫn có những con có biểu hiện động dục. Lợn nái thường sau cai sữa con từ 5-7 ngày nếu được nuôi dưỡng tốt đa số đều có động dục trở lại. - Lợn nái sau khi thụ thai thường không có biểu hiện động dục, nhưng cá biệt có những con có biểu hiện động dục hiện tượng này gọi là động dục giả, hiện tượng này thường thấy ngay ở ngày thứ 1 - 2 của chu kỳ thứ nhất hay thứ 2 sau khi đã phối giống. Động dục giả thường biểu không rõ ràng và chỉ trong thời gian ngắn, cần quan sát kỹ để xác định chính xác. - Có những lợn nái tuy đã phối giống không thụ thai, nhưng đến chu kỳ động dục lần sau không có biểu hiện động dục, gọi là hiện tượng chửa giả. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do thể vàng tồn tại quá lâu trên buồng trứng, hoặc do rối loạn nội tiết. Cần theo dõi để có biện pháp kích thích động dục cho những lợn nái này. c. Xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái Việc xác định thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái có một vai trò rất quan trọng. Vì muốn đạt được tỉ lệ thụ thai cao và lợn nái đẻ nhiều con, thì cần phải xác định chính xác được thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái. Mặt khác nếu chúng ta để lỡ kỳ phối giống sẽ gây tổn thất về kinh tế và ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của cơ sở chăn nuôi. Để xác định được thời điểm phối giống thích hợp, trước hết phải nắm vững qui luật động dục, rụng trứng của lợn nái, đồng thời còn phải căn cứ vào thời điểm để 2 tế bào trứng, tinh trùng gặp nhau và có khả năng thụ thai để quyết định thời gian phối giống thích hợp cho lợn nái. 17
  18. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Lợn nái sau khi động dục trứng mới rụng, thường sau động dục 39 - 40 giờ trứng mới rụng và trứng rụng kéo dài 10 - 15 giờ hoặc dài hơn, trong ống dẫn trứng, trứng có khả năng thụ thai chỉ 8-10 giờ, lợn nái mỗi lần động dục rụng trên 20 trứng, trong thực tế lợn chỉ đẻ được trên dưới 10 con. Sau khi phối giống tinh trùng và trứng gặp nhau ở 1/3 phía trên của ống dẫn trứng và thụ thai ở đó. Lợn đực sau khi xuất tinh, tinh trùng phải qua 2 - 3 giờ mới di chuyển được lên 1/3 phía trên của ống dẫn trứng, trong đường sinh dục của lợn nái tinh trùng có thể sống được 45 - 48 giờ, nhưng thời gian còn khả năng thụ thai chỉ là 20 - 24 giờ. Như vậy phải phối giống cho lợn nái trước khi trứng rụng 1 - 2 giờ vào giữa giai đoạn chịu đực. Nếu chúng ta cho phối quá sớm, trứng chưa rụng, đợi đến lúc trứng rụng thì tinh trùng đã hết khả năng thụ thai. Ngược lại nếu cho phối quá muộn, trứng rụng lâu không gặp, hoặc khi có tinh trùng thì trứng đã mất khả năng thụ thai, kết quả thụ thai thấp. Do vậy xác định thời điểm chịu đực có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác phối giống cho lợn nái. * Qua các nghiên cứu cho thấy các giống lợn khác nhau, có thời điểm phối giống thích hợp khác nhau : Đối với lợn nái lai và nái ngoại: Đối với lợn nái tơ cho phối giống ngay khi chịu đực và phối lặp lại sau khi phối giống lần đầu 12 giờ, với lợn nái đã sinh sản sau khi chịu đực 12 giờ cho phối lần thứ nhất và sau 12 giờ tiếp theo cho phối lặp lại lần hai. Đối với lợn nái nội cần phối sớm hơn lợn nái lai và nái ngoại, thời điểm phối giống thích hợp vào cuối ngày thứ 2 và sáng sáng thứ 3. Nên phối giống hai lần nếu là thụ tinh nhân tạo (lúc sáng sớm và chiều mát), 1 lần nếu là phối trực tiếp (vào buổi sáng) Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng: nếu lợn nái động dục sau cai sữa 4 - 6 ngày thì phối tinh lúc 24 - 36 giờ sau thời điểm chịu đực; nếu lợn nái động dục sau cai sữa 2 - 3 ngày thì phối giống lúc 36 - 48 giờ sau thời điểm chịu đực; nếu lợn nái động dục sau cai sữa > 7 ngày thì phối giống lúc 12 - 18 giờ sau thời điểm chịu đực Nghiên cứu hoạt động sinh dục của lợn ỉ cho thấy thời điểm bắt đầu động dục của lợn ỉ, thường từ 4 giờ sáng trong ngày. Thời gian động dục kéo dài 76,5 giờ - 81,5 giờ. Thời gian phối giống thích hợp nhất là từ 24 - 30 giờ tính từ khi bắt đầu động dục thì tỉ lệ thụ thai đạt 100%, số con đẻ ra/ lứa đạt 10,5-11,5 con. 2. Sức sản xuất của lợn nái a. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái *Tuổi động dục lần đầu: 18
  19. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Là thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn cái động dục lần đầu tiên. Tuổi động dục lần đầu khác nhau tuỳ theo giống lợn, ví dụ: lợn nội có tuổi động dục lần đầu sớm hơn lợn ngoại. *Tuổi phối giống lần đầu: Thông thường ở lần động dục đầu tiên người ta chưa cho phối giống vì ở thời điểm này lợn chưa thành thục về thể vóc, số lượng trứng rụng còn ít. Người ta thường cho phối giống vào chu kỳ thứ 2 hoặc thứ 3. Tuổi phối giống lần đầu được tính bằng cách cộng tuổi động dục lần đầu với thời gian động dục của một hoặc hai chu kỳ nữa hoặc tuổi tại thời điểm phối giống lần đầu. *Tuổi đẻ lứa đầu: Sau khi phối giống, lợn chửa trung bình 114 ngày. Tuổi đẻ lứa đầu là tuổi lợn mẹ đẻ lứa đầu tiên. Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái người ta căn cứ vào 2 mặt: số lượng và chất lượng của đàn con. b. Khả năng sinh sản: Khả năng sinh sản của lợn nái được đánh giá trên các chỉ tiêu số lượng và các chỉ tiêu chất lượng đàn con. Các chỉ tiêu số lượng gồm có: * Số con sơ sinh còn sống đến 24 giờ trên lứa đẻ: Đây là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng. Nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên và kỹ thuật chăm sóc lợn nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những lợn con không đạt khối lượng sơ sinh (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng thì sẽ bị chết. Ngoài ra do lợn con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị lợn mẹ đè chết. Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa: Tổng số lợn con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi lợn nái đẻ xong con cuối cùng của các lứa đẻ trên tổng số lứa đẻ. Công thức tính: Tổng số lợn con đẻ ra còn sống Bình quân số lợn con đẻ ra còn sống/lứa = Tổng số lứa đẻ Tổng số lợn con đẻ ra để lại nuôi: Tổng số lợn con đẻ ra còn sống có khả năng để lại nuôi: Đối với lợn ngoại: khối lượng > 0,8 kg; đối với lợn nội: khối lượng > 0,3 kg. Tính theo công thức: Tổng số lợn con để lại nuôi Bình quân số lợn con để lại nuôi/ lứa = Tổng số lứa đẻ * Tỷ lệ sống: tỷ lệ sống được tính theo công thức sau: 19
  20. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Số con sơ sinh sống đến 24 giờ Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số con đẻ ra còn sống *Số lợn con cai sữa trên lứa: Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn con bú sữa, khả năng tiết sữa và khả năng nuôi con của lợn mẹ và khả năng hạn chế các yếu tố gây bệnh cho lợn con. Đó là số lợn con được nuôi sống cho đến khi cai sữa lợn mẹ. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật chế biến thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi. Hiện nay có một số cơ sở chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp đã tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 21 hoặc 28 ngày tuổi, còn trong chăn nuôi đại trà thường tiến hành cai sữa cho lợn con lúc 45 thậm chí 56 ngày tuổi. Nếu chúng ta tiến hành cai sữa sớm cho lợn con sẽ góp phần tăng số lứa đẻ trên năm của lợn nái và hạn chế một số bệnh hay lây từ lợn con sang lợn mẹ. Số con sống đến cai sữa Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số con để lại nuôi Trong một số trường hợp số lợn con sơ sinh nhiều nhưng người ta chỉ giữ lại một số lợn con nhất định để nuôi để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của lợn con. Thông thường tỷ lệ nuôi sống càng cao thì càng tốt. *Số lợn con cai sữa /nái/năm: Là chỉ tiêu tổng quát nhất của nghề chăn nuôi lợn nái. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào thời gian cai sữa lợn con và số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa đẻ. Nếu cai sữa sớm sẽ tăng số lứa đẻ/ nái /năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mối lứa thì số lượng lợn con cai sữa/ nái/năm sẽ cao và ngược lại. Tổng số lợn con cai sữa trong năm Số lợn con cai sữa/nái/năm = Tổng số lợn nái sinh sản trong năm Các chỉ tiêu chất lượng đàn con: *Khối lượng sơ sinh: Là khối lượng của lợn con được cân ngay sau khi đẻ ra, cắt rốn, lau khô, bấm số tai và trước khi cho bú lần đầu tiên. 20
