Khóa luận Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hài súc sản Sài Gòn (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hài súc sản Sài Gòn (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_ke_toan_nhap_khau_hang_hoa_va_tieu_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hài súc sản Sài Gòn (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN GVHD: ThS. NGUYỄN THỊ LAN ANH SVTH: PHẠM HOÀNG MINH CHÂU MSSV: 12125139 S K L 0 0 4 5 9 6 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN SVTH: PHẠM HOÀNG MINH CHÂU MSSV: 12125139 KHÓA: 12 NGÀNH: KẾ TOÁN GVHD: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên – Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài Gòn đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành đề tài. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, những người đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tâp, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2016 Tác giả khóa luận Phạm Hoàng Minh Châu i
  4. TÓM TẮT Với những mục tiêu được đề ra trong đề tài nêu trên, thông qua quá trình nghiên cứu và thực hành em đã phần nào nắm bắt được quy trình thực hiện trong một hợp đồng nhập khẩu. Hiểu được sự quan trọng của kế toán trong việc ghi nhận công nợ, lưu trữ chứng từ cần thiết của hợp đồng. Trước khi có thể hiểu được công tác của bộ máy kế toán trong một hợp đồng nhập khẩu là như thế nào, em cũng tìm hiểu một cách tổng quan về công ty trước. Về lịch sử hình thành và phát triển từ những năm mới thành lập cho đến giai đoạn như hiện nay, chức năng và nhiệm vụ của tửng bộ phận, lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Trong đó, hoạt động chính của công ty cũng là nội dung cùa đề tài này là hoạt động nhập khẩu hàng hóa. Khi bước vào bất kì doanh nghiệp nào, muốn hiểu được cách thức thực hiện của công ty, trước hết em đã phải nắm được các khái niệm, nội dung cơ bản để góp phần giúp quá trình làm việc thuận lợi và trôi chảy hơn. Những cơ sở lý luận đó phải làm tiền đề bổ trợ cho công tác thực hiện sau này. Vào nội dung quan trọng nhất của đề tài là công tác kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu. Hợp đồng nhập khẩu bao gồm hợp đồng nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu ủy thác. Với mỗi hợp Phòng Kinh doanh sẽ tiến hành tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp với nhu cầu nhập khẩu và đi đến ký kết hợp đồng sau khi đã thỏa thuận hết các điều khoản. Theo như ngày hàng hóa về đến kho, kế toán sẽ lập phiếu nhập kho cho từng loại mặt hàng. Về phần tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu, nhân viên Phòng Kinh doanh sẽ tiếp tục tìm kiếm khách hàng có nhu cầu với lô hàng mà công ty đã nhập khẩu. Đặc biệt đối với hợp đồng nhập khẩu ủy thác, sau khi hàng đã về Cảng nhận hàng, công ty sẽ liên hệ với đơn vị ủy thác nhập khẩu để giao hàng cho đơn vị đó. Sau khi đã nắm được cách thức thực hiện của kế toán viên trong một hợp đồng nhập khẩu, dựa vào kiến thức và khả năng quan sát của bản thân em xin đưa ra một vài ý kiến được coi như ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện. Từ đó, đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu. ii
  5. SUMMARY With all the specific points concerning the above – mentioned subject matter in mind and based on what I have acquired from my own extensive research and various field trips, I have got hold of all the steps related to an import – export contract. Before getting an insight into the mechanism of an accounting department for acquiring an import – export contract, I have made an attempt to get an overview functions assigned to each department and their business lines, the import – export operations of which are what I have chosen to write on. To work as an intern in a business, in first place, I am supposed to grasp all of the notions and the man points that help facilitate the process. These have to work as the premise of any activities coming up afterwards. The