Báo cáo Nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_thi_truong_thuc_an_chan_nuoi_tai_viet_nam.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THỨC ĂN CHAN NUÔI TẠI VIỆT NAM THEO ÐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG S K C 0 0 3 9 5 9 MÃ SỐ: T2015 – 74TÐ S KC 0 0 5 2 7 2 Tp. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oOo BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Mã số: T2015 – 74TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Vòng Thình Nam TP. HCM, tháng 12 năm 2015
  3. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG TRỌNG ĐIỂM NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Mã số: T2015 – 74TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Vòng Thình Nam TP. HCM, tháng 12 năm 2015
  4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC SPKT TP HCM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc KHOA KINH TẾ DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI & ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đề tài: “Nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững”. - Mã số: T 2015- 74TĐ Chủ nhiệm đề tài: TS. Vòng Thình Nam STT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ NHIỆM VỤ GHI CHÚ Trƣờng ĐH SPKT 1 Vòng Thình Nam Chủ nhiệm đề tài TP HCM
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ___ 1 2.1.1. Các nghiên cứu phát triển bền vững chung ___ 3 2.1.2. Các nghiên cứu phát triển bền vững ngành chăn nuôi ___ 4 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài ___ 7 2.2.1. Các nghiên cứu phát triển bền vững chung ___ 7 2.2.2. Các nghiên cứu phát triển bền vững ngành Chăn nuôi và TACN ___ 10 2.3. Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu ___ 12 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc của hoạt động nghiên cứu liên quan đến đề tài ___ 12 2.3.2. Một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ___ 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƢỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI ___ 18 1.1. Các khái niệm liên quan đến PTBV thị trƣờng thức ăn chăn nuôi ___ 18 1.1.1. Phát triển bền vững ___ 18 1.1.2. Phát triển bền vững thị trƣờng thức ăn chăn nuôi ___ 19 1.2. Vai trò của PTBV thị trƣờng thức ăn chăn nuôi ___ 20 1.2.1. Nâng cao năng suất, nâng cao năng lƣc̣ caṇ h tranh và hiêụ quả kinh tế ___ 21 1.2.2. Đáp ƣ́ ng nhu cầu thi ̣trƣờng trong và ngoài nƣớc ___ 21 1.2.3. Phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu, công nghiêp̣ chế biến và công nghiêp̣ phu ̣trơ ̣ có liên quan ___ 21 1.2.4. Tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời tham gia sản xuất ___ 22 1.2.5. Cung cấp sản phẩm đảm bảo chất lƣợng và vệ sinh an toàn chăn nuôi ___ 22 1.2.6. Tận dụng phu ̣phẩm, phế phẩm của các ngành, bảo vệ môi trƣờng ___ 22 1.3. Nội dung phát triển bền vững thị trƣờng thức ăn chăn nuôi ___ 23 1.4. Những nhân tố tác động đến thị trƣờng thức ăn chăn nuôi ___ 23 1.4.1. Nhóm nhân tố đầu vào ___ 23 1.4.2. Nhóm nhân tố hoạt động ___ 24 1.4.3. Nhóm nhân tố đầu ra ___ 25 1.5. Xây dƣṇ g các tiêu chí đánh giá PTBV thị trƣờng thức ăn chăn nuôi ___ 25 1.5.1. Nghiên cứu tiêu chí phát triển bền vững ___ 25 1.5.2. Quan điểm, định hƣớng xây dựng hệ thống tiêu chí PTBV ___ 29 1.6. Kinh nghiệm phát triển thị trƣờng TACN theo hƣớng PTBV ___ 32 1.6.3. Bài học kinh nghiệm ___ 34 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI THEO ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ___ 36 2.1. Khái quát tình hình thị trƣờng thức ăn chăn nuôi ___ 36 2.2. Phân tích thực trạng phát triển thị trƣờng TACN theo hƣớng bền vững ___ 41 2.2.1. Phân tích các nhân tố tác động đến thị trƣờng thức ăn chăn nuôi theo hƣớng bền vững ___ 42 2.2.2. Phân tích theo nội dung PTBV ___ 46 2.2.3. Phân tích về mặt thể chế chính sách ___ 55 2.4. Đánh giá chung về PTBV thị trƣờng TACN ___ 58 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc ___ 58
