Báo cáo thu hoạch môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Phân tích nội dung, những nguyên lý sáng tạo có trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng thông dụng" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - T

pdf 28 trang phuongnguyen 12151
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thu hoạch môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Phân tích nội dung, những nguyên lý sáng tạo có trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng thông dụng" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - T", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_thu_hoach_mon_hoc_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_tr.pdf

Nội dung text: Báo cáo thu hoạch môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học - Đề tài: "Phân tích nội dung, những nguyên lý sáng tạo có trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng thông dụng" - Đại học Quốc gia TP.HCM-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Năm 2012 - T

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN  BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH NỘI DUNG, NHỮNG NGUYÊN LÝ SÁNG TẠO CÓ TRONG CÁC MẪU THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG THÔNG DỤNG LỚP: KHMT-K22 HỌ TÊN: Trần Mạnh Linh MSHV : 1211038 Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2012
  2. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Mục lục Mục lục 1 Lời mở đầu: 2 A. Tổng quan về Design pattern. 3 I. Lịch sử design pattern 3 II. Design pattern là gì ? 4 B. Hệ thống các mẫu design pattern 5 I. Hệ thống các mẫu 5 1. Nhóm Creational 5 2. Nhóm Structural 5 3. Nhóm Behavioral 5 4. Các mẫu thiết kế thông dụng, có tần suất sử dụng cao: 6 Các mẫu để tạo mới - Creational patterns 6 Các mẫu cấu trúc - Structural patterns 6 Các mẫu ứng xử - Behavioral patterns 6 II. Phân tích nội dung và tính sáng tạo trong các mẫu Design pattern 6  Nhóm Creational 6 1. Abstract factory: 6 2. Builder: 8 3. Factory Method: 9 4. Prototype: 13 5. Singleton: 14  Nhóm Structural 16 6. Adapter: 16 7. Composite: 17 8. Proxy: 19  Nhóm Behavioral 21 9. Command: 21 10. Observer: 23 11. Strategy: 24 12. Template Method: 26 1
  3. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Lời mở đầu: Một dân tộc không sáng tạo sẽ trở nên hủ bại - GS Tom Cannon Câu chuyện ngủ quên và tự hài lòng của người Anh suốt 70 năm sau Thế chiến II trong khi một phần khác của thế giới đang không ngừng sáng tạo và sáng tạo lại để giành những vị thế hàng đầu trong nền kinh tế toàn cầu mà GS Tom Cannon đã từng chia sẻ tại buổi bàn tròn trực tuyến “Tương lai Việt Nam – con đường của sự sáng tạo” rất đáng để chúng ta suy ngẫm. Mỗi một con người, mỗi một dân tộc, thậm chí mỗi một cỗ máy nếu không có sự sáng tạo liên tục và kế tiếp sẽ rơi vào tình trạng bất động. Trong tình trạng bất động ấy, chúng ta có thể nói một cách văn chương hay một cách thực tế rằng nó đồng nghĩa với cái chết. Sáng tạo, đó là nguồn lực cơ bản với tiềm năng bất tận của con người, là cốt lõi của sự phát triển, là tất yếu cho sự cải tạo thế giới, giúp sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Với những kiến thức, câu chuyện được thầy Hoàng Kiếm truyền thụ trong thời gian học, em lại càng hiểu và thấy rõ sự kỳ diệu của sáng tạo, trở nên yêu thích và muốn áp dụng những phương pháp sáng tạo vào thực tiễn. Chân thành cám ơn thầy Hoàng Kiếm, thầy đã dạy rất nhiệt tình, chân thành, tạo cho học viên tâm lý thoải mái khi học, tiếp thu những kiến thức quý báu. Trong ngành công nghệ thông tin ngày nay, môi trường tin học là môi trường sự sáng tạo được nảy sinh, phát triển rất đa dạng phong phú. Trong chủ đề này em xin phân tích nội dung, sự xuất hiện của 40 nguyên tắc sáng tạo trong các mẫu thiết kế thông dụng thường được áp dụng trong công nghệ phần mềm. 2
  4. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng A. Tổng quan về Design pattern. I. Lịch sử design pattern Ý tưởng dùng mẫu xuất phát từ ngành kiến trúc, Alexander, Ishikawa, Silverstein, Jacobson, Fiksdahl-King và Angel (1977) lần đầu tiên đưa ra ý tưởng dùng các mẫu chuẩn trong thiết kế xây dựng và truyền thông. Họ đã xác định và lập sưu liệu các mẫu có liên quan để có thể dùng để giải quyết các vấn đề thường xảy ra trong thiết kế các cao ốc. Mỗi mẫu này là một cách thiết kế, chúng đã được phát triển hàng trăm năm như là các giải pháp cho các vấn đề mà người ta làm trong lĩnh vực xây dựng thường gặp. Các giải pháp tốt nhất có được ngày hôm nay là qua một quá trình sàng lọc tự nhiên. Mặc dù nghành công nghệ phần mềm không có lịch sử phát triển lâu dài như nghành kiến trúc, xây dựng nhưng Công nghệ phần mềm là một ngành công nghiệp tiên tiến, tiếp thu tất cả những gì tốt đẹp nhất từ các ngành khác. Mẫu được xem là giải pháp tốt để giải quyết vấn đề xây