Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_yeu_to_anh_huong_den_y_dinh_vay_tieu_dung_ca_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ÐẾN Ý ÐỊNH VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH GVHD : ThS. NGUYỄN THỊ THANH VÂN SVTH : HUỲNH THỊ MỸ NỮ MSSV : 13124080 S K L 0 0 4 9 1 7 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh Vân Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Mỹ Nữ MSSV : 13124080 Lớp : 131241 Khóa : 2013-2017 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG CÁ NHÂN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Thanh Vân Sinh viên thực hiện : Huỳnh Thị Mỹ Nữ MSSV : 13124080 Lớp : 131241 Khóa : 2013-2017 Hệ : Đại học chính quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2017 i
  4. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế đã tận tình truyền đạt kiến thức và trao dồi kỹ năng bổ ích trong những năm em học tập tại trường. Đặc biệt em xin cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, người đã tận tình hướng dẫn, định hướng đề tài và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Cô là người luôn theo sát và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình làm bài của mình. Một lần nữa em xin được bày tỏ lòng cảm ơn của em đối với cô. Nhân đây, em xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa, quý thầy cô dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc. Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Mỹ Nữ i
  5. NHẬN XÉT GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Giảng viên hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Thanh Vân ii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Tp. Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 2017 Giáo viên phản biện iii
  7. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHÓA LUẬN Tp. Hồ Chí Minh, ngày . tháng . năm 2017 Hội đồng khóa luận iv
  8. TÓM TẮT VỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng. Mô hình nghiên cứu ban đầu dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trong và ngoài nước trước đây, bao gồm các biến độc lập: Sự tin cậy, Sự hài lòng, Giá trị cảm nhận và Hình ảnh của công ty tài chính; biến Ý định vay tiêu dùng cá nhân là biến phụ thuộc trong mô hình. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm tập trung với các khách hàng tại khu vực TP. Hồ Chí Minh để điều chỉnh mô hình và phiếu khảo sát cho phù hợp với tình hình thực tế của khách hàng tại khu vực này. Phiếu khảo sát này được gửi đến các khách hàng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện và thu về 170 phiếu trả lời, trong đó có 149 phiếu trả lời hợp lệ để đưa vào phân tích hồi quy. Sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích mô hình hồi quy. Kết quả tìm ra được ba yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng với mức độ tác động là: Giá trị cảm nhận của khách hàng (β=0,424), Sự hài lòng (β=0,261), Hình ảnh của công ty tài chính (β=0,19). Kết quả hồi quy cho thấy 45,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập. Như vậy cần tìm ra các yếu tố khác tác động đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh để mô hình nghiên cứu hoàn thiện. v
  9. DANH MỤC MÔ HÌNH Mô hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý 8 Mô hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định 9 Mô hình 2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 10 Mô hình 3.1 Mô hình nghiên cứu chính thức 16 Mô hình 4.1 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 31 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1 Thông tin đáp viên 19 Bảng 4.2 Kết quả kiểm định hệ số Cronbach;s Alpha 24 Bảng 4.3 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc 25 Bảng 4.4 Kết quả rút gọn nhân tố biến độc lập 26 Bảng 4.5 Ma trận nhân tố biến độc lập 27 Bảng 4.6 Kết quả kiểm định KMO cho biến phụ thuộc 28 Bảng 4.7 Kết quả tương quan Pearson 31 Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy 32 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định mức độ phù hợp mô hình 33 Bảng 4.10 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến mô hình 34 Bảng 4.11 Kết quả kiểm định phương sai sai số 36 Bảng 4.12 Kết quả kiểm định T- test biến giới tính 37 Bảng 4.13 Kiểm định phương sai biến Tuổi 38 Bảng 4.14 Kiểm định ANOVA biến Tuổi 38 Bảng 4.15 Kiểm định ANOVA cho biến Tình trạng hôn nhân 39 Bảng 4.13 Kiểm định phương sai biến Nghề nghiệp 39 Bảng 4.14 Kiểm định ANOVA biến Nghề nghiệp 40 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 14 Hình 4.1 Biểu đồ giới tính 20 Hình 4.2 Biểu đồ độ tuổi 20 Hình 4.3 Biểu đồ tần số Histogram và P-P Plot 35 vi
  10. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1 Bối cảnh lựa chọn đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 4 1.6 Ý nghĩa đề tài 5 1.7 Kết cấu bài nghiên cứu 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU 6 2.1 Công ty tài chính và dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân 6 2.2 Khái niệm ý định tiêu dùng 6 2.3 Các cơ sở lý thuyết về ý định mua 7 2.3.1 Các lý thuyết nền 7 2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về ý định mua của khách hàng 9 2.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân 10 2.4.1 Mô hình nghiên cứu 10 2.4.2 Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân 12 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 14 3.1 Quy trình nghiên cứu 14 3.2 Nghiên cứu định tính 14 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính 14 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính 15 3.3 Nghiên cứu định lượng 16 3.3.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu 16 3.3.2 Phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu 17 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 4.1 Mô tả mẫu 19 4.2 Mã hóa dữ liệu 21 4.2.1 Biến phụ thuộc 21 4.2.2 Biến độc lập 21 vii
  11. 4.2.3 Các biến cá nhân 22 4.3 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 23 4.4 Phân tích nhân tố 25 4.4.1 Phân tích nhân tố đối với biến độc lập 25 4.4.2 Phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc 28 4.4.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 29 4.5 Kiểm định mô hình lý thuyết bằng phân tích hồi quy 30 4.5.1 Kiểm định hệ số tương quan tuyến tính giữa các biến 31 4.5.2 Xây dựng mô hình hồi quy 32 4.5.3 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 33 4.5.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập với nhau 34 4.5.5 Kiểm định phân phối chuẩn phần dư 34 4.5.6 Kiểm định phương sai sai số 36 4.6 Phân tích tác động của đặc điểm cá nhân đến kết quả định lượng 37 4.6.1 Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể bằng T-test cho biến định tính 37 4.6.2 Kiểm định giả thuyết về sự bằng nhau giữa hai trung bình tổng thể bằng kiểm định ANOVA cho biến định tính 38 CHƯƠNG 5 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu 41 5.1.1 Về thang đo cho mô hình 41 5.1.2 Về kết quả phân tích mô hình hồi quy 41 5.2 Một số kiến nghị 42 5.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 viii
  12. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh lựa chọn đề tài Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính trở nên sôi nổi với sự tham gia của các ngân hàng vào thị trường này. Theo thống kê của công ty cổ phần StoxPlus công bố năm 2016 cho thấy thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam tiếp tục nổi và mang tính cạnh tranh cao, không chỉ giữa các công ty tài chính mà còn có sự th chứng kiến sự tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 5 năm qua và còn có xu hướng tăng lên. Dư nợ cho vay tăng trưởng 44%, từ 10,5 tỷ USD (2014) lên 15,12 tỷ USD vào cuối năm 2015. Phát triển mạnh nhất trong dịch vụ tài chính là dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân (vay tín chấp) diễn ra hết sức sôi nổi. Hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng chiếm khoảng 70% doanh thu của các công ty tài chính. Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, đi kèm với đó là chất lượng cuộc sống ngày càng cao. Nếu lập một bảng thống kê những nhu cầu của một đời người thì đó là con số vô hạn, như những nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành, giải trí, hưởng thụ cuộc sống, Điều này làm cho nhu cầu vay tiêu dùng cá nhân gia tăng đáng kể gắn liền với các nhu cầu tiêu dùng như vay mua nhà, mua xe, hay chi trả cho các mục đích tiêu dùng khác. Để đáp ứng nhu cầu tài chính của người dân thì số lượng công ty tài chính ngày một tăng. Theo thống kê, hiện có 4 công ty tài chính tiêu dùng lớn tại Việt Nam bao gồm FE Credit, Home Credit, HD Saison và ACS. Nhờ có sự hậu thuẫn từ VPBank, thương hiệu FE Credit đang dẫn đầu với dư nợ tiêu dùng đạt 20.208 tỷ đồng, thị phần chiếm 53%, tiếp theo là Home Credit (16%), Prudential Finance (11%). Không những thế mà hiện nay nhiều công ty tài chính nhỏ cũng tham gia hoạt động sôi nổi, làm cho tình hình cạnh tranh tìm kiếm khách hàng ngày càng gay gắt. Muốn được phát triển trong ngành này thì các công ty tài chính cần phải chú trọng trong việc tìm kiếm khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau, chủ động tìm đến họ để tư vấn và biết được nhu cầu, mong muốn của khách hàng; hiểu được điều gì ảnh hưởng đến việc khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ tài chính, có như vậy các công ty tài chính mới có thể phát triển được loại hình dịch vụ này. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu. 1
  13. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý luận về dịch vụ tài chính, chủ yếu là dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân - Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng, cũng như các thang đo của các yếu tố này - Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng - Từ kết quả mô hình, đề xuất một số kiến nghị liên quan đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Đối tượng khảo sát: Khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân rồi và hiện tại đang có ý định vay tiêu dùng cá nhân. 1.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều nhà tác giả nghiên cứu về dịch vụ tài chính, cũng như ý định vay tiêu dùng cá nhân của người dân. Các nghiên cứu tập trung vào tìm ra các yếu tố làm cho khách hàng lựa chọn dịch vụ tài chính phù hợp khi mà họ có ý định sử dụng. Một số nghiên cứu trên thế giới Nghiên cứu của Khaled và cộng sự (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng tại Yemen đã khám phá những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định hành vi của người tiêu dùng tại Yemen, cụ thể là sinh viên đại học. Sinh viên đại diện cho những người từ 20-31 tuổi, được coi là phân khúc nhân khẩu học lớn nhất của người tiêu dùng ở hầu hết các xã hội. Theo nghiên cứu này việc cá nhân có ý định sử dụng dịch vụ tài chính tại ngân hàng phụ thuộc vào 4 yếu tố: chất lượng dịch vụ, niềm tin văn hóa, quảng cáo ngân hàng, khung pháp lý. Cụ thể là từ kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chất lượng dịch vụ là một trong những yếu tố dự báo cho người dùng khi họ nghĩ đến việc sử dụng dịch vụ tài chính, họ cảm thấy rằng chất lượng dịch vụ ngân hàng mang lại phải đáp ứng mong đợi của họ. Tương tự khung pháp lý được coi là một vấn đề quan trọng trong ý định hành vi và sự can thiệp của chính phủ để bảo vệ người tiêu dùng, tạo bầu không khí 2
