Giáo trình Giống vật nuôi - Đặng Vũ Bình

pdf 150 trang phuongnguyen 6662
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giống vật nuôi - Đặng Vũ Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giong_vat_nuoi_dang_vu_binh.pdf

Nội dung text: Giáo trình Giống vật nuôi - Đặng Vũ Bình

  1. Đặng Vũ Bỡnh GIÁO TRèNH GIỐNG VẬT NUễI WWW.THUQUAN.NET, 2008.
  2. Mục lục Trang Mở đầu 4 Ch−ơng I: Khái niệm về giống và công tác giống vật nuôi 1. Khái niệm về giống và phân loại giống vật nuôi 1.1. Khái niệm về vật nuôi 6 1.2. Khái niệm về giống, dòng vật nuôi 7 1.3. Phân loại giống vật nuôi 9 2. Giới thiệu một số giống vật nuôi phổ biến ở n−ớc ta 10 2.1. Các giống vật nuôi địa ph−ơng 11 2.2. Các giống vật nuôi chủ yếu nhập từ n−ớc ngoài 18 3. Khái niệm và ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi 28 3.1. Khái niệm về công tác giống vật nuôi 28 3.2. ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi 29 4. Cơ sở sinh học của công tác giống 29 5. Câu hỏi và bài tập ch−ơng 1 30 Ch−ơng II: Chọn giống vật nuôi 1. Khái niệm về tính trạng 31 2. Những tính trạng cơ bản của vật nuôi 32 2.1. Tính trạng về ngoại hình 32 2.2. Tính trạng về sinh tr−ởng 35 2.3. Các tính trạng năng suất và chất l−ợng sản phẩm 38 2.4. Các ph−ơng pháp mô tả, đánh giá các tính trạng số l−ợng 43 2.5. ảnh h−ởng của di truyền và ngoại cảnh đối với các tính trạng số l−ợng 45 3. Chọn giống vật nuôi 46 3.1. Một số khái niệm cơ bản về chọn giống vật nuôi 46 3.2. Chọn lọc các tính trạng số l−ợng 55 4. Các ph−ơng pháp chọn giống vật nuôi 62 4.1. Chọn lọc vật giống 62 4.2. Một số ph−ơng pháp chọn giống trong gia cầm 65 5. Loại thải vật giống 68 6. Câu hỏi và bài tập ch−ơng II 68 Ch−ơng III: Nhân giống vật nuôi 1
  3. 1. Nhân giống thuần chủng 1.1. Khái niệm 71 1.2. Vai trò tác dụng của nhân giống thuần chủng 71 1.3. Hệ phổ 72 1.4. Hệ số cận huyết 74 1.5. Nhân giống thuần chủng theo dòng 77 2. Lai giống 78 2.1. Khái niệm 78 2.2. Vai trò tác dụng của lai giống 78 2.3. Ưu thế lai 78 2.4. Các ph−ơng pháp lai giống 81 3. Câu hỏi và bài tập ch−ơng III 90 Ch−ơng IV: Hệ thống tổ chức trong công tác giống vật nuôi 1. Hệ thống nhân giống vật nuôi 92 2. Hệ thống sản xuất con lai 93 3. Một số biện pháp công tác giống 97 3.1. Theo dõi hệ phổ 97 3.2. Lập các sổ, phiếu theo dõi 98 3.3. Đánh số vật nuôi 98 3.4. Lập sổ giống 99 4. Câu hỏi ôn tập ch−ơng IV 100 Ch−ơng V: Bảo tồn nguồn gen vật nuôi và đa dạng sinh học 1. Tình hình chung 101 2. Khái niệm về bảo tồn nguồn gen vật nuôi 102 3. Nguyên nhân bảo tồn nguồn gen vật nuôi 102 4. Các ph−ơng pháp bảo tồn nguồn và l−u giữ quỹ gen vật nuôi 103 5. Đánh giá mức độ đe doạ tiệt chủng 104 6. Vấn đề bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở n−ớc ta 105 7. Câu hỏi và bài tập ch−ơng V 111 Các bài thực hành Bài 1: Quan sát, nhận dạng ngoại hình các giống vật nuôi 112 Bài 2: Theo dõi, đánh giá sinh tr−ởng của vật nuôi 113 Bài 3: Một số biện pháp quản lý giống 115 2
  4. 3.1. Giám định ngoại hình và đo các chiều đo trên cơ thể con vật 115 3.2. Mổ khảo sát năng suất thịt của vật nuôi 115 Bài 4: Kiểm tra dánh giá phẩm chất tinh dịch của đực giống 116 Ngoại khoá: Tham quan trạm truyền tinh nhân tạo 119 Phụ lục 1: Tiêu chuẩn Việt Nam - Lợn giống - Ph−ơng pháp giám định 120 Phụ lục 2: Tiêu chuẩn Việt Nam - Lợn giống - Quy trình mổ khảo sát phẩm chất thịt nuôi béo 123 Phụ lục 3: Mổ khảo sát thịt gia cầm 127 Trả lời và h−ớng dẫn giải các bài tập 128 Tra cứu thuật ngữ 132 Từ vựng 135 Tài liệu tham khảo 142 3
  5. Mở đầu Giống vật nuôi là môn khoa học ứng dụng các quy luật di truyền để cải tiến về mặt di truyền đối với năng suất và chất l−ợng sản phẩm của vật nuôi. Để có thể hiểu đ−ợc bản chất những vấn đề phức tạp của môn học và những ứng dụng trong thực tiễn sản xuất, đòi hỏi ng−ời đọc phải có kiến thức về di truyền số l−ợng, xác suất, thống kê và đại số tuyến tính. Theo h−ớng đó, trong những năm gần đây, một số giáo trình, sách tham khảo của chúng ta đã có những thay đổi đáng kể về cơ cấu và nội dung, ngày càng tiếp cận hơn những kiến thức hiện đại và thực tiễn phong phú của công tác chọn lọc và nhân giống của các n−ớc tiên tiến. Với khuôn khổ một giáo trình của hệ cao đẳng, trong lần xuất bản này, chúng tôi chỉ đề cập những khái niệm cơ bản và cố gắng trình bầy các vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu, đồng thời nêu ra những ứng dụng thực tiễn có thể áp dụng trong điều kiện sản xuất chăn nuôi ở n−ớc ta. Mục tiêu của giáo trình này nhằm cung cấp cho giáo viên và sinh viên các tr−ờng cao đẳng s− phạm khối kỹ thuật nông nghiệp những kiến thức cơ bản về giống vật nuôi, những ứng dụng trong công tác giống vật nuôi ở n−ớc ta. Giáo trình đ−ợc biên soạn trên cơ sở phần giống vật nuôi của giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng s− phạm: Chăn nuôi 1 (Thức ăn và Giống vật nuôi) do nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2001. Lần biên soạn này, chúng tôi đã bổ sung thêm một số nội dung, cập nhật thêm các thông tin, hình ảnh cần thiết. Giáo trình gồm hai phần chính: lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết gồm 5 ch−ơng, cung cấp những khái niệm chung về giống và công tác giống vật nuôi, những kiến thức liên quan tới chọn lọc, nhân giống, bảo tồn nguồn gen vật nuôi, cũng nh− những biện pháp kỹ thuật chủ yếu của công tác giống vật nuôi. Trong mỗi ch−ơng đều có phần giới thiệu chung, cuối mỗi ch−ơng có câu hỏi và bài tập. Các khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ đều đ−ợc in nghiêng. Phần thực hành gồm 4 bài thực tập và một bài ngoại khoá tham quan kiến tập. Bài thực tập số 3 gồm 2 nội dung: “Giám định ngoại hình và đo các chiều đo trên cơ thể con vật” là bắt buộc thực hiện, nội dung: “Mổ khảo sát năng suất thịt vật nuôi” là tuỳ thuộc vào điều kiện vật chất có thể thực hiện ở từng nhóm hoặc chỉ kiến tập chung cho cả lớp. 4
  6. Ngoài ra, giáo trình còn có các phần phụ lục, bảng tra cứu thuật ngữ, từ vựng và h−ớng dẫn giải các bài tập khó. Để tìm hiểu rộng thêm hoặc sâu thêm những kiến thức liên quan mà giáo trình đã đề cập, ng−ời đọc cần tham khảo các tài liệu sau: 1. Đặng Vũ Bình: Giáo trình chọn lọc và nhân giống vật nuôi. NXB Nông nghiệp, 2000. 2. Đặng Vũ Bình: Di truyền số l−ợng và chọn giống vật nuôi. NXB Nông nghiệp, 2002. 3. Nguyễn Văn Thiện: Di truyền số l−ợng ứng dụng trong chăn nuôi. NXB Nông nghiệp, 1995. Ng−ời đọc có thể tìm đọc thêm các bài viết liên quan tới chọn lọc và nhân giống vật nuôi, bảo tồn quỹ gen vật nuôi đăng trong các tạp chí trong ngoài n−ớc, cũng nh− các hình ảnh, giới thiệu tóm tắt về các giống vật nuôi trong n−ớc hoặc giống lai và nhập nội trên trang web của Viện Chăn nuôi: www.vcn.vn/qg/giongnoi/giongnoi_v.htm www.vcn.vn/qg/giongngoai/giongngoai.htm Xin chân thành cảm ơn những ý kiến trao đổi của bạn đọc về lần xuất bản cuốn giáo trình này. Tác giả 5
  7. Phần 1 Lý thuyết Ch−ơng I khái niệm về giống vμ công tác Giống vật nuôi Trong ch−ơng này, chúng ta sẽ đề cập đến những khái niệm cơ bản về vật nuôi, giống, dòng vật nuôi. Trên cơ sở các căn cứ phân loại khác nhau, các giống vật nuôi đ−ợc phân loại thành các nhóm nhất định. Các nhóm vật nuôi khác nhau trong cùng một căn cứ phân loại đòi hỏi những định h−ớng sử dụng, điều kiện chăn nuôi và quản lý khác nhau. Phần cuối cùng của ch−ơng nhằm giới thiệu sơ l−ợc về các giống vật nuôi chủ yếu hiện đang đ−ợc sử dụng trong sản xuất chăn nuôi ở n−ớc ta. Để tìm hiểu chi tiết thêm về nguồn gốc, năng suất, h−ớng sử dụng của các giống vật nuôi này, có thể tham khảo tài liệu trong trang Web của Viện Chăn nuôi: www.vcn.vnn.vn 1. Khái niệm về giống và phân loại giống vật nuôi 1.1. Khái niệm về vật nuôi Khái niệm vật nuôi đề cập trong giáo trình này đ−ợc giới hạn trong phạm vi các động vật đã đ−ợc thuần hoá và chăn nuôi trong lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta cũng chỉ xem xét 2 nhóm vật nuôi chủ yếu là gia súc và gia cầm. Các vật nuôi ngày nay đều có nguồn gốc từ các động vật hoang dã. Quá trình biến các động vật hoang dã thành vật nuôi đ−ợc gọi là thuần hoá, quá trình này đ−ợc thực hiện bởi con ng−ời. Các vật nuôi đ−ợc xuất hiện sau sự hình thành loài ng−ời, thuần hoá vật nuôi là sản phẩm của sự lao động sáng tạo của con ng−ời. Chúng ta cần phân biệt sự khác nhau giữa vật nuôi và vật hoang dã. Theo Isaac (1970), những động vật đ−ợc gọi là vật nuôi khi chúng có đủ 5 điều kiện sau đây: - Có giá trị kinh tế nhất định, đ−ợc con ng−ời nuôi với mục đích rõ ràng; - Trong phạm vi kiểm soát của con ng−ời; - Không thể tồn tại đ−ợc nếu không có sự can thiệp của con ng−ời; 6
  8. - Tập tính đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang dã; - Hình thái đã thay đổi khác với khi còn là con vật hoang dã. Nhiều tài liệu cho rằng thuần hoá vật nuôi gắn liền với quá trình chăn thả, điều đó cũng có nghĩa là quá trình thuần hoá vật nuôi gắn liền với những hoạt động của con ng−ời ở những vùng có các bãi chăn thả lớn. Các quá trình thuần hoá vật nuôi đã diễn ra chủ yếu tại 4 l−u vực sông bao gồm L−ỡng Hà (Tigre và Euphrate), Nil, Indus và Hoàng Hà, đây cũng chính là 4 cái nôi của nền văn minh cổ x−a (bán đảo Arab, Ai Cập, ấn Độ và Trung Quốc). Có thể thấy quá trình thuần hoá gắn liền với lịch sử loài ng−ời qua thông qua các phát hiện khảo cổ. Cho tới nay, có nhiều ý kiến xác nhận rằng, chó là vật nuôi đ−ợc con ng−ời thuần hoá đầu tiên. Các bằng chứng khảo cổ học phát hiện những dấu vết các loài vật nuôi đầu tiên nh− sau: Năm (tr−ớc CN) Vùng L−ỡng Hà Hy Lạp Trung Âu Ucraina 12.000 Chó 10.000 Chó 9.000 Cừu 8.000 Lợn 7.500 Dê Chó 7.000 Lợn 6.500 Bò Lợn 6.000 Dê 3.500 Ngựa 1.2. Khái niệm về giống, dòng vật nuôi 1.2.1. Khái niệm về giống vật nuôi Khái niệm về giống vật nuôi trong chăn nuôi khác với khái niệm về giống trong phân loại sinh vật học. Trong phân loại sinh vật học, giống là đơn vị phân loại trên loài, một giống gồm nhiều loài khác nhau. Còn giống vật nuôi là đơn vị phân loại d−ới của loài, có nhiều giống vật nuôi trong cùng một loài. Có nhiều khái niệm về giống vật nuôi khác nhau dựa trên các quan điểm phân tích so sánh khác nhau. Hiện tại, chúng ta th−ờng hiểu khái niệm về giống vật nuôi nh− sau: Giống vật nuôi là một tập hợp các vật nuôi có chung một nguồn gốc, đ−ợc hình thành do quá trình chọn lọc và nhân giống của con ng−ời. Các vật nuôi trong cùng một giống có các đặc điểm về ngoại hình, tính năng sản xuất, lợi ích kinh tế giống nhau và các đặc điểm này di truyền đ−ợc cho đời sau. Trong thực tế, một nhóm vật nuôi đ−ợc coi là một giống cần có những điều kiện sau: - Có nguồn gốc, lịch sử hình thành rõ ràng; - Có một số l−ợng nhất định: Số l−ợng đực cái sinh sản khoảng vài trăm con đối với trâu, bò, ngựa; vài nghìn con đối với lợn; vài chục nghìn con đối với gà, vịt; 7
  9. - Có các đặc điểm riêng biệt của giống, các đặc điểm này khác biệt với các giống khác và đ−ợc di truyền một cách t−ơng đối ổn định cho đời sau; - Đ−ợc Hội đồng giống vật nuôi quốc gia công nhận là một giống. Các giống vật nuôi hiện đang đ−ợc sử dụng rộng rãi trong sản xuất chăn nuôi n−ớc ta gồm các giống trong n−ớc đ−ợc hình thành từ lâu đời và các giống ngoại đ−ợc nhập vào n−ớc ta. Chẳng hạn, trâu Việt Nam, bò vàng, lợn Móng Cái, gà Ri, vịt Cỏ là các giống trong n−ớc; trâu Murrah, bò Holstein Friesian, lợn Yorkshire, gà Tam Hoàng, vịt CV Super Meat là các giống nhập nội. Trong những năm 1970-1980, lợn ĐB-I - sản phẩm của một quá trình nghiên cứu tạo giống mới - đã đ−ợc Hội đồng giống quốc gia công nhận là một giống, nh−ng hiện nay giống này hầu nh− không còn tồn tại trong sản xuất nữa. Một số giống vật nuôi có thể có nguồn gốc, lịch sử hình thành không thật rõ ràng, nh−ng vẫn đ−ợc công nhận là một giống. Chẳng hạn, cho tới nay ng−ời ta cho rằng bò Lai Sind là kết quả lai giữa bò vàng Việt Nam với Red Sindhi và có thể cả bò Ongon do ng−ời Pháp nhập vào n−ớc ta từ đầu thế kỷ 19, nh−ng bò Lai Sind vẫn đ−ợc coi là một giống. Cần l−u ý là các nhóm con lai, chẳng hạn lợn lai F1 giữa 2 giống Móng Cái và Yorkshire tuy có nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, sinh lý, sinh hoá, lợi ích kinh tế rõ ràng, chúng cũng có một số l−ợng rất lớn, song không thể coi đó là một giống vì các đặc điểm của chúng không đ−ợc di truyền cho đời sau một cách ổn định. 1.2.2. Khái niệm về dòng vật nuôi Dòng là một nhóm vật nuôi trong một giống. Một giống có thể vài dòng (khoảng 2 - 5 dòng). Các vật nuôi trong cùng một dòng, ngoài những đặc điểm chung của giống còn có một hoặc vài đặc điểm riêng của dòng, đây là các đặc điểm đặc tr−ng cho dòng. Chẳng hạn, hai dòng V1 và V3 thuộc giống vịt siêu thịt CV Super Meat đã đ−ợc nhập vào n−ớc ta. Dòng V1 là dòng trống có tốc độ sinh tr−ởng nhanh và khối l−ợng cơ thể lớn, trong khi đó dòng V3 là dòng mái có khối l−ợng nhỏ hơn, tốc độ sinh tr−ởng chậm hơn, nh−ng lại cho sản l−ợng trứng và các tỷ lệ liên quan tới ấp nở cao hơn. Tuy nhiên, trong thực tế ng−ời ta có những quan niệm khác nhau về dòng. Các quan niệm chủ yếu bao gồm: - Nhóm huyết thống: Là nhóm vật nuôi có nguồn gốc từ một con vật tổ tiên. Con vật tổ tiên th−ờng là con vật có đặc điểm nổi bật đ−ợc ng−ời chăn nuôi −a chuộng. Các vật nuôi trong một nhóm huyết thống đều có quan hệ họ hàng với nhau và mang đ−ợc phần nào dấu vết đặc tr−ng của con vật tổ tiên. Tuy nhiên, do không có chủ định ghép phối và chọn lọc rõ ràng nên nhóm huyết thống th−ờng chỉ có một số l−ợng vật nuôi nhất định, chúng không có các đặc tr−ng rõ nét về tính năng sản xuất mà thông th−ờng chỉ có một vài đặc điểm về hình dáng, màu sắc đặc tr−ng. 8
