Khóa luận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean giai đoạn 2013 – 2015 (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean giai đoạn 2013 – 2015 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hieu_qua_su_dung_von_luu_dong_tai_cong_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean giai đoạn 2013 – 2015 (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ÐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG JEAN GIAI ÐOẠN 2013 – 2015 GVHD: ThS. TRẦN THỤY ÁI PHƯƠNG SVTH: LÂM MỸ LÀNH MSSV: 13125037 S K L 0 0 4 9 1 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG JEAN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 ưGiảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thụy Ái Phương Sinh viên thực hiện : Lâm Mỹ Lành MSSV : 13125037 Lớp : 131251A Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Sau thời gian thực tập vừa qua tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean, đồng thời nghiên cứu, học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM cũng như được sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô giảng viên Khoa Kinh tế, tôi đã hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô Khoa Kinh tế, đặc biệt là Cô Trần Thụy Ái Phương đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu dụng, bổ ích và quan tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị phòng Kế toán trong Công ty TNHH Việt Thắng Jean đã tạo cơ hội giúp tôi có thể tìm hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế của một doanh nghiệp, kỹ cương nề nếp cũng như tác phong làm việc cần thiết mà ngồi trên ghế nhà trường tôi chưa được biết trong suốt thời gian thực tập và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tế tại Công ty. Trong quá trình làm khóa luận tốt nghiệp, vì chưa có nhiều kinh nghiệm và thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía Thầy Cô để kiến thức của tôi ngày càng hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích để áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả trong tương lai. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn, chúc quý thầy cô ở trường luôn dồi dào sức khỏe để hoàn thành tốt công việc của mình! Tôi xin chân thành cảm ơn! ii
  4. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BTC Bộ Tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí DT Doanh thu GTGT Giá trị gia tăng HTK Hàng tồn kho KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm KPCĐ Kinh phí công đoàn KPT Khoản phải thu LNST Lợi nhuận sau thuế NPT Nợ phải trả NV Nguồn vốn NVL Nguyên vật liệu NVLĐ Nguồn vốn lưu động PX Phân xưởng SX Sản xuất TGNH Tiền gửi ngân hàng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố định iii
  5. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG (tiếp theo) TSLĐ Tài sản lưu động UBND Ủy ban nhân dân VSCH Vốn chủ sở hữu VTJ Công ty TNHH Việt Thắng Jean VNĐ Việt Nam đồng VLĐ Vốn lưu động WASH Giặt XDCB Xây dựng cơ bản iv
  6. DANH SÁCH CÁC HÌNH SỬ DỤNG Hình 1.1 Logo VTJ 3 Hình 1.2 Xưởng sản xuất tại 38 Quang Trung, quận 9, TPHCM 4 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất của VTJ 7 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VTJ 9 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của VTJ 11 Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung tại VTJ 17 DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG Biểu đồ 3.1 Tổng hợp Doanh thu, Chi phí, LNST của VTJ 2013 – 2015 33 Biểu đồ 3.2 Cơ cấu tài sản của VTJ 2013 – 2015 35 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nguồn vốn của VTJ 2013 – 2015 36 Biểu đồ 3.4 Cơ cấu tài sản lưu động của VTJ 2013 – 2015 38 Biểu đồ 3.5 Cơ cấu nguồn vốn lưu động của VTJ 2013 – 2015 39 Biểu đồ 3.6 Khả năng thanh toán của VTJ 2013 – 2015 43 DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 25 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 40 Bảng 3.2 Cơ cấu vốn bằng tiền của VTJ 2013 – 2015 42 Bảng 3.3 Vòng quay hàng tồn kho của VTJ 2013 – 2015 45 Bảng 3.4 Vòng quay khoản phải thu của VTJ 2013 – 2015 46 v