most significant point of this research paper is commodity import accounting and imported commodity consumption accounting. Import contracts include direct import contracts and entrusted import contracts. For each contract, the Business Department will implement to research for the suitable suppliers that fit to the demand of import and continue to sign the contracts after making agreement about terms and conditions. After the goods have arrived at the warehouse, the accountant will receipt notes for each items. About the consumption of imported goods, Business Department Staffs will continue to search for customers who care about the shipments. Especially in the entrusted contracts, after receiving the shipments till then our company will contract the company which entrusted us to import the goods and deliver those goods to them. After getting hold of what an accountant is supposed to do with an import – export contract and based on my empirical knowledge, I wish to put forth some of my own opinions of the pros and cons of the procedure and then suggest some ways to improve the process of doing accounting in commodity import and consumption. iii
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BTC: Bộ Tài chính CIF: Cost, Insurance, Freight – Giao hàng tại cảng D/P: Document against Payment – Nhờ thu chứng từ DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước EEC: Thị trường Châu Âu FOB: Free on board – Miễn trách nhiệm tại trên boong tàu nơi đi GTGT: Giá trị gia tăng HĐNT: Hợp đồng ngoại thương ISBP: International Standard Banking Practice - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ KKTX: Kê khai thường xuyên L/C: Letter of Credit NĐ: Nghị định NĐT: Nhà đầu tư NK: Nhập khẩu NLĐ: Nhà lao động NN: Nhà nước PA: Phương án QĐ: Quyết định SP: Sản phẩm T/T: Telegraphic Transfer – Điện chuyển tiền TGGS: Tỷ giá giao sau TK: Tài khoản TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt UAE: United Arab Emirates – Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất iv
  7. UCP: Uniform Customs and Practice – Quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ XNK: Xuất nhập khẩu v
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý Sơ đồ 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán Sơ đồ 2.1. Trình tự thanh toán theo phương thức chuyển tiền Sơ đổ 2.2. Trình tự thanh toán theo phương thức thư tín dụng Sơ đồ 2.3. Trình tự thanh toán theo phương thức nhờ thu trơn Sơ đổ 2.4. Trình tự thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ Sơ đồ 3.1. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty ANIMEX Sài Gòn Sơ đồ 3.2. Sơ đồ quy trình kế toán nhập khẩu trực tiếp tại Công ty ANIMEX Sài Gòn Sơ đồ 3.3. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty ANIMEX Sài Gòn Sơ đồ 3.4. Sơ đồ quy trình kế toán nhập khẩu ủy thác tại Công ty ANIMEX Sài Gòn Sơ đồ 3.5.a. Sơ đồ quy trình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu Sơ đồ 3.5.b. Sơ đồ quy trình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu Sơ đồ 3.6.a. Sơ đồ quy trình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu Sơ đồ 3.6.b. Sơ đồ quy trình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu Sơ đổ 4.1. Hoàn thiện kế toán hàng gửi đi bán và hàng đang đi đường Sơ đồ 4.2. Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua và phân bổ hàng bán ra Sơ đổ 4.3. Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái vi