  10. - Nhóm vật nuôi địa ph−ơng: Là các vật nuôi trong cùng một giống đ−ợc nuôi ở một địa ph−ơng nhất định. Do mỗi địa ph−ơng có những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội nhất định, do vậy hình thành nên các nhóm vật nuôi địa ph−ơng mang những đặc tr−ng riêng biệt nhất định. - Dòng cận huyết: Dòng cận huyết đ−ợc hình thành do giao phối cận huyết giữa các vật nuôi có quan hệ họ hàng với một con vật tổ tiên. Con vật tổ tiên này th−ờng là con đực và đ−ợc gọi là đực đầu dòng. Đực đầu dòng là con đực xuất sắc, có thành tích nổi bật về một vài đặc điểm nào đó mà ng−ời chăn nuôi muốn duy trì ở các thế hệ sau. Để tạo nên dòng cận huyết, ng−ời ta sử dụng ph−ơng pháp nhân giống cận huyết trong đó các thế hệ sau đều thuộc huyết thống của đực đầu dòng này. 1.3. Phân loại giống vật nuôi Dựa vào các căn cứ phân loại khác nhau, ng−ời ta phân chia các giống vật nuôi thành các nhóm nhất định: 1.3.1. Căn cứ vào mức độ tiến hoá của giống, các giống vật nuôi đ−ợc phân thành 3 nhóm sau: - Giống nguyên thuỷ: Là các giống vật nuôi mới đ−ợc hình thành từ quá trình thuần hoá thú hoang. Các vật nuôi thuộc nhóm giống này th−ờng có tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, thành thục về tính dục và thể vóc muộn, điều kiện nuôi d−ỡng chúng ở mức độ đơn giản. Một số giống gia súc hiện nuôi ở các tỉnh miền núi n−ớc ta thuộc nhóm giống này: lợn Mẹo (Nghệ An), lợn Sóc (vùng Tây Nguyên), dê Cỏ - Giống quá độ: Là các giống nguyên thuỷ nh−ng đã trải qua một quá trình chọn lọc trong mối quan hệ tác động của các điều kiện nuôi d−ỡng chăm sóc ở mức độ nhất định. Do vậy, so với nhóm giống nguyên thuỷ, các giống quá độ đ−ợc cải tiến hơn về tầm vóc, năng suất, thời gian thành thục về tính dục và thể vóc. Tuy nhiên chúng cũng đòi hỏi điều kiện nuôi d−ỡng chăm sóc ở mức độ cao hơn. Lợn Móng Cái, vịt Cỏ, vịt Bầu của n−ớc ta thuộc nhóm giống này. - Giống gây thành: Về thời gian, chúng là nhóm giống đ−ợc hình thành sau cùng do kết quả của quá trình lai tạo kết hợp với chọn lọc và nuôi d−ỡng chăm sóc trong những điều kiện môi tr−ờng thích hợp. Vật nuôi trong nhóm giống này có h−ớng sản xuất chuyên dụng hoặc kiêm dụng. So với hai nhóm giống trên, chúng có tầm vóc lớn hơn, thành thục về tính dục và thể vóc sớm hơn, song chúng cũng đòi hỏi những điều kiện nuôi d−ỡng chăm sóc ở mức độ cao hơn. Các giống gia súc gia cầm đ−ợc nhập vào n−ớc ta trong thời gian gần đây phần lớn đều thuộc nhóm giống gây thành: lợn Yorkshire, Landrace, bò Holstein Friesian, Santa Gertrudis, gà Leghorn, gà BE 88, vịt Khaki Campbell, CV Super Meat 9
  11. 1.3.2. Căn cứ vào h−ớng sản xuất, các giống vật nuôi đ−ợc phân thành 2 nhóm sau: - Giống chuyên dụng: Là những giống có năng suất cao về một loại sản phẩm nhất định. Chẳng hạn, bò có các giống chuyên cho sữa nh− Holstein Friesian, chuyên cho thịt nh− Blanc Bleu Belge (viết tắt là BBB) ; gà có giống chuyên cho trứng nh− Leghorn, chuyên cho thịt nh− Cornish; ngựa có giống chuyên để c−ỡi, chuyên để cày kéo; vịt có giống chuyên cho trứng nh− Khaki Campbell, chuyên cho thịt nh− CV Super Meat, lợn có giống chuyên cho nạc nh− Piétrain, Landrace - Giống kiêm dụng: Là những giống có thể sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm, năng suất từng loại sản phẩm của các giống này th−ờng thấp hơn so với các giống chuyên dụng. Chẳng hạn, giống bò kiêm dụng sữa-thịt nh− bò nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss), giống lợn kiêm dụng thịt-mỡ nh− lợn Cornwall; giống gà kiêm dụng trứng-thịt Rhode Island Cần chú ý là các giống vật nuôi bản địa th−ờng đ−ợc sử dụng theo nhiều h−ớng sản xuất khác nhau, chẳng hạn bò vàng, trâu Việt Nam đ−ợc nuôi với nhiều mục đích: cày kéo, lấy thịt, lấy phân. Mặc dù về kỹ thuật ng−ời ta đã có thể điều khiển đ−ợc việc sinh sản đực hoặc cái theo ý muốn, nh−ng do giá thành còn cao nên ch−a ứng dụng rộng trong thực tiễn, vì vậy trong sản xuất th−ơng phẩm một số giống chuyên dụng nh− gà h−ớng trứng (chẳng hạn gà Leghorn), ng−ời ta phải loại thải toàn bộ gà trống ngay từ lúc một ngày tuổi; hoặc đối với bò chuyên sữa Holstein, bò cái sinh ra luôn có giá trị cao hơn bò đực. Đây cũng là một trong các hạn chế của các giống chuyên dụng. 1.3.3. Căn cứ vào nguồn gốc, các giống vật nuôi đ−ợc chia làm 2 nhóm sau: - Giống địa ph−ơng: Là các giống có nguồn gốc tại địa ph−ơng, đ−ợc hình thành và phát triển trong điều kiện kinh tế xã hội, tự nhiên của địa ph−ơng. Chẳng hạn, lợn Móng Cái, bò vàng, vịt Cỏ là các giống địa ph−ơng của n−ớc ta. Các giống địa ph−ơng có khả năng thích ứng cao với điều kiện và tập quán chăn nuôi của địa ph−ơng, sức chống bệnh tốt, song năng suất th−ờng bị hạn chế. - Giống nhập: Là các giống có nguồn gốc từ vùng khác hoặc n−ớc khác. Các giống nhập nội th−ờng là những giống có năng suất cao hoặc có những đặc điểm tốt nổi bật so với giống địa ph−ơng. Chẳng hạn lợn Yorkshire, bò Holstein, vịt Khaki Campbell là các giống nhập nội. Tuy nhiên, do nguồn gốc xuất phát ở vùng có điều kiện môi tr−ờng khác biệt với nơi nhập vào nuôi, các giống nhập phải thích ứng với điều kiện sống mới. Điều này tuỳ thuộc vào khả năng thích nghi của giống nhập, vào những điều kiện mà con ng−ời tạo ra nhằm giúp chúng dễ thích ứng đ−ợc với điều kiện sống ở nơi ở mới. 2. Giới thiệu một số giống vật nuôi phổ biến ở n−ớc ta 10
  12. Lịch sử phát triển của công tác chọn lọc và nhân giống vật nuôi n−ớc ta gắn liền với sự phát triển của sản xuất chăn nuôi n−ớc ta. Theo Niên giám thống kê, năm 2001 cả n−ớc ta có 2.819.400 trâu, 3.896.000 bò, 21.741.000 lợn, 569.400 dê, 158.037.000 gà và 57.973.000 vịt, ngan, ngỗng. Các giống vật nuôi địa ph−ơng đã đ−ợc hình thành từ lâu đời trong hoàn cảnh các nền sản xuất kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi với các tập quán canh tác khác nhau của các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Đặc điểm chung của các giống địa ph−ơng là có h−ớng sản xuất kiêm dụng (cho 2 loại sản phẩm chăn nuôi trở lên), tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất chăn nuôi tận dụng điều kiện thiên nhiên cũng nh− sản phẩm phụ của cây trồng, thích ứng với môi tr−ờng khí hậu nóng ẩm, khả năng chống chịu bệnh tật cao. 2.1. Các giống vật nuôi địa ph−ơng 2.1.1. Trâu Việt Nam Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy (swamp buffalo), đ−ợc nuôi ở các vùng sinh thái khác nhau, sử dụng với nhiều mục đích: cày kéo, lấy thịt và lấy phân. Trâu có tầm vóc khá lớn, ngoại hình t−ơng đối đồng nhất, toàn thân mầu đen, cổ ngực có dải trằng hình chữ V, khoảng 5% trâu có mầu trắng. Nghé sơ sinh có khối l−ợng 28 - 30kg. Khối l−ợng trâu đực và trâu cái tr−ởng thành có thể phân thành 3 mức độ to, trung bình và nhỏ (t−ơng ứng nh− sau: 450 - 500 và 400 - 450kg, 400 - 450 và 350 - 400kg và 350 - 400 và 300 - 350kg) tuỳ thuộc vào điều kiện nuôi d−ỡng, chọn lọc và sử dụng. Dựa vào tầm vóc, ng−ời ta còn chia trâu thành hai nhóm: trâu ngố là trâu có tầm vóc lớn và trâu gié là trâu có tầm vóc nhỏ. Nhìn chung, trâu ở miền núi có tầm vóc lớn hơn trâu ở vùng đồng bằng. Khả năng sinh sản của trâu thấp: tuổi đẻ lứa đầu muộn (4 - 5 tuổi), biểu hiện động dục không rõ nét, nhịp đẻ th−a (1,5 - 2 năm/lứa). Sản l−ợng sữa thấp (600 - 700kg/chu kỳ), tỷ lệ mỡ sữa cao (9 - 12%). Tốc độ sinh tr−ởng chậm, tỷ lệ thịt xẻ thấp (43 - 48%). Một số địa ph−ơng sau đây th−ờng có trâu tầm vóc lớn: Hàm Yên, Chiêm Hoá (Tuyên Quang), Lục Yên (Yên Bái), M−ờng Và, Mai Sơn (Lai Châu), Thanh Ch−ơng (Nghệ An), Quảng Nam, Bình Định, Tây Ninh. 11
  13. 2.1.2. Các giống bò Việt Nam Bò vàng Bò đ−ợc nuôi để lấy thịt, cầy kéo và lấy phân. Hầu hết chúng có lông da mầu vàng nên gọi là bò vàng. Nhìn chung, bò vàng có tầm vóc nhỏ, khối l−ợng tr−ởng thành phổ biến ở con đực là 200 - 250kg, con cái là 140 - 160kg, đực giống tốt: 250 - 280kg, cái giống tốt: 180 - 200kg. Khả năng sinh sản t−ơng đối tốt: tuổi đẻ lứa đầu t−ơng đối sớm (30 - 32 tháng), nhịp đẻ t−ơng đối mau (13 - 15 tháng/lứa). Sản l−ợng sữa thấp (300 - 400 kg/chu kỳ), tỷ lệ mỡ sữa cao (5,5%). Tốc độ sinh tr−ởng chậm, tỷ lệ thịt xẻ thấp (45%). Một số địa ph−ơng sau đây có các nhóm bò tốt: Lạng Sơn, bò Mèo (Đồng Văn - Hà Giang), Thanh Hoá, Nghệ An, Phú Yên. Bò Lai Sind Cách đây khoảng 70 năm, bò Red Sindhi đ−ợc nhập vào n−ớc ta và nuôi ở một số địa ph−ơng. Việc lai giữa bò Sindhi và bò vàng đã hình thành nên giống bò Lai Sind. Bò Lai Sind là giống bò tốt, thích nghi cao với điều kiện nuôi d−ỡng và khí hậu n−ớc ta. Bò có tầm vóc t−ơng đối lớn (ở tuổi tr−ởng thành con đực nặng 250 - 300kg, con cái nặng 200 - 250kg), mầu lông vàng sẫm, tai to và hơi rủ, yếm cổ phát triển kéo dài tới rốn, u vai cao. Khả năng sinh tr−ởng, cho thịt và cầy kéo đều tốt hơn bò vàng. Khả năng sinh sản t−ơng đối tốt, sản l−ợng sữa 790 - 950kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 5%. Tốc độ sinh tr−ởng nhanh hơn bò vàng, tỷ lệ thịt xẻ t−ơng đối cao (50%). 2.1.3. Ngựa Việt Nam Ngựa Việt Nam đ−ợc nuôi nhiều ở vùng núi, ven đô thị và đ−ợc dùng để thồ hàng, kéo xe hoặc c−ỡi. Nhìn chung, ngựa có mầu lông khá đa dạng, tầm vóc nhỏ. ở tuổi tr−ởng thành, khối l−ợng con đực 170 - 180kg, con cái 160 - 170kg. Ngựa Việt Nam có thể kéo xe trọng tải 1400 - 12
  14. 1500kg, thồ đ−ợc 160 - 180kg hàng, hoặc c−ỡi với tốc độ trung bình 25km/giờ. 2.1.4. Dê Việt Nam Dê nội Có thể chia dê nội thành hai nhóm: dê cỏ và dê núi. Dê cỏ chiếm đa số và đ−ợc nuôi chủ yếu ở vùng trung du, đồng bằng và ven biển. Dê cỏ có mầu lông đa dạng: trắng, ghi, nâu, đen; tầm vóc nhỏ (ở tuổi tr−ởng thành, con đực 40 - 45kg, con cái 26 - 28kg). Dê núi đ−ợc nuôi ở các tỉnh vùng núi miền Bắc nh− Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn Chúng có tầm vóc lớn hơn dê cỏ (ở tuổi tr−ởng thành, con đực 40 - 50kg, con cái 34 - 36kg). Nhìn chung dê Việt Nam có tầm vóc nhỏ, chủ yếu đ−ợc nuôi để lấy thịt. Khả năng sinh sản t−ơng đối tốt: dê cái 6 tháng tuổi đã thành thục về tính, tỷ lệ đẻ sinh đôi chiếm 60 - 65%. Sản l−ợng sữa thấp chỉ đủ nuôi con. Tốc độ sinh tr−ởng chậm, tỷ lệ thịt xẻ thấp (dê cỏ 43%, dê núi 45%). Dê Bách Thảo Dê Bách Thảo có nguồn gốc từ các giống dê Beetal, Jamnpari (ấn Độ) và Alpine, Saanen (Pháp) đ−ợc nhập vào n−ớc ta cách đây hàng trăm năm, hiện đ−ợc nuôi chủ yếu ở một số tỉnh duyên hải miền nam trung bộ: Phan Rang, Phan Thiết, Khánh Hoà. Dê Bách Thảo đ−ợc nuôi để vắt sữa, đa số dê có hai sọc đen chạy dọc theo mặt, thân mầu đen, bụng cẳng chân và đuôi mầu trắng. Tầm vóc của dê Bách Thảo lớn hơn dê nội, ở tuổi tr−ởng thành con đực có khối l−ợng 65 - 75 kg, con cái 42 - 45 kg. Khả năng sinh sản t−ơng đối tốt: tuổi đẻ lứa đầu 12 - 14 tháng tuổi, 2/3 số dê cái đẻ 2 con/lứa. Sản l−ợng sữa 170 - 200 kg/chu kỳ cho sữa 150 ngày. 13
  15. 2.1.5. Các giống lợn nội chủ yếu Lợn ỉ Lợn ỉ có nguồn gốc từ Nam Định và là giống lợn địa ph−ơng của hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Có hai nhóm lợn ỉ chính: nhóm béo hơn là ỉ mỡ, nhóm thanh hơn là ỉ pha (hoặc nhóm tầm vóc lớn hơn là ỉ gộc) . Nhìn chung, lợn có tầm vóc nhỏ, toàn thân mầu đen, đầu và tai nhỏ, mắt híp, má béo xệ, mõm ngắn và cong, l−ng võng, chân ngắn và nhỏ th−ờng đi bằng bàn, bụng to, lợn nái chửa xệ th−ờng có bụng xệ kéo lê sát đất. Lợn ỉ thành thục tính dục sớm: con cái lúc 3 - 4 tháng tuổi (12 - 18 kg), con đực lúc 1,5 - 2 tháng tuổi. Khối l−ợng lúc tr−ởng thành con đực 40 - 50 kg, con cái 60 - 80 kg. Khả năng sinh sản t−ơng đối khá (đẻ 10 - 11 con/lứa). Lợn thịt có tốc độ sinh tr−ởng chậm (300 - 350 g/ngày), tiêu tốn nhiều thức ăn (5 - 5,5 kg thức ăn/kg tăng trọng), nhiều mỡ ít nạc (tỷ lệ nạc 32 - 35 %). Hiện nay lợn ỉ gần nh− bị tuyệt chủng, số l−ợng lợn thuần còn rất ít. Lợn Móng Cái Lợn Móng Cái có nguồn gốc từ Quảng Ninh, hiện đ−ợc nuôi ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng và khu bốn cũ. Lợn Móng Cái có tầm vóc lớn và thanh thoát hơn lợn ỉ. Lông da có mầu đen vá trắng, đầu đen có đốm trắng ở trán, vai có dải trắng vắt ngang, bụng và 4 chân trắng, l−ng mông và đuôi đen, nh−ng chóp trắng. Giữa hai vùng lông và đen trắng có dải ngăn cách rộng 2 - 5 cm trong đó da màu đen còn lông mầu trắng. Nhìn chung, lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt hơn lợn ỉ (đẻ 10 - 12 con/lứa). Lợn thịt có tốc độ tăng trọng 350 - 400 g/ngày, tiêu tốn 5,0 - 5,5 kg thức ăn/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 33 - 36 %. Hiện nay lợn Móng Cái chủ yếu đ−ợc sử dụng làm nái nền lai với lợn đực ngoại sản xuất lợn lai F1 nuôi thịt hoặc dùng làm nái trong các công thức lai phức tạp hơn. Lợn M−ờng Kh−ơng Lợn M−ờng Kh−ơng đ−ợc nuôi ở một số địa ph−ơng vùng núi phía Bắc và Tây Bắc. Toàn thân lợn mầu đen, có 6 đốm trắng ở trán, bốn chân và chóp đuôi, tai to và rủ, 14
