Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_bao_cao_tai_chinh_cong_ty_co_phan_thien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN NHIÊN VIỆT GIAI ÐOẠN 2013 – 2015 GVHD: ThS. TRẦN THỤY ÁI PHƯƠNG SVTH: PHẠM LÂM THỊ KIM YẾN MSSV: 13125118 S K L 0 0 4 8 6 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN NHIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thụy Ái Phương Sinh viên thực hiện : Phạm Lâm Thị Kim Yến MSSV : 13125118 Lớp : 131251A Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
  3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN    Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 201 Giáo viên hướng dẫn Trang ii
  4. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN    Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 201 Giáo viên phản biện Trang iii
  5. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô Trần Thụy Ái Phương và các thầy cô trong Khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã dẫn dắt và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt. Lần đầu tiên thực tập tại một công ty và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, qua ba tháng thực tập đã cho tôi nhiều điều bổ ích. Tuy thời gian thực tập không dài nhưng tôi đã được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán cũng như các phòng ban khác. Đây là điều kiện và môi trường giúp tôi rất nhiều trong việc nắm vững và hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường, liên hệ thực tế và có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn để đi đến nghiên cứu hoàn thiện tốt Khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt đã luôn theo sát và hướng dẫn tận tình cho tôi, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện Khóa luận. Song với thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp và khả năng kiến thức có hạn nên trong quá trình viết Khóa luận không tránh khỏi những sai sót, kính mong sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của đơn vị, quý Thầy, Cô giáo để bản thân tôi có thêm cơ sở lý luận và tư duy thực tế nhằm hoàn thiện hơn trong việc viết Khóa luận tốt nghiệp cũng như công việc thực tế sau này. Một lần nữa, tôi xin gửi lên đây lời cảm ơn chân thành, lời chúc sức khỏe đến cô Trần Thụy Ái Phương cùng với các quý thầy cô trong trường, Ban Giám Đốc và các anh, chị Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt. Sinh viên thực hiện Phạm Lâm Thị Kim Yến Trang iv
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BQ Bình quân 3 ĐVT Đơn vị tính 4 GTGT Giá trị gia tăng 5 NV Nguồn vốn 6 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 7 ROE Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 8 ROS Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 9 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 10 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 11 TS Tài sản 12 TSCĐ Tài sản cố định 13 TSDH Tài sản dài hạn 14 TSNH Tài sản ngắn hạn 15 VCSH Vốn chủ sở hữu 16 VNĐ Việt Nam đồng Trang v
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU  Hình Hình 1.1: Biểu tượng Công ty 3  Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty 6 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 8 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của Công ty 11 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tài chính Dupont 25 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình tài chính Dupont của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 50  Biểu đồ Biểu đồ 3.1: Tình hình biến động tài sản của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 28 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 28 Biểu đồ 3.3: Tình hình biến động tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 30 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 30 Biểu đồ 3.5: Tình hình biến động tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 33 Biểu đồ 3.6: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 35 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 35 Biểu đồ 3.8: Tình hình biến động nợ phải trả của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 36 Biểu đồ 3.9: Tình hình biến động vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 38 Trang vi
  8. Biểu đồ 3.10: Tình hình biến động lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 42 Biểu đồ 3.11: Cơ cấu chi phí và lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt năm 2013 – 2015 44  Bảng biểu Bảng 3.1: Phân tích quan hệ cân đối 1 39 Bảng 3.2: Phân tích quan hệ cân đối 2 40 Bảng 3.3: Phân tích quan hệ cân đối 3 40 Trang vii
