Giáo trình Đại cương về đồ thị

pdf 76 trang phuongnguyen 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đại cương về đồ thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dai_cuong_ve_do_thi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Đại cương về đồ thị

  1. o0o ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỒ THỊ
  2. CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỒ THỊ I. Các khái niệm cơ bản 1. Đồ thị 2. Biểu diễn đồ thị 3. Bậc của đỉnh trong đồ thị 4. Chứng minh - giải bài toán bằng phương pháp đồ thị II. Một số đồ thị đặc biệt 1. Đồ thị đầy đủ 2. Đồ thị vòng 3. Đồ thị hình bánh xe 4. Đồ thị đều 5. Các khối n-lập phương 6. Đồ thị bù 7. Đồ thị lưỡng phân III. Sự đẳng cấu của các đồ thị 1. Định nghĩa 2. Đồ thị tự bù IV. Đồ thị có hướng 1. Định nghĩa 2. Bậc của đỉnh trong đồ thị có hướng V. Tính liên thông
  3. 1. Đường đi 2. Chu trình 3. Tính liên thông trong đồ thị vô hướng 4. Tính liên thông trong đồ thị có hướng VI. Một số phép biến đổi đồ thị 1. Hợp của hai đồ thị 2. Phép phân chia sơ cấp I. Các khái niệm cơ bản 1. Đồ thị Đồ thị (graph) G = (V,E) là một bộ gồm 2 tập hợp V và E, trong đó V ≠ ∅ các phần tử của V được gọi là các đỉnh (vertices), các phần tử của E được gọi là các cạnh (edges), mỗi cạnh tương ứng với 2 đỉnh. Nếu cạnh e tương ứng với 2 đỉnh v, w thì ta nói v và w là 2 đỉnh kề (hay 2 đỉnh liên kết) (adjacent) với nhau. Ta cũng nói cạnh e tới hay liên thuộc (incident) với các đỉnh v và w. Ký hiệu e = hay v w (hoặc e = vw; e = wv). Cạnh tương ứng với 2 đỉnh trùng nhau gọi là một vòng hay khuyên (loop) tại v. Hai cạnh phân biệt cùng tương ứng với một cặp đỉnh được gọi là 2 cạnh song song (paralleledges) hay cạnh bội. Đồ thị không có cạnh song song và cũng không có vòng được gọi là đơn đồ thị (simple graph). Ngược lại là đa đồ thị (multigraph). Đồ thị mà mọi cặp đỉnh của nó đều kề nhau được gọi là đồ thị đầy đủ. (Complete graph). Đơn đồ thị đầy đủ bao gồm n đỉnh được ký hiệu: Kn. Đồ thị G' = (V',E') được gọi là một đồ thị con (subgraph) của đồ thị G = (V,E) nếu V' ⊂ V; E' ⊂ E. Đồ thị có số đỉnh và số cạnh hữu hạn được gọi là đồ thị hữu hạn (finite graph), ngược lại được gọi là đồ thị vô hạn (Infinite graph). Trong giáo trình này, chúng ta chỉ khảo sát các đồ thị hữu hạn. 2. Biểu diễn đồ thị Một đồ thị có thể được biểu diễn bằng hình học, một ma trận hay một bảng. 2.1. Biểu diễn hình học
  4. Người ta thường biểu diễn hình học của đồ thị như sau: - Biểu diễn mỗi đỉnh của đồ thị bằng một điểm (vòng tròn nhỏ, ô vuông nhỏ). - Một cạnh được biểu diễn bởi một đường (cong hay thẳng) nối 2 đỉnh liên thuộc với cạnh đó. Ví dụ 1: Đồ thị G có: V = {a, b, c, d, e} E = {ab, ac, ad, bd, cd, ce} Được biểu diễn hình học như sau: Ví dụ 2: Đồ thị G có: V = {u, v, x, y} E = {uv, uv, ux, vx, xy, yy} Được biểu diễn hình học như sau: Chú ý: Khi biểu diễn hình học các đồ thị, giao của các cạnh chưa chắc là đỉnh của đồ thị. Ví dụ 3: Ví dụ 4: Các đơn đồ thị đầy đủ:
  5. 2.2 Biểu diễn đồ thị bằng ma trận Người ta có thể biểu diễn đồ thị bằng ma trận. Có 2 kiểu ma trận thường được dùng để biểu diễn đồ thị: - Ma trận liên kết hay liền kề (adjacency matrix). - Ma trận liên thuộc (incidence matrix). ¾ Ma trận liền kề Cho G = (V,E) có n đỉnh v1, v2, , vn. Ma trận liền kề của G tương ứng với thứ tự các đỉnh v1, v2, , vn là một ma trận vuông cấp n. A = (aij)n trong đó: aij = 1 nếu vivj là một cạnh của G. 0 nếu vivj không là một cạnh của G. ¾ Chú ý: - Ma trận liền kề của một đồ thị khác nhau tùy thuộc vào thứ tự liệt kê các đỉnh. Do đó, có tới n! ma trận liền kề khác nhau của một đồ thị n đỉnh vì có n! cách sắp xếp n đỉnh. - Ma trận liền kề của một đồ thị là một ma trận đối xứng vì nếu vi được nối với vj thì vj cũng được nối vi và ngược lại nếu vi không nối với vj thì vj cũng không nối với vi. - Một vòng được tính là một cạnh từ đỉnh v vào v. Ví dụ 5: Đồ thị sau: có ma trận liền kề là: Ví dụ 6: Hãy vẽ đồ thị có ma trận liền kề theo thứ tự của các đỉnh là a, b, c, d.
  6. ¾ Ma trận liên thuộc Người ta còn dùng ma trận liên thuộc để biểu diễn đồ thị. Cho G = (V,E) là một đồ thị với v1, v2, , vn là các đỉnh và e1, e2, , em là các cạnh của G. Khi đó ma trận liên thuộc của G theo thứ tự trên của V và E là một ma trận M = (mij)n x m với: mij = 1 nếu cạnh ej nối với đỉnh vi. 0 nếu cạnh ej không nối với đỉnh vi ¾ Chú ý: Các ma trận liên thuộc cũng có thể được dùng để biểu diễn các cạnh bội và khuyên (vòng). Các cạnh bội (song song) được biểu diễn trong ma trận liên thuộc bằng cách dùng các cột có các phần tử giống hệt nhau vì các cạnh này được nối với cùng một cặp các đỉnh. Các vòng được biểu diễn bằng cách dùng một cột với đúng một phần tử bằng 1 tương ứng với đỉnh nối với khuyên đó. Ví dụ 7: Đồ thị 2.3. Biểu diễn đồ thị bằng bảng Người ta có thể biểu diễn đồ thị không có cạnh bội bằng bảng hay còn gọi là danh sách liền kề. Danh sách này chỉ rõ các đỉnh nối với mỗi đỉnh của đồ thị. Ví dụ 8: Dùng danh sách liền kề để biểu diễn đồ thị
  7. Đỉnh Đỉnh liền kề a b, c, e b a c a, c, d, e d c, e e a, c, d 3. Bậc của đỉnh trong đồ thị Định nghĩa: Đỉnh v của đồ thị G được gọi là có bậc n nếu v kề với n đỉnh khác (v là đầu mút của n cạnh). Ký hiệu: deg(v) hay d(v). - Mỗi vòng (khuyên) tại v được kể là 2 cạnh tới v. - Đỉnh có bậc 0 gọi là đỉnh cô lập (isolated vertex). - Đỉnh có bậc 1 gọi là đỉnh treo (pendant vertex). - Cạnh tới đỉnh treo gọi là cạnh treo (pendant edge). - Đồ thị mà mọi đỉnh đều là đỉnh cô lập gọi là đồ thị rỗng (null graph). Ví dụ 9: Cho đồ thị sau: Ta có: deg(a) = 4; deg(b) = 5; deg(c) = 4; deg(d) = 0; deg(e) = 1; deg(f) = 4; deg(g) = 4. ¾ Định lý 1.1: Trong mọi đồ thị G = (V, E), tổng số bậc của các đỉnh của G bằng 2 lần số cạnh. Nghĩa là ta có: ¾ Hệ quả: Trong mọi đồ thị G = (V, E), ta có: 1. Số các đỉnh bậc lẻ của một đồ thị là một số chẵn.
