Khóa luận Quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình: nghiên cứu dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong sản xuất (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình: nghiên cứu dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong sản xuất (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_nguyen_vat_lieu_tai_nha_may_1_cong_ty_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị nguyên vật liệu tại Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình: nghiên cứu dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong sản xuất (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY 1- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THÁI BÌNH: NGHIÊN CỨU DÒNG DỊCH CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Vân SVTH: Đỗ Thị Mỹ Hoàng MSSV: 13124036 Lớp : 131242 Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy SKL 0 0 4 9 0 3 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI NHÀ MÁY 1- CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÁI BÌNH: NGHIÊN CỨU DÕNG DỊCH CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT GVHD: Ths. Nguyễn Thị Thanh Vân SVTH: Đỗ Thị Mỹ Hoàng MSSV: 13124036 Khóa: 2013 Hệ: Đại học chính quy TP. HỒ CHÍ MINH – 06/2017
  3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN Ngày tháng năm . Giảng viên hƣớng dẫn i
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN Ngày tháng năm . Giảng viên phản biện ii
  5. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG Ngày tháng năm . Ký tên iii
  6. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học tập tại trường, ngoài những nỗ lực của bản thân em còn có sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Khoa kinh tế đã tạo điều kiện học tập tốt nhất cho em, tổ chức các hội thảo các chương trình giao lưu ngoài giờ học để em được học hỏi thêm, nhiệt tình giải đáp các thắc mắc của em. Em cũng dành lời cảm ơn chân thành tới Cô Nguyễn Thị Thanh Vân đã hỗ trợ em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị ở phòng điều hành Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình tạo điều kiện và chỉ bảo hết mình, giúp em hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp. Chúc các anh chị công tác tốt, gặt hái nhiều thành công và nhiều niềm vui trong cuộc sống. Sinh viên Đỗ Thị Mỹ Hoàng iv
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - BHXH: Bảo hiểm xã hội - BHYT: Bảo hiểm y tế - CPĐT: Cổ phần Đầu tư - KH CB&ĐHSX-XH: Kế hoạch chuẩn bị và điều hành sản xuất – xuất hàng - LĐTBXH: Lao động Thương binh Xã hội - MLT: May lập trình - NVL: Nguyên vật liệu - QTNNL: Quản trị nguồn nhân lực v
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Các công ty, nhà máy thuộc TBS Group 5 Bảng 1.2: Thống kê doanh thu công ty giai đoạn 2012-2016 12 Bảng 1.3: Tốc độ tăng doanh thu giai đoạn 2012 -2016 12 Bảng 3.1: Danh mục hóa chất 28 Bảng 3.2: Ký hiệu loại vật tư 30 vi
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty CPĐT Thái Bình 8 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức ngành giày 8 Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng doanh thu. 13 Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức Nhà máy 1 14 Hình 2.1: Dòng dịch chuyển vật chất trong hệ thống sản xuất chế tạo 19 Hình 3.1: Quy trình sản xuất giày 25 Hình 3.2: Sơ đồ bố trí hệ thống kho Nhà máy 1 31 Hình 3.3: Quy trình nhập NVL 33 Hình 3.4: Biểu mẫu phiếu xuất kho 34 Hình 3.5: Quy trình kiểm tra NVL nhập kho 35 Hình 3.6: Sơ đồ kho NVL may 36 Hình 3.7: Kho vật liệu chính 37 Hình 3.8: Kho nguyên vật liệu phụ 37 Hình 3.9: Kho hóa chất 38 Hình 3.10: Biểu mẫu lệnh xuất vật tư 42 Hình 3.11: Biểu mẫu kế hoạch chuẩn bị đầu vào 43 Hình 3.12: Biểu mẫu lệnh sản xuất chặt 44 Hình 3.13: Biểu mẫu lệnh sản xuất NVL phụ 44 Hình 3.14: Biểu mẫu đề nghị bổ sung vật tư 45 Hình 3.15: Giao diện làm việc trên SAP 47 vii
