Khóa luận Cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng của bộ phận vải dệt thoi tại công ty TNHH Decathlon Việt Nam (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng của bộ phận vải dệt thoi tại công ty TNHH Decathlon Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cai_tien_quy_trinh_kiem_soat_chat_luong_cua_bo_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng của bộ phận vải dệt thoi tại công ty TNHH Decathlon Việt Nam (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP CẢI TIẾN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA BỘ PHẬN VẢI DỆT THOI TẠI CÔNG TY TNHH DECATHLON VIỆT NAM GVHD: TS. NGUYỄN KHẮC HIẾU SVTH: VŨ HOÀNG LONG S K L 0 0 4 8 8 3 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CẢI TIẾN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG CỦA BỘ PHẬN VẢI DỆT THOI TẠI CÔNG TY TNHH DECATHLON VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Khắc Hiếu Sinh viên thực hiện : Vũ Hoàng Long Lớp : 131241B Khóa : 2013 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2017
  3. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG Bảng 2.1 Các giai đoạn phát triển của phương pháp Kiểm soát chất lượng .17 Bảng 3.1 Tiêu chuẩn cơ bản 24 Bảng 3.2 Một số tiêu chuẩn đặc biệt .25 Bảng 3.3 Hướng dẫn bốc mẫu phúc tra. 26 Bảng 3.4 Cách tính lỗi .27 Bảng 3.5 Tổng hợp một số lỗi thường gặp. 28 Bảng 3.6 Số lần sót lỗi cho phép 32 Bảng 3.7 Khác nhau giữa Decathlon và dối tác. .36 Bảng 4.1 Mười hai danh mục kiểm tra của đánh giá mức kiểm soát chất lượng .43 Bảng 4.2 Các giai đoạn phân quyền trong phát triển và sản xuất cho nhà cung cấp 45 Bảng 4.3 Các mức độ xử lý đối với vải mộc .46 GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu i
  4. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH SỬ DỤNG Hình 1.1 Logo công ty .1 Hình 1.2 Hai mươi thương hiệu lớn nhất hiện nay tại Decathlon. 3 Hình 1.3 Nhóm các môn thể thao đại diện cho các thương hiệu. .3 Hình 1.4 Mẫu quảng cáo cho chiến lược 10 năm của Decathlon 7 Hình 3.1 Vòng tròn PDCA của Decathlon 18 Hình 3.2 Hệ thống tạo Lab dip .19 Hình 3.3 Máy quang phổ 20 Hình 3.4 Thẻ Lab dip . 21 Hình 3.5 Kết quả từ máy quang phổ 22 Hình 3.6 Thành phẩm mẻ đầu gửi cho Decathlon duyệt dưới dạng thẻ 23 Hình 3.7 Lỗi ma sát trầy mặt vải . 29 Hình 3.8 Lỗi dính dầu máy. 29 Hình 3.9 Lỗi chớn ngang. 30 Hình 3.10 Lỗi đứt sợi ngang và chớn ngang 30 Hình 4.1 Minh hoạ và hướng dẫn các bước kiểm tra độ sạch hồ trong vải 41 Hình 4.2 Năm cấp độ đánh giá mức độ kiểm soát chất lượng của Decathlon . 42 Hình 4.3 Ma trận xây dựng chiến lược hợp tác 47 GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu ii
  5. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ SỬ DỤNG Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nhân sự tại công ty Decathlon Việt Nam 4 Biểu đồ1.2 Doanh thu của tập đoàn Decathlon. . 8 Biểu đồ 3.1 Số lỗi trung bình tính trên một cây vải . 31 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu phòng ban tại công ty Decathlon Việt Nam 5 Sơ đồ 2.1 Các yếu tố ảnh hương đến kiểm soát chất lượng 14 Sơ đồ 3.1 Quy trình xử lý vi phạm sót lỗi của Decathlon . 33 Sơ đồ 3.2 Quy trình đầy đủ các bước của Decathlon 37 GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu iii
