Báo cáo Nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp cho giáo viên và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 22 trang phuongnguyen 1100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp cho giáo viên và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_nang_cao_hieu_biet_phap_luat_ve_quyen_so_huu_cong_ng.pdf

Nội dung text: Báo cáo Nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp cho giáo viên và sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NÂNG CAO HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CHO GIÁOS K C 0 0 3 9 5 9 VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM MÃ SỐ: T2015 - 132 S KC 0 0 5 6 1 6 Tp. Hồ Chí Minh, 2015
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐƠN VỊ: KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG NÂNG CAO HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM Mã số: T2015 -132 Chủ nhiệm đề tài: THS. NGUYỄN THỊ TUYẾT NGA TP. HCM, THÁNG 11 NĂM 2015
  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họvàtên: NguyễnThịTuyếtNga Họcvị: Thạcsỹ Chứcdanhkhoahọc: Nămsinh: 1986 Đơnvịcôngtác: Khoalýluậnchínhtrị Di động: 0915783762 E-mail:nga.nguyen@hcmute.edu.vn 8. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Đơnvịcôngtácvà Nội dung nghiêncứu Chữk TT Họvàtên lĩnhvựcchuyênmôn cụthểđượcgiao ý 1 2 3 9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH Tênđơnvị Họvàtênngườ Nội dung phốihợpnghiêncứu trongvàngoàinước iđạidiệnđơnvị
  4. MỤC LỤC Mở đầu 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUậN Về VIệC NÂNG CAO HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CHO GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 6 1.1 Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp 6 1.1.1Khái niệm sở hữu trí tuệ, tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 6 1.1.2Khái niệm sở hữu công nghiệp và các đặc trưng cơ bản của sở hữu công nghiệp 8 1.2 Ý nghĩa của việc hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 12 1.3 Các kiến thức cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam 14 1.3.1 Điều kiện bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp 14 1.3.2Xác lập bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp 14 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA GIẢNG VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM VÀ GIẢI PHÁP 35 2.1 Thực trạng hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp của giảng viên và sinh viên trường Đại học SPKT TP.HCM 35 2.1.1 Thực trạng về thái độ của giảng viên, sinh viên trường đối với quyền sở hữu công nghiệp 35 2.1.2 Thực trạng về mức độ hiểu biết của giảng viên và sinh viên về pháp luật quyền sở hữu công nghiệp 37 2.1.3 Thực trạng về sự hiểu biết của giảng viên và sinh viên về thủ tục xác lập bảo hộ bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp 44 2.2 Nguyên nhân của thực trạng hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp của giảng viên và sinh viên trƣờng Đại học SPKT TP.HCM 47 2.3 Giải pháp 48
  5. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng là mối quan tâm của nhiều nước cả các nước phát triển và đang phát triển. Để có thể gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam bắt buộc phải tham gia các Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ, đồng thời phải cam kết tuân thủ các quy định về bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ , để Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được thông qua Việt Nam phải trải qua các vòng đàm phán rất khó khăn về sở hữu trí tuệ. Điều này cho thấy tầm quan trọng rất lớn của sở hữu trí tuệ trong quá trình hợp tác giữa các quốc gia nói riêng và đối với sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới nói chung. Trong xu thế hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tham gia Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/11/2007), tham gia các Điều ước quốc tế về bảo hộ các quyền sở hữu công nghiệp như Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp ; Hệ thống Madrid gồm Thỏa ước Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế về nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước năm 1989; Hiệp ước hợp tác quốc tế về bằng sáng chế (PCT) năm 1970; Việt Nam cũng đã ban hành Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung một số điều theo Luật số 36/2009 và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến các quy định về quyền sở hữu công nghiệp . Hầu hết các quy phạm pháp luật điều chỉnh về quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam đều tương thích với các điều ước quốc tế và khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên việc hiểu biết các quy định này trên thực tế rất hạn chế.Rất nhiều người không hiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình trong các hoạt động xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng kể cả giáo viên và sinh viên – thuộc tầng lớp trí thức của xã hội. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM được đánh giá là một trong các trường hàng đầu của cả nước về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.Tuy nhiên số lượng các cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp chưa nhiều.Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do các cá nhân và tổ chức thiếu các kiến thức về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và 1
  6. quyền sở hữu công nghiệp nói riêng. Có rất ít sinh viên thậm chí là giáo viên thấy được sự khác nhau nhãn hiệu và bản quyền, giữa bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích; nhiều người không biết được quy trình để xác lập bảo hộ một đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp . Chính từ thực trạng trên mà tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp cho giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM” nhằm góp phần thực thi quyền sở hữu công nghiệp hiệu quả hơn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều học giả trong và ngoài nước, có thể kể đến các công trình như sau: Về sách chuyên khảo có các tác phẩm: - Những vấn đề lý luận và thực tiễn hoàn thiện khung pháp luật Việt Nam về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong xu thế hội nhập Quốc tế và khu vực (Đề tài Nghiên cứu khoa học quốc gia do Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2010) - Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm tác giả Lê Hồng Hạnh, Đinh Thị Mai Phương (chủ biên), Do Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004. - Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam - Pháp lụât và thực tiễn của tác giả Nguyễn Bá Bình do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2005 - Bảo hộ sở hữu công nghiệp , 380 câu hỏi và đáp dành cho doanh nghiệp của tác giả Vũ Khắc Trai, Nxb. Giao thông vận tải, xuất bản năm 2006 Các đề tài, chuyên đề bài viết, bài nghiên cứu có thể kể đến đề án cấp Bộ “đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy các trường Đại học” do TS Trần Lê Hồng làm chủ nhiệm, bài viết của Tiến sỹ Nguyễn Thị Quế Anh, Một số vấn đề về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại trên thế giới, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Chuyên san Kinh tế - Luật số 2 năm 2002, bài viết của tiến sỹ, Lê Thị 2
  7. Nam Giang (2001), Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Hiệp định BTA, tập san Khoa học pháp lý, số 01/2001 Các tài liệu nước ngoài có thể kể đến như cuốn “Intellectual property – a power tool for economic growth”- Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới của tác giả Kamil Idris Nhà xuất bản WIPO xuất bản, cuốn “IP law hanbook, policy,law and use – Cẩm nang sở hữu trí tuệ: chính sách, pháp luật và sử dụng) của nhà xuất bản WIPO, cuốn Tác động của các Hiệp định của WTO đối với các quốc gia đang phát triển, (bản tiếng Việt), Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế và Ủy ban Thương mại quốc gia Thụy Điển (2005). Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu phân tích và đưa giải pháp về việc nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. 3. Mục tiêu Nghiên cứu thực trạng đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp cho và sinh viên ĐHSPKT nói riêng, góp phần gia tăng các việc sở hữu các văn bằng bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp cho trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật và các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, điều tra, thống kê, khảo sát. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu: Sự hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp 5.2 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu chỉ áp dụng đối với giáo viên, sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM 6. Nội dung nghiên cứu Bố cục nội dung gồm 2 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về việc nâng cao hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp cho giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Chương II: Thực trạng về hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp của giáo viên, sinh viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp. 3