  8. 2. Tổng bậc của các đỉnh bậc lẻ trong một đồ thị là một số chẳn. ¾ Định lý 1.2: Trong mọi đồ thị G = (V, E), có thì tồn tại ít nhất hai đỉnh cùng bậc. ¾ Định lý 1.3: Trong mọi đồ thị G = (V, E), có có đúng hai đỉnh cùng bậc thì hai đỉnh này không thể đồng thời có bậc 0 hoặc bậc n-1. 4. Chứng minh - giải bài toán bằng phương pháp đồ thị Để chứng minh (giải) bài toán bằng đồ thị ta thực hiện theo các bước sau: ¾ Bước 1: Xây dựng đồ thị G = (V, E) mô tả đầy đủ các thông tin của bài toán, trong đó: + Mỗi đỉnh biểu diễn cho một đối tượng nào đó của bài toán. + Mỗi cạnh nối 2 đỉnh và sẽ biểu diễn cho mối quan hệ giữa hai đối tượng tương ứng được biểu diễn bằng và . + Vẽ đồ thị G = (V, E) mô tả bài toán (nếu được). ¾ Bước 2: Sử dụng các định nghĩa, định lý, tính chất, đã biết về lý thuyết đồ thị để suy ra điều cần giải (chứng minh). Ví dụ 10: Chứng minh rằng trong một cuộc họp tùy ý có ít nhất 02 đại biểu tham gia trở lên, luôn luôn có ít nhất hai đại biểu mà họ có số người quen bằng nhau trong các đại biểu đã đến dự họp. Chứng minh: ¾ Bước 1: Xây dựng đồ thị G = (V, E) mô tả đầy đủ các thông tin của bài toán: + Đỉnh: Lấy các điểm trên mặt phẳng hay trong không gian tương ứng với các đại biểu đến dự họp. Đối tượng của bài toán ở đây là đại biểu dự họp. Vậy, mỗi đỉnh biểu diễn cho một đại biểu trong cuộc họp. + Cạnh: Trong đồ thị G các đỉnh và được nối với nhau bằng một cạnh nếu hai đại biểu và quen nhau. Vậy, mối quan hệ giữa 02 đối tượng ở đây là mối quan hệ quen biết. Mỗi cạnh nối 2 đỉnh và trong G nếu hai đại biểu và quen nhau.
  9. ¾ Bước 2: Suy luận để suy ra điều cần chứng minh: + Với cách xây dựng đồ thị G như đã trình bày thì số đỉnh của G chính là số đại biểu đến dự họp và bậc của mỗi đỉnh trong G bằng đúng số đại biểu quen với đại biểu được biểu diễn bằng đỉnh này. + Theo định lý 1.2 ta có trong G tồn tại ít nhất 02 đỉnh có cùng bậc nghĩa là luôn luôn có ít nhất hai đại biểu mà họ có số người quen bằng nhau trong các đại biểu đã đến dự họp. Ví dụ 11: Chứng minh rằng số người mà mỗi người đã có một số lẻ lần bắt tay nhau trên trái đất này là một con số chẵn. (Xem như bài tập - Sinh viên tự chứng minh) II. Một số đồ thị đặc biệt 1. Đồ thị đầy đủ Định nghĩa: Đồ thị đầy đủ (Complete graph), ký hiệu: Kn là một đơn đồ thị bao gồm n đỉnh mà mọi đỉnh đều có bậc n−1 (mỗi đỉnh đều nối với n−1 đỉnh còn lại). ¾ Vậy Kn có: + Số đỉnh: + Bậc của đỉnh ; + Số cạnh: 2. Đồ thị vòng Định nghĩa: Đồ thị vòng ký hiệu: Cn, n ≥ 3 là một đồ thị với n đỉnh v1, v2, , vn và các cạnh v1v2, v2v3, , vnv1.
