Giáo trình Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến

pdf 154 trang phuongnguyen 11760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_ly_thuyet_trai_pho_va_da_truy_nhap_vo_tuyen.pdf

Nội dung text: Giáo trình Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến

  1. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LÝ THUYẾT TRẢI PHỔ VÀ ĐA TRUY NHẬP VÔ TUYẾN (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2006
  2. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LÝ THUYẾT TRẢI PHỔ VÀ ĐA TRUY NHẬP VÔ TUYẾN Biên soạn : TS. NGUYỄN PHẠM ANH DŨNG
  3. Lời nói đầu LỜI NÓI ĐẦU Các công nghệ đa truy nhập là nền tảng của các hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến nói chung và thông tin di động nói riêng. Các công nghệ này cho phép các hệ thống đa truy nhập vô tuyến phân bổ tài nguyên vô tuyến một cách hiệu suất cho các người sử dụng. Tuỳ thuộc vào việc sử dụng tài nguyên vô tuyến để phân bổ cho các người sử dụng mà các công nghệ này được phân chia thành: đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA), đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA), đa truy nhập phân chia theo mà (CDMA) và đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA). Các hệ thống thông tin di động mới đều sử dụng kết hợp cả bốn công nghệ đa truy nhập này để phân bổ hiệu quả nhất tài nguyên cho các người sử dụng. Công nghệ đa truy nhập phân chia theo mã với nhiều ưu việt so với các công nghệ khác nên ngày càng trở thành công nghệ đa truy nhập chính. Công nghệ đa truy nhập CDMA được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật trải phổ. Kỹ thuật trải phổ đã được nghiên cứu và áp dụng trong quân sự từ những năm 1930, tuy nhiên gần đây các kỹ thuật này mới được nghiên cứu và áp dụng thành công trong các hệ thống tin vô tuyến tổ ong. Các phần tử cơ bản của mọi hệ thống trải phổ là các chuỗi giả ngẫu nhiên. Có thể coi rằng Sol Golomb là người đã dành nhiều nghiên cứu toán học cho vấn đề này trong các công trình của ông vào những năm 1950. Ý niệm đầu tiên về đa truy nhập trải phổ phân chia theo mã (SSCDMA: Spread Spectrum Code Division Multiple Access) đã được R.Price và P.E.Green trình bầy trong bài báo của mình năm 1958. Vào đầu những năm 1970 rất nhiều bài báo đã chỉ ra rằng các hệ thống thông tin CDMA có thể đạt được dung lượng cao hơn các hệ thống thông tin đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: Time Division Multiple Access).Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp đã được xây dựng vào những năm 1950. Thí dụ về các hệ thống đầu tiên là: ARC-50 của Magnavox và các hệ thống thông tin vô tuyến vệ tinh OM-55, USC-28. Trong các bài báo của mình (năm 1966) các tác giả J.W.Schwartz, W.J.M.Aein và J. Kaiser là những người đầu tiên so sánh các kỹ thuật đa truy nhập FDMA, TDMA và CDMA. Các thí dụ khác về các hệ thống quân sự sử dụng công nghệ CDMA là vệ tinh thông tin chiến thuật TATS và hệ thống định vị toàn cầu GPS. Ở Mỹ các vấn đề về cạn kiệt dung lượng thông tin di động đã nẩy sinh từ những năm 1980. Tình trạng này đã tạo cơ hội cho các nhà nghiên cứu ở Mỹ tìm ra một phương án thông tin di động số mớí. Để tìm kiếm hệ thống thống tin di động số mới người ta nghiên cứu công nghệ đa thâm nhập phân chia theo mã trên cơ sở trải phổ (CDMA). Được thành lập vào năm 1985, Qualcom, sau đó được gọi là "Thông tin Qualcom" (Qualcom Communications) đã phát triển công nghệ CDMA cho thông tin di động và đã nhận được nhiều bằng phát minh trong lĩnh vực này. Lúc đầu công nghệ này được đón nhận một cách dè dặt do quan niệm truyền thống về vô tuyến là mỗi cuộc thọai đòi hỏi một kênh vô tuyến riêng. Đến nay công nghệ này đã trở thành công nghệ thống trị ở Bắc Mỹ và nền tảng của thông tin di động thế hệ ba. Qualcom đã đưa ra phiên bản CDMA đầu tiên được gọi là IS-95A. Hiện nay phiên bản mới IS-2000 và W-CDMA đã được đưa ra cho hệ thống thông tin di động thứ 3. Trong lĩnh vực thông tin di động vệ tinh càng ngày càng nhiều hệ thống tiếp nhận sử dụng công nghệ CDMA. Các thí dụ điển hình về việc sử dụng công nghệ này cho thông tin vệ tinh là: Hệ thống thông tin di động vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO: Low Earth Orbit) Loral/Qualcom Global i
  4. Lời nói đầu Star sử dụng 48 vệ tinh, Hệ thống thông tin di động vệ tinh quỹ đạo trung bình (MEO: Medium Earth Orbit) TRW sử dụng 12 vệ tinh. Một trong các hạn chế chính của các hệ thống CDMA hiện này là hiệu năng của chúng phụ thuộc vào nhiễu của các người sử dụng cùng tần số, MUI (Multi user Interference). Đây là lý do dẫn đến giảm dung lượng và đòi hỏi phải điều khiển công suất nhanh. Các máy thu liên kết đa người sử dụng (MUD: Multi User Detector) sẽ cho phép các hệ thống CDMA mới dần khắc phục được các nhược điểm này và cho phép CDMA tỏ rõ được ưu điểm vượt trội của nó. Gần đây một số công nghệ đa truy nhập mới như: đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao (OFDMA: Orthogonal Frequency Division Multiple Access) và CDMA đa sóng mang (MC CDMA: Multicarrier CDMA) cũng trở thành đề tài nghiên cứu của nhiều trường đại học và các phòng thí nghiệm trên thế giới. Đây là các phương pháp đa truy nhập mới đầy triển vọng. Điều chế OFDM là cơ sở để xây dựng OFDMA đã được công nhận là tiêu chuẩn cho WLAN 802.11 và HIPERLAN. Trong tương lai hai công nghệ đa truy nhập này rất có thể sẽ tìm được các ứng dụng mới trong các hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến băng rộng đa phương tiện và di động thế hệ sau. Tài liệu bao gồm các bài giảng về môn học "Lý thuyết trải phổ và đa truy nhập vô tuyến" được biên soạn theo chương trình đại học công nghệ viễn thông của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Mục đích của tài liệu là cung cấp cho sinh viên các kiến thức căn bản nhất về các phương pháp đa truy nhập vô tuyến và lý thuyết trải phổ để có thể tiếp cận các công nghệ thông tin vô tuyến di động mới đang và sẽ phát triển rất nhanh. Tài liệu này được xây dựng trên cơ sở sinh viên đã học các môn: Anten và truyền sóng, Truyền dẫn vô tuuến số. Tài liệu là cơ sở để sinh viên học các môn học: Thông tin di động, Thông tin vệ tinh và các Hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến khác như WLAN. Do hạn chế của thời lượng nên tài liệu này chỉ bao gồm các phần căn bản liên quan đến các kiến thức cơ sở về lý thuyết trải phổ và đa truy nhập. Tuy nhiên học kỹ tài liệu này sinh viên có thể hoàn chỉnh thêm kiến thức cuả môn học bằng cách đọc các tài liệu tham khảo dẫn ra ở cuối tài liệu này. Tài liệu này được chia làm sáu chương. Được kết cấu hợp lý để sinh viên có thể tự học. Mỗi chương đều có phần giới thiệu chung, nội dung, tổng kết, câu hỏi vài bài tập. Cuối tài liệu là đáp án cho các bài tập. Người biên soạn: TS. Nguyễn Phạm Anh Dũng ii
  5. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐA TRUY NHẬP VÔ TUYẾNVÀ KỸ THUẬT TRẢI PHỔ 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương • Tổng quan FDMA • Tổng quan TDMA • Tổng quan CDMA • Tổng quan SDMA • So sánh dung lượng các hệ thống FDMA, TDMA và CDMA 1.1.2. Hướng dẫn • Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này • Tham khảo thêm [2] • Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương 1.1.3. Mục đích chương • Hiểu được tổng quan các phương pháp đa truy nhập • Hiẻu cách so sánh được dung lượng của các hệ thống đa truy nhập khác nhau 1.2. MỞ ĐẦU Các phương thức đa truy nhập vô tuyến được sử dụng rộng rãi trong các mạng thông tin di động. Trong chương này ta sẽ xét tổng quan các phương pháp đa truy nhập được sử dụng trong thông tin vô tuyến. Ngoài ra ta cũng xét kỹ thuật trải phổ như là kỹ thuật cơ sở cho các hệ thống thông tin di động CDMA. Mô hình của một hệ thống đa truy nhập được cho ở hình 1.1. 1
  6. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Hình 1.1. Các hệ thống đa truy nhập: a) các đầu cuối mặt đất và bộ phát đáp, b) các trạm di động và các trạm gốc. Thông thường ở một hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến có nhiều trạm đầu cuối và một số các trạm có nhiệm vụ kết nối các trạm đầu cuối này với mạng hoặc chuyển tiếp các tín hiệu từ các trạm đầu cuối đến một trạm khác. Các trạm đầu cuối ở trong các hệ thống thống tin di động mặt đất là các máy di động còn các trạm đầu cuối trong các hệ thống thông tin vệ tinh là các trạm thông tin vệ tinh mặt đất. Các trạm kết nối các trạm đầu cuối với mạng hoặc chuyển tiếp các tín hiệu từ các trạm đầu cuối đến các trạm khác là các trạm gốc trong thông tin di động mặt đất hoặc các bộ phát đáp trên vệ tinh trong các hệ thống thông tin vệ tinh. Do vai trò của trạm gốc trong thông tin di động mặt đất và bộ phát đáp vệ tinh cũng như máy di động và trạm mặt đất giống nhau ở các hệ thống đa truy nhập vô tuyến nên trong phần này ta sẽ xét chúng đổi lẫn cho nhau. Trong các hệ thống thông tin đa truy nhập vô tuyến bao giờ cũng có hai đường truyền: một đường từ các trạm đầu cuối đến các trạm gốc hoặc các trạm phát đáp, còn đường khi theo chiều ngược lại. Theo quy ước chung đường thứ nhất được là đường lên còn đường thứ hai được gọi là đường xuống. Các phương pháp đa truy nhập được chia thành bốn loại chính: ƒ Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA: Frequency Division Multiple Access). ƒ Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: Time Division Multiple Access). ƒ Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple Access). ƒ Đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA: Space Division Access). Các phương pháp đa truy nhập cơ bản nói trên có thể kết hợp với nhau để tạo thành một phương pháp đa truy nhập mới. Các phương pháp đa truy nhập được xây dựng trên cơ sở phân chia tài nguyên vô tuyến cho các nguồn sử dụng (các kênh truyền dẫn) khác nhau. 2
  7. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Nguyên lý của ba phương pháp đa truy nhập cơ bản đầu tiên được cho ở hình 1.2. Mỗi kênh người sử dụng vô tuyến trong hệ thống vô tuyến tổ ong mặt đất hay một tram đầu cuối trong hệ thống thông tin vệ tinh đa trạm sử dụng một sóng mang có phổ nằm trong băng tần của kênh vào thời điểm hoạt động của kênh. Tài nguyên dành cho kênh có thể được trình bầy ở dạng một hình chữ nhật trong mặt phẳng thời gian và tần số. Hình chữ nhật này thể hiện độ rộng của kênh và thời gian hoạt động của nó (hình 1.2). Khi không có một quy định trước các sóng mang đồng thời chiếm hình chữ nhật này và gây nhiễu cho nhau. Để tránh được can nhiễu này các máy thu của trạm gốc (hay các pháy thu cuả các trạm phát đáp trên vệ tinh) và các máy thu của các trạm đầu cuối phải có khả năng phân biệt các sóng mang thu được. Để đạt được sự phân biệt này các tài nguyên phải được phân chia: ƒ Như là hàm số của vị trí năng lượng sóng mang ở vùng tần số. Nếu phổ của sóng mang chiếm các băng tần con khác nhau, máy thu có thể phân biệt các sóng mang bằng cách lọc. Đây là nguyên lý đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA: Frequency Division Multiple Access, hình 1.2a). ƒ Như là hàm vị trí thời gian của các năng lượng sóng mang. Máy thu thu lần lượt các sóng mang cùng tần số theo thời gian và phân tách chúng bằng cách mở cổng lần lượt theo thời gian thậm chí cả khi các sóng mang này chiếm cùng một băng tần số. Đây là nguyên lý đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA: Time Division Multiple Access; hình 1.2b). ƒ Như là hàm phụ thuộc mã của các năng lượng sóng mang. Máy thu thu đồng thời các sóng mang cùng tần số và phân tách chúng bằng cách giải mã các sóng mang này theo mã mà chúng được phát. Do mỗi kênh hay nguồn phát có một mã riêng nên máy thu có thể phân biệt được sóng mang thậm chí tất cả các sóng mang đồng thời chiếm cùng một tần số. Mã phân biệt kênh hay nguồn phát thường được thực hiện bằng các mã giả tạp âm (PN: Pseudo Noise Code). Phương pháp này được gọi là đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple Access; hình 1.2c). Việc sử dụng các mã này dẫn đến sự mở rộng đáng kể phổ tần của sóng mang so với phổ mà nó có thể có khi chỉ được điều chế bởi thông tin hữu ích. Đây cũng là lý do mà CDMA còn được gọi là đa truy nhập trải phổ (SSMA: Spread Spectrum Multiple Access). ƒ Như là hàm phụ thuộc vào không gian của các năng lương sóng mang. Năng lương sóng mang của các kênh hay các nguồn phát khác nhau được phân bổ hợp lý trong không gian để chúng không gây nhiễu cho nhau. Vì các kênh hay các nguồn phát chỉ sử dụng không gian được quy định trước nên máy thu có thể thu được sóng mang của nguồn phát cần thu thậm chí khi tất cả các sóng mang khác đồng thời phát và phát trong cùng một băng tần. Phương pháp này được gọi là phương pháp đa truy nhập theo không gian (SDMA: Space Division Multiple Access). Có nhiều biện pháp để thực hiện SDMA như: 3