  8. CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC NÂNG CAO HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CHO GIÁO VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM 1.1 Khái quát về quyền sở hữu công nghiệp 1.1.1 Khái niệm sở hữu trí tuệ, tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ 1.1.1.1Khái niệm sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ là khái niệm pháp lý chỉ sự bảo hộ của nhà nước đối với các thành quả lao động sáng tạo– những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học, công nghệ của nhân loại. Đó là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các công trình khoa học kỹ thuật ứng dụng cũng như các tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong các hoạt động thương mại. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng1. 1.1.1.2 Lý do bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Dựa vào các quan điểm triết học, kinh tế về sở hữu trí tuệ, về cơ bản có thể nhóm thành 4 nhóm quan điểm chính sau2: Thứ nhất, theo quan điểm pháp luật tự nhiên (The natural law): “Quan điểm này cho rằng người phát minh sáng tạo có quyền tài sản tự nhiên đối với phát minh sáng tạo của mình. Quyền tài sản này về mặt đạo đức được xã hội và người sử dụng thừa nhận, bảo vệ”. Lập luận này dựa trên lý thuyết của Hegel về tài sản trí tuệ với sự nhấn mạnh tự do chiếm hữu tài sản trí tuệ thì chủ thể sáng tạo đương nhiên có các quyền đối với tài sản trí tuệ do họ bỏ ra và xã hội phải thừa nhận cũng như bảo vệ những quyền này. 1Khoán 1, Điều 4, Luật sở hữu trí tuệ 2005 2Xem William W. Fisher, Theories of Intellectual Property, in S. Munzer (ed), New Essays in the Legal and Political Theory of Property, Cambridge University Press (2000); Lê Nết, (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Tr.15; Nguyễn Thanh Tú, (2010), pháp luật cạnh tranh chuyển giao công nghệ và Hiệp định TRIPS kinh nghiệm cho Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.47; Lê Đình Nghị, Vũ Thị Hải Yến, (2009), giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, NXB Giáo dục, Hà Nội,Tr. 8 4
  9. Thứ hai, theo quan điểm về bù đắp sức lao động (reward)3. Quan điểm này xuất phát từ học thuyết của Locke về lao động và trí tuệ. 4Khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm thì tác phẩm đó mang lại cho xã hội một giá trị nhất định. Để làm được điều này tác giả phải đầu tư nhiều thời gian công sức do đó xã hội phải bù đắp những chi phí cho sự nỗ lực của tác giả. Cách thức hữu hiệu để đảm bảo sự bù đắp xứng đáng là dành cho người đó độc quyền pháp lý trong một thời gian nhất định để cấm người khác khai thác. Thứ ba, theo quan điểm khuyến khích (incentive): Quan điểm này dựa trên giả định rằng để khuyến khích và tạo động lực cho người phát minh sáng tạo đầu tư công sức thời gian và tiền bạc vào việc phát minh sáng tạo, xã hội phải can thiệp để gia tăng kỳ vọng về lợi ích của người phát minh sáng tạo. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích tác giả sáng tạo ra tác phẩm mới. Thứ tư, theo quan điểm mở thông tin sáng tạo (disclosure): Quan điểm này cho rằng khi chủ thể sáng tạo chấp nhận mở những thông tin về sở hữu trí tuệ thì xã hội được hưởng lợi từ việc sử dụng những đối tượng này. Do đó xã hội phải thừa nhận và bảo vệ quyền cho chủ thể sáng tạo. 1.1.2 Khái niệm sở hữu công nghiệp và các đặc trƣng cơ bản của sở hữu công nghiệp 1.1.2.1Khái niệm sở hữu công nghiệp Theo khoản 4, Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanhdo mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.” Các đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam có thể được phân thành hai nhóm dựa vào tính chất riêng của chúng như sau: Nhóm các thành quả sáng tạo khoa học công nghệ: sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công 3 Quan điểm này còn được gọi là quan điểm khen thưởng (reward) 5