  6. 2.4.2. Những vấn đề tồn tại ___ 60 2.4.3. Nguyên nhân của các vấn đề tồn tại ___ 63 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƢỜNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI TẠI VIỆT NAM ___ 66 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ___ 66 3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội ___ 66 3.1.2. Chủ trƣơng phát triển chăn nuôi của Đảng và Nhà nƣớc ___ 68 3.2. Giải pháp – Kiến nghị ___ 69 3.2.1. Giải pháp phát triển bền vững về mặt kinh tế ___ 69 3.2.2. Giải pháp phát triển bền vững về mặt xã hội ___ 71 3.2.3. Giải pháp phát triển bền vững về mặt môi trƣờng ___ 73 3.2.4. Kiến nghị với nhà nƣớc về thể chế chính sách ___ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ___ 80
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi theo giá so sánh 2010 phân theo nhóm vật nuôi và loại sản phẩm 37 Bảng 2.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động (ĐVT: Triệu con) 38 Bảng 2.3 GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam và các tỉnh Đông Nam bộ giai đoạn 2010 – 2013 ĐVT: USD 41 Bảng 2.4 Nhu cầu thức ăn chăn nuôi qua các năm (ĐVT: triệu tấn) 47 Bảng 2.5 Nhập khẩu TACN và nguyên liệu qua các năm 49 Bảng 2. 6 Thị trƣờng nhập khẩu TACN và nguyên liệu 10 tháng đầu năm 2015 64
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH Biểu đồ 2.1 Giá trị sản xuất ngành Chăn nuôi theo giá so sánh 2010 phân theo nhóm vật nuôi và loại sản phẩm. 37 Biểu đồ 2.2 Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành 39 Biểu đồ 2.3 Nhu cầu thức ăn chăn nuôi qua các năm (ĐVT: triệu tấn) 48 Biểu đồ 2.4 Nhập khẩu TACN và nguyên liệu qua các năm 49 Biểu đồ 2.5 Sản lƣợng thịt nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 50 Hình 1.1: Mô hình phát triển bền vững thị trƣờng TACN (Tác giả) 23
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Anh Chữ viết tắt Giải nghĩa tiếng Anh Giải nghĩa tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asian Nations CBOT Chicago Board of Trade Sàn giao dịch thƣơng mại Chicago CSD Commission on Sustainable Uỷ ban của Liên hợp quốc về phát Development triển bền vững CGSDI The Consultative Group on Nhóm tƣ vấn quốc tế về chỉ tiêu Sustainable Development PTBV Indicators FAO Food and Agriculture Tổ chức Lƣơng nông thế giới Organization FTA Free Trade Agreement Hiệp định thƣơng mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GPI Genuine Progress Indicator Nhóm tiêu chí Tiến bộ đích thực ILRI International Livestock Viện nghiên cứu chăn nuôi quốc tế Research Institute IUCN International Union for Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế Conservation of Nature HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con ngƣời SNP Sustainable National Product Tổng sản phẩm quốc dân bền vững SNI Sustainable National Income Tổng thu nhập quốc dân bền vững Technical Advisory Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm TAC/CGIAR Committee /The Consultative chuyên gia quốc tế về nghiên cứu Group on International nông nghiệp Agricultural Research TPP Trans-Pacific Strategic Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến Economic Partnership lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng Agreement
  10. VEPF Vietnam Environment Quỹ bảo vệ môi trƣờng Việt Nam Protection Fund UNESCO United Nations Educational, Tổ chức Giáo dục khoa học và văn Scientific and Cultural hóa của Liên hiệp quốc Organization UNCED United Nations Conference Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển on Environment and của Liên hiệp quốc Development UNEP United Nations Environment Chƣơng trình môi trƣờng liên hợp Programme quốc UNCTAD United Nations Conference Hội nghị về Thƣơng mại và Phát on Trade and Development triển của Liên hiệp quốc UNDP United Nations Development Chƣơng trình phát triển Liên hiệp Programme quốc WCED World Commission for Ủy ban Môi trƣờng và Phát triển Thế Environment and giới Development WTO World Trade Organization Tổ chức Thƣơng mại thế giới
  11. Danh mục cụm từ viết tắt tiếng Việt ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm BỘ KH-ĐT Bộ kế hoạch – đầu tƣ BỘ KH-CN Bộ khoa học - công nghệ BỘ NNPTNT Bộ nông nghiệp & phát triển nông thôn BỘ TN-MT Bộ tài nguyên và môi trƣờng CSHT Cơ sở hạ tầng CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp Nhà nƣớc ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế HTX Hợp tác xã KH – CN Khoa học - công nghệ KHKTNN Khoa học kỹ thuật nông nghiệp KT – XH Kinh tế xã hội KT - XH – MT Kinh tế - Xã hội - Môi trƣờng LHQ Liên hiệp quốc PTBV Phát triển bền vững TNTN Tài nguyên thiên nhiên TCH Toàn cầu hoá UBND Uỷ ban nhân dân
