Kĩ thuật ấp trứng gà bằng máy ấp

ppt 61 trang phuongnguyen 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kĩ thuật ấp trứng gà bằng máy ấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptki_thuat_ap_trung_ga_bang_may_ap.ppt

Nội dung text: Kĩ thuật ấp trứng gà bằng máy ấp

  1. KĨ THUẬT ẤP TRỨNG GÀ BẰNG MÁY ẤP SVTH: Trần Hữu Toàn Trần Thị Kim Thùy Hồ Hữu Lộc
  2. 1. Cấu tạo và thành phần của trứng 2. Chuẩn bị trứng ấp 3. Ấp trứng 4. Quá trình phát triển phôi trứng gà khi ấp 5. Kiểm tra sinh học trứng gà 6. Kiểm tra đánh giá chất lượng gà nở 7. Một số bệnh lý thường gặp ở ấp trứng công nghiệp 8. Ảnh hưởng của chế độ ấp và một số điều kiện khác đến sự phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở
  3. I. CẤU TẠO VÀ THÀNH PHẦN CỦA TRỨNG
  4. 1.1 MÀNG NHÀY ❑ Khi vừa đẻ ra trên bề mặt vỏ trứng có một lớp màng nhầy bảo vệ để tránh các vi khuẩn vào bên trong phá hoại và gây thối trứng. ❑ Màng nhầy này có cấu tạo từ protein (sợi Muxin) có những hạt mỡ nhỏ li ti. ❑ Độ dầy của màng nhầy từ 0,005 - 0,01mm
  5. 1.2 VỎ TRỨNG ❑ Vỏ trứng tạo thành từ chất dịch gồm canxi và cabo protein động cứng lại tạo thành. ❑ Chức năng của vỏ trừng là bảo vệ, cung cấp canxi cho phôi để tạo xương. ❑ Trên bề mặt vỏ trứng còn có các lỗ khí rất nhỏ, vỏ trứng gà có độ dày 0,2 - 0,4 mm
  6. Vỏ trứng Khuếch tán không khí và hơi nước Nguồn: bioscience.org
  7. 1.3 MÀNG VỎ ❑ Có hai lớp màng vỏ được cấu tạo từ sợi Keratin đan chéo vào nhau. ❑ Độ dày: khoảng 0,057-0,069 mm cả hai lớp đều có lỗ thông khí ❑ Hai lớp màng dính sát vào nhau chỉ tách ra ở đầu tù của trứng. Khi trứng vừa mới đẻ ra chưa có buồng khí, chỉ sau 6 - 60 phút sau buồng khí mới được hình thành.
  8. 1.4 LÒNG TRẮNG ❑ Lớp trong cùng sát lòng đỏ là một lớp lòng trắng đặc, bên trong lớp này có sợi, lớp lòng trắng đặc này chiếm 2,7%. ❑ Lớp lòng trắng tiếp theo chiếm 16,8% và hầu như không chứa sợi Muxin ❑ Lòng trắng đặc giữa: chiếm 50 - 57% có chứa nhiều sợi nhầy, là lớp đệm của lòng đỏ và là nơi đầu sợi dây chằng bám vào.
  9. ❑ Lớp lòng trắng loãng ngoài: Lớp này bao bọc ngoài chiếm 23%. ❑ Kết quả phân tích về thành phần hoá học của lòng trắng trứng ngan như sau: Nước chiếm 87,1%; protein 10,67%; mỡ 0,033 - 0,09%; khoáng 0,78%.
  10. 1.5 LÒNG ĐỎ ❑ Lòng đỏ là một tế bào khổng lồ được bao bọc bởi lớp màng mỏng có tính đàn hồi lớn. ❑ Lòng đỏ có các lớp đậm nhạt khác nhau là nguồn dinh dưỡng dồi dào cung cấp cho phôi. ❑ Thành phần hoá học của lòng đỏ trứng ngan gồm có: 40 - 43% nước; 15,8 - 16,3% protein; 36,2 - 37,6% mỡ và 1,6 - 1,75% khoáng tổng số.
