Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_cong_tac_ke_toan_cong_no_tai_cong_ty_tn.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM GVHD: NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH SVTH: NGUYỄN THỊ LINH MSSV: 13125041 S K L 0 0 5 0 0 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Hoàng Anh Sinh viên thực hiện :Nguyễn Thị Linh Lớp : 131251B MSSV : 13125041 Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Báo cáo khóa luận tốt nghiệpđược hoàn thành nhờ sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Hoàng Anh, cô Nguyễn Thị Châu Long và cô, chú, anh, chị trong Công Ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam. Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô khoa kinh tế Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại giảng đường đại học, đã truyền đạt cho tôi những kiến thức từ cơ bản đến sâu rộng, không chỉ kiến thức chuyên môn, mà còn tác động đến suy nghĩ, hành động, kiến thức, cách thức tiếp nhận tác động của môi trường bên ngoài, đó là những điều rất cần thiết cho con đường tương lai sau này của tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Hoàng Anh, cô đã hướng dẫn cho tôi phát triển bài báo cáo thực tập của mình, nhiệt tình giải đáp những thắc mắc trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin cám ơn đến cô Nguyễn Thị Châu Long, người đã hướng dẫn tôi từ lúc bắt đầu tìm công ty chọn đề tài thực tập đến khi báo cáo thực tập được hoàn thành và nêu ra cho tôi những hạn chế trong bài báo cáo thực tập của mình để bài báo cáo khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Tiếp theo tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán, và toàn thể cán bộ nhân viên trong Công Ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty. Sự bỡ ngỡ khi mới bước vào công ty, sự rụt rè, có chút lo sợ của tôi đã được mọi người làm tan biến, thay vào đó là sự giúp đỡ nhiệt tình, cởi mở, hòa đồng của mọi người, giúp tôi cảm nhận được môi trường làm việc vừa nghiêm túc trong công việc, vừa vui vẻ ấm áp giữa giờ nghỉ trưa của một đại gia đình. Giúp tôi biết được học và hành khác nhau như thế nào, kiến thức trên lớp và áp dụng thực tế ra sao.Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Man Thị Ngọc Thúy – kế toán trưởng tại công ty, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ dẫn tận tình cho tôi kiến thức về kế toán và môi trường công ty trong suốt thời gian thực tập. Vì giới hạn về kiến thức cũng như thời gian thực tập, nên báo cáo khó tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự đóng góp của quý thầy, cô khoa kinh tế Trang | i
  4. Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM và các cô, chú, anh, chị trong Công Ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam để báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin chúc quý thầy, cô khoa kinh tế Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM luôn luôn dồi dào sức khỏe để đóng góp sự nhiệt huyết của mình trong công tác giảng dạy và luôn vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình. Tôi xin chúc các cô, chú, anh, chị trong Công Ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam luôn vui vẻ, thành công trong công việc và chúc công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Trang | ii
  5. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG Từ viết tắt Ý nghĩa của từ viết tắt AP Architectural Product Department Sản phẩm kiến trúc Ast Assistant – trợ lý BĐS Bất động sản CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CTCP Công ty cổ phần GC Governance council – Hội Đồng quản trị GBC Giấy báo có GBN Giấy báo nợ GTGT Giá trị gia tăng HDV Hunter Douglas Việt Nam KCN Khu Công Nghiệp Mgr Manager – quản lý OP Operation QA Quality Assurance – đảm bảo chất lượng SC Supply Chain – chuỗi cung ứng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản XNK Xuất Nhập Khẩu WCP Window Coverings Department Sản phẩm mành màn thời trang Trang | iii
