Báo cáo Nghiên cứu khả năng ứng dụng phần mềm CAD để tối ưu hóa bố trí tờ in hộp và bình trang điện tử ở các nhà in tại TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nghiên cứu khả năng ứng dụng phần mềm CAD để tối ưu hóa bố trí tờ in hộp và bình trang điện tử ở các nhà in tại TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nghien_cuu_kha_nang_ung_dung_phan_mem_cad_de_toi_uu.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nghiên cứu khả năng ứng dụng phần mềm CAD để tối ưu hóa bố trí tờ in hộp và bình trang điện tử ở các nhà in tại TP. Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG KẾT ÐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ÐIỂM NGHIÊN CỨU KHẢ NANG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD ÐỂ TỐI ƯU HÓA BỐ TRÍ TỜ IN HỘP VÀ BÌNH TRANG ÐIỆN TỬ Ở CÁC NHÀ IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã số: T2013-185 Chủ nhiệm đề tài:GV, ThS, Chế Thị Kiều Nhi S K C0 0 5 4 1 4 Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN-TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD ĐỂ TỐI ƯU HÓA BỐ TRÍ TỜ IN HỘP VÀ BÌNH TRANG ĐIỆN TỬ Ở CÁC NHÀ IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã số: T2013-185 Chủ nhiệm đề tài:GV, ThS, Chế Thị Kiều Nhi TP. HCM, 12/2013
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA IN-TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAD ĐỂ TỐI ƯU HÓA BỐ TRÍ TỜ IN HỘP VÀ BÌNH TRANG ĐIỆN TỬ Ở CÁC NHÀ IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Mã số: T2013-185 Chủ nhiệm đề tài:GV, ThS, Chế Thị Kiều Nhi TP. HCM, 12/2013
  4. MỤC LỤC TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 2 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI GIẤY VÀ TỐI ƯU HÓA BỐ TRÍ TỜ IN HỘP TRONG SẢN XUẤT . 3 I. Các khổ giấy chuẩn: 3 II. Nội dung công việc tối ưu hóa bố trí tờ in hộp trong sản xuất 3 II.1 Những nguyên tắc lựa chọn phương án bố trí tờ in hộp trong sản xuất. 4 II.1.1. Tiết kiệm chi phí thấp nhất . 4 II.1.2. Lựa chọn cách bố trí phù hợp với đặc điểm sản phẩm, thiết bị, công nghệ hiện có tại doanh nghiệp 5 II.2 Các bước tiến hành chọn phương án bố trí tờ in hộp 6 Chương II: NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG ÁN BÌNH TRANG TẠI CÁC XN IN BAO BÌ HỘP . 13 II.1. Bình trang điện tử .13 II.2. Ảnh hưởng của giấy in đến bình trang điện tử 13 II.2.1. Các khổ giấy chuẩn . 14 II.2.1. Các khoảng chừa trắng trên tờ in . 14 II.3. Quy trình bình bao bì với Prinect SignaStation 15 Chương III: NGHIÊN CỨU CÁC PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU HÓA BỐ TRÍ TỜ IN HỘP TRÊN PHẦN MỀM art 17 III.1 Giới thiệu chung phần mềm CAD ứng dụng trong sản xuất bao bì 17
  5. III.2. Công cụ của ArtiosCAD hỗ trợ bình trang điện tử 19 III.2.1 Chuyển file khuôn bế 1 con sang sản xuất (Convert to Manufacturing) 20 III.2.2 Lồng các hộp vào với nhau (Nesting Tools) 22 III.2.3 Thay đổi kích thước tờ in (Change Sheet Size) 26 III.2.4 Chỉnh sửa khoảng cách các thiết kế (Change gutter distance) . 28 III.2.5 Sắp xếp thiết kế có đường tràn nền với nhau (Nesting Designs with Bleed Outlines) 30 III.2.6 Chỉnh sửa maquette bằng tay . 32 III.2.7 Tạo một maquette với nhiều thiết kế khác nhau 35 III.2.8: Gắn kết các thiết kế (embedded design) 36 III.2.9 Giới thiệu tính năng của công cụ Standard sheet layout 39 III.3. Các cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc tối ưu hóa phương án bình trong môi trường CAD 46 III.3.1 Các cơ sở dữ liệu . 46 III.3.2 Cơ sở dữ liệu vật tư ( Giấy) 46 III.3.3 Cơ sở dữ liệu thiết bị ( Máy in, máy bế) 47 B. THỰC NGHIỆM Chương IV: THỰC NGHIỆM . 49 IV.1 Tối ưu hóa các phương án bình với các khổ giấy in khác nhau trên CAD 49 IV.2 Bình trang điện tử trên phần mềm Prinect Signa Station . 69 IV.3 Đề xuất quy trình bình trang với ứng dụng phần mềm ArtiosCAD để tối ưu hóa bố trí tờ in hộp 80 Chương V: KẾT LUẬN . 81