  10. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề tài 2 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÁI BÌNH 3 1.1 Tổng quan Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình 3 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3 1.1.2 Quy mô công ty 5 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động 5 1.1.4 Cơ cấu tổ chức 8 1.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 đến 2016 12 1.2 Giới thiệu về Nhà máy 1 13 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 16 2.1 Nguyên vật liệu 16 2.1.1 Khái niệm 16 2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu 16 2.1.3 Vai trò nguyên vật liệu 16 2.1.4 Phân loại nguyên vật liệu 17 2.2 Quản trị nguyên vật liệu 18 2.3 Dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong sản xuất 19 CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG DÒNG DỊCH CHUYỂN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY 1 25 3.1 Quy trình sản xuất giày 25 3.2 Nguyên vật liệu sử dụng tại Nhà máy 1 26 3.2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu 26 3.2.2 Phân loại và quy ước mã hóa nguyên vật liệu 29 3.2.2.1 Phương pháp phân loại 29 3.2.2.2 Quy ước mã hóa nguyên vật liệu 30 3.3 Bố trí kho nguyên vật liệu 31 3.4 Quản trị dòng dịch chuyển nguyên vật liệu tại Nhà máy 1 32 3.4.1 Tiếp nhận nguyên vật liệu 32 3.4.2 Quản lý nguyên vật liệu trong kho 36 3.4.3 Tiếp nhận nhu cầu và cấp phát nguyên vật liệu 41 3.4.4 Quản lý thu hồi và tái sử dụng phế phẩm, nguyên vật liệu 45 3.5 Hệ thống phần mềm hỗ trợ quản trị nguyên vật liệu 46 CHƢƠNG 4 NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 49 4.1 Nhận xét 49 4.1.1 Ưu điểm 49 viii
  11. 4.1.2 Nhược điểm 49 4.2 Định hướng phát triển 50 4.3 Giải pháp 51 4.3.1 Triển khai và giám sát thực hiện triệt để công cụ 5S 51 4.3.2 Tận dụng diện tích kho, bổ sung công cụ, dụng cụ kho 55 4.3.3 Khuyến khích nhân viên, công nhân cải thiện môi trường làm việc 55 4.3.4 Kiểm soát các rủi ro liên quan đến nguyên vật liệu 56 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 PHỤ LỤC 60 ix
  12. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thế giới cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước những thách thức lớn. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần tạo ra thế mạnh cạnh tranh riêng biệt để có thể đứng vững trên thị trường. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm được điều này và đang trên đà lớn mạnh trên thị trường thế giới. Tuy nhiên vẫn còn đó nhiều vấn đề khiến cho các doanh nghiệp chậm hơn trong quá trình hội nhập, một trong số đó là phương pháp quản lý doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường gặp khó khăn khi lựa chọn phương pháp quản lý phù hợp với mình, đặc biệt ở các doanh nghiệp sản xuất. Tại các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều khía cạnh đòi hỏi phải có phương pháp quản lý thích hợp thì mới mang lại hiệu quả tối ưu. Từ quản lý con người, quản lý NVL đầu vào, quản lý chất lượng và cả quản lý khách hàng đều cần có phương pháp, quy trình rõ ràng và thống nhất để đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Để sản xuất hiệu quả thì doanh nghiệp phải nâng cao năng suất lao động, kiểm soát chất lượng sản phẩm tốt, quản lý triệt để các rủi ro và đảm bảo cung ứng đầy đủ các yếu tố phục vụ sản xuất. Trong các yếu tố đầu vào cho sản xuất thì NVL có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất vì nó là yếu tố cấu thành hình hài của sản phẩm, chất lượng NVL quyết định chất lượng sản phẩm. Công tác lưu trữ bảo quản NVL giữ vai trò rất quan trọng nhưng đây là vấn đề được rất ít doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Vậy các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam đã thực hiện công tác này như thế nào? Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình là một trong những công ty đi đầu trong ngành sản xuất giày xuất khẩu tại Việt Nam. Thành lập từ năm 1992, Nhà máy 1 của Công ty đã dần được mở rộng quy mô sản xuất, đồng nghĩa với việc tăng khối lượng hàng hóa, NVL lưu trữ để phục vụ sản xuất. Để tìm hiểu rõ hơn về dòng dịch chuyển NVL trong sản xuất tại Nhà máy 1 - Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình trên, em chọn đề tài “Quản trị NVL tại Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình: nghiên cứu dòng dịch chuyển NVL trong sản xuất” làm đề tài nghiên cứu. 1