  6. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DECATHLON VIỆT NAM 1 1.1 Tổng quan về công ty 1 1.1.1 Giới thiệu và quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1 1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh 4 1.2 Cơ cấu tổ chức ở Decathlon Viet Nam. 4 1.2.1 Cơ cấu nhân sự tại công ty. 4 1.2.2 Cơ cấu các phòng ban cơ bản: 5 1.3 Giá trị cốt lõi và định hướng phát triển của công ty ở Việt Nam 7 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG 9 2.1. Khái niệm và đặc điểm của chất lượng 9 2.1.1 Chất lượng là gì? 9 2.1.2 Đặc điểm của chất lượng: 10 2.2. Kiểm soát chất lượng 11 2.2.1 Khái niệm 11 2.2.2. Các yếu tố cần kiểm soát: 11 2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chất lượng: 12 2.2.3.1 Yếu tố Vĩ mô 12 2.2.3.2 Yếu tố vi mô: 13 2.2.3.3 Yếu tố nội bộ 13 2.3. Một số phương pháp nâng cao của Kiểm soát chất lượng 14 2.3.1. Kiểm tra chất lượng nguyên bản 14 2.3.2. Kiểm soát chất lượng bằng thống kê 14 2.3.3 Đảm bảo chất lượng 15 2.3.4. Quản lý chất lượng toàn diện 15 GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu iv
  7. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƢỢNG CỦA BỘ PHẬN VẢI DỆT THOI TẠI CÔNG TY TNHH DECATHLON 18 3.1 Giới thiệu quy trình kiểm soát chất lượng. 18 3.1.1. Yêu cầu Labdip: 19 3.1.2. Sản xuất mẻ đầu (First lot) 23 3.1.3. Sản xuất khối lớn. 25 3.1.3.1. Kiểm tra lỗi bề mặt vải: 27 3.1.3.2 Kiểm tra màu vải trên máy quang phổ: 33 3.1.3.3. Kiểm tra cảm giác tay: 34 3.1.3.4. Kiểm tra tiêu chuẩn lý tính của vải 34 3.2. So sánh quy trình kiểm định chất lượng của nhà cung cấp 35 3.2.1. Điểm giống nhau 35 3.2.2. Điểm khác nhau: 36 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG CỦA BỘ PHẬN VẢI DỆT THOI TẠI CÔNG TY TNHH DECATHLON 38 4.1. Ưu điểm 38 4.2. Hạn chế 39 4.3. Giải pháp cải thiện. 39 4.3.1. Hoàn thiện quá trình kiểm soát quá trình 39 4.3.1.1. Hệ thống kiểm soát chất lượng theo quá trình 40 4.3.1.2. Đánh giá mức độ kiểm soát chất lượng của nhà cung cấp. 41 4.3.1.3. Phân quyền trong phát triển và sản xuất. 43 4.3.2. Siết chặt bảo mật các tài sản của công ty 46 4.3.3. Mức độ xử lý vải mộc lỗi và xây dựng xưởng dệt. 46 4.3.4. Tăng hiệu quả trong việc hợp tác và quản lý nhà cung cấp. 47 PHẦN KẾT LUẬN 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50 PHỤ LỤC 51 GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu v
  8. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cơ chế thị trường để muốn đứng vững và phát triển thì chất lượng sản phẩm là điều tất yếu và luôn được đảm bảo. Chất lượng sản phẩm quyết định thành bại của doanh nghiệp. Tiêu chí của công ty Decathlon chất lượng đi đầu và giá cả phải thiết thực và phù hợp để có thể mang đến lợi ích cho mọi khách hàng. Đối với ngành Dệt may hiện nay là ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam. Các công ty nước ngoài có nhu cầu về ngành nói chung và Decathlon nói riêng đã và đang chọn ngành Dệt may Việt Nam là đối tác lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế vấn đề chất lượng sản phẩm vải dệt phải luôn được đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên hiện nay ngành dệt vẫn còn gặp khó khăn về mặt hạn chế công nghệ, do đó chất lượng sản phẩm của ngành dệt may khó có thể đáp ứng một cách đầy đủ yêu cầu về chất lượng sản phẩm như thị trường quốc tế. Đây sẽ là thách thức lớn cho cả hai bên, vì thế chúng ta cần biết những tiêu chuẩn đánh giá và cách thức đánh giá chất lượng của một công ty nước ngoài và đồng thời hoàn thiện chất lượng sản phẩm vải cũng như hoàn thiện quy trình kiểm định trên. Vì vậy tác giả sẽ chọn đề tài: “Cải tiến quy trình kiểm soát chất lượng của bộ phận vải dệt thoi tại công ty TNHH Decathlon Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Để có cái nhìn tổng quan về quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm vải và đồng thời xây dựng để nâng cao hiệu quả. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện được đề tài này, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu Thu thập dữ liệu thứ cấp gồm những tài liệu có sẵn trong bộ phận nhân sự liên quan đến lịch sử hình thành, sơ đồ tổ chức, hoạt động kinh doanh, cơ cấu lao động . - Thu thập dữ liệu sơ cấp thu thập được thông qua các tài liệu nội bộ và thực hành trực tiếp. GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu vi
