Đào tạo khuyến nông-lâm

pdf 66 trang phuongnguyen 4330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đào tạo khuyến nông-lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdao_tao_khuyen_nong_lam.pdf

Nội dung text: Đào tạo khuyến nông-lâm

  1. đào tạo khuyến nông - lâm hà nội - 1996
  2. mục lục 1. KHUYếN NÔNG Là Gì 5 1.1. Định nghĩa 5 1.2. Triết lí của khuyến nông 6 1.3. Mục tiêu của khuyến nông 7 2. MộT Số NGUYÊN TắC CủA KHUYếN NÔNG 7 2.1. Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho dân 7 2.2. Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm 7 2.3. Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều 8 2.4. Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác 9 2.5. Khuyến nông làm việc với các nhóm đối t−ợng khác nhau 11 3. KHUYếN NÔNG Và GIáO DụC 11 3.1. Ng−ời thầy của nông dân cũng là học trò của nông dân 11 3.2. Ng−ời nông dân cần có động cơ để học 12 3.3. Đối thoại và thực hành có vai trò rất quan trọng 13 3.4. Quá trình từ nhận thức đến áp dụng 13 3.5. Tốc độ học và áp dụng nông dân 15 4. CáC LOạI KHUYếN NÔNG 16 4.1. Khuyến nông (nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm, ng−) 16 4.2. Khuyến nông ngoài nông nghiệp 17 5. Tổ CHứC KHUYếN NÔNG 18 5.1. Những nguyên tắc cơ bản 18 2
  3. 5.2. Một ví dụ về mô hình tổ chức bộ máy khuyến nông 19 5.3. Vai trò và chức năng của các cấp khuyến nông 19 6. KHUYếN NÔNG Và TRUYềN ĐạT THÔNG TIN 22 6.1. Truyền đạt thông tin 22 6.2. Lắng nghe 24 6.3. Hiểu 25 6.4. Sử dụng ph−ơng tiện thông tin đại chúng 25 6.5. Những nguyên tắc sử dụng ph−ơng tiện thông tin đại chúng: 26 7. NHữNG PH−ơNG PHáP KHUYếN NÔNG 29 Ph−ơng pháp cá nhân 29 7.1. Đến thăm nông dân 29 7.2. Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông 33 7.3. Gửi th− riêng 34 7.4. Những ph−ơng pháp tiếp xúc cá nhân khác 34 Ph−ơng pháp khuyến nông theo nhóm 35 7.5. Hội họp 38 7.6. Trình diễn 40 7.7. Hội thảo đầu bờ 45 7.8. Đi tham quan 46 8. VAI TRò CủA NG−ời CáN Bộ KHUYếN NÔNG 48 8.1. Vai trò của ng−ời cán bộ khuyến nông 48 8.2. Kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân 49 8.3. Khả năng nói tr−ớc quần chúng 52 8.4. Viết báo cáo 52 3
  4. 8.5. Phát triển mạng l−ới khuyến nông tại địa ph−ơng 53 9. LậP Kế HOạCH CáC CH−ơNG TRìNH KHUYếN NÔNG 55 9.1. Các ch−ơng trình khuyến nông 55 9.2. Các b−ớc trong lập kế hoạch ch−ơng trình khuyến nông 56 10. KHUYếN NÔN G Với NHữNG NHóM ĐốI T−ợNG ĐặC BIệT 61 10.1. Khuyến nông và phụ nữ 61 10.2. Khuyến nông và những hộ nghèo 64 10.3. Khuyến nông và thanh niên 65 4
  5. 1. KHUYếN NÔNG Là Gì 1.1. Định nghĩa Khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Theo nghĩa hẹp, khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối t−ợng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất l−ợng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Hình 1 : Khuyến nông là gì? Tiến trình khuyến nông bao gồm bốn yếu tố: i) Kiến thức và kĩ năng; ii) Những khuyến cáo kĩ thuật; iii) Tổ chức của nông dân, và; iv) Động cơ và lòng tin. Kiến thức và kĩ năng: Khuyến nông cung cấp kiến thức kĩ thuật và huấn luyện những kĩ năng khác nhau cho nông dân. Muốn phát triển sản xuất có hiệu quả, nông dân cần kiến thức mới và những kĩ năng mới. Thí dụ, cách tổ chức và quản lí trang trại kể cả việc theo dõi ghi chép đầy đủ những khoản thu chi, cách sử dụng những loại công cụ mới, hoặc khả năng phân tích khía cạnh kinh tế của thông tin và những lời khuyên. 5
  6. Những khuyến cáo kĩ thuật: Khuyến nông cung cấp thông tin và những khuyến cáo kĩ thuật giúp nông dân tự mình đ−a ra quyết định và hành động. Thông tin bao gồm giá cả và thị tr−ờng của những mặt hàng họ có thể sản xuất hoặc quan tâm, hoặc ở đâu có những loài cây/con giống họ đang cần. Khuyến cáo kĩ thuật, trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, th−ờng tập trung vào những hoạt động canh tác và những tác động cần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất. Tất nhiên, nhiều nông dân cũng có những kiến thức và kinh nghiệm sản xuất rất có ích mà khuyến nông có thể tiếp thu và phổ biến lại cho những nông dân khác. Tổ chức của nông dân: Nông dân cần có một tổ chức để đại diện cho quyền lợi của mình và thực hiện những công việc mang tính cộng đồng. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần giúp họ tổ chức thành những tổ, nhóm khác nhau trên cơ sở mục đích chung hoặc lợi ích chung của họ. Những tổ, nhóm nh− vậy th−ờng đóng vai trò kênh đ−a thông tin đến nông dân và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác khuyến nông. Động cơ và lòng tin: Một trong những khó khăn của tiến trình phát triển nông thôn hiện nay là nhiều hộ nông dân phải ''đơn th−ơng độc mã'' đối mặt với những hoàn cảnh khó khăn và cảm thấy khó có thể làm đ−ợc gì để thay đổi cuộc sống của mình. Họ thiếu sự hỗ trợ và động viên từ bên ngoài. Có ng−ời đã phải vật lộn cả đời mà cũng không làm cho cuộc sống khá lên đ−ợc bao nhiêu. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần đến với họ, giúp đỡ họ và khuyến khích họ tham gia các ch−ơng trình khuyến nông. Nh−ng điều quan trọng hơn cả cần phải thuyết phục và động viên để họ tin t−ởng rằng họ hoàn toàn có thể tự quyết định và hành động để cải thiện cuộc sống của chính mình. 1.2. Triết lí của khuyến nông Khuyến nông dựa trên quan điểm cho rằng nông dân là những ng−ời thông minh, có năng lực, rất mong muốn nhận đ−ợc thông tin và kiến thức mới để phát triển sản xuất nhằm đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia đình, cho cá nhân và cho cộng đồng của mình. Khuyến nông đ−ợc thực hiện ở mọi nơi (trong nhà, ngoài đồng, trên n−ơng, trong lớp học) cùng với nông dân, thông qua những cá nhân hay những nhóm hộ, xuất phát từ những nhu cầu của họ, bắt đầu bằng những gì họ có để giải quyết những vấn đề của họ trên cơ sở tự lực cánh sinh. 6
  7. 1.3. Mục tiêu của khuyến nông Mục tiêu của khuyến nông là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông dân tr−ớc những khó khăn trong cuộc sống. Khuyến nông không chỉ nhằm những mục tiêu phát triển kinh tế mà còn h−ớng tới sự phát triển toàn diện của bản thân ng−ời nông dân và nâng cao chất l−ợng cuộc sống ở nông thôn. Muốn đạt đ−ợc những mục tiêu đó, ng−ời cán bộ khuyến nông phải thảo luận với nông dân, giúp họ có cách nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn đề trong cuộc sống để họ tự quyết định biện pháp v−ợt qua những khó khăn. 2. MộT Số NGUYÊN TắC CủA KHUYếN NÔNG Hiện nay, hoạt động khuyến nông đang đ−ợc mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Nhà n−ớc đã và đang giành nhiều khoản tiền lớn để đào tạo cán bộ khuyến nông, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho mạng l−ới khuyến nông và đầu t− cho nhiều ch−ơng trình và dự án khuyến nông khác nhau. Tuy vậy, hoạt động có hiệu quả, khuyến nông cần đ−ợc dựa trên một số nguyên tắc sau: 2.1. Khuyến nông làm cùng với dân, không làm thay cho dân Khuyến nông cùng làm với nông dân. Chỉ có bản thân ng−ời nông dân mới có thể quyết định đ−ợc ph−ơng thức canh tác trên mảnh đất của gia đình họ. Cán bộ khuyến nông không thể quyết định thay nông dân. Nông dân hoàn toàn có thể đ−a ra đ−ợc những quyết định đứng đắn để giải quyết những khó khăn của họ nếu nh− họ đ−ợc cung cấp đầy đủ thông tin và những giải pháp khác nhau. Khi tự mình đ−a ra quyết định, ng−ời nông dân sẽ tin vào bản thân hơn so với khi bị áp đặt. Cán bộ khuyến nông chỉ cần cung cấp thông tin và khuyến khích họ tự vạch ra quyết định. 2.2. Khuyến nông là một công việc đầy tinh thần trách nhiệm Một mặt, khuyến nông chịu trách nhiệm tr−ớc Nhà n−ớc là cơ quan quyết định những chính sách phát triển nông thôn cho nên phải tuân theo đ−ờng lối và chính sách của Nhà n−ớc trong khi thực thi nhiệm vụ. Mặt khác, khuyến nông là đầy tớ của nông dân, có trách nhiệm đáp ứng những nhu cầu nông của nông dân trong vùng. Điều đó có nghĩa là ng−ời nông dân có quyền đánh giá hiệu quả của hoạt động khuyến nông. Tính hiệu quả của hoạt động khuyến nông, tr−ớc hết đ−ợc đánh giá trên cơ sở khuyến nông của Nhà n−ớc có đ−ợc thực hiện tốt hay không. Ngoài ra, nó còn đ−ợc đánh giá trên cơ sở thu nhập và cuộc sống của nông dân, có phải do khuyến nông mà đ−ợc cải thiện hay không. 7
  8. Do đó, các ch−ơng trình khuyến nông phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nông dân nói riêng và nhu cầu phát triển nền kinh tế nông thôn nói chung. Nhiệm vụ của ng−ời cán bộ khuyến nông là thỏa mãn một cách hài hoà hai nhu cầu đó. Thí dụ, mục tiêu của Nhà n−ớc là tăng sản l−ợng l−ơng thực hàng năm. Khi khuyến khích, giúp đỡ nông dân sử dụng giống mới và áp dụng những biện pháp canh tác mới để nâng cao năng suất, khuyến nông sẽ đồng thời thoả mãn đ−ợc cả mục tiêu của Nhà n−ớc lẫn nhu cầu của nông dân. Hình 2: Khuyến nông có ng−ời dân tham gia 2.3 Khuyến nông là nhịp cầu cho thông tin hai chiều Khuyến nông là một nhịp cầu vừa chuyển giao kiến thức khoa học kĩ thuật của các cơ quan nghiên cứu đến cho nông dân, vừa tiếp nhận thông tin của nông dân chuyển đến các cơ quan nghiên cứu. Khuyến nông không chỉ trao mà còn phải sẵn sàng tiếp nhận những sáng kiến, những đề xuất hay những vấn đề của nông dân. Sự thông tin hai chiều nh− vậy sẽ xảy ra trong nhũng tr−ờng hợp sau: 8
  9. • Khi xác đinh những vấn đề của nông dân: Do tiếp xúc th−ờng xuyên với nông dân, cán bộ khuyến nông có thể giúp những ng−ời làm nghiên cứu hiểu rõ hơn những vấn đề canh tác và những khó khăn của nông dân. Cán bộ khuyến nông có thể giúp những ng−ời làm nghiên cứu tiếp xúc trực tiếp với nông dân để đảm bảo chắc chắn đề xuất của những ng−ời làm nghiên cứu luôn phù hợp với nhu cầu của nông dân. • Khi thực nghiệm những đề xuất tại hiện tr−ờng: Một khuyến cáo mới có thể tốt trong khu vực thí nghiệm nh−ng ch−a chắc đã có hiệu quả trên đất đai của nông dân. Vì vậy, mọi nghiên cứu khi đ−ợc làm trên đất đai của nông dân luôn tạo cơ hội tốt để đánh giá đúng hiệu quả của nó và cung cấp thông tin phản hồi cho ng−ời làm nghiên cứu. Vì vậy, khuyến nông cần giúp những ng−ời làm nghiên cứu tiến hành các thực nghiệm trên đất đai của dân. • Khi nông dân áp dụng những đề xuất nghiên cứu: Đôi khi, ng−ời nông dân có thể phát hiện ra những vấn đề bị bỏ sót trong quá trình nghiên cứu. Những phát hiện này rất có ích nếu nh− nó đ−ợc khuyến nông phản ánh kịp thời cho ng−ời làm nghiên cứu để điều chỉnh hoặc bổ sung. Vì vậy, khuyến nông phải là nhịp cầu truyền đạt thông tin hai chiều giữa nông dân và những ng−ời làm nghiên cứu. Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động khuyến nông. 2.4. Khuyến nông hợp tác với những tổ chức phát triển nông thôn khác Khuyến nông phải hợp tác chặt chẽ với những tổ chức đang cung cấp những dịch vụ cơ bản khác cho nông dân. Khuyến nông chỉ là một trong nhiều hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và chính trị của sự nghiệp phát triển nông thôn. Vì cùng chung mục đích hỗ trợ nông dân, khuyến nông phải sẵn sàng phối hợp với các tổ chức khác có mặt trong địa bàn hoạt động của mình. Những tổ chức đó bao gồm: • Chính quyền địa ph−ơng. Thông th−ờng, chính quyền và những lãnh đạo địa ph−ơng đều rất nhiệt tình với công tác khuyến nông. Nếu biết hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của họ, khuyến nông sẽ dễ dàng tiếp cận nông dân hơn và cũng đạt đ−ợc hiệu quả cao hơn. • Các tổ chức dịch vụ: Nh− những cơ quan cung cấp tín dụng hoặc những loại dịch vụ khác nhau cho sản xuất nông nghiệp. Khuyến nông cần phối hợp với họ để tạo điều kiện cho những dịch vụ đó đ−ợc cung cấp đầy đủ, đúng lúc, đúng chỗ theo nhu cầu của nông dân. • Các cơ quan y tế. Khi phối hợp với các cơ quan y tế, cán bộ khuyến nông sẽ nắm đ−ợc các vấn đề liên quan đến sức khoẻ của nông dân, tình hình kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt là tình trạng dinh d−ỡng của các bà mẹ và trẻ em. Phát triển nông nghiệp và dinh d−ỡng là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, cán bộ khuyến nông cần liên hệ th−ờng xuyên với các cơ quan y tế để có thể làm cho các ch−ơng trình khuyến nông luôn phù hợp với nhu cầu y tế tại địa ph−ơng. 9
  10. • Tr−ờng phổ thông các cấp: Phần đông học sinh các tr−ờng học ở nông thôn sẽ trở thành những nông dân trong t−ơng lai. Cán bộ khuyến nông cần phối hợp với nhà tr−ờng để sớm trang bị cho học sinh những kiến thức và những kĩ năng canh tác cần thiết. • Các tổ chức quần chúng và phi chính phủ: Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thành niên v. v là những tổ chức có cùng mục tiêu giáo dục với khuyến nông. Khi phối hợp với họ, khuyến nông có thể giúp đỡ họ phát triển đ−ợc những ch−ơng trình hành động mang tính cộng đồng. Hình 3. Khuyến nông quan tâm đến tình trạng sức khỏe của ng−ời dân Hợp tác chặt chẽ giữa khuyến nông với những cơ quan nói trên sẽ tránh đ−ợc hiện t−ợng làm lại những việc ng−ời khác đã hoặc đang làm và tạo ra những cơ hội để phối hợp hài hòa các ch−ơng trình phát triển nông thôn khác nhau. 10
