Khóa luận Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_tac_dong_den_su_hai_long_trong_cong_vi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG GVHD: TS. Trần Đăng Thịnh SVTH: Phạm Thị Kim Duyên MSSV: 13124016 Lớp: 131241B Khóa: 2013 Hệ : Đại học chính quy SKL 0 0 4 8 8 8 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT THẮNG Giảng viên hướng dẫn:TS. Trần Đăng Thịnh Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Kim Duyên Mã số sinh viên: 13124016 Lớp: 131241B Khóa: 2013 Thành phố Hồ Chí Minh 07/2017
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN T.p Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Giáo viên hướng dẫn TS.Trần Đăng Thịnh
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHÓA LUẬN . T.p Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Hội đồng khóa luận
  5. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn đến quý thầy, cô Khoa Kinh tế và tất cả quý thầy, cô trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã trang bị cho em những kiến thức, những kinh nghiệm quý giá trong quá trình em học tập tại trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Trần Đăng Thịnh - giảng viên hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn Tổng Giám đốc, Phòng Nhân sự và toàn thể CBCNV công ty Cổ phần may Việt Thắng. Đặc biệt Chị Thu Lý- người trực tiếp hướng dẫn, đã luôn theo sát tạo điều kiện cho em tiếp cận với môi trường thực tế tại công ty, nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập tại Phòng Nhân sự Công ty Cổ phần may Việt Thắng và tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp này. Sau cùng em xin chúc Quý Thầy cô, Quý Công ty, các anh, chị, bạn bè lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Phạm Thị Kim Duyên
  6. TÓM TẮT VỀ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu: “Các nhân tố tác động sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng” nhằm tìm ra các nhân tố tác động cũng như mức độ tác động của chúng đến sự hài lòng trong công việc của người lao động làm việc tại công ty CP May Việt Thắng. Mô hình nghiên cứu ban đầu dựa trên cơ sở mô hình chỉ số công việc JDI được phát triển bởi Smith và cộng sự (1969) kết hợp với tham khảo các nghiên cứu tại Việt Nam., bao gồm các biến độc lập là: Bản chất công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Thu nhập, Điều kiện làm việc; biến “sự hài lòng trong công việc” là biến phụ thuộc trong mô hình. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận nhóm tập trung để hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp với tình hình thực tế làm việc tại công ty. Và kết quả của quá trình nghiên cứu định lượng là giữ lại tất cả các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phiếu khảo sát được gửi đến người lao động với phương pháp lấy mẫu thuận tiện và thu về được 165 phiếu trả lời, trong đó có 150 phiếu trả lời hợp lệ để đưa vào phân tích định lượng. Sau khi tiến hành đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và phân tích mô hình hồi quy, kết quả tìm ra được bốn nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng với mức độ tác động lần lượt là Điều kiện làm việc (훽 = 0.355), sau đó đến Lãnh đạo (훽 =0.255), Thu nhập (훽 = 0.248) và Đồng nghiệp (훽 = 0.196). Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy có 49.3% sự biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến độc lập. Như vậy, cần tìm ra các nhân tố khác tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng để mô hình nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa.