  9. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - Phương pháp tổng hợp, phân tích. Từ những dữ liệu đã được thu thập, tiến hành phân tích và nêu nhận xét dựa trên kết quả phân tích 4. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: công ty TNHH Decathlon. - Thời gian nghiên cứu: 4 tháng thực tập và làm việc. - Công tác của quá trình kiểm soát chất lượng của bộ phận vải dệt thoi tại Decathlon Việt Nam. 5. Kết cấu khoá luận: PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Decathlon Việt Nam 1.1. Tổng quan về công ty 1.2. Cơ cấu tổ chức ở Decathlon Việt Nam. 1.3. Giá trị cốt lõi và định hướng phát triển của công ty ở Việt Nam 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Chương 2: Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm và đặc điểm của chất lượng 2.2. Quản lý chất lượng 2.3. Một số phương pháp Quản lý chất lượng Chương 3: thực trạng quy trình kiểm soát chất lượng của bộ phận vải dệt thoi tại công ty TNHHH Decathlon 3.1. Giới thiệu quy trình kiểm soát chất lượng. 3.2. So sánh quy trình kiểm định chất lượng của nhà cung cấp Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quy trình kiểm định chất lượng của bộ phận vải dệt thoi tại công ty TNHH Decathlon. 4.1. Ưu điểm 4.2. Hạn chế 4.3. Giải pháp cải thiện GVHD: Nguyễn Khắc Hiếu vii
  10. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH DECATHLON VIỆT NAM 1.1 Tổng quan về công ty 1.1.1 Giới thiệu và quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên đầy đủ Công ty TNHH DECATHLON Việt Nam. Tên viết tắt Decathlon VN. Tên tiếng Anh Decathlon Production VN. Trụ sở Số 561A, đường Điện Biên Phủ, phường 25 quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. GPKD Số 0303344306, cấp ngày 03/03/2014 tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM. Mã số thuế 0305728805 Điện thoại 08-38405336 Fax 08-22200209 Email cskh@decathlon.com Website www.decathlon.vn Hình 1.1 Logo công ty Với sứ mệnh là: “Mang trải nghiệm và ích lợi của thể thao đến cho mọi người". Tập đoàn Decathlon là một trong những nhà bán lẻ về sản phẩm thể thao lớn nhất thế giới. Cửa hàng đầu tiên được thành lập năm 1976 ở Lille, Pháp thành lập bởi ông Michel Leclercq. Các thập kỷ tiếp theo công ty mở rộng qua các quốc gia khác từ châu Âu đến GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 1
  11. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế toàn thế giới. Hiện nay trên thế giới có hơn 850 cửa hàng ở 22 quốc gia khác nhau với số nhân viên trên 60,000 người có 80 quốc tịch khác nhau. Tập đoàn sở hữu hơn 20 thương hiệu thể thao, mỗi thương hiệu đại diện một nhóm môn thể thao có điểm chung với nhau. Lấy sự sáng tạo làm trung tâm cho hoạt động: từ nghiên cứu đến bán lẻ, từ lên ý tưởng, thiết kế, sản xuất đến phân phối. Hai mươi đội nhóm đại diện cho hai mươi thương hiệu đặt trọn tâm huyết vào việc thiết kế nên những sản phẩm tiện lợi, đơn giản, ưa nhìn với giá thành thấp nhất và mỗi năm có đến 40 bản quyền sản phẩm được đăng ký. Tại Decathlon Việt Nam, hiện diện tại từ năm 1994. Văn phòng đặt tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Môi trường làm việc đa quốc gia với hơn 200 nhân viên người Việt và quốc tế. Với 6 quy trình sản xuất và hơn 80 nhà máy trên khắp