Đồ án môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Phân tích những nguyên lý sáng tạo được áp dụng vào sự phát triển của Windows Mobile tới Windows Phone" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - Ngô Lê D

pdf 24 trang phuongnguyen 4040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Phân tích những nguyên lý sáng tạo được áp dụng vào sự phát triển của Windows Mobile tới Windows Phone" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - Ngô Lê D", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_mon_hoc_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_trong_tin_hoc.pdf

Nội dung text: Đồ án môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Phân tích những nguyên lý sáng tạo được áp dụng vào sự phát triển của Windows Mobile tới Windows Phone" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - Ngô Lê D

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỒ ÁN MÔN HỌC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ĐƢỢC ÁP DỤNG VÀO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA WINDOWS MOBILE TỚI WINDOWS PHONE GVHD: GS.TS. HOÀNG KIẾM HVTH: NGÔ LÊ DUY MSHV: 1111009 LỚP: KHOA HỌC MÁY TÍNH – KHÓA 21 TP.HCM – 11/2012
  2. Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 2 1.1. Khoa học là gì 2 1.2. Nghiên cứu khoa học 2 1.3. Giới Thiệu 40 Nguyên Lý Sáng Tạo 3 CHƢƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỪ WINDOWS MOBILE TỚI WINDOWS PHONE 11 2.1 Lịch Sử Phát Triển Của Windows Mobile 11 2.2 Lịch Sử Phát Triển Của Windows Phone 17 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ĐÃ ĐƢỢC ÁP DỤNG 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
  3. LỜI MỞ ĐẦU Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong tin học là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu khoa học và trở thành công cụ sắc bén để chỉ dẫn các nhà khoa học, các nhà quản lý trong công tác tổ chức, quản lý và thực hành nghiên cứu khoa học một cách sáng tạo. Trong thực tế nói chung và trong tin học nói riêng có rất nhiều bài toán mà chúng ta cần phải giải quyết, việc áp dụng các thủ thuật, nguyên tắc trong Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học sẽ giúp ta có những định hƣớng tốt để giải quyết vấn đề. Bài thu hoạch môn học PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC này của em gồm ba phần:  Chƣơng 1: Giới thiệu về phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong tin học.  Chƣơng 2: Sự hình thành và phát triển từ windows mobile tới windows phone.  Chƣơng 3: Phân tích các nguyên lý sáng tạo đã đƣợc áp dụng. Để hoàn thành bài thu hoạch này em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy GS. TSKH Hoàng Văn Kiếm đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập môn Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong tin học. Học Viên NGÔ LÊ DUY 1
  4. CHƢƠNG 1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG TIN HỌC 1.1. Khoa học là gì Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp. Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác đƣợc thay thế bằng quan niệm thực vật có cảm nhận. Nhƣ vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học. 1.2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học là một họat động tìm kiếm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, đạt đƣợc từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con ngƣời muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phƣơng pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trƣờng. 2
  5. 1.3. Giới Thiệu 40 Nguyên Lý Sáng Tạo 1. Nguyên tắc phân nhỏ : - Chia đối tƣợng thành các phần độc lập. - Làm đối tƣợng trở nên tháo lắp đƣợc. - Tăng mức độ phân nhỏ đối tƣợng. 2. Nguyên tắc “tách khỏi” : - Tách phần gây “phiền phức hay ngƣợc lại tách phần duy nhất “cần thiết” ra khỏi đối tƣợng. 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ : - Chuyển đối tƣợng (hay môi trƣờng bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất. - Các phần khác nhau của đối tƣợng phải có các chức năng khác nhau. - Mỗi phần của đối tƣợng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc. 4. Nguyên tắc phản đối xứng : - Chuyển đối tƣợng có hình dạng đối xứng thàng không đối xứng (nói chung giảm bậc đối xứng). 5. Nguyên tắc kết hợp : - Kết hợp các đối tƣợng đồng nhất hoặc các đối tƣợng dùng cho các hoạt động kế cận. - Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận. 6. Nguyên tắc vạn năng : - Đối tƣợng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tƣợng khác. 3