  12. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA KINH TẾ Tp. HCM, Ngày 27 tháng 12 năm 2015 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững. - Mã số: T2015- 74TĐ - Chủ nhiệm: TS. Vòng Thình Nam - Cơ quan chủ trì: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. - Thời gian thực hiện: 01/2015 đến 12/2015 2. Mục tiêu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng thị trƣờng nhằm tìm ra những nguyên nhân ảnh hƣởng đến giá cả thức ăn chăn nuôi. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp cùng các kiến nghị với nhà nƣớc và Cơ quan quản lý ngành nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng thức ăn chăn nuôi phát triển bền vững. 3. Tính mới và sáng tạo: Nghiên cứu đề xuất các tiêu chí phát triển bền vững thị trƣờng thức ăn chăn nuôi để có công cụ đánh giá thực trạng ngành chăn nuôi này theo hƣớng phát triển bền vững. 4. Kết quả nghiên cứu: - Đề tài đã khái quát đƣợc lý thuyết phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững thị trƣờng thức ăn chăn nuôi nói riêng, qua đó vận dụng để phát triễn ngành chăn nuôi và thị trƣờng thức ăn chăn nuôi. - Qua nghiên cứu, tác giả đã phân tích thực trạng thị trƣờng thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo hƣớng phát triển bền vững. - Đề xuất các giải pháp, kiến nghị với cơ quan chức năng, với nhà nƣớc về một số chính sách liên quan đến phát triển thị trƣờng thức ăn chăn nuôi. 5. Sản phẩm:
  13. 1. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững. 2. Một bài báo đăng trên tạp chí khoa học có tính điểm (từ 0 đến 1 điểm). 6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là luận cứ khoa học cho các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi, đầu tƣ vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đồng thời là tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý ngành và địa phƣơng trong việc xây dựng chủ trƣơng, chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi nói chung và thị trƣờng thức ăn chăn nuôi Trƣởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên) (ký, họ và tên) TS. Vòng Thình Nam
  14. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: Project title: Cattle Feed Market Study in Vietnam in sustainable development manner Code number: T2015 – 74TĐ Coordinator: VONG THINH NAM Implementing institution: UTE Duration: from 01/2015 to 12/2015 2. Objective(s): The objective of this study is to analyse the market status to understand the causes and effects to price of cattle feed. Therefore, to suggest and recommend to Government and Authoritiesto provide favourable conditions for cattle feed market sustainable growth. 3. Creativeness and innovativeness: Study to recommend criteria for the sustainable development of cattle feed market in order to define market evaluation tools as sustainable manner. 4. Research results: - Base on the theory of sustainable development in general and theory of sustainable of cattle feed market in specific, to serve as tools to delvelop feeding inudustry and cattle feed market. - Through the study, author has analysed the fact of cattle feed market in Vietnam in the sustainable manner. - To suggest solutions, recommendation to Government, Authorities on policies for cattle feed development. 5. Products: Products: 1- Study report on “Cattle Feed Market Study in Vietnam in sustainable development manner” - A paper of scientific magazine with marks (from 0 to 01 point). 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: The outcomes of this research will provide science study to enterprises on cattle feed segment, investment on raw material farm. It also serves as reference materials to sector authority at country and local level in building strategy, policy to sustainable development of cattle feed market.
