Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy may 3 của Công ty cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy may 3 của Công ty cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_hang_ton_kho_tai_nha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy may 3 của Công ty cổ phần May Việt Thắng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI NHÀ MÁY MAY 3 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Như Ý MSSV: 13124124 Lớp: 131242B Khóa: 2013 Hệ: Đại học chính quy SKL 0 0 4 8 7 0 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI NHÀ MÁY MAY 3 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Như Ý MSSV: 13124124 Lớp: 131242B Khóa: 2013 Hệ: Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2017
  3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến quý thầy cô trong khoa Kinh Tế của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đã dìu dắt, dạy dỗ, trau dồi cho em nguồn kiến thức không những về lĩnh vực Kinh Tế - Tài Chính mà còn cả kiến thức về đời sống, về đạo đức. Tất cả những điều đó giúp em có một nền tảng hiểu biết để thực hiện bài Khóa luận tốt nghiệp lần này và hơn thế nữa những điều đó còn là hành trang cho em khi em bước vào con đường của công việc sau này. Đặc biệt, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy ThS. Nguyễn Khắc Hiếu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Giám đốc, tất cả anh chị các phòng ban trong nhà máy may 3, công ty Cổ phần May Việt Thắng đã tạo điều kiện cho em được thực tập ở nhà máy và nhiệt tình hướng dẫn em trong công việc. Trên hết, để có thể hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp lần này là nhờ sự nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ rất nhiều của Anh Dương Quốc Niệm - Trưởng bộ phận Kế hoạch của nhà máy may 3, em xin được gửi lời cám ơn sâu sắc đến anh. Vì sự hiểu biết và kiến thức của bản thân còn hạn hẹp, nên trong quá trình thực tập và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này, em không thể tránh được những sai sót, nên kính mong quý thầy cô và anh chị trong công ty đóng góp ý kiến để em có thể rút ra những bài học kinh nghiệm sau này. Cuối cùng, em xin gửi đến quý thầy cô cùng Giám đốc và tất cả anh chị các phòng ban trong nhà máy may 3 lời chúc sức khỏe, luôn gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn. ii
  5. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG STT Từ viết tắt Nghĩa 1. CNTT Công nghệ thông tin 2. CSDL Cơ sở dữ liệu 3. DN Doanh nghiệp 4. KCS Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm 5. KD Kinh doanh 6. NPL Nguyên phụ liệu 7. NVL Nguyên vật liệu 8. PM Phần mềm 9. PO Purchase Order: Đơn mua hàng 10. QA Quality Assurance: Bộ phận đảm bảo chất lượng 11. QC Quality Control: Bộ phận quản lý chất lượng 12. SP Sản phẩm 13. SX Sản xuất 14. TSCĐ Tài sản cố định iii
