Khóa luận Xây dựng quy trình điều độ sản xuất tại Công ty Cổ phần nội thất Đồng Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng quy trình điều độ sản xuất tại Công ty Cổ phần nội thất Đồng Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_xay_dung_quy_trinh_dieu_do_san_xuat_tai_cong_ty_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng quy trình điều độ sản xuất tại Công ty Cổ phần nội thất Đồng Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT (Tại công ty cổ phần nội thất Đồng Minh) GVHD : ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm SVTH : Trần Lê Mỹ Mỹ LỚP : 131241 KHÓA : 2013 HỆ : ĐẠI HỌC CHÍNH QUY SKL 0 0 4 9 6 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT (Tại công ty cổ phần nội thất Đồng Minh) Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Trâm Sinh viên thực hiện : Trần Lê Mỹ Mỹ Lớp : 131241 Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017
  3. DANH SÁCH HÌNH ẢNH Hình 1.1: Phiếu ghi nhận quan sát 10 Hình 1.2: Số chu kỳ quan sát đề nghị 10 Hình 1.3: Xếp hạng kỹ năng theo hệ thống xếp hạng Westinghouse 12 Hình 1.4: Xếp hạng nỗ lực theo hệ thống xếp hạng Westinghouse 13 Hình 1.5: Xếp hạng điều kiện theo hệ thống xếp hạng Westinghouse 13 Hình 1.6: Xếp hạng tính nhất quán theo hệ thống xếp hạng Westinghouse 14 Hình 1.7: Các loại dung sai 16 Hình 3.8: Cách ghi thời gian theo phƣơng pháp quay lại 35 Hình 3.9: Cách ghi thời gian theo phƣơng pháp liên tục 36 Hình 3.10: Biểu mẫu đo thời gian 37 Hình 3.11: thời gian của các trong công đoạn cắt gỗ 39 Hình 3.12: Biểu mẫu ghi nhận thời gian trì hoãn 42 Hình 3.13: Thời gian trì hoãn 44 Hình 3.14: Quy trình theo dõi kế hoạch sản xuất 48 Hình 3.15: Phiếu chuyển công đoạn bộ phận khung 49 Hình 3.16: Phiếu chuyển công đoạn bộ phận bọc 49 Hình 3.17: Sơ đồ luân chuyển phiếu chuyển công đoạn 50 Hình 3.18: Phiếu kế hoạch sản xuất 51 i
  4. DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1: So sánh với các đối thủ chủ yếu trong khu vực 20 Bảng 2.2: Số liệu doanh thu thống kê qua các tháng của Công ty 25 Bảng 2.3: Bảng chỉ tiêu chi phí 26 Bảng 2.4: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận 26 Bảng 3.5: Phân tách các bƣớc trong công đoạn 34 Bảng 3.6: Số chu kỳ quan sát theo thời gian bƣớc sản xuất 38 Bảng 3.7: Đánh giá tốc độ công đoạn cắt gỗ 40 Bảng 3.8: Đánh giá yếu tố điều chỉnh công đoạn cắt gỗ 40 Bảng 3.9: Đánh giá năng suất công đoạn cắt gỗ 41 Bảng 3.10: Thống kê thời gian trì hoãn 42 Bảng 3.11: Tổng thời gian theo lý do trì hoãn 45 Bảng 3.12: Tỷ lệ theo lý do trì hoãn 45 Bảng 3.13: Thời gian bình thƣờng công đoạn cắt gỗ 46 Bảng 3.14: Thời gian chuẩn của các công đoạn 46 Bảng 3.15: Hƣớng dẫn sử dụng phiếu chuyển công đoạn 52 ii
  5. DANH SÁCH ĐỒ THỊ - SƠ ĐỒ Đồ thị 2.1: So sánh với các đối thủ 21 Đồ thị 2.2: Cơ cấu tổ chức 22 Đồ thị 2.3 : Biểu đồ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty 26 Đồ thị 2.4: Lợi nhuận sau thuế 28 Đồ thị 2.5: Qui trình sản xuất 29 Đồ thị 3.6: Quy trình điều độ sản xuất 31 Đồ thị 3.7: Các công đoạn sản xuất 34 iii