  11. 2.5. Khuyến nông làm việc với các nhóm đốí t−ợng khác nhau ở nông thôn, không phải mọi hộ nông dân có những vấn đề nh− nhau. Những hộ có nhiều đất đai th−ờng ham muốn áp dụng những cách làm ăn mới. Những hộ có ít nguồn lực th−ờng thận trọng hoặc dè dặt hơn. Vì vậy, không thể chỉ có duy nhất một ch−ơng trình khuyến nông cho tất cả mọi ng−ời. Cần xác định những nhóm nông dân có tiềm năng và lợi ích khác nhau để phát triển những ch−ơng trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của từng nhóm. Sẽ là sai lầm nếu khuyến nông chỉ tập trung đầu t− cho những nông dân tiên tiến và hy vọng họ phổ biến thông tin hoặc kiến thức cho những nông dân khác. Thực tế không phải bao giờ cũng nh− vậy bởi vì những nông dân tiên tiến cũng có những vấn đề của họ. Khi đã có nhiều đất đai và kinh nghiệm, họ sẽ đầu t− thời gian làm nhiều hơn để có thêm sản phẩm bán và làm giàu cho gia đình. Những hộ nghèo nhất là nhóm đối t−ợng cần đ−ợc đặc biệt quan tâm vì họ thiếu những nguồn lực cần thiết để có thể tham gia các ch−ơng trình khuyến nông chung. Vì vậy, khuyến nông cần nhận thức đ−ợc một thực tế rằng ở nông thôn, cộng đồng nào cũng có những nhóm nông dân có những nguồn lực và kĩ năng khác nhau và những nhu cầu khác nhau. Với từng nhóm đối t−ợng, khuyến nông cần có một ch−ơng trình riêng phù hợp với khả năng và nhu cầu của họ. 3. KHUYếN NÔNG Và GIáO DụC Khuyến nông là một loại công việc có tính chất giáo dục. Nông dân rất cần học những kiến thức mới, những kĩ năng mới và những biện pháp canh tác mới để phát triển sản xuất nhằm nâng cao mức sống của gia đình. Giáo dục trong khuyến nông là một tiến trình đặc biệt, khác với giáo dục chính quy trong nhà tr−ờng. ở đây, ng−ời cán bộ khuyến nông phải đồng thời vừa là giáo viên, vừa là học trò của nông dân. Ng−ời cán bộ khuyến nông phải luôn sẵn sàng học hỏi nông dân và th−ờng xuyên cập nhật kiến thức cho bản thân mình. Muốn làm tốt nhiệm vụ đặc biệt này, ng−ời cán bộ khuyến nông phải nắm vững một số nguyên tắc cơ bản d−ới đây của giáo dục trong khuyến nông: 3.1. Ng−ời thầy của nông dân cũng là học trò của nông dân Giáo dục trong khuyến nông không chỉ đơn thuần là việc nhồi nhét kiến thức vào những cái đầu rỗng không. Bản thân ng−ời nông dân cũng hiểu biết khá nhiều về môi tr−ờng và những ph−ơng thức canh tác của họ. Nếu không biết thì làm sao họ có thể liên tục canh tác, sinh con đẻ cái, tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay. Vì vậy, ngoài việc giáo dục nông dân, ng−ời cán bộ khuyến nông phải biết học từ nông dân để có thể làm khuyến nông từ những gì đang có sẵn ở địa ph−ơng. 11
  12. 3.2. Ng−ời nông dân cần có động cơ để học Không thể c−ỡng bức nông dân đi học. Phải có nhu cầu họ mới học; phải có động cơ thì họ mới học tập có kết quả. Ng−ời lớn học khó hơn trẻ em nhiều. ở trong nhà tr−ờng, trẻ em buộc phải học tập theo yêu cầu của các thầy cô giáo. Nh−ng khác với trong tr−ờng học, ng−ời nông dân có quyền lựa chọn học cái họ muốn học, nghe điều họ muốn nghe. Đó là những gì thiết thân với cuộc sống hàng ngày của vợ con, với cơm áo gạo tiền của gia đình họ. Ngoài ra, ng−ời nông dân cũng có những −ớc muốn khác, dù nó ch−a thật cần thiết bằng miếng cơm manh áo hàng ngày nh−ng quan trọng.Thí dụ nh− đ−ợc hãnh diện với hàng xóm láng giềng đ−ợc mọi ng−ời kính trọng; đ−ợc coi là một gia đình nền nếp v. v Khi đã có bát ăn bát để, họ −ớc muốn có đ−ợc chiếc TV hoặc sang hơn thì là xe máy. Đó là những ham muốn rất tự nhiên. Muốn có những thứ đó, họ phải đẩy mạnh sản xuất. Ng−ời nào có những ham muốn nh− vậy thì sẽ có động cơ học tập. Khi đã có động cơ, họ sẽ học nhanh hơn và áp dụng cũng tốt hơn hẳn những ng−ời không có ham muốn và động cơ. Đó là một nguyên tắc rất quan trọng mà ng−ời cán bộ khuyến nông cần phải nhớ. Hình 4: Không thể ép nông dân học nh− trẻ em 12
  13. 3.3. Đối thoại và thực hành có vai trò rất quan trọng Cần hiểu rằng ng−ời nông dân tiếp thu đ−ợc rất ít từ những bài giảng chay. Họ có nghe nh−ng rồi họ lại quên mất. Nh−ng nếu tạo điều kiện cho họ đ−ợc hỏi kĩ và thảo luận thấu đáo cách làm, nhất là nếu họ cơ hội để thực hành cụ thể thì họ sẽ học đ−ợc nhiều và nhớ lâu hơn. Hoàn toàn có thể giúp nông dân học tập có hiệu quả nếu áp dụng đúng câu châm ngôn “Học phải đi đôi với hành”. 3.4. Quá trình từ nhận thức đến áp dụng Tr−ớc khi nông dân quyết định áp dụng một cái gì đó, thí dụ trồng một loài cây ăn quả mới, họ phải đ−ợc sờ tận tay, day tận mặt "Trăm nghe không bằng một thấy" là câu châm ngôn bao giờ cũng đúng. Quá trình nhận thức đến áp dụng của nông dân có thể chia làm 5 giai đoạn sau: 1- Nhận thức: Ng−ời nông dân nghe nói có một cách làm mới rất có hiệu quả nh−ng anh ta mới biết quá ít về nó (Thí dụ: Anh ta nghe nói về một giống chanh tứ thời sai quả đang đ−ợc trồng ở làng bên) 2- Quan tâm. Càng ngày anh ta càng quan tâm hơn đến giống chanh đó nên bắt đầu tìm kiếm thông tin về nó thông qua hàng xóm láng giềng hoặc cán bộ khuyến nông. 3- Đánh giá. Và anh ta tính toán xem liệu v−ờn nhà anh có thể trồng đ−ợc giống chanh đó không? Nếu trồng thì trồng bao nhiêu cây? Khả năng mấy năm mới cho quả? Bán ở đâu? Bán có dễ không? Mỗi năm có thể thu đ−ợc bao nhiêu tiền? Nếu thất bại thì sao? Anh ta có thể sẽ hỏi thêm thông tin, đến thăm nơi trình diễn hoặc bàn thêm với những ng−ời anh tin cậy rồi mới quyết định xem có nên trồng thử hay không. 4- Làm thử: Thông th−ờng để cho chắc ăn, anh ta sẽ trồng thử vài cây. Có thể mỗi cây, anh ta sẽ áp dụng một số chế độ bón phân và chăm sóc khác nhau để còn so sánh và rút kinh nghiệm. Anh ta sẽ hỏi thêm cán bộ khuyến nông hoặc trao đổi với vài ng−ời hàng xóm láng giềng để nắm đ−ợc cách bón phân và chăm sóc. 5- áp dụng: Nếu mọi việc tốt đẹp, cây sống, phát triển tốt và có triển vọng cho thu nhập thì anh ta sẽ quyết định quy hoạch lại khu v−ờn tạp của mình để trồng chanh. Quá trình trên cũng xảy ra t−ơng tự với những nông dân khác hoặc với cả cộng đồng. Tất nhiên với cộng đồng, quá trình này sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Ng−ời cán bộ khuyến nông cần biết cách tận dụng các giai đoạn của quá trình này để cung cấp đầy đủ và đúng lúc thông tin (đặc biệt là thông tin về thị tr−ờng) cho nông dân. Hoặc bằng những ph−ơng pháp khuyến nông thích hợp (trình diễn, tham quan, hội thảo đầu bờ ), ng−ời cán bộ khuyến nông hoàn toàn có thể thúc đẩy cho quá trình này xảy ra nhanh hơn. D−ới đây là một thí dụ giúp đỡ nông dân trồng xen băng cây xanh: 13
  14. 1- Khuyến khích nông dân nhận thức đ−ợc vấn đề xói mòn đất và tầm quan trọng của trồng xen những băng cây (Tổ chức họp dân để thảo luận hoặc hội thảo đầu bờ ở nơi xói mòn nghiêm trọng) 2- Khi họ quan tâm đến vấn đề trên, hãy tiếp tục cung cấp thông tin để làm tăng mối quan tâm của họ. (Tổ chức cho họ đến tham quan một địa ph−ơng đã trồng xen các băng cây xanh trên n−ơng) 3- Giúp họ đánh giá. (Khi tham quan, hãy khích lệ ng−ời dân thảo luận những điều tai nghe mắt thấy và đánh giá những mặt lợi hại do các băng cây xanh đem lại. Hãy cung cấp thêm thông tin về cách làm, về các khoản chí phí cần thiết để tạo băng cây xanh, về năng xuất hoa màu trong những năm đầu, năm thứ hai thứ ba v. v Hãy trả lời những thắc mắc hoặc giải đáp những nghi ngờ của họ). 4- Làm thử. (Hãy chọn một vài nông dân để làm thử mô hình trình diễn n−ơng của họ. Muốn tăng tính thuyết phục, cần xây dựng cả những mô hình đối chứng để nông dân có thể tự so sánh và đánh giá). 5- áp dụng. (Khi có một số hoặc nhiều nông dân quyết định trồng băng cây xanh, hãy tập huấn cách làm cụ thể và cung cấp cho họ những vật t− cần thiết để khuyến khích quyết tâm của họ Hình 5: H−ớng dẫn nông dân sử dụng th−ớc chữ A 14
  15. 3.5. Tốc độ học và áp dụng nông dân Trong thực tế, không phải tất cả nông dân đều cùng một lúc tiếp thu và áp dụng một biện pháp canh tác hay một sáng kiến mới. Việc họ có sẵn sàng áp dụng hay không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm bản thân, vào tiềm năng đất đai, sự có sẵn những nguồn lực khác và cá tính của từng ng−ời. Về khả năng và tốc độ áp dụng một sáng kiến mới, có thể chia nông dân thành những nhóm sau: 1- Nhóm những nông dân tiên phong: Là những nông dân năng động, ham học hỏi cái mới, dám nghĩ dám làm. Thông th−ờng trong mỗi làng, mỗi cộng đồng chỉ có khoảng vài ng−ời nh− vậy. Họ th−ờng là những ng−ời đã từng có thời gian đi xa nhà, đi công tác hoặc đi bộ đội. Vì đi nhiều, họ trở thành những ng−ời năng động và dám quyết định làm một cái gì đó mà không cần quan tâm lắm đến những lời bàn ra tán vào của hàng xóm láng giềng. ở nông thôn, nhóm ng−ời này hay bị ng−ời khác nhìn bằng con mắt đầy nghi ngờ và ghen tị. Tuy nhiên, họ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các ch−ơng trình khuyến nông vì rất dễ thuyết phục họ áp dụng một cách làm ăn mới. Điều đó sẽ tạo ra nhũng mô hình ng−ời thật việc thật ngay trong làng để nâng cao nhận thức của những nông dân khác. Ng−ời cán bộ khuyến nông phải biết tranh thủ năng lực và sự giúp đỡ của nhóm ng−ời này. Có điều không nên giành quá nhiều thời gian để đến với họ và lại càng không nên ca ngợi quá lời những thành công của họ tr−ớc đám đông. Điều đó dễ làm cho những ng−ời dân khác phản đối việc áp dụng sáng kiến do sự ghen ghét và do sự nghi ngờ của họ đối với động cơ của những ng−ời tiên phong. 2- Nhóm nông dân áp dụng sớm: Nhóm này th−ờng ít mạo hiểm và rất thận trọng trong mọi vấn đề. Họ muốn phải đ−ợc tận mắt chứng kiến xem sáng kiến đó có thành công trong những điều kiện ở địa ph−ơng hay không rồi mới quyết định. Họ sớm quan tâm đến sáng kiến đó nh−ng phải chắc chắn thành công thì họ mới làm theo. Nhóm này th−ờng bao gồm những lãnh đạo ở địa ph−ơng và những nông dân làm ăn có tính toán và đ−ợc kính trọng trong cộng đồng. 3- Nhóm những nông dân còn lại: Nhóm này chiếm phần đông và th−ờng áp dụng sáng kiến đó một cách chậm chạp, miễn c−ỡng và th−ờng không đến đầu đến đũa. Có những ng−ời do thiếu các nguồn lực cần thiết nh−ng cũng có những ng−ời do không biết cách làm ăn hoặc l−ời biếng. Có khi họ áp dụng sáng kiến chẳng qua vì lãnh đạo địa ph−ơng thúc ép hoặc hàng xóm láng giềng, họ hàng khuyên bảo chứ không phải do cán bộ khuyến nông và các mô hình trình diễn của anh ta. 15
  16. 4. CáC LOạI KHUYếN NÔNG Nền kinh tế nông thôn ở n−ớc ta chủ yếu dựa vào phát triển nông nghiệp cho nên Khuyến nông đã và đang đ−ợc phát triển ngày càng rộng rãi. Nh− đã định nghĩa ở Ch−ơng 1, khuyến nông, hiểu theo nghĩa rộng, là khái niệm chung để chỉ tất cả những hoạt động hỗ trợ sự nghiệp xây dựng và phát triển nông thôn. Theo định nghĩa đó, khuyến nông bao gồm nhiều ch−ơng trình phát triển có tác dụng nâng cao cuộc sống cả về l−ợng lẫn chất cho ng−ời dân nông thôn. Thí dụ các ch−ơng trình xoá mù, ch−ơng trình kế hoạch hoá gia đình, ch−ơng trình dinh d−ỡng cho bà mẹ và trẻ em, ch−ơng trình n−ớc sạch, hoặc ch−ơng trình tín dụng nông thôn v. v Trong khi đó, theo định nghĩa hẹp, Khuyến nông là một tiến trình giáo dục không chính thức mà đối t−ợng của nó là nông dân. Tiến trình này đem đến cho nông dân thông tin và những lời khuyên nhằm giúp họ giải quyết những vấn đề hoặc những khó khăn trong cuộc sống. Hoặc Khuyến nông là hoạt động hỗ trợ phát triển các hoạt động sản xuất, nâng cao hiệu quả canh tác để không ngừng cải thiện chất l−ợng cuộc sống của nông dân và gia đình họ. Để dễ phân biệt giữa Khuyến nông (nông, lâm, ng−) với các ch−ơng trình khác nói trên, có thể chia chúng thành hai loại chính nh− sau: 4.1 . Khuyến nông (nông nghiệp bao gồm cả nông, lâm, ng−) Số cán bộ làm khuyến nông bao giờ cũng đông nhất và đóng vai trò quan trọng nhất trong đời sống nông thôn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi vì n−ớc ta là một n−ớc nông nghiệp, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu l−ơng thực của mỗi hộ gia đình và của cả n−ớc có tầm quan trọng đặc biệt cho nên nông nghiệp đã đ−ợc đặt lên vị trí hàng đầu. Có những dịch vụ khuyến nông dựa vào những ch−ơng trình độc lập, nh−ng cũng có những dịch vụ khuyến nông dựa vào các ch−ơng trình mang tính chất tổng hợp. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện ở từng địa ph−ơng. Thí dụ, ở những vùng chuyên canh cà phê, cao su, chè, mía hoặc bông thì ng−ời ta chỉ sử dụng những ch−ơng trình khuyến nông độc lập cho riêng những loài cây công nghiệp đó. Dịch vụ khuyến nông không những cung cấp kiến thức kĩ thuật về sản xuất nông nghiệp cho nông dân mà còn cung cấp cả những đầu vào cần thiết khác nh− phân bón, hạt giống và thuốc trừ sâu. Khuyến nông đem đến cho nông dân thông tin khoa học kĩ thuật nói chung và những sáng kiến mới của các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp nói riêng. Khuyến nông bao trùm một lĩnh vực rộng trong sản xuất nông, lâm, ng− nghiệp nh− nâng cao năng xuất các loại cây trồng, bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón, chăn nuôi gia súc, thả cá, phòng chống dịch bệnh, quản lí nguồn n−ớc, trồng và bảo vệ rừng v. v 16