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang 1 Hình I-1:Từ các thông số và phác thảo không gian của cấu trúc hộp 07 chuyển thành mẫu khuôn bế 2 Hình I-2: Thiết lập mẫu khuôn bế trên phần mềm Engview 07 3 Hình I-3:Thiết lập mẫu khuôn bế trên phần mềm Artios CAD 08 4 Hình I-4: Kích thước của hộp chuẩn 09 5 Hình I-5: Kích thước trải của dạng hộp dán đáy 10 6 Hình I-6: Kích thước hộp cài đáy 10 7 Hình I-7: Kích thước hộp 2 nắp 11 8 Hình III-1: Hộp thoại Sheet Utilization 39 9 Hình III-2: Hộp thoại Standard Sheet Layout 40 10 Hình III-3: Hộp thoại Standard Sheets 41 11 Hình III-4: Hộp thoại Sheet Layout Results 41 12 Hình III-5: Công cụ Standards Catalog 42 13 Hình III-6: Công cụ Change Gutter Distance 44 14 Hình III-7: Công cụ Change Sheet Size 44 15 Hình III-8: Công cụ Standard Sheet Layout 45 16 Hình III-9: Công cụ Standard sheet layout 45 17 Hình III-10: Thư viện giấy trong công cụ Data Center 46 18 Hình III-11: Công cụ Sheet size và Sheet edge của máy in 47 19 Hình III-12: Công cụ Sheet size và Sheet edge của máy bế 47 20 Hình IV-1. Nội dung, kích thước file thiết kế 50 21 Hình IV-2. Đường Khuôn bế được tách riêng trên 1 layer 51 22 Hình IV-3. Hộp thoại ArtiosCAD Line Types trong AI 52 23 Hình IV-4. Hộp thoại Units and Formatting và Icon chuyển đổi đơn vị 52 trong CAD 24 Hình IV-5. Hộp thoại Use Bleed Layer? 53 25 Hình IV-6. File Khuôn bế Oneups hoàn chỉnh đã tạo Bleed 54
  7. STT Nội dung Trang 26 Hình IV-7. Hộp thoại Layout Settings 54 27 Hình IV-8. Giao diện CAD sau khi gán Oneups vào Layout bình 55 28 Hình IV-9. Giao diện Change Sheet Size 55 29 Hình IV-10. Giao diện hộp thoại Gutter distance 56 30 Hình IV-11. 5 cách bình nesting khác nhau trong CAD 57 31 Hình IV-12. Layout Straight Nest - xớ giấy nằm ngang 57 32 Hình IV-13. Layout Reverse second row nest - xớ giấy nằm ngang 58 33 Hình IV-14. Layout Reverse second row align nest - xớ giấy nằm 58 ngang 34 Hình IV-15. Layout Reverse second column nest - xớ giấy nằm ngang 59 35 Hình IV-16. Layout Reverse second column align nest - xớ giấy nằm 59 ngang 36 Hình IV-17. Layout Straight nest - xớ giấy dọc 60 37 Hình IV-18. Layout Reverse second row nest - xớ giấy dọc 60 38 Hình IV-19. Layout Reverse second row align nest - xớ giấy dọc 61 39 Hình IV-20. Layout Reverse second column nest - xớ giấy dọc 61 40 Hình IV-21. Layout Reverse second column align nest - xớ giấy dọc 62 41 Hình IV-22. Hộp thoại Defaults 63 42 Hình IV-23. Hộp thoại Standard Sheet Size 64 43 Hình IV-24. Hộp thoại Sheet Layout Parameters / Standard Sheets 65 44 Hình IV-25. Phương án bình tối ưu nhất cho khổ giấy Ivory 72 65
  8. STT Nội dung Trang 45 Hình IV-26. Phương án tối ưu nhất cho khổ giấy Ivory 79 66 46 Hình IV-27. Phương án tối ưu nhất cho khổ giấy Ivory 86 66 47 Hình IV-28. Phương án tối ưu nhất cho khổ giấy Ivory 109 67 48 Hình IV-29. Hộp thoại CFF2-Save 68 49 Hình IV-30. Giao diện Job Assistant – Job Data 69 50 Hình IV-31. Giao diện Job Assistant – Product Part Definitions 70 51 Hình IV-32. Hộp thoại Choose Plate Template 71 52 Hình IV-33. Giao diện Job Assistant – Printing Plate 72 53 Hình IV-34. Hộp thoại Open CAD file 73 54 Hình IV-35. Giao diện Job Assistant – Cutting Die (CFF2) 73 55 Hình IV-36. Placement rule for assigned 1ups – By user 74 56 Hình IV-37. Giao diện Contents trong cửa sổ Browse 75 57 Hình IV-38. Giao diện hộp thoại Contents – Open 75 58 Hình IV-39. Assign Pages 76 59 Hình IV-40. Giao diện cửa sổ Graphics 76 Hình IV-41. Kiểm tra file nội dung và Khuôn CFF2 có trùng khớp 60 77 nhau không. 61 Hình IV-42. Save file bình Signa (.sdf) 78 62 Hình IV-43. Print Job 78 63 Hình IV-44. Kết quả thực nghiệm_file 123_Candle.pdf 79
