Đồ án Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 2710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_ke_toan_thue_gia_tri_gia_tang_tai_cong_ty_co_phan_thuo.pdf

Nội dung text: Đồ án Kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA KINH TẾ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ SÀI GÒN TIẾN ÐOÀN GVHD: ThS. NGUYỄN HOÀNG ANH SVTH : NGUYỄN HOÀNG XUÂN MAI 12125043 S KL 0 0 4 3 8 5 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ SÀI GÒN TIẾN ĐOÀN Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hoàng Anh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Xuân Mai MSSV: 12125043 Lớp: 121250B Khóa: 2012 Hệ: Đại Học Chính Quy Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016
  3. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i
  4. LỜI CÁM ƠN  Lời mở đầu cho khóa luận tốt nghiệp, em xin được gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả mọi người đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Trong suốt hai tháng thực tập không phải là quá dài để có thể nắm vững hết mọi nghiệp vụ kế toán trong một công ty nhưng nó đủ để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế trong công việc đó là kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ, nhập liệu phần mềm kế toán, được quan sát học hỏi, đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế có những điểm gì khác nhau và giống nhau. Qua thời gian thực tập tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn em nhận thấy rất nhiều điểm khác biệt trong cách thức làm việc giữa một công ty thương mại và một công ty sản xuất vì trước đây em đã từng kiến tập trong Công Ty TNHH MTV Điện Lực Đồng Nai, những khác biệt này giúp em có cái nhìn tổng quát và sâu rộng hơn không chỉ trong hạch toán nghiệp vụ kế toán mà cả những lĩnh vực kinh doanh của hai đơn vị với những kiến thức này nó sẽ là hành trang giúp cho công việc sau này của em. Khóa luận tốt nghiệp chỉ được hoàn thành dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của Kế toán trưởng-chị Nguyễn Thị Mộng Thúy và Kế toán viên-chị Trần Phụng Uyên đã bỏ thời gian hướng dẫn em trong các quy trình xử lý nghiệp vụ và đặc biệt trong quy trình hạch toán, kê khai, nộp thuế GTGT. Em xin cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong công ty. Cuối cùng, em muốn gửi lời cảm ơn đến giảng viên Nguyễn Thị Hoàng Anh với sự hướng dẫn tận tình trong quá trình trình bày nội dung khóa luận và cũng cảm ơn cô trong suốt thời gian qua đã giảng dạy tận tình những kiến thức chuyên môn trong bộ môn kế toán tài chính. Do thời gian và kiến thức chuyên môn vẫn còn hạn chế nên khóa luận tốt nghiệp sẽ còn những sai sót mong thầy cô sẽ thông cảm và có những nhận xét thẳng thắn đối với Khóa Luận Tốt Nghiệp của em. Sinh viên thực hiện NGUYỄN HOÀNG XUÂN MAI ii
  5. CÁC TỪ VIẾT TẮT  BVMT Bảo vệ môi trường Cont Container GBN Giấy báo nợ GBC Giấy báo có GTGT Giá trị gia tăng HHDV Hàng hóa dịch vụ NK Nhập khẩu NVL Nguyên vật liệu NSNN Ngân sách nhà nước PC Phiếu chi SXKD Sản xuất kinh doanh TKHQ Tờ khai hải quan T/s Thuế suất TTĐB Tiêu thụ đặc biệt UNC Ủy nhiệm chi XK Xuất khẩu iii
  6. DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG  Danh sách các bảng sử dụng: Bảng 3.1: Cách tính các loại thuế thực tế phát sinh liên quan thuế GTGT tại đơn vị. 34 Bảng 3.2: Các mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ chủ yếu tại 35 Bảng 3.3: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào quý 4/2015 48 Bảng 3.4: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra quý 4/2015 50 Bảng 3.5: Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT quý 04/2015 52 iv