  16. mõm dài. So với lợn ỉ và lợn Móng Cái, lợn M−ờng Kh−ơng có tầm vóc lớn hơn, dài mình hơn, chân khoẻ hơn, nh−ng khả năng sinh sản kém (đẻ 6 - 8 con/lứa), sinh tr−ởng chậm (lợn thịt 1 năm tuổi có khối l−ợng 60 - 70 kg). Lợn Mẹo Lợn Mẹo đ−ợc nuôi ở vùng núi phía tây tỉnh Nghệ An. Lợn có mầu đen, tai to, mõm dài. Khả năng sinh sản và cho thịt của lợn Mẹo t−ơng tự nh− lợn M−ờng Kh−ơng. Lợn Ba Xuyên Lợn Ba Xuyên là giống lợn đ−ợc hình thành trên cơ sở lai tạo giữa lợn địa ph−ơng Nam bộ với lợn địa ph−ơng ở đảo Hải Nam (Trung Quốc), lợn Craonaise (Pháp) tạo ra lợn Bồ Xụ. Lợn Bồ Xụ đ−ợc lai với lợn Berkshire (Anh) hình thành nên lợn Ba Xuyên. Lợn Ba Xuyên có tầm vóc khá lớn, mầu lông trắng có điểm các đốm đen. Con đực và cái tr−ởng thành có khối l−ợng 120 - 150 kg, Khả năng sinh sản ở mức trung bình. Lơn thịt 10 - 12 tháng tuổi nặng 70 - 80 kg. Lợn Ba Xuyên đ−ợc nuôi ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ. 15
  17. Lợn Thuộc Nhiêu Giống nh− lợn Ba Xuyên, lợn Thuộc Nhiêu đ−ợc hình thành từ việc lai lợn Bồ Xụ với lợn Yorkshire (Anh). Lợn Thuộc Nhiêu có tầm vóc khá lớn, lông da mầu trắng. Con đực và cái tr−ởng thành có khối l−ợng 120 - 160 kg, khả năng sinh sản t−ơng đối khá. Lợn thịt 8 tháng tuổi đạt 75 - 85 kg. Lợn Thuộc Nhiêu đ−ợc nuôi ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. 2.1.6. Các giống gà chủ yếu của Việt Nam Gà Ri Là giống gà nội phổ biến nhất. Gà Ri có tầm vóc nhỏ, ở tuổi tr−ởng thành con trống nặng 1,8 - 2,3 kg, con mái nặng 1,2 - 1,8 kg. Gà Ri có dáng thanh, đầu nhỏ, mỏ vàng, cổ và l−ng dài, chân nhỏ mầu vàng. Phổ biến nhất là gà trống có bộ lông mầu nâu sẫm, gà mái lông mầu vàng nhạt. Gà Ri thành thục về tính t−ơng đối sớm (4,5 - 5 tháng tuổi). Sản l−ợng trứng 90 - 120 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng nhỏ (38 - 42 g), gà mái có tính ấp bóng cao, ấp trứng và nuôi con khéo. Nuôi thịt có tốc độ tăng tr−ởng chậm, thịt thơm ngon. Gà Ri thích hợp với nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả. Gà Đông Tảo Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ thôn Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu (H−ng Yên). Gà có tầm vóc lớn, đầu to, mào nụ, cổ và mình ngắn, ngực nở, l−ờn dài, bụng gọn, ngực và bụng ít lông, chân màu vàng, to xù xì. Gà trống có bộ lông mầu nâu sẫm tía, con cái lông mầu vàng nhạt. Gà con mọc lông chậm. Khi tr−ởng thành, con 16
  18. trống nặng 3,5 - 4 kg, con mái nặng 2,5 - 3 kg. Khả năng sinh sản kém, gà mái đẻ trứng muộn, sản l−ợng trứng 55 - 65 quả/mái/năm, trứng to (50 - 60 g), tỷ lệ ấp nở thấp, gà mái ấp trứng và nuôi con vụng. Gà Hồ Gà Hồ có nguồn gốc từ thôn Song Hồ thuộc huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Tầm vóc, hình dáng và mầu sắc của gà Hồ t−ơng tự gà Đông Tảo. ở tuổi tr−ởng thành con trống nặng 3,5 - 4 kg, con mái nặng 3 - 3,5 kg. Gà mái đẻ trứng muộn, sản l−ợng trứng 50 -60 quả/mái/năm, trứng to (50 - 60 g), tỷ lệ ấp nở thấp, gà mái ấp trứng và nuôi con vụng. Gà Mía Gà Mía có nguồn gốc từ thôn Đ−ờng Lâm thuộc huyện Ba Vì (Hà Tây). Gà Mía có tầm vóc t−ơng đối to, mào đơn (mào cờ), con trống có lông mầu đen, con mái mầu nâu sẫm và có yếm ở l−ờn. ở tuổi tr−ởng thành, con trống có khối l−ợng 3 - 3,5 kg, con mái 2 - 2,5 kg. Khả năng sinh sản thấp: gà mái đẻ trứng muộn, sản l−ợng trứng 55 - 60 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 52 - 58 g. Ngoài ra còn có gà Tre, gà ác (lông trắng, chân 5 ngón, x−ơng đen), gà H'Mông. 2.1.7. Các giống vịt, ngan, ngỗng của Việt Nam Vịt Cỏ Là giống vịt nội phổ biến nhất, đ−ợc nuôi để lấy trứng và thịt. Vịt Cỏ có mầu lông khá đa dạng, đa số mầu cánh sẻ, tầm vóc nhỏ, ở tuổi tr−ởng thành con trống 1,5 - 1,7 kg, con mái 1,4 - 1,5 kg. Khả năng sinh sản của vịt Cỏ khá tốt: tuổi đẻ quả trứng đầu tiên 130 - 140 ngày tuổi, sản l−ợng trứng 200 - 210 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 17
  19. 60 - 65 g. Vịt thịt nuôi chăn thả giết thịt lúc 2 tháng tuổi con trống nặng 1,2 - 1,3 kg; con mái nặng 1,0 - 1,2 kg. Vịt Bầu Vịt Bầu có nguồn gốc từ vùng Chợ Bến (Hoà Bình), mầu lông khá đa dạng nh−ng chủ yếu là mầu cà cuống. Vịt Bầu chủ yếu nuôi lấy thịt, vịt có tầm vóc lớn: ở tuổi tr−ởng thành con trống nặng 2,0 - 2,5 kg, con mái 1,7 - 2,0 kg. Tuổi đẻ trứng quả trứng đầu muộn hơn vịt cỏ (154 - 160 ngày tuổi), sản l−ợng trứng cũng thấp hơn (165 - 175 quả/mái/năm), khối l−ợng trứng lớn hơn (62 - 70 g). Tuy nhiên, tốc độ sinh tr−ởng nhanh và khả năng cho thịt tốt hơn vịt Cỏ: nuôi theo ph−ơng thức chăn thả giết thịt lúc 65 -72 ngày tuổi vịt nặng 1,4 - 1,6 kg. Ngoài ra còn có vịt Kỳ Lừa (Lạng Sơn) t−ơng tự nh− vịt Bầu, vịt Ô Môn (Vĩnh Long) có ngoại hình, khả năng sản xuất t−ơng tự nh− vịt Cỏ, vịt Bầu Quỳ (Nghệ An) có chất l−ợng thịt cao. Ngan nội Ngan nội có ba mầu lông chủ yếu: trắng, đen và loang đen trắng. Ngan nội có tầm vóc nhỏ, ở tuổi tr−ởng thành con trống 3,8 - 4,0 kg, con mái 2,0 - 2,2 kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: 225 - 235 ngày tuổi, sản l−ợng trứng 65 - 70 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 65 - 70 g. Ngan nuôi chăn thả th−ờng giết thịt lúc 11 - 12 tuần tuổi khối l−ợng ngan trống 2,9 - 3,0 kg, ngan mái 1,7 18
  20. - 1,9 kg. Ngỗng Cỏ Ngỗng Cỏ (còn gọi là ngỗng Sen) có 3 mầu lông chủ yếu: trắng, xám và vừa trắng vừa xám. Nhìn chúng ngỗng Cỏ tầm vóc nhỏ, ở tuổi tr−ởng thành con trống 4,0 - 4,5 kg, con mái 3,6 - 4,0 kg. Con mái có sản l−ợng trứng 60 - 76 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 140 - 170 g. 2.2. Các giống vật nuôi chủ yếu nhập từ n−ớc ngoài Các giống ngoại nhập vào n−ớc ta hoặc đ−ợc nuôi thuần chủng để tạo sản phẩm chăn nuôi, hoặc đ−ợc lai với các giống trong n−ớc. Những thành tựu đạt đ−ợc trong lai giống lợn, bò, gia cầm gắn liền với các tiến bộ kỹ thuật về thụ tinh nhân tạo đã làm đa dạng hoá sản phẩm, tăng năng suất, cải tiến chất l−ợng góp phần đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về số l−ợng và chất l−ợng sản phẩm chăn nuôi theo với nhịp độ gia tăng dân số cũng nh− tốc độ tăng tr−ởng của nền kinh tế đất n−ớc và cải thiện đời sống của nhân dân. 2.2.1. Các giống trâu bò nhập nội Trâu Murrah Trâu Murrah đ−ợc nhập từ ấn Độ, Pakistan là nhóm trâu sông (river buffalo). Trâu Murrah có tầm vóc lớn, toàn thân mầu đen, da mỏng, sừng cong xoắn. Lúc tr−ởng thành, trâu đực nặng 700 - 750 kg, trâu cái nặng 500 - 600 kg. Khả năng cho sữa khá: 1.500 - 1.800 kg/chu kỳ 9 - 10 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 7 - 9%. Tỷ lệ thịt xẻ: 48%. Bò sữa Holstein Fiesian Là giống bò sữa ôn đới nổi tiếng thế giới có nguồn gốc từ Hà Lan. Bò Holstein Fiesian có mầu lông lang trắng đen. Khi tr−ởng thành, bò đực nặng 800 - 1.000 kg, bò cái nặng 500 - 550 kg. Bò cái có dáng thanh, đầu nhỏ, da mỏng, bầu vú phát triển, 19
  21. tĩnh mạch vú nổi rõ. đàn bò sữa tại Hà Lan hiện có sản l−ợng sữa trung bình 8000 kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ lệ mỡ sữa 4,1%. Tuy nhiên, bò thích ứng kém với điều kiện nhiệt đới và khả năng chống chịu bệnh thấp. Bò Holstein Fiesian đ−ợc nuôi phổ biến ở nhiều n−ớc, đ−ợc nhập vào n−ớc ta lần đầu qua đ−ờng Trung Quốc (bò Lang trắng đen Bắc Kinh), sau đó từ Cu Ba, gần đây từ Australia và Mỹ để lai với bò Vàng hoặc bò Lai Sind hoặc nuôi thuần chủng để phát triển đàn bò sữa của n−ớc ta. Bò Red Sindhi Bò Red Sindhi có nguồn gốc Pakistan, đ−ợc nhập vào n−ớc ta từ ấn Độ và Pakistan. Bò có mầu lông đỏ vàng hoặc nâu thẫm, thân ngăns, chân cao, mình lép, tai to rủ, yếm và nếp gấp da ở d−ới cổ và âm hộ rất phát triển. Bò đực có u vai cao, đầu to trán gồ, sừng ngắn. Bò cái có bầu vú phát triển, núm vú to dài, tĩnh mạch vú nổi rõ. Lúc tr−ởng thành, bò đực nặng 450 - 500 kg, bò cái nặng 350 - 380 kg. Sản l−ợng sữa 1.400 - 2.100 kg/chu kỳ 270 - 290 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 5 - 5,5%. Bò Shahiwal Bò Shahiwal có nguồn gốc từ Pakistan. Bò có ngoại hình, tầm vóc t−ơng tự nh− bò Red Sindhi. Bò cái có bầu vú phát triển hơn. Sản l−ợng sữa: 2.100 - 2.300 kg/chu kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5 - 5,5%. Cũng nh− bò Red Sindhi, bò Shahiwal thích nghi với khí hậu nóng ẩm, chịu đựng kham khổ và sữa chống bệnh tốt. 2.2.2. Các giống ngựa, dê nhập nội Ngựa Cabadin Đ−ợc nhập từ Liên Xô cũ, là giống ngựa có tầm vóc lớn, khả năng sử dụng c−ỡi hoặc kéo đều tốt. Ngựa Cabadin đ−ợc nuôi thích nghi qua nhiều thế hệ tại Bá Vân (Thái Nguyên) và cũng đã đ−ợc sử dụng để lai tạo với ngựa Việt Nam nhằm cải tiến tầm vóc và khả năng sản xuất. Dê Barbari 20
  22. Đ−ợc nhập từ ấn Độ, dê có thân hình thon chắc, mầu lông trắng có đốm vàng nâu, tai nhỏ và thẳng. Lúc tr−ởng thành, con đực nặng 30 - 35 kg. Con cái có bầu vú phát triển, cho sữa 0,9 - 1 kg/ngày với chu kỳ vắt sữa 145 - 148 ngày. Dê có khả năng chịu đựng kham khổ, ăn tạp, hiền lành, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở n−ớc ta. Dê Alpine Là giống dê sữa của Pháp, mầu lông chủ yếu là vàng, đôi khi có đốm trắng, tai nhỏ và thẳng. Lúc tr−ởng thành, con đực nặng 50 - 55 kg, con cái nặng 40 - 42 kg. Sản l−ợng sữa 900 - 1.000 kg/chu kỳ 240 - 250 ngày. Dê Alpine và tinh dịch của chúng đã đ−ợc nhập vào n−ớc ta để nuôi thử nghiệm và cho lai với dê Bách Thảo. 2.2.3. Các giống lợn nhập nội Lợn Yorkshire Lợn có nguồn gốc từ vùng Yorshire (Anh) và là giống lợn phổ biến trên thế giới. Lợn có tầm vóc lớn, toàn thân mầu trắng, tai nhỏ dựng thẳng. ở tuổi tr−ởng thành, lợn đực nặng 350 - 380 kg, lợn nái nặng 250 - 280 kg. Khả năng sinh sản và cho thịt đều tốt. Lợn cái phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa đẻ 11 - 12 con. Lợn thịt tăng trọng trung bình 700 - 750 g/ngày, tỷ lệ nạc 50 - 55%, tiêu tốn 2,2 - 2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng. 21
  23. Lợn Landrace Lợn Landrace có nguồn gốc từ Đan Mạch và là giống lợn cho nạc nổi tiếng thế giới. Lợn có tầm vóc lớn, mình dài có 16 đôi x−ơng s−ờn, hình dáng giống quả thuỷ lôi, đầu nhỏ, mông và đùi phát triển. Toàn thân mầu trắng, tai to rủ che kín mắt. ở tuổi tr−ởng thành, lợn đực nặng 300 - 320 kg, lợn nái nặng 220 - 250 kg. Lợn cái phối giống lần đầu lúc 8 - 9 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa đẻ 11 - 12 con. Lợn thịt tăng trọng trung bình 700 - 750 g/ngày, tỷ lệ nạc trên 55%, tiêu tốn 2,3 - 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng. Lợn Duroc Có nguồn gốc từ Mỹ. Lợn có tầm vóc lớn, toàn thân mầu nâu (tuy nhiên cũng có dòng Duroc mầu trắng), tai nhỏ dựng thẳng. ở tuổi tr−ởng thành, lợn đực nặng 300 - 320 kg, lợn nái nặng 220 - 250 kg. Lợn thịt tăng trọng trung bình 650 - 700 g/ngày, tỷ lệ nạc 50 - 55%, tiêu tốn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Có khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên khả năng sinh sản hơi thấp. Lợn Piétrain Có nguồn gốc từ Bỉ và là giống lợn có tỷ lệ nạc cao nhất. Lợn có tầm vóc lớn, vai, mông nở, đùi phát triển. Lông da mầu trắng vá đen, tai nhỏ dựng thẳng. ở tuổi tr−ởng thành, lợn đực nặng 300 - 320 kg, lợn nái nặng 220 - 250 kg. Lợn cái phối giống lúc 14 tháng tuổi, trung bình mỗi lứa đẻ 11 - 12 con. Lợn thịt tăng trọng trung bình 650 - 700 g/ngày, tỷ lệ nạc trên 60%, tiêu tốn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. 2.3.4. Các giống gà nhập nội Các giống gà trứng 22
  24. Gà Leghorn Là giống gà chuyên cho trứng có nguồn gốc từ Italia, gà mầu lông trắng, mào đơn rất phát triển. Gà có tầm vóc nhỏ, con trống 2,2 - 2,5 kg, con mái 1,6 - 1,8 kg. Tuổi đẻ quả trứng đầu 140 ngày tuổi, sản l−ợng trứng 240 - 260 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 50 - 55 g, vỏ trứng mầu trắng. Hai dòng gà Leghorn thuần chủng BVX và BVY nuôi tại Ba Vì đã đ−ợc công nhận là giống quốc gia của Việt Nam. Gà Goldline Gà Goldline gồm 4 dòng thuần của Hà Lan, các dòng thuần đ−ợc lai với nhau nhằm tạo gà mái lai th−ơng phẩm nuôi lấy trứng. Gà mái có bộ lông mầu nâu, sản l−ợng trứng 245 - 300 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 56 - 60 g, vỏ trứng có mầu nâu. Gà Brown Nick Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, gà mái đẻ có bộ lông mầu nâu, đẻ trứng sớm: bắt đầu đẻ lúc 18 tuần tuổi, sản l−ợng trứng đạt 300 quả khi gà mái 76 tuần tuổi, khối l−ợng trứng 58 - 60 g, trứng có mầu nâu. Gà Hisex Brown Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, gà mái đẻ cũng có lông mầu nâu, sản l−ợng trứng 290 - 300 quả khi gà mái 76 tuần tuổi, khối l−ợng trứng 50 - 60 g. Gà Hy Line Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp. T−ơng tự nh− gà Brown-Nick, gà mái đẻ trứng sớm (18 tuần tuổi), sản l−ợng trứng đạt 280 - 290 quả khi gà mái 76 tuần tuổi. Gà Isa Brown Do hãng Merial cung cấp, gà mái có bộ lông mầu nâu, lúc 20 tuần tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50%, tới 76 tuần tuổi đạt sản l−ợng 329 quả/mái, khối l−ợng trứng trung bình 62,7 g, vỏ trứng mầu nâu. 23