  8. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Tần số Trạm gốc f N 1 t f 2 t FDMA B 1 f N 2 2 t 1 a) N FDMA Thời gian Trạm gốc Tần số f 1 t f 2 t TDMA 1 B 2 f N t N b) 1 2 Mã N f Trạm gốc TDMA Thời gian 1 Mã t CDMA Mã 1 Tần số f 1 2 2 N t c) N N CDMA Thời gian Hình 1.2. Nguyên lý đa truy nhập: a) Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA); b) Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA); c) Đa truy nhập phân cha theo mã (CDMA) 1. Sử dụng lặp tần số cho các nguồn phát tại các khoảng cách đủ lớn trong không gian để chúng không gây nhiễu cho nhau. Phương pháp này thường được gọi là phương pháp tái sử dụng tần số và khoảng cách cần thiết để các nguồn phát cùng tần số không gây nhiễu cho nhau được gọi là khoảng cách tái sử dụng tần số. Cần lưu ý rằng thuật ngữ tái sử dụng tần số cũng được sử dụng cho trường hợp hai nguồn phát hay hai kênh truyền dẫn sử dụng chung tần số nhưng được phát đi ở hai phân cực khác nhau. 4
  9. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến 2. Sử dụng các anten thông minh (Smart Anten). Các anten này cho phép tập trung năng lượng sóng mang của nguồn phát vào hướng có lợi nhất cho máy thu chủ định và tránh gây nhiễu cho các máy thu khác. Các phương pháp đa truy nhập nói trên có thể kết hợp với nhau. Hình 1.3 cho thấy các cách kết hợp của ba phương pháp đa truy nhập đầu tiên. Kỹ thuật cơ sở FDMA Phân chia theo tần số/thời gian (FD/TDMA) Phân chia theo tần Phân chia theo tần TDMA số/mã (FD/CDMA) số/thờì gian/mã (FD/TD/CDMA) Chu kỳ khung Mặt phẳng chiếm kênh B (băng thông hệ thống) Phân chia theo thời thời gian- gian/mã (TD/CDMA) tần số Tần số Thời gian CDMA Hình 1.3. Kết hợp ba dạng đa truy nhập cơ sở thành các dạng đa truy nhập lai ghép 1.3. ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO TẦN SỐ, FDMA 1.3.1. Nguyên lý FDMA Trong phương pháp đa truy nhập này độ rộng băng tần cấp phát cho hệ thống B Mhz được chia thành n băng tần con, mỗi băng tần con được ấn định cho một kênh riêng có độ rộng băng tần là B/n MHz (hình 1.4). Trong dạng đa truy nhập này các máy vô tuyến đầu cuối phát liên tục một số sóng mang đồng thời trên các tần số khác nhau. Cần đảm bảo các khoảng bảo vệ giữa từng kênh bị sóng mang chiếm để phòng ngừa sự không hoàn thiện của các bộ lọc và các bộ dao động. Máy thu đường xuống hoặc dường lên chọn sóng mang cần thiết theo tần số phù hợp. Như vậy FDMA là phương thức đa truy nhập mà trong đó mỗi kênh được cấp phát một tần số cố định. Để đảm bảo FDMA tốt tần số phải được phân chia và quy hoạch thống nhất trên toàn thế giới. 5
  10. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Hình 1.4. FDMA và nhiễu giao thoa kênh lân cận Để đảm bảo thông tin song công tín hiệu phát thu của một máy thuê bao phải hoặc được phát ở hai tần số khác nhau hay ở một tần số nhưng khoảng thời gian phát thu khác nhau. Phương pháp thứ nhất được gọi là ghép song công theo tần số (FDMA/FDD, FDD: Frequency Division Duplex) còn phương pháp thứ hai được gọi là ghép song công theo thời gian (FDMA/TDD, TDD: Time Division Duplex). Phương pháp thứ nhất được mô tả ở hình 1.5. Trong phương pháp này băng tần dành cho hệ thống được chia thành hai nửa: một nửa thấp (Lower Half Band) và một nửa cao (Upper Half Band). Trong mỗi nửa băng tần người ta bố trí các tần số cho các kênh (xem hình 1.5a) . Trong hình 1.5a các cặp tần số ở nửa băng thấp và nửa băng cao có cùng chỉ số được gọi là cặp tần số thu phát hay song công, một tần số sẽ được sử dụng cho máy phát còn một tần số được sử dụng cho máy thu của cùng một kênh, khoảng cách giữa hai tần số này được gọi là khoảng cách thu phát hay song công. Khoảng cách gần nhất giữa hai tần số trong cùng một nửa băng được gọi là khoảng cách giữa hai kênh lân cận (Δx), khoảng cách này phải được chọn đủ lớn để đối với một tỷ số tín hiệu trên tạp âm cho trước (SNR: Signal to Noise Ratio) hai kênh cạnh nhau không thể gây nhiễu cho nhau. Như vậy mỗi kênh bao gồm một cặp tần số: một tần số ở băng tần thấp và một tần số ở băng tần cao để đảm bảo thu phát song công. Thông thường ở đường phát đi từ trạm gốc (hay bộ phát đáp) xuống trạm đầu cuối (thu ở trạm đầu cuối) được gọi là đường xuống, còn đường phát đi từ trạm đầu cuối đến trạm gốc (hay trạm phát đáp) được gọi là đường lên. Khoảng cách giữa hai tần số đường xuống và đường lên là ∆Y như thấy trên hình vẽ. Trong thông tin di dộng tần số đường xuống bao giờ cũng cao hơn tần số đường lên để suy hao ở đường lên thấp hơn đường xuống do công suất phát từ máy cầm tay không thể lớn. Trong trong thông tin vệ tinh thì tuỳ thuộc vào hệ thống, tần số đường xuống có thể thấp hoặc cao hơn tần số đường lên, chẳng hạn ở các hệ thống sử dụng các trạm thông tin vệ tinh mặt đất lớn người ta thường sử đụng tần số đường lên cao hơn đường xuống, ngược lại ở các hệ thống thông tin vệ tinh (như di động chẳng hạn) do trạm mặt đất nhỏ nên tần số đường lên được sử dụng thấp hơn tần số đường xuống. 6
  11. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến a) Nửa băng thấp f0 Nửa băng cao f1 f2 f3 fn-1 fn f’1 f’2 f’3 f’n-1 f’n x y B b) MS1 f’1 f1 Trạm gốc f’2 MS2 f2 f’3 f3 MS3 Ký hiệu x: Khoảng cách tần số giữa hai kênh lân cận y: Khoảng cách tần số thu phát B: Băng thông cấp phát cho hệ thống f0: Tần số trung tâm f’i: Tần số đường xuống fi: Tần số đường lên Hình 1.5. Phân bố tần số và phương pháp FDMA/FDD Trong phương pháp thứ hai (FDMA/TDD) cả máy thu và máy phát có thể sử dụng chung một tần số (nhưng phân chia theo thời gian) khi này băng tần chỉ là một và mỗi kênh có thể chọn một tần số bất kỳ trong băng tần (phương pháp ghép song công theo thời gian: TDD). Phương pháp này được mô tả ở hình 1.6. Hình 1.6 cho thấy kênh vô tuyến giưã trạm gốc và máy đầu cuối chỉ sử dụng một tần số fi cho cả phát và thu. Tuy nhiên phát thu luân phiên, chẳng hạn trước tiên trạm gốc phát xuống máy thu đầu cuối ở khe thời gian được ký hiệu là Tx, sau đó nó ngừng phát và thu tín hiệu phát đi từ trạm đầu cuối ở khe thời gian được ký hiệu là Rx, sau đó nó lại phát ở khe Tx 7
  12. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Hình 1.6. Phân bố tần số và phương pháp FDMA/TDD 1.3.2. Nhiễu giao thoa kênh lân cận Từ hình 1.4 ta thấy độ rộng của kênh bị chiếm dụng bởi một số sóng mang ở các tần số khác nhau. Các sóng mang này được phát đi từ một trạm gốc đến tất cả các máy vô tuyến đầu cuối nằm trong vùng phủ của anten trạm này. Máy thu của các máy vô tuyến đầu cuối phải lọc ra các sóng mang tương ứng với chúng, việc lọc sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi phổ của các sóng mang được phân cách với nhau bởi một băng tần bảo vệ rộng. Tuy nhiên việc sử dụng băng tần bảo vệ rộng sẽ dẫn đến việc sử dụng không hịêu quả độ rộng băng tần của kênh. Vì thế phải thực hiện sự dung hòa giữa kỹ thuật và tiết kiệm phổ tần. Dù có chọn một giải pháp dung hòa nào đi nữa thì một phần công suất của sóng mang lân cận với một sóng mang cho trước sẽ bị thu bởi máy thu được điều hưởng đến tần số của sóng mang cho trước nói trên. Điều này dẫn đến nhiễu do sự giao thoa được gọi là nhiễu kênh lân cận (ACI: Adjacent Channel Interference). Dung lượng truyền dẫn của từng kênh (tốc độ bit Rb) xác định độ rộng băng tần điều chế (Bm) cần thiết nhưng phải có thêm một khoảng bảo vệ để tránh nhiễu giao thoa giữa các kênh lân cận nên Bm < B/n. Do vậy dung lượng thực tế lớn hơn dung lượng cực đại nhận được bởi một kỹ thuật điều chế cho trước.Vì vậy hiệu suất sử dụng tần số thực sự sẽ là n/B kênh lưu lượng trên MHz. Trong các hệ thống điện thoại không dây FDMA điển hình của châu Âu hiệu suất sử dụng tần số thực của các hệ thống điện thoại không dây là 20 kênh/Mhz còn đối với điện thoại không dây số là 10 kênh/MHz. 8
  13. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Về mặt kết cấu, FDMA có nhược điểm là mỗi sóng mang tần số vô tuyến chỉ truyền được một Erlang vì thế nếu các trạm gốc cần cung cấp N Erlang dung lượng thì phải cần N bộ thu phát cho mỗi trạm. Ngoài ra cũng phải cần kết hợp tần số vô tuyến cho các kênh này. Để tăng hiệu suất sử dụng tần số có thể sử dụng FDMA kết hợp với ghép song công theo thời gian (FDMA/TDD). Ở phương pháp này một máy thu phát chỉ sử dụng một tần số và thời gian phát thu luân phiên (hình 1.6). Phương pháp FDMA ít nhậy cảm với sự phân tán thời gian do truyền lan sóng, không cần đồng bộ và không xẩy ra trễ do không cần xử lý tín hiệu nhiều, vì vậy giảm trễ hồi âm. 1.4. ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO THỜI GIAN (TDMA) 1.4.1. Nguyên lý TDMA Hình 1.7 cho thấy hoạt động của một hệ thống theo nguyên lý đa truy nhập phân chia theo thời gian. Các máy đầu cuối vô tuyến phát không liên tục trong thời gian TB. Sự truyền dẫn này được gọi là cụm. Sự phát đi một cụm được đưa vào một cấu trúc thời gian dài hơn được gọi là chu kỳ khung, tất cả các máy đầu cuối vô tuyến phải phát theo cấu trúc này. Mỗi sóng mang thể hiện một cụm sẽ chiếm toàn bộ độ rộng của kênh vô tuyến được mang bởi tần số sóng mang fi. Hình 1.7. Nguyên lý TDMA Phương pháp vừa nêu ở trên sử dụng cặp tần số song công cho TDMA được gọi là đa truy nhập phân chia theo thời gian với ghép song công theo tần số TDMA/ FDD (FDD: Frequency Division Duplexing). Trong phương pháp này đường lên (từ máy đầu cuối đến trạm gốc) bao gồm các tín hiệu đa truy nhập theo thời gian (TDMA) được phát đi từ các máy đầu cuối đến trạm gốc, còn ở đường xuống (từ trạm gốc đến máy đầu cuối) là tín hiệu ghép kênh theo thời gian (TDM: Time Division Multiplexing) được phát đi từ trạm gốc cho các máy đầu cuối, (xem hình 1.8a). 9
  14. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Để có thể phân bổ tần số thông minh hơn, phương pháp TDMA/TDD (TDD: Time Division Multiplexing) được sử dụng. Trong phương pháp này cả hai đường lên và đường xuống đều sử dụng chung một tần số, tuy nhiên để phân chia đường phát và đường thu các khe thời gian phát và thu được phát đi ở các khỏang thời gian khác nhau (xem hình 1.8b) Hình 1.8. Các phương pháp đa truy nhập: a) TDMA/FDD; b) TDMA/TDD 1.4.2 Tạo cụm Quá trình tạo cụm được mô tả ở hình 1.9. Máy phát của trạm gốc nhận thông tin ở dạng luồng cơ số hai liên tục có tốc độ bit Rb từ giao tiếp người sử dụng. Thông tin này phải được lưu giữ ở các bộ nhớ đệm và được ghép thêm thông tin điều khiển bổ sung để tạo thành một cụm bao gồm thông tin của người sử dụng và thông tin điều khiển bổ sung. 10
  15. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Tèc ®é truyÒn dÉn ký hiÖu R Luång sè cña c¸c TSnTS3 TS2 TS1 ng−êi sö dung 1 GhÐp T T T B B B 2 kªnh R (TDMA) TF vµ ®iÒu Z chÕ 3 Rb Luång sè cÇn ph¸t ®Õn ng−êi sö dông 1 2 3 1 2 3 CÊu tróc côm t Tèc ®é Rb (tèc ®é R) Bé ghÐp C¸c bé Bé ®iÒu khung ®Öm chÕ Tèc ®é Rb TDMA §Þnh thêi Tèc ®é Rb TDMA Ký hiÖu Ri= Tèc ®é bit cña ng−êi sö dông (bps) R= Tèc ®é ký hiÖu ®iÒu chÕ cho sãng mang TS= §é réng khe thêi gian Tb= §é réng côm, T F = §é dµi khung = Kho¶ng trèng b¶o vÖ, = Th«ng tin bæ sung Hình 1.9. Quá trình tạo cụm ở một hệ thống vô tuyến TDMA Sau đó cụm được đặt vào khe thời gian TB tương ứng ở bộ ghép khung TDMA. Giữa các cụm có thể có các khoảng trống để tránh việc chồng lấn các cụm lên `nhau khi đổng bộ không được tốt. Đầu ra của bộ ghép khung TDMA ta được luồng ghép có tốc độ điều chế R đưa đến bộ điều chế. Tốc độ điều chế R điều chế cho sóng mang được xác định như sau: R = Rb(TF/TB) [bps] (1.1) trong đó TB thời gian của cụm, còn TF là thời gian của một khung. Giá trị R lớn khi thời gian của cụm nhỏ và vì thế thời gian chiếm (TB/TF) cho một kênh để truyền dẫn thấp. Chẳng hạn nếu Rb= 10kbit/s và (TF/TB) = 10, điều chế xẩy ra ở tốc độ 100kbit/s. Lưu ý rằng R là tổng dung lượng của mạng đo bằng bps. Từ khảo sát ở trên có thể thấy rằng vì sao dạng truy nhập này luôn luôn liên quan đến truyền dẫn số: nó dễ dàng lưu giữ các bit trong thời gian một khung và và nhanh chóng giải phóng bộ nhớ này trong khoảng thời gian một cụm. Không dễ dàng thực hiện dạng xử lý này cho các thông tin tương tự. Mỗi cụm ngoài thông tin lưu lượng còn chứa thông tin bổ sung như: 1) Đầu đề chứa: a. Thông tin đề khôi phục sóng mang (CR: Carrier Recovery) và để đồng bộ đồng hồ bit của máy thu (BTR: Bit Timing Recovery). 11
