Khóa luận Nghiên cứu chiến lược marketing trực tuyến tại Công ty Cổ phần Ðầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu chiến lược marketing trực tuyến tại Công ty Cổ phần Ðầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_chien_luoc_marketing_truc_tuyen_tai_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu chiến lược marketing trực tuyến tại Công ty Cổ phần Ðầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING TRỰC TUYẾN Tại công ty Cổ phần Ðầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal GVHD : ThS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN SVTH : NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN MSSV : 13124103 S K L 0 0 5 0 1 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC MARKETING TRỰC TUYẾN Tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal Giảng viên hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị Thanh Vân Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thủy Tiên Lớp : 131242A MSSV : 13124103 Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân i
  4. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN  Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Giảng viên phản biện ii
  5. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ KHÓA LUẬN  Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 iii
  6. LỜI CẢM ƠN Trải qua gần ba tháng thực tập tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal tôi đã có cơ hội áp dụng những kiến thức học ở trường vào thực tế ở công ty, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm thực tế tại công ty. Cùng với sự nổ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal đã tạo điều kiện để tôi có cơ hội tiếp xúc và làm quen với môi trường doanh nghiệp. Và không thể không nhắc đến sự giúp đỡ rất tận tình của anh Phạm Minh Tuấn Đức – Trưởng Phòng Marketing công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal. Ngoài việc hướng dẫn công việc và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có được các số liệu của công ty, anh còn giúp tôi hiểu được giá trị của công việc mà tôi đang theo đuổi. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị ở trung tâm đã giúp đỡ và giải đáp những thắc mắc trong suốt quá trình làm việc. Để có được kết quả này tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Thanh Vân. Cô đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp tôi giải quyết những khó khăn trong suốt thời gian thực tập. Lời cuối cùng tôi xin cảm ơn Quý thầy, cô trong khoa Kinh tế trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm tháng học tập tại trường. Với điều kiện thời gian có hạn cũng như kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên nên sẽ không tránh khỏi những sai sót trong khóa luận này. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung vào hành trang kiến thức của mình. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thủy Tiên iv
  7. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG Chữ cái viết tắt/ Kí hiệu Cụm từ đầy đủ BGĐ Ban Giám đốc GĐCN Giám đốc chi nhánh Giá HP Giá học phí HĐQT Hội đồng quản trị HN Hà Nội PPC Pay per click (Quảng cáo dựa trên số lần truy cập) SERPs Search Engine Results Page (Trang kết quả của Công cụ tìm kiếm) SEO Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) TGĐ Tổng Giám đốc TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh v
  8. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Trang Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2015, 2016 9 Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 tháng đầu năm 2017 10 Bảng 3.1 Ma trận SWOT 32 Bảng 3.2: So sánh giá khóa học Phát âm giữa các trung tâm 37 Bảng 4.1: Bảng so sánh các tiêu chí công cụ marketing trực tuyến của đối thủ cạnh tranh 62 vi