  6. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Trang Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý 10 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán 12 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ 15 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán Kế toán phải thu khách hàng 26 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán Kế toán phải trả người bán 36 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ bán hàng 45 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ thanh toán 54 Trang | iv
  7. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG iv MỤC LỤC v PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1:GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀCÔNG TY TNHH HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM 4 1.1. Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam 5 1.1.1. Thông tin chung về công ty 5 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hunter Douglas Việt Nam 5 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam 7 1.2.1. Chức năng 7 1.2.2. Nhiệm vụ kinh doanh của công ty 8 1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của thông tin kế toán tài chính đối với công ty 8 1.2.4. Chiến lược phát triển cho tương lai 9 1.3. Tổ chức quản lý của công ty 9 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 9 1.3.2. Nhiệm vụ của từng phòng ban 9 1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty 11 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 11 1.4.2. Trách nhiệm quyền hạn của từng vị trí kế toán 12 1.4.3. Chính sách kế toán áp dụng 13 1.4.4. Chế độ kế toán 14 1.4.5. Hệ thống chứng từ sử dụng 14 1.4.6. Hình thức kế toán áp dụng 14 1.4.7. Hệ thống phần mềm kế toán sử dụng 15 1.4.8. Hệ thống tài khoản sử dụng 16 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 17 CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ 18 2.1 Những vấn đề chung về kế toán công nợ 19 2.1.1 Nội dung kế toán công nợ 19 2.1.2 Nguyên tắc hạch toán 20 2.1.3 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 20 2.2 Kế toán nợ phải thu khách hàng (Tài khoản 131) 21 2.2.1 Khái niệm 21 2.2.2 Nguyên tắc hạch toán 21 2.2.3 Tài khoản sử dụng 22 2.2.4 Chứng từ sử dụng 23 2.2.5 Phương pháp hạch toán 23 Trang | v
  8. 2.3 Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 27 2.3.1 Khái niệm 27 2.3.2 Nguyên tắc hạch toán 27 2.3.3 Tài khoản sử dụng 28 2.3.4 Phương pháp hạch toán 28 2.4 Kế toán nợ phải trả ngƣời bán (Tài khoản 331) 30 2.4.1 Khái niệm 30 2.4.2 Nguyên tắc hạch toán 30 2.4.3 Tài khoản sử dụng 31 2.4.4 Chứng từ sử dụng 32 2.4.5 Phương pháp hạch toán 33 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 37 CHƢƠNG 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM 38 3.1 Đánh giá chung về tình hình phải thu, phải trả năm 2016 của công ty 39 3.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty 41 3.2.1 Thực trạng công tác kế toán phải thu khách hàng 41 3.2.1.1 Kế toán phải thu khách hàng tại công ty 41 3.2.1.2 Quy trình quản lý công nợ phải thu khách hàng 41 3.2.1.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 44 3.2.1.4 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 46 3.2.2 Thực trạng công tác kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi 49 3.2.2.1. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi tại công ty 49 3.2.2.2. Căn cứ ghi nhận nợ phải thu khó đòi 49 3.2.2.3. Biện pháp xử lý nợ phải thu khó đòi 49 3.2.2.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp lập dự phòng 49 3.2.3 Thực trạng công tác kế toán phải trả người bán 52 3.2.3.1 Kế toán phải trả người bán tại công ty 52 3.2.3.2 Quy trình quản lí công nợ phải trả cho người bán 52 3.2.3.3 Trình tự luân chuyển chứng từ 52 3.2.3.4 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán tại công ty 55 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 59 CHƢƠNG 4:NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ 60 4.1 Cơ sở đƣa ra nhận xét 61 4.2 Nhận xét 61 4.2.1 Ưu điểm 61 4.2.2 Hạn chế 63 4.3 Kiến nghị 64 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 66 PHẦN KẾT LUẬN 67 Trang | vi
  9. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài Nhìn nhận thế giới trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, kinh tế cũng tăng trưởng một cách nhanh chóng, các công trình xây dựng, tòa nhà, văn phòng, sân bay, các trung tâm thương mại, resort, nổi lên ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế thị trường. Đánh giá được thị trường tiềm năng và có nhiều triển vọng, bởi đi kèm các công trình không thể thiếu các sản phẩm kiến trúc và sản phẩm che phủ, vừa bảo vệ không gian bên trong nhằm mục đích sử dụng còn mang tính thẩm mỹ cao, do đó Công ty đã đánh vào thị trường Việt Nam và Công ty Hunter Douglas Việt Nam ra đời, là nhà sản xuất duy nhất có nhà máy tại Việt Nam và cũng là nhà phân phối có thị phần lớn nhất với hơn 600 công trình đủ các thể loại như sân bay, nhà ga, siêu thị, cao ốc văn phòng, công trình tôn giáo, đài truyền hình, bệnh viện cung cấp hệ thống trần bằng hợp kim nhôm, lam chắn nắng, tấm ốp mặt tiền công trình bằng hợp kim nhôm, các loại mành rèm cửa cao cấp . Đây là một lĩnh vực kinh doanh khá rộng rãi, bên cạnh việc thiết kế sản phẩm thì việc điều chỉnh cân đối nguồn vốn, thu, chi cũng là một phần rất quan trọng trong việc phát triển một công ty, hỗ trợ đắc lực cho công ty, đảm bảo cả về mặt kinh tế lẫn mặt pháp luật, tìm kiếm nguồn lực khách hàng tiềm năng và loại bỏ khách hàng không đảm bảo an toàn, nắm bắt thời cơ, tạo mối quan hệ tốt, tối đa hóa lợi nhuận và đó là bộ phận kế toán, đặc biệt là kế toán công nợ. Nếu một công ty có bộ máy kế toán mạnh, sổ sách kế toán thu chi ghi chép rõ ràng, phân tích thấu đáo nguồn vốn sẽ giúp cho người điều hành đưa ra những quyết định kinh doanh đạt hiểu quả tốt, đồng thời sổ sách rõ ràng thì việc quyết toán về thuế đối với cơ quan chức năng sẽ mau lẹ, giúp tiết kiệm thời gian, tránh kiện tụng, tạo điều kiện tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận thấy tầm quan trọng trong công tác kế toán công nợ phải thu, phải trả đối với một công ty, nên tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam” cho đề tài khóa luận tốt nghiệp cuối năm của mình. Trang | 1
  10. 2. Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài - Để hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán công nợ và đối chiếu giữa thực tế phát sinh với kiến thức sách vở. - Trên cơ sở lý luận, tìm hiểu thực tế công tác kế toán công nợ tại công ty, các quy trình mua bán, các chính sách chế độ đối với khách hàng và nhà cung cấp, tìm hiểu nắm bắt rõ được công tác thực hiện cũng như hoạt động tập thể trong một công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận, để từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá, và bày tỏ ý kiến nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn về công tác kế toán công nợ phải thu và kế toán công nợ phải trả tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam. 3. Phƣơng pháp (cách thức) thực hiện đề tài Để thực hiện đề tài này tôi đã áp dụng kết hợp nhiều phương thức thực hiện: Phương pháp quan sát: là hàng ngày lên công ty thực tập, quan sát công việc, thái độ, quan sát quy trình vận chuyển qua lại của các chức vụ trong bộ phận và ngoài bộ phận kế toán. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: bằng cách hỏi trực tiếp những người thực hiện, hỏi về cách làm, về dữ liệu, về cách tìm tài liệu và nội dung bên trong đó. Thực ra phương pháp này thực hiện khi cần thu thập thông tin, và do kế toán rất bận nên chỉ có hỏi khi rảnh rỗi như giờ giải lao, do đó cũng giới hạn nhiều. Phương pháp so sánh: so sánh giữa thực tiễn trong công ty với lý thuyết sách vở trên trường, vừa có thể dễ dàng gia nhập vào bộ phận kế toán, vừa tìm hiểu thêm được những điều mới. Phương pháp phân tích và hạch toán: từ dữ liệu thu thập được ở phương pháp thống kê sẽ đem ra phân tích ưu,nhược điểm, cũng như cách để mã hóa, lưu trữ số liệu trên dữ liệu có được, sử dụng chứng từ, hệ thống tài khoản để mã hóa nó, và kiểm soát thông tin các nghiệp vụ phát sinh. 4. Phạm vi của đề tài - Đối tượng nghiên cứu (nội dung): Công tác kế toán công nợ tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam. - Phạm vi không gian: chủ yếu là Phòng Kế toán – Tài chính của Công ty Hunter Douglas Việt Nam, ngoài ra cũng quan sát các bộ phận khác và xưởng sản xuất tại công ty. Trang | 2
  11. - Phạm vi thời gian: thời gian của số liệu thu thập nghiên cứu trong năm 2016 - Giới hạn lĩnh vực nghiên cứu:trong công tác kế toán công nợ, tác giả chỉ nghiên cứu về kế toán phải thu của khách hàng, dự phòng nợ phải thu khó đòivà kế toán phải trả người bán. 5. Điểm mới và kết quả đạt đƣợc của đề tài Bài báo cáo có mở rộng thêm phần cơ sở lý luậnchung về kế toán công nợ, làm cơ sở để đối chiếu so sánh giữa thực tế hoạt động tại công ty và kiến thức sách vở đã được học trên giảng đường trường đại học. Ngoài ra trong phần thực trạng, tác giả có thêm phần đánh giá chung về tình hình phải thu, phải trả năm 2016 của công ty, hoàn thiện bài báo cáo hơn thông qua các lưu đồ, các phần diễn giải và phân định rõ ưu nhược điểm, trình bày khoa học để hoàn thiện công tác kế toán công nợ của công ty. 6. Bố cục đề tài Với đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại Công ty Hunter Douglas Việt Nam”, ngoài những phần mở đầu, kết luận, thì kết cấu chính của đề tài được sắp xếp như sau: - Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam - Chương 2: Cơ sở lý luận chung về kế toán công nợ - Chương 3: Thực trạng công tác kế toán công nợtại Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam - Chương 4: Nhận xét – kiến nghị Trang | 3
  12. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM Trang | 4
  13. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM 1.1. Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam 1.1.1. Thông tin chung về công ty Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM Tên viết tắt: HUNTER DOUGLAS VIỆT NAM Địa chỉ: Lô 1, đường số 1, KCN Bình Chiểu, Quận Thủ Đức Điện thoại: 08 38975556 Fax: 08 38975188 Mã số thuế: 0300805728 Đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Đình Huân Chức vụ: Tổng Giám Đốc Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp đặt các sản phẩm Kiến trúc và mành màn thời trang. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Hunter Douglas Việt Nam Năm 1919, Henry Sonnenberg sáng lập Công ty sản xuất và phân phối máy móc, thiết bị tại Dusseldorf (Đức). Năm 1933, trụ sở chính được di dời sang Hà Lan. Năm 1940, khi chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ, Henry Sonnenberg chuyển trụ sở chính của tập đoàn sang Mỹ và thành lập Công ty Douglas Machinery Co.Ltd. Năm 1946, Công ty liên doanh với Nhà phát minh danh tiếng Joe Hunter của Mỹ và cho ra đời Công ty TNHH Hunter Douglas.Nhờ những phát hiện mới của ông, tập đoàn bắt đầu nổi tiếng với những phát minh mang tính đột phá về quy trình đúc nhôm. Với nền tảng là công ty khai thác và chế biến hàng đầu lúc bấy giờ, Công ty Hunter Douglas đã phát minh ra sản phẩm mành ngang bằng nhôm và sản phẩm này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Châu Âu và Mỹ. Năm 1955, với hơn 1000 đại lý tại Mỹ và Canada, mành ngang bằng nhôm (Venetian Blinds) của Công ty Hunter Douglas trở thành sản phẩm mành màn số một tại Bắc Mỹ. Năm 1956, trụ sở tập đoàn được dời sang Montreal, Canada trong khi các cơ sở kinh doanh cũ tại Châu Âu được sử dụng để phát triển thị trường mành màn tại thị trường này. Đầu thập niên 1960, thiết lập cơ sở kinh doanh tại các khu vực trọng Trang | 5
  14. yếu tại Châu Âu, Nam Mỹ và Australia, tập đoàn tiếp tục đưa ra thị trường một loạt các loại trần sọc và các sản phẩm ốp tường bằng kim loại mà cho đến nay đã trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của tập đoàn. Năm 1969, cổ phiếu của Công ty TNHH Hunter Douglas được niêm yết tại thị trường chứng khoán Amsterdam và Montreal. Năm 1971, trụ sở tập đoàn được dời về Rotterdam, Hà Lan. Những năm 1980, đã mở rộng thị trường sang Châu Á. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được cải thiện và được đánh giá là thị trường tiềm năng và có nhiều triển vọng, các công trình xây dựng song song đó cũng ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Trong đó không thể thiếu các sản phẩm kiến trúc và sản phẩm che phủ hiên, cửa sổ, đi theo các công trình ngoài việc sử dụng còn mang tính thẩm mỹ cao. Trước sự phát triển như thế, nhận định được đây là cơ hội tốt, một ao cá lớn để đầu tư, tập đoàn TNHH Hunter Douglas đã thành lập nên Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam.Dưới sự cho phép của chính phủ Việt Nam, năm 1996, Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam chính thức đi vào hoạt động theo giấy phép đầu tư số 1564/CP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, sau đó được điều chỉnh theo giấy phép điều chỉnh số 1564/GPDDC1-KCN-HCM ngày 25/07/2001 do Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp (Hepza) cấp. Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam là một trong những 170 công ty trực thuộc tập đoàn TNHH Hunter Douglas với 100% vốn nước ngoài. Trụ sở chính của công ty đặt tại KCN Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau một năm hoạt động với con số vốn ban đầu 3.000.000 USD cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á tác động vào các nước trên Thế giới trong đó có Việt Nam, làm giảm nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam dẫn đến tình hình xây dựng bị đóng băng gây nhiều khó khăn trong kinh doanh của công ty. Đến năm 2001 với sự thay đổi nhân sự cộng với số vốn kinh doanh tăng lên 3.200.000 USD bởi tập đoàn TNHH Hunter Douglas Seahold – Hà Lan cung cấp với thị trường xây dựng được khai thông, bộ máy nhân sự mới đã nhanh chóng từng bước đưa Công ty tìm được vị thế trên thị trường. Trước những nhu cầu cấp thiết của thị trường, Ban lãnh đạo công ty đã xin phép mở thêm văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Trang | 6