  7. DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh 2013 – 2015 a PHỤ LỤC 2 Bảng Cân đối kế toán 2013 – 2015 b PHỤ LỤC 3 Tổng hợp Doanh thu, Chi phí, LNST của VTJ 2013 – 2015 c PHỤ LỤC 4 Cơ cấu tài sản của VTJ 2013 – 2015 d PHỤ LỤC 5 Cơ cấu nguồn vốn của VTJ 2013 – 2015 e PHỤ LỤC 6 Cơ cấu tài sản lưu động của VTJ 2013 – 2015 f PHỤ LỤC 7 Cơ cấu nguồn vốn lưu động của VTJ 2013 – 2015 g PHỤ LỤC 8 Khả năng thanh toán của VTJ 2013 – 2015 h PHỤ LỤC 9 Cơ cấu hàng tồn kho trong tổng TSLĐ của VTJ 2013 – 2015 i PHỤ LỤC 10 Tỷ trọng khoản phải thu trong tổng TSLĐ của VTJ 2013 – 2015 j vi
  8. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ii CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG iii DANH SÁCH CÁC HÌNH SỬ DỤNG v DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG v DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG v DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG v DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC vi MỤC LỤC vii LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG JEAN 3 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3 1.1.1 Giới thiệu chung 3 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4 1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 5 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 5 1.2.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh 5 1.2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 5 1.2.4 Chiến lược, phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 6 1.3 Tổ chức sản xuất 7 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9 1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 9 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 9 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty 11 1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 11 1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của bộ máy kế toán 12 1.6 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 16 vii
  9. 1.6.1 Chính sách kế toán áp dụng 16 1.6.2 Hình thức kế toán áp dụng, chứng từ sử dụng 17 1.6.3 Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng 17 1.6.4 Các phương pháp kế toán áp dụng 18 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 20 2.1 Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động 20 2.1.1 Khái niệm vốn lưu động 20 2.1.2 Đặc điểm vốn lưu động 20 2.1.3 Phân loại vốn lưu động 21 2.1.4 Vai trò của vốn lưu động 22 2.1.5 Kết cấu của vốn lưu động và nhân tố hình thành 23 2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24 2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động 24 2.2.2 Ý nghĩa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 25 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 25 2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động 28 2.3 Nguồn hình thành vốn lưu động (theo thời gian huy động vốn) 30 2.3.1 Nguồn vốn thường xuyên 30 2.3.2 Nguồn vốn tạm thời 30 2.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 31 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 32 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG JEAN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 33 3.1 Sử dụng vốn lưu động của công ty 33 3.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013 – 2015 33 3.1.2 Cơ cấu tài sản và nguồn vốn 35 viii
  10. 3.1.3 Cơ cấu tài sản lưu động và nguồn vốn lưu động 38 3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty 40 3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình quản lý vốn lưu động 40 3.2.2 Vốn tiền mặt và khả năng thanh toán 41 3.2.3 Hàng tồn kho 44 3.2.4 Các khoản phải thu 45 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 47 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 48 4.1 Nhận xét tình hình sử dụng vốn tại công ty 48 4.1.1 Những kết quả đạt được 48 4.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 48 4.2 Định hướng phát triển 49 4.2.1 Định hướng phát triển ngành 49 4.2.2 Định hướng phát triển công ty 49 4.3 Kiến nghị 50 4.3.1 Về hàng tồn kho 50 4.3.2 Về vốn bằng tiền 51 4.3.3 Về khoản phải thu 52 4.3.4 Phát triển thị trường nước ngoài 53 4.3.5 Về máy móc, thiết bị 53 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 54 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 ix