  10. nghiệp, thông tin bí mật, thiết kế bố trí mạch tích hợp và nhóm các dấu hiệu đặc trưng dùng để phân biệt như: nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, - Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Cần lưu ý phân biệt khái niệm “sáng chế” và khái niệm “phát minh”. Sáng chế là giải pháp để giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Con người với trí tuệ của mình “sáng tạo” ra các đối tượng vật thể hoặc các quy trình chưa tồn tại trên thế giới này. Nói cách khác, nếu không có sự sáng tạo của con người thì không thể có sản phẩm hoặc quy trình được bảo hộ là sáng chế. Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ sáng chế bằng hình thức cấp độc quyền có thời hạn cho chủ sở hữu. Trái lại, “phát minh” là một sự phát hiện ra những quy luật, hiện tượng, vật thể v.v.đã tồn tại khách quan trong thế giới vật chất. Con người không “sáng tạo” ra các đối tượng được “phát minh” mà thực tế chỉ “phát hiện” ra chúng mà thôi. Luật sở hữu trí tuệ không bảo hộ phát minh. - Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. - Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử. - Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. - Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khu vực kinh doanh quy định tại khoản này là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng. - Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. 6
  11. - Bí mật kinh doanhlà thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. 1.1.2.2 Đặc điểm của quyền sở hữu công nghiệp Quyền sở hữu công nghiệp là một loại quyền tài sản nên nó có đặc điểm của một tài sản là chủ sở hữu có toàn quyền với tài sản của mình, tuy nhiên với tính chất là một loại tài sản trí tuệ - là tài sản vô hình nên nó có những đặc điểm khác biệt với các tài sản hữu hình và khác cả với quyền tác giả Thứ nhất, quyền sở hữu công nghiệp không hoàn toàn có đầy đủ 3 quyền năng: quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt như các tài sản thông thường Bởi lẽ khác với các loại tài sản khác, quyền sở hữu công nghiệp là tài sản vô hình có hai đặc tính cơ bản là trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Rõ ràng, con người không thể nhìn thấy, không thể chạm vào loại tài sản này, Giá trị của nó không phải nhờ vào các “thuộc tính vật chất” mà nhờ vào “nội dung trí tuệ”. Chủ sở hữu quyền không thể chiếm hữu (cầm, nắm) tài sản được mà việc khai thác giá trị quyền được thực hiện thông qua hành vi sử dụng đối tượng. Thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp cũng khác hẳn với quyền tác giả ở những điểm sau: Một là, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ về nội dung, khác với quyền tác giả là bảo hộ về mặt hình thức. Nếu như Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm là bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng không phải bảo hộ nội dung ý tưởng nghĩa là chỉ cần tác phẩm được sáng tạo và được ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định như trên giấy, băng, đĩa thì xem như tác phẩm đã hình thành và lúc đó quyền tác giả cũng được bảo hộ. Chẳng hạn một người có ý tưởng về việc sử dụng điệu dân ca Bắc Bộ làm chất liệu đưa vào ca khúc mới của mình thì ý tưởng này không được bảo hộ.Chỉ khi nào ý tưởng này được thể hiện bằng những ký tự âm nhạc cụ thể trên khuôn nhạc, trên lời nhạc thì tác phẩm đó mới được bảo hộ. Còn ngược lại bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bảo hộ nội dung nghĩa là nội dung của đối tượng được bảo hộ phải được xem xét về các yếu tố, tiêu chí cụ thể như tính mới, tính sáng tạo hay tính phân biệt thì mới được bảo hộ. 7
  12. Hai là, lĩnh vực áp dụng của quyền tác giả thường là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và các quyền liên quan trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật còn lĩnh vực áp dụng của sở hữu công nghiệp thường là các kết quả của hoạt động sáng tạo kỹ thuật (như sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp) hoặc các yếu tố mang tính phân biệt trong hoạt động thương mại, kinh tế (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ) Ba là, việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp phải dựa trên trên cơ sở việc cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khác với quyền tác giả là quyền tự nhiên, xuất hiện khi tác giả sáng tác, làm ra tác phẩm, không nhất thiết