  21. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa. Do đó thành tích này phụ thuộc cả vào phần của lợn nái và phần nuôi dưỡng của con người. Khối lượng sơ sinh toàn ổ là khối lượng của tất cả lợn con sinh ra còn sống và được phát dục hoàn toàn. Nếu những lợn con sinh ra khoẻ mạnh bị lợn mẹ đè chết là thuộc về trách nhiệm của cơ sở chăn nuôi chứ không thuộc về thành tích của lợn nái. Khối lượng sơ sinh của các giống lợn khác nhau thì khác nhau. PSS lợn nội (ỉ, MC) thường từ 0,4 - 0,6 kg/con, PSS lợn lai (ĐB x MC) trung bình từ 0,6 - 0,8 kg/con, PSS của lợn ngoại trung bình 1,1 - 1,2 kg/con. Nhìn chung khối lượng sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng khi xuất chuồng sẽ lớn cho nên lợn có chửa cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt để đàn con có khối lượng sơ sinh cao. * Độ đồng đều: là xác định xem trong cả ổ lợn con độ to, nhỏ có đồng đều nhau hay không, thường có 2 phương pháp tính: - Lấy khối lượng sơ sinh của từng con so sánh với khối lượng sơ sinh bình quân của toàn ổ. Sự chênh lệch đó càng nhỏ chứng tỏ đàn lợn ấy càng đồng đều. - Lấy tỷ lệ về đồng đều phát dục để biểu thị: Khối lượng sơ sinh con nhẹ nhất Độ đồng đều phát dục = x 100 Khối lượng sơ sinh con nặng nhất Độ đồng đều là một chỉ tiêu quan trọng để giám định phẩm chất về khả năng sinh sản của lợn nái tốt hay xấu. Bởi vì khối lượng sơ sinh giữa 2 đàn lợn con hơn kém nhau không nhiều, nhưng độ đồng đều có thể chênh lệch nhau lớn. *Khối lượng cai sữa toàn ổ: Cùng với chỉ tiêu số con cai sữa trên lứa, chỉ tiêu khối lượng toàn ổ lúc cai sữa góp phần đánh giá đầy đủ năng suất của nghề nuôi lợn nái. Do hiện nay các cơ sở chăn nuôi thường áp dụng thời gian cai sữa khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng chế biến thức ăn và trình độ nuôi dưỡng, cho nên để đánh giá thành tích của lợn nái chúng ta thường cân khối lượng lợn con lúc 56 hoặc 60 ngày tuổi, có như vậy chúng ta mới so sánh và đánh giá thành tích của lợn nái với nhau được. Còn cân khối lượng của lợn con lúc cai sữa ở thời điểm sớm hơn chỉ dùng để định mức dinh dưỡng cho lợn con mà thôi. Khối lượng lợn con cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh và là nền tảng xuất phát cho khối lượng xuất chuồng sau này. 21
  22. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Bình quân khối lượng 1 lợn con cai sữa (kg): Khối lượng trung bình tính bằng kg của 1 lợn con lúc cai sữa được tính theo công thức sau: Tổng khối lượng lợn con cai sữa (kg) Bình quân khối lượng 1 lợn con cai sữa (kg)= Tổng số lợn con cai sữa (con) *Khả năng tiết sữa: Khả năng tiết sữa là một chỉ tiêu quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn con, cũng như khối lượng cai sữa sau này. Do đó trong công tác giống cần chú ý chọn được những lợn nái có năng xuất sữa cao, cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Khi đánh giá khả năng tiết sữa của lợn nái, do đặc điểm cấu tạo giải phẫu của bầu vú lợn mẹ không có bể sữa cho nên rất khó xác định chính xác lượng sữa sản xuất ra của lợn nái. Có một số phương pháp có thể áp dụng để đánh giá sản lượng sữa của lợn nái như căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của lợn con, cân khối lượng lợn con trước và sau khi cho bú mẹ, hoặc cân khối lượng lợn mẹ trước và sau khi cho bú Tuy nhiên các phương pháp này đều ít nhiều ảnh hưởng đến lợn con và lợn mẹ và không phù hợp với thực tiễn sản xuất. Quy luật tiết sữa của lợn mẹ có đặc điểm là tăng dần từ lúc mới đẻ đến 21 ngày đạt sản lượng cao nhất sau đó giảm dần. Căn cứ vào đặc điểm này , trong thực tiễn sản xuất người ta lấy khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Sản lượng sữa của lợn mẹ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, cá thể, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng Để nâng cao sản lượng sữa của lợn mẹ chúng ta cần phải căn cứ vào từng yếu tố ảnh hưởng để có biện pháp thích hợp. c. Một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác: Trong chăn nuôi lợn nái có một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần thiết để theo dõi tình hình sản xuất của lợn nái trong cơ sở chăn nuôi. Các chỉ tiêu này giúp cho các nhà quản lý trang trại trong công tác quản lý và hạch toán đảm bảo chăn nuôi có hiệu quả. * Tỷ lệ lợn nái không động dục sau cai sữa (%): Là tỷ lệ giữa số lượng lợn nái chưa động dục tính đến ngày thứ 8 sau cai sữa so với tổng số lợn nái đã cai sữa con và được đưa vào phối giống. Số lượng lợn nái đã cai sữa con tính đến ngày thứ 8 không động dục trở lại Tỷ lệ lợn nái không = x 100 động dục sau cai sữa (%) Số lượng lợn nái đã cai sữa con và được đưa vào phối giống 22
  23. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chỉ tiêu này không tính cho những lợn nái tơ mới đưa vào phối giống lần đầu. * Tỷ lệ thụ thai đối với toàn đàn nái được phối giống: Là tỷ lệ giữa số lượng lợn nái đã mang thai được 40 ngày sau phối giống so với tổng số nái được phối giống. Số nái đã mang thai được 40 ngày sau phối giống Tỷ lệ thụ thai toàn đàn (%) = x 100 Số nái được phối giống Có thể sử dụng lợn đực giống để kiểm tra kết quả thụ thai của lợn nái sinh sản và lợn nái tơ từ ngày thứ 18 sau khi phối giống trở đi hoặc có thể dùng máy siêu âm "chẩn đoán có thai sớm ở lợn " vào thời điểm 30-40 ngày sau phối giống. * Tỷ lệ đẻ (%): Tổng số nái đẻ Tỷ lệ đẻ toàn đàn (%) = x 100 Tổng số nái được phối giống * Tỷ lệ lợn con hao hụt từ sơ sinh đến cai sữa: Tỷ lệ giữa số lượng lợn con bị chết từ sơ sinh đến cai sữa so với tổng số con đẻ ra còn sống. Tỷ lệ hao hụt Tổng số con đẻ ra còn sống - tổng số con cai sữa từ sơ sinh đến = x 100 cai sữa (%) Tổng số con đẻ ra còn sống * Số lứa đẻ/nái/năm Là tổng số lứa đẻ của đàn nái trong vòng 1 năm trên số lượng lợn nái bình quân của đàn. Tổng số lứa đẻ cả năm của đàn nái Số lứa đẻ/nái/năm = Số lượng lợn nái bình quân cả năm của đàn Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa: Là lượng thức ăn nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ đến lúc cai sữa trên tổng số khối lượng lợn con cai sữa thu được của lợn nái đó trong 1 lứa đẻ hoặc 1 năm: Tổng lượng thức ăn cho lợn nái + con (kg) Tiêu tốn thức ăn/kg lợn con cai sữa (kg) = Tổng khối lượng lợn con cai sữa (kg) 23
  24. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chương IV Chăn nuôi lợn cái hậu bị 1. Mục tiêu chăn nuôi lợn cái hậu bị - Lợn nái sinh trưởng nhanh, đạt khối lượng quy định khi đến tuổi phối giống lần đầu - Lợn cái động dục sớm, giảm được chi phí về thức ăn, công lao động và các chi phí khác - Đẻ sai con ở lứa đẻ đầu tiên - Lợn nái khai thác được bền lâu (đẻ được nhiều lứa) 2. Kỹ thuật chọn lợn cái gây nái sinh sản - Địa chỉ chọn lợn cái hậu bị: cần chọn những nơi có địa chỉ tin cậy đó là những cơ sở chăn nuôi (quốc doanh hoặc tư nhân) có đàn giống đạt năng suất cao và an toàn về dịch bệnh. Không nên tự gây nái từ những đàn bố mẹ để tạo lợn thịt thương phẩm. - Chọn nguồn gốc: Chọn lợn cái hậu bị từ những cặp bố mẹ có năng suất sinh sản tốt, lợn mẹ đẻ sai con, tốt sữa, cai sữa nhiều con, mắn đẻ, nuôi con khéo - Chọn ngoại hình: Đ Chọn những lợn nái khoẻ mạnh, lông da bóng mịn, hồng hào, mắt tinh nhanh, đi lại tự nhiên uyển chuyển, không có các khuyết tật như bị úng rốn, chân đi vòng kiềng, đi chữ bát Đ Chọn những con có thân hình phát triển cân đối, mông nở, 4 chân chắc khoẻ, mông phát triển đều. Lợn được chọn phải có khối lượng cao hơn khối lượng trung bình toàn đàn ở thời điểm chọn Đ Số lượng và chất lượng vú: số vú phải từ 12 trở lên, khoảng cách giữa các vú đều, lộ rõ đầu vú, không chọn con vú kẹ. Đ Âm hộ chọn con có âm hộ phát triển, không chọn những con có âm hộ quá to hoặc quá bé 3. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn cái hậu bị - Yêu cầu cần đạt: Lợn cái hậu bị trước khi phối giống phải đạt thể trạng phối giống, nghiã là không béo quá hoặc gầy quá. Muốn vậy cần chú ý các yếu tố sau đây: + Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần hợp lý cho từng giai đoạn + Mức ăn cho lợn hàng ngày hợp lý cho từng giai đoạn - Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho lợn cái hậu bị qua các giai đoạn Bảng 1: Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần thức ăn cho lợn nái Khối lượng lợn Pr.thô/khẩu phần (%) Năng lượng (ME) Kcal Từ 20-30 kg 16-17 3100 Từ 30-65 kg 15 3000 Từ 65 kg đến phối giống và 13-14 2900 cả kỳ mang thai - Mức ăn con/ngày (kg thức ăn hỗn hợp) 24