  11. LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Với xu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nhỏ đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực khác nhau ra đời. Các doanh nghiệp hiện nay hoạt động trong điều kiện nền kinh tế mở với xu thế quốc tế hóa ngày càng cao và sự kinh doanh trên thị trường ngày càng mạnh mẽ. Do vậy, nhu cầu về vốn đặc biệt là vốn lưu động cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cần được chú trọng và đầu tư mạnh mẽ hơn. Cụ thể là trong doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu nguồn vốn và đó là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chính vì vậy, cùng với việc nâng cao vốn, khả năng sử dụng vốn lưu động có tầm quan trọng đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất. Chỉ khi nhà quản lý sử dụng tốt vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng thì doanh nghiệp mới mở rộng được quy mô về vốn, tạo được uy tín trên thị trường. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Công ty TNHH Việt Thắng Jean là một công ty chuyên sản xuất, gia công, xuất khẩu hàng may mặc và việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động một cách thường xuyên là công việc cần thiết và không thể thiếu trong công tác quản lý doanh nghiệp, có ý nghĩa thực tiễn và chiến lược lâu dài. Và việc đánh giá đúng nhu cầu về nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp mình như thế nào là vấn đề quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Do đó, tôi chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean giai đoạn 2013 – 2015” để đi sâu phân tích tình hình thực tế tại Công ty nhằm bổ sung thêm lý thuyết và tăng thêm kiến thức thực tế của mình. II. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty thông qua việc phân tích, đánh giá hệ thống báo cáo tài chính, qua đó làm cơ sở để đánh giá, phát huy những thế mạnh và hạn chế của Công ty. Vì vậy, đề tài gồm những mục tiêu cụ thể sau: 1
  12. - Tìm hiểu tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty thông qua bảng cân đối kế toán. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính. Đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty. Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá, đưa ra nhận xét và một số kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, giúp Công ty hoạt động ngày một hiệu quả và phát triển hơn. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH Việt Thắng Jean qua 3 năm 2013, 2014 và 2015. IV. Phương pháp nghiên cứu Với những mục tiêu đã đề ra ở trên, để thực hiện và phát triển đề tài theo chiều sâu và rộng thì cần dựa vào những phương pháp sau: - Phương pháp thống kê – tập hợp phân tích mô tả số liệu: dùng công cụ thống kê tập hợp số liệu, tài liệu của Công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu rút ra kết luận và bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. - Phương pháp phân tích chi tiết: chi tiết hóa các chỉ tiêu phân tích để qua đó thấy được kết cấu của chỉ tiêu cũng như mức độ ảnh hưởng đến các nhân tố cấu thành. - Phương pháp phân tích tài chính: dùng các công cụ của các tỷ số tài chính để tính toán, xác định kết quả sau đó rút ra nhận xét về hiệu quả hoạt động của công ty. V. Kết cấu báo cáo thực tập Báo cáo được chia thành 4 chương chính: Chương 1: Giới thiệu khái quát về của Công ty TNHH Việt Thắng Jean. Chương 2: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chương 3: Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Việt Thắng Jean giai đoạn 2013 – 2015. Chương 4: Nhận xét và kiến nghị. 2
  13. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT THẮNG JEAN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1.1 Giới thiệu chung Hình 1.1 Logo VTJ (Nguồn: Phòng Nhân sự) - Tên giao dịch trong nước: Công ty TNHH Việt Thắng Jean. - Tên giao dịch nước ngoài: Viet Thang Jean Company Limited. - Tên viết tắt: VitaJean Co.,LTD. - Vốn điều lệ: 36,000,000,000 đồng. - Mã số thuế: 0301429219. - Quyết định thành lập: Số 1194/CI-UB, UBND TP.HCM cấp ngày 09/06/1995. - Giấy phép kinh doanh: Số 0301429219, Sở KH-ĐT TP.HCM cấp ngày 05/06/2003. - Văn phòng đại diện: Số 06, Thái Văn Lung, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. - Trụ sở chính và xưởng sản xuất: Số 38, đường Quang Trung, phường Hiệp Phú, quận 9, TP.HCM. - Điện thoại: (08) 3896 1424 – (08) 3730 5352. - Fax: (08) 3896 0104. - Email: vtj@vitajeans.com - Website: www.vitajeans.com - Người đại diện pháp lý của công ty: Tổng Giám đốc - Ông Phạm Văn Việt. 3