  7. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ  Danh sách các sơ đồ Sơ đồ 1.1: Phương hướng phát triển trong tương lai của Công Ty Cổ Phần TM-DV Sài Gòn Tiến Đoàn 7 Sơ đồ 1.2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa của đơn vị 8 Sơ đồ 1.3: Quy trình nhập khẩu hàng hóa của đơn vị 8 Sơ đồ 1.4: Quy trình kinh doanh dịch vụ của đơn vị 8 Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty TM-DV Sài Gòn Tiến Đoàn 9 Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty TM-DV Sài Gòn Tiến Đoàn 10 Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính. 13 Sơ đồ 2.1: Kế toán thuế GTGT được khấu trừ theo phương pháp khấu trừ 27 Sơ đồ 2.2: Phương pháp hạch toán thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ 29 Sơ đồ 2.3: Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. 30 Sơ đồ 3.1: Quy trình luân chuyển hóa đơn thuế GTGT đầu vào 37 Sơ đồ 3.2: Quy trình luân chuyển Hóa đơn thuế GTGT đầu ra của đơn vị 42 Sơ đồ 3.3: Quy trình luân chuyển để lên tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT 45 v
  8. MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN i LỜI CÁM ƠN ii CÁC TỪ VIẾT TẮT iii DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG iv DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ v LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI -DỊCH VỤ SÀI GÒN TIẾN ĐOÀN 4 1.1 Thông tin chung về đơn vị 4 1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4 1.3 Nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 5 1.3.1 Nhiệm vụ 5 1.3.2 Lĩnh vực hoạt động 5 1.3.3 Tầm nhìn và sứ mệnh 6 1.4 Quy trình hoạt động kinh doanh 7 1.5 Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị 9 1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 9 1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 9 1.6 Tổ chức bộ máy kế toán 10 1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 10 1.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán 11 1.6.3 Chính sách và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn 12 Tổng kết chương 1: 14 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 15 2.1 Những vấn đề chung về thuế giá trị gia tăng 15 2.1.1 Khái niệm về thuế GTGT 15 vi
  9. 2.1.2 Phân loại đối tượng chịu thuế GTGT và đối tượng không chịu thuế GTGT 15 2.1.2.1 Đối tượng chịu thuế GTGT 15 2.1.2.2 Đối tượng không chịu thuế GTGT 15 2.2 Căn cứ và phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 17 2.2.1 Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng 17 2.2.1.1 Giá tính thuế 17 2.2.1.2 Thuế suất thuế GTGT: 21 2.2.2 Phương pháp tính thuế 23 2.2.2.1 Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng 23 2.2.2.2 Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng 24 2.3 Phương pháp hạch toán kế toán thuế GTGT 25 2.3.1 Phương pháp hạch toán kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 25 2.3.1.1 Phương pháp hạch toán thuế GTGT được khấu trừ-TK 133 25 2.3.1.2 Phương pháp hạch toán thuế GTGT phải nộp –TK 3331 27 2.3.2 Phương pháp hạch toán kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 30 2.4 Thủ tục kê khai và nộp thuế GTGT 30 2.5 Đối tượng và trường hợp hoàn thuế GTGT 31 2.6 Thời hạn nộp thuế 32 Tổng kết chương 2: 32 CHƯƠNG 3 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SÀI GÒN TIẾN ĐOÀN 33 3.1 Đặc điểm thuế giá trị gia tăng tại Công ty 33 3.1.1 Khái niệm thuế GTGT 33 3.1.2 Căn cứ pháp lý 33 3.1.3 Phương pháp tính thuế GTGT 34 3.1.4 Các thuế suất áp dụng tại công ty 35 3.2 Kế toán thuế giá trị gia tăng đầu vào (TK 1331) 36 3.2.1 Chứng từ hạch toán 36 3.2.2 Tài khoản sử dụng 36 3.2.3 Quy trình luân chuyển chứng từ 37 vii