  6. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1: Doanh thu của nhà máy may 3 trong giai đoạn 2014-2016 10 Bảng 3.1: Bảng báo cáo tình hình Nhập - xuất - tồn của kho nguyên liệu nhà máy 3 trong giai đoạn từ 10/2016 đến 12/2016 30 Bảng 3.2: Bảng báo cáo nhập - xuất - tồn của kho phụ liệu nhà máy may 3 trong giai đoạn từ 10/2016 - 12/2016. 34 Bảng 3.3: Bảng báo cáo nhập - xuất - tồn của kho thành phẩm nhà máy may 3 trong giai đoạn từ 10/2016 - 12/2016. 36 Bảng 3.4: Bảng báo cáo xuất - nhập - tồn công cụ - dụng cụ của nhà máy may 3 giai đoạn 10/2016 - 12/2016. 39 Bảng 3.5: Bảng chi phí tồn kho của nhà máy may 3 giai đoạn 10/2016 - 12/2016 40 Bảng 4.1: Bảng mô tả yêu cầu quy trình cấp phát vật tư 53 Bảng 4.2: Bảng mô tả yêu cầu quy trình nhập kho 54 Bảng 4.3: Bảng mô tả yêu cầu quy trình nhập kho thành phẩm 56 Bảng 4.4: Bảng kế hoạch về kế hoạch thời gian thực hiện dựa án 57 Bảng 4.5: Bảng chi phí dự kiến của dự án ERP 59 Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện dự án 60 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần May Việt Thắng 5 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy may 3 7 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bố trí mặt bằng nhà máy may 3 22 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình SX quần khaki tại nhà máy 3 24 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ hoạch định nhu cầu nguyên phụ liệu nhà máy may 3 28 Sơ đồ 4.1: Tổ chức dự án của công ty Cổ phần May Việt Thắng 48 Sơ đồ 4.2: Tổ chức dự án của công ty FAST 50 Sơ đồ 4.3: Sơ đồ gantt lịch trình triển khai dự án 58 iv
  7. DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Hình mô tả hệ thống ERP 18 Hình 3.1: Minh họa bảng kế hoạch SX chuyền may tháng 3 năm 2017 27 Hình 3.2: Bảo quản vải ở kho nguyên liệu 31 Hình 3.3: Bảng hiển thị thông tin của kệ hàng ở kho nguyên liệu 31 Hình 3.4: Bảo quản vải tồn ở kho nguyên liệu 32 Hình 3.5: Bảng Trim Card 33 Hình 3.6: Bảng tác nghiệp nguyên phụ liệu 33 Hình 3.7: Phụ liệu thanh lý #2605 cho Công ty may Nhà Bè 33 Hình 3.8: Lô hàng bị trả về do bị lỗi chỉ thừa và lỗi túi 35 Hình 3.9: Minh họa bảng tác nghiệp sơ đồ của nhân viên kế hoạch nhà máy may 3 37 Hình 3.10: Sơ đồ được giác trên máy tính của nhân viên phòng Kỹ Thuật. 37 Hình 3.11: Minh họa bảng theo dõi hiệu suất chuyền 1 ngày 24, 25, 27 tháng 3 năm 2017 của nhà máy may 3 38 Hình 4.1: Vải không gọn, bị rũ xuống sàn ở tổ cắt 44 Hình 4.2: Vệ sinh ở khâu hoàn tất còn chưa tốt 44 DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng kế hoạch SX mã hàng SWBS7024 67 Phụ lục 2: Bảng cân đối Nguyên phụ liệu cho mã hàng SWBS7024—BK1733 69 Phụ lục 3: Phiếu nhập vật tư 70 Phụ lục 4: Phiếu kiểm vải 71 Phụ lục 5: Phiếu cấp phát vật tư kho nguyên liệu của nhà máy may 3 72 Phụ lục 6: Phiếu xuất vật tư 73 v
  8. MỤC LỤC CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục tiêu nghiên cứu 2 Phương pháp nghiên cứu 2 Phạm vi và thời gian nghiên cứu 2 Bố cục của đề tài 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 3 1.1. Tổng quan về công ty 3 1.2. Sự hình thành và phát triển 4 1.2.1. Lịch sử hình thành 4 1.2.2. Quá trình phát triển 4 1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty 5 1.3.1. Cơ cấu tổ chức 5 1.3.2. Bộ máy quản lý của công ty 5 1.4. Mặt hàng SX và cung ứng SP 6 1.4.1. Mặt hàng SX 6 1.4.2. Cung ứng SP 7 1.5. Tổng quan về nhà máy may 3 7 1.5.1. Cơ cấu tổ chức 7 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận tại nhà máy 8 1.6. Doanh thu của nhà máy may 3 trong giai đoạn 2014 - 2016 10 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG TỒN KHO VÀ QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO 11 2.1. Một số khái niệm cơ bản 11 2.1.1. Nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ 11 vi