  25. Các giống gà thịt Gà Hybro Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, đ−ợc nhập vào n−ớc ta từ năm 1985, gồm các dòng trống A và V1, các dòng mái V2 và V3. Các công thức lai của gà Hybro đ−ợc sử dụng trong chăn nuôi gia cầm công nghiệp n−ớc ta trong những năm 1985 - 1995, năm 1997 đã bị loại bỏ do không cạnh tranh đ−ợc với các giống gà mới nhập sau này. Gà BE 88 Là bộ giống gà thịt nhập từ Cu Ba gồm 4 dòng thuần: các dòng trống B1 và E1, các dòng mái B4 và E3. Các công thức lai của bộ giống gà BE 88 cho năng suất thịt cao hơn so với gà Hybro. Gà Arbor Acres (AA) Do hãng BC Partners cung cấp. AA là một trong những giống gà thịt cao sản, có bộ lông mầu trắng. Lúc 49 ngày tuổi, gà trống đạt 2,8 kg, gà mái đạt 2,6 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản l−ợng trứng 180 - 190 quả/mái/năm. Gà Isa Vedette Do hãng Merial cung cấp. Lúc 49 ngày tuổi, gà trống nặng 2,5 - 2,6 kg, gà mái nặng 1,2 - 2,3 kg, tiêu tốn 1,9 - 2,0 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản l−ợng trứng 170 quả/mái/năm. 24
  26. Gà Avian Do hãng Avian Farms Inc. cung cấp. Gà Avian có năng suất thịt xấp xỉ tự gà AA, lúc 49 ngày tuổi gà trống nặng 2,4 - 2,5 kg, gà mái nặng 2,2 - 2,3 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg thức ăn cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản l−ợng trứng 190 quả/mái/năm. Gà Ross 208 Do hãng BC Partners cung cấp. Ross 208 cũng là một trong những giống gà thịt cao sản, 49 ngày tuổi gà trống nặng 2,6 kg, gà mái nặng 2,2 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg cho mỗi kg tăng trọng. Gà Lohmann Do hãng Lohmann Wesjohann Group cung cấp, lúc 49 ngày tuổi gà trống nặng 2,6 kg, gà mái nặng 2,2 kg, tiêu tốn 2,1 - 2,2 kg cho mỗi kg tăng trọng. Gà mái có sản l−ợng trứng 175 - 185 quả/mái/năm. Gà Hubbard Do hãng Tyson Foods cung cấp, gà có năng suất t−ơng tự các giống Issa Vedette và AA. Các giống gà thả v−ờn Gà Tam Hoàng Đ−ợc nhập từ Trung Quốc gồm hai dòng Jiangcun và 882. Gà trống có mầu lông nâu cánh dán, gà mái lông mầu vàng, chân và mỏ vàng. Gà mái đẻ 130 - 160 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 45 - 58 g. Gà thịt dòng 882 ở 91 ngày tuổi đạt 1,7 - 1,9 kg, tiêu tốn 2,8 - 3,0 kg cho mỗi kg tăng trọng. Gà có sức kháng bệnh cao, 25
  27. thích hợp với nuôi chăn thả hoặc bán chăn thả. Gà L−ơng Ph−ợng hoa Đ−ợc nhập từ Quảng Tây (Trung Quốc), gà có hình dáng bên ngoài gần giống với gà Ri, mầu lông vàng hoặc vàng đốm hoa, đen đốm hoa, da chân và mỏ màu vàng. Khi tr−ởng thành, gà trống nặng 2,7 kg, gà mái nặng 2,1 kg. Gà mái đẻ bắt đầu đẻ trứng lúc 24 tuần tuổi, tới 66 tuần tuổi đạt 170 quả/mái. Gà thịt 65 ngày tuổi đạt 1,5 -1,6 kg, tiêu tốn 2,4 - 2,6 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Sasso Do hãng Sasso (Pháp) cung cấp, gồm nhiều dòng, dòng SA31 đ−ợc nhập vào n−ớc ta. Gà th−ơng phẩm có màu lông nâu đỏ, thích nghi cao với điều kiện nóng ẩm. Khi tr−ởng thành, gà mái nặng 2,4 kg, tới 66 tuần tuổi sản l−ợng trứng đạt 180 - 190 quả/mái. Gà thịt 63 ngày tuổi đạt 2,2 - 2,5 kg, tiêu tốn 2,4 - 2,5 kg thức ăn/kg tăng trọng. Gà Kabir Do hãng Kabir (Israel) cung cấp, gồm nhiều dòng. Gà mái ở tuổi tr−ởng thành nặng 2,2 - 2,3 kg, khả năng sinh sản cao hơn gà Tam Hoàng hoặc L−ơng Ph−ợng, 24 tuổi bắt đầu đẻ trứng, tới 52 tuần tuổi đạt 150 - 180 quả/mái. Gà thịt th−ơng phẩm có khả năng tăng trọng nhanh, 26
  28. 9 tuần tuổi đạt 2,1 - 2,3 kg, tiêu tốn 2,2 -2,4 kg thức ăn/kg tăng trọng, da vàng, thịt chắc gần giống với gà Ri. 2.2.5. Các giống vịt nhập nội Vịt Bắc Kinh Là giống vịt thịt nổi tiếng, đ−ợc nhập từ những năm 1960. Vịt có bộ lông mầu trắng tuyền, mỏ vàng, cổ to dài vừa phải, ngực nở sâu rộng. Lúc tr−ởng thành, vịt trống nặng 2,8 - 3 kg, vịt mái nặng 2,4 - 2,7 kg. Sản l−ợng trứng đạt 130 - 140 quả/mái/năm, khối l−ợng trứng 75 - 85 g. Vịt thịt lúc 56 ngày tuổi, con trống nặng 2,3 - 2,5 kg, con mái nặng 2 - 2,2 kg, tiêu tốn 2,8 - 3,2 kg thức ăn/kg tăng trọng. Vịt CV Super M. (Cherry Valley Super Meat) Do hãng Cherry Valley (Anh) cung cấp. Vịt có hình dáng, mầu sắc lông t−ơng tự vịt Bắc Kinh. Vịt mái bắt đầu đẻ trứng lúc 26 tuần tuổi, sản l−ợng trứng nuôi tại Anh đạt 220 quả/mái/40 tuần đẻ, nuôi tại Việt Nam đạt 170 - 180 quả/mái/năm. Vịt thịt th−ơng phẩm nuôi theo ph−ơng thức công nghiệp tại Anh đạt 3 - 3,2 kg lúc 49 ngày tuổi, tiêu tốn 2,8 kg thức ăn/1 kg thịt hơi, nuôi chăn thả tại Việt Nam đạt 2,8 - 3 kg lúc 75 ngày tuổi. Vịt Khaki Campbell Là giống vịt chuyên trứng nổi tiếng có nguồn gốc từ n−ớc Anh. Vịt có mầu lông vàng nhạt (mầu Kaki), mỏ con trống có mầu xanh lá cây sẫm, mỏ con mái có mầu xám đen. Lúc tr−ởng thành, con trống nặng 2,2 - 2,4 kg, con mái nặng 2 - 2,2 kg. Vịt mái bắt đầu đẻ trứng lúc 140 - 150 ngày 27
  29. tuổi, năng suất trứng 250 - 280 quả/mái/năm. Khối l−ợng trứng 65 - 75 g. 2.2.6. Các giống ngan, ngỗng nhập nội Ngan Pháp Đ−ợc nhập từ hãng Grimand Fress gồm 2 dòng R31 (màu xám đen) và R51 (màu trắng tuyền). Cả 2 dòng ngan này đều có khả năng cho thịt và sinh sản cao, thích ứng tốt với điều kiện nhiệt đới. Con trống nặng 4,4 - 4,8 kg lúc 88 ngày tuổi, con mái nặng 2,4 - 2,6 kg lúc 77 ngày tuổi. Sản l−ợng trứng đạt 100 quả/mái/năm. Nuôi thịt lúc 12 tuần tuổi con trống nặng 3,3 - 3,4 kg, con mái nặng 2,5 kg. Ngỗng S− Tử Đ−ợc nhập từ Trung Quốc vào những năm 1960. Ngỗng có mầu lông xám sẫm, đầu to mỏ đen, mào to mầu đen. Lúc tr−ởng thành, con trống nặng 4 - 4,5 kg, con mái nặng 3,6 - 4 kg. Sản l−ợng trứng 30 - 38 quả/mái/6 tháng, khối l−ợng trứng 140 - 170 g. Ngỗng thịt lúc 70 ngày tuổi đạt 3,3 - 3,6 kg. Ngỗng Rheinland Đ−ợc nhập từ Đức, có mầu lông trắng tuyền. Lúc tr−ởng thành, con trống nặng 5,5 - 6,5 kg, con mái nặng 4,5 - 5,5 kg. Sản l−ợng trứng 45 - 50 quả/mái/năm. Khối l−ợng trứng 120 - 180 g. Ngỗng thịt lúc 70 ngày tuổi đạt 3,8 - 4,3 kg. Ngỗng Italia Có mầu lông trắng tuyền. Lúc tr−ởng thành, con trống nặng 5,5 - 6,5 kg, con mái nặng 5 - 5,5 kg. Sản l−ợng trứng 50 - 70 quả/mái/năm. Khối l−ợng trứng 150 - 180 g. Ngỗng thịt lúc 70 ngày tuổi đạt 4 - 4,4 kg. Một vài năm gần đây, tiếp sau sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp thức ăn gia súc, một số doanh nghiệp t− nhân, công ty liên doanh hoặc 100% vốn n−ớc ngoài đã bắt đầu đầu t− vào khâu sản xuất con giống. Nhà n−ớc cũng tiếp tục thực thi một số chính sách hỗ trợ cho việc sản xuất giống vật nuôi. Một số kỹ thuật tiên tiến trong di truyền chọn giống vật nuôi nh− cấy truyền phôi, ứng dụng các phần mềm máy tính 28
  30. trong chọn lọc gia súc giống đang đ−ợc áp dụng trong nghiên cứu và sản xuất ở n−ớc ta. Vì vậy, để tăng c−ờng hiệu quả ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong khâu chọn lọc nhân giống vật nuôi, việc trang bị các hiểu biết khoa học cũng nh− những ứng dụng vào thực tiễn chọn lọc nhân giống vật nuôi n−ớc ta là một trong những yêu cầu cần thiết đối với những ng−ời làm các nhiệm vụ có liên quan đến sản xuất chăn nuôi. 3. Khái niệm và ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi 3.1. Khái niệm về công tác giống vật nuôi Chọn giống và nhân giống vật nuôi, đ−ợc gọi tắt là giống vật nuôi, là một môn khoa học ứng dụng các quy luật di truyền để cải tiến về mặt di truyền đối với năng suất và chất l−ợng sản phẩm của vật nuôi. Công tác giống vật nuôi gồm hai nhiệm vụ cơ bản là chọn giống và nhân giống vật nuôi. Những ng−ời làm công tác giống vật nuôi cần thành thạo ba kỹ năng chủ yếu sau đây: - Phải nắm đ−ợc những biến đổi di truyền nào là có giá trị Nhiệm vụ đầu tiên của công tác giống vật nuôi là phải xác định đ−ợc mục tiêu của công tác giống là nhằm cần cải tiến, nâng cao những đặc tính nào ở vật nuôi. Những ng−ời làm công tác giống vật nuôi luôn quan tâm đến những cá thể, các nhóm, các đàn vật nuôi có các đặc tính tốt hơn các cá thể, các nhóm, các đàn vật nuôi khác. Nếu các biến đổi của các đặc tính này do yếu tố di truyền gây nên, thì khi phối giống giữa các bố mẹ có các đặc tính tốt sẽ tạo đ−ợc những biến đổi di truyền có lợi ở đời con. Tuy nhiên, nếu cùng một lúc càng đề ra quá nhiều mục tiêu, thì hiệu quả cải tiến di truyền của công tác giống càng kém hiệu quả. Vì vậy, cần lựa chọn mục tiêu nào là quan trọng nhất và xem xét khả năng cải tiến di truyền đối với mục tiêu đó. - Phải lựa chọn chính xác và có hiệu quả đ−ợc những con giống tốt. Trong quá trình nuôi d−ỡng, sử dụng vật nuôi, cần quan sát mô tả hoặc xác định giá trị các tính trạng của vật nuôi. Trên cơ sở các tính trạng theo dõi đ−ợc, tiến hành đánh giá vật nuôi và lựa chọn những vật nuôi đáp ứng đ−ợc yêu cầu về các tính trạng mà ta muốn nâng cao để giữ chúng làm giống. Các vật nuôi giữ làm giống đ−ợc gọi là các vật giống. Vật giống là những vật nuôi đực hoặc cái dùng để sinh sản ra thế hệ sau. Quyết định giữ hay không giữ lại vật nuôi làm vật giống đ−ợc gọi là chọn lọc giống vật nuôi, gọi tắt là chọn giống. Cùng với quá trình phát triển của khoa học chọn lọc và nhân giống vật nuôi, các ph−ơng pháp đánh giá vật giống ngày càng đ−ợc hoàn thiện và càng ngày ng−ời ta càng chọn lọc chính xác đ−ợc những vật giống tốt. Cũng vì vậy, năng suất và phẩm chất của vật nuôi ngày càng đ−ợc cải tiến. Cần l−u ý rằng, mỗi một ph−ơng pháp đánh giá, lựa 29
  31. chọn vật giống đều đòi hỏi những điều kiện cơ sở vật chất và trình độ kỹ thuật nhất định. Ph−ơng pháp đánh giá, lựa chọn vật giống có hiệu quả là ph−ơng pháp vừa đảm bảo chọn lọc đúng đ−ợc những vật giống tốt, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi. - Tìm đ−ợc cách cho phối giống giữa những vật giống tốt nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất về mặt di truyền cũng nh− về mặt kinh tế. Không phải bất cứ việc phối giống nào giữa những đực và cái tốt đều mang lại hiệu quả cao về di truyền cũng nh− về kinh tế. Cho các nhóm vật giống đực và cái phối giống với nhau theo các ph−ơng thức khác nhau nhằm tạo ra thế hệ sau có năng suất, chất l−ợng tốt hơn thế hệ tr−ớc và thu đ−ợc hiệu quả kinh tế cao hơn, công việc này đ−ợc gọi là nhân giống vật nuôi. Chúng ta sẽ lần l−ợt xem xét ba kỹ năng trên trong các ch−ơng sau của giáo trình này. Ch−ơng cuối của giáo trình sẽ đề cập tới một số vấn đề thuộc công tác tổ chức triển khai thực hiện công tác giống trong thực tiễn sản xuất chăn nuôi. 3.2. ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi Công tác giống vật nuôi có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi. Cùng với dinh d−ỡng, chăm sóc quản lý và vệ sinh phòng bệnh, giống là một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản của sản xuất chăn nuôi. Cải thiện điều kiện dinh d−ỡng, chăm sóc quản lý và vệ sinh thú y có thể cải tiến đ−ợc năng suất vật nuôi, phẩm chất sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, cho dù có tạo đ−ợc những giải pháp kỹ thuật tối −u nhất về các điều kiện này, năng suất và phẩm chất vật nuôi cũng sẽ dừng lại ở một giới hạn nhất định trong phạm vi cá thể, nhóm, đàn hoặc giống vật nuôi đó. Chọn và nhân giống vật nuôi là biện pháp kỹ thụât có thể tạo nên những giới hạn cao hơn, phạm vi rộng hơn, phong phú và đa dạng hơn về năng suất vật nuôi và phẩm chất sản phẩm chăn nuôi. Làm tốt công tác giống sẽ tạo đ−ợc những cá thể, nhóm, đàn vật nuôi có tiềm năng di truyền tốt, có khả năng cho năng suất cao và chất l−ợng sản phẩm tốt. Tuy nhiên, cần l−u ý rằng, những vật nuôi đó phải đ−ợc nuôi d−ỡng trong những điều kiện phù hợp mới phát huy đ−ợc tiềm năng di truyền sẵn có của chúng. Chẳng hạn, bằng biện pháp chọn và nhân giống có thể tạo đ−ợc những con bò cái sữa có khả năng cho sản l−ợng sữa rất cao, nh−ng nếu không đ−ợc cung cấp đầy đủ về dinh d−ỡng và chăm sóc tốt, chúng sẽ có năng suất sữa thậm chí thua kém hơn cả những con bò bình th−ờng trong đàn. Cải tiến di truyền phải kết hợp chặt chẽ với nuôi d−ỡng chăm sóc và quản lý mới có thể nâng cao năng suất, tăng chất l−ợng sản phẩm chăn nuôi và mang lại hiệu quả thiết thực cho sản xuất chăn nuôi. 4. Cơ sở sinh học của công tác giống 30
