Chuyên đề: Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề: Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_ky_thuat_nuoi_luon_thuong_pham.ppt
Nội dung text: Chuyên đề: Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm
- Trường Đại học Nha Trang Khoa Nuôi trồng Thuỷ sản Chuyên đề: Kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm Thực hiện: nhóm 5
- DANH SÁCH NHÓM 1. HOÀNG QUANG VINH (nhóm trưởng ) 2. NGUYỄN THU DUNG 3. TRẦN THỊ HƯƠNG 4. TẠ KHẮC HIỆP 5. TRỊNH KHÁNH TOÀN 6. VÕ MINH DŨNG
- Phân loại Ngành Chordata Lớp Pisces Bộ Synbranchiformes Họ Synbranchidae Giống Fluta Monopterus Loài Fluta alba Monopterus albus
- Monopterus albus
- Fluta alba
- 2. Đặc điểm hình thái ▪ Thân dạng chình. Vây lưng và vây hậu môn dài không có tia vây cứng, không có vây ngực, không có vây bụng. Lỗ mang nhỏ hợp thành rãnh ngang, mang tiêu giảm. ▪ Hô hấp bằng mang, xoang hầu, tuyến da và một phần của ruột Không có bóng hơi
- 3. Phân bố ▪ Trên thế giới: lươn phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á ▪ Ở Việt Nam lươn phân bố rộng trong các thuỷ vực nước ngọt, thường gặp 2 loài lươn: Fluta alba (miền Nam), và Monopterus albus (miền bắc) ▪ Lươn thường gặp ở nơi đất thịt pha sét, đất bùn trong các ao, hồ, mương, rãnh, ruộng lúa, dọc theo các dòng sông từ đồng bằng cho đến miền núi cao
- II. Đặc điểm sinh học 1. Đặc điểm dinh dưỡng Lươn là loài ăn tạp, nhưng ăn động vật có chất tanh là chính. Khi còn nhỏ, lươn ăn sinh vật phù du, giai đoạn tiếp ăn côn trùng bọ gậy, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi ăn các cá thể hữu cơ vụn nhỏ (rễ lúa, các tạo sợi ). Lươn lớn ăn: giun, ốc, tôm, tép, cá con, nòng nọc và những động vật trên cạn gần mép nước như: giun, dế Khi thiếu thức ăn lươn có thể ăn thịt lẫn nhau, lươn tìm thức ăn nhờ vào khứu giác là chủ yếu. Mùa lươn đẻ, chúng hầu như không ăn. Nhiệt độ sống thích hợp là 22- 25oC, lúc nhiệt độ xuống thấp dưới 10oC lươn ngừng kiếm ăn và đào hang sâu để qua đông. Cường độ ăn mạnh vào tháng 5-7, lươn béo vào mùa thu và mùa xuân trước khi đẻ.
- 2. Sinh trưởng ▪ Lươn 1 tuổi dài 27 cm nặng 18 -60 g. ▪ Lươn 2 tuổi dài 36-48 cm nặng 40 -100 g. ▪ Ở miền Bắc nước ta con lớn 62 cm nặng 300 g, ở lòng chảo Điện Biên Phủ (Lai Châu) có con lươn nặng 900 g. Ở miền Nam có con nặng 1,5 kg. ▪ Lươn con năm thứ nhất lớn nhanh về chiều dài, sang năm thứ ba trọng lượng tăng lên là chủ yếu. ▪ Trong điều kiện tự nhiên, đánh bắt lươn có chiều dài 30- 50 cm chiếm ưu thế. Thời gian hình thành vòng tuổi của lươn vào cuối mùa xuân, sau vụ lươn đẻ.