  25. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Bảng 2: Mức ăn cho lợn nái ngoại (con/ngày) Thể trọng Lượng TĂ/con/ngày Lượng protein Năng lượng trao đổi ME (kg) (kg) thô/con/ngày (g) (Kcal/con/ngày) 20 - 25 1,0 - 1,2 160 - 204 3100 - 3720 26 - 30 1,3 - 1,4 208 - 238 4030 - 4340 31 - 40 1,4 - 1,6 210 - 240 4200 - 4800 41 - 45 1,7 - 1,8 255 - 270 5100 - 5400 46 - 50 1,9 - 2,0 285 - 300 5700 - 6000 51 - 65 2,1 - 2,2 315 - 330 6300 - 6600 66 - 80 2,1 - 2,2 273 - 286 6090 - 6380 81 - 90 2,2 - 2,3 286 - 299 6380 - 6670 Từ 90 kg cho đến 10-14 ngày trước dự kiến phối giống ăn 2,0 kg/con/ngày (tương ứng protein thô là 280 g, năng lưọng trao đổi, ME = 5800 Kcal). Từ 10-14 ngày trước dự kiến phối giống cho ăn 2,7-3,0 kg/con/ngày (tương ứng protein thô là 378 - 420g, năng lượng trao đổi, ME = 7830-8700 Kcal). Mục đích tăng thức ăn nhằm tăng số trứng rụng để tăng số con đẻ ra/ổ. Sau phối giống cho ăn 1,8 - 2 kg/con/ngày bằng loại thức ăn nuôi lợn nái chửa (tương ứng protein thô là 252-280 g, năng lượng trao đổi, ME = 5220-5900 Kcal). Từ 65 kg đến phối giống có thể cho ăn thêm 2 kg rau xanh/con/ngày. Đối với lợn nái nội, cho ăn khoảng 80% mức ăn của lợn cái ngoại. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn giai đoạn 20 - 55 kg có 15% protein, 3000 Kcal năng lượng trao đổi, giai đoạn từ 56 kg trở đi cho ăn thức ăn có 14% protein, 2800 Kcal năng lượng trao đổi (Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN 1547-1994). - Chế độ ăn Từ 20 - 30 kg, ngày cho ăn 4 bữa Từ 31 - 65 kg, ngày cho ăn 3 bữa Từ 66 kg đến phối giống, ngày cho ăn 2 bữa - ảnh hưởng của chế độ ăn không hợp lý đối với lợn cái giai đoạn hậu bị + Khẩu phần không đảm bảo dinh dưỡng, mức dinh dưỡng cung cấp không đủ thì giảm khả năng tăng trọng, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần đầu tiên dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu + Trường hợp cho ăn quá mức so với nhu cầu (đặc biệt giai đoạn từ 80 - 120 kg đối với lợn ngoại, 55 kg trở lên đối với lợn nội) làm cho lợn quá béo, khó động dục hoặc động dục bất thường, tỷ lệ thụ thai kém. 25
  26. RUMENASIA.ORG/VIETNAM 4. Kỹ thuật quản lý lợn cái hậu bị - Bố trí đầu lợn cái hậu bị trong ô chuồng nuôi: Giai đoạn nuôi hậu bị, lợn cái nuôi nhốt chung trong ô sẽ tốt hơn nuôi riêng biệt từng con và đảm bảo diện tích để dùng cho ăn và nằm là 1 - 1.2 m2/con (giai đoạn nhỏ) và 3 m2/con (giai đoạn lớn) và diện tích sân chơi 0,5 - 0,6 m2/con. - Kích thích lợn cái động dục sớm Khi lợn cái ở tuổi 5 - 6 tháng tuổi, hàng ngày cho lợn đực tiếp xúc 2 lần (cho đi qua khu nuôi lợn cái hậu bị), mỗi lần 10-15 phút để kích thích lợn cái động dục sớm hơn. Lợn đực giống bài tiết nước bọt có chứa chất pheromon, chất này có tác dụng kích thích lợn cái động dục sớm hơn. Tác dụng của chất pheromon (3 a andiosterol) còn gọi là "hiệu ứng đực giống". Nên chú ý những đực giống dưới 10 tháng tuổi chưa có tác dụng hoặc tác dụng ít đến việc kích thích phát dục ở lợn cái vì những con đực này còn non, chưa tiết ra nhiều lượng pheromon mà đó là thành phần cần thiết của "hiệu ứng đực giống". - Theo dõi để phát hiện lợn động dục lần đầu: Ghi chép đầy đủ để nắm chắc diễn biến các chu kỳ động dục có ổn định hay không? Từ đó xây dựng kế hoạch phối giống và lên lịch tăng mức ăn trước khi phối giống. Để phát hiện lợn động dục được chính xác hơn nên kết hợp quan sát bằng mắt thường ngày hai lần và kết hợp dùng lợn đực thí tình Dùng sổ ghi chép ngày động dục, thời gian động dục kéo dài, có như vậy mới có nhận xét chính xác là lợn động dục có đều hay không để quyết định là sẽ phối giống hay loại thải. Nếu lợn động dục bất thường nghĩa là khoảng cách giữa các lần động dục không đều, thời gian động dục kéo dài giưã các chu kỳ, động dục không đều hoặc lợn động dục nhưng không chịu đực với những trường hợp như vậy nên loại thải và không nên phối ép. - Tuổi và thời gian phối giống Đối với lợn cái hậu bị, cần kết hợp đồng thời 3 yếu tố sau được gọi là các yếu tố cần và đủ: Tuổi phối giống: từ 7,5 - 8,5 tháng, trung bình phối giống lúc 8 tháng tuổi. Khối lượng phối giống: trung bình từ 115-120 kg (lợn ngoại), từ 45 - 50 kg (đối với lợn nội). Phối giống: hoàn toàn không phối ngay ở lần động dục thứ nhất, mà sẽ phối giống cho lợn cái ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3. Ghi chép ngày phối giống để theo dõi kết quả phối giống của lợn cái. Nếu lợn đã phối giống mà không thụ thai thì sẽ động dục trở lại trong vòng 17 - 23 ngày kể từ ngày phối giống. Cần lưu ý chế độ dinh dưỡng cho lợn cái trước khi phối giống, các yếu tố thức ăn rất quan trọng ở thời kỳ này. Thông thường, chúng ta nên cho lợn cái hậu bị ăn tăng, mức ăn từ 2,7 - 3,0 kg/ con/ ngày (đối với lợn cái ngoại), 2,1 - 2,4 kg (lợn cái nội) trong vòng 10 - 14 ngày trước 26
  27. RUMENASIA.ORG/VIETNAM ngày dự kiến phối giống là thích hợp. Sau khi phối giống, chúng ta phải giảm mức ăn xuống còn 1,8 - 2,0 kg/ con/ ngày (với lợn ngoại) và 1,4 - 1,6 kg (đối với lợn nội). - Thú y đối với lợn hậu bị: + Đảm bảo tốt yêu cầu chung về vệ sinh thú y chuồng trại. + Tẩy giun sán trước lúc vào nuôi hậu bị (18-25 kg thể trọng). + Lịch tiêm vác xin đối với lợn nái hậu bị: trước khi phối giống 35 ngày tiêm vác xin dịch tả, tụ huyết trùng. Trước khi phối giống 14 ngày tiêm vác xin lépto, parvo, đóng dấu lợn. + Lợn phải được tẩy giun sán trước khi phối giống. + Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh ghẻ và điều trị kịp thời. 5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái - Các ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái nếu không đảm bảo yếu tố cần và đủ + Phối giống trước 7 tháng tuổi khi cơ thể lợn cái chưa phát triển hoàn thiện + Phối giống ở khối lượng cơ thể lợn cái thấp hơn khối lượng quy định thì sau khi đẻ lứa 1 sẽ dễ làm hao mòn lợn nái dẫn đến loại thải sớm + Phối giống ngay ở lần động dục đầu tiên thì số trứng rụng ít do đó đẻ được ít con - Tóm tắt một số yếu tố làm chậm tuổi phối giống lần đầu ở lợn cái hậu bị + Thường xuyên dịch chuyển và xáo trộn các nhóm lợn cái có thể ảnh hưởng đến sự phát dục của lợn cái + Tuổi của lợn cái khi chúng ta bắt đầu cho tiếp xúc với lợn đực. Nếu chúng ta cho tiếp xúc quá sớm hoặc muộn đều không tốt. Sự tiếp xúc thường xuyên của lợn cái với lợn đực trong suốt thời kỳ thời gian nuôi hậu bị cũng có thể tác động không tốt đến sự thành thục của lợn cái hậu bị. + Loại lợn đực khi cho tiếp xúc với lợn cái: Nếu cho tiếp xúc với lợn đực còn non thì hiệu quả kích thích động dục không cao. Nói chung nên cho lợn cái hậu bị tiếp xúc với nhiều lợn đực giống khác nhau. + Nhiệt độ môi trường: Nếu nuôi lợn cái hậu bị trong điều kiện chuồng nuôi có nhiệt độ quá cao hay quá thấp có thể làm chậm tuổi động dục lần đầu. + Hàm lượng khí thải trong chuồng nuôi như NH3, H2S nếu quá cao có thể làm chậm tuổi động dục lần đầu. (có thí nghiệm cho thấy chậm tuổi động dục lần đầu từ 25 - 30 ngày) + Phát hiện động dục: Nếu lợn đực tiếp xúc với lợn cái liên tục có thể khó phát hiện động dục. Do đó nên nuôi lợn đực, cái tách biệt nhau và kích thích động dục cho lợn cái ngoài 5,5 tháng tuổi. 27
  28. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chương V Chăn nuôi lợn nái sinh sản I. Chăn nuôi lợn nái chửa 1. Mục tiêu chăn nuôi lợn nái chửa Mục tiêu chính của chăn nuôi lợn nái chửa là làm sao để lợn nái đẻ sai con, lợn con sinh ra khoẻ mạnh, có khối lượng sơ sinh cao. Lợn mẹ đủ dự trữ để tiết sữa trong thời kì nuôi con, nếu là lợn nái đẻ lứa đầu, cần phải tiếp tục sinh trưởng để đạt khối lượng theo quy định. * Phân chia giai đoạn trong thời gian chửa: Người ta thường chia thời gian chửa của lợn nái ra làm hai giai đoạn: - Chửa kỳ I: Từ khi phối giống có chửa đến 84 ngày - Chửa kỳ II: Từ ngày chửa thứ 85 đến ngày dự kiến đẻ (114 ngày). 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái chửa a. Nuôi dưỡng lợn nái chửa: Giai đoạn chửa kỳ I và chửa kỳ II dùng khẩu phần có tỷ lệ protein là 13-14%, năng lượng trao đổi từ 2800 - 2900 Kcal. Nhưng giai đoạn II mức ăn cần phải tăng từ 15-20% cao hơn so với giai đoạn chửa kỳ I. Do giai đoạn chửa kỳ I bào thai chưa phát triển mạnh vì vậy nhu cầu dinh dưỡng chủ yếu cho lợn naí giai đoạn này là để duy trì cơ thể lợn nái, một phần không đáng kể dùng để nuôi thai. ở giai đoạn chửa kỳ II tốc độ phát triển của bào thai rất nhanh, cần dinh dưỡng cho bào thai phát triển vì vậy việc cung cấp chất dinh dưỡng cho bào thai phát triển ở giai đoạn cuối để lợn con sinh ra đạt được khối lượng sơ sinh theo yêu cầu của từng giống là rất quan trọng. Khi xác định lượng thức ăn cho lợn nái chửa chúng ta cần phải căn cứ vào các yếu tố sau: - Khối lượng cơ thể lợn nái: nếu lợn nái có khối lượng cơ thể lớn hơn cần cho ăn nhiều hơn - Thể trạng của lợn nái: nếu lợn nái quá béo cần giảm bớt lượng thức ăn, nếu quá gầy cần tăng thêm lượng thức ăn để lợn nái tích luỹ cho cơ thể. - Giai đoạn chửa: giai đoạn chửa kỳ 1 cho ăn ít hơn giai đoạn chửa kỳ 2 - Tình trạng sức khoẻ: lợn mẹ yếu cần tăng mức ăn để lợn mẹ chóng hồi phục sức khoẻ chuẩn bị cho giai đoạn nuôi con sau này. - Nhiệt độ môi trường: khi nhiệt độ môi trường cao, lợn mẹ biếng ăn. Khi nhiệt độ xuống thấp cần tăng thêm thức ăn để lợn mẹ chống rét. - Chất lượng thức ăn: nếu thức ăn có chất lượng không cao, cần phải tăng lượng thức ăn để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho lợn mẹ trong giai đoạn có chửa. Nguồn thức ăn: Chúng ta sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp và bổ sung thêm rau xanh càng tốt, một ngày từ 3 - 4 kg rau xanh/nái (cho nái chửa kỳ I) và từ 2-3 kg/con/ngày (chửa kỳ II). 28