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc KHOA IN – TRUYỀN THÔNG Tp. HCM, ngày tháng năm 2013 THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARTIOSCAD ĐỂ TỐI ƯU HÓA BỐ TRÍ TỜ IN HỘP VÀ BÌNH TRANG ĐIỆN TỬ Ở CÁC NHÀ IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - Mã số: T2013-185 - Chủ nhiệm: GV, Th.S. CHẾ THỊ KIỀU NHI - Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Thời gian thực hiện:12/2012 – 12/2013 2. Mục tiêu: - Nghiên cứu tối ưu hóa việc bố trí giấy in cho các xí nghiệp in. - Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình bình trang điện tử cho sản phẩm hộp giấy có ứng dụng phần mềm ArtiosCAD. - Tiến hành thực nghiệm và phân tích tính khả thi trong ứng dụng sản xuất. 3. Tính mới và sáng tạo: - Mở rộng được khả năng ứng dụng của phần mềm ArtiosCAD, kết hợp quy trình bình trang điện tử để tối ưu hóa bố trí tờ in hộp. 4. Kết quả nghiên cứu: - Nghiên cứu được các tính năng của phần mềm ArtiosCAD để tối ưu hóa tờ in hộp và bình trang điện tử. 5. Sản phẩm: - Báo cáo khoa học có thể giúp sinh viên làm tài liệu tham khảo trong quá trình học.
  10. - Báo cáo khoa học có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nghiên cứu quy trình chuẩn tối ưu hóa việc bố trí tờ in khi ứng dụng ArtiosCAD. 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: - Áp dụng quy trình bình trang cho hộp với khả năng tối ưu hóa bố trí tờ in. - Chuyển giao bằng tài liệu nghiên cứu. - Ứng dụng được cho các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Trưởng Đơn vị Chủ nhiệm đề tài (ký, họ và tên, đóng dấu) (ký, họ và tên)
  11. INFORMATION ON RESEARCH RESULTS 1. General information: - Project title: STUDYING POSSIBILITY ARTIOSCAD SOFTWARE TO OPTIMIZE SHEET ARRANGEMENTS AND IMPOSITION TO BOXES LAYOUT IN THE PRINTING COMPANY IN HO CHI MINH CITY - Code number: T2013-185 - Coordinator: LECTURER, MASTER CHẾ THỊ KIỀU NHI - Implementing institution: University of Technical Education Ho Chi Minh City - Duration: from 12/2012 to 12/2013 2. Objective(s): - Research to optimize the layout paper for printing enterprises. - Research to optimize electronic imposition processes for paper box products with ArtiosCAD software applications. - Apply and analyze the feasibility of manufacturing applications. 3. Creativeness and innovativeness: - Expand the capabilities of software applications ArtiosCAD, combining electronic imposition processes to optimize sheet layout in the box. 4. Research results: - Studying ArtiosCAD software to optimize boxes layout and imposition. 5. Products: - Scientific Report can help students make references in the learning process. - Scientific reports can support to enterprise standardization process to optimize the layout in the application form ArtiosCAD. 6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability: - Apply to imposition for boxes layout with the ability to optimize print layout sheets. - Transfer of research material. - Application for the small and medium enterpries.