- 3. Sinh sản ▪ Lươn là loài sinh sản lưỡng tính. Bình thường lươn 1 tuổi bắt đầu thành thục. Lươn có hiện tượng biến đổi giới tính, sau khi thành thục lần 1 và đẻ trứng thì noãn sào teo đi tinh sào phát triển biến thành lươn đực. ▪ Bình thường lươn dài 20cm là lươn cái, từ 36-47 cm thì lươn ở thời kỳ lưỡng tĩnh, cỡ lớn hơn 54cm hầu hết là lươn đực ▪ Mùa lươn đẻ chủ yếu vào tháng 3-4 dương lịch, ở miền Nam lươn đẻ vào tháng 5-6, có thể đẻ vào mùa phụ tháng 8-9 dương lịch. ▪ Lươn làm tổ đẻ nơi đất sét pha thịt như bờ ruộng, ven kênh mương, bờ ao, chuôm Trong một tổ đẻ số lượng trứng biến đổi từ 80 - 600 trứng. Cỡ lươn dài 20 cm có 200-400 trứng, dài 30 cm có 300-500 trứng, cỡ lớn có thể đạt 1000 trứng. Đường kính trứng 3,5-4mm. Ở nhiệt độ 300C vòng một tuần lễ trứng nở
- Kỹ thuật nuôi thương phẩm 1. Kỹ thuật nuôi thương phẩm trong ao, bể nước tĩnh 1.1 Điều kiện và chuẩn bị ao (bể) a. Điều kiện và chuẩn bị ao ❖ Điều kiện - Vị trí: Ao nên xây nơi thoáng gió, hướng về phía mặt trời, nguồn nước thuận tiện, dễ trông coi. - Hình dạng: hình vuông,hình chữ nhật. - Độ sâu: 80-100 cm, đất dày 30-40 cm, nước sâu 10 cm. Đáy ao tốt nhất là bằng đáy ximăng - Thành ao bằng ximăng gạch, trơn bóng cao hơn mặt đất ít nhất 10cm đề phòng nước mưa chảy trực tiếp vào ao.Thành ao xây nghiêng về lòng ao rộng khoảng 5 cm. - Cửa nước vào bằng tre hoặc nhựa cao hơn mặt nước 30-40 cm. Cửa tháo nước bố trí sát tầng bùn. Ngoài ra có thể bố trí một cửa tràn ngang mặt nước, cùng phía với của tháo nước ra. Các cửa đều có lưới sắt ❖ Chuẩn bị ao - Sau khi đổ đất vào cấp nước ngâm 2-3 giờ sau đó tháo nước ra cho nước sạch vào ngâm 3-4 ngày.
- Chuẩn bị bể nuôi bằng đất
- b. Điều kiền và chuẩn bị bể: - Vị trí đặt bể: Nơi có thể lấy nước vào và thải nước ra. - Hình dạng: Tốt nhất là nên xây bể dạng hình chử nhật: Rộng: 1-1,5 m Dài: 3-5 m Cao:1-1,2 m - Bể xây bằng gạch trát ximăng đáy thấp dần về nơi tháo nước. Một đầu bể có 1 lớp đất sét pha thịt cao 50-60 cm, rộng 0,5 m tạo điều kiện cho lươn sinh sống, làm tổ. Nền bể còn lại là lớp đất bùn dày khoảng 20 cm. - Mực nước ngập trên bùn 20-30 cm. - 2/3 diện tích của bể là bèo lục bình. - Vệ sinh bể thật kỹ trước khi thả lươn giống vào nuôi.
- 1.2. Chọn và thả giống ❖ Chọn giống:đồng đều, khoẻ mạnh, không bị thương, đặc biệt không dùng lươn câu để làm giống - Tốt nhất nên chọn những con giống màu vàng, có chấm lớn hoặc thân màu vàng xanh, không chọn lươn màu xám tro. - Kích cỡ giống tốt nhất là 30-40 con/Kg. - Trước khi thả nên tắm lươn bằng các cách sau: ✓ Tắm nước muối 3-4% trong vòng 4-5 phút ✓ tắm bằng dung dịch CuSO4 ✓ tắm dung dịch xanh Malaxit 10ppm trong vòng 25-30 phút. Sau khi tắm vớt ra rửa bằng nước sạch 1-2 lần đem thả ngay hoặc có thể giữ ở các khe nước. ❖ Mật độ thả: Lươn có kích cỡ 30-40 con/Kg thả 2,5 Kg/m2 nếu nước lưu thông kém. Lươn kích cỡ 40—50 con/Kg thả 2,5 Kg/m2 nếu nước lưu thông tốt, thả 2 Kg/m2 nếu nước lưu thông kém. Mùa vụ thả giống: Tuỳ thuộc vào nguồn con giống, thường bắt đầu từ trung tuần tháng 4.