  29. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Bảng 3. Mức ăn cho lợn nái cơ bản (kg thức ăn/nái/ngày) Thể trạng lợn nái Giai đoạn Nái gầy Nái bình Nái béo thường Từ phối giống đến 21 ngày 2,5 2,0 1,5 + rau xanh Từ 22-84 ngày sau phối giống 2,5 2,0 1,5 +rau xanh Từ 85-110 ngày sau phối giống 3,0 2,5 2,5 Từ 111-112 ngày sau phối giống 2,0 2,0 2,0 Ngày 113 sau phối giống 1,5 1,5 1,5 Ngày cắn ổ đẻ 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0) 0,5 (hoặc 0) Nước uống Tự do Tự do Tự do Cho ăn ngày 2 bữa (sáng, chiều), cho ăn thức ăn tinh trước, ăn rau xanh sau (nếu có). Đối với lợn nái nội cần cho ăn thêm rau xanh từ 3 - 3,5 kg/con/ngày. Hàng ngày vào mùa hè cần tắm 1-2 lần /ngày, vào mùa đông chỉ nên tắm cho lợn vào những ngày nắng ấm. b. ảnh hưởng của chế độ ăn không đúng đối với lợn nái chửa Chúng ta cần cho lợn nái chửa ăn đùng theo quy định, nếu chúng ta cho lợn nái ăn quá nhiều sẽ gây lãng phí tiền bạc, do thừa so với nhu cầu của giai đoạn chửa. Mặt khác về mặt kỹ thuật nếu cho ăn nhiều thì lợn nái sẽ quá béo, tỷ lệ chết phôi cao (đặc biệt 35 ngày sau khi phối giống). Dễ làm chân yếu dẫn đến đè chết con trong giai đoạn nuôi con. Tiết sữa kém trong kỳ nuôi con vì tuyến mỡ chèn ép tuyến sữa. Làm cho lợn nái khó đẻ hoặc đẻ kéo dài. Ngược lại khi cho ăn thiếu so với nhu cầu: do không đủ dinh dưỡng, lợn nái sẽ gầy dẫn đến thể chất kém, giảm sức đề kháng với bệnh tật. Lợn mẹ sẽ không đủ dự trữ cho kỳ tiết sữa dẫn đến năng suất sữa thấp, lợn con còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp. Thời gian khai thác không được lâu vì vậy sớm bị loại thải. Thời gian động dục trở lại sau tách con kéo dài. Do đó nếu cho ăn không đủ so với nhu cầu thì chăn nuôi lợn nái sẽ bị lỗ vỗn. 3. Kỹ thuật quản lý lợn nái chửa * Công tác thú y đối với lợn nái chửa: - Từ 3 - 5 ngày trước ngày dự kiến đẻ, ô chuồng lợn nái cần được cọ rửa sạch, phun bằng thuốc sát trùng Crezin 5% hoặc bằng loại thuốc khác nhằm tiêu độc khử trùng. - 10 ngày trước ngày dự kiến đẻ tẩy giun sán (bằng trộn thuốc vào thức ăn hoặc tiêm theo hướng dẫn của bác sỹ thú y). - Tiêm phòng định kỳ các loại vac xin dịch tả, tụ dấu, lepto 2 lần/nái/năm. Chú ý: không tiêm phòng cho nái những loại vac xin nêu trên khi lợn nái mang thai ở giai đoạn từ khi phối giống đến 60 ngày sau phối giống (trừ trường hợp có dịch bệnh xảy ra). 29
  30. RUMENASIA.ORG/VIETNAM * Quy trình tắm ghẻ: Thường xuyên phát hiện ghẻ để điều trị kịp thời. Ngoài ra 14 ngày trước ngày dự kiến đẻ tắm ghẻ lần thứ 1 và 7 ngày sau đó tắm ghẻ lần thứ 2. Đây là yêu cầu bắt buộc để phòng lợn mẹ bị ghẻ rồi lây truyền sang lợn con ngay từ sau sơ sinh. II. Chăn nuôi lợn nái nuôi con 1. Mục tiêu cần đạt được: Chăn nuôi lợn nái nuôi con cần đạt được một số mục tiêu cơ bản sau: - Lợn nái có năng suất sữa cao - Tỷ lệ nuôi sống của lợn con đến khi cai sữa cao tối đa - Lợn nái chóng phối giống trở lại sau khi tách con 2. Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn - Chuẩn bị chuồng đẻ cho lợn nái Tẩy rửa vệ sinh, khử trùng bằng nước vôi hay chất khử trùng toàn bộ ô chuồng, nền chuồng, sàn chuồng, thành chuồng dùng cho lợn con và lợn mẹ. Để trống chuồng 3 - 5 ngày trước khi đưa lợn nái vào đẻ. Tiến hành vệ sinh, tắm cho lợn nái: Trước khi đẻ, lợn nái được tắm hoặc lau rửa sạch đất hoặc phân bám dính trên mình. Dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ. Làm như vậy tránh được nguy cơ lây nhiễm khuẩn cho lợn con mới sinh do tiếp xúc trực tiếp với lợn mẹ có chứa các vi khuẩn gây bệnh. - Chuẩn bị ô úm lợn con Vào ngày dự kiến đẻ của lợn nái cần chuẩn bị xong ô úm cho lợn con. Ô úm cho lợn con có tác dụng như sau: Phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu. Tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng tập ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ thúc đẩy, và ăn thức ăn của lợn con Kích thước ô úm: 1,2 x 1,5 m Ô úm được cọ, rửa sạch, phun khử trùng và để trống từ 3 - 5 ngày trước khi đón lợn con sơ sinh - Trực đỡ đẻ cho lợn Trực và đỡ đẻ cho lợn là rất cần thiết, để có thể hỗ trợ cho lợn nái trong những trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình đẻ. Khi đến ngày đẻ lợn nái có hiện tượng chảy sữa là biểu hiện lợn sẽ đẻ trong vòng 20 - 24 giờ. Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ: vải xô màn hoặc vải mềm sạch, cồn Iode 3%, kìm bấm nanh (có thể dùng bấm móng tay loại to), kéo cắt rốn, cân để cân khối lượng sơ sinh. 30
  31. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Khoảng thời gian giữa lợn con đẻ ra trước và lợn con đẻ ra kế tiếp sau đó là 15 - 20 phút nhưng cũng có trường hợp kéo dài hơn. Việc dùng oxytocin để can thiệp là có hiệu quả nếu thực hiện đúng đắn và quá trình đẻ tiếp diễn chậm chạp nhưng bình thường. Kinh nghiệm cho biết nên can thiệp bằng oxytocin cho lợn mẹ khi mà con lợn con trước đã ra được 30 phút mà chưa có lợn con khác ra kế tiếp hoặc không ra nhau khi biểu hiện việc đẻ đã hoàn tất. Một điều hết sức lưu ý là không dùng oxytocin trong trường hợp quan sát thấy lợn nái rặn nhiều lần và kèm theo co một chân mà không đẻ được, những trường hợp như vậy có thể xảy ra trường hợp có lợn con nằm ngang bịt kín đường đẩy thai ra. Trong trường hợp như vậy phải can thiệp bằng cách cho tay vào trong để xoay lợn con trở lại tư thế "thuận ngôi" và cẩn thận, nhẹ nhàng lôi lợn con ra ngoài, có như vậy qúa trình đẻ mới tiếp tục được. Trước khi tiến hành thao tác này phải nhớ rằng để giữ cho đường sinh dục của lợn nái không bị nhiễm khuẩn thì phải dùng khăn sạch và xà phòng để rửa sạch bộ phận sinh dục ngoài và phải dùng gang tay đã được bôi trơn trước. * Quản lý lợn con sơ sinh Yêu cầu về môi trường ngoại cảnh: trong chuồng lợn nái đẻ nuôi con thì yêu cầu về nhiệt độ đối với lợn mẹ và yêu cầu nhiệt độ đối với lợn con trong từng giai đoạn khác nhau. Đối với lợn mẹ nhiệt độ thích hợp dao động từ 15 - 240C. Khi nhiệt độ trong chuồng nuôi cao hơn 240C thì tính thèm ăn giảm và sẽ giảm năng suất sữa. Đối với lợn con, đặc biệt là những ngày đầu sau khi mới sinh ra, trung tâm điều chỉnh nhiệt ở lợn con chưa phát triển, ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ lợn con. Biên độ dao động nhiệt độ đối với lợn con trong kỳ theo mẹ là từ 25 - 350C. Vì vậy để nhiệt độ trong khu vực chuồng nái đẻ vừa thích hợp cho lợn mẹ vừa thích hợp cho lợn con là một vấn đề không dễ. Để có được nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong điều kiện lợn mẹ không phải chịu nhiệt độ cao thì nhất thiết phải có bóng đèn để sưởi ấm đặc biệt vào những tháng mùa đông, mùa thu và vào các ngày đầu sau khi mới sinh của tất cả các mùa trong năm. Bóng đèn có thể là bóng điện 100W, nếu tốt hơn có thể mua bóng đèn hồng ngoại công suất 250W, ngoài tác dụng sưởi ấm bóng đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng lợn con. Dưới đây là khuyến cáo nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong thời kỳ theo mẹ. - Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ) 350C - Ngày thứ 2 330C - Ngày thứ 3 310C - Ngày thứ 4 290C - Ngày thứ 5 270C - Ngày thứ 6 trở đi 250C - 27 0C Từ số liệu trên cho thấy để có được nhiệt độ từ 25-350C thì không thể thiếu thiết bị sưởi ấm cho lợn con vào mùa đông. 31