  14. 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Hình 1.2 Xưởng sản xuất tại 38 Quang Trung, quận 9, TPHCM (Nguồn: Phòng Nhân sự) - Năm 1995, Công ty TNHH Việt Thắng Jean ra đời dưới sự thành lập của Ông Phạm Văn Việt và Ông Phạm Văn Hùng. VTJ là công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm Jean, Kaki với tổng vốn điều lệ là 1,200,000,000 VNĐ. Qua quá trình hình thành và phát triển, đến năm 2016 tổng vốn điều lệ của công ty là 36,000,000,000 VNĐ. - Việt Thắng Jean là công ty chuyên sản xuất, xuất khẩu sản phẩm Jean và Kaki các loại, có qua xử lý wash, nhuộm, chống nhăn và tạo chủ đề thời trang nghệ thuật. Đến nay, VTJ là một trong những công ty hợp tác sản xuất – xuất khẩu hàng đầu Việt Nam. - Sản phẩm của công ty không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang các nước khác, bởi sản phẩm của công ty đáp ứng được tiêu chuẩn của các hãng thời trang nổi tiếng và đã xuất khẩu được hơn 40 quốc gia khu vực trên thế giới. - Để đạt được điều đó, công ty đã có một sự cố gắng rất lớn về nâng cao chất lượng cũng như kiểu dáng thời trang của sản phẩm với những trang thiết bị hiện đại, và đặc biệt hơn hết vẫn là tinh thần làm việc hăng say, có trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty. 4
  15. 1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động 1.2.1 Chức năng và nhiệm vụ 1.2.1.1 Chức năng - Là công ty sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm may thời trang Jean, Kaki, nguyên phụ liệu và các loại sản phẩm dệt may. - Phát triển kinh doanh với sự hợp tác, đầu tư, liên doanh, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước. 1.2.1.2 Nhiệm vụ - Đối với khách hàng: Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đúng tiến độ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các đơn đặt hàng với chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Tạo niềm tin cho khách hàng, củng cố và phát huy uy tín của công ty. - Đối với đối thủ cạnh tranh: Không ngừng cải tiến quy trình công nghệ để thích ứng với nhu cầu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - Đối với đội ngũ công nhân viên: Quản lý theo đúng chế độ, chính sách, tích cực đưa ra biện pháp nhằm phát huy sự cố gắng, nâng cao tính sáng tạo nhân viên và ngăn ngừa những hạn chế có thể xảy ra. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, cung cấp quần áo bảo hộ lao động và có chính sách bồi dưỡng cho nhân viên ở bộ phận độc hại. 1.2.2 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh - May công nghiệp (sản phẩm chính là các loại quần áo chất liệu jean, kaki). - Hoàn thành sản phẩm dệt: giặt tẩy (wash), dệt nhuộm. - Giặt là, làm sạch các sản phẩm dệt và lông thú. - Buôn bán vải, hàng may sẵn, giày dép. 1.2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 1.2.3.1 Tầm nhìn Bằng bề dày kinh nghiệm trong ngành, sức mạnh của tập thể và khát khao cống hiến cho nền kinh tế Việt Nam, công ty TNHH Việt Thắng Jean phấn đấu để trở thành một trong những công ty sản xuất hàng thời trang hàng đầu trong lĩnh vực dệt may vào năm 2020. Luôn luôn là người tiên phong chứ không phải người theo đuổi. 5
  16. 1.2.3.2 Sứ mệnh - Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, bạn hàng trong và ngoài nước. - Sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang cao cấp phục vụ mọi tầng lớp người tiêu dùng. - Trung tâm của ngành dệt may khu vực. - Liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ. - Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 1.2.4 Chiến lược, phương hướng phát triển của công ty trong tương lai 1.2.4.1 Chiến lược - Tiếp tục đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất. Đổi mới công nghệ có ý nghĩa then chốt, chính nhờ thiết bị mới, công nghệ mới, công ty mới có thể tạo ra những sản phẩm đạt yêu cầu thâm