Khóa luận Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NUTIFOOD Bình Dương (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NUTIFOOD Bình Dương (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_ban_hang_va_xac_dinh_ket_qua_hoat_dong_kin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng NUTIFOOD Bình Dương (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD BÌNH DƯƠNG GVHD: TH.S NGUYỄN THỊ LAN ANH SVTH: LÊ NGỌC THIÊN NHI MSSV: 12125133 S K L 0 0 4 5 9 7 Tp. Hồ Chí Minh, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỶ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA CHẤT LƯỢNG CAO  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD BÌNH DƯƠNG Giảng Viên Hướng Dẫn : TH.S NGUYỄN THỊ LAN ANH Họ và Tên : LÊ NGỌC THIÊN NHI Chuyên ngành : Kế Toán Lớp : 12125CLC Mssv : 12125133 Khóa : 2012 TP. HỒ CHÍ MINH _ NĂM 2016
  3. CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD BÌNH DƯƠNG 1.1 Khái quát chung về công ty 1.1.1 Tên, địa chỉ thông tin của Công ty - Tên Công ty viết bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM DINH DƯỠNG NUTIFOOD BÌNH DƯƠNG - Tên Công ty viết bằng Tiếng nước ngoài: NUTIFOOD NUTRITION FOOD JOINT STOCK BINH DUONG COMPANNY - Tên Công ty viết tắt: NUTIFOOD JSC - Trụ sở chính của công ty đặt tại: 281-283 Hoàng Diệu, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8) 38 267 999 - Fax: (84-8) 39 435 949 - Hộp thư tư vấn: 1900 56 56 19 - Mã số doanh nghiệp: 0301951270 - Email: nutifood@nutifood.com.vn - Website: www.nutifood.com.vn 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty - 29/03/2000: Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm - Nutifood được thành lập (tên ban đầu là Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Tâm – Dotanu Corp) với ngành nghề kinh doanh là sản xuất chế biến thực phẩm dinh dưỡng (đặc biệt cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bệnh, người cao tuổi) với số vốn ban đầu là 3 tỷ đồng. - Năm 2001: Sản phẩm của Công ty Cổ Phần Thực phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm đã được người tiêu dùng Việt Nam bình chọn vào Top 5 Hàng Việt Nam chất lượng cao và liên tục các năm về sau. - Năm 2002: Nutifood tăng số vốn điều lên 3,3 tỷ đồng và cũng là năm đã đi vào lịch sử của Công ty bằng cuộc cách mạng thay đổi thương hiệu (thay đổi từ Công ty Cổ phần Thực phẩm Đồng Tâm – Dotanu Corp. thành Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Đồng Tâm – Nutifood Corp.), tạo một sức bật mới cho Nutifood cho những năm sau này. - Năm 2003: Nutifood đã mạnh dạng tăng vốn điều lệ từ 3,3 tỷ lên 33 tỷ đồng. Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng Đồng Tâm đã góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng, xây dựng nhà máy chế biến sữa mới có công suất 17 triệu lít/năm, với công nghệ chế biến 1
  4. vào loại hiện đại nhất Việt Nam tại Khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương, tổng số vốn đầu tư hơn 130 tỷ đồng . - Năm 2005: Nhà máy đã khánh thành đi vào hoạt động và tăng vốn điều lệ lên 40,2 tỷ đồng. - Năm 2006: Nhà Máy NutiFood Bình Dương mở rộng (sữa bột + sữa nước) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP thực phẩm, tiêu chuẩn HACCP và liên tục các năm về sau. - Năm 2008: NutiFood đã rở thành Công ty Cổ phần đại chúng và IPO thành công trên thị trường chứng khoán. - Năm 2012: Đổi tên Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm thành Công ty CP Thực phẩm Dinh dưỡng NutiFood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì sản phẩm.Được UBND TP.HCM xét chọn là Doanh Nhân Saigon Tiêu Biểu và đón nhận Bằng khen, Kỷ niệm chương từ UNESCO vì những đóng góp cho sức khỏe Thiếu niên – Nhi đồng. - Năm 2013: Đưa nhà máy thứ 2 của NutiFood tại Khu CN Phố Nối - Hưng Yên đi vào hoạt động. Ký kết hợp đồng tài trợ dinh dưỡng toàn diện cho Học Viện Hoàng Anh Gia Lai- Arsenal – JMG. - Năm 2014: Khởi công xây dựng Nhà máy NutiFood Cao Nguyên tại Khu CN Trà Đa TP. Pleiku có công suất chế biến 500 triệu lít sữa/năm. Ký kết với Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong Dự án Chăn Nuôi 120.000 bò sữa - Năm 2015: Khởi công xây dựng Nhà Máy NutiFood Việt Nam tại Cụm Công Nghiệp Kiện Khê, Hà Nam với công suất chế biến 200 triệu lít sữa tươi và 31.000 tấn sữa bột, là Nhà Máy có quy mô lớn nhất Miền Bắc. Ký kết hợp đồng thành lập Học viện bóng đá Nutifood - Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal - JMG, bắt đầu tuyển sinh khóa 1 từ tháng 6/2015 tại các tỉnh thành cả nước. Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson: GrowPLUS+ của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân khúc sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi. 1.1.3 Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty 1.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động sản cuất kinh doanh của công ty - Sản xuất kinh doanh các loai thực phẩm dinh dưỡng tiêu thụ trong nước. - Cung cấp các mặt hàng: Sữa Nuti, Nuti IQ, NutiVita, NutiMum, Enplus, Pediaplus, Obilac, Bột dinh dưỡng Riso 2
  5. - Đầu tư phát triển sản xuất tổ chức huy động thu mua, gia công chế biến các mặt hàng mới. - Sản xuất, chế biến và mua bán nước giải khát (có gas và không có gas). 1.1.3.2 Tầm nhìn và sứ mệnh - Tầm nhìn: “ Trở thành công ty hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, phát triển bền vững vì lợi ích của người tiêu dùng” - Sứ mệnh: “ Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi, từng bệnh lý khác nhau, đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của con người” - Giá trị cốt lõi: Chính trực: liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch. Tôn trọng: tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng ngiệp, tôn trọng công ty và tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng. Công bằng: công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác. Tuân thủ: Tuân thủ luật Pháp, bộ uy tắc ứng xử và các quy chế, chính sách, quy định của công ty. Đạo đức: tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức. 1.1.3.3 Nhiệm vụ - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và dịch vụ kể cả kế hoạch nhập khẩu và các kế hoạch liên quan, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty. - Tuân thủ các hính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao dộng tiền lương,do Công ty quản lý, bồi dưỡng để nâng cao trình độ văn hóa nghiệp vụ tay nghề cho các bộ nhân viên Công ty nhằm phù hợp theo trình độ phát triển của xã hội. - Làm tốt công tác bảo hộ và an toàn lao động thực hiện đầy đủ nội quy phòng cháy chữa cháy đảm bảo trực tự bảo về môi trường, bảo về tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an toàn an ninh, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. 1.1.3.4 Quyền hạn Là một Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập tự chủ có tài khoản Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng có con dấu riêng để giao dịch. Công ty có quyền hạn sau: 3
  6. - Được vay vốn tiền Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng và huy động vốn từ các cổ đông trong và ngoài nước nhằm mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. - Được ký kết hợp đồng với đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị khoa học kỹ thuật trong việc liên doanh hợp tác đầu tư, ủy thác và nhận ủy thác trên cơ sở bình đẳng tự nguyện, các bên cùng có lợi. - Được đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng nhập khẩu với nước ngoài theo quy định của nhà nước và luật pháp quốc tế. 1.1.3.5 Quy trình công nghệ của công ty Tháng 1/2006, Công ty Nutifood đã khánh thành nhà máy sữa nước tại khu công nghiệp Mỹ Phước, Bình Dương với công nghệ chế biến vào loại hiện đại nhất tại Việt Nam của công ty Tetra Park (Thụy Điển) với tổng số vốn đầu tư hơn 135 tỷ đồng có công suất 17.000.000 lít/ năm và dây chuyền sản xuất sữa bột hiện đại của Đức có công suất 50.000 tấn/ năm. Sau đó, Công ty đã lắp đặt thêm dây chuyền công nghệ sản xuất sữa bột mới nhất, có tính năng sản xuất siêu sạch. Đây là hệ thống thiết bị của hãng WOLF (Đức) trị giá hơn 60 tỷ đồng, tự động hoàn chỉnh từ khâu vệ sinh, tiệt trùng đến khâu thành phẩm, bao gồm cả việc bơm khí trơ trong