  15. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Phát triển bền vững (PTBV) là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của nhân loại, là mục tiêu hƣớng tới của tất cả các nƣớc trên thế giới và cũng chính là sự lựa chọn mang tính chiến lƣợc của các quốc gia. Đó là sự phát triển hài hòa giữa mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng, giữa những mục tiêu trƣớc mắt và mục tiêu lâu dài, giữa đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại và đáp ứng yêu cầu của các thế hệ trong tƣơng lai. Nhận thức đƣợc xu hƣớng phát triển chiến lƣợc đó, Đảng và Nhà nƣớc đã chủ trƣơng phát triển bền vững đất nƣớc, để đạt đƣợc điều đó đòi hỏi các ngành, các địa phƣơng phải PTBV trong đó có PTBV nông nghiệp. Mặt khác, Đảng và Nhà nƣớc cũng nhận thấy vai trò quan trọng của ngành Nông nghiệp của nƣớc ta, từ đó có chiến lƣợc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa các ngành nông nghiệp, chăn nuôi. PTBV nông nghiệp tạo cơ sở ổn định cho sự phát triển nhiều ngành khác, nhất là giúp phát triển thƣơng mại, giao thƣơng với nhiều quốc gia trên thế giới, có điều kiện thuận lợi để tiếp cận thiết bị công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, PTBV nông nghiệp còn tạo sự ổn định về việc làm cho nhiều lao động, nhất là lực lƣợng lao động nông thôn. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nƣớc chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng tạo ra giá trị gia tăng cao, do vậy, những năm gần đây, cơ cấu sản xuất nông nghiệp đƣợc chuyển dịch dần từ trồng trọt sang chăn nuôi, Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2011 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%, đến năm 2020 đạt trên 42% [27]. Để thực hiện chủ trƣơng đó, đòi hỏi các cấp, các ngành liên quan phải có những nỗ lực để phát triển và tiến tới PTBV ngành Chăn nuôi. PTBV ngành nông nghiệp còn có tính lan tỏa lớn, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác, tạo hiệu ứng phát triển lan tỏa dây chuyền cho nhiều ngành, giúp phát triển đất nƣớc. Thực tế những năm gần đây, ngành chăn nuôi của nƣớc ta có những bƣớc tiến vƣợt bậc, phát triển với tốc độ nhanh, mang lại thu nhập cho ngƣời chăn nuôi, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội, tăng lƣợng đạm nhiều hơn cho các bữa
  16. 2 ăn Mặc dù hiện nay ngành chăn nuôi phát triển, nhƣng thực tế còn nhiều khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi cao, giá thành chăn nuôi cao hơn nhiều so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Từ đó làm cho năng lực canh tranh thấp, ảnh hƣởng đến tiêu thụ, thậm chí bị cạnh tranh ngay trên sân nhà. Nhiều ngƣời chăn nuôi bị lỗ nặng, có nơi, có lúc đã phải đóng cửa chuồng, hoặc phá sản giải nghệ Trƣớc tình hình đó, đòi hỏi phải đánh giá đúng thực trạng thị trƣờng thức ăn chăn nuôi, tìm ra nguyên nhân để có giải pháp cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nói riêng và cho cả ngành chăn nuôi nói chung phát triển ổn định, có tính bền vững cao, nhằm thực hiện chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển chăn nuôi. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, việc phát triển ổn định ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) để tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển và có năng lực cạnh tranh cao càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi nƣớc ta ký kết nhiều hiệp định thƣơng mại tự do với các nƣớc và sớm có hiệu lực đã tạo nên áp lực cạnh tranh gay gắt đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và cả sản phẩm chăn nuôi. Với thực tế đang diễn ra cho thấy sản phẩm chăn nuôi trong nƣớc đang bị sản phẩm của các nƣớc cạnh tranh rất mạnh ngay trên “sân nhà”, lƣợng thịt nhập khẩu vào nƣớc ta hàng năm khá lớn do giá thành sản phẩm chăn nuôi của chúng ta cao hơn nƣớc ngoài. Để có có thể cạnh tranh đƣợc với sản phẩm thịt nhập khẩu và hƣớng tới xuất khẩu sản phẩm ra các nƣớc, cần thiết