Khóa luận Hoàn thiện bộ máy kế toán công nợ tại Công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoàn thiện bộ máy kế toán công nợ tại Công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoan_thien_bo_may_ke_toan_cong_no_tai_cong_ty_tnhh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoàn thiện bộ máy kế toán công nợ tại Công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN DONGBU-HAIMINH GVHD: Th.s NGUYỄN THỊ CHÂU LONG SVTH: NGUYỄN HOÀNG NGỌC TRÂM MSSV: 13125104 S K L 0 0 4 8 7 3 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN DONGBU-HAIMINH GVHD: Th.S Nguyễn Thị Châu Long. SVTH : Nguyễn Hoàng Ngọc Trâm MSSV : 13125104 Lớp : 131251B Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành tại công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu- HaiMinh. Tác giả muốn bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc đến ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp tại công ty là chị Trần Thị Hoài Hiệp đã hƣớng dẫn nhiệt tình về những khúc mắc trong quá trình tiếp xúc với công việc thực tế, triển khai nghiên cứu để hoàn thành đƣợc đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh”. Xin chân thành cám ơn các thầy cô khoa kinh tế trƣờng Đại học Sƣ Phạm Kĩ Thuật đã giảng dạy những kiến thức chuyên ngành cơ bản cần thiết để phục vụ cho công việc sau này cũng nhƣ hoàn thành báo cáo. Đặc biệt, tác giả muốn gửi lởi cảm ơn chân thành đến giáo viên hƣớng dẫn Th.S Nguyễn Thị Châu Long đã tận tình giúp đỡ và định hƣớng về đề tài mong muốn cũng nhƣ giải đáp những thắc mắc về các tình huống thực tế mà tác giả đã gặp phải. Với thời gian thực tập, nghiên cứu trong một môi trƣờng, lĩnh vực khá mới mẻ, cũng nhƣ kiến thức còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày, vì vậy, tác giả mong muốn rằng sẽ nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cũng nhƣ các đọc giả để giúp bài báo cáo đƣợc hoàn thiện hơn. ii
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế Debit note Là một loại chứng từ thƣơng mại dùng đƣợc cả cho ngƣời mua và ngƣời bán, nó còn đƣợc coi giống nhƣ hóa đơn đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài. House bill Là một loại vận đơn do forwarder phát hành cho ngƣời gởi hàng (shiper). Trên bill này chỉ có logo công ty forwarder hoàn toàn không có logo hãng tàu. KQHDKD Kết quả hoạt động kinh doanh KPCĐ Kinh phí công đoàn LCTT Lƣu chuyển tiền tệ Master bill Là một loại vận đơn do hãng tàu phát hành cho ngƣời gửi hàng (shipper), dùng làm căn cứ để nhận hàng và làm căn cứ pháp luật khi có rủi ro xảy ra. TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định XNK Xuất nhập khẩu (*): các bên liên quan Là công ty mẹ Hải Minh và công ty đối tác Dongbu Express cũng nhƣ các công ty trực thuộc công ty đối tác. iii
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Cơ cấu vốn góp đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 ································ 7 Bảng 1.2. Bảng quy đổi tỷ giá ngoại tệ ······················································ 14 Bảng 3.1. Phải thu khách hàng ngắn hạn ···················································· 50 Bảng 3.2. Bảng công phải phải trả ngắn hạn. ··············································· 51 Bảng 3.3. Nợ xấu ················································································ 52 iv