  32. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chăm sóc lợn con sơ sinh Việc chăm sóc tốt lợn con ngay từ sơ sinh sẽ làm giảm được tỷ lệ chết sau đẻ, giúp cho lợn con phát triển tốt hơn sau này. Khi lợn con được sinh ra, ta dùng vải xô mềm, sạch để lau, trước hết lau ở mũi, rồi lau miệng rồi sau đó lau đến phần thân, lau xong cho lợn con vào ổ úm lợn con để đề phòng lợn mẹ cắn con (đối với những lợn nái dữ), nếu lợn nái không dữ có thể để cho lợn con bú ngay sữa mẹ cũng được. Sau khi lợn nái đẻ xong việc làm tiếp theo là bấm răng nanh cho lợn con. Bấm nanh: Dùng kìm bấm nanh hoặc cắt móng tay loại to để bấm răng nanh, số răng nanh phải bấm là 8 cái, trong đó gồm 4 răng cửa hai phía trái và phải của hàm trên và 4 răng nanh của hai phía trái và phải của hàm dưới. Không bấm nanh quá nông vì bấm nông thì răng vẫn còn nhọn dễ làm tổn thương vú lợn mẹ khi lợn con bú, bấm quá sâu (sát lợi) dễ gây viêm lợi cho lợn con. Cắt rốn: Chỉ cắt rốn lợn con trong những trường hợp rốn quá dài, nên dùng chỉ thắt lại chỗ cắt, độ dài rốn để lại là 4-5 cm. Cho lợn con bú sữa đầu: Điều quan trọng là lợn con sinh ra phải được bú sữa đầu "colostrum" vì sữa đầu có chứa các chất kháng thể, khi lợn con được bú sữa đầu thì các chất kháng thể có trong sữa đầu sẽ giúp lợn con có sức đề kháng chống lại những nhiễm khuẩn phổ biến. Việc chuyển ghép lợn con từ một lợn mẹ này sang một lợn mẹ khác bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng việc cần thiết phải cho những lợn con đó được bú sữa đầu của chính mẹ chúng hoặc sữa dầu của lợn nái khác. Cố định đầu vú cho lợn con: Trong một ổ lợn, đặc biệt những ổ lợn có đông con hơn, ở những đàn lợn con của nái già thì mức độ đồng đều kém hơn, để giúp các cá thể lợn con có khối lượng sơ sinh thấp hơn có điều kiện phát triển tốt thì phải cố định đầu vú cho lợn con. Nghĩa là cho những lợn con có khối lượng bé hơn được bú những vú đầu. Việc dành những vú đầu cho lợn con bé hơn phải liên tục trong các lần bú đầu và kéo dài trong 2-3 ngày liền đến khi các lợn con đó đã cố định được vú mà chúng đã bú. Làm được như vậy sẽ tránh được sự phát triển tụt hậu đối với những lợn con có khối lượng sơ sinh thấp và không bị thải hoặc còi cọc. Theo dõi sưởi ấm cho lợn con: Cần lưu ý độ cao thích hợp của bóng đèn. Nếu bóng đèn quá thấp lợn sẽ nóng, nằm tản dạt ra xung quanh, mỗi con một nơi. Trong trường hợp treo cao quá hoặc nhiệt độ chuồng lạnh lợn con sẽ nằm chồng đống lên nhau, mình run rẩy. Nếu nhiệt độ chuồng nuôi trong những ngày đầu sau khi sinh ra (1 - 7 ngày) đặc biệt những ngày lạnh mùa đông thường làm cho lợn con bị viêm phổi, bị tiêu chảy và tỷ lệ chết rất cao. Chú ý không nên để lợn con nằm trên nền xi măng ướt mà không có chất đệm lót, bị gió lùa. Tốt nhất là phải có ô úm để tạo nhiệt độ tối ưu cho lợn con 32
  33. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Hình 6: Lợn con bị lạnh bởi gió lùa Hình 7: Lợn con bị lạnh bởi nền xi măng ướt Vào đây ấm lắm các bạn ơi Hình 8: Ô úm để tạo nhiệt độ tối ưu cho lợn con 3. Nuôi dưỡng lợn nái đẻ và nuôi con 3.1 Thức ăn cho lợn nái: - Vào ngày lợn nái cắn ổ đẻ, cho lợn nái ăn ít thức ăn tinh (0,5kg) hoặc không cho thức ăn tinh, nhưng cho uống nước tự do. - Sau khi đẻ, tăng lượng thức ăn từ ngày sau đẻ thứ 1, 2 và 3 với lượng thức ăn tăng từ 1 - 2 - 3 kg tương ứng theo số ngày tăng sau đẻ. - Từ ngày đẻ thứ 4 trở đi, lượng thức ăn của mẹ được tính dựa trên số lợn con theo mẹ: 33
  34. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Nếu lợn nái có số con dưới 6 con, cho ăn 4 kg thức ăn /nái/ngày Nếu lợn nái có số con nhiều hơn 6, cho ăn theo công thức sau: Lượng thức ăn = 2 kg +(số con x 0,3 kg/con) cho nái/ngày. - Lượng thức ăn cho mẹ cần căn cứ vào thể trạng của con mẹ. Nếu lợn mẹ gầy thì cho ăn thêm 0,5 kg, nếu mẹ béo thì bớt đi 0,5 kg thức ăn/ngày. Ngoài ra cần cho lợn nái ăn thêm từ 1-2 kg rau xanh/ngày sau bữa ăn tinh (nếu có rau xanh). - Thức ăn cho lợn mẹ vào ngày cai sữa: Một ngày trước ngày cai sữa lượng thức ăn của lợn mẹ giảm đi 20-30%. Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, hạn chế uống nước. - Lưu ý trong trường hợp lợn nái có số con theo mẹ nhiều hơn 10 con, mà đàn lợn con mập, trong khi đó lợn mẹ lại gầy thì cho lợn mẹ ăn theo khả năng (ăn tự do) bằng cách tăng số bữa ăn/ngày cho lợn mẹ để lợn mẹ cung cấp đủ sữa cho lợn con và hạn chế độ hao mòn của con mẹ. - Đối với lợn nái nội cho ăn lượng thức ăn tăng cao hơn so với giai đoạn chửa. Mức ăn trung bình cho 1 lợn nái nội có 10 lợn con theo mẹ là 3,0 - 3,5 kg quy đổi thức ăn tinh/ ngày. Cần chú ý bổ sung đầy đủ các loại thức ăn khoáng trong khẩu phần để đề phòng bệnh bại liệt. 3.2 Kỹ thuật cho ăn: - Lợn nái nuôi con trong thời gian mới đẻ, mỗi bữa cho ăn một ít một, nhưng cho ăn làm nhiều lần, thường một ngày cho ăn 3 - 4 bữa. Khoảng cách các bữa nên chia đều nhau. - Cho ăn đúng giờ, đúng tiểu chuẩn qui định - Cho ăn thức ăn ở dạng cháo loãng. - Cần cung cấp đủ nước uống cho lợn nái nuôi con. - Để tránh thay đổi thức ăn đột ngột từ giai đoạn chửa sang giai đoạn nuôi con, gây ảnh hưởng tới quá trình tiêu hoá, ta phải thay dần dần từ thức ăn thời kỳ có chửa sang thức ăn thời kỳ nuôi con. - Chú ý theo dõi khả năng ăn của lợn nái, tình trạng sức khoẻ của lợn nái để có biện pháp can thiệp kịp thời. 3.3 Đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ Đánh giá khả năng tiết sữa của lợn mẹ, để từ đó có những biện pháp nuôi dưỡng thích hợp đối với lợn mẹ cũng như quyết định thời gian tập ăn sớm cho lợn con, là một việc rất quan trọng. Hàng ngày chúng ta quan sát những biểu hiện bên ngoài của đàn lợn con, từ đó đánh giá sản lượng sữa của lợn mẹ, để có những biện pháp tác động trong khâu chăm sóc nuôi dưỡng, để tăng sản lượng lợn mẹ. 34
  35. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Việc đánh giá sản lượng sữa cuả lợn mẹ khó khăn hơn nhiều so với bò sữa bởi vì bầu vú của lợn mẹ không có bể sữa. Chúng ta có thể đánh giá lượng sữa của lợn mẹ thông qua các phương pháp sau : + Quan sát biểu hiện bên ngoài của đàn lợn con và lợn mẹ : Nếu lượng sữa của lợn mẹ tiết ra nhiều, thì lợn con sinh trưởng phát triển nhanh, lông da bóng mượt. Đồng thời quan sát thấy 2 hàng vú của lợn mẹ mọng lên, đầu vú căng ra 2 bên, hình dáng của vú trước và sau khi cho bú thay đổi rõ rệt. Nếu thời gian tiết sữa của lợn mẹ dài, thì sản lượng sữa sẽ cao, và ngược lại. Nếu quan sát thấy lợn con biết ăn càng sớm, thì chứng tỏ sản lượng sữa của lợn mẹ thấp. Nếu đầu vú của lợn mẹ bị lợn con cắn thủng, thì những lợn nái đó có sản lượng sữa rất thấp. + Cân khối lượng lợn con toàn ổ trước và sau mỗi lần bú sữa mẹ: Sự chênh lệch về khối lượng đó chính là lượng sữa tiết ra của lợn nái 1 lần , rồi nhân với số lần cho lợn con bú trong ngày, chúng ta cũng có thể biết được lượng sữa tiết ra của lợn nái. + Hiện nay người ta sử dụng tổng khối lượng lợn con toàn ổ lúc 21 ngày tuổi để đánh giá sản lượng sữa của lợn mẹ 4. Kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc lợn nái từ khi cai sữa đến khi phối giống trở lại 4.1 Chế độ cho ăn Ngày cai sữa lợn con, cho lợn mẹ nhịn ăn, đồng thời hạn chế nước uống. Ngay ngày sau đó lợn nái được ăn với mức ăn từ 3,0 - 4,0 kg/con/ngày, tuỳ thuộc vào thể trạng của lợn nái sau cai sữa. Nếu: Lợn nái có thể trạng bình thường cho ăn 3,5 kg/ngày. Lợn nái gầy cho ăn 4,0 kg/ngày Lợn nái béo cho ăn 3,0 kg/ngày. Chế độ ăn này chỉ thực hiện đến lúc phối giống trở lại, bình thường thời gian này kéo dài từ 3 - 5 ngày đối với lợn nái có thời gian cai sữa lợn con từ 28 - 35 - 45 ngày tuổi. Kể từ khi phối giống lợn nái chuyển sang chế độ ăn của lợn nái có chửa (xem phần chăn nuôi lợn nái chửa). Không nên cho lợn nái ăn quá nhiều thức ăn vào 35 ngày đầu sau khi phối giống có chửa (kể cả lợn nái gầy). 4.2 Kỹ thuật phối giống cho lợn nái Phát hiện động dục là nhân tố quan trọng nhất trong công tác phối giống, nhất là khi sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Ngày kiểm tra lợn nái động dục ít nhất 2 lần, thời gian cách nhau giữa 2 lần kiểm tra là 12 giờ. Nên kiểm tra vào lúc 6 giờ sáng và 6 giờ chiều là những thời điểm con cái có biểu hiện triệu chứng động dục rõ nhất. Thời gian động dục từ 4 - 5 ngày (đối với nái tơ có thể dài hơn 5 - 7 ngày) 35
