Đồ án Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_quy_trinh_kiem_soat_chung_tu_xuat_nhap_khau_tai_cong_t.pdf

Nội dung text: Đồ án Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHỨNG TỪ XUẤT – NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP SXKD SƠN KIM GVHD: ĐÀNG QUANG VẮNG SVTH: DƯƠNG KIM HOAǸ MỸ MSSV: 12125132 S K L 0 0 4 6 5 1 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHỨNG TỪ XUẤT – NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CP SXKD SƠN KIM SVTH DƯƠNG KIM HOÀN ỸM MSSV 12125132 Khóa 12 Ngành KẾ TOÁN GVHD ĐÀNG QUANG VẮNG 06 16 i
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – T – Hạnh phúc Tp. HCM, ngày tháng năm 2016 NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Dương Kim Hoàn Mỹ MSSV: 12125132 Ngành: Kế toán Lớp: 12125132 Giảng viên hướng dẫn: Đàng Quang Vắng ĐT: 0904-106-749 Ngày nhận đề: 14/04/2016 Ngày nộp đề tài: 21/06/2016 1. Tên đề tài: Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim 2. Các số liệu, tài liệu ban đầu: Tài liệu chuyên ngành kinh tế 3. Nội dung thực hiện đề tài: Giới thiệu khái quát về Công ty CP SXKD Sơn Kim, cơ sở lý luận liên quan đến chứng từ xuất – nhập khẩu làm nền tảng tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim, từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim. 4. Sản phẩm: 02 cuốn bìa xanh chữ mạ vàng + 02 đĩa CD lưu bản mềm TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ii
  4. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – T – Hạnh Phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên Sinh viên: Dương Kim Hoàn Mỹ MSSV: 12125132 Ngành: Kế toán Tên đề tài: Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại công ty CP SXKD Sơn Kim Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Đàng Quang Vắng NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6.Điểm: (Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Giáo viên hướng dẫn (Ký & ghi rõ họ tên) iii
  5. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – T – Hạnh Phúc PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên Sinh viên: Dương Kim Hoàn Mỹ MSSV: 12125132 Ngành: Kế toán Tên đề tài: Quy trình kiểm soát hứng từ xuất – nhập khẩu tại công ty CP SXKD Sơn Kim Họ và tên Giáo viên phản biện: Đào Thị Kim Yến NHẬN XÉT 1. Về nội dung đề tài & khối lượng thực hiện: 2. Ưu điểm: 3. Khuyết điểm: 4. Đề nghị cho bảo vệ hay không? 5. Đánh giá loại: 6. Điểm: (Bằng chữ: ) Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20 Giáo viên phản biện (Ký & ghi rõ họ tên) iv
  6. LỜI CẢM ƠN Bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim” đã hoàn thành đúng thời hạn được giao. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giảng viên tại trường ĐH SPKT TP.HCM, các anh chị nhân viên trong công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim và cùng toàn thể bạn bè cùng chuyên ngành kinh tế. Em chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tâm của thầy Đàng Quang Vắng. Thầy đã hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Lan Anh đã cung cấp các thông tin cần thiết và cấu trúc trình bày cho bài khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn những bài học vô cùng quý giá của thầy Đàng Quang Vắng, cô Nguyễn Thiên Kim, đã là cơ sở vững chắc để em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập thực tế tại công ty. Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim là một doanh nghiệp thành lập khá lâu và trong hiện tại đã đạt được những thành công nhất định. Em tin rằng với những chiến lược kinh doanh đầy triển vọng và đội ngũ nhân viên làm việc tận tụy, em tin chắc rằng công ty sẽ ngày càng có vị thế lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Em chân thành cảm ơn toàn thể anh chị nhân viên trong Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim đã cung cấp tài liệu và bổ sung cho em rất nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình em làm khóa luận tốt nghiệp. Đó sẽ là hành trang vô cùng quý giá cho con đường sự nghiệp của em trong tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến nhà trường Sư phạm kỹ thuật vì đã tạo ra một môi trường học tập có tính thực tế, năng động và thân thiện, để em có thể hoàn thành những năm ngồi tại ghế nhà trường và vững bước trong sự nghiệp sau này. Lời cuối cùng, em kính chúc quý Nhà trường, các Thầy/Cô, quý Công ty, các anh/chị nhân viên và các bạn sinh viên ngành Kinh tế dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành tựu trong sự nghiệp và thành công trong cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! TP.HCM, tháng 06, 2016 Ngườ h c h ện DƯƠNG KIM HOÀN MỸ v
  7. TÓM TẮT Kiểm soát chứng từ tại một doanh nghiệp đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thực tế của các doanh nghiệp. Kiểm soát chứng từ tốt giúp nhà quản lý điều phối các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách đạt hiệu quả và dễ dàng hơn trong việc kiểm tra của Cơ quan thuế và giải quyết nhanh gọn nếu có tranh chấp xảy ra. Trong đó kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu lại chiếm một tầm quan trọng nhất và đặc biệt là trong thực trạng hiện nay, khi Việt Nam gia nhập cộng đồng thương mại quốc tế thì các hoạt động ngoại thương sẽ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, số lượng chứng từ xuất - nhập khẩu càng tăng, việc kiểm soát, lưu trữ chứng từ đối với doanh nghiệp xuất – nhập khẩu sẽ khó khăn hơn, nên dễ phát sinh các sai sót, nhầm lẫn. Chính vì vậy, bài khóa luận tốt nghiệp này hướng đến thực trạng quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại doanh nghiệp và đưa ra các kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động kiểm soát chứng từ góp phần tối thiểu hóa sai sót liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim. SUMMARIZE Documents control is playing an extremely important role in the actual operation of business. Good document control helps managers coordinate the production and business activities more efficiency and easier in the examination by the tax authorities and helps to solve quickly if a dispute occurs. In which Export - Import documents control is the most important and especially in the current situation, when Vietnam joined the international trade community, the foreign trade activities will account for an increasing rate, the quantity of Export - Import document will increase either, the controlling and storing for Export - Import company will become harder, so the errors and mistaken will easily occur. Therefore, this thesis aims to the reality of control Export – Import document in business and make recommendations to improve the document control, accordingly contribute to minimize the errors associated with Export – Import activities at Son Kim Manufacturing & Trading Corporation. vi
  8. MỤC LỤC Trang phụ bìa i Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp ii Trang phiếu nhận xét của giáo viên hướng dẫn iii Trang phiếu nhận xét của giáo viên phản biện iv Lời cảm ơn v Tóm tắt vi Mục lục vii Danh mục các từ viết tắc x Danh mục bảng biểu xi Danh mục sơ đồ xii Danh mục hình ảnh xiii Lời nói đầu 1 Chương 1: Tổng quan về công ty CP SXKD Sơn Kim 3 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty CP SXKD Sơn Kim 3 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP SXKD Sơn Kim 3 1.3 .Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 4 1.3.1. Ngành nghề kinh doanh 5 1.3.2. Phạm vi hoạt động 5 1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 5 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của ban quản trị và các phòng ban 6 1.5 .Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty 9 1.5.1. Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty 9 1.5.2. Hình thức, chế độ kế toán áp dụng, hệ thống tài khoản, mẫu biểu minh họa, các phương pháp kế toán 10 1.6 .Định hướng phát triển của công ty 11 Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu 13 2.1. Chứng từ kế toán 13 2.1.1. Lịch sử hình thành của chứng từ kế toán 13 2.1.2. Chứng từ kế toán là gì? 13 2.1.3. Nội dung và yêu cầu bắt buộc của chứng từ 14 2.1.3.1. Nội dung 14 2.1.3.2. Yêu cầu 15 2.1.4.Ý nghĩa, tác dụng và tính chất pháp lý của chứng từ 15 2.1.4.1.Ý nghĩa của chứng từ 15 2.1.4.2. Tác dụng của chứng từ 15 2.1.4.3. Tính chất pháp lý của chứng từ 16 2.1.5. Phân loại chứng từ 16 2.1.6. Dịch chứng từ bằng tiếng nước ngoài 16 vii