  14. giữa người tiêu dùng và đạt được sự ổn định về kinh tế. Ngoài ra nhiều nghiên cứu cũng chứng minh sự liên quan giữa khung pháp lý và ý định sử dụng như nghiên cứu của Chang (2009), Tsai và cộng sự (2007). Yếu tố văn hóa cũng là yếu tố chủ chốt khiến cho người tiêu dùng có ý định sử dụng dịch vụ của ngân hàng, kết quả này tương tự với các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa quảng cáo của ngân hàng và ý định sử dụng dịch vụ tài chính theo nghiên cứu của Bae và Choi (2001), Chan (2004). Nghiên cứu của Soureli (2008) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ tài chính. Nghiên cứu này cho rằng ý định sử dụng dịch vụ tài chính của khách hàng không phải do một yếu tố duy nhất tác động mà nó được hình thành bởi sự kết hợp giữa mối liên hệ giữa một số biến, tất cả đều hành động đồng thời. Nghiên cứu này đã đóng góp một mô hình nghiên cứu mới bao gồm các biến: hình ảnh, sự tin cậy, sự hài lòng và giá trị cảm nhận có liên quan lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ tài chính. Điểm mới nổi bật của nghiên cứu này là nó khảo sát chỉ có bốn biến nhưng chia làm 2 loại: các yếu tố liên quan đến lịch sử mối quan hệ của khách hàng và ngân hàng như sự hài lòng và giá trị cảm nhận, các yếu tố liên quan đến tương lai giao dịch như liên quan hình ảnh ngân hàng và sự tin tưởng vào ngân hàng. Nghiên cứu này đã chứng minh sự kỳ vọng của khách hàng về các mối quan hệ dự kiến trong tương lai cũng rất quan trọng. Mới nhất là nghiên cứu của Joshep và cộng sự (2015) bài nghiên cứu này đánh giá tiền đề và hậu quả của việc lừa dối nhận thức của người tiêu dùng trong dịch vụ cho vay về lòng tin, sự hài lòng, thái độ và ý định để được các khoản vay trong tương lai từ các nhà cung cấp dịch vụ tài chính. Nghiên cứu này chỉ ra rằng lừa dối nhận thức người tiêu dùng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng, sự hài lòng và khả năng đề nghị cung cấp vay vốn cho các kế hoạch trong tương lai nhưng lại không ảnh hưởng đến thái độ chung của người trả lời đối với các khoản vay của họ và các ý định kế hoạch vay trong tương lai. Một số nghiên cứu ở Việt Nam Bùi Văn Thụy (2011) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng. Từ số liệu thực tế tác giả đã tìm ra các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng, đưa ra mô hình của các nhân tố tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng gồm có 4 nhóm yếu tố cơ bản: mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, thái độ và trách nhiệm của 3
  15. cán bộ tín dụng, nợ quá hạn của khách hàng trong quá khứ, tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nghiên cứu cũng khẳng định thái độ trách nhiệm của cán bộ tín dụng là yếu tố quan trọng giúp cho ngân hàng trong việc thành công hay thất bại trong thu hút được nhiều khách hàng hơn. Đoàn Thị Hồng Dung (2012) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Biên Hòa gồm có 6 yếu tố: chính sách tín dụng, cán bộ tín dụng, cơ sở vật chất, nhân tố từ phía khách hàng, môi trường bên ngoài, sản phẩm tín dụng. Ngoài ra phải kể đến nghiên cứu của Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2010) cho thấy một số yếu tố tác động đến quyết định chọn dịch vụ ngân hàng như: nhận biết thương hiệu, xử lý sự cố, vẻ bên ngoài, thái độ và chiêu thị. 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này vận dụng cả hai phương pháp đó là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, cụ thể như sau: - Phương pháp nghiên cứu định tính: tìm hiểu cơ sở lí luận và những công trình nghiên cứu trước đó đã thực hiện ở trong và ngoài nước để làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu, sau đó đưa ra mô hình lý thuyết. Tiến hành thảo luận nhóm tập trung với 10 khách hàng đang có ý định vay tiêu dùng cá nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, nhằm mục đích đóng góp ý kiến và hoàn thiện bảng câu hỏi cho phù hợp với thực tiễn. - Phương pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát trực tiếp bằng phiếu khảo sát nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng, và đo được mức độ tác động của các yếu tố này. Mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 với các kĩ thuật phân tích và kiểm định mô hình: Cronbach’s Alpha, EFA, hồi quy đa biến, kiểm định ANOVA, kiểm định sự khác biệt các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân. 4