phải có văn bằng Bốn là, về thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp ngắn hơn so với quyền tác giả. Thời hạn của văn bằng bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp được duy trì trong một thời hạn nhất định thường là 10 năm hoặc 20 năm hết thời hạn đó thì tư cách chủ sở hữu của quyền sở hữu công nghiệp sẽ chấm dứt trong khi đó thời hạn bảo hộ của quyền tác giả là 50 năm sau khi tác giả qua đời. Ngoài đặc điểm trên, Quyền sở hữu công nghiệp thể hiện những đặc trưng thương mại sau đây: - Các đối tượng Sở hữu công nghiệp là một trong những yếu tố cấu thành hàng hoá, dịch vụ. Quyền sở công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanhdo mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Do đó ta nhận thấy các đối tượng trên đều mang tính chất hàng hóa, phục vụ quá trình kinh doanh để tạo ra lợi nhuận. - Các đối tượng Sở hữu công nghiệp – tài sản trí tuệ được ứng dụng trong hoạt động kinh tế - thương mại. Tài sản này là kết quả của sự hoạt động trí tuệ hoặc do những điều kiện thiên nhiên và quá trình lao động tạo thành (chỉ dẫn địa lý) và được ứng dụng trong thương mại. Các đối tượng Sở hữu công nghiệp là một loại “tài sản đặc biệt". Với giá trị kinh tế to lớn, các đối tượng Sở hữu công nghiệp được sử dụng làm vốn góp trong công ty, làm tài sản thế chấp vay vốn, có thể cho thuê, chuyển nhượng quyền sở hữu, hoặc 8
  13. dùng để định giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và các giao dich thương mại khác5. 1.2 Ý nghĩa của việc hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với giáo viên và sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TP.HCM Trước hết, Nhà nước ta đã chính thức ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp , chính thức ghi nhận Luật sở hữu trí tuệ là một bộ phận trong hệ thống pháp luật.Do đó việc hiểu biết các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ là nghĩa vụ của mọi công dân bao gồm cả giáo viên và sinh viên , tất cả mọi người phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Đối vớigiáo viênvà sinh viên trường Kỹ thuật có những đặc điểm khác biệt. Họ chính là nhữngđối tượng thụ hưởng các thành quả sáng tạo cũng chính là chủ thể sáng tạo nên việc hiểu biết các quy định về quyền sở hữu trí tuệ còn mang lại những ý nghĩa sau: Một là, với tư cách là chủ thể sáng tạo: Giáo viên và sinh viên luôn được đánh giá là lớp người có trình độ cao, có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới trong đó có các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp . Để tạo ra một giải pháp kỹ thuật mới, tạo ra một kiểu dáng mới chủ thể phải mất rất nhiều thời gian công sức và tiền bạc. Một sản phẩm của sự sáng tạo ra đời không phải là kết quả của sự ngẫu nhiên, không phải là kết quả do tạo hóa ban ra mà là kết quả của một quá trình lao động hết sức nỗ lực và nghiêm túc. Để có được kết quả như mong muốn có thể phải tiến hành chục lần thử nghiệm, hàng trăm lần phân tích, hàng nghìn lần bại thất bại. Chính vì vậy việc các chủ thể sáng tạo được quyền hưởng từ thành quả của mình là điều vô cùng đương nhiên. Chủ thể ấy phải được ghi nhận bằng cách xác lập quyền, được hưởng những lợi ích vật chất và tinh thần nhất định.Tuy nhiên vì có nhiều người không hiểu biết pháp luật nên có thể xảy ra nhiều tình huống không mong muốn như bị ép giá khi chuyển giao kết quả nghiên cứu, không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền khi có tranh chấp, có thể bị người khác chiếm đoạt công nghệ. Việc hiểu biết các quy định sẽ giúp cho các chủ thể sáng tạo biết được các cách thức để bảo vệ thành quả của mình. Khi một người được cấp văn 5 Hoàng Thị Thanh Nguyệt, Đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp, Hội thảo khoa học trường Cao đẳng thương mại Đà Nẵng, 9