- 1.3 Thức ăn và cách cho ăn. - Lươn mới bắt ngoài tự nhiên không ăn thức ăn do con người thả vào cần quá trình thuần hoá thức ăn - 3-4 ngày đầu mới thả không cho lươn ăn, - Thời gian đầu của vụ nuôi cho ăn khoảng 3-4% khối lượng lươn.Cuối vụ cho ăn 5-7 % khối lương. - Cho ăn ngày 1-2 lần tốt nhất là lúc 18-19h. - Thức ăn :cá, tôm con, tép, côn trùng , ốc, hến, nòng nọc, ếch nhái, phế phẩm lò mổ. Có thể cho ăn thêm chất bột (cám, bắp, khoai, đậu mì, ) nấu chín trộn thức ăn chính. - Tập cho lươn ăn thức ăn tổng hợp. - Khi cho ăn chú ý cỡ thức ăn phù hợp với lươn nếu thức ăn lớn nên băm nhỏ . - Cho thức ăn vào mẹt để dễ quản lý. - Khi nhiệt độ xuống thấp dưới 150C hoặc trên 30OC giảm lượng thức ăn. Những ngày trời mưa cho ăn rất ít hoặc không cho ăn. - Không nên cho lươn ăn 1 loại mồi trong một thời gian dài vì rất khó cải biến tính ăn về sau.
- Quản lý, chăm sóc. ▪ Thường xuyên kiểm tra lưới chắn ở các cửa cống để kịp thời sửa chữa. ▪ Đề phòng nước mưa vào ao làm lươn trốn thoát. ▪ Định kỳ 2-3 ngày thay nước 1 lần, những ngày trời nóng mỗi ngày nên thay nước 1 lần. Khi thay nước đồng thời rửa sạch chỗ ăn cho lươn. Nhiệt độ nước thay phù hợp với nhiệt độ trong ao chênh lệch nhau khong quá 30C. ▪ Che chắn cho ao vào mùa nong và giữ ấm vào mùa lạnh. ▪ Phòng các loại chim, cá, rắn làm hại lươn.
- Thu hoạch Thời gian thu hoạch phụ thuộc cỡ giống thả và mùa vụ thả giống. Giống cỡ 20-30 con/Kg 3- 4 tháng thu hoạch Giống cỡ 30-40 con /Kg 4-5 tháng thu hoạch Giống cỡ 40-60 con/Kg trên 5 tháng thu hoạch Khi nhiệt độ xuống dưới 100C lươn không ăn nữa tiến hành thu bắt. Có thể thu bằng vợt, đánh lưới hoặc tháo hết nước bắt bằng tay. Nếu muốn giữ lươn qua đông nên tháo cạn nước lươn sẽ chui rúc vào trong đất sau đó đổ cỏ khô hoặc dây khoai lang lên phía trên để giữ ấm cho lươn. Mùa xuân lật ra thu lco
- Kỹ thuật nuôi nước chảy Điều kiện và chuẩn bị bể nuôi: ➢ Vị trí: Bể xây nơi có nguồn nước chảy quanh năm (gần nhà máy thuỷ điện, suối nước nóng ).Ao, bể xây có thể cho nước chảy vào tự nhiên. ➢ Yêu cầu: - Bể 2-3 m2 , thành bể cao 40cm có cửa nước vào ở phía trên, cửa tháo nước ra sát đáy. - Cống tháo nước một cái sát đáy, một cái đặt cách đáy 4-5 cm.miệng cống bọc lưới sắt. - Xây bể thành hàng, giữa các hàng có các rãnh nước rộng 25-30 cm thông với nhau, xung quanh khu vực nuôi xây tường bao cao 0,8-1 m. ➢ Xử lý: Bể mới xây xong 1 tuần tháo cạn, sau đó cho nước vào ngập 4-5 cm chảy nhẹ liên tục qua bể.