quá trình chiết rót nhằm hạn chế xoy trong sản phẩm, tăng tuổi thọ của sữa. Ngoài việc đầu tư công nghệ mới, Nutifood cũng yêu cầu nhà cung cấp từ Ô- xtray-li-a, Niu-di-lan, Đan mạch và cơ quan y tế trong nước kiểm nghiệm nhằm ngân chặn nguồn độc tố, đặc biệt là chất mê-la-min, xâm nhập trong nguyên liệu. Đến nay đoàn kiểm nghiệm liên ngành của chính phủ cũng đã hoàn tât việc kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy của Bộ Y Tế. Công thức dinh dưỡng cũng được công ty nghiên cứu phát triển phù hợp và phát huy tối đa tiềm năng thể chất người Việt Nam, đây là ưu điểm vượt trội của Công ty vì các sản phẩm được nghiên cứu theo tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu khuyến nghị dành cho người Việt Nam của Viện Dinh dưỡng với hệ thống kiểm soát chất lượng quốc tế ISO 9001:2000. Quy trình quản lý chất lượng chuyên ngành cho thực phẩm theo tiêu chuẩn của Mỹ:HACCP, GMP điều này chứng minh tầm quan trọng về hệ thống chất lượng sản phẩm của công ty. 1.1.3.6 Phương hướng hoạt động của công ty NUTIFOOD mong muốn trở thành một trong những tập đoàn thực phẩm và nước giải khát có lợi cho sức khỏe hàng đầu tại Việt Nam, công ty bắt đầu triển khai dự án mở rộng và phát triển ngành nước giải khát có lợi cho sức khỏe và mở rộng 4
  7. dự án nuôi bò sữa ở nhiều khu vực, kết hợp với Tập đoàn bóng đá Hoàng Anh Gia Lai, là nguồn tài trợ sữa cho những cầu thủ trẻ đang được đào tạo trở thành các cầu thủ tiềm năng trong tương lai. Đây là những dự án trọng điểm nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty. NUTIFOOD muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi lĩnh vực, lãnh thổ. Vì thế công ty tâm niệm rằng chất lượng và sang tạo là người bạn đồng hành của NUTIFOOD. NUTIFOOD xem khách hàng là trung tâm cam kết đáp ứng mọi yêu cầu cho khách hàng. 1.1.4 Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán. Báo cáo cuối kỳ là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của công ty. Các báo cáo kế toán này gồm 4 biểu: - Bảng cân đối kế toán - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra định kỳ hàng tháng, hàng quý, kế toản quản trị phải tổng hợp và báo cáo cho Tổng Giám Đốc, Hội Đồng Quản Trị gồm: - Báo cáo kiểm soát ngân sách Marketing (push & pull) - Báo cáo tổng hợp chi phí của tất cả các phòng ban bao gồm HCSN, Y tế, Giáo dục, Kế Toán, Mua hàng - Báo cáo phân tích về tình hình doanh thu của các kênh tiêu thụ 5
  8. 1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dưỡng NUTIFOOD Bình Dương 1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 1.2.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Ban P. BP BP BP BP. P. Nhà P. BP. P. Kế Dự Mua Quan Bán Tài Nhân Kho Máy Marketing hệ Y Hoạch R& B Án Hàng Hàng Chính Sự Vận BD Tế Sơ đồ 1.1 Sơ Đồ Tổ Chức Công Ty Nutifood Đứng đầu công ty là Hội Đồng Quản Trị. - Tiếp theo là Tổng Giám Đốc (TGĐ): TGĐ là người đại diện pháp luật về quyền hạn và nhiệm vụ về quyền tự chủ trong công ty. - Hỗ trợ TGĐ là P.TGĐ, Giám Đốc các phòng ban và Kế toán trưởng. - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty theo hình thức trực tuyến chức năng phân công cụ thể cho từng phòng ban. - Hệ thống các phòng ban bao gồm: Phòng B&R, Ban dự án, Phòng mua hàng, Bộ phận Marketing, Bộ phận bán hàng, Bộ phận quan hệ y tế - giáo dục, Bộ phận tài chính, Phòng kế hoạch, Bộ phận nhân sự, Phòng kho vận, Nhà máy Bình Dương 1.2.1.2 Chức năng _nhiệm vụ của các bộ phận - Tổng Giám Đốc (TGĐ): Điều hành chung các hoạt động của công ty, hoạch định, xây dựng, chiến lược hoạt động và phát triển của công ty 6