Việt Nam. Các lĩnh vực chính: Dệt may (knit, woven, warpknit), Heavy – Stitching, Giày dép, Kim loại, Nhựa. Ngoài kinh doanh, Decathlon Việt Nam luôn quan tâm đến xã hội và môi trường. Mang đến sản phẩm và trải nghiệm chơi thể thao ở mọi mức giá cho mọi phân khúc khách hàng. Hằng năm luôn có chương trình từ thiện Decathlon Foundation, hướng tới các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội và các công nhân trong các nhà máy cung cấp cho Decathlon Việt Nam. Đại diện cho một tập đoàn lớn nhất Châu Âu, Decathlon Việt Nam luôn cố gắng không ngừng cắt giảm khí thải và chất thải khi sản xuất theo như các tiêu chuẩn từ tập đoàn. Hằng năm sẽ có những cuộc kiểm tra và đánh giá lượng khí thải đối với các nhà máy cung cấp cho Decathlon. Việc này cho thấy rằng Decathlon luôn có thái độ nghiêm túc với việc bảo vệ môi trường trong sản xuẩt GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 2
  12. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Hình 1.2 Hai mươi thương hiệu lớn nhất hiện nay tại Decathlon. Hiện nay 20 thương hiệu trên đang phát triển rất mạnh, phân khúc sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng từ nghiệp dư đến vận động viên chuyên nghiệp. Mỗi thương hiệu đang có xu hướng đa dạng hoá và mở rộng thành các thương hiệu chuyên biệt hơn, để sản xuất phục vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. Hình 1.3 Nhóm các môn thể thao đại diện cho các thương hiệu. Các môn thể thao ngày càng đa dạng và phục vụ cho ngày càng nhiều và đa dạng người chơi khác nhau. Ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính đều có thể trải nghiệm sản phẩm của Decathlon khi tham gia chơi thể thao. GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 3
  13. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế 1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh Đại lý bán lẻ toàn cầu về áo quần, trang phục chơi thể thao và dụng cụ thể thao. Sản phẩm của Decathlon hướng tới tất cả người tiêu dùng đam mê thể thao, từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp, và được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng Decathlon. Hiện tại ở Việt Nam công ty đang thực hiện mô hình thương mại điện tử trực tiếp trên trang web: www.decathlon.vn 1.2 Cơ cấu tổ chức ở Decathlon Viet Nam. Loại hình của công ty là thương mại nên sẽ không có các nhà máy, hiện nay có hơn 80 đối tác sản xuất trải dài từ Bắc tới Nam, các đối tác lớn như: Vina Down (Hà Nội), Scavi (Huế), Formosa ( Đồng Nai),TBS (Bình Dương) vv.vv 1.2.1 Cơ cấu nhân sự tại công ty. Cơ cấu nhân sự tại công ty 25 Người Việt Nam Người nước ngoài 255 Biểu đồ 1.1 Cơ cấu nhân sự tại công ty Decathlon Việt Nam. HIện nay công ty có hơn 280 nhân sự, trong đó bao gồm 255 người Việt với trình độ cử nhân kỹ sử, 25 chuyên gia ngoại quốc. GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 4
  14. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế Qua đó, ta có cái nhìn khái quát về tình hình nhân sự tại công ty. Hầu hết nhân viên đều lao động có tri thức, được đào tạo và có trình độ nhất định. Nhân viên nằm trong độ tuổi 22 đến 45 chiếm tỷ trọng cao nhất. 1.2.2 Cơ cấu các phòng ban cơ bản: Lãnh đạo quốc gia Quy trình Dịch vụ sản xuất Vải dệt kim tự Nhân sự Vải dệt thoi Tài chính nhiên Quản lý sản xuất khu vực Vải dệt kim tự Phòng Thí Logistics nhiên nghiệm Quản lý sản xuất nhóm Giày dép Pháp lý IT Nhân viên Nhân viên Nhân viên Ba lô Kỹ sƣ công phát triển cung ứng chất lƣợng Bán hàng. nghiệp sản phẩm sản phẩm sản phẩm Kim loại và Nhựa Sơ đồ 1.1 Cơ cấu phòng ban tại công ty Decathlon Việt Nam. Chức năng các phòng ban: Lãnh đạo quốc gia: người có quyền lực cao nhất trong việc quyết định mọi vấn đề hay hoạt động của công ty, phê duyệt các dự án, chiến lược phát triển của công ty. Công ty được chia làm hai mảng chính là quy trình sản xuất và dịch vụ: Quy trình sản xuất gồm có: - Vải dệt kim tự nhiên (Natural Knit) - Vải dệt kim nhân tạo (Synthetic Knit) - Vải dệt thoi (Woven) - Giày dép (Footwear) - Ba lô túi xách, các loại banh (Heavy Stiching) GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 5