  16. 1.6 Ý nghĩa đề tài - Nghiên cứu này nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng và đồng thời đo được mức độ tác động của các yếu tố đó. - Kết quả góp phần định hướng, đưa ra các hướng giải pháp phù hợp để các công ty tài chính có hiểu và thu hút được nhiều khách hàng hơn trong tương lai. 1.7 Kết cấu bài nghiên cứu Gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu Chương 2: Cơ sở khoa học của nghiên cứu Chương 3: Thiết kế nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và kiến nghị 5
  17. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU 2.1 Công ty tài chính và dịch vụ vay tiêu dùng cá nhân Theo Nghị định của chính phủ số 79/2002/NĐ- CP về tổ chức hoạt động của Công ty tài chính đã định nghĩa: công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng với chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm. Thời hạn hoạt động của công ty tài chính tối đa là 50 năm. Trường hợp cần gia hạn hoạt động phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận, nhưng mỗi lần gia hạn không quá 50 năm. Xét ở khía cạnh nào đó công ty tài chính sẽ chịu áp lực cạnh tranh ở mức độ thấp. Theo cam kết WTO, chỉ có ngân hàng thương mại nước ngoài và công ty tài chính nước ngoài mới được thành lập công ty tài chính liên doanh và công ty tài chính 100% vốn đầu tư nước ngoài. Công ty tài chính này chủ yếu huy động vốn từ nội bộ tập đoàn và nhóm công ty, vì thế rủi ro xảy ra đối với các công ty tài chính chủ yếu là do nội bộ tập đoàn hay nhóm công ty gánh chịu, rất ít ảnh hưởng đến cộng đồng, khi các quan hệ kinh tế trong tập đoàn là minh bạch và tuân thủ theo đúng pháp luật thì khả năng xảy ra rủi ro là không lớn. Hoạt động tín dụng chủ yếu của công ty tài chính là cho vay dưới các hình thức: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Cho vay theo ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong vào ngoài nước theo quy định thực hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợp đồng ủy thác Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua hàng trả góp. 2.2 Khái niệm ý định tiêu dùng Ý định tiêu dùng: theo Ajzen (1991) các ý định được giả định để nắm bắt các yếu tố động lực ảnh hưởng đến hành vi, chúng cho biết con người đã cố gắng như thế nào để sẵn sàng thử và nỗ lực nhiều như thế nào để thực hiện hành vi. Tác giả nhấn mạnh thêm rằng, khi con người có ý định hành vi mạnh mẽ hơn, họ sẽ có khuynh hướng thực hiện hành vi 6
  18. cao hơn. Ý định là đại diện cho mặt nhận thức về sự sẵn sàng thực hiện một hành vi, nó được xem như tiền đề đứng trước hành vi. Samin, Goodarz và cộng sự (2012) cho rằng, ý định là động lực của con người trong chính ý nghĩ thực hiện hành vi của họ. Một trong những nghiên cứu của Blackwell, Miniard và Engel (1982) khám phá rằng ý định tiêu dùng đại diện cho những gì người tiêu sẽ mua. Lý thuyết về hành vi phát biểu rằng ý định tiêu dùng bị tác động bởi 3 yếu tố: thái độ, nhóm ảnh hưởng, nhận thức. Các yếu tố này liên quan và tác động mạnh mẽ đến ý định tiêu dùng thông qua những hành vi và tình huống cụ thể. 2.3 Các cơ sở lý thuyết về ý định mua 2.3.1 Các lý thuyết nền Lý thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action) được xây dựng bởi Ajzen và Fishbein từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70. Theo TRA, ý định hành vi (Behavior Intention) của một người bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố đó là thái độ (Attitude) và chuẩn chủ quan (Subjective Norm). Hai yếu tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi và sau đó sẽ ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân (Sudin và cộng sự, 2009). Theo TRA, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay tiêu cực của người dùng đối với sản phẩm. Còn chuẩn chủ quan là nhận thức áp lực xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi. 7