  10. ¾ Vậy Cn có: + Số đỉnh: + Bậc của đỉnh ; + Số cạnh: 3. Đồ thị hình bánh xe Định nghĩa: Nếu thêm một đỉnh vào đồ thị vòng Cn (n ≥ 3) và nối đỉnh này với n đỉnh của Cn thì ta được đồ thị hình bánh xe (Wheel graph), ký hiệu: Wn. ¾ Vậy Wn có: + Số đỉnh: + Bậc của đỉnh ; và đỉnh được thêm vào (vnew) + + Số cạnh: 4. Đồ thị đều Định nghĩa: Một đồ thị đều (Regular graph) là đồ thị mà mọi đỉnh đều có cùng bậc. Nếu đồ thị G có các đỉnh có cùng bậc K thì được gọi là K-đều. Ví dụ 12:
  11. + Đồ thị rỗng gồm n đỉnh là đồ thị đều bậc 0. + Cn là đồ thị đều bậc 2. + Kn là đồ thị đều bậc (n−1). + Đồ thị 3-đều 6 đỉnh: + Đồ thị 3-đều 8 đỉnh: + Đồ thị đều bậc 3: đồ thị Petersen: ¾ Vậy k đều n đỉnh cóï: + Số đỉnh: + Bậc của đỉnh ; + Số cạnh: 5. Các khối n-lập phương Các khối n-lập phương (n-cube graph), ký hiệu: Qn là các đồ thị có 2n đỉnh, mỗi đỉnh được biểu diễn bằng một dãy số nhị phân với độ dài n. Hai đỉnh là liền kề nếu và chỉ nếu các dãy nhị phân biểu diễn chúng chỉ khác nhau đúng 1 bit. Ví dụ 13:
  12. Vậy Qn cóï: + Số đỉnh: + Bậc của đỉnh ; + Số cạnh: 6. Đồ thị bù Hai đơn đồ thị G và G' được gọi là bù với nhau nếu chúng có chung các đỉnh, cạnh nào thuộc G thì không thuộc G' và ngược lại. Ký hiệu: G' = . 7. Đồ thị lưỡng phân Một đồ thị G được gọi là đồ thị lưỡng phân (bipartie graph) nếu tập hợp các đỉnh V của G có thể phân thành 2 tập hợp không rỗng V1 và V2, V1 ∩ V2 = ∅ sao cho mỗi cạnh của G nối một đỉnh của V1 với một đỉnh của V2. Ví dụ 15: ¾ Một đồ thị lưỡng phân mà mỗi đỉnh của V1 (có m đỉnh) đều kề với mọi đỉnh của V2 (có n đỉnh), được gọi là một đồ thị lưỡng phân đầy đủ, ký hiệu: Km,n.
  13. ¾ là không phải là đồ thị lưỡng phân vì nếu ta chia các đỉnh của nó thành 2 phần rời nhau thì một trong 2 phần này phải chứa 2 đỉnh. Nếu đồ thị là lưỡng phân thì các đỉnh này không thể nối với nhau bằng một cạnh. Nhưng trong K3 mỗi đỉnh được nối với đỉnh khác bằng một cạnh. Các đồ thị G1 = (V1,E1) và G2 = (V2,E2) được gọi là đẳng cấu với nhau nếu có một song ánh f: V1 → V2 sao cho nếu a và b là liền kề trong V1 thì f(a) và f(b) liền kề trong V2; ∀ a, b ∈ V1. Khi đó song ánh f được gọi là một đẳng cấu. Nói cách khác, nếu 2 đồ thị là đẳng cấu thì sẽ tồn tại một song ánh giữa các đỉnh của 2 đồ thị bảo toàn quan hệ liền kề. ¾ Chú ý: Nếu 2 đồ thị G1 và G2 là đẳng cấu thì chúng có: + Số đỉnh bằng nhau. + Số cạnh bằng nhau. + Hai đỉnh tương ứng có cùng bậc. Đây là các điều kiện cần để hai đồ thị là đẳng cấu. ¾ Để chứng minh hai đồ thị đẳng cấu ta cần: + Chứng minh điều kiện cần thỏa. + Xây dựng một song ánh bảo toàn quan hệ liền kề giữa hai đồ thị (điều kiện đủ để hai đồ thị đẳng cấu). Ví dụ 17: Chứng minh rằng hai đồ thị sau là đẳng cấu với nhau: ¾ Xét điều kiện cần: + Hai đồ thị G và H đều có 4 đỉnh, + Hai đồ thị G và H đều có 4 cạnh,
  14. + Các đỉnh của hai đồ thị đều có bậc 2. Vậy điều kiện cần thỏa. ¾ Xét điều kiện đủ: Xét hàm f: V → W u1 a v1 u2 a v4 u3 a v2 u4 a v3 ⇒ f là song ánh và bảo toàn quan hệ liền kề, điều kiện đủ thỏa. Vậy hai đồ thị G và H đẳng cấu với nhau. Ví dụ 18: không đẳng cấu vì số cạnh và đỉnh khác nhau. Điều kiện cần không thỏa ⇒ G và G’ không đẳng cấu. G và H có cùng số cạnh, số đỉnh nhưng H có đỉnh e' bậc 1, trong khi đó G không có đỉnh nào bậc 1. Điều kiện cần không thỏa ⇒ G và H không đẳng cấu. 2. Đồ thị tự bù Định nghĩa: Đồ thị G được gọi là tự bù (Self-complementary) nếu G đẳng cấu với .