  9. 2.1.2. Thành phẩm và bán thành phẩm 12 2.2. Hàng tồn kho 12 2.2.1. Khái niệm 12 2.2.2. Phân loại hàng tồn kho 12 2.2.3. Lợi ích 12 2.3. Quản trị hàng tồn kho 13 2.3.1. Khái niệm 13 2.3.2. Chức năng 13 2.3.3. Vai trò 13 2.3.4. Nội dung 14 2.3.4.1. Chi phí tồn kho 14 2.3.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị hàng tồn kho 15 2.3.4.3. Hệ thống kiểm soát tồn kho 15 2.4. Khái quát về quy trình quản lý hàng tồn kho 16 2.4.1. Khái niệm 16 2.4.2. Quy trình quản lí hàng tồn kho 17 2.5. Hệ thống quản lý tổng thể DN ERP 17 2.5.1. Khái niệm 18 2.5.2. Tính phân hệ của phần mềm ERP 19 2.5.3. Chức năng của ERP 19 2.5.4. Ưu - Nhược điểm của ERP 20 2.5.4.1. Ưu điểm 20 2.5.4.2. Nhược điểm 20 2.5.5. Lợi ích khi sử dụng ERP 20 2.5.5.1. Đối với bản thân DN 20 vii
  10. 2.5.5.2. Đối với nhà quản lý 20 2.5.5.3. Đối với các nhà phân tích - nhân viên 21 2.5.6. Khó khăn khi áp dụng ERP 21 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO TẠI NHÀ MÁY 3 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 22 3.1. Bố trí mặt bằng của nhà máy may 3 22 3.2. Máy móc, thiết bị, công nghệ 23 3.3. Quy trình SX 24 3.4. Thực trạng quản lý nguyên phụ liệu và tồn kho nguyên phụ liệu 26 3.4.1. Hoạch định nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu 27 3.4.2. Kho nguyên liệu 29 3.4.2.1. Thực trạng quản lý kho nguyên liệu 29 3.4.2.2. Tình hình xuất nhập tồn kho nguyên liệu (Từ 10/2016 đến 12/2016) 30 3.4.2.3. Bảo quản và cấp phát nguyên liệu 30 3.4.3. Kho phụ liệu 32 3.4.3.1. Thực trạng quản lý kho phụ liệu 32 3.4.3.2. Tình hình xuất nhập tồn kho phụ liệu (từ 10/2016 - 12/2016) 34 3.4.3.3. Bảo quản và cấp phát phụ liệu 34 3.4.4. Kho thành phẩm 35 3.4.4.1. Thực trạng quản lý kho thành phẩm 35 3.4.4.2. Tình hình xuất nhập tồn kho thành phẩm (Từ 10/2016 - 12/2016) 36 3.4.4.3. Bảo quản thành phẩm 36 3.4.5. Thực trạng về việc tồn bán thành phẩm 36 3.4.5.1. Tồn bán thành phẩm ở tổ cắt 36 3.4.5.2. Tồn bán thành phẩm trên chuyền 38 viii
  11. 3.4.6. Tình hình xuất - nhập - tồn công cụ - dụng cụ 39 3.4.7. Chi phí tồn kho 40 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ 41 4.1. Nhận xét 41 4.1.1. Ưu điểm 41 4.1.2. Hạn chế 42 4.2. Giải pháp 45 4.2.1. Áp dụng phần mền ERP để nâng cao hiệu quả hoạch định sản xuất, quản lý và bảo quản nguyên phụ liệu. 45 4.2.2. Một số giải pháp khác 62 KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 PHỤ LỤC 67 ix
  12. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu CHƯƠNG MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Chính vì vậy, các công ty dệt may đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Không những thế, đất nước ta đang trong tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập với kinh tế thế giới, điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước đem SP của mình ra thị trường thế giới, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm SX từ các nước bạn, cũng như tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ trong việc giao thương, mua bán. Tuy nhiên các công ty cũng phải chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt không những ở thị trường thế giới mà còn ở thị trường trong nước. Với sự cạnh tranh khốc liệt đó, đòi hỏi các công ty phải làm