  15. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - Kim loại nhựa (CPM- composite, polyester, metal). Trong mỗi quy trình sản xuất sẽ có các chức vụ cơ bản như sau: - Quản lý khu vực: quản lý theo quốc gia, mỗi quốc gia đều chia theo quy trình sản xuất trên. - Quản lý nhóm. - Nhân viên cung ứng sản phẩm - Nhân viên phát triển sản phẩm - Nhân viên chất lượng sản phẩm - Kỹ sư kỹ thuật. Hiện tại, tác giả đang công tác tại vị trí Nhân viên chất lượng sản phẩm trong đội Bán thành phẩm thuộc bộ phận Vải dệt thoi. Trong bộ phận Vải dệt thoi chia 2 đội là: Bán thành phẩm (chịu trách nhiệm về chất lượng vải đầu vào) và Thành phẩm (các sản phẩm được làm từ vải dệt thoi như: áo, quần, lều, ba lô ). Hiện nay làm việc trực tiếp với 7 đối tác là các công ty diệt may trong và ngoài nước: Shinni, Vina Down, Formosa, Trần Hiệp Thành, Rega, Huge Bamboo, Liên Á. Công việc của một nhân viên chất lượng sản phẩm bao gồm: - Đảm bảo sản phẩm là ra có chất lượng tốt nhất với thời gian ổn định cùng và chi phí luôn thấp nhất. - Tối ưu hoá chi phí sản xuất. - Đánh giá và đảm bảo chất lượng của sản phẩm từ nhà cung cấp. - Triển khai và duy trì những dự án cải tiến liên tục với nhà cung cấp để tối ưu mọi mặt trong sản xuất( chất lượng, an toàn, môi trường, hoá chất) và tuân thủ các quy định đối với xã hội. - Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp. GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 6
  16. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế 1.3 Giá trị cốt lõi và định hƣớng phát triển của công ty ở Việt Nam Tại mỗi quốc gia Decathlon hiện diện, chúng tôi chia sẻ một nét văn hóa độc đáo và bền vững, được thể hiện thông qua hai giá trị cốt lõi : “Sức sống và Trách nhiệm”. Sau đây là định hướng phát triển 10 năm tới từ 2017-2026: 2017-2018: Mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. .“Co-creation”- Đồng sáng tạo, đồng kết nối.Tầm nhìn luôn tương tác với khách hàng để tạo ra những sản phẩm duy nhất cho họ, không những cung cấp sản phẩm thể thao với giá tốt nhất mà còn trải nghiệm thể thao tốt nhất . “From Employee to freelancer with Freedom and Responsibily”. Mỗi nhân viên luôn được giao và trao quyền với trách nhiệm và sự tự do. Sản phẩm làm ra phải thân thiện với môi trường dựa trên tiêu chí 4R: “Reduce, Re-use, Recycle, Repair”. Mở rộng công ty đến thêm những nơi, những lục địa, những quốc gia có nhu cầu thể thao với đúng như sứ mệnh của công ty “Mang trải nghiệm và ích lợi của thể thao đến cho mọi người". Hình 1.4 Mẫu quảng cáo cho chiến lược 10 năm của Decathlon. GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 7
  17. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh Biểu đồ 1.2 Doanh thu của tập đoàn Decathlon. Năm 2016 với tổng doanh thu toàn cầu là 10 tỷ Euro, với tổn sản lượng là 111 tỷ sản phẩm. Trong đó Decathlon Việt Nam với tổng doanh thu là 180 triệu Euro với tổng sản lượng là 20 triệu sản phẩm. Chương này cho chúng ta thấy cái nhìn chung nhất về quá trình hình thành, mô hình kinh doanh và nguồn lực của công ty TNHH Decatlon Việt Nam. Từ đó giúp người đọc biết đến và hiểu hơn về thương hiệu này. GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 8