- Chọn và thả giống: ▪ Chọn giống: Như ao nuôi nước tĩnh. ▪ Thả giống: 4-5 Kg/m2
- Cho ăn ▪ 2-3 ngày đầu sau khi thả giống không cho ăn.Sau đó cho ăn giun và các thức ăn khác có luyện như ao nuôi nước tĩnh. ▪ Khi cho ăn điều tiết nước, tăng lưu tốc và thả thức ăn vào kích thích lươn ăn nhanh. ▪ Cho ăn tài cửa cống vào, thức ăn phân tán đều trong bể.
- Quản lý, chăm sóc ▪ Cách nuôi này nước luôn sạch, lươn không bò đi được, chủ yếu là điều chỉnh nước liên tục và cho ăn đầy đủ. ▪ Phòng chống chuột, rắn các địch hại khác. ▪ Sau khi nuôi vài tháng phân cỡ, nuôi riêng tránh lươn lớn ăn lươn bé.
- Kỹ thuật nuôi lươn trong ruộng lúa ❖ Chuẩn bị ruộng nuôi - Diện tích: 300-500 m2 - Hình dạng: Hình vuông, hình chữ nhật. - Sau khi cày bừa bón phân chuẩn bị ruộng để cấy ta tiến hành quy hoạch để nuôi lươn. - Chia ruộng thành nhiều luống, giữa mỗi luống có rãnh nước.Xung quanh ruộng có mương, từ giữa ruộng có xẻ mương chữ thập. Mương ruộng rộng 50 cm, sâu 25 - 30 cm - Mỗi phần ruộng chia làm nhiều ô, mỗi ô có diện tích 6- 10m2. -Chung quanh ruộng chắn bằng tấm lợp xi-măng cắm dựng đứng vào đất cứng
- Chọn và thả giống - Chọn giống như các hình thức nuôi khác. - Khi cấy lúa bắt đầu xanh thì tiến hành thả lươn giống vào. - Mật độ: 20 con/m2.
- Quản lý, chăm sóc: ➢ Điều chỉnh độ sâu: Chủ yếu căn cứ vào nhu cầu sinh trưởng của lúa có chú ý đến tập tính sống của lươn. Thời kỳ đầu, nước phục vụ cho lúa là chính, phơi rút cạn nước nhiều lần. Thời kỳ sau nước để tưới ẩm là chính. Từ khi lúa bắt đầu xanh đến khi lúa ngậm đòng giữ mức nước 6-10 cm. Từ khi lúa ngậm đòng đến lúc hạt có sữa giữ mức nước sâu khoản 6 cm.Sau đó bơm nước vào và tháo ra thay đổi lượng nước. ➢ Kiểm tra cống ra vào đề phòng lươn bỏ đi. Thời kỳ tháo cạn ruộng, luôn giữ mức nước ở mương 5cm. ➢ Bón phân: Bón lót khi chưa cày ruộng, sau khi lúa lên xanh thì bón thúc thêm phân đạm, lân. Mỗi một m2 ruộng bón 3kg đạm, 7gam kali. Thời kỳ có đòng đến lúa ra hoa bón thúc một lần bằng phân chuồng với 1kg phân lợn/m2, phân bắc 0,5kg/m2. Chú ý bón ở mương ruộng ngấm dần vào lúa. ➢ Trong thời gian nuôi phun thuốc sâu một lần để diệt trứng côn trùng.