  10. 3.2.4 Phương pháp kế toán thuế GTGT đầu vào của một số nghiệp vụ thực tế 37 3.2.5 Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu vào 41 3.3 Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 3331) 41 3.3.1 Chứng từ hạch toán 41 3.3.2 Tài khoản sử dụng: 41 3.3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ 42 3.3.4 Phương pháp kế toán thuế GTGT đầu ra của một số nghiệp vụ thực tế 42 3.3.5 Kế toán tổng hợp thuế GTGT đầu ra 44 3.4 Kế toán kê khai quyết toán thuế giá trị gia tăng với cơ quan nhà nước 45 3.4.1 Quy trình luân chuyển chứng từ 45 3.4.2 Kế toán khấu trừ thuế GTGT tại Công ty 45 3.4.3 Thủ tục nộp thuế giá trị gia tăng tại Công ty: 46 3.4.3.1 Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu 46 3.4.3.2 Đối thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ 46 3.4.4 Phương pháp kê khai nộp thuế giá trị gia tăng tại công ty 47 3.5 Hoàn thuế giá trị gia tăng 53 3.6 Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng 54 3.6.1 Đối với việc quản lý hóa đơn đầu vào, đầu ra phát sinh trong quý 54 3.6.1.1 Quản lý hóa đơn đầu vào 54 3.6.1.2 Quản lý hóa đơn đầu ra 55 3.6.2 Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế 55 3.6.2.1 Đối với thuế GTGT hàng nhập khẩu 55 3.6.2.2 Đối với khâu kê khai và nộp thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ. . 56 Tổng Kết Chương 3 56 CHƯƠNG 4 : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI -DỊCH VỤ SÀI GÒN TIẾN ĐOÀN 58 4.1 Nhận xét 58 4.1.1 Ưu điểm 58 4.1.1.1 Đội ngũ nhân viên 58 4.1.1.2 Bộ máy quản lý 58 4.1.1.3 Bộ máy kế toán 59 viii
  11. 4.1.1.4 Công tác kế toán thuế giá trị gia tăng 60 4.1.2 Nhược điểm 60 4.1.2.1 Đội ngũ nhân viên 60 4.1.2.2 Tài sản cố định 61 4.1.2.3 Sử dụng phần mềm kế toán 62 4.1.2.4 Xây dựng định mức công tác phí 62 4.2 Một số kiến nghị 62 4.2.1 Kiến nghị về đội ngũ nhân viên 62 4.2.2 Kiến nghị hoàn thiện tài sản cố định 63 4.2.3 Kiến nghị hoàn thiện sử dụng phần mềm kế toán 63 4.2.4 Kiến nghị hoàn thiện xây dựng định mức công tác phí 63 Tổng Kết Chương 4 63 KẾT LUẬN 65 DANH MỤC THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 67 ix
  12. LỜI MỞ ĐẦU  1. Đặt Vấn Đề Trong hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam, các doanh nghiệp phải chịu thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ của mình ngoại trừ các đối tượng không chịu thuế theo quy định hiện hành vì thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH ra đời đã đánh dấu sự phát triển mới về chính sách thuế GTGT của nước ta và điều chỉnh bao quát, đầy đủ lĩnh vực thuế GTGT, nhất là trong mặt quản lý thuế. Những điểm nổi bật mà thuế GTGT mang lại cho nhà nước chính là nguồn ngân sách lớn và ổn định, giúp điều tiết lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu do thuế GTGT cũng đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu, thúc đẩy ngành nghề sản xuất kinh doanh như nông nghiệp. Khi thuế GTGT được áp dụng tính theo phương pháp khấu trừ, việc khấu trừ thuế được thực hiện căn cứ trên hóa đơn mua vào, điều này đòi hỏi người bán phải phát hành hóa đơn hợp pháp, khắc phục được tình trạng thông đồng giữa người mua và người bán để trốn lậu thuế. Thuế GTGT góp phần thúc đẩy thực hiện tốt chế độ chứng từ trong công tác kế toán với việc phải hoàn thiện đầy đủ các hóa đơn mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Do yêu cầu của việc kê khai thuế GTGT, khấu trừ thuế GTGT đầu vào, các DN đã rất chú trọng đến công tác kế toán, đặc biệt là kế toán thuế nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ về mặt hóa đơn. Sự chuyển biến này thể hiện rõ rệt hơn cả trong các DN nhỏ và vừa. Bên cạnh lý do trên để tìm hiểu sâu hơn quy định về thuế GTGT đối với hàng xuất, nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ mua bán trong nước nên tác giả đã chọn đề tài: “KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ SÀI GÒN TIẾN ĐOÀN” 2. Mục Tiêu Của Đề Tài Hệ thống hóa lại các kiến thức liên quan đến việc tính toán, hạch toán nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT cũng như trình bày các thông tư, nghị định vừa mới ban hành năm 2015 thể hiện được những thay đổi trong quy trình từ khi mua bán hàng hóa, dịch vụ cho đến khi lên tờ khai nộp thuế GTGT như thế nào. Trang 1