dựng hệ thống phần mềm. Suốt những năm đầu 1990, thiết kế mẫu được thảo luận ở các hội thảo workshop, sau đó người ta nổ lực để đưa ra danh sách các mẫu và lập sưu liệu về chúng. Những người tham gia bị dồn vào việc cần thiết phải cung cấp một số kiểu cấu trúc ở một mức quan niệm cao hơn đối tượng và lớp để cấu trúc này có thể được dùng để tổ chức các lớp. Đây là kết quả của sự nhận thức đựơc rằng việc dùng các kỹ thuật hướng đối tượng độc lập sẽ không mang lại những cải tiến đáng kể đối với chất lượng cũng như hiệu quả của công việc phát triển phần mềm. Mẫu được xem là cách tổ chức việc phát triển hướng đối tượng, cách đóng gói các kinh nghiệm của những ngưòi đi trước và rất hiệu quả trong thực hành. Năm 1994 tại hội nghị PLoP( Pattern Language of Programming Design) đã được tổ chức. Cũng trong năm này quyển sách Design patterns: Elements of Reusable Object Oriented Software (Gamma, Johnson,Helm và Vhissdes,1995) đã được xuất bản đúng vào thời điểm diễn ra hội nghị OOPSLA’94. Đây là một tài liệu còn phôi thai trong việc làm nỗi bật ảnh hưởng của mẫu đối với việc phát triển phần mềm, sự đóng góp của nó là xây dựng các mẫu thành các danh mục (catalogue) với định dạng chuẩn được dùng làm tài liệu cho mỗi mẫu và nổi tiếng với tên Gang of Four (bộ tứ), và các mẫu nó thường 3
  5. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng được gọi là các mẫu Gang of Four. Còn rất nhiều các cuốn sách khác xuất hiện trong 2 năm sau, và các định dạng chuẩn khác được đưa ra. Năm 2000 Evitts có tổng kết về cách các mẫu xâm nhập vào thế giới phần mềm (sách của ông lúc bấy giờ chỉ nói về những mẫu có thể được sử dụng trong UML chứ chưa đưa ra khái niệm những mẫu thiết kế một cách tổng quát). Ông công nhận Kent Beck và Ward Cunningham là những người phát triển những mẫu đầu tiên với SmallTalk trong công việc của họ được báo cáo tại hội nghị OOPSLA’87. Có 5 mẫu mà Kent Beck và Ward Cunningham đã tìm ra trong việc kết hợp các người dùng của một hệ thống mà họ đang thiết kế. Năm mẫu này đều được áp dụng để thiết kế giao diện người dùng trong môi trường Windows. II. Design pattern là gì ? Design patterns là tập các giải pháp cho cho vấn đề phổ biến trong thiết kế các hệ thống máy tính. Đây là tập các giải pháp đã được công nhận là tài liệu có giá trị, những người phát triển có thể áp dụng giải pháp này để giải quyết các vấn đề tương tự. Giống như với các yêu cầu của thiết kế và phân tích hướng đối tượng (nhằm đạt được khả năng sử dụng các thành phần và thư viện lớp), việc sử dụng các mẫu cũng cần phải đạt được khả năng tái sử dụng các giải pháp chuẩn đối với vấn đề thường xuyên xảy ra. Christopher Alexander nói rằng: ”Mỗi một mẫu mô tả một vấn đề xảy ra lặp đi lặp lại trong môi trường và mô tả cái cốt lõi của giải pháp để cho vấn đề đó. Bằng cách nào đó bạn đã dùng nó cả triệu lần mà không làm giống nhau 2 lần”. Design pattern không phải là một phần của UML cốt lõi,nhưng nó lại đựơc sử dụng rộng rãi trong thiết kế hệ thống hướng đối tượng và UML cung cấp các cơ chế biểu diễn mẫu dưới dạng đồ hoạ. 4
  6. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng B. Hệ thống các mẫu design pattern I. Hệ thống các mẫu Hệ thống các mẫu design pattern hiện có 23 mẫu được định nghĩa trong cuốn “Design patterns Elements of Reusable Object Oriented Software”. Hệ thống các mẫu này có thể nói là đủ và tối ưu cho việc giải quyết hết các vấn đề của bài toán phân tích thiết kế và xây dựng phần mềm trong thời điểm hiện tại.Hệ thống các mẫu design pattern được chia thành 3 nhóm: Creational, nhóm Structural,nhóm behavioral. 1. Nhóm Creational Gồm có 5 pattern: AbstractFactory, Abstract Method, Builder, Prototype, và Singleton. Nhóm này liên quan tới việc tạo ra các thể nghiệm (instance) của đối tượng, tách biệt với cách được thực hiện từ ứng dụng. Muốn xem xét thông tin của các mẫu trong nhóm này thì phải dựa vào biểu đồ nào phụ thuộc vào chính mẫu đó, mẫu thiên về hành vi hay cấu trúc. 2. Nhóm Structural Gồm có 7 mẫu: Adapter, Bridge, Composite, Decorator, Facade, Proxy, và Flyweight. Nhóm này liên quan tới các quan hệ cấu trúc giữa các thể nghiệm, dùng kế thừa,kết tập, tương tác. Để xem thông tin về mẫu này phải dựa vào biểu đồ lớp của mẫu. 3. Nhóm Behavioral Gồm có 11 mẫu : Interpreter, Template Method, Chain of Responsibility, Command, Iterator, Mediator, Memento, Observer, State, Strategy và Visitor.Nhóm này liên quan đến các quan hệ gán trách nhiệm để cung cấp các chức năng giữa các đối tượng trong hệ thống. Đối với các mẫu thuộc nhóm này ta có thể dựa vào biểu đồ cộng tác và biểu đồ diễn tiến. Biểu đồ cộng tác và biểu đồ diễn tiến sẽ giải thích cho ta cách chuyển giao của các chức năng. 5