  32. Cần xem xét cơ sở sinh học của công tác giống vật nuôi thông qua hai nội dung cơ bản là chọn giống và nhân giống. Bản chất sinh học của chọn giống chính là chọn lọc nhân tạo. Trong quá trình chọn giống, ng−ời chăn nuôi đề ra những mục tiêu cụ thể cho việc cải tiến di truyền đối với đàn vật nuôi. Các mục tiêu này đ−ợc thể hiện bằng những chỉ tiêu cần đạt đ−ợc đối với một số tính trạng nhất định. Ng−ời chăn nuôi thực hiện những quan sát, theo dõi đàn vật nuôi, phân loại các tính trạng chất l−ợng, thực hiện các phép đo và ghi chép lại các số liệu đối với các tính trạng số l−ợng. Trên cơ sở quan sát theo dõi trực tiếp vật nuôi kết hợp với các quan sát theo dõi trên các con vật họ hàng, ng−ời chăn nuôi thực hiện các phân tích, đánh giá con vật về khả năng cải tiến di truyền của chúng đối với các thế hệ sau và quyết định chọn hay không chọn con vật để làm giống. Đối với nhóm hoặc đàn vật nuôi, quyết định chọn hay không chọn con vật làm giống sẽ làm thay đổi tỷ lệ các gen quy định các tính trạng thuộc mục tiêu của chọn giống. Nếu mục tiêu chọn giống đ−ợc duy trì qua nhiều thế hệ và ng−ời chăn nuôi chọn giống đúng đ−ợc những con vật giống tốt nuôi chúng trong những điều kiện thích hợp, đàn vật nuôi sẽ có xu h−ớng ngày càng có các tính trạng chất l−ợng đồng nhất hơn, giá trị trung bình về các tính trạng số l−ợng tăng lên, tỷ lệ các gen có lợi đối với các tính trạng cần chọn lọc tăng dần lên qua các thế hệ. Trong quá trình chọn giống, ngoài ảnh h−ởng chủ yếu của chọn lọc nhân tạo thông qua tác động chọn giống của ng−ời chăn nuôi, đàn vật nuôi còn chịu những ảnh h−ởng nhất định của quá trình chọn lọc tự nhiên. Chẳng hạn, vật giống đã đ−ợc chọn nh−ng trong quá trình chăn nuôi lại bị chết vì bệnh tật, hoặc vì lý do bất th−ờng không thể sử dụng để sinh sản đ−ợc. Chọn lọc tự nhiên còn có thể ảnh h−ởng đến quá trình sự phát triển ở đời con của vật giống. Có thể nhận biết đ−ợc điều này thông qua các hiện t−ợng nh− phối giống không kết quả, chết thai, chết khi sơ sinh hoặc trong quá trình phát triển của con vật. Nhân giống là biện pháp tăng số l−ợng đời con của các vật giống, do đó nhân giống làm tăng tỷ lệ các gen có lợi đối với những tính trạng mà ng−ời chăn nuôi mong muốn. Phối giống giữa đực và cái có cùng đặc điểm di truyền sẽ cho phép duy trì các đặc điểm sẵn có đó. Nh− vậy, nhân giống là biện pháp bảo tồn sự đa dạng sinh học của vật nuôi. Phối giống giữa đực và cái có các đặc điểm di truyền khác nhau sẽ làm cho thế hệ sau có các đặc điểm di truyền phong phú hơn thế hệ bố mẹ. Tuy nhiên, nếu tiến hành một cách không có định h−ớng có thể làm mất đi những đặc điểm di truyền tốt. Vì vậy, nhân giống làm tăng thêm đa dạng sinh học, nh−ng cũng có thể làm mất đi sự đa dạng sinh học của vật nuôi. 31
  33. 5. Câu hỏi và bài tập ch−ơng I Câu hỏi 1. Khái niệm về vật nuôi? Sự khác biệt giữa vật nuôi đã đ−ợc thuần hoá với động vật hoang dã? 2. Định nghĩa giống vật nuôi? Phân biệt sự khác nhau giữa giống và dòng vật nuôi? Khi nào một nhóm vật nuôi đ−ợc gọi là một giống vật nuôi? 3. Các cách phân loại giống vật nuôi? 4. Khái niệm về vật giống, chọn giống và nhân giống vật nuôi? 5. Những kỹ năng gì cần thiết đối với ng−ời làm công tác giống vật nuôi? 6. ý nghĩa của công tác giống trong chăn nuôi, cơ sở sinh học của công tác giống vật nuôi? Bài tập 1. Mỗi cá nhân s−u tầm ảnh chụp cùng tài liệu mô tả nguồn gốc, ngoại hình, năng suất của hai giống vật nuôi khác nhau. Cả lớp biên tập thành một tài liệu giới thiệu đặc điểm các giống vật nuôi có ở n−ớc ta. 2. Lập bảng danh sách các giống vật nuôi và phân loại các giống này theo các căn cứ phân loại khác nhau theo mẫu sau: Phân loại các giống vật nuôi hiện đang có ở n−ớc ta Phân loại theo Phân loại theo Phân loại theo Tên mức độ tiến hoá h−ớng sản xuất nguồn gốc giống Nguyên Quá Gây Chuyên Kiêm Địa Nhập vật nuôi thuỷ độ thành dụng dụng ph−ơng nội Lợn Móng b b b Cái Lợn b b b Landrace 32
  34. Ch−ơng II chọn giống vật nuôi Chọn giống vật nuôi là một nội dung cơ bản và quan trọng của công tác giống vật nuôi. Thế nào là một con giống tốt và làm thế nào để chọn đúng đ−ợc những con giống tốt? Để giải quyết hai vấn đề này, tr−ớc hết chúng ta cần nắm đ−ợc những khái niệm cơ bản về các tính trạng, cách quan sát mô tả và xác định các tính trạng này. Mục đích của chọn giống là nhằm tạo đ−ợc những con vật có tiềm năng di truyền tốt, từ đó cải tiến đ−ợc di truyền ở thế hệ sau. Những khái niệm về hiệu quả chọn lọc, li sai chọn lọc, cũng nh− mối quan hệ giữa hai khái niệm này giúp chúng ta hiểu đ−ợc những nhân tố ảnh h−ởng tới việc cải tiến di truyền. Chọn lọc vật nuôi làm giống phải dựa trên giá trị giống của các tính trạng của chúng. Khái niệm về giá trị giống cùng với các ph−ơng pháp đánh giá giá trị giống bằng chỉ số chọn lọc và BLUP là những vấn đề rất phức tạp mà chỉ những ng−ời làm công tác giống ở trình độ cao mới có thể nắm vững và sử dụng đ−ợc. Vì vậy, những nội dung nêu trên chỉ đ−ợc đề cập ở mức độ đơn giản và tối thiểu trong giáo trình này. 1. Khái niệm về tính trạng Các vật nuôi luôn có những đặc điểm nhất định, các đặc điểm này đ−ợc gọi là các tính trạng. Tính trạng là đặc tr−ng của một cá thể mà ta có thể quan sát hay xác định đ−ợc. Có hai loại tính trạng: tính trạng chất l−ợng và tính trạng số l−ợng. Các tính trạng có thể quan sát và mô tả bằng cách phân loại là các tính trạng chất l−ợng, chẳng hạn tính trạng có sừng hoặc không có sừng ở dê, mào trái dâu hoặc mào cờ ở gà Các tính trạng nh− sản l−ợng sữa của bò, tốc độ tăng trọng của lợn, sản l−ợng và khối l−ợng trứng của gà là các tính trạng số l−ợng. Có thể xác định giá trị của các tính trạng số l−ợng bằng các phép đo (các cách cân, đo, đong, đếm). Những điểm khác biệt cơ bản giữa tính trạng số l−ợng và tính trạng chất l−ợng: - Tính trạng chất l−ợng th−ờng chỉ do một hoặc rất ít gen chi phối, tính trạng số l−ợng do nhiều gen chi phối và mỗi gen th−ờng chỉ gây ra một ảnh h−ởng nhỏ. Ví dụ, tính trạng có sừng hay không sừng ở dê do gen P, p quy định (không sừng: PP hoặc Pp, có sừng: pp), trong khi đó ng−ời ta cho rằng có vài nghìn gen chi phối tính trạng tốc độ tăng trọng của lợn. Tuy nhiên, cũng có một vài tính trạng số l−ợng mà giá trị của chúng cũng không phải là những biến liên tục. Ví dụ: các giá trị của tính trạng số con đẻ trong một lứa của lợn hoặc của dê, cừu tuy chỉ là những số nguyên rời rạc trong một giới hạn nhất định, nh−ng số con đẻ trong một lứa vẫn thuộc tính trạng số l−ợng; - Các giá trị của tính trạng số l−ợng là biến liên tục, các quan sát của tính trạng chất l−ợng chỉ là biến rời rạc. Chẳng hạn, các giá trị của tính trạng sản l−ợng sữa bò 32
  35. (số kg sữa/chu kỳ vắt sữa) là cả một dãy số liệu liên tục, trong khi đó ng−ời ta chỉ có thể phân loại màu lông của lợn thành vài nhóm khác nhau (đen, trắng, loang ); - Tính trạng chất l−ợng ít chịu ảnh h−ởng của điều kiện sống, tính trạng số l−ợng chịu ảnh h−ởng lớn bởi điều kiện sống. Ví dụ: điều kiện nuôi d−ỡng không ảnh h−ởng đến màu lông, hình dáng mào gà nh−ng lại ảnh h−ởng rất lớn tới sản l−ợng trứng, tốc độ tăng trọng của gà. 2. Những tính trạng cơ bản của vật nuôi 2.1. Tính trạng về ngoại hình Ngoại hình của một vật nuôi là hình dáng bên ngoài của con vật. Tuy nhiên, trên những khía cạnh nhất định, ngoại hình phản ảnh đ−ợc cấu tạo của các bộ phận cấu thành cơ thể, tình trạng sức khoẻ cũng nh− năng suất của vật nuôi. Chẳng hạn, căn cứ vào hình dáng của một con trâu cầy, nếu thấy nó to lớn, vạm vỡ, gân guốc có thể dự đoán nó có khả năng cầy kéo tốt; quan sát một con bò cái sữa, nếu thấy nó có bầu vú lớn, tĩnh mạch vú to và nổi rõ có thể dự đoán nó cho năng suất sữa cao Để đánh giá ngoại hình vật nuôi, ng−ời ta dùng mắt để quan sát và dùng tay để sờ nắn, dùng th−ớc để đo một số chiều đo nhất định. Có thể sử dụng một số ph−ơng pháp đánh giá ngoại hình sau đây: - Quan sát từng bộ phận và tổng thể con vật, phân loại ngoại hình con vật theo các mức khác nhau. Ph−ơng pháp này có −u điểm là đơn giản, tuy nhiên việc đánh giá chính xác hay không tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của ng−ời đánh giá và hầu nh− không có t− liệu l−u lại sau khi đánh giá. - Dùng th−ớc đo để đo một số chiều đo trên cơ thể con vật, mô tả những đặc tr−ng chủ yếu về ngoại hình thông qua số liệu các chiều đo này. Số l−ợng các chiều đo tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của các bộ phận cơ thể đối với mục đích chọn lọc và nhân giống. Chẳng hạn, để chọn lọc ngoại hình ngựa đua ng−ời ta phải sử dụng rất nhiều chiều đo khác nhau, nh−ng để đánh giá ngoại hình lợn nái ng−ời ta chỉ cần xem xét một vài chiều đo cơ bản. Ph−ơng pháp này phức tạp hơn, phải có dụng cụ đo và ng−ời thực hiện phải nắm đ−ợc ph−ơng pháp đo. Các số đo là những tài liệu l−u giữ dùng để xử lý đánh giá cũng nh− lựa chọn các con vật ở thế hệ sau. Trong tiêu chuẩn chọn lọc gia súc của n−ớc ta hiện nay, các chiều đo cơ bản của trâu, bò, lợn bao gồm: + Cao vai (đối với trâu bò còn gọi là cao vây): Chiều cao từ mặt đất tới điểm sau của u vai (đo bằng th−ớc gậy). 33
  36. + Vòng ngực: Chu vi lồng ngực tại điểm tiếp giáp phía sau của x−ơng bả vai (đo bằng th−ớc dây). + Dài thân chéo (đối với trâu bò): Khoảng cách từ phía tr−ớc của khớp bả vai-cánh tay đến mỏm sau của u x−ơng ngồi (đo bằng th−ớc gậy). + Dài thân (đối với lợn): Khoảng cách từ điểm giữa của đ−ờng nối giữa 2 gốc tai tới điểm tiếp giáp giữa vùng khum và vùng đuôi (đo sát da, bằng th−ớc dây). Hình 2.1. Ba chiều đo chủ yếu trên cơ thể bò Các chiều đo trên còn đ−ợc sử dụng để −ớc tính khối l−ợng của con vật. Sau đây là một vài công thức −ớc tính khối l−ợng trâu, bò, lợn: Khối l−ợng trâu Việt Nam (kg) = 88,4 (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo Khối l−ợng bò vàng (kg) = 89,8 (Vòng ngực)2 x Dài thân chéo Khối l−ợng lợn (kg) = [(Vòng ngực)2x Dài thân]/14.400 Trong các công thức trên, đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân chéo của trâu bò là mét, đơn vị tính chiều đo vòng ngực, dài thân của lợn là cm. - Ph−ơng pháp đánh giá ngoại hình hiện đang đ−ợc sử dụng rộng rãi nhất là đánh giá bằng cho điểm. Nguyên tắc của ph−ơng pháp này là hình dung ra một con vật mà mỗi bộ phận cơ thể của nó đều có một ngoại hình đẹp nhất, đặc tr−ng cho giống vật nuôi mà ng−ời ta mong muốn. Có thể nói đó là con vật lý t−ởng của một giống, các bộ phận của nó đều đạt đ−ợc điểm tối đa trong thang điểm đánh giá. So sánh ngoại hình của từng bộ phận giữa con vật cần đánh giá với con vật lý t−ởng để cho điểm từng bộ phận. Điểm tổng hợp của con vật là tổng số điểm của các bộ phận. Trong một số tr−ờng hợp, tuỳ tính chất quan trọng của từng bộ phận đối với h−ớng chọn lọc, ng−ời ta có thể nhân điểm đã cho với các hệ số khác nhau tr−ớc khi cộng điểm chung. Cuối cùng căn cứ vào tổng số điểm ngoại hình đạt đ−ợc để phân loại con vật. Ph−ơng pháp đánh giá này có nhiều −u điểm, th−ờng đ−ợc tiêu chuẩn hoá để thống nhất giữa những ng−ời đánh giá. Kết quả đánh giá có thể dùng cho việc xử lý lựa chọn con vật ở các thế hệ sau. Theo Tiêu chuẩn lợn giống của n−ớc ta (TCVN.1280-81), việc đánh giá ngoại hình lợn đ−ợc thực hiện theo ph−ơng pháp cho điểm 6 bộ phận, nhân hệ số khác nhau với từng bộ phận. Chẳng hạn, điểm tối đa ngoại hình cho từng bộ phận đối với lợn nái Móng Cái là 5 điểm, 6 bộ phận đ−ợc nhân với các hệ số khác nhau nh− sau: 34
  37. 1/ Đầu và cổ 1 2/ Vai và ngực 2 3/ L−ng s−ờn và bụng 3 4/ Mông và đùi sau 3 5/ Bốn chân 3 6/ Vú và bộ phận sinh dục 3 Cuối cùng căn cứ vào điểm tổng số để xếp cấp ngoại hình theo các thang bậc: đặc cấp, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV. Hiện nay, trong tiêu chuẩn chọn lọc ngoại hình bò sữa ở các n−ớc châu Âu và Mỹ, ngoài chiều cao cơ thể đ−ợc đánh giá bằng cách đo cao khum (khoảng cách từ mặt đất tới điểm cao nhất ở phần khum con vật), ng−ời ta sử dụng thang điểm từ 1 tới 9 để cho điểm 13 bộ phận khác nhau (gọi là các tính trạng tuyến tính). Điểm tổng cộng của con vật cũng là căn cứ để phân ngoại hình thành 6 cấp độ khác nhau. Trong chăn nuôi gà công nghiệp, để chọn lọc gà đẻ trứng khi b−ớc vào thời kỳ chuẩn bị đẻ, ng−ời ta căn cứ vào khối l−ợng con vật, độ rộng của x−ơng háng , mức độ phát triển và màu sắc của mào để chọn lọc. 2.2. Tính trạng về sinh tr−ởng Sinh tr−ởng là sự tăng thêm về khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích của từng bộ phận hay của toàn cơ thể con vật. Thực chất của sinh tr−ởng chính là sự tăng tr−ởng và phân chia của các tế bào trong cơ thể vật nuôi. Để theo dõi các tính trạng sinh tr−ởng của vật nuôi cần định kỳ cân, đo, đong các cơ quan bộ phận hay toàn cơ thể con vật. Khoảng cách giữa các lần cân, đo, đong này phụ thuộc vào loại vật nuôi và mục đích theo dõi đánh giá. Chẳng hạn: đối với lợn con, th−ờng cân khối l−ợng lúc sơ sinh, 21 ngày tuổi, cai sữa mẹ. Đối với lợn thịt, th−ờng cân khối l−ợng khi bắt đầu nuôi, kết thúc nuôi và ở từng tháng nuôi. Để biểu thị tốc độ sinh tr−ởng của vật nuôi, ng−ời ta th−ờng sử dụng 3 độ sinh tr−ởng sau đây: Độ sinh tr−ởng tích luỹ Độ sinh tr−ởng tích luỹ là khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tại các thời điểm sinh tr−ởng, nghĩa là các thời điểm thực hiện các phép đo. Độ sinh tr−ởng tuyệt đối Độ sinh tr−ởng tuyệt đối là khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích của toàn cơ thể hay của từng bộ phận cơ thể tăng lên trong một đơn vị thời gian. Công thức tính nh− sau: 35