  9. DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ Trang Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 5 Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty năm 2015, 2016 9 Hình 1.3: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty Tháng 1, Tháng 2, Tháng 3 năm 2017 11 Hình 3.1: Chỉ số thông thạo Anh ngữ EPI 36 Hình 3.2: Hình ảnh website www.pasal.edu.vn thay đổi phù hợp với chủ đề khuyến học tháng 6 41 Hình 3.3: Số lần cập nhật website www.pasal.edu.vn 42 Hình 3.4: Tốc độ tải trang website www.pasal.edu.vn 42 Hình 3.5: Chất lượng liên kết website www.pasal.edu.vn 43 Hình 3.6: Thống kê về số lượt ghé thăm website www.pasal.edu.vn 43 Hình 3.7: Nguồn traffic theo hành vi của website www.pasal.edu.vn 44 Hình 3.8: Hình ảnh website www.hoceffortlessenglish.com 45 Hình 3.9: Thống kê hoạt động Fanpage của Pasal 47 Hình 3.10: Kênh Youtube của Pasal 48 Hình 4.1 :Việt Nam xếp thứ 6 trong khu vực châu Á về số lượng người dùng Internet 54 Hình 4.2: Tỷ lệ cập nhật thông tin lên website qua các năm 55 Hình 4.3: Biểu đồ số người sử dụng Internet của khu vực Đông Nam Á 57 vii
  10. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Phương pháp nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 5. Giới thiệu kết cấu báo cáo 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ PASAL 4 1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 4 1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn 5 1.2.1 Sứ mệnh 5 1.2.2 Tầm nhìn 5 1.3 Cơ cấu tổ chức 5 1.3.1 Sơ đồ tổ chức 5 1.3.2 Chức năng các phòng ban 6 1.3.3 Nguyên tắc phân quyền, phối hợp 7 1.4 Sản phẩm, thị trường 8 1.4.1 Sản phẩm- dịch vụ 8 1.4.2 Thị trường mục tiêu 8 1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 9 1.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh từ 04/2015 đến nay 9 1.5.2 Định hướng phát triển của công ty 12 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 13 2.1 Khái niệm về marketing 13 2.2 Khái niệm về marketing trực tuyến 13 2.3 Đối tượng, đặc điểm của marketing trực tuyến 14 2.4 Lợi ích của marketing trực tuyến 16 2.4.1 Đối với doanh nghiệp 16 2.4.2 Đối với khách hàng 17 2.5 Các nội dung của marketing trực tuyến 17 2.5.1 Nghiên cứu thị trường 17 2.5.2 Chiến lược marketing trực tuyến (7Ps) 18 2.5.2.1 Chiến lược sản phẩm (Product) 19 viii
  11. 2.5.2.2 Chiến lược giá (Price) 19 2.5.2.3 Chiến lược phân phối (Place) 19 2.5.2.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion) 20 2.5.2.5 Chiến lược con người (People) 20 2.5.2.6 Chiến lược qui trình (Process) 21 2.5.2.7 Chiến lược minh chứng vật chất (Physical evidence) 21 2.5.3 Các công cụ marketing trực tuyến 22 2.5.3.1 Website doanh nghiệp 22 2.5.3.2 Marketing qua truyền thông mạng xã hội 22 2.5.3.3 Email marketing 24 2.5.3.4 Banner quảng cáo trực tuyến (Online Banner Advertising) 24 2.5.3.5 Marketing trên công cụ tìm kiếm (Search Engine Marketing) 26 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ PASAL 28 3.1. Phân tích các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến chiến lược marketing trực tuyến của công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 28 3.1.1 Môi trường vĩ mô 28 3.1.2 Môi trường vi mô 30 3.2 Ma trận SWOT trong chiến lược marketing trực tuyến 32 3.3. Thực trạng chiến lược marketing trực tuyến tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 34 3.3.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường 34 3.3.2 Các chiến lược marketing trực tuyến (7Ps) được áp dụng tại công ty 35 3.3.2.1 Chiến lược sản phẩm (Product) 35 3.3.2.2 Chiến lược giá (Price) 37 3.3.2.3 Chiến lược phân phối (Place) 38 3.3.2.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion) 38 3.3.2.5 Chiến lược con người (People) 39 3.3.2.6 Chiến lược quy trình (Process) 40 3.3.2.7 Chiến lược minh chứng vật chất (Physical Enviroment) 40 3.3.3 Các công cụ marketing trực tuyến được áp dụng tại công ty 41 3.3.3.1 Website doanh nghiệp 41 3.3.3.2 Marketing qua truyền thông mạng xã hội 46 3.3.3.3 Email marketing 48 3.3.3.4 Marketing trên công cụ tìm kiếm 49 3.4. Đánh giá chung thực trạng chiến lược marketing trực tuyến tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 49 3.4.1 Những thành quả đạt được 49 3.4.2. Những vấn đề còn tồn đọng 50 ix