  7. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng 4. Các mẫu thiết kế thông dụng, có tần suất sử dụng cao: Trong tiểu luận này em xin trình bày nội dung, phân tích tính sáng tạo trong 12 mẫu thiết kế thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ phần mềm sau: Các mẫu để tạo mới - Creational patterns Abstract factory pattern Builder Factory method pattern Prototype Singleton Các mẫu cấu trúc - Structural patterns Adapter Composite Proxy Các mẫu ứng xử - Behavioral patterns Command Observer Strategy Template method II. Phân tích nội dung và tính sáng tạo trong các mẫu Design pattern  Nhóm Creational 1. Abstract factory: a) Vấn đề đặt ra: Chúng ta có thể để ý thấy trong các hệ điều hành giao diện đồ hoạ, một bộ công cụ muốn cung cấp một giao diện người dùng dựa trên chuẩn look-and-feel, chẳng hạn như chương trình trình diễn tài liệu power point. Có rất nhiều kiểu giao diện look-and-feel và cả những hành vi giao diện người dùng khác nhau được thể hiện ở đây như thanh cuộn tài 6
  8. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng liệu (scroll bar), cửa sổ (window), nút bấm (button), hộp soạn thảo (editbox), Nếu xem chúng là các đối tượng thì chúng ta thấy chúng có một số đặc điểm và hành vi khá giống nhau về mặt hình thức nhưng lại khác nhau về cách thực hiện. Chẳng hạn đối tượng button và window, editbox có cùng các thuộc tính là chiều rộng, chiều cao,toạ độ, Có các phương thức là Resize(), SetPosition(), Tuy nhiên các đối tượng này không thể gộp chung vào một lớp được vì theo nguyên lý xây dựng lớp thì các đối tượng thuộc lớp phải có các phương thức hoạt động giống nhau. Trong khi ở đây tuy rằng các đối tượng có cùng giao diện nhưng cách thực hiện các hành vi tương ứng lại hoàn toàn khác nhau. Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một lớp tổng quát, có thể chứa hết được những điểm chung của các đối tượng này để từ đó có thể dễ dàng sử dụng lại, ta gọi lớp này là WidgetFactory.Các lớp của các đối tượng window, button,editbox kế thừa từ lớp này.Trong thiết kế hướng đối tượng, xây dựng một mô hình các lớp như thế được tối ưu hoá như sau: lớp WidgetFactory chính là 1 AbstractFactory. b) Định nghĩa: Mẫu AbstractFactory là một mẫu thiết kế mà cung cấp cho trình khách một giao diện cho một họ hoặc một tập các đối tượng thuộc các lớp khác nhau nhưng có cùng chung giao diện với nhau mà không phải trực tiếp làm việc với từng lớp con cụ thể. 7
  9. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng c) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Ta thấy rõ nét mẫu AbstractFactory hoạt động dựa trên nguyên lý sáng tạo nguyên lý kết hợp, lớp Abstract Factory đã kết hợp các đối tượng tương tự lại với nhau, dẫn đến một sự nhất thống, dễ quản lý, và tính hình tượng rất cao. 2. Builder: a) Vấn đề đặt ra: Trong những ứng dụng lớn, với nhiều các chức năng phức tạp và mô hình giao diện đồ sộ.Việc khởi tạo ứng dụng thường gặp nhiều khó khăn. Chúng ta không thể dồn tất cả công việc khởi tạo này cho một hàm khởi tạo .Vì như thế sẽ rất khó kiểm soát hết, và hơn nữa không phải lúc nào các thành phần của ứng dụng cũng được khởi tạo một cách đồng bộ. Có thành phần được tạo ra vào lúc dịch chương trình nhưng cũng có thành phần tuỳ theo từng yêu cầu của người dùng, tuỳ vào hoàn cảnh của ứng dụng, mà nó sẽ được tạo ra. Do vậy người ta giao công việc này cho một đối tượng chịu trách nhiêm khởi tạo, và chia việc khởi tạo ứng dụng riêng rẽ, để có thể tiến hành khởi tạo riêng biệt ở các hoàn cảnh khác nhau. Hãy tưởng tượng việc tạo ra đối tượng của ta giống như như việc chúng ta tạo ra chiếc xe đạp. Đầu tiên ta tạo ra khung xe, sau đó tạo ra bánh xe, chúng ta tạo ra buđông xe, xích, líp, Việc tạo ra các bộ phận này không nhất thiết phải đựơc thực hiện một cách đồng thời hay theo một trật tự nào cả, và nó có thể được tạo ra một cách độc lập bởi nhiều người. Nhưng trong một mô hình sản xuất như vậy, bao giờ việc tạo ra chiếc xe cũng được khép kín để tạo ra chiếc xe hoàn chỉnh, đó là nhà máy sản xuất xe đạp.Ta gọi đối tượng nhà máy sản xuất xe đạp này là builder ( người xây dựng). b) Định nghĩa: Builder là mẫu thiết kế hướng đối tượng được tạo ra để chia một công việc khởi tạo phức tạp của một đối tượng ra riêng rẽ từ đó có thể tiến hành khởi tạo đối tượng ở các hoàn cảnh khác nhau. 8
  10. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng c) Sơ đồ UML: Builder (VehicleBuilder): chỉ ra một giao diện trừu tượng cho việc tạo ra các phần của một đối tượng Product. ConcreteBuilder (MotorCycleBuilder, CarBuilder, ScooterBuilder): xây dựng và lắp ráp các phần của dẫn xuất bằng việc cài đặt bổ sung giao diện Builder. Định nghĩa và giữ liên kết đến đại diện mà nó tạo ra. Cung cấp một giao diện cho việc gọi dẫn xuất ra. Director (Shop): xây dựng một đối tượng sử dụng giao diện Builder. Product (Vehicle): biểu diễn các đối tượng phức tạp.ConcreteBuilder dựng nên các đại diện bên trong của dẫn xuất và định nghĩa quá trình xử lý bằng các thành phần lắp ráp của nó. Gộp các lớp mà định nghĩa các bộ phận cấu thành, bao gồm các giao diện cho việc lắp ráp các bộ phận trong kết quả cuối cùng. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Nguyên lý phân nhỏ đã được áp dụng trong mẫu Builder, công việc phức tạp khi khởi tạo một đối tượng được chia ra riêng rẽ để dễ quản lý, điều khiển theo ý người lập trình. 3. Factory Method: a) Vấn đề đặt ra: Các Framework thường sử dụng các lớp trừu tượng để định nghĩa và duy trì mối quan hệ giữa các đối tượng. Một framework thường đảm nhiệm việc tạo ra các đối tượng hoàn 9
