Bệnh nấm và các biện pháp phòng trừ

ppt 48 trang phuongnguyen 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bệnh nấm và các biện pháp phòng trừ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbenh_nam_va_cac_bien_phap_phong_tru.ppt

Nội dung text: Bệnh nấm và các biện pháp phòng trừ

  1. Bệnh nấm và các biện pháp phòng trừ
  2. Một số nguyên nhân • Điều kiện phù hợp để nuôi trồng nấm như nhiệt độ ấm, ẩm độ cao; cũng đồng thời là điều kiện thuận lợi cho các loài gây bệnh nấm • Nhà xưởng trồng nấm thường không được trang bị tốt để có thể khống chế các điều kiện môi trường • Việc nuôi trồng nấm thường xuyên, liên tục • Việc hạn chế sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt nguồn bệnh, côn trùng
  3. Một số nguyên tắc chính • Vệ sinh là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng chống các loại bệnh tật • Luôn đóng cửa và tránh mọi sự tiếp xúc giữa cơ chất với nguồn bệnh trong giai đoạn nuôi sợi • Lắp đặt màn lưới che cho tất cả các cửa nhà nấm nhằm chống sự xâm nhiễm của ruồi nấm • Kiểm tra thường xuyên các bịch phôi hay giàn nấm để có thể phát hiện rất sớm mầm bệnh • Giữ các bịch nấm hay các giàn nấm thật sạch. Nhặt bỏ toàn bộ các nấm rơi vãi, gốc nấm càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch • Giữ sạch nền nhà nấm, không để các loại rác thải nấm gần nhà nấm vì chúng có thể dẫn dụ ruồi nấm • Tốt nhất là có thể khử trùng compost thải trước khi vận chuyển ra khỏi nhà nuôi trồng • Vệ sinh và khử trùng thật kỹ nhà xưởng trước khi bước vào đợt nuôi trồng mới • Rửa và khử trùng dụng cụ thường xuyên • Mặc quần áo sạch, đổi giày dép sạch và rửa tay trước khi vào nhà trồng nấm
  4. Một số bệnh thường gặp trong quá trình nuôi trồng nấm • Bệnh hại do nấm • Bệnh hại do vi khuẩn • Bệnh hại do virus • Bệnh hại do các loại côn trùng • “Bệnh” do các điều kiện vi môi trường không phù hợp
  5. Bệnh hại do nấm • Nấm cạnh tranh (Cạnh tranh CO2, nguồn dinh dưỡng, nước, không gian sống với nấm nuôi trồng trong quá trình nuôi sợi) • Nấm ký sinh ( bên cạnh việc canh tranh chúng còn gây hại một cách trực tiếp lên hệ sợi hay quả thể loài nấm đang được nuôi trồng)
  6. Một số nấm cạnh tranh • Nấm mực (Coprinus spp.) – Nguyên nhân chính • Xuất hiện khi cơ chất có quá nhiều Nito • Quá trình thanh trùng kém, nhiệt độ thấp hoặc thời gian gia nhiệt quá ngắn – Biểu hiện • Rất nhiều sợi trắng, mảnh mọc trong cơ chất, quả thể có cuống dài, phần mũ nấm có thể bị rữa rất nhanh và có màu đen như mực • Xuất hiện nhiều trong cơ chất ở giai đoạn nuôi sợi; giai đoạn sau phủ đất (ở nấm mỡ) thậm chí cả khi thu hoạch – Lây lan • Bằng bào tử từ giọt dịch màu đen – Phòng trừ • Lên men tốt sẽ phòng ngừa được nấm mực. Thông thường chúng tự biến mất khi lượng khí amoniac mất đi và pH cơ chất giảm xuống • Hệ sợi nấm nuôi trồng có thể xâm nhập vào nhửng nơi trước đó bị nhiễm
