Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Việt Thắng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Việt Thắng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_chuoi_cung_ung_tai_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty Cổ phần may Việt Thắng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜ NG ĐAỊ HOC̣ SƯ PHAṂ KỸ THUẬT TP.HCM KHOA : KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG GVHD : TS. TRẦN ĐĂNG THỊNH SVTH : TRẦN THỊ THÙY TRANG MSSV : 12124101 Ngành : Quản lý Công nghiệp Hệ : Đại học chính quy TP. HCM, tháng 06 năm 2016
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN CHỮ KÝ CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang i
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN CHỮ KÝ CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang ii
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh LỜI CÁM ƠN Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, đặc biệt là quý Thầy Cô khoa kinh tế đã hết mình giảng dạy, truyền thụ những kiến thức quý báu không chỉ liên quan về chuyên môn mà còn liên quan đến kinh nghiệm cuộc sống. Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu ấy sẽ là hành trang để em bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ Phần May Việt Thắng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được cộng tác trong thời gian qua. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn giám đốc và các anh chị nhà máy may 7 đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, các Cô, các Chú, Anh, Chị tại công ty luôn có nhiều sức khỏe, và luôn thành công trong công việc. Chúc quý công ty ngày càng khẳng định vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn ra nước ngoài. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viện thực hiện TRẦN THỊ THÙY TRANG SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang iii
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG NVL Nguyên vật liệu NPL Nguyên phụ liệu VICOTEX Việt Thắng Textile Company QA Đảm bảo chất lượng TNHH Trách nhiệm hữu hạn CSDL Cơ sở dữ liệu KDNĐ Kinh doanh nội địa SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang iv
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH SỬ DỤNG Hình 1.1 Sản phẩm trưng bày của Công ty cổ phần May Việt Thắng 6 Hình 2.1 Mô hình hệ thống thông tin 21 Hình 2.2 Cấu trúc tổ chức kênh phân phối 25 Hình 3.1 Mô hình chuỗi cung ứng của công ty Cổ phần May Việt Thắng 33 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 8 Sơ đồ 3.2: Hệ thống các kênh phân phối nội địa 43 Bảng 1.1 : Cơ cấu lao động 12 Bảng 2.1 So sánh giữa quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logistics 18 SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang v
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu đề bài 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 3 1.1 Giới thiệu về Công Ty CP May Việt Thắng 3 1.2 Tầm nhìn, sứ mạng của công ty 6 1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 7 1.4 Ngành nghề kinh doanh 10 1.5 Các mục tiêu của công ty 11 1.6 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng 11 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 15 2.1 Định nghĩa chuỗi cung ứng 15 2.2 Mô hình chuỗi cung ứng 15 2.3 Chức năng, nhiệm vụ của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh . 16 2.4 Quản trị chuỗi cung ứng 17 2.4.1 Định nghĩa 17 2.4.2 Phân biệt quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logistics 17 2.5 Tầm quan trọng 19 2.6 Thành phần chính trong quản trị chuỗi cung ứng 20 SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang vi
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh 2.6.1 Nhà cung cấp 20 2.6.2 Nhà sản xuất 20 2.6.3 Hệ thống thông tin 20 2.6.4 Hệ thống kho bãi và dự trữ 22 2.6.5 Công tác quản lý kênh phân phối 24 2.6.5.1 Các loại hình kênh phân phối 24 2.6.5.2 Các thành viên của kênh 26 2.6.5.3 Quản trị kênh phân phối 28 2.6.6 Dịch vụ khách hàng 29 2.7 Tiêu chí đánh giá kết quả quản trị chuỗi cung ứng 31 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 33 3.1 Mô hình chuỗi cung ứng của công ty Cổ Phần May Việt Thắng 33 3.2 Hệ thống thông tin quản lý 35 3.3 Dịch vụ kho bãi, dự trữ 37 3.3.1 Kho bãi 37 3.3.2 Hoạt động tồn trữ 38 3.4 Hoạt động vận tải 41 3.5 Tình hình hoạt động phân phối của công ty cổ phần may Việt Thắng 42 3.5.1 Phân tích các loại hình kênh phân phối công ty đang sử dụng 42 3.5.2 Lựa chọn thành viên kênh 45 3.5.3 Lựa chọn đại lý 46 3.5.4 Các chính sách khuyến khích hỗ trợ quản lý kênh 46 3.6 Dịch vụ khách hàng: 49 3.7 Đánh giá hoạt động quản trị chuỗi cung ứng 50 SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang vii