  17. ở một số địa ph−ơng, khuyến nông còn giúp xây dựng và củng cố hoạt động của các tổ chức quần chúng nh− Đoàn thanh niên, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội những ng−ời làm v−ờn, Hội Cựu chiến binh. Nói tóm lại, khuyến nông cung cấp cho nông dân tất cả những gì cần thiết để phát triển sản xuất nông nghiệp. 4.2. Khuyến nông ngoài nông nghiệp Khái niệm này dùng để chỉ tất cả các ch−ơng trình hỗ trợ nông thôn khác. Đó là những ch−ơng trình không trực tiếp liên quan đến nông nghiệp nh−ng rất quan trọng đối với đời sống nông thôn. Thí dụ, ch−ơng trình n−ớc sạch nông thôn, ch−ơng trình sức khoẻ và dinh d−ỡng cho bà mẹ và trẻ em, ch−ơng trình truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình, ch−ơng trình tín dụng v. v Những ch−ơng trình đó cũng có những yếu tố và những nguyên tắc chính về kiến thức, đào tạo và thực hành mà chúng ta đã đề cập đến trong các ch−ơng tr−ớc. Điều đó có nghĩa là những cán bộ của các ch−ơng trình ngoài nông nghiệp khi đến với nông dân cũng phải thực hiện các ch−ơng trình của mình bằng những ph−ơng pháp y hệt khuyến nông Tất nhiên, họ chỉ làm trong lĩnh vực của họ mà thôi. Trong thực tế, ng−ời ta càng ngày càng nhận thức rõ khi nói đến phát triển nông thôn là nói đến tất cả các ch−ơng trình trong hai loại khuyến nông trình bày ở trên. Chúng đều có một đặc điềm chung. Đó là đến với nông dân để giúp họ giải quyết những vấn đề trong môi tr−ờng nông thôn. Mục tiêu của chúng cũng giống nhau. Đó là phát triển nông thôn và cải thiện cuộc sống của ng−ời dân. Tuy nhiên nh− đã nói, trong một đất n−ớc mà nông nghiệp có vai trò hàng đầu nh− n−ớc ta, khuyến nông vẫn đ−ợc phần nào −u tiên hơn. 17
  18. 5. Tổ CHứC KHUYếN NÔNG Ngày 2-3-1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 1 3-CP kèm theo bản Quy định về công tác khuyến nông. Thông t− liên bộ số 02/LB/TT ngày 2-8-1993 cũng đã có những h−ớng dẫn cụ thể về việc thi hành Nghị định số 13-CP. Tổ chức mạng l−ới khuyến nông-lâm-ng− nh− thế nào, điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể ở từng địa ph−ơng. Ch−ơng này sẽ bàn đến một số nguyên tắc cơ bản của tổ chức khuyến nông và giới thiệu một vài mô hình tổ chức khuyến để chúng ta cùng tham khảo và tùy nghi áp dụng. 5.1 Những nguyên tắc cơ bản a. Phải đánh giá đúng tầm quan trọng của những cán bộ khuyến nông làm việc và tiếp xúc trực tiếp với dân. Tính hiệu quả của một tổ chức khuyến nông thể hiện ở những đầu ra của nó. Đó là khâu tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với dân. Khâu này làm tốt hay không tốt sẽ ảnh h−ởng đến toàn bộ tiến trình khuyến nông và khả năng sống còn của tổ chức. Vì vậy, những cán bộ khuyến nông cơ sở có một vai trò rất quan trọng. Họ phải đ−ợc tạo điều kiện để làm tốt công việc khuyến nông. b. Tuyển lựa những cán bộ không những có năng lực mà còn phải có một thái độ, một t− cách thích hợp với công việc khuyến nông. Đặc thù của khuyến nông là làm việc ở nông thôn, điều kiện công tác khó khăn, ít chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cấp trên. Do vậy, nhất thiết phải tuyển lựa những ng−ời đáng tin cậy, siêng năng, tháo vát và chân thành mong muốn đ−ợc phục vụ bà con nông dân. c. Phát triển mạng l−ới khuyến nông cơ sở bằng cách tuyển lựa và đào tạo cộng tác viên là những nông dân nhiệt tình và có năng lực ở địa ph−ơng. Muốn cho kĩ thuật đ−ợc chuyển giao đến từng hộ nông dân, nhất thiết phải xây dựng mạng l−ới, tuyển lựa và đào tạo các công tác viên tại địa ph−ơng. Những ng−ời này ngoài lòng nhiệt tình còn phải có năng lực công tác. Họ có thể làm việc trên cơ sở tình nguyện hoặc trả thù lao theo từng ch−ơng trình. d. Cần có một đội ngũ chuyên gia thành thạo về kĩ thuật và ph−ơng pháp để luôn hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông. Đây là hậu ph−ơng của những cán bộ ngoại nghiệp. Lực l−ợng này sẽ hỗ trợ kĩ thuật và bổ sung kiến thức cho những cán bộ khuyến nông ngoại nghiệp khi cần thiết. e. Tổ chức bộ máy khuyến nông phải hết sức gọn nhẹ và năng động. Trong điều kiện giao thông và thông tin liên lạc ở nông thôn n−ớc ta còn gặp nhiều khó khăn, việc có một bộ máy khuyến nông gọn nhẹ và năng động là rất cần thiết. 18
  19. Khi thành lập bộ máy khuyến nông, các cấp có thẩm quyền phải tạo ra những điều kiện cần thiết cho cán bộ hoạt động. Chỉ có một tổ chức khuyến nông năng động, có đủ điều kiện làm việc mới có thể nhanh chóng đáp ứng đ−ợc những yêu cầu của nông dân. 5.2. Một ví dụ về mô hình tổ chức bộ máy khuyến nông 5.3 Vai trò và chức năng của các cấp khuyến nông 1. Trung tâm khuyến nông: Nhiệm vụ của Trung tâm khuyến nông đã đ−ợc quy định cụ thể trong Thông t− liên bộ số 02/LB/TT ngày 2-8-1993 “ H−ớng dẫn thi hành Nghị định số 13-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về công tác khuyến nông”. 19
  20. 2. Trạm khuyến nông: Nhiệm vụ của trạm khuyến nông nên đ−ợc cụ thể hóa thành những điều nh− sau: • Tiếp nhận những ch−ơng trình khuyến nông do Trung tâm KINH NGHIệM tỉnh đ−a xuống, tổ chức thực hiện, giám sát và báo cáo kết quả hoạt động lên Trung tâm. • Xác định những nhu cầu khuyến nông của các xã trong huyện và tập hợp thành kế hoạch khuyến nông tháng/quý/năm để trình lên cấp tỉnh. • Tổ chức các hoạt động khuyến nông cho dân nh−: Tập huấn kĩ thuật, tổ chức trình diễn ph−ơng pháp và kết quả, đi tham quan, hội thảo đầu bờ v.v để chuyển giao tiến bộ kĩ thuật cho dân. • Hợp tác với những cơ quan nghiên cứu để khảo sát và thử nghiệm những mô hình canh tác nông lâm kết hợp, chăn nuôi và bảo vệ thực vật trên cơ sở có ng−ời dân cùng tham gia. • Thông quan những ph−ơng tiện khuyến nông, cung cấp cho nông dân những thông tin cần thiết về hạt giống, cây con, phân bón, thuốc trừ sâu, giá cả thị tr−ờng Thu thập thông tin KHKT trong những lĩnh vực khác để sẵn sàng cung cấp cho dân khi cần. • Tổ chức và giúp đỡ nông dân tiếp cận các nguồn tín dụng để phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc phát triển các hoạt động tăng gia sản xuất khác. • Phối hợp khuyến nông với những ch−ơng trình phát triển khác ở địa ph−ơng nh− chăm sóc sức khỏe, kế hoạch hóa gia đình, xóa nạn mù chữ và những ch−ơng trình khác của các tổ chức phi chính phủ. • Tổ chức các buổi ngoại khóa cho học sinh phổ thông trong huyện về những chủ đề có liên quan đến môi tr−ờng, bảo vệ rừng, chăn nuôi và canh tác nông nghiệp. • Khuyến khích và giúp đỡ dân xây dựng v−ờn −ơm hoặc các cơ sở sản xuất cây con giống do hộ nông dân hoặc do cộng đồng quản lí. • Khuyến khích và giúp đỡ dân phát triển những hoạt động sản xuất khác tăng thu nhập cho gia đình. • Phối hợp với những cơ quan chức năng khác nhau trong huyện nh− kiểm lâm, bảo vệ thực vật, giống, thú y v. v để thực hiện các ch−ơng trình có liên quan với khuyến nông. 20
  21. 3. Cụm khuyến nông Tùy theo điều kiện từng địa ph−ơng, mỗi cụm khuyến nông bao gồm từ 3-4 xã gần kề nhau. Trong một cụm có thể bố trí 3-4 cán bộ khuyến nông (biên chế của Trạm) có chuyên môn khác nhau (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp ) để họ có thể phối hợp giải quyết những vấn đề thuộc chuyên môn trong địa bàn họ phụ trách. Cụm tr−ởng chịu trách nhiệm tr−ớc Trạm khuyến nông về việc quản lí nhân sự, lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá và báo cáo những ch−ơng trình khuyến nông trong địa bàn. Ngoài ra, Cụm khuyến nông còn có những nhiệm vụ sau: • Phát hiện những nông dân sản xuất giỏi, những kinh nghiệm và kiến thức sản xuất trong địa bàn để báo cáo cho Trạm và phổ biến những điển hình này cho những nông dân khác. • Giúp thành lập các Ban quản lí thôn bản để quản lí các ch−ơng trình khuyến nông ở địa ph−ơng. Phát hiện những nông dân có năng lực và nhiệt tình để bồi d−ỡng họ trở thành khuyến nông viên thôn bản. Thực hiện đào tạo khuyến nông và kĩ thuật cho họ để phổ cập cho nông dân. • Giúp thành lập những nhóm nông dân có cùng hoàn cảnh hoặc cùng lợi ích để tiến hành khuyến nông cho họ. 4. Ban quản lí thôn bản: Do cơ quan khuyến nông giúp đỡ dân tự bầu ra. Ban quản lí có thể bao gồm tr−ởng thôn và đại diện của các tổ chức quần chúng khác nh− hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh. Ban quản lí thôn bản có những nhiệm vụ sau: • Cùng với dân và cán bộ khuyến nông xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế cộng đồng và những ch−ơng trình khuyến nông trong thôn bản. • Quản lí và phát triển các quỹ tín dụng và tiết kiệm trong thôn bản. • Phối hợp và tạo điều kiện cho các nhóm cùng sở thích, các khuyến nông viên thôn bản triển khai các ch−ơng trình khuyến nông đến hộ nông dân. Theo dõi và đánh giá các ch−ơng trình đó nh− đã thỏa thuận với Cụm khuyến nông. • Phản ánh kịp thời nhu cầu và nguyện vọng của dân lên Cụm khuyến nông. 21
  22. 5. Khuyến nông viên thôn bản Khuyến nông viên thôn bản do dân hoặc Ban quan lí thôn bản bầu ra. Nên chọn những ng−ời có năng lực sản xuất và nhiệt tình với công tác khuyến nông. Họ sẽ đ−ợc đào tạo và hỗ trợ để làm khuyến nông trực tiếp cho dân. Mỗi thôn bản có thể cử ra 1-2 ng−ời, tùy theo quy mô của thôn bản, làm khuyến nông viên. Nhiệm vụ của họ là: • Trực tiếp phổ cập các ch−ơng trình khuyến nông đến từng hộ nông dân nh− đã đ−ợc đào tạo. • Giám sát và báo cáo Ban quản lí hoặc Cụm khuyến nông về việc thực hiện các hoạt động khuyến nông và tín dụng của những nhóm hộ nông dân do mình phụ trách. • Phối hợp thực hiện và theo dõi các ch−ơng trình thực nghiệm và trình diễn của hộ nông dân trong nhóm mình phụ trách. • Phản ánh kịp thời những nhu cầu và nguyện vọng của dân với Ban quản lí để đề đạt lên trên. 6. KHUYếN NÔNG Và TRUYềN ĐạT THÔNG TIN Truyền đạt thông tin - hay nói cách khác là chia sẻ kiến thức và thông tin- chiếm phần lớn công việc của ng−ời cán bộ khuyến nông. Khi truyền đạt thông tin, lời khuyên và sáng kiến cho nông dân, ng−ời cán bộ khuyến nông mong muốn chúng tác động đến những quyết định của nông dân. Ng−ời cán bộ khuyến nông cũng mong muốn sẽ khuyến khích họ đó truyền đạt lại cho những nông dân khác. Việc sẵn sàng chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa những nông dân với nhau đóng vai trò quan trọng hoạt động khuyến nông. Ngoài ra, ng−ời cán bộ khuyến nông còn phải thông tin cho cấp trên và những ng−ời làm công tác nghiên cứu về tình hình và những vấn đề của nông dân trong địa bàn hoạt động của mình. Ng−ời cán bộ khuyến nông và nông dân có nhiều cách khác nhau để thông tin cho nhau. Trong ch−ơng này phần này, chúng ta bàn đến một số nguyên tắc của thông tin trong khuyến nông. 6.1. Truyền đạt thông tin Mọi công việc thông tin nh− diễn thuyết tr−ớc một đám đông, viết một báo cáo, phát một bán tin trên loa truyền thanh hoặc trả lời một thắc mắc của nông dân v. v đều bao gồm 4 yếu tố chính sau đây: 1. Nguồn phát thông tin. 2. Nội dung của thông tin. 22
  23. 3. Kênh truyền thông tin. 4. Ng−ời nhận thông tin. Ng−ời truyền đạt thông tin bao giờ cũng phải cân nhắc một cách thận trọng bốn yếu tố đó vì chúng đều ảnh h−ởng đến hiệu quả thông tin. Khi nghiên cứu từng yếu tố một, cần xem xét và đánh giá chúng trên cơ sở những câu hỏi d−ới đây: 1. Nguồn phát thông tin • Thông tin sẽ đ−ợc phát ra từ đâu? • Thông tin nên đ−ợc phát ra từ đâu? • Nguồn phát thông tin x−a nay có đ−ợc tin cậy hay không? Điều cần nhấn mạnh ở đây là thông tin đ−ợc phát ra từ một ng−ời có uy tín bao giờ cũng đ−ợc mọi ng−ời tin cậy hơn so với cũng thông tin đó những đ−ợc phát ra từ một ng−ời ít đ−ợc kính trọng. Ngoài ra, cũng cần l−u ý rằng thông tin th−ờng phải truyền qua hai, ba cấp mới đến ng−ời nhận hay bị “tam sao thất bản”. Hơn nữa, những thông tin mang tính chất kĩ thuật phức tạp th−ờng rất khó nhớ và ít đ−ợc mọi ng−ời quan tâm so với những chuyện giật gân đời th−ờng. Do đó, những áp phích, những tờ b−ớm sẽ có tác dụng rất tốt cho ng−ời truyền đạt thông tin. Một vấn đề khác nữa là phong cách của ng−ời truyền đạt. Hãy t−ởng t−ợng một cán bộ khuyến nông khi đến giảng bài cho nông dân mà đến muộn, ăn mặc lôi thôi, t− thế nhếch nhác thì nông dân sẽ nghĩ gì? Họ sẽ cho rằng anh ta không tôn trọng dân. Sự thành kiến đó sẽ làm cho bài giảng của anh ta ít có hiệu quả. Do vậy, nội dung ng−ời nghe nhận đ−ợc không phải bao giờ cũng là điều mà ng−ời truyền đạt thông tin mong muốn. Hình 6: Thông tin chỉ cần truyền qua ba bốn ng−ời là đã có thể bị sai lệch 23