  12. DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH 8NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu cụ Chữ TT Họ và tên lĩnh vực chuyên môn thể được giao ký Nghiên cứu khả năng Th.S GV Chế Khoa In-Truyền thông- ứng dụng phần mềm 1 Thị Kiều Nhi Bộ môn Kỹ thuật Bao CAD để tối ưu hóa bố trí bì tờ in hộp và bình bản điện tử. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tên đơn vị Họ và tên người đại trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu diện đơn vị Công ty Johs Rieckermann Cung cấp tài liệu và hỗ trợ phần Nguyễn Thái Dũng mềm Xưởng thiết kế cấu trúc GV Hoàng Thị Thúy Bao bì – Khoa In & Phượng Truyền thông Hỗ trợ thực nghiệm
  13. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, sản phẩm chiếm thị phần cao nhất trong ngành in chính là các dạng bao bì, cụ thể là bao bì hộp giấy. Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt để có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng về chất lượng cũng như về giá cả. Về mặt chất lượng đa số các công ty có khả năng đảm bảo chất lượng ở mức tương đương nhau. Vấn đề còn lại là chi phí sản xuất, để giảm chi phí chúng ta chỉ có phương án tiết kiệm một cách khéo léo về vật tư trong quá trình sản xuất. Trong quá trình sản xuất có rất nhiều chi phí khác nhau để tạo ra một ấn phẩm: mực, giấy, kẽm, khấu hao máy, điện, nước và còn rất nhiều chưa kể đến công lao động. Các khoản về thù lao công nhân thì không thể cắt giảm, khấu hao máy cũng không, vậy chúng ta chỉ còn cách giảm hao phí nguyên vật liệu một cách hợp lý. Đây cũng chính là mong muốn của tất cả các doanh nghiệp khi sản xuất, và họ cũng muốn nhân viên biết cách tính toán có lợi cho công ty nhất. Việc nghiên cứu ứng dụng phần mềm Artioscad nhằm tối ưu hóa bố trí tờ in hộp trong bình trang điện tử là hết sức cần thiết cho các công ty in Bao bì. Đề tài nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho các xí nghiệp In và sinh viên khoa In – Truyền thông MỤC TIÊU ĐỀ TÀI • Nghiên cứu tối ưu hóa việc bố trí giấy in cho các xí nghiệp in. • Nghiên cứu tối ưu hóa quy trình bình trang điện tử cho sản phẩm hộp giấy có ứng dụng phần mềm CAD. • Tiến hành thực nghiệm và phân tích tính khả thi trong ứng dụng sản xuất. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU • Đối tượng nghiên cứu - Các phương án bố trí tờ in khi bình trang. 1
  14. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi - Phần mềm bình trang. • Phạm vi nghiên cứu - Các phương án bố trí tờ in khi bình trang cho hộp giấy. - Phần mềm ArtiosCad. CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU • Cách tiếp cận: - Nghiên cứu khả năng ứng dụng của phần mềm ArtiosCad nhằm tối ưu hóa cách bố trí tờ in • Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu - Thực nghiệm - Phân tích, đánh giá 2