  36. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Thời điểm phối giống thích hợp cho lợn nái: Vào giai đoạn chịu đực, thông thường ở nái tơ cho phối giống ngay sau khi chịu đực và phối lặp lại sau thời gian phối lần đầu là 12 giờ, với nái đã sinh sản sau khi chịu đực 12 giờ cho phối lần thứ nhất và sau đó 12 giờ cho phối tiếp liều thứ hai. Nên phối giống hai lần nếu là thụ tinh nhân tạo (lúc sáng sớm và chiều mát), 1 lần nếu là phối trực tiếp (vào buổi sáng) - Kỹ thuật phối tinh trực tiếp cho lợn cái bằng lợn đực giống. Chuẩn bị: Lợn đực giống. Găng tay nilông. Chuồng phối, 1 quả trứng gà, Thuốc Multivit Phương pháp tiến hành: - Trước khi cho lợn đực giống phối ta cần tắm rửa sạch sẽ, cắt lông ở bao quy đầu (nếu lông dài) lau sạch bao quy đầu bằng khăn mềm. - Vệ sinh sạch sẽ âm hộ của lợn cái. - Tiêm cho lợn đực 5ml multivit trước khi phối 10 phút để bổ xung vitamin nhóm B cho lợn và để kích thích tăng sự hưng phấn. - Phối giống: Khi cho phối giống ta đuổi lợn nái vào chuồng phối trước, lợn đực vào sau. Khi lợn đực nhảy ta cần hỗ trợ bằng cách hướng dương vật vào âm đạo nếu lợn đực đâm không chính xác. - Lợn đực nhảy xong ta cho ăn một quả trứng gà để bù lại lượng đạm đã mất. * Chú ý: không gây ồn ào khi lợn đực nhảy. - Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo cho lợn nái Chuẩn bị: - Liều tinh, ống dẫn tinh quản, nước sinh lí, nhiệt kế, phích nước nóng, găng tay, thuốc oxitocin, 1 kim tiêm 16, và một số vật dụng khác. Phương pháp truyền tinh: - Trước khi truyền tinh cho lợn nái ta vệ sinh sạch sẽ âm hộ, lau khô bằng vải mềm, sau đó cho vào chuồng phối, cho lợn đực vào chuồng bên cạnh nếu có. - Kiểm tra nhiệt độ của liều tinh chuẩn bị phối (ở 15 - 200C) là được. Nâng dần nhiệt độ liều tinh lên 50C trong vòng 5 phút. Nâng dần nhiệt độ lên 37-360C trong vòng 10 phút. - Đeo găng tay rồi mới được cầm ống dẫn tinh, rửa ống dẫn tinh bằng nước sinh lí, sau đó cho vài giọt tinh vào ống dẫn tinh quản và âm hộ con cái cho trơn. Bơm 0,4 UI Oxytocin vào liều tinh để tinh trùng hoạt động tốt hơn, tăng tỉ lệ thụ thai. - Đưa ống dẫn vào cổ tử cung, lúc đầu ống dẫn tinh chếch 450 sau đó song song với cơ thể, khi đưa vào đồng thời xoay nhẹ ống dẫn tinh theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Lúc rút ra thuận chiều kim đồng hồ. - Khi đã đưa ống dẫn tinh vào cổ tử cung ta cắm liều tinh vào ống dẫn tinh rồi hướng lên trên để tinh dễ chảyvào tử cung. Cắm một lỗ bằng kim tiêm 16 ở đáy liều tinh cho dễ vào. 36
  37. RUMENASIA.ORG/VIETNAM - Sau khi đã hết tinh trong lọ, cần để nguyên dẫn tinh quản trong đường sinh dục của con cái từ 5 - 10 phút, đồng thời dùng tay xoa nhẹ 2 mông hoặc dưới bụng để kích thích sự co rút của cổ tử cung nhằm hạn chế chảy ngược. - Thông thường một lần phối tinh hết 15-30 phút. Những lưu ý khi phối tinh lợn nái. - ống dẫn tinh quản phải được vô trùng tuyệt đối (mỗi lần phối xong đem hấp ở nhiệt độ cao trong vòng 30 phút) - Kiểm tra nhiệt độ liều tinh: 18-150C là được không được quá 220C. - Liều tinh phải cầm nhẹ nhàng, không sóc lắc. - Khi vận chuyển phải tránh ánh sáng. - Khi phối tinh chảy ra ngoài thì dừng lại đợi cổ tử cung co bớt rồi mới tiếp tục. - Ba ngày đầu sau khi phối phải nhốt lợn nái riêng một chỗ để tránh lợn nái nhảy lên nhau làm tinh dịch chảy ra ngoài ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai. 37
  38. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chương VI Chăn nuôi lợn con theo mẹ Mục đích của việc chăn nuôi lợn con giai đoạn bú sữa là áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, để lợn con đạt khối lượng cai sữa cao, khi nuôi thịt lợn sinh trưởng phát triển nhanh. Đồng thời là cơ sở để tạo giống tốt, và giúp chúng ta nâng cao được sức sống của đàn con. 1. Đặc điểm cuả lợn con bú sữa 1.1. Đặc điểm sinh trưởng phát dục Lợn con ở giai đoạn này có khả năng sinh trưởng, phát dục rất nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi tăng gấp 5-6 lần, lúc 40 ngày tuổi tăng gấp 7-8 lần, lúc 50 ngày tuổi tăng gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 12-14 lần. Lợn con bú sữa có sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, nhanh trong 21 ngày tuổi đầu, sau đó giảm. Có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu của lợn con bị giảm. Thời gian bị giảm sinh trưởng thường kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con. Chúng ta có thể hạn chế sự khủng hoảng này bằng cách tập cho lợn con ăn sớm. 1.2. Đặc điểm phát triển cuả cơ quan tiêu hoá Cơ quan tiêu hoá của lợn con giai đoạn theo mẹ phát triển nhanh về cấu tạo và hoàn thiện dần về chức năng tiêu hoá. Chức năng tiêu hoá của lợn con mới sơ sinh chưa có hoạt lực cao, trong giai đoạn theo mẹ, chức năng tiêu hoá của một số men tiêu hoá được hoàn thiện dần. Như men pepsin tiêu hoá protít, men tiêu hoá tbột đường Cần lưu ý khả năng tiêu hoá đường sacharose của lợn con là rất kém, thậm chí cho lợn con uống nước đường vào những ngày đầu tiên sau khi sinh còn có thể gây tổn thương đường tiêu hoá của lợn con. Nói chung lợn con bú sữa chỉ có khả năng tiêu hoá tốt các chất dinh dưỡng trong sữa lợn mẹ, còn khả năng tiêu hoá thức ăn kém. Trong khâu nuôi dưỡng chúng ta cần chú ý chế biến thức ăn tốt để nâng cao khả năng tiêu hoá của lợn con. 1.3. Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt Lợn con dưới 3 tuần, cơ năng điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh, nên thân nhiệt lợn con chưa ổn định, nghĩa là sự sinh nhiệt và thải nhiệt chưa được cân bằng. ở giai đoạn đầu lợn con duy trì được thân nhiệt chủ yếu là nhờ nước trong cơ thể và nhờ hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn. Cơ thể lợn con có hàm lượng nước rất cao, lúc sơ sinh, hàm lượng nước trong cơ thể lợn con chiếm tới 81-81,5%. ở giai đoạn 3-4 tuần tuổi, nước chiếm tới 75-78%. Nhịp đập của tim lợn con so với lợn trưởng thành nhanh hơn rất nhiều, ở giai đoạn đầu mới đẻ, nhịp đập tim lên tới 200 lần/ phút (lợn lớn chỉ 80-90 lần/ phút). Lượng máu đến các cơ 38
  39. RUMENASIA.ORG/VIETNAM quan cũng rất lớn, đạt tới 150 ml máu trong một phút trên 1 kg khối lượng cơ thể (lợn trưởng thành chỉ đạt 30-40 ml) Nói chung khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém, nhất là trong tuần đầu mới đẻ ra. Cho nên nếu nuôi lợn con trong chuồng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao thì thân nhiệt của lợn con hạ xuống rất nhanh. Mức độ hạ thân nhiệt nhiều hay ít, nhanh hay chậm chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ của chuồng nuôi và tuổi của lợn con. Nhiệt độ chuồng nuôi càng thấp thân nhiệt của lợn con hạ xuống càng nhanh. Tuổi của lợn con càng ít thân nhiệt hạ xuống càng nhiều. Trên cơ thể lợn con, phần thân nhiệt có nhiệt độ cao hơn là phần chân và phần tai. ở phần thân thì nhiệt độ ở bụng là cao nhất, cho nên khi bị cảm lạnh thì phần bụng bị mất nhiệt nhiều nhất. Sau 3 tuần tuổi cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con mới tương đối hoàn chỉnh và thân nhiệt của lợn được ổn định hơn ( 39-39,50C). 1.4. Đặc điểm về khả năng về miễn dịch Lợn con mới đẻ ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Lượng kháng thể tăng rất nhanh sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thụ được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ. Trong sữa đầu của lợn nái có hàm lượng protein rất cao. Những ngày đầu mới đẻ, hàm lượng protein trong sữa chiếm tới 18-19%, trong đó lượng g- globulin chiếm số lượng khá lớn (30-35%). g- globulin có tác dụng tạo sức đề kháng, cho nên sữa đầu có vai trò quan trọng đối với khả năng miễn dịch của lợn con. Lợn con hấp thu g-globulin bằng con đường ẩm bào. Quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử g- globulin giảm đi rất nhanh theo thời gian. Phân tử g-globulin chỉ có khả năng thấm qua thành ruột lợn con rất tốt trong 24h đầu sau khi đẻ ra nhờ trong sữa đầu có kháng men antitripsin làm mất hoạt lực của men trypin tuyến tuỵ và nhờ khoảng cách giữa các tế bào vách ruột của lợn con khá rộng. 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 2.1. Cho bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa lớn nhất đối với lợn con là trong 24h đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn con cùng bú. Nếu lợn mẹ chưa đẻ xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước. Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú sữa đầu. Theo qui luật tiết sữa của lợn nái, thì lượng sữa tiết ra ở các vú phần ngực nhiều hơn những vú ở phần bụng, mà lợn con trong một ổ thường có con to, con nhỏ không đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khoẻ thường tranh bú ở những vú phía trước ngực có nhiều sữa hơn, và dẫn đến 39