  11. Tỷ lệ thành phần cấu taọ của trứng gà Chỉ tiêu Trứng gà Lòng trắng 58,62 Lòng đỏ 31,04 Vỏ 10,34 Thành phần hóa học chung của trứng gà Chỉ tiêu Trứng gà Nước chiếm (%) 73,6 Protein chiếm (%) 12,8 Mỡ chiếm (%) 11,8 Khoáng chiếm 1,09 (%) Nguồn: Viện Chăn nuôi Việt Nam
  12. 2. CHUẨN BỊ TRỨNG 2.1 Bảo quản trứng ấp 2.2 Chọn trứng để ấp 2.3 Xử lý trứng ấp
  13. 2.1 Bảo quản trứng ấp 2.1.1 Nhiệt độ ◼ Bảo quản trứng ở nhiệt độ 15 - 200C ◼ Trứng bảo quản đến 3 ngày ở nhiệt độ 28 - 330C kết quả nở không bị ảnh hưởng ◼ Trứng bảo quản từ 7 – 14 ngày ở nhiệt độ 15- 200C (đảo trứng 1 lần/ngày – 180o)
  14. 2.1.2 Ẩm độ ❑ Trong khi bảo quản trứng bị bay hơi nước. Muốn hạn chế sự bay hơi nước phải tăng độ ẩm môi trường ❑ Độ ẩm càng cao tỷ lệ mất nước càng ít (75 - 82%) 2.1.3 Xếp trứng ❑ Xếp trứng vào khay nghiêng 30o hoặc nằm ngang, đầu buồng khí xếp lên trên.
  15. 2.2 Kiểm tra đánh giá chất lượng trứng và chọn trứng ấp Bước 1: Đánh giá và lựa chọn qua hình dáng, màu sắc Bảng 1: Tiêu chuẩn đánh giá trứng theo hình dạng, màu sắc Chỉ tiêu Trứng tốt Trứng không tốt Thời hạn đã Tối đa 5 ngày(mùa hè) Tối đa 5 ngày(mùa bảo quản Tối đa 7 ngày(mùa đông) hè) Tối đa 7 ngày(mùa đông) Hình dạng Hình ô van, 1 đầu to, 1 Hình dạng không trứng đầu nhỏ, không quá dài bình thường, lệch hoặc quá tròn hoặc méo mó Vỏ trứng Dày đều, không sần sùi Dạp, nứt, quá dày hoặc quá nhẵn, mùa vỏ hoặc mỏng. Bề đặc trưng của giống mặt xù xì hoặc quá nhẵn, bẩn, dính phân hoặc màu Nguồn:Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Văn Lệ Hằng-Phùng Đức Tiên.2007
  16. Bước 2: Đánh giá và lựa chọn qua khối lượng trứng Chọn những trứng có khối lượng đặc trưng cho từng giống, không quá to hay nhỏ quá, không tròn hay dài quá . Bảng 2: Trung bình khối lượng trứng của một số giống gà Giống gà Khối lượng trứng(g) Ri 41 - 43 Tàu vàng 45 – 50 Tre 20 – 22 Mía 55 – 60 Đông Tảo 52 - 62 Hồ 50 - 53 Chọi 50 - 55 Tam Hoàng 50 - 52 Nguồn: Viện Chăn nuôi Việt Nam
  17. Bước 3: Đánh giá và lựa chọn theo chỉ số hình dạng của trứng Dùng thước kẹp để đo chiều dài(CD) và chiều rộng(CR) của quả trứng (đường kính ở các vị trí lớn nhất của trứng theo chiều dọc và chiều ngang). Tìm chỉ số hình dạng(CSHD)= CD/CR Trứng có CSHD nằm trong khoảng 1,3 – 1,32 là đạt tiêu chuẩn trứng giống tốt, các trứng không nằm trong khoàng này thì loại thành trứng thương phẩm.