  13. Trình bày thực trạng công tác hạch toán nghiệp vụ và công tác quản lý thuế thực tế tại công ty. Phân tích được những ưu, nhược điểm và đưa ra kiến nghị cho những khuyết điểm còn tồn tại trong bộ máy tổ chức kế toán của công ty. 3. Đối Tượng Nghiên Cứu Của Đề Tài Công tác kế toán thuế GTGT tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn. 4. Phạm Vi Nghiên Cứu Của Đề Tài - Thời gian: Quý 04/2015. - Không gian: Công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn. 5. Phương Pháp Nghiên Cứu Đề Tài  Phương pháp thu thập dữ liệu: Quan sát, tìm hiểu tình hình làm việc thực tế tại Công ty để có cái nhìn tổng quan về quy trình hoạt động kinh doanh. Tham gia thực hành nhập liệu hạch toán các hóa đơn GTGT đầu vào, đầu ra vào phần mềm kế toán. Phỏng vấn các nhân viên trong phòng kế toán. Thu thập số liệu thực tế tại phòng kế toán của Công ty. Tham khảo những tài liệu khác có liên quan như: thông tư, nghị định liên quan đến thuế GTGT, trang web của Tổng Cục Hải Quan, Tổng Cục Thuế, báo cáo thực tập của các anh chị trước.  Phương pháp xử lý dữ liệu: Tổng hợp, sắp xếp dữ liệu. Phân tích dữ liệu, so sánh giữa lí luận và thực tiễn. 6. Kết Quả Đạt Được Của Đề Tài: Tìm hiểu tổng quan Công ty Cổ phần Thương Mại-Dịch vụ Sài Gòn Tiến Đoàn về lịch sử hình thành, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, định hướng phát triển doanh nghiệp; nghiên cứu khái quát bộ máy quản lí và bộ máy kế toán cũng như tìm hiểu về chính sách kế toán mà Công ty đang áp dụng. Trang 2
  14. Áp dụng cơ sở lí thuyết vào nghiên cứu thực trạng công tác hạch toán lên sổ sách và hàng quý lên bảng kê thuế GTGT đầu vào, đầu ra, tờ khai nộp thuế GTGT và nhất là đã trình bày được công tác quản lý thuế trong nội bộ kế toán-tài chính của Công ty. Bên cạnh đó báo cáo cũng trình bày quy trình thực tế của một hàng hóa khi đem đi xuất nhập khẩu thì phải chuẩn bị những Hồ Sơ Hải Quan bao gồm những giấy tờ, chứng từ nào. Phát hiện và phân tích những ưu - nhược điểm về bộ máy quản lý, bộ máy kế toán của Công ty, ưu - nhược điểm trong công tác kế toán thuế GTGT; đưa ra được những kiến nghị thực tế để khắc phục những nhược điểm sao cho phù hợp với quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng của Công Ty. 7. Điểm Mới Của Đề Tài: Khóa luận tốt nghiệp là sự kế thừa và phát triển từ báo cáo thực tập. Đề tài phát triển thêm phần cơ sở lý luận. Đặc biệt, trong chương 4 đề tài bổ sung thêm phần ưu điểm, nhược điểm của Công Ty. Từ đó đề xuất một số kiến nghị khắc phục những nhược điểm đó. 8. Kết Cấu Của Đề Tài: Ngoài phần mở đầu, nội dung của đề tài gồm 4 chương chính như sau: Chương 1: Giới thiệu khái quát về Công Ty Cổ Phần Thương Mại -Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn. Chương 2: Cơ sở lý luận về kế toán thuế giá trị gia tăng. Chương 3: Thực trạng kế toán nghiệp vụ thuế giá trị gia tăng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại - Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn. Chương 4: Nhận xét và kiến nghị về nghiệp vụ kế toán thuế giá trị gia tăng tại Công Ty Cổ Phần Thương Mại -Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn. Trang 3
  15. CHƯƠNG 1 :GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ SÀI GÒN TIẾN ĐOÀN 1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ Công ty Cổ Phần Thương Mại - Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn thành lập vào ngày 25/04/2013. Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Thương Mại - Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn. Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: SAI GON TIEN DOAN CORP Logo công ty: Mã số doanh nghiệp: 0312254137 Ngày cấp mã DN: 25/04/2013 | Ngày bắt đầu hoạt động: 01/05/2013. Địa chỉ trụ sở: 374 Võ Văn Tần, Phuờng 05, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08 3511 7298 Fax: 08 3511 6996 Website: 1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngày 25/04/2013 thành lập Công ty Cổ Phần Thương Mại-Dịch Vụ Sài Gòn Tiến Đoàn với 5 thành viên cổ đông gồm Ngô Trí Thủy, Nguyễn Tiến Điệp, Võ Đức Hội, Nguyễn Thị Mộng Thúy, Nguyễn Trung Kiên. Năm 2013, hoạt động kinh doanh bán buôn hàng hóa xuất nhập khẩu rất khó khăn và thời điểm này công ty đã không đạt doanh thu mong muốn. Năm 2014 thì hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa được đẩy mạnh với các chính sách ưu đãi của Nhà Nước nên khoản doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong thời điểm này tăng rất cao so với năm 2013. Năm 2015 công ty tạo được uy tín đối với khách hàng với đội ngũ nhân viên trẻ năng động và nhiệt huyết. Các khách hàng của công ty bao gồm những khách Trang 4