  24. 2. Nội dung thông tin: Thông tin nên bao gồm những nội dung gì? (Cần có sự điều chỉnh hài hòa giữa những gì ng−ời nhận thông tin muốn biết và những gì ng−ời truyền đạt thông tin cho rằng ng−ời nhận tin cần phải biết) Thông tin nên đ−ợc truyền đạt ở dạng nào? (Nói một cách khác, làm thế nào để có thể biến thông tin lời nói, thành bài viết, thành băng video hoặc thành tranh ảnh v. v để cho ng−ời nhận thông tin hiểu đ−ợc) 3. Kênh truyền thông tin: • Truyền đạt thông tin bằng cách nào thì có hiệu quả nhất? (Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào những cân nhắc d−ới đây). • Thông tin có đặc điểm gì? Có cần đến những ph−ơng tiện nghe nhìn để hỗ trợ hay không? Nếu có thì nên chọn loại nào (Phim đèn chiếu, băng video, tranh ảnh, điểm trình diễn, đi tham quan v. v ) • Ng−ời nhận tin hiện đang có những ph−ơng tiện gì trong nhà? (báo chí, đài, ti-vi v. v ). Họ có biết đọc không? Bao nhiêu trong số họ có đài? Ti-vi? 4. Ng−ời nhận thông tin: • Ng−ời nhận thông tin muốn có hoặc cần thông tin gì? • Họ có thể sử dụng đ−ợc thông tin nào? • Họ đã biết tr−ớc những gì của chủ đề thông tin? • Thái độ của họ đối với chủ đề thông tin này ra sao? • Có nên khuyến khích hoặc tìm cách thay đổi thái độ đó hay không? 6.2. Lắng nghe Ng−ời biết cách truyền đạt tốt thông tin cũng là ng−ời biết cách lắng nghe. Ng−ời cán bộ khuyến nông không biết cách lắng nghe quần chúng, không biết cách khuyến khích đối thoại sẽ là một ng−ời làm việc không có hiệu quả. Có thể liệt kê d−ới đây 4 lý do cho thấy rằng tại sao đối thoại luôn luôn có hiệu quả hơn độc thoại: • Thông qua đối thoại, sẽ đánh giá đ−ợc những nhu cầu thông tin. • Thông qua đối thoại, sẽ biết đ−ợc thái độ của ng−ời nghe đối với chủ đề thảo luận. • Có thể nhanh chóng nhận ra sự hiểu lầm để tìm lấy tiếng nói chung • Mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau sẽ đ−ợc tăng lên. Nếu một cán bộ khuyến nông biết cách lắng nghe, nông dân sẽ cho rằng anh ta thật sự tôn trọng họ và họ sẽ quan tâm và tin t−ởng ý kiến của anh ta hơn. 24
  25. 6.3. Hiểu Thông tin chỉ có nghĩa khi ng−ời nghe hiểu đ−ợc. Một cán bộ khuyến nông có dám chắc rằng những điều anh ta truyền đạt cho nông dân là rõ ràng và dễ hiểu không? Một hoạ sĩ có tin rằng những màu sắc anh ta thể hiện trên bức tranh sẽ truyền đạt đ−ợc đầy đủ t− t−ởng nghệ thuật của anh không? Không có gì bảo đảm cho điều đó cả. Muốn thông tin dễ hiểu, tr−ớc hết nó phải đ−ợc truyền đạt bằng kí hiệu hoặc ngôn ngữ của cả ng−ời truyền thông tin lẫn ng−ời nhận thông tin. Khi truyền đạt cho nông dân, nếu không sử dụng ngôn ngữ của họ, nếu bạn chỉ dùng những từ kĩ thuật rắc rối, hoặc những lời lẽ hoa mỹ thì nông dân sẽ không ng−ời truyền đạt muốn nói gì. Do đó, cần chú ý đến những vấn đề sau: Ngôn ngữ: Nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi và dễ hiểu, dễ nhớ đối với ng−ời dân. Đối với bà con ng−ời dân tộc, tốt nhất là sử dụng tiếng nói của chính họ. Thuật ngữ kĩ thuật: Cần đ−ợc biến thành những từ giản dị và phổ thông. Muốn vậy, phải học cách nói của nông dần và những thổ ngữ họ th−ờng sử dụng, phải làm quen với những ph−ơng thức canh tác truyền thống của họ. Tranh ảnh và kí hiệu: Nhiều khi các ph−ơng tiện nghe nhìn cũng sẽ trở nên khó hiểu nếu nh− những hình ảnh hoặc kí hiệu sử dụng quá lạ lẫm đối với nông dân. Ng−ời ta nhìn vào một bức tranh khó hiểu cũng khó khăn nh− một ng−ời không biết chữ phải đọc sách. 6.4. Sử dụng ph−ơng tiện thông tin đại chúng Ph−ơng tiện thông tín đại chúng bao gồm: 1- Nhóm truyền thanh (đài, băng cát-sét); 2- Nhóm kết hợp nghe nhìn (phim, ti-vi, video) và; 3- Nhóm ấn phẩm (báo chí, tranh ảnh và những tờ b−ớm). Khi sử dụng những ph−ơng tiện trên trong khuyến nông, có thể cùng lúc đ−a thông tin đến đ−ợc với nhiều ng−ời. Tuy nhiên, những ph−ơng tiện đó cũng không thể làm thay đ−ợc công việc của một cán bộ khuyến nông. Vì vậy chỉ nên sử dụng chúng trong những tr−ờng hợp sau đây: • Tuyên truyền để giúp nông dân nhận thức đ−ợc những sáng kiến mới và động viên họ đẩy mạnh tăng gia sản xuất. • Đ−a ra lời khuyến cáo đúng lúc (Thí dụ: Khả năng bùng nổ của một loài sâu bệnh nào đó và h−ớng dẫn cho nông dân biện pháp xử lí). • Mở rộng phạm vi ảnh h−ởng của các hoạt động khuyến nông. (Thí dụ: Đối với một điểm trình diễn giống lúa mới thì chỉ có một số nông dân đến thăm đ−ợc. 25
  26. Nh−ng nếu kết quả trình diễn đ−ợc viết thành một bài báo hoặc phát trên đài thì sẽ có rất nhiều ng−ời biết đến). • Chia sẻ kinh nghiệm với nông dân ở những địa ph−ơng khác. (Thí dụ: Thành công của nông dân ở một địa ph−ơng nào đó trong chăn nuôi giống lợn siêu thịt, nếu đ−ợc phát thành trên đài sẽ có tác dụng khuyến khích nông dân ở những địa ph−ơng khác làm theo). • Trả lời những thắc mắc của nông dân. Cần nhớ rằng lời khuyên về cách khắc phục một vấn đề nào đó nếu đ−ợc phát trên đài, ti-vi hoặc viết trên báo chí sẽ đ−ợc nhiều ng−ời biết đến. • Nhắc đi nhắc lại nhiều lần một l−ợng thông tin hoặc một lời khuyến cáo cho nông dân để làm cho họ nhớ kĩ và lâu hơn. Cần nhớ rằng nông dân sẽ sớm quên mất những điều phổ biến trong một cuộc họp. Nh−ng nếu những điều đó tiếp tục đ−ợc lặp đi lặp trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, ng−ời dân sẽ nhớ lâu hơn. • Củng cố lòng tin của nông dân đối với một vấn đề gì đó. Đôi khi, nông dân tin những điều phát trên đài hoặc viết trên báo hơn những điều cán bộ khuyến nông nói ra. Thông tin trên các ph−ơng tiện đại chúng đòi hỏi phải có chuyên gia mới làm đ−ợc. Không phải ng−ời cán bộ khuyến nông nào cũng có thể viết đ−ợc báo hoặc sản xuất đ−ợc phim. Công việc của ng−ời cán bộ khuyến nông là phát huy tác dụng cúa chúng bằng nhiều cách. (Thí dụ: Cung cấp các bài viết trên báo cho nông dân xem hoặc ghi âm lại một ch−ơng trình phát thanh nông thôn rồi mở băng cho bà con nghe). Có thể phát những tài liệu b−ớm cho nông dân. Hoặc tổ chức cho nông dân xem ti-vi khi có các ch−ơng trình “Tình nguyện đ−a tiến bộ kĩ thuật về nông thôn”. 6.5. Những nguyên tắc sử dụng ph−ơng tiện thông tin đại chúng: Muốn sử dụng có hiệu quả các ph−ơng tiện thông tin đại chúng cho khuyến nông, ng−ời nông dân phải: • Tiếp cận đ−ợc ph−ơng tiện thông tin (có radio hoặc TV). • Có nghe hoặc có xem (có ng−ời có đài những không bao giờ nghe). • Nghe hoặc xem một cách chăm chú. (Muốn vậy, thông tin phải gãi đúng chỗ ngứa của ng−ời nông dân hoặc đ−ợc trình bày hấp dẫn). • Hiểu đ−ợc thông tin. Thông tin khuyến nông th−ờng có tính giáo dục cho nên nếu không kết cấu chặt chẽ thì sẽ làm ng−ời nghe/xem chóng chán nếu dài quá sẽ làm họ chóng quên. Vì vậy, thông tin phải: • Đơn giản và ngắn. • Đ−ợc nhắc đi nhắc lại nhiều lần. 26
  27. • Có kết cấu chặt chẽ. • Phù hợp với những điều nghe đ−ợc từ cán bộ khuyến nông hoặc từ những ph−ơng tiện nghe nhìn khác. Sản xuất những ch−ơng trình khuyến nông phát trên những ph−ơng tiện thông tin đại chúng là công việc của những nhà chuyên môn. Tuy nhiên, ng−ời cán bộ khuyến nông nếu có điều kiện hoàn toàn có thể sử dụng một cách có hiệu quả những thông tin đó vào công việc khuyến nông bằng những cách làm sau: 1. Đối với nhóm ph−ơng tiện truyền thanh (đài): • Ghi các ch−ơng trình phát thanh nông thôn vào băng cát-xét và mở lại cho bà con nghe lúc thích hợp. Nh− vậy, bạn sẽ làm tăng số l−ợng nông dân nghe đ−ợc các ch−ơng trình này. • Khuyến khích nông dân nghe đài. Thông báo cho họ biết thời gian và chủ đề của các ch−ơng trình. Nếu tổ chức nghe đài theo nhóm, sau khi nghe xong, bạn có thể nêu một số vấn đề của địa ph−ơng có liên quan tới ch−ơng trình vừa phát cho bà con thảo luận. • Tạo cho nông dân thói quen nghe đài và ham muốn nhận đ−ợc những thông tin có ích từ đài. Bạn có thể làm việc này bằng cách mỗi khi gặp nông dân, bạn hãy trao đổi với họ về những nội dung bạn nghe đ−ợc trên đài. 2- Đối với nhóm ph−ơng tiện kết hợp nghe nhìn (Ti-vi, video) Ngày nay, ti-vi và video đã trở thành một ph−ơng tiện nghe nhìn khá phổ biến ở nông thôn, nhất là những vùng có điện. Đài truyền hình trung −ơng và các địa ph−ơng cũng sản xuất nhiều ch−ơng trình phục vụ phát triển nông thôn. Trên kênh 2 của Đài truyền hình trung −ơng có riêng một ch−ơng trình "Tình nguyện đ−a tiến bộ kĩ thuật về nông thôn" đ−ợc phát hàng tuần. Nếu trạm khuyến nông đ−ợc trang bị đầy đủ những ph−ơng tiện nghe nhìn này, có thể phát huy khả năng sử dụng của chúng vào công tác khuyến nông bằng những cách làm nh− đã h−ớng dẫn ở phần trên. Nếu có máy quay video, cần cử ng−ời đi học để sau này xuất đ−ợc những ch−ơng trình khuyến nông đơn giản chiếu cho nông dân xem. 3- Nhóm ph−ơng tiện in ấn Ph−ơng tiện in ấn gồm chữ viết, hình ảnh và sơ đồ để mang đến cho nông dân những thông tin chính xác và rõ ràng. Ưu điểm của ph−ơng tiện in ấn là nông dân có thể xem chúng vào bất kì lúc nào, xem đi xem lại và xem bao lâu tuỳ thích. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng ở những vùng phần lớn nông dân biết chữ mà thôi. Nhóm ph−ơng tiện in ấn bao gồm những thứ sau: • áp phích: Th−ờng đ−ợc dùng để tuyên truyền cho một sự kiện nào đó và củng cố thông tin mà nông dân nhận đ−ợc từ các ph−ơng tiện khác. áp phích nên đ−ợc dán ở 27
  28. nơi đông ng−ời qua lại. áp phích chỉ có tác dụng hấp dẫn mọi ng−ời khi nó đ−ợc viết đơn giản, ngắn gọn và trình bầy đẹp. • Tờ rời: Dùng để h−ớng dẫn nông dân cách làm một công việc cụ thể nào đó. Thí dụ, cách nuôi giống vịt siêu thịt, cách phòng chống rầy nâu, cách trồng cây tếch Thông tin viết trên tờ rời nên đ−ợc trình bày ngắn gọn, dễ hiểu và nên kèm theo hình vẽ hoặc tranh ảnh. • Nông lịch treo t−ờng: Dùng thông báo cho dân biết thời vụ canh tác những loài cây nông nghiệp khác nhau, cách phòng chống những loại sâu bệnh có thể xảy ra trong năm và thông tin về nhiều loài cây và con khác nhau. • Báo chí. Hiện nay ở nông thôn n−ớc ta, báo chí ch−a đ−ợc sử dụng rộng rãi lắm trong nhân dân. Tuy nhiên, tại văn phòng khuyến nông, bạn có thể đọc và s−u tầm những bài viết về nông nghiệp để khi có điều kiện thì phổ biến cho nông dân biết. Hình 7: Ph−ơng tiện hiện đại ch−a chắc đã đem lại hiệu quả cao 28
  29. 7. NHữNG PH−ơNG PHáP KHUYếN NÔNG Ngoài việc sử dụng những ph−ơng pháp thông tin đại chúng cho công tác khuyến nông nh− đã giới thiệu trong phần 6.5, cán bộ khuyến nông còn phải áp dụng hai ph−ơng pháp khuyến nông sau: 1) Ph−ơng pháp cá nhân (là ph−ơng pháp tiếp xúc trực tiếp với từng cá nhân nông dân một) và 2) Ph−ơng pháp nhóm (là ph−ơng pháp tập hợp nhiều nông dân lại cùng một lúc để thực hiện khuyến nông). Mỗi ph−ơng pháp đều phải sử dụng những kĩ thuật khác nhau. Sau đây, chúng ta sẽ cùng xem xét từng ph−ơng pháp một. Ph−ơng pháp cá nhân Ph−ơng pháp cá nhân (tiếp xúc trực tiếp với nông dân) là ph−ơng pháp đ−ợc sử dụng phổ biến nhất trong khuyến nông. Ng−ời cán bộ khuyến nông đến thăm nhà nông dân, hoặc gặp gỡ họ ngoài đồng, trên n−ơng để thảo luận những chủ đề hai bên cùng quan tâm và cung cấp cho họ thông tin hoặc những lời khuyên. Những cuộc gặp gỡ này th−ờng rất thoải mái và ít khi phải câu nệ điều gì. Nó biểu lộ sự quan tâm của cán bộ khuyến nông đối với từng ng−ời dân cho nên nó là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc củng cố lòng tin và tình cảm giữa ng−ời dân và khuyến nông. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau trong ph−ơng pháp cá nhân. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ lần l−ợt bàn đến những hình thức đó. 7.1. Đến thăm nông dân Những cuộc đến thăm nông dân th−ờng chiếm khá nhiều thời gian làm việc của một cán bộ khuyến nông. Vì vậy, muốn những cuộc viếng thăm thực sự có hiệu quả, cần xác định rõ mục đích của chuyến viếng thăm để chuẩn bị chu đáo tất cả những gì cần thiết. Mỗi cuộc viếng thăm nông dân đều có thể: • Giúp làm quen với ng−ời nông dân và gia đình anh ta. • Tạo điều kiện cung cấp cho nông dân thông tin và lời khuyên về một vấn đề cụ thể. • Tạo điều kiện nói rõ hơn về một chủ đề khuyến nông nào đó, giải đáp những thắc mắc riêng mà ng−ời nông dân không có cơ hội hỏi cặn kẽ trong cuộc tiếp xúc nhóm. • Giúp hiểu thêm tình hình ở địa ph−ơng và những vấn đề ng−ời nông dân đang phải đối mặt hàng ngày. • Tạo điều kiện theo dõi kết quả của công việc khuyến nông đang làm. • Làm tăng sự quan tâm của nông dân đối với khuyến nông và điều đó sẽ khuyến khích họ tham gia nhiều hơn vào các ch−ơng trình khuyến nông. 29
  30. Những lúc tiện đ−ờng, cán bộ khuyến nông cũng có thể ghé thăm một gia đình nông dân nào đó. Nh−ng cuộc viếng thăm không hẹn tr−ớc nh− vậy th−ờng không có mục đích rõ ràng nh−ng lại có tác dụng rất quan trọng nhằm làm tăng tình cảm của khuyến nông với gia đình nông dân, kể cả khi chỉ ghé qua thăm hỏi, trò chuyện dăm ba câu rồi lại đi. Một chuyến viếng thăm hộ nông dân th−ờng bao gồm các b−ớc sau: 1. Vạch kế hoạch cho chuyến viếng thăm Trong ch−ơng trình công tác hàng tháng, cần vạch kế hoạch cụ thể cho những cuộc viếng thăm nông dân. Tr−ớc hết, phải xác định mục đích rõ ràng cho cuộc viếng thăm. Thí dụ, nếu dự định đến thăm nông dân A, cần thu thập tr−ớc một số thông tin về hoàn cảnh kinh tế và những hoạt động tăng gia sản xuất chính của nông dân này, kể cả những thành công hay thất bại của họ. Sau đó, hãy tóm tắt những thông tin này thành một vài dòng trong sổ tay. Tuyệt đối không đ−ợc làm nông dân hiểu lầm rằng ng−ời đến thăm chẳng biết gì về gia đình cũng nh− công việc làm ăn của anh ta. Ngoài ra, các cuộc viếng thăm cũng cần đ−ợc lập kế hoạch sao cho nó khớp với những công việc khuyến nông khác. Thí dụ, nếu có dự định tổ chức cuộc họp hay một cuộc trình diễn ở thôn B vào buổi sáng, hãy vạch kế hoạch đến thăm một số hộ nông dân trong thôn này vào buổi chiều. Nếu có thể, cần hẹn tr−ớc cuộc viếng thăm vào thời điểm nào đó thuận tiện với hộ nông dân để đảm bảo chắc chắn chủ nhà sẽ có mặt ở nhà. Hơn nữa, chủ nhà cũng cần có thời gian để chuẩn bị sẵn những vấn đề sẽ thảo luận với khuyến nông. Tóm lại, những công việc cần chuẩn bị tr−ớc cho mỗi cuộc viếng thăm nông dân sẽ bao gồm: • Hẹn tr−ớc với chủ nhà nếu có thể. • Xác định rõ ràng mục đích cuộc viếng thăm. • Xem xét lại những ghi chép của các lần đến thăm tr−ớc đó hoặc những thông tin khác về gia đình sẽ đến thăm. • Chuẩn bị tr−ớc những thông tin kĩ thuật, những tài liệu chuyên môn có thể sẽ phải dùng đến. • Đ−a cuộc viếng thăm vào ch−ơng trình công tác hàng tuần. 2. Thực hiện cuộc viếng thăm Phải luôn luôn xác định đ−ợc mục tiêu giáo dục của khuyến nông và nhớ rằng vai trò của ng−ời cán bộ khuyến nông khi đến thăm không phải chỉ trao cho nông dân kiến thức KHKT hoặc những lời khuyên. Phải giành thời gian để trò chuyện nhằm làm tăng thiện cảm và lòng tin của nông dân vào những ch−ơng trình khuyến nông. Phải bắt đầu cuộc trò chuyện nh− thế nào? Mấy phút ban đầu gây ấn t−ợng rất quan trọng, nhất là đối với những nông dân đến thăm lần đầu. Hãy bắt đầu bằng những lời thăm hỏi thân tình. Tất nhiên, ng−ời cán bộ khuyến nông phải “nhập gia tuỳ tục”. Phải tỏ sự lễ độ với ng−ời 30