  15. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi A. CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÁC LOẠI GIẤY VÀ TỐI ƯU HÓA BỐ TRÍ TỜ IN HỘP TRONG SẢN XUẤT. I. Các khổ giấy chuẩn: - Giấy in sẽ có các loại khổ chuẩn nhất định, có quy định theo tiêu chuẩn, tuy nhiên cũng tùy theo thói quen và đặc điểm của các sản phẩm mà các nước sẽ sản xuất các khổ giấy chuẩn khác nhau, sao cho dễ in nhất và tiết kiệm giấy nhất. Ôû nöôùc ta coù 2 heä tính giaáy baét ñaàu töø 2 khoå nhoû nhaát laø 15 x 21 vaø 13 x 19cm, nước ta việc tiết kiệm chi phí thông qua tiết kiệm vật tư được chú trọng, nên đôi khi kích thước có sai lệch theo chuẩn chút ít. - Ñoái vôùi heä giaáy ñi theo khoå nhoû nhaát laø 15 x 21 neáu laàn löôït nhaân ñoâi caùc caïnh ngaén hôn, ta coù caùc khoå: 15 x 21 cm, 21 x 30 cm, 30 x 42 cm, 42 x 60 cm, 60 x 84 cm - Töông töï nhö vaäy vôùi heä giaáy ñi theo khoå nhoû nhaát laø13 x 19 ta coù: 13 x 19 cm, 19 x 27 cm, 27 x 39 cm, 39 x 54 cm, 54 x 79 cm, 79 x 109 cm - Ngoaøi ra cuõng coù nhöõng nguoàn giaáy khoâng theo heä tính giaáy naøy (coøn goïi laø khoå lôõ), nhöõng nguoàn giaáy naøy thöôøng ñöôïc nhaäp töø caùc nöôùc coù khoå chuaån khaùc vôùi nöôùc ta hoaëc ñöôïc xaû töø giaáy cuoän ra. Caùc khoå lôõ thoâng duïng laø: 65 x 86 cm; 63,5 x 96,5 cm; 65 x 100 cm; 70 x 100 cm, II. Nội dung công việc tối ưu hóa bố trí tờ in hộp trong sản xuất - Lựa chọn phương án bố trí tờ in hộp trong sản xuất là công việc diễn ra thường xuyên đối với mỗi doanh nghiệp in khi có đơn hàng. Mỗi khi doanh nghiệp in nhận một đơn hàng mới đồng nghĩa với việc phải lựa chọn phương án bố trí sản xuất cho đơn hàng đó. Việc chọn phương án sản xuất diễn ra trước khi sản xuất, 3
  16. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi dựa vào các thông số kỹ thuật và mẫu do khách hàng cung cấp, thời gian dành cho việc chọn phương án sản xuất ngắn, chính việc này đòi hỏi người thiết lập phương án sản xuất phải am hiểu về công nghệ in, có kiến thức về chi phí vật tư để có thể thực hiện phương án bố trí tờ in hộp trong sản xuất hiệu quả nhất. - Việc chọn phương án sản xuất cho 1 bao bì bộp bao gồm ba công việc chính như sau: 1. Chọn bố trí tờ in (khổ giấy, cách sắp xếp các hộp trên tờ in). 2. Xác định các công đoạn trong quá trình sản xuất. 3. Xác định các thiết bị, phương án thực hiện cho từng công đoạn. - Ba công việc này gần như được lựa chọn song song với nhau, bởi chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong đề tài này người thực hiện chỉ tập trung phân tích cách bố trí tờ in tùy thuộc khổ gia công khác nhau, thiết bị sản xuất khác nhau. II.1 Những nguyên tắc lựa chọn phương án bố trí tờ in hộp trong sản xuất Các nguyên tắc khi lựa chọn phương án sản xuất đó là: 1. Tiết kiệm chi phí sản xuất. 2. Phù hợp với đặc điểm sản phẩm, thiết bị, công nghệ hiện có tại chính doanh nghiệp đó. Đảm bảo cho cho khâu gia công dễ dàng. II.1.1. Tiết kiệm chi phí thấp nhất - Hai yếu tố trực tiếp liên quan đến chi phí của quá trình sản xuất là thời gian sản xuất và chi phí của vật tư. Để tiết kiệm chi phí, chúng ta phải tiết kiệm thời gian và vật tư. - Đối với vật tư, mỗi doanh nghiệp đều đã có sẵn các loại vật tư phù hợp với trang thiết bị hiện có tại doanh nghiệp. Chúng ta phải phải xét các tiêu chí có liên quan đến vật tư, chúng gồm có: giấy, bản kẽm, khuôn bế, chỉ bế, dao cấn, vòng tua máy in, để có thể sử dụng cho hợp lý. Nếu trường hợp cần đến một loại vật tư hoàn toàn mới thì cần phải tính toán lựa chọn cho phù hợp với yêu cần sản phẩm. 4