  16. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến b. Từ duy nhất (UW : Unique Word) cho phép máy thu xác định khởi đầu của một cụm. UW cũng cho phép giải quyết được sự không rõ ràng về pha (khi cần thiết) trong trường hợp giải điều chế nhất quán. Khi biết được khởi đầu của cụm, tốc độ bit và xẩy ra sự không rõ ràng pha máy thu có thể xác định được các bit đi sau từ duy nhất. c. Nhận dạng kênh (CI: Channel Identifier). d. Các thông tin nói trên có thể được đặt riêng rẽ và tập trung ở đầu cụm hay có thể kết hợp với nhau hay phân bố ở nhiều chỗ trong một số khung (trường hợp các từ đồng bộ khung phân bố). 2) Báo hiệu và điều khiển 3) Kiểm tra đường truyền Trong một số hệ thống các thông tin bổ sung trên có thể được đặt ở các kênh dành riêng. 1.4.3. Thu cụm Quá trình xử lý ở máy thu của máy vô tuyến đầu cuối 3 được cho ở hình 1.10. Phần xử lý khung TDMA sẽ điều khiển việc mở cổng cho cụm cần thu trong khe thời gian TS3 dành cho máy đầu cuối này. Máy thu xác định khởi đầu của mỗi cụm (hoặc mối khung) bằng cách phát hiện từ duy nhất, sau đó nó lấy ra lưu lượng dành cho mình từ khung TDMA. (Lưu ý rằng ở một số hệ thống nhờ đồng bộ chung trong mạng nên máy thu có thể xác định ngay được khe thời gian dành cho nó mà không cần từ duy nhất). Lưu lượng này được thu nhận không liên tục với tốc độ bit là R. Để khôi phục lại tốc độ bit ban đầu Rb ở dạng một luồng số liên tục, thông tin được lưu giữ ở bộ đệm trong khoảng thời gian của khung đang xét và được đọc ra từ bộ nhớ đệm này ở tốc độ Rb trong khoảng thời gian của khung sau. Điều quan trọng để xác định được nội dung của cụm nói trên là trạm thu phải có khả năng phát hiện được từ duy nhất ở khởi đầu của mỗi cụm (hoặc mỗi khung). Bộ phát hiện từ duy nhất xác định mối tương quan giữa các chuỗi bit ở đầu ra của bộ phát hiện bit của máy thu, chuỗi này có cùng độ dài như từ duy nhất và là mẫu của từ duy nhất được lưu giữ ở bộ nhớ của bộ tương quan. Chỉ có các chuỗi thu tạo ra các đỉnh tương quan lớn hơn một ngưỡng thì được giữ lại như là các từ duy nhất. 3 2 1 3 Z M¸y ®Çu cuèi 3 Gi¶i ®iÒu Cöa më Bé ®Öm chÕ t¹i TS3 Tèc ®é Rb t §Þnh thêi TDMA Hình 1.10. Quá trình thu cụm trong TDMA 1.4.4. Đồng bộ 12
  17. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Ở TDMA vấn đề đồng bộ rất quan trọng. Đồng bộ cho phép xác định đúng vị trí của cụm cần lấy ra ở máy thu hay cần phát đi ở máy phát tương ứng. Nếu các máy đầu cuối là máy di động thì đồng bộ còn phải xét đến cả vị trí của máy này so với trạm gốc. Về vấn đề đồng bộ chúng ta sẽ xét ở các hệ thống đa truy nhập vô tuyến cụ thể. So với FDMA, TDMA cho phép tiết kiệm tần số và thiết bị thu phát hơn. Tuy nhiên ở nhiều hệ thống nếu chỉ sử dụng một cặp tần số thì không đủ đảm bảo dung lượng của mạng. Vì thế TDMA thường được sử dụng kết hợp với FDMA cho các mạng đòi hỏi dung lượng cao. Nhược điểm cuả TDMA là đòi hỏi đồng bộ tốt và thiết bị phức tạp hơn FDMA khi cần dung lượng truyền dẫn cao, ngoài ra do đòi hỏi xử lý số phức tạp nên xẩy ra hiện tượng hồi âm. 1.5. ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO MÃ, CDMA CDMA là phương thức đa truy nhập mà ở đó mỗi kênh được cung cấp một cặp tần số và một mã duy nhất. Đây là phương thức đa truy nhập mới, phương thức này dựa trên nguyên lý trải phổ. Tồn tại ba phương pháp trải phổ: ƒ Trải phổ theo chuỗi trực tiếp (DS: Direct Sequency). ƒ Trải phổ theo nhẩy tần (FH: Frequency Hopping). ƒ Trải phổ theo nhẩy thời gian. (TH: Time Hopping). 1.5.1. Các hệ thống thông tin trải phổ Trong các hệ thống thông tin thông thường độ rộng băng tần là vấn đề quan tâm chính và các hệ thống này được thiết kế để sử dụng càng ít độ rộng băng tần càng tốt. Trong các hệ thống điều chế biên độ song biên, độ rộng băng tần cần thiết để phát một nguồn tín hiệu tương tự gấp hai lần độ rộng băng tần của nguồn này. Trong các hệ thống điều tần độ rộng băng tần này có thể bằng vài lần độ rộng băng tần nguồn phụ thuộc vào chỉ số điều chế. Đối với một tín hiệu số, độ rộng băng tần cần thiết có cùng giá trị với tốc độ bit của nguồn. Độ rộng băng tần chính xác cần thiết trong trường hợp này phụ thuộc và kiểu điều chế (BPSK, QPSK v.v ). Trong các hệ thống thông tin trải phổ (viết tắt là SS: Spread Spectrum) độ rộng băng tần của tín hiệu được mở rộng, thông thường hàng trăm lần trước khi được phát. Khi chỉ có một người sử dụng trong băng tần SS, sử dụng băng tần như vậy không có hiệu quả. Tuy nhiên ở môi trường nhiều người sử dụng, các người sử dụng này có thể dùng chung một băng tần SS (trải phổ) và hệ thống trở nên sử dụng băng tần có hiệu suất mà vẫn duy trì được các ưu điểm cuả trải phổ. Một hệ thống thông tin số được coi là SS nếu: * Tín hiệu được phát chiếm độ rộng băng tần lớn hơn độ rộng băng tần tối thiểu cần thiết để phát thông tin. * Trải phổ được thực hiện bằng một mã độc lập với số liệu. Hình 1.10 cho thấy sơ đồ khối chức năng cuả một hệ thống thông tin SS điển hình cho hai cấu hình: vệ tinh và mặt đất. Nguồn tin có thể số hay tương tự. Nếu nguồn là tương tự thì trước hết nó phải được số hoá bằng một sơ đồ biến đổi tương tự vào số như: điều xung mã hay điều chế delta. Bộ nén tín hiệu loại bỏ hay giảm độ dư thông tin ở nguồn số. Sau đó đầu ra được mã hoá bởi bộ lập mã hiệu chỉnh lỗi (mã hoá kênh) để đưa vào các bit dư cho việc phát hiện hay sửa lỗi có thể xẩy ra khi truyền dẫn tín hiệu qua kênh vô tuyến. 13
  18. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Phổ của tín hiệu cần phát được trải rộng đến độ rộng băng tần cần thiết sau đó bộ điều chế sẽ chuyển phổ này đến dải tần được cấp cho truyền dẫn. Sau đó tín hiệu đã điều chế được khuyếch đại, được phát qua kênh truyền dẫn, kênh này có thể là dưới đất hoặc vệ tinh. Kênh này có thể gây ra các giảm chất lượng như: nhiễu, tạp âm và suy hao công suất tín hiệu. Lưu ý rằng đối với SS thì các bộ nén/giãn và mã hoá/ giải mã hiệu chỉnh lỗi (mã hoá/ giải mã kênh) là tuỳ chọn. Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng vị trí cuả các chức năng trải phổ và điều chế có thể đổi lẫn. Hai chức năng này thường được kết hợp và thực hiện ở một khối. Tại phiá thu máy thu khôi phục lại tín hiệu ban đầu bằng cách thực hiện các quá trình ngược với phía phát: giải điều chế tín hiệu thu, giải trải phổ, giải mã và giãn tín hiệu để nhận được một tín hiệu số. Nếu nguồn là tương tự thì tín hiệu số này được biến đổi vào tương tự bằng một bộ biến đổi số/ tương tự. Lưu ý rằng ở một hệ thống thông thường (không phải SS), các chức năng trải phổ và giải trải phổ không có ở sơ đồ khối hình 1.11. Thực ra đây chính là sự khác nhau giữa một hệ thống thông thường và hệ thống SS. Đầu vào số KĐGD Nén số MHK ĐC (BPSK, KĐCS đường số liệu QPSK) Kênh vệ tinh Đầu vào tương tự Biến đổi Nguồn chuỗi KĐGD SM KTD Nhiễu đường TT A/D PN trải phổ Suy hao vô tuyến Tạp âm Kênh mặt đất Nhiễu KTD Máy phát Các chức năng tùy chọn Phát đáp vệ tinh Máy thu Suy hao Tạp âm vô tuyến KTD Nhiễu Suy hao SM vô tuyến Tạp âm Đầu ra số KĐGD Nén số GMK Giải ĐC KĐCS đường số liệu Đầu ra tương tự KĐGD Biến đổi Chuỗi PN đường TT A/D giải trải phổ ĐB chuỗi PN Ký hiệu * KĐGD: Khuyếch đại giao diệnTT: Tương tự *A/D: Tương tự/số D/A: Số/tương tự * MHK: Mã hóa kênh GMK: Giải mã kênh * ĐC: Điều chế SM: Sóng mang * KĐCS: Khuyếch đại công suất KTD: Kênh truyền dẫn * PN: Giả tạp âm ĐB: Đồng bộ Hình 1.11. Sơ đồ khối của một hệ thống thông tin số điển hình với trải phổ (cấu hình hệ thống mặt đất và vê tinh) Có ba kiểu hệ thống SS cơ bản: chuỗi trực tiếp (DSSS: Direct-Sequence Spreading Spectrum), nhẩy tần (FHSS: Frequency-Hopping Spreading Spectrum) và nhẩy thời gian (THSS: Time-Hopping Spreading Spectrum) (hình 1.12, 1.13 và 1.14). Cũng có thể nhận được các hệ thống lai ghép từ các hệ thống nói trên. Hệ thống DSSS đạt được trải phổ bằng cách nhân tín hiệu nguồn với một tín hiệu giả ngẫu nhiên có tốc độ chip (Rc=1/Tc, Tc là thời gian một chip) cao hơn 14
  19. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến nhiều tốc độ bit (Rb=1/Tb, Tb là thời gian một bit) của luồng số cần phát. Hệ thống FHSS đạt được trải phổ bằng cách nhẩy tần số mang trên một tập (lớn) các tần số. Mẫu nhẩy tần có dạng giả ngẫu nhiên. Tần số trong khoảng thời gian của một chip Tc giữ nguyên không đổi. Tốc độ nhẩy tần có thể nhanh hoặc chậm. Trong hệ thống nhẩy tần nhanh, nhẩy tần được thực hiện ở tốc độ cao hơn tốc độ bit của bản tin, còn ở hệ thống nhẩy tần chậm thì ngược lại. T bn =T T bn =T Tc t Ký hiệu: • Tb = thời gian một bit của luồng số cần phát • Tn = Chu kỳ của mã giả ngẫu nhiên dùng cho trải phổ • Tc = Thời gian một chip của mã trải phổ Hình 1.12. Trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS) TÇn sè fn f n-1 f n-2 f3 f2 f1 t Tc 2T c Hình 1.13. Trải phổ nhẩy tần (FHSS) Khe thêi gian ph¸t (k bit) Mét khung t T 2T 3T T f f f T=T f /M, trong ®ã M lµ sè khe thêi gian trong mét khung Hình 1.14. Trải phổ nhẩy thời gian (THSS) 15
  20. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Trong hệ thống THSS một khối các bit số liệu được nén và được phát ngắt quãng trong một hay nhiều khe thời gian trong một khung chứa một số lượng lớn các khe thời gian. Một mẫu nhẩy thời gian sẽ xác định các khe thời gian nào được sử dụng để truyền dẫn trong mỗi khung. Lúc đầu các kỹ thuật SS được sử dụng trong các hệ thống thông tin của quân sự. Ý tưởng lúc đầu là làm cho tín hiệu được phát giống như tạp âm đối với các máy thu không mong muốn bằng cách gây khó khăn cho các máy thu này trong việc tách và lấy ra được bản tin. Để biến đổi bản tin vào tín hiệu tựa tạp âm, ta sử dụng một mã đươc "coi là" ngẫu nhiên để mã hoá cho bản tin. Ta muốn mã này giống ngẫu nhiên nhất. Tuy nhiên máy thu chủ định phải biết được mã này, vì nó cần tạo ra chính mã này một cách chính xác và đồng bộ với mã được phát để lấy ra bản tin (giải mã). Vì thế mã "giả định" ngẫu nhiên phải là xác định. Nên ta phải sử dụng mã giả ngẫu nhiên (hay mã giả tạp âm). Mã giả ngẫu nhiên phải được thiết kế để có độ rộng băng lớn hơn nhiều so với độ rộng băng cuả bản tin. Bản tin trên được biến đổi bởi mã sao cho tín hiệu nhận được có độ rộng phổ gần bằng độ rộng phổ của tín hiệu giả ngẫu nhiên. Có thể coi sự biến đổi này như một quá trình "mã hoá". Quá trình này được gọi là quá trình trải phổ. Ta nói rằng ở máy phát bản tin được trải phổ bởi mã giả ngẫu nhiên. Máy thu phải giải trải phổ của tín hiệu thu được để trả lại độ rộng phổ bằng độ rộng phổ của bản tin. Hiện này phần lớn các quan tâm về các hệ thống SS là các ứng dụng đa truy nhập mà ở đó nhiều người sử dụng cùng chia sẻ một độ rộng băng tần truyền dẫn. Trong hệ thống DSSS tất cả các người sử dụng cùng dùng chung một băng tần và phát tín hiệu của họ đồng thời. Máy thu sử dụng tín hiệu giả ngẫu nhiên chính xác để lấy ra tín hiệu mong muốn bằng cách giải trải phổ. Các tín hiệu khác xuất hiện ở dạng các nhiễu phổ rộng công suất thấp tựa tạp âm. Ở các hệ thống FHSS và THSS mỗi người sử dụng được ấn định một mã giả ngẫu nhiên sao cho không có cặp máy phát nào sử dụng cùng tần số hay cùng khe thời gian, như vậy các máy phát sẽ tránh được xung đột. Như vậy FH và TH là các kiểu hệ thống tránh xung đột, trong khi đó DS là kiểu hệ thống lấy trung bình. Các mã trải phổ có thể là các mã giả tạp âm (PN code) hoặc các mã được tạo ra từ các hàm trực giao. Để hiểu tổng quan vai trò của trải phổ trong hệ thống thông tin vô tuyến phàn dưới đây ta sẽ xét tổng quan trải phổ chuỗi trực tiếp (DSSS). Cụ thể về các phương pháp trải phổ DSSS, FHSS và THSS sẽ được khảo sát ở các chương tiếp theo. 1.5.2. Mô hình đơn giản của một hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp, DSSS Mô hình đơn giản của một hệ thống trải phổ gồm K người sử dụng chung một băng tần với cùng một tần số sóng mang fc và điều chế BPSK được cho ở hình 1.15. 16
  21. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Tx1 Rx1 Bé chuyÓn Gi¶i ®iÒu Gi¶i tr¶i ®æi møc Tr¶i phæ §iÒu chÕ chÕ phæ T b (t) d(t) b M¹ch quyÕt b (t) 1 0 → +1 (.)dt 1 {0,1} 1 → −1 ∫ ®Þnh {+1,-1} 0 {0.1} 1 1 R b = 1 T R b = 2 R = b T 2E b cos(2πf t) b b cos(2πfc t) c Tb Tb c1 (t) Bé t¹o Bé t¹o c (t) Tb 1 {+1,-1} m· PN m· PN {+1,-1} 1 1 R c = R c = Tc Tc Tx2 Rx2 b 2 (t),c2 (t) c2 (t),b 2 (t) TxK RxK b (t),c (t) K K cK (t),b K (t) Hình 1.15. Mô hình đơn giản của một hệ thống DSSS gồm K người sử dụng chung một bằng tần với cùng một sóng mang fc và điều chế BPSK. Mô hình được xét ở hình 1.15 gồm K máy phát thu được ký hiệu là Txk và Rxk tương ứng với k=1 K, vì cấu trúc của chúng giống nhau nến ta chỉ vẽ chi tiết cho một khối (Tx1 và Rx1), các khối còn lại được vẽ ở dạng hộp đen với các thông số riêng cho các khối này như: bk (t) thể ∧ hiện chuỗi bit phát, ck(t) thể hiện mã trải phổ và bk (t) thể hiện chuỗi bit thu. Tín hiệu ở đầu vào của máy phát k là luồng số thông tin của người sử dụng bk(t) có tốc độ bit Rb=1/Tb. Đây là một tín hiệu cơ số hai ngẫu nhiên đơn cực với hai mức giá trị {0,1} đồng xác suất được biểu diễn như sau: ∞ =− b(t)kkTbb∑ b(i)p() t iT (1.2) i=−∞ trong đó pTb(t) là hàm xung vuông đơn vị được xác định như sau: 10tTnÕu ≤≤ p(t)= b (1.3) Tb { 0 nÕu kh¸c và bk(i) ={0,1} với sự xuất hiện của 0 và 1 đồng xác suất. Sau bộ chuyển đổi mức ta được luồng bit ngẫu nhiên lưỡng cực d(t) với hai mức {+1,-1} đồng xác suất được biểu diễn như sau: ∞ =− d(t)kkTbb∑ d(i)p() t iT (1.4) i=−∞ trong đó p(t) được xác định theo (1.3) và dk(i)={+1.-1} với sự xuất hiện của +1 và -1 đồng xác suất. 17