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy tại công ty ························································· 8 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty ···················································· 11 Sơ đồ 1.3. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí chung ················ 15 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hệ thống luân chuyển chứng từ tại công ty ····························· 35 v
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu. 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu. 2 4. Phạm vi nghiên cứu. 2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. 2 6. Điểm phát triển từ báo cáo thực tập lên báo cáo khóa luận tốt nghiệp. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN DONGBU– HAIMINH 5 1.1. Lịch sử hình thành. 5 1.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty. 5 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. 5 1.2. Chức năng và nhiệm vụ. 7 1.2.1. Chức năng. 7 1.2.2. Nhiệm vụ 7 1.3. Tổ chức bộ máy của công ty. 8 1.3.1. Sơ đồ bộ máy của công ty. 8 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. 8 1.4. Phạm vi hoạt động của công ty. 10 1.5. Thuận lợi, khó khăn, phƣơng hƣớng phát triển. 10 1.5.1. Thuận lợi và khó khăn. 10 1.5.2. Phƣơng hƣớng phát triển: 11 1.6. Tổ chức sơ đồ bộ máy kế toán. 11 1.6.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty. 11 vi
  8. 1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ. 12 1.7. Chế độ kế toán áp dụng. 13 1.7.1. Hệ thống tài khoản áp dụng. 13 1.7.2. Nguyên tắc kế toán áp dụng. 13 1.7.3. Hình thức kế toán áp dụng. 14 1.7.4. Hệ thống báo cáo tài chính 16 1.8. Kết luận tổng quan về mô hình và tình hình hoạt động của công ty trong năm 2015. 16 1.8.1. Kết cấu mô hình hoạt động của công ty. 16 1.9. Tình hình hoạt động của công ty trong năm 2015. 17 1.10. Tóm tắt chƣơng 1. 18 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ. 19 2.1. Những vấn đề lý luận chung. 19 2.1.1. Khái niệm. 19 2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán công nợ. 20 2.2. Chứng từ đƣợc sử dụng trong công tác kế toán công nợ. 20 2.3. Nội dung các nghiêp vụ công nợ. 21 2.3.1. Kế toán phải thu khách hàng. 21 2.3.2. Kế toán phải trả ngƣời bán. 23 2.3.3. Kế toán tạm ứng. 25 2.3.4. Kế toán phải thu khác. 26 2.3.5. Kế toán phải trả khác. 30 2.4. Tóm tắt chƣơng 2 33 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC “ KẾ TOÁN CÔNG NỢ ” TẠI CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN DONGBU-HAIMINH 34 vii
  9. 3.1. Hệ thống luân chuyển chứng từ trong công ty. 34 3.2. Kế toán hoạt động mua – bán. 36 3.2.1. Kế toán công nợ nghiệp vụ phải thu khách hàng. 36 3.2.1.1. Chứng từ sử dụng. 36 3.2.1.2. Tài khoản sử dụng. 36 3.2.1.3. Các nghiệp vụ phát sinh 37 3.2.1.4. Một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty. 38 3.2.2. Kế toán công nợ nghiệp vụ phải trả cho ngƣời bán. 40 3.2.2.1. Chứng từ sử dụng. 40 3.2.2.2. Tài khoản sử dụng. 41 3.2.2.3. Các nghiệp vụ phát sinh 41 3.2.2.4. Một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty. 42 3.3. Kế toán tạm ứng. 43 3.3.1. Chứng từ sử dụng. 43 3.3.2. Tài khoản sử dụng. 43 3.3.3. Các nghiệp vụ phát sinh. 44 3.3.4. Một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty 44 3.4. Kế toán phải thu-phải trả khác. 45 3.4.1. Kế toán phải thu khác. 45 3.4.1.1. Chứng từ sử dụng. 45 3.4.1.2. Tài khoản sử dụng. 45 3.4.1.3. Các nghiệp vụ phát sinh 46 3.4.1.4. Một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty. 46 3.4.2. Kế toán phải trả khác. 46 3.4.2.1. Chứng từ sử dụng. 46 viii