  18. Bước 4: Quan sát và đánh giá chất lượng bên trong quả trứng Bảng 3: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trứng gia cầm khi quan sát qua đèn soi Chỉ tiêu Trứng đạt Trứng không đạt Vị trí buồng khí Ở đầu to của quả trứng Ở đầu nhỏ, lệch hoặc di động Phôi Có phôi Không phôi Kích thước buồn khí Bình thường Quá rộng Lòng đỏ Ở trung tâm quả trứng, Ở xa tâm trứng hoặc khi xoay nhanh quả sát với vỏ. Khi xoay trứng lòng đỏ không di quả trứng lòng đỏ di động hoặc di động động dễ dàng. Màu chậm lòng đỏ quá đậm là phôi phát triển sớm Nguồn:Giáo trình chăn nuôi gia cầm. Văn Lệ Hằng-Phùng Đức Tiên.2007
  19. HÌnh 1: Máy soi trứng Nguồn: Viện Chăn nuôi Việt Nam
  20. Bước 5: Bảo quản trứng Trứng giống sau khi được kiểm tra, chọn lọc nếu đạt tiêu chuẩn trứng giống phải được bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ từ 15 – 18oC, độ ẩm tương đối là 75 – 80%. Kho bảo quản phải xát trùng bằng formon 2%
  21. 2.3 Xử lý trứng ấp Trước khi đưa trứng vào ấp phải xông khử trùng bằng phoocmon, thuốc tím diệt vi khuẩn Xông Trứng ❑ Cho trứng vào khay, xông trong buồng kín với phoocmon và thuốc tím(17.5g thuốc tím+ 35ml phoocmon + 35 ml nước/ 1m3)
  22. ❑ Đối với máy đơn kỳ nên xông trứng luôn trong máy ấp ❑ Nếu trứng quá bẩn phải rửa lại với dung dịch thuốc tím loãn(nâu), nhiệt độ cao hơn nhiệt độ môi trường 5- 10oC, rửa nhanh, để cho khô nước, tránh cọ mạnh
  23. 3. Kĩ thuật ấp trứng nhân tạo 3.1 Nguyên lý, cấu tạo máy ấp ❑ Nguyên lý: tái tạo chế độ nhiệt, ẩm và thoáng khí giống như trường hợp dùng gà ấp trứng. ❑ Trong máy ấp trứng có các bộ phận chính: nguồn nhiệt và quạt điều hòa nhiệt, quạt thông gió, khay đựng nước tạo độ ẩm, giá đỡ khay đựng trứng và thiết bị đảo trứng tự động.
  24. 3.2 Quy trình ấp trứng nhân tạo Bước 1: Chuẩn bị ấp - Vệ sinh sát trùng máy ấp - Xếp trứng vào khay - Đưa trứng vào máy ấp Bước 2: Chuẩn bị nở - Vệ sinh sát trùng máy nở - Chuyển trứng từ máy ấp sang máy nở Bước 3: Ra gà
  25. 3.2.1 Khử trung máy ấp và xiếp trứng vào khay ❑ Khử trùng máy ấp: Dùng formol và thuốc tím( 20cc formol+16,6g thuốc tím/1m3) Đặt thuốc vào đĩa, để đĩa vào đáy tủ, đóng cửa và các lỗ thông khí của máy ấp lại trong 45 phút. Sau đó mở cửa máy, quạt cho khí formol bay hết ra ngoài.