  22. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Sau đó luồng bit lưỡng cực được đưa lên trải phổ bằng cách nhân với mã trải phổ được gọi là mã giả tạp âm với tốc độ được gọi là tốc độ chip Rc=1/Tc. Các mã này có chu kỳ là Tb và thông thường Tb=NTc với N khá lớn. Để các máy thu có thể phân biệt được các mã trải phổ, các mã này phải là các mã trực giao chu kỳ Tb thoả mãn điều kiện sau: T 1 b 1kjnÕu = c (t)c (t)dt = (1.5) ∫ kj { 0nÕuk≠ j Tb 0 và tích của hai mã trực giao sẽ bằng 1 nếu là tích của chính nó và là một mã trực giao mới trong tập mã trực giao nêu là tích của hai mã khác nhau: 1 nÕu k = j c(t)c(t)= (1.6) kj { ≠ c(t)nÕuki j Mã trải phổ là chuỗi chip nhận các giá trị {+1,-1} gần như đồng xác suất nếu N lớn và được biểu diễn như sau: N =− c(t)kkTcc∑ c(i)p(t iT) (1.7) i1= trong đó ci ={+1,-1} là chuỗi các xung nhận hai giá trị +1 hoặc -1 và mỗi xung được gọi là chip, Tc là độ rộng của một chip, pTc(t) là hàm xung vuông được xác định như sau: 1nÕu0tT≤≤ p(t)= c (1.8) Tc { 0nÕukh¸c Sau trải phổ tín hiệu số có tốc độ chip Rc được đưa lên điều chế BPSK bằng cách nhân với 2Eb sóng mang: cos(2π fc t) để được tín hiệu phát vào không gian như sau: Tb 2Eb s(t)=π dkk (t)c (t)cos(2 f c t) , 0≤t≤Tb (1.9) Tb trong đó Eb là năng lượng bit, Tb là độ rộng bit và fc là tần số sóng mang. Bây giờ ta xét quá trình xẩy ra ở máy thu. Để đơn giản ta coi rằng máy thu được đồng bộ sóng mang và mã trải phổ với máy phát, nghĩa là tần số , pha sóng mang và mã trải phổ của máy thu giống như máy phát. Ngoài ra nếu bỏ qua tạp âm nhiệt của đường truyền và chỉ xét nhiễu của K-1 người sử dụng trong hệ thống, giả sử công suất tín hiệu thu tại máy thu k của K người sử dụng bằng nhau và để đơn giản ta cũng bỏ qua trễ truyền sóng, tín hiệu thu sẽ như sau: K 2E =πbr r(t)∑ djj (t)c (t)cos(2 f c t) (1.10) j1= Tb trong đó Ebr=Eb/Lp là năng lượng bit thu, Lp là suy hao đường truyền. 18
  23. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Tín hiệu thu được đưa lên phần đầu của quá trình giải điều chế để nhân với 2 cos(2π fc t) , sau đó được đưa lên giải trải phổ, kết quả cho ta: Tb ⎛⎞KK Ebr ⎟ u(t)=+π⎜ d (t)c (t)c (t) d (t)c (t)c (t)cos(4 f t)⎟ (1.11) ⎜∑∑jjk jjk c⎟ Tb ⎝⎠j1== j1 Sau bộ tích phân thành phần thứ hai trong (1.10)là thành phần cao tần sẽ bị loại bỏ, ta được: Tb T K b Ebr v(t)== u(t)dt djjk (t) c (t)c (t)dt (1.12) ∫∫0 ∑ Tb j1= 0 Lưu ý đến tính trực giao của các mã trải phổ theo (1.5) và dj={+1,-1} ta được kết quả của tích phân (1.12) như sau: v(t)==± dkbrbr (t) E E (1.13) Mạch quyết định sẽ cho ra mức 0 nếu V(t) dương và 1 nếu âm. Kết qủa ta được chuỗi bit thu b(t)ˆ là ước tính của chuỗi phát. Trường hợp lý tưởng ta được chuỗi này bằng chuỗi bit phát bk(t). 1.5.3. Phổ của tín hiệu Để hiểu rõ ý nghĩa của trải phổ ở các hệ thống thông tin vô tuyến trải phổ, ta xét dạng phổ của các tín hiệu trên mô hình ở hình 1.15. Tương tự như trên ta cũng sẽ chỉ xét phổ ở hệ thống phát thu Txk và Rxk làm thí dụ. Phổ của của luồng số đơn cực bk(t) được xác định theo công thức sau: bb22 Φ=(f)im T Sinc2 (fT ) +δ im (f) bbb44 11 =+δTSinc(fT)2 (f) (1.14) 44bb Nếu chỉ xét cho phổ dương và không ta được: 11 Φ=(f) T Sinc2 (fT ) +δ (f) (1.15) bbb24 sinπ x trong đó: Sincx= , δ(f) là hàm delta được xác định như sau: πx ∞ δ=(f) 0 khi f≠0 và ∫ δ(f)df =1 (1.16) −∞ Phổ của luồng số lưỡng cực được xác định như sau: 22 Φ=dibb(f) d T Sinc (fT ) 19
  24. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến 2 = TSinc(fT)b b (1.17) Nếu chỉ xét cho phổ dương ta được: 2 Φd(f) = 2Tb Sinc (fTb ) (1.18) Phổ của luồng số sau trải phổ được xác định như sau: 2 2 Φ=dc(f)() d i c i T c Sinc (fT c ) 2 = TSinc(fT)cc (1.19) Nếu chỉ xét cho phổ dương ta được: 2 Φdc(f) = 2Tcc Sinc (fT ) (1.20) Phổ của tín hiệu sau điều chế được xác định như sau: PT P T Φ=(f)cc Sinc22[] (f − f )T + Sinc[] (f + f )T (1.21) scccc22 Nếu chỉ xét phổ dương ta được: P 2 Φ=scc(f) Sinc[] (f − f )T (1.22) R c trong đó P =Eb/Tb là công suất trung bình của sóng mang. Phổ của tín hiệu thu ở đầu vào máy thu k gồm được xác định như sau: K P Φ=jr 2 − rcc(f)∑ Sin[] (f f )T (1.23) j1= R c trong đó Pjr = Pj /Lp là suất thu từ máy thu j và Lp là suy hao truyền sóng. Từ điều kiện của mã trải phổ trong (1.6), sau giải trải phổ ở máy thu k chỉ có tín hiệu đến từ máy phát k là được trải phổ còn các tín hiệu đến từ các máy phát khác lại bị trải phổ bằng một mã trải phổ khác và mật độ phổ công suất được xác định như sau: P K P Φ=kr 22[] − +jr [] − ucbcc(f) Sinc (f f )T∑ Sinc (f f )T (1.24) RRbcJ1= jk≠ trong đó thành phần thứ nhất là phổ của tín hiệu thu từ máy phát k còn thành phần thứ hai là tổng phổ của các tín hiệu thư từ các máy phát còn lại. Hình 1.16 cho thấy mật độ phổ công suất (PSD) của luồng bit lương cực Φd(f), phổ của tín hiệu sau trải phổ Φc(f) (cho trường hợp Tb=5Tc). Hình 1.17 cho thấy mật độ phổ công suất (PSD) 20
  25. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến của tín hiệu thu gồm hai thành phần: phổ nhận được từ Txk (ký hiệu là Φk(f)) và phổ của từ tất các máy phát khác trừ máy k cho trường hợp Tb=NTc (ký hiệu là S∑-k (f)) với N>>1. PSD, W/Hz 2Tb Φd(f ) Tb = 5Tc Φdc(f ) 2Tc 1 2 3 4 0 5 6 7 8 9 10 f, Hz T T T T T Tb Tb Tb Tb b b b Tb b b 1 2 Tc Tc Hình 1.16. Mật độ phổ công suất của luồng bit lưỡng cực Φd(f) và luồng số sau trải phổ Φdc(f) khi Tb=5Tc. Pkr Rb Φ k (f ) Φ k (f ) Φ∑ −k (f ) Tb = NTc P jr Φ∑ −k (f ) Rc } 3 2 1 1 2 3 − − − f −fc 1 Tb Tb Tb Tb Tb Tb 1 − Tc Tc Hình 1.17. Mật độ phổ công suất thu từ máy phát k: Φk(f) và từ tất cả các máy phát trừ máy k: Φ∑-k(f). Để loại bỏ các nhiễu do các máy phát khác phổ tín hiệu sau trải phổ ở máy thu k được đưa qua bộ lọc băng thông (không có trên mô hình ở hình 1.15), kết quả cho ta phổ ở hình 1.18. Từ hình 1.18 ta thấy nhờ có trải phổ, công suất nhiễu đến từ các máy phát khác bị loại bỏ đang kể và một cách gần đúng có thể coi nhiễu còn lại của chúng như tạp âm Gauss trắng cộng. 21
  26. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến PSD, W/Hz P kr Φ k (f ) R b Phæ tÝn hiÖu sau bé läc b¨ng 1 th«ng cã ®é réng B W = = R b , Hz Tb Pjr Φ ∑ −k (f ) Rc } 3 2 1 1 2 3 , Hz − − − 0 f − fc 1 Tb Tb Tb Tb Tb Tb 1 − Tc Tc Hình 1.18. Phổ tín hiệu nhận được sau bộ lọc băng thông 1.5.4. CDMA/FDD Hệ thống CDMA/FDD làm việc ở hai băng tần với hai sóng mang: một cho đường lên và một cho đừơng xuống. Trên mỗi cặp sóng mang này có thể đồng thời M người sử dụng truy nhập vào mạng trên cơ sở được trải phổ bằng M chuỗi trực giao khác nhau. Mỗi cặp sóng mang này được gọi là một kênh CDMA. Thí dụ về hệ thống CDMA với N kênh CDMA trong đó mỗi kênh cho phép M người sử dụng đồng thời truy nhập mạng được cho ở hình 1.19. 22
  27. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Sãng mang 1 Chuçi Chuçi Chuçi (Δ X) m· 1 m· 2 m· M Sãng mang 2 Chuçi Chuçi Chuçi (Δ X) m· 1 m· 2 m· M Δ Y Sãng mang N Chuçi Chuçi Chuçi (Δ X) m· 1 m· 2 m· M §−êng xuèng Sãng mang 1 Chuçi Chuçi Chuçi ( Δ X) m· 1 m· 2 m· M Sãng mang 2 Chuçi Chuçi Chuçi (Δ X) m· 1 m· 2 m· M Sãng mang N Chuçi Chuçi Chuçi ( Δ X) m· 1 m· 2 m· M §−êng lªn Δ X : §é réng b¨ng tÇn kªnh CDMA Δ Y : Ph©n c¸ch t©n sè sãng mang ®−êng xuèng vµ ®−êng lªn Hình 1.19. Nguyên lý CDMA/FDD 1.5.5. CDMA/TDD Khác với FDD phải sử dụng cặp sóng mang cho truyền dẫn song công, TDD chỉ sử dụng một sóng mang cho truyền dẫn song công. Sự khác nhau về phân bổ tần số ở FDD và TDD được cho ở hình 1.20. 23
  28. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến FDD TDD §é réng b¨ng §é réng b¨ng §é réng b¨ng t t tÇn ΔΔ X tÇn Δ X tÇn X §−êng §−êng §−êng xuèng lªn xuèng Kho¶ng b¶o vÖ §−êng lªn f f Ph©n c¸ch sãng c«ng Δ Y Hình 1.20. Sự khác nhau giữa FDD và TDD Để minh hoạ ta xét thí dụ về một hệ thống đa truy nhập CDMA/TDD trong đó mỗi kênh CDMA/TDD bao gồm cấu trúc khung chứa 15 khe thời gian như cho ở hình 1.21. T Năng lượng a) Cấu hình chuyển mạch đa điểm (Cấp phát đường lên/ đườ ng xuống đối xứng) Mã T 1-8 TDD-CDMA Tần số b) C ấu hình chuyển mạch đa điểm (cấp phát đường xuống/đường lên không đối xứng) 24 6 8 10 12 14 Thời gian T Khung có 15 khe thời gian c) Cấu hình chuyển mạch đa điểm (cấp phát đường xu ống/ đường lên đối xứng) T Hình 1.21. TDD-CDMA d) C ấu hình chuyển mạch đơn điểm (Cấp phát đường xuống/đường lên không đối xứng) Từ hình 1.21 ta thấy một kênh CDMA bao gồm một tần số và và tám mã trực giao. Mỗi kênh do một mã trực giao tạo nên bao gồm mỗi khung TDMA có độ dài TF và được chia thành 15 khe thời gian (TS) và việc kết hợp TDMA với CDMA cho phép cấp phát kênh thông minh. Các kênh có thể đươc cấp phát đối xứng hoặc không đối xứng cho nhiều người sử dụng, hoặc đối xứng hoặc không đối xứng cho một người sử dụng. Chẳng hạn ở hình 1.21a, trừ một khe đường xuống dành cho điều khiển còn 14 khe còn lại được phân đều cho bẩy người sử dụng trong đó mỗi người có một khe đường xuống và một khe đường lên. Ở hình 1.21b, trừ một khe dành cho người điều khiển, ba người sử dụng được cấp phát ba khe đường xuống và một khe đường lên, một người sử dụng được cấp phát hai khe đường xuống. Ở hình 1.21c, trừ một khe đường xuống dành cho 24
  29. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến người điều khiển còn các khe còn lại đựơc cấp phát đối xứng cho một người sử dụng. Ở hình 1.21d, trừ một khe đường xuống dành cho điều khiển còn các khe còn lại được cấp không đối xứng cho một người sử dụng. CDMA có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp đa truy nhập FDMA và TDMA như: • Cho dung lượng cao hơn • Khả năng chống nhiễu và phađinh tốt hơn • Bảo mật thông tin tốt hơn • Dễ dàng áp dụng cho các hệ thống đòi hỏi cung cấp linh hoạt dung lượng kênh cho từng người sử dụng • Cho phép chuyển giao lưu lượng mềm giữa các vùng phủ sóng nhờ vậy không xẩy ra mất thông tin khi thực hiện chuyển giao. • Vì có thể sử dụng chung tần số cho nhiều người sử dụng nên quy hoạch mạng cũng đơn giản hơn Tuy nhiên CDMA không tránh khỏi các nhược điểm sau: • Đồng bộ phức tạp hơn. Ở đây ngoài đồng bộ định thời còn phải thực hiện cả đồng bộ mã • Cần nhiều mạch điện xử lý số hơn • Mạng chỉ cho hiệu suất sử dụng cao khi nhiều người cùng sử dụng chung tần số 1.6. ĐA TRUY NHẬP PHÂN CHIA THEO KHÔNG GIAN, SDMA Đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA) được sử dụng ở tất cả các hệ thống thông tin vô tuyến tổ ong: cả ở hệ thống tương tự và hệ thống số. Các hệ thống thông tin vô tuyến tổ ong cho phép đa truy nhập đến một kênh vô tuyến chung (hay tập các kênh) trên cơ sở ô (tuỳ theo vị trí của máy di động trên mặt đất). Các hệ thông thông tin vô tuyến tổ ong là minh hoạ cụ thể nhất của SDMA. Yếu tố hạn chế đối với kiểu SDMA này là hệ số tái sử dụng tần số. Tái sử dụng tần số là khái niệm chủ yếu ở vô tuyến tổ ong, trong đó nhiều người sử dụng chia sẻ đồng thời cùng một tần số. Các người sử dụng này phải đủ cách xa nhau để giảm thiểu ảnh hưởng của nhiễu đồng kênh (nhiễu cùng tần số). Tập các tần số trong cùng một ô có thể đựơc lặp lại ở các ô khác trong hệ thống nếu đảm bảo đủ khoảng cách giưã các ô sử dụng cùng tần số để ngăn chặn nhiễu giao thoa đồng kênh. Có rất nhiều sơ đồ SDMA trong các hệ thống tổ ong hiện nay: ô mini, ô micro, ô phân đoạn, ô dù che và các anten thông minh. Đây là các phương pháp phân chia không gian trong đó các máy di động làm việc với độ phân giải không gian cao hơn và nhờ vậy rút ngắn khoảng cách giữa các người sử dụng mà không vi phạm các quy định về nhiễu đồng kênh. 1. Ô micro được phủ sóng bởi các trạm gốc có công suất rất thấp ở các vùng mật độ lưu lượng cao trong hệ thống. 2. Ô dù phủ là các ô rất lớn được thiết kế để gánh đỡ tải cho các ô micro 3. Các ô phân đoạn là các ô được phủ sóng bới các đoạn ô 1200 hoặc 600 bằng các anten có tính hướng nhờ vậy tăng được dung lượng hệ thống. Thí dụ về ô không phân đoạn được phủ sóng bằng anten vô hướng và ô có phân đoạn được phủ sóng bằng ba anten có hướng với độ rông búp hướng là 1200 được cho ở hình 1.22). 4. Các anten thông minh là các phát kiến mới nhất cho hệ thống thông tin tổ ong vô tuyến. Các anten này tạo ra các búp sóng khá hẹp nhờ vậy tăng đáng kể vùng phủ sóng và dung lượng hệ thống. 25