  10. 3.4.2.2. Tài khoản sử dụng. 47 3.4.2.3. Các nghiệp vụ phát sinh 47 3.4.2.4. Một số nghiệp vụ phát sinh tại công ty. 48 3.5. Biện pháp xử lý và hạn chế công nợ phải thu khó đòi của công ty. 48 3.6. Bảng báo cáo công nợ tại công ty 48 3.6.1. Tóm tắt chƣơng 3. 52 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ “ KẾ TOÁN CÔNG NỢ” TẠI CÔNG TY TNHH DONGBU-HẢI MINH. 53 4.1. Ƣu, nhƣợc điểm. 53 4.1.1. Ƣu điểm 53 4.1.2. Nhƣợc điểm 54 4.2. Một số đề xuất 56 ix
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong quá trình hội nhập và không ngừng phát triển, cùng với đó là việc gia nhập WTO và hiệp định TPP gần đây đánh đấu một bƣớc tiến vô cùng quan trọng trong việc mở rộng quan hệ, đây đƣợc xem là cơ hội cũng nhƣ thách thức cho các doanh nghiệp. Việc đƣa ra những chiến lƣợc đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn vốn và tối ƣu hóa lợi nhuận. Đối với mối quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp trong nƣớc với các đối tác nƣớc ngoài trong việc mua, bán hàng hóa thì vấn đề trở ngại nhiều nhất là việc lƣu thông hàng hóa khi họ không có các phƣơng tiện chuyên để vận chuyển quốc tế. Từ những vấn đề này thì một ngành đã và đang trên đà phát triển mạnh vƣợt bậc đó chính là ngành logistics. Đối với các công ty logistics nói chung hay công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu – Hải Minh nói riêng thì việc là một trung gian và cầu nối giữa hai bên mua bán trong quá trình vận chuyển và thanh toán thì vấn đề kế toán công nợ khá cần thiết trong các nghiệp vụ chị hộ, thu hộ, các dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho các đối tác khách hàng, việc ghi nhận công nợ phải thu khách hàng và phải trả cho hãng tàu diễn ra thƣờng xuyên, đồng thời, nó cũng đánh giá tình hình hoạt động đang trên đà phát triển hay xấu đi của công ty dựa trên tình hình công nợ và khả năng thanh toán. Ngoài ra, phần hành kế toán công nợ cũng giúp theo dõi tình hình các khoản nợ nhằm phục vụ cho ban quản trị đƣa ra những chính sách cần thiết, kịp thời cho hoạt động của các bộ phận công ty. Để thấy đƣợc sức ảnh hƣởng của kế toán công nợ trong công ty Dongbu-HaiMinh nói riêng và các công ty nói chung thì tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện bộ máy kế toán công nợ tại Công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh” nhằm nêu lên đƣợc tầm quan trọng của công tác kế toán công nợ. Trong quá trình tìm hiểu, học tập cũng nhƣ quan sát tại công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh cùng với sự trợ giúp từ phía công ty, tác giả cũng đã tích lũy kiến thức thực tế để củng cố kiến thức cho mình và hoàn thành bài báo cáo khóa luận. 1
  12. 2. Mục tiêu nghiên cứu. Học hỏi, tìm hiểu cách vận hành công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh Nhận xét giữa công tác kế toán công nợ thực tế với lý thuyết về công nợ phải thu, phải trả tại công ty từ đó rút ra nhận xét, kiến nghị giúp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán công nợ tại công ty. 3. Đối tƣợng nghiên cứu. Đối tƣợng nghiên cứu chính trong bài báo cáo là công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH tiếp vận Dongbu-Hải Minh. 4. Phạm vi nghiên cứu. Tại công ty, các nghiệp vụ kế toán nói chung và nghiệp vụ kế toán công nợ nói riêng phát sinh hằng ngày. Do giới hạn về thời gian, cũng nhƣ kiến thức còn hạn chế của tác giả trong việc tiếp xúc các nghiệp vụ công nợ, vì vậy tác giả xin giới hạn phạm vi tìm hiểu của bài báo cáo. Trong bài báo cáo này tác giả chỉ đề cập đến các nghiệp vụ liên quan đến các tài khoản phải thu khách hàng, phải trả khách hàng, tạm ứng, phải thu khác và phải trả khác. Đề tài kế toán công nợ trong bài khóa luận đƣợc tác giả lấy số liệu, tìm hiểu nghiên cứu trong năm 2015 tại công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu-HaiMinh. Vì trong năm 2015, công ty bắt đầu đƣa ra chính sách lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, nợ phải thu khó đòi. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để hoàn thành một cách tốt nhất bài báo cáo này tác giả đã áp dụng các phƣơng pháp: Phương pháp hỏi trực tiếp: trực tiếp hỏi trong quá trình tìm kiếm thông tin, dữ liệu phục vụ cho bài báo cáo. Phương pháp thống kê: tổng hợp, thống kê các số liệu liên quan. 2
  13. Phương pháp phân tích: đƣa ra những phân tích, nhận địnhtừ những con số, bảng biểu đƣợc tổng hợp. Phương pháp so sánh: so sánh giữa lý thuyết nghiệp vụ kế toán cần áp dụng cho từng trƣờng hợp so với thực trạng thực tế phát sinh của các nghiệp vụ đó. 6. Điểm phát triển từ báo cáo thực tập lên báo cáo khóa luận tốt nghiệp.  Điểm mới: Hệ thống luân chuyển chứng từ trong công ty: với phần hành này tác giả sẽ đƣa quy trình luân chuyển chứng từ trong công ty, diễn giải quy trình.  Điểm hoàn thiện: Thứ 1: về công tác lập dự phòng và xử lý dự phòng tại công ty: về phần này thì công ty có cách xử lý chƣa đúng theo quy định ban đầu của công ty đề ra. Điều này cho thấy khả năng quản lý chƣa chặt chẽ trong công tác dự phòng của công ty. Thứ 2: theo nhƣ danh mục hệ thống tài khoản của công ty, ta có thể thấy công ty có mở tài khoản riêng để hạch toán và theo dõi đối với các khoản có gốc ngoại tệ, nhƣng trên thực tế, việc giao dịch và thanh toán khoản tiền ngoại tệ đƣợc giao dịch mua bán ngoại tệ ngay trong ngày. Thứ 3: đối với tài khoản chi hộ song song trong TK 1311 và 138 ( theo danh mục hệ thống tài khoản của công ty), tác giả sẽ làm rõ và dẫn chứng các nghiệp vụ liên quan.  Kết quả đạt được: Đối với mục hệ thống luân chuyển chứng từ trong công ty: ngƣời đọc sẽ dễ dàng theo dõi đƣợc quy trình luân chuyển các chứng từ trong công ty, điều này sẽ giúp ngƣời đọc hệ thống đƣợc cách thức vận hành và hạch toán theo chứng từ. Đối với việc xử lý về công tác dự phòng: tác giả mong muốn đƣợc đóng góp ý kiến giúp mô hình kế toán công nợ tại công ty đƣợc hoàn thiện và chặt chẽ hơn, làm tăng tính chủ động và hiệu quả trong công tác kế toán nói chung. 3
  14. Đối với việc xử lý các phần hành gốc ngoại tệ: tác giả muốn đƣợc đóng góp ý kiến về việc dự trữ ngoại tệ, điều này giúp công ty có thể quản lý tốt cũng nhƣ kịp thời xử lý những tình huống đột xuất xảy đến trong tƣơng lai. Đối với việc hạch toán song song tài khoản 1311 và 138 cho nghiệp vụ chi hộ: tác giả muốn nêu lên đƣợc ý đồ hoặc nguyên nhân hoặc cách làm việc tại công ty cho những tình huống cụ thể của mỗi tài khoản, từ đó đƣa ra những nhận xét cho vấn đề này. Kết cấu báo cáo khóa luận được chia làm 4 chương chính: Chƣơng 1: Tổng quan về công ty TNHH tiếp vận Dongbu - Hải Minh. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ. Chƣơng 3: Thực trạng công tác “ Kế toán công nợ ” tại công ty TNHH tiếp vận Dongbu - Hải Minh. Chƣơng 4: Ƣ, kiến nghị hoàn thiện “ Kế toán công nợ ” tại công ty TNHH tiếp vận Dongbu - Hải Minh. 4