  6. MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 1 3. Phạm vi nghiên cứu: 1 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: 1 5. Cấu trúc đề tài: 2 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3 1.1. Các định nghĩa 3 1.1.1. Định nghĩa về quy trình 3 1.1.2. Định nghĩa về điều độ 3 1.2. Các bƣớc điều độ: 4 1.2.1. Loading (Điều độ và đặt lộ trình) 4 1.2.2. Sequencing (Phát lệnh sản xuất) 4 1.2.3. Monitoring (Kiểm tra và xúc tiến) 4 1.3. Các nguyên tắc điều độ: 4 1.3.1. Nguyên tắc điều độ trên một máy (một dây chuyền) 4 1.3.2. Nguyên tắc điều độ Johnson 5 1.4. Phƣơng pháp tính toán định mức thời gian: 5 1.4.1. Nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ: 7 1.4.2. Số chu kỳ quan sát 10 1.4.3. Đánh giá hiệu suất 11 1.4.4. Dung sai 15 Chƣơng 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP 17 2.1. Giới thiệu chung. 17 2.1.1. Giá trị cốt lõi 18 2.1.2. Sứ mệnh 18 2.2. Lĩnh vực hoạt động: 18 2.2.1. Giới thiệu sản phẩm 18 2.2.2. Tình hình cạnh tranh 20 2.3. Sơ đồ tổ chức 22 iv
  7. 2.3.1. Cơ cấu tổ chức 22 2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban 22 2.4. Chiến lƣợc, phƣơng hƣớng phát triển của đơn vị trong tƣơng lai 25 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh 25 2.5.1. Báo cáo tài chính. 25 2.5.2. Đánh giá tổng quát về tình hình tài chính. 27 2.5.3. Phân tích chung. 27 2.5.4. Phân tích lợi nhuận 27 2.6. Qui trình sản xuất 29 CHƢƠNG 3: QUY TRÌNH ĐIỀU ĐỘ 31 3.1. Sơ đồ quy trình điều độ: 31 3.2. Phân tách quy trình sản xuất và đo thời gian 32 3.2.1. Phân tách các bước sản xuất: 32 3.2.2. Đo thời gian: 35 3.3. Đánh giá hiệu suất: 40 3.4. Dung sai: 41 3.5. Thời gian chuẩn: 45 3.6. Phƣơng pháp điều độ: 46 3.7. Theo dõi kế hoạch sản xuất: 48 3.7.1. Thẻ chuyển công đoạn: 49 3.7.2. Danh sách sản xuất hằng ngày: 51 3.7.3. SOP (Standard Operation Procedure – Quy trình thao tác chuẩn): 52 PHẦN KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO vi v
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Điều độ sản xuất là công tác cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch trƣớc khi chính thức tiến hành sản xuất. Đây cũng là khâu đảm bảo đạt đƣợc tỷ lệ giao hàng đúng hạn mà doanh nghiệp đã đặt ra. Đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ tƣơng tự công ty cổ phần nội thất Đồng Minh thì công tác điều độ càng quan trọng hơn bao giờ hết. Thứ nhất, công ty vừa đƣợc thành lập nên chƣa có một hệ thống dữ liệu thông tin doanh số bán hàng ổn định để phục vụ cho công tác hoạch định kế hoạch sản xuất, vì thế, điều độ cần đƣợc quan tâm nhằm đảm bảo thời gian giao hàng. Thứ hai, các đơn hàng của công ty thƣờng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng gấp khiến cho việc điều độ gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, nhà máy công ty vừa đƣợc thành lập nên hoạt động sản xuất chƣa đi vào ổn định và chƣa có hệ thống quy trình điều độ cũng nhƣ lập kế hoạch hoàn thiện dẫn tới các thông số cần cho công tác lập kế hoạch và điều độ dao động lớn, vì vậy công ty cần, hơn bao giờ hết, một quy trình điều độ thống nhất để đảm bảo tính tin cậy của các thông số cần thiết. Nhằm giải quyết vấn đề này, em tiến hành nghiên cứu để đề ra một quy trình điều độ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua đề tài: “Xây dựng quy trình điều độ sản xuất sofa tại công ty cổ phần nội thất Đồng Minh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Từ việc tìm hiểu thực tế điều độ đơn hàng của doanh nghiệp kết hợp với tìm hiểu các nghiên cứu học thuật để đề ra quy trình điều độ phù hợp cho doanh nghiệp. 