  15. Minh(2001), Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, Campodia và mở rộng thị trường sang Lào, Myanmar. Toàn bộ hoạt động của Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam từ khâu sản xuất đến bán hàng và lắp đặt đều đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do tổ chức TUV SUD chứng nhận. Cho đến nay, Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam đã đạt đươc hiệu quả và nhiều thành tựu đáng kể.Thương hiệu và uy tín của công ty ngày càng được khách hàng tin cậy và sử dụng. Các sản phẩm của công ty hiện đang được sử dụng tại các công trình lớn như: sân bay Cam Ranh, Saigon Tower, XI Housing Gallery, Nam Long Capital Tower, The Nam Hải, bến xe Phương Trang (Đà Lạt), sân bay Đà Nẵng, Khu đô thị Bắc An Khánh, Trung tâm thương mại Vincom Eden, trường Đại học Quốc tế Rmit, nhà ga T2, sân bay Nội Bài, 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam 1.2.1. Chức năng Chức năng chủ yếu của công ty là thiết kế, sản xuất, lắp đặt các sản phẩm phục vụ các công trình như nhà thờ, khách sạn, tòa nhà văn phòng, sân bay, trung tâm thương mại và các resort, bao gồm những dòng sản phẩm là mành màn thời trang (WCP), sản phẩm kiến trúc (AP). Ngoài ra công ty còn kinh doanh các linh kiện cho các sản phẩm nói trên. Sản phẩm mành màn thời trang (WCP): Bao gồm 2 nhãn hiệu nổi tiếng Luxaflex và Starlite đa dạng về hình dáng và màu sắc gồm: Mành đứng: phù hợp với nhiều loại cửa sổ trong văn phòng làm việc cũng như nhà ở, sản phẩm này đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Mành ngang: giúp cho việc kiểm soát ánh sáng chiếu vào, sản phẩm sử dụng lá nhôm này đã được xử lý cách nhiệt bảo đảm không cong và không xoắn, đặc biệt phù hợp cho các khu vực chịu nhiều va chạm. Mành cuốn: vừa mang tính trang trí cao, có tính năng chống nắng tốt, với hơn 1000 mẫu vải tùy yêu cầu khách hàng. Mành Duette: là thành quả của nhiều năm nghiên cứu, sử dụng loại vải độc đáo với cấu trúc hình tổ ong mang tính mỹ thuật cao. Mành gỗ: là dòng sản phẩm mới nhất; sang trọng, gần gũi với thiên nhiên. Trang | 7
  16. Sản phẩm kiến trúc (AP): Hiện tại Công ty đang sản xuất và cung cấp không dưới 550 kiểu trần với nhiều màu sắc đa dạng; trần kim loại mang hai nhãn hiệu Luxalon và Flexalum, gồm các nhóm sản phẩm chính: trần vuông (Tile), trần dạng sọc (Linear), trần caro (Cell), và các loại tấm ốp, chắn nắng. Đây là các loại trần được sử dụng rộng rãi trên Thế giới cho các công trình cao cấp. 1.2.2. Nhiệm vụ kinh doanh của công ty Là thành viên của tập đoàn, Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam có nhiệm vụ bảo toàn và phát triển nguồn vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả: Thực hiện sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, tổ chức phân công xản xuất hợp lý nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đảm bảo tiến độ giao hàng, quá trình vận chuyển hàng hóa an toàn, uy tín. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế đối với nhà nước, hoạt động kinh doanh giấy tờ đúng pháp luật; sổ sách minh bạch, số liệu trung thực, lưu trữ rõ ràng. Nhà lãnh đạo công bằng, chính trực, đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên. Những điều trên đòi hỏi công ty phải luôn chủ động nắm bắt thời cơ, tìm kiếm đối tác và nâng cao uy tín cũng như chất lượng sản phẩm. 1.2.3. Vai trò và ý nghĩa của thông tin kế toán tài chính đối với công ty Thông tin kế toán tài chính được cung cấp giúp cho đơn vị hoạch định và đưa ra chiến lược phát triển cho công ty. Từ những thông tin kế toán, nhà quản trị nắm bắt kịp thời tình hình tài chính và hoạt động của công ty để tiếp theo đưa ra những chính sách, biện pháp để nâng cao điểm mạnh cần phát huy cũng như giảm thiểu những hạn chế đang tồn tại trong công ty. Trang | 8