  31. trên, tôn trọng phụ nữ và yêu mến trẻ em. Nếu chủ nhà có mời uống n−ớc thì cũng đừng vì thấy ấm chén cáu bẩn tỏ ra ngại ngùng. Hình 8: Đến thăm nông dân Khi cả hai bên đều đã cảm thấy thoải mái và tin t−ởng, có thể tiến hành trao đổi công việc với ng−ời dân. Chọn chủ đề nào để bắt đầu cũng là vấn đề rất quan trọng. Một cán bộ khuyến nông nhạy cảm và tế nhị th−ờng bắt đầu bằng những chủ đề liên quan nhất đến nhu cầu của ng−ời nông dân. Hãy nói chuyện bằng ngôn ngữ quen thuộc của ng−ời nông dân. Trong khi trao đổi, phải biết cách lắng nghe và khuyến khích ng−ời nông dân giãi bày tâm sự của họ. Ngoài ra, cần có những lời khen đúng lúc đối với ng−ời nông dân để động viên anh ta và làm cho anh ta cảm tin rằng anh ta cũng biết cách làm ăn. Cuộc trao đổi có thể bao trùm nhiều công việc khác nhau. Ng−ời nông dân có thể cần đến khuyến nông giúp thêm thông tin về một loài cây/con hay về một biện pháp kĩ thuật nào đó. Trong khả năng của mình, hãy cố gắng đáp ứng những nhu cầu đó của ng−ời nông dân. Cũng cần thông tin cho anh ta những chủ tr−ơng phát triển nông nghiệp của Chính phú, những vấn đề liên quan đến đ−ờng lối chính sách; hoặc giới thiệu những ch−ơng trình khuyến nông khác đang đ−ợc áp dụng trong vùng. Nếu có thể, hãy trao đổi cả những chủ đề khác mà ng−ời nông dân cũng rất quan tâm nh− chuyện học hành của trẻ em, chuyện giá cả thị tr−ờng, chuyện làm nhà làm cửa, c−ới xin v. v 31
  32. Nên có một quyển sổ tay ghi chép lại những chi tiết trong mỗi cuộc viếng thăm. Việc ghi chép nên theo một hệ thống nhất định (ngày tháng, mục đích cuộc viếng thăm, những vấn đề, những yêu cầu của ng−ời nông dân, những quyết định của khuyến nông ). Duy trì một chế độ ghi chép cẩn thận nh− vậy rất có ích vì nó giúp theo dõi đ−ợc tình hình sản xuất của các hộ nông dân. Hơn nữa, nếu có cán bộ khuyến nông khác đến thay phụ trách địa bàn đó, sẽ có đủ tài liệu để bàn giao cho đồng nghiệp. Những điều cần l−u ý khi đến thăm nông dân: • Đến đúng giờ đã hẹn. • Chào hỏi lễ phép và thân mật, “nhập gia tuỳ tục”. • Biết khen đúng lúc (khi ng−ời nông dân làm tốt công việc nào đó). • Khuyến khích nông dân giãi bày những khó khăn và những vấn đề của họ. • Cung cấp những kiến thức kĩ thuật hay bất cứ thông tin gì họ cần. • Ghi chép đầy đủ các chi tiết của cuộc viếng thăm. • Thống nhất với họ thời gian, mục đích của lần đến thăm tiếp theo. 3. Ghi chép và theo dõi Lợi ích mỗi chuyến viếng thăm nông dân sẽ bị hạn chế nếu những điều đã thảo luận, đã đồng ý và những gì anh ta yêu cầu khuyến nông giúp đỡ không đ−ợc ghi chép lại đầy đủ. Ngay sau khi trở lại văn phòng, cần ghi những thông tin đó (ngày tháng, mục tiêu chuyến viếng thăm, họ tên chủ nhà, những đề xuất của anh ta, những điều đã thảo luận và đồng ý với anh ta và những gì quan sát đ−ợc.) vào một phiếu riêng mang tên hộ nông dân đó và l−u ở văn phòng để tiện theo dõi sau này. Cuối cùng, ng−ời cán bộ khuyến nông cần thực hiện những gì đã thoả thuận với dân. Thí dụ: Gửi cho nông dân thông tin kĩ thuật họ yêu cầu; hoặc bố trí một cán bộ kĩ thuật có liên quan đến giúp đỡ dân giải quyết một vấn đề gì đó v.v Trong mọi tr−ờng hợp, cần theo dõi cả những vấn đề do nông dân đề xuất không nằm trong khả năng chuyên môn của mình. Tức là phải liên hệ với những đồng nghiệp phụ trách chuyên môn đó để cùng thỏa mãn nhu cầu của dân. Nếu không làm đ−ợc nh− vậy, nông dân sẽ phật ý và không còn tin vào khả năng giúp đỡ của khuyến nông nữa. Điều quan trọng đối với cán bộ khuyến nông là giữ gìn lòng tin của ng−ời dân đối với tổ chức khuyến nông của mình. Sau mỗi cuộc viếng thăm nông dân, cần làm tiếp những công việc sau: • Ghi tóm tắt mục đích cuộc viếng thăm và tất cả những gì đã bàn bạc và thoả thuận với nông dân • Gửi cho nông dân những thông tin hoặc lời khuyên họ yêu cầu. • Vạch ch−ơng trình cho chuyến viếng thăm tiếp theo. Tóm lại, đi thăm nông dân là công việc quan trọng nhất của ng−ời cán bộ khuyến nông nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa tổ chức khuyến nông với nông dân trong địa bàn. Nó cũng góp phần quan trọng vào việc củng cố niềm tin của nông dân, một yếu tố không thể thiếu giúp hoàn thành tốt các nhiệm vụ khuyến nông. 32
  33. 7.2. Nông dân đến thăm cơ quan khuyến nông Ng−ời nông dân cũng th−ờng đến thăm cơ quan khuyến nông. Sự viếng thăm th−ờng phản ánh sự quan tâm của họ đối với cơ quan khuyến nông. Ngoài ra, có những nông dân khi thành công một việc gì đó (nếu thành công ấy có sự giúp đỡ của cán bộ khuyến nông) cũng sẽ tìm đến cơ quan khuyến nông để “khoe” và mong nhận đ−ợc thêm nhiều thông tin hay những lời khuyên khác. Khuyến nông nên khuyến khích bà con nông dân đến với mình, ghé thăm cơ quan mình bất kể lúc nào họ cần hoặc thấy thuận tiện đối với họ. Đừng coi sự đến thăm của nông dân phiền hà. Cần chuẩn bị tr−ớc cho những cuộc viếng thăm nh− vậy của nông dân mặc dù không thể biết tr−ớc lúc nào họ đến. ít nhất, có thể bố trí văn phòng khuyến nông sao cho khi nông dân đến chơi, họ cảm thấy gần gũi nh− ở nhà và họ hiểu đ−ợc công việc của khuyến nông. Văn phòng khuyến nông cần đ−ợc bố trí sao cho: • Nông dân dễ tìm, dễ đến (Văn phòng nên đặt ở nơi đi lại thuận tiện, có biển hiệu rõ ràng). • Trong văn phòng phải có những các tấm bảng ghi kế hoạch công tác, hay ghim những tài liệu khuyến nông và thông tin KHKT mới nhất. • Có bàn ghế cho nông dân ngồi đợi đến lần mình đ−ợc tiếp. • Có sẵn các loại tạp chí, sách báo nói về nông nghiệp hoặc những tờ rời để trao cho nông dân nếu họ cần. Hình 9: Phải lễ phép và niềm nở đón tiếp nông dân 33
  34. Có những nông dân cảm thấy lúng túng khi đến văn phòng vì họ ch−a quen giao tiếp. Nên tỏ thái độ chu đáo, ân cần để họ không mặc cảm hoặc tự ti và sớm trao đổi với khuyến nông một cách cởi mở những vấn đề của họ. Khi nhận thấy các vấn đề đã đ−ợc giải quyết xong, cần khéo léo chấm dứt cuộc nói chuyện, thí dụ hãy xin lỗi vì đang mắc một công việc gì đó. Nên tiễn họ ra khỏi cơ quan một đoạn để nói lời tạm biệt. Sau mỗi cuộc viếng thăm của nông dân, cần ghi tóm tắt nội dung cuộc trao đổi vào một phiếu riêng để tiện cho việc theo dõi và giúp đỡ họ sau này. 7.3. Gửi th− riêng Đôi khi khuyến nông sẽ phải gửi th− riêng cho nông dân. Th− th−ờng đ−ợc gửi đi trong những tr−ờng hợp sau: • Sau khi đi thăm một hộ nông dân, viết th− gửi những lời khuyên hoặc thông tin theo yêu cầu của hộ nông dân đó. • Gửi lời khuyên hoặc thông tin cho những nông dân không có điều kiện đến cơ quan khuyến nông. Viết th− trả lời nông dân là một việc làm rất quan trọng đòi hỏi ng−ời cán bộ khuyến nông phải có những kĩ năng nhất định. Nếu viết chữ một cách cẩu thả, hoặc dùng những văn lời hoa mĩ, hay những thuật ngữ phức tạp thì nông dân sẽ không hiểu. Do vậy, khi viết th− cho nông dân, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ, hãy sử dụng văn phong nói trong cách viết, hãy viết bằng ngôn ngữ thông dụng và đơn giản của ng−ời dân. Đừng quên gửi lời hỏi thăm và chúc sức khoẻ của bạn đến những thành viên khác trong gia đình và cả những ng−ời hàng xóm láng giềng khác. Thông th−ờng, ng−ời nhận th− sẽ khoe lá th− đó với hàng xóm làng giềng và điều đó chỉ làm tăng tình cảm của họ đối với khuyến nông mà thôi. Mỗi khi viết th−, cần nhớ những điều rất quan trọng d−ới đây: • Th− phải đ−ợc viết sạch sẽ, đơn giản, rõ ràng và chính xác cho ng−ời đọc dễ hiểu. • Thông tin viết trong th− phải đầy đủ và tập trung vào chủ đề thảo luận. • Cố gắng trả lời càng sớm càng tốt những yêu cầu của nông dân. • Nếu ch−a thể trả lời đ−ợc ngay (Thí dụ: Cần thời gian để thu thập thông tin) thì cũng phải viết th− báo cho họ biết đã nhận đ−ợc th− yêu cầu của họ. Tr−ớc khi gửi th− đi, nên sao lấy một bản để l−u ở văn phòng. 7.4. Những ph−ơng pháp tiếp xúc cá nhân khác Gọi điện thoại: ở nông thôn Việt Nam, điện thoại ch−a phải là một ph−ơng tiện thông tin phổ biến. Có thể sau này khi kinh tế nông thôn phát triển, điện thoại sẽ đ−ợc lắp đặt 34
  35. trong các gia đình nông dân và do vậy, hoàn toàn có thể sử dụng chúng vào mục đích khuyến nông. Khi nói chuyện qua điện thoại, không nên kéo dài cuộc nói chuyện mà chỉ nên tập trung vào chủ đề cần thiết, trao cho nông dân một thông tin hoặc một lời khuyên ngắn gọn và đầy đủ. Trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải nói năng mạch lạc, rõ ràng. Đừng quên ghi tóm tắt những điểm trao đổi chính vào phiếu l−u của ng−ời nông dân đó. Những cuộc gặp gỡ bất chợt: Th−ờng rất hay xảy ra trong thời gian ng−ời cán bộ khuyến nông đang công tác trên một địa bàn nhất định. (Thí dụ: Khi đi chợ, hoặc khi đến dự một đám c−ới, hoặc viếng một đám tang trong vùng). Nếu nhận ra ng−ời quen, chắc chắn họ sẽ đến chào. Đây là những dịp tốt giúp ng−ời cán bộ khuyến nông quen biết hơn với nông dân trong vùng và trao đổi những gì bạn và ng−ời nông dân thấy cần thiết. Ph−ơng pháp khuyến nông theo nhóm Tiếp xúc cá nhân là ph−ơng pháp khuyến nông có hiệu quả cao nh−ng nó mất rất nhiều thời gian. Ng−ời cán bộ khuyến nông cũng chỉ có thể tiếp xúc trực tiếp đ−ợc một số l−ợng rất hạn chế nông dân. Hơn nữa, nếu quá coi trọng ph−ơng pháp cá nhân, sẽ có khuynh h−ớng chỉ tập trung khuyến nông vào những gia đình khá giả và sẽ quên mất tầng lớp nông dân nghèo. Chính vì vậy mà càng ngày ph−ơng pháp khuyến nông theo nhóm càng đ−ợc áp dụng rộng rãi hơn. Ph−ơng pháp nhóm là tổ chức nhiều nông dân lại thành nhóm để tiến hành khuyến nông cho họ. Hình 10: Kế hoạch khuyến nông do nhóm đ−a ra th−ờng mang tính cộng đồng 35
  36. Những −u điểm của ph−ơng pháp nhóm: • Phạm vi khuyến nông: Ph−ơng pháp nhóm có thể đem khuyến nông cùng lúc đến đ−ợc với nhiều nông dân hơn, cho cả những ng−ời ít có dịp tiếp xúc với khuyến nông. Vì vậy, đây là ph−ơng pháp có hiệu quả cao hơn. • Môi tr−ờng học tập: Môi tr−ờng học tập của ph−ơng pháp khuyến nông theo nhóm th−ờng rất sinh động. Do đó, mỗi nông dân đều có thể lắng nghe, thảo luận, suy nghĩ và quyết định xem mình có nên tham gia ch−ơng trình khuyến nông đó hay không. Ngoài ra, không khí đám đông còn có tác dụng kích thích và củng cố lòng tin của những nông dân - vốn hay dè dặt, thậm chí nhút nhát - giúp họ quyết định tham gia ch−ơng trình khuyến nông. • Hành động mang tính cộng đồng: Ph−ơng pháp nhóm sẽ tập hợp đ−ợc những nông dân có cùng điều kiện canh tác khó khăn lại với nhau. Nhiều khi muốn giải quyết những khó khăn đó, (Thí dụ: Nạo vét một đoạn m−ơng hoặc chống xói mòn trên một s−ờn đồi) cần phải có những nỗ lực tập thể. Vì vậy, với ph−ơng pháp nhóm, có thể tổ chức cho nông dân làm những việc mà cá nhân không thể làm nổi. Những điều cần l−u ý khi áp dụng ph−ơng pháp nhóm: Tập hợp hoặc tổ chức nhiều nông dân lại thành từng nhóm để thực hiện khuyến nông là một công việc phức tạp. Không phải bạn cứ tập hợp một số nông dân lại là họ có thể trở thành một nhóm khả dĩ học tập và làm việc đ−ợc với nhau. Hơn nữa, mục đích của khuyến nông không phải chỉ cần tập hợp đ−ợc một nhóm nông dân là xong. Mỗi nông dân phải là một thành phần cấu tạo nên nhóm; họ phải hành động theo nhóm để làm nổi bật vai trò của nhóm lên. Do đó, tr−ớc khi tập hợp nhóm, nên thận trọng cân nhắc một số yếu tố quan trọng d−ới đây: • Mục đích của nhóm: Cần nhận thức đ−ợc hai mục đích chính của việc tổ chức nông dân làm việc theo nhóm. Thứ nhất, khi tập hợp một nhóm nông dân, phải làm sao để nhóm tồn tại đ−ợc và hoạt động có hiệu quả. Muốn thế, những thành viên trong nhóm phải có một mối quan tâm chung, một lợi ích chung làm nền tảng cho sự hợp tác lâu dài. Nhiệm vụ của khuyến nông là giúp đỡ nông dân xác định và giải quyết những vấn đề của họ. Do đó, cần thành lập nhóm gồm những nông dân có mối quan tâm chung. Đó là cơ sở bền vững cho sự hợp tác lâu dài của họ. Nếu nhóm bao gồm cả những nông dân có những mối quan tâm khác nhau, họ sẽ khó làm việc với nhau. Thứ hai, nên thông qua nhóm để đem đến cho các thành viên thông tin và những tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm giúp họ giải quyết lấy nhũng vấn đề thuộc mối quan tâm chung của nhóm. Cần nhớ rằng thành lập đ−ợc những nhóm có chung lợi ích cũng quan trọng không kém gì các hoạt động khuyến nông giúp đem đến cho nhóm sau này. • Quy mô của nhóm. Quy mô thích hợp nhất cho mỗi nhóm là từ 15 – 20 thành viên. Nhóm lớn quá sẽ không bao quát hết đ−ợc và có nông dân sẽ cảm thấy bị bỏ rơi trong quá trình khuyến nông. Nhóm nhỏ không những giúp bao quát đ−ợc hết mà 36