  38. VV− A = 2 1 t2− t 1 trong đó, A: độ sinh tr−ởng tuyệt đối V2, t2: khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích tại thời điểm t2 V1, t1: khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích tại thời điểm t1 Chẳng hạn: Khối l−ợng 1 lợn thịt lúc 5 và 6 tháng tuổi lần l−ợt là 46 và 70 kg, độ sinh tr−ởng tuyệt đối là: A = (70 - 46)/(6-5) = 24 kg/tháng. Nếu giữa 2 tháng tuổi này có số ngày là 30 thì: A = (70.000 - 46.000)/30 = 800 g/ngày. Độ sinh tr−ởng t−ơng đối Độ sinh tr−ởng t−ơng đối là tỷ lệ phần trăm khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích của cơ thể hay từng bộ phận cơ thể tăng thêm so với trung bình của hai thời điểm sinh tr−ởng sau và tr−ớc. Độ sinh tr−ởng t−ơng đối th−ờng đ−ợc biểu thị bằng số phần trăm, VV− R(%) = 2 1 x100 (VV2+ 1 ) / 2 công thức tính nh− sau: trong đó, R(%): độ sinh tr−ởng t−ơng đối (%) V2: khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích tại thời điểm sau V1: khối l−ợng, kích th−ớc, thể tích tại thời điểm tr−ớc Chẳng hạn: Cũng lợn thịt trên, độ sinh tr−ởng t−ơng đối là: R(%) = [(70 - 46)/(70 + 46)/2] x 100 = 41,38%. Ví dụ: Các số liệu theo dõi khối l−ợng gà Ri qua các tuần tuổi (độ sinh tr−ởng tích luỹ) và các tính toán độ sinh tr−ởng tuyệt đối, độ sinh tr−ởng t−ơng đối đ−ợc nêu trong bảng 2.1: Bảng 2.1. Độ sinh tr−ởng tích luỹ, tuyệt đối và t−ơng đối của gà Ri Ngày 1 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Độ sinh tr−ởng tích luỹ (g) 27,4 42,6 75,4 124,0 171,3 248,5 327,5 Độ sinh tr−ởng tuyệt đối (g/ngày) 2,2 4,7 7,0 6,8 11,0 11,3 Độ sinh tr−ởng t−ơng đối (%) 43,5 55,5 48,8 32,0 36,8 27,4 36
  39. Các đồ thị độ sinh tr−ởng tích luỹ, tuyệt đối và t−ơng đối của khối l−ợng gà Ri nh− sau: 350.0 12.0 60.0 300.0 10.0 50.0 250.0 8.0 40.0 200.0 ợng (g) 6.0 30.0 (%) − 150.0 g/ngày 4.0 20.0 Khối l 100.0 2.0 10.0 50.0 0.0 0.0 0.0 1234567 123456 123456 Tuần tuổi Tuần tuổi Tuần tuổi Đồ thị độ sinh tr−ởng t−ơng đối Đồ thị sinh tr−ởng tích luỹ Đồ thị độ sinh tr−ởng tuyệt đối Hình 2.2. Các đồ thị sinh tr−ởng tích luỹ, tuyệt đối và t−ơng đối Theo quy luật chung, đồ thị độ sinh tr−ởng tích luỹ có dạng đ−ờng cong hình chữ S với các pha sinh tr−ởng chậm, sinh tr−ởng nhanh, sinh tr−ởng chậm và cuối cùng là pha cân bằng. Đồ thị độ sinh tr−ởng tuyệt đối có dạng đ−ờng cong gần nh− hình parabon với pha sinh tr−ởng nhanh, đạt cực đại sau đó là pha sinh tr−ởng chậm. Đồ thị độ sinh tr−ởng t−ơng đối có dạng đ−ờng cong gần nh− hình hyperbon: liên tục giảm dần theo lứa tuổi. Có thể so sánh đ−ờng cong sinh tr−ởng thực tế với đ−ờng cong sinh tr−ởng lý thuyết để phân tích, tìm ra những nguyên nhân ảnh h−ởng của các sự sai khác. Chẳng hạn, trên các đồ thị độ sinh tr−ởng tuyệt đối và t−ơng đối của khối l−ợng gà Ri có hiện t−ợng khác th−ờng ở 4 tuần tuổi, đồ thị độ sinh tr−ởng t−ơng đối cũng có hiện t−ợng khác th−ờng ở tuần tuổi thứ nhất. Có thể cho rằng, việc không cung cấp đủ nhiệt độ cho gà con khi mới nở, cũng nh− chế độ dinh d−ỡng cho gà con không hợp lý ở 4 tuần tuổi là nguyên nhân của hiện t−ợng khác th−ờng này. Trong nghiên cứu đánh giá sinh tr−ởng của vật nuôi hiện nay, ng−ời ta th−ờng theo dõi sinh tr−ởng của chúng ở các thời điểm khác nhau, sau đó tính toán hàm sinh tr−ởng và phân tích đánh giá. Hàm sinh tr−ởng của vật nuôi đ−ợc sử dụng là hàm cơ số e, các tham số quan trọng là đ−ờng tiệm cận sinh tr−ởng (chỉ mức sinh tr−ởng tối đa mà con vật có thể đạt đ−ợc), điểm uốn (ranh giới giữa các pha sinh tr−ởng nhanh và chậm). Các hàm sinh tr−ởng này rất quan trọng đối với việc dự đoán tốc độ sinh tr−ởng cũng việc nh− khai thác tốt nhất tốc độ sinh tr−ởng của vật nuôi để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. 37
  40. 2.3. Các tính trạng năng suất và chất l−ợng sản phẩm 2.3.1. Năng suất và chất l−ợng sữa Đối với vật nuôi lấy sữa, ng−ời ta theo dõi đánh giá các tính trạng chủ yếu sau: - Sản l−ợng sữa trong 1 chu kỳ tiết sữa: Là tổng l−ợng sữa vắt đ−ợc trong 10 tháng tiết sữa (305 ngày); - Tỷ lệ mỡ sữa: Là tỷ lệ mỡ sữa trung bình trong một kỳ tiết sữa. Định kỳ mỗi tháng phân tích hàm l−ợng mỡ sữa 1 lần, căn cứ vào hàm l−ợng mỡ sữa ở các kỳ phân tích và sản l−ợng sữa hàng tháng để tính tỷ lệ mỡ sữa. - Tỷ lệ protein sữa: Là tỷ lệ protein trung bình trong một kỳ tiết sữa. Cách xác định và tính toán t−ơng tự nh− đối với tỷ lệ mỡ sữa. Bảng 2.2. Sản l−ợng sữa, tỷ lệ mỡ sữa, protein sữa của một vài giống bò Sản l−ợng Tỷ lệ Tỷ lệ sữa 305 mỡ Nguồn Loại bò protein sữa ngày sữa tài liệu (%) (kg) (%) Holstein Friesian nuôi tại Hà 8.003 4,37 3,43 Sổ giống bò Hà Lan Lan 1997-1998 Lang trắng đỏ nuôi tại Hà Lan 6.975 4,43 3,53 F1 (Holstein x Lai Sind) nuôi 3.643 3,78 3,33 tại thành phố Hồ Chí Minh F2 (3/4 Holstein, 1/4 Lai Sind) nuôi tại thành phố Hồ Chí 3.796 3,70 3,27 Minh Nguyễn Quốc F3 (7/8 Holstein, 1/8 Lai Sind) Đạt (1999) nuôi tại thành phố Hồ Chí 3.415 3,67 3,23 Minh Để so sánh sản l−ợng sữa của các bò sữa có tỷ lệ mỡ sữa khác nhau, ng−ời ta quy đổi về sữa tiêu chuẩn. Sữa tiêu chuẩn là sữa có tỷ lệ mỡ 4%. Công thức quy đổi nh− sau: SLSTC (kg) = 0,4 SLSTT (kg) x 15 F(kg) trong đó, SLSTC: Sản l−ợng sữa tiêu chuẩn (sữa có tỷ lệ mỡ 4%), tính ra kg SLSTT: Sản l−ợng sữa thực tế, tính ra kg F : Sản l−ợng mỡ sữa (kg) 38
  41. 0,4 và 15: Các hệ số quy đổi (mỗi kg sữa đã khử mỡ t−ơng đ−ơng với 0,4 kg sữa tiêu chuẩn; mỗi kg mỡ sữa t−ơng đ−ơng với 15 kg sữa tiêu chuẩn). Ví dụ: Bò cái A có sản l−ợng sữa/chu kỳ 305 ngày là 2750 kg, tỷ lệ mỡ sữa trung bình là 4,2%. Bò cái B có sản l−ợng sữa/chu kỳ 305 ngày là 2800 kg, tỷ lệ mỡ sữa trung bình là 4%. Quy đổi ra sữa tiêu chuẩn nh− sau: Sản l−ợng mỡ sữa của bò A: FA = 2750 x 0,042 = 115,5 kg Sản l−ợng mỡ sữa của bò B: FB = 2800 x 0,040 = 112,0 kg SLSTC (kg) của bò A: SLSTCA = (0,4 x 2750) + (15 x 115,5) = 2.832,5 kg SLSTC (kg) của bò B: SLSTCB B = (0,4 x 2800) + (15 x 112,0) = 2.800,0 kg Chú ý rằng: trong ví dụ này sau khi tính toán ta thấy sản l−ợng sữa tiêu chuẩn của bò B đúng bằng sản l−ợng sữa của nó, lý do là bò B có tỷ lệ mỡ sữa 4%, đúng bằng tỷ lệ mỡ sữa tiêu chuẩn. Đối với lợn, do không thể trực tiếp vắt sữa lợn đ−ợc nên để đánh giá khả năng cho sữa của lợn ng−ời ta sử dụng khối l−ợng toàn ổ lợn con ở 21 ngày tuổi. Lý do đơn giản là l−ợng sữa lợn mẹ tăng dần từ ngày đầu tiên sau khi đẻ, đạt cao nhất lúc 3 tuần tuổi, sau đó giảm dần. Mặt khác, cho tới 21 ngày tuổi, lợn con chủ yếu sống bằng sữa mẹ, l−ợng thức ăn bổ sung thêm là không đáng kể. 2.3.2. Năng suất và chất l−ợng thịt Đối với vật nuôi lấy thịt, ng−ời ta theo dõi các tính trạng chủ yếu sau: - Tăng trọng trung bình trong thời gian nuôi: Là khối l−ợng tăng trung bình trong đơn vị thời gian mà con vật đạt đ−ợc trong suốt thời gian nuôi. Ng−ời ta th−ờng tính bằng số gam tăng trọng trung bình hàng ngày (g/ngày). - Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng: Là số kg thức ăn chi phí trung bình cho mỗi kg tăng trọng mà con vật đạt đ−ợc trong thời gian nuôi. - Tuổi giết thịt: Là số ngày tuổi vật nuôi đạt đ−ợc khối l−ợng giết thịt theo quy định. - Các tỷ lệ thịt khi giết thịt: + Đối với lợn: Tỷ lệ thịt móc hàm (khối l−ợng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng so với khối l−ợng sống), tỷ lệ thịt xẻ (khối l−ợng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, đầu, đuôi, 4 bàn chân - gọi là khối l−ợng thịt xẻ - so với khối l−ợng sống), tỷ lệ nạc (khối l−ợng thịt nạc so với khối l−ợng thịt xẻ). Trên con vật sống, ng−ời ta đo độ dày mỡ l−ng ở vị trí x−ơng s−ờn cuối cùng bằng kim thăm hoặc bằng máy siêu âm. Giữa độ dày mỡ l−ng và tỷ lệ nạc của thân thịt có mối t−ơng quan âm rất 39
  42. chặt chẽ, vì vậy những con lợn có độ dày mỡ l−ng mỏng sẽ có tỷ lệ nạc trong thân thịt cao và ng−ợc lại. + Đối với trâu, bò, dê: Tỷ lệ thịt xẻ (khối l−ợng con vật sau khi đã loại bỏ máu, da, phủ tạng, đầu, đuôi, 4 bàn chân so với khối l−ợng sống), tỷ lệ thịt tinh (khối l−ợng thịt so với khối l−ợng sống). + Đối với gia cầm: Tỷ lệ thân thịt (khối l−ợng con vật sau khi đã loại bỏ máu, lông, phủ tạng, đầu, cánh, chân - gọi là khối l−ợng thân thịt- so với khối l−ợng sống), tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực (khối l−ợng thịt đùi, thịt ngực so với khối l−ợng thân thịt). Bảng 2.3. Một số tính trạng năng suất thịt của một số giống lợn Dày Tăng trọng Tiêu tốn Tỷ lệ mỡ Nguồn trung bình thức ăn (kg nạc Giống lợn l−ng tài liệu (g/ngày) TA/kg P) (%) (mm) Piétrain 628,0 2,92 20,0 69,5 Leroy (1996) nuôi tại Bỉ Yorkshire nuôi tại 590,6 2,96 15,1 Việt Nam Đặng Vũ Bình * Landrace nuôi tại 510,1 2,96 14,7 (1999) Việt Nam * Các kết quả theo dõi tại Trạm kiểm tra năng suất lợn đực giống An Khánh, Hà Tây 2.3.3. Năng suất sinh sản Đối với vật nuôi dùng để sinh sản, các tính trạng năng suất chủ yếu bao gồm: + Con cái: - Tuổi phối giống lứa đầu: Tuổi bắt đầu phối giống. - Tuổi đẻ lứa đầu: Tuổi đẻ lứa đầu tiên. - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Số ngày từ lứa đẻ tr−ớc tới lứa đẻ sau. - Tỷ lệ thụ thai: Số cái thụ thai so với tổng số cái đ−ợc phối giống. - Tỷ lệ đẻ: Số cái đẻ so với tổng số cái có khả năng sinh sản (với trâu bò, dê, ngựa). - Số con đẻ ra còn sống sau khi đẻ 24 giờ, số con còn sống khi cai sữa, số lứa đẻ/nái/năm, số con cai sữa/nái/năm (với lợn); tỷ lệ đẻ 1 con/lứa, sinh đôi, sinh ba (với dê, cừu). - Khối l−ợng sơ sinh, cai sữa: Khối l−ợng con vật cân lúc sơ sinh, lúc cai sữa. + Con đực: - Tuổi bắt đầu sử dụng phối giống: Tuổi bắt đầu phối giống. 40
  43. - Phẩm chất tinh dịch: Tổng số tinh trùng có khả năng thụ thai trong 1 lần xuất tinh (ký hiệu là: VAC). VAC là tích số của 3 tính trạng: l−ợng tinh dịch bài xuất trong 1 lần xuất tinh (dung tích: V); số l−ợng tinh trùng/1ml tinh dịch (nồng độ: C); tỷ lệ tinh trùng có vận động thẳng tiến (hoạt lực: A). Bảng 2.4. Năng suất sinh sản của một số giống lợn nuôi tại Việt Nam (Đặng Vũ Bình, 1999) Móng Cái* Yorkshire* Landrace* x x x n Cv% n Cv% n Cv% ± mx ± mx ± mx Tuổi đẻ lứa đầu 472,3 418,5± 409,3 303 21,9 226 15,1 86 13,5 (ngày) ± 5,9 27,8 ±44,1 Khoảng cách 196,2 178,4 1657 18,7 648 179,0± 7,0 20,8 293 19,7 2 lứa đẻ (ngày) ± 0,9 ±10,4 10,6 Số con đẻ ra 9,8 9,9 2291 ± 26,2 889 28,0 380 27,3 còn sống (con) ± 0,3 ±0,5 0,06 9,2 Số con để nuôi 9,4 9,2 2291 ± 15,2 841 12,5 359 13,1 (con) ± 0,3 ±0,5 0,03 7,6 Số con cai sữa 8,2 8,2 1912 ± 22,5 798 17,8 335 17,4 (con) ± 0,3 ±0,5 0,04 Khối l−ợng TB 0,58 1,2 1,2 lợn con sơ sinh 2291 ± 16,3 885 15,1 379 15,5 ± 0,04 ±0,06 (kg) 0,01 Khối l−ợng TB 6,3 8,1 8,2 lợn con cai sữa 1912 ± 22,7 798 16,0 335 15,6 ± 0,3 ±0,5 (kg) 0,03 Ghi chú: * Lợn Móng Cái nuôi tại các trại giống ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Đông Triều (Quảng Ninh), Thành Tô (Hải Phòng); lợn Yorkshire và Landrace nuôi tại Xí nghiệp lợn giống Mỹ Văn (H−ng Yên). Lợn Móng Cái cai sữa lúc 60 ngày tuổi, lợn Yorkshire và Landrace cai sữa lúc 35 ngày tuổi. 41
  44. Bảng 2.5. Phẩm chất tinh dịch của một số giống vật nuôi ở Việt Nam Dung Giống Hoạt lực Nồng độ (C) VAC Nguồn l−ợng vật nuôi (A) (triệu/ml) (triệu) tài liệu (V) (ml) Lợn 20.400- 150-292 0,8-0,9 170-200 Yorkshire 52.560 18.000- D−ơng Đình Lợn Landrace 150-200 0,8-0,9 150-190 34.200 Long (1996) Lợn Móng 90-170 0,7-0,9 32-58 2.016-8.874 Cái Bò Holstein 5,76 0,62 894,8 3195,5 Hà Văn Chiêu Bò Zebu 4,52 0,59 938,8 2503,6 (1999) Để đánh giá khả năng sản xuất trứng ở gia cầm, ng−ời ta theo dõi các tính trạng chủ yếu sau: - Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên: Ngày tuổi của đàn mái khi bắt đầu có 5% tổng số mái đẻ trứng. - Sản l−ợng trứng/năm: Số trứng trung bình của 1 mái đẻ trong 1 năm. - Khối l−ợng trứng: Khối l−ợng trung bình của các quả trứng đẻ trong năm. - Các tính trạng về phẩm chất trứng (đ−ờng kính dài, đ−ờng kính rộng, chỉ số hình thái: rộng/dài, tỷ lệ các phần cấu thành quả trứng: lòng đỏ, lòng trắng, vỏ, ) Bảng 2.6. Năng suất trứng của một số giống gia cầm nuôi tại Việt Nam Sản l−ợng Khối l−ợng Các giống gia cầm trứng Nguồn tài liệu trứng (g) (quả/năm) Trung tâm Nghiên cứu gia Gà Ri 80-120 38-42 cầm Trung tâm Nghiên cứu gia Gà Leghorn 250-260 53-55 cầm Vịt Cỏ 188-246 68,2-70,7 Lê Xuân Đồng (1994) Vịt Khaki Campbell 254-280 64-66 Trần Thanh Vân (1998) 42
  45. Các tính trạng theo dõi, đánh giá về sinh tr−ởng, năng suất và chất l−ợng sản phẩm nêu trên đều là các tính trạng số l−ợng, chúng ta cần hiểu biết rõ về bản chất của các tính trạng này. 2.4. Các ph−ơng pháp mô tả, đánh giá các tính trạng số l−ợng Để mô tả, đánh giá các tính trạng cơ bản của công tác giống, ng−ời ta sử dụng ph−ơng pháp thống kê ứng dụng trong sinh học. Các tham số thống kê mô tả sau đây th−ờng đ−ợc sử dụng: - Trung bình số học: Là tham số đặc tr−ng cho giá trị chính giữa của sự phân bố các giá trị quan sát đ−ợc. Ký hiệu giá trị trung bình số học (gọi tắt là trung bình) là x Giá trị trung bình đ−ợc tính bằng: n x _ ∑ i x = i=1 n trong đó, xi : giá trị của các quan sát n : số l−ợng các quan sát - Ph−ơng sai: Tham số đặc tr−ng cho mức độ phân tán của các giá trị quan sát đ−ợc. Ký hiệu ph−ơng sai là s2. Giá trị của ph−ơng sai đ−ợc tính bằng: 2 n ⎛ _ ⎞ ∑ ⎜ xi − x⎟ 2 i=1 ⎝ ⎠ s = n −1 trong đó, xi : giá trị của các quan sát x : giá trị trung bình n : số l−ợng các quan sát - Độ lệch tiêu chuẩn: Cũng nh− ph−ơng sai, độ lệch tiêu chuẩn là tham số đặc tr−ng cho mức độ phân tán của các giá trị quan sát đ−ợc. Độ lệch tiêu chuẩn bằng căn bậc hai của ph−ơng sai. Ký hiệu độ lệch tiêu chuẩn là s. Giá trị của độ lệch tiêu chuẩn đ−ợc tính bằng: s= s 2 Cần chú ý là: các giá trị trung bình, ph−ơng sai, độ lệch tiêu chuẩn nêu trên đều đ−ợc tính toán trên cơ sở các mẫu quan sát rút ra từ một quần thể. Các tham số thống kê đặc tr−ng cho quần thể sẽ là: Trung bình quần thể, ký hiệu là μ Ph−ơng sai quần thể, ký hiệu là σ2 Độ lệch tiêu chuẩn quần thể, ký hiệu là σ 43