  15. Định lý 1.4: Nếu hai đồ thị G và H có ma trận liền kề (được liệt kê theo một thứ tự nào đó của các đỉnh) bằng nhau thì G và H là hai đồ thị đẳng cấu với nhau. IV. Đồ thị có hướng (Directed graph) 1. Định nghĩa Một đồ thị có hướng G = (V,E) gồm tập hợp các đỉnh V và tập hợp các cạnh E bao gồm các cặp sắp thứ tự các phần tử của V. Cạnh e tương ứng với một cặp thứ tự (a,b) của 2 đỉnh a, b ∈ V được gọi là một cạnh có hướng từ a đến b. Ký hiệu: e = . a được gọi là đỉnh đầu, b được gọi là đỉnh cuối của cạnh e. Đỉnh đầu và đỉnh cuối của khuyên (vòng) là trùng nhau. 2. Bậc của đỉnh trong đồ thị có hướng 2.1. Bậc vào Định nghĩa: Cho G là đồ thị có hướng, bậc vào của đỉnh v, ký hiệu: deg−(v) (hoặc din(v)) là số cạnh có đỉnh cuối là v. 2.2. Bậc ra Định nghĩa: Cho G là đồ thị có hướng, bậc ra của v, ký hiệu: deg+(v) (hay dout(v)) là số cạnh có đỉnh đầu là v. ¾ Chú ý: Một vòng tại một đỉnh sẽ góp thêm một đơn vị vào bậc vào và bậc ra của đỉnh này. + Đối với đỉnh a: din(a) = 0, dout(a) = 3; + Đối với đỉnh b: din(b) = 3, dout(b) = 1; + Đối với đỉnh c: din(c) = 3; dout(c) = 2
  16. + Đối với đỉnh d: din(d) = 0; dout(d) = 3 +Đối với đỉnh e: din(e) = 3; dout(e) = 0 2.3. Định lý 1.5: Cho G = (V,E) là một đồ thị có hướng. Tổng bậc vào của các đỉnh bằng tổng bậc ra và bằng số cạnh của đồ thị. Nghĩa là ta có: ¾ Một đồ thị có hướng được gọi là cân bằng (balanced) nếu mọi đỉnh của nó đều có bậc vào và bậc ra bằng nhau. Ví dụ 23: Có một nhóm gồm 09 đội bóng bàn thi đấu vòng tròn một lượt. Hỏi sau khi có kết quả thi đấu của tất cả các đội có thể có trường hợp bất kỳ đội nào trong 09 đội này cũng đều thắng đúng 05 đội khác trong nhóm được không? (Lưu ý trong thi đấu bóng bàn không có trận hòa). (Xem như bài tập - Sinh viên tự chứng minh) V. Tính liên thông của đồ thị 1. Đường đi Định nghĩa: Đường đi (path) có độ dài n từ vo đến vn với n là một số nguyên dương, trong một đồ thị vô hướng là một dãy các cạnh liên tiếp vov1, v1v2, , vn−1vn. Đỉnh vo được gọi là đỉnh đầu, đỉnh vn được gọi là đỉnh cuối. Đường đi này thường được viết gọn: vov1v2 vn−1vn. Khi chỉ cần nêu ra đỉnh đầu vo và đỉnh cuối vn của đường đi, ta viết: đường đi vo − vn. ¾ Một đường đi không qua cạnh nào lần thứ hai được gọi là đường đi đơn giản (đường đi đơn). ¾ Một đường đi không qua đỉnh nào lần thứ hai được gọi là đường đi sơ cấp. ¾ Lưu ý: Một đường đi sơ cấp là một đường đi đơn giản nhưng một đường đi đơn giản có thể không là đường đi sơ cấp). 2. Chu trình 2.1. Định nghĩa: Một đường đi khép kín (đỉnh đầu ≡ đỉnh cuối) và có độ dài n ≥ 3 được gọi là một chu trình (Cycle). ¾ Chu trình không đi qua cạnh nào lần thứ hai được gọi là chu trình đơn giản.