  7. • Mốc xanh ô-liu (Chaetomium spp.) – Nguyên nhân gây ra • Chất lượng compost quá kém • Nhiệt độ thanh trùng quá cao, sự dao động nhiệt quá lớn • Quá thiếu oxy dẫn đến compost chứa quá nhiều NH3 – Biểu hiện • Đầu tiên hệ sợi màu trắng xám xuất hiện trong cơ chất ( khoảng 10 ngày sau cấy giống), sau đó các dạng sợi xoăn màu xanh ôliu xuất hiện trên các cộng rơm. • Mốc này sẽ làm cho cơ chất có màu đen, sợi nấm không thể mọc vào được • Gây ảnh hưởng lớn đến năng suất – Lây lan • Bằng bào tử túi, theo không khí, dính vào quần áo và vật liệu – Phòng trừ • Khi đã xuất hiện trong cơ chất thì không có cách trừ, do đó, cần phòng ngừa bằng cách không để nhiệt độ thanh trùng lên quá cao, tránh sự giao động nhiệt quá lớn; Không để cơ chất bị quá ướt trước khi lên men phụ
  8. • Mốc vàng (Myceliophthora lutea) – Nguyên nhân • Do thiếu nhiệt trong quá trình thanh trùng • Do cấu trúc vật lý của cơ chất không phù hợp (Hay xuất hiện ở dạng cơ chất nặng, nhầy; ít hơn khi ở cơ chất nhẹ) – Biểu hiện • Xuất hiện những vạt mốc màu vàng nâu, thường đi cùng với sợi màu trắng, nằm trong cơ chất • Dấu hiệu đầu tiên thường là khoảng 2 tuần sau khi cấy giống. Những đám mốc vàng nâu sẽ mọc thành lớp chất nền vàng nâu dạng sợi nằm giữa cơ chất và đất phủ – Lây lan • Bào tử lây lan thông qua các hạt đất, không khí và xử lý mùa vụ vì vậy nó có thể lây nhiễm vào cơ chất đã lên men và dất phủ – Phòng trừ • Không có cách chữa trị, chỉ có thể phòng ngừa – Tăng cường vệ sinh – Nâu hơi nước để thanh trùng nhà sau khi kết thúc chu kỳ nuôi trồng – Khử trùng kỹ các vật liệu bằng gỗ – Lắp đặt hệ thống lọc không khí cho nhà trồng nấm – Kiểm tra kỹ quá trình lên men
  9. • Mốc thạch cao trắng và nâu (Scopulariopsis fimicola; Papulaspora byssina, thể hữu tính là Athelia coprophila) – Nguyên nhân • Do quá trình lên men phụ không thích hợp vì thiếu O2 do cơ chất quá ướt • Do pH quá cao (pH >=8) – Biểu hiện • Xuất hiện bên dưới giàn nấm khi nhiệt độ cao. Sợi nấm thường không thể mọc vào nơi có mốc thạch cao. Cơ chất trở nên dính và có màu sẫm. • Mốc này có thể mọc ở cơ chất và lan lên cả đất phủ tạo nên những mảng mốc trắng (như bột bào tử) dễ bị bong ra trong khi phần rìa đám mốc vẫn ở dạng sợi màu trắng. Sau khi trưởng thành bào tử chuyển thành màu hồng, đôi khi chuyển sang vàng nâu • Khi chuyển sang khối dạng hạt màu có màu nâu quế thì chúng là dạng mầm hay hành con chứ không phải bào tử • Làm giảm năng xuất nuôi trồng nghiêm trọng – Lây lan • Bằng bào tử hoặc dạng mầm, hành con – Phòng trừ • Không có cách chữa trị, chỉ có thể phòng ngừa – Tăng cường vệ sinh – Kiểm tra kỹ quá trình lên men phụ, đặc biệt là nhiệt độ thanh trùng – Tránh cấy giống khi cơ chất quá ướt