  30. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến b) a) Hình 1.22. Vùng phủ sóng của trạm gốc ở vô tuyến tổ ong: a) phủ sóng vô hướng; b) phủ sóng có hướng: mỗi ô được chia thành ba đoạn ô lệch nhau 1200 Anten thông minh Anten thông minh bao gồm hệ thống anten búp hướng chuyển mạch (SBS: Switched Beam System) hay hệ thống anten thích ứng (hình 1.23 và 1.24). SBS sử dụng nhiều búp cố định trong một đoạn ô và chuyển mạch để chọn búp tốt nhất cho việc thu tín hiệu. Ở hệ thống anten thích ứng, các tín hiệu thu từ nhiều anten được đánh trọng số, được kết hợp theo các tiêu chuẩn như: sai lỗi bình phương trung bình cực tiểu (MMSE= Minimum Mean Square Error) hay bình phương thấp nhất (LS= Least Squares) để đạt được tỷ số tín hiệu trên tạp âm SNR cực đại. Ưu điểm của hệ thống anten thích ứng so với SBS là ngoài việc đạt được độ khuyếch đại M lần, nó còn đảm bảo độ lợi phân tập M lần. Khi công suất phát không đổi các anten thông minh có thể tăng vùng phủ bằng cách tăng hệ số khuyếch đại anten. Aten có hệ số khuyếch đại tăng M lần sẽ cho phép tăng vùng phủ M1/n lần, trong đó n là luỹ thừa của tổn hao đường truyền. Nhờ vậy có thể giảm số BS M2/n lần. Một SBS với M búp có thể tăng dung lượng hệ thống M lần nhờ giảm nhiễu. Một hệ thống anten thích ứng còn có thể cung cấp độ lợi bổ sung nhờ việc triệt nhiễu tốt hơn. b) Tia th¼ng a) Nguån nhiÔu MS1 1 MS MS1 Tia th¼ng 1 C¸c tia ph¶n x¹ MS2 NhiÔu MS2 Tia ph¶n x¹ 1 26
  31. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến Hình 1.23. Anten thông minh. a) hệ thống búp hướng chuyển mạch; b) hệ thống anten thích ứng 1 Bóp hÑp h−íng ®Õn MS C¸c phÇn tö anten DÞch pha vµ khuyÕch ®¹i §Õn m¸y ph¸t hoÆc m¸y thu Hình 1.24. Anten thông minh thích ứng dạng dàn SDMA thường được sử dụng như là một phương pháp đa truy nhập bổ sung cho ba phương pháp đa truy nhập đầu tiên để tăng dung lượng cho các mạng thông tin đa truy nhập vô tuyến sử dụng các phương pháp này. 1.7. SO SÁNH DUNG LƯỢNG HỆ THỐNG FDMA,TDMA, CDMA Trong FDMA và TDMA, tổng băng tần Bt được chia thành M kênh truyền dẫn, mỗi kênh có độ rộng băng tần tương đương là Bc. Vì thế dung lượng vô tuyến cho FDMA và TDMA được xác định như sau: M Kmax = (1.25) 2C 3I() trong đó Kmax là số người sử dụng cực đại trong một ô, M=Bt/Bc tổng số kênh tần số hay số kênh tương đương, Bt là tổng băng tần được cấp phát, Bc là kênh vô tuyến tương đương cho một người sử dụng: đối với hê thống TTDĐ FDMA thì Bc= băng thông kênh vô tuyến còn đối với TDMA thì Bc= băng thông kênh vô tuyến/ số khe thời gian (chẳng hạn đối với TDMA AMPS Bc=30kHz 2C còn đối với TDMA GSM Bc= 100kHz/8TS=25kHz), N là kích thước cụm ô bằng (N=7 3I() đối với FDMA AMPS, N=3 đối với TDMAGSM, C là công suất trung bình sóng mang và I là công suất nhiễu. ⎡⎤G λ ⎢⎥p Bt K1max =+ η×f ⎢⎥(E / Nʹ )υ ⎣⎦br 0 Bc 1 f = (1.26) 1+β trong đó Gp là độ lợi xử lý, λ hệ số điều khiển công suất hoàn hảo, Eb/N'0 là tỷ số tín hiệu trên tạp âm cộng nhiễu, υ là thừa số tích cực tiếng, η là độ lợi phân đoạn ô, f là thừa số tái sử dụng tần số, β là hệ số nhiễu đến từ các ô khác, Bt là tổng băng thông được cấp phát và Bc băng thông của một kênh CDMA 27
  32. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến ⎧ 0,78; n= 4 ⎪ β=⎨ ⎩⎪ 0,42; n= 5 Ta sẽ so sánh dung lượng của ba hệ thống FDMA, TDMA và CDMA trong tổng băng tần cấp phát Bt=12,5MHz. Ta sử dụng (1.2) để tính số người sử dụng đồng thời cực đại trên một ô cho FDMA và CDMA. Với N=7, KmaxFDMA=59 người/ô. Với N=4, KmaxTDMA=125 người/ô. Đối với 0,6 IS-95 CDMA, với Bc=1,25 (cho CDMA IS=95), E/N'0=6dB (E/N'0=10 = 3,98); Gp=128; υ=0,5, η=2,25 và β=0,6 sử dụng phương trình (1.26) ta được KmaxCDMA=920người/ô. Như vậy dung lượng hệ thống CDMA gấp: 920:59=15,6 lần FDMA và gấp:920:125=7,36 lần TDMA. Chính nhờ cho dung lượng cao hơn các hệ thống FDMA và TDMA nên CDMA đã được chọn cho các hệ thống thông tin di động thế hệ ba. 1.8. TỔNG KẾT Chương này đã xét tổng quan bốn công nghệ đa truy nhập vô tuyến cơ bản được ứng dụng trong thông tin di động: FDMA, TDMA, CDMA và SDMA. Chương này cũng phân tích ưu nhược điểm của từng công nghệ và so sánh dung lượng của ba công nghệ đa truy nhâp FDMA, TDMA và CDMA. Từ phân tích và so sánh dung lượng của ba công nghệ này ta thấy vì sao CDMA được lựa chọn cho hệ thống thông tin di động thế hệ ba. Mội số khái niệm về trải phổ và ứng dụng của nó cho CDMA cũng được trình bầy trong chương này. Hiểu được các khái niệm sẽ giúp cho sinh viên dễ ràng nắm bắt các chương sau đề cập cụ thể hơn về trải phổ và CDMA. Trên cơ sở FDMA người ta đã nghiên cứu công nghệ OFDMA cho phép đạt được dung lượng cao hơn nhiều. OFDMA là một ứng cử viên sang giá cho các hệ thống thông tin di động 4G. OFDMA sẽ được đề cập trong chương 6 của tài liệu này. Anten thông minh cũng được nói nhiều trong thập niên gần đây. Nhưng do phức tạp nên vẫn nó vẫn chưa tìm được ứng dụng cụ thể trong các hệ thống thông tin di động. Một giải pháp khác để tăng dung lượng cho các hệ thống thông tin di động là sử dụng các hệ thống truyền dẫn nhiều anten hay còn gọi là MIMO (Multi input multi output: nhiều đầu vào nhiều đầu ra). Hiện nay các hệ thống SIMO (single input multi output: một đầu và nhiều đầu ra) đã được áp dụng cho các hệ thống thông tin di động phân tập thu. Các hệ thống MISO (multi input single ouput: nhiều đầu vào một đầu ra) cũng đã được áp dụng cho các hệ thống thông tin di động phân tập phát. Các hệ thống MIMO đơn giản cũng đã tìm được các ứng dụng cho các hệ thống thông tin di động thế hệ mới. Điển hình của MIMO là hệ thống phân tập Alamouti sẽ được xét trong chương 5. 1.9. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Trình bầy nguyên lý đa truy nhập phân chia theo tần số 2. Trình bầy nguyên lý đa truy nhập phân chia theo thời gian 3. Trình bầy nguyên lý đa truy nhập phân chia theo theo mã 4. Trình bầy nguyên lý đa truy nhập phân chia theo không gian 5. Một tín hiệu ngẫu nhiên nhị phân có tốc độ bit là 10kbps. Độ rộng băng tần búp chính của tín hiệu này là bao nhiêu? 28
  33. Chương 1. Tổng quan các phương pháp đa truy nhập vô tuyến 6 6 6. Nếu PSD của tín hiệu x(t) là Φ(f)=0,02Λ1000(f)+3δ(f)+0,5δ(f-10 )+ 0,5δ(f+10 ). Công suất trung bình của tín hiệu này là các giá trị nào dưới đây? Lưu ý Λ1000(f) có dạng : ⎪⎧ f ⎪1−≤ ; f 1000 ⎪ Λ=(f) ⎨ 1000 . 1000 ⎪0 nÕu kh¸c ⎪ ⎩⎪ (a) 3,52W; (b) 4,02W; (c) 4,2W; (d) 24W 7. Cho chuỗi mã {ck}={+1,-1,+1,-1,+1,-1,+1,-1}. Các chuỗi mã nào dưới đây trực giao với chuỗi này? (a) {+1,+1,+1,+1,+1,+1,+1,+1}; (b) {-1,+1,-1,+1,-1,+1,-1,+1}; (c) {-1,-1,-1,-1,-1,-1,-1,- 1}; (d) {-1,+1,-1,+1,-1,+1,-1,+1} 8. Một hệ thống thông tin di động FDMA làm việc với tỷ số tín hiệu trên nhiễu C/I=20 dB, băng thông kênh vô tuyến 25 kHz đựơc sử dụng tổng băng thông là 12,5MHz. Tìm số người sử dụng cực đại trên ô ? (a) 50; (b)61; (c)75; (d) 150 9. Một hệ thống thông tin di động TDMA sử dụng 4 khe thời gian trên một kênh vô tuyến, làm việc với C/I=10dB, băng thông kênh vô tuyến 100 kHz và tổng băng thông khả dụng 12,5 MHz. Tìm số người sử dụng cực đại trên ô? (a) 75; (b)100; (c)194 ; (d) 200 29
  34. Chương 2. Tạo mã trải phổ CHƯƠNG 2 TẠO MÃ TRẢI PHỔ 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG 2.1.1. Các chủ đề được trình bầy trong chương • Các chuỗi PN • Các thuộc tính của chuỗi PN • Các chuỗi Gold • Các chuỗi trực giao • Ứng dụng của các chuỗi mã trong các hệ thống thông tin di động CDMA 2.1.2. Hướng dẫn • Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này • Tham khảo thêm [1], 2] và [3] • Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương 2.1.3. Mục đích chương • Hiểu được các cách tạo ra các chuỗi PN • Hiểu được các thuộc tính của của chuỗi m nhất là các thuộc tính tương quan chéo rát cần cho các hệ thống CDMA • Hiểu cách sử dụng các dạng chuỗi mã khác nhau cho các hệ thống CDMA 2.2 CÁC CHUỖI PN Các tín hiệu trải phổ băng rộng tựa tạp âm được tạo ra bằng cách sử dụng các chuỗi mã giả tạp âm (PN: Pseudo-Noise) hay giả ngẫu nhiên. Loại quan trọng nhất của các chuỗi ngẫu nhiên là các chuỗi thanh ghi dịch cơ số hai độ dài cực đại hay các chuỗi m. Các chuỗi cơ số hai m được tạo ra bằng cách sử dụng thanh ghi dịch có mạch hồi tiếp tuyến tính (LFSR: Linear Feedback Shift Register) và các mạch cổng hoặc loại trừ (XOR). Một chuỗi thanh ghi hồi tiếp dịch tuyến tính được xác định bởi một đa thức tạo mã tuyến tính g(x) bậc m>0: m m-1 g(x) = gmx + gm-1x + + g1x + g0 (2.1) Đối với các chuỗi cơ số hai (có giá tri {0,1}), gi bằng 0 hay 1 và gm = g0 = 1. Đặt g(x) = 0, ta được sự hồi quy sau: 2 m-2 m-1 m 1= g1 x +g2x + + gm-2 x + gm-1x + x (2.2) 30
  35. Chương 2. Tạo mã trải phổ vì -1 = 1 (mod 2). Với "xk" thể hiện đơn vị trễ, phương trình hồi quy trên xác định các kết nối hồi tiếp trong mạch thanh ghi dịch cơ số hai của hình 2.1. Lưu ý rằng các cổng hoặc loại trừ (XOR) thực hiện các phép cộng mod 2. 01→+ 11→− Hình 2.1. Mạch thanh ghi dịch để tạo chuỗi PN Nếu gi = 1 khoá tương ứng của mạch đóng, ngược lại nếu gi ≠ 1, khoá này hở. Để thực hiện điều chế BPSK tiếp theo, đầu ra của mạch thanh ghi dịch phải được biến đổi vào 1 nếu là 0 và vào -1 nếu là 1. Thanh ghi dịch là một mạch cơ số hai trạng thái hữu hạn có m phần tử nhớ. Vì m thế số trạng thái khác 0 cực đại là 2 -1 và bằng chu kỳ cực đại của chuỗi ra c = (c0, c1, c2, ). Xét hình vẽ 2.1, giả sử si(j) biểu thị giá trị của phần tử nhớ j trong thanh ghi dịch ở xung đồng hồ i. Trạng thái của thanh ghi dịch ở xung đồng hồ i là vectơ độ dài hữu hạn si = {si(1), si (2), , si(m)}. Đầu ra ở xung đồng hồ i là ci-m = si (m). Thay 1 bằng ci vào ptr. (2.2) ta được điều kiện hồi quy của chuỗi ra: ci = g1 ci-1 + g2 ci-2 + + gm-1ci-m+1 + ci-m (mod 2) (2.3) 5 4 3 đối với i≥0. Thí dụ, xét đa thức tạo mã g(x) = x + x + x + x +1. Sử dụng (2.3) ta được hồi quy ci = ci-1 + ci-3 + ci-4 + ci-5 (mod 2) và xây dựng thanh ghi dịch hồi tiếp tuyến tính ở hình 2.2. Vì bậc của g(x) bằng m = 5, nên có 5 đơn vị nhớ ( năm phần tử thanh ghi dịch) trong mạch. Đối với mọi trạng thái khởi đầu khác không (s0 ≠ {0, 0, 0, 0, 0}), trạng thái của thanh ghi dịch thay đổi theo điều kiện hồi quy được xác định bởi đa thức tạo mã g(x). Trong thí dụ này chuỗi ra tuần hoàn là cột cuối cùng ở hình 2.2: c = 111101000100101011000011100110 Tình cờ chuỗi này có chu kỳ cực đại và bằng N = 2m - 1. Các đa thức tạo mã khác có thể tạo ra chu kỳ ngắn hơn nhiều. Lưu ý rằng ở cấu hình mạch được xét này, m bit đầu tiên của chuỗi ra bằng các bit được nạp ban đầu vào thanh ghi dịch: s0 = 11111. Đối với nạp ban đầu khác, chẳng hạn s0 = 00001, đầu ra của chuỗi tương ứng trở thành 1000011100110111110100010010101 , là dịch (sang phải N-i = 31 -18 =13 đơn vị) của chuỗi c. 31
  36. Chương 2. Tạo mã trải phổ (c)i Tc−7 ()i Hình 2.2. Bộ tạo mã với đa thức g(x) = x5 + x4 + x3 + x +1 Một chuỗi thanh ghi dịch chu kỳ N có N dịch hay pha. Ta ký hiệu T-J c là sự dịch của chuỗi c sang trái j lần. Ở hình 2.2 ta thấy rằng có các loại dịch sau: T-4c, T-3c, T-2c, T-1c. Các dịch khác có thể nhận được bằng cách kết hợp tuyến tính m = 5 đầu ra nói trên. Chẳng hạn sử dụng mặt chắn 00101 trên 5 trạng thái ở hình 2.2 (bằng các cổng AND), ta có thể nhận được T-2c +c = 0001001010110000111001101111101 , đây chính là T-7c hay T-24c. Ta đã xét hai cách khác nhau để chọn pha của chuỗi ra. Tốc độ của mạch trong hình 2.2 bị hạn chế bởi tổng thời gian trễ trong một phần tử thanh ghi và các thời gian trễ trong tất cả các cổng hoặc loại trừ ở đường hồi tiếp. Để thực hiện tốc độ cao, trong các hệ thông thông tin di động CDMA người ta sử dụng sơ đồ tốc độ cao ở hình 2.3. (c) i Hình 2.3. Mạch thanh ghi tốc độ cao Phương trình đệ quy trong trường hợp này được xác định như sau. Ta chuyển đổi đa thức tạo mã vào đa thức đặc tính bằng cách nhân xm và đa thức tạo mã đảo: m -1 m -m -m+1 -1 xg(x ) =x (x + gm-1x + + g1x + 1) m-1 m = 1+gm-1x+. . . .+g1x +x (2.4) Sau đó chuyển 1 sang vế phải và áp dụng thủ tục như đã xét ở trên cho bộ tạo mã tốc độ thấp ta được: ci = gm-1ci-1 + gm-2ci-2 + + g1ci-m+1 + ci-m (mod 2) (2.5) đối với i≥m và giống như hồi quy ở phương trình (2.3). Vì vậy hai cách thực hiện trên có thể tạo ra cùng chuỗi đầu ra nếu m bit ra đầu tiên trùng nhau. Lưu ý rằng các trạng thái đầu của chúng khác nhau và chúng có các chuỗi trạng thái khác nhau. Hình 2.4 thực hiện chuỗi thanh ghi dịch như ở hình 2.2 với tốc độ cao. 32