  12. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING TRỰC TUYẾN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ PASAl 54 4.1. Cơ sở đề xuất giải pháp 54 4.1.1. Tình hình sử dụng internet ở Việt Nam 54 4.1.2. Thực trạng phát triển marketing trực tuyến 56 4.1.3. Dự báo tình hình marketing trực tuyến trong tương lai 57 4.1.4 Định hướng phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến 2020 59 4.1.5. Mục tiêu của công ty 59 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả chiến lược marketing trực tuyến tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 60 4.2.1 Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường 60 4.2.1.1 Hoàn thiện phương thức nghiên cứu thị trường 60 4.2.1.2 Xác định đối thủ cạnh tranh 61 4.2.2 Hoàn thiện chiến lược marketing trực tuyến (7Ps) 62 4.2.2.1 Chiến lược sản phẩm (Product) 62 4.2.2.2 Chiến lược giá (Price) 63 4.2.2.3 Kênh phân phối (Place) 63 4.2.2.4 Chiến lược chiêu thị (Promotion) 63 4.2.2.5 Chiến lược con người (People) 64 4.2.2.6 Chiến lược minh chứng vật chất (Physical Enviroment) 66 4.2.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ marketing trực tuyến 66 4.2.3.1 Nâng cao thứ hạng website 67 4.2.3.2 Marketing qua truyền thông mạng xã hội phù hợp với chiến lược marketing trực tuyến. 68 4.2.3.2 Triển khai kế hoạch email marketing tới khách hàng tiềm năng 71 4.2.3.3 Đẩy mạnh công cụ tìm kiếm 72 PHẦN KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 x
  13. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế nước ta có dấu hiệu phục hồi tương đối rõ nét, tuy nhiên do quá trình tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm và mô hình tăng trưởng mới chưa được hoàn thiện, vì thế thách thức trước ngưỡng cửa hội nhập là rất lớn. Việc biến thách thức thành cơ hội và biến cơ hội thành phúc lợi cho nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực duy trì nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định. Tốc độ tái cơ cấu nền kinh tế và quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng hướng tới năng suất, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh. Có nghĩa là hướng tới một thể chế kinh tế dựa trên các nguyên tắc của thị trường cạnh tranh để thúc đẩy hiệu quả nhưng đồng thời cũng tạo ra thiết chế xã hội làm cho quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế thành công cao nhất mà chi phí xã hội thấp nhất. Quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt đã tạo nên những cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp từng bước tiếp cận với thị trường mục tiêu. Các doanh nghiệp phải triển khai hàng hoạt các chiến dịch marketing để nhằm đưa sản phẩm của chính mình đến với người tiêu dùng một cách tốt nhất, nhanh chóng nhất và mạnh nhất. Tuy nhiên những hoạt động marketing truyền thống không còn tác động tới thói quen người tiêu dùng như trước nữa. Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin và Internet, thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh, nhũng người làm marketing đã tìm ra được cách thức để tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhất, đó chính là thông qua marketing trực tuyến. Marketing trực tuyến giúp rút ngắn khoảng cách khi vị trí địa lý không còn là một vấn đề quan trọng, các đối tác có thể gặp nhau qua không gian máy tính mà không cần biết đối tác ở gần hay ở xa. Điều này cho phép nhiều người mua và bán bỏ qua những khâu trung gian truyền thống. Internet là một phương tiện hữu hiệu để các nhà hoạt động marketing tiếp cận với các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Điều mà các phương tiện marketing thông thường khác hầu như không thể. Marketing trực tuyến còn giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí, những người làm 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 marketing có thể truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7. Tuy nhiên, marketing trực tuyến tại Việt Nam vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi, vì vậy các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh hoạt động này trong việc kinh doanh. Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu chiến lược marketing trực tuyến tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal” cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Để có thể tìm hiểu rõ hơn những kiến thức mới và ứng dụng thực tế về chiến lược marketing trực tuyến trong công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu chiến lược marketing trực tuyến tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal để đánh giá những thành quả đạt được và những vấn đề còn tồn đọng, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chiến lược marketing trực tuyến cho công ty. 3. Phương pháp nghiên cứu Số liệu sơ cấp: thu thập số liệu trực tiếp tại công ty thông qua các hồ sơ lưu trữ và những người hướng dẫn. Số liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ những tài liệu có sẵn như sách, báo có liên quan đến đề tài. Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp thống kê, phân tích mô tả dữ liệu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố bên trong và bên ngoài liên quan tới chiến lược marketing trực tuyến của trung tâm, các số liệu thu thập được từ năm 2015. Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn 2015- 2017. Không gian nghiên cứu: công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal. 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 5. Giới thiệu kết cấu báo cáo Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Thực trạng chiến lược marketing trực tuyến tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing trực tuyến tại công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC QUỐC TẾ PASAL 1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal  Tên Công ty Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal. Tên tiếng Anh: PASAL International Resources Development & Education Investment JSC. Tên viết tắt: PASAL. Ý nghĩa: PASAL là viết tắt của cụm từ “Passion is All”. Thể hiện cho tình yêu và sự đam mê. Tại Pasal, Toàn thể cán bộ nhân viên làm việc bằng tình yêu, niềm đam mê với công việc. Mỗi người đều quan trọng, nhưng không ai quan trọng hơn ai mà cùng hợp tác làm việc vì mục tiêu chung của công ty.  Ngày thành lập công ty: 13/02/2015.  Logo Logo của Pasal được lấy cảm hứng từ ngọn lửa của sự ĐAM MÊ. Có thể dễ dàng nhận ra ở chính giữa trung tâm là biểu tượng trái tim với toàn bộ không gian được tô sắc bởi màu đỏ cam rực rỡ - màu sắc tượng trưng cho ngọn lửa của nhiệt huyết, của tuổi trẻ.  Slogan: “Where your voice begins” Pasal tin tưởng rằng thành công trong việc học tiếng Anh hay bất kể việc gì, đều được dẫn lối bởi ngọn lửa của tình yêu và sự đam mê. Chỉ khi nào tìm thấy đam mê đích thực của mình thì sẽ thực hiện điều đó với tất cả quyết tâm, nỗ lực, tài năng, tinh thần của bản thân bất kể mệt mỏi và khó khăn. Your Voice = Concept*Competency*Connection 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 1.2 Sứ mệnh, tầm nhìn 1.2.1 Sứ mệnh Cung cấp các giải pháp giáo dục độc đáo, khác biệt và hiệu quả giúp người học khơi nguồn đam mê và giao tiếp tiếng Anh tự tin trôi chảy từ 3 – 6 tháng. 1.2.2 Tầm nhìn Công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal đặt ra mục tiêu đến năm 2020 nhất định sẽ trở thành một trong những tập đoàn giáo dục hàng đầu với sự hiện diện khắp Việt Nam và các nước Đông Nam Á; nhằm lan truyền ngọn lửa của sự Đam Mê và giúp thế hệ trẻ Việt Nam tìm thấy Tiếng nói của bản thân để xây dựng sự nghiệp và cuộc sống thành công, hạnh phúc. 1.3 Cơ cấu tổ chức 1.3.1 Sơ đồ tổ chức Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal. (Nguồn: Sổ tay nhân viên Pasal) Mục đích: - Tạo ra lãnh đạo ở mọi cấp độ trong tổ chức, quản trị theo mục tiêu, tự chủ và chịu trách nhiệm theo chức năng được phân công. 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 - Phát huy sức mạnh và tinh thần teamwork, gắn kết toàn bộ nguồn lực (Nhân lực, tài lực, vật lực) hướng đến đạt được mục tiêu của tổ chức. - Ai cũng quan trọng! 1.3.2 Chức năng các phòng ban  HĐQT, BGĐ Định hướng về chiến lược, đảm bảo tổ chức luôn đi đúng hướng, hoạt động hiệu quả trên 4 tiêu chí chính yếu: Tài chính, hài lòng khách hàng, quy trình nội bộ và học hỏi phát triển của đội ngũ nhân sự.  Phòng Marketing - Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu sự thật ngầm hiểu của khách hàng; - Lập hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu; - Khảo sát hành vi ứng sử của khách hàng tiềm năng; - Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu; - Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing như 7P: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị, con người, quy trình, minh chứng vật chất.  Phòng Kinh doanh Phòng Kinh doanh là bộ phận tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty bao gồm: - Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện; - Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà phân phối; - Thực hiện hoạt động bán hàng tới các khách hàng nhằm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp; - Phối hợp với các bộ phận liên quan như kế toán, marketing nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho khách hàng.  