  9. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN 3 1.1. Thông tin chung về đơn vị 3 1.2. Quá trình hình thành và phát triển 3 1.3. Lĩnh vực hoạt động 4 1.4. Phương hướng phát triển của Công ty 5 1.5. Tổ chức quản lý 6 1.5.1. Sơ đồ tổ chức quản lý 6 1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban 7 1.6. Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán 8 1.6.1. Sơ đổ tổ chức bộ máy kế toán 8 1.6.2. Chức năng từng bộ phận 9 1.6.3 Trình tự ghi sổ kế toán 10 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VÀ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI 11 2.1. Đặc điểm hoạt động nhập khẩu hàng hoá có ảnh hưởng đến kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu 11 2.1.1. Khái niệm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 11 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 11 2.2. Đối tượng và điều kiện kinh doanh hàng nhập khẩu 12 2.2.1. Đối tượng có quyền kinh doanh nhập khẩu 12 2.2.2. Điều kiện để doanh nghiệp kinh doanh hàng nhập khẩu 12 2.3. Các phương thức nhập khẩu hàng hóa 12 2.3.1. Phương thức nhập khẩu trực tiếp 12 2.3.2. Phương thức nhập khẩu ủy thác 13
  10. 2.4. Các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu 13 2.4.1. Phương thức Chuyển tiền 13 2.4.2. Phương thức Thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) 14 2.4.3. Phương thức Nhờ thu (Collection of Payment) 16 2.5. Các chừng từ sử dụng trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 18 2.5.1. Các chứng từ bắt buộc trong hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 18 2.5.2. Các chứng từ thường có trong hợp đồng nhập khẩu hàng hóa 19 2.6. Đặc điểm tính giá hàng nhập khẩu 20 2.6.1. Xác định giá nhập kho hàng nhập khẩu 20 2.6.2. Xác định giá xuất kho hàng nhập khẩu 21 2.7. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa tại doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 23 2.7.1. Khái niệm phương pháp kê khai thường xuyên 23 2.7.2. Tài khoản và phương pháp kế toán sử dụng trong phương pháp kê khai thường xuyên 24 2.7.3. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp 25 2.7.4. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác 28 2.8. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu 30 2.8.1. Kế toán tiêu thụ hàng hóa theo phương pháp bán buôn hàng hóa. 30 2.8.2. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu theo phương thức bán lẻ 31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN 32 3.1. Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hóa tại Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài gòn 32 3.1.1. Các phương thức nhập khẩu hàng hóa và tài khoản sử dụng 32 3.1.2. Phương thức nhập khẩu trực tiếp 33 3.1.3. Phương thức nhập khẩu ủy thác 42 3.2. Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài gòn 51 3.2.1. Các phương thức tiêu thụ hàng nhập khẩu và tài khoản sử dụng . 51 3.2.2. Kế toàn tiêu thụ hàng nhập khẩu 52
  11. CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN 56 4.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 56 4.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán 56 4.1.2. Về hệ thống tài khoản sử dụng 57 4.1.3. Về hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán 58 4.1.4. Về hạch toán hàng tồn kho 58 4.1.5. Về sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu 59 4.1.6. Về công tác quản lý nghiệp vụ Xuất Nhập khẩu 59 4.1.7. Về công tác kế toán chi phí thu mua trong nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp 59 4.1.8. Những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và tổ chức xung quanh vấn đề Nhập khẩu hàng hóa 60 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài Gòn 60 4.2.1. Hoàn thiện kế toán hàng gửi đi bán và hàng mua đi đường 60 4.2.2. Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua và phân bổ hàng hóa bán ra 61 4.2.3. Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu 63 4.2.4. Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức xung quanh vấn đề XNK hàng hóa 64 4.2.5. Hoàn thiện về sổ chi tiết và bảng tổng hợp chi tiết nghiệp vụ tiêu thụ hàng nhập khẩu 65 4.2.6. Hoàn thiện công tác kế toán quản trị 66 KẾT LUẬN 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC 1 71 PHỤ LỤC 2 72 PHỤ LỤC 3 73