  13. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tổng quan về công tác quản trị NVL - Hiểu các quy trình làm việc theo dòng dịch chuyển NVL tại Nhà máy 1 - Hiểu được trình tự luân chuyển các chứng từ trong công tác quản trị NVL tại Nhà máy 1 - Đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dòng dịch chuyển NVL ở Nhà máy 1. 3. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: đề tài được thực hiện dựa trên thông tin thu thập từ Nhà máy 1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình, số 5A, Xa Lộ Xuyên Á, Xã An Bình, Dĩ An, Bình Dương. - Thời gian: từ 2012 đến tháng 3 năm 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - So sánh, phân tích: tìm hiểu, phân tích các quy trình và các bước làm việc, so sánh với quy trình khái quát. - Quan sát, mô tả: tìm hiểu chi tiết các công đoạn trong quy trình sản xuất, quy trình xuất - nhập NVL. 5. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, bài nghiên cứu gồm có 3 chương: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình - Chương 2: Cơ sở lý luận - Chương 3: Thực trạng dòng dịch chuyển NVL trong sản xuất tại Nhà máy 1 - Chương 4: Nhận xét – Giải pháp 2
  14. CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ THÁI BÌNH 1.1 Tổng quan Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thái Bình 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển - Thông tin công ty Tên công ty: Công ty Cổ phần Đầu tƣ Thái Bình. Tên viết tắt: TBS Group Website: Địa chỉ: Số 5A, Xa Lộ Xuyên Á, Xã An Bình, Dĩ An, Bình Dương. - Giai đoạn 1989 – 2000 Năm 1989, ba người đồng đội Thuấn, Bích và Sơn thuộc Trung Đoàn 165, Sư Đoàn 7, Quân Đoàn 4 cùng nhau bắt tay lập nghiệp với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động thời gian đầu là gieo trồng giống cây bạch đàn cao sản cung cấp cho các tỉnh miền Đông và miền Nam trung bộ, thu mua cây nguyên liệu giấy, kinh doanh sỉ và lẻ xăng dầu. Ngày 06/10/1992 Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thái Bình ra đời theo quyết định số 141/GB.UB của UBND tỉnh Bình Dương, Nhà máy số 1 được khởi công xây dựng. Đây là cơ sở sản xuất đầu tiên với các hợp đồng nhận gia công cho các thương hiệu giày. Năm 1993, hợp đồng gia công đầu tiên 6 triệu đôi giày nữ được ký kết thành công. Đây là cột mốc quan trọng đánh dấu bước đi đầu tiên trên con đường phát triển của TBS Group. Năm 1995, cùng với chiến lược mở rộng sản xuất và đa dạng sản phẩm, Nhà máy số 2 được xây dựng với nhiệm vụ chuyên sản xuất giày thể thao, chuyển từ hình thức gia công sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm. Năm 1996, hàng loạt hợp đồng sản xuất giày được kí với nhiều đối tác quốc tế là các thương hiệu giày uy tín của Pháp như Decathlon, Stilman, DC Năm 2000, phân xưởng sản xuất giày cao cấp ra đời với thiết bị hoàn toàn mới và hiện đại làm nền tảng cho mục tiêu phát triển lớn mạnh của công ty. Công ty TNHH Thái Bình cũng trở thành một trong những công ty tư nhân hàng đầu Việt Nam trong 3