  15. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN DONGBU–HAIMINH 1.1. Lịch sử hình thành. 1.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty. Công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu – Hải Minh đƣợc thành lập vào ngày 31 tháng 08 năm 2010 theo giấy phép kinh doanh số 411022000536 do Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ Tp.HCM cấp. Tên đầy đủ: Công ty TNHH Tiếp Vận Dongbu – Hải Minh. Tên quốc tế: Dongbu – Hải Minh Logistics Co.,Ltd Địa chỉ: 561A Điện Biên Phủ, Phƣờng 25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM. Mã số thuế: 0310316130 Điện thoại: (84-08) 35128006 Fax: (84-08) 35128079 Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển. Công ty TNHH Tiếp vận Dongbu - HaiMinh đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đầu tƣ số 411022000536 ngày 31 tháng 08 năm 2010 do Ủy ban Nhân dân Tp.HCM cấp; công ty đƣợc thành lập bởi các bên: Bên Việt Nam: Công ty Cổ Phần Hải Minh hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302525162 ngày 17 tháng 01 năm 2012 (thay đổi lần thứ 11) do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Tp.HCM cấp, địa chỉ trụ sở tại: Số 1, đƣờng Đinh Lễ, Phƣờng 12, Quận 4, TP.HCM Bên nước ngoài: DONGBU EXPRESS CO.LTD, hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 110111-4505769 đƣợc cấp ngày 03 tháng 01 năm 2011 tại Hàn Quốc, trụ sở đăng kí tại Dongbu Final Center B/D, 891-10, Daechi-dong, Gangnam-gu, Seoul, Korea. 5
  16. Trong quá trình hoạt động Công ty đƣợc Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đầu tƣ thay đổi nhƣ sau: Lần thứ 1: Giấy chứng nhận đầu tƣ thay đổi lần đầu ngày 31 tháng 08 năm 2010, chuẩn y cho việc thay đổi Nhà đầu tƣ và ngƣời đại diện Nhà đầu tƣ; cập nhập thông tin ngƣời đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp. Lần thứ 2: Giấy chứng nhận đầu tƣ thay đổi lần thứ hai ngày 04 tháng 06 năm 2012, chuẩn y cho việc cập nhập thông tin của Nhà đầu tƣ Việt Nam; bổ sung ngành nghề kinh doanh và mục tiêu hoạt động; tăng vốn, cụ thể: Tổng vốn đầu tƣ, vốn điều lệ và vốn góp thực hiện dự án tăng thêm 7.255.350.000 VNĐ tƣơng đƣơng USD 345.000 Lần thứ 3: Giấy chứng nhận đầu tƣ thay đổi lần thứ ba ngày 24 tháng 05 năm 2013, thay đổi ngƣời đại diện theo pháp luật từ ông Yun Hyun Sung sang ông Choi Hyung Suk. Lần thứ 4: Giấy chứng nhận đầu tƣ thay đổi lần thứ tƣ ngày 04 tháng 07 năm 2014, điều chỉnh các nội dung sau: Tăng vốn điều lệ vốn góp thực hiện dự án (tăng thêm 2.100.000.000 VND tƣơng đƣơng USD 100.000). Tăng tổng vốn đầu tƣ của dự án (thêm 5.355.000.000 VND tƣơng đƣơng USD 255.000). Điều chỉnh thông tin của Nhà đầu tƣ bên nƣớc ngoài nhƣ sau: Dongbu Express Co.,Ltd; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 110111-4505769 cấp ngày 03/01/2011 tại Hàn Quốc; trụ sở chính tại D-23F Centreville Asterium Seoul, 372, Hangang-dearo, Yongsan-gu, Seoul, Korea, 140-821. Lần thứ 5: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tƣ mã số dự án 4314744838 lần đầu ngày 11/01/2016 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ cấp (cấp đổi Giấy chứng nhận đầu tƣ số 411022000536 thay đổi lần thứ 4 ngày 04/07/2014 Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp), điều chỉnh địa điểm thực hiện dự án và cập nhật thông tin Nhà đầu tƣ bên Việt Nam, cụ thể: 6