  9. - Phó Tổng Giám Đốc: Tham mưu cho TGĐ và Hội đồng quản trị trong việc điều hành quản lý công ty. Giải quyết các công việc theo ủy nhiệm của Tổng Giám Đốc, theo dõi và giám sát chung các hoạt động trong công ty - Trợ lý Tổng Giám Đốc: tiếp nhận xử lý tổng hợp và chuyển giao kịp thời các thông tin liên quan đến Tổng Giám Đốc và các bộ phận. Hỗ trợ Tổng Giám Đốc trong việc lập trình làm việc, công tác, gặp gỡ khách hàng. Soạn thảo, lưu trữ, sắp xếp văn bản,hồ sơ văn phòng Tổng Giám Đốc - Phòng B&R: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới. Quản lý quá trình công nghệ sản xuất cho từng sản phẩm mới, quản lý quá trình công nghệ sản xuất cho từng sản phẩm mới,quản lý quá trình công nghệ sản xuất cho từng sản phẩm, tham mưu cho Tổng Giám Đốc trong việc cải tiến về mặt kỹ thuật_ công nghệ - Nhà máy Bình Dương: Hoạch định, lập kế hoạch sản xuất, triển khai sản xuất, thực hiện và kiểm soát các hoạt động sản xuất, triển khai sản xuất, thực hiện và kiểm soát các hoạt động sản xuất quản lý nhân sự phòng máy, quản lý vật tư trong quá trình sản xuất - Bộ phận bán hàng: Xây dựng và quản lý phân phối hàng hóa hoạch định kế hoạch, hành động, xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch bán hàng xúc tiến việc tiêu thụ, mở rộng thị trường đến các nhà phân phối. - Bộ phận quan hệ y tế- giáo dục: Hoạch định chiến lược xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ với các cơ quan và cơ sở trong ngành y tế, giáo dục nhằm thúc đẩy và hỗ trợ trong kinh doanh, nghiên cứu và đưa vào áp dụng những hình thức mới trong hoạt động tham vấn thị trường. - Bộ phân tài chính: Hoạch định, phân tích và kiểm soát tài chính của công ty. • Tìm và lựa chọn các nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng chính sách phân phối lợi tức. • Xây dựng hệ thống thông tin tài chính, kế toán nội bộ và bên ngoài phục vụ cho công tác hoạch định và dự báo về tài chính của công ty. • Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sửu dụng và huy động vốn, đề xuất hiệu quả hoạt động của công ty. • Thao mưu cho TGĐ trong các quyết định đầu tư, quản lý điều hành. • Tính toán giá thành sản phẩm và dịch vụ, xác định chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. • Tổ chức bộ máy kế toán thống kê phù hợp với quy mô đặc điểm hoạt động của công ty. • Tổ chức thực hiện và giám sát việc kiểm kê định kỳ các loại vốn hiện có của công ty. 7
  10. - Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch nhập cung ứng vật tư, nguyên vật liệu trong và ngoài nước cần thiết cho quá trình sản xuất và quản lý của công ty. Xây dựng các kế hoạch và chiến lược sản xuất sản phẩm. - Bộ phận nhân sự: Hoạch định xây dựng sắp xếp phát triển nguồn nhân lực, xây dựng phổ biến các chủ trương, chính sách về nội quy lao động, quy chế làm việc. Giám sát việc quản lý và sự dụng tài sản trang thiết bị trong công ty. Tổ chức các buổi học giúp các công nhân nâng cao trình độ tay nghề. 1.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại công ty 1.2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán Hình thức tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế Toán Nhánh Tài Chính Nhánh Sản Xuất Nhánh Bán Hàng Tổng Hợp Kế Kế Kế Kế Kế Kế Kế Thủ Toán Toán Toán Toán Toán Toán Toán Quỷ Thanh Ngân Thành NVL Giá Công Bán Toán Hàng Phẩm Thành Nợ Hàng Sơ Đồ 1.2 Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung về điều hành mọi việc kế toán. Là người chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước pháp luật về chấp hành các chính sách, chế độ nhà nước, tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty. Kiểm tra việc lập báo cáo tài chính, yêu cầu các bộ phận liên quan cung cấp thông tin có liên quan đến hoạt động của kế toán. - Kế toán tổng hợp: Báo cáo thuế VAT, quyết toán thuế, báo cáo tài chính, theo dõi phân tích chi phí chung cho công ty, phòng ban, sản phẩm, theo dõi công nợ dịch vụ. Vai trò của kế toán tổng hợp rất quan trọng. Hằng ngày, kế toán tổng hợp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cuối tháng đối chiếu, kiểm tra và làm báo cáo tài chính của tháng. Kế toán tổng hợp là 8