  9. 2.1.7. Lập và luân chuyển chứng từ kế toán 16 2.1.7.1. Lập hoặc thu nhận chứng từ 17 2.1.7.2. Kiểm tra chứng từ 17 2.1.7.3. Sử dụng ghi sổ kế toán 18 2.1.7.4. Bảo quản, lưu trữ và hủy 18 2.1.8. Ví dụ quy trình lập và luân chuyển chứng từ 19 2.1.8.1. Quy trình xuất vật tư – hàng hóa 19 2.1.8.2. Quy trình luân chuyển phiếu xuất kho 20 2.2. Chứng từ kế toán trong xuất – nhập khẩu 22 2.2.1. Vai trò của hoạt động xuất – nhập khẩu tại Việt Nam 22 2.2.2 .Điều kiện để một doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh xuất – nhập khẩu 24 2.2.3 .Ý nghĩa và yêu cầu của chứng từ kế toán xuất – nhập khẩu 24 2.2.3.1.Ý nghĩa của chứng từ xuất – nhập khẩu 24 2.2.3.2.Yêu cầu về các chứng từ của cơ quan chức năng 25 2.2.4. Bộ chứng từ cơ bản trong xuất – nhập khẩu 25 2.2.4.1. Bộ chứng từ cơ bản trong nhập khẩu 25 2.2.4.2. Bộ chứng từ cơ bản trong xuất khẩu 29 2.2.5. Chứng từ kế toán trong các phương thức thanh toán xuất – nhập khẩu 29 2.2.5.1. Chứng từ kế toán trong phương thức chuyển tiền 29 2.2.5.2. Chứng từ kế toán trong phương thức ghi sổ 31 Chương 3: Thực trạng quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại công ty CP SXKD Sơn Kim 39 3.1. Tổng quan tình hình xuất – nhập khẩu của Công ty CP SXKD Sơn Kim 39 3.2. Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim 39 3.2.1. Công tác lập chứng từ xuất – nhập khẩu 39 3.2.1.1. Lập chứng từ nhập khẩu 39 3.2.1.2. Lập chứng từ xuất khẩu 40 3.2.2. Quy trình xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim 42 3.2.2.1. Quy trình nhập khẩu 42 3.2.2.2Quy trình xuất khẩu 48 3.2.3. Luân chuyển chứng từ kế toán xuất – nhập khẩu tại công ty 53 3.2.4. Nhận xét về quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim 54 3.2.5 .Đánh giá thực trạng việc lập và luân chuyển chứng từ kế toán xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim 55 3.2.5.1. Việc lập chứng từ xuất – nhập khẩu 55 3.2.5.2. Việc luân chuyển chứng từ xuất – nhập khẩu 55 Chương 4: Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim 58 viii
  10. 4.1. Quan điểm và phương hướng hoàn thiện 58 4.1.1. Quan điểm 58 4.1.2. Phương hướng hoàn thiện 58 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chứng từ xuất nhập khẩu tại Công ty CP SXKD Sơn Kim 59 4.2.1 .Đối với công ty CP SXKD Sơn Kim 59 4.2.2 .Đối với các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan 64 Tài liệu tham khảo 70 Phụ lục 71 ix
  11. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC AWB Air Way Bill B/L Bill of Lading BTC Bộ tài chính CIF Cost, Insurance, Freight C/O Certificate of Origin CP Chính phủ/ Chính phủ C/Q Certificate of Quantity DNCX Doanh nghiệp chế xuất EDA Khai thông tin xuất khẩu EDB Gọi thông tin khai xuất khẩu EDC Đăng ký tờ khai xuất khẩu Gọi thông tin đã khai áo xuất khẩu EDD chính thức EDA01 Sửa đổi thông tin khai báo xuất khẩu FOB Free on Board GSP Generalized system of preferences GTGT Giá tr gia tăng HĐTM Hợp đồng thương mại HQ Hải quan KCN Khu công nghiệp M/T Mail Transfer NH Ngân hàng NVL Nguyên vật liệu P/L Packing List SXKD Sản xuất kinh doanh Society for World-wide Interbank and SWIFT Financial Telecommunication TP Thành phẩm TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSCĐ Tài sản cố đ nh TT Thông tư T/T Telegraphic Transfer VNACCS Hệ thống thông quan t động XNK Xuất nhập khẩu x