  11. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng chỉnh. Việc xây dựng một framework cho ứng dụng mà có thể đại diện cho nhiều đối tượng tài liệu cho người dùng. Có 2 loại lớp trừu tượng chủ chốt trong framework này là lớp ứng dụng và tài liệu. Cả 2 lớp đều là lớp trừu tượng, và trình khách phải xây dựng các dẫn xuất, các lớp con để hiện thực hoá, tạo ra đối tượng phù hợp với yêu cầu của ứng dụng. Chẳng hạn để tạo ra một ứng dụng drawing, chúng ta định nghĩa một lớp DrawingApplication và một lớp DrawingDocument. Lớp ứng dụng chịu trách nhiệm quản lý tài liệu và chúng ta sẽ tạo ra chúng khi có nhu cầu ( chẳng hạn khi người dùng chọn Open hoặc New từ menu). Bởi vì một lớp Document cá biệt như thế này được tạo ra từ các dẫn xuất của lớp Abstract Document (trong framework) để đưa ra các thể nghiệm cho một ứng dụng Drawing, lớp ứng dụng không thể biết trước được lớp dẫn xuất của Abstract Document nào sẽ được tạo ra để trình bày, mà nó chỉ biết khi nào một đối tượng tài liệu nào nên được tạo chứ không biết loại đối tượng tài liệu nào để tạo. Điều này tạo ra một sự tiến thoái lưỡng nan: framework phải thể nghiệm một lớp, nhưng nó chỉ biết về lớp trừu tượng của nó, mà lớp trừu tượng này lại không thể thể nghiệm trực tiếp được.Nếu ai từng làm việc với giao diện ứng dụng đơn tài liệu và đa tài liệu trong ngôn ngữ Visual C++, chúng ta cũng sẽ bắt gặp một vấn đề tương tự. Đối tượng MainFrame có thể tạo ra một dối tượng view mỗi khi người dùng nhấn chuột vào menu View hay Open, nhưng MainFrame hoàn toàn không hề biết một chút thông tin nào trước đó về View vì nó không chứa bất cứ một thể nghiệm nào của View. Tóm lại Factory method gói gọn lại việc tạo đối tượng. Điều này hữu dụng nếu quá trình tạo phức tạp. Ví dụ như nó phụ thuộc vào những điều chỉnh trong tập tin cấu hình hay phụ thuộc vào thông tin của người dùng nhập vào. Ví dụ: một chương trình đọc tập tin ảnh và tạo ảnh thumbnail của nó. Chương trình hỗ trợ nhiều định dạng ảnh khác nhau, và mỗi định dạng ảnh sẽ có một lớp hỗ trợ việc đọc tập tin. public interface ImageReader { public DecodedImage getDecodedImage(); } 10
  12. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng public class GifReader implements ImageReader { public GifReader( InputStream in ) { // check that it's a gif, throw exception if it's not, then if it is // decode it. } public DecodedImage getDecodedImage() { return decodedImage; } } public class JpegReader implements ImageReader { // } Mỗi khi chương trình đọc một ảnh, nó cần phải tạo một đối tượng phù hợp để đọc ảnh đó dựa vào những thông tin trong tập tin. Việc này có thể gói gọn trong factory method: public class ImageReaderFactory { public static ImageReader getImageReader( InputStream is ) { int imageType = figureOutImageType( is ); switch( imageType ) { case ImageReaderFactory.GIF: return new GifReader( is ); case ImageReaderFactory.JPEG: return new JpegReader( is ); // etc. } } } 11
  13. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng b) Định nghĩa: Factory Method là một giao diện cho việc tạo ra một đối tượng, nhưng để cho lớp dẫn xuất quyết định lớp nào sẽ được tạo.Factory method để cho một lớp trì hoãn sự thể nghiệm một lớp con. c) Sơ đồ UML: Product (Page): định nghĩa giao diện của các đối tượng mà Factory Method tạo ra. ConcreteProduct (SkillsPage, EducationPage, ExperiencePage): cài đặt giao diện Product. Creator (Document): khai báo Factory Method mà trả về một đối tượng của kiểu Product. Sự kiến tạo này cũng có thể định nghĩa một cài đặt mặc định của Factory Method trả về một đối tượng ConcreteProduct mặc định. Có thể gọi Factory Method để tạo ra một đối tượng Product. ConcreteCreator (Report, Resume): chồng lên Factory Method để trả về một thể nghiệm của một ConcreteProduct. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Nguyên lý năng động được thấy trong mẫu Factory method, Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau, chọn lựa phương thức cần thiết dựa vào thông tin đầu vào. 12