  46. - Sai số của số trung bình: Là tham số đặc tr−ng cho mức độ phân tán của giá trị trung bình đã đ−ợc tính toán trên cơ sở các mẫu quan sát rút ra từ quần thể. Ký hiệu sai s mx = n số của số trung bình là mx: - Hệ số biến động: Là tỷ lệ phần trăm giữa độ lệch tiêu chuẩn và trung bình của mẫu. Ký hiệu hệ số biến động là Cv, đơn vị tính phần trăm. s Cv(%)= − 100 x - Hệ số t−ơng quan: Dùng để biểu thị mức độ quan hệ giữa 2 tính trạng x và y. Hệ số t−ơng quan là tỷ số giữa hiệp ph−ơng sai (covariance) của x và y với tích của hai độ lệch tiêu chuẩn x và độ lệch tiêu chuẩn y. Hiệp ph−ơng sai của x và y biểu thị mối quan hệ t−ơng hỗ giữa hai đại l−ợng x và y, đ−ợc ký hiệu là sxy: n − − ∑( xi − x )( yi − y ) s = i=1 xy n −1 trong đó, xi: các giá trị quan sát của tính trạng x x : giá trị trung bình của tính trạng x yi: các giá trị quan sát t−ơng ứng của tính trạng y y : giá trị trung bình của tính trạng y n: số l−ợng các cặp giá trị quan sát x và y Ký hiệu hệ số t−ơng quan giữa x và y là rxy: n − − s ∑( xi − x )( yi − y ) r =xy = i=1 xy n − n − 2 2 sx s y ∑( xi − x )∑ ( yi − y ) i=1 i=1 rxy có giá trị biến động trong phạm vi -1 tới +1. Nếu rxy = 0: giữa x và y không có t−ơng quan; rxy > 0: giữa x và y có mối t−ơng quan thuận, nghĩa là giá trị của x tăng lên hoặc giảm đi thì giá trị của y cũng tăng lên hoặc giảm đi và ng−ợc lại; rxy < 0: giữa x và y có mối t−ơng quan nghịch, nghĩa là giá trị của x tăng lên hoặc giảm đi thì giá trị của y lại giảm đi hoặc tăng lên và ng−ợc lại. 44
  47. - Hệ số hồi quy tuyến tính: Ph−ơng trình hồi quy tuyến tính y theo x có dạng: y = b x + a trong đó, y : giá trị các quan sát của tính trạng y (tính trạng phụ thuộc); x : giá trị các quan sát của tính trạng x (tính trạng độc lập); b : hệ số hồi quy của y theo x; a : hằng số. Hệ số hồi quy tuyến tính của y theo x là tỷ số giữa hiệp ph−ơng sai của hai tính trạng x và y với ph−ơng sai của tính trạng x (tính trạng độc lập). n − − ∑( xi − x )( yi − y ) sxy i=1 b =2 = n − 2 sx ∑( xi − x ) i=1 Giá trị của b biểu thị mức độ phụ thuộc tuyến tính của y vào sự thay đổi của x, khi x tăng giảm 1 đơn vị thì y tăng giảm b đơn vị t−ơng ứng. 2.5. ảnh h−ởng của di truyền và ngoại cảnh đối với các tính trạng số l−ợng Di truyền và môi tr−ờng là 2 nhân tố ảnh h−ởng chủ yếu tới các tính trạng số l−ợng. Mô hình của sự ảnh h−ởng này nh− sau: P = G + E trong đó, P : Giá trị kiểu hình G : Giá trị kiểu gen E : Sai lệch môi tr−ờng - Giá trị kiểu hình (giá trị phenotyp): là giá trị cân đo đong đếm đ−ợc của tính trạng số l−ợng; - Giá trị kiểu gen (giá trị genotyp): do toàn bộ các gen mà cá thể có gây nên; - Sai lệch môi tr−ờng: do tất cả các yếu tố không phải di truyền gây nên sự sai khác giữa giá trị kiểu gen và giá trị kiểu hình. Giá trị kiểu gen chịu ảnh h−ởng bởi 3 loại tác động của các gen, đó là tác động cộng gộp, tác động trội và tác động t−ơng tác. Mô hình về các tác động gen này nh− sau: G = A + D + I trong đó, G : giá trị kiểu gen A : giá trị cộng gộp D : Sai lệch trội I : Sai lệch t−ơng tác 45
  48. - Giá trị cộng gộp, còn đ−ợc gọi là giá trị giống, là giá trị kiểu gen do tác động cộng gộp của từng alen gây nên. Các alen này không chịu ảnh h−ởng của bất kỳ một alen nào khác, ảnh h−ởng chung của chúng tạo nên giá trị di truyền của tính trạng. Khi chuyển giao từ thế hệ tr−ớc sang thế hệ sau, bố hoặc mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 giá trị cộng gộp của mình, vì vậy ng−ời ta còn gọi giá trị cộng gộp là giá trị giống. - Sai lệch trội: Sự t−ơng tác lẫn nhau của 2 alen trên cùng một locut gây ra tác động trội. Trong mô hình về các tác động di truyền, tác động trội là một nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa giá trị kiểu gen và giá trị cộng gộp, vì vậy ta gọi là sai lệch trội. - Sai lệch t−ơng tác: Các t−ơng tác gây ra bởi hai hay nhiều alen ở các locut hoặc các nhiễm sắc thể khác nhau, bởi các alen với các cặp alen trên cùng một locut, hoặc bởi các cặp alen với nhau tạo nên tác động t−ơng tác (hoặc còn gọi là tác động át gen). Trong mô hình về các tác động di truyền, tác động t−ơng tác cũng là một nguyên nhân gây ra sự khác biệt giữa giá trị kiểu gen và giá trị cộng gộp, vì vậy ta gọi là sai lệch t−ơng tác. Ng−ời ta phân chia ảnh h−ởng môi tr−ờng thành 2 loại: - ảnh h−ởng môi tr−ờng chung, ký hiệu Eg (còn gọi là môi tr−ờng th−ờng xuyên: Ep): do các yếu tố môi tr−ờng tác động một cách th−ờng xuyên tới tính trạng số l−ợng của vật nuôi, chẳng hạn: tập quán, quy trình chăn nuôi; - ảnh h−ởng môi tr−ờng riêng, ký hiệu Es (còn gọi là môi tr−ờng tạm thời: Et): do các yếu tố môi tr−ờng tác động một cách không th−ờng xuyên tới tính trạng số l−ợng của vật nuôi, chẳng hạn những thay đổi về thức ăn, thời tiết, tuổi tác đối với vật nuôi. Nh− vậy: E = Eg + Es hoặc: E = Ep + Et trong đó: E : Sai lệch môi tr−ờng; Eg : Sai lệch môi tr−ờng chung; Es : Sai lệch môi tr−ờng riêng; Ep : Sai lệch môi tr−ờng th−ờng xuyên; Et : Sai lệch môi tr−ờng tạm thời. Do vậy: P = G + Eg + Es P = A + D + I + Eg + Es 46
  49. 3. Chọn giống vật nuôi 3.1. Một số khái niệm cơ bản về chọn giống vật nuôi Mục đích của chọn giống là phải chọn đúng đ−ợc những vật giống tốt. Quan niệm vật giống tốt thay đổi theo thời gian, gắn liền với hiểu biết của ng−ời làm công tác giống, với cơ sở vật chất kỹ thuật đ−ợc sử dụng phục vụ cho việc đánh giá con vật cũng nh− yêu cầu của thị tr−ờng đối với sản phẩm của vật nuôi. Để nắm đ−ợc những kiến thức cơ bản về chọn giống vật nuôi, cần hiểu đ−ợc một số khái niệm cơ bản sau: 3.1.1. Hiệu quả chọn lọc và li sai chọn lọc - Hiệu quả chọn lọc (còn gọi là đáp ứng chọn lọc), ký hiệu R, là sự chênh lệch giữa giá trị kiểu hình trung bình của đời con sinh ra từ những bố mẹ đ−ợc chọn lọc so với giá trị kiểu hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố mẹ. - Li sai chọn lọc, ký hiệu S, là sự chênh lệch giữa giá trị kiểu hình trung bình của các bố mẹ đ−ợc chọn lọc so với giá trị kiểu hình trung bình của toàn bộ thế hệ bố mẹ. Ví dụ: Trong một đàn bò sữa có năng suất trung bình 2500 kg/kỳ vắt sữa, chọn ra những bò có năng suất cao nhất; năng suất trung bình của chúng là 3500 kg. Đời con của những bò này có năng suất trung bình 2800 kg. Ta có: Hiệu quả chọn lọc = Trung bình đời con - Trung bình toàn bộ bố mẹ R = 2800 kg - 2500 kg = 300 kg Li sai chọn lọc = Trung bình bố mẹ đ−ợc chọn lọc - Trung bình toàn bộ bố mẹ S = 3500 kg - 2500 kg = 1000 kg Hiệu quả chọn lọc của một tính trạng nhất định bằng tích giữa hệ số di truyền và li sai chọn lọc của tính trạng đó: R = h2S Nh− vậy, hai nhân tố chủ yếu ảnh h−ởng tới hiệu quả chọn lọc của một tính trạng đó là hệ số di truyền của tính trạng và li sai chọn lọc đối với tính trạng này. 3.1.2 Hệ số di truyền Có hai khái niệm về hệ số di truyền, đó là hệ số di truyền theo nghĩa rộng và hệ số di truyền theo nghĩa hẹp. Hệ số di truyền theo nghĩa rộng là tỷ số giữa ph−ơng sai di 2 truyền và ph−ơng sai kiểu hình: σ G Hệ số di truyền theo nghĩa rộng = 2 σ P Trên thực tế, khái niệm hệ số di truyền theo nghĩa hẹp đ−ợc sử dụng rộng rãi hơn và ký hiệu là h2. Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là tỷ số giữa ph−ơng sai di truyền 47
  50. cộng gộp và ph−ơng sai kiểu hình. Sau đây ta sử dụng khái niệm hệ số di truyền thay cho khái niệm hệ số di truyền theo nghĩa hẹp: 2 σ A Hệ số di truyền: h2 = 2 σ P Hệ số di truyền có giá trị thấp nhất bằng 0 và cao nhất bằng 1 (hoặc từ 0 tới 100% theo cách biểu thị bằng phần trăm). Giá trị của hệ số di truyền phụ thuộc vào: loại tính trạng, thời gian và quần thể động vật mà ta theo dõi (thời gian và không gian) và ph−ơng pháp −ớc tính. Các tính trạng năng suất và chất l−ợng sản phẩm ở vật nuôi th−ờng đ−ợc xếp vào ba nhóm khác nhau về hệ số di truyền: - Các tính trạng có hệ số di truyền thấp (từ 0 tới 0,2): bao gồm các tính trạng thuộc về sức sinh sản nh− tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nuôi sống, số con đẻ ra trong một lứa, sản l−ợng trứng - Các tính trạng có hệ số di truyền trung bình (từ 0,2 tới 0,4): bao gồm các tính trạng về tốc độ sinh tr−ởng, chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng - Các tính trạng có hệ số di truyền cao (từ 0,4 trở lên): bao gồm các tính trạng thuộc về phẩm chất sản phẩm nh− khối l−ợng trứng, tỷ lệ mỡ sữa, tỷ lệ nạc Bảng 2.6. Một số −ớc tính hệ số di truyền về các tính trạng sản xuất của vật nuôi (Theo Taylor, Bogart, 1988) Tính trạng h2 Tính trạng h2 Bò thịt: Gà: - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 0,10 - Tuổi thành thục về tính dục 0,35 - Tuổi thành thục về tính dục 0,40 - Sản l−ợng trứng 0,25 - Khối l−ợng sơ sinh 0,40 - Khối l−ợng trứng 0,40 - Khối l−ợng cai sữa 0,30 - Khối l−ợng cơ thể tr−ởng 0,40 thành - Tăng trọng sau cai sữa 0,45 - Tỷ lệ ấp nở 0,10 - Khối l−ợng cơ thể tr−ởng thành 0,50 - Tỷ lệ nuôi sống 0,10 Bò sữa: Lợn: - Khả năng thụ thai 0,05 - Số con đẻ ra/ổ 0,10 - Khối l−ợng sơ sinh 0,50 - Khối l−ợng sơ sinh 0,05 - Sản l−ợng sữa 0,25 - Khối l−ợng toàn ổ khi cai sữa 0,15 - Sản l−ợng mỡ sữa 0,25 - Tăng trọng sau cai sữa 0,30 - Sản l−ợng protein sữa 0,25 - Độ dày mỡ của thân thịt 0,50 - Mẫn cảm với bệnh viêm vú 0,10 - Diện tích "mắt thịt" 0,45 - Khối l−ợng cơ thể tr−ởng thành 0,35 - Tỷ lệ nạc 0,45 - Tốc độ tiết sữa 0,30 48
  51. Hệ số di truyền có ý nghĩa quan trọng trong công tác giống. Đối với những tính trạng có hệ số di truyền cao, việc chọn lọc những bố mẹ có năng suất cao là biện pháp cải tiến năng suất ở thế hệ con một cách nhanh chóng và chắc chắn hơn so với các tính trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc thấp. Ng−ợc lại, đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp, lai giống sẽ biện pháp cải tiến năng suất có hiệu quả hơn so với chọn lọc. 3.1.3. C−ờng độ chọn lọc Li sai chọn lọc phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc (tỷ lệ các bố mẹ đ−ợc chọn lọc so với tổng số bố mẹ) và độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc. x S x S x S Hình 6.2. Hiệu quả chọn lọc phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc và độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng (Đơn vị tính của li sai chọn lọc là độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình) (a): Chọn lọc 50%, σP = 2, S = 1,6 (b): Chọn lọc 20%, σP = 2, S = 2,8 (c): Chọn lọc 20%, σP = 1, S = 1,4 Có thể quan sát mối quan hệ giữa hiệu quả chọn lọc và li sai chọn lọc qua sơ đồ sau: 49
  52. Thế hệ bố mẹ S Thế hệ con R Hình 2.3. Mối quan hệ giữa hiệu quả chọn lọc và li sai chọn lọc. ở thế hệ bố mẹ: chênh lệch giữa trung bình của các bố mẹ đ−ợc chọn lọc và trung bình quần thể là ly sai chọn lọc. ở thế hệ con: chênh lệch giữa trung bình của thế hệ con sinh ra từ các bố mẹ đ−ợc chọn lọc và trung bình quần thể là hiệu quả chọn lọc. Để đơn giản bớt các yếu tố ảnh h−ởng tới hiệu quả chọn lọc, ng−ời ta tiêu chuẩn hoá li sai chọn lọc theo độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng chọn lọc, do vậy hình thành một khái niệm mới đó là c−ờng độ chọn lọc. C−ờng độ chọn lọc, ký hiệu i, là tỷ số giữa li sai chọn lọc và độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng: S i = σP Nh− vậy: S = iσP Thay biểu thức trên vào công thức tính hiệu quả chọn lọc, ta có: 2 R = hiσP Do đó, hiệu quả chọn lọc đối với một tính trạng sẽ phụ thuộc vào hệ số di truyền, c−ờng độ chọn lọc và độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình của tính trạng đó. 50
  53. Độ lớn của c−ờng độ chọn lọc phụ thuộc vào quy mô đàn vật nuôi cũng nh− vào tỷ lệ chọn lọc áp dụng cho đàn vật nuôi này. Ng−ời ta đã lập các bảng tra sẵn, trong đó căn cứ vào tỷ lệ chọn lọc (p) tìm ra đ−ợc c−ờng độ chọn lọc (i). Có thể sử dụng bảng tra sẵn sau đây để xác định c−ờng độ chọn lọc cho bất cứ đàn vật nuôi nào. Bảng 2.7. C−ờng độ chọn lọc phụ thuộc vào tỷ lệ chọn lọc (p) (n = ∞) p i p i p i p i 0,0001 3,960 0,001 3,367 0,01 2,655 0,1 1,755 0,0002 3,790 0,002 3,170 0,02 2,412 0,2 1,400 0,0003 3,687 0,003 3,050 0,03 2,268 0,3 1,159 0,0004 3,613 0,004 2,962 0,04 2,154 0,4 0,966 0,0005 3,554 0,005 2,892 0,05 2,063 0,5 0,798 0,0006 3,057 0,006 2,834 0,06 1,985 0,6 0,644 0,0007 3,464 0,007 2,784 0,07 1,918 0,7 0,497 0,0008 3,429 0,008 2,740 0,08 1,858 0,8 0,350 0,0009 3,397 0,009 2,701 0,09 1,804 0,9 0,195 Trong bảng trên, nếu p = 1, nghĩa là không có chọn giống, tất cả vật nuôi trong đàn đều đ−ợc sử dụng để sinh sản, thì i = 0. Nếu i = 0 hiệu quả sẽ bằng không. Giả sử, nếu đàn vật nuôi có 1000 con, ta chỉ chọn 10 con làm giống, tỷ lệ chọn lọc là: 10/1000=0,01, tra bảng sẽ đ−ợc c−ờng độ chọn lọc: i = 2,655. Trên thực tế, số l−ợng đực giống đ−ợc sử dụng luôn ít hơn số l−ợng cái giống đ−ợc sử dụng nên tỷ lệ chọn lọc con đực khác với con cái, do vậy phải tính c−ờng độ chọn lọc chung: iđực + icái ichung = 2 Mặt khác, nếu việc chọn lọc thay thế giống diễn ra ngay trong đàn vật nuôi theo sơ đồ sau sẽ dẫn tới 4 tỷ lệ chọn lọc khác nhau, vì vậy sẽ có 4 c−ờng độ chọn lọc khác nhau: Bố Mẹ BB BM MB MM Đực Cái pBB: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn bố để giữ đời con làm đực giống pBM: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn bố để giữ đời con làm cái giống 51