  14. bằng bảo hộ thì người này được độc quyền sử dụng và khai thác đối tượng được bảo hộ nghĩa là chỉ có người được cấp bằng mới có quyền sử dụng và khai thác đối tượng được bảo hộ, người khác muốn sử dụng phải được cấp phép, phải được chuyển giao chuyển nhượng thì việc sử dụng mới phù hợp. Do đó tính thương mại trong kết quả nghiên cứu sẽ gia tăng, có cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp tránh được những rủi ro cho người nhận kết quả và tránh việc bị ăn cắp kết quả nghiên cứu. Từ việc biết cách thức bảo vệ thành quả, biết được những lợi ích mà mình sẽ nhận được sẽ kích thích sự sáng tạo các tài sản trí tuệ trong giáo viên và sinh viên. Hai là, với tư cách là người sử dụng, việc hiểu biết các quy định về quyền sở hữu trí tuệ giúp sinh viên tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, biết tôn trọng thành quả của tác giả, chủ sở hữu của sản phẩm trí tuệ đó. Đặc biệt trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, sự hội nhập kinh tế giữa các nước các khu vực trở nên gần gũi thì trước hết giáo viên và sinh viên sẽ là những “công dân toàn cầu” – người tham gia vào tiến trình hội nhập thì việc không hiểu biết các quy định về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung là không thể được. Hiện tại đã có rất nhiều nước trên thế giới đã xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ rất mạnh mẽ và phát triển, ý thức về việc tôn trọng và bảo vệ sở hữu trí tuệ của công dân đã trở thành một thói quen của sự văn minh hiện đại, do đó là công dân của một nước hội nhập đặc biệt là giáo viên và sinh viên thìviệc hiểu biết các quy định về quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và sở hữu công nghiệp nói chung càng cần thiết. Ba là, việc hiểu biết các quy định về quyền sở hữu công nghiệp của giáo viên và sinh viên sẽ góp phần nâng cao việc bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước ta đã ban hành hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ khá lâu nhưng hiện nay tình trạng thiếu hiểu biết pháp luật dẫn đến nhiều hành vi xâm phạm vẫn diễn ra phổ biến: nhiều doanh nghiệp ngang nhiên sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký của doanh nghiệp khác mà không biết đó là vi phạm, nhiều doanh nghiệp sao chép kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp khác mà cho rằng đó là điều bình thường, trong khi đó nhiều người sáng tạo ra các kiểu dáng rất độc đáo có khả năng khai thác thương mại có khả năng được bảo hộ độc quyền thì lại đi sản xuất hàng loạt mà không đi đăng 10
  15. ký dẫn đến mất tính mới khi có chủ thể khác xâm phạm thì không thể nào bảo vệ được. 1.3 Các kiến thức cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam 1.3.1 Điều kiện bảo hộ các đối tƣợng sở hữu công nghiệp 1.3.1.1 Bảo hộ sáng chế và giải pháp hữu ích Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Người sở hữu bằng sáng chế sẽ được độc quyền sử dụng và khai thác sáng chế trong vòng 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế. Thông qua những độc quyền này, người sở hữu bằng sáng chế có thể ngăn chặn người khác sử dụng sáng chế được bảo hộ của mình vì mục đích thương mại. Người sở hữu bằng sáng chế có cơ hội chuyển giao quyền sử dụng hoặc bán sáng chế với chi phí lớn đặc biệt người sở hữu bằng sáng chế thì vị thế cá nhân sẽ được nâng tầm rất nhiều. Không phải bất kỳ ý tưởng, sự sáng tạo hay đầu tư trí tuệ nào cũng được bảo hộ dưới hình thức sáng chế. Những nhà sáng chế phải dựa vào những nền tảng kiến thức, sự nghiên cứu và trí tuê để tạo ra những giải pháp ký thuật hữu ích giúp giải quyết được những vấn đề của cuộc sống như tạo ra một dược phẩm mới, một thiết bị mới Điều kiện tiên quyết để một đối tượng có thể được coi là sáng chế là đối tượng đó phải là giải pháp để giải quyết một vấn đề bằng biện pháp kỹ thuật. Những giải pháp không mang tính kỹ thuật sẽ đương nhiên bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế (có thể đối tượng đó sẽ được bảo hộ theo quy định pháp luật khác, ví dụ phần mềm máy tính không được bảo hộ dưới dạng sáng chế nhưng lại được bảo hộ theo quy định về quyền tác giả). Tuỳ thuộc vào việc đáp ứng các điều kiện theo luật định, sáng chế có thể được bảo hộ bằng hình thức Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, sáng chế phải đáp ứng 3 điều kiện: Có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. - Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử 11