  14. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng 4. Prototype: a) Vấn đề đặt ra: Ta hãy xem xét trường hợp phát triển game, chúng ta có một nhà lính, người chơi có thể mua lính từ nhà lính này, trong nhà lính có ba loại lính đó là lính kiếm, lính cung, lính ngựa, mỗi khi người dùng nhấp mua một loại lính trong ba loại này, một đối tượng lính mới sẽ được tạo mới với các thuộc tính, phương thức đặc thù. Vấn đề xảy ra khi lập trình tới trường hợp người dùng chọn mua một loại lính mới chung ta sẽ làm thế nào? Tạo một đối tượng lính và gán các thuộc tính đặc trưng của loại lính đã được chọn? Làm như vậy sẽ rất tốn thời gian và dễ gây nhầm lẫn trong công việc gán. Mẫu prototype phát huy tác dụng trong trường hợp này, ta sẽ tạo mảng prototype chứa ba loại lính, gán tất cả các tính chất, phương thức thích hợp cho mỗi loại lính, viết hàm clone(nhân bản) cho mỗi loại lính và khi cần tạo một loại lính mới ta chỉ việc gọi hàm clone với đầu vào là loại lính nào. b) Định nghĩa: Prototype là mẫu thiết kế chỉ định ra một đối tượng đặc biệt để khởi tạo, nó sử dụng một thể nghiệm sơ khai rồi sau đó sao chép ra các đối tượng khác từ mẫu đối tượng này. c) Sơ đồ UML: 13
  15. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Prototype (ColorPrototype): khai báo một giao diện cho dòng vô tính của chính nó. ConcretePrototype (Color): cài đặt một thao tác cho dòng vô tính của chính nó. Client (ColorManager): tạo ra một đối tượng mới bằng việc yêu cầu một nguyên mẫu từ dòng vô tính của nó. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Tạo một đối tượng mới từ một đối tượng mẫu có sẵn, thấy rất rõ mẫu Prototype đã áp dụng nguyên lý sao chép (copy) trong các nguyên lý sáng tạo. 5. Singleton: a) Vấn đề đặt ra: Ta hãy xem xét về một đối tượng quản lý tài nguyên trong các ứng dụng. Mỗi ứng dụng có một bộ quản lý tài nguyên, nó cung cấp các điểm truy cập cho các đối tượng khác trong ứng dụng. Các đối tượng (ta gọi là đối tượng khách) có thể thực hiện lấy ra từ bộ quản lý tài nguyên những gì chúng cần và thay đổi giá trị nằm bên trong bộ quản lý tài nguyên đó. Để truy cập vào bộ quản lý tài nguyên đối tượng khách cần phải có một thể nghiệm của bộ quản lý tài nguyên, như vậy trong một ứng dụng sẽ có rất nhiều thể nghiệm của bộ quản lý tài nguyên được tạo ra. 14
  16. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Trong ví dụ trên hàm DoSomething() của ClientObject1 khi truy cập vào đối tượng thuộc lớp ResourceManager sẽ in ra màn hình X = 0; và đặt vào đó x = 100; Sau đó hàm Dosomething() của ClientObject2 khi truy cập vào đối tượng thuộc lớp ResourceManager sẽ in ra màn hình X = 0 và đặt vào đó x = 500; Rõ ràng là tài nguyên mà các đối tượng khách truy cập vào không thể hiện sự thống nhất lẫn nhau. Điều mà lẽ ra khi giá trị x trong ResourceManager bị ClientObject1 thay đổi thì ClientObject2 phải nhận biết được điều đó và in ra màn hình X=100 . Nhưng theo logic cài đặt ở trên thì khi đối tượng thuộc lớp ClientObject1 truy cập đến ResourceManager nó tạo ra một Instance và đặt thuộc tính x = 100; Đối tượng ClientObject2 truy cập đến ResourceManager nó tạo ra một Instance và đặt thuộc tính x = 500. Hai Instance này hoàn toàn độc lập nhau về vùng nhớ do đó mà tài nguyên x mà nó quản lý cũng là 2 tài nguyên độc lập với nhau.Vấn đề đặt ra là phải tạo ra một bộ quản lý tài nguyên hoàn hảo tạo ra mọi thể nghiệm giống nhau tại nhiều nơi nhiều thời điểm khác nhau trong ứng dụng. Singleton cung cấp cho ta một cách giải quyết vấn đề này. b) Định nghĩa: Singleton là mẫu thiết kế nhằm đảm bảo chỉ có duy nhất một thể nghiệm và cung cấp điểm truy cập của nó một cách thống nhất toàn cục. c) Sơ đồ UML: Singleton (LoadBalancer): định nghĩa một thao tác tạo thể nghiệm cho phép đối tượng khách truy nhập đến thể nghiệm đồng nhất của nó như một thao tác của lớp. Chịu trách nhiêm cho việc tạo ra và duy trì thể nghiệm đồng nhất của chính nó. 15
  17. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Việc tạo ra một và chỉ một thể hiện để dùng chung cho tất cả, sự thống nhất và tiết kiếm bộ nhớ được sử dụng triệt để làm ta có liên tưởng đến nguyên lý sáng tạo đồng nhất và nguyên lý liên tục tác động có ích, khắc phục vận hành không tải và trung gian, chỉ tạo ra một thể hiện duy nhất để sử dụng xuyên suốt.  Nhóm Structural 6. Adapter: a) Vấn đề đặt ra: Đôi khi một lớp công cụ được thiết kế cho việc sử dụng lại, lại không thể sử dụng lại chỉ bởi giao diện không thích hợp với miền giao diện đặc biệt mà một ứng dụng yêu cầu.Adapter đưa ra một giải pháp cho vấn đề này. Trong một trường hợp khác ta muốn sử dụng một lớp đã tồn tại và giao diện của nó không phù hợp với giao diện của một lớp mà ta yêu cầu.Ta muốn tạo ra một lớp có khả năng được dùng lại, lớp đó cho phép kết hợp với các lớp không liên quan hoặc không được dự đoán trước, các lớp đó không nhất thiết phải có giao diện tương thích với nhau.(Chỉ với đối tượng adapter) ta cần sử dụng một vài lớp con đã tồn tại, nhưng để làm cho các giao diện của chúng tương thích với nhau bằng việc phân lớp các giao diện đó là việc làm không thực tế, để làm được điều này ta dùng một đối tượng adapter để biến đổi giao diện lớp cha của nó. b) Định nghĩa: Adapter là mẫu thiết kế dùng để biến đổi giao diện của một lớp thành một giao diện khác mà clients yêu cầu. Adapter ngăn cản các lớp làm việc cùng nhau đó không thể làm bằng cách nào khác bởi giao diện không tương thích. 16