  18. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG 2.1. Khái niệm và đặc điểm của chất lƣợng 2.1.1 Chất lƣợng là gì? Theo Deming, chuyên gia hàng đầu về chất lượng của Mỹ, định nghĩa trích trong cuốn Quản lý chất lượng của Bùi Nguyên Hùng (2004): “Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng nhất (đồng dạng) và có thể tin cậy được, tại mức chi phí thấp nhất và được thị trường chấp nhận” Hoặc theo như Crosby, phó chủ tịch tập đoàn hãng Điện tính điện thoại Quốc tế, cho rằng:“Là sự phù hợp với yêu cầu” Bùi Nguyên Hùng (2004). Chất lượng được hiểu như là sự đạt một mức độ hoàn hảo mang tính chất tuyệt đối, là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Tùy theo đối tượng sử dụng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản xuất coi chất lượng là điều họ phải làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. Chất lượng được so sánh với chất lượng của đối thủ cạnh tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và nền văn hóa trên thế giới khác nhau, nên cách hiểu của họ về chất lượng và đảm bảo chất lượng cũng khác nhau. Nói như vậy không phải chất lượng là một khái niệm quá trừu tượng đến mức người ta không thể đi đến một định nghĩa thống nhất và định nghĩa này có thể luôn thay đổi theo bối cảnh áp dụng định nghĩa. Ta sẽ có hai cách để nhìn nhận về chất lượng: - Quan điểm Kỹ thuật: Hai sản phẩm có cung một công dụng và chức năng sử dụng cao hơn thì có chất lượng tốt hơn. Tính sử dụng ở đây có thể hiểu là mức độ đáp ứng hài làm hài lòng khách hàng. - Quan điểm Kinh tế: Điều quan trọng không phải là chức năng sử dụng. Giá bán là quan trọng nhất, giá bán phải phù hợp với sức mua của người tiêu dùng và đúng đối tượng tiêu dùng. Vì chất lượng được xây dựng bởi người tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng bởi ba khía cạnh sau khi đánh giá một sản phẩm có chất lượng hay không: GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 9
  19. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế + Thứ nhất là giá cả, người ta thường quan niệm một sản có giá cả cao thì luôn có chất lượng tốt + Thứ hai là thương hiệu của sản phẩm, đê đạt được lòng tin dùng của khách hàng thì thương hiệu luôn phải xây dựng sản phẩm của mình đạt chất lượng cao trọng một thời gian dài và được công nhận. + Thứ ba là tính năng công dụng, sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhiều hơn thì chất lượng tốt hơn. 2.1.2 Đặc điểm của chất lƣợng: Từ định nghĩa trên ta rút ra một số đặc điểm sau đây liên quan đến khái niệm chất lượng: - Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận quan trọng và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chiến lược kinh doanh. - Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo các yếu tố thời gian, không gian, điều kiện sử dụng. - Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể. Các nhu cầu này không chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các nhu cầu của xã hội. - Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các qui định, tiêu chuẩn nhưng cũng có những nhu cầu ngầm hiểu, không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhận chúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong chúng trong quá trình sử dụng. - Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày. Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình. Khái niệm chất lượng trên đây được đĩnh nghĩa khi chưa xét đến các yếu tố khác. Khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán, GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 10