  37. còn tạo điều kiện cho các thành viên dễ gần gũi và dễ giúp đỡ lẫn nhau hơn. Phải cân nhắc cả đến chỗ ở của họ. Các thành viên của một nhóm nếu ở gần nhau, là hàng xóm láng giềng hoặc là họ hàng của nhau thì càng tốt. • Quan hệ của cán bộ khuyến nông với nhóm: Công việc của cán bộ Khuyến nông là khuyến khích nông dân thành lập nhóm và củng cố tổ chức của nhóm để nó hoạt động có hiệu quả. ở những nơi có điều kiện, nên dựa vào những tổ chức quần chúng có sẵn nh− Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh v. v để thành lập nên những nhóm có chung lợi ích. Nếu ng−ời cán bộ khuyến nông đứng ra chỉ đạo việc thành lập và tự điều hành mọi hoạt động, nhóm sẽ luôn bị lệ thuộc vào khuyến nông. Vắng khuyến nông, nhóm sẽ chết luôn. Do vậy, cần khuyến khích tính độc lập của nhóm. Hãy tạo điều kiện cho nhóm tự đề xuất các nhu cầu khuyến nông của họ và tự quyết định mức độ tham gia hỗ trợ của khuyến nông đối với nhóm. Hình 11: Xây dựng đ−ợc nhóm ch−a đủ mà còn phải hỗ trợ cho nhóm hoạt động có hiệu quả 37
  38. 7.5. Hội họp Mời nông dân đến họp là một trong những ph−ơng pháp khuyến nông theo nhóm phổ biến nhất hiện nay. Cuộc họp là nơi để khuyến nông truyền đạt cho nông dân các chính sách của Nhà n−ớc về phát triển nông thôn, những cách làm ăn mới, những biện pháp kĩ thuật mới v. v Đồng thời, nông dân cũng có thể thảo luận công khai những vấn đề của họ hoặc đ−a ra những đề xuất mới, những quyết định mới. Tuy nhiên, mỗi cuộc họp đều có mục đích và nội dung riêng. Có những loại họp nh− sau: 1) 1 . Họp thông báo: Là cuộc họp phổ biến cho họ một chỉ thị hoặc một thông tin mới nào đó cần cho họ và thu thập ý kiến của dân đối với những điều thông báo. 2) Họp lập kế hoạch: Là cuộc họp thảo luận về một vấn đề cụ thể nào đó để đ−a ra các giải pháp và quyết định những công việc cần làm tiếp theo. 3) Họp nhóm chung có lợi ích: Là cuộc họp của những nhóm có chung lợi ích (nhóm làm v−ờn, nhóm nuôi ong, nhóm thả cả ) để truyền đạt và thảo luận những chủ đề riêng của nhóm. 4) Họp chung cộng đồng: Là cuộc họp toàn thể cộng đồng để nghe phổ biến và thảo luận những vấn đề chung. Thỉnh thoảng, khuyến nông cần tổ chức những cuộc họp nh− vậy để các nhóm lợi ích khác không cảm thấy hoạt động của họ tách biệt với cộng đồng. Trong mọi tr−ờng hợp, chỉ nên mời họp khi nhận thấy cuộc họp thật sự cần thiết và có tác dụng. Nếu làm cho nông dân cảm thấy bị mất thời gian cho một cuộc họp không đâu, họ sẽ từ chối đến dự những cuộc họp tiếp theo và điều đó sẽ gây khó khăn cho công việc khuyến nông. Một khi đã quyết định mời họp, phải kiểm tra và chuẩn bị một cách chu đáo để đảm bảo cho cuộc họp thành công. Nếu cần, phải xin ý kiến lãnh đạo địa ph−ơng hoặc tr−ởng nhóm lợi ích để nhất trí mục đích và nội dung cuộc họp. Hãy viết tr−ớc mục đích và những nội dung chính của của họp lên một tờ giấy khổ lớn. Sau đó, đánh giá xem những nội dung nào là quan trọng nhất, phải quyết định đ−ợc những vấn đề gì để căn cứ vào đó mà điều hành cuộc họp. Nếu là cuộc họp thông báo, phải chuẩn bị dàn ý nội dung tr−ớc để những thông tin sẽ đ−ợc truyền đạt một cách rõ ràng và có đầu có đũa. Một số gợi ý giúp tổ chức một cuộc họp: 1. Quyết định thời gian và địa điểm họp: Thời gian và địa điểm họp phải lựa chọn sao cho thích hợp đối với mọi đối t−ợng mời họp. Không nên tổ chức họp lúc giữa tr−a hoặc vào những ngày quá nóng hoặc quá rét. Nơi họp phải rộng rãi, thoáng mát. Sau khi đã quyết định thời gian và địa điểm họp, nên liệt kê một số công việc nh− sau để tiện kiểm tra và chuẩn bị: • Thông báo mời họp. 38
  39. • Bố trí nơi họp, quét dọn sạch sẽ, sắp xếp lại bàn ghế • Chuẩn bị tr−ớc những thứ cần thiết nh− giấy, bút, bảng, phấn và các ph−ơng tiện nghe nhìn khác • Vạch ch−ơng trình thảo luận, thứ tự trình bày các chủ đề • Chỉ định khách mời hoặc các chuyên gia sẽ phát biểu. • Dự định ng−ời chủ toạ cuộc họp và th− kí ghi chép. Nên gợi ý cho bà con bầu chọn lấy chủ tọa và th− kí của cuộc họp. • Chuẩn bị đầy đủ n−ớc uống cho mọi thành viên dự họp. 2- Điều khiển cuộc họp Mọi công việc chuẩn bị đều tốt những nếu điều hành không khéo thì cuộc họp cũng khó thành công. Cần nhớ rằng nông dân không thích ngồi lâu và lại càng không thích nghe những bài diễn văn tràng giang đại hải. Muốn giúp họ tập trung t− t−ởng, nội dung thảo luận phải phong phú, diễn giả chỉ nên nói ngắn gọn và phải có những ph−ơng tiện nghe nhìn hỗ trợ. Đặc biệt, phải khuyến khích sự tham gia của quần chúng bằng cách nêu ra các câu hỏi cho họ tìm câu trả lời. Hình 12: Họp lâu dài và nói dài chỉ làm nông dân thêm mệt 39
  40. Nên để cho dân tự bầu lấy chủ toạ của cuộc họp và tạo điều kiện cho vị chủ toạ đó điều khiển lấy cuộc họp. Tránh bố trí cuộc họp nh− một lớp học trong dó, ng−ời cán bộ khuyến nông chỉ đạo cuộc họp, còn nông dân là những học sinh ngồi nghe. Cách làm tốt nhất là. • Bắt đầu cuộc họp đúng giờ. Tr−ớc tiên, hãy chào mừng những ng−ời đến dự họp, giới thiệu khách mời, tuyên bố mục đích cuộc họp và những nội dung sẽ thảo luận. • Sau đó, hãy nh−ờng cho chủ toạ đ−ợc bầu điều khiển cuộc họp với sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông. • Trong khi họp, phải luôn luôn nêu vấn đề cho moi ng−ời suy nghĩ, đặt câu hỏi cho mọi ng−ời thảo luận đồng, sẵn sàng tóm tắt lại những điểm chính và ghi lại những quyết định quan trọng của mọi ng−ời. • Khi cuộc họp kết thúc, hãy cám ơn tất cả những ng−ời có liên quan. • Cuộc họp chỉ nên kéo dài tối đa một tiếng r−ỡi. • Sau mỗi lần họp, phải ghi lại những nội dung chính đã thảo luận và các quyết định mà cuộc họp đ−a ra. 7.6. Trình diễn 1. Các loại trình diễn Nông dân nói chung rất muốn đ−ợc nhìn tận mắt thành quả của những cách làm ăn mới, những cây con mới và những ảnh h−ởng của chúng đến việc phát triển sản xuất của gia đình họ. Khuyến nông có thể thoả mãn những nhu cầu này của họ bằng cách tổ chức các mô hình trình diễn. Trình diễn có tác dụng khuyến nông rất lớn, đặc biệt là đối với những nông dân không biết đọc biết viết. Trình diễn tạo điều kiện cho nông dân phân biệt đ−ợc những gì khác nhau giữa những biện pháp canh tác mới với cách làm cũ của họ. Trong khuyến nông, có hai loại trình diễn chính: Trình diễn ph−ơng pháp và Trình diễn kết quả. 1. Trình diễn ph−ơng pháp: Là h−ớng dẫn cho nông dân cách làm một công việc gì đó (Thí dụ: Cách trồng những băng cây xanh trên n−ơng để bảo vệ đất và n−ớc). Trong tr−ờng hợp này, ng−ời nông dân đã chấp nhận áp dụng ph−ơng pháp mới và muốn biết cách tự mình làm lấy. Ưu điểm của Trình diễn ph−ơng pháp là có thể cùng một lúc h−ớng dẫn đ−ợc cho nhiều ng−ời. Mặt khác, ng−ời nông dân có thể trực tiếp tham gia công việc cho nên họ nắm chắc cách làm hơn so với tr−ờng hợp họ nghe giảng bài một cách thụ động trong lớp học. Tuy nhiên, nếu có mặt trong buổi trình diễn quá nhiều nông dân thì sẽ có rất ít ng−ời đ−ợc nhìn rõ, nghe rõ và có cơ hội thực hành. 40
  41. 2- Trình diễn kết quả: Là chỉ ra cho nông dân thấy kết quả của một cách làm ăn mới (thí dụ, trồng giống lúa chịu hạn trên n−ơng) trong những điều kiện cụ thể ở địa ph−ơng. Trong Trình diễn kết quả, so sánh là một yếu tố rất quan trọng (Thí dụ: So sánh giữa giống lúa mới với giống lúa cũ, giũa bón phân hữu cơ với không bón phân hữu cơ, giữa n−ơng có băng cây xanh với n−ơng không có băng cây xanh v. v ) Từ lâu, chúng ta đã có câu châm ngôn “trăm nghe không bằng một thấy”. Khi nào ng−ời nông dân đ−ợc tận mắt nhìn thấy thành quả của một cách làm ăn mới, họ sẽ tình nguyện làm theo lời khuyên của cán bộ khuyến nông. Trình diễn kết quả không những thuyết phục nông dân mà còn khuyến khích đ−ợc họ tích cực áp dụng cách làm mới. Hạn chế của Trình diễn kết quả là nó mất nhiều thời gian (thí dụ, trình diễn một giống lúa mới cũng phải sau 3 tháng mới có kết quả) Đặc biệt nếu trình diễn thất bại (do hạn hán hoặc sâu bệnh chẳng hạn) thì đúng là một tai hoạ cho khuyến nông. Tất nhiên, khó có thể kiểm soát đ−ợc những nguyên nhân làm cho trình diễn bị thất bại (m−a đá, bão, hạn hán chẳng hạn). Hình 13: Hãy khoan! Để kiểm tra xem hố đào có đúng kích th−ớc không đã 41
  42. 2. Những nguyên tắc cơ bản của trình diễn • Sự tham gia của ng−ời dân: Khi có điều kiện, nên tổ chức trình diễn trên đất của dân và có ng−ời dân cùng làm. Nếu nh− giống lúa mới đ−ợc trồng trên đất của dân, kết quả trình diễn sẽ có tính thuyết phục cao hơn so với trồng trên đất của cơ quan khuyến nông. Và ng−ời nông dân cũng sẽ thấy tự tin hơn nếu anh ta đ−ợc tham gia làm trình diễn. Tóm lại, càng tạo điều kiện cho nông dân tham gia các trình diễn, càng dễ thuyết phục họ và làm cho họ tự tin hơn. • Đơn giản: Những trình diễn đơn giản, ngắn gọn và rõ ràng bao giờ cũng có hiệu quả hơn nhiều so với những trình diễn phức tạp và đòi hỏi quá nhiều đầu t− của nông dân. Do vậy, nên làm từng b−ớc một, hoặc tổ chức thành nhiều trình diễn nhỏ khác nhau còn hơn là đ−a quá nhiều yếu tố vào trong một lần trình diễn. • Trình diễn cũng là một lớp học: Mục đích của trình diễn là h−ớng dẫn cho nông dân biết tác dụng của một loài cây mới, con mới, hoặc cách làm một công việc mới. Vì vậy, trình diễn cũng phải đ−ợc coi là một ph−ơng pháp dạy học mà trong đó có những yếu tố bắt buộc phải tính đến nh− địa điem trình diễn, thời gian trình diễn, những ph−ơng tiện và ph−ơng pháp h−ớng dẫn. • Chuẩn bị chu đáo: Mọi trình diễn đều phải đ−ợc lập kế hoạch cẩn thận và chuẩn bị chu đáo. Trình diễn một cách vội vã hoặc không có kế hoạch chi tiết th−ờng chỉ đem lại tai hoạ mà thôi. 3. Vạch kế hoạch trình diễn Khi đã quyết định tổ chức trình diễn, cần giành thời gian thích đáng cho việc lập kế hoạch và chuẩn bị. Có thể dựa vào những câu hỏi d−ới đây để chuẩn bị: 1. Mục tiêu của trình diễn là gì? Tại sao trình diễn lại là ph−ơng pháp khuyến nông thích hợp nhất đối với chủ đề này? Nó sẽ đem lại những tác dụng gì? 2. Khi nào sẽ tổ chức trình diễn? Thời gian nào (ngày/tháng) là thích hợp nhất cho cả nông dân lẫn việc áp dụng chủ đề KHKT sẽ trình diễn? 3. Nên trình diễn ở đâu? Địa điểm nào thuận lợi nhất cho tất cả nông dân? 42
  43. Phải chuẩn bị thật chi tiết các câu trả lời những câu hỏi nói trên. Điều quan trọng là những lí do dẫn tới việc tổ chức trình diễn phải xác đáng và phải thật sự tin t−ởng rằng trình diễn nhất định sẽ đem lại lợi ích thỏa đáng cho nông dân. 4. Chuẩn bị trình diễn Càng chuẩn bị kĩ càng bao nhiêu, càng có cơ hội tổ chức tốt cuộc trình diễn bấy nhiêu. D−ới đây là những công việc phải chuẩn bị kĩ càng: • Tham khảo ng−ời dân địa ph−ơng để họ góp ý kiến và giúp đỡ chuẩn bị trình diễn. • Lập một bản kế hoạch chi tiết nêu rõ các chủ đề sẽ thể hiện, thứ tự tiến hành các công việc, các nguồn lực cần thiết kể cả phần đóng góp của ng−ời dân địa ph−ơng. • Thu thập thông tin và những tài liệu liên quan đến nội dung trình diễn để tham khảo tr−ớc nhằm đảm bảo cho chủ đề trình diễn trở nên quen thuộc và dễ thực hiện hơn. • Kiểm tra kĩ để đảm bảo có sẵn những công cụ hỗ trợ cần thiết (Thí dụ: Ph−ơng tiện nghe nhìn, hạt giống, nông cụ v. v ). • Lựa chọn những nông dân sẽ tham gia trình diễn và quán triệt tr−ớc những việc sẽ làm với họ. • Thông báo rộng rãi hoạt động trình diễn nhằm đảm bảo cho nông dân biết chắc chắn ngày giờ và nơi thực hiện trình diễn. • Đến thăm hiện tr−ờng trình diễn lần cuối cùng nhằm đảm bảo mọi thứ đã đ−ợc chuẩn bị đâu vào đấy. 5. Giám sát trình diễn Trong quá trình trình diễn, vai trò của ng−ời cán bộ khuyến là giám sát nh−ng không làm lấy tất cả mọi việc. Cần chủ động giúp đỡ những nông dân trực tiếp thực hiện trình diễn và khuyến khích những nông dân khác tham gia càng nhiều càng tốt. Muốn đảm bảo cho tất cả mọi ng−ời tham dự đều thu nhận đ−ợc một chút gì đó từ cuộc trình diễn, cần phải: • Chào mừng những ng−ời đến dự, làm cho họ thấy vui vẻ, nhẹ nhõm và cảm thấy tin t−ởng vào những gì họ sắp thu nhận đ−ợc từ cuộc trình diễn. • Giải thích rõ ràng mục đích cuộc trình diễn, những (kết quả hy vọng có thể đạt đ−ợc) những công việc và giai đoạn khác nhau trong quá trình trình diễn, nếu có tài liệu chuẩn bị tr−ớc, hãy phân phát cho những ng−ời đến dự. 43