  37. Chương 2. Tạo mã trải phổ Một chuỗi thanh ghi dịch cơ số hai tuyến tính, với chu kỳ N = 2m -1 trong đó m là số đơn vị nhớ trong mạch hay bậc của đa thức tạo mã , được gọi là một chuỗi cơ số hai có độ dài cực đại hay chuỗi m. Đa thức tạo mã của chuỗi m được gọi là đa thức nguyên thuỷ (Primitive Polynomial). Định nghĩa toán học của đa thức nguyên thuỷ là: đa thức tối giản g(x) là một đa thức nguyên thuỷ bậc m nếu số nguyên nhỏ nhất n, mà đối với số này xn+1 chia hết cho đa thức g(x), bằng n = 2m-1. Thí dụ g(x) = x5+x4+x3+x+1 là một đa thức nguyên thuỷ bậc m = 5 vì số nguyên n nhỏ nhất mà xn+1 chia hết cho đa thức g(x) là n=25 -1=31. Trái lại g(x) = x5+x4+x3+x2+x+1 không phải là nguyên thuỷ vì x6+1 = (x+1)(x5+x4+x3+x2+x+1 ), nên số n nhỏ nhất là 6 không bằng 31. Số các đa thức nguyên thuỷ bậc m bằng: N1 =− N(1)p ∏ (2.6) mppn Ở đây p|n ký hiệu "tất cả các ước số nguyên tố của n". Thí dụ N=15, m=4: Np= (15/4).(1-1/3)(1-1/5) = 2 (2.7) Các đa thức nguyên thủy cho trường hợp này như sau: g(x)= x4+x3+1 và g(x)=x4+x+1 ci Xung đồng hồ i Trạng thái Xung đồng hồ i Trạng thái 0 11111 16 11110 1 10010 17 01111 2 01001 18 11010 3 11001 19 01101 4 10001 20 11011 5 10101 21 10000 6 10111 22 01000 7 10110 23 00100 8 01011 24 00010 9 11000 25 00001 10 01100 26 11101 11 10110 27 10011 12 00011 28 10100 13 11100 29 01010 14 01110 30 00101 15 00111 31 11111 32 10010 33 Lặp lại Hình 2.4. Mạch thanh ghi tốc độ cao g(x)=x5 + x4 + x2 + x + 1 2.3. TỰ TƯƠNG QUAN VÀ TƯƠNG QUAN CHÉO 2.3.1. Hàm tự tương quan Hàm tự tương quan của một tín hiệu x(t) kiểu công suất được xác định như sau: 33
  38. Chương 2. Tạo mã trải phổ 1 α +T Rxtxtdt()τ =+ ()(τ ) (2.8) x lim ∫ T →∞ T α Hàm tự tương quan đánh giá mức độ giống nhau giưã tín hiệu x(t) và phiên bản dịch thời τ của nó. Đối với một chuỗi m hàm tự tương quan cho thấy hiệu số giữa các bit giống nhau và các bit khác i nhau giữa chuỗi c và chuỗi dịch thời T c của nó. Tương quan không chuẩn hoá giữa hai chuỗi m như sau: ρ = ρ0 - ρ1 (2.9) trong đó: ρ0 là số bit giống nhau ρ1 là số bit không giống nhau Thường người ta sử dụng tương quan chuẩn hoá theo quy tắc sau: ρ−ρ R(i)= 01 (2.10) ρ+ρ 01 trong đó: ρ0 là số bit giống nhau ρ1 là số bit không giống nhau Để tính tự tương quan ta giữ chuỗi gốc cố định và dịch chuỗi so sánh từng bit một với i= 0,±1,±2,±3 , trong đó i là dịch chuỗi so sánh (+1 tương ứng dịch phải, -1 tương ứng với dịch trái) với chuỗi gốc. 2.3.2. Hàm tương quan chéo Hàm tương quan chéo giữa hai tín hiệu x(t) và y(t) kiểu công suất định nghĩa tương quan giữa hai tín hiệu khác nhau và được xác định như sau: 1 α +T Rxy ()τ =+ limxt ()( ytτ ) dt (2.11) T →∞ ∫ T α Tương quan chéo giữa hai chuỗi m c1 và c2 khác nhau được xác định theo các công thức (2.10). 2.4. MỘT SỐ THUỘC TÍNH QUAN TRỌNG CỦA CHUỖI m Trong phần này ta sẽ xét một số thuộc tính qua trọng của chuỗi m có ảnh hưởng trực tiếp lên sự phân tích các hệ thống CDMA. Thuộc tính I - Thuộc tính cửa sổ : Nếu một cửa sổ độ rộng m trượt dọc chuỗi m trong tập Sm, mỗi dẫy trong số 2m-1 dẫy m bit khác không này sẽ được nhìn thấy đúng một lần. (Chẳng hạn xét cửa sổ độ dài 4 cho chuỗi 000100110101111. Tưởng tượng rằng chuỗi này được viết thành vòng) 34
  39. Chương 2. Tạo mã trải phổ m-1 m-1 Thuộc tính II - Số số 1 nhiều hơn số số 0: Mội chuỗi m trong tập Sm chứa 2 số số 1 và 2 -1 số số 0. Thuộc tính III - Hàm tự tương quan dạng đầu đinh: Trong thực tế các chuỗi m sử dụng cho các mã PN có thể được thực hiện ở dạng cơ số hai lưỡng cực hoặc đơn cực đơn cực với hai mức lôgic "0" và "1" độ rộng xung Tc (c ký hiệu cho chip) cho một chu kỳ N như sau: N =− (2.12) c(t)∑ cic p(t iT ) ii= trong đó: 1, 0≤< t T p(t)= c (2.13) { 0, nÕu kh¸c ck = ±1 đối với lưỡng cực và bằng 0/1 đối với đơn cực Quan hệ giữa các xung lưỡng cực và đơn cực được xác định như sau: Đơn cực Lưỡng cực "0" ←→ "+1" "1" ←→ "-1" Các thao tác nhân đối với các chuỗi lưỡng cực ở các mạch xử lý số sẽ được thay thế bằng các thao tác hoặc loại trừ (XOR) đối với các chuỗi đơn cực (hoặc ngược lại). Hàm tự tương quan tuần hoàn chuẩn hoá của một chuỗi m có là một hàm chẵn, tuần hoàn có dạng đầu đinh với chu kỳ bằng N=2m-1, được xác định theo các công thức dưới đây. • Nếu chuỗi m có dạng đơn cực nhận hai giá trị 0 và 1: N1− 1 cc⊕ R(i)=−∑ ( 1) j i+j (2.14) N j0= bằng 1 đối với i=0 (mod N) và -1/N với i≠0 (mod N). • Nếu chuỗi m có dạng lưỡng cực nhận hai giá tri +1 và -1 1 N1− =× R(i)∑ cj ci+j (2.15) N j0= bằng 1 đối với i=0 (mod N) và -1/N với i≠0 (mod N). • Nếu chuỗi m là chuỗi mã PN được biểu diễn ở dạng xung có biên độ +1 và -1, thì hàm tương quan dạng tuần hoàn chu kỳ NTc với chu kỳ thứ nhất được xác định như sau: NT 1 c Rctctdt()τ=()() +τ c ∫ NTc 0 11 =+1() Λτ−T (2.16) ()NNc Trong đó N là chu kỳ mã và Tc là độ rộng xung (c ký hiệu cho chip ở CDMA) và ΛTc là hàm tam giác được xác định như sau; 35
  40. Chương 2. Tạo mã trải phổ ⎪⎧ τ ⎪1,0T−≤τ≤c ⎪ T Λ=Tc ⎨ c (2.17) ⎪ ⎩⎪0,nÕu kh¸c Trong trường hợp mã hoàn toàn là ngẫu nhiên ta được hàm tương quan của mã này bằng cách đặt N = ∞ hay 1/N=0 vào (1.37). Hàm tự tương quan cho chuỗi m và mã PN được cho ở hình 2.5a và b tương ứng. R(i)c R(c τ ) Hình 2.5. Hàm tự tương quan cho chuỗi m (a) và chuỗi PN (b) Thuộc tính IV - Các đoạn chạy (Runs): Một đoạn chạy là môt xâu các số "1" liên tiếp hay một xâu các số "0" liên tiếp. Trong mọi chuỗi m, một nửa số đoạn này có chiều dài 1, một phần tư có chiều dài 2, một phần tám có chiều dài 3 chừng nào các phân số này còn cho một số nguyên các đoạn chạy. Chẳng hạn có một đoạn chạy độ dài m của các số"1", một đoạn chạy dài m-1 của các số "0" và đối với đoạn chạy độ dài k, 0 0 của một chuỗi- m c (nghĩa là lấy mẫu c cứ n bit mã một lần), được biểu thị c[n], có chu kỳ bằng N/gcd(N,n) nếu không phải là chuỗi toàn không; đa thức tạo mã g'(x) của nó có gốc là mũ n của các gốc của đa thức tạo mã g(x). Giả sử n là một số nguyên dương và xét chuỗi y bằng cách lấy ra cứ n bit một bit từ một chuỗi x, nghĩa là yi = xni đối với tất cả i ∈ Z. Chuỗi y được gọi là lấy mẫu theo n từ x và được ký hiệu là x[n]. Thuộc tính lấy mẫu phát biểu rằng ta có thể tạo ra tất cả các chuỗi- m bậc m dịch vòng khác nhau bằng lấy mẫu phù hợp chỉ bằng một mạch. Như vậy nếu cho trước một đa thức nguyên thuỷ bất kỳ bậc m, thì ta có thể xác định tất cả các đa thức nguyên thuỷ bậc m khác. Chẳng hạn để tạo ra chuỗi-m c[n] = c[3] = 1001110 (nhận được từ đa thức g(x)=x3+x+1), ta có thể vẫn sử dụng mạch được cho ở hình 2.6, nhưng để mạch này làm việc với tốc độ n=3 lần tốc độ đồng hồ ban đầu và lấy mẫu một chữ số trong số n=3 chữ số. Hình 2.6. Tạo chuỗi bằng lấy mẫu 36
  41. Chương 2. Tạo mã trải phổ 2.5. MÃ GOLD Các chuỗi PN có các thuộc tính trực giao tốt hơn chuỗi m được gọi là các chuỗi Gold. Tập n chuỗi Gold được rút ra từ một cặp các chuỗi m được ưa chuộng có độ dài N=2m-1 bằng cách cộng modul-2 chuỗi m thứ nhất với các phiên bản dịch vòng của chuỗi m thứ hai. Kết hợp với hai chuỗi m ta được một họ N+2 mã Gold. Các mã Gild có hàm tương quan chéo ba trị {-1, -t(m), t(m)-2} và hàm tự tương quan bốn trị {2m-1, -1, t(m), -t(m)} trong đó + ⎪⎧21;(m 1)/2 + víi m lÎ t(m) = ⎨ (m+2)/2 (2.18) ⎩⎪21;+ víi m ch½n Lưu ý rằng khi tính toán các giá trị tương quan trước hết phải chuyển đổi các giá trị 0 và 1 vào +1 và -1. Tập hợp các chuỗi Gold bao gồm cặp chuỗi-m được ưa chuộng x và y và các tổng mod 2 của x với dịch vòng y. Chẳng hạn tập hợp các chuỗi Gold là: -1 -2 -(N-1) SGold = {x,y, x⊕y, x⊕T y, x⊕T y , . . . . , x⊕T y} (2.19) -1 trong đó T y = {y1, y2, y3, , yN-1,y0} là dịch vòng trái của y. Đại lượng tương quan cực đại cho hai chuỗi Gold bất kỳ trong cùng một tập bằng hằng số t(m). Tỷ số t(m)/N ≈ 2-m/2 tiến tới 0 theo hàm mũ khi m tiến tới vô hạn. Điều này cho thấy rằng các chuỗi Gold dài hơn sẽ thực hiện các chuỗi trải phổ tốt hơn trong các hệ thống đa truy nhập. 2.6. CÁC MÃ TRỰC GIAO 2.6.1. CÁC MÃ WALSH Các hàm trực giao được sử dụng để cải thiện hiệu suất băng tần của hệ thống SS. Trong hệ thống thông tin di động CDMA mỗi người sử dụng một phần tử trong tập các hàm trực giao. Hàm Walsh và các chuỗi Hadamard tạo nên một tập các hàm trực giao được sử dụng cho CDMA. Ở CDMA các hàm Walsh được sử dụng theo hai cách: là mã trải phổ hoặc để tạo ra các ký hiệu trực giao. Các hàm Walsh được tạo ra bằng các ma trận vuông đặc biệt được gọi là các ma trận Hadamard. Các ma trận này chứa một hàng toàn số "0" và các hàng còn lại có số số "1" và số số "0" bằng nhau. Hàm Walsh được cấu trúc cho độ dài khối N=2j trong đó j là một số nguyên dương. Các tổ hợp mã ở các hàng của ma trận là các hàm trực giao được xác định như theo ma trận Hadamard như sau: 0 0 0 0 0 0 0 1 0 1 HN HN H1 = 0 , H2 = , H4 = , H2N = ; (2.20) 0 1 0 0 1 1 HN HN 0 1 1 0 J trong đó N =2 , j là một số nguyên dương và HN là đảo cơ số hai của HN . 37
  42. Chương 2. Tạo mã trải phổ 2.6.2. MÃ GOLAY Các bù Golay trực giao nhận được bằng cách hồi quy sau đây ⎡⎤CC ⎢⎥N/2 N/2 m C,N2,m1,C1N1=∀=≥=⎢⎥ (2.21) ⎢⎥− ⎣⎦CCN/2 N/2 trong đó ma trận bù CN nhận được bằng các đảo ma trận CN gốc. 2.7. ÁP DỤNG MÃ TRONG CÁC HỆ THỐNG CDMA Các hệ thống cdmaOne và cdma 2000 sử dụng các mã khác nhau để trải phổ, nhận dạng kênh, nhân dạng BTS và nhận dạng người sử dụng. Các mã này đều có tốc độ chip là: Rc=N×1,2288Mcps, trong đó N=1,3,6,9,12 tương ứng với độ rộng chip bằng: Tc= 0,814/N μs. Dưới đây ta xét các mã nói trên. Mã PN dài (Long PN Code). Mã PN dài là một chuỗi mã có chu kỳ lặp 242 - 1 chip được tạo ra trên cơ sở đa thức tạo mã sau: g(x) = x42 + x35 + x33 + x31 + x27 + x26 + x25 + x22 + x21 + x19 + x18 + x17 + x16 + x10 + x7 + x6 + x5 + x 3 + x2 + x + 1 (2.22) Trên đường xuống mã dài được sử dụng để nhận dạng người sử dụng cho cả cdmaOne và cdma200. Trên đường lên mã dài (với các dịch thời khác nhau được tạo ra bởi mặt chắn) sử dụng để: nhận dạng người sử dụng, định kênh và trải phổ cho cdma One, còn đối với cdma2000 mã dài được sử dụng để nhận dạng nguồn phát (MS). Trạng thái ban đầu của bộ tạo mã được quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu ra bộ tạo mã là '1' đi sau 41 số '0' liên tiếp. Mã PN ngắn (Short PN Code). Các mã PN ngắn còn được gọi là các chuỗi PN hoa tiêu kênh I và kênh Q được tạo bởi các bộ tạo chuỗi giả ngẫu nhiên xác định theo các đa thức sau: 15 13 9 8 7 5 gI(x)= x + x + x +x + x + x + 1 (2.23) 15 12 11 10 6 5 4 3 gQ(x)= x + x + x + x + x + x + x + x + 1 (2.24) trong đó gI(x) và gQ(x) là các bộ tạo mã cho chuỗi hoa tiêu kênh I và kênh Q tương ứng. Các chuỗi được tạo bởi các đa thức tạo mã nói trên có độ dài 215-1= 32767. Đoạn 14 số 0 liên tiếp trong các chuỗi được bổ sung thêm một số 0 để được một dẫy 15 số 0 và chuỗi này sẽ có độ dài 32768. Trên đường xuống mã ngắn (với các dịch thời khác nhau được tạo ra từ mặt chắn) được sử dụng để nhận dạng BTS còn trên đường lên mã ngắn (chỉ cho cdmaOne) chỉ sử dụng tăng cường cho trải phổ. Trạng thái ban đầu của bộ tạo mã được quy định là trạng thái mà ở đó chuỗi đầu ra của bộ tạo mà là '1' đi sau 15 số '0' liên tiếp. Mã Gold. Các mã Gold dài được sử dụng trong W-CDMA để nhận dạng nguồn phát. Đối với đường lên (từ MS đến BTS) mã Gold được tạo thành từ hai chuỗi m: x25 + x3 +1 và x25 + x3 + x + 1. Đối với đường xuống mã này được tạo thành từ hai chuỗi m: x18 + x7 +1 và x18 + x10 + x7 +1 Mã trực giao Walsh (Walsh Code). Mã trực giao Walsh được xây dựng trên cơ sở ma trận Hadamard. cdmaOne chỉ sử dụng một ma trận H64. Các mã này được đánh chỉ số từ W0 đến W63 được sử dụng để trải phổ và nhận kênh cho đường xuống và điều chế trực giao cho đường lên. N cdma200 sử dụng các ma trận Hadamard khác nhau để tạo ra các mã Walsh Wn , trong đó 38
  43. Chương 2. Tạo mã trải phổ N ≤ 512 và 1≤n≤N/2-1, để nhận dạng các kênh cho đường xuống và đường lên. Lưu ý chỉ số N ở 256 đây tương ứng với chỉ số ma trận còn n tương ứng với chỉ số của mã, chẳng hạn W32 là mã nhận được từ hàng 33 của ma trận H256. 2.8. TỔNG KẾT Chương này đã xét phương pháp tạo mã PN. Đây là mã cơ sở mà ta sẽ sử dụng nó để xét các hệ thống trải phổ DSSS cũng như các hệ thống đa truy nhập DSSS CDMA trong các chương sau. Mã PN đựơc xây dựng trên nguyên lý chuỗi m. Hàm tự tương quan của một chuỗi m có dạng đầu đinh. Nó nhận giá trị cực đại tại i=0 và lặp lại giá trị này theo chu kỳ N. Tại các giá trị cách xa các điểm này giá trị của nó rất nhỏ khi N lớn. Khi N tiến đến vô hạn các giá trị này bằng không. Dưa trên tính chất này người ta lấy tương quan tín hiệu trải phổ để tách ra các tín hiệu mong muốn. Chương này cũng tổng kết các loại mã khác nhau được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin di động CDMA. Các mã Gold được xây dựng trên cơ sở chuỗi m. Trong W- CDMA mã Gold dài được sử dụng làm chuỗi nhận dạng nguồn phát vì nó cho tương quan chéo tốt hơn. Các hàm trực giao Walsh cho tương quan chéo tốt nhất trong môi trường không bị phađinh. Các hàm này đựơc sử dụng làm mã nhận dạng kênh truyền của người sử dụng trong các hệ thống 3G như: W-CDMA và cdma 2000. 2.9. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ⎪⎧53−τ , τ≤ 1 1. Một tín hiệu ngẫu nhiên x(t) có hàm tự tương quan R()x τ=⎨ . ⎩⎪2,1τ> Công suất trung bình của x(t) bằng bao nhiêu? (a) 2W, (b) 3W, (c) 5W, (d) 7W 2. Đối với tín hiệu x(t) trong bài trước, công suất thành phần một chiều bằng bao nhiêu? (a) 2W, (b) 3W, (c) 5W, (d) 7W -4 6 3. Một tín hiệu có mật độ phổ công suất là 10 [Λ1000(f-10 )]+ -4 6 10 [Λ1000(f+10 )]W/Hz. Hãy tìm giá trị trung bình trong băng tần giới hạn từ 1MHz đến 1,002MHz (a)0,1W; (b) 0,2W; (c) 0,W; (d) 1W 4. Xét một chuỗi m có độ dài là 15. Nếu một tín hiệu PN được tạo ra từ chuỗi này có tốc độ chip là 1000 chip/s, tìm hàm tương quan Rc(τ) tại τ = 0,75 ms. (a) 0,1; (b) 0,15; (c) 0,2; (d) 0,25 5. Có hai chuỗi m chu kỳ 7: {cj}={ ,-1,-1,-1,1,1,-1,1, } và {cj '}={ ,-1,-1,-1,1,-1,1,1, }. Hãy tìm các giá trị hàm tương quan chéo tuần hoàn chuẩn hoá được định nghĩa bởi biểu 1 6 thức: R(k)ccʹ = ∑ ccjjkʹ + cho k=0,1,2,3,4,5,6 7 j0= (a) Rcc'(k)= 3/7,-1/7,3/7, -1/7, -1/7, -5/7, 3/7; (b) Rcc'(k)= 3/7,-1/7,-5/7, -1/7, -1/7, 3/7,-1/7; (c) Rcc'(k)= 3/7,3/7,-1/7, -1/7, -1/7, 3/7, 3/7; (d) Rcc'(k)= 3/7,3/7,-5/7, -1/7, -1/7, 3/7, 3/7; (e) Rcc'(k)= 3/7,3/7,-1/7, -1/7, -1/7, -3/7,-1/7; 6. Giả thiết c(t) và c'(t) là hai tín hiệu PN được tạo ra từ {ci} và {ci'} cho ở bài trước, cả hai có cùng độ rộng chip Tc. Định nghĩa hàm tương quan chéo tuần hoàn chuẩn hoá theo 39