thế nào để đứng vững, đồng thời, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng với chất lượng SP cao và giá cả hợp lí. Để thực hiện được việc đó, doanh nghiệp không những đề ra những chiến lược KD phù hợp mà còn phải quản lý, giám sát thật tốt quá trình hoạt động KD của mình. Một trong những vấn đề gây khá nhiều khó khăn cho các nhà quản trị trong việc đảm bảo quá trình SX ổn định đó là công tác quản trị hàng tồn kho. Hàng tồn kho là một bộ phận của vốn lưu động và nó chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Công tác quản trị hàng tồn kho có nhiệm vụ duy trì lượng hàng tồn kho hợp lý nhằm phục vụ cho quá trình SX diễn ra ổn định, không bị gián đoạn cũng như đảm bảo lượng hàng cung cấp cho thị trường. Công ty Cổ phần May Việt Thắng là một công ty nhà nước chuyên SX các mặt hàng may mặc và thời trang, riêng nhà máy may 3 chuyên may, gia công quần tây xuất khẩu. Việc hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho là một trong những mối quan tâm của nhà máy, nhằm đảm bảo nguyên liệu, phụ liệu để đáp ứng nhu cầu SX. Nhận thức được tầm quan trọng của hàng tồn kho, điều này đã thôi thúc tôi tìm hiểu về vấn đề này. Vì vậy, tôi chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy may 3 của Công ty cổ phần May Việt Thắng” làm đề tài khóa luận của mình. SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 1
  13. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu  Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng quản trị hàng tồn kho tại nhà máy may 3 của công ty Cổ phần May Việt Thắng. - Đánh giá, nhận xét công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy may 3 - Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy may 3.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài từ giáo trình, sách để nắm rõ về lý thuyết quản trị hàng tồn kho nhằm tạo kiến thức nền về đề tài. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Hỏi trực tiếp người hướng dẫn thực tập cũng như các anh chị làm công việc liên quan để giải đáp thắc mắc và cung cấp thông tin, dữ liệu phục vụ cho đề tài. - Phương pháp phân tích, thống kê: được sử dụng để phân tích tình hình quản trị hàng tồn kho để có cái nhìn tổng quát về công ty mà đưa ra các nhận xét và đề ra các giải pháp thích hợp.  Phạm vi và thời gian nghiên cứu Bài khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện vào ngày 08/05/2017 đến 17/06/2017 dựa trên cơ sở bài báo cáo thực tập được thực hiện trong phạm vi tại nhà máy may 3 của công ty Cổ phần May Việt Thắng từ ngày 15/2/2017 đến 7/4/2017.  Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận gồm 4 chương: Chương 1: Giới thiệu về Công ty Cổ phần May Việt Thắng Chương 2: Cơ sở lý luận về hàng tồn kho và quản trị hàng tồn kho Chương 3: Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại nhà máy 3 của Công ty Cổ phần May Việt Thắng Chương 4: Giải pháp - Kiến nghị SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 2