  17. Hình thức sở hữu vốn: Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. - Vốn đầu tƣ: 20.210.350.000 VND tƣơng đƣơng USD 1.000.000 - Vốn điều lệ:14.855.350.000 VND tƣơng đƣơng USD 745.000 Bảng 1.1. Cơ cấu vốn góp tại ngày 31 tháng 12 năm 2015 Vốn góp Tƣơng đƣơng STT Tên thành viên Tỷ lệ (%) (USD) (VNĐ) 1 Công ty Cổ phần Hải Minh 345.450 49,00 7.004.721.500 2 Dongbu Express 359.550 51,00 7.290.628.500 Cộng 605.000 100 14.295350.000 (Nguồn: Báo cáo tài chính 2015 đã được kiểm toán của công ty) 1.2. Chức năng và nhiệm vụ. 1.2.1. Chức năng. Công ty đƣợc thành lập dựa trên sự liên kết của công ty mẹ Hải Minh và công ty đối tác DONGBU EXPRESS. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là về dịch vụ logictics. - Cung cấp các dịch vụ thông quan, dịch vụ giao nhận hàng hóa. - Cung cấp các dịch vụ kiểm tra vận đơn, dịch vụ hàng hóa bằng đƣờng bộ. 1.2.2. Nhiệm vụ - Thiết lập mối quan hệ với các đối tác trong và ngoài nƣớc, các mối quan hệ khác phục vụ cho công việc. - Thiết lập quan hệ hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp, ngân hàng trong XNK. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nƣớc. - Tuân thủ và thực thi đúng với các chính sách, chế độ quản lý mà nhà nƣớc đề ra. 7
  18. 1.3. Tổ chức bộ máy của công ty. 1.3.1. Sơ đồ bộ máy của công ty. (Nguồn tác giả tự tổng hợp) Sơ đồ 1.1. Tổ chức bộ máy tại công ty 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. Tổng giám đốc: quản lý hoạt động của công ty, thực hiện kiểm tra, giám sát, hoạch định chiến lƣợc phát triển chung cho công ty. Huy động vốn của các cổ đông, phân tích tình hình tài chính để đƣa ra những biện pháp phát triển công ty phù hợp, tìm kiếm khách hàng, phát triển các khách hàng tiềm năng. Giám đốc kinh doanh: là ngƣời đề xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, tham gia kí kết hợp đồng thƣơng mại, tìm kiếm thị trƣờng, chịu trách nhiệm làm việc với đại lý. 8
  19. Trưởng phòng xuất nhập khẩu: là ngƣời đƣa ra kế hoạch kinh doanh cho từng bộ phận, chịu trách nhiệm trƣớc tổng giám đốc và giám đốc kinh doanh. Quản lý bộ phận đƣợc giao, hỗ trợ Giám đốc kinh doanh tìm kiếm thị trƣờng, thay mặt Giám đốc làm việc với hãng tàu, khách hàng. Bộ phận chứng từ: hoạch định chiến lƣợc kinh doanh, tổ chức thực hiện các chiến lƣợc kinh doanh, nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tìm kiếm khách hàng, xúc tiến hoạt động kinh doanh, duy trì mối quan hệ với khách hàng, liên hệ với khách hàng để lập và cung cấp chứng từ phù hợp cho hoạt động kinh doanh. Lƣu trữ hồ sơ, báo cáo định kì hoạt động hàng tháng cho Giám đốc kinh doanh và Tổng Giám đốc. Thực hiện nghiệp vụ giao nhận, luân chuyển chứng từ đúng thời gian. Kết hợp với bộ phận hải quan để hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu. Kết hợp với bộ phận kế toán theo dõi công nợ với khách hàng, đại lý. Bộ phận hải quan: quản lý, lƣu trữ hồ sơ, lập chứng từ hải quan nhằm phục vụ cho hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ trực tiếp với hải quan để thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu. Bộ phận điều độ xe (trucking): hoạch định kế hoạch kinh doanh cho lĩnh vực trucking và trực tiếp điều độ xe. Tạo sự thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, quản