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh 3.7.1 Những điểm mạnh của công ty 50 3.7.2 Những hạn chế 51 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 52 4.1 Tình hình trên thị trường và mục tiêu của công ty trong nhiều năm tới. 52 4.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Cổ phần May Việt Thắng. 53 4.2.1 Giải pháp về sản phẩm 53 4.2.2 Giải pháp về nguồn lực 53 4.2.3 Hoàn thiện cơ chế thưởng phạt, nâng cao ý thức nhân viên 54 4.2.4 Xây dựng chương trình quản lý đối tác kinh doanh 55 4.2.5 Hoàn thiện các kênh thông tin giữa các bộ phận phục vụ trong công tác điều hành, tác nghiệp và đầu tư cải tiến đổi mới trang thiết bị 56 4.2.6 Nâng cao công tác quản lý kho 56 4.2.7 Mở rộng hệ thống phân phối trong thời gian tới 57 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang viii
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình tái tạo và phát triển của mọi tổ chức, cung ứng luôn là hoạt động không thể thiếu. Xã hội ngày càng phát triển, cung ứng ngày càng khẳng định rõ hơn vai trò quan trọng của mình. Giờ đây trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, cạnh tranh ngày càng khốc liệt để cạnh tranh thành công trong môi trường biến động như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của họ bằng việc xây dựng riêng cho mình một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Trước đây, hàng hóa không được sản xuất đúng nơi và đúng lúc khi con người muốn tiêu dùng. Bởi vậy, đã gây ra các bất cập như: - Chi phí sản xuất, cung ứng cao. - Giá trị sản phẩm tạo ra không cao. - Không thỏa mãn tối đa nhu cầu người tiêu dùng Từ đó dẫn đến tình trạng cạnh tranh thấp, không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, hiệu quả kinh doanh thấp Logistics ra đời đã giúp chúng ta có thể sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu. Chính nhờ hoạt động hậu cần mà giá trị sản phẩm hàng hóa đã được gia tăng, đồng thời với các kết hợp chặt chẽ từ khâu nguyên vật liệu đầu vào đến khâu tiêu thụ đã giảm tối thiểu chi phí sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần May Việt Thắng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng may mặc, cho các đối tác như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU Những đối tác này có yêu cầu rất khắt khe về điều kiện giao hàng, chất lượng sản phẩm và những chỉ tiêu khác. Điều này đòi hỏi công ty phải luôn cải tiến hoạt động quản lý, máy móc thiết bị để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Chuỗi cung ứng cũng là một trong những hoạt động cần được chú trọng và đầu tư. SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 1
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Mặc dù thuật ngữ “ quản lý chuỗi cung ứng” vẫn còn khá mới mẻ với tất cả các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong kinh doanh hiện đại. Vậy các doanh nghiệp trong ngành dệt may phải làm gì để xây dựng được chuỗi cung ứng đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Vì lý do đó, em quyết định nghiên cứu về đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại công ty Cổ Phần May Việt Thắng  Đề xuất những giải pháp để hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu  Công ty cổ phần May Việt Thắng  Công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty cổ phần May Việt Thắng 4. Phương pháp nghiên cứu  Thu thập, sàng lọc và xử lý số liệu  Phân tích và so sánh giữa lý thuyết và thực tế  Tổng hợp dữ liệu, hoàn thành nội dung báo cáo 5. Kết cấu đề bài Chương 1: Giới thiệu tổng quát Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng Chương 3: Thực trạng công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chuỗi cung ứng tại Công Ty Cổ Phần May Việt Thắng SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 2