  18. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng c) Sơ đồ UML: Target: định nghĩa một miền giao diện đặc biệt mà Client sử dụng. Client: cộng tác với các đối tượng tương thích với giao diện Target. Adaptee: định nghĩa một giao diện đã tồn tại mà cần phải làm biến đổi cho thích hợp. Adapter: làm tương thích giao diện của Adaptee với giao diện của Target. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Nguyên lý sử dụng trung gian trong 40 nguyên lý sáng tạo được thể hiện rõ ở mẫu thiết kế này, dùng một đối tượng trung gian để chuyển đổi đối tượng không tương thích thành tương thích trong một môi trường nhất định, mẫu adapter là một mẫu khá hay và ta cũng bắt gặp nhiều trong thực tế như việc chuyển đổi định dạng phim, nhạc đối với các chương trình chơi phim, nhạc đa định dạng, 7. Composite: a) Vấn đề đặt ra: Các ứng dụng đồ họa như bộ soạn thảo hình vẽ và các hệ thống lưu giữ biểu đồ cho phép người sử dụng xây dựng lên các lược đồ phức tạp khác xa với các thành phần cơ bản, đơn giản. Người sử dụng có thể nhóm một số các thành phần để tạo thành các thành phần khác lớn hơn, và các thành phần lớn hơn này lại có thể được nhóm lại để tạo thành các thành phần lớn hơn nữa. Một cài đặt đơn giản có thể xác định các lớp cho các thành 17
  19. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng phần đồ họa cơ bản như Text và Line, cộng với các lớp khác cho phép hoạt động như các khuôn chứa các thành phần cơ bản đó. Nhưng có một vấn đề với cách tiếp cận này, đó là, mã sử dụng các lớp đó phải tác động lên các đối tượng nguyên thủy (cơ bản) và các đối tượng bao hàm các thành phần nguyên thủy ấy là khác nhau ngay cả khi hầu hết thời gian người sử dụng tác động lên chúng là như nhau. Có sự phân biệt các đối tượng này làm cho ứng dụng trở nên phức tạp hơn. Composite pattern đề cập đến việc sử dụng các thành phần đệ quy để làm cho các client không tạo ra sự phân biệt trên. Giải pháp của Composite pattern là một lớp trừu tượng biểu diễn cả các thành phần cơ bản và các lớp chứa chúng. Lớp này cũng xác định các thao tác truy nhập và quản lý các con của nó. Tóm lại ta có thể tưởng tượng mẫu composite như trường hợp thư mục và tập tin trong máy tính, một thư mục có thể chứa thư mục khác hoặc tập tin, với phần phân tích mẫu composite bên dưới, thư mục chính là component và file trong thư mục chính là Leaf. b) Định nghĩa: Composite là mẫu thiết kế dùng để tạo ra các đối tượng trong các cấu trúc cây để biểu diễn hệ thống phân lớp: bộ phận – toàn bộ. Composite cho phép các client tác động đến từng đối tượng và các thành phần của đối tượng một cách thống nhất. c) Sơ đồ UML: 18
  20. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Component (DrawingElement): khai báo giao diện cho các đối tượng trong một khối kết tập. Cài đặt các phương thức mặc định cho giao diện chung của các lớp một cách phù hợp. Khai báo một giao diện cho việc truy cập và quản lý các thành phần con của nó. Định nghĩa một giao diện cho việc truy cập các đối tượng cha của các thành phần theo một cấu trúc đệ quy và cài đặt nó một cách phù hợp nhất. Leaf (PrimitiveElement): đại diện cho một đối tượng nút là trong khối kết tập. Một lá là một nút không có con. Định nghĩa hành vi cho các đối tượng nguyên thuỷ trong khối kết tập. Composite (CompositeElement): định nghĩa hành vi cho các thành phần mà có con. Lưu trữ các thành phần con. Cài đặt toán tử quan hệ giữa các con trong giao diên của thành phần. Client (CompositeApp): vận dụng các đối tượng trong khối kết tập thông qua giao diện của thành phần. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Với hình tượng thư mục và tập tin của mẫu Composite ta thấy ngay nguyên lý sáng tạo “chứa trong” đã được vận dụng và phát huy hiệu quả rất tốt trong các trường hợp cần thiết. Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba đó là nội dung của nguyên lý “chứa trong” và cũng đã được áp dụng trong mẫu Composite. 8. Proxy: a) Vấn đề đặt ra: Lý do để điều khiển truy nhập tới một đối tượng là làm theo toàn bộ quá trình tạo ra và khởi đầu của nó cho tới tận khi thực sự chúng ta cần sử dụng nó.Trong trường hợp này ta nên dùng mẫu thiết kế proxy. Proxy có thể được ứng dụng tại bất cứ nơi nào mà ở đó cần có một sự tham chiếu tới một đối tượng linh hoạt hơn, tinh xảo hơn so với việc sử dụng một con trỏ đơn giản. 19