  44. • Tự mình tiến hành hoặc luôn trong t− thế sẵn sàng giúp đỡ ng−ời nông dân thực hành trình diễn. Hãy làm thong thả kèm theo những lời giải thích ngắn gọn, dễ hiểu để tất cả mọi ng−ời đều theo dõi kịp. • Sẵn sàng giải thích rõ những thắc mắc của nông dân nếu có và tóm tắt lại những điểm chủ yếu nhất để mọi ng−ời nhớ đ−ợc. Nếu có nông dân nào muốn làm thử, hãy vui vẻ h−ớng dẫn họ. • Tóm tắt một lần cuối những chủ đề hoặc những ý chính đ−ợc nêu ra. Khuyến khích nông dân nêu câu hỏi để cùng trao đổi. • Kết thúc cuộc trình diễn, cám ơn tất cả những ng−ời đã tạo điều kiện và tham gia cuộc trình diễn đồng thời nêu lên một số những công việc sẽ làm tiếp theo. Hình 14: Giám sát trình diễn để kịp thời phát hiện và sửa chữa sai sót 44
  45. 6. Những công việc cần làm sau trình diễn Th−ờng sau mỗi lần trình diễn đều có những yêu cầu hoặc những quyết định đ−ợc đ−a ra. Nhiệm vụ của khuyến nông là tiếp tục thỏa mãn những yêu cầu hoặc thực hiện những quyết định trên. Nếu không, cuộc trình diễn sẽ rơi vào im lặng và không đem lại kết quả cụ thể nào. Trình diễn giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ của khuyến nông với nông dân địa ph−ơng cho nên nếu làm tốt, nông dân sẽ sẵn sàng giúp đỡ khuyến nông thực hiện những hoạt động khuyến nông khác trong t−ơng lai. Một việc quan trọng khác cần làm sau mỗi cuộc trình diễn là viết báo cáo đánh giá kết quả trình diễn, nêu rõ ý kiến của những ng−ời tham dự kèm theo danh sách những ng−ời có mặt trong cuộc trình diễn. 7.7. Hội thảo đầu bờ Hội thảo đầu bờ có tác dụng phổ biến ra quy mô rộng rãi hơn một cách làm ăn mới hoặc kết quả của một cuộc trình diễn. Mục đích của hội thảo đầu bờ là giới thiệu một ph−ơng thức làm ăn mới hoặc một giống cây mới ngay tại hiện tr−ờng nhằm cổ vũ càng nhiều nông dân tham gia càng tốt. Hội thảo đầu bờ tốt nhất là đ−ợc tổ chức ngay tại điểm trình diễn thực hiện trên đất của nông dân, do chính ng−ời nông dân đó tham gia một phần vào việc điều hành và giới thiệu mục đích của trình diễn. Hình 15: Từ khi áp dụng ph−ơng pháp này, cây con của tôi không còn bị chuột phá hoại nữa 45
  46. Vai trò của cán bộ khuyến nông trong hội thảo đầu bờ là hỗ trợ chủ nhân giới thiệu sáng kiến hoặc kết quả trình diễn, h−ớng dẫn để cuộc hội thảo không đi chệch mục tiêu và sẵn sàng trả lời các câu hỏi của những ng−ời tham gia. Để hội thảo đầu bờ đạt đ−ợc kết quả tốt, phải làm tốt những công việc chuẩn bị nh− đã giới thiệu trong phần trình diễn. Ngoài ra, cần nên l−u ý thêm đến những vấn đề sau: • Nên hạn chế số ng−ời tham dự ở mức mà địa điểm trình diễn chứa đ−ợc. • Lập kế hoạch những hoạt động kế tiếp nhau trong ngày hội thảo đầu bờ. Chuẩn bị tốt hiện tr−ờng để bà con đến và đi quanh điểm trình diễn một cách dễ dàng. • Khuyến khích ng−ời nông dân làm trình diễn chủ động đứng ra giới thiệu. Có thể dẫn dắt cuộc thảo luận những không đ−ợc làm thay mọi ng−ời. • Chuẩn bị đầy đủ các ph−ơng tiện hỗ trợ nghe nhìn. Nếu có thể, chuẩn bị cho ng−ời giới thiệu một chiếc loa để khi nói, tất cả mọi ng−ời đều nghe rõ. • Kết thúc cuộc ngày hội thảo bằng cách tóm tắt lại những điều cơ bản nhất mà nông dân đã đ−ợc nghe, nhìn, thảo luận và đồng thời giải thích cho bà con rõ các hoạt động khuyến nông có liên quan trong t−ơng lai. 7.8. Đi tham quan Nông dân th−ờng rất muốn đi thăm các cơ sở khác để tìm hiểu xem ng−ời dân ở những nơi đó làm ăn ra sao, họ trồng những cây gì, nuôi những con gì và họ gặp những khó khăn gì. Đi tham quan còn giúp nông dân so sánh cách làm ăn của mình với ng−ời khác và trao đổi kinh nghiệm với nhau. Do vậy, điều quan trọng là nơi đ−ợc chọn đến tham quan phải có những điều kiện canh tác t−ơng tự với địa ph−ơng của ng−ời đi tham quan. Giống nh− với tất cả các loại hình khuyến nông khác, cuộc đi tham quan phải đ−ợc lên kế hoạch chi tiết, chuẩn bị đầy đủ và tổ chức chu đáo. Một chuyến đi tham quan sẽ bao gồm 5 giai đoạn nh− sau: 1. Xác định những mục tiêu và đối t−ợng của chuyến đi tham quan. 2. Lập kế hoạch chi tiết tuyến đ−ờng đi và những nội dung sẽ tham 3. Làm tất cả các công việc chuẩn bị và liên hệ cần thiết. 4. Tiến hành chuyến tham quan. 5. Đánh giá kết quả, viết báo cáo chuyến đi. 46
  47. Ngoài những điều nói trên, bạn cần đặc biệt l−u ý đến những góp ý quan trọng d−ới đây: Nếu có thể, nên đến thăm tr−ớc địa ph−ơng đoàn tham quan sẽ đến để nắm đ−ợc những điều kiện địa ph−ơng, đ−ờng xá đi lại và hành trình thực tế của chuyến đi. Hạn chế số l−ợng các điểm tham quan ở mức cho phép. Thà thăm ít nơi mà tiếp thu đ−ợc còn hơn là dự định quá nhiều điểm trong một chuyến đi đề cuối cùng phải thúc ép mọi ng−ời nhanh chân lên để chạy kịp với ch−ơng trình thời gian. Không nên làm cho bà con bị mệt mỏi. Khuyến khích nông dân chủ nhà dẫn dắt chuyến tham quan và làm tất cả các công việc giới thiệu và trả lời các câu hỏi. Chuẩn bị chu đáo thức ăn, đồ uống và nơi nghỉ ngơi cho các thành viên đi tham quan. Đánh giá kết quả chuyến đi tham quan và viết báo cáo tóm tắt các sự kiện trong chuyến đi và những kết luận đạt đ−ợc. Đi tham quan là một biện pháp tốt trong khuyến nông nhằm tạo điều kiện cho nông dân “trăm nghe không bằng một thấy” và khuyến khích họ trao đổi kinh nghiệm, học đ−ợc các bài học bổ ích từ những địa ph−ơng khác nhau. 47
  48. 8. VAI TRò CủA NG−ời CáN Bộ KHUYếN NÔNG Ng−ời cán bộ khuyến nông chịu trách nhiệm cung cấp thông tin giúp nông dân hiểu d−ợc và dám quyết định về một vấn đề cụ thể. (Thí dụ: áp dụng một cách làm ăn mới, gieo trồng một loại giống mới ) Khi nông dân đã quyết định, ng−ời cán bộ khuyến nông phải chuyển giao kiến thức để nông dân áp dụng thành công cách làm ăn mới đó. Nh− vậy, vai trò của cán bộ khuyến nông là đem kiến thức đến cho dân và giúp họ sử dụng kiến thức đó. Ng−ời cán bộ khuyến nông đ−ợc đào tạo đề thực hiện nhiệm vụ này và đ−ợc trang bị đầy đủ các thông tin và kiến thức kĩ thuật để đi giúp đỡ nông dân. Tuy nhiên, khi làm khuyến nông, ng−ời cán bộ khuyến nông phải dựa vào đ−ờng lối, chính sách hiện hành của Đắng và Nhà n−ớc về sự nghiệp phát triển nông thôn. 8.1 Vai trò của ng−ời cán bộ khuyến nông Theo quan điểm khuyến nông mới, ng−ời cán bộ khuyến nông th−ờng ít bị ràng buộc vào những chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của các ch−ơng trình khuyến nông (Thí dụ: Trồng đ−ợc bao nhiêu cây, nuôi đ−ợc bao nhiêu con lợn, thu hoạch đ−ợc bao nhiêu tấn thóc ) Điều quan trọng hơn là phải làm sao cho nông dân ngày càng tin t−ởng vào năng lực của chính họ, tự tổ chức lấy các hoạt động kinh tế của gia đình và tham gia ngày càng tích cực với các ch−ơng trình khuyến nông. Muốn thế, ng−ời cán bộ khuyến nông phải th−ờng xuyên hỗ trợ và động viên nông dân phát huy những tiềm năng và sáng kiến của họ để chủ động giải quyết lấy những vấn đề trong cuộc sống. Một cán bộ khuyến nông thực thụ sẽ có những vai trò nh− sau đối với nông dân: 1. Ng−ời đào tạo 2. Ng−ời tạo điều kiện 3. Ng−ời tổ chức 4. Ng−ời lãnh đạo 5. Ng−ời quản lí 6. Ng−ời cố vấn 7. Ng−ời thông tin 8. Ng−ời môi giới 9. Ng−ời cung cấp 10. Ng−ời bạn 11. Ng−ời hành động 12. Ng−ời trọng tài Điều đó cho chúng ta thấy vai trò rất đa dạng của ng−ời cán bộ khuyến nông trong sự nghiệp phát triển nông thôn. Anh ta phải hiểu đ−ợc tầm quan trọng của mình và luôn sẵn sàng đánh giá các tình huống, phân tích các vấn đề để nhập vai một cách đúng đắn và linh hoạt. 48
  49. 8.2. Kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân 1. Kiến thức Một cán bộ khuyến nông thực thụ cần có kiến thức về 4 lĩnh vực sau: 1. Kiến thức về mặt kĩ thuật: Anh ta phải đ−ợc đào tạo đầy đủ về các lĩnh vực kĩ thuật trong phạm vi trách nhiệm công tác của mình và phải biết làm tốt một số công việc chủ yếu của nhà nông (Thí dụ: Biết cày biết cấy, biết gặt lúa, biết tát n−ớc. ) 2. Kiến thức về cuộc sống nông thôn: Anh ta phải hiểu đ−ợc những vấn đề liên quan đến nhân văn và xã hội của đời sống nông thôn nơi anh ta đang công tác, đặc biệt là những phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa và những giá trị tinh thần của ng−ời dân. 3. Kiến thức về đ−ờng lối và chính sách của Nhà n−ớc: Anh ta phải nắm đ−ợc đ−ờng lối và những chính sách cơ bản của Đảng và Nhà n−ớc về phát triển nông thôn. Đồng thời, anh ta cũng phải biết đ−ợc những vấn đề khác có liên quan và ảnh h−ởng đến đời sống nông thôn nh− các ch−ơng trình phát triển, các ch−ơng trình tín dụng và các thủ tục về pháp lí và hành chính ở nông thôn. 4. Kiến thức về giáo dục ng−ời lớn: Do khuyến nông là một tiến trình giáo dục mà đối t−ợng của nó là nông dân, ng−ời cán bộ khuyến nông phải biết cách tiếp cận và giáo dục ng−ời lớn. Anh ta phải nắm đ−ợc những kĩ thuật lôi cuốn sự tham gia cúa ng−ời dân vào các ch−ơng trình khuyến nông. Hình 16: Gánh nặng trên vai ng−ời cán bộ khuyến nông 49
  50. 2. Năng lực cá nhân Thật khó xác định đ−ợc tất cả những năng lực cá nhân một cán bộ khuyến nông phải có để đào tạo cho anh ta. Tuy nhiên, trong nhiều tr−ờng hợp, năng lực cá nhân ít khi do đào tạo mà có. Năng lực các nhân phần lớn là năng khiếu bẩm sinh mà một ng−ời có thể có hoặc không. D−ới đây là những năng lực cá nhân cần thiết dối với một cán bộ khuyến nông: 1. Năng lực tổ chức và lập kế hoạch: Ng−ời cán bộ khuyến nông phải có khả năng lập kế hoạch các hoạt động khuyến nông và tổ chức thực hiện những kế hoạch đó. Anh ta cũng phải biết cách quản lí một cách có hiệu quả văn phòng và các hoạt động khuyến nông của văn phòng mình. 2. Năng lực truyền đạt và thông tin: Ng−ời cán bộ khuyến nông phải có khả năng nói và viết bởi vì anh ta sẽ phải sử dụng th−ờng xuyên những kĩ năng này để giao tiếp với dân khi làm khuyến nông. 3. Năng lực phân tích và đánh giá: Ng−ời cán bộ khuyến nông phải có khả năng đánh giá những tình huống anh ta đối mặt hàng ngày, nhận thức và hiểu rõ đ−ợc các vấn đề để có thể đề xuất đ−ợc những hành động kịp thời và hợp lí. 4. Năng lực lãnh đạo: Ng−ời cán bộ khuyến nông phải tự tin và biết tin t−ởng vào những nông dân anh ta đang phục vụ. Anh ta phải g−ơng mẫu tr−ớc quần chúng và có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện các ch−ơng trình khuyến nông. 5. Năng lực đào tạo: Ng−ời cán bộ khuyến nông th−ờng làm việc trong những điều kiện độc lập, ít chịu sự giám sát của cấp trên. Vì vậy, anh ta phải có khả năng sáng tạo và tin t−ởng vào việc làm của mình chứ không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo và hỗ trợ của cấp trên. 3. Phẩm chất cá nhân Phẩm chất cá nhân là những đức tính tốt mà mỗi ng−ời làm khuyến nông đều phải có. Đó cũng là những điều ng−ời ta buộc phải đánh giá khi tuyển lựa cán bộ khuyến nông. Những phẩm chất đó bao gồm: 1. Sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh với tinh thần vì dân. 2. Lòng tin vào công tác khuyến nông những ng−ời nông dân. Anh ta phải là ng−ời mà cấp trên tín nhiệm mỗi khi giao việc và cũng đ−ợc nông dân tin t−ởng khi anh ta đ−a ra những lời khuyên. 3. Lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà con nông dân và tính hài h−ớc nhẹ nhàng trong công việc. Anh ta phải biết thông cảm với những −ớc muốn và những tình cảm của bà con nông dân. Khi làm việc với nông dân, anh ta phải biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của họ. 50
  51. 4. Tin t−ởng vào những năng lực của chính mình và quyết tâm làm đ−ợc một điều gì đó đề góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn. Vì làm việc trong điều kiện dộc lập và có ít sự giám sát của cấp trên, nếu không tin t−ởng vào chính bản thân mình và không có lòng quyết tâm, anh ta sẽ khó có thể làm tốt vai trò của một cán bộ khuyến nông thực thụ. Những điều nói về kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân liệt kê nói trên không phải nhằm mục đích tạo ra cơ sở để đánh giá t− cách bất kì một cán bộ khuyến nông nào. Tất cả chỉ nhằm cho chúng ta thấy khuyến nông là một công việc khó khăn và đòi hỏi rất cao. Đó cũng là một h−ớng dẫn cần thiết cho chúng ta khi tuyển lựa và đào tạo cán bộ khuyến nông để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông thôn. Hình 17: - Cậu đi đâu mà vũ trang nh− vậy? - Mình xuống giúp dân giải quyết xung đột 51