  40. RUMENASIA.ORG/VIETNAM tỉ lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp. Có trường hợp có những con lợn yếu không tranh được bú sẽ bị đói làm cho tỉ lệ chết của lợn con cao. Khi cố định đầu vú nên ưu tiên những con lợn nhỏ yếu được bú các vú phía trước ngực. Công việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỉ mỉ, bắt từng con cho bú và cho bú nhiều lần trong một ngày (7-8 lần), làm như vậy liên tục trong 3-4 ngày để chúng quen hẳn với vị trí vú mới thôi. Cũng có trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì những lợn bú các vú phía sau có thể cho mỗi con làm quen 2 vú, để vừa tăng cường lượng sữa cho lợn con, vừa tránh bị teo vú của lợn mẹ. Nếu cố định đầu vú tốt, thì sau 3-4 ngày, lợn con sẽ quen và tự bú ở các vú qui định cho nó. Lợn con quen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tư thế nằm của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về 1 phía khi cho con bú thì lợn con nhận biết vú qui định của nó sớm hơn. Ngược lại, nếu lợn mẹ nằm thay đổi vị trí luôn thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn. 2.2. Bổ sung sắt cho lợn con Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ cho nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con cần được bổ sung thêm sắt. Nên tiếp sắt cho lợn trong 3 - 4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường cùng làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lợn lúc 3 tuần tuổi, tiêm một mức 100mg sắt là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần tuổi, nên tiêm 150-200mg sắt. Thường một mũi tiêm là đủ. Nếu lợn nái cho nhiều sữa lợn con lớn nhanh không cần ăn thức ăn tập ăn, nên tiêm mũi thứ hai trước khi cai sữa. Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da của lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi bị tử vong. Đưa sắt vào cơ thể lợn con bằng cách tiêm là đạt hiệu quả cao nhất. Theo London và Trigg đề nghị nên dùng sắt dưới dạng dextran, hợp chất này có tên là Ferri - dextran. Ferri - dextran là hợp chất có kích thước phân tử lớn nên ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài. Cách sử dụng như sau : + Cách 1: Chỉ tiêm 1 lần vào ngày thứ 3 sau khi đẻ với liều 200 mg sắt (Fe Dextran) cho 1 lợn con. + Cách 2: Tiêm 2 lần: Lần thứ nhất tiêm 100 mg vào ngày thứ 3 sau khi đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 7 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất cũng với liều 100 mg cho 1 lợn con. Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc sắt cho lợn con, cần bổ sung vitamin E vào khẩu phần ăn của lợn mẹ 1 ngày trước khi tiêm (khoảng 50 mg). Nếu thiếu vitamin E bổ sung thì cần cung cấp 20-30 mg Fe vào ngày thứ 3 sau khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể lợn con. Cách tiêm sắt cho lợn con: - Dùng một bơm tiêm sạch lấy dung dịch sắt khỏi lọ chứa, sử dụng kim 14 hoặc 16 (đường kính lớn) để lấy thuốc. Sau khi lấy thuốc đầy bơm dùng kim 8, ngắn 1 cm để 40
  41. RUMENASIA.ORG/VIETNAM tiêm. Sắt tiêm quá liều (nhiều) có thể gây hại, thậm chí gây độc. Kiểm tra liều dùng ghi ở nhãn của sản phẩm. Không cần thay hoặc sát trùng kim tiêm cho từng con lợn, song điểm tiêm, nếu bẩn nên lau bằng chất sát trùng. Rửa và sát trùng dụng cụ sau khi tiêm cho nhóm lợn con. Việc sử dụng bơm và kim tiêm một lần tạo điều kiện vệ sinh hơn. - Không nên tiêm sắt ở mông. Nên tiêm ở cổ vì có thể làm hại đến dây thần kinh và cũng có thể vết sắt dư thừa lưu ở thân thịt lợn mổ bán nếu tiêm vào mông. Tiêm sắt vào cơ bắp ở cổ đúng đường giữa. Cẩn thận không tiêm vào vùng xương sống. Giữ ngón tay ở chỗ tiêm 1 lúc để tránh hoặc giảm thuốc chảy ngược ra. Điểm khuyến cáo để tiêm dưới da là chỗ da kéo lên được phía trước chân trước. Hình 9: Vị trí tiêm sắt cho lợn con 2.3 Tập cho lợn con ăn sớm Quy luật tiết sữa của lợn nái là số lượng và chất lượng sữa bắt đầu giảm nhanh sau 21 ngày nuôi con, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng để cho lợn con phát triển càng tăng. Như vậy hoặc là lợn con tiếp tục bú mẹ sau 21 ngày hoặc lợn con cai sữa lúc 21 ngày tuổi đều đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng vì vậy tập cho lợn con ăn sớm là giải pháp tốt cho cả hai trường hợp nói trên. Tác dụng của việc tập cho lợn con ăn sớm: Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của lợn con và khả năng cung cấp sữa giảm của lợn mẹ. Lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng lúc 60 ngày tuổi cao hơn Giảm stress về dinh dưỡng khi cai sữa do lợn con đã biết ăn. Tạo tiền đề cai sữa sớm cho lợn con và tăng vòng quay lứa đẻ/ một nái/ năm. Kỹ thuật tập ăn sớm cho lợn con: Cho lợn con làm quen với một lượng thức ăn rất ít hàng ngày từ lúc 7 - 10 ngày tuổi. Tốt nhất là lên sử dụng thức ăn hỗn hợp toàn phần sản xuất dành riêng cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 8 kg. 41
  42. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Thức ăn cho lợn con: Đối với lợn con trong 1 kg thức ăn phải đảm bảo hàm lượng đạm thô từ 18-19%, năng lượng trao đổi là 3200 Kcal, chất xơ không quá 4%. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn con bú sữa, các nước chăn nuôi tiên tiến đã không ngừng nghiên cứu để sản xuất ra những loại thức ăn hỗn hợp khác nhau phù hợp cho từng giai đoạn tuổi của lợn con. ở nước ta nhiều cơ sở sản xuất thức ăn gia sức đã xây dựng được nhiều công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con và đem lại hiệu kinh tế cao trong chăn nuôi lợn. Chúng ta có thể tham khảo thành phần thức ăn hỗn hợp cho lợn con theo mẹ sau: Thành phần % Giá trị dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn hỗn hợp : Ngô vàng rang 30 Protein thô: 19,76% Cám loại I 10 Năng lượng trao đổi: 3200 Kcal Tấm rang 30 Canxi: 10 gam Khô dầu đỗ tương 17 Photpho: 8 gam Bột cá nhạt 6,5 Sữa tách bơ 5 Khoáng 1 Premix VTM 0,5 3. Chăm sóc quản lý lợn con theo mẹ 3.1 Phòng chống ỉa chảy Chứng ỉa chảy của lợn con là những vấn đề nổi cộm chủ yếu cho người nuôi lợn. ỉa chảy phổ biến nhất là do các chủng escherichia Coli, một vi khuẩn gram âm, thường có trong đường ruột của tất cả loài có vú. Triệu chứng ỉa cháy do E. coli gây ra là phân lỏng như nước, màu vàng. Lợn con mẫn cảm nhất từ 1- 4 ngày tuổi, lúc 3 tuần tuổi và lúc cai sữa. Tuy lợn con sinh ra với sức kháng bệnh rất thấp, nhưng sức đề kháng này tăng lên khi chúng hấp thụ các kháng sinh tố từ sữa đầu của lợn mẹ. Vì khả năng của lợn con hấp thụ các kháng thể bị giảm sút nhanh chóng kể từ lúc sinh ra, cho nên điều quan trọng là chúng phải được bú sữa đầu ngay sau lúc sinh ra. Sữa đầu chỉ cung cấp sự phòng bệnh tự nhiên lợn con cho đến lúc cơ thể sản nó tự sinh ra kháng thể và bắt đầu hoạt động có hiệu quả lúc 4-5 tuần tuổi. Trong việc điều trị ỉa chảy nói chung, cho uống thuốc thường có hiệu quả hơn là tiêm. Nên dùng loại thuốc nào đề kháng có hiệu quả chủng vi khuẩn ở cơ sơ chăn nuôi. Nếu loại thuốc thường dùng để khống chế ỉa chảy không công hiệu nữa, hãy đề nghị cán bộ thú y hướng dẫn xét nghiệm khả năng mẫn cảm (kháng sinh đồ) nhằm xác định loại thuốc nào công hiệu nhất cho cơ sở. Dược phẩm cho vào nước thông qua máy phân liều lượng hoặc dùng vòi nước riêng rẽ, có thể 42
  43. RUMENASIA.ORG/VIETNAM là một phương pháp hữu hiệu để phân phối kháng sinh tố cho số đông lợn con trong một thời gian dài. Tiểu khí hậu chuồng nuôi khô, ấm, không có gió lùa là yếu tố quan trọng để giảm ỉa chảy. Vệ sinh cũng rất quan trọng cho việc làm giảm tỷ lệ mắc ỉa chảy ở lợn con. Tẩy uế và khử trùng cẩn thận chuồng lợn đẻ sau mỗi lứa lợn đẻ cũng giúp cho việc phòng ngừa. Nên nhớ rằng chỉ cần dính vài gam phân bẩn cũng làm cho quá trình sát trùng không đạt mức độ triệt để và giúp cho một chủng vi khuẩn nào đó hoạt động, có thể nhiễm bệnh cho lứa lợn con tiếp theo. 3.2 Thiến lợn đực và cắt đuôi cho lợn con: Những lợn đực dùng để bán thịt, cũng cần được thiến sớm. Để giảm thấp stress, nên thiến lợn trước 2 tuần tuổi. ở tuổi này dễ bắt giữ, chóng lành và ít đau. Dùng dụng cụ sạch, sắc, rạch phía dưới để không đọng nước và dùng các thủ tục khử trùng. Dùng dụng cụ treo lợn thì chỉ cần 1 người thiến. Hình 10: Thiến lợn đực Cắt đuôi đã trở thành một thực tiễn quản lý phổ biến nhằm ngăn ngừa hiện tượng lợn cắn đuôi nhau xảy ra trong khi nhốt. Tất cả những người chăn nuôi nên thực hiện cắt đuôi cho lợn sau 43
  44. RUMENASIA.ORG/VIETNAM cai sữa. Cắt đuôi cách thân 0,7-1,3 cm, dùng kìm bấm hoặc các loại kìm cắt. Bóp chặt chỗ cắt sẽ làm ngừng chảy máu. Một số người chăn nuôi dùng kìm cắt mỏ gà để cắt đuôi, như vậy cũng làm chai mặt cắt. Khử trùng cuống đuôi bằng thuốc khử trùng tốt và khử trùng dụng cụ trước khi cắt đuôi lợn khác. 3.3 Thú y đối với lợn con theo mẹ và sau cai sữa Các bệnh truyền nhiễm cần được tiêm phòng cho lợn con gồm Dịch tả, Đóng dấu, Tụ huyết trùng và Phó thương hàn. Riêng vắc-xin Lở mồm long móng phải do Cơ quan thú y địa phương quyết định. Lịch tiêm phòng như sau: + 21 ngày tuổi tiêm phòng vác xin phó thương hàn lần 1. + 28 ngày tuổi nhắc lại phó thương hàn lần 2 và tụ dấu. + 35 ngày tiêm vác xin dịch tả + Sau 30-35 ngày tuổi tiêm vác xin lở mồm long móng. Lưu ý: ở lợn nái nuôi con, ô úm lợn con và ô nuôi lợn con từ cai sữa đến 60 ngày tuổi không nên để ẩm, ướt, giữ được càng khô ráo, sạch càng tốt. Bảng 4: Lịch dùng vác xin cho lợn con (Tham khảo của Merial) Tuổi lợn con (ngày) Vác xin Bệnh được phòng Liều tiêm bắp 7 Hyoresp Mycoplasma 2 ml /con 28 Hyoresp Mycoplasma 2 ml /con Pestiffa Dịch tả 2 ml /con 60 Pestiffa Dịch tả 2 ml /con 4. Kỹ thuật cai sữa lợn con 4.1. Các hình thức cai sữa a- Cai sữa thông thường Thời gian cai sữa thông thường được qui đinh tuỳ theo từng nước. Nói chung các cơ sở chăn nuôi lợn nái nội, nông hộ thường cai sữa cho lợn con trong khoảng 42-60 ngày tuổi. Cai sữa thông thường có những ưu điểm sau: - Lợn con đã biết ăn tốt. - Thức ăn cho lợn con sau cai sữa không yêu cầu cao lắm. - Thân nhiệt của lợn con đã ổn định hơn, sức kháng của lợn con tốt hơn nên công việc chăm sóc nhẹ nhàng hơn. 44