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG 1.1 Giới thiệu về Công Ty CP May Việt Thắng - Công ty cổ phần May Việt Thắng (VIGACO) hiện nay là một công ty con của Tổng Công Ty Việt Thắng – Công ty cổ phần do Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thành lập. - Tên công ty: Công ty cổ phần May Việt Thắng - Tên giao dịch: Viet Thang Garment Joint Stock Company - Tên viết tắt: VIGACO - Vốn điều lệ: 16 tỉ Việt Nam đồng - Công nghệ lắp ráp: Châu Âu - Thành lập: 21/11/2005. Chính thức hoạt động ngày 01/01/2006 - Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh - Website: www.vietthang.com.vn - Điện thoại: (84-8) 38975641 – 8975642 - Fax: (84-8) 38961703 - Mã số thuế: 0304163091 - Giấy phép kinh doanh: số 4103004063 - Văn phòng giao dịch: 35-37 bến Chương Dương, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh - Diện tích nhà xưởng: 22.000 m2 Công ty cổ phần may Việt Thắng tiền thân là công ty Trách nhiệm hữu hạn SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 3
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh (TNHH) Nhà nước một thành viên Dệt Việt Thắng, thuộc Bộ Công Nghiệp, có chức năng sản xuất kinh doanh các mặt hàng: sợi, dệt và may mặc nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt Việt Thắng được thành lập năm 1960 và chính thức đi vào hoạt động năm 1962. Công ty do 9 cổ đông có quốc tịch Việt Nam, Hoa Kỳ và Đài Loan góp vốn với tên ban đầu là Việt Nam Kỷ Nghệ Sợi, với tên giao dịch quốc tế là: VIMYTEX. Công ty được thành lập ban đầu gồm 3 nhà máy chính: Xưởng sợi, xưởng dệt, xưởng in nhuộm hoàn tất, với các thiết bị chủ yếu được nhập từ Mỹ, Nhật và Đài Loan. Sau khi thống nhất đất nước, tháng 05/1975 công ty được Nhà nước tiếp quản, quốc hữu hóa, giao cho Bộ công nghiệp nhẹ quản lý và duy trì các hoạt động sản xuất của VIMYTEX. Ngày 21/11/1990 bộ Công nghiệp ra quyết định số 159/TCTD thành lập nhà máy Liên Hiệp Dệt May Việt Thắng thành công ty dệt Việt Thắng, với tên giao dịch là VICOTEX (Việt Thắng Textile Company). Năm 1995: Công ty đầu tư thêm cho dây chuyền đánh sợi, quay sợi từ dây chuyền của Toyota, tẩy và wash từ Brugma và những thiết bị riêng lẻ khác bao gồm máy may của Juki, Brother Năm 1999: Công ty khánh thành nhà máy xử lý nước thải với công suất 480m3/ngày. Đây là nhà máy xử lý nước thải hiện đại nhất lần đầu tiên xây dựng trong ngành dệt may do Chính phủ Hà Lan tài trợ. Năm 2000: Công ty nhận được giấy chứng nhận ISO-9002 về quản lý lượng. Đây cũng là năm mà công ty đầu tư thêm nhà máy dệt mới phục vụ cho hoạt động sản xuất: Picanol, Tsudacoma và các thiết bị nhuộm khác. Năm 2001: Công ty đầu tư dây chuyền đánh sợi mới: Erfanji, Rieter, Schafhorst, máy dệt mới: Suzer Textile, Tsudakoma, Picanol SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 4
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Năm 2002: Công ty là doanh nghiệp quốc doanh đầu tiên trong ngành dệt may Việt Nam đạt chứng chỉ ISO 14000 và hệ thống quản lý môi trường. Năm 2003: Công ty được cấp chứng chỉ SA- 8000 về trách nhiệm xã hội. Tháng 3 năm 2007, công ty được cổ phần hóa, chuyển thành Công ty Cổ phần dệt Việt Thắng (52,3% vốn nhà nước) Ngày 29/06/2009, Công ty cổ phần Dệt Việt Thắng được chuyển đổi thành Tổng Công ty Việt Thắng – CTCP, hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Thời điểm tiếp nhận, công ty có khoảng 1.000 công nhân, phân bố 4 nhà máy và văn phòng công ty. Do ảnh hưởng bởi tình hình biến động chung về lao động và thị trường, cũng như tổ chức nội bộ của các nhà máy, công ty đã quyết định sát nhập 2 nhà máy là trung tâm thời trang và nhà máy May 3 cũ thành nhà máy May 3 mới. Như vậy, thời điểm thành lập, quy mô công ty bao gồm: Nhà máy May 1 Nhà máy May 3 Nhà máy May 5 Văn phòng công ty Năm 2014: Công ty đẩy maṇ h đầu tư máy móc thiết bị hiêṇ đaị nhằm cải tiến và đa daṇ g hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Tổng giá trị đầu tư máy móc thiết bị trong năm hơn 21 tỷ đồng.  Thành tựu đạt được Qua thời gian hoạt động đến nay công ty may Việt Thắng đã được các doanh nghiệp trong ngành đánh giá là công ty có tốc độ phát triển nhanh, chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc. Gia công may, in trên vải, thêu dệt, chống nhàu. Trong ba năm, hoạt động đó được nhiều người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Đó là khởi đầu rất đẹp giúp Việt Thắng ngày càng mở rộng thương hiệu của mình hơn. Sau đây là một số thành tựu mà Việt Thắng đã đạt được trong thời gian hoạt động ngắn đó. SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 5