  21. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Sau đây là một vài trường hợp thông thường trong đó proxy được vận dụng: - Một remote proxy cung cấp một biểu diễn (một mẫu) cục bộ cho một đối tượng trong một không gian địa chỉ khác. - Một virtual proxy tạo ra một đối tượng có chi phí cao theo yêu cầu. - Một protection proxy điều khiển việc truy nhập đối tượng gốc. Các protection proxy rất hữu ích khi các đối tượng có các quyền truy nhập khác nhau. - Một smart reference là sự thay thế cho một con trỏ rỗng cho phép thực hiện các chức năng thêm vào khi một đối tượng được truy nhập. Các trường hợp sử dụng điển hình: + Đếm số tham chiếu tới đối tượng thực, do đó nó có thể tự động giải phóng khi có không nhiều các tham chiếu. + Tải một đối tượng liên tục vào bộ nhớ khi nó được tham chiếu lần đầu tiên. + Kiểm tra đối tượng thực đó có được khóa hay không trước khi nó bị truy nhập để đảm bảo không đối tượng nào khác có thể thay đổi nó. b) Định nghĩa: Cung cấp một đại diện cho một đối tượng khác để điều khiển việc truy nhập nó. c) Sơ đồ UML: 20
  22. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Proxy (MathProxy): duy trì một tham chiếu để cho proxy truy cập vào một đối tượng thực. Proxy có thể tham khả đến một chủ thể nếu như giao diện của RealSubject và Subject là như nhau. Cung cấp một giao diện xác định Subject để một proxy có thể thay thế cho đối tượng thực. Điều khiển truy cập tới đối tượng thực và có thể chịu trách nhiệm tạo ra và xoá nó đi. Trong các nhiệm vụ khác phụ thuộc vào từng loại proxy: + Remote proxies chịu trách nhiệm cho việc mã hoá một yêu cầu và các tham số của nó và để truyền yêu cầu mã hoá cho chủ thể trong không gian địa chỉ khác. + Virtual proxies có thể thêm phần thông tin đệm về chủ thể thực để chúng có thể trì hoãn truy nhập nó. + Protection proxies kiểm tra đối tượng gọi đã có yêu cầu quyền truy nhập để thực hiện một yêu cầu. Subject (IMath): định nghĩa một giao diện chung cho chủ thể thực và Proxy để proxy có thể sử dụng ở mọi nơi mà một RealSubject mong đợi. RealSubject (Math): định nghĩa đối tượng thực mà proxy đại diện. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Nguyên tắc sử dụng trung gian được thể hiện khá rõ rệt ở mẫu Proxy. Tất cả việc truy cập của các client đều thông qua proxy, đảm bảo tính an toàn, và trả về kết quả theo như người viết proxy mong muốn, các đối tượng client truy cập không hề biết các thủ tục và cách vận hành chỉ biết nhận được thông tin khi yêu cầu.  Nhóm Behavioral 9. Command: a) Vấn đề đặt ra: Xét ứng dụng Microsoft Pain được cài đặt sẵn trong window, khi ta dùng thao tác vẽ một hình nào đó, khi lỡ tay vẽ sai hoặc không theo ý muốn dẫ đến việc hình bị sai và ta muốn trở lại tấm hình lúc trước thao tác vẽ sai, nói nôm na là thao tác Ctrl-Z trở ngược lại 21
  23. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng trạng thái trước đó, thao tác này được tích hợp rất nhiều trong các ứng dụng nó như một thao tác nhằm đảm bảo tính an toàn trong khi làm việc, không dẫn đến mất đi phần việc hoàn hảo trước đó. Và trong lập trình mẫu Command là một giải pháp rất tốt để làm được điều đó. b) Định nghĩa: Mẫu Command đóng gói yêu cầu như là một đối tượng, làm cho nó có thể được truyền như một tham số, được lưu trữ trong một history list hoặc thao tác theo những cách thức khác nhau. c) Sơ đồ UML: Command (Command): khai báo một giao diện cho việc thực thi một thao tác. ConcreteCommand (CalculatorCommand): định nghĩa một liên kết giữa một đối tượng Receiver và một hành động. Cài đặt Execute bằng cách gọi một thao tác tương ứng trên Receiver. Client (CommandApp): tạo ra một đối tượng ConcreteCommand và thiết lập đối tượng nhận của nó. Invoker (User): đề nghị command để thực hiệu yêu cầu. Receiver (Calculator): biết cách để thực hiện các thao tác kết hợp việc thực hiện các yêu cầu 22
  24. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Việc đóng gói các yêu cầu và các đối tượng tương ứng thành một đối tượng giúp cho việc truyền lệnh, thao tác được linh động đồng thời dễ dàng lần vết lại để trở lại trạng thái lúc trước. Nguyên lý dự phòng và nguyên lý kết hợp đã được vận dụng vào trong mẫu này. 10. Observer: a) Vấn đề đặt ra: Observer là một pattern được dùng trong trường hợp ta muốn cài đặt những lớp - đối tượng phụ thuộc vào đối tượng khác, gọi là các đối tượng quan sát (observer) và đối tượng được quan sát (observable). Khi trạng thái của đối tượng được quan sát thay đổi thì những đối tượng quan sát sẽ thực hiện hành động nào đó. Pattern này cũng được dùng khá phổ biến. b) Định nghĩa: Observer định nghĩa một phụ thuộc 1- nhiều giữa các đối tượng để khi một đối tượng thay đổi trạng thái thì tất cả các phục thuộc của nó được nhận biết và cập nhật tự động. c) Sơ đồ UML: 23