3. Phạm vi nghiên cứu: Số liệu sử dụng đƣợc thu thập trong giai đoạn 11/2016 – 4/2017 tại xƣởng mẫu Bình Dƣơng của công ty cổ phần nội thất Đồng Minh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Phƣơng pháp thu thập số liệu: Tiếp cận thực tế thu thập thông tin thông qua trao đổi trực tiếp với quản lý và công nhân sản xuất, nghiên cứu tài liệu huấn 1
  9. luyện của công ty và các tài liệu liên quan. Sau đó, tiến hành nghiên cứu thời gian (time study) để thu thập số liệu thực tế tại phân xƣởng. - Phân tích số liệu: Số liệu đƣợc phân loại và nhập vào phần mềm excel để tiến hành phân tích. 5. Cấu trúc đề tài: Đề tài đƣợc phân tích qua các chƣơng sau: – Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết – Chƣơng 2: Giới thiệu doanh nghiệp – Chƣơng 3: Quy trình điều độ – Chƣơng 4: Kết luận. 2
  10. PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Các định nghĩa 1.1.1. Định nghĩa về quy trình Quy trình sản xuất là việc chia nhỏ hoạt động sản xuất thành những hoạt động riêng biệt, khác nhau. Đó là quy trình biến vật tƣ thành sản phẩm thông qua một loạt các công đọan. Hay nói cách khác, quy trình sản xuất bao gồm nhiều công đọan khác nhau để tạo thành sản phẩm cuối cùng (Nguyễn Thị Thu Hằng và Đƣờng Võ Hùng, 2005) Quy trình ứng dụng trong hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong luận văn này, thể hiện một ứng dụng khác của quy trình là quy trình về hoạt động chức năng trong doanh nghiệp – quy trình điều độ sản xuất. 1.1.2. Định nghĩa về điều độ Điều độ là việc xác định cụ thể thời điểm lao động, máy móc thiết bị và cơ sở vật chất cần để tiến hành sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ (Russell và Taylor, 2011). Điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân công lao động cho từng ngƣời,nhóm ngƣời lao động, cũng nhƣ từng máy móc thiết bị và sắp xếp thứ tự công việc ở mỗi nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đã xác định trong lịch trình sản xuất (Trần Đức Lộc và Trần Văn Phùng, 2008). Từ các định nghĩa trên, ta có thể rút ra định nghĩa điều độ sản xuất (còn gọi là lập lịch trình sản xuất) là công tác xác định thời điểm và khối lƣợng của các nguồn lực cần thiết để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đã đặt ra. Vấn đề chủ yếu ở đây là khi có nhiều công việc khác nhau cần đƣợc gia công trong cùng một quá trình thì trên thực hiện công việc nào trƣớc mà vẫn đảm bảo thời gian giao hàng. Trong quá trình sản xuất cần tiến hành nhiều công việc khác nhau nên cần đòi hỏi sự điều hành, sắp xếp sao cho khoa học, hợp lí, chặt chẽ vào những lúc cao điểm và ngay cả những lúc rảnh rỗi. Điều độ sản xuất có nhiều dạng mục tiêu khác nhau nhƣng nhằm mục tiêu đảm bảo các công việc đƣợc thực hiện với hiệu quả cao nhất, cụ thể là thời gian thực hiện nhanh nhất, ít tốn kém nhất, mang lợi nhuận cao nhất đồng thời giữ đƣợc mức độ phục vụ khách hàng tốt nhất. 3