phải có giá thành chăn nuôi thấp, sản phẩm chất lƣợng cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo sự ổn định cho ngƣời chăn nuôi và phát triển bền vững cho cả ngành. Bên cạnh đó, nếu phát triển tốt ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, chúng ta có thể xuất khẩu sản phẩm ra các nƣớc, nhất là các nƣớc phát triển chăn nuôi mạnh. Vì vậy, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thị trường thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam theo định hướng phát triển bền vững” là rất cần thiết và cấp bách trong thời điểm hiện nay. Với những lý do đó, tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc liên quan đến đề tài
  17. 3 2.1.1. Các nghiên cứu phát triển bền vững chung Đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài và các tổ chức quốc tế liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài - phát triển bền vững. Đặc biệt là từ hội nghị Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992, nhƣ nghiên cứu của Hội nghị về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hiệp quốc (UNCED), Chƣơng trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), các tổ chức khác nhƣ: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và rất nhiều học giả khác. Các nghiên cứu đã đƣa ra khái niệm, nội dung, các mô hình PTBV, tiêu chí đánh giá PTBV và những bài học kinh nghiệm của các nƣớc về PTBV. Một số nghiên cứu đã đƣa ra các biện pháp để đạt đƣợc phát triển bền vững, thậm chí có nhiều nghiên cứu đi sâu phân tích sự đánh đổi giữa các mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định để đạt đƣợc PTBV nhƣ: tăng trƣởng kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, chọn mục tiêu nào? Hy sinh mục tiêu nào? Với mỗi quốc gia sẽ có lộ trình khác nhau để đạt tới PTBV. Có thể kể ra những công trình tiêu biểu: - IUCN, UNEP và WWF soạn thảo và công bố 1991 “Cứu lấy Trái đất – Chiến lược cho cuộc sống bền vững”. Các tác giả đã lên tiếng kêu gọi loài ngƣời phải thay đổi cách sống, cách ứng xử với thiên nhiên, môi trƣờng, vì đâ gây ra quá nhiều xâm hại. Chính những hành động vô ý và cả hữu ý của con ngƣời đối môi trƣờng tự nhiên đã làm vƣợt quá sự chịu đựng nên thiên nhiên đã phản ứng lại bằng những trận thiên tai nặng nề. Từ đó, các tác giả đã kêu gọi con ngƣời phải cách sống khác đi để hƣớng tới phát triển bền vững – Chiến lƣợc cho cuộc sống bền vững. [11]. - Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB): “Xanh hóa công nghiệp: Vai trò mới của cộng đồng, thị trường và Chính phủ”. Đã đề cao vai trò của cộng đồng trong PTBV, bởi họ là chủ thể của sự phát triển. Bên cạnh đó, Thị trƣờng là vấn đề quan trọng, là yếu tố có ảnh hƣởng lớn sự tăng trƣởng kinh tế của các ngành sản xuất. Tăng trƣởng kinh tế bền vững sẽ là nguồn lực lớn cho sự phát triển và ổn định xã hội đồng thời có điều kiện để giữ gìn cũng nhƣ việc tái tạo môi trƣờng của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, thị trƣờng đôi khi có những khuyết tật đòi hỏi phải đƣợc xử lý bằng
  18. 4 bàn tay của Chính phủ để tạo ra sự công bằng, lành mạnh cho các chủ thể phát triển [1]. - Công trình của Thaddeus C. Trzyna “Thế giới bền vững: định nghĩa và trắc lượng phát triển bền vững”. Tác giả đã bàn luận về khái niệm bền vững và cách thức đo lƣờng, xác định bền vững. Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho việc xây dựng các hệ thống đo lƣờng, các bộ chỉ tiêu xác định bền vững, đánh giá bền vững. [4]. - Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A.Boyd (2007), với “Giới thiệu về phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development). Tác giả đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về PTBV, trong đó đã tập trung phân tích những vấn đề đánh giá, vấn đề đo lƣờng và chỉ số đánh giá tính bền vững; quản lý và chính sách đối với môi trƣờng; những ảnh hƣởng và phát triển cơ sở hạ tầng; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những