  25. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng Subject (Stock): hểu về các Observer của nó. Một số lượng bất kỳ Observer có thể theo dấu một chủ thể nào đó. Cung cấp một giao diện cho việc gắn và tách các đối tượng Observer. ConcreteSubject (IBM): lưu trữ trạng thái của ConcreteObserver cần quan tâm. Gửi tín hiệu đến các observer của nó khi trạng thái của nó đã thay đổi. Observer (IInvestor): định nghĩa một giao diện cập nhật cho các đối tượng mà sẽ nhận tín hiệu của sự thay đổi tại chủ thể. ConcreteObserver (Investor): duy trì một tham chiếu tới một đối tượng ConcreteSubject. Lưu trữ các trạng thái cố định. Cài đặt giao diện cập nhật của Observer đẻ giữ các trạng thái cố định của nó. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Nguyên lý quan hệ phản hồi được sử dụng trong mẫu này, khi đối tượng chủ thể có thay đổi thì các đối tượng quan sát nó đều được báo hiệu để xử lý theo tùy hoàn cảnh. 11. Strategy: a) Vấn đề đặt ra: Đầu tiên mọi việc đều ổn, chúng ta có một đối tượng, một chức năng. Một thời gian sau đó, do yêu cầu đặc biệt, chúng ta cần có thêm một lớp mới, chúng ta kế thừa lớp cũ, và ghi đè lên phương thức đã được thừa hưởng. Chúng ta đang dàn trải việc xử lý chức năng qua nhiều lớp con. Mẫu “Strategy”, mẫu chiến lược nói rằng: chúng ta cần phải tách những phần dễ thay đổi và đóng gói chúng vào các đối tượng và chúng ta có thể sử dụng các đối tượng này khi cần. Bây giờ chúng ta có thể chỉnh sửa mã của mình thông qua việc tạo sự “kết hợp” các đối tượng. Khi chương trình thực thi, chúng ta chỉ cần sử dụng đúng đối tượng mà chúng ta cần. 24
  26. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng b) Định nghĩa: Strategy là mẫu thiết kế dùng để định nghĩa một họ các thuật toán, đóng gói mỗi thuật toán đó và làm cho chúng có khả năng thay đổi dễ dàng. Strategy cho phép giả thuật tùy biến một cách độc lập tại các Client sử dụng nó. c) Sơ đồ UML: Strategy (SortStrategy): khai báo một giao diện thông thường tới tất cả các giải thuật được hỗ trợ. Context sử dụng giao diện này để gọi các giải thuật được định nghĩa bởi một ConcreteStrategy. ConcreteStrategy (QuickSort, ShellSort, MergeSort): cài đặt giải thuật sử dụng giao diện Strategy Context (SortedList): được cấu hình với một đối tượng ConcreteStrategy. Duy trì một tham chiếu tới một đối tượng Stategy. Có thể định nghĩa một giao diện để cho Strategy truy nhập dữ liệu của nó. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Mẫu này vận dụng nguyên lý năng động vào lập trình, cài đặt các giải thuật riêng cho các đối tượng khác nhau, khi muốn chuyển qua giải thuật nào ta chỉ cần khởi tạo đối tượng thích hợp để thực thi thuật toán mong muốn. 25
  27. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng 12. Template Method: a) Vấn đề đặt ra: Xét một trường hợp trong môi trường cơ sở dữ liệu, ví dụ chúng ta cần thực hiện một câu truy vấn, việc chúng ta cần phải làm đó là: - Tiến hành kết nối tới CSDL (cơ sở dữ liệu). - Thực hiện truy vấn. - Tiến hành ngắt kết nối tới CSDL sau khi truy vấn xong. Chúng ta thấy rằng ở bất kỳ một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào thì bạn cũng phải thực hiện theo tiến trình như trên. Nhưng với mỗi hệ quản trị (Oracle, Mysql, MS SQL, ) chúng ta sẽ cần thực hiện khác nhau ở mỗi bước nhưng chung một tiến trình như thế. Trong trường hợp này bạn sẽ có thể sử dụng Template Method. b) Định nghĩa: Template Method là mẫu xác định sườn của một giải thuật trong một thao tác, theo một số bước của các phân lớp. Template Method cho phép các lớp con xác định lại chắc chắn một số bước của một giải thuật bên ngoài cấu trúc của giải thuật đó. c) Sơ đồ UML: AbstractClass: định nghĩa các primitive operation (thao tác nguyên thủy) trừu tượng, các thao tác này được định nghĩa lại ở các lớp con cụ thể để thực hiện các bước của một giải thuật. Cài đặt một template method định nghĩa sườn của một giải thuật. Template 26
  28. Phân tích các nguyên lý sáng tạo trong các mẫu thiết kế hướng đối tượng method này gọi các thao tác nguyên thủy cũng như các thao tác được định nghĩa trong AbstractClass hoặc một số các đối tượng khác. ConcreteClass: thực hiện các thao tác nguyên thủy nhưng cài đặt lại nội dung ứng với mỗi class riêng và cũng thực hiện các bước đã chỉ ra trong template method. d) Nguyên lý sáng tạo trong mẫu: Việc thay thế các “phụ tùng bên trong” của một template tùy theo ngữ cảnh, và yêu cầu khiến ta hình dung tới nguyên lý linh (năng) động và nguyên lý sử dụng các vật liệu hợp thành, hai nguyên lý đó đã được vận dụng để tạo nên mẫu Template Method. Hết Các tài liệu tham khảo [1] Slide môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học” – GS.TSKH.Hoàng Kiếm [2] Wikipedia : Design Patterns. [3] Bài giảng về Design Pattern – TS. Trần Minh Triết [4] Design patterns Elements of Reusable Object Oriented Software – Erich Gamma, Richard Helm, Ralph Johnson, John Vlissides [5] Báo cáo Design Pattern – www.vi.scribd.com 27