  54. pMB: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn mẹ để giữ đời con làm đực giống pMM: Tỷ lệ chọn lọc trong đàn mẹ để giữ đời con làm cái giống iBB + iBM + iMB + iMM ichung = 4 Các tỷ lệ chọn lọc trên khác nhau gây ra các c−ờng độ chọn lọc khác nhau, dẫn tới mức độ đóng góp cho hiệu quả chọn lọc của các ph−ơng thức chọn lọc này cũng khác nhau. Trong chọn giống bò sữa, ng−ời ta đã −ớc tính hiệu quả chọn lọc do từng ph−ơng thức chọn lọc này đóng góp đ−ợc nh− sau: Bố Mẹ 45% 25% 25% 5% Đực Cái Theo sơ đồ trên, chọn đúng đ−ợc những bò đực giống tốt để giữ đời con làm đực giống đóng góp 45% cho hiệu quả chọn lọc, chọn đúng đ−ợc những bò cái giống tốt để giữ đời con làm đực giống đóng góp 25% cho hiệu quả chọn lọc. Nh− vậy, việc chọn giống đối với con đực đóng góp 70% cho hiệu quả chọn lọc đối với chăn nuôi bò sữa. Nói cách khác con đực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cải tiến di truyền ở bò sữa. 3.1.4. Khoảng cách thế hệ Từ công thức tính hiệu quả chọn lọc ta thấy thời gian để đạt đ−ợc hiệu quả chọn lọc là khoảng thời gian của một thế hệ (từ thế hệ bố mẹ tới thế hệ con). Trong thực tế, khoảng cách của mỗi thế hệ dài ngắn phụ thuộc vào loài gia súc, vào chế độ quản lý của từng đàn gia súc, vì vậy ng−ời ta th−ờng tính hiệu quả chọn lọc theo đơn vị thời gian là 1 năm: 2 h iσP R(năm) = L trong đó, L là khoảng cách thế hệ (đơn vị tính là năm) Với cách tính này, hiệu quả chọn lọc còn đ−ợc gọi là tiến bộ di truyền hàng năm (Δg). Khoảng cách thế hệ là tuổi trung bình của bố mẹ tại các thời điểm đời con của chúng đ−ợc sinh ra. Khoảng cách thế hệ đ−ợc tính theo đơn vị thời gian là năm. 52
  55. Khoảng cách thế hệ đối với con cái phụ thuộc vào các yếu tố: - Tuổi đẻ lứa đầu: Tuổi đẻ lứa đầu càng sớm khoảng cách thế hệ càng ngắn và ng−ợc lại; - Thời hạn sử dụng làm giống: Thời hạn sử dụng càng ngắn khoảng cách thế hệ càng ngắn và ng−ợc lại; - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ: Khoảng cách giữa hai lứa đẻ càng ngắn khoảng cách thế hệ càng ngắn và ng−ợc lại. Khoảng cách thế hệ đối với con đực phụ thuộc vào các yếu tố: - Tuổi phối giống lần đầu: Tuổi phối giống lần đầu càng sớm khoảng cách thế hệ càng ngắn và ng−ợc lại; - Thời hạn sử dụng làm giống: Thời hạn sử dụng làm giống càng sớm khoảng cách thế hệ càng ngắn và ng−ợc lại; - Số gia súc sinh ra hàng năm: Số gia súc sinh ra hàng năm khi con đực còn non nhiều hơn so với khi con đực đã già sẽ rút ngắn đ−ợc khoảng cách thế hệ và ng−ợc lại. Ví dụ: 1 bò cái sinh năm 1990, đẻ lứa thứ nhất vào năm 1993, lứa thứ hai vào năm 1995, lứa thứ ba vào năm 1996, lứa thứ t− vào năm 1998. Khoảng cách thế hệ của bò cái này sẽ là: (3 + 5 + 6 + 8)/4 = 5,5 năm 1 bò đực giống ở trạm thụ tinh nhân tạo sinh năm 1990, năm 1992 có đ−ợc 200 bê, năm 1993 có 300 bê, năm 1994 có 500 bê. Khoảng cách thế hệ của bò cái này sẽ là: (2 x 200) + (3 x 300) + (4x500) 3300 = = 3,3 năm 200 + 300 + 500 1000 Cũng nh− đối với c−ờng độ chọn lọc, khoảng cách thế hệ giữa con đực và con cái có thể khác nhau, do đó: Lđực + Lcái Lchung = 2 Khoảng cách thế hệ của một đàn gia súc sẽ là con số trung bình khoảng cách thế hệ của các cá thể trong đàn Lđàn = Σ Li/n Khoảng cách thế hệ trung bình (năm) của một số loại vật nuôi nh− sau: 53
  56. Loài gia súc Con đực Con cái Bò thịt, bò sữa 3,0 - 4,0 4,5 - 6,0 Lợn 1,5 - 2,0 2,5 - 3,0 Gia cầm 1,0 - 1,5 1,0 - 1,5 Các ví dụ sau đây minh hoạ cho việc −ớc tính hiệu quả chọn lọc: Ví dụ 1: Một đàn bò thịt đ−ợc chọn lọc theo tính trạng khối l−ợng cơ thể lúc 1 năm tuổi với hệ số di truyền bằng 0,25; độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình bằng 20kg. Lúc một năm tuổi, các bò cái có khối l−ợng trung bình 175kg và khối l−ợng trung bình của toàn bộ 100 bò đực là 200kg. - Hãy −ớc tính khối l−ợng một năm tuổi của 10 bò đực giống tốt nhất? Ta có: Sđực = iđực σP pđực = 10/100 = 0,1; do đó iđực = 1,755 (tra bảng 2.7) Sđực = 1,755 x 20 = 35,1kg (so với khối l−ợng trung bình) Do vậy, khối l−ợng trung bình của 10 bò đực giống tốt nhất sẽ bằng: 200 + 35,1 = 235,1kg. - Hiệu quả chọn lọc khi sử dụng 10 bò đực giống này phối giống với đàn bò cái sẽ bằng bao nhiêu? Do con cái không đ−ợc chọn lọc nên: icái = 0; iđực + icái 1,755 + 0 2 R = h σP = x 0,25 x 20 2 2 = 4,3875kg (so với khối l−ợng trung bình) Do vậy, đời con sẽ có khối l−ợng lúc một năm tuổi nh− sau: Con đực: 200 + 4,3875 = 204,3875kg Con cái : 175 + 4,3875 = 179,3875kg. - Hiệu quả chọn lọc khi sử dụng 10 bò đực giống tốt nhất này phối giống với 1/2 số bò cái tốt nhất đàn? Do chọn lọc 1/2 cái tốt nhất, p = 0,5 nên: icái = 0,798 (tra bảng 2.7); iđực + icái 1,755 + 0,798 2 R = h σP = x 0,25 x 20 2 2 = 6,3825kg (so với khối l−ợng trung bình) Do vậy, đời con sẽ có khối l−ợng lúc một năm tuổi nh− sau: Con đực: 200 + 6,3825 = 206,3825 kg Con cái : 175 + 6,3825 = 181,3825 kg. 54
  57. Ví dụ 2: Một trại lợn giống có quy mô th−ờng xuyên 1000 lợn nái sinh sản, 40 lợn đực giống. Tuổi sử dụng trung bình của lợn nái là 4 năm, đực giống là 3 năm. Năng suất sinh sản của lợn nái là 18 lợn cai sữa/nái/năm. Trại giống này có một hệ thống kiểm tra đánh giá đảm bảo chọn lọc đúng đ−ợc những lợn đực giống hậu bị tốt nhất về tốc độ tăng trọng để thay thế cho đàn đực giống đ−ợc loại thải hàng năm. Hãy −ớc tính hiệu quả chọn lọc hàng năm đối với tốc độ tăng trọng (g/ngày), biết rằng tính trạng này có hệ số di truyền là 0,3; độ lệch tiêu chuẩn kiểu hình là 40g/ngày và cơ cấu tuổi của đàn lợn giống sinh sản nh− sau: Tuổi sử dụng (năm) 2 3 4 Tổng số Đực giống 25 15 40 Nái sinh sản 370 330 300 1000 Tính khoảng cách thế hệ: Đối với lợn đực: Lđực = [(25 x 2) + (15 x 3)]/ (25 + 15) = 2,375 năm Đối với lợn cái: Lcái = [(370 x 2) + (333 x 3) + (300 x 4)]/(370 + 330 + 300) = 2,939 Tính c−ờng độ chọn lọc: Số lợn cai sữa hàng năm của trại giống là: 1000 nái x 18 con/nái/năm = 18.000 con, trong đó có 9.000 lợn đực và 9.000 lợn cái Tỷ lệ chọn lọc lợn đực làm giống là: 25/9.000 = 0,0028. Tra bảng 2.7, c−ờng độ chọn lọc đối với lợn đực sẽ là iđực = 3,050. Do con cái không đ−ợc chọn lọc theo tính trạng này, nên icái = 0. Nh− vậy hiệu quả chọn lọc trung bình hàng năm sẽ bằng: iđực + icái 3,050 + 0 2 R = h σP = x 0,3 x 40 = 6,91 g/ngày Lđực + Lcái 2,375 + 2,939 Với cơ cấu và tổ chức chọn lọc nh− trên, hàng năm lợn con cai sữa do trại giống sản xuất ra sẽ có tốc độ tăng trọng trung bình hàng ngày tăng hơn là 6,91 g/ngày. Nếu đàn lợn hiện tại có tốc độ tăng trọng trung bình hàng ngày là 700 g/ngày, tiến bộ di truyền hàng năm −ớc tính đ−ợc là: 6,91/700 = 1%. 3.2. Chọn lọc các tính trạng số l−ợng 3.2.1. Khái niệm về giá trị giống Nh− đã biết, giá trị kiểu gen về một tính trạng nào đó của một con vật bao gồm giá trị cộng gộp, các sai lệch trội và sai lệch t−ơng tác của các gen chi phối tính trạng 55
  58. đó. Giá trị cộng gộp do tác động cộng chung lại của nhiều gen, mỗi gen lại có tác động độc lập gây nên. Bố hoặc mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 các gen này, do đó bố hoặc mẹ sẽ truyền cho đời con 1/2 giá trị cộng gộp của chính bản thân mình. Trong khi đó, ở đời con, do có sự kết hợp hai bộ gen của bố và mẹ nên sẽ hình thành các tác động trội và t−ơng tác mới khác với bố hoặc mẹ. Nh− vậy, giá trị cộng gộp đ−ợc truyền từ thế hệ tr−ớc sang thế hệ sau theo nguyên tắc: con nhận đ−ợc 1/2 của bố và 1/2 của mẹ. Do vậy, ng−ời ta còn gọi giá trị cộng gộp là giá trị giống, ký hiệu là BV (Breeding Value). Giá trị giống của một cá thể là giá trị kiểu gen tác động cộng gộp mà cá thể đó đóng góp cho thế hệ sau. Chúng ta không thể đánh giá trực tiếp đ−ợc giá trị giống của con vật, bởi vì cho tới nay cũng nh− trong một thời gian dài nữa chúng ta vẫn ch−a biết đ−ợc ảnh h−ởng của rất nhiều các gen đóng góp nên tác động cộng gộp. Do đó chúng ta chỉ có thể −ớc tính đ−ợc giá trị giống. Giá trị giống −ớc tính đ−ợc ký hiệu là EBV hoặc Â. Ph−ơng pháp duy nhất để có thể −ớc tính giá trị giống của một vật nuôi về một tính trạng nào đó là dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng này ở chính bản thân con vật, hoặc dựa vào giá trị kiểu hình của tính trạng này ở con vật họ hàng với con vật mà ta cần −ớc tính giá trị giống, hoặc phối hợp cả hai loại giá trị kiểu hình này. Cách −ớc tính giá trị giống của một vật nuôi đối với nhiều tính trạng cũng sẽ t−ơng tự nh− vậy. Giá trị kiểu hình của một con vật mà ta sử dụng để −ớc tính giá trị giống đ−ợc gọi là nguồn thông tin giúp cho việc đánh giá giá trị giống. Các nguồn thông tin đ−ợc sử dụng để −ớc tính giá trị giống bao gồm: - Nguồn thông tin của bản thân con vật: các số liệu về các tính trạng năng suất hay phẩm chất của chính bản thân con vật; - Nguồn thông tin của tổ tiên con vật: các số liệu về các tính trạng năng suất hay phẩm chất của bố, mẹ, ông bà nội ngoại, của các đời tr−ớc thế hệ ông bà; - Nguồn thông tin của anh chị em con vật: các số liệu về các tính trạng năng suất hay phẩm chất của anh chị em ruột (cùng bố cùng mẹ), anh chị em nửa ruột thịt (cùng bố khác mẹ hoặc cùng mẹ khác bố); - Nguồn thông tin từ đời con của con vật: các số liệu về các tính trạng năng suất hay phẩm chất của đời con của con vật. Nh− vậy, chúng ta có thể −ớc tính giá trị giống của một con vật theo các ph−ơng thức sau đây: - Ước tính giá trị giống của con vật về một tính trạng nhất định dựa vào một nguồn thông tin duy nhất về tính trạng này. Nguồn thông tin đó có thể là một trong 4 nguồn thông tin kể trên. Mỗi nguồn thông tin lại hoặc chỉ là một số liệu của một quan sát duy nhất, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát nhắc lại trên cùng một con vật, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát trên các con vật khác nhau và chúng có cùng họ hàng với con vật mà ta cần −ớc tính giá trị giống. 56
  59. - Ước tính giá trị giống của con vật về một tính trạng dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nghĩa là có thể phối hợp các nguồn thông tin khác nhau. Mỗi nguồn thông tin lại hoặc chỉ là một số liệu của một quan sát duy nhất, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát nhắc lại trên cùng một con vật, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát trên các con vật khác nhau và chúng có cùng họ hàng với con vật mà ta cần −ớc tính giá trị giống. - Ước tính giá trị giống của con vật về nhiều tính trạng dựa vào một nguồn thông tin duy nhất về các tính trạng này. Nguồn thông tin đó có thể là một trong 4 nguồn thông tin kể trên. Mỗi nguồn thông tin lại hoặc chỉ là một số liệu của một quan sát duy nhất, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát nhắc lại trên cùng một con vật, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát trên các con vật khác nhau và chúng có cùng họ hàng với con vật mà ta cần −ớc tính giá trị giống. - Ước tính giá trị giống của con vật về nhiều tính trạng dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau. Nghĩa là có thể phối hợp các nguồn thông tin khác nhau. Mỗi nguồn thông tin lại hoặc chỉ là một số liệu của một quan sát duy nhất, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát nhắc lại trên cùng một con vật, hoặc là giá trị trung bình của nhiều quan sát trên các con vật khác nhau và chúng có cùng họ hàng với con vật mà ta cần −ớc tính giá trị giống. 3.2.2. Khái niệm về độ chính xác của các −ớc tính giá trị giống Để có thể đánh giá độ mức độ chính xác của các −ớc tính giá trị giống, ng−ời ta sử dụng khái niệm độ chính xác của các −ớc tính giá trị giống. Về bản chất, độ chính xác của một ph−ơng thức −ớc tính giá trị giống hay của một nguồn thông tin dùng để −ớc tính giá trị giống là hệ số t−ơng quan giữa ph−ơng thức đánh giá hoặc nguồn thông tin với giá trị giống của con vật. Độ chính xác của −ớc tính giá trị giống có giá trị từ 0 tới 1 hoặc đ−ợc biểu thị bằng số phần trăm, từ 0 tới 100%. Giá trị của độ chính xác càng lớn chứng tỏ ph−ơng thức −ớc tính hoặc nguồn thông tin sử dụng để −ớc tính giá trị giống càng chính xác. Độ chính xác của −ớc tính giá trị giống phụ thuộc vào hệ số di truyền của các tính trạng, vào các nguồn thông tin khác nhau và vào số lần lặp lại của các số liệu quan sát đ−ợc sử dụng để −ớc tính giá trị giống. Bảng 2.8. sau đây sẽ khái quát tầm quan trọng của các nguồn thông tin và mức độ cao thấp của hệ số di truyền đối với độ chính xác của các −ớc tính giá trị giống. 57