  26. ❑ Xếp trứng vào máy: Nếu lưu trữ trứng trong phòng máy điều hòa cần để trứng ở nhiệt độ phòng từ 6-10 giờ Nếu cho trứng vào cùng thời gian bật máy, nhưng thơi giàn ấp phải tính từ khi máy đạt nhiệt độ ấp Xếp trứng vào khay ấp, đặt trứng đứng, đầu to phía trên đầu nhỏ phía dưới
  27. 3.2.2 Nhiệt độ ấp Mùa Ngày ấp Nhiệt độ 1 - 7 37,8 oC Hè 8 - 18 37,6 oC 19 - 21 37,2 oC 1 - 11 37,8 oC Đông 12 - 18 37,6 oC Nguồn: Viện Chăn nuôi Việt Nam
  28. 3.2.3 Ẩm Độ Ngày ấp Ẩm độ 1 – 15 60 - 61% 6 - 11 55 - 57% 12 - 18 50 - 53% 19 60% 20 - 21 70 - 75% Nguồn: Viện Chăn nuôi Việt Nam
  29. 3.2.4 Thông Gió ❑ Giống như các sinh vật khác, phôi gà cũng cần oxy của không khí để thở, đồng thời thải thán khí (CO2) và hơi nước ra ngoài ❑ Trong máy ấp không khí cần đảm bảo 21% oxy và 0,4 - 0,1% khí cacbonic ❑ Vận tốc gió trong máy ấp 77 cm/giây, tốc độ quạt gần 300 vòng/phút đối với máy ấp
  30. 3.2.5 Đảo Trứng ❑ Mục đích: tránh cho phôi dính vào vỏ cải thiện quá trình trao đổi chất. ❑ 2 giờ đảo một lần, 10 – 12 lần/ngày 3.2.6 Soi Trứng Trong quá trình ấp trứng cần kiểm tra sinh học trứng ấp 3 lần vào các ngày ấp thứ 6, 11 và 19.
  31. 4. Sự phát triển phôi của gà trong khi ấp
  32. - Ngày đầu sau khi ấp phôi gà dài 5mm, hình thành nếp thần kinh trên dây sóng nguyên thủy. Sau 24 giờ nếp thần kinh tạo thành ống thần kinh và hình thành 5-6 đốt thân. - Ngày thứ 2. Phôi tiếp tục phát triển tạo thành hệ thống mạch máu bên ngoài bào thai.Bắt đầu xuất mầm tim. Mạch máu bao quanh lòng đỏ ( noãn hoàng). Chất dinh dưỡng của noãn hoàng cung cấp cho phôi.
  33. - Ngày thứ 3: Hình thành đầu, cổ và ngực của phôi, hình thành gan và phổi. - Ngày thứ 4: Phôi có dạng như ở bào thai động vật bậc cao. Độ dài phôi-8mm. - Ngày thứ 5: Phôi phát triển tăng dần đạt chiều dài 12mm. Nhìn bề ngoài, có hình dáng của loài chim.
  34. - Ngày thứ 6: Kích thước của phôi đạt 16mm. Mạch máu phủ nhiều quanh phôi, trông như màng nhện. Vào ngày này tiến hành kiểm tra sinh vật lần thứ nhất. - Ngày thứ 7: Trong màn ối hình thành huyết quản, nước ối vừa chứa dinh dưỡng, vừa chứa cả amoniac và axituric của phôi thải ra, hình thành ống ruột và dạ dày.
  35. - Ngày thứ 11: Phôi dài 2,54cm, đã hình thành chân. - Ngày thứ 12: Huyết quản của túi noãn hoàng phát triển mạnh, tế bào cơ, gân phân bố khắp thành niệu nang. - Ngày thứ 13: Trên đầu phôi gà xuất hiện lông tơ, móng chân và mỏ hiònh thành rõ.
  36. - Ngày thứ 14: Phôi lớn chiếm gần hết khoang trứng, đã cử động, lông phủ kính toàn thân. - Ngày thứ 15 và 16: Kích thước của niệu nang tăng lên, Số lòng đỏ được phôi tiêu thụ gần hết. Sự hô hấp vẫn nhờ mạch máu. - Ngày thứ 17,18 và 19: Phôi chiếm toàn bộ khối lượng của trứng (trừ buồng khí).