  44. Chương 2. Tạo mã trải phổ 1 T công thức R cc' (τ)= ∫c(t)c'(t + τ)dt , trong đó T=NTc và N là chu kỳ của các chuỗi T 0 {ci} và {c'i}. Hãy tìm φcc' (τ) cho τ = 1,5 Tc. (a) -1/7; (b)-2/7 (c) -3/7; (d) 1/7; (e)2/7; (f)3/7 7. Tự tương quan của k+x(t) là hàm nào dưới đây? trong đó k là hằng số và x(t) là tín hiệu ngẫu nhiên trung bình không có hàm tự tương quan là Rx(τ). 2 2 (a) Rx(τ); (b) k+ Rx(τ); (c) k + Rx(τ); (d) k +2k+ Rx(τ) 8. Cho một tín hiệu ba mức x(t). Trong các đoạn thời gian t1 giây, tín hiệu này có thể nhận ba giá trị:-1, 0, 1 đồng xác suất. Các giá trị trong các khoảng thời gian t1 khác nhau đều độc lập với nhau và điểm khởi đầu (pha) là ngẫu nhiên với phân bố đều trong khoảng [0,t1]. Hàm nào dưới đây là hàm tự tương quan của tín hiệu này? (a) 0,5Λt1(τ); (b) 2/3 Λt1(τ); (c) 0,75Λt1(τ); (d) Λt1(τ) 9. Hàm nào dưới đây là hàm tự tương quan của k+x(t)cos(2πfct+θ)? trong đó k là hằng số, x(t) là tín hiệu ngẫu nhiên trung bình không có hàm tự tương quan Rx(τ), và PSD Φ(f) và θ là pha ngẫu nhiên phân bố đều trong khoảng [0,2π] 2 2 (a) k+Rx(τ); (b) k+0,5 Rx(τ)cos(2πfcτ); (c) k +Rx(τ);(d) k +0,5 Rx(τ)cos(2πfcτ); 40
  45. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp CHƯƠNG 3 CÁC HỆ THỐNG TRẢI PHỔ CHUỖI TRỰC TIẾP 3.1. GIỚI THIỆU CHUNG 3.1. 1. Các chủ đề được trình bày trong chương • Mã giả tạp âm sử dụng trong DSSS • Hệ thống DSSS-BPSK • Hệ thống DSSS-QPSK • Ảnh hưởng của tạp ân Gauss trắng cộng và nhiễu phá • Ảnh hưởng của nhiễu giao thoa và đa đường 3.1.2. Hướng dẫn • Học kỹ các tư liệu được trình bầy trong chương này • Tham khảo thêm [1] và [2] • Trả lời các câu hỏi và bài tập cuối chương 3.1.3. Mục đích chương • Hiểu được cơ sở của các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp • Hiểu được nguyên lý làm việc của các máy phát và máy thu DSSS-BPSK và QPSK • Hiểu được hiệu năng của hệ thống DSSS 3.2. MÃ GIẢ TẠP ÂM SỬ DỤNG TRONG DSSS Như đã đề cập ở chương 1 và 2, ta dùng mã "ngẫu nhiên" để trải phổ bản tin ở phía phát và giải trải phổ tín hiệu thu được ở phía thu. Mã "ngẫu nhiên" đóng vai trò trung tâm trong các hệ thống SS. Tuy nhiên nếu mã này thực sự ngẫu nhiên thì thậm chí máy thu chủ định cũng không thể lấy ra bản tin vì không thể biết được phương pháp để đồng bộ với mã thực sự ngẫu nhiên, dẫn đến hệ thống trở nên vô dụng. Vì thế phải thay thế bằng một mã giả ngẫu nhiên. Đây là một mã tất định biết trước đối với máy thu chủ định. Nhưng thể hiện giống tạp âm đối với các máy thu không chủ định. Mã này thường được gọi là chuỗi giả tạp âm (PN: Pseudo-Noise). Các chuỗi PN đã được ta khảo sát kỹ ở chương 1. Chuỗi PN là một chuỗi các số được lặp lại theo một chu kỳ nhất định. Ta sử dụng {ci , i= số nguyên} → { ,c-1 , c0 , c1 , } để biểu thị một chuỗi PN. Giả sử N là chu kỳ sao cho ci + N = ci . Đôi khi ta gọi N là độ dài của chuỗi PN và một chuỗi tuần hoàn chỉ là sự mở rộng tuần hoàn của chuỗi có độ dài N. Để một chuỗi {ci} là một chuỗi giả tạp âm tốt, giá trị của ci phải độc lập với giá trị của cj đối với mọi i ≠ j. Để đảm bảo điều này lý tưởng chuỗi nói 41
  46. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp trên không được lặp lại, nghĩa là chu kỳ phải là ∞. Trong thực tế vì chuỗi PN phải tuần hoàn nên chu kỳ của nó phải lớn để đạt được thuộc tính ngẫu nhiên tốt. Trong một hệ thống DSSS, một tín hiệu liên tục theo thời gian được gọi là tín hiệu PN được tạo ra từ chuỗi PN dùng để trải phổ. Giả thiết chuỗi PN này là cơ số hai, nghĩa là ci = ± 1, thì tín hiệu PN này là ∞ =− c(t)∑ ciT p (t iT c ) (3.1) c i=−∞ trong đó pTc(t) là xung chữ nhật đơn vị được cho bởi phương trình (2.13), ci được gọi là chip và khoảng thời gian Tc giây được gọi là thời gian chip. Lưu ý rằng tín hiệu PN có chu kỳ là NTc. Một thí dụ của chuỗi này được cho ở hình 3.1 đối với N = 15 và {ci , i = 0, 1, , 14} = {1, 1, 1, -1, 1, 1, -1, -1, 1, -1, 1, -1, -1, -1, -1}. Tín hiệu (chuỗi) PN còn được gọi là tín hiệu (chuỗi) trải phổ, tín hiệu (chuỗi) ngẫu nhiên, và dạng sóng (chuỗi) của chữ ký (Signature). Mét chu kú c(t) 1 t -1 N=15; {ci , i = 0, , 14} = {1,1,1,-1,1,1,-1,-1,1,-1,1,-1,-1,-1,-1} Hình 3.1. Thí dụ về tín hiệu PN c(t) được tạo ra từ chuỗi PN có chu kỳ 15 Để tiện cho việc khảo sát, ta sẽ lập mô hình tín hiệu PN như là một tín hiệu cơ số hai giả ngẫu nhiên, nghĩa là ta coi rằng ci là +1 hay -1 với xác suất như nhau, ci và cj độc lập với nhau nếu i≠ j. Khi này hàm tự tương quan sẽ là : ⎪⎧ τ ⎪ −τ≤ ⎪1,Tc ⎪ Tc R(cTτ=Λ ) ( τ= ) ⎨ (3.2) c ⎪0, nÕu kh¸c ⎪ ⎩⎪ và mật độ phổ công suất (PSD) được xác định bởi : 2 Φc (f) = Tc sinc (fTc) (3.3) Nói một cách chặt chẽ, một tín hiệu PN thực chất là một tín hiệu tất định; nên có thể tính NT 1 c hàm tự tương quan của nó với T = NT là R(τ= ) c() t +τ c(t)dt. Hàm tự tương quan nhận c c ∫ NTc 0 được là một hàm tuần hoàn có chu kỳ NTc. Các chuỗi- m là các chuỗi có độ dài cực đại đã được nghiên cứu rất kỹ ở chương 1. Một chuỗi m có chu kỳ N sẽ có hàm tự tương quan chuẩn hoá được cho bởi biểu thức sau: 42
  47. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp ⎪⎧1, i=± 0, N, ± 2N 1 N1− ⎪ R(i)== cc ⎨ 1 (3.4) cjji∑ + ⎪ − , nÕu kh¸c N j0= ⎪ ⎩⎪ N Biểu thức trên được vẽ ở hình 3.2a. R(i)c R(c τ ) H×nh 3.2. Hµm tù t−¬ngquan cña tÝn hiÖu PN nhËn ®−îc tõ chuçi m Tín hiệu PN tương ứng của một hàm tự tương quan tuần hoàn với chu kỳ NTc với chu kỳ thứ nhất được cho bởi biểu thức: NT 1 c Rctctdt()τ=()() +τ c ∫ NTc 0 ⎛ 1 ⎞ 1 =⎜1+ ⎟ΛT (τ ) − (3.5) ⎝ N ⎠ c N ⎪⎧ τ 1 ⎪1(1),0T−+ ≤τ≤ ⎪ c =⎨ TNc (3.6) ⎪ 11 ⎪−≤τ≤, ,Tcc NT ⎩⎪ N2 Biểu thức trên có dạng tam giác như được vẽ ở hình 3.2b. Lưu ý rằng đối với giá trị N lớn, biểu thức (3.6) gần bằng biểu thức (3.2). Vì thế khi xét đến các thuộc tính tự ngẫu nhiên một chuỗi trở thành chuỗi ngẫu nhiên khi N →∞. Để đơn giản, chủ yếu chúng ta sẽ sử dụng hàm tam giác ở ptr (3.2) là hàm tự tương quan cho một tín hiệu PN và biểu thức (3.3) cho PSD. Các thuộc tính của chuỗi m và các kiểu chuỗi PN khác đã được khảo sát ở chương 1. 3.3. CÁC HỆ THỐNG DSSS- BPSK 3.3.1. Máy phát DSSS- BPSK 43
  48. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp Sơ đồ khối của máy phát DS/SS sử dụng BPSK được cho ở hình 3.3. Ta có thể biểu diễn số liệu hay bản tin nhận các giá trị ±1 như sau: ∞ =− d(t)∑ diT p (t iT b ) (3.7) b i=−∞ trong đó di = ±1 là bit số liệu thứ i và Tb là độ rộng của một bit số liệu (tốc độ số liệu là 1/Tb bps). Tín hiệu d(t) được trải phổ bằng tín hiệu PN c(t) bằng cách nhân hai tín hiệu này với nhau. Tín hiệu nhận được d(t)c(t) sau đó sẽ điều chế cho sóng mang sử dụng BPSK, kết quả cho ta tín hiệu DSSS-BPSK xác định theo công thức sau: 2Eb s(t) = d(t)c(t) cos(2πfct + θ) (3.8) Tb trong đó Eb là năng lượng trên một bit của sóng mang, Tb là độ rộng một bit, fc tần số mang và θ là pha ban đầu của sóng mang. Thí dụ về các tín hiệu này được vẽ trên cùng một hình. Trong rất nhiều ứng dụng một bit bản tin bằng một chu kỳ của tín hiệu PN, nghĩa là Tb = NTc. Ta sử dụng giả thiết này cho các hệ thống DSSS trong toàn bộ giáo trình, nếu như không có định nghĩa khác. Trong trường hợp hình 3.3 ta sử dụng N = 7. Ta có thể thấy rằng tích của d(t)c(t) cũng là một tín hiệu cơ số hai có biên độ ±1, có cùng tần số với tín hiệu PN. Tín hiệu DSSS- BPSK nhận được được vẽ ở đồ thị cuối cùng của hình 3.3. 44
  49. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp Bé ®iÒu chÕ (BPSK) B¶n tin c¬ sè hai d(t) d(t)c(t) TÝn hiÖu DSSS-BPSK 2Eb s(t) = Tb d(t)c(t)cos(2 π fct + θ ) 2Eb TÝn hiÖu PN c¬ sè hai c(t) cos(2 π fct + θ ) Tb 1 d(t) t 0 T 2T 3T -1 bbb Mét chu kú 1 c(t) t -1 0 Tc . . . . NTc . . . . 2NTc . . . (gi¶ thiÕt lµ N=7; T=NTb c) 1 d(t)c(t) t -1 0 Tc . . . . NTc . . . . 2NTc . . . A s(t) t -A 0 Tc . . . . NTc . . . . 2NTc . . . ( h×nh nµy vÏ cho sãng mang cã θ =-π/2 vµ fc = 1/Tc ) Hình 3.3. Sơ đồ khối của máy phát DSSS-BPSK 3.3.2. Máy thu DSSS-BPSK Sơ đồ khối của máy thu DSSS- BPSK được cho ở hình 3.4. 45
  50. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp Kh«i phôc §H KH 2 cos(2 π fct + θ' ) Tb Kh«i phôc ti 2Ebr s(t-τ) = d(t-τ)c(t-τ) SM Tb ´ ti +Tb x cos(2 π fct + θ' ) w(t) zi 1 hay -1 (.)dt + ti c(t-τ) - §ång bé Bé t¹o TH tÝn hiÖu PN PN néi Bé gi¶i ®iÒu chÕ BPSK A s(t-t) t -A t0 NT c t 1 NT c t 2 NT c t3 1 c(t-t) t -1 t0 A w(t) t -A §HKH: §ång hå ký hiÖu, SM: Sãng mang, th: TÝn hiÖu Hình 3.4. Sơ đồ máy thu DSSS-BPSK Mục đích cuả máy thu này là lấy ra bản tin d(t) (số liệu {di}) từ tín hiệu thu được bao gồm tín hiệu được phát cộng với tạp âm. Do tồn tại trễ truyền lan τ nên tín hiệu thu là: 2Ebr r(t)= s(t)n(t)−τ + = d(t)c(t)cos[2f(t) −τ −τ πc −τ +θʹ]n(t) + (3.9) Tb trong đó Ebr là năng lượng trung bình của sóng mang trên một bit, n(t) là tạp âm của kênh và đầu vào máy thu. Để giải thích quá trình khôi phục lại bản tin ta giả thiết rằng không có tạp âm. Trước hết tín hiệu thu được trải phổ để giảm băng tần rộng vào băng tần hẹp. Sau đó nó được giải điều chế để nhận được tín hiệu băng gốc. Để giải trải phổ tín hiệu thu được nhân với tín hiệu (đồng bộ) PN c(t-τ) được tạo ra ở máy thu, ta được: 2Ebr 2 w(t) = d(t-τ)c (t-τ)cos(2πfct + θ') Tb 46
  51. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp 2Ebr = d(t-τ)cos(2πfct + θ') (3.10) Tb Vì c(t) bằng ±1, trong đó θ '= θ - 2πfcτ. Tín hiệu nhận được là một tín hiệu băng hẹp với độ rộng băng tần theo Niquist là 1/Tb. Để giải điều chế ta giả thiết rằng máy thu biết được pha θ' (và tần số fc) cũng như điểm khởi đầu của từng bit. Một bộ giải điều chế BPSK bao gồm một bộ tương quan (Correlator) hai bộ lọc phối hợp (Matched Filter) đi sau là một thiết bị đánh giá ngưỡng. Để tách ra bit số liệu thứ i, bộ tương quan tính toán: tT+ ib 2 =π+θ zw(t)cos(2ftic∫ ʹ)dt (3.11) Tb ti tT+ 2E ib =−τπ+θbr 2 A∫ d(t )cos (2 fc t ʹ)dt Tb t tTib+ i =−τ+π+θ[] Ed(t)1cos(4ft2br∫ c ʹ)dt ti = Ebr d(t − τ)= ± Ebr (3.12) trong đó ti = iTb + τ là thời điểm đầu của bit thứ i. Vì d(t-τ) là +1 hoặc -1 trong thời gian một bit, nên thành phần thứ nhất của tích phân sẽ cho ta Tb hoặc -Tb. Thành phần thứ hai là thành phần nhân đôi tần số nên sau tích phân gần bằng 0. Vậy kết quả cho zi = Ebr hay - Ebr . Cho kết quả này qua thiết bị đánh giá ngưỡng (hay bộ so sánh) với ngưỡng 0, ta được đầu ra cơ số hai 1 hay -1. Ngoài thành phần tín hiệu ± Ebr , đầu ra của bộ tích phân cũng có thành phần tạp âm có thể gây ra lỗi. Lưu ý rằng ở hình 3.4 thứ tự giữa nhân tín hiệu PN và nhân sóng mang có thể đổi lẫn mà không làm thay đổi kết quả. Tín hiệu PN đóng vai trò như một "mã" được biết trước cả ở máy phát lẫn máy thu chủ định. Vì máy thu chủ đinh biết trước mã nên nó có thể giải trải phổ tín hiệu SS để nhận được bản tin. Mặt khác một máy thu không chủ định không biết được mã, vì thể ở các điều kiện bình thường nó không thể "giải mã" bản tin. Điều này thể hiện rõ ở ptr (3.8), do c(t) nên máy thu không chủ định chỉ nhìn thấy một tín hiệu ngẫu nhiên ±1. Ta đã giả thiết rằng máy thu biết trước một số thông số sau : τ, ti , θ' và fc. Thông thường máy thu biết được tần số mang fc, nên nó có thể được tạo ra bằng cách sử dụng một bộ dao động nội. Nếu có một khác biệt nào đó giữa tần số của bộ dao động nội và tần số sóng mang, thì một tần số gần với fc có thể được tạo ra và có thể theo dõi được tần số chính xác bằng một mạch vòng hồi tiếp, vòng khoá pha chẳng hạn. Máy thu phải nhận được các thông số khác như τ, ti và θ' từ tín hiệu thu được. Quá trình nhận được τ được gọi là quá trình đồng bộ, thường được thực hiện ở hai bước: bắt và bám. Vấn đề đồng bộ sẽ được khảo sát ở các chương 7 và 8. Quá trình nhận được ti được gọi là quá trình khôi phục đồng hồ (định thời) ký hiệu (Symbol Timing Recovery). Còn quá trình nhận được θ' (cũng như fc) được gọi là quá trình khôi phục sóng mang. Việc khôi phục sóng mang và đồng hồ là cần thiết ở mọi máy thu thông tin số liệu đồng bộ và chúng được xét ở hầu hết các tài liệu về thông tin. Khi Tb /Tc = N (chu kỳ của chuỗi PN), có thể nhận được định thời của ký hiệu ti một khi đã biết τ. Hình 3.4 cũng cho thấy đồng bộ, khôi phục đồng hồ và sóng mang. 47