  12. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Bảng kiểm soát chứng từ xuất khẩu tại công ty 62 Bảng 4.2: Bảng kiểm soát chứng từ nhập khẩu tại công ty 63 xi
  13. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 5 Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 9 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ tại công ty 11 Sơ đồ 2.1: Quy trình lập và luân chuyển chứng từ kế toán 16 Sơ đồ 2.2: Mô hình nghiệp vụ xuất vật tư – hàng hóa tại công ty CP sản xuất kinh oanh Sơn Kim 19 Sơ đồ 2.3: Lưu đồ luân chuyển phiếu xuất kho 21 Sơ đồ 2.4: Quy trình thanh toán b ng điện báo 30 Sơ đồ 2.5: Quy trình thanh toán b ng nhờ thu trơn 32 Sơ đồ 2.6: Quy trình thanh toán b ng nhờ thu kèm chứng từ 33 Sơ đồ 2.7: Quy trình thanh toán L/C không thể hủy ngang 37 Sơ đồ 2.8: Quy trình thanh toán L/C không thể hủy ngang có chuyển nhượng 38 Sơ đồ 3.1: Quy trình nhập khẩu ơ ản 44 Sơ đồ 3.2: Quy trình xuất khẩu ơ ản 49 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ luân chuyển chứng từ xuất – nhập khẩu 61 xii
  14. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1: Hình ảnh minh họa điều kiện CIF trong hoạt động thương mại quốc tế . 44 Hình 3.2: Hình ảnh màn hình ph n mềm ứng dụng nhập kho QLM 47 Hình 3.3: Hình ảnh màn hình xuất kho hàng QLM 48 Hình 3.2: Hình minh họa điệu kiện FO trong thương mại quốc tế 49 Hình 3.3: Hình ảnh màn hình lập phiếu xuất kô hàng xuất khẩu 53 xiii
  15. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đổi mới và từng bước hội nhập vào thị trường quốc tế, hoạt động xuất – nhập khẩu trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Để đáp ứng được yêu cầu cơ chế quản lý của Đảng và Nhà nước thể hiện trong các thông tư, bộ luật ban hành liên quan đến hoạt động xuất – nhập khẩu thì các doanh nghiệp buộc phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức hợp lý và nâng cao hiệu quả lao động. Công ty Cổ phần sản xuất – kinh doanh Sơn Kim là một doanh nghiệp có quy mô khá lớn, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực sản xuất và xuất – nhập khẩu hàng may mặc. Quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu thành phẩm cho hoạt động kinh doanh của công ty rất phức tạp. Do đó một quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu chặt chẽ tại công ty sẽ ngăn ngừa được các rủi ro, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót ảnh hưởng đến hoạt động tại đơn vị. Nhận thức được vai trò quan trọng của quy trình kiểm soát hoạt động xuất – nhập khẩu trong một doanh nghiệp, em chọn đề tài “Quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty Cổ phần sản xuất – kinh doanh Sơn Kim” làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở những vấn đề thuộc về lý luận, thông qua nghiên cứu thực tế công tác kiểm soát quy trình xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim, tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng của quy trình kiếm soát hiện có, từ đó rút ra những thế mạnh cũng như những hạn chế cần được khắc phục, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề liên quan đến thủ tục kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. - Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận giới hạn ở công tác kiếm soát chứng từ đối với hoạt động xuất – nhập khẩu phục vụ sản xuất – kinh doanh hàng may mặc tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp Kế toán trưởng và các nhân viên khác liên quan về công tác kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại công ty. - Phương pháp thu thập dữ liệu cơ sở để có được các thông tin liên quan đến quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. 1