  12. LỜI NÓI ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Các mạch máu chủ yếu của thị trường toàn cầu là thương mại. Một nhân tố ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu đó là hoạt động xuất nhập khẩu. Tầm quan trọng của xuất nhập khẩu và các khái niệm liên quan bao gồm thâm hụt thương mại, cán cân thanh toán và các rào cản chính thức và không chính thức đối với thương mại. Cụ thể hơn thì hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hóa ra nước ngoài, trong khi hoạt động nhập khẩu là việc mua hàng hoá do nước ngoài sản xuất tại thị trường trong nước của người mua. Xuất khẩu và nhập khẩu sẽ giúp phát triển nền kinh tế quốc gia và mở rộng thị trường toàn cầu. Mỗi quốc gia đang có những thuận lợi nhất định trong các nguồn lực và kỹ năng. Một số quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên như nhiên liệu hóa thạch,gỗ , đất màu mỡ hoặc kim loại quý và khoáng chất, trong khi các nước khác có tình trạng thiếu thốn nguồn lực về nhiều mặt. Ngoài ra, một số quốc gia có cơ sở hạ tầng phát triển cao, hệ thống giáo dục và thị trường vốn mà cho phép họ tham gia vào sản xuất và công nghệ đổi mới phức tạp, trong khi nhiều quốc gia không có được những thuận lợi tương tự. Hoạt động nhập khẩu là rất quan trọng cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng cá nhân. Vẫn còn rất nhiều quốc gia thường cần phải nhập khẩu những mặt hàng hoặc là không có sẵn trong nước hoặc có sẵn rẻ hơn ở nước ngoài. Các nước đó sẽ thường xuyên nhập khẩu hàng hoá dựa theo tiêu chí lựa chọn sự hiệu quả hơn và rẻ hơn mà được sản xuất bởi một nước khác, theo đó tập trung vào sản xuất và xuất khẩu các hàng hóa mà nước đó vượt trội hơn trong sản xuất. Người tiêu dùng cá nhân cũng được hưởng lợi từ các sản phẩm sản xuất trong nước với linh kiện nhập khẩu cũng như các sản phẩm khác được nhập khẩu vào nước. Thông thường, các sản phẩm nhập khẩu cung cấp một mức giá tốt hơn hoặc nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, giúp gia tăng mức sống của họ. Qua đó, một doanh nghiệp chuyên về xuất nhâp khẩu muốn đạt được hiệu quả trong kinh doanh cần nắm được nhu cầu của người tiêu dùng cũng như cần có sự quản lý, điều tiết phù hợp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Góp phần rất quan trọng cho doanh nghiệp đó là bộ máy kế toán tài chính. Vậy kế toán tài chính là gì? Nó là một khái niệm mà thông tin về một doanh nghiệp được truyền đạt đến các bên quan tâm , để họ có thể biết về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Hầu hết các nhà đầu tư , dựa trên các tài khoản tài chính , có thể xem xét triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp. Yếu tố quan trọng nhất, khi thảo luận về kế toán tài chính, là khả năng cung cấp thông tin. Điều này là rất quan trọng trong thế giới kinh doanh ngày nay, nếu không có thông tin này, các nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định liên quan trong việc kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán nhập khẩu hàng hóa nên em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa 1
  13. nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hài súc sản Sài Gòn” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. II. Mục tiêu nghiên cứu . Mục tiêu tổng quát - Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung tìm hiểu nhiệm vụ, quy trình của kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài Gòn. . Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại công ty. - Đánh giá ưu, nhược điểm của công tác kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu. - Để xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu. III. Phương pháp nghiên cứu - Quan sát, học tập theo cách thức và quy trình làm việc của các cô chú, anh chị trong phòng. Từ đó, áp dụng những kiến thức đã được học vào công việc đã được giao tại công ty. - Thu thập thông tin, số liệu, chứng từ, sổ sách để minh họa cho bài báo cáo tại Phòng Tài chính – Kế toán. - Ngoài ra, tham khảo thêm các nội dung, thông tin trên các trang web. IV. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài Gòn trong năm 2015. V. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần được trình bày như sau: . Phần mở đầu: Sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vị nghiên cứu, kết cấu đề tài. . Phần nội dung: Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài Gòn. Chương 2: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu trong các doanh nghiệp kinh doanh thương mai. Chương 3: Thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hải súc sản Sài Gòn. Chương 4: Hoàn thiện kế toán nhập khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Nông hài súc sản Sài Gòn. . Phần kết luận: Tài liệu tham khảo Phụ lục 2