  16. hàng trong nước và nước ngoài. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ rất phát triển nhưng doanh thu của nó là thấp hơn mảng kinh doanh thương mại. Năm 2016 công ty quyết định thành lập thêm 1 phòng kinh doanh và xây dựng văn phòng làm việc mới. 1.3 NHIỆM VỤ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 1.3.1 Nhiệm vụ  Về sản xuất kinh doanh: Công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho các hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh doanh dịch vụ phân phối vận chuyển hàng hóa, khai thuê hải quan có tác dụng giúp khách hàng- những doanh nghiệp nhỏ, vừa tiết kiệm và giảm chi phí trong hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu.  Đối với nhà nước: Thực hiện tốt quy định pháp luật và chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nghĩa vụ thuế đúng thời hạn.  Đối với đời sống cán bộ công nhân viên: Thực hiện các chính sách về tiền lương và phúc lợi cho người lao động theo đúng quy định của Luật lao động. Công ty đã và đang tổ chức cho cán bộ nhân viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ. Các hoạt động văn hóa, vui chơi để nâng cao tinh thần làm việc cho cán bộ nhân viên của Công ty. 1.3.2 Lĩnh vực hoạt động Công ty hoạt động trên hai lĩnh vực là thương mại và dịch vụ.  Đối với lĩnh vực thương mại: Bán buôn hàng tiêu dùng. Bán buôn nông sản. Bán buôn hàng công nghiệp.  Đối với lĩnh vực dịch vụ: Dịch vụ khai thuê hải quan: Khai báo hải quan chuyên nghiệp. Trang 5
  17. Khai Hải quan điện tử, khai Hải quan từ xa. Sử dụng phần mềm khai báo Hải quan chuyên dụng. Chủ động chuẩn bị các tình huống và chứng từ cần thiết. Đáp ứng và tư vấn khách hàng Vận tải hàng hóa đến các cảng trong nội thành và ngoại thành TP.HCM. Ủy thác xuất nhập khẩu: Thay mặt khách hàng ký kết hợp đồng ngoại thương Chuẩn bị tất cả những chứng từ có liên quan. Làm thủ tục về chứng từ liên quan đến lô hàng xuất nhập khẩu (C/O, Chứng nhận khử trùng, kiểm định chất lượng ). Các thủ tục liên quan đến thanh toán quốc tế. Các thủ tục về thuế. Thủ tục Hải quan và nhận hàng. Xuất hoá đơn trả hàng theo luật định. 1.3.3 Tầm nhìn và sứ mệnh  Tầm nhìn : Trở thành thương hiệu uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu khu vực phía nam (Việt Nam) trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Logistics.Trở thành doanh nghiệp đi đầu trong việc mang thương hiệu Việt Nam đến với thế giới.  Sứ mệnh: Đề cao việc đào tạo phát triển đội ngũ nguồn nhân lực mang tính chuyên nghiệp cao, xây dựng môi trường làm việc tốt, tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp cũng như phát huy hết năng lực bản thân, góp phần cùng cty phát triển. Chia sẻ cùng xã hội và cộng đồng về trách nhiệm xã hội.  Giá trị cốt lõi: (Can do, Customer, Commitment, Celebration, Delivering Happiness) Khách hàng là trên hết: Luôn đặt lợi ích và sự hài lòng của khách hàng như là thước đo cho sự thành công. Với phương châm: dịch vụ trọn vẹn vượt xa mong đợi. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, đoàn kết vì một mục tiêu chung. Trang 6