  10. • Mốc son môi (Sporendonema purpurascens )
  11. • Mốc xanh (Trichoderma spp. (Hypocrea spp); Aspergillus spp.; Penecillium spp.) – Nguyên nhân chính • Do quá trình thanh trùng và lên men phụ không đạt chuẩn, cơ chất không phải là dạng tối ưu cho nấm phát triển • Cơ chất bị ép lên giàn quá chặt hoặc quá nhiều • Ẩm độ cơ chất không đồng đều – Biểu hiện • Thường xuất hiện trên đất phủ, có màu xanh; Cũng thướng thấy ở phần cuống nấm sau khi thu hoạch; trên các mầm nấm bị chết – Lây lan: • Phát tán bào tử thông qua không khí, quần áo hoặc điều kiện vệ sinh rất kém – Phòng trừ • Điều kiện vệ sinh tốt • Chuẩn bị tốt cơ chất nhất là khâu lên men phụ và thanh trùng • Dùng hóa chất khử trùng đúng nồng độ (500 ppm Sporgon (hỗn hợp prochloraz-mangan 50%) • Không để ẩm độ không khí quá cao trong suốt quá trình nuôi sợi • Kiểm tra nguồn giống mẹ cẩn thận trước khi dùng • Dùng giống kháng mốc
  12. Trichoderma sp. trên cơ chất bông thải Trichoderma sp. trên quả thể Thể bó của Hypocrea sp. trên cơ chất bông thải
  13. • Mốc đen (Doratomyces stemonitis) – Nguyên nhân • Có sự mất cân bằng về thành phần cơ chất, đặc biệt do có sự vượt trội lớn của các cacbon-hydrat đơn giản • Phát triển mạnh hơn rất nhiều khi cơ chất dư ẩm – Biểu hiện • Sợi nấm sẫm màu, hình thành cơ quan sinh bào tử dạng râu cứng màu đen có thể dài tới 2 mm trên đất phủ hoặc trên sợi rơm dùng làm cơ chất • Ảnh hưởng không nhiều tới năng suất nấm – Phòng trừ • Thanh trùng cơ chất tốt, lên men phụ tốt
  14. • Mốc nâu quế (Peziza ostracoderma, thể hữu tính; Chromelosporium fulvum, thể vô tính) – Nguyên nhân • Ẩm độ không khí luôn duy trì cao (90-95%) kết hợp với nhiệt độ cao • Là dạng nấm cơ hội cho nên thường xuất hiện trong vòng 1 tuần tới 1,5 tuần sau khi phủ đất – Biểu hiện • Hình thành một đám sợi tròn, màu trắng trên đất phủ từ 1 điểm bị nhiễm, sau vài ngày sẽ hình thành bào tử vô tính màu vàng nâu, đồng thời đám sợi trắng cũng nhanh chóng chuyển sang màu nâu vàng; Vẫn duy trì một lớp sợi màu trắng, dày ở viền xung quanh • Mốc này thường kém cạnh tranh cho nên lai mọc trên đất phủ được khử trùng kỹ. Khi nhiệt độ thấp xuống, độ ẩm giảm đi do thông gió thi mốc này sẽ tự nhiên biến mất • Không ảnh hưởng nhiều tới nấm chỉ làm lứa thứ 1 chậm đi vài ngày – Phòng trừ • Thông gió ngay sau khi phủ đất, khống chế độ ẩm thấp hơn 95% • Không nên dùng hóa chất tiệt trùng đất phủ quá kỹ