- Cho ăn - Sau khi thả giống 1 tuần đầu không nên cho ăn để lươn thích nghi với môi trường mới. - Hai tháng đầu thức ăn chính gồm có thịt trai, phế phẩm lò mổ, dòi, sang tháng thứ 3 cho ăn giun, phế phẩm lò mổ. Thức ăn cho ăn thả vào các mương. Điều chỉnh lượng thức ăn căn cứ vào thức ăn còn ở các mương. - Thức ăn phải đảm bảo tươi. - Thời gian tháo cạn nước không cần cho ăn hay cho ăn ít - Cho ăn phụ thuộc thời tiết: Nếu nhiệt độ là 250C cho ăn 5% khối lượng lươn, nếu nhiệt độ là 280C cho ăn 8% khối lượng thân. - Cho ăn vào buổi chiều mát. - Không cho ăn các loại tạp chất, ruột cá co ký sinh trùng
- Thu hoạch Trong quá trình nuôi có thể thu tỉa hoặc thu đại trà. - Thu tỉa: Bằng câu, vợt - Thu đại trà: Sau khi lúa chín gặt lúa xong mới thu lươn.
- Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị ▪ Bệnh sốt nóng: Do nuôi lươn với mật độ dày, lươn quấn vào nhau, các dịch nhày tiết vào trong nước, lên men, độ nhớt tăng lên làm nhiệt độ nước tăng, hàm lượng oxy giảm. Đầu lươn phồng ta, lươn chết hàng loạt. Đối với mô hình nuôi lươn trong ống nhựa hoặc dây nylon thường hay gặp trường hợp này. ▪ Phòng trị: Nếu thấy hiện tượng này cần san thưa bể nuôi và cho nước sạch chảy tràn liên tục vào bể nuôi từ 2 – 3 giờ. Sau đó ngưng xả, đánh 1 ml Iodin + 3 ml Bio For Fish cho 1 m3 nước. Ngâm trong 3 giờ rồi xả ra, cho nước sạch vào. Sau đó dùng 7 g vitamine C/1 m3 nước tạt đều vào bể để qua đêm rồi thay nước.
- Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị (tt) ▪ Bệnh lở lét: Do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương do xay sát. ▪ Triệu chứng: Trên mình lươn xuất hiện vết tròn màu đỏ, lươn bơi lội không bình thường. ▪ Phòng trị: Đem lươn ra bể riêng và ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 0,5%, sau đó sát trùng toàn bể bằng Water Fresh theo liều của nhà sản xuất. Dùng 3 g Amoxilin/ 1 kg thức ăn, cho ăn liên tục 3 ngày. ▪ Bệnh nấm thủy mi: Do ký sinh trùng gây nên, nhìn thấy có sợi hình bông bám vào mình lươn để hút chất dinh dưỡng. ▪ Phòng trị: Ngâm lươn trong nước muối có nồng độ 5% trong 10 phút, sau đó thả lại bể. Nên dùng Bioxid For Fish sát trùng bể mỗi ngày.
- Một số bệnh thường gặp và cách phòng trị (tt) ▪ Bệnh nhiễm giun (sán): Do lươn ăn thức ăn tươi sống, nên hay nhiễm giun. Ta phải định kỳ sổ giun cho lươn 3tuần/lần. Thuốc trị giun sán dành cho cá và liều theo nhà sản xuất. ▪ Bệnh đỉa: Do đỉa bám vào phần đầu lươn phá hoại mô và hút máu khiến lươn bị yếu kém ăn và vi trùng xâm nhập vào gây viêm nhiễm ảnh hưởng đến sinh trưởng. ▪ Phòng trị: Dùng dung dịch Sulphate đồng 100 ppm (2,5g sulphat đồng/25 kg nước) ngâm rửa 5 – 10 phút. ▪ Bệnh tuyến trùng: Do ký sinh trùng đường ruột gây ra, tuyến trùng có màu trắng, dài khoảng 1 cm, đầu bám vào niêm mạc phá hoại mô, hình thành các nang bào gây viêm ruột sưng đỏ. Nếu ký sinh trên ruột với khối lượng lớn, lươn yếu, hậu môn sưng đỏ, sẽ chết dần. ▪ Phòng trị: Có thể điều trị bằng Bio Benzol và phòng bệnh bằng Bio Green Cutlppm (1 lít/1.000 m3 nước) cần diệt mầm bệnh, ấu trùng ký sinh trước khi thay nước.
- Mô hình nuôi lươn trong ống nhựa