  15. lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu nổi tiếng về quy mô hoạt động và uy tín trên thị trường. Ngày 24 tháng 04 năm 2000 thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc ARECO. - Giai đoạn 2001-2016 Ngày 06 tháng 11 năm 2001 thành lập Công ty Liên doanh Pacific chuyên về lĩnh vực sản xuất đồ gỗ góp phần vào sự phát triển vững mạnh của nhóm công ty thuộc tập đoàn Thái Bình. Tháng 09 năm 2002 thành lập nhà máy sản xuất khuôn mẫu kỹ thuật cao với công suất chế tạo 1.000 khuôn/năm. Tháng 05 năm 2003 thành lập nhà máy sản xuất đế. Tháng 06 năm 2005 công ty được chuyển đổi từ Công ty TNHH Thái Bình thành Công ty Cổ phần Đầu tư Thái Bình và tên viết tắt là TBS Group. Tháng 09 năm 2006 thành lập nhà máy 434 tại Bình Dương là nhà máy chuyên về thêu các họa tiết trên giày và túi xách. Năm 2007 cán mốc sản lượng 10 triệu đôi giày. Năm 2009 nhận bằng khen tiêu biểu ngành Dệt may và Da giày Việt Nam do Bộ Công Thương trao tặng. Năm 2011 thành lập nhà máy túi xách đầu tiên. Năm 2014 tiếp nhận cờ thi đua của Chính Phủ và Huân Chương Lao Động Hạng Nhất. Trong vài năm trở lại đây, TBS Group đã mở rộng quy mô bằng cách tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới như thương mại dịch vụ, bất động sản, du lịch Năm 2016, TBS Group đã tiếp cận được mức tăng trưởng cao nhất. Riêng ngành sản xuất công nghiệp thời trang, TBS đứng thứ 5 trong top 10 doanh nghiệp sản xuất giày da và thứ 4 trong ngành sản xuất túi xách tại Việt Nam. TBS đang làm chủ chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu, với chuỗi cung ứng khép kín; làm chủ công nghệ học hệ thống; có các trung tâm phát triển sản phẩm mang tầm quốc tế và lực lượng nhân sự chuyên môn cao. TBS Group vươn lên top 10 doanh nghiệp Việt Nam thịnh vượng 2017 trong Bảng xếp hạng do Vietnam Report và báo Vietnamnet.vn thực hiện, ghi dấu bước nhảy vọt ấn tượng so với 2016, khẳng định vị thế tiên phong với những thành tích vượt trội trong hoạt động kinh doanh và những đóng góp cho sự thịnh vượng của đất nước và cộng đồng. 4
  16. 1.1.2 Quy mô công ty Thành lập từ năm 1989, sau hơn 25 năm sáng tạo và phát triển, đến nay TBS Group đã vươn mình lớn mạnh và đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường với 6 lĩnh vực kinh doanh chính: sản xuất công nghiệp da giày, sản xuất công nghiệp túi xách, đầu tư và quản lí hạ tầng công nghiệp, cảng và logistics, dịch vụ du lịch và khách sạn, thương mại và dịch vụ. Hiện nay, TBS Group có các nhà máy trực thuộc phân bố từ Bắc vào Nam, gồm các tỉnh Thái Bình, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Phước, Tp. Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang và một vài tỉnh khác. Cụ thể: Bảng 1.1: Các công ty, nhà máy thuộc TBS Group Tỉnh Công ty/ Nhà máy trực thuộc Thái Bình Công ty Cổ phần khu công nghiệp TBS Sông Trà. Nhà máy sản xuất balo/túi xách Sông Trà Đà Nẵng Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Đà Nẵng Công ty Cổ phần Công nghiệp Hỗ trợ Miền Trung Bình Phước Khu vực sản xuất giày 3 Bình Dương Khu vực sản xuất giày 1 Khu vực sản xuất giày 2 Khu vực sản xuất đế Khu vực sản xuất túi xách Nhà máy sản xuất gỗ ICD TBS Tân Vạn TP. Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Hiệp Bình An Giang Khu vực sản xuất giày An Giang Kiên Giang Khu vực sản xuất giày Kiên Giang Nguồn: Phòng QTNNL 1.1.3 Lĩnh vực hoạt động Sản xuất công nghiệp da giày: chuyên sản xuất, xuất khẩu giày với quy mô lớn Trong hơn 25 năm hoạt động, lĩnh vực sản xuất giày của TBS Group đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào năng lực sản xuất quy mô lớn cùng chất lượng sản phẩm đáng tin cậy. 5
  17. Hiện nay, TBS Group được biết đến là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành sản xuất da giày tại thị trường Việt Nam, sở hữu hệ thống nhiều nhà máy rộng khắp cả nước với năng lực sản xuất quy mô lớn. Chiến lược sản phẩm là tập trung chuyên biệt dòng sản phẩm giày casual, water proof, work shoes, injection và giày thể thao các loại. Đưa ra các giải pháp về nghiên cứu phát triển sản phẩm, thị trường, phát triển ý tưởng thiết kế sáng tạo phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng. Từ một nhà máy nhỏ cho đến nay TBS Group đã sở hữu hệ thống xưởng sản xuất trên toàn quốc, là đối tác quen thuộc của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới như: Skecher, Decathlon, Wolfverine. Sự thành công của tập đoàn TBS Group cũng đã góp phần đưa nền công nghiệp giày Việt Nam từng bước tiến xa hơn trên sân chơi toàn cầu. Sản xuất công nghiệp túi xách: chuyên sản xuất các mặt hàng túi xách cao cấp, đa dạng về mẫu mã Ngành túi xách TBS Group đang từng bước tạo nên danh tiếng trên thị trường trong nước và thế giới. - Sản xuất ra những sản phẩm túi xách chất lượng cao. - Tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng. - Dẫn đầu ngành công nghiệp túi xách ba lô trong nước. TBS Group tập trung vào các dòng sản phẩm chính: túi xách cao cấp cho nữ, túi xách nam, ví nam nữ, ba lô, túi du lịch. Hiện nay, TBS Group là đối tác đáng tin cậy của các nhãn hàng danh tiếng trên thế giới như Coach, Decathlon, Vera Bradley, Tory Burch, Titleist Cảng & logistics: chuyên cho thuê kho, bãi container và dịch vụ logistics Đặt tại vị trí chiến lược quan trọng, ngay trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, ICD TBS Tân Vạn là trung tâm cung cấp các dịch vụ kho vận và logistics đa dạng, phù hợp với từng khách hàng có nhu cầu phát triển và mở rộng dịch vụ logistics cho hàng hóa trong và ngoài nước. 6
  18. ICD TBS Tân Vạn không ngừng hoàn thiện các giải pháp logistics một cách hiệu quả, cung cấp chất lượng dịch vụ cạnh tranh trên thị trường, tối ưu các giá trị cốt lõi trong từng hoạt động, đó là: linh hoạt, chuyên nghiệp, ứng dụng công nghệ và dịch vụ khách hàng vượt trội. Dịch vụ: Điểm thông quan nội địa (ICD), dịch vụ cho thuê kho bãi, quản lý kho, bãi, lưu kho, lưu container, dịch vụ văn phòng, thủ tục hải quan, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ tiện ích kho bãi, dịch vụ kiểm soát an ninh, các dịch vụ giá trị gia tăng khác. ICD TBS Tân Vạn là sự lựa chọn tin cậy của các khách hàng lớn và có uy tín trong nước và trên thế giới: APL Logistics, DAMCO Vietnam, YUSEN Logistics, GEODIS WILSON, EXPEDITORS, DHL Forwarding, DHL Supply Chain, DULOS International, SCANW Thương mại & dịch vụ: chuyên phân phối các thương hiệu thời trang quốc tế hàng đầu Bằng uy tín, năng lực và sự thấu hiểu thị trường bán lẻ, TBS Sport đang từng bước khẳng định vai trò chuyên nghiệp trong lĩnh vực phân phối sản phẩm giày và túi xách, trở thành thương hiệu bán lẻ thời trang uy tín hàng đầu tại Việt Nam. TBS Sport tự hào trong 7 năm liên tiếp là nhà bán lẻ độc quyền thương hiệu ECCO với 16 cửa hàng trên toàn quốc, luôn duy trì ECCO trở thành thương hiệu giày hàng đầu tại Việt Nam. Một biểu tượng thời trang nổi tiếng khác là Cole Haan, một thương hiệu đến từ Mỹ, đã chính thức được TBS Sport đưa vào thị trường Việt Nam vào cuối năm 2015 bằng việc khai trương cửa hàng đầu tiên tại Q.7. Đây đồng thời cũng là cửa hàng lớn nhất Châu Á của Cole Haan hiện nay. Đầu tư - Kinh doanh - Quản lí bất động sản và hạ tầng công nghiệp Chuyên đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh dịch vụ hạ tầng công nghiệp, các khu công nghiệp, dự án bất động sản công nghiệp và dân dụng. Du lịch Đầu tư, phát triển, quản lý và kinh doanh chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, sân golf cao cấp tại Việt Nam và Đông Nam Á. 7
  19. 1.1.4 Cơ cấu tổ chức  Cấu trúc công ty: HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CTY BAN TGĐ CTY TGĐ TGĐ TGĐ TGĐ ngành TGĐ TGĐ ngành ngành ngành Cảng & ngành ngành giày túi xách bất động Logistics TM&D Du lịch sản V Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức công ty CPĐT Thái Bình Nguồn: Phòng QTNNL  Sơ đồ tổ chức ngành giày: ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC Ban kiểm soát PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P. Kinh P. Tài P. VT và P. Sản P. Chất P. Nhân P. Đại diện doanh chính CBSX xuất lượng sự Mẫu chất lượng Kế hoạch điều Đầu vào sản Khối may Sản xuất đế Khối gò hành sản xuất xuất Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức ngành giày Nguồn: Phòng QTNNL 8