  9. MỤC LỤC Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ii Nhận xét của giáo viên phản biện iii Lời cảm ơn iv Danh mục các từ viết tắt v Danh mục các hình, sơ đồ, biểu đồ và bảng biểu vi Mục lục viii Lời mở đầu 1 Chương 1: Khái quát chung Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt 3 1.1. Đặc điểm của đơn vị và những ảnh hưởng đến công tác kế toán 3 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty 3 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 3 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 4 1.1.3.1. Chức năng 4 1.1.3.2. Nhiệm vụ 4 1.1.3.3. Ngành nghề kinh doanh 5 1.1.4. Các nhân tố tác động và định hướng phát triển trong tương lai 5 1.1.4.1. Thuận lợi 5 1.1.4.2. Khó khăn 5 1.1.4.3. Định hướng phát triển trong tương lai 5 1.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 6 1.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 6 1.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 6 1.2. Tổ chức kế toán 7 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 7 1.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 8 Trang viii
  10. 1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 8 1.2.2. Tổ chức công tác kế toán 9 1.2.2.1. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng 9 1.2.2.2. Hệ thống báo cáo tài chính năm 10 1.2.2.3. Tổ chức ghi sổ kế toán 11 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính 13 2.1. Tổng quan về báo cáo tài chính 13 2.1.1. Khái niệm về báo cáo tài chính 13 2.1.2. Ý nghĩa của báo cáo tài chính 13 2.2. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính 13 2.2.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính 13 2.2.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chinh 14 2.2.3. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính 15 2.2.4. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính 16 2.3. Phương pháp và cơ sở dữ liệu dùng để phân tích báo cáo tài chính 16 2.3.1. Phương pháp dùng để phân tích báo cáo tài chính 16 2.3.1.1. Phân tích theo chiều ngang 16 2.3.1.2. Phân tích theo chiều dọc 17 2.3.1.3. Phân tích tỷ số 17 2.3.2. Cơ sở dữ liệu dùng để phân tích báo cáo tài chính 18 2.3.2.1. Bảng cân đối kế toán 18 2.3.2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 18 2.3.2.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 18 2.3.2.4. Thuyết minh báo cáo tài chính 19 2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính 19 2.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán 19 2.4.1.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản 19 Trang ix
  11. 2.4.1.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn 19 2.4.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 20 2.4.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 20 2.4.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số tài chính 21 2.4.3.1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán 21 2.4.3.2. Nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động 21 2.4.3.3. Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính 23 2.4.3.4. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời 23 2.4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản qua mô hình tài chính Dupont 24 Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 27 3.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán 27 3.1.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản 28 3.1.1.1. Tài sản ngắn hạn 29 3.1.1.2. Tài sản dài hạn 33 3.1.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn 35 3.1.2.1. Nợ phải trả 36 3.1.2.2. Vốn chủ sở hữu 38 3.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn 39 3.1.3.1. Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và tài sản thiết yếu (vốn bằng tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định) 39 3.1.3.2. Mối quan hệ giữa nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) và tài sản đang có (vốn bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn) 40 3.1.3.3. Mối quan hệ giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn và tài sản cố định với nợ dài hạn 40 3.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 41 Trang x
  12. 3.2.1. Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 42 3.2.2. Đánh giá sự cân đối giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận 44 3.3. Phân tích chỉ số tài chính 45 3.3.1. Phân tích khả năng thanh toán 45 3.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động 46 3.3.3. Phân tích tỷ số quản lý nợ 47 3.3.4. Phân tích tỷ số khả năng sinh lời 48 3.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản qua mô hình tài chính Dupont 49 Chương 4: Nhận xét và kiến nghị 54 4.1. Nhận xét 54 4.1.1. Điểm mạnh 54 4.1.2. Điểm yếu 55 4.1.3. Thuận lợi 55 4.1.4. Khó khăn 56 4.2. Kiến nghị 56 Kết luận 60 Phụ lục 1 61 Phụ lục 2 62 Tài liệu tham khảo Trang xi