  6. 7. Nguyên tắc “chứa trong” : - Một đối tƣợng đƣợc đặt bên trong đối tƣợng khác và bản thân nó lại chứa đối tƣợng thứ ba - Một đối tƣợng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tƣợng khác. 8. Nguyên tắc phản trọng lƣợng : - Bù trừ trọng lƣợng của đối tƣợng bằng cách gắn nó với các đối tƣợng khác, có lực nâng. - Bù trừ trọng lƣợng của đối tƣợng bằng cách tƣơng tác với môi trƣờng nhƣ sử dụng các lực thủy động, khí động 9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ : - Gây ứng suất trƣớc đối với đối tƣợng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tƣợng làm việc (hoặc gây ứng suất trƣớc để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngƣợc lại). 10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ : - Thực hiên trƣớc sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tƣợng. - Cần sắp xếp đối tƣợng trƣớc, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển. 11. Nguyên tắc dự phòng : - Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tƣợng bằng cách chuẩn bị trƣớc các phƣơng tiện báo động, ứng cứu, an toàn. 12. Nguyên tắc đẳng thế : - Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tƣợng. 4
  7. 13. Nguyên tắc đảo ngƣợc : - Thay vì hành động nhƣ yêu cầu bài toán, hành động ngƣợc lại (ví dụ : không làm nóng mà làm lạnh đối tƣợng). - Làm phần chuyển động của đối tƣợng (hay môi trƣờng bên ngoài) thành đứng yên và ngƣợc lại phần đứng yên thành chuyển động. 14. Nguyên tắc cầu (tròn) hoá : - Chuyển những phần thẳng của đối tƣợng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu. - Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn. - Chuyển sang chuyển động quay, sử dụng lực ly tâm. 15. Nguyên tắc linh động : - Cần thay đổi các đặc trƣng của đối tƣợng hay môi trƣờng bên ngoài sao cho chúng tối ƣu trong từng giai đoạn làm việc. - Phân chia đối tƣợng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau. 16. Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa” : - Nếu nhƣ khó nhận đƣợc 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể trở nên đơn giản hơn và dễ giải hơn. 17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác : - Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tƣợng theo đƣờng (một chiều) sẽ đƣợc khắc phục nếu cho đối tƣợng khả năng di chuyển trên mặt phẳng (hai chiều), tƣơng tự những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tƣợng trên mặt phẳng sẽ đƣợc đơn giản hóa khi chuyển sang không gian (ba chiều). - Chuyển các đối tƣợng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng. 5
  8. - Đặt đối tƣợng nằm nghiêng. - Sử dụng mặt sau của diện tích cho trƣớc. - Sử dụng các luồng ánh sáng tới diện tích bên cạnh hoặc tới mặt sau của diện tích cho trƣớc. 18. Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học : - Làm đối tƣợng dao động. - Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động. - Sử dụng tần số cộng hƣởng. - Thay vì dùng các bộ rung cơ học. dùng các bộ rung áp điện. - Sử dụng siêu âm kết hợp với trƣờng điện từ. 19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ : - Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung). - Nếu đã có tác động theo chu ký, hãy thay đổi chu kỳ. - Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác động khác. 20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích : - Thực hiên công viêc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tƣợnng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải). - Khắc phục vận hành không tải và trung gian. - Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay. 21. Nguyên tắc “vƣợt nhanh” : - Vƣợt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn. - Vƣợt nhanh để có đƣợc hiệu ứng cần thiết. 22. Nguyên tắc biến hại thành lợi : - Sử dụng những tác nhân có hại (ví dụ tác động có hại của môi trƣờng) để thu đƣợc hiệu ứng có lợi. - Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác. 6