  45. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Nhược điểm: - Khả năng sinh sản của lợn nái thấp (chỉ đạt 1,8-2,0 lứa/ năm). - Chi phí cho sản xuất 1 kg khối lượng lợn con cao hơn. - Tỉ lệ hao hụt của lợn nái cao. b- Cai sữa sớm 21-28 ngày tuổi: Cai sữa sớm cho lợn con có những ưu điểm sau: - Nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái. Theo FAO (1987), những lợn nái được cai sữa ở 26 - 32 ngày tuổi đã đạt 2,33 lứa/ năm và cho 22,6 lợn con cai sữa. Trong khi đó những lợn nái được cai sữa con trên 40 ngày tuổi chỉ đạt 2,19 lứa/ năm và cho 20,8 con cai sữa. - Tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ lợn mẹ sang lợn con. - Giảm chi phí thức ăn cho 1 kg khối lượng lợn con. - Một số nghiên cứu cho thấy, nếu cai sữa lợn con ở 21 ngày tuổi thì giảm chi phí cho sản xuất 1 kg khối lượng lợn con xuống 20% so với cai sữa ở 56 ngày tuổi. - Giảm tỉ lệ hao hụt của lợn mẹ. Nhược điểm: - Đòi hỏi thức ăn có chất lượng cao - Chăm sóc lợn con yêu cầu cẩn thận hơn. Hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn nái ngoại của ta hiện nay, cai sữa lợn con trong khoảng thời gian 21 - 28 ngày tuổi tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể từng đàn. Điều kiện để tiến hành cai sữa: trong trường hợp lợn con có sức khoẻ tốt, chất lượng thức ăn đáp ứng yêu cầu của chúng, điều kiện chuồng trại tốt, trình độ quản lý lợn tốt. 4.2 Kỹ thuật cai sữa: Đến ngày cai sữa đưa lợn mẹ xuống chuồng chờ phối để lợn con lại sau 2-3 ngày mới chuyển lên chuồng nuôi lợn sau cai sữa. - Chế độ ăn cho lợn con tách mẹ: + Ngày tách mẹ giảm đi 1/2 lượng thức ăn của lợn con so với ngày trước đó + Ngày kế sau đó giảm đi 1/3 so với ngày trước cai sữa + Ngày kế tiếp sau đó nữa giảm đi 1/4 so với ngày trước cai sữa + Ngày kế tiếp (ngày thứ 4) trở lại lượng thức ăn của ngày trước ngày cai sữa. Nếu theo dõi không có gì rối loạn về tiêu hoá thì từ ngày thứ 5 trở đi mức ăn cứ tăng dần theo yêu cầu của lợn con. Lưu ý: Không nên chuyển đổi loại thức ăn cho lợn con vào hai ngày trước và hai ngày sau cai sữa. 45
  46. RUMENASIA.ORG/VIETNAM * Về chuồng trại: - Lợn con sau cai sữa thường gặp nhiều bất lợi cho sinh trưởng và phát triển, dễ cảm nhiễm với bệnh tật, lợn bị thay đổi môi trường đột ngột, nguồn dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn. Do đó lợn con cần có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đặc biệt. - Để nuôi lợn sau cai sữa lớn nhanh ngoài thức ăn cần chú ý để ý đến những điểm sau: + Ô chuồng mà lợn con cai sữa chuyển đến trong những ngày đầu phải đảm bảo nhiệt độ gần tương đương như nhiệt độ của ô chuồng khi lợn con còn ở với lợn mẹ. + Tiểu khí hậu trong chuồng đảm bảo thoáng mát, khô ráo về mùa hè, ấm áp về mùa đông. + Nước uống đủ, thường xuyên và sạch (10-12 lợn/1núm uống nước) + Độ dài máng ăn phải phù hợp để lợn không chen chúc, xô đẩy nhau ( đảm bảo độ dài máng là 30cm/con) + Nền chuồng có độ dốc 3-50 để dễ thoát nướcđ khô ráo. + Mật độ chuồng nuôi thích hợp từ 10-12 con/1 ô chuồng. + Phân và nước thải phải được xử lí tốt, không gây ô nhiễm và hôi thối. + Phải có chuồng riêng để cách li lợn ốm phòng nguy cơ lây bệnh cho cả đàn. + Tổng tẩy uế chuồng bằng cọ rửa, phun thuốc sát trùng sau mỗi lần xuất lợn và để trống chuồng từ 3-7 ngày sau đó mới đưa lợn mới vào. + Lợn mắc bệnh nên dùng biện pháp cho uống thuốc, nên phải có hệ thống dẫn nước riêng để cung cấp nước thuốc cho những ô lợn ốm. + Lợn con đến ngày cai sữa nên giữ đàn con lại 2-3 ngày sau đó mới đưa lên chuồng mới. + Chọn những lợn con còi cọc, chậm lớn, dị tật vào 1 ô để có chế độ chăm sóc đặc biệt. * Về thức ăn: Lợn con sau cai sữa đến 30kg dùng thức ăn khởi động, trong khẩu phần ăn phải đảm bảo protein thô 17-18%, ME 3200Kcal, Ca: 0,8 - 0,9%; Phot pho: 0,6%, NaCl: từ 0,4 - 0,8% Không có hoocmôn hoặc kháng hoocmôn. 46
  47. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Chương VII Một số bệnh thường gặp ở lợn nái 1. Quy trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn. Trong môi trường tự nhiên lợn ngoại rất dễ mắc các bệnh ngoài da cũng như các bệnh bên trong cơ thể: Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do môi trường xung quanh chuồng ẩm thấp, nhiễm bẩn, bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh như bệnh ghẻ, bệnh viêm vú, viêm da, đau mắt, nhất là bệnh ỉa chảy ở lợn con. Vì vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng ta phải có lịch vệ sinh phòng bệnh cho lợn hàng ngày. Vệ sinh chuồng trại: Buổi sáng sau khi cho lợn ăn tiến hành hót phân, quét dọn sạch sẽ nền chuồng (hót phân vào bao tải xác rắn đưa đến nơi quy định). Buổi chiều tiếp tục quét dọn và tắm cho lợn hậu bị, lợn chờ phối, lợn chửa, đực giống. Nếu nhiệt độ >250C lấy bàn chải có lông mềm chải cho lợn được sạch sẽ (không tắm cho lợn mẹ nuôi con, lợn con theo mẹ và lợn con 27-60 ngày tuổi dễ bị lạnh dẫn đến ỉa chảy. Vào mùa đông chú ý quét dọn nền chuồng bằng chổi nan tre, chải cho lợn bằng bàn chải để thoáng lỗ chân lông. Lịch sử dụng thuốc tẩy trùng vệ sinh phòng bệnh: Mỗi tuần rắc lại vôi bột mới ở hành lang và xung quanh chuồng 1 lần để chuồng luôn khô ráo và diệt trùng. Một tuần phun thuốc phòng bệnh ghẻ một lần vào ngày thứ 6 hàng tuần, thuốc phun là Taktic 12,5%. Nếu lợn bị ghẻ rồi thì phun nhiều hơn. Mỗi tuần phun thuốc diệt trùng cho lợn 2 lần vào các ngày thứ 3 và thứ 6, thuốc phun là Biocid 30%, pha thuốc với tỉ lệ1:500. Mỗi ngày phun thuốc khử mùi EM 1 lần để khử mùi hôi thối từ phân, nước thải bảo vệ môi trường xung quanh, nếu lợn bị các bệnh dẫn đến ỉa phân tanh, hôi thối thì mỗi ngày phun thuốc 2 lần. Ngoài ra cần mắc lưới chắn muỗi, ruồi cho lợn, có cửa đóng không cho gà, vịt, chó vào chuồng lợn. 2. Quy trình tiêm phòng cho lợn nái 2.1 Quy trình tiêm phòng trước khi phối giống Trước ngày phối giống 15 ngày: Tiêm phòng thương hàn lần 1, Dịch tả lần 1 Trước ngày phối giống 10 ngày: tiêm phòng tụ huyết trùng lần 1 Trước khi đẻ 1 tháng: tiêm phòng thương hàn lần 2 Sau khi đẻ 40 ngày: tiêm phòng thương hàn lần 3 Sau đẻ 45 ngày: tiêm phòng THT lần 2 và dịch tả lần 2 2.2 Quy trình tiêm phòng trong thời kỳ mang thai: (áp dụng trong trường hợp chưa tiêm phòng trước khi phối giống) 47
  48. RUMENASIA.ORG/VIETNAM Trước khi đẻ 30 ngày: Tiêm vác xin giả dại, Lở mồm long móng Trước khi đẻ 21 ngay: Tiêm E. coli, Myco Trước khi đẻ 7 ngày: Tắm ghẻ, tẩy giun Sau khi đẻ 7 ngày: tiêm Lepto, Parvo, Đóng dấu Sau khi đẻ 14 ngày: Tiêm vác xin dịch tả 3. Một số bệnh của lợn nái v Bệnh bại liệt trước khi đẻ - Nguyên nhân: Do chế độ dinh dưỡng kém thiếu Ca, P, lợn nái thiếu tiếp xúc với mặt trời, vì vậy thiếu VTM D, do thiểu năng tuyến giáp, do nước uống có nhiều axit sulphuaric, axalic làm cản trở quá trình hấp thu Ca, P - Triệu chứng: Lúc đầu đi khập khiễng môt chân, sau đến 2 chân rồi liệt hai chân sau, hai chân trước run run rồi liệt cả 4 chân, lơn ăn uống bình thường, không bị sốt - Biện pháp phòng trị: Phòng bệnh: Lúc lợn nái chửa cho ăn đủ Ca, P (cho ăn bột cá, bột sò, premix khoáng, cua, còng ). Lợn nái chửa tháng thứ 2 và 3 phải cho vận động ngoài trời (buổi sáng từ 7 - 8 giờ, buổi chiều từ 16 - 17 giờ). Cho ăn thêm VTM D (cho ăn 2 - 4 ml dầu cá) Điều trị: Khi có triệu chứng đi run run phải điều trị ngay, vì để lâu xương bị mềm, cột sống dễ bị gãy không thể chữa được. Thuốc điều trị phải phối hợp của 4 thành phần: Ca tạo xương, VTMD hấp thu Ca, VTM C tăng tạo xương, VTM B1, B6, B12 để kích thích ăn và chống bại liệt do yếu thần kinh: Liều lượng tính cho một lợn nái nặng 100 -150 kg: - Gluconatcanxi 10%: 4 - 8 ống loại 5 ml/ ngày, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch , tiêm cho đến khi lợn đi được - Calcium Sandoz (Pháp): tiêm 1 - 2 ống/ ngày. Hoặc Calbiron (Thái lan): tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1 - 2 ống /ngày - VTM B1: 100 mg: tiêm bắp 1 ống (5 ml)/ ngày, liên tục 5 - 7 ngày - VTM B12 1000 y: tiêm bắp 1 ống/ngày, liên tục 5 - 7 ngày (nếu tiêm Calbiron không cần tiêm VTM B12 nữa) - C500: tiêm 2 - 4 ống/ ngày (liên tục 5 - 7 ngày - VTM ADE dạng tiêm: liều 2 ml / con/ lần/ tháng Chú ý: không được dùng stricnin để trị bại liệt trong trường hợp này vì thuốc gây độc và gây chết thai v Bệnh vô sinh và sảy thai - Nguyên nhân Bệnh xuất hiện ở lợn nái mọi giai đoạn, khi có triệu chứng phối giống nhiều lần mà không thụ thai, hoặc thụ thai nhưng đẻ non và chết thai. 48