  13. LỜI MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế thông qua việc thể hiện các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp. Căn cứ vào BCTC doanh nghiệp có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của mình, đồng thời còn là căn cứ để các đối tác xem xét khi muốn hợp tác với doanh nghiệp. Có thể nói, phân tích BCTC là một công việc rất quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn với các đối tượng ngoài doanh nghiệp. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc phân tích BCTC, cùng với những kiến thức đã được học tại trường kết hợp với vận dụng thực tế thu nhận được trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt, tôi chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015”. Trong Khóa luận tốt nghiệp này, tôi sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015. Qua đó, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong ba năm qua. Trên cơ sở phân tích BCTC và các thông tin khác liên quan, tôi sẽ đề ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. II. Mục tiêu nghiên cứu - Để vận dụng những lý thuyết đã tiếp thu được ở trường vào thực tiễn nhằm phân tích thực trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt thông qua báo cáo tài chính của Công ty. - Đưa ra những đánh giá chung về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của Công ty từ kết quả phân tích trên và một số thông tin liên quan khác. - Bước đầu đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. III. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt Trang 1
  14. - Nội dung nghiên cứu: thông tin và số liệu thống kê trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cùng các tài liệu khác liên quan - Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt thông qua báo cáo tài chính giai đoạn 2013 – 2015 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. - Phương pháp thống kê là phương pháp liệt kê, thống kê những thông tin, dữ liệu thu thập được phục vụ cho việc lập các bảng phân tích. - Phương pháp so sánh là phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích bao gồm phương pháp so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc. - Phương pháp đồ thị là phương pháp phản ánh trực quan các số liệu phân tích bằng biểu đồ hoặc đồ thị. - Phương pháp phân tích là phương pháp dựa trên những số liệu có sẵn để phân tích những ưu, nhược điểm trong công tác kinh doanh nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề nghiên cứu từ đó tìm ra nghuyên nhân và giải pháp khắc phục. V. Bố cục của đề tài Báo cáo được chia làm 3 chương chính: Chương 1: Khái quát chung Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt Chương 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích Báo cáo tài chính Chương 3: Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 Chương 4: Nhận xét và kiến nghị Bên cạnh đó còn còn các phần Lời mở đầu, Kết luận và Phụ lục Trang 2
  15. CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN NHIÊN VIỆT 1.1. Đặc điểm của đơn vị và những ảnh hƣởng đến công tác kế toán 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty - Tên công ty: Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt - Tên viết tắt: Vietnature corp - Tên tiếng anh: Vietnature corporation - Địa chỉ trụ sở chính: phường Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Việt Nam - Tổng Giám đốc: Ông Lu Zhi An - Giám đốc/ Đại diện pháp luật: Ông Su Jian Kang - Mã số thuế: 3702052283 - Điện thoại: 06503612263 - Fax: 06503612264 Hình 1.1: Biểu tượng Công ty (Nguồn: Phòng Nhân sự) 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt (gọi tắt là Công ty) là một công ty 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam xuất phát từ nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên. Ngày 21 tháng 09 năm 2005 Công ty được thành lập với số vốn điều lệ 4.000.000.000 VNĐ dưới hình thức công ty TNHH. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3700663110 ngày 29 tháng 05 năm 2008. Công ty đã được chứng nhận đăng ký lại doanh nghiệp, tăng vốn đầu tư, tăng vốn điều lệ, bổ sung thành viên góp vốn, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ Công ty TNHH có hai thành viên trở lên thành Công ty Cổ phần. Tăng vốn điều lệ Trang 3