nhập vào thị trường mới, tạo nguồn thu ngoại tệ, góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng công ty. - Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000. - Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, công ty chú trọng nâng cao kiến thức Marketing, đàm phán cho nhân viên. 1.2.4.2 Phương hướng - Chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa ngành hàng, phát triển dịch vụ và kinh doanh tổng hợp. - Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, đặc biệt là đầu tư cho con người và môi trường làm việc. Xây dựng nền tài chính lành mạnh. - Xây dựng và phát triển thương hiệu công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng kênh phân phối trong và ngoài nước. - Thiết lập chính sách nhân sự tốt nhất để chăm lo đời sống cho người lao động. 6
  17. 1.3 Tổ chức sản xuất NVL đầu vào Thiết kế Cắt Công đoạn may Thành phẩm PX Wash PX Chống nhăn Wash, Sấy PX Thời trang Ủi (Là) Thành phẩm Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất của VTJ (Nguồn: Phòng Kinh doanh) - Bộ phận mua hàng: Bộ phận thu mua nhập nguyên phụ liệu đầu vào theo kế hoạch sản xuất. Nguyên phụ liệu được bộ phận KCS kiểm tra 100%. Tất cả các thử nghiệm liên quan đến nguyên phụ liệu đều được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nhỏ tại công ty và các công ty kiểm nghiệm bên ngoài. 7
  18. - Phòng thiết kế mẫu: VTJ thiết lập phòng mẫu với máy vi tính, cùng với một phòng may mẫu với 16 công nhân, thực hiện đạt tiêu chuẩn mọi loại mẫu sản phẩm may. - Phân xưởng may: Công ty có 5 chuyền may, mỗi chuyền bao gồm 42 công nhân và 2 giám sát. Mỗi ca sản xuất 1,000 sản phẩm. Đối với các đơn đặt hàng lớn, công ty thực hiện thông qua chuỗi công ty liên kết hoặc gửi gia công ngoài. Hiện nay, VTJ là khách hàng của các công ty cùng ngành về mảng gia công như: Công ty May mặc quốc tế Việt HSing, Tổng công ty cổ phần Phong Phú, Công ty cổ phần may Việt Thắng. - Phân xưởng Wash: Công ty xây dựng phòng kỹ thuật, nơi thực hiện tất cả các loại mẫu giặt. Các phân xưởng giặt chia ra khu vực giặt riêng biệt cho các sản phẩm Jean và Kaki. Bên cạnh việc đáp ứng sản lượng, các phân xưởng giặt áp dụng chương trình 5S1 đảm bảo sự sạch sẽ tạo môi trường tốt cho chất lượng sản phẩm. - Quy trình thời trang: Quy trình này được thực hiện bởi đội ngũ công nhân có đào tạo, hướng dẫn kỹ càng để tạo nên sản phẩm có hiệu ứng tự nhiên, đầy sáng tạo và phù hợp với xu hướng thời trang trong nước và quốc tế. - Phân xưởng ủi, ép: PX không chỉ chuyên cho các sản phẩm chống nhăn sau nhiều lần giặt mà còn tạo ra các sản phẩm tạo nhàu theo yêu cầu của khách hàng. - Phân xưởng hoàn thành: Bộ phận đóng gói có công suất 10,000 sản phẩm/ngày. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, bộ phận KCS phải kiểm tra 100% bán thành phẩm và sản phẩm cuối cùng (Sản phẩm đã qua wash, ép, chống nhăn, tạo dáng thời trang, ). Đội ngũ KCS được đào tạo kiểm soát mẫu ngẫu nhiên theo AQL2 1.0 – 2.5 phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng khu vực. 1 5S là chữ cái đầu của các từ tiếng Nhật “SERI”, “SEITON”, “SEISO”, SEIKETSU” và “SHITSUKE”, tạm dịch sang tiếng Việt là “Sàng lọc”, “Sắp xếp”, “Sạch sẽ”, “Săn sóc” và “Sẵn sàng”. - SERI (Sàng lọc) Là sàng lọc những cái không cần thiết tại nơi làm việc và loại bỏ chúng. - SEITON (Sắp xếp) Là sắp xếp mọi thứ ngăn nắp trật tự đúng chỗ của nó để có thể tiện lợi khi sử dụng. - SEISO (Sạch sẽ) Là vệ sinh mọi chỗ tại nơi làm việc để không còn rác trên nền nhà, máy móc và thiết bị. - SEIKETSU (Săn sóc) Là luôn săn sóc, giữ gìn về sinh nơi làm việc bằng cách liên tục thực hiện Seri, Seiton và Seiso. - SHITSUKE (Sẵn sàng) Là tạo cho mọi người thói quen tự giác làm việc tốt và luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tại nơi làm việc. Nguồn tham khảo: 2 AQL (Acceptable Quality Level): Mức chất lượng chấp nhận là mức khuyết tật trung bình tối đa của quá trình được xem là đạt yêu cầu. Hay nói cách khác AQL là ranh giới khuyết tật trung bình mà người nhận có thể tiếp nhận hoặc không tiếp nhận. 8