  19. Mô hình 2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) Niề m tin đối với những thuộ c tính của sản phẩm Thái độ Đo lường niềm tin đối với những thuộc tính của sản phẩm Ý định Niềm tin về những người ảnh hư ởng sẽ nghĩ rằng tôi nên thực hiện hay không thực hiện hành vi Chuẩn chủ Sự thúc đẩy làm theo ý quan muốn của những người ảnh hưởng Lý thuyết Hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour - TPB) Để giải quyết hạn chế thuyết TRA, Ajzen đã phát triển một lý thuyết gọi là Thuyết hành vi dự định (TPB) vào năm 1985. Thuyết hành vi dự định là phần mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý, sự cần thiết ra đời của TPB bởi những hạn chế của mô hình ban đầu trong đối phó với hành vi mà con người có đầy đủ quyền kiểm soát ý chí. Thuyết TPB được phát triển bằng cách thêm một thành phần được gọi là “nhận thức kiểm soát hành vi” vào thuyết TRA. Trong mô hình TPB, ý định hành vi của một cá nhân là một chức năng có ba thành phần cơ bản là thái độ đối với hành vi, chủ quan và nhận thức hành vi kiểm soát. 8
  20. Mô hình 2.2 Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) Thái độ Chuẩn chủ quan Ý định hành vi Nhận thức kiểm soát hànhvi Nguồn: Ajzen, I., The theory of planned behaviour, 1991 2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về ý định mua của khách hàng Nghiên cứu của Soureli và cộng sự (2008) đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ tài chính của người tiêu dùng bao gồm: sự hài lòng, giá trị hình ảnh, sự tin cậy và giá trị cảm nhận. Nghiên cứu của Verhoef và cộng sự (2001) thì sự hài lòng đối với ngân hàng ảnh hưởng tích cực đến ý định sử dụng dịch vụ tài chính. Sự hài lòng với ngân hàng là điều trọng tâm của các nhà quản lý muốn thu hút khách hàng. Khi các dịch vụ tài chính ngày càng được coi là hàng hóa và sự khác biệt giữa các nhà cung cấp ngày càng giảm đi, hình ảnh của nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong ý định của khách hàng theo Crosby và cộng sự (1998). Hình ảnh của nhà cung cấp liên quan đến khả năng cung cấp dịch vụ tương đương của các nhà cung cấp trong nhiều hoạt động dịch vụ khác (Bendapudi và Berry, 1997). Nghiên cứu của Storbacka và cộng sự (1994) đã nhận thấy tác động giá trị cảm nhận tác động đến hành vi trung thành liên quan đến bảo trì mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng. Theo nghiên cứu của Chen và cộng sự (2012), sự tin cậy là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến ý định mua của người tiêu dùng. Sự thiếu tin tưởng đã được ghi nhận là một trong những lý do chính ngăn cản người tiêu dùng. Nếu lòng tin không được xây dựng thì giao dịch trực tuyến sẽ không thể xảy ra. 9
  21. 2.4 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân 2.4.1 Mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên lý thuyết nền và mô hình nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Soureli (2008) và của các tác giả khác để đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định vay tiêu dùng cá nhân của khác hàng. Mô hình thực nghiệm của tác giả Soureli và các lý thuyết nền đều đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định của khách hàng, các yếu tố của các mô hình này có tên khách nhau nhưng nội dung đa phần đều nêu lên ý nghĩa giống nhau. Yếu tố niềm tin của khách hàng trong lý thuyết TRA, yếu tố sự tin cậy trong nghiên cứu của Soureli và yếu tố thái độ trong thuyết TPB đều nêu lên ý nghĩ của khách hàng đối với công ty. Một số yếu tố khác cũng vậy. Tuy nhiên, tác giả thấy cách đặt tên theo nghiên cứu của Soureli là phù hợp với nghiên cứu. Các yếu tố trong mô hình đề xuất được chia ra làm 2 nhóm đó là: các yếu tố liên quan mối quan hệ trong lịch sử và các yếu tố liên quan mối quan hệ trong tương lai. Các yếu tố liên quan mối quan hệ trong lịch sử gồm sự hài lòng, giá trị cảm nhận. Các yếu tố liên quan mối quan hệ trong tương lai gồm hình ảnh và sự tin cậy. Mô hình đề xuất cho nghiên cứu: Sự hài lòng Giá trị cảm nhận Ý định vay tiêu dùng Sự tin cậy cá nhân Hình ảnh của công ty tài chính Mô hình 2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết 10