  37. - Ngày thứ 19: Mỏ của phôi gà mổ thủng buồng khí, lúc này gà con lấy ôxy qua đường hô hấp, phổi và mạch máu. Gà con mổ thủng quả trứng. - Ngày thứ 21: Vào đầu của ngày này gà bắt đầu chui khỏi vỏ. Kết thúc chu kỳ ấp trứng.
  38. 5. Kiểm tra sinh học trứng gà 5.1 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi sau 6 ngày ấp trứng (tròn 144 giờ ấp) - Mục đích: Loại bỏ những trứng không phôi và những trứng phôi phát triển quá yếu - Dụng cụ soi trứng gồm: Bóng đèn 60W, đặt trong một hộp gỗ, hộp carton kín, riêng mặt trước khoét một lỗ hình tròn đủ đẻ ánh sánh phát ra trùm kín trứng.
  39. - Nếu soi với số lượng trứng lớn sử dụng thiết bị soi - thùng hình hộp, cao 0.7-0.8m. Năm mặt kín còn mặt trên để trống, đặt khít khay trứng định soi. Trong thùng có 1 bóng điện công suất 100W.
  40. 5.1.1 Đặc điểm của phôi phát triển tốt sau 6 ngày ấp - Phôi lớn nằm chìm sâu trong lòng đỏ, chỗ phôi nằm có màu trắng đục mờ, túi nước ối lớn lên quanh phôi. - Bên ngoài túi nước ối có hệ thống mạch máu của lòng đỏ, mạch máu phân bố giống như mạng nhện. Vì vậy trứng có màu hồng. - Buồng khí nhỏ. - Khi soi trứng nóng lên thấy phôi di động. (Khi soi phải xoay trứng hơi mạnh mới thấy phôi)
  41. 3.1.2 Đặc điểm của phôi phát triển yếu, chết sau 6 ngày ấp - Nếu trứng trong suốt , xoay trứng thấy lòng đỏ và lòng trắng trộn lẫn là trứng không phôi. - Phôi nhẹ nằm lên sát mặt vỏ trứng, nhìn rõ tâm phôi. - Túi nước ối nhỏ - Hệ thống mạch máu phát triển yếu, mờ nhạt - Buồng khí khá lớn. - Trứng bị chết phôi, khi xoay trứng phôi di động nhanh, có vết đen nằm sát buồng khí, mạch máu sẫm, vòng máu chạy ngang
  42. 5.2 Soi trứng kiểm tra sự phát triển của phôi sau 11 ngày ấp( sau 264 giờ ấp) Mục đích: Nhằm loại những trứng chết phôi hoặc phôi phát triển yếu. 5.2.1 Đặc điểm của phôi phát trển tốt ở 11 ngày ấp Màng niệu nang khép kín, màu dich trong. Mạch máu nhiều to và rỏ. Phôi lớn lên rõ, chuyển động nhanh
  43. 5.2.2 Đặc điểm của phôi phát trển yếu, chết ở 11 ngày ấp - Màng niệu nang còn hở, chỗ hở sáng hơn 1 chút, có giới hạn khá rõ. - Hệ thống mạch máu mờ do mạch nhỏ và ít máu. - Phôi nhỏ chuyển động yếu. - Phôi không chuyển động. - Trứng có màu nâu sẫm, do mạch máu bị vỡ, máu đen. - Sờ vỏ trứng lạnh.
  44. Chú ý: Soi trứng phải nhanh, để đưa vào máy ngay kẻo trứng bị mất nhiệt. Phòng soi trứng phải đảm bảo ấm, sạch và không bật quạt máy.
  45. 5.3 Kiểm tra trứng ấp ngày thứ 19 đánh giá sự phát triển của phôi 5.3.1 Đặc đểm của phôi phát triển tốt - Phôi nằm dọc theo trục của trứng, đầu hướng về buồng khí, thấy rõ cổ gà cọ nguậy, lòng đỏ còn ít. - Buồng khí to, chiếm 1/3 quả trứng. Màng niệu nang gần buồng khí tối sầm. - Đầu nhọn quả trứng tối hoàn toàn.