  11. Nhƣ vậy, điều độ sản xuất không chỉ ứng dụng trong ngành sản xuất mà còn trong cả các ngành dịch vụ. Điều độ đƣợc nhắc đến trong luận văn này đƣợc hiểu là điều độ trong sản xuất sản phẩm công nghiệp. 1.2. Các bƣớc điều độ: Theo Russell và Taylor (2011), công tác điều độ sẽ bao gồm các hoạt động sau: 1.2.1. Loading(Điều độ và đặt lộ trình) Là công tác kiểm tra sự sẵn sàng của nguyên vật liệu, máy móc, và nhân lực, bao gồm các công việc chủ yếu là xác định số lƣợng và khối lƣợng công việc, tổng thời gian phải hoàn thành tất cả các công việc, thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng công việc, cũng nhƣ thứ tự thực hiện các công việc. Dự tính số lƣợng máy móc thiết bị, nguyên liệu và lao động cần thiết để hoàn thành khối lƣợng sản phẩm hoặc các công việc đã đƣa ra trong lịch trình sản xuất. 1.2.2. Sequencing (Phát lệnh sản xuất) Là việc phát lệnh sản xuất đến các trạm và thứ tự sản xuất cho từng máy.Điều phối, phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng bộ phận, từng ngƣời từng máy Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc nhằm giảm thiểu thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình chế biến sản phẩm. 1.2.3. Monitoring (Kiểm tra và xúc tiến) Là việc theo dõi, phát hiện những biến động ngoài dự kiến có nguy cơ dẫn đến không hoànthành lịch trình sản xuất hoặc những hoạt động lãng phí làm tăng chi phí, đẩy giá thành sảnphẩm lên cao, từ đó đề xuất những biện pháp điều chỉnh kịp thời. 1.3. Các nguyên tắc điều độ: Theo Trần Đức Lộc và Trần Văn Phùng (2008), chúng ta có các nguyên tắc điều độ cơ bản sau: 1.3.1. Nguyên tắc điều độ trên một máy (một dây chuyền) Các nguyên tắc phổ biến nhƣ: - Đến trƣớc làm trƣớc (FCFS – First Come First Served); - Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất (EDD - Earliest Due Date); 4
  12. - Công việc có thời gian thực hiện ngắn nhất làm trƣớc (SPT – Shortest Processing Time); - Công việc có thời gian thực hiện dài nhất làm trƣớc (LPT – Longest Processing Time) Ngoài ra còn có các nguyên tắc khác nhƣ: Đến cuối làm trƣớc (LCFS – Last Come First Served); Khách hàng ƣu tiên (CUSTPR – highest customer priority); Thiết lập tƣơng đồng (SETUP – similar setup); và các nguyên tắc này hoàn toàn có thể đƣợc sử dụng phối hợp với nhau. 1.3.2. Nguyên tắc điều độ Johnson - Điều độ trên 2 máy: Khi có n công việc đƣợc thực hiện trên hai máy, trong đó mỗi công việc đều phải thựchiện trên máy 1 trƣớc rồi mới chuyển sang máy 2 thì việc bố trí thứ tự thực hiện các công việccó ý nghĩa rất lớn đối với việc giảm thời gian ngừng máy trong quá trình sử dụng.Mục tiêu của bố trí thứ tự thực hiện công việc trên hai máy là phải làm sao cho tổngthời gian thực hiện các công việc đó là nhỏ nhất. Để xác định đƣợc phƣơng án tối ƣu ngƣời ta dùng phƣơng pháp Johnson. Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành qua các bƣớc sau: Bƣớc 1: Liệt kê thời gian cần thiết thực hiện từng công việc trên từng máy; Bƣớc 2: Tìm công việc có thời gian thực hiện nhỏ nhất; Bƣớc 3: Sắp xếp công việc: nếu công việc vừa tìm đƣợc nằm trên máy 1 thì sắp xếp trƣớc, nếu công việc này nằm trên máy 2 thì đƣợc sắp xếp cuối cùng. Khi một công việc đã đƣợc sắp xếp rồi thì ta loại trừ nó đi, chỉ xét những công việc còn lại. Bƣớc 4: Lặp lại bƣớc 2 và 3 cho đến khi tất cả các công việc đƣợc sắp xếp hết. - Điều độ trên 3 máy Sắp xếp thứ tự n công việc cho 3 máy có thể sử dụng nguyên tắc Johnson nếu có đủhai điều kiện sau: Thời gian ngắn nhất trên máy 1 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian dài nhất trên máy 2; Thời gian ngắn nhất trên máy 3 phải lớn hơn hoặc bằng thời gian dài nhất trên máy 2.Và thực hiện điều độ nhƣ điều độ trên 2 máy. 1.4. Phƣơng pháp tính toán định mức thời gian: 5
  13. Theo Russell và Taylor (2011), các phƣơng tiện truyền thống để xác định ƣớc tính thời gian để thực hiện công việc là nghiên cứu thời gian (time study), trong đó ta sử dụng đồng hồ bấm giờ (stopwatch) để tính thời gian các yếu tố độc lập của một công việc. Những thứ yếu tố sau đó đƣợc tổng lại để có đƣợc thời gian ƣớc tính cho một công việc và sau đó điều chỉnh bởi đánh giá hiệu suất (performance rating) của ngƣời lao động và một dung sai cho sự chậm trễ không thể tránh khỏi, dẫn đến một thời gian chuẩn (standard time). Các thời gian chuẩn là thời gian mà một công nhân "trung bình" yêu cầu thực hiện công việc một lần dƣới điều kiện và hoàn cảnh bình thƣờng.Đo lƣờng công việc (work measurement) và nghiên cứu thời gian đã đƣợc giới thiệu bởi Frederick W. Taylor vào cuốinhững năm 1880 và 1890. Một trong những mục tiêu của ông là xác định một phƣơng pháp đánh giá hiệu suất và tính toán tiền lƣơng công bằng, mà lúc đó thƣờng là vấn đề tranh cãi giữa quản lý và lao động. Hình thức thanh toán tiền lƣơng cơ bản là một hệ thống trả theo sản phẩm, trongđó ngƣời lao động đƣợc trả một mức lƣơng cho mỗi đơn vị sản phẩm tạo ra thay vì một mức lƣơng cố định theo giờ; công nhân sản xuất đƣợc nhiều hơn, thì họ kiếm đƣợc nhiều tiền hơn. Vấn đề với hệ thống này vào thời điểm đó là không có cách nào để xác định tỷ lệ sản lƣợng "bình thƣờng" hay "công bằng". Quản lý muốn tỷ lệ sản lƣợng cao, lao động muốn nó thấp. Do ban quản lý là ngƣời ra quyết định về tiền lƣơng nên, tỷ lệ sản lƣợng thƣờngrất “chặt”, làm cho ngƣời lao động khó đạt đƣợc tỷ lệ đầu ra mong muốn, hoặc một tỷ lệ “công bằng”. Nhƣ vậy, công nhânkiếm đƣợc ít hơn. Đây là khi mà Taylor giới thiệu cách tiếp cận nghiên cứu về thời gian để phát triểnmột hệ thống lƣơng theo tỷ lệ công bằng dựa trên thời gian làm việc chuẩn. Cách tiếp cận nghiên cứu về đo lƣờng thời gian bằng đồng hồ bấm giờ phổ biến và phát triển rộng rãinhững năm 1970. Nhiều công ty trong ngành công nghiệp ô tô, dệt may và các ngành sản xuất khác, hầu nhƣ mọi công việc sản xuất trong một công ty đều dựa hoàn toàn vào thời gian chuẩn bằng phƣơng pháp nghiên cứu thời gian. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của một hệ thống tiền lƣơng theo sản phẩm là “mức lƣơnglà động lực duy nhất cho công việc”. Trên thực tế, trong những năm gần đây hệ thống tiền lƣơng theo sản phẩm đã đƣợc chứng minh là ngăn cản sự cải thiện chất lƣợng. 6