  18. Phát triển nguồn nhân lực: Luôn quan niệm con người có năng lực là tài sản quan trọng nhất của công ty là nhân tố tạo ra sự khác biệt và mang đến thành công vì vậy luôn chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài.  Chiến lược và phương hướng phát triển của đơn vị trong tương lai. Chiến lược phát triển trong tương lai: Trọng dụng nhân tài trẻ với tiềm lực phát triển cao để làm nhân tố cốt lõi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh. Phương hướng phát triển: Mở rộng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở trong nước và nước ngoài. Đơn vị đang đẩy mạnh tìm kiếm sản phẩm mới, chất lượng cao để đa dạng hóa các sản phẩm của đơn vị. 2028 2033 2025 2023 2019 2016 2013 Sơ đồ 1.1: Phương hướng phát triển trong tương lai của Công Ty Cổ Phần TM-DV Sài Gòn Tiến Đoàn (Nguồn: Nội Bộ Công Ty) 1.4 QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH  Mảng thương mại Trang 7
  19.  Mua hàng trong nước và đem xuất khẩu nước ngoài: Xin giấy phép xuất Chuẩn bị, thu gom, Ký kết hợp đồng xuất khẩu khẩu hàng hóa đóng gói lô hàng (nếu có) xuất khẩu Thuê phương tiện Mua bảo hiểm Kiểm tra chất vận tải (nếu có) lượng lô hàng Thủ tục hải quan Thủ tục thanh toán Giao hàng lên tàu (phương thức thanh toán L/C hoặc nhờ thu) Sơ đồ 1.2: Quy trình xuất khẩu hàng hóa của đơn vị (Nguồn: Nội Bộ Công Ty)  Mua hàng nước ngoài nhập khẩu vào việt Nam để bán trong nước: Ký kết hợp đồng Vận chuyển Thủ tục hải Vận chuyển ngoại thương hàng quan hàng về kho Thủ tục Thủ tục thanh thanh toán trước toán sau Sơ đồ 1.3: Quy trình nhập khẩu hàng hóa của đơn vị (Nguồn: Nội Bộ Công Ty)  Mảng dịch vụ A /I: Tư vấn B: Kiểm tra C: Chuẩn bị D: Mở tờ khai cho khách bộ chứng từ giấy phép NK HQ NK hàng NK nhập khẩu (nếu có) G: Lưu chứng từ F: Thông quan E: Liên hệ hãng và yêu cầu thanh hải quan tại tàu/ đại lý hãng toán (đ/v hàng cảng tàu đổi lệnh giao hàng dịch vụ) Sơ đồ 1.4: Quy trình kinh doanh dịch vụ của đơn vị (Nguồn: Nội Bộ Công Ty) Trang 8
  20. 1.5 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA ĐƠN VỊ 1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG NHÂN DOANH SỰ Sơ đồ 1.5: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty TM-DV Sài Gòn Tiến Đoàn (Nguồn: Nội Bộ Công Ty) 1.5.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban - Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị của Công ty phải được giao nhiệm vụ rõ ràng và chịu trách nhiệm đối với hiệu quả hoạt động và hoạt động vì lợi ích cao nhất của công ty, đối xử bình đẳng với cổ đông. - Ban giám đốc: điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, quyết định lương và phụ cấp nhân viên. - Phòng kinh doanh: Tham mưu xây dựng chính sách bán hàng, bao gồm chính sách về giá, khuyến mãi, chiết khấu và các chương trình quảng bá, tiếp cận đến khách hàng để trình Ban giám đốc phê duyệt. Đề xuất chính sách cho khách hàng, nhóm khách hàng, trình Ban giám đốc và thực hiện theo chính sách được phê duyệt. Lập mục tiêu, kế hoạch bán hàng trình Tổng giám đốc phê duyệt định kỳ và thực hiện tổ chức triển khai bán các sản phẩm và dịch vụ thuộc chức năng nhằm đạt mục tiêu đã được phê duyệt. Trang 9
  21. Phòng Kế Toán: Xây dựng ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế đồng thời xây dựng kế hoạch tài chính hàng tháng, quý, năm phù hợp với yêu cầu kinh doanh. Đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của công ty. Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu, tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảo quản, lưu trữ chứng từ. Phòng nhân sự: Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực định kỳ hàng năm, quý, tháng. Xây dựng chương trình phát triển nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên. Xây dựng chính sách thăng tiến và thay thế nhân sự. Lập ngân sách nhân sự. Hoạch định nguồn nhân lực nhằm phục vụ tốt cho kinh doanh và chiến lược của công ty. Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích nhân viên làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động. 1.6 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 1.6.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán viên Sơ đồ 1.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công Ty TM-DV Sài Gòn Tiến Đoàn (Nguồn: Nội bộ Công ty) Trang 10
  22. S K L 0 0 2 1 5 4