Phòng Đào tạo Phòng Đào tạo và quản lý người học có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc và các phòng ban trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc trong lĩnh vực đào tạo; đào tạo học viên; hợp tác và phát triển; đảm bảo chất lượng giáo dục đúng với phương pháp Effortless English. 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103  Phòng Tài chính- Kế toán - Tham mưu phương hướng, biện pháp, qui chế quản lý tài chính, thực hiện các quyết định tài chính của Giám đốc và các Phòng Ban; - Kiểm tra, rà soát và quản lý tài chính của công ty cũng như từng cơ sở trên trách nhiệm tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.  Phòng Nhân sự - Phòng Nhân sự là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự, hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của công ty; - Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về các hoạt động đó trong nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.  Phòng Dịch vụ khách hàng - Tổ chức ghi nhận, tổng hợp ý kiến khiếu nại của khách hàng, tổ chức việc phân tích nguyên nhân, hành động khắc phục phòng ngừa và theo dõi quá trình thực hiện. Hàng năm tổng kết hoạt động khiếu nại của khách hàng, phân tích chỉ số khiếu nại; - Phối hợp với Trưởng Phòng Marketing thực hiện các chương trình quảng cáo khuyến mãi theo yêu cầu của công ty, phân công của Trưởng Phòng Bán hàng; - Tổ chức thực hiện các cuộc thăm hỏi khách hàng. Lập báo cáo phân tích ý kiến của khách hàng để cải tiến công việc. 1.3.3 Nguyên tắc phân quyền, phối hợp  Nguyên tắc phân quyền - Phân quyền Trưởng Phòng, CHs (Cấp M): Theo 3 mức uỷ quyền: Mức 1: Đề xuất giải pháp xin phê duyệt thực hiện lên BGĐ (TGĐ, PTGĐ, GĐCN). Mức 2: Thông báo giải pháp và thực hiện (BGĐ có thể can thiệp nếu cần). Mức 3: Toàn quyền quyết định và Báo cáo kết quả thực hiện (Chịu trách nhiệm trước BGĐ - BGĐ chỉ can thiệp khi thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích chung của DN). 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 - Phân quyền các vị trí còn lại (Cấp K, S: Phó phòng, Trưởng nhóm, Chuyên viên, Nhân viên): Mức 1: Quyết rồi báo lại. Mức 2: Báo trước khi quyết. Mức 3: Đệ trình, không được quyết.  Phối hợp giữa các phòng ban - Tuân thủ quy trình, quy định, có kế hoạch công việc cụ thể. - Thời hạn trả lời các đề xuất: Không quá 2 ngày. - Lãnh đạo quản lý mảng nào (ngang – dọc): Được quyết chính mảng đó, chịu trách nhiệm về kết quả sau cùng. 1.4 Sản phẩm, thị trường 1.4.1 Sản phẩm- dịch vụ Sản phẩm: Tiếng Anh giao tiếp theo phương pháp Effortless English của Tiến sĩ AJ Hoge. Đối tượng: Sinh viên: Là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TPHCM, từ 18 tuổi – 23 tuổi. Yêu cầu: Tất cả học viên đều trải qua bài kiểm tra trực tiếp với giảng viên để sàng lọc kiến thức sao cho phù hợp với từng lớp học. 1.4.2 Thị trường mục tiêu Dựa trên đặc điểm sản phẩm, dịch vụ, kết hợp với phân tích môi trường kinh doanh và nghiên cứu quy mô, tốc độ tăng trưởng của ngành, Pasal xác định thị trường mục tiêu đã và đang nhắm đến cho hoạt động kinh doanh là các bạn sinh viên. 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Thủy Tiên_13124103 1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal 1.5.1 Tình hình hoạt động kinh doanh từ 04/2015 đến nay  Tình hình hoạt động kinh doanh của Pasal trong 2 năm vừa qua như sau: Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của công ty năm 2015, 2016 2015 2016 Hà Nội TP.HCM Hà Nội Doanh Thu 3.409.841.800 1.340.560.000 11.687.552.500 Chi Phí 2.386.889.260 924.986.400 8.005.973.463 Lợi Nhuận 1.022.952.540 335.140.000 3.681.579.038 (Nguồn: Phòng kế toán công ty Cổ phần Đầu tư Giáo dục và Phát triển Nguồn lực quốc tế Pasal) ĐVT: đồng 14.000.000.000 12.000.000.000 10.000.000.000 8.000.000.000 6.000.000.000 4.000.000.000 2.000.000.000 0 Hà Nội TP.HCM Hà Nội 2015 2016 Doanh Thu Chi Phí Lợi Nhuận Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện doanh thu, lợi nhuận, chi phí của công ty năm 2015, 2016 9
  22. S K L 0 0 2 1 5 4