  14. Tuy nhiên, đánh giá hiệu suất chỉ đại diện cho việc nghiên cứu thời gian và đo lƣờng công việc. Nó vẫn đƣợc sử dụng rộng rãi cho mục đích lập kế hoạch để dự đoán mức độ sản lƣợng mà một công ty có thể đạt đƣợc trong tƣơng lai. 1.4.1. Nghiên cứu thời gian bằng đồng hồ bấm giờ: Kết quả của một nghiên cứu về thời gian là thời gian chuẩn để thực hiện công việc lặp đi lặp lại một lần. Nghiên cứu thời gian là một kỹ thuật thống kê chính xác cho các công việc đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần. Các bƣớc cơ bản trong một nghiên cứu thời gian là: - Thiết lập phƣơng pháp làm việc tiêu chuẩn. Công việc cần đƣợc phân tích bằng cách sử dụng phƣơng pháp phân tích để đảm bảo rằng phƣơng pháp tốt nhất đang đƣợc sử dụng. - Chia công việc thành các phần tử. Công việc đƣợc chia thành các phần tử ngắn, các phần tử này có “điểm gãy” rõ ràng giữa chúng. Cáng phần tử càng chi tiết, càng dễ dàng hơn là để loại bỏ các phần tửkhông bao gồm trong mỗi chu kỳ công việc bình thƣờng và có thể làm ảnh hƣởng đến thời gian chuẩn. - Nghiên cứu công việc. Các nghiên cứu thời gian thƣờng đƣợc tiến hành bằng cách sử dụng đồng hồ bấm giờ kèm theomột bìa trình ký, mặc dù các máy tínhnghiên cứu thời gian điện tử cầm tay (tƣơng tự nhƣ máy tính cầm tay) hiện đã có sẵn để lƣu trữ thời gian đo đƣợc trong một bộ nhớ mà có thể đƣợc chuyển đến một máy tính để xử lý. Để tiến hành một nghiên cứu về thời gian với đồng hồ bấm giờ, kỹ sƣ công nghiệp hoặc kỹ thuật viên có một vị trí gần nhân viên và ghi lại từng thời gian của mỗi chu kỳ trên phiếu quan sát. Trong những năm gần đây, máy quay video đã đƣợc sử dụng để quay lại quá trình làm việc, vàviệc đo thời gian đƣợc tiến hành ngoài nơi làm việc sau đó. - Đánh giá hiệu suất của nhân viên. Khi nghiên cứu đang đƣợc tiến hành, ngƣời lao động hiệu suất cũng đƣợc đánh giá bởi ngƣời thực hiện nghiên cứu. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định thời gian cho công việc bình thƣờng hoặc trung bình, vì vậy kỹ sƣ / kỹ thuật viên phải điều chỉnh thời gian phần tử lên hoặc xuống với hệ số. Hệ số đánh giá hiệu suất là 100%phản ánh hoạt động bình thƣờng của công 7
  15. việc, dƣới 100% đại diện cho một hiệu suất dƣới mức trung bình,và trên 100% cho thấy hiệu suất tốt hơn bình thƣờng. Các hệ số đánh giá thƣờng trảitừ 80% đến 120%. Ngƣời quan sát tiến hành nghiên cứu phải đánh giá sự khó khăn của công việc vàxác định rằng hiệu suất bình thƣờng là nhƣ thế nào, yếu tố chủ yếu là về tốc độ. Nỗ lực cũng có thể là một đặc trƣng của hiệu suất; tuy nhiên, nó phải đƣợc xem xét thận trọng, vì một công nhân thiếu kỹ năng có thể có biểu hiện nhiều nỗ lực hơn, trong khi một ngƣời lao động giỏi có thể thể hiện ít nỗ lực trong cùng một công việc. Các yếu tố đánh giá hiệu suất là một thành phần quan trọng của thời gian nghiên cứu, nhƣng nó cũng chủ quan. Ngƣời tiến hành nghiên cứu phải rất quen thuộc với công việc để đánh giáhiệu suất của ngƣời lao động chính xác. Phim và video có sẵn hiển thị các cấp độ khác nhau củahiệu suất, nỗ lực, và tốc độ cho một loạt các hoạt động, nhiệm vụ, và công việc. Ngay cả nhƣ vậy,vẫnrất khó để đánh giá hiệu suất trong một nghiên cứu thực tế. Ngƣời lao động không phải lúc nào cũng hợp tác, và đôi khi họ lại chống lại việc nghiên cứu,đặc biệt là nếu họ biết nó đƣợc sử dụng để thiết lập tiền lƣơng. Họ sẽ cố tình làm chậm hoặc tăng tốc độlàm việc, thƣờng xuyên mắc lỗi hoặc thay đổi phƣơng pháp làm việc bình thƣờng, tất cả nhằm phá vỡ công việc nghiên