  17. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi - Ví dụ như đối với việc tiết kiệm giấy in, mỗi tờ in luôn luôn có một lượng giấy không hữu ích và phải bỏ đi. Chúng chính là lượng giấy nằm ở khoảng giữa các hộp, đuôi giấy, nhíp bắt giấy, hai bên hông giấy. Nếu việc bố trí tờ in không được tính toán cẩn thận thì lượng hao phí bỏ đi rất nhiều. Do đó, người thợ bố trí tờ in phải bố trí các thiết kế trên tờ in sao cho hao phí là thấp nhất. - Mặt khác, ở các doanh nghiệp đều có xu hướng triển khai tờ in, tờ bế lớn để tiết kiệm thời gian, vì tờ in lớn thì dẫn đến vòng tua máy in ít lại nên sẽ in nhanh, nhưng lại khó thiết kế layout vì giấy sẽ bị giãn ở phần đuôi giấy; mất thời gian khi canh chồng màu; tờ in và tờ bế lớn sẽ tốn vật tư cho khuôn in và khuôn bế cùng với vật tư đi kèm. Như vậy, tiết kiệm giấy chưa chắc đã tiết kiệm toàn bộ tổng thể chi phí, khổ giấy mâu thuẫn với chất lượng và thời gian. Do đó việc tối ưu hóa bố trí tờ in hộp là hết sức cần thiết. II.1.2. Lựa chọn cách bố trí phù hợp với đặc điểm sản phẩm, thiết bị, công nghệ hiện có tại doanh nghiệp - Khi lựa chọn phương án bình chúng ta cần phải chú ý đến các yếu tố về khả năng gia công sau in, khả năng gia công của thiết bị. Có rất nhiều trường hợp do bình trang không phù hợp với thiết bị gia công ở những công đoạn sau, dẫn đến tình trạng không thể gia công bằng máy mà phải gia công bằng tay, thời gian sản xuất bị chậm trễ và hao phí nhân công. Một cách cụ thể đối với bao bì hộp: cần phải lưu ý các kiểu dán hộp với khả năng của những kiểu dán mà máy dán có thể dán được. Nếu bình tay dán ngược lại với khả năng dán của máy, thì công đoạn cấn bế phải làm bằng tay với những mẫu hộp đặc biệt không thể quay đầu. - Đối với thiết bị và công nghệ hiện có tại doanh nghiệp, khi thực hiện lựa chọn phương án bình để sản xuất phải đảm bảo sản phẩm cuối cùng đạt yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên chúng ta phải đảm bảo rằng phương án bình đó có thể thực hiện được trên các thiết bị sử dụng những công nghệ hiện có tại doanh nghiệp. 5
  18. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi - Hoặc nói cách khác, khi lựa chọn phương án bình thì phương án đó phải phù hợp với đặc điểm, thiết bị, công nghệ mà doanh nghiệp đang có 1. Khi đưa ra phương án bình với khổ giấy in, ta phải đối chiếu khổ giấy với máy in dự kiến thực hiện và với khổ của thiết bị gia công như: máy in, máy bế, máy cắt, máy dán, . 2. Khi so sánh để lựa chọn phương án dán hộp giữa dán bằng tay và dán bằng thiết bị, thì ta phải xem xét yêu cầu của sản phẩm, độ khó của sản phẩm so với thiết bị để bình cho phù hợp. Kết luận: khi lựa chọn phương án bình, có nhiều phương án đạt được những tiêu chí mà sản phẩm yêu cầu như giảm hao phí vật tư, gia công dễ dàng với các thiết bị hiện có tại doanh nghiệp, dễ in Tuy nhiên, để gia công sản phẩm được dễ dàng và thuận lợi, đảm bảo chất lượng thì chúng ta phải có lựa chọn tốt nhất, tối ưu nhất. Do đó, chúng ta cần lập nhiều phương án bình