  17. 1.2.4. Chiến lược phát triển cho tương lai Công ty TNHH Hunter Douglas Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong thời gian qua; số lượng khách hàng cũng như hợp đồng được ký kết gia tăng; chất lượng cũng như số lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng cao và tạo uy tín đối với khách hàng. Lợi nhuận công ty ngày càng tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ một cách nhanh chóng rộng khắp cả nước. Công ty đã và đang đẩy mạnh việc tìm kiếm và mở rộng hơn nữa thị trường ngoại quốc, đáp ứng nhu cầu và khẳng định vị thế thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm và khả năng sản xuất sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. 1.3. Tổ chức quản lý của công ty 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty (Sơ đồ 1.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được trình bày ở trang 10 của báo cáo này)(Sơ đồ gốc được đưa vào phần phụ lục số 7) 1.3.2. Nhiệm vụ của từng phòng ban Toàn bộ công ty trên dưới gồm 62 nhân viên chính thức và một số nhân viên thời vụ được tuyển dụng theo Hợp đồng lao động ràng buộc và Hợp đồng lao động thời vụ. Đứng đầu công ty là Tổng Giám Đốc và Ban Giám Đốc, trong đó Ban Giám Đốc bao gồm Giám đốc Tài chính – Hành chính và Giám đốc sản xuất, tuy nhiên hiện tại công ty Giám đốc Tài chính – Hành chính kiêm Giám đốc sản xuất. Ban điều hành chính trực, công bằng, có năng lực quản lý cao, quyết định nhanh chóng đúng đắn.Văn phòng công ty chia thành các bộ phận sau:  Bộ phận Tài Chính và Hành Chính: Đứng đầu là Giám Đốc Tài Chính và Hành Chính (kiêm Giám đốc sản xuất) với các chức năng sau: Quản lý nguồn tài chính của công ty, cân đối nguồn vốn, từ đó tham mưu với Tổng Giám Đốc về khai thác và sử dụng nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Quản lý và kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho tập đoàn, giúp Tổng Giám Đốc chỉ đạo hoạt động tài chính của công ty. Tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự của công ty. Trang | 9
  18. Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Trợ lý hỗ trợ kinh Tổng Giám Đốc doanh - WCP Giám Đốc Quản lý Bộ phận Quản lý Bộ phận Văn phòng Vận hành miền Bắc miền Nam kinh doanh Campuchia Quản lý Quản Điều phối Trợ lý Văn phòng Đại lý Đại Văn phòng Đại lý Kế toán Kế toán Quản lý Giám đốc Giám đốc chuỗi lý chất viên xuất quản lý kinh doanh Đà diện kinh doanh Cần trưởng công nợ Logistic sản xuất kỹ thuật cung ứng lượng khẩu vận hành Hà Nội nẵng quản HCM Thơ lý Kế toán Trợ lý Trưởng Trưởng Hỗ trợ sản Tư vấn Nhóm hỗ Tư vấn Nhóm hỗ tổng hợp Logistic nhóm WCP nhóm AP xuất miền bán hàng trợ bán hàng trợ Bắc Kết toán viên (Nguồn cung cấp: Bộ phận Kế toán – HDV) Trang | 10
  19.  Bộ phận sản xuất: Đứng đầu là Giám Đốc Sản Xuất với các chức năng sau: Lập kế hoạch vật tư sản xuất sản phẩm trong tháng, quý để Tổng Giám Đốc đưa ra kế hoạch nhập vật tư từ các công ty khác trong tập đoàn. Lập kế hoạch sản xuất cho từng đơn hàng đúng tiến độ mà vẫn có chất lượng. Lập kế hoạch thiết kế sản phẩm mới cũng như sản phẩm theo đúng nhu cầu khách hàng. Quản lý nhân viên, công nhân sản xuất.  Bộ phận bán hàng: Phụ trách việc mở rộng thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, liên hệ với khách hàng, đem lại lợi nhuận cao nhất cho công ty, được chia thành các bộ phận theo khu vực: Bộ phận AP Miền Nam: quản lý khu vực HCM đến Huế Bộ phận AP Miền Bắc: quản lý khu vực từ Huế ra Cao Bằng, Lạng Sơn Bộ phận AP Cần Thơ: quản lý khu vực miền Tây Nam Bộ phận WCP: khắp cả nước 1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty tổ chức mô hình kế toán tập trung, mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng ở văn phòng đại diện đều được chuyển về phòng kế toán để xét duyệt và cập nhật vào phần mềm kế toán để theo dõi và hạch toán. Tại công ty bộ máy kế toán rất đặc biệt, Giám đốc Tài Chính và Hành Chính kiêm Giám đốc sản xuất, có rất nhiều nhiệm vụ cho từng nhân viên, và có một số nhân viên kiêm nhiệm hai chức năng làm cho việc phân chia chức năng mỗi nhân viên khá phức tạp. (Sơ đồ 1.2 về bộ máy kế toán tại công ty được trình bày ở trang 12 của báo cáo này) Trang | 11