  7. CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt 1 CB - CNV Cán bộ - Công nhân viên 2 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 3 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 4 CP Cổ phần
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Mã hóa tất cả các biến 20 Bảng 3.2: Mã hóa các biến đặc điểm cá nhân 22 Bảng 4.1: Mô tả dữ liệu biến giới tính 25 Bảng 4.2: Mô tả dữ liệu biến học vấn 25 Bảng 4.3: Mô tả dữ liệu biến thu nhập 26 Bảng 4.4: Mô tả kết quả trả lời khảo sát 27 Bảng 4.5: Phân tích Cronbach’s Alpha của các nhân tố trong mô hình 28 Bảng 4.6: Phân tích Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc 30 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s thang đo các biến độc lập 31 Bảng 4.8: Kết quả rút gọn nhân tố biến độc lập 31 Bảng 4.9: Ma trận nhân tố biến độc lập sau khi xoay 32 Bảng 4.10: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s thang đo các biến độc lập 33 Bảng 4.11: Kết quả rút gọn nhân tố biến độc lập 33 Bảng 4.12: Ma trận nhân tố biến độc lập sau khi xoay 34 Bảng 4.13: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s thang đo biến phụ thuộc 35 Bảng 4.14: Kết quả nhân tố biến phụ thuộc 35 Bảng 4.15: Ma trận nhân tố biến phụ thuộc 35 Bảng 4.16: Đặt tên cho các nhóm nhân tố độc lập 36 Bảng 4.17: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 38 Bảng 4.18: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình 39 Bảng 4.19: Các thông số thống kê của các biến trong mô hình 39 Bảng 4.20: Kết quả phân tích mô hình hồi quy lần 2 40 Bảng 4.21 : Các thông số thống kê của các biến trong mô hình khi hồi quy lần 2 40
  9. DANH MỤC MÔ HÌNH Mô hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 9 Mô hình 3.1: Mô hình nghiên cứu chính thức 17 Mô hình 4.1: Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 37 Mô hình 4.2: Mô hình hồi quy 41 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu 16 DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: Đồ thị Histogram 43 Đồ thị 4.2: Đồ thị P- plot 44 Đồ thị 4. 3: Đồ thị Scatterplot 45
  10. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu bài báo cáo 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU 5 2.1. Khái niệm về sự hài lòng trong công việc 5 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 5 2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. 6 Bản chất công việc 6 Cơ hội đào tạo và thăng tiến 7 Thu nhập 7 Lãnh đạo 8 Đồng nghiệp 8 Điều kiện làm việc 8 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất 9 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 16 3.1. Quy trình nghiên cứu 16 3.2. Nghiên cứu định tính. 16 Thiết kế nghiên cứu định tính 16 Mã hóa thang đo 18 3.3. Nghiên cứu định lượng 22
  11. Mẫu nghiên cứu. 22 Phương pháp phân tích dữ liệu 23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 4.1. Mô tả dữ liệu 25 Biến giới tính 25 Biến trình độ học vấn 25 Biến thu nhập 26 Mô tả kết quả trả lời khảo sát 27 4.2. Phân tích Cronbach’s Alpha 28 4.3. Phân tích nhân tố EFA 30 Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập lần 1 31 Phân tích nhân tố EFA cho các biến độc lập lần 2. 33 Phân tích nhân tố EFA đối với biến phụ thuộc 34 4.4. Đặt tên và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 36 Đặt tên cho các nhóm 36 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu 37 4.5. Xây dựng phương trình hồi quy 38 Xây dựng phương trình hồi quy 38 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 41 CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ 46 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu 46 Về thang đo sự hài lòng trong công việc 46 Kết quả phân tích mô hình hồi quy 47 5.2. Kiến nghị 47 Điều kiện làm việc 47
  12. Lãnh đạo 50 Thu nhập 51 Đồng nghiệp 52 5.3. Đóng góp và ý nghĩa của nghiên cứu 53 Đóng góp 53 Ý nghĩa của nghiên cứu 53 5.4. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai 53 Hạn chế của đề tài 53 Hướng nghiên cứu trong tương lai 54 PHỤ LỤC 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại ngày nay, con người chúng ta chịu tác động của rất nhiều các hoạt động khác nhau từ áp lực cuộc sống, gia đình, bạn bè, và công việc là một phần không thể thiếu. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp làm tăng sự hài lòng của con người đối với công việc, cuộc sống là cần thiết. Việc nghiên cứu thỏa mãn nhu cầu của con người đã được Maslow và Herzberg nghiên cứu từ rất lâu và được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở nước ngoài và tại Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu về đề tài này được thực hiện. Tuy nhiên ở lĩnh vực may mặc ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa được thực hiện bởi các tác giả trước đây. Lĩnh vực may mặc ở Việt Nam là một trong những lĩnh vực dẫn đầu về xuất khẩu, chính vì thế các doanh nghiệp may luôn cố gắng đẩy mạnh sản xuất, mở rộng quy mô doanh nghiệp để đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho thị trường. Thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Một trong những cách là tăng năng suất người lao động để giảm sản phẩm lỗi, hạ giá thành sản phẩm. Mà năng suất lao động của công nhân lại phụ thuộc vào mức độ hài lòng của người lao động với công việc (Luddy,2005). Chính vì thế nhiều công ty luôn muốn tìm được cách làm hài lòng người lao động nhưng họ lại không thực hiện một nghiên cứu cụ thể để tìm ra các yếu tố tác động đến sự hài lòng của người lao động mà chỉ thực hiện một cách sơ sài, không trọng tâm. Công ty cổ phần may Việt Thắng là một công ty lớn với số lượng công nhân gần 2000 người, đã định vị được thương hiệu của mình trên thị trường. Tuy nhiên, ở khu vực phía Nam các sản phẩm của công ty vẫn chưa cạnh tranh được với các sản phẩm của công ty Việt Tiến, Nhà Bè, hay Phong Phú Chính vì thế để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp mạnh trong khu vực thì việc tăng năng suất người lao động là hết sức cần thiết. Nếu kết quả nghiên cứu chỉ ra được các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng thì sẽ giúp tăng năng suất làm việc đồng thời làm tăng vị trí của doanh nghiệp trong thị trường. SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 1
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh Xuất phát từ những thực tiễn nói trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng” để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Việc nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng” nhằm mục tiêu: - Tìm ra các nhân tố và mức độ tác động đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. - Đưa ra các gợi ý, giải pháp nâng cao sự hài lòng của người lao động. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng trong công việc và các nhân tố tác động đến sự hài lòng trong công việc tại công ty CP May Việt Thắng. Đối tượng khảo sát: người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần may Việt Thắng. Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần may Việt Thắng. Thời gian nghiên cứu: 2016 - 2017 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: Nghiên cứu định tính: Nghiên cứu cơ sở lý luận và những đề tài nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện trong và ngoài nước để làm nền tảng đưa ra mô hình nghiên cứu lý thuyết. Thảo luận nhóm với nhóm 10 người lao động đang làm việc tại công ty Cổ phần may Việt Thắng để xem xét đề tài tác giả chọn có phù hợp không, có tính khả thi hay không và phương thức tiếp cận đối với đề tài này như thế nào, điều chỉnh, bổ sung mô hình thang đo về sự hài lòng của người lao động trong công việc. Nghiên cứu định lượng: Với kỹ thuật phỏng vấn thông qua phiếu khảo sát nhằm kiểm định mô hình thang đo JDI 1và xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm SPSS để thực 1 JDI là từ viết tắt của job descriptive index có nghĩa là chỉ số mô tả công việc. SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 2
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh hiện các kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA, phân tích mối quan hệ tương quan giữa các yếu tố bằng phương pháp hồi quy. Qua những giai đoạn nghiên cứu trên, tác giả xác định kết quả nghiên cứu chính thức và đưa ra các đánh giá, kết luận và đưa ra một số kiến nghị. 1.5. Kết cấu bài báo cáo Bài báo cáo gồm 5 chương CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KIẾN NGHỊ SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 3
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm về sự hài lòng trong công việc Khái niệm về sự hài lòng trong công việc có nhiều định nghĩa khác nhau từ các nhà nghiên cứu khác nhau. Trong nghiên cứu này sẽ giới thiệu một số khái niệm phổ biến : Theo Hoppock (1935) cho rằng sự hài lòng với công việc là tổng hợp sự hài lòng về tâm lý, sinh lí và các yếu tố môi trường khiến cho một người thật sự cảm thấy hài lòng về công việc của họ. Theo Smith (1983) cho rằng sự hài lòng với công việc chỉ đơn giản là cảm giác mà người lao động cảm nhận về công việc của họ. Theo Weiss (1967) định nghĩa rằng hài lòng trong công việc là thái độ về công việc được thể hiện bằng cảm nhận, niềm tin và hành vi của người lao động. Hài lòng trong công việc bắt nguồn từ tâm lý tổ chức và lý thuyết động viên. Theo Green (2000), các lý thuyết kinh điển về thỏa mãn công việc có thể phân theo ba nhóm chính. - Lý thuyết về nội dung với hai lý thuyết nền tảng là thang nhu cầu của A.Maslow (1954) và lý thuyết hai nhân tố của Herzberg (1966), chỉ ra rằng việc đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sẽ tạo ra sự thỏa mãn công việc. - Lý thuyết quá trình (như lý thuyết của Vroom) giải thích sự hài lòng đối với công việc là sự tác động của ba mối quan hệ (1) kỳ vọng, (2) giá trị và (3) mong muốn. - Lý thuyết hoàn cảnh lại cho rằng sự hài lòng với công việc là tác động qua lại của ba biến (1) cá nhân, (2) công việc và (3) tổ chức. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Đã có rất nhiều nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc và được thực hiện từ khá sớm, bởi nhiều nhà nghiên cứu khác nhau cả trong và ngoài nước. Các nghiên cứu này được thực hiện ở rất nhiều ngành nghề khác nhau như giáo dục, y tế, sản xuất, tuy nhiên lại chưa có một nghiên cứu cụ thể nào cho ngành may mặc ở khu vực TP.HCM. Các nghiên cứu trên thế giới: Nghiên cứu của Smith, Kendall và Hulin (1969) của trường Đại học Cornell. Nghiên cứu này đã xây dựng các chỉ số mô tả công việc (JDI) để đánh giá mức độ thỏa mãn công SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 5
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh việc của một người thông quá các nhân tố là: (1) bản chất công việc, (2) tiền lương, (3) thăng tiến, (4) đồng nghiệp và (5) sự giám sát của cấp trên. Nghiên cứu của Spector(1985) trong lĩnh vực đánh giá mức độ hài lòng và thái độ có 9 yếu tố là: (1) lương, (2) cơ hội thăng tiến, (3) điều kiện làm việc, (4) sự giám sát, (5) đồng nghiệp, (6) yêu thích công việc, (7) giao tiếp thông tin, (8) phần thưởng bất ngờ, (9) phúc lợi. Nghiên cứu của Luddy(2005) trong lĩnh vực dịch vụ y tế tại Nam Phi cho thấy sự hài lòng của người lao động với công việc chịu ảnh hưởng của cả 5 yếu tố trong mô hình JDI. Trong đó ba nhân tố “ đồng nghiệp”, “lãnh đạo” và bản chất công việc” được người lao động đánh giá tích cực, hai nhân tố “ đào tạo và thăng tiến” và tiền lương” bị đánh giá là tiêu cực. Các nghiên cứu tại Việt Nam: Tại Việt Nam nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) được thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc đó là: (1) bản chất công việc, (2) đào tạo và thăng tiến, (3) tiền lương, (4) lãnh đạo, (5) đồng nghiệp, (6) phúc lợi công ty và (7) điều kiện làm việc. Nghiên cứu của Nguyễn Liên Sơn (2008) tại Long An lại cho có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của người lao động là: (1) bản chất công việc, (2) tiền lương, (3) đồng nghiệp, (4) lãnh đạo, (5) cơ hội đào tạo và thăng tiến và (6) môi trường làm việc. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Thủy (2011) khảo sát sự hài lòng của giảng viên Đại học tại TP. Hồ chí Minh cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của giảng viên giảng dạy tại các trường Đại học (1) đồng nghiệp và phúc lợi, (2) đào tạo và thăng tiến, (3) tính chủ động và (4) môi trường làm việc. Trong đó nhân tố môi trường làm việc bị đánh giá tiêu cực. 2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc. Bản chất công việc Bản chất công việc là những nội dung của công việc phù hợp với năng lực của người lao động, tạo cảm hứng cho người lao động phát huy được khả năng của mình. Bố trí công SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 6
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh việc phù hợp sẽ khai thác được tiềm năng người lao động, tăng năng suất lao động và làm cho người lao động cảm thấy thoải mái trong công việc của họ thực hiện. Nói cách khác người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công việc được giao nếu công việc đó là phù hợp với khả năng của họ. Điều này được kiểm chứng qua các nghiên cứu của nghiên cứu của Luddy (2005), nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), đều cho thấy người lao động hài lòng với bản chất công việc được giao có ảnh hưởng đến sự hài lòng của họ về công việc. Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H1: Nhân tố bản chất công việc có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Cơ hội đào tạo và thăng tiến Cơ hội đào tạo và thăng tiến là thể hiện việc người lao động trao cơ hội đào tạo nâng cao kỹ năng phục vụ công việc và khả năng họ được đề bạt lên những vị trí cao hơn. Người lao động sẽ cảm thấy được hài lòng với những công việc cho họ cơ hội đào tạo và giúp họ thăng tiến trong công việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu Spector (1985), Jonh.D.Pettit và cộng sự (1997), T.Ramayah và cộng sự (2001), , Kinicki và cộng sự (2002), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005). Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết: Giả thuyết H2:Nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Thu nhập Thu nhập là khoản thù lao người lao động thu được từ công việc của mình ở công ty. Theo lý thuyết nhu cầu của Maslow thì nhu cầu về thu nhập tương đương với các nhu cầu cơ bản về sinh lý. Nhìn chung thì cùng một mức độ công việc người lao động sẽ cảm thấy hài lòng hơn khi thu nhập của họ cao hơn, ngoài ra các yếu tố về công bằng trong thu nhập cũng được người lao động đánh giá cao. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Arthur G.Bedeian và cộng sự (1992), Jonh.D.Pettit và cộng sự (1997), T.Ramayah và cộng sự (2001), , Kinicki và cộng sự (2002), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mách (2012). Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết: SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 7
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh Giả thuyết H3: Nhân tố thu nhập có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Lãnh đạo Lãnh đạo là cấp trên, là người quản lý của nhân viên, lãnh đạo đem đến cho nhân viên sự thỏa mãn thông qua việc giao tiếp, thể hiện sự quan tâm, đối xử công bằng và ghi nhận các đóng góp của nhân viên. Nói cách khác nhân tố lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của Spector (1985), Jonh.D.Pettit và cộng sự (1997), T. Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu thủy (2011) Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết: Giả thuyết H4: Nhân tố lãnh đạo có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Đồng nghiệp Đồng nghiệp là những người làm cùng một vị trí với nhau, có nội dung công việc thực hiện tương tự nhau. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp và mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ. Người lao động sẽ cảm thấy thỏa mãn với công việc nếu công việc của họ được hỗ trợ tốt từ đồng nghiệp, đồng nghiệp thân thiện và giúp đỡ nhau trong công việc cũng như có sự cạnh tranh công bằng về phần thưởng và đề bạt trong tổ chức. Hay nói cách khác người lao động sẽ cảm thấy hài lòng với công việc hơn khi họ có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Điều này đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu của T.Ramayah và cộng sự (2001), Luddy (2005), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Nguyễn Thị Thu Thủy (2011) Vì vậy trong nghiên cứu này đưa ra giả thuyết nghiên cứu: Giả thuyết H5: Nhân tố đồng nghiệp có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Điều kiện làm việc Điều kiện làm việc là các yêu cầu về vật chất và tinh thần khi thực hiện một công việc. Về yêu cầu vật chất , tình trạng nơi làm việc của người lao động nó bao gồm những yếu tố như: sự an toàn của nơi làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công việc Về yêu cầu tinh thần thì gồm những yếu tố như đãi ngộ, chế độ bảo hiểm, nghỉ lễ Người lao động SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 8
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh được cung cấp một điều kiện làm việc tốt sẽ đánh giá tốt về công việc của mình, ngược lại họ sẽ cảm thấy bất mãn với điều kiện làm việc mà họ phải chấp nhận. Điều này được kiểm chứng trong các nghiên cứu của cứu Spector (1985), Trần Kim Dung (2005), Nguyễn Liên Sơn (2008), Phạm Văn Mách (2012) Vì vậy trong nghiên cứu này đặt ra giả thuyết: Giả thuyết H6: Nhân tố điều kiện làm việc có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất Mô hình nghiên cứu này được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình chỉ số công việc được phát triển bởi Smith và cộng sự (1969) kết hợp với tham khảo các nghiên cứu tại Việt Nam. Mô hình sẽ bao gồm 6 nhân nhân tố như sau: Bản chất công việc Cơ hội đào tạo và thăng tiến H1 H2 Lãnh đạo Hài lòng trong công H3 việc H4 Đồng nghiệp H5 Thu nhập H6 Điều kiện làm việc Mô hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất Giả thuyết H1: Nhân tố bản chất công việc có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Giả thuyết H2:Nhân tố cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 9
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.Trần Đăng Thịnh Giả thuyết H3: Nhân tố lãnh đạo có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Giả thuyết H4: Nhân tố đồng nghiệp có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Giả thuyết H5: Nhân tố thu nhập có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. Giả thuyết H6: Nhân tố điều kiện làm việc có tác động tích cực đến sự hài lòng trong công việc của người lao động tại công ty CP May Việt Thắng. SVTH: Phạm Thị Kim Duyên 10
  22. S K L 0 0 2 1 5 4