  11. người hỗ trợ và cùng kế toán trưởng cập nhật thông tư quy định mới của thuế nhằm điều chỉnh cách hạch toán cũng như sổ sách theo dõi. - Kế toán thành phẩm: Theo dõi nhập xuất thành phẩm, đối chiếu với thủ kho thành phẩm, báo cáo tình hình tồn kho thành phẩm. - Kế toán nguyên vật liệu: Theo dõi việc nhập xuất nguyên vật liệu sản xuất, đối chiếu thủ kho nguyên vật liệu. - Kế toán giá thành: Tập hợp chi phí, theo dõi và tính giá thành cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công nợ phải trả nhà cung cấp nguyên vật liệu. - Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản phải trả, thanh toán tiền lương, công tác phí, tiền tàu xe, nghỉ phép, lập biểu thu, phiếu chi tiền mặt. Quản lý việc tạm ứng và thanh toán tạm ứng cho từng đối tượng. - Kế toán ngân hàng: Theo dõi ngoại tệ, các khoản thanh toán với ngân sách, lập kế hoạch thu chi tài chính qua ngân hàng, giao dịch với ngân hàng, định kỳ tiến hành đối chiếu sổ sách công ty với ngân hàng - Thủ quỹ: Thực hiện theo dõi đối chiếu quỹ với sổ kế toán. - Kế toán công nợ: Kiểm tra đơn hàng, công nợ trước khi ra hóa đơn, kiểm tra chi trả khuyến mãi, chiết khấu, đối chiếu công nợ với nhà phân phối, khách hàng, theo dõi công nợ phải thu. Lập các báo cáo liên quan đến công nợ cung cấp thông tin kịp thời cho kế toán trưởng và các bộ phận có liên quan. - Kế toán bán hàng: Theo dõi hàng hóa bán ra, ghi nhận doanh thu bán hàng hoàn toàn công ty, lập các bảng kê bán ra 9
  12. 1.2.2.2 Tổ chức hình thức kế toán của công ty Hình thức kế toán tại công ty là hình thức Nhật ký chung trên máy vi tính Chứng Từ Kế Toán Sổ Nhật Ký đặc biệt Sổ Nhật Ký Chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Sơ Đồ 1.3: Trình Tự Ghi Sổ Theo Hình Thức Nhật Ký Chung Ghi chú:  Ghi hằng ngày:  Ghi cuối tháng:  Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung: Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ dữ liệu đã được cập nhật vào phần mềm máy tính, sau đó máy tính xử lý số liệu và đưa vào các số liệu phát sinh vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái chi tiết theo các tài khoản phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ nhật ký chung các nghiệp vụ phát sinh cũng được máy tính ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Từ số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết, bảng cân đối phát sinh khi được yêu cầu (cuối tháng, cuối quý, cuối năm) máy tính sẽ chạy và xuất ra các Báo cáo tài chính. 10
  13. 1.2.2.3 Chế độ kế toán áp dụng của công ty - Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC. - Niên độ kế toán: 01/01 đến 31/12 - Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ của công ty bao gồm TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TSCĐ được xác định theo nguyên giá và khấu hao lũy kế. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng. - Đơn vi tiền tệ là đồng Việt Nam (VNĐ) ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá của ngân hàng Trung ương quy định. Nguyên tắc chuyển đổi các đồng tiền khác là theo tỷ giá liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. - Phương pháp áp dụng thuế: phương pháp khấu trừ. - Phương pháp đánh giá hàng tồn kho và hạch toán hàng tồn kho: • Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: được đánh giá và ghi chép theo nguyên tắc giá gốc. • Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. • Phương pháp tính xuất kho: bình quân gia quyền. • Phương pháp tính giá TSCĐ: TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế. • Nguyên tắc ghi TSCĐ: theo nguyên giá. 1.2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Hệ thống chứng từ công ty sử dụng tuân theo đầy đủ các quy định của nhà nước gồm 5 chỉ tiêu: chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàng tồn kho, chỉ tiêu bán hàng, chỉ tiêu tiền tệ và chỉ tiêu TSCĐ. Ngoài ra để phục vụ cho việc quản lý, công ty đã thiết kế thêm các mẫu chứng từ riêng đã đăng ký và được tổng cục thuế chấp nhận cho tự in trên cơ sở mẫu quy định chung của Bộ tài chính. Chứng từ được in ra từ phần mềm. - Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu lĩnh vực tư theo hạn mức, biên bản kiểm nghiệm, thẻ kho, phiếu nhập vật tư thuê ngoài gia công, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa - Chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản TSCĐ di chuyển nội bộ xí nghiệp, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành, biên bản kiểm kê TSCĐ - Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, phiếu nghĩ hưởng BHXH,thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền lương, phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành, phiếu thanh toán tiền lương 11