  14. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1.1. Tổng quan về công ty Theo trang Web Vietthang (2017) cung cấp những thông tin sau: - Tên Công ty : Công Ty Cổ phần May Việt Thắng. - Tên giao dịch : VIET THANG GARMEN JOIN STOCK COMPANY - Tên viết tắt : VIGACO - Logo : Tiền thân của Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng là khối May trực thuộc Công Ty Dệt - Việt Thắng, được tách theo chủ trương cổ phần hoá các công ty nhà nước của Chính Phủ và Bộ Công Nghiệp. Hiện nay thuộc tập đoàn Dệt - May Việt Nam. - Chính thức hoạt động: 01/01/2006 - Được thành lập theo: QĐ số 2460/QĐ-TCCB ngày 17/09/2004 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp. - Giấy phép KD: Số 4103 004 063 Cấp ngày 22/11/2005 do Sở kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp. - Mã số thuế: 0 304 163 091 - Vốn điều lệ: 16 tỷ VNĐ - Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, Tp.HCM. - Điên thoại: (84-83) 8 975 641- 8 975 642 – 8 963 283 - Fax: (84-83) 8 961 703 - Email: vietthang@hcm.vnn.vn - Website: www.vietthangcom.vn - Lĩnh vực KD của công ty là SX, KD và xuất khẩu hàng dệt may thời trang. - Công ty hiện có gần 2.000 lao động, được phân bổ tại văn phòng công ty và nhà máy: May 1, May 3, May 5 và trong năm 2008 công ty đã đầu tư mở rộng thêm nhà máy May 7, hoạt động chính thức vào tháng 6 năm 2008. SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 3
  15. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu 1.2. Sự hình thành và phát triển Theo trang Web Vietthang (2017), sự hình thành và phát triển của công ty trải qua các giai đoạn: 1.2.1. Lịch sử hình thành Năm 1962, công ty chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Việt - Mỹ kỹ nghệ dệt sợi công ty (VIMYTEXT), chuyên SX sợi - dệt và in nhuộm hoàn tất. Năm 1975, công ty được quốc hữu hoá và đổi tên thành “ Nhà Máy dệt Việt Thắng”. Năm 1990, Bộ Công nghiệp ra quyết định số 159/TCTD thành lập nhà máy liên hiệp dệt may Việt Thắng với tên giao dịch là VICOTEX (Viet Thang Textile Company). Năm 2000, công ty được cấp giấy chứng nhận ISO 9002 về quản lý chất lượng. Năm 2002, công ty là công ty quốc doanh đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14000 về hệ thống quản lý môi trường. Năm 2003, công ty được cấp chứng chỉ SA – 8000 về trách nhiệm xã hội. Ngày 22/11/2005, Bộ Công Nghiệp và Tập Đoàn Dệt - May Việt Nam chủ trương cổ phần hoá một số nhà máy may của công ty Công ty Cổ Phần May Việt Thắng đã ra đời. 1.2.2. Quá trình phát triển Cuối năm 2005, thời điểm tiếp nhận, công ty có khoảng 1.000 công nhân, phân bố 4 nhà máy và văn phòng công ty. Do ảnh hưởng bởi tình hình biến động chung về lao động và thị trường, cũng như tổ chức nội bộ của các nhà máy, công ty đã quyết định sáp nhập hai nhà máy là Trung Tâm Thời Trang và nhà máy May 3 cũ thành nhà máy May 3 mới. Như vậy, thời điểm thành lập quy mô của công ty bao gồm: Nhà máy May 1, Nhà máy May 3, Nhà máy May 5 và Văn phòng Công ty. Cuối năm 2006, công ty đầu tư mở rộng SX theo cả chiều rộng và chiều sâu: phân xưởng Chống nhàu - Hoàn tất và toàn bộ văn phòng, kho của nhà máy May 3 được mở rộng, trang bị thêm máy móc - thiết bị mới, hiện đại; sửa chữa, mở rộng nhà xưởng Trung Tâm Thời Trang cũ để bố trí lại nhà máy May 5; sửa chữa, cải tạo toàn bộ nhà xưởng và văn phòng của nhà máy May 1. Đầu năm 2007, công ty khánh thành lò hơi đốt than, chấm dứt lệ thuộc nguồn nhiên liệu này bởi công ty mẹ và có thừa năng lực cung cấp cho công ty bạn. Đầu năm 2008, công ty bắt đầu vận hành nhà máy May 7, chuyên SX hàng nội địa nhằm chủ động giải quyết tốt hơn về nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năm 2009, công SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 4