  16. từ 4.000.000.000 VNĐ lên 6.000.000.000VNĐ trong đó Công ty Cổ phần MDF Việt Nam với tỷ lệ vốn góp 99.2%, ông Lu Zhi An với tỷ lệ vốn góp 0.4% và ông Wu Sung Pai với tỷ lệ vốn góp 0.4%. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu số 461033000671 cấp ngày 12 tháng 09 năm 2010, và giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần thứ ba cấp ngày 15 tháng 05 năm 2012. Công ty được thành lập với mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu trong việc cung cấp các sản phẩm từ nguyên liệu tự nhiên. Qua nhiều năm hoạt động Công ty cũng gặp một số khó khăn nhất định nhưng đã tìm cách khắc phục và vươn lên. Ban đầu khi mới thành lập, Công ty chỉ có quy mô nhỏ cả về vốn lẫn nguồn nhân lực. Đến nay, công ty đã mở rộng đáng kể cả về vốn, nhà xưởng sản xuất và lực lượng lao động. 1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh 1.1.3.1. Chức năng - Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt có chức năng sản xuất, kinh doanh và gia công các sản phẩm bao gồm sản phẩm trang trí nội thất và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ, mây, tre, nứa, cói; - Công ty cung cấp các dịch vụ thiết kế, sửa chữa, bảo hành, kiểm tra chất lượng và bảo quản lưu kho; - Tiếp thị và quảng cáo những sản phẩm của Công ty để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 1.1.3.2. Nhiệm vụ - Kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích thành lập Công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước, sản phẩm kinh doanh theo quy định của pháp luật, tuân thủ pháp luật, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ kế toán, luật kế toán quy định, thực hiện các nghĩa vụ về nộp thuế đối với Nhà nước. - Thực hiện tốt chế độ về tiền lương, bảo hiểm, chăm lo đời sống tinh thần, khuyến kích, động viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên. Trang 4
  17. - Nghiên cứu nhu cầu tiêu thụ nhằm nắm bắt thị trường, cung ứng kịp thời hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cải cách, đổi mới quy trình sản xuất của Công ty ngày một tốt hơn để cho ra những sản phẩm hoàn thiện cả về chất lượng, mẫu mã và giá cả tốt nhất, tạo thế mạnh cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành. 1.1.3.3. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất các sản phẩm trang trí nội thất và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên: mây, tre, lá, cói, chuối, sơ dừa, gừng; sản xuất đồ gỗ các loại; kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê. 1.1.4. Các nhân tố tác động và định hƣớng phát triển trong tƣơng lai 1.1.4.1. Thuận lợi - Ngành nghề chính của Công ty là sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, sự phát triển của ngành nghề này giúp thị trường xuất khẩu của Công ty ngày càng được mở rộng. - Công tác lãnh đạo và quản lý được điều hành bởi đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, kết hợp với lực lượng công nhân có tay nghề, cầm cù sáng tạo trong lao động. - Hệ thống nhà xưởng rộng lớn được trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất. - Bộ máy quản lý được chia thành nhiều bộ phận đảm bảo cho việc giám sát và vận hành công việc. 1.1.4.2. Khó khăn - Sự cạnh tranh của rất nhiều đối thủ mạnh trong ngành khiến Công ty gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày một khan hiếm sẽ là một thách thức đối với Công ty trong việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 1.1.4.3. Định hƣớng phát triển trong tƣơng lai - Hiện nay Công ty chủ yếu xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ và Canada. Với mong muốn mở rộng thị trường sang các nước khác trong tương lai, Công ty đang từng bước xây dựng kế hoạch nhằm nghiên cứu đẩy mạnh thiết kế mẫu mã đa dạng hơn. Trang 5
  18. - Không cạnh tranh về giá nhưng Công ty đang mở ra một hướng đi mới để giành lợi thế. Nắm được khó khăn về nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt, Công ty sẽ ứng dụng xu hướng sản xuất từ gỗ nhân tạo. Đây là giải pháp triển vọng vì hiện tại Việt Nam đã có những nhà máy sản xuất gỗ nhân tạo rất lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm nhà cung cấp hợp lí, giúp kiểm soát được chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận. 1.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THƯ KÝ SOÁT CÔNG TY BAN TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Hành Tài Mua Kỹ thuật Quản lý chính - chính - hàng thiết kế sản xuất Nhân sự Kế toán Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty (Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) 1.1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban  Phòng Hành chính - Nhân sự - Quản lý hồ sơ, lý lịch của toàn bộ cán bộ công nhân viên, theo dõi quản lý nhân sự trong Công ty, lập kế hoạch, triển khai các chính sách do Công ty vạch ra. - Giải quyết chế độ chính sách cho người lao động, đảm bảo quyền lợi của nhân viên như: các chế độ nghỉ hưu, ốm, thai sản, tổ chức tham quan hàng năm Trang 6