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Hình 1.1 Sản phẩm trưng bày của Công ty cổ phần May Việt Thắng + Chứng nhận ISO: 9001: 2000 năm 2005. + Chứng nhận SA năm 2006. + Người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao trong 3 năm 2005, 2006, 2007 + Được bình chọn “Top Ten hàng Việt Nam chất lượng cao” + Huân chương Lao động Hạng nhất, Hạng 2, Hạng 3 + Nhiều cơ thi đua, Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ Công Thương Tập Đoàn Dệt may Việt Nam. + Danh hiệu: Hàng Việt Nam Chất lượng cao, thương hiệu mạnh Việt Nam. Đạt nhiều giải thưởng tại các kỳ hội chợ trong và ngoài nước. + Bình chọn “Sản phẩm được người tiêu dùng thích nhất” 1.2 Tầm nhìn, sứ mạng của công ty 1.2.1 Tầm nhìn Công ty CP May Việt Thắng trở thành doanh nghiệp đa ngành nghề, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của ngành dệt may Việt Nam. 1.2.2 Sứ mệnh  Phát triển bền vững cùng các doanh nghiệp trong Tập Đoàn Dệt May Việt Nam, bạn hàng trong và ngoài nước. SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 6
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh  Sáng tạo và đa dạng hóa sản phẩm mang tính thời trang cao cấp phục vụ mọi tầng lớp người tiêu dùng.  Trung tâm của ngành dệt may khu vực.  Liên minh, liên kết đối tác chiến lược với các nhà sản xuất, phân phối và bán lẻ.  Vừa kinh doanh, vừa hướng dẫn tiêu dùng trong nước phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 7
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Ban kiểm soát Tổng Giám Đốc (Lê Nguyên Ngọc) Ban KD Nội Ban Kế Toán Ban Nghiệp Vụ Ban Nhân Sự Địa Phòng thiết Nhà máy kế thời trang chống nhàu Nhà máy May 1 Nhà máy May 3 Nhà máy May 5 Nhà máy May 7 Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty ( Nguồn: Kế Toán nhà máy) Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của Tổng công ty, toàn quyền quyết định mọi hoạt động của Tổng công ty và có nhiệm vụ: SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 8
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Thông qua Điều lệ, định hướng phát triển của Tổng công ty; Bầu, bãi nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; Các nhiệm vụ khác do Điều lệ Tổng công ty quy định. Hội đồng quản trị: là người đứng đầu Hội đồng quản trị, được bầu trực tiếp từ Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định để đảm bảo cho suốt quá trình hoạt động của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có thể nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty. Ban kiểm soát: Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành điều lệ công ty. Tổng giám đốc: là người chịu trách nhiệm về tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và là người đại diện cho công ty trong mọi lĩnh vực về ngoại giao. Tổng giám đốc là người trực tiếp đề ra các phương án, kế hoạch đầu tư sản xuất kinh doanh của công ty và xây dựng chiến lược lâu dài bền vững. Ban kinh doanh nội địa: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, có chức năng cho Tổng giám đốc về kinh doanh, đưa ra kế hoạch kinh doanh và xử lý các hoạt động sản xuất kinh doanh để việc kinh doanh của công ty được thực hiện thuận lợi hơn. Tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phầm Tổ chức thực hiện các đợt khuyến mãi, quảng cáo, xây dựng hệ thống phân phối. Ban kế toán: SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 9
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh Thực hiện nhiệm vụ kế toán, thống kê liên quan đến tài sản của công ty và quản lý thực hiện các chế độ thủ tục tài chính kế toán theo qui định hiện hành, lập các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tài chính Quản lý toàn bộ nguồn vốn. Ban nghiệp vụ: Xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư. Tổ chức điều độ kế hoạch công ty xuống các nhà máy phân xưởng. Theo dõi đánh giá hoạt động sản xuất xuống các nhà máy, phân xưởng. Xây dựng hệ thống tông tin, báo cáo nhanh về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Theo dõi thực hiện kế hoạch, tổ chức đàm phán, kí kết và thực hiện hoạt đồng xuất khẩu. Nghiên cứu thị trường nước ngoài, tìm kiếm thị trường nước ngoài. Ban nhân sự: Thực hiện chức năng: quản lý, tuyển dụng, phân công trách nhiệm, nghiên