cứu. - Tính thời gian trung bình. Khi số lƣợng chu kỳ một công việc đủ đã đƣợc quan sát đầy đủ, ta tính toán thời gian trung bình cho mỗi phần tử công việc. - Tính thời gian bình thƣờng. Thời gian bình thƣờng đƣợc tính bằng cách nhân thời gian trung bình phần tử theo hệ số đánh giá hoạt động. Thời gian bình thƣờng = (thời gian trung bình phần tử)x( hệ số đánh giá hoạt động) 푡 = 푡 × 푅 Thời gian chu kỳ bình thƣờng (NT) đƣợc tính bằng cách cộng các thời điểm bình thƣờng nguyên tố NT = 푡 8
  16. - Tính thời gian tiêu chuẩn. Thời gian chuẩn đƣợc tính bằng cách điều chỉnh thời gian chu kỳ bình thƣờng bằng dung sai cho sự chậm trễ công việc không thể tránh khỏi (nhƣ máy hỏng), sự chậm trễ cá nhân (nhƣ sử dụng phòng vệ sinh) và sự mệt mỏi về thể chất hoặc tinh thần bình thƣờng. Dung sai là phần trăm tăng thêm của thời gian chu kỳ bình thƣờng. Thời gian chuẩn đƣợc tính nhƣ sau: Thời gian chuẩn = (thời gian chu kỳ bình thƣờng) x (1 + dung sai) ST = (NT) x (1 + AF) 9
  17. Hình 1.1: Phiếu ghi nhận quan sát 10
  18. 1.4.2. Số chu kỳ quan sát Nghiên cứu thời gian là một phân phối thống kê mẫu, trong đó số lƣợng các chu kỳ là kích cỡ mẫu. Giả thiết rằng sự phân phối của mẫu thời gian này là phân phối chuẩn (một giả định truyền thống cho nghiên cứu thời gian), chúng ta có thể sử dụng công thức sau để xác định cỡ mẫu, n, cho một nghiên cứu thời gian: ɀs n = ( )2 e Với: ɀ: Số độ lệch chuẩn so với trung bình trong một phân bố chuẩn phản ánh mức độ tin cậy lựa chọn. 2 ( 푖− ) S = Độ lệch chuẩn của mẫu 푛−1 : thời gian trung bình của chu kỳ tính từ mẫu e: sai số cho phép tính từ trung bình thực sự của phân phối Hình 1.2: Số chu kỳ quan sát đề nghị 10
  19. 1.4.3. Đánh giá hiệu suất Theo Freivalds (2012) việc đánh giá hiệu suất có lẽ là bƣớc quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình đo lƣờng công việc. Đây cũng là bƣớc phải chịu chỉ trích nhiều nhất, vì nó dựa hoàn toàn vào kinh nghiệm, huấn luyện và phán đoán của nhà phân tích đo lƣờng công việc. Bất kể yếu tố đánh giá dựa trên tốc độ hoặc tiến độ của đầu ra hay hiệu suất của công nhân so với công nhân lành nghề thì kinh nghiệm và phán đoán vẫn là tiêu chí chủ yếu để xác định yếu tố xếp hạng. Vì lý do này, các nhà phân tích phải có sự huấn luyện đầy đủ và đạo đức cá nhân cao. Chúng ta có các phƣơng thức đánh giá sau: 1.4.3.1. Phƣơng pháp đánh giá tốc độ (speed rating) Đánh giá tốc độ (speed rating) là một phƣơng pháp đánh giá hiệu suất mà chỉ xem xét tỷ lệ sản phẩm trên một đơn vị thời gian. Trong phƣơng pháp này, ngƣời quan sát đánh giá hiệu quả của công nhân so với năng suất của công nhân lành nghề làm cùng một công việc, và sau đó gán một tỷ lệ phần trăm để cho biết tỷ lệ hiệu suất đƣợc quan sát đối với hiệu suất chuẩn. Phƣơng pháp này đặc biệt nhấn mạnh ngƣời quan sát có kiến thức đầy đủ về công việc trƣớc khi thực hiện nghiên cứu. Trong đánh giá tốc độ, các nhà phân tích đánh giá hiệu suất đầu tiên cần xác định xem năng suất đo đƣợc ở trên hay dƣới mức bình thƣờng. Sau đó, họ cố gắng đặt năng suất ở vị trí chính xác trên thang đánh giá để đánh giá chính xác sự khác biệt số giữa tiêu chuẩn và hiệu suất đã đƣợc đo. Vì vậy, 100 phần trăm thƣờng đƣợc coi là bình thƣờng. Một đánh giá của 110 phần trăm cho thấy rằng các công nhân đã đƣợc thực hiện ở tốc độ 10 phần trăm cao hơn bình thƣờng, và một đánh giá của 90 phần trăm có nghĩa là các công nhân đƣợc thực hiện ở tốc độ 90 phần trăm bình thƣờng. 