lý đội xe, lên kế hoạch trucking hàng hóa phù hợp. Sửa chữa, bảo quản trang thiết bị cho công tác kéo hàng. Hàng tháng, báo cáo tình hình kéo hàng gửi cho khách hàng, quản lý, đối chiếu công nợ vận chuyển với khách hàng. Bộ phận kế toán: quản lý các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài sản, quản lý tài chính của công ty. Chịu trách nhiệm với Ban giám đốc về tình hình tài chính trong kỳ. Lập báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc, lập báo cáo tài chính theo kỳ, báo cáo hoạt động thu, chi, báo cáo thuế, theo dõi và lập kế hoạch tài chính, theo dõi chế độ nhà nƣớc để thực hiện đúng quy định pháp luật. Phân tích số liệu kế toán, thực hiện báo cáo quyết toán, phân tích tình hình kinh doanh. Thực các việc thanh toán cho các hãng tàu, nhà cung cấp Kết hợp với các phòng ban theo dõi công nợ, thu tiền của khách hàng, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập báo cáo tài chính. 9
  20. 1.4. Phạm vi hoạt động của công ty. Ngành nghề hoạt động của công ty: Dịch vụ thông quan. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (bao gồm dịch vụ giao nhận hàng hóa, các dịch vụ này bao gồm các hoạt động tổ chức và điều hành các hoạt động chuyên chở hàng hóa thay mặt ngƣời gửi hàng thông qua việc tìm kiếm dịch vụ vận tải và các dịch vụ liên quan, chuẩn bị chứng từ và cung cấp thông tin kinh doanh). Các dịch vụ khác, bao gồm kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, dịch vụ nhận và chấp nhận vận tải hàng, dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, thực hiện thay mặt chủ hàng. Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đƣờng bộ. 1.5. Thuận lợi, khó khăn, phƣơng hƣớng phát triển. 1.5.1. Thuận lợi và khó khăn. Thuận lợi: Hiện nay thì ngành vận chuyển quốc tế (logistics) đang là xu hƣớng trong thời đại công nghiệp phát triển. Nhu cầu ngày càng cao về vận chuyển quốc tế là điều kiện tốt để công ty: Tìm kiếm đƣợc nhiều khách hàng. Tối đa hóa lợi nhuận. Mở rộng quy mô kinh doanh. Nâng cao uy tín và khẳng định chỗ đứng trên thị trƣờng. Khó khăn: song song với những thuận lợi thì khó khăn mà công ty phải đối mặt cũng không ít nhƣ: Các công ty logistics xuất hiện ngày càng nhiều sẽ dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả dịch vụ. Uy tín về dịch vụ chƣa đƣợc biết đến nhiều so với các công ty lớn, gạo cội có sẵn trƣớc đó. 10
  21. 1.5.2. Phƣơng hƣớng phát triển: Nâng cao kĩ năng về mảng logistics trong tất cả các cấp quản lý. Giảm chi phí đến mức tối thiểu, với chất lƣợng tốt nhất để nâng cao lợi nhuận. Phát triển dịch vụ logistics hiện nay của công ty theo hƣớng thƣơng mại, điện tử giúp dễ dàng tìm đến nguồn khách hàng hơn. Quản trị nguồn vốn nhằm đảm bảo công ty có thể hoạt động liên tục, tối đa hóa lợi ích của các thành viên thông qua ƣu hóa số dƣ nguồn vốn công nợ. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhằm phát hiện và đánh giá để hạn chế rủi ro xuống thấp nhất. Có chính sách tín dụng phù hợp và thƣờng xuyên theo dõi tình hình để giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. 1.6. Tổ chức sơ đồ bộ máy kế toán. 1.6.1. Sơ đồ bộ máy kế toán công ty. Kế toán trƣởng Kế toán thanh toán Kế toán và nhân sự Thủ quỹ (Nguồn tác giả tự tổng hợp) Sơ đồ 1.2.Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Ghi chú: Quan hệ trực tiếp. Quan hệ chức năng. 11
  22. S K L 0 0 2 1 5 4