  9. - Tăng cƣờng tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa. 23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi : - Thiết lập quan hệ phản hồi. - Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó. 24. Nguyên tắc sử dụng trung gian : - Sử dụng đối tƣợng trung gian, chuyển tiếp. 25. Nguyên tắc tự phục vụ : - Đối tƣợng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa. - Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lƣợng dƣ. 26. Nguyên tắc sao chép (copy) : - Thay vì sử dụng những cái không đƣợc phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao. - Thay thế đối tƣợng hay hệ các đối tƣợng bằng bản sao quang học(ảnh, hình vẽ với các tỷ lệ cần thiết. - Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy đƣợc bằng mắt thƣờng), chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại. 27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt” : - Thay đối tƣợng đắt tiền bằng bộ các đối tƣợng rẻ có chất lƣợng kém hơn (ví dụ nhƣ tuổi thọ). 28. Thay thế sơ đồ cơ học : - Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị. - Sử dụng điện trƣờng, từ trừơng và điện từ trƣờng trong tƣơng tác với đối tƣợng. 7
  10. - Chuyển các trƣờng đứng yên sang chuyển động, các trƣờng cố định sang thay đổi theo thời gian, các trƣờng đồng nhất sang có cấu trúc nhất định. - Sử dụng các trƣờng kết hợp với các hạt sắt từ. 29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng : - Thay cho các phần của đối tƣợng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng; nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không khí, thủy tĩnh, thủy phản lực. 30. Sử dụng vỏ dẽo và màng mỏng : - Sử dụng các vỏ dẽo và mành mỏng thay cho các kết cấu khối. - Cách ly đối tƣợng với môi trƣờng bên ngoài bằng các vỏ dẽo và màng mỏng. 31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ : - Làm đối tƣợng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ, ). - Nếu đối tƣợng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó. 32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc : - Thay đổi màu sắc của đối tƣợng hay môi trƣờng bên ngoài. - Thay đổi độ trong suốt của đối tƣợng hay mội trƣờng bên ngoài. - Để có thể quan sát đƣợc những đối tƣợng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang. - Nếu các chất phụ gia đó đã đƣợc sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu. - Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp. 33. Nguyên tắc đồng nhất : - Những đối tƣợng tƣơng tác với đối tƣợng cho trƣớc, phải đƣợc làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tậo đối tƣợng cho trƣớc. 8
  11. 34. Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần : - Phần đối tƣợng đã hoàn thành nhiêm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hòa tan, bay hơi, ) hoặc phải biến dạng. - Các phần mất mát của đối tƣợng phải đƣợc phục hối trực tiếp trong quá trình làm việc. 35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tƣợng : - Thay đổi trạng thái đối tƣợng. - Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc. - Thay đổi dộ dẻo. - Thay đổi nhiệt độ, thể tích. 36. Sử dụng chuyển pha : - Sử dụng các hiện tƣợng nảy sinh, trong các quá trình chuyển pha nhƣ thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lƣợng 37. Sử dụng sự nở nhiệt : - Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu. - Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau. 38. Sử dụng các chất ôxy hóa mạnh : - Thay không khí thƣờng bằng không khí giàu ôxy. - Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy. - Dùng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy. - Thay ôxy giàu iôn (hoặc ôxy bị iôn hóa) bằng chính ôxy. 9