khiếm khuyết của thị trƣờng và về vai trò của xã hội. [41]. - John Blewitt (2008), với “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding Sustainable Development). Tác giả đã phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trƣờng; PTBV với sự điều hành của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để PTBV; phác thảo về một xã hội bền vững. Tác phẩm đã đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về PTBV. [40]. - Nhiều công trình nghiên cứu khác cũng đã đƣa ra các tiêu chí PTBV làm công cụ để đo lƣờng, đánh giá PTBV. Hai bộ chỉ số quan trọng nhất đã đƣợc tham khảo trong đề tài này là bộ chỉ số phát triển bền vững của Uỷ ban PTBV của Liên hiệp quốc gồm 58 chỉ tiêu; Bộ 46 chỉ thị của Nhóm tƣ vấn về chỉ tiêu PTBV (CGSDI); Bộ chỉ số thịnh vƣợng của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN); Ngoài ra, còn nhiều bộ chỉ tiêu và phƣơng án khác nhƣ: Phƣơng án Chỉ số Bền vững Môi trƣờng của Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng bao gồm 68 chỉ tiêu, 65 chỉ tiêu của Nhóm Bối cảnh toàn cầu. [2]. 2.1.2. Các nghiên cứu phát triển bền vững ngành chăn nuôi Các nƣớc nghiên cứu về chăn nuôi rất nhiều, nhƣng đa số nghiên cứu về mặt kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi. Chẳng hạn, các công trình nghiên
  19. 5 cứu của Israel chú trọng vào việc nghiên cứu con giống để tạo ra đƣợc các giống gà phù hợp với điều kiện nhiệt độ, môi trƣờng của quốc gia Trung đông có khí hậu khắc nghiệt này; Các công trình nghiên cứu của Nhật, tập trung nhiều vào qui trình chăn nuôi, điều kiện môi trƣờng chăn nuôi để làm sao cho gà ăn ít thức ăn hơn nhƣng vẫn đảm bảo tăng trƣởng tốt hoặc sản lƣợng trứng vẫn đảm bảo cao . Các công trình nghiên cứu khác của nhiều tổ chức trong đó có Viện Nghiên cứu chăn nuôi quốc tế đã nghiên cứu nhiều về mặt kỹ thuật nhƣ: con giống, thức ăn chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi cho hiệu quả cao, sản lƣợng cao cho nhiều loại vật nuôi khác nhau. Bên cạnh đó, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về chiến lƣợc phát triển chăn nuôi mà trong đó chủ yếu là gia cầm nhƣ: - Báo cáo của Bộ nông nghiệp và nguồn thú nuôi nƣớc cộng hòa Rwanda: “Strategy & Investement plan to strengthen the poultry industry in Rwanda” đƣợc công bố vào tháng 7/2012. Công trình nghiên cứu này đã nêu tổng quan về xu hƣớng của ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm trên toàn cầu, châu Phi và Rwanda. Qua đó, định ra khung khổ chính sách phát triển ngành, sự tham gia của các cơ quan công quyền để phát triển ngành công nghiệp gia cầm, xây dựng một ngành chăn nuôi gia cầm hiện đại của cả khu vực tƣ nhân và các tổ chức chuyên nghiệp. Báo cáo chỉ ra thực trạng với nhiều khó khăn của ngành đang tồn tại nhƣ: Sự thiếu vắng của ngành công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, sự khan hiếm và giá cao của các thành phần thức ăn chăn nuôi; Khó khăn về thú y; sự vắng mặt của các chiến lƣợc marketing; hạn chế tài chính; hạn chế về thể chế Tuy nhiên, nƣớc này vẫn muốn phát triển một ngành công nghiệp gia cầm hiện đại có thể đƣợc chia thành năm mục tiêu chính: (1) Duy trì thị trƣờng trong nƣớc và tăng thị phần, (2) Trở thành cạnh tranh trong khu vực, (3) Phát triển các cơ hội xuất khẩu và tiếp cận thị trƣờng nƣớc ngoài, (4) Tăng cƣờng an ninh lƣơng thực, (5) Tăng thu nhập của các nhà chăn nuôi quy mô nhỏ. Để đạt đƣợc 5 mục tiêu trên, các tác giả cho rằng cần phải thực hiện các trục chiến lƣợc gồm 7 vấn đề: + Nguồn dinh dƣỡng cho Gia cầm + Cung cấp giống gà con một ngày tuổi