  14. - Chứng từ bán hàng: Hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho kèm biên bản giao nhận hàng, phiếu giao hàng - Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, biên lai thu tiền, bảng kiểm kê quỹ, giấy đề nghị thanh toán 1.2.2.5 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán Áp dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. So với quy định thì số liệu tài khoản tại công ty chia làm 4 cấp: - Tài khoản cấp 1 của hệ thống kế toán NUTIFOOD sử dụng theo tiêu chuẩn hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam. - Từ cấp 2 trở đi thì công ty mở tài khoản chi tiết theo dõi theo từng đối tượng liên quan nghiệp vụ phát sinh và đặt tên cho tài khoản đó. Tất cả các tài khoản chi tiết đều có một nguyên tắc đặt tên chung theo dõi chi tiết theo từng đối tượng liên quan. Được chia thành 9 nhóm bao gồm 36 ký tự: 00.00.000000.000000.000000.00.00.000000.000 Trong đó: - 2 ký hiệu đầu: Mã công ty. - 2 ký tự nhóm thứ 2: Mã phòng ban. - 6 ký tự nhóm thứ 3: Tên tài khoản chính (trong đó 3 ký tự đầu tài khoản cấp 1 theo dõi chế độ kế toán, ký tự tiếp theo đặt theo tài khoản cấp 2,3 ký tự còn lại theo chi tiết từng đối tượng phát sinh liên quan đến nghiệp vụ kinh tế). - 6 ký tự nhóm 4: Khoản mục phí. - 7 ký tự nhóm 5: Mã sản phẩm. - 2 ký tự nhóm 6: Kênh bán hàng. - 2 ký tự nhóm 7: Khu vực bán hàng. - 6 ký tự nhóm 8: Phân tích ngân sách. - 3 ký tự nhóm cuối: Mã dự phòng. Bảng 1.1: Mẫu SốTài Khoản Của Công Ty Nhập Trên Phần Mềm 12
  15. 1.2.2.6 Mối quan hệ giữa bộ phận kế toán với các bộ phận khác. - Quan hệ với các phòng tổ chức hành chánh nhân sự: Chính sách lương thưởng, BHYT, BHXH và KPCĐ - Quan hệ với phòng mua hàng: Xây dựng hợp đồng mua bán, bên mua hàng kiểm tra giá lấy hóa đơn đỏ chuyển cho phòng kế toán - Quan hệ với phòng bán hàng: Lập bảng giá cung cấp cho bộ phận bán hàng. Nhận đơn đặt hàng chuyển phòng kế toán để đánh giá hóa đơn bán hàng. Kế toán theo dõi công nợ - Quan hệ với nhà máy: Căn cứ vào chứng từ xuất nguyên vật liệu- nhập thành phẩm theo dõi chi phí sản xuất phải trả nhà cung cấp nguyên vật liệu - Ban giám đốc: Cung cấp thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty, lợi nhuận của công ty - Quan hệ với phòng kho vận: xét duyệt đơn đặt hàng đề phòng kho vận làm căn cứ giao hàng cho khách hàng, thông tin xuất kho hàng bán. 1.2.2.7 Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán Hiện tại công ty đang sử dụng phần mềm ERP_Oracel vào công tác kế toán. ERP_Oracel là một giải pháp quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp. Bao gồm nhiều phân hệ khác nhau: Phân hệ tài chính kế toán, quản lý bán hàng, quản lý mua sắm, quản lý kho vật tư hàng hóa, quản lý nhân sự Trong đó tài chính kế toán là một phân hệ cốt lõi. Và bao gồm 5 phân hệ: 13
  16.  Quản lý Sổ cái tổng hợp (GL_ General Ledger) AR  Kế toán phải thu (AR_ Acount Receivable)  Kế toán phải trả ( AP_ Acount Payable)  Quản lý dòng tiền (CM_ Cash Management) AP GL CM  Quản lý tài sản cố định (FA_ Fixed Assets) Sơ Đồ :1.4 Mối quan hệ của 5 phân hệ kế toán FA Mỗi nhân viên kế toán làm việc trên máy tính riêng, chỉ làm được trên một phân hệ và chỉ được quyền truy cập vào phân hệ đó, không có quyền truy cập vào phân hệ khác. 14
  17. CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1 Những vấn đề chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1 Khái niệm cơ bản Hoạt động bán hàng: Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là quá trình doanh nghiệp chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm,hàng hóa cho người mua và thu tiền về , chuyển hóa vồn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị tiền tệ, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh. 2.1.2 Đặc điểm của quá trình bán hàng 2.1.2.1 Đặc điểm Quá trình bán hàng có thể chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cho khách hàng, giai đoạn này bên bán căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết giao hàng cho người