  46. 5.3.2 Đặc đểm của phôi phát triển yếu - Đầu gà chưa nhô lên buồng khí. Màng niệu nang còn có các mạch máu chưa teo hết. - Buồng khí nhỏ, mép buồng khí có đường ranh giới thẳng và rõ. - Đầu nhọn trứng còn sáng.
  47. 6. Kiểm tra đánh giá chất lượng gà nở 6.1 Đặc đểm gà nở tốt - Vỏ trứng sạch không có các vết bẩn - Gà con cứng cáp, lông khô, rốn kín 6.2 Đặc đểm gà nở kém - Vỏ trứng nhem nhuốc, nhiều vết bẩn màu xanh hoặc nâu, đỏ, vàng và dính. - Gà con hở rốn, bết lông, yếu ớt hoặc có khuyêt tật như khoèo chân.
  48. 7. Một số bệnh lý thường gặp ở ấp trứng công nghiệp 7.1 Ấp trứng đã qua bảo quản lâu ngày Phôi của trứng ấp đã qua bảo quản lâu ngày phát triển chậm, muộn. Gà nở chậm. Nhiều gà con đã mổ được vỏ nhưng không nở được, kéo dài thời gian nở, nở rải rác.Gà con nở ra dính bết và bẩn do lòng trắng chưa tiêu thụ hết. Nói chung gà con yếu, nặng bụng, tỷ lệ nuôi sống thấp.
  49. 7.2 Bệnh chân, cánh ngắn - Biểu hiện chân và cánh của phôi ngắn. Xương bàn chân cong và to. Xương ống ngắn và cong. đầu to, xương hàm và mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, lông không bông. - Nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng trong trứng, do đàn gà sinh sản ăn thức ăn không cân đối đầy đủ chất đạm, chất khoáng, kể cả vitamin như vitamin B2 , vitamin H, mangan (Mn).
  50. 7.3 Bệnh khoèo chân - Biểu hiện các khớp xương nối đùi với xương ống chân và bàn chân bị sưng, gân bị trượt khỏi khớp, những gà khoèo chân loại bỏ, không nên nuôi. - Nguyên nhân là thiếu chất khoáng – mangan (Mn ), axit flic, vtamin H, B12 trong thức ăn cho gà.
  51. 7.4 Bệnh động kinh - Gà con vừa nở ra cử động hổn loạn, gà không ăn uống được, kiệt sức và chết ngay trong 1-2 ngày đầu. - Nguyên nhân của bệnh là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu vitamin như vitamin H, vitamin B2, vitamin B1 và chất khoáng mangan ( Mn ).
  52. 7.5 Bệnh bết dính khi nở - Hiện tượng này thường xuyên xảy ra khi gà bắt đầu mổ vỏ. Lỗ vỏ trứng mà gà vừa mổ tràn ra một chất lỏng dính màu vàng và khô rất nhanh, làm bịt kính mũi và mỏ của gà con làm gà chết ngạt. - Nguyên nhân là thức ăn cho gà bố mẹ thiếu vitamin nhóm B, nhất là B2 và BH, nhưng lại thừa chất đạm ( protein ) động vật.
  53. 8. Ảnh hưởng của chế độ ấp và một số điều kiện khác đến sự phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở 8.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ - Trong các máy ấp lớn, nhiệt độ ấp thường trong phạm vi 37- 380C và ít khi vượt ra ngoài giới hạn này. - Nếu thiếu nhiệt trong những ngày đầu ấp trứng sẽ làm giảm sự lớn của phôi, biểu hiện phôi nhỏ, nằm gần vỏ và di động yếu, mạch máu ở lòng đỏ phát triển kém, làm phôi chết nhiều sau 4-6 ngày ấp, những trứng chết phôi lúc này có vòng máu nhỏ, nhạt .