cứu và thực hiện các chính sách nhà nước, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng giám đốc. Phân công, điều độ toàn bộ cán bộ, công nhân viên công ty. Quản lý toàn bộ hồ sơ của cán bộ công nhân viên công ty Đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân. Soạn thảo các qui chế và theo dõi việc thực hiên chế độ và chính sách cho cán bộ công nhân viên. 1.4 Ngành nghề kinh doanh . Sản xuất, mua bán hàng may mặc . Gia công may, in trên vải Sản phẩm kinh doanh của công ty - Các chủng loại sản phẩm áo sơ mi thời trang nam nữ được sản xuất từ nhà máy May 1 và nhà máy May 7. SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 10
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh - Các chủng loại sản phẩm quần tây, kaki, kaki chống nhăn, quần thời trang được sản xuất từ nhà máy May 3, nhà máy May 5, nhà máy May 7. - Các chủng loại quần, áo Jacket được sản xuất từ nhà máy May 5. 1.5 Các mục tiêu của công ty Giữ vị thế là một trong những công ty uy tín hàng đầu của ngành dệt may không chỉ với thị trường trong nước mà cả thị trường xuất khẩu Đảm bảo doanh thu và lợi nhuận công ty luôn hoàn thành kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho cổ đông công ty. Xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, tạo điều kiện nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động. 1.6 Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng  Đặc điểm máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất Công ty cổ phần May Việt Thắng là một trong những công ty có qui mô và uy tín trong ngành Dệt may Việt Nam hiện nay đang sở hữu dàn máy móc công nghệ khá tiên tiến được nhập khẩu từ các nước có trình độ kỹ thuật cao như Nhật Bản, Thụy Sỹ Với nhận định đúng đắn rằng trình độ công nghệ chính là một trong những yếu tố then chốt góp phần nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trong thời gian qua, Việt Thắng đã tìm cách huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, thực hiện có kết quả phương án tăng tốc đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh cho các dây chuyền công nghệ kéo sợi, dệt vải để sản phẩm làm ra đạt chất lượng tốt góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và nước ngoài. Và để đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến mẫu mã, nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm, Tổng công ty đang từng bước thực hiện phương án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch dài hạn. Cụ thể từ năm 2006 đến nay công ty cổ phần May Việt Thắng đã đầu tư đổi mới máy móc thiết bị cũ bằng máy móc thiết bị có trình độ công nghệ cao của Nhật Bản, Thụy Sĩ và Trung Quốc. Điều này đã giúp cải thiện đáng kể cả về chất và lượng trong sản xuất. Chi phí đầu tư trong giai đoạn này khoảng SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 11
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh 225 tỷ đồng; trong đó sợi là 85 tỷ đồng để thay mới gần 37.000 cọc sợi Trung Quốc, song song đó đầu tư cho dệt vải là 140 tỷ đồng để thay mới 150 máy dệt khí của Nhật và kèm theo thiết bị 2 bộ canh, hồ của Nhật. Bên cạnh đó, Tổng công ty thực hiện dự án cải tạo và làm mới hệ thống điều không tại Nhà máy Sợi và Nhà máy Dệt để có môi trường làm việc tốt hơn cho máy móc thiết bị, qua đó nâng cao thêm một bước chất lượng sản phẩm và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.  Đặc điểm lao động . Lao động Tiêu chí Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Trình độ lao động 1.426 100% Trình độ đại học 75 5,26% Trình độ cao đẳng, trung cấp 83 5.82% Trình độ khác 1.268 88,92% Theo hợp đồng lao động 1.426 100% Hợp đồng không xác định thời 700 49,09% hạn Hợp đồng có thời hạn 726 50,91% Theo giới tính 1.426 100% Nam 721 50,56% Nữ 705 49,44% Bảng 1.1 : CƠ CẤU LAO ĐỘNG (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014) Một nhà quản lý giỏi, một nhà quản trị tài ba luôn biết sử dụng con người đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích và nhất là đúng khả năng trình độ để làm sao cho hiệu quả công việc tốt nhất. Mặc dùng công ty sử dụng người lao động ở trình độ 9/12 hay 12/12 rất đông nhưng những người này là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và đem lợi nhuận về công ty. . Tiền lương SVTH: Trần Thị Thùy Trang Trang 12
  22. S K L 0 0 2 1 5 4