  52. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp Ta hãy khảo sát một cách ngắn gọn ảnh hường của sai pha sóng mang và sai pha mã ở máy thu. Giả thiết rằng máy thu sử dụng cos(2πfct + θ ' + γ) thay cho cos(2πfct + θ ') cho bộ giải điều chế và sử dụng c(t-τ') làm tín hiệu PN nội, nghĩa là sóng mang có sai pha γ và tín hiệu PN có sai pha τ-τ'. Khi này zi sẽ là: tT+ 2Eib 2 =br () −τ−τ−τπ+θ ( ) () π+θ+γ zdtc(t)cti ∫ ʹ cos(2 fcc t ʹ)cos2ftʹ dt TTb t b i tT+ E ib =±br cos() γ∫ c ( t −τ )( c t −τʹ )dt Tb ti =± Ebr cos()γ R c (τ − τ') (3.13) trong đó dòng thứ hai được rút ra tự lập luận là tích phân của thành phần tần số nhân đôi bằng 0. Vì thế |zi| cực đại khi γ = 0 và τ - τ' =0. Nếu |τ-τ'|>Tc hay |γ| = π/2, thì zi = 0 và máy thu vô dụng. Khi |τ-τ'| <Tc và |γ| <π/2, thì |zi| giảm đại lượng, như vậy tỷ số tín hiệu trên tạp âm sẽ nhỏ hơn gây ra xác suất lỗi cao hơn. Tuy nhiên nó vẫn có thể hoạt động đúng khi các sai pha |τ-τ'| và |γ| nhỏ. 3.3.3. Mật độ phổ công suất, PSD Để có thể hiểu rõ hơn các hệ thống DSSS, bây giờ ta đi xét PSD (Power Spectral Density) của các tín hiệu ở các điểm khác nhau trong máy phát và máy thu ở hình 3.3 và 3.2. Ta mô hình bản tin và tín hiệu PN như là các tín hiệu cơ số hai ngẫu nhiên ( mỗi bit hay mỗi chip nhận các giá trị +1 hay -1 đồng xác suất). Bản tin d(t) với biên độ ±1 có tốc độ bit 1/Tb bps và PSD: 2 Φd(f) = TbSinc (fTb) (3.14) có độ rộng băng tần theo Nyquist 1/2Tb Hz, còn tín hiệu PN (với biên độ ±1) có tốc độ chip 1/Tc và PSD là: 2 Φc(f) = TcSinc (fTc) (3.15) với độ rộng băng tần theo Nyquist 1/Tc Hz . Vì Tb/Tc là một số nguyên và vì khởi đầu của mỗi bit d(t) trùng với khởi đầu của chip c(t) nên tích d(t)c(t) có PSD như sau: 2 Φdc(f) = TcSinc (fTc) (3.16) có độ rộng băng tần 1/Tc Hz giống như độ rộng băng tần của c(t). Vì thế quá trình trải phổ sẽ tăng độ rộng băng tần Tb/Tc = N lần , thông thường giá trị này rất lớn. Điều chế sóng mang chuyển đổi tín hiệu băng gốc d(t)c(t) vào tín hiệu băng thông s(t) có PSD: P 22 Φ=scccc(f){} Sinc() (f − f T + Sinc () (f + f T ) (3.17) 2Rc 48
  53. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp và có độ rộng băng tần theo Nyquist 1/Tc Hz, trong đó P là công suất trung bình của tín hiệu. Thí dụ về Φd(f), Φdc(f) và Φs(f) được cho ở hình 3.5, trong đó chúng ta sử dụng Tb/Tc = 2. So sánh Φd(f) và Φs(f) ta thấy đại lượng giảm 2Tb /PTc lần và độ rộng băng tần tăng Tb/Tc lần. Vì thế N=Tb/Tc là tỷ lệ trải phổ. Trong máy thu tín hiệu r(t-τ) là phiên bản trễ của tín hiệu DS s(t) và có công suất thu giảm do truyền sóng bằng Pr. Nên PSD của nó cũng giống như PSD của tín hiệu s(t) được cho ở phương trình (3.17) nhưng với công suất P được thay bằng Pr, vì trễ không làm thay đổi phân bố công suất ở vùng tần số. Ngoài ra PSD của c(t-τ) cũng giống như PSD của c(t) được cho ở ptr (3.15). Sau khi giải trải phổ ta được tín hiệu w(t) với PSD được xác định bởi: Pr 22 Φ=wcbcb(f){} Sinc()() (f − f )T + Sinc (f + f )T (3.18) 2Rb Biểu thức trên được mô tả ở hình 3.5 (c). Ta thấy rằng Φw(f) bây giờ có PSD băng hẹp với cùng dạng phổ như d(t) nhưng được dịch sang trái và phải fc. Độ rộng băng tần của w(t) là 1/Tb, gấp hai lần d(t). Điều này giống như dự tính vì w(t) giống hệt như phiên bản được điều chế của d(t). Từ PSD cuả các tín hiệu khác nhau ta thấy rằng PSD của d(t) được trải phổ bởi c(t) và sau đó được giải trải phổ bởi c(t-τ) ở máy thu. (a) PSD của bản tin và tín hiệu PN −1/T 0 f −1/Tc b 1/Tb 1/Tc (b) PSD của tín hiệu DSSS-BPSK Φ (f) S Độ rộng băng tần 1/Tc Pr/2Rc f -fc fc (c) PSD của tín hiệu W(t) Φ w (f) Độ rộng băng tần 1/Tb Pr/2Rb -fc fc f Hình 3.5. PSD của luồng tin lưỡng cực, tín hiệu PN và tín hiệu DSSS-BPSK. 3.3.4. Độ lợi xử lý 49
  54. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp Độ lợi xử lý (PG: Processing Gain) được định nghĩa là: Tỷ số giữa độ rộng băng tần cần thiết của kênh vô tuyến cho tín hiệu trải phổ (Bdc) và độ rộng băng tần cần thiết của kênh vô tuyến cho tín hiệu cho tín hiệu không trải phổ (Bd): Bdc Gp = (3.19) Bd Vì Bd=Rb, trong đó Rb là tốc độ bit của bản tin băng tần gốc nên ta cũng có thể viết lại (3.19) như sau: Bdc Gp = (3.20) R b Ta thường biểu diễn Gp ở dB: 10lg (Gp). Độ lợi xử lý cho thấy tín hiệu bản tin phát được trải phổ bao nhiêu lần bởi hệ thống trải phổ. Đây là một thông số chất lượng quan trọng của một hệ thống SS, Gp cao thường có nghĩa là khả năng chống nhiễu tốt hơn. Đối với hệ thống DSSS-BPSK, độ lợi xử lý là (1/Tc)/(1/Tb) = Tb /Tc = N. Chẳng hạn nếu N = 1023, độ rộng băng tần của bản tin được điều chế d(t)cos(2πfct) tăng 1023 lần bởi quá trình trải phổ và Gp là 1023 hay 30,1dB. 3.4. CÁC HỆ THỐNG DSSS-QPSK Trên hình 3.3 ta sử dụng BPSK cho quá trình điều chế. Các kiểu điều chế khác như: khóa chuyển pha vuông góc (QPSK: Quadrature Phase Shift Keying) và khóa chuyển cực tiểu (MSK: Minimum Shift Keying) cũng thường được sử dụng ở các hệ thống SS. Sơ đồ khối chức năng cho máy phát của một hệ thống DSSS sử dụng điều chế QPSK được cho ở hình 3.6 cùng với các dạng sóng ở các điểm khác nhau trên sơ đồ. Sơ đồ bao gồm hai nhánh: một nhánh đồng pha (nhánh I) và một nhánh pha vuông góc (nhánh Q). Trong thí dụ này cùng một đầu vào số liệu điều chế các tín hiệu PN c1(t) và c2(t) ở cả hai nhánh. Tín hiệu DS/SS-QPSK có dạng: s(t)=+ s (t) s (t) 12 EEbb =−d(t)c1c (t)sin(2 π+θ+ f t ) d(t)c 2 (t)cos(2 π+θ f c t ) TTbb trong đó ⎛⎞c(t)d(t) −1 1 ⎟ γ=(t) tan ⎜ ⎟ ⎝⎠⎜c (t)d(t)⎟ 2 (3.22) ⎪⎧π==/ 4,nÕu c (t)d(t) 1, c (t)d(t) 1 ⎪ 12 ⎪ π==− ⎪3 / 4,nÕu c12 (t)d(t) 1, c (t)d(t) 1 =⎨ ⎪5π=−=− / 4,nÕu c (t)d(t) 1, c (t)d(t) 1 ⎪ 12 ⎪ π=−=nÕu ⎩⎪7 / 4, c12 (t)d(t) 1, c (t)d(t) 1 Vậy tín hiệu s(t) có thể nhận bốn trạng thái pha khác nhau: θ + π/4, θ + 3π/4, θ + 5π/4, θ + 7π/2. 50
  55. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp d(t)c1(t) Bé §C s1(t) (BPSK) c1(t) -Asin(2πfct+θ) Bé t¹o PN 1 DÞch π/2 d(t) Bé t¹o PN 2 Acos(2πfct+θ) TÝn hiÖu DSSS-QPSK s(t) = s1(t)+s2(t) c2(t) d(t)c2(t) Bé §C = 2 Acos(2πfct+θ+γ(t)) (BPSK) s2(t) Eb/Tb 1 A= d(t) t -1 0 T 2T 1 c1(t) t -1 1 c2(t) t -1 d(t)c1(t) 1 t -1 d(t)c2(t) 1 t -1 A s1(t) t -A (cho θ = -π ) A s2(t) t -A 2A s(t) t - 2A γ = 7π/4 3π/4 5π /4 π /4 3π /4 7π /4 π /4 5π /4 3π /4 7π /4 Hình 3.6. Các dạng sóng ở hệ thống DSSS-QPSK cho điều chê đồng thời một bit ở cả hai nhánh I và Q 51
  56. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp Hình 3.7 cho ta sơ đồ khối của máy thu DSSS-QPSK. Các thành phần đồng pha và vuông góc được giải trải phổ độc lập với nhau bởi c1(t) và c2(t). w1(t) u1(t) Bé −íc tÝnh c1(t-t) -Bsin(2πfct+θ') ti +Tb u(t) z 1 hay -1 (.)dt + s(t-τ) c2(t-t) Bcos(2πfct+θ') ti - B = 2/Tb w2(t) u2(t) Hình 3.7. Sơ đồ khối của máy thu DSSS-QPSK Giả thiết rằng trễ là τ, tín hiệu vào sẽ là (nếu bỏ qua tạp âm): Ebr Ebr s(t-τ) =−d(t)c(t)sin(ft') −τ12 −τ22 πcc +θ + d(t)c(t)cos(ft') −τ −τ π +θ TTbb (3.23) trong đó Ebr là năng lượng bit thu, θ' =θ -2πfcτ. Các tín hiệu trước bộ cộng là: 2Ebr 2 2Ebr u1(t)= d(t-τ)sin (2πfct+θ')- d(t-τ) c1(t-τ)c2(t-τ)sin(2πfct +θ')cos(2πfct+θ') Tb Tb 2E br 1 = d(t−τ )[] 1 − cos(4 π fc t + 2 θʹ) T2b 2E br 1 −−τ−τ−τπ+θd(t)c(t)c(t)sin(4ft212 cʹ) (3.24) T2b 2Ebr 2Ebr 2 u2(t)=- d(t-τ)c1(t-τ)c2(t-τ)sin(2πfct+θ')cos(2πfct+θ')+ d(t-τ)cos (2πfct+θ') Tb Tb 21Ebr =−d(t)c(t)c(t)sin(ft') −τ12 −τ −τ42 πc + θ Tb 2 21Ebr +−τ+π+θd(t )[]142 cos( fc t ') (3.25) Tb 2 Lấy tích phân cho tổng của hai tín hiệu trên lưu ý tất cả các thành phân tần số 2fc có giá trị trung bình bằng không, ta được: Tb zi = ∫[]u1(t) + u 2 (t) dt = 2Ebr d(t-τ) = ± 2Eb (3.26) 0 52
  57. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp Vì thế đầu ra của bộ quyết định ngưỡng ta được +1 khi bit bản tin là +1 và -1 nếu bit bản tin là -1. Hai tín hiệu PN c1(t) và c2(t) có thể là hai tín hiệu PN độc lập với nhau hay chúng cũng có thể lấy từ cùng một tín hiệu PN, chẳng hạn c(t). Để làm thí dụ cho trường hợp thứ hai ta lấy tín hiệu c1(t) và c2(t) bằng cách tách tín hiệu c(t) thành hai tín hiệu: c1(t) sử dung các chip lẻ của c(t) và c2(t) sử dụng các chip chẵn của c(t), trong đó độ rộng chip của c1(t) và c2(t) gấp đôi độ rộng chip của c(t) như được cho ở hình 3.8. Để làm một thí dụ khác ta giả thiết c1(t) = c(t) và c2(t) bị trễ. Giả sử Tc là thời gian chip của c1(t) và c2(t). Độ rộng băng cuả các tín hiệu được điều chế s1(t) và s2(t) của hai nhánh sẽ như nhau và bằng 1/Tc. Lưu ý rằng s1(t) và s2(t) là trực giao và cũng chiếm cùng độ rộng băng tần. Vì thế độ rộng băng tần của s(t) cũng giống như độ rộng băng tần cuả các tín hiệu s1(t) và s2(t) và bằng 1/Tc. Đối với tốc độ số liệu 1/Tb độ lợi xử lý bằng Gp = Tb/Tc. 1 c(t) t -1 1 c1(t) t -1 1 c2(t) t1 -1 Hình 3.8. Thí dụ c1(t) và c2(t) nhận được từ cùng một c(t). Các hệ thống DSSS có thể được sử dụng ở các cấu hình khác nhau. Hệ thống ở hình 3.6 và 3.7 được sử dụng để phát một tín hiệu có tốc độ bit 1/Tb bps. Gp và độ rộng băng tần của tín hiệu DSSS-QPSK phụ thuộc vào các tốc độ chip cuả c1(t) và c2(t). Ta cũng có thể sử dụng một hệ thống DSSS-QPSK để phát hai tín hiệu số 1/Tb bps bằng cách để mỗi tín hiệu điều chế một nhánh. Một dạng khác ta có thể sử dụng một hệ thống DSSS-QPSK để phát một tín hiệu số có tốc độ bit gấp đôi: 2/Tb bps bằng cách chia tín hiệu số thành hai tín hiệu có tốc độ bit 1/Tb bps và để chúng điều chế một trong hai nhánh. Tồn tại các nhân tố đặc trưng cho hiệu quả hoạt động của DSSS-QPSK như: độ rộng băng tần được sử dụng, Gp tổng và tỷ số tín hiệu trên tạp âm (SNR: Signal to Noise Ratio) (thường được xác đinh bằng xác suất lỗi bit). Khi so sánh DSSS-QPSK với DSSS-BPSK ta cần giữ một số trong các thông số trên như nhau trong cả hai hệ thống và so sánh các thông số còn lại. Chẳng hạn một tín hiệu số có thể được phát đi ở hệ thống DSSS-QPSK chỉ sử dụng một nửa độ rộng băng tần so với độ rộng băng tần mà hệ thống DSSS-BPSK đòi hỏi khi có cùng Gp và SNR. Tuy nhiên nếu cùng một số liệu được phát đi bởi một hệ thống DSSS-QPSK có cùng độ rộng băng tần và Gp như hệ thống DSSS-BPSK, thì hệ thống DSSS-QPSK có ưu việt về SNR dẫn đến xác suất lỗi thấp hơn. Mặt khác một hệ thống DSSS-QPSK có thể phát gấp hai lần số liệu so với hệ thống DS/SS- BPSK khi sử dụng cùng độ rộng băng tần và có cùng Gp và SNR. Ưu điểm của các hệ thống DS/SS-QPSK so với các hệ thống DS/SS-BPSK được đề cập ở trên đạt được là nhờ tính trực giao của các sóng mang sin(2πfct+θ) và cos(2πfct+θ) ở các nhánh 53
  58. Chương 3. Các hệ thống trải phổ chuỗi trực tiếp đồng pha và vuông góc. Nhược điểm của hệ thống DSSS-QPSK là phức tạp hơn hệ thống DS/SS- BPSK. Ngoài ra nếu các sóng mang được sử dụng để giải điều chế ở máy thu không thực sự trực giao thì sẽ xẩy ra xuyên âm giữa hai nhánh và sẽ gây thêm sự giảm chất lượng của hệ thống. Để hiểu sâu thêm hệ thống DSSS-QPSK học viên nên vẽ dạng sóng của các tín hiệu ở hình 3.7 và PSD của các tín hiệu ở các hình 3.6 và 3.7. 3.5. HIỆU NĂNG CỦA CÁC HỆ THỐNG DSSS Cho đến nay chúng ta chưa đề cập đến các vấn đề tạp âm và nhiễu. Trong phần này chúng ta sẽ bàn về các hiệu năng của một hệ thống DS/SS-BPSK trong môi trường tạp âm Gausơ trắng cộng (AWGN: Additive White Gaussian Noise) và nhiễu. Ta cũng sẽ khảo sát tổng quan ảnh hưởng nhiễu giao thoa nhiều người sử dụng gây ra do các tín hiệu DS khác và nhiễu tự gây do truyền nhiều đường. Ngoài ra ta cũng giải thích khó khăn khi một người sử dụng nào đó thu trộm tín hiệu DS/SS. 3.5.1. Ảnh hưởng của tạp âm trắng và nhiễu gây nghẽn. Hình 3.9 cho ta sơ đồ khối chức năng của máy phát và máy thu DSSS-BPSK. ở đây ta cho rằng tín hiệu PN nội và sóng mang nội đồng bộ tốt với tín hiệu PN thu và sóng mang thu. Vì thế ta có thể giả thiết rằng trễ τ bằng không (xem hình 3.4). Lưu ý rằng pha của sóng mang θ (xem hình 3.3 cho máy phát của DS/SS-BPSK) được coi bằng -π/2. Mục đích của ta ở đây là tìm được tỷ số giữa công suất tín hiêu và công suất tạp âm (và công suất nhiễu phá) ở đầu ra của máy thu (được ký hiệu là SNR0) trước thiết bị đánh giá ngưỡng cuối cùng (bộ chặn cứng để tạo ra b'(t) như là một ước tính của bản tin d(t). Đầu vào của bộ hạn biên cứng (đầu ra của bộ giải điều chế) bao gồm ba thành phần: so từ tín hiệu mong muốn, no do tạp âm kênh và jo do nhiễu nhiễu phá. Trước hết ta coi rằng không có nhiễu phá, nghĩa là j(t)=0, nên jo=0. Để tìm ra SNR0 ta đánh giá so và no. Với d(t) = ±1 và c(t) = ±1, từ ptr.(3.12), thành phần tín hiệu s0 cho mỗi bit số liệu là: so =± Ebr (3.27) Thành phần tạp âm n0 là: T 2 b =π (3.28) n0c∫ n(t)c(t)cos(2 f t)dt Tb 0 54