  20. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn đó là những yếu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm sau khi thấy sản phẩm mà họ định mua thỏa mãn nhu cầu của họ. 2.2. Kiểm soát chất lƣợng 2.2.1 Khái niệm Kiểm soát chất lượng (tiếng Anh: Quality Control hay viết tắt QC) là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện các yêu cầu chất lượng. Kiểm soát chất lượng là việc kiểm soát các quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ thông qua kiểm soát các yếu tố như con người, máy móc, nguyên vật liệu, phương pháp, thông tin và môi trường làm việc. Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố chính đầu vào, có ảnh hưởng chủ yếu đến chất lượng sản phẩm. Để sản phẩm đầu ra có chất lượng thì nguyên vật liệu đầu vào phải có chất lượng. Yếu tố thiết bị và công nghệ là các yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt ảnh hưởng đến sự hình thành chất lượng sản phẩm. Yếu tố con người ở đây bao gồm toàn bộ nguồn nhân lực trong một tổ chức từ lãnh đạo cao nhất đến các nhân viên đều tham gia vào quá trình tạo chất lượng. Tuy nhiên ở đây người ta nhấn mạnh đến vai trò của lãnh đạo và trưởng các phòng, ban, bộ phận, những người chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm, dịch vụ Khi đánh giá chất lượng, có thể tin tưởng những khách hàng đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhiều lần. Mức độ sử dụng lặp lại với tần suất cao cho thấy chất lượng đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng. Bên cạnh đó, cũng có thể dựa vào các trung tâm, tổ chức có chuyên môn, hoạt động độc lập với nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ. Đừng đánh giá chất lượng dựa trên những quan điểm chủ quan, phiếm diện hay theo số đông. 2.2.2. Các yếu tố cần kiểm soát: Kiểm soát con người: - Được đào tạo. - Có kỹ năng thực hiện. - Được thông tin về nhiệm vụ được giao. - Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết. GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 11
  21. Khoá luận tốt nghiệp Khoa Kinh tế - Có đủ điều kiện, phương tiện làm việc. Kiểm soát phương pháp và quá trình, bao gồm: - Lập quy trình sản xuất, phương pháp thao tác, vận hành; - Theo dõi và kiểm soát quá trình. Kiểm soát đầu vào: - Người cung cấp phải được lựa chọn. - Dữ liệu mua hàng đầy đủ. - Sản phẩm nhập vào phải được kiểm soát. Kiểm soát thiết bị. Thiết bị phải: - Phù hợp với yêu cầu. - Được bảo dưỡng. Kiểm soát môi trường: - Môi trường thao tác (ánh sáng, nhiệt độ). - Điều kiện an toàn. 2.2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiểm soát chất lƣợng: 2.2.3.1 Yếu tố Vĩ mô Kinh tế: Nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến việc xác định trình độ chất lượng và mức chất lượng tối ưu. Một nền kinh tế phát triển cũng đồng nghĩa nhu cầu của con người sẽ rất cao trong mọi lĩnh vực. Chất lượng đã được định nghĩa là thoả mãn các yêu cầu đã được đề ra, cho nên trình đồ chất lượng và mức chất lượng có liên kết với nền kinh tế của một quốc gia Văn hoá - Xã hội: Chất lượng luôn xuất phát từ nhu cầu và chính những nhu cầu đó được xác định trọng hoàn cảnh điều kiện cụ thể. Do đó mức độ “chất lượng”, mức độ đáp ứng nhu cầu của mỗi người là khác nhau, của mỗi dân tộc là khác nhau, mỗi đất nước là khác nhau. Trình độ văn hoá khác nhau sẽ yêu cầu mức độ chất lượng sẽ không giống nhau. Khoa học - kỹ thuật: Chất lượng luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã giúp cải thiện và tạo ra các sản phẩm mang nhiều tiện ích và đáp ứng nhiều ưu cầu tốt hơn với người sử dụng. Làm GVHD: Thầy Nguyễn Khắc Hiếu 12