  16. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu ty đầu tư thêm xưởng Wash áo sơ mi trị giá 2,7 tỷ đồng, với công suất 40.000 sp/2 ca. Xưởng Wash áo này chính thức đi vào hoạt động từ Quý 3 năm 2009. Tháng 9/2013 tách phân xưởng Chống nhàu của nhà máy May 3 ra riêng và sát nhập với xưởng Wash áo sơ mi thành Nhà máy Chống nhàu với công suất 350.000 sp/tháng. 1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty Theo thông tin của văn phòng công ty Cổ phần may Việt Thắng, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty như sau: 1.3.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần May Việt Thắng 1.3.2. Bộ máy quản lý của công ty Hội đồng cổ đông: Hội đồng cổ đông bao gồm Nhà nước, các cá nhân, công nhân viên của công ty. Phần vốn góp của Nhà nước chiếm 52,8%, và nhà đầu tư chiến lược có tỷ lệ vốn góp là 1.7% - 10.62%, phần còn lại do các cổ đông khác nắm giữ. Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị có thể nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 5
  17. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu Ban kiểm soát: Ban kiểm soát được bầu từ Đại hội đồng cổ đông, nhiệm vụ chính là giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc điều hành công ty, kiểm tra tính trung thực của sổ sách và tính hợp pháp trong hoạt động của công ty. Tổng Giám đốc: Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về các hoạt động của công ty, trực tiếp chỉ đạo, điều phối các hoạt động của các trưởng ban. Ban nhân sự: Tham mưu cho tổng giám đốc trong các công tác tuyển dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bố trí nhân viên, và quản lý định mức lao động, định mức sử dụng máy móc, thiết bị, quản lý nhân sự, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm tai nạn. Ban kế toán: Lập báo cáo tài chính cung cấp cho ban giám đốc, các cổ đông và cơ quan nhà nước; tập hợp chi phí SX, hoạch toán giá thành chính xác và nhanh chóng; theo dõi công nợ phải thu, phải trả; lập các báo cáo cung cấp cho các cơ quan nhà nước, thuế, ngân hàng; phục vụ công tác kiểm toán hàng năm để trình hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông thường niên; lập các quỹ dự phòng: quỹ dự phòng giảm giá tồn kho, trợ cấp thất nghiệp Ban nghiệp vụ: xây dựng các kế hoạch SX, tiêu thụ SP và cung ứng vật tư; tổ chức điều động kế hoạch công ty xuống các nhà máy; theo dõi đánh giá hoạt động SX; xây dựng hệ thống thông tin, báo cáo về tình hình SX KD của công ty. Ban KD nội địa: tổ chức nghiên cứu thị trường trong nước, tìm hiểu khách hàng, ký hợp đồng tiêu thụ SP; thực hiện chương trình giao lưu với các đơn vị, các công ty khác trong ngành dệt may Việt Nam; tổ chức khuyến mãi nhằm quảng bá sản phẩm; nghiên cứu, thiết kế các SP mẫu theo ý kiến của khách hàng. 1.4. Mặt hàng SX và cung ứng SP 1.4.1. Mặt hàng SX Công ty cổ phần May Việt Thắng chuyên SX và cung ứng các SP, dịch vụ: các chủng loại SP sơ mi thời trang nam nữ; các chủng loại SP quần tây, khaki, khaki chống nhăn, quần thời trang; các dịch vụ như là ủy thác xuất nhập khẩu, giác và vẽ sơ đồ vi tính, cho thuê nhà xưởng, cho thuê mặt bằng. SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 6