  54. - Nếu nhiệt đủ hoặc thấp hơn chút ít, gà nỏ khỏe, lông bông, bụng nhẹ, nhanh nhẹn. - Nếu thiệt nhiệt kéo dài dưới 300C gà nở bị nặng bụng, thường ỉa chảy sau này.Sau khi nỏ mặt trong của vỏ trứng có màu nâu ngà, hoặc hồng nhạt. - Khi trứng ấp phải chịu nhiệt độ quá thấp dưới 35-360C kéo dài trong nhiều thời điểm ấpthì túi lòng đỏ không co vào được xoang bụng, gà nỏ bị hở rốn, túi long đỏ có màu xanh lá cây.
  55. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỷ lệ ấp nở trứng gà ( kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn trong gia đình, NXBNN, 1999) Nhiệt độ Tỷ lệ nở % Thời gian ấp 35,6 10 - 36,1 50 22,5 36,7 70 21,5 37 80 21,0 37,8 88 21,0 38,3 85 21,0 38,9 75 19,5 39,4 50 19,5
  56. 8.2 Ảnh hưởng của ẩm độ Có hai ảnh hưởng quan trọng - Thứ nhất: Ảnh hưởng bởi sự điều hòa bay hơi nước từ trứng . Giữa quá trình ấp ( sau 10 ngày ấp), lượng nước trong trứng bót dần cho nên độ ẩm tương đối trong máy cao hơn, chỉ đủ để bay hơi nước nội sinh – nước tạo ra trong quá trình trao đổi chất của phôi.
  57. - Thứ hai: điều chỉnh sự tỏa nhiệt của trứng phụ thuộc vào tứng giai đoạn ấp. - Khi ẩm độ trong máy vượt quá yêu cầu( quá 80%) gà nở bị yếu, lông gà bị dính bết ở rốn và hậu môn, màu lông vàng đậm, mỏ và chân bị nhợt nhạt. Gà con bị nặng bụng, bết lông, rốn ướt liệt vào loại gà xấu.
  58. 8.3 Ảnh hưởng của thiếu vitamin và thiếu khoáng - Thiếu VitaminB1: gà con nỏ ra có hiện tượng viêm đa thần kinh .Gà đi ngật ngưỡng, loạng choạng, một số có thể bị liệt, bị atexia. Cần tăng B1 trong thức ăn. - Thiếu vitamin B2. Khi thiếu B2, phôi chậm phát triển, phôi chết thường thấy hiện tượng chân ngắn, ngón cong, mỏ trên ngắn. Cần bổ sung B2 vào thức căn cho gà đẻ
  59. - Thiếu Vitamin H: khi thiếu vitamin H trong thức ăn của gà đẻ, gây chết phôi. Những phôi chết thấy biến dạng – đầu to, mỏ dưới ngắn, mỏ trên quặp xuống, các xương đùi,bàn chân ngắn lại. Gà con ngửa đầu vào bụng và quay tròn cho đến khi chết. - Thiếu vitamin B12. Khi thiếu B12, tỉ lệ chết phôi tăng lên ở giai đoạn 16-18 ngày ấp. Cơ chân bị teo, chân nhỏ, kém phát triển, khô. Phôi biọ xuất huyết toàn thân.
  60. - Thiếu Vitamin A: Phôi ngừng phát trtiển, tỉ lệ phôi chết tăng; thận sưng, xung huyếtvà đọng nhiều muối uảt màu trắng ngà. Gà và vịt con nở ra mắt nhắm nghiền, có nhiều nhử mắt, da chân bị khô. - Thiếu vitamin E: Tỷ lệ trứng không phôi cao.Phôi phát triển chậm.Hệ thống tuần hoàn bị phá hủy.Phôi chết sau 3-4 ngày ấp