  15. Một số mốc ký sinh • Mốc tơ nhện (Cladobotryum dendroides, thể hữu tính; Hypomyces rocellus thể vô tính) – Nguyên nhân • Ẩm độ không khí và nhiệt độ cao • Xâm nhiễm nhờ gió hoặc theo đất phủ • Thường xuất hiện ở lứa nấm cuối, đôi khi xuất hiện ở ngay lứa 1 – Biểu hiện • Xảy ra trên đất phủ, thường bắt đầu từ nơi có nấm con chết hoăc trên phần cuống nấm sót lại sau thu hoạch; Sau đó lan truyền rất nhanh chóng trên đất phủ hình thành lên một mảng sợi dạng mạng nhện màu trắng. Mốc lan càng nhanh hơn nếu như ẩm độ và nhiệt độ không khí cao. • Khi bị mốc bao trùm nấm con sẽ bị mất màu rồi chết. Khi hệ sợi mốc dày lên chúng có màu đỏ hồng hoặc màu vàng nhạt – Lây lan • Bằng bào tử hoặc nằm sẵn trong đất – Phòng trừ • Phun 2% formalin thuong mại (40%) lên mặt cơ chất trước phủ đất và bề mặt đất phủ sau phủ đất • Loại bỏ nấm chết, cuống nấm • Xịt trực tiếp 2% formalin thương mại vào chỗ bị nhiễm, trong trường hợp bị nhiễm nặng có thể dùng benomyl, carbendazim tưới vào những nơi bị nhiễm
  16. • Mốc bong bóng ướt (wet bubble) (Mycogone perniciosa) – Nguyên nhân: • Do khử trùng đất phủ không được xử lý tốt – Hiện tượng • Nấm con bị nhiễm bệnh sẽ phát triển thành một khối không có hình thù nhất định, bao phủ bên ngoài bởi 1 lớp sợi mà sau đó sẽ chuyển sang màu be nâu. Tiếp theo hình thành các giọt dịch nâu đỏ chứa vi khuẩn gây thối và bào tử, sinh các bong bóng. Nấm bệnh sinh ra mùi thối đặc trưng • Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng nấm vì khả năng lây lan rất mạnh – Lây lan • Bằng bào tử và hệ sợi thông qua đất phủ bị nhiễm,bụi torng không khí, ruồi nấm, con người (hái nấm), khay hái nấm, thiết bị
  17. • Mốc bong bóng khô (Dry bubble) (Verticilium fungicola) – Nguyên nhân: tương tự wet bubble – Biểu hiện ở nấm Mỡ • Nấm con bị nhiễm bệnh sẽ hình thành dạng củ hành đặc trưng, cuống lớn hơn mũ. Sau đó cuống thường bị nứt chẻ ra do các tế bào bị nhiễm không phát triển nữa, phần chẻ ra sẽ bị uốn cong lên. Nếu mũ nấm bị hiện tượng này thì ngưới ta gọi là dạng “sứt môi” • Bệnh này lây lan rất mạnh thông qua đất phủ mà không mọc trong cơ chất. Đặc biệt khi nhiệt độ không khí cao trên 20oC – Lây lan: tương tự wet bubble – Phòng trừ • Đặc biệt chú trọng đến điều kiện vệ sinh môi trường • Khống chế ruồi nấm • Thiết lập hệ thống lọc không khí trước khi thổi vào nhà trồng nấm • Xử lý đất phủ thật cẩn thận theo đúng quy trình • Khi mới bị nhiễm cần phun 2% formalin (40%). Thu gom mẫu bị bệnh vào bịch nilon và mang ra khỏi nơi trồng nấm • Nêu bị nhiễm nặng cần xây dựng một quy trình dùng hệ thống thuốc nấm để xử lý • Không hái các nấm bị bệnh chung với nấm không bệnh trong quá trinh thu hoạch • Làm việc theo đúng trình tự: Nhà nấm mới trước, nhà nấm cũ sau • Cần khử trùng nhà bị nhiễm bằng hơi nước 70oC trong 12 h