  12. 39. Thay đổi độ trơ : - Thay môi trƣờng thông thƣờng bằng môi trƣờng trung hòa. - Đƣa thêm vào đối tƣợng các phần, các chất, phụ gia trung hòa. - Thực hiện quá trình trong chân không. 40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) : - Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite), Hay nói chung sử dụng các loại vật liệu mới. 10
  13. CHƢƠNG 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TỪ WINDOWS MOBILE TỚI WINDOWS PHONE 2.1 Lịch Sử Phát Triển Của Windows Mobile Windows Mobile là một hệ điều hành mobile đƣợc phát triển bởi Microsoft cho các thiếc bị smartphones và Pocket PCs. Windows Mobile đƣợc phát triển dựa trên Windows CE kernel và giới thiệu phiên bản đầu tiên ra thị trƣờng đó là hệ điều hành mobile Pocket PC 2000, hầu hết những phiên bản của windows mobile đều dùng bút chạm (stylus) 1/ Pocket PC 2000 Pocket PC 2000 đƣợc giới thiệu vào ngày 19/04/2000, dựa trên Windows CE 3.0. Thông số kỹ thuật: độ phân giải hộ trợ là 240x320 (QVGA), bộ nhớ ngoài hộ trợ những thể nhớ sau CompactFlash và MultiMediaCard, kiến trúc CPU sử dụng là nhiều CPU Phần mềm hổ trợ: gồm có Pocket Office, Pocket internet explorer, windows media palyer, Character Recoginition 11
  14. 2/ Pocket PC 2002 Pocket PC 2002 đƣợc giới thiệu vào ngày 10/2001, cũng dựa trên Windows CE 3.0 Thông số kỹ thuật: độ phân giải 240x320 (QVGA) Phần mềm hổ trợ: windows media player 8, MSN messenger, Microsoft reader, digital right management, nâng cấp phiên bản Pocket Office với những phần mềm nhƣ spell checker, word count, Pocket Word , Pocket Outlook. Nâng cấp khả năng tƣơng thích với những thiết bị không phải của Microsoft gồm có Palm OS, Terminal Services, Virtual Private Networking, nâng cáp giao diện ngƣời dùng. 3/ Windows Mobile 2003 12
  15. Windows Mobile 2003 đƣợc giới thiệu vào ngày 23/04/2003, dựa trên Windows CE 4.20. Gồm có 4 phiên bản là : cho Pocket PC Premium, cho Pocket PC Professional, cho Smartphone, và cho Pocket PC Phone Giao diện đƣợc nâng cấp có thêm phần Bluetooth, cho phép hỗ trợ Bluetooth Phần mềm hổ trợ: nâng cấp sự hộ trợ file MIDI, windows media player 9.0, Pocket Outlook với vCard và vCal, nâng cấp SMS, Pocket Internet explorer 4/ Windows Mobile 2003 SE Windows Mobile 2003 SE đƣợc giới thiệu vào ngày 24/03/2004 là phiên bản thứ hai của windows mobile 2003. Có thêm vài tính năng mới nhƣ là cho phép ngƣời dùng có thể backup và restore lại dữ liệu thông qua ActiveSync, nâng cấp giao diện ngƣời dùng cho phép xem hai chế độ khác nhau là Portrait và Landscape Thông số kỹ thuật: nâng độ phân giải VGA (640x480, 176x220, 240x240, 480x480) 13
  16. 5/ Windows Mobile 5 Windows Mobile 5 đƣợc giới thiệu vào ngày 9/12/2005, dựa trên Windows CE 5.0 Thông số kỹ thuật: tăng thời gian sử dụng pin, sử dụng kết hợp cả RAM lẫn bộ nhớ ngoài (flash), nâng cấp Adaptation kit upgrade (AKU 3.5), có Bluetooth, GPS Phần mềm hổ trợ: .Net Compact Framework 1.0 SP3, và có hộ trợ môi trƣờng lặp trình .Net, có Microsoft Exchange Server, windows media 10 Office mới có tên là : Microsoft Office Mobile (gồm có Powerpoint, excel mobile ) 6/ Windows Mobile 6 Windows Mobile 6 đƣợc giới thiệu vào ngày 12/02/2007, dựa trên Windows CE 5.2, có hai phiên bản là windows mobile 6 professional, và windows mobile 6 classic. Thông số kỹ thuật: độ phân giải WVGA (800x480 và 320x320),, remote desktop 14
  17. Phần mềm hổ trợ: Windows Live, Exchange 2007, Office Mobile 6.1 và Office 2007, nâng cấp Bluetooth, và VoIP (internet calling) Hổ trợ môi trƣờng lặp trình: nhƣ là Microsoft SQL server 2005 compact edition 7/ Windows Mobile 6.1 Windows mobile 6.1 đƣợc giới thiệu vào ngày 1/04/2008, nó là một bản nâng cấp nhỏ của windows mobile 6.0. Những nâng cấp đó là: thiết kế lại màn hình chính (home screen), những tiến trình SMS, zoom trang Internet Explorer và Microsoft OneNote 8/windows Mobile 6.5 Windows mobile 6.5 đƣợc giới thiệu vào 2010 Chủ yếu là nâng cấp giao diện ngƣời dùng, và giao diện multitouch Phần mềm hổ trợ: Windows Live, Exchange 2007, Office Mobile 6.1 và Office 2007, nâng cấp Bluetooth, và VoIP (internet calling) 15