  18. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu 1.4.2. Cung ứng SP Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng chuyên cung cấp hàng cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Ở thị trường trong nước thì các SP của công ty nhắm vào khách hàng có mức thu nhập trung bình ở các đô thị trên cả nước; hàng hóa của công ty được giới thiệu và bán tại các cửa hàng giới thiệu và bán SP của công ty, các cửa hàng đại lý, các siêu thị thuộc hệ thống Coop Mart và hệ thống siêu thị Vinatex ; các nhãn hiệu cung cấp trên thị trường nội địa:Three Camel, Green Hill, ; thị trường ngoài nước: cung cấp theo đơn đặt hàng của các công ty, các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ và châu Âu như: Perry Ellis, Anfred Dunner, JC Penny, Mast Industry, Mast Spencer, Seident Ticker, Elegant Team 1.5. Tổng quan về nhà máy may 3 Theo thông tin của phòng nhân sự nhà máy may 3 1.5.1. Cơ cấu tổ chức SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ MÁY MAY 3 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức nhà máy may 3 SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 7
  19. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu Nhà máy được chia làm 6 hệ thống quản lý về nghiệp vụ và SX, bao gồm: Hệ thống 1: Văn phòng Nhà máy. Hệ thống 2: Bộ phận Kỹ thuật - Lean - Công nghệ Hệ thống 3: Bộ phận kỹ thuật thiết bị (cơ - điện - lò hơi). Hệ thống 4: Xưởng may. Hệ thống 5: Khuy cúc - Hoàn tất. Hệ thống 6: Bộ phận quản lý chất lượng. Mỗi hệ thống được hình thành từ các tổ, nhóm nghiệp vụ tương ứng. 1.5.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban và bộ phận tại nhà máy  Văn phòng nhà máy: . Ban Giám đốc: chịu trách nhiệm chung của nhà máy trước tổng giám đốc về tình hình hoạt động SX KD, tuyển dụng lao động trực tiếp, phân phối tiền lương - thưởng hợp lý. . Nhóm nhân sự: Thực hiện các nghiệp vụ lao động, tiền lương, vệ sinh công nghiệp. . Nhóm kế toán: Thực hiện các nghiệp vụ: kế toán tiền lương và kế toán kho, giao nhận, kiểm tra nguyên phụ liệu. . Nhóm kế hoạch: Thực hiện việc lập kế hoạch SX, điều độ và thống kê sản lượng.  Bộ phận Kỹ thuật - Công nghệ: thực hiện các nghiệp vụ như lập tiêu chuẩn kỹ thuật; lập bảng tác nghiệp nguyên phụ liệu; định mức nguyên phụ liệu; khảo sát độ co, ánh màu và các đặc tính khác của nguyên phụ liệu; thiết kế mẫu và nhảy cỡ; giác sơ đồ; định mức công nghệ và thiết kế dây chuyền SX; theo dõi và điều chỉnh các phát sinh trong sản xuất; may mẫu và dự trữ SX, chế tạo khuôn mẫu, cữ, gá; chu trình SX dải chuyền lean  Bộ phận kỹ thuật thiết bị: thực hiện các nghiệp vụ như sửa chữa và bảo trì máy móc - thiết bị; quản lý và điều phối máy móc - thiết bị; an toàn lao động và phòng chống cháy nổ; quản lý và vận hành lò hơi.  Xưởng may: Có tổng cộng 7 chuyền thực hiện các nghiệp vụ: cắt và may một phần hoặc hoàn chỉnh SP. SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 8