  18. Bệnh hại do virus • Ở nấm mỡ: Ngưới ta đã biết 1 loại virus gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. • Ghi nhận đầu tiên năm 1948, trang trại anh em nhà La France, Mỹ do công của Dr. J.W. Sinden. Do vậy còn có tên là “bệnh La France” • Khi phát hiện ở Anh, người ta đặt tên là “die-back” do gây chết sợi nấm trên mặt cơ chất • 1962 mới được xác định là bệnh virus, ngưới ta đã luôn luôn tìm thấy các dạng hình cầu và hình que trong các cá thể nấm bệnh • Sợi nấm bệnh có thể truyền bệnh cho sợi nấm khỏe mạnh • 1963 Schisler và cộng sự phát hiện bệnh này có thể lây lan qua bào tử của nấm bị bệnh
  19. Thiệt hại sản xuất nấm Mỡ do virus
  20. Nghiên cứu về bệnh Die-back • Tìm thấy 3 dạng virus trong quả thể nấm bệnh: hình cầu 25 nm; 34 nm và dạng trụ kích thước 19 X 50 nm • Khi bị gây nhiễm chủ động bởi các dạng virus trên thì quả thể nấm có các triệu chứng của bệnh, đồng thời có thể tái phân lập 3 dạng virus trên, do đó có thể kết luận 3 dạng virus trên chính là nguyên nhân gây bệnh die-back • Ở Hà Lan, người ta nhận thấy sợi nấm không bị chết, mà chỉ mọc rất yếu trên đất phủ • Các TN ở Horst – Hà lan cũng cho thấy bệnh này lây lan qua hệ sợi và cả bào tử nấm
  21. • TN về sức sống của bào tử bị nhiễm virus – 4oC trong 16 năm bào tử mang mầm bệnh vẫn có thể nảy mầm và tiếp tục gây bệnh – Nhiệt độ phòng sau 2,5 năm, bào tử nhiễm bệnh mất hẳn khả năng nảy mầm – Gia nhiệt trong 30 phút ở các nhiệt độ 50oC, 52oC, 53oC và 54oC; chỉ có ở 54oC mới gây chết bào tử nhiễm bệnh. Các nhiệt độ còn lại bào tử vẫn nảy mầm và hệ sợi tiếp tục mang virus Nhiệt độ không xử lý được virus
  22. Mối liên hệ giữa thời điểm nhiễm virus và năng suất nấm
  23. Những thời điểm là cơ hội cho virus xâm nhiễm • Cấy giống và thời gian nuôi sợi • Lên giàn cơ chất đã cấy giống • Thời điểm bổ sung dinh dưỡng • Trộn thêm cơ chất đã mọc giống vào đất phủ
  24. Con đường lây nhiễm • Hệ thống thông gió và gió tự nhiên • Các loại ruồi, côn trùng phá hại nấm • Vật dụng sản xuất • Phương tiện vận chuyển • Trang phục người lao động • Tồn tại trong nhà nuôi trồng do không thanh trùng kỹ • Vệ sinh nhà trồng, giàn giá và sàn nhà kém
  25. Biểu hiện của nấm Mỡ bị nhiễm virus • Mức độ thể hiện rất khác nhau tùy thuộc thời điểm nhiễm, số lượng bào tử mang bệnh • Hình thái quả thể nấm nhiễm bệnh cũng có nhiều dạng khác biệt • giai đoạn sợi phát triển trong cơ chất, không có sự khác biệt nào giữa hệ sợi nhiễm virus và không nhiễm virus • Sau phủ đất, sợi nhiễm khó hoặc hoàn toàn không mọc lên đất phủ. Có trường hợp đã mọc lên được thì lại bị chết trở lại • Ở lứa 1 (thường chậm hơn), quả thể có chất lượng rất kém, mọc thành đám liền gốc quanh vùng nhiễm virus (tạo 1 khoảng trống) • Cuống nấm dài, cong. Mũ nhỏ và phẳng, mũ và cuống gần như tạo thành 1 khối dạng dùi trống • Vòng nấm thấp, cuống thường thót lại ở cả 2 đầu • Màu trắng xám tới nâu, kích thước nhỏ, phát triển chậm và nở dù sớm • Một số quả thể có màu nâu sẫm, nhầy nhớt do vi khuẩn cơ hội tấn công