mua. Giai đoạn này phản ánh một mặt quá trình vận động của hàng hóa nhưng chưa phản ánh được kết quả hoạt động kinh doanh vì chưa có cơ sở đảm bảo quá trình tiêu thụ được hoàn tất. Giai đoạn 2: Khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tiền hàng. Đây là giai đoạn hoàn tất quá trình tiêu thụ là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm. 2.1.2.2 Vai trò - Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn của đơn vị.Doanh thu bán hàng sẽ bù đắp được các chi phí bỏ ra đồng thời kết quả bán hàng sẽ quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Bán hàng góp phần năng cao năng suất lao động, phục vụ sản xuất, tiêu dùng và đời sống xã hội.Doanh nghiệp càng tiêu thụ càng nhiều hàng hóa thì sức mạnh của doanh nghiệp ngày càng tăng lên. - Bán hàng sẽ quyết định sự sống còn của doanh nghiệp, có bán được hàng thì doanh nghiệp mới có khả năng tái sản xuất. - Bán hàng góp phần điều hòa giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa tiền và hàng, 15
  18. giữa khả năng và nhu cầu Khâu bán hàng có vai trò vô cùng quan trọng, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều không thể thiếu đi chức năng này. 2.1.3 Phương thức bán hàng Phương thức bán hàng là cách thức doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu cho khách hàng và thu được tiền hoặc được quyền thu tiền về số sản phẩm,hàng hoá đã tiêu thụ. Doanh nghiệp có thể bàn hàng theo phương thức và hình thức khác nhau: 2.1.3.1 Bán buôn Bán buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị tổ chức kinh tế khách nhau nhằm mục đích chuyển bán hoặc tiêu dùng cho sản xuất. Sản phẩm hàng hóa bán buôn vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng vì vậy giá trị sử dụng của hàng hóa vẫn chưa được thực hiện. Hàng thường được bán với số lượng lớn. Ưu điểm: thời gian thu hồi vốn nhanh có điều kiện đẩy nhanh vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nhược điểm: Chi phí lớn tăng nguy cơ ứ đọng, dư thừa hàng hóa. Có hai hình thức bán buôn chủ yếu: - Bán buôn qua kho Là phương thức bán buôn hàng hóa mà trong đó hàng bán phải được xuất từ kho bảo quản của doanh nghiệp, trong phương thức này có 2 hình thức: Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này doanh nghiệp xuất kho hàng hóa, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển đến kho của bên mua hoặc địa điểm quy định trong hợp đồng.Hàng hóa chỉ được xác định là tiêu thụ khi nhận được giấy báo của bên mua là nhận được hàng và chấp nhận thanh toám hoặc có của ngân hàng bên mua đã thanh toán tiền hàng.Chi phí bán hàng do hai bên thỏa thuận, nếu doanh nghiệp chịu ghi vào chi phí bán hàng, nếu bên mua chịu thì phải thu tiền của bên mua. 16
  19. Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết, bên mua cử cán bộ đến nhận hàng tại kho của doanh nghiệp, khi nhận hàng xong, người nhận hàng ký nhận vào hóa đơn bán hàng và hàng đó được xác nhận là đã bán. - Bán buôn vận chuyển thẳng (đối với doanh nghiệp thương mại) Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sao khi mua hàng, nhận hàng mua không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức sau: Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (hình thức giao tay ba) Doanh nghiệp sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán. Sau khi giao nhận, đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhạn nợ, hàng được xác nhận đã bán. Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng Hàng hóa doanh nghiệp mua của nhà cung cấp không chuyển về nhập kho mà gửi đi bán thẳng. Hàng được gửi đi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi nhận được thông báo chấp nhận thanh toán khách hàng thì quyền sỡ hữu về hàng hóa mới được chuyển giao cho khách hàng, hàng hóa chuyển đi mới được xác nhận là đã bán. 2.1.3.2 Bán lẻ Bán lẻ là hình thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh tế.Hàng hóa bán lẻ đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dung, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa đã được thực hiện. Khối lượng hàng hóa lớn, khối lượng hàng bán nhỏ, hàng hóa phong phú về mẫu mã chủng loại và thường xuyên biến động theo nhu cầu của thị trường. Ưu điểm:Doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì vậy có thể nắm bắt thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng để đưa ra các biện pháp và phương án thích hợp. Nhược điểm:Khối lượng hàng hóa bán ra chậm làm doanh nghiệp thu hồi vốn chậm dẫn đến kho khăn trong việc xoay chuyển vốn. 17