  20. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu  Khuy cúc sau Wash - Hoàn tất: thực hiện các nghiệp vụ như giao - nhận SP sang nhà máy Chống nhàu, hoàn tất SP, bao bì, đóng gói.  Bộ phận quản lý chất lượng: gồm 2 ban nhỏ là: Ban đảm bảo chất lượng (QA): Thực hiện các nghiệp vụ là biên soạn quy chế về việc quản lý chất lượng của nhà máy. Kết hợp với các ban và bộ phận khác trong nhà máy để đề ra và triển khai các chiến lược, chiến thuật về chất lượng của nhà máy. Kiểm tra việc vận hành của toàn nhà máy theo các quy chế, quy trình, quy định được thiết lập. Kiểm định chất lượng trên chuyền tại tất cả các bộ phận SX trong toàn nhà máy. Kiểm định chất lượng hàng gia công ngoài như: in, thêu, đính cườm, đính đá, wash, cắt chỉ, cắt cuộn Giám định chất lượng bán thành phẩm nhận gia công từ bên ngoài trên cơ sở kết quả kiểm tra của tổ KCS trước khi nhập kho trung chuyển và đưa vào SX. Giám định chất lượng nguyên phụ liệu trên cơ sở kiểm tra của bộ phận kế toán - kho. Kiểm định chất lượng bao bì: thùng carton, bao nylon Kiểm định thành phẩm đã đóng thùng. Và một số công việc khác khi cần thiết như hỗ trợ công ty theo dõi hàng gia công ngoài; hỗ trợ tổ KCS (tổ QC) kiểm tra chất lượng hàng hóa; hỗ trợ bộ phận kỹ thuật và bộ phận kho kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu; hỗ trợ giải quyết các phát sinh ảnh hưởng đến chất lượng trong SX trên toàn nhà máy. Tổng hợp, báo cáo và công bố tình hình chất lượng của nhà máy hàng ngày, hàng tháng. Thông báo tình trạng chất lượng nguyên phụ liệu cho công ty và cho khách hàng khi được sự ủy quyền của công ty.Và cuối cùng là, lưu trữ hồ sơ chất lượng và toàn bộ hồ sơ SX cũng như các hồ sơ liên quan đến công tác đánh giá nhà máy. Đồng thời, trực tiếp làm việc với công ty và khách hàng trong việc đánh giá nhà máy. Tổ kiểm tra chất lượng (KCS và QA): thực hiện các nghiệp vụ như kiểm tra chất lượng thành phẩm tại Xưởng May. Kiểm tra chất lượng trên và cuối dây chuyền SX của Xưởng Chống Nhàu - Hoàn Tất, và phục vụ khách hàng kiểm final. Nhà máy được tổ chức theo hình thức phân chia thành các hệ thống chức năng hoạt động. Công việc giao cho các cá nhân trong các tổ, nhóm, bộ phận chỉ là tương đối, các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết công việc kịp thời phục vụ SX theo sự điều động của quản lý tổ, nhóm, bộ phận. Các hệ thống thực hiện các SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 9
  21. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Khắc Hiếu nghiệp vụ được giao và quan hệ qua lại với nhau chặt chẽ dưới sự điều hành và kiểm soát của ban Giám Đốc nhà máy. 1.6. Doanh thu của nhà máy may 3 trong giai đoạn 2014 - 2016 Bảng 1.1: Doanh thu của nhà máy may 3 trong giai đoạn 2014-2016 (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Doanh thu 2014 50.923 2015 64.886 2016 48.546 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Công ty May Cổ phần Việt Thắng Doanh thu 70,000 64.886 60,000 50.923 48.546 50,000 40,000 30,000 Doanh thu 20,000 10,000 0,000 2014 2015 2016 Biểu đồ 1.1. Biểu đồ thể hiện tình hình doanh thu của nhà máy may 3 giai đoạn 2014-2016 Nhận xét: Từ sơ đồ trên ta thấy doanh thu của nhà máy may 3 trong giai đoạn 2014- 2016 có nhiều biến động. Năm 2015, nhà máy may 3 có doanh thu cao nhất với 64.886 tỷ đồng. Năm 2016 doanh thu của nhà máy may 3 thấp nhất chỉ với 48.546 tỷ đồng. Doanh thu năm 2015 tăng hơn năm 2014 là 13.963 tỷ đồng. Doanh thu năm 2016 giảm so với năm 2015 là 16.34 tỷ đồng. Doanh thu nhà máy cao hay thấp phụ thuộc vào số đơn hàng và số lượng sản phẩm của đơn hàng mà Tổng công ty giao xuống. SVTH: Nguyễn Thị Như Ý 10
  22. S K L 0 0 2 1 5 4