  14. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẨN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN 1.1. Thông tin chung về đơn vị - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN. - Tên quốc tế: ANIMEX SAIGON JOINT STOCK COMPANY. - Tên giao dịch: ANIMEX SAIGON. - Trụ sở chính tại: 89A Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM. - Chi nhánh tại: 36 Vườn Lài, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP.HCM. - Mã số thuế: 0303 207 388 do Sở KHĐT HCM cấp lần đầu ngày 12/02/2004, thay đổi lần 10 ngày 10/06/2013. - Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103 022 169 ngày 12/03/2004 và đăng ký thay đổi đến lần thứ 12 ngày 15/09/2014 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tp. HCM. - Hình thức sở hữu vốn : Vốn cổ phần. - Đại diện pháp luật: Lê Trí Vĩnh. - Điện thoại: +84839304413 - +84839303507 - Website: animexsg@hcm.vnn.vn - Email: animexsg@hcm.vnn.vn 1.2. Quá trình hình thành và phát triển - Năm thành lập: Chuyển thể từ DNNN Công Ty XNK Súc Sản, Già cầm I - (thành lập năm 1993), cổ phần hóa năm 2004. - Năm 1985: Thành lập Chi nhánh Tổng Công ty Súc sản Gia cầm tại TP.HCM- Tên viết tắt ANIMEX SAIGON theo quyết định số 362 NN-TCCB-QĐ ngày 02/11/1985 và theo NĐ số 08/HĐBT ngày 14/01/1985 của Hội đồng Bộ trưởng v/v thành lập Tổng Công ty ANIMEX thuộc Bộ Nông nghiệp. - Năm 1988: Tại QĐ số 93/NN-TCCB-QĐ ngày 7/3/1988 đơn vị chuyển thừ Chi nhánh Tổng Công ty XNK Súc sản Gia cầm tại TP.HCM thành Công ty XNK Súc sản Gia cầm I – Animex SaiGon trực thuộc Tổng Công ty XNK Súc sản & Gia cầm, hạch toán độc lập. - Năm 1993: DNNN thành lập theo Nghị định 388 của Chính phủ, Công ty hạch toán độc lập và là thành viên Tổng Công ty Animex (tại QĐ số 177 NN-TCCB- QĐ ngày 04/03/1993) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm. - Năm 1996: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam – Vinalivesco (theo QĐ số 862 NN-TCCB/QĐ ngày 21/06/1996) với thành phần chủ yếu là Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Súc sản Gia cầm Việt Nam (Animex). Animex SaiGon hoạt động với tư cách là DNNN, thành viên hạch toán độc lập và giữ nguyên tên gọi trong thành phần Tổng Công ty Vinalivesco. 3
  15. - Năm 2003: Tại quyết định 4771/QĐ/BNN-TCCB ngày 24/10/2003 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chuyển doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Súc sản Gia cầm I thành Công ty cổ phần. - Tháng 12/2003: Hoàn tất tiến trình chuyển từ DNNN sang Công ty cổ phần, với tên gọi mới là CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG HẢI SÚC SẢN SÀI GÒN (ANIMEX SAIGON). - Ngày 12/03/2004: được Sở Kế hoạch & Đầu tư TP.HCM cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Vốn điều lệ ban đầu là 12 tỷ đồng. Mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100.000 đ. - Tháng 08/2007 – Tăng vốn điều lệ từ 12 tỷ lên 24 tỷ đồng. - Tháng 4/2008 – Tăng vốn điều lệ từ 24 tỷ lên 36 tỷ đồng. - Tháng 7/2008 : Thực hiện thủ tục chuyển đổi mệnh giá cổ phiếu - từ 100.000đ/ cổ phiếu sang 10.000 đ/ cổ phiếu. - Thá ng 01/2015: Tăng vốn điều lê ̣ từ 36 tỷ lên 45 tỷ đồng. 1.3. Lĩnh vực hoạt động - Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nghiệp ngày 15/09/2014 thì hoạt động chính của công ty là: - Thu mua nông, lâm, hải sản. - Xuất khẩu: Nông sản (gạo, sắn lát vào thị trường EEC theo quy chế riêng), thủy sản các loại và súc sản, gia cầm. - Nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, vật