khác nhau, lựa chọn phương án hội tụ các yếu tố trên một cách hợp lý nhất. II.2 Các bước tiến hành chọn phương án bố trí tờ in hộp Chúng ta phải tính toán sắp xếp dàn trang tờ in từ kích thước tờ in nhỏ nhất đến lớn nhất – kích thước tờ in phải đảm bảo phù hợp với thiết bị. Công việc sắp xếp các hộp lên một tờ in có thể làm thủ công trên các phần mềm ứng dụng; tuy nhiên, công việc có thể không chính xác và mất nhiều thời gian và rất khó xác định phương án tối ưu. Các bước thực hiện khi bố trí tờ in như sau:  Bước 1: Xác định kích thước khổ trải hộp. Vì bao bì hộp là một dạng sản phẩm khá đặc biệt, khi đóng gói và sử dụng chúng đều ở dạng đã được dựng hộp ở không gian ba chiều, tuy nhiên suốt quá trình từ thiết kế đồ họa đến sản xuất, bao bì lại nằm trên một mặt phẳng, do đó việc chuyển đổi hình dạng mẫu từ không gian ba chiều xuống không gian phẳng (cấu trúc trải của hộp) là một việc vô cùng cần thiết và không đơn giản. 6
  19. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi Hình I-1:Từ các thông số và phác thảo không gian của cấu trúc hộp chuyển thành mẫu khuôn bế. Cách 1: - Trên thế giới, công việc phác thảo không gian của cấu trúc hộp và các thông số về kích thước, vật liệu hộp thành mẫu khuôn bế hay cấu trúc phẳng của hộp, được thực hiện với sự trợ giúp của các phần mềm thiết kế khuôn bế (diemaker software) như ArtiosCAD, Engview, Cimpack, Impack . Hình I-2: Thiết lập mẫu khuôn bế trên phần mềm Engview. 7
  20. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi Hình I-3:Thiết lập mẫu khuôn bế trên phần mềm Artios CAD. - Các phần mềm này có kèm theo các bộ thư viện một số mẫu hộp cơ bản; với các mẫu có sẵn, chỉ cần nhập đúng các thông số về kích thước, vật liệu, ta sẽ nhận được các mẫu khuôn bế hoàn chỉnh. Cách 2: - Công việc sẽ phức tạp hơn rất nhiều nếu không có các công cụ hỗ trợ và phải tự thiết kế một mẫu mã mới. Việc thiết lập cấu trúc phẳng trong trường hợp này có thể vẽ trên bất cứ phần mềm đồ họa nào, nhưng việc quan trọng nhất là xác lập các công thức để vẽ. Đây không chỉ là một bài toán hình học thông thường mà ở đây chúng ta phải tính đến rất nhiều yếu tố khác nhau như: độ dày vật liệu sử dụng, khả năng đóng kín, các kiểu gài dán thuận lợi cho đóng gói và sử dụng, sự ăn khớp giữa các mặt của hộp ở các điểm cài dán. Do đó cấu trúc phẳng hay cấu trúc trải của hộp được xây dựng dựa trên: 8
  21. T2013-185 GV.ThS. Chế Thị Kiều Nhi - Hiện nay các công ty vẫn dùng các phần mềm thông thường như Adobe Illustrator, CorelDraw để vẽ lại khuôn bế hộp. Công việc sẽ gặp nhiều khó khăn không phải ở việc vẽ lại, mà khó khăn ở việc lập công thức để vẽ. Sau khi vẽ xong cũng sẽ không dùng lại được nếu thay đổi độ dày của giấy, kích thước mà phải vẽ lại khuôn bế mới hoàn toàn. Khi lập công thức vẽ không phải chỉ tính toán như một bài toán hình học phẳng bình thường, mà ta còn phải tính toán các yếu tố sau: độ dày vật liệu, khả năng ăn khớp sau khi vẽ, các điểm cài có chắc chắn không giữa các mặt phẳng và đáy. - Công thức tính kích thước trải của hộp cho 4 dạng hộp thông dụng: Hình I-4: Kích thước của hộp chuẩn 9