  18. Quy tắc đặc tên cho mõi phiên bản Pocket Windows Windows Pocket PC Windows Windows Windows Windows PC Mobile Mobile 2002 Mobile 5.0 Mobile 6 Mobile 6.1 Mobile 6.5 2000 2003 2003 SE Windows Pocket PC Windows Windows Pocket Mobile Windows Windows (without Pocket PC Mobile Mobile 5.0 PC 2003 for Mobile 6 Mobile 6.1 N/A Mobile 2002 2003 for for Pocket 2000 Pocket PC Classic Classic Phone) Pocket PC PC SE Windows Windows Pocket Windows Pocket PC Mobile Mobile PC Pocket PC Mobile 5.0 Windows Windows Windows (with 2003 for 2003 SE for 2000 2002 Phone for Pocket Mobile 6 Mobile 6.1 Mobile 6.5 Mobile Pocket PC Pocket PC Phone Edition PC Phone Professional Professional Professional Phone) Phone Phone Edition Edition Edition Edition Smartphone Windows Windows Windows Windows Windows Windows (without Smartphone Mobile Mobile Mobile 5.0 N/A Mobile 6 Mobile 6.1 Mobile 6.5 touch 2002 2003 for 2003 SE for for Standard Standard Standard screen) Smartphone Smartphone Smartphone 16
  19. 2.2 Lịch Sử Phát Triển Của Windows Phone Trong tháng 2/2010 Microsoft thông báo là Windows Phone sẽ thay thế cho Windows Mobile, với sự thay thế này thì hệ đều hành mới sẽ không tƣơng thích với những thiết bị sử dụng hệ điều hành windows mobile củ, và chính vì vậy mà Windows Mobile bị chứng thức ngừng phát triển và thay thế bằng việc phát triển hệ điều hành mới với tên gọi là Windows Phone. 1/ Windows Phone 7 Windows phone 7 đƣợc giới thiệu vào năm 2010 là một phiên bản hoàn toàn mới của Microsoft dùng cho thiết bị di động,thay đổi tất cả phần cứng lẫn phần mềm. thêm nhiều tính năng mới, tích hợp đủ loại công nghệ phần cứng lẫn phần mềm mới nhất. Phần cứng: CPU lỗi kép RAM 1G Bộ nhớ trong 16, 32, 64 G Màn hình Full HD, chạm đa điểm, cảm ứng điện dung 16 triệu màu Thời lƣợng pin cao Phần mềm: tích hợp những phần mềm mới nhất, hay nhất và có giao diện đẹp nhất Tin nhắn tích hợp luôn cả mạng xã hội vào 17
  20. Công cụ tìm kiếm bing Bộ Office 2010 và Skydrive trên nền tảng điện toán đám may Công cụ quản lý hình ảnh Mulimedia (xem và quay video full HD) Siêu thị bán ứng dụng Camera (hỗ trợ camera trƣớc và sau) Games Internet Explorer 9 Security (bảo mật cao) Phát triển bộ API cho những developer Voice email NetWork (Bluetooth, wifi, 3G ) 2/ Windows Phone 8 Bản nâng cấp gần đây nhất của windows phone là windows phone 8 ( 2012) có thêm những tính năng phần mềm, phần cứng mới nhƣ sau: Phần cứng: Hộ trợ CPU nhiều nhân Hộ trợ độ phân giải WXGA (1280x720, 1280x768) Hộ trợ MicroSD cards 18
  21. Phần mềm: VoIP và video Hộ trợ code chuẩn C và C++ Internet Explorer 10 Background Multitasking Xác định vị trí hotspots WiFi . 19
  22. CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO ĐÃ ĐƢỢC ÁP DỤNG 3.1 Nguyên Tắc Phân Nhỏ Windows Mobile 2003 đƣợc chia ra làm 4 phiên bản khác nhau, thích hợp cho từng thiết bị khác nhau 3.2 Nguyên Tắc Kết Hợp Hệ điều hành Windows Mobile và Windows Phone vừa kết hợp những tính năng của máy tính lẫn điện thoại 3.3 Nguyên Tắc Vạn Năng Windows Mobile, Phone đều có rất nhiều chức năng khác nhau đƣợc tích hợp trong hệ điều hành nhƣ là Office, phone, GPS, Games, Wifi 3.4 Nguyên Tắc Sao Chép Mõi phiên bản sao của Windows Mobile, Phone đều sao chép lại phần lớn những tính năng của phiên bản trƣớc và nâng cấp, bổ sung thêm vài tính năng mới 3.5 Nguyên Tắc Đảo Ngƣợc Windows Mobile, Phone đều dùng màn hình vừa là thiết bị nhập và thiết bị xuất (bàn phím ảo) không cần dùng bàn phím vật lý thật để bấm 3.6 Nguyên Tắc Linh Động Cả Windows Mobile, Phone đều cho phần mềm của hãng thứ 3 có thể chạy trên hệ điều hành của nó, hổ trợ những công cụ lặp trình cho hãng thứ 3 phát triển linh động trên đó. 20
  23. 3.7 Nguyên Thay Đổi Màu Sắc Từ Windows Mobile sang Windows Phone ta thấy rõ là giao diện ngƣời dùng chuyển từ dạng cổ điển của windows xp sang giao diện Aero và Transparent của windows 7 21
  24. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Hoàng Văn Kiếm, Hoàng kiếm, Slide Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học trong tin học [2] Phan Dũng, Các thủ thuật (nguyên lý) sáng tạo cơ bản phần một, Trung tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật (TSK) TpHCM, 2007 [3] 22