  16. - Phương pháp so sánh được dùng để phân tích, đánh giá thực trạng các thủ tục kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. 5. Kết cấu khóa luận: Khóa luận gồm 4 chương: - Chương 1: Tổng quan về Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại doanh nghiệp. - Chương 3: Thực trạng quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. - Chương 4: Một số các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. 6. Kết quả đạt đƣợc Luận văn cho thấy tổng quan về thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh, quy trình kiểm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại doanh nghiệp, nêu ra những lợi thế cũng như những mặc hạn chế của quy trình từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiếm soát chứng từ xuất – nhập khẩu tại Công ty CP sản xuất – kinh doanh Sơn Kim. 2
  17. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CP SXKD SƠN KIM 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim - Tên công ty: Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Sơn Kim. - Tên giao dịch: Son Kim Manufacturing & Trading Corporation. - Tên viết tắt: SKMT CORPORATION. - Mã số thuế: 0304309368. - Trụ sở chính: 30A, Đường 11, Phường Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM. - Điện thoại: 7421200-7421198. - Hình thức là công ty Cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan. - Lĩnh vực hoạt động của công ty là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng may mặc thời trang. - Vốn điều lệ chính thức của công ty là 7 tỷ đồng. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim - Được thành lập trước những năm giải phóng với hình thức sản xuất là hộ cá thể nhỏ lẻ: gia đình ông bà Nguyễn – Hợp tác xã may Đại Thành, cung ứng cho những sạp bán lẻ ở các chợ. - Tổ hợp phát triển như là một doanh nghiệp thành công trong Sài Gòn thời xưa và thành phố miền Nam của Việt Nam. - Sau khi thống nhất đất nước vào năm 1975, Đại Thành được vinh danh với hai giải thưởng uy tín: Huy chương hạng 3 - Thương mại và Công nghiệp (1982), huy chương hạng 2 - Thương mại và Công nghiệp (1984) cho những đóng góp xuất sắc của mình vào nền kinh tế địa phương và xã hội. - Qua nhiều năm thăng trầm của ngành dệt may nhưng được Nhà nước, Đảng, Ban ngành quan tâm giúp đỡ cùng với lòng nhiệt huyết nỗ lực gắn bó của ban lãnh đạo và sự gắn bó của tập thể công nhân, Xí Nghiệp May vẫn đứng vững và phát triển trên thị trường. - Năm 1993 thế hệ thứ ba của gia đình Nguyễn đã thành lập công ty Đầu Tư & Phát Triển Sơn Kim. - Đến tháng 3 năm 2006 Công ty Cổ phần SX – KD Sơn Kim chính thức thành lập với vốn của công ty là 7 tỷ đồng. - Những năm đầu thành lập, công ty chỉ sản xuất ra những sản phẩm đơn giản chưa sắc sảo lắm, vẫn may những mặt hàng quen thuộc, và không ổn định về số lượng hàng hóa được đặt vì tay nghề công nhân còn thấp, thiết bị máy móc lạc hậu, chưa có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thị trường lúc đó còn nhỏ hẹp. - Qua quá trình tích lũy và tạo dựng, công ty mở thêm chi nhánh mới và hợp tác liên doanh. Trong suốt thời gian qua, công ty không ngừng đứng vững và phát triển trên thị trường cạnh tranh trong và ngoài nước. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đi kèm với chất lượng sản phẩm phải được bảo đảm an toàn, công ty đã từng bước tái cơ cấu tổ chức quản lý, nâng cao đào tạo tay nghề công nhân viên và đạt được những thành tựu nhất định. 3
  18. - Wow, Misaki là sản phẩm thời trang của công ty, các sản phẩm mang thương hiệu Wow được biết đến là hàng thời trang mặc ở nhà nổi tiếng và ra đời sớm nhất tại Việt Nam. Năm 2008, nhãn hiệu Wow thuộc top 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam. "WOW" là chữ viết tắt của "WORRLD OF WOMEN" - Thế giới phụ nữ ở đây cũng là những thượng đế của công ty. - Ngoài việc mở rộng sản xuất hàng may mặc, Sơn Kim đã khôn ngoan đầu tư vào các lĩnh vực mới nổi bao gồm bán lẻ, bất động sản và truyền thông và đã đạt được những thành tựu đáng chú ý. Sơn Kim tự hào là 1 trong top 3 của thương hiệu đồ lót và các nhà bán lẻ ở Việt Nam. Dự án xây dựng văn phòng đầu tiên - Sentinel Place - đã được trao giải thưởng “Best Office Development” tại Việt Nam bởi Asia Pacific Property gắn liền với Bloomberg Television