1.4.3.2. Hệ thống xếp hạng Westinghouse (Westinghouse system) Hệ thống xếp hạng Westinghouse là một trong những hệ thống đánh giá đƣợc sử dụng lâu đời nhất, gọi là “san bằng”, đƣợc phát triển bởi Tập đoàn Điện lực Westinghouse (Lowry, Maynard và Stegemerten, 1940). Hệ thống xếp hạng Westinghouse này xem xét bốn yếu tố đánh giá hiệu quả của ngƣời vận hành: kỹ năng (skill), nỗ lực (effort), điều kiện (condition) và tính nhất quán (consistency). 11
  20. Hệ thống này định nghĩa kỹ năng là việc "thực hiện thành thạo theo một phƣơng pháp nhất định" và liên quan đến kiến thức chuyên môn, nhƣ đƣợc thể hiện bằng sự phối hợp chặt chẽ của trí óc và bàn tay. Kỹ năng của ngƣời vận hành là kết quả từ kinh nghiệm và năng khiếu. Kỹ năng tăng theo thời gian, bởi vì sự quen thuộc với công việc mang lại tốc độ, sự trôi chảy trong thao tác, và loại trừ sự do dự và những thao tác sai. Sự sụt giảm kỹ năng thƣờng do một số suy giảm năng lực cá nhân, do các yếu tố về thể chất hoặc tâm lý, ví dụ nhƣ thị lực giảm, phản xạ kém, và mất sức mạnh cơ bắp hoặc khả năng phối hợp. Vì vậy, kỹ năng của một ngƣời có thể thay đổi từ công việc sang công việc, và thậm chí từ hoạt động đến hoạt động trên một công việc nhất định và đƣợc đánh giá nhƣ sau: Hình 1.3: Xếp hạng kỹ năng theo hệ thống xếp hạng Westinghouse Hệ thống này định nghĩa nỗ lực là sự "thể hiện ý chí để làm việc hiệu quả". Nỗ lực là đại diện cho tốc độ sử dụng kỹ năng và có thể đƣợc kiểm soát bởi ngƣời vận hành. Khi đánh giá nỗ lực của ngƣời vận hành, ngƣời quan sát chỉ đánh giá nỗ lực "hiệu quả", bởi vì đôi khi ngƣời vận hành sẽ có những nỗ lực sai lầm làm tăng thời gian chu kỳ nghiên cứu. Yếu tố nỗ lực đƣợc đánh giá nhƣ sau: 12
  21. Hình 1.4: Xếp hạng nỗ lực theo hệ thống xếp hạng Westinghouse Các điều kiện đƣợc đề cập trong phƣơng thức đánh giá hiệu suất này là nhƣng điều kiện ảnh hƣởng đến ngƣời vận hành và không ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất, bao gồm nhiệt độ, độ thông gió, ánh sáng và tiếng ồn. Do đó, nếu nhiệt độ tại một trạm làm việc là 60 ° F, nhƣng thƣờng đƣợc duy trì ở 68 đến 74 ° F, điều kiện sẽ đƣợc đánh giá là thấp hơn bình thƣờng. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động, chẳng hạn nhƣ các dụng cụ tồi hoặc vật liệu hƣng hỏng sẽ không đƣợc xem xét khi áp dụng hệ số hiệu suất cho điều kiện làm việc. Hình 1.5: Xếp hạng điều kiện theo hệ thống xếp hạng Westinghouse Yếu tố cuối cùng trong bốn yếu tố ảnh hƣởng đến đánh giá hiệu suất là tính nhất quán của ngƣời vận hành. Trừ khi nhà phân tích sử dụng phƣơng pháp quay lại (snapback method), hoặc các phép trừ liên tiếp đƣợc thực hiện và ghi lại khi nghiên cứu đƣợc tiến hành, thì tính nhất quán của ngƣời vận hành phải đƣợc đánh giá khi nghiên cứu đƣợc thực hiện. Các giá trị thời gian thành phần liên tục lặp lại thể hiện sự nhất quán. Điều này ít khi xảy ra, vì các giá trị thời gian thƣờng có xu hƣớng biến đổi do độ cứng vật liệu, độ cắt của 13