Đề tài Sản xuất sạch hơn trong ngành chăn nuôi - ThS. Phan Thị Phẩm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Sản xuất sạch hơn trong ngành chăn nuôi - ThS. Phan Thị Phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_tai_san_xuat_sach_hon_trong_nganh_chan_nuoi_ths_phan_thi.ppt
Nội dung text: Đề tài Sản xuất sạch hơn trong ngành chăn nuôi - ThS. Phan Thị Phẩm
- Đề tài: SẢN XuẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH CHĂN NUÔI GVHD:Th.s Phan Thị Phẩm
- Sinh viên thực hiện • Ngô Tấn Tài • Trần Văn Sấm • Lê Thị Tuyết • Hoàng Tú Uyên • Trương Thị Mỹ Ly • Phạm Thị Kiều Lý • Hoàng Thị Diệu Thanh
- LỜI MỞ ĐẦU • Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước với tốc độ phát triển nhanh chóng, các cơ sở sản xuất là các tế bào đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, nông nghiệp, chăn nuôi, được xây dựng và mở rộng nhằm cải thiện đời sống đáp ứng nhu cầu của con người. Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về nhu câu đời sống kinh tế – xã hội. Chính những quá trình sản xuất này đã làm cho môi trường ngày càng xuống cấp trầm trọng và gây ra cho con người nhiều bệnh tật hiểm nghèo
- • Ngành chăn nuôi hàng hóa đã và đang phát triển với qui mô ngày càng lớn, nhằm cung cấp một lượng lớn thực phẩm động vật cho nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Tuy nhiên, ngoài việc mang lại lợi ích về kinh tế, thoả mãn nhu cầu đời sống con người, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra cần được quan tâm. Sự ô nhiễm đất, không khí và nguồn nước do các chất thải chăn nuôi đã làm ảnh hưởng đáng kể tới hệ sinh thái và sức khoẻ con người. Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để việc triển chăn nuôi phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và sức khoẻ con người.
- Sử dụng tài nguyên trong ngành chăn nuôi • Tiêu thụ nguyên nhiên liệu: • Thức ăn • Hóa chất khử trùng • Nước vệ sinh chuồng trại • Năng lượng điện để thắp sáng, sưởi ấm.
- Các vấn đề môi trường 1 Nước thải 2 Khí thải 3 Chất thải rắn 6
- Nước thải • Lượng nước thải ra môi trường thường chiếm 90% nước sử dụng. • Được sử dụng nhiều trong công đoạn vệ sinh chuồng trại
- Thành phần, tính chất của nước thải chăn nuôi heo • Các chất hữu cơ và vô cơ Trong nước thải chăn nuôi, hợp chất hữu cơ chiếm 70– 80%, hầu hết dễ phân hủy. Các chất vô cơ chiếm 20–30% gồm cát, đất, muối, ure, ammonium, muối chlorua • N và P Trong nước thải chăn nuôi heo thường chứa hàm lượng N và P rất cao. Hàm lượng N tổng trong nước thải chăn nuôi 571 – 1026 mg/L, P từ 39 – 94 mg/L. • Vi sinh vật gây bệnh Nước thải chăn nuôi chứa nhiều loại vi trùng, virus và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh
- I - Nguồn phát sinh nước thải 1 1 NướcNước tiểu, tiểu, phân phân thải thải,, 2 Nước vệ sinh chuồng trại, nước tắm rửa 3 Lót chuồng chất thải Thức ăn dư thừa, vật liệu rắn khác
- KHÍ THẢI 1 2 3 4 Khí thải Chất thải Phương tiện trong Các rắn, hầm chuyên chở ngành nguồn chứa nước gia súc và chăn nuôi phát thức ăn thải, sinh có mùi sinh ra khí sinh khí ra khí hôi. NOX, SOX, thải H2S, NH3 CO2, HC
- CHẤT THẢI RẮN PHÂN GIA SÚC THỨC ĂN DƯ THỪA BAO BÌ PHẾ THẢI 11
- CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN • Xây dựng hầm Biogas: khí của hầm dùng làm chất đốt, Các chất thải ra sau quá trình phân hủy trong hầm kín (hay túi ủ) gần như sạch và có thể thải ra môi trường, đặc biệt nước thải của hệ thống Biogas có thể dùng tưới cho cây trồng
- Lắp đặt máy phát điện chạy bằng biogas • Giảm thiểu nồng độ CO2 trong không khí cũng như tìm ra một nguồn năng lượng sạch, rẻ, bền vững và chủ động
- Xây dựng đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc trấu được ủ lên men bằng chế phẩm sinh học • Ưu điểm: giảm các loại bệnh tiêu hóa và hô hấp cho vật nuôi; tiết kiệm chi phí chăn nuôi; giữ ấm tốt cho gia súc vào mùa rét. Đặc biệt, loại đệm này giúp giảm tối đa ô nhiễm, mùi hôi thối từ chất thải chăn nuôi. • Chăn nuôi bằng đệm lót sinh thái còn giúp tiết kiệm 60% chi phí lao động do giảm được công tắm, rửa nền và dọn chuồng.
- Đệm lót sinh thái là công nghệ mới trong chăn nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- KẾT HƠP MÔ HÌNH VAC • Vườn, ao, chuồng có mối quan hệ qua lại. Một phần sản phẩm trong vườn và quanh ao, bèo thả trên mặt ao, dùng làm thức ăn chăn nuôi và nuôi cá. Ao cung cấp nước tưới cho vườn và bùn bón cho cây. Một phần các loại thải có thể dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc. Ngược lại phân chuồng dùng bón cây trong vườn. Nước phân làm thức ăn cho cá.
- TRỒNG CỎ VETIVER • Nhằm ổn định đất ở các sườn dốc, mái dốc, xử lý nước thải, xử lý những vùng đất ô nhiễm, cải thiện môi trường, làm thức ăn chăn nuôi ở giai đoạn còn non có giá trị tương đương cỏ mật và cỏ Kikuyu, hấp dẫn để tiêu diệt nhiều loài sâu bọ phá hoại hoa màu, ngăn ngừa lớp cỏ dại, giữ đất, nước, cải tạo đất, làm chất độn chuồng, phân xanh.
- KẾT LUẬN • Ngành chăn nuôi đang phát triển mạnh về quy mô và số lượng. Tuy nhiên quy mô chăn nuôi gia tăng kéo theo nhiều vấn đề về môi trường, bùng phát dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước là điều khó tránh khỏi. • Chính vì vậy muốn phát triển bền vững ngành chăn nuôi thì phải chú ý đến vấn đề môi trường nhiều hơn và cần có những nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của chăn nuôi để đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường .
- KẾT THÚC