  20. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận: - Đại hội đồng cổ đông: có thẩm quyền cao nhất. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, có chức năng thống nhất các chiến lược phát triển và giải quyết các sự cố trong hoạt động kinh doanh của tập đoàn. - Hội đồng quản trị: Điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, có đầy đủ quyền hạn trong công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích kinh doanh và quyền lợi công ty phù hợp với luật pháp. Hội đồng quản trị chịu những trách nhiệm về các sai phạm trong quản lý, những vi phạm về điều lệ và vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty. - Ban kiểm soát: có nhiệm vụ giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lí của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc theo đúng các qui định trong điều lệ công ty, các nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông. - Tổng giám đốc: là đại diện có tư cách pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch; quyết định chính sách, mục tiêu chất lượng, chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư và phát triển công ty; quyết định cơ cấu tổ chức, sắp xếp và bố trí nhân sự; chịu trách nhiệm trước pháp luật và toàn thể cán bộ công nhân viên, hội đồng quản trị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Phó tổng giám đốc: giúp tổng giám đốc điều hành, lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, phụ trách công tác hành chính, chỉ huy thống nhất mục tiêu chất lượng, giá cả, tổ chức sắp xếp, bố trí hợp lý lực lượng lao động, đề xuất và tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên. Khi Giám đốc vắng mặt, uỷ quyền cho Phó Giám đốc chỉ huy điều hành mọi mặt hoạt động của công ty. - Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và phục vụ sản xuất trong công ty. Nhận báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh, xuất nhập khẩu từ bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu chuyển sang. 9
  21. Xây dựng kế hoạch mua hàng, nhập NVL, kế hoạch sản xuất, kế hoạch giao trả hàng phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng theo đơn hàng. - Phòng chất lượng (KCS): giám sát sản xuất theo mục tiêu chất lượng, sau khi hoàn thành sản phẩm, phòng KCS có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. - Phòng kế hoạch vật tư sản xuất: có trách nhiệm về các hoạt động mua sắm thiết bị, công cụ lao động, vật tư sản xuất kinh doanh. Kiểm tra định mức vật tư, nguyên liệu để mua NVL phục vụ cho sản xuất, phân bổ vật tư cho các nhà máy, đơn vị sản xuất. - Phòng sản xuất: phân bổ đơn hàng cho các nhà máy, lập kế hoạch sản xuất năm cho các phân xưởng, chịu trách nhiệm về quá trình sản xuất của từng phân xưởng, xác định nguồn gốc sản phẩm, theo dõi tiến độ sản xuất, chất lượng sản phẩm đúng theo đơn hàng. Kế hoạch – điều hành sản xuất: tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, đầu tư phát triển sản xuất, liên doanh liên kết trong và ngoài công ty, giao dịch với khách hàng và điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn công ty Khối may: Quản lý hoạt động của các phân xưởng may, theo dõi tiến độ đơn hàng, triển khai đồng bộ các giải pháp công nghệ sản xuất mới Đầu vào sản xuất: Kiểm tra định mức vật tư, thiết bị, công cụ phục vụ quá trình sản xuất Sản xuất đế: Chuyên chế biến cao su thành đế giày, chế biến các loại keo dán và các loại cao su bán thành phẩm khác như: viền, mút pho sinh hậu Khối gò: Lắp ráp các chi tiết mũ giày và bán thành phẩm cao su thành giày hoàn chỉnh. - Phòng tài chính kế toán: Phụ trách hạch toán, thống kê báo cáo hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty; quản lý tài chính (tiền, hàng, tài sản công ty) đảm bảo thu chi cân đối Đảm nhận trách nhiệm thanh toán lương cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty 10
  22. S K L 0 0 2 1 5 4