  19. 1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Sơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của VTJ (Nguồn: Phòng Nhân sự) 1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 1.4.2.1 Ban Giám đốc - Tổng Giám đốc là người đại diện hợp pháp của công ty trong các quan hệ, giao dịch kinh tế, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh mang tính chiến lược của công ty và giao quyền hành cụ thể cho cấp dưới. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động kinh doanh của công ty. 9
  20. - Phó Tổng Giám đốc: Khi Tổng Giám đốc đi vắng sẽ ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc giải quyết những việc phát sinh tại công ty. Đồng thời, chịu trách nhiệm tham mưu cho Tổng Giám đốc, báo cáo các hoạt động kinh doanh của Công ty. 1.4.2.2 Phòng Pháp chế - Thực hiện hướng dẫn kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo công tác pháp chế. Xây dựng, sửa đổi, bổ sung điều lệ, nội quy và quy chế của Công ty. - Cập nhật, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, tập huấn các văn bản pháp luật của nhà nước mới ban hành. Tham gia giải quyết tố tụng tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Công ty và của người lao động. 1.4.2.3 Phòng Xuất nhập khẩu - Lập và triển khai kế hoạch nhận hàng, xuất hàng nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng. Thực hiện, giám sát việc mở tờ khai đúng thời hạn yêu cầu. - Lập và triển khai các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải quan. 1.4.2.4 Phòng Công nghệ thông tin Đăng ký, khắc phục sự cố, sao lưu và phục hồi dữ liệu liên quan email nội bộ. Quản lý hệ thống internet, hệ thống camera, điện thoại nội bộ. Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến hoạt động an ninh mạng – truyền thông, mạng Công nghệ thông tin của Công ty. 1.4.2.5 Phòng Quản trị rủi ro - Xây dựng và vận hành mô hình, tiêu chuẩn, công cụ phục vụ công tác quản trị rủi ro hoạt động của công ty. Đề xuất và giám sát việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro cụ thể phát sinh trong hoạt động của công ty. - Tham gia hỗ trợ các phòng ban khác xác định nguyên nhân, lập báo cáo khắc phục sự cố rủi ro phát sinh. 1.4.2.6 Phòng Hành chính – Nhân sự - Tổ chức bộ máy và mạng lưới nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự trong toàn công ty theo pháp luật và quy chế. - Quản lý tiền lương, thưởng, bảo hiểm theo đúng chính sách; xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo cho nhân sự phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của công ty. 10
  21. 1.4.2.7 Phòng Tài chính – Kế toán - Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn phù hợp với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xây dựng hệ thống kế toán của công ty, tổ chức thu thập, xử lý thông tin, chứng từ kế toán theo đối tượng kế toán và nội dung công việc kế toán, ghi sổ kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Lập báo cáo kế toán tuần, tháng, quý, năm và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu Ban Giám đốc. Phối hợp với phòng nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên. Theo dõi quá trình chuyển tiền thanh toán của khách hàng qua hệ thống ngân hàng, chịu trách nhiệm quyết toán công nợ với khách hàng. - Công tác quản lý doanh thu, chi phí, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định: Lập các báo cáo kế toán tổng hợp theo định kỳ; tổ chức kiểm kê thường xuyên hàng tồn kho, tài sản cố định; theo dõi, quản lý, đôn đốc công tác thu hồi công nợ. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về Thuế của công ty đối với Nhà nước. 1.4.2.8 Phòng Kinh doanh Có trách nhiệm xây dựng, phát triển các chiến lược kinh doanh, mở rộng hệ thống khách hàng trong và ngoài nước, xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại và chăm sóc khách hàng, báo cáo và tham mưu cho Ban giám đốc về tình hình kinh doanh của công ty. 1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty 1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế Kế toán Kế toán Kế Kế Kế Kế Kế toán Công Công toán toán toán Thủ toán toán Tổng nợ phải nợ phải Thanh Tiền Giá quỹ TSCĐ Kho hợp trả thu toán lương thành Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của VTJ (Nguồn: Phòng Nhân sự) 11