trong năm 2011. - Công ty Cổ phần SX – KD Sơn Kim hiện tại là một trong các công ty chuyên sản xuất trang phục đồ lót và trang phục phụ nữ. Công ty là thành viên của Family Nguyễn (thành lập năm 1954) gia đình gồm nhiều công ty may mặc có uy tín tại Việt Nam (Đại Thành, Sơn Kim, Hiển Đạt, Hồng Vân, Quadrille & Vera, Vera, Buss, VFH ). - Thành tựu của công ty đã được đánh dấu cùng với liên doanh và hợp tác với các tập đoàn quốc tế hàng đầu như Hồng Kông Land, GS Shop, Bank Invest, Quadrille Nishida và EXS Capital. - Chi nhánh công ty đặt tại KCN Cát Lái. Địa chỉ: C7-C9, KCN Cát Lái, P.Thạnh Mỹ Lợi, Q2, TP.HCM. - Công suất: Hiện nay công suất của các nhà máy thuộc Công ty cung cấp trên 7 triệu sản phẩm các loại hàng năm, khả năng sản xuất hàng năm tiếp theo có thể tăng 40%. - Nhà máy: nhà máy sản xuất được xây dựng trên diện tích 6.000m2 thuộc KCN Cát Lái, Q.2. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.3.1. Ngành nghề kinh doanh - Mua bán: Hàng may mặc, quần áo thể thao, dụng cụ thể dục thể thao, mỹ phẩm, vàng bạc, trang sức, đá quý, vật liệu xây dựng. Một số mặt hàng thời trang hiện tại của công ty: Hình 1.1: Logo một số mặt hàng thời trang hiện tại của Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim (Trích nguồn: Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim) 4
  19. - May thêu công nghiệp - Sản xuất hóa mỹ phẩm: Xà bông, dầu gội đầu, nước hoa, kem phấn trang điểm và mỹ phẩm trang điểm. - Sản xuất và mua bán: Giày dép, hàng trang sức mỹ nghệ, nguyên vật liệu dệt, vải thun, len, rèm cửa, chăn, ga trải gường, áo gối, túi xách. - Dịch vụ quảng cáo, tổ chức hội chợ, triển lãm. - Xây dựng công nghiệp, dân dụng, kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà để bán, ở hoặc cho thuê), đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. - Đào tạo dạy nghề, tư vấn chuyển giao công nghệ. - Đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông, mua bán thiết bị viễn thông. - Tư vấn và cung cấp phần mềm, mua bán các loại thiết bị viễn thông. - Tư vấn và cung cấp phần mềm, mua bán các loại thiết bị tin học. - Đại lý bán vé máy bay. Khi cần thiết, Đại hội cổ đông Công ty quyết định việc chuyển hay mở rộng các nghành nghề kinh doanh của công ty phù hợp với quyết định của pháp luật. 1.3.2. Phạm vi hoạt động - Sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc phục vụ trong nước và xuất khẩu thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. - Kinh doanh các mặt hàng nội địa như Wow, Vera, Jockey, Misaki và nhập khẩu các mặt hàng, các loại nguyên vật liệu, phụ liệu may mặc khác. Cung ứng xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất trong nước như Takagi, Itochu. - Liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong phạm vi luật định. 1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Ban giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng HCNS DV KH KD TCKT thiết kế Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty (Trích nguồn: Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim) 5
  20. 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của ban quản trị và các phòng ban  Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim. Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.  Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty CP sản xuất kinh doanh Sơn Kim. Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.  Ban kiểm soát Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.  