tư, giống gia súc, gia cầm, thuốc thú ý (được Nhà nước cho phép) phục vụ sản xuất các sản phẩm xuất khẩu nêu trên. - Xuất khẩu lông vũ, xương súc vật, da và sừng trâu bò, nông sản, hải sản, rau quả tươi, thực phẩm chế biến, quần áo may sẵn và hàng công nghệ phẩm bách hóa. - Nhập khẩu thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, thực phẩm và thực phẩm chế biến và nguyên liệu, phụ liệu, phục vụ chế biến thực phẩm, vật liệu xây dựng và hàng trang trí nội thất, hàng tiêu dùng thiết yếu theo Quy định của Bộ Thương mại. - Sản xuất, mua bán thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản (trừ chế biến thực phẩm tươi sống tại trụ sở). - Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng; - Kinh doanh nhà. - Mua bán vật tư, thiết bị viễn thông, máy điện thoại, tổng đài điện thoại, cấp đồng, cáp quang, các loại dây điện thoại, các loại vật tư, phụ kiện điện – điện tử. - Đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư. - Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản (trừ chế biến thực phẩm tươi sống tại trụ sở). - Bán lẻ thực phẩm. - Buôn bán thực phẩm, buôn bán đồ uống, bán lẻ đồ uống (không kinh doanh dịch vụ ăn uống). 4
  16. 1.4. Phương hướng phát triển của Công ty - Trên cơ sở hoạt động trong lĩnh vực XNK cũng như thực trạng của Công ty trong những năm qua và cùng với các phương hướng phát triển để đứng vững trên thị trường quốc tế. Trong thời gian tới, Công ty đề ra một số mục tiêu cần đạt được: - Huy động vốn của các cổ đông, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. - Thay đổi phương thức làm việc và quản lý nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy Công ty phát triển, nâng cao thu nhập cho người lao động cũng như lợi tức cho các cổ đông của Công ty. Đảm bảo hài hòa lợi ích: NN – DN – NĐT – NLĐ. - Mở rộng hợp tác với các đối tác mới, mở rộng thị trường XNK để đảm bảo tính chủ động cho Công ty trên thị trường. - Nâng cao trị giá sản phẩm để giữ những mối quan hệ hợp tác quen thuộc và lâu năm đồng thời tìm kiếm, nắm bắt các thông tin ngoại giao để Công ty biết được đâu là thị trường tiềm năng mà mình cần khai thác. - Nổ lực nâng cao chất lượng hàng hóa và chi phí giao dịch để tạo lợi thế cạnh tranh. - Chú trọng nâng cấp kho xưởng, cơ sở vật chất, máy móc, thiết bị đủ tiêu chuẩn và được chứng nhận từ phía Cơ quan chức năng. - Tiếp tục duy trì, đảm bảo uy tín từ các ngân hàng, các quỹ quốc tế để tạo được ấn tượng lẫn sự tin cậy cho đối tác kinh doanh mới. 5
  17. 1.5. Tổ chức quản lý 1.5.1. Sơ đồ tổ chức quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG CÔNG TÀI CHI KINH TY TV TY TV CHÍNH NHÂN NHÁN DOAN TRẦN ANAR KẾ SỰ H TÂN H ĐỀ (đã GO (đã TOÁN giải thể) PHÚ giải thể) Chú thích: : Chỉ đạo trực tiếp : Kiểm tra, giám sát : Quan hệ liên kết Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý 6
  18. 1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban 1.5.2.1. Chức năng Công ty ANIMEX được thành lập với chức năng chính là kinh doanh XNK các mặt hàng nông, hải sản, nguyên liệu, vật tư thuộc ngành nông nghiệp. Các mặt hàng kinh doanh chính của Công ty bao gồm: - Đối với xuất khẩu: Công ty chỉ tập trung chủ yếu vào các mặt hàng nông, hải sản như: Cá tẩm, Cá trích, Cá bò, Cá Đuối (Nhật), Tiêu (UAE), Điều (UAE, Pakistan), Cà phê (Mỹ, Germany, UAE), Gạo (Philippine). - Đối với nhập khẩu: Mặt hàng nhập khẩu bao gồm các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như Bắp hạt, Bã cải (Ấn Độ), Thịt gà, Thịt bò (Mỹ), Sushi (Thái), Khô đậu nành (UAE), Bã cọ (Indonesia, Malaysia), Bã dừa (Philippin), Lúa mỳ (Singapore). - Thị trường nội địa: Công ty có sản xuất phân bón và một số các mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như Mỳ lát, Mỳ cục, Bắp hạt, Bột cá. 1.5.2.2. Nhiệm vụ từng phòng ban Bộ phận kinh doanh: - Tham mưu với Tổng Giám đốc định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh. - Lập các hợp đồng mua bán, báo giá sản phẩm, làm thủ tục chứng từ, đảm bảo thủ tục hợp lệ để giao nhận hàng hóa.