  17. ¾ Chu trình không đi qua đỉnh nào lần thứ hai, trừ đỉnh đầu ≡ đỉnh cuối, được gọi là một chu trình sơ cấp. ¾ abcdbe là một đường đơn giản. ¾ eabdc là một đường đi sơ cấp 2.2. Định lý 1.6: Cho G=(V,E) là một đồ thị vô hướng có và có thì trong G luôn tồn tại một chu trình sơ cấp. Chứng minh: Vì G là một đồ thị hữu hạn, mỗi đường sơ cấp qua từng đỉnh không quá một lần, nên số đường sơ cấp trong G là hữu hạn. Do đó, ta luôn xác định được đường đi sơ cấp có độ dài cực đại trong số các đường đi sơ cấp có trong đồ thị G=(V,E). Giả sử là một trong các đường đi sơ cấp có độ dài cực đại. Do bậc của mỗi đỉnh không nhỏ hơn 2 ( có ), nên đỉnh v1 phải kề với 1 đỉnh u nào đó và . Xét 02 trường hợp: + Nếu đỉnh , khi đó trong đồ thị G sẽ có một chu trình sơ cấp . + Ngược lại, nếu đỉnh , khi đó trong G tồn tại đường sơ cấp có độ dài lớn hơn đường sơ cấp có độ dài lớn nhất đã chọn (mâu thuẫn). Vậy đỉnh trong đồ thị G có một chu trình sơ cấp. 2.3. Định lý 1.7: Cho G=(V,E) là một đồ thị vô hướng có và có thì trong G luôn tồn tại một chu trình sơ cấp có độ dài chẵn. Chứng minh: Giả sử là một đường sơ cấp có độ dài cực đại trong đồ thị G=(V, E):
  18. Vì là đường sơ cấp có độ dài cực đại và bậc của mỗi đỉnh không nhỏ hơn 3, nên đỉnh v1 phải kề với 02 đỉnh vi và vj khác thuộc đường với , . Khi đó trong G có 02 chu trình sơ cấp: + và + Ta xét 2 trường hợp sau: + Nếu một trong hai đường sơ cấp hoặc có độ dài chẵn thì ta có điều phải chứng minh. + Ngược lại, nếu cả hai đường sơ cấp và đều có độ dài lẻ thì khi đó đường đi sơ cấp: có độ dài chẵn và đường sơ cấp: có độ dài lẻ nên chu trình: có độ dài chẵn (điều phải chứng minh). 3. Tính liên thông trong đồ thị vô hướng TOP 3.1. Định nghĩa: Một đồ thị vô hướng được gọi là liên thông nếu có đường đi giữa mọi cặp đỉnh phân biệt của đồ thị. G: liên thông; H: không liên thông. Cho đồ thị G = (V,E) và v ∈ V. V' là tập hợp các đỉnh của V liên thông với v, E' là tập hợp các cạnh nối 2 đỉnh của V'. Khi đó đồ thị G' = (V',E') gọi là thành phần liên
  19. thông (connected component) của G chứa v. Đương nhiên nếu v và u liên thông trong G thì thành phần liên thông của G chứa v cũng là thành phần liên thông chứa u. Ví dụ 26: có 3 thành phần liên thông. 3.2. Định lý 1.8: Đồ thị G=(V, E) là liên thông khi và chỉ khi G có duy nhất một thành phần liên thông. 3.3. Đỉnh cắt và cầu: ¾ Đỉnh cắt: Nếu việc xóa đi một đỉnh và tất cả các cạnh liên thuộc với nó sẽ tạo ra một đồ thị con mới có nhiều thành phần liên thông hơn đồ thị xuất phát. Các đỉnh như thế được gọi là đỉnh cắt (cut point) hay điểm khớp. ¾ Cầu: Nếu trong đồ thị G ta bỏ đi cạnh e sẽ tạo ra nhiều thành phần liên thông hơn G thì e được gọi là cầu (brìdge). Ví dụ 27: Tìm các đỉnh cắt và cầu trong đồ thị: ¾ Đỉnh cắt của G: b, c, e. ¾ Cầu: ab, ce. Chú ý: Không phải đồ thị nào cũng có đỉnh cắt và cầu. 3.4. Định lý 1.9: Trong mọi đồ thị G=(V, E) có ít nhất n = 02 đỉnh . Nếu thỏa thì G là đồ thị liên thông. Hệ quả: Trong mọi đồ thị G=(V, E) có n đỉnh, nếu mọi đỉnh có thì G là đồ thị liên thông. 4. Tính liên thông trong đồ thị có hướng TOP 4.1. Liên thông mạnh (Strongly connected) Đồ thị có hướng G được gọi là liên thông mạnh nếu có đường đi từ a đến b và từ b đến a; ∀ a, b ∈ đồ thị.