  16. dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên. (Trong trường hợp sáng chế bị bộc lộ công khai cho một số người nhất định, hoặc đã công bố trong bài báo khoa học, tham gia triển lãm quốc tế hoặc quốc gia trong vòng 6 tháng trước khi nộp đơn đăng ký thì không bị xem là mất tính mới) - Sáng chế có trình độ sáng tạo nghĩa là nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai trước đó thì sáng chế này làmột bước tiến sáng tạo,không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. - Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo,sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định. Giải pháp kỹ thuật đáp ứng điều kiện tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp như nêu trên và không phải là hiểu biết thông thường có thể được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (không yêu cầu điều kiện có trình độ sáng tạo). Trên thực tế nhiều tố chức cá nhân trong đó có các giáo viên và sinh viên của trường thường nghiên cứu ra nhiều sản phẩm, đưa ra được nhiều giải pháp kỹ thuật thỏa mãn hai đặc tính là tính mới và khả năng áp dụng công nghiệp nhưng cho rằng chỉ khi nào có được một thành tựu vượt bậc, một sự sáng tạo hoàn toàn mới lạ thì mới được bảo hộ mà không biết rằng thành quả của mình cũng có thể được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích. Theo quy định, có một số đối tượng không được bảo hộ dưới dạng sáng chế như -Phát minh,lý thuyết khoa học,phương pháp toán học; - Sơ đồ,kế hoạch,quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc,huấn luyện vật nuôi,thực hiện trò chơi,kinh doanh; chương trình máy tính; - Cách thức thể hiện thông tin; - Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ; - Giống thực vật,giống động vật; 12
  17. - Quy trình sản xuất thực vật,động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; - Phương pháp phòng ngừa,chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. 1.3.1.2Bảo hộ kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị,phương tiện thuộc mọi lĩnh vực, có kết cấu và chức năng nhất định, được sản xuất và lưu thông độc lập. Chẳng hạn kiểu dáng bên ngoài của chiếc bàn, ghế, chai lọ, vỏ điện thoại, ti vi Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp luôn muốn cá biệt hóa hàng hóa của mình thông qua kiểu dáng bên ngoài của sản phẩm.Hình dáng độc đáo và mới lạ của sản phẩm cũng góp phần tạo ra sự lôi cuốn và gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người tiêu dùng.Vì vậy bảo hộ kiểu dáng công nghiệp luôn đóng một vai trò quyết định trong chiến lược kinh doanh của bất kỳ nhà sản xuất nào. Nếu bất kỳ cá nhân nào có những thiết kế mới lạ, độc đáo có thể mang lại giá trị cho sản phẩm thì có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp để được độc quyền sử dụng, khai thác hoặc có thể dễ dàng chuyển giao, khai thác, bán lại cho doanh nghiệp có liên quan để thu lợi. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có tính mới; Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng,mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết,ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó. 13
  18. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các các bài báo khoa học hoặc các triễn lãm hội nghị trong vòng 6 tháng trước thời điểm đăng ký kiểu dáng công nghiệp. Các tổ chức cá nhân cần lưu ý là việc đưa sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp ra sử dụng, lưu thông trên thị trường hoặc bằng bất kỳ một hình thức nào khác để công chúng biết đến sản phẩm thì sẽ có nguy cơ làm mất đi tính mới của kiểu dáng công nghiệp. Đây chính là một sai lầm mà không ít các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh đã gặp phải. Điều này đã dẫn đến hậu quả là đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp không được chấp nhận vì thiếu điều kiện là tính mới của kiểu dáng. Do vậy, một lưu ý mà các tổ chức, cá nhân cần quan tâm khi đăng ký bảo hộ kiểu dáng là thực hiện thủ tục này trước khi công bố sản phẩm đến với công chúng dù bằng bất kỳ hình thức nào. - Có tính sáng tạo; Tính sáng tạo trong kiểu dáng công nghiệp được hiểu là kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng. - Có khả năng áp dụng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. 1.3.1.3 Bảo hộ thiết kế bố trí Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện: có tính nguyên gốc và có tính mới thương mại a) Thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: – Là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả; – Chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó. 14