  26. Bệnh virus ở nấm Sò • Do 2 loại virus cùng kích thước gây nên (OMIV-I và OMIV-II) • Cùng có kích thước 30 nm đường kính. Khác nhau về vỏ protein và ds-RNA • Biểu hiện của nấm bệnh rất giống với bệnh La France của nấm Mỡ • Hệ sợi nấm nhiễm bệnh phát triển rất chậm
  27. Bệnh virus ở nấm Sò
  28. Phòng chống bệnh virus nấm • Sử dụng giống kháng virus Agaricus bitorquis • Gia nhiệt phòng trồng nấm sau mỗi chu kỳ nuôi trồng • Che phủ giàn nấm sau khi cấy giống • Khi đã bị nhiễm xịt formalin 2% vào vùng bị nhiễm rồi phủ kín lại bằng nilon
  29. Bệnh hại do vi khuẩn • Bệnh đốm nâu (Pseudomonas tolaasii) – Gây thiệt hại 5 – 15% tổng sản lượng – Nguyên nhân • Do nước đọng trên bề mặt quả thể nấm trong khoảng từ 2-3 h – Biểu hiện • Những đốm nâu trên bề mặt mũ nấm – Lây lan • Theo đất phủ, đôi khi tồn tại trong cơ chất nếu điều kiện vệ sinh kém • Ẩm độ không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh • Theo nước tưới • Theo hoạt động của ngưới lao động • Theo ruồi , nhện nấm
  30. Bệnh đốm nâu ở nấm Sò
  31. – Phòng trừ • Giữ nhà nấm ở nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp • Làm khô bề mặt mũ nấm sau khi tưới trong vòng 2-3h • Tưới 125 ml Chlorine (10%)/100 lít nước/100m2 giàn từ lứa đầu để phòng bệnh • Tưới với liều gấp 2 để chữa nấm đã bị nhiễm bệnh • Bệnh Mummy (Pseudomonas sp.) – Quả thể bệnh có hình thái rất giống với bệnh die-back – Vi khuẩn sống bên trong tế bào nấm, nhưng rất khó tái nhiễm vào nấm – Hiện tượng • Quả thể có màu xám, nở dù sớm • Cuống cong, phần sát đất thường có 1 lớp “lông”, mũ nấm bị nghiêng • Nấm thường trở nên dai, xốp hoặc khô như da • Khi thu hoạch thường kéo theo một cục đất lớn • Khi cắt chân nấm sẽ tạo nên âm thanh đặc biệt, vết cắt có màu nâu đỏ
  32. – Lây lan • Theo hệ sợi, không theo bào tử (Tốc độ lây lan 10 – 30 cm/ngày); không lây lan từ giàn này sang giàn khác – Phòng trừ • Khi đã bị nhiễm, tạo 1 đường ngăn cách 1,5m bên cạnh khu vực bị nhiễm, chuyển toàn bộ phần cơ chất và đất phủ ra khỏi nơi nuôi trồng nấm. • Xử lí 2% formalin (40%) nền giàn và cạnh mặt cắt khối cơ chất • Khu vực nhiễm cần hái sạch nấm bệnh, tưới 2% formalin rồi phủ kín bằng nilon • Gia nhiệt nhà trồng nấm 70oC,12h sau khi thu hoạch xong • Khủ trùng những phần vật liệu bằng gỗ trong nhà nấm thật cẩn thận • Thay đổi chủng giống khác • Tăng cường công tác vệ sinh
  33. Côn trùng hại nấm • Sciarid (Lycoriella mali) Cá thể trưởng thành dài 2 mm, đẻ 100-130 trứng/lần Trứng nở sau 4-5 ngày ở 20oC Ấu trùng: 6-12 cm, ăn sợi nấm, nấm con và cả nấm trưởng thành Sinh trưởng và phát triển kém ở nhiệt độ dưới 15oC và trên 30oC