  20. 4.2. Liên thông yếu (Weakly connected) Đồ thị có hướng G được gọi là liên thông yếu nếu đồ thị vô hướng tương ứng của nó là liên thông. Đồ thị có hướng G được gọi là đầy đủ nếu đồ thị vô hướng của nó là đầy đủ. 4.3. Định lý 1.10: Nếu trong đồ thị G=(V, E) có đúng hai đỉnh bậc lẻ thì hai đỉnh này phải liên thông với nhau. Chứng minh Giả sử đồ thị G=(V, E) có đúng hai đỉnh bậc lẻ v và w nhưng hai đỉnh này lại không liên thông với nhau. Khi đó v và w phải thuộc vào 2 thành phần liên thông G1, G2 khác nhau của G. Chẳng hạn và . Theo giả thuyết do G chỉ có đúng 2 đỉnh bậc lẻ nên trong mỗi đồ thị con G1 và G2 chỉ có đúng một đỉnh bậc lẻ. Mâu thuẫn với tính chất số đỉnh bậc lẻ trong một đồ thị là một số chẳn. Vậy v và w phải liên thông với nhau. 4.4. Định lý 1.11: (Định lý về điều kiện cần và đủ của một đồ thị lưỡng phân) Đồ thị G = (V, E) là một đồ thị lưỡng phân khi và chỉ khi mọi chu trình của nó đều có độ dài chẵn. Chứng minh ¾ Giả sử G = (V, E) là một đồ thị lưỡng phân và tập đỉnh V của G được chia thành hai tập con V1 và V2. Khi đó, dọc theo chu trình bất kỳ của G thì các đỉnh thuộc tập V1 và tập V2 sẽ lần lượt nằm liên tiếp và xen kẻ nhau. Do đó, khi trở về đỉnh xuất phát đầu tiên, ta phải đi qua một số chẵn các đỉnh và do đó chiều dài của chu trình là một số chẵn. ¾ Ngược lại, giả sử rằng G là một đồ thị có tính chất là tất cả các chu trình của G đều có độ dài chẵn. Ta sẽ chứng minh tất cả các thành phần liên thông của G đều là đồ thị lưỡng phân và do đó G cũng là một đồ thị lưỡng phân.