  20. Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Giám đốc Tài Chính – Hành Chính Kế toán Kế toán Quản lý Quản lý Điều phối viên trưởng công nợ chuỗi cung Logistic cung cấp xuất ứng khẩu Kế toán Trợ lý tổng hợp Kế toán viên (Nguồn cung cấp: Bộ phận Kế toán – HDV) 1.4.2. Trách nhiệm quyền hạn của từng vị trí kế toán Giám đốc Tài Chính và Hành Chính: Quản lý nguồn tài chính của công ty, cân đối nguồn vốn, từ đó tham mưu với Tổng Giám Đốc về khai thác và sử dụng nguồn vốn trong sản xuất kinh doanh. Quản lý và kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, giúp Tổng Giám Đốc chỉ đạo hoạt động tài chính của đơn vị; tổ chức, sắp xếp bộ máy nhân sự của công ty. Kế toán trưởng (Chief Accountant):kiểm tra tính chính xác và nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán, kiểm tra hóa đơn, chứng từ đầy đủ, ký duyệt, lập báo cáo, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho tập đoàn, chịu trách nhiệm báo cáo lên Giám đốc tài chính. Kế toán tổng hợp kiêm kế toán thanh toán: xem xét, kiểm tra, theo dõi tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; quản lý quỹ; xem xét, kiểm tra chứng từ thanh toán; lập chứng từ thanh toán ra ngân hàng, định khoản lên sổ cái các khoản thanh toán Trang | 12
  21. cho nhà cung cấp, đặc biệt cung cấp chứng từ tài khoản cho công ty mẹ bên Malaysia. Kế toán công nợ (Credit Controller): xét duyệt hợp đồng bán hàng và đánh giá hạn mức tín dụng, theo dõi, định khoản lên sổ cái các khoản khách hàng thanh toán. Quản lý điều hành chuỗi cung ứng (SC Executive): hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, phân phối, sản suất thành phẩm từ nguyên vật liệu thô đến việc tìm hiểu đối tác, các nhà cung cấp, khách hàng, môi giới, trung gian. Điều phối viên cung cấp xuất khẩu(Export Supply Coordinator): đặt mua phụ tùng bảo hộ cho ngườilao động; và đặc biệt là tìm hiểu nguồn hàng xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm giấy giờ đầy đủ khi xuất nhập hàng vớiđối tác nước ngoài. Bộ phận điều phối, giao hàng(Logistics): Lên kế hoạch thu mua, phân phối giao hàng; sắp xếp xe, lập các chứng từ xuất kho, xuất hóa đơn GTGT và ghi nhận doanh thu. Nhân viên kế toán (Accountant Clert): do công việc của kế toán trưởng quá nhiều nên hiện công ty đang tìm thêm nhân viên kế toán để chia bớt công việc nhằm nâng cao chất lượng cũng như thời gian hoàn thiện công việc. 1.4.3. Chính sách kế toán áp dụng Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12. Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ Hàng tồn kho:  Phương pháp kê khai hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên  Nguyên vật liệu: Ghi nhận ban đầu theo nguyên tắc giá gốc, bao gồm giá mua và các chi phí liên quan (chi phí vận chuyển, bốc dỡ )  Thành phẩm: Ghi nhận ban đầu theo nguyên tắc giá gốc, bao gồm chi phí chế biến như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC  Tính giá xuất hàng tồn kho (nguyên liệu, thành phẩm) theo phương pháp bình quân gia quyền.  Dự phòng hàng tồn kho trên phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các khoản suy giảm trong giá trị thực tế (do giảm giá, hư hỏng ) Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo đường thẳng và dựa trên nguyên giá trong thời gian như sau: Trang | 13
  22. S K L 0 0 2 1 5 4