  20. 2.1.4 Phương thức thanh toán Phương thức thanh toán Tiền mặt Hàng đổi hàng Chuyển khoản Hình thức thanh toán Trả trước Trả sau Sơ đồ 2.1: Sơ Đồ Phương Thức Thanh Toán Công ty áp dụng các hình thức thanh toán như: thanh toán bằng tiền mặt, qua ngân hàng bằng cách chuyển khoản, thanh toán chậm, thanh toán trước. - Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt hoặc theo phương thức hàng đổi hàng: việc giao hàng và thanh toán tiền hàng được thực hiện ở cùng một thời điểm và giao hàng ngày tại doanh nghiệp, do vậy việc bán hàng được hoàn tất ngay khi giao hàng và nhận tiền. Kế toán lập phiếu thu gồm: Liên 1: Lưu Liên 2: Giao cho khách hàng Liên 3: Dùng lưu nôi bộ - Thanh toán hàng đổi hàng: trường hợp này áp dụng khi người bán và người mua có quan hệ tính nhiệm với nhau.Theo định kỳ các bên tiến hành cung cấp hàng hóa dịch vụ cho nhau và thông qua ngân hàng về số dư nợ trên tài khoản của mình để ngân hàng bù trừ số chênh lệch. - Thanh toán qua ngân hàng: có hai hình thức: Thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua đã chấp nhận thanh toán, việc bán hàng được xem là đã được thực hiện, doanh nghiệp chỉ cần theo dõi việc thanh toán với người mua. Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản qua ngân hàng với điều kiện người mua có quyền từ chối không thanh toán một phần hoặc toàn bộ giá trị hàng mua do khối lượng hàng gửi đến cho người mua không phù hợp với hợp đồng về số 18
  21. lượng hoặc chất lượng và quy cách: hàng hóa được chuyển đến cho người ma nhưng chưa thể xem là bán hàng doanh nghiệp cần theo dõi tình hình chấp nhận hay không chấp nhận để xử lý trong thời hạn quy định đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp. - Thanh toán sau: Hình thức này có đặc trưng cơ bản là từ khi giao hàng tới lúc thanh toán hàng có một khoản thời gian nhất định (tùy thuộc vào hai bên mua, bán) - Thanh toán trước: Hình thức này là việc thanh toán phải được thực hiện trước khi giao hàng. 2.2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt đông kinh doanh 2.2.1 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh (XĐKQHĐKD) - Vai trò: Trong doanh nghiệp kế toán là công cụ quan trọng để quản lý sản xuất và tiêu thụ, thông qua số liệu của kế toán nói chung, kế toán bán hàng và kết quả hoạt động bán hàng nói riêng giúp cho doanh nghiệp và cấp có thẩm quyền đánh giá được mức độ hoàn thành của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành, tiêu thụ và lợi nhuận. Kế toán được coi như là công cu hữu hiệu, phục vụ công tác quản lý nói chung và công tác quản lý hàng hóa, bán hàng và xác định kết quả bán hàng nói riêng. Thông tin do kế toán cung cấp là cơ sở để các nhà quản lý nắm được tình hình quản lý hàng hóa trên hai mặt: hiện vật và giá trị. Tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng, chính sách giá cả hợp lý và đánh giá đúng đắn năng lực kinh doanh của doanh nghiệp thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Thông tin do kế toán cung cấp là căn cứ để đánh giá tính hiệu quả, phù hợp của các quyết định bán hàng đã được thực thi, từ đó phân tích và đưa ra các biện pháp quản lý, chiến lược kinh doanh, bán hàng phù hợp với thị trường tương ứng với khả năng của doanh nghiệp. - Nhiệm vụ: Để thực sự là công cụ hữu hiệu cho quá trình quản lý, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ phải thực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ sau: Tổ chức theo dõi, phản ảnh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm, hàng hóa theo chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các tài khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và chi phí của từng hoạt động trong 19
  22. S K L 0 0 2 1 5 4