  20. 6 + Chăn nuôi gia cầm với an toàn sinh học cao và thú y + Phát triển chăn nuôi gia cầm nông thôn + Tăng cƣờng khung khổ thể chế + Chủ động kiểm soát chất lƣợng và vệ sinh + Khuyến khích chăn nuôi gia cầm Cũng nhƣ nhiều nƣớc Châu Phi khác, phát triển chăn nuôi gia cầm là trụ cột chính của Rwanda. [38] - Syeda Khaleda với “Assessment of Sites’ Suitability Using MCE Method and GIS for Poultry Microenterprises and Value Chain Development: A Study in Gazipur District, Bangladesh”. Công trình này đã sử dụng phƣơng pháp ƣớc tính tổng hợp đa biến (MCE) kết hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) để đo lƣờng sự thuận lợi cũng nhƣ bất lợi của các doanh nghiệp (DN) siêu nhỏ chăn nuôi gia cầm, công bố tháng 01 năm 2014. Với sự phát triển nhanh chóng của các DN siêu nhỏ chăn nuôi gia cầm ở Bangladesh đã tạo ra nhiều việc làm cho ngƣời lao động nghèo. Các DN này đặt ở những địa điểm khác nhau, khu vực khác nhau nên nhận đƣợc những giá trị đầu vào nhƣ: chi phí vận chuyển, chi phí lao động, hoặc các khoản tài trợ của chính phủ và các cơ quan phi chính phủ khác nhau, từ đó đạt đƣợc những kết quả khác nhau trong quá trình chăn nuôi. Công trình nghiên cứu này đã xác định các chuỗi giá trị chăn nuôi gia cầm và những hạn chế chủ yếu của những DN chăn nuôi liên quan đến địa điểm và cơ sở hạ tầng, môi trƣờng, thiên tai tại huyện Gazipur. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tài trợ giúp các DN siêu nhỏ chăn nuôi gia cầm có điều kiện khác nhau, tiềm năng khác nhau cùng gia tăng lợi nhuận thông qua các chính sách, các dịch vụ hỗ trợ để phát triển bền vững. Nghiên cứu này không chỉ giúp các cơ quan nhà nƣớc hoạch định chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng mà còn chỉ ra những địa điểm, khu vực thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi gia cầm để giúp các DN có định hƣớng đầu tƣ phù hợp để đạt lợi thế cạnh tranh và hiệu quả cao hơn để phát triển bền vững.[42] Nhƣ vậy, đến nay các nƣớc cũng có nghiên cứu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi cho một số vùng hay khu vực cụ thể. Tuy nhiên, số lƣợng nghiên cứu
  21. 7 chƣa nhiều, các nghiên cứu còn phân tán cho các loài nói chung, ít tập trung vào công nghiệp, nếu có thì tách riêng cho nghiên cứu chăn nuôi theo hƣớng chuyên sâu chẳng hạn, chuyên trứng hay chuyên thịt. Họ chú trọng nhiều đến các hoạt động marketing, tạo chuỗi, đó là những vấn đề mà ngành chăn nuôi của chúng ta nói chung và nghiên cứu này nói riêng đáng học hỏi. Và có thể nói đến nay, chƣa có nghiên cứu nào của nƣớc ngoài về PTBV thức ăn chăn nuôi tại một khu vực cụ thể của Việt Nam – các tỉnh Đông Nam bộ. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến đề tài 2.2.1. Các nghiên cứu phát triển bền vững chung Việt Nam bắt đầu tham gia vào hoạt động phát triển bền vững chung của thế giới khá sớm. Năm 1992, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam tham dự Hội nghị thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển ở Rio de Janero (Brazin), tại đây đã ký Tuyên bố chung của thế giới về môi trƣờng và phát triển, Chƣơng trình Nghị sự 21 toàn cầu. Từ đó đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về PTBV ở Việt Nam: - Lƣu Đức Hải và cộng sự năm 2000, với “Nghiên cứu quản lý môi trường cho sự PTBV” đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hoạt động quản lý môi trƣờng cho PTBV và đƣa ra các tiêu chí xác định phát triển bền vững gồm: bền vững kinh tế, bền vững môi trƣờng và bền vững văn hóa. Đồng thời giới thiệu tổng quan nhiều mô hình PTBV nhƣ: mô hình tƣơng tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trƣờng của ngân hàng Thế giới (WB), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình ba vòng tròn kinh tế, xã hội, môi trƣờng giao nhau của Jacobs và Sadler (1990). Nhìn chung, về cơ bản, các nhà nghiên cứu về PTBV ở nƣớc ta, đã khái quát hóa khái niệm PTBV theo Brundtland để đề xuất khái niệm và xây dựng các tiêu chí xác định PTBV cho phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển của Việt Nam. [7]. - Viện Môi trƣờng, Phát triển bền vững và Liên hiệp hội các hội Khoa học- Kỹ thuật Việt Nam với: Xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam” - giai đoạn I năm 2003. Trên cơ sở nghiên cứu tiêu chí PTBV của
  22. S K L 0 0 2 1 5 4