  34. Ruồi Scaptosids (Coboldia fuscipes) • Ruồi mùa hè • Ấu trùng ăn sợi và làm mục cơ chất • Cả cá thể trưởng thành lẫn ấu trùng đều là vật chủ trung gian mang nhện nấm và các loại bệnh khác • Ấu trùng phát triển tốt ở nhiệt độ >25oC, ở nhiệt độ< 20oC phát triển chậm
  35. Ruồi Cecids (Mycophila sp.) • Cá thể trưởng thành có KT nhỏ (<1mm) • Ấu trùng 1-3 mm, hút dinh dưỡng từ hệ sợi, đồng còn thời tấn công cả cuống nấm và mũ nấm • Có khả năng sinh sản ấu thể nên số lượng ruồi được nhân lên rất nhanh chóng (14-20 con chị em trong vòng 6 ngày). • Bịch nấm có màu cam nếu số lượng ấu trùng lớn
  36. Ruồi Phorids • Cá thể trưởng thành dài 2-4 mm • Ấu trùng 4-6 mm • Ấu trùng ăn sợi nấm và tạo hang hốc trong quả thể nấm. • Phorids gây bệnh trong mùa hè, nhưng chúng gây hại ít hơn các loại ruồi khác
  37. Ruồi Mycetophil (Mycetophila sp.) • Cá thể trưởng thành có KT lớn • Ấu trùng KT 15-20mm, màu nâu xám, tạo kén cùng với các sợi mảnh trong cơ chất hoặc quả thể. Quả thể nấm bị chuyển sang mầu nâu và ngưng phát triển • Ấu trùng tạo nhiều hang hốc trong quả thể nấm
  38. Nhện nấm (Tarsonemus sp. và Histiostoma sp.) • Kích thước rất nhỏ thường không quan sát được bằng mắt thường • Ăn sợi nấm và quả thể • Là trung gian truyền bệnh, tuyến trùng • Gây ngứa ngáy, khó chịu trên da của người trồng nấm
  39. Bệnh tuyến trùng • Ăn cơ chất, làm giảm năng suất nấm • Vật trung gian mang bệnh vi khuẩn, làm cơ chất trở nên đen và ướt, có mùi hôi giống nấm không phát triển được. Làm giảm năng suất nghiêm trọng
  40. Phòng chống • Hệ thống vệ sinh là yếu tố quan trọng nhất • Dọn sạch và khử trùng nhà nuôi trồng cẩn thận • Dọn sạch rác, cỏ dại, các mảnh vụn nấm, vật chứa nước bên trong và ngoài nhà nấm • Ngăn chặn côn trùng bằng lưới có lỗ nhỏ hơn 0,5 mm. Đóng kín các cửa, đặc biệt trong giai đoạn cấy giống và nuôi sợi • Khử trùng cơ chất kỹ • Đốt nhang trừ muỗi để diệt ruồi nấm cũng rất hiệu quả
  41. “Bệnh” do điều kiện vi môi trường không phù hợp • Nồng độ CO2 và hình thái quả thể
  42. Nhiệt độ và hình thái quả thể
  43. Ẩm độ và hình thái quả thể - Nhiệt độ cao, ẩm độ cao:Mũ nhỏ, cuống dài; màu mũ sáng hơn, lõm ở giữa mũ - Nhiệt độ cao, ẩm độ thấp: Mép mũ mỏng, giòn; Mũ có dạng dù; màu mũ rất nhạt Cuống rất dày. - Nhiệt độ thấp, ẩm độ thấp: Màu mũ nâu sậm; Cuống dày, phần giữa cuống phình lên hay có dạng phễu; Quả thể phát triển chậm và cho năng suất thấp - Nhiệt độ thấp, ẩm độ cao: Hình thành quả thể mạnh, phát triển chậm, số quả thể ít
  44. Chế độ tưới nước • Quá nhiều nước dễ dẫn tới các loại bệnh nấm • Quá ít nước: năng suất thấp,cơ chất bị co lại • Quả thể có màu nâu • Hệ sợi và quả thể mới sẽ hình thành trên quả thể già
  45. Chế độ thông thoáng • Quá thiếu thông thoáng: dẫn tới phát sinh các loại bệnh nấm, bệnh vi khuẩn; thiếu oxy, dư CO2 • Quá thông thoáng, lưu lượng và tốc độ gió lớn: khô và nứt nấm, năng suất thấp