  19.  Phòng Tài chính - Kế toán - Tham mưu cho lãnh đạo Công ty trong công tác quản lý sử dụng vốn, quản lý sử dụng tài sản, hàng hóa theo đúng quy định của Nhà nước thông qua việc kiểm tra chứng từ kế toán, sổ kế toán chi tiết, tổng hợp và lập báo cáo kế toán. - Trực tiếp thực thi nhiệm vụ hạch toán kế toán trong nội bộ Công ty để đảm bảo cung cấp các số liệu kế toán trung thực, nhanh chóng, chính xác theo quy định của Nhà nước và của Công ty. - Chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo và pháp luật về quản lý hoạt động tài chính của toàn Công ty.  Phòng Mua hàng - Theo dõi việc mua nguyên liệu trong và ngoài nước. - Lập kế hoạch mua hàng, tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với giá cả hợp lí và chất lượng tốt.  Phòng Kỹ thuật thiết kế - Theo dõi, nghiên cứu công nghệ, kỹ thuật sản xuất sản phẩm, xây dựng định mức thiết kế và công tác cải tiến nhằm nâng cao năng suất lao động. - Thiết kế mẫu mã, chủng loại, yêu cầu kỹ thuật và quy trình công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.  Phòng Quản lý sản xuất - Xây dựng kế hoạch sản xuất, quản lý trang thiết bị sản xuất. - Giám sát, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy trình sàn xuất đối với toàn bộ sản phẩm. - Kiểm tra chất lượng, đưa ra biện pháp xử lí và khắc phục các sản phẩm lỗi. 1.2. Tổ chức kế toán 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo loại hình tập trung gồm 1 kế toán trưởng và 5 kế toán viên. Kế toán trưởng trực tiếp điều hành đồng thời lại có mối quan hệ có tính chất tham mưu với các nhân viên kế toán phần hành. Trang 7
  20. 1.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán Kế toán kiêm kế tiền mặt Kế toán Kế toán giá thành toán tài và ngân kho công nợ kiêm kế sản cố hàng toán thuế định Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) 1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận  Kế toán trƣởng - Tổ chức thực hiện công tác kế toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành về tài chính. - Tổng hợp các số liệu, đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu do kế toán các phần hành khác cung cấp. Đến kỳ báo cáo lập báo cáo quyết toán quý, năm trình cấp trên duyệt, lập các báo cáo cần thiết theo yêu cầu của Cục thuế. - Cung cấp các thông tin kế toán cho ban Giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo và các cơ quan chức năng về các thông tin về tính chính xác, hợp lý của các số liệu kế toán.  Kế toán tiền mặt và ngân hàng - Lập các phiếu thu, phiếu chi và các giấy tờ làm thủ tục vay ngân hàng. - Theo dõi, đối chiếu số lượng tiền của Công ty với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng trên sổ sách. - Liên hệ với ngân hàng để mua, bán và trao đổi ngoại tệ. Trang 8
  21.  Kế toán kho - Theo dõi và làm thủ tục xuất nhập kho, lập biên bản kiểm kê kho hàng tháng. - Đồng thời theo dõi tình hình tồn nguyên vật liệu và thành phẩm để kịp thời cung cấp cho hoạt động sản xuất và đáp ứng quá trình tiêu thụ.  Kế toán công nợ - Phản ánh đầy đủ, quản lý chặt chẽ, kiểm tra chính xác chi tiết các khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải trả nhà cung cấp. - Lên kế hoạch thu hồi công nợ, đối chiếu công nợ và lập các báo cáo phải thu, phải trả của khách hàng.  Kế toán giá thành kiêm kế toán thuế - Theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn thành phẩm, bán thành phẩm và sản phẩm dở dang. - Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kiểm tra chứng từ hóa đơn phù hợp với chi phí thuế và doanh thu thuế. - Lập các báo cáo thuế định kỳ theo mẫu biểu và thời gian quy định của Nhà nước.  Thủ quỹ kiêm kế toán tài sản cố định - Quản lý tiền mặt, thu tiền, thanh toán chi trả cho các đối tượng theo chứng từ được duyệt. - Thống kê toàn bộ giá trị của tài sản cố định của Công ty, phản ánh kịp thời các phát sinh tăng, phát sinh giảm và tính khấu hao tài sản cố định. 1.2.2. Tổ chức công tác kế toán 1.2.2.1. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng  Chế độ kế toán áp dụng - Từ khi thành lập đến ngày 31/12/2014, Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài chính. - Từ ngày 01/01/2015 đến nay, Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 và thông tư số 75/2015/TT-BTC ngày 18 tháng 05 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trang 9
  22. S K L 0 0 2 1 5 4