Ban giám đốc Ban giám đốc đứng đầu công ty, tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước và cơ quan chủ quản. Ban giám đốc đưa chỉ thị xuống cho các phòng ban. Các phòng ban thực hiện và báo cáo kết quả về cho Ban giám đốc. Theo sơ đồ tổ chức của công ty, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và điều hành, chịu sự chỉ đạo của Ban giám đốc thông qua các bộ phận chức năng. Các phòng chịu trách nhiệm hỗ trợ Ban giám đốc trong mọi hoạt động nhằm phục vụ việc phát triển công ty và trực tiếp liên kết chỉ đạo cho các nhà máy hoạt động. Trong khi đó nhà xưởng chỉ chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất từ công ty giao xuống. Như vậy muốn thực hiện điều độ công tác sản xuất, công ty phải xây dựng một hệ thống thông tin chặt chẽ từ công ty đến các phòng ban. Thành phần Ban giám đốc gồm 1 Tổng giám đốc và 3 Phó giám đốc: - Tổng giám đốc: là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tổng giám đốc thực hiện việc ký kết hợp đồng, sắp xếp, phân bổ nhân sự, giám sát và sử dụng vốn có hiệu quả, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao, phối hợp và giám sát chặt chẽ các công ty liên doanh. - Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch sản xuất phân công và đốc thúc các xưởng thực hiện tiến độ kế hoạch sản xuất, điều phối vật tư, phân bổ nhân sự và giám sát về mặt lao động tiền lương, xây dựng các quy định về chế độ khen thưởng của cán bộ công nhân viên trong công ty. 6
  21. - Phó giám đốc hành chính: chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của văn phòng công ty, điều hành các hoạt động hành chính, văn thư, an toàn lao động, y tế, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy và đời sống của công nhân viên. Bên cạnh đó còn phải theo dõi các hợp đồng xuất – nhập khẩu và các hoạt động pháp lý của công ty. - Phó tổng giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường, khai thác mặt hàng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh doanh thông qua sự đồng ý của Tổng giám đốc. Ngoài ra còn giám sát theo dõi các cửa hàng, đại lý bán lẻ sản phẩm, các công ty liên doanh trong nước, xây dựng các kế hoạch hoạt động cho phù hợp với tình hình kinh doanh và các hợp đồng đã ký kết. Bên cạnh đó là kiểm soát tài chính kế toán của công ty, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty theo từng quý, từng năm.  Chức năng của các phòng ban - Phòng hành chính nhân sự Tuyển dụng nhân sự, lập kế hoạch đào tạo. Quản lý, kiểm soát việc thực hiện nội quy của công nhân viên. Quản lý văn thư, văn phòng phẩm, các hoạt động liên quan đến lợi ích của công nhân viên. Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược, chính sách nhân sự của Công ty, giúp Giám đốc lập dự thảo chương trình hành động, đề ra các biện pháp kiểm soát, cải tiến tổ chức, xây dựng các tiêu chuẩn hoạt động. Xác định và xây dựng các tiêu chuẩn chức danh trong Công ty. Xây dựng nội quy, thể chế, chế độ công tác của các bộ phận trong Công ty. Định kỳ thông báo cho Giám đốc biết về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm chỉ đạo về công tác tổ chức hành chính như công tác quản trị hành chánh, văn thư, lưu trữ bảo mật tài liệu cơ quan, xây dựng các chính sách tuyển dụng và tổ chức quản lý lao động, thi đua khen thưởng, nâng hạ lương. Xây dựng các định mức lao động, nghiên cứu chế độ tiền lương, tiền thưởng, bồi dưỡng độc hại, lập kế hoạch nâng lương, tiền thưởng cho Công ty. Quản lý và giám sát các Phòng ban, cung cấp các nguồn lực cần thiết cho các công trường. Xác định nhu cầu đào tạo và cung cấp các nguồn lực cần thiết để thực hiện đào tạo. Thiết lập hệ thống thông tin có hiệu quả, tạo lập các mối quan hệ mật thiết trong Công ty. Phối hợp với các Phòng ban, nhà xưởng để đem lại kết quả tốt nhất cho Công ty. Nghiên cứu nhu cầu công tác và khả năng cán bộ để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Lập kế hoạch duy tu, bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa định kỳ cũng như dự trù kinh phí để bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa và mua sắm các loại phương tiện, thiết bị dụng cụ và tài sản cố định thuộc khối văn phòng, quản lý và điều hành xe ôtô. Quản lý nhân sự như lập hồ sơ theo hợp đồng lao động, xây dựng quy chế tuyển dụng, thực hiện chế độ BHXH, BHYT, chế độ phép, thôi việc, kỷ luật hồ sơ 7
  22. S K L 0 0 2 1 5 4