  52. 8.3. Khả năng nói tr−ớc quần chúng Nói tr−ớc quần chúng là một khả năng mà ng−ời cán bộ khuyến nông phải th−ờng xuyên rèn luyện. Một trong những công việc chính của cán bộ khuyến nông là truyền đạt thông tin. Điều đó đòi hỏi anh ta phải th−ờng xuyên tiếp xúc với nhiều ng−ời để giải thích một sáng kiến, trình diễn một ph−ơng pháp hoặc tham gia vào một cuộc thảo luận. Khả năng nói tr−ớc quần chúng sẽ giúp đ−ợc anh ta truyền đạt thông tin tới ng−ời nghe một cách có hiệu quả. Anh ta phải truyền đạt đ−ợc cả kiến thức kĩ thuật lẫn tâm huyết của minh cho dân. Khi giao tiếp với nông dân, muốn bài giảng hoặc bài nói chuyện của mình có hiệu quả tốt với ng−ời nghe, ng−ời cán bộ khuyến nông không có cách gì khác là phải chuẩn bị tr−ớc để lời nói trôi chảy, l−u loát và tạo ấn t−ợng cho ng−ời nghe rằng những lời nói ra đã đ−ợc cân nhắc kĩ l−ỡng. Đối với nông dân, thật không có gì buồn ngủ hơn là phải nghe một diễn giả mắt lúc nào cũng cắm vào tờ giấy, nói năng ngắc ngứ, quên mất những điều quan trọng hoặc cứ thao thao bất tuyệt những chuyện trên trời d−ới biển, chẳng liên quan gì đến những vấn đề của họ. Không phải bất cứ ai sinh đã có khả năng nói tr−ớc đám đông. Ng−ời cán bộ khuyến nông hoàn toàn có thể rèn luyện cho mình kĩ năng này nếu muốn. Để làm đ−ợc điều đó, cần nhớ một số nguyên tắc sau: 1. Chuẩn bị kĩ bài nói chuyện hoặc bài giảng, tập thử một vài lần tr−ớc khi nói tr−ớc mọi ng−ời. 2. Luôn động viên ng−ời nghe nêu ý kiến và sẵn sàng khuyến khích họ thảo luận. 3. Tránh những cuộc thảo luận chỉ có một mình độc thoại hoặc chỉ có duy nhất hỏi và trả lời. Điều đó làm mất tính đối thoại chân chính và tính giáo dục của khuyến nông. 4. Không nên có những cuộc thảo luận hoặc những bài nói chuyện dài lê thê. 5. Luôn luôn đặt câu hỏi cho ng−ời nghe để khuyến khích thảo luận và thông tin hai chiều. 8.4. Viết báo cáo Cũng nh− nói tr−ớc quần chúng, viết báo cáo là một kĩ năng cần thiết mà ng−ời cán bộ khuyến nông phải rèn luyện cho mình. Muốn viết đ−ợc một báo cáo tốt, cần ghi nhớ những gợi ý sau đây: 1 . Chuẩn bị đầy đủ thông tin và các loại số liệu sẽ đ−a vào báo cáo. 2. Lập dàn ý cho bản báo cáo. Báo cáo sẽ báo gồm những nội dung gì và đ−ợc trình bày nh− thế nào. 52
  53. 3. Sắp xếp các nội dung báo cáo theo một trật tự lô gích. Thông th−ờng, phải có vài lời giới thiệu mục đích báo cáo. Tiếp theo là trình bày những nội dung và những vấn đề chính theo trình tự thời gian hoặc theo mức độ quan trọng. Cuối cùng là những kết luận và những đề xuất của ng−ời viết báo cáo. 4. Nên báo cáo ngắn gọn. Dù đối với bất kì cấp nào, một báo cáo ngắn gọn, chính xác và có kết cấu chặt chẽ cũng có ích hơn rất nhiều những báo cáo lủng củng và dài lê thê. 5. Khi viết xong, nên đọc kỹ lại và sửa chữa để báo cáo không có những câu chữ tối nghĩa, đi chệch mục đích và nội dung cần báo cáo. 8.5. Phát triển mạng l−ới khuyến nông tại địa ph−ơng Một khuyến nông viên giỏi phải luôn biết cách sử dụng những năng lực có sẵn ở địa ph−ơng cho công tác khuyến nông. Nhìn chung, các trung tâm hoặc các trạm khuyến nông đ−ợc biên chế một số l−ợng t−ơng đối ít cán bộ khuyến nông có đào tạo. Trong khi đó, họ phải có trách nhiệm làm khuyến nông cho hàng ngàn hộ nông dân. Bởi vậy, khuyến nông phải dựa vào địa ph−ơng bằng cách tuyển lựa những ng−ời có năng lực lãnh đạo hoặc có tín nhiệm đối với nhân dân trong vùng để đào tạo và sử dụng họ vào mục đích khuyến nông. Có thể tạm gọi những ng−ời này là những lãnh đạo địa ph−ơng. 1. Hai loại lãnh đạo địa ph−ơng 1. Lãnh đạo chính thức: Là những ng−ời có chân trong bộ máy hành chính ở địa ph−ơng hoặc là nhân viên Nhà n−ớc nh− chủ tịch xã, chủ nhiệm HTX, tr−ởng thôn, hội tr−ởng (hội phụ nữ, hội làm v−ờn, hội cựu chiện binh ) bác sĩ, giáo viên 2. Lãnh đạo không chính thức: Là những ng−ời tuy không giữ một c−ơng vị gì ở địa ph−ơng nh−ng do năng lực và phẩm chất cá nhân, họ có uy tín và tiếng nói nhất định trong dân chúng (lão nông tri điền, bộ đội phục viên, cán bộ về h−u ). Đó là những ng−ời mà khuyến nông cần hợp tác và sử dụng ảnh h−ởng của họ vào công tác khuyến nông. Tùy theo tính chất của mỗi hoạt động khuyến nông, nên tham khảo ý kiến của những nhân vật này hoặc, mời họ tham gia các cuộc họp hoặc các ch−ơng trình khuyến nông, bồi d−ỡng và đào tạo họ trở thành những khuyến nông viên ở địa ph−ơng,. Nếu tranh thủ đ−ợc sự hỗ trợ của họ, hoạt động khuyến nông sẽ có một chỗ dựa rất chắc chắn. 53
  54. 2. Làm việc với lãnh đạo địa ph−ơng Nên chú trọng xây dựng mối quan hệ của mình với lãnh đạo dịa ph−ơng, cả chính thức lẫn không chính thức. Đó là nhũng mối quan hệ cá nhân quan trọng và luôn th−ờng trực giúp đỡ cho các hoạt động khuyến nông. Thông th−ờng, khuyến nông có thể hợp tác với lãnh đạo địa ph−ơng theo những ph−ơng thức nh− sau: 1. Tuyển lựa họ làm khuyến nông viên. Sau đó, đào tạo cho họ về ph−ơng pháp khuyến nông, cách tổ chức một cuộc trình diễn hoặc cách điều hành một cuộc họp v. v Tổ chức những khóa học riêng đề tập huấn cho họ các nội dung kĩ thuật. 2. Thông báo cho họ biết những hoạt động khuyến nông và những đề xuất xây dựng các ch−ơng trình mới. Cung cấp tài liệu khuyến nông cho họ. 3. Đến thăm họ ở mức độ vừa phải, đủ làm cho họ không cảm thấy bị bỏ quên. Cố gắng đến thăm họ một cách đều đặn để những cuộc viếng thăm của bạn thực sự đi vào đời sống của gia đình họ. 4. Khuyến khích họ chủ động tham gia và đi đầu trong các ch−ơng trình khuyến nông. Cần nhớ rằng vai trò của họ càng đ−ợc nhận biết và tôn trọng, sự tham gia của họ càng tích cực và có hiệu quả bao nhiêu thì ảnh h−ởng của khuyến nông trong địa bàn càng lớn bấy nhiêu. 3. Những vấn đề có thể xảy ra Hợp tác tốt với lãnh đạo địa ph−ơng th−ờng đem lại ảnh h−ởng tích cực cho công tác khuyến nông. Tuy nhiên, nếu hợp tác không khéo, rất có thể sẽ sinh ra những vấn đề mà khuyến nông nên biết tr−ớc để đề phòng: 1. Nếu giành quá nhiều thời gian cho một hoặc hai ng−ời, những nông dân khác sẽ cho rằng khuyến nông thiên vị, chỉ muốn đến với những ng−ời có vai vế ở địa ph−ơng. 2. Lãnh đạo địa ph−ơng là những ng−ời truyền đạt thông tin và kiến thức cho những nông dân khác. Tuy nhiên, không phải bao giờ điều đó cũng xảy ra nh− khuyến nông mong muốn. Sau khi giao việc cho họ, cần kiểm tra xem họ có làm tốt hay không. Nếu có ai không làm đ−ợc vai trò chuyển giao đó, cần tìm hiểu nguyên nhân đề có biện pháp khắc phục thích hợp. 3. Có những ng−ời th−ờng tỏ ra quá tự tin vào bản thân mình nên hay có t− t−ởng áp đặt đối với những nông dân khác. Họ cũng có thể lợi dụng lợi thế và uy tín của mình để vụ lợi cho cá nhân. 4. Một vài ng−ời do năng lực có hạn nên cũng có thể mắc sai lầm và đ−a ra những lời khuyên không đúng đắn cho những nông dân khác. Do vậy khi giao cho họ 54
  55. làm công việc khuyến nông, cần kiểm tra để đảm bảo chắc chắn rằng những thông tin họ truyền đạt cho dân là đúng đắn. Cán bộ khuyến nông là nhân tố chính trong toàn bộ tiến trình khuyến nông. Nếu không có họ trực tiếp h−ớng dẫn, chỉ dạo và giám sát các hoạt động khuyến nông ở địa ph−ơng, sẽ không có dịch vụ khuyến nông cho nông dân. Vai trò và mối quan hệ của ng−ời cán bộ khuyến nông với nông dân là có tính quyết định đối với các ch−ơng trình khuyến nông. Kinh nghiệm khuyến nông trong những năm qua cho thấy rằng sự nghiệp phát triển nông thôn đòi hỏi phải có những cán bộ khuyến nông: 1. Biết giành thời gian rèn luyện những kĩ năng cho mình để giúp đỡ nông dân có hiệu quả hơn chứ không phải chỉ biết tập trung toàn bộ những cố gắng của mình vào việc đạt đ−ợc những mục tiêu cụ thể của các dự án khuyến nông đơn thuần. 2. Biết th−ờng xuyên đến với nông dân chứ không phải lúc nào cũng ngồi ở văn phòng khuyến nông nh− một nhân viên bàn giấy. 3. Biết khuyến khích nông dân phát huy sáng kiến, phát huy tinh thần tự lực cánh sinh chứ không phải chỉ áp đặt cho nông dân những cách làm ăn theo bài bản có sẵn. 4. Biết h−ớng tới sự phát triển bền vững và lâu dài chứ không phải chỉ tìm kiếm những thành công nhất thời. 9. LậP Kế HOạCH CáC CH−ơNG TRìNH KHUYếN NÔNG 9.1. Các ch−ơng trình khuyến nông Mọi ch−ơng trình khuyến nông muốn thực hiện có hiệu qua tốt đều phải đ−ợc lập kế hoạch chu đáo. Không thể có một hoạt động khuyến nông riêng lẻ. Mọi cuộc trình diễn, tham quan, hội họp, chiếu phim v. v đều là cấu thành của một ch−ơng trình khuyến nông toàn diện để cán bộ khuyến nông và nông dân h−ớng tới các mục tiêu phát triển. Một ch−ơng trình khuyến nông sẽ bao gồm bốn yếu tố sau: 1. Những mục tiêu mà khuyến nông mong muốn đạt đ−ợc trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. 2. Những ph−ơng tiện dùng để đạt đ−ợc những mục tiêu nói trên. 3. Những nguồn lực cần thiết để hoàn thành ch−ơng trình khuyến nông. 4. Kế hoạch công việc tức là tiến độ thực hiện các hoạt động khuyến nông để đạt đ−ợc các mục tiêu của ch−ơng trình. Một ch−ơng trình khuyến nông với những mục tiêu rõ ràng là rất cần thiết cho nông dân, cán bộ khuyến nông, cấp trên của anh ta và những cơ quan phát triển nông thôn khác. 55
  56. Đối với nông dân, ch−ơng trình cho thấy họ có thể nhận đ−ợc những gì từ tổ chức khuyến nông. Đối với cán bộ khuyến nông, ch−ơng trình sẽ là cơ sở cho anh ta lập kế hoạch hàng tuần, hàng tháng cho các hoạt động khuyến nông và dự trù tr−ớc những loại nguồn lực mà anh ta sẽ cần đến. Cấp trên của anh ta có thể căn cứ vào ch−ơng trình đề đánh giá hiệu quả công tác của nhân viên, hoặc đóng góp ý kiến để hoàn thiện hoặc cung cấp những loại nguồn lực cần thiết (con ng−ời, tiền vốn và vật t−) để thực hiện ch−ơng trình khuyến nông. Ngoài ra, ch−ơng trình cũng giúp các cơ quan phát triển nông thôn khác phối hợp các hoạt động của họ với khuyến nông. Khi xây dựng các ch−ơng trình khuyến nông, cần phân biệt hai hình thức sau: • Lập kế hoạch từ d−ới lên: Nông dân cũng với cán bộ khuyến nông xây dựng những kế hoạch phát triển nông nghiệp trên cơ sơ những nhu cầu và những tiềm năng ở địa ph−ơng, sau đó, yêu cầu cấp trên hỗ trợ thực hiện. • Lập kế hoạch từ trên xuống: Trong tr−ờng hợp này, cán bộ khuyến nông chỉ cần thực hiện những kế hoạch khuyến nông do cấp trên đ−a xuống. Có thể anh ta sẽ phải hoàn thành một số chỉ tiêu cho tr−ớc. Thí dụ: Trồng bao nhiêu héc-ta ngô bằng giống mới. Mọi ch−ơng trình khuyến nông chỉ có thể thành công nếu biết kết hợp cả hai hình thức lập kế hoạch nói trên. Các ch−ơng trình quốc gia tạo khuôn khổ cho cán bộ khuyến nông xây dựng những ch−ơng trình địa ph−ơng vì nó đề ra những −u tiên mà khuyến nông phải tuân theo. Bởi vậy, khi xây dựng các ch−ơng trình khuyến nông địa ph−ơng, cần phối hợp hài hòa giữa nhu cầu quốc gia với nhu cầu địa ph−ơng. Một mặt, ng−ời cán bộ khuyến nông phải quan tâm đến những mục tiêu quốc gia nh−ng mặt khác, cũng phải làm việc với nông dân để cho ch−ơng trình trở thành của dân, phản ánh đúng những nhu cầu của họ và những gì họ mong muốn xảy ra tại địa ph−ơng. Sự tham gia cúa ng−ời dân trong khi lập kế hoạch là một phần rất quan trọng trong tiến trình giáo dục của khuyến nông. Bởi vì nó giúp phân tích một cách sát thực hơn tình hình tại chỗ đồng thời tạo ra động cơ và lòng tin của dân trong việc sử dụng những tiềm năng có sẵn để giải quyết các vấn đề ở địa ph−ơng. 9.2. Các b−ớc trong lập kế hoạch ch−ơng trình khuyến nông Quá trình lập kế hoạch các ch−ơng trình khuyến nông bao gồm 5 b−ớc sau: • Phân tích tình hình hiện tại. • Xác định những mục tiêu cho ch−ơng trình. • Xác định các hoạt động cần làm để đạt đ−ợc các mục tiêu đã đề ra, sau đó, xây dựng kế hoạch thực hiện. • Thực hiện các công việc theo tiến độ kế hoạch. 56
  57. • Đánh giá ch−ơng trình và những thành quả đã đạt đ−ợc làm cơ sở cho việc xây dựng những ch−ơng trình tiếp theo. Sự phân biệt nói trên không có nghĩa là trong mọi tr−ờng hợp lập kế hoạch, ng−ời cán bộ khuyến nông cũng đều phải lần l−ợt thực hiện theo thứ tự từng b−ớc một. Ngay trong b−ớc phân tích tình hình, ng−ời ta đã có thể tạm thời xác định đ−ợc những mục tiêu cho ch−ơng trình. D−ới dây, chúng ta sẽ đi sâu phân tích các b−ớc trong tiến trình lập kế hoạch. 1 . Phân tích tình hình Tr−ớc khi xây dựng ch−ơng trình khuyến nông, tình hình hiện tại phải đ−ợc phân tích một cách đầy đủ. Những vấn đề canh tác và nguyên nhân của chúng phải đ−ợc hiểu một cách rõ ràng; những tiềm năng về thiên nhiên, con ng−ời hoặc các nguồn lực khác phải đ−ợc xác định. Giai đoạn phân tích tình hình bao gồm 3 hoạt động: i) Thu thập thông tin; ii) Phân tích thông tin; và iii) Xác định những vấn đề và những tiềm năng. Để làm tốt b−ớc phân tích tình hình, khuyến nông có thể sử dụng bộ công cụ PRA (Đánh giá nông thôn có ng−ời dân tham gia) đã đ−ợc h−ớng dẫn tỉ mỉ trong những tài liệu khác. Chỉ có điều cần l−u ý rằng sau khi đã thực hiện PRA, những năm sau không nhất thiết phải tiến hành phân tích toàn diện tình hình nữa. Những thông tin cơ bản về con ng−ời và những yếu tố khác trong vùng hàng năm th−ờng không thay đổi bao nhiêu. Tuy nhiên, vẫn cần phải xem xét lại những thông tin đó để quyết định xem yếu tố nào cần đ−ợc cập nhật. 2. Xác định những mục tiêu Sau khi phân tích toàn diện tình hình bằng những công cụ PRA, phải quyết định sẽ đạt đ−ợc những thay đổi gì ở địa ph−ơng bằng các ch−ơng trình khuyến nông. Giải pháp đ−a ra phải có những mục tiêu rõ ràng và thực tế. Muốn vậy, nên tiến hành theo ba b−ớc sau: a- Tìm kiếm các giải pháp: Cần phân biệt hai loại giải pháp khác nhau: Những giải pháp kĩ thuật và Những giải pháp đòi hỏi phải có sự thay đổi về mặt cơ chế, thí dụ, hệ thống tín dụng và thông tin thị tr−ờng. b- Lựa chọn giải pháp: Cần l−u ý rằng bất kì giải pháp nào đ−ợc lựa chọn đều phải thỏa mãn những yêu cầu sau: • Đ−ợc nông dân trong vùng chấp nhận. • Đảm bảo tính đúng đắn về mặt kĩ thuật, tức là đã đ−ợc kiểm nghiệm bằng kinh nghiệm hoặc nghiên cứu. • Phù hợp với chính sách quốc gia và các hoạt động khác tại địa ph−ơng. • Có thể thực hiện đ−ợc trong khuôn khổ thời gian và nguồn lực của nông dân cũng nh− của cơ quan khuyến nông. • Nằm trong phạm vi trách nhiệm và năng lực của cán bộ khuyến nông. 57