  19. b) Thiết kế bố trí là sự kết hợp các phần tử, các mối liên kết thông thường chỉ được coi là có tính nguyên gốc nếu toàn bộ sự kết hợp đó có tính nguyên gốc theo quy định. Tính mới thương mại của thiết kế bố trí a) Thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu chưa được khai thác thương mại tại bất kỳ nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng ký. b) Thiết kế bố trí không bị coi là mất tính mới thương mại nếu đơn đăng ký thiết kế bố trí được nộp trong thời hạn hai năm kể từ ngày thiết kế bố trí đó đã được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác nhằm mục đích thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới. c) Khai thác thiết kế bố trí nhằm mục đích thương mại là hành vi phân phối công khai nhằm mục đích thương mại đối với mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn đó. 1.3.1.4 Bảo hộ nhãn hiệu Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc” Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: 1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái,từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó,được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc; 2. Có khả năng phân biệt hàng hoá,dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá,dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết,dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết,dễ ghi nhớ và không bao gồm các dấu hiệu phân biệt thuộc các trường hợp quy định sau đây: a) Hình và hình hình học đơn giản,chữ số,chữ cái,chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu; 15
  20. Chẳng hạn như các hình học đơn giản như hình tròn, hình vuông, các chữ cái riêng rẻ thì không được bảo hộ nếu đứng riêng rẽ, nhưng nếu chúng được kết hợp một cách sáng tạo thành hình khối đặc biệt thì được xem xét bảo hộ. Ví dụ như hình khối 4 hình tròn chồng lên nhau của hãng “AUDI” hoặc là sự kết hợp của chủa hai chữ cái “P” và “S” của nhãn hiệu P/S đã được biết đến rộng rãi. b) Dấu hiệu,biểu tượng quy ước,hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá,dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi,thường xuyên,nhiều người biết đến; Chẳng hạn doanh nghiệp không thể sử dụng tên “Nylon” để đăng ký cho mặt hàng “vải sợi” hoặc từ “Honda” để đăng ký cho xe máy. c) Dấu hiệu chỉ thời gian,địa điểm,phương pháp sản xuất,chủng loại,số lượng,chất lượng,tính chất,thành phần,công dụng,giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá,dịch vụ,trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; Chẳng hạn như sử dụng cụm từ “công nghệ Đức”, “chất lượng Nhật Bản”, sản phẩm này tốt nhất, “ferfect” để mô tả dịch vụ. d) Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh; Chẳng hạn như “group”, công ty cổ phần, Co.ltd đ) Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá,dịch vụ,trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này; e) Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá,dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên,kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; g) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá,dịch vụ trùng hoặc 16
  21. tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên; h) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá,dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm,trừ trường hợp hiệu lực bị chấm dứt vì lý do nhãn hiệu không được sử dụng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 95 của Luật này; i) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá,dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá,dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá,dịch vụ không tương tự,nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng; k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mạiđang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá,dịch vụ; l) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá; m) Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa,phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho rượu vang,rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang,rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó; n) Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn,ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. 1.3.1.5 Bảo hộ bí mật kinh doanh Theo quy định của Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ , Bí mật kinh doanh sẽ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau: không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được; khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm 17
  22. S K L 0 0 2 1 5 4