  21. Thật vậy, giả sử rằng G1 là một thành phần liên thông của G và v0 là một đỉnh của G1. Với mỗi đỉnh ta chọn một đường nối v và v0. Nếu đường có độ dài chẵn thì ta đưa đỉnh v vào tập đỉnh V1. ngược lại, nếu có độ dài lẻ thì ta đưa v vào tập đỉnh V2. Sự phân loại các đỉnh của G1 không phụ thuộc vào cách chọn đường đi . Thật vậy, nếu có hai đường có độ dài chẳn và có độ dài lẻ nối 2 đỉnh v và v0 thì đồ thị G1 sẽ có chu trình với độ dài lẻ, mâu thuẫn với tính chất ban đầu là G chỉ có chu trình độ dài chẵn. Với cách thiết lập hai tập hợp đỉnh V1 và V2 này, các đỉnh của đồ thị G1 hoặc thuộc tập hợp đỉnh V1 hoặc thuộc tập hợp đỉnh V2. Bây giờ, ta chứng minh rằng chỉ có các cạnh nối các đỉnh không thuộc cùng một tập hợp đỉnh với nhau mà thôi. Thật vậy, giả sử rằng có 2 đỉnh v và u kề nhau trong G1 thì chúng không thể thuộc cùng một tập hợp đỉnh V1 hoặc V2, nếu không ta có thể đi từ đỉnh v0 đến đỉnh v rồi đi đến đỉnh u bằng cạnh vu rồi trở về đỉnh v0 bằng một đường đi có độ dài lẻ. Điều này không xảy ra trong đồ thị G. Vậy G là đồ thị lưỡng phân với hai tập đỉnh rời nhau là V1 và V2 bằng cách mà ta đã xây dựng trên. VI. Một số phép biến đổi đồ thị TOP 1. Hợp của hai đồ thị TOP Hợp của hai đồ thị G1 = (V1,E1) và G2 = (V2,E2) là một đồ thị G= (V, E) có tập hợp các đỉnh là V = V1 ∪ V2 và tập hợp các cạnh là E = E1 ∪ E2. Ký hiệu: G =G1 ∪ G2. ⇒ G = G1 ∪ G2 2. Phép phân chia sơ cấp TOP Cho đồ thị G = (V,E), nếu ta bỏ đi một cạnh e = uv của G và thêm vào một
  22. đỉnh mới w cùng với 2 cạnh uw và wv thì phép toán trên được gọi là phép phân chia sơ cấp. Hai đồ thị G1 = (V1,E1) và G2 = (V2,E2) được gọi là đồng phôi (homeomorphic) nếu chúng có thể nhận được từ cùng một đồ thị bằng một dãy các phép phân chia sơ cấp. G2 và G3 là đồng phôi vì cùng nhận được từ G1. Rõ ràng G2 và G3 không đẳng cấu với nhau. Chú ý: Hai đồ thị là đồng phôi thì chưa chắc đẳng cấu với nhau. BÀI TẬP CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐỒ THỊ Bài 01. Tìm số đỉnh, số cạnh, bậc của mỗi đỉnh trong các đồ thì vô hướng sau: (chỉ rõ đỉnh cô lập và đỉnh treo, nếu có) a. b.
  23. P R T S Q c. Bài 02. Xác định số định, số cạnh, số bậc vào và số ra của mỗi đỉnh đối với các đồ thị có hướng: a. b. c. Bài 03. Hãy vẽ các đồ thị : a. K7 b. K1,8 c. K4,4 d. C7 e. W7 Bài 04. Xét xem các đồ thị sau có là đồ thị lưỡng phân không: b c a d e
  24. a b d c e a. b. c. d. b a f e d c
  25. e Bài 05. Các đồ thị sau có bao nhiêu đỉnh, cạnh? a. Kn b. Cn c. Wn d. Km,n Bài 06. Một đồ thị vô hướng có các đỉnh có các bậc lần lượt là: 4, 3, 3, 2, 2. Tính số cạnh và vẽ đồ thị này. Bài 07. Tính số đỉnh của một đồ thị đều bậc 4 và có 10 cạnh. Bài 08. Một đồ thị có 100 đỉnh, mỗi đỉnh đều có bậc 50. Tính số cạnh của nó. Bài 09. Tìm hợp các cặp đồ thị (giả sử các cạnh có các đầu mút trùng nhau là như nhau) : b c d e f a a. b. b
  26. f d Bài 10. Nếu đơn đồ thị G có 15 cạnh và có 13 cạnh khi đó G và có bao nhiêu đỉnh ? Bài 11. Biểu diễn các đồ thị sau bằng ma trận liền kề: a b a. b. d c d e a b c d
  27. c. d. d c b a Bài 12. Biểu diễn các đồ thị sau bằng ma trận liền kề: a. K4 b. K1,4 c. K2,3 d. C4 e. W4 f. Q3 Bài 13. Vẽ các đồ thị có hướng biểu diễn bằng các ma trận liền kề sau:
  28. a. b. c. Bàøi 14. Vẽ các đồ thị vô hướng biểu diễn bằng ma trận liền kề: a. b. Bài 15. Hãy xét xem các cặp đồ thị sau có đẳng cấu với nhau không? a. u1
  29. u2 u3 u4 u5 v1 v4 v2 v3 v5 b. u4 u1 u2
  30. u3 u5 v3 v4 v1 v2 v5 c. u3 u4 u1 u2 u5 u6 u8 u7
  31. v1 v2 v3 v4 v5 v6 v8 v7