Đại diện Công ty đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh doanh. Thay mặt Công ty trong việc giao dịch với khách hàng. - Chịu trách nhiệm với từng phương án kinh doanh, tổ chức giải quyết kịp thời, linh hoạt, khéo léo các yêu cầu của khách hàng. - Có nhiệm vụ làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan như Cơ quan Hải quan, Bộ Công thương, Ngân hàng, Trung tâm kiểm định chất lượng hàng hóa. - Phối hợp với các bộ phận như Kế toán,Nhân sự, nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. - Cuối cùng, đánh giá tình hình kinh doanh của Công ty, lập các kế hoạch kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì khách hàng hiện tại, đồng thời lập kế hoạch triển khai để khai thác những khách hàng tiềm năng mới. Bộ phận Hành chính Nhân sự: - Nghiên cứu, hoạch định việc tuyển dụng nhân sự, đào tạo, quản lý mọi nhân sự và đưa ra các chính sách hỗ trợ, lương bổng cho nhân viên. - Đồng thời tạo ra các cơ hội gắn kết các thành viên với nhau thông qua các hoạt động giao lưu, du lịch. Bộ phận Tài Chính Kế toán: - Ghi chép đầy đủ hệ thống chứng từ và số liệu sổ sách chứng từ theo quy định pháp luật, phản ánh chân thực, chính xác các số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tổ chức thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp vào Ngân sách Nhà nước theo quy định pháp luật. - Phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi, lợi nhuận trong quá trình hoạt động của Công ty. 7
  19. 1.6. Tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán 1.6.1. Sơ đổ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tiền mặt Kế toán hàng hóa Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán ngân hàng Kế toán công nợ hànghàng Kế toán cửa hàng 36 Phòng TC – Kế toán Vườn Lài ANIMEX Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 8
  20. 1.6.2. Chức năng từng bộ phận Kế toán trưởng: Theo dõi hoạt động của phòng kế toán, tổ chức hạch toán đúng chế độ và quy định của Nhà nước, tổ chức việc ghi chép công tác kế toán, thống kê, lập báo cáo, phân tích hoạt động kinh doanh nhằm giúp Tổng Giám Đốc vạch ra phương hướng chỉ đạo điều hành hoạt động công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc về hoạt động của phòng kế toán. Kế toán tiền mặt và kế toán ngân hàng: - Lập phiếu thu chi dựa vào các chứng từ hợp lệ, theo dõi các khoản tạm ứng, thu hồi tạm ứng, kiểm tra nhật ký tiền mặt, nhật ký thanh toán tạm ứng và thanh toán lương cho nhân viên theo quyết định của phòng nhân sự. - Theo dõi các tài khoản liên quan: tiền gửi, các khoản vay, báo có, báo nợ, mở L/C thanh toán quốc tế, thực hiện các giao dịch ngân hàng. Kế toán hàng hóa công nợ: - Ghi chép và phản ánh kịp thời tình hình lưu chuyển hàng hóa của công ty, cuối tháng kết chuyển giá vốn hàng bán, lập bảng xuất nhập tồn các mặt hàng. - Cập nhật và báo cáo các công nợ phải thu, nhắc nhở khách hàng trả nợ khi sắp đến hạn thanh toán, báo cáo các khoản nợ còn tồn đọng hàng tuần, đánh giá khả năng thu hồi nợ quá hạn để lập dự phòng, theo dõi công nơ cuối năm lập biên bảng xác nhận công nợ của từng khách hàng. Kế toán tổng hợp: Kiểm tra tính đúng đắn và hợp lý, hợp lệ của tất cả các chứng từ ghi chép hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty, do bộ phận kế toán chi tiết đã thực hiện. Xác định lãi lỗ, lập báo cáo tài chính quý, năm nộp lên cấp trên theo quy định, theo dõi tài sản của công ty. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi các chừng từ hợp lệ và bảo quản tiền mặt tại đơn vị. 9
  21. 1.6.3. Trình tự ghi sổ kế toán CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BẢNG KÊ NHẬT KÝ – SỔ, THẺ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CHI TIẾT CHUNG SỔ CÁI BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT BÁO CÁO TÀI CHÍNH Chú thích: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra: Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán 10
  22. S K L 0 0 2 1 5 4